1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí: Quản trị nội dung thông tin thời sự nội chính trên báo điện tử khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

151 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ MINH TOÀN

LUẬN VAN THẠC SĨ BAO CHÍ

Cà Mau - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ MINH TOÀN

DONG BANG SONG CUU LONG

Chuyên ngành: Báo chí định hướng ứng dụng

Mã số: 8320101.01(UD)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BAO CHÍ

Cà Mau - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ Báo chí học với đề tài Quản trị nội

dung thông tin thời sự nội chính trên báo điện tử khu vực ĐBSCL là công

trình nghiên cứu của riêng tôi được sự đồng thuận và hướng dẫn khoa học củaPGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập Tạp chí Người Làm Báo.

Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và không trùnglắp với các đề tài khác Luận văn có sử dụng, kế thừa và phát triển những sốliệu, kết quả nghiên cứu từ các sách báo, giáo trình, tài liệu liên quan đến nộidung đề tài Thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn.

Cà Mau, ngày 30 tháng 5 năm 2021

Tác giả Luận văn

Ngô Minh Toàn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô Viện Đào tạo Báo chí vàTruyền thông, Trường Dai học Khoa học Xã hội và Nhân Văn; Thay hướng

dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Tạp chí Người

Làm Báo; PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, Viện trưởng Viện Báo chí và

Truyền thông, Ban biên tập, lãnh đạo các phòng chuyên môn và phóng viên

các báo Cà Mau, Cần Thơ, Hậu Giang, đã chỉ dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện

thuận lợi nhất dé tác giả hoàn thành luận văn này.

Do điều kiện và thời gian nghiên cứu có giới hạn nên trong quá trình

thực hiện luận văn gặp không ít khó khăn, do vậy luận văn không thể tránh

khỏi những thiếu sót nhất định Tác giả mong muốn nhận được sự góp ý, chỉdẫn, hỗ trợ của các thầy cô dé chỉnh sửa, bổ sung luận văn được hoàn thiện

hơn, có hàm lượng khoa học cao và có giá trị trong thực tiễn.

Trân trọng cảm ơn!

Cà Mau, ngày 30 tháng 5 năm 2021

Tác giả Luận văn

Ngô Minh Toàn

Trang 5

MỤC LỤC

MO DAU -2°Ss<©SCA99E4EY.E.A4 07.49007340 07.4407440 07794007244 0794807299EP 5

1 Tính cấp thiết của đề tài <cscscsessexsevssvssresrsserserserserssrssrssese 52 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài -2 s- 22s se << 8

3 Mục đích và nhiệm vu nghién CỨU - << 5< se 5< e5 esE 2124 13

4 Đối tượng và phạm Vi nghiên €ứu - s-s- s2 se se sessessess=sesses 13

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên CỨU -s- 55s se ssesseese 14

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài -s-scsecsecsscsscseesses 157 Kết cấu của luận văn bao ðŠm: s- 5s s2 ssssssessexssessessesses 16

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN TRI NỘI DUNG THONG TIN

THỜI SỰ NỘI CHÍNH TREN BAO ĐIỆN TỬ 25s ssecs<e 17

1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài -s ssssesses<es«e 17

1.2 Quản trị nội dung thông tin TSNC trên báo điện tử 27

1.3 Vai trò của quản trị nội dung thông tin TSNC -5-<=<< 34

1.4 Nội dung, phương thức quan trị nội dung thông tin TSNC 37

1.5 Các yếu tố tác động đến việc quản trị nội dung thông tin TSNC 43Chương 2: THUC TRANG QUAN TRI NỘI DUNG THONG TIN THỜISỰ NOI CHÍNH TREN BAO ĐIỆN TỬ Ở ĐBSCL -c «- 50

2.1 Giới thiệu các cơ quan báo chí trong diện khảo sát 502.2 Thực trang quản tri nội dung và hình thức thông tin TSNC trên báo

điện tử ĐIBSC L <5 << 4 HH 0001090000 56 57

2.3 Đánh giá thành công và hạn chế -° s2 sssssessesseessessessess 95Chương 3: GIẢI PHAP NÂNG CAO HIEU QUA QUAN TRI NOI DUNGTHONG TIN THỜI SỰ NOI CHÍNH TREN BAO ĐIỆN TU DBSCL 106

3.1 Vấn đề đặt ra đối với việc quan trị nội dung thông tin TSNC trên báo

điện tử hiện MAY o5 < 5< << 4 9 cọ 000900000091 000 1063.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nội dung TSNC trên báo

CEM Ầ GG- ỌHỌ HH Họ cọ 0 00.0000 00004 000 40000001000 004006009 6 080) 111

3.3 Một số kiến nghị, đề xuẤt .s- 5s s se sscssssssssesserserserssrssssse 117.$»00.)077 125

Trang 6

DANH MỤC CÁC THUAT NGỮ VIET TAT

HĐND: Hội đồng nhân dânUBND: Ủy ban nhân dân

ĐBSCL: Đồng bang Sông Cửu LongNXB: Nhà xuất ban

PGS.TS: Phó giáo sư tiến sĩ

BBT: Ban biên tập

TSNC: Thời sự nội chínhThS: Thạc si

TS: Tiến sĩ

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIEU BANG

Bảng 2.1: Bảng thống kê số lượng tin bài trên các báo Cà Mau, Cần Thơ, Hậu

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIEU DOBiểu đồ 2.1: Sơ đồ qui trình xuất bản báo Ca Mau điện tửBiểu đồ 2.2: Sơ đồ qui trình xuất bản báo Cần Thơ điện tử

Biểu đồ 2.3: Sơ đồ qui trình xuất bản báo Hậu Giang điện tử

Biểu đồ 2.4: Ty lệ nhóm nội dung tuyên truyền thời sự nội chính trên các báo Cà

Mau, Cần Thơ, Hậu Giang.

Biéu đồ 2.5: Nhóm nội dung thông tin về thời sự chính trị.

Biểu đồ 2.6: Nhóm nội dung truyền thông về chủ trương chính sách

Biểu đồ 2.7: Nhóm nội dung thông tin về hoạt động pháp luật.

Biểu đồ 2.8: Phân chia tỷ lệ thê loại tin bài, phóng sự thông tin TSNC trên báo

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo xu thế mới, báo điện tử là phương tiện truyền thông hữu hiệu trong

VIỆC truyền tải thông tin đến công chúng và độc giả Cùng với các loại hình

truyền thông khác báo điện tử đóng góp rất lớn vào việc làm phong phú thêmđời sông thông tin của mọi người.

Thông tin trên báo điện tử ngày càng được độc giả đón nhận như món ăn

tinh thần không thể thiếu hàng ngày Thế mạnh của báo điện tử là sự tiện lợi,nhanh chóng, phong phú, đa chiều có tính tương tác cao Độc giả có thể truy cập

tin tức mọi lúc, moi noi.

Trong thời đại kỷ nguyên 4.0 sự bùng nỗ của các loại hình, phương tiệntruyền thông, đặc biệt là mang xã hội đã làm thay đổi nhu cau tiếp nhận thông

tin của công chúng: Sự thay đổi phương thức truyền thông, phương thức tácnghiệp sáng tao tác phẩm báo chí đặt ra yêu cầu đôi mới thông tin là thực sự cầnthiết trong xu thế phát triển của báo chí hiện đại.

Sự phát triển nhanh chóng của các loại hình báo chí và mạng xã hội đã tạo

ra sức ép lớn buộc các cơ quan báo chí phải tìm ra phương thức mới tương thích

với nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng Việc ứng dụng các tiến bộ củacông nghệ thông tin gan liền với phát triển và tích hợp các loại hình sản phẩmbáo chí, tạo ra hiệu ứng tốt cho cơ chế truyền thông và hiệu quả thông tin.

Hiện nay, nhu cầu tiếp nhận nội dung thông tin trên báo chí của công

chúng chủ yếu là nắm bắt tin tức thời sự Trong các loại hình báo chí, báo điệntử chiếm ưu thế cao hơn Đặc điểm này giúp cho báo điện tử dễ dàng vượt trộihơn so với các loại hình báo chí khác về tốc độ thông tin, lượng thông tin, đảmbảo tính thời sự và tạo ra sự thuận tiện cho độc giả Hình thức truyền tải thông

tin của báo điện tử đa dạng, phong phú và sinh động không chỉ có chữ, hình ảnh

mà còn có cả âm thanh, video.

Đối với khu vực ĐBSCL là vùng đất rộng lớn, với diện tích tự nhiênkhoảng 4 triệu ha, dân số khoảng 21,49 triệu người Vùng có khoảng 80% dân

sô là nông dân, sông tập trung ở khu vực nông thôn Mặt băng dân trí của vùng ở

Trang 10

mức thấp hơn mức trung bình của cả nước Trình độ phát triển về hạ tầng, vềmức sống của người dân giữa các địa phương trong vùng chưa đồng đều.Vùng được mệnh danh là vựa lúa lớn nhất của cả nước và là vùng có sản lượng,đánh bắt, nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản đứng đầu cả nước.

Đối với 13 tòa soạn báo của Đảng bộ tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL hiện

nay, mỗi tòa soạn báo đều có các phiên ban báo in, báo điện tử Đó là một kênhtương tác đa chiều và là bộ phận quan trọng không chỉ là cầu nối giữa Đảng,Nhà nước với Nhân dân, là cơ quan tuyên truyền, giải thích vận động Nhân dânthực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước định hướng

chính tri, tư tưởng cho Nhân dân trước các vấn đề trong tỉnh, thành khu vực,

trong nước cũng như quốc tế.

Những năm gần đây, các cơ quan báo Đảng vùng ĐBSCL đã bắt đầu nâng

cấp, đầu tư theo mô hình tòa soạn tích hợp: báo in, báo điện tử nhằm đa dạng

hóa hình thức tuyên truyền, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu công chúng.

Đặc thù của báo điện tử có tính thời sự cao hơn hắn trong tất cả các loạihình báo chí Báo điện tử có thể update liên tục, tức thời ngay sau khi sự kiệnxảy ra, các phóng viên báo điện tử đã có thể update trực tiếp thông tin trên cácwebsite, vì vậy độ nóng của thông tin gần như là tức thời.

Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là việc quản tri nội dung thông tin trên báo

điện tử dan bị thay đồi và chi phối bởi các nền tảng công nghệ Trong đó, các hệ

thống quản lý thông minh dần thay thế sự can thiệp của con người trong chế

định vấn đề tổ chức, quản lý sản xuất các sản phẩm truyền thông Sự thay đổi

này đòi hỏi các báo điện tử phải đối mặt với sự thay đổi của công chúng.

Việc quản trị nội dung trên báo điện tử sẽ đối mặt với các thay đổi của

dòng chảy thông tin hơn là quản lý theo định hướng Quá trình này đòi hỏi thông

tin mặc dù được tạo ra rất nhanh chóng, kip thời nhưng tính chính xác và sự tin

cậy cần được kiểm chứng một cách khắt khe hơn.

Thông tin TSNC trên báo điện tử khu vực ĐBSCL đây là mảng thông tin

chính luận quan trọng có vai trò đặc biệt trong công tác tuyên truyền được các

báo điện tử ĐBSCL chú trọng phát triển, coi đó là một mảng thông tin để lan

6

Trang 11

tỏa, gop phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính tri ở

địa phương trong tình hình hiện nay.

Hiện tại các tin tức, sự kiện về TSNC ở báo điện tử khu vực ĐBSCL chưaphong phú, thưa về cường độ, thiếu sự đa dạng, chủ yếu là tin văn bản, lễ tân,hội nghị; Chưa có những thông tin chiều sâu, bình luận sắc xảo, mang tính định

hướng, gợi mở

Điều đó cho thấy vấn đề quản trị nội dung thông tin TSNC trên báo điệntử ĐBSCL vẫn còn tôn tại một số bất cập cần được nghiên cứu một cách bài bản

có hệ thống dé đưa ra mô hình quản trị nội dung hiệu quả trong xu thé bùng nổ

thông tin hiện nay.

Thách thức trong quản trị nội dung thông tin TSNC có những đặc điểm

khá riêng biệt so với những nội dung khác trên báo điện tử hiện nay Trước nhất,

đây là nội dung chính luận có tầm quan trọng phục vụ nhiệm vụ chính trị củacác địa phương khu vực ĐBSCL Do đó yêu cầu đặt ra là thông tin phải chính

xác, trung thực, khách quan Hơn nữa đối tượng tác động và tiếp nhận thông tincủa công chúng yêu cầu khắt khe hơn về mặt nội dung thông tin Do đó, việc tổchức sản xuất các sản pham báo chí về TSNC, việc dao tạo những phóng viên,

biên tập viên chuyên trách mảng báo chí trên lĩnh vực này cũng đòi hỏi những

kỹ năng, quy trình đặc trưng riêng.

Trong dòng chảy thông tin cuồn cuộn đó, việc cung cấp thông tin TSNCtrên báo điện tử phải có một hướng đi riêng, cung cấp thông tin nóng hồi, chínhxác; những phân tích sâu, nhiều chiều, khách quan; thông tin phản hồi, phản

biện sắc sao chuẩn mực; thông tin định hướng dư luận Do đó, người quản trịnội dung phải biết chọn lọc hợp lý, tổng hợp, đánh giá những thông tin quantrọng có giá trị thực sự, tổng hợp và sắp xếp một cách logic các thông tin ấy, từđó cung cấp những thông tin có giá trị đối với công chúng, giúp họ hiểu và năm

bắt thông tin một cách chân thực, hệ thong va sau sac hon những sự kiện TSNC

xảy ra trong đời sống xã hội Do là yêu cầu và nhiệm vụ cần thiết đặt ra đối vớicông tác quản trị nội dung TSNC trên báo điện tử trong xu thế hiện nay.

Trang 12

Nhưng trên thực tế, việc thông tin TSNC trên báo điện tử, nhất là các báo

Đảng ở ĐBSCL hiện nay còn rất hạn chế về công tác quản trị nội dung và kỹnăng biên tập Như vậy, làm thế nào đề nội dung thông tin TSNC trên báo điệntử ĐBSCL phát triển theo kịp với xu thế chung của báo chí trong môi trườngtruyền thông hiện đại; Làm thế nào để nâng cao công tác quản trị nội dung và

biên tập báo điện tử hiện nay? Đó chính là lý do dé tác giả lựa chọn đề tài: Quản

trị nội dung thông tin thời sự nội chính trên báo điện tử khu vực ĐBSCLlàm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành báo chí học.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1 Những nghiên cứu về báo chí, thông tin báo chí

Nhận thức được vai trò và ảnh hưởng to lớn của báo chí, nhất là báo điện

tử trong đời sống xã hội, nên trước đó có nhiều tác giả nghiên cứu những quy

định cụ thê để quản trị nội dung thông tin trên báo chí, báo điện tử và Internet.

- Tác giả Nguyễn Thành Lợi với bài: “Người thư ký thời đại” với cuộc

đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.|46,Tr.247], đã nhấn mạnh vai trò và sứcmạnh của công luận trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Tác giả cho rằng: Để cuộc chiến chống tham những, tiêu cực thành công, tạo sứclan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, thâm thấu tới các cấp chính quyên hơn lúc nào hết

các cơ quan chức năng cần chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, đảm bảotính công khai — là “thanh bảo kiếm” trong hoạt động quản lý, giám sát và phản

biện xã hội.

- Tác giả Đặng Thị Thu Hương trong bài “Quản trị thông tin trong bối

cảnh xã hội thông tin” [ 42, Tr.51], cho rằng sự phát triển của Internet mang tới

rất nhiều tiện ích cho cuộc sống của con người Do đó việc quản trị và quản lýtruyền thông trong bối cảnh truyền thông kỹ thuật số là việc làm có ý nghĩa cấpthiết và cần thiết hiện nay.

-Tác giả Vũ Thuy Dương trong bai “Đảo tao biên tập viên báo chí trong

môi trường truyền thông số” [30], cho rằng vai trò của người quản tri nội dungthông tin cũng như công tác biên tập trong quá trình tổng hợp và chắt lọc thôngtin đem đến cho công chúng những sản phẩm truyền thông chất lượng, giúp cho

8

Trang 13

công chúng dễ dàng tiếp nhận những thông tin hữu ích, làm tốt vai trò của“người gác cổng” là rất cần thiết Trong đó, tác giả nhắn mạnh giá trị then chốtcủa các phóng viên, biên tập viên không chỉ đơn thuần là thu thập thông tin vàđưa tin mà cần phải biết chọn lọc hợp lý, tổng hợp, đánh giá những thông tinquan trọng có giá trị thực sự đối với công chúng.

- Tác giả Nguyễn Thành Lợi trong loạt bài “ Sự vận động và phát triển

của báo chí hiện đại trong môi trường hội tu truyền thông ” [47], cho rằng:

Trước xu thế hội tụ truyền thông không thê cưỡng lại, một nhà báo đa năng phảilà người làm được nhiều việc, những nhà báo hoạt động trong các tòa soạn hội

tụ cần có sự nhạy bén dé xử lý thông tin cho các kênh truyền thông khác nhau.Thực tiễn của những tòa soạn hội tụ trên thế giới cho thấy, muốn xây dựng đượctòa soạn hội tụ thành công, trước hết cần phải có đội ngũ phóng viên, biên tậpviên có kỹ năng nghề nghiệp tốt, được đào tạo bài bản, đồng thời am hiểu nhiều

loại hình báo chí

- Tác giả Dinh Thị Thúy Hang, trong bài viết “Đào tao báo chí ở trường

đại học trong xu thế báo chí hiện đại” [36], cho rằng: Xu hướng mới của báo

chí hiện nay là sự phát triển của mô hình tòa soạn báo chí hội tụ, tòa soạn đaphương tiện Đây là xu hướng phát triển của báo chí hiện đại trên thế giới và tạiViệt Nam Chính vì vậy, ngày càng nhiều cơ quan báo đòi hỏi các nhà báo củamình phải trở thành các nhà báo “đa năng”, có nghĩa là các nhà báo cần phải

nắm bắt được kỹ năng của tất cả các loại hình báo chí: báo in, phát thanh, truyềnhình, báo điện tử và các phương pháp làm báo trên nền thiết bi mới như máy

tính bảng, điện thoại thông minh

- Tác giả Lê Thi Nhã trong cuốn “Lao động nhà báo - Lý thuyết và kỹnăng cơ bản” [49], ngoài việc đưa ra các khái niệm về nhà báo, các phâm chấtvà năng lực nghề nghiệp cơ bản của phóng viên, biên tập viên, tác giả còn mô tả

về vai trò, nhiệm vụ của những người quản trị nội dung thông tin như: Tổng

Biên tập, Phó tổng Biên tập, Ban Thư ký tòa soạn, Biên tập viên

- Tác giả Nguyễn Thành Lợi, trong cuốn “7ác nghiệp báo chí trong môi

trường truyền thông hiện đại” [45], ngoài giới thiệu các lý thuyết truyền thông,

9

Trang 14

hội tụ truyền thông, tòa soạn hội tụ, những kỹ năng cần thiết đối với nhà báo “đa

năng” trong môi trường truyền thông đa phương tiện Tác giả còn đề cập đếntruyền thông internet và lý thuyết “người gác cổng” theo tác giả hoạt động “gác

công” của cơ quan truyền thông thé hiện ở sự phán đoán “giá trị thông tin” đóphải qua khâu biên tập, sàng lọc, lựa chọn trước khi cung cấp cho công chúng.

Vai trò của người quản trị nội dung và biên tập ngày càng quan trọng

cùng với quá trình phát triển của truyền thông nói chung và báo chí nói riêng.Trong cuốn sách “Con Mắt Biên Tập” của 2 tác giả Janet.Harigan và KarenBrown Dunlap do Trần Đức Tài dịch [63], các tác giả đã đề cập đến vấn đề biên

tập bằng cách bao quát nhiều khả năng khác nhau trong công việc biên tập báo

chí Ở phần biên tập bản thảo “ Con Mắt Biên Tập” đề cập cả vai trò và sứ mệnhcủa biên tập viên cùng những vấn đề pháp lý và đạo đức nghề nghiệp liên quan

đến công tác biên tập Phần biên tập nội dung trình bày các kỹ năng biên tậpthông tin và biên tập ý nghĩa Cuốn sách còn nhân mạnh biên tập viên ngày nay

phải có nhiều kỹ năng và lòng đũng cảm dám thử nghiệm với truyền thông đa

phương tiện mà không đánh mat sứ mệnh nghé báo.

