1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí: Báo in Đồng Bằng Sông Cửu Long với vấn đề giảm nghèo đa chiều cho đồng bào Khmer (Khảo sát báo in Bạc Liêu, báo in Sóc Trăng và báo ảnh Đất Mũi từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2019)

135 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

Trang 2

LƯ TRUNG DŨNG

BAO IN DONG BẰNG SÔNG CUU LONG VOI VAN DE GIAM NGHEO

DA CHIEU CHO DONG BAO KHMER

(Khảo sát báo in Bạc Liêu, báo in Sóc Trăng va báo ảnh Dat Mũitừ tháng 1/2018 đến tháng 6/2019)

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới

sự hướng dẫn khoa học của TS Phạm Tất Thắng Các số liệu và những kết quả

trình bay trong luận văn này là hoàn toàn trung thực.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả luận văn

Lư Trung Dũng

Trang 4

LOI CAM ON

Công trình khoa hoc này được hoàn thành, tac gia xin chân thành cam ơn

TS Phạm Tát Thắng - Người đã định hướng, trực tiếp dẫn dắt và hướng dẫn tác giảtrong suốt thời gian thực hiện dé tài nghiên cứu khoa học Xin chân thành cảm ơn

Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, các thây, cô Viện Đào tạo Báo chí và

Truyền thông Xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo báo Bạc Liêu, gia đình, bạn bè và

dong nghiệp ở các cơ quan báo chí đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt

quá trình học tập và nghiên cứu.

Cà Mau, ngày 02 tháng 4 năm 2021

Lư Trung Dũng

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5< EEE.4E718 E713 E744 077141 p82241p9A41eetrtdeporrssete 51 Tính cấp thiết của đề tài ¿- 2-5522 SEE222EE211221122122112711271211 111112 cv 5

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài - - 2-2 2 2+ £+E+Ee£Eerxerxerrrezes 8

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên CỨU 5 3S 3+ 2E EErrrrrrrrrrkrrrerree 12

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - 2 2 + +E+EE£EE+EE+EE+EE£EEEEerkerkerkrrkrree 13

5 Phương pháp nghién CỨU «1h vn TH HH HH ng 13

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - 2 2 ©S2E2E2EEEEEEEEEEEEEEEE1 E121 crkcrreee 14

7 Kết cấu của luận văn - ¿St St E11 SE2E5512151551115115111111511111152111112111 12.1 ceE 15CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE VAI TRÒ CUA BAO IN VỚI VAN DE

GIAM NGHEO DA CHIEU CUA DONG BAO DAN TOC KHMER 16

1.1 Hệ thống một số khái niệm liên quan đến đề tài 2-2 2+5 s+£x+zszc+2 161.2 Vai trò của báo in ĐBSCL với van đề giảm nghèo da chiều cho đồng bao dân

I2 28

1.3 Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về thực hiện chính sách giảm

nghẻo cho đông bào dân tỘC «+ kh nh HT TT HH TH Hàng tiệt 34

1.4 Đặc điểm về văn hóa, tập quán sinh hoạt và thực trạng hộ nghèo đồng bao

Tiểu kết chương Ì - ¿2-52 E+SE+EE£EEE2EEEEE9EEE21211211211712112111111 1111110 43

CHUONG 2: THỰC TRANG THONG TIN VE GIAM NGHEO ĐA CHIEUCHO DONG BAO KHMER TREN BAO IN BAC LIEU, SOC TRANG VA

BAO ANH DAT MU 02 44

2.1 Giới thiệu về báo Bạc Liêu, báo Sóc Trang và báo ảnh Dat Mũi 442.2 Khảo sát và đánh giá thông tin về giảm nghèo đa chiều trên báo in Bạc Liêu,

Sóc Trăng va báo ảnh Dat Mũ 2 c1 1121 1 9.1111 111 11g ng re 48

2.3 Thành công và hạn chế của công tác thông tỉn 2-2 z+s2+s+zx+zxzsz 65Tiểu kết chương 2 - - 2-52 StSE2EE2E2E21EE1E21211211211211 2111111111111 1T1 1111k 77CHUONG 3: MOT SO GIẢI PHAP VÀ KIÊN NGHỊ DE NÂNG CAO CHAT

LUQNG THONG TIN TREN BAO IN VE GIAM NGHEO DA CHIEU CHODONG BAO KHMER -cccceseeeceerrreeerttrrrrrrrtrrrrrrrrrrtrrrrarrrrdee 783.1 Những vấn đề đặt ra và một số kinh nghiệm bước đầu cá ccccrekekerreree 783.2 Giải pháp chung nâng cao chất lượng thông tin về giảm nghèo đa chiều cho

đông bao dân tộc Khmer trên báo 1T1 - 5 2 3123119119 E1 ESEEEkEEkkskrrkrrkee 82

3.3 Giải pháp cụ thé và kiến nghị đối với báo in Bạc Liêu, báo in Sóc Trăng và báo

Trang 6

Anh DAt 8 97

Tiểu kết chương 2 ¿2-2-5 +E22EE2EEEEEEEE12E1211E717112112117111121111 1111.111 crxee 105

$0 00007 106DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -5- s2 s2 se se =sessessesses 109

31080002015 .- 113

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

BBT : Ban Biên tập

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu LongUBND : Ủy ban nhân dân

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIEU BANG

Biểu đồ 2.1: Những thông tin về giảm nghèo đa chiều trên báo in báo Bac

Liêu, báo Sóc Trăng và báo ảnh Đất Mũi giành được sự quan tâm của độc giả.

Biểu đô 2.2: Thé loại báo chí chuyên tải thông tin về giảm nghèo đa chiều trên

báo in báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng và báo ảnh Đất Mũi mà công chúng yêu thích.

Biểu đồ 2.3: Đánh giá của bạn đọc về các thé loại bài viết về giảm nghèo đa

chiều trên báo in báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng và báo ảnh Đất Mũi

Biểu đồ 2.4: Đánh giá của bạn đọc về nội dung của các bài viết về giảm

nghèo đa chiều trên báo in báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng và báo ảnh Đất Mũi

Biểu đô 2.5: Đánh giá của bạn đọc về các bài viết về giảm nghèo đa chiềutrên báo in báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng và bao ảnh Đất Mũi

Biểu đồ 2.6: Những tiêu chi đo lường trong giảm nghèo đa chiều trên báo in

báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng và báo ảnh Đất Mũi mà độc giả quan tâm nhất.

Biểu đồ 2.7: Đánh giá của bạn đọc về tần suất xuất bản của các bải viết vềgiảm nghèo trên báo in báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng và báo ảnh Đất Mũi.

Biểu đồ 2.8: Mức độ theo dõi các bài viết về giảm nghèo đa chiều trên báo inbao Bạc Liêu, bao Sóc Trăng va báo anh Đất Mũi của bạn đọc.

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Có thé khang định răng, chăm lo đời sống vật chat, tinh than cho đồng bàodân tộc là một chính sách lớn và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta Trong đó,công tác giảm nghèo được xác định là một trong những Chương trình mục tiêu quốcgia Qua đó có thé thay, công tác giảm nghèo có ý nghĩa chiến lược, tam quan trọngđặc biệt trong thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng

và văn minh”.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách về thựchiện công tác giảm nghèo, đặc biệt là giảm nghèo trong đồng bảo dân tộc, trong đó

có đồng bào dân tộc Khmer.

Khu vực ĐBSCL có đông đồng bào Khmer tập trung sinh sống và chiếm tỷ

lệ hộ nghèo kha cao Do vậy, việc thông tin về công tác giảm nghèo được xác định

là một trong những giải pháp quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, hành động

cho đồng bào dân tộc Khmer, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu

quốc gia về giảm nghèo bền vững.

Một ý nghĩa quan trọng và có tính chiến lược khác là khu vực ĐBSCL đượcxếp vào “khu vực nóng”, nơi các thế lực thù địch luôn dùng chiêu bài “nghèo đói”trong đồng bào dân tộc Khmer dé chống phá Dang, Nhà nước, khích động, lôi kéođồng bào dân tộc Khmer, gây chia rẽ đoàn kết và thống nhất toàn vẹn lãnh thé Vìthế, việc phát huy vai trò của báo chí trên mặt trận tư tưởng, kịp thời đấu tranh làmthất bại các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch không chỉ góp phần bảo vệĐảng, bảo vệ chính quyền, thé hiện chính sách ưu việt của Dang, Nhà nước ta dànhcho đồng bào dân tộc Khmer, mà còn xây dựng “thế trận lòng dân” khi đồng bào

dân tộc Khmer tin và tích cực thực hiện các chủ trương của Dang, chính sách, pháp

luật của Nhà nước trong việc chung tay giảm nghèo và xây dựng khối đại đoàn kết

toàn dân tộc.

Báo chí là một trong những kênh quan trọng đề thông tin, tuyên truyền về

những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng như phản

Trang 10

ánh kịp thời những vấn đề đặt ra, những điển hình tiên tiến trong việc thực hiện

đường lối, chủ trương về công tác giảm nghèo và chăm lo tốt cho đồng bào Khmer.

Một trong những bat cập của báo chí ở Khu vực ĐBSCL đối với việc thông tin vềgiảm nghèo đa chiều cho đồng bào Khmer hiện nay mới chỉ tập trung ở thông tin về

các chủ trương, chính sách mới và nặng nề về tính truyền tải văn bản, chưa khai

thác, phát huy tốt vai trò và các chức năng quan trọng vốn có của báo chí Do vậy,việc thông tin về các chính sách còn chưa phát huy được hiệu quả và cả chất lượng

thông tin Cũng như, còn chưa thấy được tầm quan trọng của báo chí trong truyền

thông dân tộc Điều đó cho thấy cần phát huy tốt hơn vai trò, chức năng của báo chítrong việc tham gia vùng với Đảng, Nhà nước thực hiện tốt chính sách giảm nghèo,góp phan đảm bảo an sinh, phát triển bền vững và củng có, xây dựng khối đại đoàn

kết toàn dân tộc và thế trận quốc phòng toàn dân.

Thời gian qua, cùng với báo chí cả nước nói chung, báo chí khu vực ĐBSCL

nói riêng, trong đó có báo in Bạc Liêu, Sóc Trăng và báo ảnh Dat Mũi đã làm khátốt công tác thông tin đến với đồng bào dân tộc Khmer.

Báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng và báo ảnh Dat Mũi (tỉnh Cà Mau) là tiếng nóicủa Đảng bộ, chính quyền và nhân dân của tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mauđược giao nhiệm vụ thông tin về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật

Nhà nước, của Tỉnh ủy Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau đến các cấp, các ngành va

quan chúng nhân dân nhằm tuyên truyền, cô vũ, động viên các phong trào thi duayêu nước, phát huy truyền thống, khơi dậy lòng tự hào và quyết tâm thực hiện thắnglợi các nhiệm vụ được giao Trong đó, có việc thông tin về công tác giảm nghèo chođồng bào dân tộc Khmer được thể hiện trên báo in (chữ Việt) và báo In song ngữ

(chữ Việt và chữ Khmer).

Tuy nhiên, việc thông tin trên báo in cho đồng bào dân tộc Khmer trong thờigian qua còn nhiều hạn chế Phần lớn, nội dung thông tin thường một chiều, chưaquan tâm đến nhu cầu, thị hiếu, đặc điểm về trình độ, văn hóa, tập quán và tâm lýtiếp nhận thông tin của đồng bao dân tộc Khmer nên chất lượng, hiệu quả thông tin

mang lại chưa cao Phan lớn nội dung và hình thức thông tin được thé hiện chi là

Trang 11

các bài phản ánh, ghi nhanh và có minh họa bằng hình ảnh, chưa quan tâm đến việc

khai thác nội dung theo chiều sâu, phục vụ cho nhiều thành phần, đối tượng; hình

thức thể hiện và phương thức truyền tải, tô chức thông tin còn chậm, lạc hậu và

thiếu đổi mới, sáng tạo nên làm ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung thông tin Các batcập ấy, đã làm giảm đi vai trò của báo chí trong việc tham gia xây dựng, giám sátthực thi chính sách, nhất là các chính sách dành cho đồng bào dân tộc cần được báo

chí tham gia với vai trò giám sát, phản biện chính sách, kịp thời phát hiện và thông

tin những mặt trái, hạn chế khuyết điểm của các chính sách ấy góp phần thực hiệntốt công tác truyền thông chính sách cho đồng bào dân tộc mà báo chí đóng vai trò

tiên phong.

Từ thực trạng trên, tác giả chọn đề tài: “Báo in Đồng Bằng Sông Cửu Longvới vẫn đề giảm nghèo đa chiều cho đồng bào Khmer (khảo sát báo in Bạc Liêu,

báo in Sóc Trăng và báo ảnh Dat Mii từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2019) đề chỉ

ra những ưu điểm, hạn chế về nội dung và hình thức thông tin giảm nghèo đa chiều

cho đồng bao dân tộc Khmer trên báo in báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng và báo anhĐất Mũi Qua đó, có một số đề xuất giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượngthông tin về giảm nghèo đa chiều cho đồng bào Khmer trên báo in báo Bạc Liêu,báo Sóc Trăng và báo ảnh Đất Mũi.

Ý nghĩa và tính thực tiễn của đề tài này, không chỉ giải quyết những khókhăn, bap cập trong công tác thông tin của các cơ quan báo chí ở khu vực ĐBSCLvề giảm nghèo đa chiều cho đồng bào dân tộc Khmer lâu nay, mà quan trọng hơn cảchính là xây dựng nên một mặt trận vững chắc đảm bảo quốc phòng an ninh khu

vực phía Nam nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng Trong đó, nồi bật là việc

thực hiện các chính sách dành cho đồng bào dân tộc Khmer mà các cơ quan báo chíphải là lực lượng tiên phong trên mặt trận này Một vấn đề quan trọng khác, việcthực hiện tốt và có hiệu quả chính sách giảm nghèo còn đảm bảo cho sự phát triểnđồng đều giữa các vùng, miền góp phần cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng

của Quoc gia.

Trang 12

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Thời gian qua, việc thông tin về công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộcthiểu số có khá nhiều công trình nghiên cứu, luận văn, khóa luận, các đề tài, côngtrình nghiên cứu về van dé này.

Thứ nhất, các luận văn nghiên cứu về các mô hình, giải pháp, chính sáchdành cho hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm gần đây như:Luận văn thạc sĩ của Cao Minh Hải (2015) về “giải pháp giảm nghèo bền vững cho

đồng bào dân tộc thiểu số Vườn Quốc gia Ba Bé, tỉnh Bắc Kạn”, Trường Đại học

Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên; Luận văn thạc sĩ của NguyễnThị Thúy An (2015) về “Xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyệnAn Sơn, tỉnh Nghệ An”, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận

văn thạc sĩ của Trần Thị Loan (2015) về “Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghéo

thúc đây phát triển bền vững tại Tây Nguyên”, Trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; luận văn thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Minh(2018) về “Sinh kế người Khmer tại xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc

Trăng”, Viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học - Xã hội Việt Nam; Luận

văn thạc sĩ của Hồ Thụy Đình Khang (2018) về “Thực hiện chính sách giảm nghèo

bền vững từ thực tiễn Quận 6 -TP Hồ Chí Minh”, Học viện Khoa học Xã hội, Viện

Hàn lâm Khoa học - Xã hội Việt Nam

Đối với các luận văn này, chủ yếu tập trung đánh giá thực trạng và kiến nghị

các giải pháp trong thực hiện chính sách giảm nghèo Như luận văn thạc sĩ của

Nguyễn Ngọc Minh về “Sinh kế người Khmer tại xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu,

tỉnh Sóc Trăng” Luận văn đã nghiên cứu các chính sách trong thực giảm nghèo và

tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer thông qua điều tra xã hội học Qua đó, đềxuất các giải pháp dé các chính sách hỗ trợ phát huy hiệu quả và tạo được sinh kếcho người Khmer tại xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng Ở luận vănnày, vai trò của báo chí trong công tác thông tin thực hiện các sinh kế cho đồng bào

dân tộc Khmer chưa được luận giải.

Trang 13

Ở một số luận văn khác, vai trò của báo chí có được đề cập, nhưng rất chungchung và chưa nêu bật được ý nghĩa và tầm quan trọng của báo chí, đặc biệt là vai

trò của các cơ quan báo chí địa phương trong việc thông tin về thực hiện công tácgiảm nghèo Cụ thể như luận văn thạc sĩ của Cao Minh Hải về “Giải pháp giảm

nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số Vườn Quốc gia Ba Bề, tinh Bắc

Kạn” Luận văn chỉ tập trung chủ yếu ở việc phân tích, đánh giá thực trạng về giảmnghèo ở địa phương và những chính sách, nhân tô ảnh hưởng đến giảm nghèo bền

vững của đồng bào dân tộc thiểu số Vườn Quốc gia Ba Bé, tỉnh Bắc Kạn Đồng

thời, đề xuất các giải pháp cho giảm nghèo bền vững gắn với bảo vệ và giữ gìn giátrị khu sinh thái của vườn Quốc gia Trong các giải pháp cho thoát nghèo bền vữngcó giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số thông

qua các cơ quan truyền thông, nhưng lại chưa nêu được những nội dung báo chí cần

làm? Cũng như, làm thế nào dé các co quan truyền thông nâng cao hiệu qua trongviệc nâng cao chất lượng thông tin về giảm nghèo.

Thứ hai, các luận văn, khóa luận, các công trình nghiên cứu về công tác giảmnghéo và vai trò của báo chí ở góc độ thông tin và truyền thông Do là các côngtrình nghiên cứu về chất lượng, nội dung, hình thức, phương pháp thông tin dànhcho hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc từ các công trình nghiên cứu của các học viêncủa Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội như: “Nângcao chất lượng báo in phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số” (Khảo sát trường hợpngười Thái ở Tương Dương, Nghệ An) của Lữ Thị Ngọc (2010); “Phương pháp thêhiện tin trên “Tin ảnh Dân tộc và Miền núi” của Phạm Phương Thảo (K37); “Thôngtin kinh tế của tin ảnh Dân tộc và miền núi với việc góp phần phát triển kinh tế củađồng bào miền núi” của Nguyễn Thị Thu Hương; “Sự phản ánh công tác xóa đóigiảm nghèo trên chuyên đề Dân tộc và Miền núi” của Nguyễn Thu Hiền (K41);“Báo chí Hà Nội thông tin về công tác giảm nghèo hiện nay” của Trần Thi Hang(2014); “Truyền thông về van đề xóa đói giảm nghèo trên Báo Bắc Kan và Yên

Bái” của Lưu Thị Bích Ngọc (2017) Đặc biệt là công trình nghiên cứu của Viện

trưởng Viện đào tạo Báo chí và Truyền thông - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

Trang 14

văn, Đại học Quốc gia Hà Nội PGS.TS Đặng Thị Thu Hương (2018) về “Truyền

thông phát trién-truyén thông dân tộc-những van đề lý luận và thực tiễn”

Điền hình như luận văn của Lưu Thị Bích Ngọc “Truyền thông về van déxóa đói giảm nghèo trên Báo Bắc Kạn và Báo Yên Bái” Luận văn đã khảo sát vàđánh giá thực trạng trong thực hiện nội dung, hình thức trên Báo Bắc Kạn và BáoYên Bái Từ đó, đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực, kỹ năng của đội ngũphóng viên và chất lượng nội dung, hình thức tuyên truyền Cũng như, tăng cường

sự chỉ đạo, phối hợp, quản lý giữa chính quyền các cấp với cơ quan báo chí tại địaphương và tăng cường sự lãnh đạo, điều hành, quản lý của ban biên tập các cơ quanbáo chí đối với vẫn đề truyền thông về giảm nghèo.

Luận văn của Lữ Thị Ngọc “Nâng cao chất lượng báo in phục vụ đồng bào

dân tộc thiêu số” (Khảo sát trường hợp người Thái ở Tương Dương, Nghệ An), vớinội dung chủ yếu là tìm hiểu về vai trò của công chúng trong quy trình truyền thông

và vai trò của công chúng báo chí với hiệu quả của quá trình truyền thông Qua đó,đánh giá nhu cau, thói quen va khả năng tiếp cận thông tin của đồng bao dân tộcthiểu số thông qua thu thập, tìm hiểu nhận xét, đánh giá của đồng bào dân tộc thiêu

số với những ấn phẩm dành riêng cho mình Bên cạnh đó, luận văn này còn đề cậpđến những thành công, hạn chế cũng như nguyên nhân của báo chí thông qua khảo

sát báo “Dân tộc và Phát triển”.

Có thé thấy, các công trình nghiên cứu trên, chỉ mới nghiên cứu ở một, hoặc

một vài nội dung về thông tin, truyền thông cho công tác giảm nghèo Cũng như,phương pháp thông tin chứ chưa nghiên cứu sâu về chất lượng thông tin.

