1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thu hồi nợ của ngân hàng trong thi hành án trên địa bàn Thành phố Hà Nội

112 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thu hồi nợ của ngân hàng trong thi hành án trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thanh Huy
Người hướng dẫn TS. Hoàng Thế Anh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 28,73 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THANH HUY

TREN DIA BAN THANH PHO HA NOI

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

HA NOI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÊN THANH HUY

Chuyén nganh: Luat Kinh té

Mã sô: 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS HOÀNG THẺ ANH

HÀ NOI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các

số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bao tinh chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tắt cả các môn học và đã thanh toán tắt cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan nay dé nghị Truong Dai học Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thanh Huy

Trang 4

CHUONG 1: MỘT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN CHUNG VE THU HOI NO

CUA NGAN HANG TRONG THI HANH ÁN DAN SỰ 8

1.1 Một số khái niệm cơ bản ecsecssessessecsesssessesseesesssessessesssesseess 8 1.1.1 Khái niệm về thi hành án dan sự ¿-2¿©++2+++x2z++zx++rxezrxezrxrrrxee 8

1.1.2 No của ngân hàng óc HH TH ng 10

1.1.3 Thu hồi nợ của ngân hàng thông qua hoạt dong thi hành án dân sự 17 1.2 Pháp luật về thu hồi nợ của ngân hang trong Thi hành án dân sự 24 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm c:cc2+ttctEtttttrtrrttrtrirrtrrrrrrirrrrrirriio 24 1.2.2 Nội dung pháp luật về thu hồi nợ của ngân hàng trong THADS 25

1.3 Kinh nghiệm thu hồi nợ của ngân hang trong thi hành án dân sự

của một số địa phương và bài học rút ra cho Hà Nội 29

1.3.1 Bài học kinh nghiệm thu hồi nợ ngân hàng của các vụ án phức tạp

thông qua thi hành án dân sự của tỉnh Thanh Hóa - ‹- «« 29

1.3.2 Bài học về nâng cao hiệu quả việc thu hồi tiền, tài sản liên quan đến

khoản nợ của ngân hàng của thành phố Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên 33 1.3.3 Bai học kinh nghiệm rút ra cho Thành phố Hà Nội 34

PHÁP LUẬT THI HANH ÁN DÂN SỰ TREN DIA BAN THÀNH

PHO HA NỘI GIAI DOAN 2019 — 2022 -©2222z2zxeccxeerred 37

Thực trạng hệ thống pháp luật về thu hồi nợ thông qua thi hành

AM CAN SU 881088 e 37 Thực trạng pháp luật về thi hành án dân su -. :-2 s¿5-sz5cs+¿ 37 Thực trạng pháp luật về thi hành án thu hồi nợ ngân hàng 39 Đánh giá chung về kế quả đạt được và hạn chế của thực trạng pháp

luật về thu hồi nợ của ngân hàng ¿- 2 ©22+++++2E++zx++zx+zrxezrxee 60

Trang 5

2.2 Khái quát chung về thu hồi nợ thông qua thi hành án dân sự tại

Việt Nam giai đoạn 2019 - 2(J22 - Snn SH HH 1 re 63

2.3 Thực trạng công tác thu hội nợ của ngân hàng thông qua hoạt

động thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong

giai đoạn 2019 - 222 Làn HH TH TH HH HH HH già 65

2.3.1 Khai quát chung về hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn Thanh

phố Hà Nội -. -2 25222 EEEE2112112712112112117111.21111 1111111111 65

2.3.2 Thực trạng thu hồi nợ của ngân hàng trong thi hành án dân sự trên địa

bàn Thành phố Hà Nội - ¿2 2+ +E£+EE+EE#EE£EEEEESEEEEEEEEEEEEErkrrrrrer 67

2.4 — Đánh giá chung về thực trạng thu hồi nợ của ngân hàng thông qua

hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn

CHUONG 3: ĐỊNH HUONG VÀ GIẢI PHAP NHAM HOÀN THIỆN

PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUÁ THU HÒI NỢ CỦA NGAN HÀNG TRONG THI HANH ÁN DÂN SỰ TREN DIA BAN

THÀNH PHO HÀ NỘI THỜI KY DEN NĂM 2025, TAM NHIN

DEN NAM 2030 0 0 ssccssesssesssessssssssssesssessssssscssecssessssssscssecsussssessesssecsseeseceses 86

