Tác giả hi vọng luận văn này sẽ góp phần làm tiền đề chonghiên cứu cụ thé, rõ ràng về van đề phê phán sự nô dịch thuộc địa nói chung,và cách thức triển khai của Nguyễn An Ninh nói riêng
Đối tượng và phạm vi luận văn*Đối tượng nghiên cứu: Phê phán về sự nô dịch thuộc địa trong tư tưởng
Nguyễn An Ninh giai đoạn 1923 — 1928.
*Pham vi nghiên cứu: tập trung vào hệ thống các bài báo và tác phẩm (cụ thé gồm tác pham Nước Pháp ở Đông Dương — 1925 và Hai Bà Trưng — 1928) của Nguyễn An Ninh trong thời gian từ năm 1923 đến năm 1928.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Cơ sở lý luận của luận văn là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng va chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học Marx — Lenin và quan điểm của Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam về xã hội, con người.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phương pháp biện chứng duy vật trong triết học Marx — Lenin, phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phân tích — tổng hợp, lịch sử - cụ thể, đối chiếu — so sánh, v.v.
Thông qua nghiên cứu tư tưởng của Nguyễn An Ninh về sự nô dịch thuộc địa, luận văn góp phần làm sáng tỏ hơn những nội dung, đánh giá về tư tưởng Nguyễn An Ninh nói riêng cũng như lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam trong lịch sử đầu thế kỷ XX.
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 2 chương, 6 tiết
Những nội dung và giá trị, hạn chế trong tư tưởng phê phán của Nguyễn An Ninh về nô dịch thuộc địa, gồm3 tiếtBOI CANH LICH SỬ VÀ TIEN ĐÈ TƯ TƯỞNG HINH THANH PHE PHAN VE SU NO DICH THUOC DIA GIAI DOANBoi cảnh lịch sử Việt Nam giai đoạn 1923 - 1928Sau hai Hiệp ước Harmand (1883) và Hiệp ước Patenôtre (1884), Việt
Nam trở thành nước thuộc địa, chịu sự thong tri cua thuc dan Phap sang tan thoi gian cua đầu thế ki XX Nền chính trị độc lập, tự do của Việt Nam bị xâm hại bằng chế độ chia dé trị Học giả Nguyễn Xuân Thọ viết: “rất lâu trước khi người Pháp đến, Việt Nam là một quốc gia thống nhất, có nền tảng vững vàng Từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, có một dân tộc Việt Nam, hoàn toàn thuần nhất, chỉ nói một thứ tiếng như nhau, có phong tục tập quán như nhau Nếu nhà cam quyền Pháp đã chia đất nước ra làm ba “kỳ”, đó không chỉ vì tiện lợi về hành chánh, mà chủ yếu nhăm mục đích “chia để trị” [61, tr 22] Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 — 1914), xã hội Việt Nam xuất hiện “su phân hóa xã hội sâu sắc và mạnh mẽ ở cả nông thôn lẫn thành thị”, kinh tế Việt Nam đã hình thành tính chất thuộc địa rõ rệt Nhưng đến cuộc khai thác thuộc dia lần thứ hai (1919 — 1929), kinh tế - xã hội Việt Nam trai qua nhiều thay đổi Với đặc điểm nổi bật là tốc độ khai thác, bóc lột, thực dân Pháp nhanh chóng xây dựng một sô cơ sở ha tang nhăm tận thu nguôn lợi mang vé chính
34 quốc Điều này khiến cho xã hội Việt Nam chứng kiến sự lớn mạnh về số lượng cũng như trình độ của công nhân, tư sản, tiểu tư sản, v.v Đồng thời, lịch sử Việt Nam thập niên 1920 chứng kiến sự va chạm, mâu thuẫn giữa những di sản truyền thống với quá trình du nhập 6 ạt của văn hóa Pháp.
Ngay sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc (1918), thực dân Pháp nhanh chóng phân bé lực lượng và nguồn lực để chốt giữ ảnh hưởng của mình đối với những thuộc địa quan trọng Đặc biệt là, bán đảo Đông Dương (mà Việt Nam bị thực dân Pháp đồng nhất như là một bộ phận) trở thành khu vực chiến lược đối với những tốn thất và khó khăn mà Pháp gặp phải tại chính quốc.
Như đã đề cập trong phan phân tích bối cảnh của thế giới, sự ôn định tạm thời trong các cuộc cải cách kinh tế, vận động xã hội của chủ nghĩa tư bản Âu — Mĩ cũng không đem lại được kết quả khả quan Tình trạng đó không đủ sức che đậy được những động cơ, mục tiêu phân chia lại ảnh hưởng và hệ thong thuộc địa từ những quốc gia thuộc phe thắng trận có sự kiềm chế lẫn nhau Với việc sở hữu phạm vi “700.000 km” thuộc địa ở Viễn Đông Thái Bình Duong và 25.000 km? thuộc địa ở Tây Nam Thái Bình Dương” [66, tr.30], chính phủ Pháp rao riết và tái khởi động quá trình bóc lột, khai thác có tính hệ thống đối với thuộc địa truyền thống của mình Trong đó, Đông Dương được đánh giá chung của những nhân vật thực dân Pháp là một thị trường độc quyền kèm rất nhiều chính sách cưỡng chế dé gánh nặng Nhà nghiên cứu Patrice Morlat viết: “Từ đó, Đông Dương, hòn ngọc của dé chế thuộc địa Pháp, được kêu gọi dé giải quyết những khó khăn của nền Cộng hòa ở Viễn Đông, sẽ cô găng đối đầu với những dé quốc mới cũng như sự lớn mạnh của Quốc tế Cộng sản, của cách mạng Trung Quốc và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản Đối đầu với bằng ngần ay sự đảo lộn, Đông Dương đã từ ban công trên Thai Bình Dương dan dan bị biến thành thành trì trên Thái Bình Dương” [66, tr 32] Với Pháp, quá trình
“tích lũy tư bản lần thứ hai” [66, tr 111] trở thành tên gọi khác cho những chính sách bóc lột và kiểm soát xã hội thuộc địa ở Việt Nam nhiều lĩnh vực.
Về kinh tế, thay đổi của đặc điểm khai thác là thứ khiến nha sử học Lê Thành Khôi quan tâm Ông đánh giá răng, nếu giai đoạn 1862 — 1918 cho thấy
“những bước đầu Pháp xâm nhập về kinh tế” [26, tr 508] thì Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai do Albert Sarraut khởi động chứng kiến “su phát triển trong thời hậu chiến” [26, tr 509] Nhưng thực ra, ông cũng như nhiều nhà nghiên cứu thuộc địa khác của Việt Nam hay Âu - Mĩ đều đồng tình rằng
“phát triển” này chỉ tồn tại hình thức và nhập nhằng — cách dùng từ mà Pierre Brocheux và Daniel Hémery sử dụng Vì nó xuất hiện tình trạng lạm phát trong bốn năm chiến tranh (1914 — 1918), giúp cho Pháp có được vốn nhà nước đủ mạnh dé dat mức tổng chi là 181.621.000 piastres từ năm 1923 đến năm 1928
[66, tr 116] Nó có sự bé sung từ lượng vốn theo các nguồn tài chính liên quan tới chế độ thực dân, gồm: quỹ tín dụng nông nghiệp, ngân hàng của người An Độ, tín dụng của người Việt, người Âu Đó là cơ sở hình thành tín dụng ngân hàng tại thuộc địa, với các mức lãi suất và đóng góp “khoảng từ 2 đến 3 trăm triệu đồng cho các hoạt động kinh tế ở cả ba xứ của Việt Nam, mà chủ yếu là vào lĩnh vực nông nghiệp” [66, tr 120] Do Đông Dương trở thành thị trường quan trọng nhất của Pháp, tổng cộng các nguồn dau tư lên đến hang ty francs.
Riêng vốn tư nhân đồ vào các ngành kinh tế tăng 140 triệu piastres trong 5 năm (1923 — 1928) [66, tr 121] Tuy nhiên, sự đầu tư đa ngành nghề không chứng minh được ưu việt của chính quyền thuộc địa Nó chỉ đơn thuần phản ánh hiện tượng mat giá tiền tệ, ảnh hưởng từ “tình trạng lạm phát phì đại” [66, tr 123] của nên tài chính Cộng hòa Pháp.
Nông nghiệp là đối tượng được Albert Sarraut đặt vào trọng tâm kế hoạch khai thác thuộc địa, với lí do “khai thác đất đai bằng người bản xứ dưới sự hướng dẫn của các điền chủ có nhiều vốn và những hiểu biết mang tính thực tiễn” [66, tr 128] Quá trình đồ vốn tư bản vào Việt Nam và Đông Dương giúp thực dân Pháp đây nhanh tốc độ của tiễn hành khai thác kinh tế, tạo dựng nên tảng nguồn lợi cho nền thống trị thực dân Ngoài ra, việc thực hiện hoạt động khai thác chỉ hướng vào mục tiêu tận thu nguồn lợi thuộc địa để mang về chính
36 quốc, tạo ra lượng sản phẩm d6i dào cho chính quốc Dù là người dân tự phát hay chính quyền phát động, những hoạt động khẩn hoang hay lan biển đều được thực hiện do nhu cầu thực tế Vì Pháp nắm độc quyền trưng thu và xuất khẩu lúa gạo, sản lượng hàng hóa về nó cũng có những loại riêng như: Paddy (thóc), Cargo (gạo đóng hàng), Brisures (gạo tam), Farines (bột mì), Entier blanc (gạo trang) Từ năm 1923 đến năm 1928, Việt Nam đã xuất khâu 291,2 nghìn tan với giá tri thu được là 24,2 triệu piastres [66, tr 250 — 252].