- Tác giả Nguyễn Thị Trường Giang bàn về sự hình thành và phát triểncủa báo điện tử, trong cuốn “Báo điện tử những van dé cơ bản” [32], tác giả

giới thiệu mô hình tòa soạn và quy trình sản xuất thông tin của báo điện tử, còn

giới thiệu những đặc trưng cơ bản của báo điện tử Theo đó, đặc trưng của báo

điện tử là khả năng đa phương tiện, cùng lúc có thể cung cấp cho công chúng tin

tức, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, âm thanh, video, đồ họa

- Tác giả Đặng Thị Huyền trong bài: “Báo chí viết về tội phạm và tính nhânvăn của báo chí” trong cuốn sách: Báo chí Truyền thông: Những vấn đề trọng yêu

[43,Tr.268], tác gia đã phan ánh xu hương sốc, xex, sến khi viết về tội phạm trongbáo chí đương đại và những nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng về các

van đề liên quan đến tội phạm Tuy nhiên, phải đảm bảo tính khách quan trong

thông tin và đảm bảo nguyên tắc tính nhân văn khi viết về tội phạm.

2.2 Nghiên cứu về báo điện tử khu vực ĐBSCL

Trong thời đại kỷ nguyên số, xã hội không ngừng phát triển về mọi mặt vìthé mà nhu cầu của con người cũng không ngừng nâng cao về vật chất và tinhthần Trong đó, đáng ké là nhu cầu cập nhật thông tin, tin tức là yếu tổ thiết yếu

10

Trang 15

hơn hết Con người không ngừng truy cập tin tức mỗi ngày, mỗi giờ về nhiềulĩnh vực trong đời sống xã hội thông qua báo chí và Internet.

Sự quan tâm ngày càng nhiều của công chúng đến báo điện tử không chỉtiếp tục khang định vai trò quan trọng của báo điện tử trong đời sống xã hội mabên cạnh đó còn cho thấy mức độ, giá trị tác động, tầm ảnh hưởng của các thôngtin báo chí Người dân đã coi báo điện tử là công cụ tim kiếm thông tin đặc biệt,

nói cách khác là một phương tiện truyền tải thông tin hữu hiệu, bên cạnh cácloại hình báo chí truyền thông.

Hoạt động báo chí ở ĐBSCL khá sôi động, hiện tại báo Đảng ở 13 tỉnh

ĐBSCL đều có báo điện tử hoặc trang thông tin điện tử Mặc dù ra đời và phát

triển sau các loại hình báo chí khác nhưng báo điện tử luôn khẳng định vị thế

của mình Báo điện tử là kênh truyền thông đa phương tiện, hấp dẫn bởi khôngchỉ thể hiện băng văn bản, hình ảnh mà cả âm thanh, video và các chương trình

tương tác trực tuyến khác Không bị giới han bởi khuôn khô, số trang, không bịphụ thuộc vào khoảng cách địa lý nên báo điện tử có khả năng truyền tải thôngtin đi khắp toàn cầu với số lượng không giới hạn.

Tại nhiều cuộc hội thảo lớn mang tầm khu vực như MDEC được luân

phiên tô chức ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, các nhà khoa học đã đưa ra nhiềunhận định, đánh giá về vùng Trong đó, lưu tâm nhất là người dân ở một số địa

phương còn khó khăn về việc tiếp cận thông tin, intenet; được đánh giá là một

trong những vùng trũng về trình độ dân trí.

Trong bài phát biéu tham luận với chủ đề “Báo chí thời số hoá — thách

thức báo chí địa phương”, do báo Cần Thơ tô chức năm 2017 Nhà báo NguyễnChiến, Tổng Biên tập Báo Cà Mau đã đưa ra một số ý kiến xung quanh vấn đề“Những chuyển biến tích cực từ sự tích hợp công nghệ mới trong hoạt động báo

chí” Đồng thời chỉ ra rang, thời đại cách mang công nghiệp 4.0 đã va đang tác

động mạnh mẽ, trực tiếp đến su ton tại của các phương tiện thông tin dai chúngtruyền thống, đặc biệt ảnh hưởng đến báo chí địa phương Đó là quy luật tất yếu.Vì thế, muốn tôn tại và làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền của mình thì các tờ báođiện tử khu vực ĐBSCL, trong đó có báo Cà Mau phải thay đổi Song, thay đổi

11

Trang 16

như thế nào cho phù hợp với quy mô tổ chức và nguồn lực của Tòa soạn theo xu

hướng phát triển hiện nay.

Luận văn thạc sĩ báo chí học “Báo Dang ở các tinh đồng bằng sông Cửu

Long hiện nay” của Đoàn Phương Nam (Học viện Báo chí và Tuyên truyền,

năm 2008) [52] tập trung khảo sát và đánh giá sự phát trién của đội ngũ nhà báovà các tòa soạn báo của Đảng khu vực Đồng bang sông Cửu Long.

Luận văn thạc sĩ báo chí học: “Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo trong toà

soạn có báo in và báo mạng điện tử ở Tây Nam Bộ hiện nay” của tác giả Nguyễn

Quốc Danh năm 2015 [29] nhăm khảo sát, đánh giá thực trạng về kỹ năng tác

nghiệp cua nhà báo trong toà soạn có báo in và báo mạng điện tử, đưa ra hệ

thống những giải pháp để tăng cường hiệu quả các kỹ năng làm báo đa loại hình,

đa phương tiện cho các nhà báo.

Luận văn: Vấn đề tổ chức, khai thác nguồn tin từ công chúng của tòa soạnbáo Đảng vùng Đồng bằng sông Cửu Long của tác giả Lê Phong Phú năm 2017

[55] Luận văn đề cập đến phương pháp tô chức khai thác và xử lý nguồn thông

tin Xu hướng công chúng, tham gia cung cấp nội dung thông tin đã và đang

thúc đây sự phát triển của các loại phương tiện truyền thông đại chúng Thựchiện chức năng, nhiệm vụ của mình, hầu hết, mỗi tòa soạn báo đều tổ chức, khai

thác thông tin do công chúng cung cấp Đây là kênh thông tin tương tác, quan

trọng của báo chí.

Luận văn: “Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo viết phóng sự ở các tờ báođịa phương miền Tây Nam Bộ hiện nay” của Lê Ngọc Thúy [62] Luận văn khảo

sát thực tế việc sử dụng kỹ năng tác nghiệp của nhà báo viết phóng sự ở các tờ

báo địa phương vùng ĐBSCL hiện nay.

Các tác giả của các công trình nghiên cứu trên đã bàn đến cơ sở lý luậncủa báo chí truyền thông, hội tụ truyền thông, phương pháp khai thác thông tin,kỹ năng tác nghiệp của nhà báo trong kỷ nguyên số và những vấn đề có liênquan Tuy nhiên, bàn về công tác quản trị nội dung TSNC trên báo điện tử ở

ĐBSCL chưa được đề cập tới, nhất là những kỹ năng đặc trưng của nội dung

thông tin TSNC trên báo điện tử, các bước khai thác, xử lý nội dung thông tin

12

Trang 17

thời sự nội chính cũng như nội dung về thế mạnh và sự khác nhau của thông tin

TSNC đối với các nội dung thông tin thời sự khác trên báo điện tử ở ĐBSCL.Trong khi đó, đời sống hoạt động báo chí ở khu vực này phát triển rất đa dạng

và phong phú.

Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu, luận văn Quản

trị nội dung thông tin thời sự nội chính trên báo điện tử ĐBSCL sẽ bổ khuyếtcho vấn đề nêu trên.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở đó, tác giả luận văn đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng

quản trị nội dung thông tin TSNC trên báo điện tử ở khu vực ĐBSCL hiện nay.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Đề đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

- Khái quát hệ thống những vấn đề lý luận về báo chí truyền thông và

công tác quản tri nội dung của các co quan báo Dang địa phương hiện nay;

- Khao sát thực trang quản tri nội dung thông tin TSNC, đi sâu phân tích

chủ thé quản trị, nội dung, phương thức quản trị, cách khai thác và xử lý nội

dung thông tin trong lĩnh vực nay trên báo điện tử ở ĐBSCL hiện nay qua một

số cơ quan báo chí trong diện khảo sát;

- Đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản

trị nội dung thông tin TSNC trên báo điện tử ở khu vực ĐBSCL.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Quản trị nội dung thông tin TSNC trên báo điện tử ở khu vực ĐBSCL.

13

Trang 18

4.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản trị nội dung thông tin TSNC

trên báo điện tử tại 3 cơ quan báo chí: Báo Cà Mau, Cần Thơ và Hậu Giang từ

năm 2019- 2020.

Đối với Cần Thơ là thủ phủ của ĐBSCL, là trung tâm kinh tế vùng BáoCần Thơ là tờ nhật báo duy nhất ở ĐBSCL nên việc nghiên cứu báo Cần Thơ sẽkhái quát được thực trạng chung Đối với Cà Mau là tỉnh cuối cùng cực Nam Tổquốc, điều kiện địa lý cách trở, ở xa các trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng và

cả nước nên điều kiện tiếp cận thông tin, khoa học kỹ thuật hạn chế Còn báo

Hậu Giang là tinh mới được tái thành lập, theo đó báo điện tử Hậu Giang còn

non trẻ nên cần phải nghiên cứu dé có cái nhìn tổng quan về sự phát triển của

các báo điện tử khu vực ĐBSCL.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn nghiên cứu dựa trên quan điểm, chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí truyền thông Trong đó,tập trung làm rõ những van đề về xu hướng phát triển của báo chí truyền thông

trong kỷ nguyên 4.0, đặc biệt là truyền thông đa phương tiện và kỹ năng quản trị

nội dung thông tin và công tác biên tập trên báo điện tử ở khu vực ĐBSCL nói

riêng trong hoạt động báo chí nói chung.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương phápkhảo sát thống kê, phương pháp phân tích thông điệp, phương pháp phỏng vấn

sâu, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp nghiên cứu trường hợp.

- Phương pháp khảo sát, thong kê: Cụ thê, tác giả luận văn khảo sát thực

trạng công tác quản trị nội dung thông tin TSNC và kỹ năng biên tập trên báo

điện tử của các nhà báo ở ĐBSCL, từ đó đưa ra những kết quả cụ thé liên quanđến công tác quản trị và xử lý nội dung thông tin TSNC trên báo điện tử ở khu

vực ĐBSCL.