Riêng công trình nghiên cứu của PGS.TS Đặng Thị Thu Hương (2018) về“Truyền thông phát triển-truyền thông dân tộc-Những vấn đề lý luận và thực tiễn”,đã nghiên cứu và phân tích rất sâu vai trò của báo chí và truyền thông phát triểntrong thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước dành cho đồng bảo và khuyến nghị, định hướng các giải phápmang tính chiến lược nhằm phát huy hiệu quả vai trò của báo chí.

Thứ ba, các đề tài, công trình nghiên cứu của Chính phủ, Bộ Lao

động-10

Trang 15

Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc và Miền nui, các tổ chức của Liên hiệp

quốc, các học viện, các nhà khoa học về thực hiện công tác giảm nghéo Như công

trình nghiên cứu về “Giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam Bộtrong quá trình phát triển bền vững” (2016) của TS Nguyễn Quốc Dũng và Thạc sĩ

Võ Thị Kim Thu, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Công trình nghiên cứu này, đãđưa được các giải pháp trong tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức chođồng bảo dân tộc Khmer Đồng thời, khăng định vai trò, tầm quan trọng của công

tác thông tin, tuyên truyên về giảm nghèo liên quan đến nhiều lĩnh vực đời sống xã

hội và văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Khmer, nhưng lại chưa nêu rõđược phương pháp thông tin, hình thức thông tin để nâng cao hiệu quả thông tin.

Hay ở công trình nghiên cứu của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối

hợp với Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam và Viện

Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nghiên cứu về giảm nghéo đa chiều dé đảm bảocuộc sống cho mọi người (2016) do các giáo sư, tiến sĩ trong và ngoài nước thamgia có nội dung chủ yếu là đánh giá thực trạng và đưa ra bức tranh tông thé về giảmnghèo Từ giảm nghèo đơn chiều sang đa chiều trong đồng bào dan tộc thiểu số vàkhuyến nghị các chính sách dé thực hiện tốt công tác giảm nghèo, nhằm đảm bảo

chất lượng cuộc sống Tuy nhiên, ở công trình nghiên cứu trên, lại chưa thé hiện vàkhang định vai trò, tam quan trọng của báo chi trong công tác thông tin về giảmnghèo đa chiều.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã khái quát được những vấn đềmang tính lý luận và thực tiễn có căn cứ, cơ sở khoa học Đồng thời, nêu ra đượcnhững thực trạng, đề xuất các giải pháp, kiến nghị trong thực hiện công tác giảmnghèo cho đồng bào dân tộc nói chung và thông tin về giảm nghèo cho đồng bào

dân tộc Khmer nói riêng.

Song việc nghiên cứu sâu về nâng cao chất lượng thông tin giảm nghèo đachiều là một van đề tương đối mới (do nội dung của giảm nghèo đa chiều khác vớicác Chương trình giảm nghẻo truyền thống), nhất là có đối với đồng bào Khmer Do

vậy, việc nghiên cứu thông qua khảo sát nội dung và hình thức để chỉ ra những ưu

11

Trang 16

điểm, hạn chế trong việc thông tin về giảm nghèo đa chiều cho đồng bào Khmer

trên báo in khảo sát trên báo in Bạc Liêu, Sóc Trăng và báo ảnh Đất Mũi là rất cần

thiết Qua đó, đề xuất các giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng thông tin trênbáo in dành cho đồng bào dân tộc Khmer vừa kế thừa các công trình đã nghiên cứu

trước đây, nhưng cũng vừa bé sung thêm co sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải

pháp trong việc nâng cao chất lượng thông tin cho đồng bào Khmer ở tỉnh Bạc Liêu,

Sóc Trăng, Cà Mau nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung.3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu chính của luận văn là khảo sát thực trạng thông tin vềvan đề giảm nghèo đa chiều cho đồng bao dân tộc Khmer trên báo in báo Bạc Liêu,

Sóc Trăng và báo ảnh Đất Mũi qua phân tích nội dung thông tin Từ đó, chỉ ra

nguyên nhân, những ưu điểm, hạn chế trong thông tin về giảm nghèo đa chiều chođồng bào Khmer, rút ra những bài kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp, kiến nghịdé nâng cao chất lượng thông tin của các ấn phẩm dành cho đồng bao dân tộc trong

thời gian tới.

Bên cạnh đó, thông qua nghiên cứu dé làm rõ thêm vai trò và tam quan trọng

của báo chí trong việc thông tin về chính sách và truyền thông chính sách cho đồngbào dân tộc với chức năng báo chí tham gia trực tiếp vào việc thực hiện có hiệu quảcông tác giảm nghèo đa chiều nói riêng và các chính sách dân tộc khác nói chung.Từ đó, khang dinh tam quan trọng, vi trí va sứ mệnh đặc biệt của báo chi trong việcthông tin về các chính sách.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Dé đạt mục đích nêu trên, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu và giải quyết

những nhiệm vụ chính sau:

- Hệ thống cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu trong việc thôngtin về giảm nghèo đa chiều cho đồng bao dân tộc Khmer trên báo in dựa vào sự chỉđạo của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chính sách dân tộc; tư tưởng Hồ Chí Minh

về công tác dân tộc và cơ sở lý luận báo chi.

12

Trang 17

- Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng thông tin về công tác giảm nghèo đa

chiều trên báo in báo Bạc Liêu, Sóc Trăng và báo ảnh Dat Mũi trong thời gian qua.

- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm góp phan nâng cao chấtlượng thông tin về giảm nghèo đa chiều trên báo chí nói chung và báo in của báoBạc Liêu, báo Sóc Trăng và báo ảnh Dat Mũi nói riêng.

- Khăng định vai trò và nhiệm vụ quan trọng của báo chí trong việc thông tinvề chính sách giảm nghèo đa chiều và góp phần quan trọng làm thay đổi tư tưởng,nhận thức, hành động cho đồng bào, khơi dậy khát vọng, ý chí và sự nỗ lực vươn

lên thoát nghèo, hướng đến xây dựng thành công những mô hình giảm nghèo bền

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: La nội dung thông tin về van đề giảm nghèo đa chiều cho đồngbào Khmer trên báo in báo Bạc Liêu, Sóc Trăng và báo ảnh Đất Mũi.

- Đối tượng nghiên cứu: Nội dung, hình thức, phương thức thông tin về giảmnghèo đa chiều cho đồng bào Khmer trên báo in.

- Đối tượng khảo sát: Các tac phâm báo in và báo ảnh, cán bộ báo chí, người dân.Trong đó, đối tượng khảo sát lay phiếu điều tra thông qua bảng hỏi là các nhà sư, các vịA Cha, các vị có uy tín trong đồng bào dân tộc và người dân sinh sống tại các phum

sóc là người dân tộc Khmer.

- Phạm vi khảo sát: Báo in báo Bạc Liêu, Sóc Trăng và báo ảnh Đất Mũi từtháng 1/2018 đến tháng 6/2019.

5 Phương pháp nghiên cứua) Phương pháp luận:

Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chi Minh và đường lối, quan điểm của

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện chính sách dân tộc và xâydựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc về giảm nghèo đa chiều, bền vững.

Các học thuyết, nguyên lý và nguyên tắc của hoạt động của thông tin, truyền

thông của báo chí nhất là của báo in.

b) Phương pháp nghiên cứu chính như sau:

13

Trang 18

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đề cập đến các nội dung thông tin về giảm

nghèo đa chiều trên báo in chữ Việt và báo in song ngữ của báo ảnh Dat Mũi Trong

đó, người nghiên cứu sẽ thu thập và tổng hợp tài liệu cùng các thông tin có liênquan đến đối tượng nghiên cứu Phân tích tài liệu nhằm xác định độ tin cậy, tínhkhách quan, giới hạn phạm vi của vấn đề mà tài liệu đang đề cập đến Trên cơ sở

đó, tác giả xác định mức độ phải xử lý tài liệu theo mục tiêu và nhiệm vụ nghiên

cứu Từ đó, đưa ra những luận điểm, luận cứ khái quát cho luận văn.

- Phương pháp quan sát: Theo dõi công tác lãnh đạo, chỉ đạo của BBT báo Bạc

Liêu, báo sóc trăng và báo ảnh Dat Mũi đã hợp ly hay chưa hợp lý? Nếu hợp ly thìtiếp tục phát huy, còn ngược lại thì tác giả sẽ đề xuất, kiến nghị các giải pháp cótính khả thi để nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin trong giảm nghèo đa chiều

cho đồng bào dân tộc Khmer.

- Phương pháp phân tích nội dung: Làm rõ từng vấn đề được thông tin trêncác tác phâm báo chí có nội dung liên quan đến giảm nghèo đa chiều Qua đó, chỉ racác ưu điểm, hạn chế, bài học kinh nghiệm và giải pháp trong thời gian tới.

- Phương pháp phỏng van sâu: Phỏng vấn các đại diện liên quan đến đề taigồm: BBT báo Bạc Liêu, Sóc Trăng và báo ảnh Dat Mũi, nha báo, phóng viên dénăm bắt cách thức tô chức thông tin, truyền tải thông tin và các kiến nghị khác vềnâng cao chất lượng thông tin.

- Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra bằng bảng hỏi đối với 600 độc giả

(quy mô địa bàn mỗi tỉnh 200 bảng hỏi) là người dân tộc Khmer ở các địa bàn cóđông đồng bào Khmer sinh sống Trong đó, tập trung lay các ý kiến về nội dung,

hình thức, chuyền tải, nhu cầu thông tin và các kiến nghị khác (nếu có).

- Phương pháp thống kê: Bao gồm việc thu thập, tổng hợp trình bày số liệutheo nội dung phản ánh các khía cạnh khác nhau của đối tượng nghiên cứu và qua

điều tra xã hội học dé chứng minh cho van đề nghiên cứu.6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Về lý luận, luận văn sẽ làm rõ thêm những van dé mang tính lý luận, khoahọc trong việc thông tin về chính sách giảm nghèo đa chiều cho đồng bào dân tộc

14

Trang 19

Khmer Đồng thời, góp phần bổ sung hệ thống lý luận trong việc thông tin về chínhsách giảm nghèo nói riêng và những chính sách khác nói chung Kết quả nghiêncứu, sẽ góp phần bồ sung, làm sáng tỏ thêm lý luận báo chí về chức năng, vai trò,nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của báo chí đối với việc thông tin chính sách dành cho

đồng bào dân tộc Khmer.

Về thực tiễn, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý trongviệc hoạch định chính sách và thông tin về giảm nghèo đa chiều B6 sung thêmnguồn tài liệu tham khảo cho những tác giả nghiên cứu, hoặc quan tâm về van dénày Ngoài ra, sẽ góp phần giải quyết có hiệu quả các khó khăn, bất bập trong tổchức thực hiện công tác thông tin về các chính sách dành cho đồng bảo dân tộc hiệnnay thông qua các giải pháp, khuyến nghị từ nghiên cứu.