Tuy nhiên, kinh tế đồn điền và trồng cây cao su mới thực sự là hai ngành nghề khiến cho tư bản Pháp phải day mạnh Sự khai thác tận lực này cho phép họ có thêm điều kiện tạo nên những tác động tới thị trường bản địa “theo quy mô lớn” [66, tr 133] Từ khi Vương quốc Anh buộc phải giảm lượng cung cao su của Malaysia và Ceylan (Sri Lanka ngày nay) năm 1922, giá thành và nhu cầu sử dụng cao su tăng Bất lợi của tư bản Anh lại trở thành yếu tổ được thực dân Pháp sử dụng để có sách lược khai thác thuộc địa tốt hơn Một trong số những sách lược đó là hệ thống chính quyền Pháp tại Việt Nam nhanh chóng củng cố các văn bản pháp lý cho phép việc nhượng đất, sử dụng và triển khai hoạt động kinh tế Đến năm 1928, quá trình này đạt mức 339.700 ha ở cả ba miền [Xem thêm: 66, tr 134] Ngay cả khi mức lợi nhuận cực lớn đạt ngưỡng
160%, chúng chỉ dành cho lợi ích của tư bản Pháp Mục đích của chính sách này là bảo vệ quyền lợi của các chủ đất người Pháp, lập mạng lưới công khai để tuyên mộ phu trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương Việt Nam cũng trở thành một bộ phận lệ thuộc của mạng lưới này Được sự ủng hộ của chính quyền thuộc địa, tư bản Pháp tại Việt Nam lôi kéo nhiều người Việt ở Bắc Kỳ tham gia “do chính sách “hợp tác” mị dân với người bản xứ và do sức ép về dân số” [66, tr 135].
Về công nghiệp, nhu cầu nguyên liệu khoáng sản tại Pháp khiến lãnh đạo thực dân ở Đông Dương tăng cường tư bản và kiểm soát nhân công vào khai thác mỏ Tổng số tiền vốn huy động trong giai đoạn 1924 — 1928 là 308.600.000 francs [66, tr 140], kéo theo sự ra đời các công ty mỏ tập trung chủ yếu ở Bắc Kỳ và gia tăng mức sản lượng của than, kẽm, thiếc, v.v Công nghiệp chế biến
37 mở rộng hệ giao thông - vận tải cũng như thiết lập hệ thống đồn điền, các cơ sở công nghiệp nhẹ, v.v.
Tiền đề tư tưởng của Nguyễn An Ninh 1 Tư tưởng truyền thống của Việt NamNội dung, đặc điểm tư tưởng/quan điểm của một thời đại, một dân tộc, một tầng lớp người nhất định hay của một nhà tư tưởng nào đó bao giờ cũng bị quy định, ảnh hưởng bởi những điều kiện, những nhân tố khách quan và chủ quan thuộc về nhà tư tưởng Về vấn đề này, đúng như Marx và Engels đã chỉ rõ:
“Không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ, mà trái lại sự tồn tại của họ quyết định ý thức của họ Y thức không bao giờ có thé là cái gì khác hơn sự tồn tại được ý thức và sự tỒn tại của con người là quá trình đời sống hiện thực của con người” [37, tr 37 — 38] Những yếu tố tư tưởng truyền thống Việt Nam đã trở thành nguồn động lực to lớn đối với Nguyễn An Ninh.
Thứ nhất, đó là những giá trị của tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc và đoàn kết cộng đồng Chúng kết tinh từ những tâm tư, tình cảm, đạo đức, ý niệm của nhân dân Việt Nam từ thời cô đại Thông qua tư liệu khảo cô học, thần thoại và sử học, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Thục đánh giá ý thức đoàn thê dân tộc gan với tính thiêng của tự nhiên (thông qua vật tô và thờ thần linh) [65, tr 40].
Nguyễn Đăng Thục đã nhận định điểm đặc biệt trong cô sử Việt Nam về sự hình thành ý chi dan tộc dẫn đến sự lựa chọn của quan chúng nhân dân đối với người mang trọng trách lãnh đạo Điều quan trọng nhất là “người lãnh đạo ấy cũng phải coi thiên hạ quốc gia là của chung, chứ không phải của riêng một nhà, một họ”[65, tr 41] Nhà sử học Phan Huy Lê cùng đồng nghiệp đã phân tích tính chia sẻ về giá trị chung của thời cổ đại Các hình ảnh người nữ, người nam khắc trên mặt trong đồng Đông Sơn cầm các loại nhạc cụ, nhảy múa cùng muông thú, đất trời Chúng “phản ánh cuộc sống hiện thực của con người mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh, bằng một phong cách diễn tả sinh động ( ) với những đường nét mang tính chất cách điệu, ước lệ, và với một bố cục cân xứng, hài hòa.”{[33, tr 166 — 167]
Thứ hai, đó là yếu tố dân chủ trong lịch sử Việt Nam Nhà nghiên cứu lịch sử Lê Văn Siêu đánh giá răng, xã hội cô đại của Việt Nam xuât hiện manh nha
4 tinh thần dân chủ Ông coi điều nay nam trong môi trường sinh hoạt, sản xuất ở các làng xã người Việt Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đánh dấu sự chấm ditt của một chính quyền độc lập ngắn ngủi, chưa kịp quy định các thành tố cấu tạo nên cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng phù hợp Điều này dẫn tới sự thiếu hụt tram trọng lực lượng sản xuất và những thửa ruộng đất biến thành ruộng đất công (gồm công điền và công thổ) Vì vậy, việc phát hiện phân công lao động trong làng xã đã cho thấy người Việt sớm hình dung về sự bình đăng cho cả người có tài sản hay không tài sản Từ những tư liệu mà Lê Văn Siêu tìm đọc, ông nhận thấy sự tổn tai của trạng thái bình đăng nay được quy định rằng, cả hai loại người trên đều có “quyền hưởng hoa lợi như nhau bằng việc canh tác những ruộng đất ấy”[57, tr 202]
Lê Văn Siêu dẫn chứng sự phân chia ruộng công ở làng Hạ Lỗ, phủ Từ Sơn,
Bắc Ninh cho thay dấu vết dân chủ thé hiện ngay trong cách tô chức canh tác với mỗi mảnh ruộng khác nhau, ứng với mỗi chức năng khác nhau dé phục vụ lợi ích chung, “lây hoa lợi dùng vào việc thờ cúng”[Š7, tr 202] N6 có sức anh hưởng lâu dài, đặc biệt đối với toàn bộ nỗ lực đánh giá bản chất làng xã Việt
Nam, xã hội Việt Nam Và đây cũng là hiện trạng mà Nguyễn An Ninh của giai đoạn 1923 — 1928 đã trình bày, phát hiện một cách độc lập Ông đã có những phân tích độc lập về tính dân chủ ổn định trong làng xã Việt Nam Theo đó, ông phản bác toàn bộ động thái, tư tưởng tiến hoá tất định luận của giới cầm quyền thực dân về việc quy chụp, xuyên tạc rằng Việt Nam chỉ tồn tại những hỗn loạn và trật tự chỉ có khi quân Pháp đến làm công cuộc “khai hóa”.
Thứ ba là, ảnh hưởng của gia đình và quê hương đã tác động đến Nguyễn An
Ninh ngay từ thuở nhỏ Do sớm làm quen với khí của phong trào Minh tân Nam
Ki (lay ý từ câu Minh đức tân dân của Nho giáo), Nguyễn An Ninh chứng kiến mỗi quan hệ mật thiết giữa cha mẹ với các văn thân, sĩ phu gốc Hán học có tinh thần tiến bộ, cách mạng Điều này được thể hiện ở ông Nguyễn An Khương (thân phụ của Nguyễn An Ninh) cùng các chí sĩ đương thời như Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, v.v.
Sự ảnh hưởng này đối với Nguyễn An Ninh cũng là ý thức của biết bao thế hệ người Việt Nam Nó được thé hiện trong lối sống đối nhân xử thế, cầu học cầu tài Trên hết, yếu tố gia đình và quê hướng cũng giúp cho người Việt Nam bộc lộ sự khát khao làm chủ vận mệnh cá nhân Nhat là vào thời kì từ nửa cuối thé ki XIX, nền thống trị thực dân Pháp đã day tat cả người dân của mọi tang lớp chịu đựng nỗi đau của người con mất nước Tình trạng này đồng nghĩa với việc toàn thể nhân dân Việt Nam không được ghi nhận, chấp nhận như là người dân của một quốc gia độc lập, toàn vẹn chủ quyền Khi Nguyễn An Ninh còn nhỏ, ông cảm tac mấy câu sau: “Xích xiéng rèn đúc tự bên Tây/Cớ sao đem tới nước Nam nay/Dé ta phải chịu chân cum trói/Chừng nào tháo được xích xiéng đây?”145, tr 106] Ý thức về dân chủ, tự do, dân tộc đã hình thành trong Nguyễn An Ninh từ những năm tháng thiếu thời và quyết định lựa chọn của ông trong suốt phần đời còn lại Cũng trong sự nghiệp đấu tranh công khai băng báo chí, Nguyễn An Ninh đặt câu “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” của Mạnh Tử làm tiêu chí cho nghiệp làm báo của mình Vốn bản thân có gốc Hán học từ sự chỉ dạy của người cha, Nguyễn An Ninh xác minh lý tưởng và sinh mạng của mình gắn liền với nhân dân Đây là một cơ sở quan trọng cho quá trình ông nhận thức thực trạng, vai trò của quần chúng nhân dân Đối với ông, xã hội Việt Nam thuộc địa cần những thay đôi lớn mạnh về thực chất và phải bắt đầu từ chính những gì xảy ra trong thực tế Quần chúng nhân dan luôn tồn tại trong cả lập trường tư tưởng lẫn hành động của Nguyễn An Ninh, từ khi ông bắt đầu các hoạt động cách mạng tại Sài Gòn cho tới khi hi sinh trong ngục tù thực dân ở Côn Đảo.