14

Trang 19

Đồng thời, đề xuất, kiến nghị nâng cao kỹ năng công tác quản trị nộidung và xử lý thông tin mảng đề tài này trên báo điện tử ở khu vực này hiện nay.

- Phương pháp phân tích thông điệp: Phân tích các tin, bài về TSNC trêncác báo trong diện khảo sát về tần suất xuất hiện, nội dung thông tin và hình

thức thé hiện.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả phỏng vẫn sâu 5 người bao gồm:Tổng biên tập Báo Cà Mau, Cần Thơ và Hậu Giang; Trưởng phòng điện tử báoCần Thơ và phóng viên chuyên trách mảng thời sự nội chính báo Cà Mau Mục

đích của phương pháp này là để có được những ý kiến khách quan về công tác

quản trị nội dung và kỹ năng công tác biên tập trên báo điện tử và những định

hướng chiến lược phát triển nội dung thông tin TSNC trên báo điện tử trong các

cơ quan báo chí.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tập hợp, trích dẫn, phân tích các loại

tài liệu có liên quan nhằm hệ thống hoá các van dé lý luận, xây dựng khung lýthuyết làm cơ sở lý luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài quản tri nội

dung thông tin TSNC trên báo điện tử trong kỷ nguyên 4.0.

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Nhằm tìm hiểu thực trạng quytrình tổ chức sản xuất tin, bài TSNC của các báo điện tử trong diện khảo sát.

Trong đó, đi sâu nghiên cứu quy trình xuất bản, công tác biên tập nộidung và tần suất đưa tin, bài TSNC, cách thức tô chức khai thác nguồn tin ở BáoCà Mau, Báo Hậu Giang và báo Cần Thơ.

Từ đó Luận văn sẽ có những đánh giá, phân tích mang tính so sánh từ các

số liệu thu thập được ở các Báo Cà Mau, Báo Hậu Giang và báo Cần Thơ.6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận

Về mặt lý thuyết: Đề tài có ý nghĩa đóng góp vào lý thuyết về mô hình

quản tri nội dung thông tin TSNC trên báo điện tử hiện nay.

Luận văn sẽ góp phần hệ thong hoa thêm khung lý luận về công tác quản

trị nội dung thông tin trên báo điện tử nói chung và mảng dé tai TSNC nói riêng,

là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng về

15

Trang 20

công tác quản trị nội dung thông tin trên báo điện tử và kỹ năng biên tập tại các

cơ sở dao tao và nghiên cứu về lĩnh vực truyền thông, báo chí.6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn có giá trị tham khảo thực tiễn về công tác quan tri nội dung cho

lãnh dao các co quan báo điện tử va các nhà báo tác nghiệp trên lĩnh vực TSNC

ở khu vực ĐBSCL Đề tài có tác dụng góp phần vào việc giúp cho lãnh đạo các

cơ quan báo chí và các nhà báo chuyên làm báo điện tử có cái nhìn rõ ràng hơn

về việc xử lý nội dung thông tin TSNC - mang đề tài khó tiếp cận và công

chúng tiếp nhận thông tin với thái độ khắt khe hơn các mảng đề tài thời sự khác

trên báo điện tử theo xu hướng truyền thông đa phương tiện hiện nay.

7 Kết cấu của luận văn bao gồm:

Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung

chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Co sở lý luận về quản trị nội dung thông tin TSNC trên báo

Trang 21

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN TRI NOI DUNG THONG TIN

THỜI SỰ NOI CHÍNH TREN BAO ĐIỆN TỬ

1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài1.1.1 Báo chí và truyền thông

Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xãhội thé hiện bằng chữ viết, hình anh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ

và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báoin, báo nói, báo hình, báo điện tử (Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Luật Báo

Theo Giáo trình Lý luận báo chí truyền thông, tác giả Dương Xuân Sơn,cũng nhận định răng: Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng truyền tải

thông tin về các sự kiện, sự việc, hiện tượng đang diễn ra trong hiện thực khách

quan một cách nhanh chóng, chính xác và trung thực đến đông đảo công chúng,nhăm tích cực hoá đời sống thực tién.[56,Tr.9]

Khái niệm báo chí có thé được định nghĩa trên ba phương diện: “báo chílà một trong những hệ thống xã hội (định danh), “báo chí là một hoạt động chínhtrị xã hội” (định tính), "báo chí là thứ vũ khí lợi hại trong cuộc đấu tranh chính

trị, tác động vào xã hội để tạo ra sự can thiệp gián tiếp vào đời sống chính tri,tham gia vào việc tập hợp lực lượng, giáo dục ý thức và góp phan tích cực vào

việc hình thành các khuynh hướng, các phong trào chính trị - xã hội” (mục đích).

Xét theo quan điểm hệ thống, khái niệm báo chí được hiểu như một thiết chế,

một chỉnh thể Theo quan niệm truyền thống báo chí được coi là phương tiện

17

Trang 22

truyền thông đại chúng truyền tải những thông tin thời sự có tính định kỳ đến

với đông đảo công chúng Đặc điểm nỗi bật của báo chí là tính công khai, trung

thực, chính xác và sự lan toả nhanh chóng rộng khắp.

Tính định kỳ của báo chí được xác định theo từng loại hình báo chí nhưbáo in, báo nói, báo hình và báo điện tử phát trên mạng Internet Đặc biệt, trong

thời đại bùng nỗ thông tin, việc ứng dụng sự tiễn bộ của công nghệ thông tin đãlàm cho báo điện tử phá vỡ tính định kỳ và làm tăng khả năng tiếp cận thông tinmột cách nhanh nhất, cập nhật nhất.

Từ những điều phân tích trên, có thể đưa ra một cách hiểu (định nghĩa) về

khái niệm báo chí như sau: Khái niệm báo chí ở đây được coi là sản phẩm củahoạt động báo chí để chỉ sự tiếp nhận của công chúng và được xem là một hệ

thong xã hội, một thiết chế, một hoạt động chính trị — xã hội, để xem xét mối

quan hệ của báo chí với các thiết chế khác trong đời sống xã hội cũng như mối

quan hệ tương tác hai chiều với công chúng.

Thuật ngữ thông tin báo chí, hiểu theo nghĩa rộng, là “toàn bộ tin tức(băng ngôn từ và cả hình thức được ghi lại không bằng ngôn từ) mà báo chí đemlại cho công chúng”, “bên cạnh thông tin thời sự, trong nguồn thông tin của báo

chí còn có thông tin cơ bản và bình luận, thông tin nghệ thuật và chính luận”.

Nói cách khác, đó là toàn bộ thông điệp mà tác pham báo chí mang đến cho

người tiếp nhận; nội dung thông điệp chính là ngữ nghĩa trong văn bản.

Cách phân loại thông tin báo chí được dựa trên cơ sở cách phân loại thực

tế, hiện hành và phổ biến của báo chí hiện nay Đó là phân loại theo dé tài — tứclà theo lĩnh vực thực tiễn mà báo chí phản ánh (ví dụ: các đề tài về chính trị - xãhội, về kinh tế, về văn hoá — giáo dục, về văn học - nghệ thuật, về thé thao, ).

Truyền thông theo tiếng Anh là communication có nghĩa là sự truyền đạt,thông tin, thông báo, giao tiếp, trao đồi, liên lạc, giao thông

Thuật ngữ “truyền thông” có nguồn gốc từ tiếng Latinh Commune với

nghĩa là "chung" hay "cộng đồng” Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con

đường, phương tiện dé đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa những cá nhân với cá

nhân, cá nhân với cộng đông xã hội Nhờ truyên thông — giao tiép mà con người

18

Trang 23

tự nhiên trở thành con người xã hội Từ những định nghĩa trên, có thé thấy được

tính phức tạp, đa dạng của truyền thông, do đó, những nghiên cứu về truyền

thông phải mang tính liên ngành, doi hoi sự nỗ lực của nhiều bộ môn Như vậy,

khái niệm về truyền thông bao hàm một ý nghĩa hết sức rộng lớn.

Truyền thông đại chúng (mass communication) được hiểu là quá trình truyền

đạt thông tin một cách rộng rãi đến với mọi người trong xã hội Quá trình này đượctiến hành thông qua báo chí, phát thanh, truyền hình, Internet, tức là thông qua cácphương tiện truyền thông đại chúng (mass media) Nhìn chung, nói đến truyền

thông đại chúng là nói đến hoạt động truyền đạt thông tin tới các nhóm, các cộng

đồng người, với phạm vi tác động và quy mô tác động xã hội rộng lớn.

Theo tác giả Phạm Thành Hưng (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007),

Thuật ngữ báo chí - truyền thông giải thích: Có nhiều cách định nghĩa về truyềnthông, tùy thuộc vào sốc nhìn mỗi chuyên ngành khoa học Truyền thông là

phương thức tồn tại đồng thời cũng là bản chất xã hội loài người Truyền thôngđồng nghĩa với sự giao tiếp, giao tế, dưới hình thức đơn giản nhất là sự đốithoại, nói năng, dưới hình thức hiện đại nhất là sự truyền phát một thông điệp,một tuyên ngôn, cảnh báo nào đó trên mạng mở rộng toàn cầu Tuy nhiên, khinói tới truyền thông, chủ yếu người ta nói tới các quá trình và các phương tiệntruyền thông có tính xã hội rộng rãi, như hoạt động ấn loát, xuất bản sách báo,

phát thanh truyền hình và Internet [40, Tr.225]

Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh,được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử Sử

dụng giao diện website trên Internet để truyền tải thông tin bằng bài viết, âmthanh, hình ảnh, các đoạn video gồm cả hình ảnh động và âm thanh (video clip).Theo Khoản 6, Điều 3, Chương 1, Luật báo chí (sửa đổi năm 2016) [14], nêu rõ:Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được

truyền dân trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử.

1.1.2 Báo điện tử

Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối vớiloại hình báo chi nay: Báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến (Online

19

Trang 24

Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí Internet (InternetNewspaper), và báo mạng điện tử.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền chọn thuật ngữ “Báo mạng điện tử”.