7 Kết cau của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung chính

của luận văn chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò của báo in với van đề giảm nghèo da

chiều của đồng bào dân tộc Khmer.

Chương 2: Thực trạng thông tin về giảm nghèo đa chiều cho đồng bàoKhmer trên báo in Bạc Liêu, Sóc Trăng và báo ảnh Dat Mũi.

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng thông tin trên

báo in về giảm nghéo đa chiêu cho đông bao Khmer.

15

Trang 20

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE VAI TRÒ CUA BAO IN VỚI VAN DE

GIAM NGHEO DA CHIEU CUA DONG BAO DAN TOC KHMER

1.1 Hệ thống một số khái niệm liên quan đến đề tai

1.1.1 Báo in

So với các loại hình báo chí khác, báo in ra đời từ rất sớm với tư cách lànhững bản tin, những ký hiệu và góp phần quan trọng vào quá trình phát triển củalịch sử nhân loại Đến nay, báo In có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng về nội hàmcơ bản là giống nhau.

Theo TS Ha Huy Phượng trong cuốn “Giáo trình nhập môn báo in” cho

rằng: “Báo In là thuật ngữ chỉ một loại hình báo chí định kỳ thông tin thời sự các sự

kiện, các vấn đề trong đời sống xã hội thông qua việc sử dụng ngôn ngữ chữ viết và

kỹ thuật in ấn dé chuyên tải thông tin”.

Điều 3 Luật Báo chí năm 2016 định nghĩa: “Báo in là loại hình báo chí sử

dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng phương tiện 1n dé phat hanh dén ban doc,

gom bao in, tạp chi In”.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn “Co sở li luận báo chi” định

nghĩa: “Báo in là những ấn phẩm xuất bản định kỳ, bằng ký hiệu chữ viết, hình ảnhvà các ngôn ngữ phi văn tự, thông tin về các sự kiện và vấn đề thời sự, phát hànhrộng rãi và định kỳ nhằm phục vụ công chúng - nhóm đối tượng nào đó với mục

đích nhất định” [15, tr.101].

Với phương tiện chuyển tải nội dung chủ yếu là sử dụng chữ viết và hình ảnhnên báo in đã hội tụ nhiều thé mạnh so với các loại hình báo chí khác Một trong

những thế mạnh ấy là báo in có thé thông tin về một van dé trong nhiều kỳ với

nhiều thể loại khác nhau như: phóng sự, ký sự, chuyên đề, bài điều tra

Xuất phát từ thế mạnh này, báo in không dừng ở việc thông tin, mà còn làphân tích, giải thích, bình luận và giải đáp những vấn đề phức tạp một cách hệ thống,

sâu sắc với độ tin cậy cao “Báo In tác động vào thị giác do đó có lợi thế thu phục lýtrí và tình cảm con người bằng tính logic và chiều sâu của nghệ thuật lập luận, thông

16

Trang 21

qua các luận điểm, luận cứ, luận chứng và số liệu chân thực” [15, tr.107].* Một số thé mạnh và hạn chế của báo in

Một thế mạnh và ưu điểm của báo in chính là tính tiện lợi nên dù ở bat cứ nơiđâu người đọc vẫn có thể hoàn toàn chủ động về không gian, thời gian và tư thếtrong việc tiếp nhận thông tin Đặc biệt, đối với những tác phẩm báo in hay ngườiđọc có thé doc di đọc lại một an pham dé nhận thức, khai thác các tầng nac thongtin về những van dé phức tạp, tế nhị Cũng như, làm tư liệu cho việc nghiên cứu vakhơi gợi thêm những ý tưởng mới từ tác phẩm báo in mang lại Bên cạnh đó, còntạo thuận lợi trong việc cung cấp, chia sẻ thông tin thông qua chuyền tay cho nhaucác ấn phẩm báo in với những nội dung được dư luận quan tâm Tạo nên tính kếtnối cộng đồng và hình thành dư luận xã hội bền vững hơn.

Một thế mạnh khác của báo in và tạo nên tính cạnh tranh cao chính 1a thông

tin báo in có độ tin cậy, chính xác và tư liệu cao khi “giấy trắng mực đen” được lưu

lại thay vì “lời nói gió bay” như các phương tiện thông tin khác Chính ưu điểm này

mà báo in và bản thân nhà báo được ví như “thư ký của thời đại” để ghi chép, lưugiữ những tác phẩm có giá trị vượt thời gian.

Tuy nhiên, cùng với những thế mạnh, ưu điểm báo in mang lại, ngay trongbản thân báo in đã chứa đựng những hạn chế vốn có Một trong những hạn chế đó làthông tin chậm, do phải trải qua nhiều giai đoạn và quy trình từ phóng viên đến biêntập và cuối cùng là duyệt cho in, phát hành Cũng như, báo in bị chi phối bởi tinhđịnh kỳ nên không thé chuyên tải ngay các thông tin nóng, thông tin được công

chúng quan tâm đón đọc nên luôn đi sau về thông tin.

Thêm vào đó, ký hiệu thông tin của báo in đơn điệu, chỉ có chữ viết và hình

ảnh tĩnh nên không tạo được sự hấp dẫn so với báo hình hay phát thanh; Việc phát

hành báo in tốn kém, céng kénh, phụ thuộc vào phương tiện van tải, đường sa giao

thông và các điều kiện tự nhiên khác càng làm cho thông tin vốn đã chậm lại càngchậm hơn, thậm chí thông tin khi đến nơi cần thông tin thì đã lạc hậu.

Bên cạnh đó, muốn đọc báo in phải tốn tiền mua báo, phải có trình độ nhất

định, ít nhất là phải biết đọc và hiểu nên muốn thu hút nhiều bạn đọc sẽ khó, nhất là

17

Trang 22

lao động nghèo có thu nhập thấp va không biết đọc chữ.

Báo in tuy có nhiều hạn chế, nhưng việc phát hành báo in đến với đồng baodân tộc thiểu số được xác định là một trong những kênh quan trọng dé chuyền tải cơbản và kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đến với đồngbao dân tộc thiểu số Trong điều kiện các địa phương vùng sâu, vùng xa chưa đượcđầu tư lưới điện, mạng internet thì việc phát hành báo in chính là ưu điểm Đồngthời cũng là kênh thông tin duy nhất dé chuyền tải thông tin đến được với đồng bào

thiểu số Do vậy, trong thực hiện truyền thông chính sách và thông tin tuyên truyền

cho đồng bào dân tộc thiểu số cần tận dụng, phát huy các thế mạnh của báo in vàtìm ra các giải pháp để khắc phục các hạn chế, nhằm mang lại hiệu quả thông tin vàphát huy tối đa các ưu điểm của báo in.

* Vai trò của bdo in nói riêng va bdo chi nói chung

Sự phát triển mạnh mẽ của cách mang khoa học công nghệ hiện nay đã tạođiều kiện cho các loại hình báo chí phát triển, trong đó có báo in và trở thành vũ khísắc bén trên mặt trận tư tưởng Báo chí tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, đờisông, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng, chính trị Và ngày càng phục vụ đắc

lực cho công cuộc đôi mới xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa.

Trong lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn, Đảng và Nhà nước ta đánh

giá cao vai trò và sức mạnh to lớn của báo chí Dang ta đã khang định: “Báo chí vừa làtiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các đoàn thể, vừa là diễn đàn của nhân dân”.

Trong chiến tranh vai trò của báo chí càng thể hiện đậm nét như Lê-nin đãnói: “Báo chí là trận địa ban đầu, từ đó Đảng sẽ tiễn hành cuộc đấu tranh với vũ khí

của mình bằng vũ khí tương xứng Báo hàng ngày là công cụ tuyên truyền cổ độngquần chúng không có gì thay thế được” Hay trong thư Bác Hồ gửi lớp học viết báoHuỳnh Thúc Khang tháng 6/1949 như sau: “Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền,cổ động, huấn luyện và tổ chức dân chúng đưa dân chúng đến mục đích chung”.Trong bài “Can xem báo Đảng đăng trên Báo Nhân dân ngày 24/6/1954”, Bác viết:“Tờ báo Đảng là những lớp huấn luyện giản đơn, thiết thực và rộng khắp Nó dạy

chúng ta cần biết làm về tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo và công tác hằng ngày nó

18

Trang 23

giúp nâng cao trình độ chính trị và năng suất và công tác của chúng ta”.

Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi quy

mô phát trién báo chí ngày càng lớn, khả năng tác động của báo chí ngày càng rộng,sức thuyết phục lôi cuốn báo chí ngày càng mạnh, báo chí có vai trò và ý nghĩa xã

hội ngày càng lớn hơn Vai trò của báo chí bị quy định không chi bởi quy mô, phạm

vi tính chất hoạt động mà còn là khuynh hướng nội dung của nó Khi quá trình toàn

cầu hóa thông tin báo chí đã trở thành hiện thực sinh động, các phương tiện truyền

thông đại chúng phá vỡ những biên giới quốc gia truyền thông, khắc phục đượcnhững khoảng không gian địa lí trên quy mô trái đất Trong điều kiện đó, nhiệm vụđặt ra cho bao chi nặng nề và phúc tạp hơn Báo chí một mặt cần tận dụng, xử lý tốtlượng thông tin quốc tế nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin phong phú của xã hội,

mặt khác cần đảm bảo cơ cấu nội dung và chất lượng thông tin dé hình thành dư

luận xã hội tích cực, nâng cao trình độ nhận thức, xây dựng va phat triển đất nước,vạch mặt, chống lại có hiệu quả những tư tưởng phản động, những âm mưu thù địchphá hoại nhằm bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa.

Xã hội càng phát triển thì những nhu cầu thông tin báo chí càng lớn, đòi hỏi

sự tăng cường cả về số lượng và chất lượng của hệ thống các phương tiện thông tin

đại chúng Cuộc sống của con người càng nâng lên thì nhu cầu tìm hiểu về thôngtin, các vấn dé, sự kiện xung quanh cuộc sống thực tại cũng ngày càng cao Thông

qua đó, người ta có thé cải thiện tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm sống Báo chí chính

là “cây gậy” chỉ đường dẫn lỗi đưa con người tiến kịp với xu thé thời đại Với vaitrò đó, báo chí cách mạng Việt Nam đã và sẽ không ngừng phát triển cung cấpthông tin kịp thời đưa nền văn minh nhân loại vào đất nước Đồng thời, báo chí còn

là “cánh tay đắc lực” của Đảng và Nhà nước thực hiện chức năng giáo dục tư tưởng;chức năng thông tin - giao tiếp; chức năng khai sáng, giải trí; chức năng quản lý,

giám sát và phản biện xã hội.