1.2.2 Tw twéng của các triết gia Pháp
Trong thời gian học tại Pháp (1918 — 1920), Nguyễn An Ninh tiếp xúc trực tiếp với tư tưởng, tư liệu của Cách mạng Pháp 1789 và khẩu hiệu “Tu do — Bình đăng — Bác ái” Bằng sự khao khát tri thức, ông đã trực tiếp tìm đọc sách của các nhà tư tưởng thuộc trào lưu Khai sáng như Voltaire, Rousseau, Montesquieu, v.v Xuất thân từ một Việt Nam đang còn chịu đựng sự hà khắc của nền thống trỊ
43 thực dân, Nguyễn An Ninh không có một thái độ bài xích nào đối với những giá trị nhân bản, tích cực của nước Pháp Đôi lại, ông coi SỐ phận của dân tộc rất cần tới việc tìm hiểu, học hỏi trực tiếp các thành tựu về tinh thần, triết học lẫn khoa học của Pháp và thế giới Đó mới chính là những điều cần thiết, nhất là khi tình hình của các cuộc vận động xã hội và thay đổi chính trị, kinh tế Âu — Mi luôn thu hút những nhà hoạt động độc lập (independence activists) trẻ tuổi ở châu Á, châu Phi Định hướng đó giúp Nguyễn An Ninh có điều kiện thuận lợi cho chương trình học mà ông tham gia tại Pháp Khác biệt so với thế hệ của trí thức Đông du — Duy tân, Nguyễn An Ninh thuộc vào hàng ngũ của những sinh viên, học sinh và trí thức có nền tảng cơ bản về giáo dục Pháp — Việt Bản thân ông Ninh còn trực tiếp đến Pháp đăng kí học tại Sorbonne để tìm hiểu, học tập về nguyên gốc ngôn ngữ lẫn tinh than cách mạng, khai minh — thứ mà ông tiếp cận sơ bộ về những nhà tiên phong của Khai sáng Pháp thế ki XVII — XVIII Sự tích cực đó giúp ông từng nhận xét rằng, bản thân tâm hồn ông “đã chịu rất nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Pháp”[45, tr 222]. Đặc biệt hon, tư tưởng cua Jean — Jacques Rousseau gây nên ảnh hưởng sâu sắc tới Nguyễn An Ninh Đứng trước chế độ áp bức của thực dân và sự khủng hoảng của tinh thần (lẫn phong trào) chống thực dân ở Việt Nam, Nguyễn An Ninh tìm tới luận giải của Rousseau ở khía cạnh về nguồn gốc, bản chất làm nên tinh thần của khế ước xã hội (I'esprit du contrat social) Điều này góp phần thúc đây Nguyễn An Ninh trực tiếp trích dịch tác phâm của Rousseau sang tiếng Việt, dưới nhan đề Dân ước (1926) Nguyễn An Ninh nhận thấy tình cảnh người Việt Nam thập niên 1920s và người Pháp cuối thế ki XVIII có sự tương đồng:
“Chính người Pháp, vào thé ky XVIII, cũng ở vào hoản cảnh như chúng ta, cũng bị sưu cao thuế nặng như chúng ta va cũng quan quai dưới một chế độ dã man nhất, bạo ngược nhất Như chúng ta, họ cũng đã từng dâng tấu chương thỉnh nguyện, nhưng nhờ hết dại khờ qua kinh nghiệm, họ đã không khoanh tay chờ phép lạ Họ đã bắt đầu phá đồ ngục Bastille, biểu trưng của sự bạo ngược” [45, tr 440].
Nguồn gốc tư tưởng Rousseau xuất phát từ hệ thống tập hợp các quan điểm, trường phái của triết học Pháp Trong thời đại Khai sáng, các ý niệm của Rousseau cũng như những triết gia khác có sự hình thành các luận giải kết nối tự do với bình đăng (egálite) và bác ái (fraternite) Sự kết nối này không được tiến hành một cách chủ quan và rập khuôn Lí do đó là cơ sở quan niệm của các triết gia Pháp cho rằng, con người được coi như một thực thể của tự nhiên Ở đó,
“mọi đặc điểm và nhu cầu của nó đều mang tính vật chất và do tự nhiên quy định, còn trí tuệ, lương tri thé hiện là “ánh sáng của tự nhiên” [22, tr 205 — 206].
NHỮNG NOI DUNG VA GIA TRI, HAN CHE TRONG TU TƯỞNG PHÊ PHAN CUA NGUYEN AN NINH VE SỰ NO DICHCác khái niệm về nô dịch thuộc địa 1 Khái niệm về nô dịchTheo Từ điển Cambridge (Vương quốc Anh), nô dịch (enslavement) là một danh từ được hiểu theo cách định nghĩa một hành động mang theo ba ý hiểu cơ bản.
Thứ nhất, nô dịch được hiểu là “hành động khiến một ai đó trở thành nô lệ của ai đó” [84, tr 1] Nó được coi như một kết quả xác lập sự chiếm hữu, thâu tóm của một cá nhân cụ thé đối với cái đối tượng mà cá nhân đó hướng tới Bất luận đối tượng đó là cá nhân hay tập thể, họ luôn có khả năng bị một ai khác, một nhóm khác sử dụng sự áp đặt dé thiết lập tình trạng nô lệ Nhưng đồng thời, nô dịch còn được giải thích theo nghĩa thứ hai và mang sắc thái rõ rang hơn về biểu hiện chiếm hữu đó Cụ thể hơn, nó được coi là “hành động kiểm soát hành vi, suy nghĩ, cảm xúc và cuộc sống của ai đó”[84, tr 1] Tại lớp nghĩa thứ ba, Từ điển Cambridge quan tâm trong việc hiểu về nô dịch như là danh từ chỉ mục đích của thái độ lẫn hành vi của hình thức chiếm hữu.
Theo đó, nô dịch không hè có tính chất tích cực Nó lại càng không thé được coi như một chỉ dấu cho các tác động, ý nghĩa đem lại lợi ích cho người bị áp bức hoặc các bên liên quan Nó không gì khác ngoài việc nó là “quá trình ép buộc ai đó duy trì trong trạng thái xấu”[84, tr 1].
Bên cạnh ba cách giải thích của Từ điển Cambridge, các học giả Việt Nam quan niệm về sự nô dịch theo những diễn giải khác nhau Có thể kê đến ở đây là ba nhóm tác giả lần lượt được đứng đầu bởi Chu Bích Thu, Nguyễn Văn Xô và Hoàng Phê Tuy nhiên, điểm chung của họ là cách thức xác định về ý nghĩa của từ ngữ theo khía cạnh mà họ tiếp cận Vì vậy, họ cũng có ton tại một sự tương đồng nhất định.
60 Đầu tiên là, nhóm tác giả Chu Bích Thu và cộng sự đưa ra định nghĩa về nô dịch mang tính liên hệ Đề rõ ràng hơn, họ cho rằng nô dịch xảy ra khi gắn với su suy yếu của “tự do” — một khái niệm khác được họ đưa vào Từ chỗ quy định loại thê của nô dịch là danh từ hay tính từ, họ thống nhất trong việc định nghĩa nó là “làm cho mat quyền tự do, trở thành hoàn toản phụ thuộc vào mình” [62, tr 671] Như thế, nô dịch trong quan điểm của nhóm Chu Bich Thu còn có thé hiểu như là một phương tiện Cá nhân hoặc nhóm người cố định sẽ sử dụng nó cho việc lôi kéo, thao túng các đối tượng khác vào trong tầm ảnh hưởng của mình Từ sự triệt tiêu tự do như một loại bỏ quyền tất yếu ra khỏi một tồn tại người, nô dịch chuyền sang giai đoạn cuối cùng: buộc cá thể đó phải “trở thành” và “hoàn toàn” đặt trong tầm kiểm soát của những cá nhân, nhóm người cô ý tầm thường hóa cá thé đó thành đối tượng chịu sự tác động Nó không còn tồn tai sự tự khẳng định các quyền cơ bản chính đáng của mình Một khi bản thân cá thể đó đã bị thao túng, thì nó luôn nằm trong mối quan hệ nô dịch về vị trí của tính hiện hữu lẫn sự tha hóa của giá trị con người. Ở cách giải thích thứ hai, là định nghĩa về nô dịch của tác giả Nguyễn Văn
Xô và nhóm biên soạn Họ nhận định rằng, nô dịch thuộc loại tính từ, dùng dé ám chi việc “phụ thuộc vào người khác ma mất tự do”[69, tr 536] Logic lập luận của nhóm tác giả này cho thấy, nô dịch được đặt vào trạng thái của hệ quả tuyến tính trong mối quan hệ một chiều tác động giữa người với người Vậy nên, nô dịch được nhóm này coi là tính từ, mang cái cách giải nghĩa có tính quy chất.