Với khái niệm: báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới

hình thức của một trang web, phát hành trên mạng Internet, có ưu thé trong

chuyền tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương

Báo điện tử cho phép kết nối và truyền tải một dung lượng thông tin lớnvới tốc độ nhanh Nhờ vậy, con người trên khắp hành tin dé dàng truy cập, liênkết với nhau, chia sẻ, trao đổi, hình thành dư luận xã hội và tham gia giải quyếtnhững vấn dé toàn cầu, những van đề khu vực hay từng quốc gia một cáchnhanh chóng và hiệu quả Đây là loại hình báo chí có năng lực hàng đầu trong

việc xã hội hóa các sự kiện và vấn đề thời sự nhanh chóng, rộng khắp và phong

phú sinh động nhất.

- Đặc trưng cua báo điện tử

Theo hai tác giả Nguyễn Trí nhiệm, Nguyễn Thị Trường Giang, Báo

mạng điện tử, đặc trưng và phương pháp sáng tạo, 2014, nhà xuất bản Chính trịQuốc gia [50].

- Cho pháp cập nhật thông tin tức thời, thường xuyên và liên tục

Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, máy vi tính và đặc biệt là vai trò của

mạng toàn cầu Internet, các nhà báo trực tuyến có thê dễ dàng xâm nhập sự kiện,nhanh chóng viết bài và gửi về toà soạn thông qua hệ thống thư điện tử Với tốcđộ đường truyền nhanh, thậm chí các nhà báo có thể đưa tin cùng lúc với sự

kiện, ví dụ như khi tường thuật một trận bóng đá, hay một cuộc họp báo

20

Trang 25

Không chỉ tức thời, báo mạng điện tử còn cho phép nhà báo thường xuyên

update thông tin Điều này khác với báo giấy hoặc các loại hình báo chí khác ởchỗ nhà báo có thé đăng tải thêm tin tức bat cứ lúc nào mà không phải chờ đếngiờ lên khuôn hay sắp xếp chương trình như ở các loại hình báo chí khác Chínhvì thế mà người ta còn cho báo mạng điện tử một đặc trưng là tính phi định kì.

Đặc điểm này giúp cho báo mang dễ dang vượt trội hơn so với các loạihình báo chí khác về tốc độ thông tin, lượng thông tin, đảm bảo tính thời sự và

tạo ra sự thuận tiện cho độc giả Nhiều người tìm đến báo mạng điện tử dé cap

nhật thông tin cũng là vi lí do này.

- Có tính tương tac cao

Tính tương tác là một trong những đặc trưng quan trọng của báo chí Khi

mà mọi điều kiện của con người được nâng cao, nhu cầu được đáp ứng về thông

tin, cũng như sự tương tac với báo chí của độc giả càng được coi trọng.

Ở bắt kì loại hình báo chí nào, tính chất này cũng được những người làmbáo lưu tâm Đối với báo mạng, nhờ có những đặc trưng nổi trội về công nghệ

mà dường như tính tương tác có vẻ cao hơn so với các loại hình còn lại.

Không dừng lại ở sự tương tác giữa độc giả với toà soạn, ở báo mạng điện

tử, chúng ta còn có thé thay sự tương tác nhiều chiều giữa độc giả với nhà báo,

độc giả với độc giả, hay độc giả với nhân vật trong tác phâm báo chí.

Quá trình tương tác trên báo mạng điện tử nhanh chóng và thuận tiện hơn

nhiều so với các loại hình báo chí khác Ngay sau mỗi tác pham báo chí đăng trêntrang báo mạng điện tử đều có mục phản hồi, ngoài ra còn có rất nhiều kênh

tương tác khác như feedback, vote, email, forum tiện cho độc giả dễ dàng đóng

góp ý kiến của mình Điều này khó thấy trên báo hình, phát thanh hay báo giấy.

- Tinh da phương tiện

Người ta nói báo mạng điện tử là một loại hình báo chí tổng hợp, tích hợpnhiều công nghệ (multimedia) Trên một tờ báo mạng, thậm chí ngay trong một

tác phâm báo mạng có thê tích hợp cả báo viết, báo phát thanh và báo hình.

Khi đọc báo mạng độc giả có thé chủ động xem những tác pham mình quan tâmở bat kì trang nào giống như báo in Đồng thời cũng được trực quan những hình

21

Trang 26

ảnh, video clip, lang nghe những âm thanh mà không hề bị phụ thuộc vào cácyếu tố thời gian, không gian.

Sự tích hợp này giúp cho báo mạng điện tử có được những yếu tố hap dẫncủa các loại hình báo chí khác, vì thế mà trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn.

click chuột.

Khả năng liên kết của báo mạng điện tử thật sự mở ra một kho thông tin

vô hạn cho độc giả.

- Khả năng lưu trữ và tim kiếm dé dàng

Báo mạng điện tử cho phép lưu trữ bài viết theo hệ thống khoa học, với

một lượng không 16 thông tin lưu trữ Đồng thời với đó là khả năng tìm kiếm dễ

dàng nhờ vào các mục tìm kiếm với các từ khoá được đính kèm trên mỗi trang

báo mạng điện tử Có thé xem theo ngày, xem theo bài, hoặc theo chủ dé Nếu

không có điều kiện đọc ngay lúc online, độc giả báo mạng có thể lưu bài viết lạidé đọc sau, hoặc là độc giả cũng có thể đọc lại nhiều lần tuy thích, mà thao tác

hoàn toàn đơn giản Điều này với truyền hình hay phát thanh là vô cùng khó.

- Tính xã hội hoá cao, khả năng cá thể hoá tốt

Nhờ vào sự phủ sóng của mạng toàn câu Internet, báo mạng điện tử không

có giới hạn về khoảng cách, thêm vào đó là tính tương tác cao, do đó đễ dàng cóthé thấy tính xã hội hoá rất cao ở loại hình báo chí mới mẻ này.

Tuy nhiên, báo mạng điện tử lại cũng có kha năng cá thé hoá tốt Điều nàythoạt nghe tưởng như mâu thuẫn, nhưng hoàn toàn không phải Tính cá thể hoáđược thể hiện ở chỗ người đọc được chủ động lựa chọn tờ báo, trang báo, bài

báo theo nhu cầu, đọc bao lâu tùy thích.

22

Trang 27

1.1.3 Thông tin thời sự

Thông tin thời sự được tác giả Phạm Thành Hưng đưa ra khái niệm trong

cuốn Thuật ngữ Báo chí — Truyền thông [40] Tin thời sự là thông báo về một sự

việc mới xảy ra, có ý nghĩa xã hội cấp thiết Nếu đặt vào trục vận động của thờigian tuyến tính, tin thời sự là thông báo về một biến cỗ năm trong mặt cắt hiện

tại, mang tính thời điểm, được nam bắt băng một số phương tiện truyền thôngnào đó Tin thời sự có tính thời điểm.

Thời sự là những thông tin liên quan đến xã hội hoặc chính trị trong thờigian gần nhất nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin hay tin tức của của

người dan.

Thời sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong xu thế hội nhập và phát triển,đáp ứng được mọi nhu cầu của xã hội cần và thời sự chính là cầu nối cho sự phát

triển và giao lưu trong xu thế toàn cầu hóa.

Tin tức báo chí, là các thông tin mới về những gì đã và đang hoặc sẽ diễnra trong xã hội Tin tức có thé có tác động đến nhiều người.

Thông tin thời sự là những sự việc ít nhiều quan trọng trong một lĩnh vựcnảo đó, thường là xã hội - chính trị, xảy ra trong thời gian gần nhất và đang đượcnhiều người quan tâm theo dõi.

Thông tin thời sự phải phản ánh đời sống một cách khách quan, chân

thực: Tính khách quan, chân thực của thông tin thời sự báo chí thể hiện ở việcđảm bảo nội dung thông tin phản ánh chính xác về sự kiện, quá trình hiện thực.

Sự kiện diễn ra như thế nào thì nội dung thông tin báo chí phải chuyên tải như

thé day, không được cắt xén, bóp méo, tô hồng, làm sai lệch nguyên bản sự kiện.

Tính khách quan, chân thực là nguyên tắc tối cao, là điều kiện tồn tại của báochí, thể hiện chất lượng của thông tin thời sự báo chí và tạo nên hiệu quả của

hoạt động báo chí.

Thông tin báo chí phải đảm bảo tính thời sự: Tính thời sự của báo chí là

đưa đến cho công chúng về sự kiện mới nhất, giúp họ nhận thức kịp thời và có

thái độ đúng dan trước các sự việc, tình huống diễn ra trong đời sống xã hội.Thông tin báo chí chỉ có giá trị khi đáp ứng được nhu cầu, mục đích của đôi tượng

23

Trang 28

tiếp nhận, giúp họ giải quyết được những vấn đề đang đặt ra Giá trị của thông tin

báo chí không mat di trong quá trình chuyên giao thông tin, tuy nhiên thời hạn sử

dụng nó không vô tận Thông tin nhanh chóng trở nên lỗi thời do sự xuất hiện của

những thông tin mới trong quá trình phản ánh về cùng một đối tượng.

1.1.4 Thông tin thời sự nội chính

Theo tác giả Nguyễn Văn Dững, trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí (NXB

Nhà xuất bản Lao động, 2012 ), [26, Tr.181], thông tin thời sự - chính trị là loại

thông tin phố biến nhất của báo chí nước ta, có tính chất quảng bá, đại chúng hóanhằm thỏa mãn nhu cầu thời sự của công chúng và phục vụ mục đích, tính chất,

khuynh hướng của báo chí Loại thông tin này có thể bao quát hầu hết những sự

kiện và vấn đề nỗi bật trong nước và thế giới Thông tin thời sự - chính trị có thểgọi là thông tin quảng bá, thông tin phố quát, phục vu moi tang lớp dân cư nói

chung nhằm thỏa mãn mục đích chính tri của chủ thé thông tin — truyền thông.

Báo chí cần phải tích cực truyền bá tư tưởng chính thống của Đảng, đấutranh chống các tư tưởng thù địch, tư tưởng bảo thủ lạc hậu, chống đầu cơ chínhtrị và tham nhũng chủ yếu thông qua việc thông tin, giải thích và bình luận cácsự kiện, vấn đề thời sự đang diễn ra Báo chí truyền bá tư tưởng và lý luận

nhưng không giáo điều, không nói suông, mà thông tin sự kiện và vấn đề cụ thể,thiết thực, gần gũi với công chúng xã hội Nhờ thế, báo chí thuyết phục nhân dânbang chính cuộc sống sinh động thuyết phục.