Có thể nói, ở mỗi thời điểm lịch sử khác nhau vai trò của báo chí đối với đời

sông xã hội nói chung, đôi với sự nghiệp cách mạng nói riêng được thê hiện với những

19

Trang 24

sứ mệnh khác nhau Song, tất cả đều nhằm vào mục tiêu chung, đó là đấu tranh cho độc

lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội, cho quyền tự do và hạnh phúc của nhân dân.

1.1.2 Truyền thông dân tộc và vai trò của truyền thông dân tộc

Có thé nói, thông tin về chính sách giảm nghèo đa chiều cho đồng bào dântộc Khmer cũng chính là truyền thông dân tộc mà cụ thể là truyền thông chính sáchvề giảm nghéo dành cho đồng dân tộc Khmer thông qua kênh báo in Do vậy, cũngcần làm rõ thế nào truyền thông, truyền thông dân tộc và vai trò của truyền thông

dân tộc trong thực hiện chính sách giảm nghèo.

Theo các nhà quản lý và nhà báo, truyền thông được hiểu là quá trình trao đồithông tin, tương tác thông tin với nhau giữa hai hoặc nhiều người với nhau, nhằm tăngcường sự hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức Truyền thông còn là sản phẩm của con

người và chính là động lực kích thích sự phát triển của xã hội.

Còn theo YuSi, một nhà nghiêu cứu truyền thông người Trung Quốc trong bài viết

“Đánh giá vai trò thay thé của truyền thông dân tộc tại Mỹ: Nghiên cứu trường hợp báo chítiếng Hoa và công chúng độc giả nữ” đã đưa ra định nghĩa: “Truyền thông dân tộc là các

kênh truyền thông được tạo ra bởi và dành phục vụ các cộng đồng dân tộc ở một nước sở

tai với nội dung thông tin được thể hiện bằng ngôn ngữ dân tộc” [23, tr.79].

Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu thì có chung một định nghĩa về truyềnthông dân tộc chính là tất cả các ấn phẩm, chương trình phát thanh, truyền truyền, trang

Website phục vụ cho một cộng đồng dân tộc đều được xếp vào “truyền thông dân tộc”

cho dù được xuất bản bằng ngôn ngữ tiếng dân tộc hay ngôn ngữ nào chăng nữa [23,

Từ các định nghĩa trên cho thấy, việc thông tin trên báo in về giảm nghèo đachiều cho đồng bào dân tộc Khmer chính là truyền thông dân tộc nên việc phát huyvai trò của truyền thông trong thực hiện hiện chính sách dân tộc là rất quan trọng vàcần thiết Bởi với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại như hiện nay,nhất là các trang mạng thì vai trò của truyền thông càng quan trọng và có sự đóng

gop trực tiếp vào quá trình phát triển Truyền thông đã tạo ra sức mạnh vô cùng lớnvà có sức lan tỏa mạnh trong cộng đồng Thông qua truyền thông con người được

20

Trang 25

gắn kết với nhau, tất cả mọi người trên thế giới thông qua facebook, zalo, tivi, báo

chí đều có thé kết nối với nhau Vì vậy, những tam gương dién hình, những mô

hình giảm nghèo bền vững, những bông hoá biết vượt qua nghịch cảnh, không camchịu đói nghèo chính là sự kết nối quan trọng đề truyền thông dân tộc về giảmnghèo trong đồng bào dân tộc Khmer thật sự trở thành phong trào thi đua, loại bỏdần những tư tưởng, tâm lý y lai hoặc dựa vào nhà nước mà luôn có khát vọng vươnlên giúp mình và giúp cho cộng đồng cùng chung tay giảm nghèo bền vững Cũng

như, thông qua truyền thông dân tộc, các cơ quan báo chí kịp thời cung cấp thông

tin chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho đồng bào và trang bị thêm tri thức chođồng bào.

1.1.3 Nghèo đa chiều và đặc điểm của nghèo đa chiều

Đến nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về nghèo đa chiều Theo Tổ chứcLiên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiêu để tham gia hiệu quả vào

các hoạt động xã hội Nghéo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được di

học, không được khám chữa bệnh, không có đất đai dé trồng trọt hoặc không cónghề nghiệp dé nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tin dụng Nghéo cũng có

nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ, dé bị bạo hành, phải sống

trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh”.

Ở một góc nhìn khác, nghèo đa chiều có thé do bằng tiêu chí thu nhập và cáctiêu chí phí phi thu nhập Sự thiếu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng,thất học, bệnh tật, bất hạnh và tuyệt vọng Cũng như, thiếu đi sự tham gia và tiếngnói về kinh tế, xã hội hay chính trị sẽ đây các cá nhân đến tình trạng bị loại trừ,không được thụ hưởng các lợi ích phát triển kinh tế - xã hội và do vậy bị tước đi các

quyên con người cơ bản

Cũng có khái niệm cho rang: Chuẩn nghèo đa chiều có thé là một chỉ sốkhông liên quan đến mức thu nhập mà bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sựthiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản Chỉ số nghèo đa chiều (Multidimensional

Poverty Index) của quôc tê, với ba chiêu cạnh chính là: y tê, giáo dục và điêu kiện

21

Trang 26

sông, hiện là một thước do quan trọng nhằm bổ sung cho phương pháp đo lường

nghèo truyền thống dựa trên thu nhập

Từ các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các nhàchính trị và các học giả với quan điểm nghẻo là một hiện tượng đa chiều, cần đượcchú ý nhìn nhận là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản củacon người Do vậy, nghèo đa chiêu là tình trạng con người không được đáp ứng ởmức tối thiểu các nhu cau cơ bản trong cuộc sống.

Khái niệm nghèo đa chiều được đề cập ở Việt Nam từ năm 2013 và được BộLao động-Thương binh và Xã hội xây dựng gắn với bộ tiêu chí về nghèo đa chiều.

Theo đó, tiêu chí đo lường nghèo được xây dựng dựa trên 2 cơ sở:

+ Thứ nhất là các tiêu chí về thu nhập, bao gồm: chuan mức sống tối thiêu về

thu nhập, chuẩn nghèo về thu nhập, chuẩn mức sống trung bình về thu nhập.

+ Thứ hai là mức độ thiếu hụt trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, baogồm 5 dịch vụ: (1) tiếp cận về giáo dục (trình độ giáo dục của người lớn và tình trạngđi học của trẻ em); (2) y tế (tiếp cận các dịch vụ y tế và bảo hiểm xã hội); (3) nhà ở(chất lượng nhà ở và diện tích nhà ở bình quân đầu người); (4) điều kiện sống (nướcsạch và hồ xí vệ sinh); (5) tiếp cận thông tin (sử dụng dụng dịch vụ viễn thông).

Dé cụ thé hóa các tiêu chí nay, năm 2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhQuyết định số: 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ápdụng cho giai đoạn 2015 - 2020 Theo đó, tiêu chí về thu nhập đối với chuân nghèolà 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ởkhu vực thành thị; Chuẩn cận nghèo là 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông

thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

Về tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản được thê hiện ở 5

dịch vụ gồm: y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin Đồng thời, các

chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản được thê hiện ở 10 chỉ

số gồm: tiếp cận các dịch vụ y tế va bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn

và tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở và diện tích nhà ở bình quân đầu

người; nguôn nước sinh hoạt và hô xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viên

22

Trang 27

thông và tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

Từ những tiêu chí và quy định về nghèo đa chiều cho thấy, đặc điểm củanghèo đa chiều khác với giảm nghèo truyền thống trước đây Nếu như trước đây,nghèo được đánh giá chủ yếu ở tiêu chí thu nhập bình quân đầu người, thì đối với

nghèo đa chiều lại được tính với nhiều tiêu chí và quy mô rộng hơn Nghĩa là ngoài

tiêu chí về thu nhập phải thỏa thêm các tiêu chí khác thông qua tiếp cận 5 dịch vụxã hội cơ bản gắn với 10 chỉ số đo lường đã nêu Theo đó, hộ được coi là nghèo đa

chiều nếu thiếu hụt từ 3/10 chỉ số đo lường mức trở lên Do vậy, việc đánh giá thực

trạng về thông tin và hình thức, phương thức trong giảm nghèo đa chiều trên báo insẽ khác nhiều so với các công trình đã nghiên cứu về giảm nghèo trước đây.

Xuất phát từ quan điểm, mục tiêu và các tiêu chí đánh nghèo đơn chiều sang

nghèo đa chiều nên việc thông tin về chính sách giảm nghèo trên báo chi cũng cầnđổi mới quan điểm chỉ đạo và cách tiếp cận mới, nhằm nâng cao chất lượng nội

dung, hình thức thông tin theo hướng báo chí tham gia trực tiếp vào thực hiện côngtác giảm nghèo Trong đó, cần quan tâm đến việc khai thác và thông tin theo chiều

sâu, thông tin đầy đủ về các chỉ số đo lường, nhất là các tiêu chí phi thu nhập vốn là

những vấn đề quan trọng và mang tính cơ bản trong giảm nghèo đa chiều Mạnhdạn bỏ đi những hình thức tô chức thông tin truyền thống vốn trở thành “cái nếp” và“lối mòn” trong thông tin về giảm nghèo lâu nay, thay vào đó là các hình thức,phương thức thông tin theo cách mới, sáng tạo gắn với phát huy thế mạnh của cáctrang thông tin điện tử, trang mạng xã hội và làm cầu nối dé chuyền tải các thông tin

giảm nghèo đa chiều từ báo in cho đồng bào thông qua nhiều kênh (vì báo in hiệnnay còn được đăng trên báo điện tử).

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: Chương trình mục tiêu Quốc giagiảm nghèo bền vững (giai đoạn 2016 - 2020) được xây dựng với nhiều điểm mới.Đó là Chương trình giảm nghẻo sẽ tập trung vào những địa bàn khó khăn, nhất củavùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiêu số sinh sống, trong đó có

đồng bào dân tộc Khmer Đặc biệt, việc thực hiện giảm nghèo giai đoạn này theo

tiêu chí đa chiều, lay chỉ tiêu thu nhập là chính Qua đó, xác định mức độ thiếu hut

23

Trang 28

các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin

Chính vì vậy, thông tin trên báo chí về giảm nghèo đa chiều phải đầy đủ, kịpthời, không ngừng được cải tiễn, nâng cao và có góc nhìn đa chiều, nhằm khai thácđầy đủ, trọn vẹn các nội dung cần được thông tin về thực hiện giảm nghèo đa chiềutrong đồng bào dân tộc vốn còn khá mới mẽ trong việc hiểu và làm theo.