Bởi khi nó được xác định như vậy, thì nó hoàn toàn cho thấy tính hệ quả (consequential) rằng con người sẽ vì sự phụ thuộc mà tự họ dần dần không còn tính tự chủ đối với chính mình Và như thế, tình trạng này sẽ đi đến sự đánh mất tự do.
Theo đó, giáo su Hoàng Phê và tập thé tác giả có sự bổ sung Nếu nhóm của tác giả Nguyễn Văn Xô coi nô dịch như một hình thức của sự phụ thuộc trong mỗi quan hệ cá nhân với nhau, thì cách quan niệm của nhóm Hoàng Phê về nô dịch là “mang tính chất nô lệ, phụ thuộc vào nước ngoài” [48, tr 912] Tức là ở
61 đây, nô dịch được họ coi là một thuật ngữ có tính chất mở rộng hơn Nó không còn đơn giản chỉ là sự ràng buộc trong nội bộ tập hợp người, mà nó còn được tăng thêm tính chất của ràng buộc vào yếu tố của các thực thé dân tộc, quốc gia.
Với trường hợp này, đối tượng chắc chắn vẫn ở tình thế bị động hoàn toàn Nó có thể là cá nhân của một cộng đồng, dân tộc hoặc thậm chi là sự toàn thé của một cộng đồng, dân tộc cụ thé Bất luận đặc điểm của đối tượng chiu sự nô dịch là thế nào, thì nhóm Hoàng Phê hoàn toàn có sự giải thích độc lập trong việc xác định sự nô dịch như một khái niệm Vậy nên, nô dịch được đặt trong liên kết ràng buộc có thể là một cá nhân hoặc thậm chí là cả một cộng đồng lớn.
Trong quan điểm của lịch sử triết học, nô dịch (enslavement) thường được gan liền với khái niệm nô lệ (slave) và chế độ nô lệ (slavery) Về cơ bản, nô dich đã được Aristolte đề cập tới sớm trong tác phẩm Chính trị luận Xét theo hoàn cảnh và tính lịch sử cụ thể, Aristotle xác nhận nền tảng của kinh tế và sản xuất thời cô đại không thể loại bỏ sự tồn tại của nô lệ Ông chỉ rõ điều này trong phạm vi của đời sống gia đình tương đương một hộ sản xuất Ở đó, sự phân chia lao động cũng diễn ra như là sự phân chia đối tượng cấu thành gia đình: “gồm có nô lệ và những người tự do” [I, tr 49] Thậm chí, từ thế ki XX cho tới nay, nô dịch cũng là một thuật ngữ không thể thiếu đối với nghiên cứu hậu thuộc địa
Tuy nhiên, việc xác minh lich sử của các khái niệm nô dịch, nô lệ va chế độ nô lệ trong tiến trình lịch sử triết học là một điều không đơn giản Bằng chứng là trong một bài luận, tác giả Chris Meyns đặt câu hỏi rằng liệu các nhà triết học có khi nào đã bàn luận về sự nô dịch — cả về phương diện khái niệm lẫn sự lập luận.
Thậm chí, Chris Meyns không có nhiều sự quả quyết vội vàng theo kiểu bỏ qua chủ đề này Cô nhanh chóng thực hiện một cuộc khảo cứu độc lập liên quan tới năm tạp chí nghiên cứu hàng đầu về lĩnh vực lịch sử triết học cận đại gồm:
Oxford Studies in Early Modern Philosophy (Nghiên cứu Oxford trong Triết học Tiên hiện dai), Archiv fiir Geschichte der Philosophie, British Journal for the History of Philosophy (Tạp chi Anh ngữ dành cho Lich sử Triết hoc), Journal of
62 the History of Philosophy (Tap chi Lịch sử Triết hoc) va History of Philosophy Quarterly đã cho thấy một thực tế: “Trong số 990 bai báo nay, chỉ có năm bài (0,5%) lay chủ đề chính là chế độ nô lệ Không tap chí nào trong số năm tạp chí này tương tác hoàn toàn với thời kỳ đầu cận đại” [§7, pg 1].
Dù vậy, theo đánh giá của Chris Meyns, việc tìm kiếm những phân tích hay trình bày về sự nô dịch không vì tình trạng của giới học thuật hiện nay mà suy yếu Meyns cho rang, van đề nô dich đã từng được dé cập trong tư tưởng của hai triết gia châu Âu nổi tiếng thuộc về thời kì Khai sáng Đó là John Locke (1632 —
1704), đại điện cho phái duy nghiệm của triết học Anh thế ki XVII - XVIIL
Người thứ hai là Charles du Segondat Montesquieu (1689 — 1755), nhân vật tiêu biểu của triết học Pháp về chính trị, xã hội, pháp luật.
Một số nội dung chủ yếu trong tư tưởng phê phán của Nguyễn An Ninh về sự nô dịch thuộc địa2.2.1 Sự phê phán của Nguyễn An Ninh về nô dịch thuộc địa trong giai đoạn hình thành phê phán (1923 — 1925)
2.2.1.1 Phê phan sự nô dich thuộc địa cua tinh thân và văn hóa
Nguyễn An Ninh bắt đầu quá trình phê phán qua sự kiện từ Pháp trở về Sài Gon vào tháng 11/1922 Được sự hỗ trợ từ những người thân và đồng thời là thé hệ tham gia phong trào yêu nước miền Nam đầu thế ki XX, Nguyễn An Ninh luôn xác định lý tưởng của mình thuộc về dân chủ, tiễn bộ và độc lập dân tộc.
Cũng từ lựa chọn về sinh sống và hoạt động, Nguyễn An Ninh thêm hiểu rõ về thực trạng tinh thần lẫn lao động của người dân một nước thuộc địa Sở hữu hệ thống tri thức bài bản tại giảng đường đại học Pháp và đời sống của xã hội châu Âu hiện đại, Nguyễn An Ninh đã có những thay đổi tiếp theo trong tư tưởng và hành động Cả hai phương diện đó đều được tập trung triển khai từ rất sớm Sau một quá trình chuẩn bị và có tham khảo, ông tô chức hai buổi diễn thuyết Lần đầu là bài Chung đúc nên học thức cho dân An Nam Đặc biệt là từ budi diễn thuyết về chủ đề Lý tưởng của thanh niên An Nam (15/10/1923), sự quan tâm của quần chúng nhân dân lẫn thanh niên, các tầng lớp xã hội thể hiện rất rõ. Đứng trước lượng khán thính giả lớn, Nguyễn An Ninh trình bày các vấn đề đương thời băng phương pháp lập luận của tri thức Pháp và phê phán, thăng thắn về thực trạng của xã hội Á Đông Sự ủng hộ của quần chúng nhân dân Sài Gòn và gia đình giúp cho Nguyễn An Ninh cho ra đời La Cloche Félée (tên tiếng Việt: Tiếng Chuông ré) ngày 10/12/1923 Lấy nền tảng từ tinh than dân chủ, Nguyễn An Ninh cùng các cộng sự biến La Cloche Félée thành một tờ báo cách mạng, đối lập với thực dân và công khai ngay trong lòng Sài Gòn — một đô thị thuộc địa quan trọng ở Việt Nam và Đông Dương. Đối với Nguyễn An Ninh, sự ton tại của chế độ thuộc dia cũng như hiện thực nô dich của nó là một hiện tượng Nó không từ bỏ sự chi phối cách nghĩ, cách sông của cá nhân và xã hội vê mọi mat Quan diém có tính lí thuyêt cua
Marx về van đề kiến trúc thượng tầng — cơ sở hạ tang (superstructure — base) làm cho chế độ thuộc địa được lí giải Trước nhất, nó hình thành như một cơ chế chi phối dé tạo thêm các cách thức, phương tiện đảm bảo quyền lực và lợi ích cho giai cấp thống trị Dưới sự vận hành của quan chức chính trị và sĩ quan quân sự, thực dân Pháp được tồn tại từ những lí lẽ, quyết sách chứa đựng các mệnh lệnh, chi phối Qua sự kết hợp với chủ tư bản và lực lượng tư sản Pháp, chính quyền và quân đội thực dân can thiệp ngay từ thượng tầng của những lĩnh vực như chính tri, xuống các chủ thể bị trị, các cơ quan thuộc cơ sở hạ tầng Nó trở thành biện minh thường xuyên cho tư duy thực dân rằng chỉ có văn hóa, tinh thần mang thuộc tính “Pháp”, “phương Tây” mới là hệ thống, thâm quyền duy nhất của tiễn bộ.
Việc “giáo dục lại” cho những người dân bản xứ chỉ như một trong số biện pháp để giới chức thực dân tin vào khả năng lãnh đạo, kiểm soát của mình Nó hỗ trợ cho quá trình khai thác tai nguyên, bóc lột lao động, chia rẽ tang lớp tinh hoa, tư sản bản địa với quần chúng Bằng chiến tranh và thiết lập sự thống tri, trong nửa cuối thé ki XIX, quân đội thực dân Pháp biến Việt Nam thành nan nhân của lịch sử thuộc địa giống như đa số dân tộc ở châu Á, châu Phi, Mĩ Latin Đó là cuộc đụng độ đầu tiên, quy mô lớn giữa triều đình nhà Nguyễn, nhân dân Việt Nam với đội quân xâm lược của Cộng hòa Pháp Thất bại này khiến Việt Nam trở thành bộ phận của Liên bang Đông Dương, trải qua gần 100 năm thuộc địa Biến cố này cho thấy sự đánh mat của người Việt về chủ quyền lịch sử và thách thức đối với những mô hình, giá trị bản địa Tan rã của một xã hội phong kiến khép kín đã tiếp tục cho thấy sự suy thoái của tư tưởng Nho giáo.