Nội chính là công việc chính trị đối nội của một quốc gia Đây là hoạtđộng điều hành có tính chất đối nội của quốc gia chủ yếu trên tất cả các lĩnh vựcbao gồm: chính trị, hoạt động nhà nước, an ninh, quốc phòng, tư pháp, thanh tra.Khi xem xét thuật ngữ này gắn với hoạt động của Nhà nước, chúng ta có thểhiểu theo nghĩa rộng, đó là toàn bộ công việc thuộc chức năng đối nội của Nhà

nước, là việc quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực đời sông — xã hội của mộtquốc gia, như: chính tri, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.

Trong bộ máy nhà nước có một SỐ CƠ quan, tô chức là lực lượng trực tiếp,

chủ yếu thực hiện công tác nội chính, gồm: Quân sự, Công an, Kiểm sát, Tòa án,

Tư pháp, Thanh tra có hoạt động liên quan nhiều đến lĩnh vực nội chính Các

24

Trang 29

cơ quan, tổ chức nói trên, đều có mối quan hệ công tác chặt chẽ, thường xuyên

với nhau, thường được hiểu và gọi chung là các cơ quan, tô chức nội chính.

Vì vậy, thông tin thời sự nội chính của báo chí là những thông tin thời sựcập nhật trên báo chí, phản ánh hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước,

Chính phủ (ở cấp trung ương và địa phương), bao gồm cả các hoạt động của các

tổ chức chính trị - xã hội, là hoạt động tuyên truyền phổ biến đường lối chủtrương chính sách của Đảng và Nhà nước, và cũng là hoạt động thông tin vềnhững van đề liên quan đến pháp luật (trực tiếp gắn với hoạt động của các cơquan công an, kiểm sát, tòa án)

Tóm lại, trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, TSNC được nhắc tới với tư

cách là thông tin (tin tức từ các thể loại như tin, bài phản ánh, phỏng vấn, phóng

sự ) Nghĩa là nó có những điểm nỗi trội về tính chất thông tin, về hình thứcthể hiện, về mục đích thông tin Cụ thể:

- Về tính chất thông tin: Thông tin phải chính xác, nhanh chóng, kịp thời,trung thực, đúng định hướng, thiết thực với công chúng.

- Về hình thức thông tin: Thông tin TSNC trên báo điện tử được thể hiệnbằng chữ viết, hình ảnh, đồ họa, Clip Nhằm tái hiện cuộc sống một cách kháchquan, trung thực và sinh động những sự kiện đã và đang diễn ra trong đời sống

xã hội hàng ngày.

- Về mục đích thông tin: Thông tin TSNC trên báo điện tử nhằm giúp độc

giả trong một khoảng thời gian ngắn nhất, nhanh nhất biết và hiểu có sự kiện gì

đang xảy ra trong đời sống.

1.1.5 Công tác biên tập báo chí

Biên tập được hiểu là một hoạt động gồm việc tô chức khai thác, lựa chọncác tác phẩm dé in, nhân bản; dé truyền phát, phát hành trong các chương trìnhnghe nhìn, các chương trình phát thanh, truyền hình, báo in; đồng thời nâng cao

chất lượng tác phẩm Với nghĩa này, biên tập là một khâu quan trọng của mọi

hoạt động báo chí truyền thông và nghệ thuật.

Trong quy trình xuất bản, biên tập nằm trong các hoạt động văn hóa tỉnh

thần là công việc của người làm truyền thông, sử dụng những thành tựu, tri thức

25

Trang 30

tổng hợp và chuyên sâu vào hoạt động nghiệp vụ Nó không phải là hoạt độngsáng tác như những nhà văn hóa, văn học hay nhà khoa học Điểm chung của

công tác biên tập là tính chất gia công, chỉnh sửa, tu sửa cho bản thảo nhằmhoàn thiện, nâng cao hơn chất lượng nội dung và hình thức của tác phâm, công

trình, tài liệu.

Biên tập viên: Là người làm việc trong ban biên tập các cơ quan truyềnthông với công việc cụ thể là chỉnh sửa văn bản và các nội dung thông tin đang

được chuẩn bị công bố, truyền phát hoặc xuất bản Biên tập viên còn được tính

cả cho các nhà báo làm việc tĩnh táo viên tại ở trụ sở chính của toà soạn báo và

các cơ quan đài phát thanh, truyền hình.

Theo Điều 15, Luật xuất bản năm 2004, nêu rõ về tiêu chuẩn, quyền hạn,

nhiệm vu của biên tập viên[ 14] Là những người làm công việc ở các cơ sở xuất

bản, các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương, địa phương Ở Việt Nam,

biên tập viên được chia thành 3 loại: Biên tập viên, Biên tập viên chính và Biên

tập viên cao cấp.

Trong hoạt động truyền thông nói chung, biên tập viên chính còn là kháiniệm chỉ người thực hiện một loại chương trình truyền phát nào đó của phátthanh, truyền hình, bao gồm các công đoạn từ ý tưởng sáng tác đến khâu sửa

chữa hoàn chỉnh diện mạo cuối cùng của chương trình trước khi đưa đi phát

sóng Biên tập viên chính không chỉ là người có năng lực làm chủ bản thảo, phát

hiện nhanh chóng những thành công và hạn chế, ưu điểm và sai sót của bản thảo

mà còn là người có khả năng đồng sáng tạo với tác giả Biên tập viên chính

thường đảm nhận công việc tổ chức bản thảo, xây dựng đề cương cùng tac giả.

Trong hoạt động báo chí và truyền thông ở Việt Nam, hai khái niệm biên

tập viên và biên lập viên chính không phải khi nào cũng được sử dụng với ý

thức đầy đủ về năng lực chuyên môn, phạm vi trọng trách, mà nhiều khi thiên về

cách hiéu phân ngạch công chức, lương bổng Ở nhiều nước editor (biên tập viênchính) với redactor (biên tập viên) là hai từ không đồng âm và vì vậy mà dễdàng nhận ra là không đồng nhất về ngữ nghĩa Những định nghĩa trên được dựa

26

Trang 31

theo các phân tích mà tác giả Phạm Thành Hưng, trong cuốn sách Thuật ngữ

Báo chí — Truyền thông (NXB, Đại học quốc gia Hà Nội, 2007).[40, Tr.49]

Theo tác giả Claudia Mast, người dịch Trần Thái Hậu, Truyền thông đạichúng — Công tác biên tập (NXB Thông tắn, 2003) [62], phân tích về những đặc

điểm của công tác biên tập:

Đặc điểm thứ nhất: Những mục tiêu và kế hoạch cụ thể được coi là

những công việc thường nhật của các biên tập viên Trong khoa học quản lý

người ta chia việc lãnh đạo doanh nghiệp thành ba khu vực: kế hoạch, tổ chức

sản xuất và kiểm tra Tất nhiên khi vận dụng khoa học quản lý cần chú ý đến

những đặc điểm của công tác biên tập: mỗi một sản phẩm truyền thông được đưa

ra cho hai thị trường Trên thị trường thứ nhất nó được bán tới độc giả, thính giả

hoặc khán giả Trên thị trường thứ hai nó cạnh tranh trên thị trường quảng cáo.

Đặc điểm thứ hai: Sản pham truyền thông có chu trình sản xuất cực ngăntrong chu trình của nó sản phẩm thường xuyên được sản xuất mới.

Đặc điểm thứ ba: Công tác biên tập có quan hệ rộng rãi với trung tâm báo chí,

các cơ quan thông tan, các phóng viên thường trú và độc giả, thính giả, khán giả.

Đặc điểm thứ tư: Ngành truyền thông có tốc độ cao về tiến bộ kỹ thuậtvới bốn mô hình tổ chức cơ bản: tổ chức một tuyến, tổ chức một tuyến có cố

van, tổ chức đa tuyến và tô chức hỗn hợp Phô biến nhất trong thực tiễn biên tập

là hình thức tổ chức một tuyến truyền thống Ban biên tập được phân công thành

các tiêu ban, đứng đầu tiêu ban là một trưởng tiểu ban và một phó tiêu ban, cáctrưởng phó tiêu ban này trực thuộc tổng biên tập Đứng đầu ban biên tập thườngcó một bộ ba gồm Tổng biên tập, Phó tổng biên tập và Phó tong biên tập thườngtrực, vị phó thường trực này là người trực tiếp chịu trách nhiệm điều hành hoạt

động tòa soạn.

1.2 Quản trị nội dung thông tin thời sự nội chính trên báo điện tử

1.2.1 Khát niệm quản trị

Quản tri có rất nhiều khái niệm khác nhau được đưa ra và chưa có sự

thống nhất hoàn toàn nào về định nghĩa này Quản trị là tiễn trình hoạch định, tổ

chức, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động của các thành viên trong tô chức, sử dụngcác nguồn lực nhằm đạt đến sự thành công trong các mục tiêu đề ra [56]

27

Trang 32

Từ khái niệm này giúp chúng ta nhận ra rằng, quản trị là một hoạt động

liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong một tô chức Đó là

quá trình nham tạo nên sức mạnh gắn liền các van dé lại với nhau trong tô chức

và thúc đây các vẫn đề chuyền động.

Cụ thể hơn, quản trị có nghĩa là toàn bộ quá trình quyết định ra chính

sách, các khung về quy tắc, đặt ra các mục tiêu chung Đó là các hoạt động cấpcao Quản trị còn là quá trình đặt nền móng các nguyên tắc vận hành cơ bản chocơ quan, doanh nghiệp Nó chính là việc hướng dẫn, lãnh đạo, kiểm soát tổ

chức, doanh nghiệp dé hướng đến việc đạt được mục tiêu chung.[56]

Quan trị truyền thông là khoa hoc áp dụng các giải pháp quản trị liên quanđến lĩnh vực thông tin và truyền thông Bản chất của quản trị truyền thông làchuỗi các hành động được hoạch định có chủ ý để lôi kéo sự chú ý của độc giả.

Tác giả Nguyễn Tấn Phước trong cuốn Quản trị học — Những van dé co

bản định nghĩa: Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, bố trí nhân sự, lãnhđạo và kiểm soát những nỗ lực của con người, đồng thời vận dụng một cách cóhiệu quả mọi tài nguyên (gồm con người, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, tiền

bạc, bí quyết, công nghệ ) dé hoàn thành mục tiêu đã định [54, Tr.7].