Phát biểu tại Hội thảo “Nâng cao chất lượng công tác truyền thông về giảmnghèo trên báo chí” (2017), ông Nguyễn Công Dũng, Phó Tổng Biên tập Thường

trực Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định: “Điều quan trọng trong công

tác tuyên truyền xóa đói giảm nghèo đó là góp phần hỗ trợ cho độc giả hiểu rõ hơnvề cách tiếp cận mới về giảm nghéo - là giảm nghèo đa chiều Day mạnh công táctuyên truyền nhằm góp phần làm rõ nguyên nhân, hạn chế, bất cập trong công tác

giảm nghèo là việc hết sức cần thiết dé việc triển khai Chương trình giảm nghèo bền

vững giai đoạn 2016 - 2020 đạt hiệu quả cao hơn”.

1.1.4 Thông tin, thông tin báo chí và tiêu chí đánh giá chất lượng thông

tin trên báo chí

Xuất phát từ việc khảo sát thông tin về giảm nghèo đa chiều trong đồng bảodân tộc Khmer nên cũng cần làm rõ một số khái niệm về thông tin và chất lượngthông tin trên báo chí để làm cơ sở cho việc đánh giá, nhận xét và khuyến nghị các

giải pháp thông qua việc đánh giá chất lượng thông tin mà nói đến chất lượng cũngchính là nói đến nội dung, GS.TS Tạ Ngọc Tan khái quát rằng: “Thông tin là mộtloại hình hoạt động dé chuyên tai đi các nội dung thông báo và thông tin được dùng

đề chỉ chất lượng nội dung của thông báo nói chung” [46, tr.18].

Lịch sử truyền thông đã chứng minh, báo chí ra đời xuất phát từ nhu cầu thôngtin giao tiép, giải trí va nhận thức của con người Thông tin là một hiện tượng vốn cócủa thé giới vật chat Lan đầu tiên thông tin được con người chú ý nghiên cứu về mặtý nghĩa xã hội của nó và được đề cập đến trong lý thuyết báo chí vào những năm 20 -

30 của thế kỷ XX Theo cách hiểu kinh điển thì “thông tin” chính là những cái mới

khác với những điều đã biết Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững: “Thông tin là chứcnăng khởi nguôn, chức năng cơ bản của báo chí Báo chí ra đời và phát triên, trước

24

Trang 29

hết là nhằm thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu thông tin của con người và xã hội.

Thông tin là nhu cầu sống còn, nhu cầu phát triển của con người và xã hội; đồng thời

là động lực kích thích sự phát triển Điều đó giải thích tại sao trong quá trình đổi mớiở nước ta, báo chí - truyền thông phát triển từng ngày Đồng thời có thé khang định,

cuộc dau tranh chính trị - tư tưởng càng phức tạp, kinh tế thị trường phát triển thì tính

chất thông tin cũng ngày càng đa dạng và phức tạp” [15, tr.161].

Còn theo TS Dương Văn Thắng, Tổng Biên tập Tạp chí Bảo hiểm xã hội

trong bài viết “Nâng cao chất lượng thông báo chí trong tình hình mới, đăng trên

baochinhphu.vn” thì cho rằng: “Thông tin là chức năng sơ khởi của báo chí, theonghĩa sử dụng phương tiện kỹ thuật dé phô biến kết quả lao động sáng tạo của nhàbáo Thực hiện chức năng thông tin, báo chí cung cấp cho công chúng về tất cả các

vấn đề, sự kiện của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới tự

nhiên, xã hội”.

Trong hoạt động báo chí, thuật ngữ “thông tin” được hiểu với nghĩa khárộng Một bản tin văn, bài bình luận, phóng sự, phỏng vấn, một chương trình phátthanh, truyền hình đều là thông tin Xuất phát từ đặc điểm này, thuật ngữ “thôngtin” trong hoạt động báo chí chính là tat cả các tác phẩm, hay hệ thống các tin tức là

thông tin.

Xuất phát từ vai trò và chức năng của mình, thông tin báo chí là dang thôngtin xã hội đặc thu, mang tính thời sự, phổ cập vả rất quan trọng đối với tất cả cáclĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Thông tin báo chí làmang tính thời sự nên thông tin phải mới và được nhiều người quan tâm Theo

PGS.TS Nguyễn Văn Dững: “Báo chí thông tin sự kiện và vấn đề đã và đang xảy ra,

có ý nghĩa xã hội và được nhiều người quan tâm Đó là những sự kiện công chúngmuốn biết, cần biết nhưng chưa biết, hoặc những sự kiện lãnh đạo cần thông tin cho

công chúng đề thực hiện mục đích chính trị của mình” [15, tr.67].

Tuy nhiên, để thông tin báo chí phát huy được tính thời sự còn phụ thuộc vàođộ “nhạy cảm” của người tô chức thông tin và liên kết các thông tin thành các chiến

dịch truyền thông, nhằm khơi nguồn và định hướng dư luận xã hội Đây là vấn đề

25

Trang 30

cần được quan tâm trong truyền thông và tuyên truyền về công tác giảm nghèotrong đồng bào dân tộc, nhất là tranh thủ các sinh hoạt và lễ hội văn hóa mang tính

cộng đồng thu hút được đông người tham gia.

Một trong những đặc điểm của thông tin báo chí chính là tính định kỳ và đềuđặn Như việc báo in xuất bản theo ngày (nhật báo) hay kỳ/tuần, hoặc kỳ/tháng“thực chất, tính định kỳ của báo chí là sự ao ước với cộng đồng, là hợp đồng tráchnhiệm xã hội của cơ quan báo chí với công chúng trong việc cung cấp và tiếp nhậnthông tin” [15, tr.81] Mặt khác, với thông tin báo chí có tính định kỳ và đều đặnnày sẽ tạo nên thói quen, nhu cau tiếp cận thông tin của công chúng và cả sự đón

đọc thông tin từ báo chí mang lại.

Nói về chất lượng thông tin hiện có rất nhiều khái niệm và quan điểm nhau.Tuy nhiên, có một khái niệm được nhiều người chấp nhận chính là “ức độ thỏa

mãn nhu cau về thông tin của những người sử dụng nó” Đề thỏa mãn các nhu cầu

về thông tin, thì chất lượng thông tin cũng có các tiêu chi dé đánh giá Lý luận báochí truyền thông đã chỉ ra các tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin, đó là tính độc

đáo, tính đại chúng và tính hợp thời (đúng lúc).

Tính độc đáo của thông tin được thé hiện ở cái mới, tính phát hiện mà côngchúng chưa biết Nhưng cái mới không phải là cái duy nhất thé hiện tính độc đáo.

Bởi có những cái cũ được tái hiện lại, nhưng lại được xem xét, nhìn nhận ở một góc

độ khác cũng sẽ góp phan giúp cho công chúng có thêm tư liệu dé nhận thức tốt hơnvề sự kiện mới.

Tính đại chúng (dé hiểu): Dé công chúng nhận thức nội dung tác phâm tương

ứng với ý đồ tác giả, đòi hỏi ngôn ngữ của báo chí (cách viết, cách thể hiện ) phải

được công chúng nhận thức đầy đủ Nếu không thực hiện được nguyên tắc tính đạichúng của ngôn ngữ sẽ dẫn đến tình trang là công chúng không hiểu được tác phẩm,hoặc tệ hại hơn là gây hiểu nhằm.

Tính hợp thời (đúng lúc): Những tác phẩm báo chí xuất hiện đúng lúc sẽ đáp

ứng được nhu cầu của công chúng và sự quan tâm của họ trong thời điểm đó Quađó, làm cho tác phẩm có giá trị hơn, tạo sự hứng thú, hấp dẫn công chúng Trong

26

Trang 31

thời đại ngày nay, lượng thông tin phụ thuộc một cách quyết định vào tính kịp thời,đúng lúc, nhanh nhạy Báo chí làm được những điều trên sẽ làm tăng giá trị của

thông tin và ngược lại.

Hiện nay, với sự phát triển của các phương tiện truyền thông và cạnh tranhvề thông tin thì chất lượng thông tin báo chí còn được đánh giá ở nhiều tiêu chíkhác Một trong những tiêu chí quan trọng đó là thông tin phải hay và hấp dẫn Haynói cách cách khác tác phẩm báo chí đó phải hội đủ các tiêu chi “thứ nhất, tác phẩm

đề cập được sự kiện, vấn đề búc xúc, nóng hồi, nôi cộm trong dư luận xã hội đang

được công chúng đón đợi, muốn biết và được được giải đáp; thứ hai là tác phẩmđược cấu thành, được xây dựng từ những chỉ tiết sống động bang mắt thay, tai nghe

va trực tiếp đối thoại, những số liệu sát thực, tin cậy và được chọn lọc kỹ cảng trong

sự so sánh và phân tích; thứ ba là cách thức diễn đạt, trình bày ngắn ngọn, sáng rõ,cuốn hút” [13, tr.50].

Ngoài các tiêu chí cơ bản trên, chất lượng thông tin trên báo chí còn đượcxem xét ở việc đảm bảo các nguyên tắc trong hoạt động báo chí Cụ thể như thôngtin báo chí phải phù hợp với các quy định của pháp luật, các quy tắc, giá trị xã hội,

các giá trị văn hóa, truyền thống, đạo ly của dân tộc và hợp với nhu cầu phát trién

và cả tôn chỉ mục đích của tờ báo.

Đối với báo in, với đặc điểm là loại hình báo chí sử dụng ngôn ngữ chữ viết,tranh, ảnh, thực hiện băng phương tiện In để phát hành đến bạn đọc nên cũng cónhững tiêu chí để đánh giá chất lượng Đó là ngoài 3 tiêu chí gồm: tính độc đáo,tính đại chúng và tính hợp thời, thì chất lượng thông tin còn được thể hiện ở nội

dung, hình thức và phương thức thé hiện.

Về nội dung phải thỏa mãn và đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của đối tượngcần thông tin Đó là nội dung phải đúng, trúng, hay và mang lại một lượng thông tinmới, đáp ứng kịp thời nhu cầu cần thông tin của công chúng, góp phần giải quyếtđược các vấn đề thực tiễn đặt ra Đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức và định

hướng dư luận.

Về hình thức phải tạo ấn tượng và phải đảm bao tính đại chúng Đó là nhanh,

27

Trang 32

hấp dẫn, dễ hiểu, dé thực hiện.

Về phương thức là không ngừng đổi mới, tổ chức thông tin phù hợp với loại

hình của báo chí, phù hop với báo chí hiện đại nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu củaphát triển và giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn đặt ra.

Tất cả những tiêu chí này, sẽ được áp dụng vào việc khảo sát thông tin vềgiảm nghèo đa chiều trên báo in Bạc Liêu, báo Sóc Trăng và báo ảnh đất mũi.