Và nó cũng tạo nên một tình trạng mới, nhưng vận động của nó không đem lại thay đôi hay tiến bộ nào Thay vào đó, phạm vi xã hội ban địa bị buộc phải “mở cửa” dé đón nhận sự trao đôi, tiếp nhận các giá trị châu Au (cụ thé là Pháp) trong tình trạng của những cộng đồng dân cư bị cưỡng ép, thực thi.
Nếu chính quyền thuộc địa hướng vào lực lượng con người Việt Nam dé biến thành chủ thể bị trị, thì Nguyễn An Ninh bắt đầu tư tưởng phê phán của
68 mình về tinh than lẫn văn hóa Dé từ đó, ông tập trung vào con người cá nhân và con người xã hội — hai chủ thé định hình nên thực trạng tinh thần và văn hóa
Việt Nam. Ở phương diện cá nhân, Nguyễn An Ninh không coi con người là một thực thé tồn tại với những động cơ, lí do sắp đặt Ở thời kì tư tưởng Đông du — Duy tân, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh coi con người gắn sự tự cường với khái niệm “quốc dân”, “đồng bào” thì Nguyễn An Ninh muốn đi sâu vào khía cạnh cá nhân Dù là một cuộc đời cụ thể và khác biệt nhau đi nữa, Nguyễn An Ninh coi con người ở phạm vi toàn thê đều không năm ngoài một sự thật: đó là họ “cũng có quyền nghĩ riêng đến hạnh phúc và cuộc sống của mình” [45, tr 72] Đến lúc trở thành con người xã hội, Nguyễn An Ninh nhận thấy nhiều người đã không thé được sống thực sự như cách họ từng làm cho ban thân Thậm chi, họ gần như hoàn toàn bị động trước tat cả những thay đôi lẫn mệnh lệnh mà xã hội thuộc địa đòi hỏi, yêu cầu họ tuân theo Thậm chí, Nguyễn An Ninh nhận diện tình cảnh chung của những người dân Việt Nam mất nước là những người không được thừa nhận ở ngay chính khoảnh khắc mà họ nghĩ rằng mình đang sống Bởi để có thể sống giữa những yêu cầu và áp đặt của nền thống trị thực dân, con người Việt Nam buộc phải tự tha hóa bản thân Sự tha hóa đó lên đến đỉnh điểm, khi Nguyễn An Ninh mức “buộc phải bán mình” [45, tr 72] Ở đây, Nguyễn An Ninh có ý dé cập đến sự suy yếu của đời sống cá nhân dẫn tới việc bị phụ thuộc, chi phối bởi hai phạm vi diễn cảnh: thứ nhất là không gian khép kín, thiếu tính vận động của xã hội cũ; thứ hai là sự áp đặt của chính quyền thực dân đối với xã hội thuộc địa.
Li do cho tinh chất tram trọng của cá nhân cũng xuất phat từ đặc tính gia đình người Việt theo hệ quả từ Không giáo Nguyễn An Ninh ghi nhận giá trị luân lý gia đình của Không giáo trong việc khang định “hòa thuận, trật tự, bình yên trong dân, dẫn đến bao nhiêu nguồn hạnh phúc nho nhỏ”[45, tr 72] Nhưng điều đó đang vô tình thành một trở ngại trong thời đại thực dân Nguyễn An Ninh cảnh báo về tâm lý của sự bằng lòng, chấp nhận khiến tự thân các gia đình
69 đưa sẵn ra một thiết chế không vận động, kiểm nghiệm đề thay đổi Như thế, nó chỉ khiến cho bạo lực của kẻ mạnh làm chủ [Xem thêm trong 45, tr 60] Ở đây, Nguyễn An Ninh không hề có ý định xem thường vai trò của gia đình Có phần gặp gỡ với luân lý đạo đức Nho giáo Tiên Tần, gia đình người Việt luôn là một đơn vị tổ chức nền tang cho xã hội. Đây cũng là nhận diện mà Nguyễn An Ninh đã tương đồng với quan điểm của một số đại biểu trí thức Việt Nam đầu thé ki XX: trước thì có Phan Kế Binh và sau thì có Nguyễn Văn Huyên, Đào Duy Anh, Lương Đức Thiệp, v.v Các hoạt động tô chức giúp cho gia đình phát huy tác dụng trong nỗ lực tạo lập môi trường sống cho các thành viên, trên cơ sở rèn luyện và nhận thức bản thân về các vai trò, trách nhiệm Tuy nhiên, điều mà Nguyễn An Ninh không đồng tình chính là việc quá phụ thuộc vảo trạng thái yên bình của đời sống gia đình khiến người Việt thêm khó khăn Từ sau chiến thang Bạch Dang năm 938, lịch sử độc lập của Việt Nam gắn với một xã hội tồn tại các hệ thống, lễ nghi, hiểu biết của chế độ phong kiến Tình hình này chỉ cho phép ý niệm về “bản ngã” (hoặc “cá nhân”) như là những cá nhân khát khaom đã không đủ tự tôn, mà lại còn không sẵn sàng làm khả năng bản thân vượt xa giới hạn vốn có.
Quan điểm của Nguyễn An Ninh về văn hóa hình thành và dần hoàn thiện trong suốt thời gian hoạt động thực tiễn của ông với tư cách là nhà báo, nhà tư tưởng, được thể hiện ở nhiều bài viết trong một số tờ báo như Tiếng chuông rè, Người cùng khổ (Le Paria), Le Humanites (Nhân đạo) và trong nhiều buổi diễn thuyết trước dân chúng, bạn bẻ Quan điểm này thê hiện tập trung trong bài diễn thuyết Une culture pour les Annamites (Chung đúc nền học thức cho dân An Nam) vào ngày 25/01/1923, sau khi ông từ Pháp trở về nước (05/10/1922) và bài diễn thuyết lần thứ hai L ideal de la Jeunesse Annammite (Lý tưởng của thanh niên An Nam/Cao vọng của thanh niên An Nam) vào đêm ngày 15/10/1923 sau khi ông từ Pháp về nước lần thứ hai (05/10/1923) Nguyễn An Ninh chưa phải là nhà văn hóa và chưa đưa ra một học thuyết hoàn chỉnh về văn hóa, nhưng những nội dung chủ yêu, những luận điêm cơ bản của ông vê văn hóa lại có giá tri, ý
70 nghĩa to lớn đối với đương thời và sau này trong việc kiến tạo, phát triển văn hóa nói chung, nền văn hóa dân tộc nói riêng.
Nguyễn An Ninh chỉ ra cơ sở chủ yếu để xây dựng nền văn hóa dân tộc, để từ đó xác định bản chất (đặc trưng), vai trò, phương thức xây dựng nền văn hóa cho dân tộc Về van dé này, khác với quan diém của nhiều người đương thời rằng, trong cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam lúc bay giờ “không có cuộc dau tranh nào khác ngoài đấu tranh chính trị” [45, tr 76] N guyén An Ninh nhận thấy rằng, trong cuộc đấu tranh ấy có cả đấu tranh trong lĩnh vực văn hóa và cuộc đấu tranh ấy cũng mang tính chất chính trị, vì mục đích chính trị Bởi ông giải thích, cuộc đấu tranh về văn hóa là cuộc đấu tranh lâu dài trong nỗ lực “phải tranh đấu với môi trường sống của mình, với gia đình đang làm tê liệt những cố găng của chúng ta, chống lại cái xã hội tầm thường đang đè nặng lên chúng ta, chống lại những thành kiến hẹp hòi đang bủa vây quanh hành động của chúng ta, chống lại những tư tưởng bạc nhược, hèn hạ, thấp kém đến nhục nhã, cứ ngày càng hạ thấp vị trí của noi giống chúng ta Cuộc chiến dau chính là ở đó, mà nó còn nặng nề hơn gấp ngàn lần cuộc đấu tranh chính trị kia Và chỉ có cuộc chiến dau đó mới đưa chúng ta đến thắng lợi thực sự” [45, tr.76-77]. Đặc biệt, theo Nguyễn An Ninh, một dân tộc độc lập phải có một nên văn hóa độc lập Theo ông, xây dựng nền văn hóa độc lập là điều kiện dé xây dựng một dân tộc độc lập và là tiêu chí căn bản của một quốc gia độc lập Từ luận điểm cơ bản này, ông chỉ rõ rằng: “Dân tộc nào bị thống trị bởi nền văn hóa ngoại bang thì không thể có độc lập thật sự Văn hóa là tâm hồn của một dân tộc” [45, tr.64] Và do đó theo ông, “một dân tộc muốn sống, muốn độc lập, muốn rạng danh trong nhân loại, cần phải có một nên văn hóa cho riêng mình”
[45, tr.64 — 65] Về van dé này, ông nhắn mạnh thêm: “Chúng ta cần những sáng tạo rất độc lập của cá nhân, nảy nở từ chính trong dòng máu của chúng ta hay là do kết quả một sự phản ứng nổi lên trong mỗi chúng ta” [45, tr 73] Tất nhiên, theo ông, một dân tộc thật sự độc lập không chỉ có độc lập về văn hóa ma còn độc lập về tư tưởng về kinh tế và về chính trị.