Các tác giả của giáo trình Quản trị học (Trường Đại học Kinh tế Quốc dânHà Nội) định nghĩa: Quản trị tổ chức là quá trình lập kế hoạch, tô chức, lãnh đạo

kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của tô chức, nhằm đạt được mục đích củatổ chức với kết quả và hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn biến động

[13, Tr.10].

Quan tri nội dung thông tin là một chức năng quan tri nhằm mục dichthiết lập, duy trì truyền thông hai chiều, đi tìm sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tácgiữa một tổ chức và công chúng Trong đó bao gồm quản lý những van dé hay

sự kiện cần phải năm được dư luận và có trách nhiệm thông tin cho công chúng.

Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết (Học viện Quản trị HRD) cho rằng:

Quản trị nội dung thông tin là một bước quan trọng hàng đầu sau khi thiết kế

giao diện báo điện tử Quản lý nội dung là công việc liên quan đến xây dựng nội

dung của tờ báo Ví dụ như những thông tin giới thiệu, thông tin liên hệ, nội

28

Trang 33

dung bài viết, hình ảnh, dịch vụ, sản phẩm báo chí truyền thông, Hay là sửa

lỗi bài báo, tối ưu hóa nội dung thông tin Giúp độc giả tiếp cận nội dung

thông tin và hình thức thể hiện mà sản phâm báo chí đem đến cho đọc giả.

Nói đến quản trị nội dung thông tin, nhiều người trong chúng ta cho rang

đây là một khái niệm không còn mới mẻ, nhưng tư duy đúng dé thực hiện đúngthi quả là van đề cần bàn trong xu thế truyền thông đa phương tiện như hiện nay.

Vậy quản trị nội dung là gì ? Quan tri nội dung thông tin chính là những

việc nhằm duy trì và phát triển nội dung trên tờ báo một cách hiệu quả Quyền

quan tri của một tờ báo điện tử được chia thành 5 cấp độ khác nhau gồm: Quyền

admin (là quyền cao nhất), quyền nhà phân tích, quyền nhà quảng cáo, quyềnbiên tập viên, quyền người kiểm duyệt.

Một số nhà khoa học cho rằng một tô chức luôn phải có mục tiêu và sự

phối hợp hoạt động của nhiều người, trong đó, người chỉ huy có chức năng điều

khiển những người khác làm việc nhằm đạt tới mục tiêu chung “Quản lý làhoàn thành công việc của người chỉ huy thông qua người khác và biết được mộtcách chính xác họ đã hoàn thành công việc tốt nhất và rõ nhất” Nhưng chứcnăng đó không trùng khớp với chức năng “lãnh đạo” như nhiều người từng quanniệm, chính vì vậy, việc giải thích nội hàm thuật ngữ “quản ly’ có nhiều ý kiến

khác nhau.

Trong thực tế hiện nay, khái niệm “người lãnh đạo”, “người quản lý”

đang bị hiểu là một, dẫn đến trong nội dung chương trình dao tao về khoa họcquản lý chủ yếu chỉ nêu những kinh nghiệm, kỹ năng, biện pháp nhằm biến

các thành viên trong tô chức và việc sử dụng tat cả các nguồn lực khác của tổchức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra” [63]

29

Trang 34

Trong khi, nhiều nhà nghiên cứu lại nhắn mạnh đến phương pháp, các kỹ

thuật (nghệ thuật của quản lý trong tác động tới con người Định nghĩa của M.

Phollett cho rằng: quản lý là nghệ thuật đạt được mục tiêu thông qua người

Quản trị (governance) có nguồn gốc trong tiếng Latinh là “gubernare”, có

nghĩa là lái, điều khiến, dẫn hướng Quản trị là hướng dan, chỉ đạo, kiểm soátmột nhóm người, một tổ chức hay một quốc gia nhằm đáp ứng nhu cau của họ.

Cho đến nay, nhiều quan điểm, góc nhìn khác nhau về quản trị và quản lýđã được đề xuất Nhiều nhà nghiên cứu cho rang quan trị (governance) quan tâm

đến cấu trúc, chức năng, quá trình và truyền thống mang tính tổ chức trong

những môi trường của cương lĩnh/chương trình cụ thé dé đảm bảo các cương

linh/chuong trình đó vận hành va đạt được các mục tiêu một cách hiệu quả va

minh bạch Quản tri nhấn mạnh cung cấp định hướng và sự lãnh đạo chiến lược,

xác lập và phê chuẩn chính sách, tài chính, nhân lực, kỳ vọng và xác nhận, kiểmtra sự thực thi để đạt mục tiêu

Ở góc độ khác, quản ly quan tâm đến quá trình hoạt động hàng ngày déthực hiện, triển khai cương lĩnh/chương trình trong bối cảnh chiến lược, chínhsách, quá trình, thủ tục được thiết lập bởi chủ thể quản trị Trong khi quản trị

làm “điều đúng đắn” (doing the right thing) thì quản lý làm đúng những điều cần

làm (doing things right) Ranh giới giữa quan tri và quan lý không phải lúc nào

cũng rõ ràng, đối với những chương trình nhỏ, nhân sự ít, tài chính không nhiềuthì việc quản trị và quản lý gần như hòa vào nhau và thường thê hiện qua những

quyết định quản lý thường ngày Dưới góc nhìn này, chúng ta thấy quản trị gần

nghĩa với lãnh dao.[64]

1.2.2 Quản trị nội dung thông tin thời sự nội chính

Từ những khái niệm quản tri va quản trị nội dung thông tin như đã phân

tích nêu trên kết hợp với thực tiễn nghiên cứu có thé khái quát và đưa ra quan

điểm của tác giả luận văn về thuật ngữ “quản trị nội dung thông tin TSNC”

nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu tiếp theo như sau: “Quản tri nội dung

thông tin TSNC trên bao điện tử là sự tác động qua lại có tổ chức, có mục đích

30

Trang 35

của chủ thể quản tri là cơ quan bảo chi vào các bộ phận trực thuộc nhằm thựchiện những nội dung thông tin về TSNC hữu ích, hấp dan tới độc giả ”.

Như vậy, quản trị nội dung thông tin TSNC có thé hiểu một cách cụ thé

tường minh hơn đó là sự cân nhắc, lựa chọn những đề tài, nội dung chủ đề, chi

tiết phù hợp cho các tác phẩm báo chí Hoạt động quản trị có vai trò và tính chất

rất đa dang và đối tượng quản trị ở đây là con người với những đặc điểm, nănglực làm việc riêng Do vậy, chủ thể quản trị phải khéo léo sử dụng kết hợp nhiềuphương pháp khác nhau, tùy thuộc vào tính chất, nội dung thông tin và nhữngtình huống cụ thé dé nội dung thông tin TSNC đạt được mục tiêu đề ra.

Chủ thé Quan trị là những nhân tổ tác động đến quan trị và đối tượng

quan tri Déi tượng bi quan tri sẽ phải chịu tác động từ chu thể quan tri, có thé

diễn ra một lần hoặc nhiều lần liên tục.[56]

Chủ thể quản trị là những người điều khiển công việc của người

khác Nhà quản tri là người tô chức và thực hiện hoạt động quản trị Nhà quản trịlà những người thực hiện việc ra các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo va giám sát việcphân bố nguồn lực con người, tài chính Từ đó, nhà quản trị giúp tổ chức đạt

được mục tiêu đề ra.

Chủ thé của quan trị nội dung thông tin TSNC là người lãnh đạo có nhiệm

vụ chi đạo, tổ chức sản xuất các tác phâm báo chí Đối tượng quản trị là tập thénhững người tham gia vào qúa trình sản xuất tác phẩm báo chí và các trang thiếtbị máy móc phục vụ cho nghiệp vụ chuyên môn Ké cả các nguồn lực giúp

người lãnh đạo khai thác trong quá trình quản tri.

Nhà quản tri là người hoàn thành mục tiêu thông qua những người khác.

Nhà quản trị cần hoàn thành nhiệm vụ mà sử dụng ít nguồn lực nhất có thé.Những nguồn lực mà nhà quản trị có thể sử dụng bao gồm: con người, tài chính,thông tin, cơ sở vật chất Vị trí của họ ở trong công ty rất đa dạng, tùy vào phạm

vi và trách nhiệm phụ trách Họ là tong giám đốc điều hành,trưởng phòng, quanđốc

Chủ thể quản trị nội dung thông tin TSNC trên báo điện tử là người có

trách nhiệm làm việc trong cơ quan báo điện tử ở ĐBSCL, những người có31

Trang 36

nhiệm vụ tô chức thực hiện chức năng quản trị, điều phối nội dung thông tin

TSNC trong phạm vi được phân công phụ trách, được giao nhiệm vụ điều khiểncông việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động củanhững người đó Chủ thể quản trị nội dung thông tin chính là người lập kếhoạch, lãnh đạo, tổ chức và triển khai thực hiện nội dung thông tin trong trongcác cơ quan báo điện tử ĐBSCL được tô chức sao cho có hiệu quả, thỏa mãn

nhu cầu tìm hiểu thông tin của độc giả.

1.2.3 Báo điện tử khu vực ĐBSCL

So với các loại hình báo chí khác, dù sinh sau đẻ muộn nhưng báo điện tử

ở khu vực ĐBSCL đã nhanh chóng khăng định được vai trò và vị trí của mìnhtrong lòng độc giả Bởi vì công chúng ngày càng có xu hướng tiếp cận với

nguồn thông tin nhanh chóng, kip thời và hiện đại như báo mạng điện tử nhiều

hơn Báo điện tử đã và đang sẽ là món ăn tinh thần không thể thiếu của độc giả.

Cùng với sự phát triển chung đó, báo điện tử ĐBSCL có bước phát triểnmạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng Việc đổi mới cả về nội dung và hình thứcthé hiện đã khang định được vị thé của mình trong lòng công chúng, tờ báo luôn

là người bạn đồng hành của đông đảo quần chúng Nhân dân.

Thực tế cho thấy ở ĐBSCL các báo Đảng vừa có báo in và báo điện tửhoặc trang tin điện tử Khu vực này hiện có gần 300 phóng viên và nhà báo đang

hoạt động tại các tòa soạn báo điện tử và chất lượng hoạt động nghiệp vụ không

ngừng nâng cao, đặc biệt thông thạo các kỹ năng làm báo đa phương tiện.