1.2 Vai trò của báo in ĐBSCL với vẫn đề giảm nghèo đa chiều cho đồngbào dân tộc Khmer

1.2.1 Tầm quan trọng của báo chí trong việc thông tin về giảm nghèo đa

chiều cho đồng bào dân tộc

Phải khăng định rằng, báo chí đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong

thực có hiệu quả công tác giảm nghèo Thực tiễn trong thực hiện Chương trình mục

tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững cho thấy, báo chí luôn tiên phong trên mặt

trận tư tưởng và trở thành giải pháp hàng đầu trong việc triển khai các chủ trương,chính sách, chương trình và các dự án về giảm nghèo Thông qua báo chí, các cácchủ trương, chính sách, chương trình, dự án về giảm nghèo được cụ thé hóa va đưa

vào cuộc sông Từ đó, góp phần phát huy hiệu quả và hoàn thành các mục tiêu mà

Đảng và Chính phủ đề ra.

Một ý nghĩa quan trọng và mang tính quyết định đến việc thực hiện có hiệuquả công tác giảm nghéo là thông qua báo chí đã làm thay đổi tư tưởng, nhận thức,tình cảm, tư duy và hành động của các hộ nghèo Đồng thời, khơi dậy khát vọngmuốn thoát nghèo, hướng đến làm giàu Đây được xem là giải pháp mang tính căn

cơ dé thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ khi hộ nghèo tự nỗ lực,

phan dau vượt qua khó khăn bằng chính sự quyết tâm của bản thân và gia đình Đặcbiệt đối với đồng bao dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer khinhận thức được nâng cao và tạo được đồng thuận sẽ giúp cho đồng bảo tích cực làm

theo những chủ trương của Đảng.

Bên cạnh đó, báo chí cũng đã kip thời phát hiện, phản ánh những mô hình,cách làm hay và cả những tắm gương vượt khó, năng động, sáng tạo và dam nghỉ,

28

Trang 33

dám làm Qua đó, tạo nên sự lan toả và khuyến khích mọi người cùng học tập thiđua giảm nghèo Cũng như, hạn chế dần những tư tưởng trông chờ, y lại vào sự hỗ

trợ của nhà nước không muốn thoát nghèo.

Không chỉ thế, báo chí còn khơi dậy truyền thống và tình yêu thương của cả

cộng đồng cùng chăm lo cho hộ nghèo Từ đó, có những giải pháp thiết thực để hỗ

trợ dành cho hộ nghèo và góp phan chia sẻ gánh nặng tài chính đầu tư từ ngân sách

nhà nước thông qua các hoạt động xã hội hóa dành cho hộ nghèo như: Quyên gópQuỹ An xã hội, Quỹ Vì người nghẻo, xây dựng và trao nhà tình thương, tặng thẻ

bảo hiểm y tế, hỗ trợ vốn, phương tiện sản xuất, giải quyết việc làm

Một van dé quan trọng khác, báo chí chính là “cầu nối” chuyền tải thông tinvề công tác giảm nghèo, việc triển khai các chủ trương, chính sách về giảm nghèođược nhanh chóng và quyết liệt hơn; trách nhiệm của các ngành, địa phương đượcphát huy và chủ động tránh tình trạng “có chính sách nhưng chậm hoặc không triển

khai”, nhất là các chính sách liên quan đến hỗ trợ cho đồng bào dân tộc Đồng thời,

báo chí cũng phát huy vai trò giám sát, phản biện chính sách, đưa các chủ trương,

chính sách đầu tư gần gủi với cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn và

mong muốn của các hộ nghèo, tránh tình trạng đầu tư lãng phí, do chính sách khônggan với thực tiễn, không phù hợp với nhu cau, tạp quán sinh hoạt, văn hóa truyềnthống và đặc điểm tiếp nhận của đồng bào dân tộc.

Mặt khác, trong thông tin về công tác giảm nghèo báo chí đã góp phần định

hướng dư luận theo đúng với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước dành

cho hộ nghèo Kip thời đập tan các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợidụng việc thực hiện các chính sách giảm nghèo để xuyên tạc, chống phá Đảng

thông qua việc kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc nghèo.

Không dừng ở định hướng dư luận và cung cấp thông tin, vai trò của báo chítrong thông tin về công tác giảm nghèo còn là giải thích, hướng dẫn, thậm chí bìnhluận, nhằm nâng cao nhận thức cho hộ nghèo dé đồng bào dân tộc dé học, dễ hiểu

và dé làm theo.

Đối với thông tin về giảm nghèo đa chiều trong đồng bào dân tộc thì vai trò của

29

Trang 34

báo chí lại quan trọng hơn bao giờ hết Bởi việc thay đổi phương pháp từ giảm nghèođơn chiều sang đa chiều là cách tiếp cận hoàn toàn mới đối với đồng bào dân tộc.

Nếu như trong thực hiện giảm nghèo đơn chiều như trước đây, tiêu chí nghèochủ yếu được đo bằng phương pháp là thu nhập bình quân đầu người và phân theovùng nông thôn hay thành thị, thì trong giảm nghèo đa chiều được đo lường khôngchỉ bằng nhóm tiêu chí thu nhập mà còn là nhóm tiêu chí phi thu nhập khác Đó làkhả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trườngvà thông tin Trong khi, phần lớn hộ nghèo đồng bào dân tộc bị thiếu hục các tiêuchí này và đồng bào ít quan tâm đến việc thực hiện các tiêu chí Như tiêu chí mứcđộ thiếu hục tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, khi mắc bệnh có hộ nghèokhông đi trạm y tế khám chữa bệnh mà nhờ vào các thầy lang hoặc các thầy cúngchữa bệnh Do vậy, việc thông tin để làm thay đôi nhận thức và tham gia thực hiện

các tiêu chí mức độ thiếu hục tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trong giảm nghèo

đa chiều trong đồng bảo dân tộc là rất quan trọng.

Từ những vấn đề cơ bản trên cho thấy, báo chí đóng một vai trò rất quantrọng trong thông tin về công tác giảm nghèo đa chiều Xuất phát từ tầm quan trọng

này, thời gian qua Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã cùng với Bộ Thông tin

và Truyền thông và các ngành, địa phương đã đây mạnh chương trình phối kết hợpđể truyền thông về công tác giảm nghèo Đồng thời, kết hợp với các phương tiệnthông tin đại chúng xây dựng các chuyên trang, chuyên mục và các chuyên đề thôngtin theo chiều sâu về công tác giảm nghèo.

Đặc biệt, trong Quyết định số: 1722/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về“Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 -2020”, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợpvới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tô chức

thực hiện dự án; trong đó Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tô chức thực hiện

hoạt động giảm nghèo về thông tin, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ dao

tô chức thực hiện hoạt động truyền thông về giảm nghèo; UBND các tỉnh chỉ đạo

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và

30

Trang 35

Xã hội, các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tô chức thực hiện dự an trên địa bàn;

kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết qua thực hiện dự án theo định

kỳ, đột xuất; trong đó Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tô chức thực hiện hoạt

động giảm nghèo về thông tin, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo tổchức thực hiện hoạt động truyền thông về giảm nghèo Qua đó, tập trung “Truyềnthông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèonhằm khơi dậy tinh than tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực dé thựchiện mục tiêu giảm nghèo bền vững”.

Không chi tăng cường và chỉ đạo thông tin cho công tác giảm nghéo, Chính

phủ còn ban hành Quyết định 45/QD-TTg về việc “cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí

cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2019 2021 Qua đó, kịp thời cấp phát các ấn phâm dành cho đồng bảo, trong đó có thông

-tin về công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu sé.

Đánh giá và ghi nhận về vai trò truyền thông trong thực hiện chính sách giảmnghèo tại Hội thảo Nâng cao chất lượng công tác truyền thông về giảm nghèo trên

báo chí (2017) Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương ninh và Xã hội - Nguyễn Trọng

Đàm khăng định: “Báo chí đã khơi dậy sức mạnh của cả thống chính trị cho côngtác giảm nghèo Báo chí đã luôn đồng hành cùng Bộ làm tròn vai trò cơ quan địnhhướng, truyền tải cơ chế, chính sách luật pháp trong công tác giảm nghèo tới người

dân, góp phần làm tốt công tác an sinh xã hội Truyền thông không bao giờ cũ, luôncó điểm mới đặt ra Báo chí đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc cải tiến nộidung, hình thức truyền thông Việc tuyên truyền về giảm nghèo đã được thực hiện

một cách đồng bộ, có trọng tâm, đa dạng về phương thức, phù hợp với từng nhóm

đối tượng, vùng miền nhằm tạo sự chuyền biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác

giảm nghèo ở các vùng khó khăn” Theo Thứ trưởng, trong giai đoạn 2016 - 2020

cần tiếp tục đây mạnh công tác thông tin, nhằm làm thay đổi cách tiếp cận giảmnghèo từ đơn chiều sang đa chiều, với mục tiêu phan đấu đến năm 2030, giảm

nghèo toản diện va không ai bị bỏ lại phía sau.

1.2.2 Nội dung và hình thức, phương thức thông tin của báo in ĐBSCL

31

Trang 36

với van đề giảm nghèo đa chiều cho đồng bào Khmer

Theo Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Vấn dé là điều cần được xem xét,nghiên cứu, giải quyết” Ở một khía cạnh khác “Van đề là mục tiêu nhưng chưa biếtcách thực hiện hoặc chưa biết cách thực hiện nảo là tối ưu” Do vậy, vấn đề cầnxem xét, nghiên cứu chính ở đây chính là báo in ĐBSCL đã thông tin như thế nàovề giảm nghèo đa chiều? Hay nói cách khác báo in ĐBSCL đã thông tin về giảm

nghèo đa chiều với các nội dung và hình thức, phương thức nào?.

Dé giải quyết câu hỏi này và đảm bao tính khách quan trong nghiên cứu, tác

giải thực hiện các cuộc điều tra nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống ởtỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau dé ghi nhận những nhận xét, đánh gia cua

đồng bào về báo in đã thông tin như thé nào trong thực hiện công tác giảm nghèo.

Cùng với đó là tiến hành khảo sát nội dung thông tin, hình thức, phương thức

thông tin có những thành công và hạn chế gì? Đồng thời, chỉ ra nguyên nhân và rút

ra những bài học kinh nghiệm Cũng như, tiễn hành các cuộc phỏng van sâu về quan

điểm chỉ đạo thông tin, tổ chức và chuyên tải thông tin trên báo in của BBT báo BạcLiêu, báo Sóc Trăng và báo ảnh Đất Mũi, nhằm đánh giá, phân tích đúng thực trạng

và đề xuất các giải pháp, kiến nghị sát với thực tiễn.