Nguyễn An Ninh chủ trương xây dựng nền văn hóa độc lập cho dân tộc Việt Nam và có thể đưa nền văn hóa Việt Nam hội nhập vào thế giới văn minh không có nghĩa là nền văn hóa ấy biệt lập, tách rời với nền văn hóa của các dân tộc khác mà phải tiếp thu, kế thừa, học tập những giá trị tốt đẹp, đồng thời phải loại bỏ những hạn chế, bat cập của nền văn hóa các dân tộc khác.
Trong quan niệm của Nguyễn An Ninh về xây dựng nền văn hóa dân tộc Việt Nam, ông còn đặc biệt quan tâm đến nền văn hóa Trung Hoa, nền văn hóa Ấn Độ và văn hóa Pháp cùng chính sách văn hóa mà thực dân Pháp đang áp dụng vào Việt Nam Từ việc nhận diện và đánh giá nền văn hóa Việt lúc bấy giờ, Nguyễn An Ninh nhận định: văn hóa Việt đang chịu ảnh hưởng sâu đậm
Giá trị và hạn chế chủ yếu trong tư tướng Nguyễn An Ninh về việc phêphán sự nô dịch thuộc địa
2.3.1 Những giá trị chủ yếu
Quan điểm của Nguyễn An Ninh về sự nô dịch thuộc địa đã trở thành hệ thống tư tưởng thống nhất, rõ ràng Là một người có tính thần nhập cuộc, những bài viết lẫn phát ngôn của Nguyễn An Ninh đều phản ánh không chỉ đơn thuần hình thành mang tính lịch sử cô định trong giai đoạn 1923 — 1928, mà còn khơi gợi những giá trị sâu sắc và nhiều suy nghĩ của một thanh niên yêu nước Theo đó, tư tưởng của ông có giá trị về lý luận và giá trị thực tiễn.
Về giá trị lý luận, Nguyễn An Ninh không đặt trong một mô típ rập khuôn về thứ tự duy lý khô cứng gồm các luận điểm và luận cứ Nô dịch thuộc địa đối với Nguyễn An Ninh luôn phải được đặt ngay trong quan điểm lịch sử - xã hội cụ thê Ông luận giải trên tinh thần trực diện vào những nghi van có tính van đề, những hoài nghi hiếm ai đủ điều kiện để hoài nghi của cả xã hội thuộc địa Việc tiếp nhận tư duy phê phán, phản biện, tranh luận từ môi trường học thuật — xã hội phương Tây và kết hợp với ngôn từ diễn đạt của văn phong hiện đại giúp ông nhìn nhận cuộc khủng hoảng tinh thần của dân tộc Việt Nam như một đối tượng cần được tìm hiểu thấu đáo Mục đích của Nguyễn
An Ninh là băng cách truy vấn chính đối tượng mà bản thân và cả dân tộc đã đối điện trong những năm thuộc địa, ông có thé tìm thấy van dé dân chủ và một lần nữa truy vấn chúng, truy vấn những kẻ đã tạo ra chúng nô dịch dân tộc Việt Nam.
Góc nhìn của Nguyễn An Ninh khi tiếp cận dân chủ trong bối cảnh thuộc địa của Việt Nam là cách tiếp cận không thiên vị về một lĩnh vực nào cụ thể Ông luôn tìm thay tinh van dé 6 những lĩnh vực của văn hóa, kinh té, chính trị, pháp luật, lich sử để xác định những mâu thuẫn đa chiều giữa toàn thé dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp Dân chủ trong quan niệm của Nguyễn An Ninh không dành cho một nhóm thiểu số cá nhân quyền lực không phải khái niệm toàn bích về giá trị và tinh thần mà nó truyền tải Ông
97 nhìn thấy tự do với thái độ của một con người như bao con người thuộc địa khác: một thái độ quyết liệt, trân trọng sự khơi gợi động lực tiến bộ của dân chủ, và cả sự phê phán không khoan nhượng khi dân chủ bị phiên giải sai lam bởi những luận thuyết nặng tính tiền định, chủ quan.
Với năm nội dung chính (gồm phê phán sự nô dịch tinh thần và văn hoá, nguồn gốc của nô dịch thuộc địa, nghịch lý trật tự - hỗn loạn, bản chất nô dịch thuộc địa và phê phán chính sách thoả hiệp Pháp - Việt), Nguyễn An Ninh bước đầu nhìn nhận và khắc phục những khó khăn mà thế hệ của những bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, v.v đã chưa có điều kiện dé làm được Bằng những tri thức tiếp nhận từ triết học phương Tây và chủ nghĩa xã hội về tự do, Nguyễn An Ninh đã trình bày sâu sắc bối cảnh của xã hội Việt Nam thuộc địa với sự tôn tại dai dăng hàng loạt những biểu hiện khắc nghiệt, chân thực của vấn đề dân chủ Điều này xuất phát từ những nguyên nhân của lịch sử để lại, và cả những nguyên nhân của đương thời gây nên Ông can đảm nhận thấy Việt Nam đang ở ngã ba đường của những thách thức và thời cơ, thực dân và dân chủ Kẻ thù của dân tộc Việt Nam không chỉ là toàn bộ chế độ thực dân mà chính giới Pháp đã áp đặt lên Việt Nam cũng như các thuộc địa khác, mà còn chính từ những hạn chế tồn tại lâu dài trong nhận thức của phong trào cách mạng và xã hội Đấu tranh với hiện tại và dau tranh với chính những thiếu sót của chính mình, là biéu hiện cao độ sự phản tư của Nguyễn An Ninh: điều này có sự kế thừa từ thế hệ Đông du — Duy tân đầu thé ki XX và tiếp nhận từ truyền thống triết học Đông — Tây.
Về giá trị thực tiễn, ông góp phần giải đáp vấn đề cách mạng và thỏa hiệp với tư cách của một diễn giải chứa đựng suy nghiệm cũng như trải nghiệm thực tế Ông thấy cả phương pháp cách mạng lẫn thỏa hiệp đều có tính lịch sử của riêng chúng, và có cả những vấn đề mà tự thân chúng không thể giải quyết được.
Suy cho cùng, ông nhận định chính định hướng cá nhân và mối quan hệ của nó với tình hình thực tại sẽ quyết định nên lựa chọn của cá nhân đó Dân chủ luôn là một trạng thái tương đối, vì Nguyễn An Ninh thấy rằng ngay cả những con
98 người tưởng chừng đạt được sự tự quyết trong việc định hình tri thức và ghi nhận của xã hội, lại trở nên trì trệ và không quyết liệt khi hoai nghi mục dich toàn thé của minh dé hướng đến những quyết định mang tính bình quân, thỏa hiệp Những giá trị của tự do, dân chủ trong tâm tưởng của Nguyễn An Ninh không chấp nhận một dấu hiệu thỏa hiệp vô nguyên tắc mà đòi hỏi một tinh thần dan thân, phương pháp cụ thé và mục tiêu không vị kỷ nước đôi.
Nguyễn An Ninh không một khoảnh khắc hay thời điểm nào gạt bỏ vấn đề dân tộc bên cạnh vấn đề dân chủ Ông tìm thấy ở chúng một mối quan hệ có tính biện chứng, không có sự phân biệt một cách gay gắt và cũng không có sự kết hợp máy móc giáo điều Van đề dân chủ phan ánh tính bat định, không toàn vẹn của dân chủ ké cả ở cấp độ cá nhân lẫn cấp độ tăng dan đều của quy mô tổ chức cộng đồng người (làng xã, tỉnh, miền, dân tộc, quốc gia, khu vực, nhân loại) Vì vậy, giải quyết vấn đề dân chủ không chỉ ở việc gây dựng một ý thức dân chủ mạnh mẽ thiết thực đối với tinh thần — hành động của mỗi cá nhân mà phải hướng đến việc dùng nội lực đó thay đôi vận mệnh của dân tộc ra khỏi sự ngự trị của chế độ thực dân, giải phóng dân tộc và phát triển quốc gia trong sự hợp tác với các nước dân chủ, tiễn bộ trên thế giới chống lại sự tồn tại của mọi hình thái áp bức, bóc lột nhân danh dân chủ.
2.3.2 Những hạn chế chủ yếu
Với những giá trị đã được làm rõ, Nguyễn An Ninh và quan điểm của ông về nô dịch thuộc địa còn tồn tại những hạn chế nhất định Nội dung triển khai của Nguyễn An Ninh có sự đan cài những nội dung và biểu hiện của tình trạng nô dich xen lẫn vào những đối tượng cụ thé mà Nguyễn An Ninh quan tâm Tinh chất phức tạp của nền cai trị do thực dan Pháp thiết lập luôn được Nguyễn An
Ninh coi là đối tượng không được phép lơ là, bỏ qua.
Dù vậy, thật khó dé tìm thấy một khái niệm có thé coi là mang tính khái quát cao của Nguyễn An Ninh về nô dịch thuộc địa Việc thiếu hụt các khái niệm công cụ chính yếu, căn cốt không ít lần gây khó khăn cho sự đánh giá bao quát hơn về tư tưởng Nguyễn An Ninh Vì vậy, quá trình Nguyễn An Ninh định
99 dạng nguồn gốc nô dịch thuộc địa, biéu hiện của chúng cũng như sự liên kết giữa các tiêu chí khác ở một mức độ tương đối khi đặt trong tương quan với những vấn đề ông đi sâu hơn.