Trong năm 2020, Báo Cần Thơ online đã đăng tải trên 30.000 bản tin cácloại, bao gồm các bản tin đa phương tiện Trung bình khoảng 40 tin, bài/ngày,

trong đó 60% từ báo in, 20% khai thác riêng cho báo điện tử và 20% cập nhật từ

các nguồn tin liên kết, lượt truy cập tính đến thời điểm hiện nay khoảng 23.000

Đối với Báo Hậu Giang điện tử sau khi đi vào hoạt động chính thức, BáoHậu Giang điện tử đã thu hút hàng chục triệu lượt độc giả, thong ké hién luottruy cập bình quân mỗi ngày trên 15.000 lượt Qua đó đáp ứng tốt nhiệm vutuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà

32

Trang 37

nước, cũng như các thông tin liên quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội,Quốc phòng an ninh và những sự kiện xảy ra hàng ngày trong đời sống xã hội.

Báo điện tử Cà Mau ngoài việc cập nhật tin tức hàng ngày, hàng giờ, mỗi

tháng báo Cà Mau điện tử sản xuất 16 bản tin truyền hình online với dung lượngbình quân từ 10-15/chương trình Đồng thời đăng tải nhiều tin tức lẻ và video,

clip trên báo điện tử Bình quân mỗi ngày báo Cà Mau điện tử có hơn 20.000

lượt truy cập.

Nhìn chung, hiện nay trên các báo điện tử khu vực ĐBSCL chủ yếu

thường sử dụng khoảng từ 80 - 90% tin, bài từ phiên bản báo in được chuyềnđăng lên báo điện tử Rất ít tin bài sản xuất riêng cho báo điện tử, ngoại trừ mộtsố ít báo Cần Thơ, Cà Mau, Vĩnh Long có sản suất chương trình truyền hìnhonline và tổ chức tuyến tin bài riêng cho báo điện tử Mặc du, trong những nămgần đây, các báo điện tử luôn được quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng nội

dung và hình thức tuyên truyền Có thé thấy, một số báo điện tử khi được

chuyên từ phiên bản báo in, sẽ được bô sung thêm một số hình ảnh, âm thanh,video clip để làm tăng thêm sức hấp dẫn.

Sự xuất hiện của Internet và báo điện tử thực sự tạo ra bước ngoặt lớntrong quá trình tiếp nhận, xử lý và truyền tải thông tin Báo điện tử cung cấplượng thông tin lớn và nhanh, góp phần làm tăng hiệu quả xã hội của báo chí.

Đây cũng là yêu cầu và xu hướng tat yếu trong nền báo chí hiện đại.

Ngoài ra, báo mạng điện tử có độ lan toả cao, dễ dàng đính chính, chi phí

thấp do chỉ phải post bài một lần duy nhất, đồng thời thông tin lại có giá trị sử

dụng cao hơn do được đọc theo nhu cầu của độc giả.

Tuy vậy, báo mạng điện tử còn một vài hạn chế, đó là độ tin cậy củathông tin còn thấp, muốn đọc được báo mạng thì độc giả ít nhất cũng phải cómáy tính nối mạng, và biết những thao tác sử dụng đơn giản nhất.

Cần trang bị cho mình những kĩ năng cơ bản nhất, để có thể tận dụng

được hết những ưu thế của báo mạng điện tử, góp phần thỏa mãn những nhu cầuthông tin ngày càng cao của bản thân Hội nhập cùng với nền báo chí tiến bộ của

nhân loại.

33

Trang 38

Như vậy, rõ ràng với những đặc trưng cơ bản như tính tức thì, khả năng

siêu liên kết và khả năng lưu trữ thông tin, báo mạng điện tử là một phương tiệntruyền thông hữu hiệu chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước,những thành tựu lớn lao của công cuộc đối mới với bạn bè quốc tế cũng như với

5 triệu kiều bào xa Tổ quốc.

1.3 Vai trò của quản tri nội dung thông tin thời sự nội chính

1.3.1 Quan trị nột dung thông tin thời sự nội chính phải dam bao đúng

định hướng

Về đại thé nhà quản trị có vai trò hết sức quan trọng là người tổ chức và

thực hiện quản tri, là những người thực hiện việc ra kế hoạch, tổ chức, chỉ đạovà giám sát việc phân bổ nguồn lực con người, tài chính Từ đó giúp nhà quản trịtô chức đạt mục tiêu đề ra.

Đối với vai trò của nhà quản trị nội dung thông tin báo chí phải làm

những việc chủ yếu sau:

Xác định mục tiêu nhiệm vụ công tác tuyên truyền, hình thành cơ cau tô

chức, phân bổ nguồn lực, trang thiết bi dé thực hiện mục tiêu đó; Xây dựng kếhoạch và tô chức thực hiện nội dung kế hoạch đã đề ra; Quyết định và xử lý cáctình huống phát sinh; kiểm tra đôn đốc quá trình thực hiện.

Báo chí cách mạng Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Do đó, batkỳ một tờ báo chính trị nào cũng đều có tính định hướng, tức là xu hướng chínhtrị của tờ báo Báo chí nước ta giữ vai trò là người tuyên truyền, cô động, tiên

phong trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng càng không thé tách rời yếu tố

định hướng chính tri tư tưởng cua Đảng.

Đối với báo Đảng địa phương là một trong những công cụ đắc lực tuyêntruyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Báo điện tử tuy là

loại hình báo chí sinh sau, đẻ muộn song hiện nay, báo mạng điện tử là kênh chủ

yếu cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời phục vụ nhu cầu của công chúng.

Vi vậy, quản tri nội dung thông tin TSNC đúng định hướng, tư tưởng của Danglà vân đê có ý nghĩa sông còn của các cơ quan báo điện tử khu vực ĐBSCL.

34

Trang 39

Định hướng chính trị tư tưởng có ý nghĩa như “kim chỉ nam” cho hoạt

động báo chí Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉrõ: “Tang cường sự lãnh dao của đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức trong cáccơ quan báo chí Khắc phục những biểu hiện lệch lạc trong hoạt động báo chí,xuất bản, văn hoá, văn nghệ, nhất là xa rời tôn chỉ, mục đích, chạy theo thị hiếu

thấp kém, vì lợi ích vật chất cá nhân cục bộ”.

Định hướng chính trị tư tưởng đối với thông tin TSNC trên báo điện tử làphải thông tin kip thời, chính xác, trung thực về các lĩnh vực TSNC Đặc biệt làtuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật

của Nhà nước, thông tin tuyên truyền về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng,kiện toàn hệ thong chính tri, hoạt động của các đoàn thể, thông tin về tình hìnhquốc phòng - an ninh Phát hiện, biểu dương gương tốt, nhân tố mới; dau tranhchống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội

khác Việc quản tri nội dung thông tin trên lĩnh vực này một cách chặt chẽ, khoa

học theo đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, góp phần phục vụ tốt

nhiệm vụ chính tri ở địa phương.

1.3.2 Quản trị nội dung thông tin thời sự nội chính nhanh chóng, kịpthời

Thông tin thời sự là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người vàxã hội, thông tin là chức năng khởi nguồn và cơ bản nhất của báo chí nói chung

và báo điện tử nói riêng Trong điều kiện Internet phát triển như hiện nay, báođiện tử có ưu thế thông tin nhanh chóng, kịp thời hơn so với các loại hình báo

chí khác trong việc phản ánh thông tin.

Lợi thế của báo điện tử là cập nhật thông tin nhanh chóng, mọi lúc, mọinơi Những tác pham báo chí xuất hiện đúng lúc, đáp ứng được nhu cau củacông chúng và sự quan tâm của họ trong thời điểm đó thì tac pham sẽ có giá tri

hơn, tạo sự hứng thú, hấp dẫn công chúng Trong thời đại ngày nay, lượng thôngtin phụ thuộc một cách quyết định vào tính kip thời, đúng lúc, nhanh nhạy sẽ

làm tăng giá tri cua thông tin.

35

Trang 40

Dựa trên những đặc trưng và lợi thế của báo điện tử dé xây dựng nội dungthông tin TSNC ngắn gon, dễ nhớ, dé hiểu và dé làm theo Trên báo điện tử, vớilợi thế về kỹ thuật và không gian thể hiện thông tin, khai thác sử dụng thông tinđồ họa (Infographic), video, clip, phóng sự ảnh sẽ là cách để tác động nhanhnhất và trực tiếp nhất đến công chúng.

Hiện nay, người làm báo gặp áp lực từ mạng xã hội là lớn nhất vì mạng

xã hội đang đua tranh với báo chí trong việc đưa thông tin nhanh chóng ra xã

hội Vì vậy, các cơ quan báo điện tử cần tiếp tục đổi mới về phương thức nghềnghiệp, cải tiến mạnh mẽ hơn nữa, tận dụng những lợi thế về công nghệ thông

tin để cập nhật tin tức kịp thời phục vụ công chúng.

1.3.3 Quản trị nội dung thông tin thời sự nội chính da dạng, phong

phú và hấp dẫn công chúng

Tiêu chí đánh giá tác phẩm báo chí chất lượng cao, được các cơ quan

quản ly nhà nước nghiên cứu quy định cụ thé, đó là: “Những tác pham mang lạihiệu quả thiết thực cho toàn xã hội hoặc một vùng miền, địa phương; có nhiềutìm tòi, phát hiện những van dé mới nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày: có nộidung phù hợp, hấp dẫn người đọc, người nghe, người xem; phù hợp với quanđiểm chi đạo, tuyên truyền, đường lỗi, chủ trương chính sách của Đảng, pháp

luật của Nhà nước”.

Điều này thể hiện ở việc, khi quản trị nội dung tốt sẽ đáp ứng được yêu

cầu của công chúng Đó là thông tin TSNC trên báo điện tử phải đa dạng, phong

phú, hấp dẫn cả nội dung lẫn hình thức thể hiện Hiệu quả báo chí là việc vậndụng các quy luật, các nguyên tắc, hình thức, phương thức hoạt động báo chígiúp cho nó thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm đạt mục đích đặtra Dé báo chí hoạt động hiệu quả, trước hết nội dung phải hay, phải súc tích vàhình thức thể hiện phải hấp dẫn.

Về nội dung, phải phong phú, mang lại cho công chúng một lượng thôngtin mới, phản ánh đúng, kịp thời, đi vào những vấn đề thiết thực nhất mà công

chúng đang quan tâm hoặc đang thiếu thông tin.

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:44

Xem thêm:

w