Về đặc điểm và nội hàm của vấn đề giảm nghèo đa chiều cho đồng bào dântộc Khmer chính là thông tin về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nướcdành cho đồng bào dân tộc Trong đó, nội dung mang tính chủ đạo là các chươngtrình, chính sách hỗ trợ về tạo sinh kế thông qua phát triển sản xuất; đào tạo nghề vàgiải quyết việc làm; các chính sách hỗ trợ về tín dụng, nhà ở, đất ở, đất sản xuất;việc thực hiện các tiêu chí và các chỉ số đo lường trong giảm nghèo đa chiều

Với các nội dung cơ bản này, vấn đề giảm nghèo đa chiều cho đồng bàoKhmer được chia ra với 3 nội dung thông tin lớn Thứ nhất là thông tin về các chủtrương, chính sách mới được thé hiện và cụ thé hóa gắn với việc tô chức, thực hiệncác chủ trương, chính sách ấy của các cấp ủy Đảng, chính quyền Thứ hai là cụ thể

hóa các chủ trương, chính sách ấy băng các bài viết minh họa chính sách gắn vớicác nội dung liên quan đên công tác giảm nghèo như: chăm lo đời sông cho đông

32

Trang 37

bào dân tộc, đồng hành và tạo sinh kế cho hộ nghèo, các tam gương điền hình vươnlên thoát, các mô hình phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững; các chính sách hỗ

trợ giúp đồng bào Khmer thoát nghèo Đặc biệt là nêu và ghi nhận những kết quảlàm được trong thực hiện công tác giảm nghèo đa chiều, những bài học kinh nghiệmtrong giảm nghèo bền vững và chống tái nghèo Đồng thời, đấu tranh, phê phán

những nhận thức, tư tưởng sai trái trong thực hiện công tác giảm nghèo, tâm lý dựa

dẫm, ý lại và trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước Thứ ba là thông tin về các chỉ

số đo lường trong thực hiện tiêu chí về giảm nghèo đa chiều Trong đó, phản ánh và

ghi nhận việc thực hiện mức độ thiếu hụt tiếp cận 5 dịch vụ xã hội cơ bản gan VỚI10 chỉ số đo lường gồm: tiếp cận các dịch vụ y tế va bảo hiểm y tế; trình độ giáodục của người lớn và tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở và diện tích nhà

ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt và hồ xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụngdịch vụ viễn thông và tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

Bên cạnh đó, tùy theo nội dung, mục đích yêu cầu của từng chủ trương,

chính sách mà BBT các toà soạn báo, phóng viên, biên tập viên đã lựa chọn ngôn

ngữ và các hình thức chuyền tải thông tin bằng nhiều cách khác nhau thông qua cácthể loại báo chí như: tin, bài phản ánh, ghi nhanh, phỏng van, phóng sự ảnh, đăngtải toàn bộ văn bản, hoặc trích một phần nội dung của văn bản đưa vào các bài viếtminh họa Cũng như, lựa chon các phương thức phù hợp dé tổ chức thông tin củatoàn soạn, thực hiện chuyên đề nhiều kỳ, chuyên trang, chuyên mục, diễn đàn nhằm chuyền tải thông tin về giảm nghèo theo chiều sâu, khai thác có hiệu quả các

lợi thế của báo in.

Bên cạnh đó, tùy theo tính chất, mức độ của nội dung mà lựa chọn các hình

thức, phương thức thông tin sao cho phù hợp, nhanh, sinh động, hấp dẫn, nhằmchuyên tải và cụ thé hóa các chủ trương, chính sách cho đồng bào dân tộc một cáchdễ hiểu, dé tiếp nhớ va dé làm theo Đồng thời, đảm báo tính thời sự, tính mục đích,tính tương tác, tính định kỳ, tính phong phú, đa đạng và nhiều chiều của thông tin

Đây là những tiêu chí quan trọng đề đánh giá chất lượng thông tin và trên cơ

sở ấy dé ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin về giảm

33

Trang 38

nghèo đa chiều trong đồng bào dân tộc Khmer.

Van đề giảm nghèo đa chiều cho đồng bào dân tộc Khmer cũng áp dụng lý

luận và các đặc điểm chung của thông tin báo chí Cũng như, các tiêu chí trong việcxem xét, đánh giá chất lượng thông tin như đã nêu Báo chí ĐBSCL và báo in BạcLiêu, báo in Sóc Trăng và báo ảnh Dat Mũi cũng áp dụng các nguyên tắc này trongtô chức thông tin về giảm nghèo đa chiều cho đồng bào dân tộc Khmer Đây chínhlà cơ sở trong việc khảo sát, phân tích và đánh giá chất thượng thông tin về giảm

nghèo đa chiều trong đồng bào dân tộc Khmer.

Tóm lại, đề tài: “Báo in Dong bằng Sông Cứu Long với van đề giảm nghèo

đa chiều cho đồng bao Khmer (Khao sát trên bao in Bạc Liêu, bao in Sóc Trăngvà báo ảnh Dat Mũi từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2019) chính là làm rõ vai trò củabáo chí nói chung và báo in nói riêng trong việc thông tin về công tác giảm nghèođa chiều cho đồng bào dân tộc Khmer trên các khía cạnh nội dung, hình thức,

phương thức thông tin, mức độ tiếp nhận thông tin đối với giảm nghèo đa chiều bềnvững cho đồng bào Khmer thông qua Từ việc điều tra, khảo sát, phân tích và đánhgiá thực trạng hiện nay, chỉ ra những mặt làm được và những hạn chế của báo in

ĐBSCL nói chung, báo in Bạc Liêu, báo Sóc Trăng và báo ảnh Đất Mũi nói riêng

để đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm không ngừng cải tiến và nâng cao chấtlượng, hiệu quả thông tin về vấn đề này.

1.3 Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về thực hiện chínhsách giảm nghèo cho đồng bào dân tộc

1.3.1 Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiệnchính sách dân tộc

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc gồm 54 dân tộc anh em nên việc thựchiện tốt chính sách dân tộc được Đảng ta đặc biệt quan tâm và xem đây là nhiệm vụ

xuyên suốt của cách mạng Việt Nam.

Với việc lay Chủ nghĩa Mac-Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng va“kim chỉ nam” cho hành động, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo trong giải quyết những

vân đê liên quan đên dân tộc và thực hiện bình đăng giữa các dân tộc Theo

Mac-34

Trang 39

Lénin: Van đề dân tộc luôn là một nội dung quan trọng và có ý nghĩa chiến lược củacách mạng xã hội chủ nghĩa Giải quyết vấn đề dân tộc là một trong những vấn đềcó ý nghĩa quyết định đến sự én định, phát triển hay khủng hoảng, tan rã của mộtquốc gia dân tộc Chính tam quan trọng đó, giải quyết van đề dân tộc thực chất làxác lập quan hệ công bằng, bình dang giữa các dân tộc trong một quốc gia, giữa các

quốc gia dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Trên cơ sở tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc và giai cấp,cùng với sự phân tích hai xu hướng của vấn đề dân tộc, V.I.Lênin đã nêu ra “Cương

lĩnh dân tộc” với ba nội dung cơ bản: Các dân tộc hoản toàn bình đăng; các dân tộcđược quyền tự quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc Đây được coi là cương

lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mac-Lénin.

Kế thừa và phát huy tư tưởng này, Đảng ta xem “Cương lĩnh dân tộc” của Chủ

nghĩa Mac-Lénin là một bộ phận không thé tách rời trong cương lĩnh cách mạng củagiai cap công nhân; là tuyên ngôn về van dé dân tộc của Đảng Cộng sản trong sựnghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải quyết đúng đắn mốiquan hệ dân tộc Cương lĩnh đã trở thành cơ sở lý luận cho chủ trương, đường lỗi và

chính sách dân tộc của các Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Với việc kế thừa, b6 sung và phát huy Chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễncủa cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng nên khối đại đoàn kếttoàn dân tộc và tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh giành độc lập dântộc và kiến quốc Nói về đoàn kết dân tộc Bác dạy: “Đồng bào Kinh hay Thổ,Mường hay Man, Gia Rai hay E-Dé, Xê Dang hay Ba Na và các dân tộc thiêu số

khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt”.

Sự gắn bó máu thịt đó còn được cụ thể hóa bằng Điều 5 trong Hiến pháp của

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “Nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nướcViệt Nam Các dân tộc bình đăng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát trién;nghiêm cam moi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt.

Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy

35

Trang 40

phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình Nhà nước thực hiện

chính sách phát triển toàn điện và tạo điều kiện dé các dân tộc thiểu số phát huy nội

lực, cùng phát triển với đất nước”.

Ngay từ lúc sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinhthan cho đồng bao dân tộc Tại Dai hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960), Bác chỉrõ: “Vi sự phát triển không đồng đều trong lịch sử, nên giữa miền xuôi và miền núi,giữa dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số tồn tại những sự chênh lệnh về trình độ kinh

tế - văn hóa Riêng ở miền núi, giữa vùng thấp và vùng cao, mức tiến bộ và trình độ

sinh hoạt càng có sự chênh lệnh Đảng và Nhà nước dân chủ nhân dân cần phảilàm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao và vùng biên giới tiễn kịp vùng nội

địa, các dân tộc thiêu số tiến kịp dân tộc Kinh, giúp đỡ các dân tộc phát huy tinhthần cách mạng và năng lực to lớn của mình, cùng nhau đoàn kết chặt chẽ để tiến

lên chủ nghĩa xã hội”.

Đặc biệt, Bác quan tâm đến công tác giảm nghèo trong đồng bào dân tộc.

Năm 1945 sau khi giành được độc lập Bác cho rằng: “Chúng ta tranh được tự do,

độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì Dânchỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ Chúng ta

phải thực hiện ngay: làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ

ở, làm cho dân có học hành” Đây được coi là những phác thảo đầu tiên về chính

sách xóa đói, giảm nghèo của Bac.

Nói về vai trò và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước đối với thực hiện công tácgiảm nghèo cho nhân dân Bác chỉ rõ: “Chính sách của Dang và Chính phủ là phải hết

sức chăm nom đến đời sống của nhân dân Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi;

nếu dan rét là Dang và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Dang và Chính phủ có lỗi;nếu dân 6m là Dang và Chính phủ có lỗi” Và Bác đã thé hiện khát vọng của bản thânmình bang câu: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao chonước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có

cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” Nếu đối chiếu những lời căn dặn của Bácvới thực hiện các tiêu chí giảm nghèo đa chiêu hiện nay gân như giông nhau.

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:45

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w