Nguyễn An Ninh là một con người có cả hành động lẫn tư duy, nhưng van có những hạn chế về chủ quan Ông khát khao xây dựng một nền văn hóa độc lập khơi đậy những con người Việt Nam chung sống như những con người tự do trong lựa chọn và trong cách tạo lập các giá trị cho bản thân cũng như xã hội.
Nhưng cũng như những trí thức bản địa cùng thời, Nguyễn An Ninh thang than nhìn nhận sự khó khăn khi xác định xem đâu là di sản cốt lõi của văn hóa dân tộc Nguyễn An Ninh chưa từng phủ nhận hay gạt bỏ van đề dân tộc và vai trò dau tranh của phong trào quan chúng, nhưng như đã thấy trong giai đoạn 1923 —
1926, Nguyễn An Ninh chưa có nhiều điều kiện để đi sâu vào hai nội dung này.
KET LUẬN Điểm qua những phân tích ban đầu về tư tưởng phê phán của Nguyễn Ancủa Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 — 1918) đến trước năm 1930 đã có những thay đổi to lớn Phản kháng chống chế độ thực dân không còn thuần túy chỉ là lựa chọn hiện thực giữa đấu tranh vũ trang với chính sách duy tan đất nước đơn lẻ Vì sau năm 1919, những biến chuyển cơ bản của kinh tế - xã hội Việt Nam và thay đổi của tình hình chính trị các nước (thực dân lẫn thuộc địa) đã tạo nên gắn kết mới gồm sự phát triển ngày càng lớn của các phương tiện đấu tranh công khai (diễn thuyết, hội họp, báo chí, ) với mâu thuẫn ngày càng rõ rệt cua lịch sử xung đột Việt Nam — Pháp Tư duy phê phan trở thành một trong các công cụ hữu hiệu trong việc đưa vào sự triển khai diễn ngôn cách mạng — tiến bộ, phản ánh mức độ ban cùng của quần chúng nhân dân và ngày càng không khoan nhượng trước những đàn áp của chế độ thực dân.
Nguyễn An Ninh coi sự phê phán không chỉ có một chiều suy ra tác động.
Sự tiếp thu nguôn tri thức và kinh nghiệm dân chủ phương Tây đã giúp Nguyễn An Ninh từ một thanh niên yêu nước theo truyền thống trở thành trí thức theo Tây học tiến bộ Ông cũng nhận thấy tình cảnh khốn cùng của phan lớn người dân tại Pháp và người Việt Nam có những điểm tương giao Vì vậy, quan điểm phê phán của ông không phủ định toàn bộ một cách cực đoan mà luôn có sự tiếp nhận tư tưởng triết học tiễn bộ của Pháp — Au châu và ảnh hưởng từ các nhân vật Đông du — Duy tân Trở về Việt Nam trong tình hình mang nhiều chuyên biến cán cân quyền lực giữa người Việt Nam và chế độ thực dân Pháp, Nguyễn An Ninh nhanh chóng thiết lập một loạt các bài viết, bài báo, tô chức diễn thuyết, phát động đấu tranh công khai, Mục đích của Nguyễn An Ninh là hiện thực hóa những quan điểm phê phán, tạo dựng cơ sở cho sự cáo chung của chế độ thực dân Tuy nhiên, ông cũng nhận thấy người Việt đã mất đi sự toàn vẹn nền tảng tinh thần — vật chất vào một biên độ lịch sử có thời gian chịu đựng tàn phá của chiến tranh nhiều hơn thời gian dành cho hòa bình Điều này cũng góp
104 phần làm người Việt phụ thuộc một cách cưỡng ép bởi những tác động mang động cơ chính trị của thực dân Pháp, gây nên những tai họa về cá nhân và cộng đồng khi phụ thuộc dan tới mức tha hóa vào kinh tế, chính trị, văn hoa
Việt Nam trong thé ki XXI chứng kiến một thế giới không còn sự ton tại có tính hệ thống của chủ nghĩa thực dân Tuy vậy, sự lệ thuộc (hình thái sơ khai nhất của sự nô dịch) vẫn hiện diện trong những điều kiện khó khăn và thách thức đối với cả những cường quốc lẫn các quốc gia đang phát triển Hiện tượng tự nhục dân tộc, sự gia tăng tình trạng tham nhũng, hành chính thiếu ổn định, những mưu đồ áp đặt ảnh hưởng nhân danh sử dụng quyền lực mềm về viện trợ kinh tế, luôn là những van dé nan giải đối với điều kiện sống của con người.
Lực lượng sản xuất tuy không còn như thời kì đã man của tư bản chủ nghĩa, nhưng việc biểu hiện giá trị sản xuất và phụ thuộc kiểu mới vào mục đích luận của các cơ sở kinh tế tiếp tục đặt ra cố gắng giải quyết xem co cấu nguồn lực con người nên thay đổi theo phương thức cụ thé nào Với một bối cảnh lớn và đầy những nan đề, việc trở về những trước tác mang tính đặc thù lịch sử và dự báo tương lai của trào lưu phê phán trong thế hệ mang tính hiện đại 1919 — 1930 ở Việt Nam luôn là những thước đo sinh động về tư tưởng cho tất cả những ai không tìm thấy lời giải ở điều kiện sông hiện tại Nhờ vậy, những tâm huyết và cô gắng bước đầu của Nguyễn An Ninh vẫn còn ý nghĩa đối với thế hệ Việt
Nam hôm nay và cũng góp một dâu ân chia sẻ với thê gidi.
Phụ lục 1 Ảnh chụp Nguyễn An Ninh năm 1918, sử dụng trong thời gian
} Sinh viên Nguyễn An Ninh năm 1918; ảnh sử dụng lúc học Cao đẳng Luật ở Hà
Nội và lúc mới sang Pháp.
} Nguyễn An Ninh, biên tập viên báo "Le Paria", người đầu tiên dua báo "Le Paria" về Việt Nam từ tháng 10/1922; người trẻ nhất trong số năm người của nhóm những người Việt Nam yêu nước ở Paris Ảnh do nhiếp ảnh gia Khánh Ký chụp ở Pháp năm 1920.
Phụ lục 3 Ảnh chụp Nguyễn An Ninh năm 1923, do nhiếp ảnh gia Khánh Ký chụp (Nguồn: Nguyễn An Ninh — Tác phẩm (2009), Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Nxb Văn học, Hà Nội, tr 56)
Nguyễn An Ninh năm 1923 sau buổi diễn thuyết về "Lý tưởng của thanh niên
An Nam" Ảnh do nhiếp ảnh gia Khánh Ký chụp, được đồng bào Nam Kỳ thuở đó treo trong nhà và tôn vinh ông như thần tượng.
Phụ lục 4 Ảnh chụp mục lục của tạp chí Europe (Pháp) số 31 ngày 15/06/1925, giới thiệu tác phẩm Nước Pháp ở Đông Dương (La France et l’Indochine) của Nguyễn An Ninh
(Nguồn: hftps://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k54263450/f1.item.zoom)
UROPEchine, la doctrine confucéenne qui régit la so-chtế ect forme | ridividu chez les Jaunes, avait été déja feusete en Annem.
Les idées eanfueeennee étaient ontrécs dane le masse 4 tel poant qu'on n’avait plus besoin de les cher- cher dans les livres Les lettrés ne pénétracnt plus la doctrine du Maitre ; ils n‘avaient en vue que le suceés dans Jes concowrs royaux et l'accés su mandarinat.
Ils néuuemE plus que des dilettantes qui pouvaient on hong XP” phrases des Qui et faire des vers ‘dtaient plus des ô hommes supộricurs * tels que le congoit la doctrine confucéenne, droits, justes, humains, fers, c'est-i-dire des hommes Dans société 'annarnite, édiher sur une bas démocra- tique, les lettrés décadents arrivaient 4 introduire la seule différence sociale, qu'on puisse noter dans
Vhistotre de |’ Annam : 1Ìz se ashe ire un langage que le peuple ne pouvait comprendre, Le classe des Pg dob sortaient les mandarins, qui devaient guider le pays, sombrait dans J'abime des vers Elle devenait
Ignorante, était non seulement incapable de diriger et de défendre le pays, mais encore exploitait sane ĐCTH= pile la masse, qu'elle await Is moiccion d'amer et de guider L/ancien gouvermeur général, P Doumer, a fait preuve d'une rare intelligence en disam! : s Quand
Phụ lục 6 Ảnh chụp toàn văn đạo luật Báo chí ngày 29/07/1881 của Cộng hòa Pháp, áp dụng cho chế độ báo chí Nam Kỳ(Nguồn: https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k6223338n/f1.highres)
JOURNAL OFFICIEWn an, 40 & — Six mois, 20 fr — Trois mois, 40 fr.
‘Paris ot Dipartements — Envoyer un mandat sur Ja posts — Aifranchir Lee sbonnements partent des ir et 16 de chaque moi
Joindre aua renouveliements et réclamations a derniérebande—A franchise
E8 MANUScRITS NON INSERIS | ne sont pas rendus | ee
Svadresser au Chef de service.
Les demandes d'abonnement sont recues : 1° đireclsmemt à l’Administration; 2° par lettres affranchies adressées au Chef de service du Journal officiel — Les abonnements (.le trois mois,
‘Prix net de 10, 20 ow 40 francs — Les abonnemenis en tim siz mois ou wn an) doivent ressortir, pour la Caisse du Journal officiel, au bres-poste sont rigoureusement refuses — Chaque demande de chan=
Gement d'adresse doit ttre accompagnée d'une bande imprimée et de la symme ue soixante contimes pour frais de reimpressioit.