3.1 Định W610 ooo ees eccccccseecssesssessssesssecsssesssecssecssesssseessecssesssseessecssesesseesseeess 86

3.2 Giai pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ

của ngân hàng trong thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố

Hà Nội thời kỳ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 89 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu hồi nợ cho ngân hàng trong THADS 89

3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng trong THADS

trên địa bàn thành phố Hà Nội - 2-2 25E+EE2EE2EEEEEtEEEEEerkrrrrrex 98 TIEU 9540950019) co Ó3ÓỪỘQỘỌDQỤVỤẹ 101

KET LUAN 0oieocecccccccccsscssscssesscssessessessvcsecsuesscsscsussusssessessessusssessessecsusssessessessessseeees 102 TÀI LIEU THAM KHAO -.22-©22©22+2EE1111122111112211111227111222.111 re 102

Trang 6

DANH MỤC CÁC BÁNG

Số hiệu Tên bảng Trang Bang 2.1 | Số liệu thống kê số tiền, tài sản đã thi hành án thu hồi nợ

ngân hàng theo nguyên nhân trong giai đoạn 2020 - 2022

trên địa bàn Thành phố Hà Nội 70

Bảng 2.2 | Kết quả thu hồi nợ ngân hàng trong thi hành án dân sự 70 Bang 2.3 | Kết quả thu hồi nợ trong thi hành án dân sự về tiền 71 Bang 2.4 | Số liệu thống kê số vụ việc thi hành án thu hồi nợ ngân hàng

theo nguyên nhân trong giai đoạn 2020 - 2022 trên địa bàn

Hà Nội 72

Bang 2.5 | Số liệu thống kê số tiền, tài sản phải thi hành án thu hồi nợ

ngân hàng theo nguyên nhân trong giai đoạn 2020 - 2022

trên địa bàn Thành phố Hà Nội 73

Bang 2.6 | Số liệu thống kê số tiền, tài sản còn phải thi hành án thu hồi

nợ ngân hàng theo nguyên nhân trong giai đoạn 2020 - 2022

trên địa bàn Thành phố Hà Nội 74

Trang 7

MỞ DAU

1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài luận văn

Thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng của hoạt động tố dụng dân sự

(TTDS), bảo đảm việc bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án được

chấp hành một cách nghiêm minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ

chức, cá nhân; góp phần giữ vững, duy trì và đảm bảo an sinh xã hội; tăng cường

hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước và thúc đây phát triển nền kinh tế của đất nước Vì thế, thi hành án dân sự (THADS) ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp, hỗ trợ từ các cơ quan, ban ngành từ

trung ương đến địa phương Do vậy, hoạt động của cơ quan THADS đã và đang có

nhiều chuyền biến tích cực, đạt được những kết quả khá cao.

Thành phó Hà Nội có diện tích gần 3.360km” và thuộc top 17 thủ đô lớn nhất

trên thế giới, là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Dân số của Hà Nội vào năm 2021 ước tính là hơn 8,3 triệu dân Thành phố được chia ra thành 12 quận trung tâm, 17 huyện và I1 thị xã Ha Nội là trung tâm quan trọng về mặt kinh tế, chính trị, và văn hóa của đất nước.

Hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm gần đây Đến cuối năm 2020, trên địa ban của Hà Nội có

tong cộng 486 tô chức tin dụng, bao gồm cả tru sở chính và chi nhánh cấp I, đáp ứng đủ các loại hình tài chính.

Đến cuối năm 2021, tổng dư nợ tin dung của các tổ chức tín dụng (TCTD)

trên địa bàn đạt 2,48 triệu tỷ đồng, tăng 12,64% so với cuối năm 2020; thực hiện cơ

cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 68.500 khách hang với dư nợ hơn 76.480 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho 316.628 khách hàng với dư nợ 575.000 tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến nay đạt 2.355.275 tỷ

đồng cho hơn 186.133 lượt khách hàng.