Telative & Yamniatie des crimes et délits de presse.
Boi tendant & antoriser Ia ville de Poitiers ˆ (Vienne) & contracter un emprunt de 550,000
~ Lot concarnant : Fannnlation de crédits sur te
_ Đudgat ordinaire et sur le budget extraordi- Raire de l'exercice 1879; 2* louverture et
‘Yannulation de crédits plémentaires et inuires sur la budget ordinaire d Texercica 1880; 3° lonverture et l'annule-
„ Mon de créilits supplémentaires et extraor- © dinaires sur les budgets ordinuires et extra-
TH de I'oxerciee 1881; ấ* Touverture de orẻdita spéciaux sur les budgets annexes
‘Fattachss pour ordre au budget ral; Fouverture de erédits Ces périmés et clos; 6* Lannulation de cré-
+ dit sur le compte de liquidation (3* partie). arrétés nommant des vice-consuls ices de consulats,
‘portant promotion dans la magistra- colonia\e. ion autorisant la création: 1° d'une re- simple de 4* classe à Saint-Bonnet-de-
+ (Ailier); 2° de bureanx télégra- municipaux & Montet (Alliar, & lÈ @t & Pidchatel (Ille-et-Vilaine),
2 ue dudmuasion& Yécole des haras du
- e= Bullotin de la séance du vendredi
CN, vendredi 29 juitlet 1881 ( abt ES ET CORPS BAVA! A0ADÉ- ` ss ef pita :
LOi sur ta Liberté de la presse.
| Le Sénat et la Chambre des députés ont
Le Président de la République promulgue la loi dont la teneur euit :
DE LIMPRIMERIE ET DE LA LIBRAIRIE
Art, ier, — L'imprimerie et la librairie sont libres.
Art 2 —Tout imprimé rendu public, a V’ex- ception des onvragss dite da ville ou bilbo- quets, portera I'mdication da nom et du do- muicile de Pimprimenr, 4 peine, contre celui-ci, d'une amende de 5 franca 4 15 francs.
La p de mprisonnement pourra étre prononcé , lax douze mois précédents, Pimprimeur 4 ¢t6 condamné pour contraven- tion de méme nature.
Art 3 — Au moment de la publication đe. tout imprimé, il en sera fait, par Vimprimenr, gous peine dune amende de 16 fiance à 300 francs, an đépôt de deux exemplaires, destinés aux collections nationales„
Ge dépdt sera fait: au ministére de Vinté- rieur pout Paris; A Ja préfectare, pour les chefs-lieax de département; à la sous-préfac- tare, pour les chefs lieux d’arrondissement, et pour les autres villes, 4 la mairie.
L’acte de dép6t mentionnera le titre de Vimprimé et le chiffre du tirage.
Sont exceptés de cette disposition les bulle- tins de vote, les cùrcnlaires commerciales ou industrielles et les ouvrages dits de ville ow bilboquets.
Ari 4 — Les dispositions quiprécéjent sont applicables à tous les dumprimés ou de reproductions destings à être publits, 3
Tontefois, le d&pdt preserit par l'article pré- eédent sera de trois exemplaires pour Jes es- | tampes, la musique et en général les repro- ductions autres que les imprimés.
CHAPITRE IL DE LA PRESSE PERIODIQUE ÿ 1t — Du droitde publication, de ta gérance, de la déalaration et du dépdt au parquet,
Art 5 — Tout journal ou ếcrit pễriộique: peut être publié, sans autorisation préalable et sang đếpôt de cautionnement, aprés la décla- ration presctite par Ƒarticle 7.
Art 6 — Tout journal ow écrit périodique aura un gérant.
Le gérant devra tre Frangais, majeur, avoir la jouissance de ses droits civils et n’étre privé de ses droits civiques par aucune condamna- tion judiciaire 2
Art 7, — Avant la publication de tout jour- nal ou écrit périodique, il sera fait, au parquet du procureur de la République, une déclara- tion contenant :
4° Le titre du journal ou écrit périodique et son mode de publication ;
3* Le nom et la đemepre du gérant;
3* Lindieation de Vimptimerie od il doit ôtre imprimé.
'Toute mutation dans les conditions ci-des- sus énumérées sera déclarée dans les cing jours qui suivront ne
Leste §.— Les déclarations seront faites me jt, sur papier tìmbrẽ, et signées des | rants, Il en sera donné ies6.
Art 9 — En cas de contravention aux dis- positions prescrites par Jes articles 6, 7, 8, le propriétaire, le gárant, ou, & défaut, limpri- eee seront punis d'une So b0 ira
Lo journal on éerit périodique ne continuer sa cation remoli les | its c us prescrites, à peine, si ia ‘rrégaliére continue, @ane amende de 100 francs, prononcée solidaire- ment contre les mémes personnes, pour cha- que numéro publié@ partir du jour de Ìa pro- nonciation du jugement de condemnation, si ce jugement est contradictoire, et du troisiéme jour qui suivra sa notification, s'il a ét6 renda, par défant; et ce, nonobstant opposition ou ap- pel, si lexécution provisoire est 2 jong condemns, meme par dtiant, : délai de trois jours ˆ ig `
Art 10 — Au moment de la publication de chaque feuille ou liyraison du journal oa écrit allica.bnf.fr / Bibliotheque nationale de France
Phụ lục 7 Bang phân bố dân cư Việt Nam từ năm 1921 đến năm 1931 (Nguồn: Dinh Xuân Lâm chủ biên (2012), Lịch sử Việt Nam, tập 3, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội, tr 297)
Phụ lục 8 Giá trị và sản lượng xuất khẩu lúa gạo theo điểm đến giữa Pháp và Việt Nam từ năm 1923 đến năm 1928 (Nguồn: Gouvernement général de I'Indochine (1931), Annuare Statistique de l’Indochine, Imprimerie d'Extréme-Orient, Hanoi, pg.250 — 252)
Chú thích: Q (quantities) — số lượng tính theo hang nghìn tan
V (valeurs) — gia trị tính theo triệu piastres Năm 1923 | 1924 1925 | 1926 1927 | 1928
Entier blanc (gạo | 94,8 50,4 69,4 92,9 89,9 | 150,9 trang) Tong 231,5 |} 138,1 | 202,1 | 211,5 | 236,9 | 291,2
Brisures (gao tam) | 10,3 7,7 10,7 9,9 10,9 9,8 V_| Farines (bột mi) X Xx X X 0,1 0,2
Entier blanc (gao 8,4 5,2 6,7 9,7 8,8 13,5 trang) Tong 18,9 12,9 17,5 20,0 20,1 24,2
Phụ lục 9 Danh sách thống kê sơ bộ về tình hình của một số giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc giai đoạn 1923 — 1928 (đơn vị: người)
Sài Gòn — Chợ Lớn: SG — CL x: chưa tìm được số liệu thống kê
Tên các giai cấp/tầng lớp
Thầu | Trị giá X X X x 4.356.417 $ x khodn'* | lĩnh trưng
Tư vi: $) sản | Số SG— x x 46 52 39 73 người CL pha san | Hai X X 18 8 13 14
(An Phong khánh | Hà Nội X X 11 9 8 11 tận” | Tông X X 75 69 60 98
'4 Nguyễn Công Bình (2020), Tim hiểu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc, Nxb Khoa học Xã hội, Ha
'S Nguyễn Công Bình (2020), Tim hiểu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc, Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nông dân X X X X X X Công Ngành mỏ | 22.487 | 38.440 X X X X nhân Đôn điện X X 78.640 X X X
16 Tạ Thị Thúy chủ biên (2013), Lich sử Việt Nam tập 8: Từ năm 1919 đến năm 1930, Nxb Khoa học Xã hội,
‘Indochina Statistical Yearbooks, Vietnam Statistical Yearbooks -u.ajp/ COE/Japanese/discussion papers/DP98.7/1.htm-http://www.ier.hit-
Dẫn theo Ta Thi Thúy chủ biên (2013), Lich sử Việt Nam tập 8: Từ năm 1919 đến năm 1930, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr 349.
Phụ lục 10 Danh sách sơ bộ học sinh và sinh viên Việt Nam từ 1923 đến
Chú thích: x — chưa tìm được số liệu thống kê
Sinh và Lâm viên! nghiệp
18 Dẫn theo Tạ Thị Thúy chủ biên (2013), Lich sử Việt Nam tập 8: Từ năm 1919 đến năm 1930, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội, tr 219 — 226.
!9 Tổng hợp từ Trịnh Văn Thảo (2019), Nhà trường Pháp ở Đông Dương, Nguyễn Trí Chỉ, Trịnh Văn Tùng,
Nxb Tri thức, Hà Nội, tr 165.
Phụ lục 11 Danh sách số lượng ấn phẩm tại Việt Nam quý I năm 1923 (Nguồn: Trịnh Văn Thảo (2020), Ba thế hệ trí thức người Việt (1862 — 1954):
Nghiên cứu lịch sử và xã hội, Lê Thị Kim Tân dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội, tr 313)
Bản chất của các ấn phẩm Nam Kì Bắc Kì Trung Kì Báo tiếng Pháp 15 6
Tạp chí tiếng Pháp 8 18 3 Báo tiếng Việt 7 3 - Tạp chí tiếng Việt 6 4 1