Theo số liệu thống kê, trong những năm gần đây tỷ lệ tranh chấp hợp đồng tín dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng đột biến Trong 6 tháng đầu niên độ 2021 (từ 1/10/2020 đến 31/3/2021), số lượng án tin dụng mà Cục Thi hành án dân sự Tp Hà

Trang 8

Nội và 30 chi cục trực thuộc thụ lý là 5.078 việc (chiếm 13,68% số việc thụ lý toàn Thành phó) và gần 26.086 tỷ đồng (chiếm 58,77% số tiền thụ lý toàn Thành phô).

Kết quả, thi hành được 332 việc và gần 2.671 tỷ đồng, chiếm lần lượt 11,3% và

16,02% trên tổng số có điều kiện thi hành Con số này cao hơn so với cùng kỳ niên độ

2020, nhưng ton đọng lượng việc va số tiền phải thi hành vẫn ở mức cao Cụ thé:

- Việc thu hồi các khoản nợ của ngân hàng, đây là loại án có điều kiện thi

hành nhưng tương đối khó khăn và phức tạp.

- Tỷ lệ thi hành án liên quan đến tín dụng và ngân hang có thé không nhiều

so với tổng số vụ án, tuy nhiên, số tiền cần thi hành trong hầu hết các trường hợp

thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số tiền cần thi hành án tại các cơ quan THADS

hiện nay Điều này dẫn đến việc chậm thi hành án (THA), lượng án thi hành các

khoản nợ của ngân hàng tồn đọng ngày càng tăng, điều này ảnh hưởng không hề nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội Những hạn chế nêu trên xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan như: hành lang pháp lý đối với lĩnh vực này còn nhiều lỗ hông; các tổ chức tin dụng và các ngân hàng chưa thực hiện đúng các quy định

của pháp luật; trình tự, thủ tục THADS hiện tại vẫn được áp dụng chung, chưa có sự

chuyên biệt hóa, chưa phù hợp với đặc thù của từng loại án, từng địa phương có tính

đặc thù như Hà Nội; năng lực va tinh thần trách nhiệm của chấp hành viên còn hạn chế; còn thiếu những sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành Vì vậy, dé nâng cao hiệu quả thu hồi các khoản nợ của ngân hàng đòi hỏi phải có những giải

pháp đề giải quyết triệt để những vấn đề trên.

Xuất phát từ sự cần thiết cả về mặt lý luận và tình hình thực tiễn hiện nay,

góp phần đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả

hoạt động thu hồi nợ của tổ chức tín dụng, ngân hàng trong thi hành án dân sự, học

viên lựa chọn đề tài nghiên cứu "Thu hồi nợ của ngân hàng trong thi hành án trên địa bàn Thanh phố Hà Nội"' làm luận văn thạc sĩ.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả thu hồi nợ của

các ngân hang trong quá trình thi hành án dân sự tại Thành phố Hà Nội.

Trang 9

2.2 Mục tiêu cụ thể

Đề thực hiện mục tiêu đã đề ra, luận văn tập trung vào việc giải quyết các vấn dé cụ thé như sau:

- Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về nợ và thu hồi nợ của ngân hàng trong thi hành án dân sự (bản chất, đặc trưng của khoản nợ phải thu của ngân hàng: khái mệm chung về THADS, thâm quyền THADS đối với các khoản nợ của NHTM; vai trò của THADS trong thu hồi các khoản nợ của ngân hàng thương mại (NHTM) ).

- Đánh giá và phân tích tình trạng hiện tại của việc thu hồi nợ bởi ngân hàng

thông qua Cơ quan THADS tại Hà Nội; cũng như xem xét các quy định pháp luật

liên quan đến việc thu hồi nợ bởi các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

- Đề xuất định hướng hoàn thiện pháp luật về thi hành án thu hồi nợ của ngân hàng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi nợ của NHTM thông qua

cơ chế THADS trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

3 Tính mới và những đóng góp của đề tài luận văn

Thông qua việc nghiên cứu và phân tích tổng quan về việc thu hồi nợ của ngân hàng thông qua thi hành án dân sự tại Thành phố Hà Nội, luận văn đã giải quyết những vấn đề sau:

- Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động thi hàng án dân sự nói chung và thu hồi nợ của ngân hàng trong thi hành án dân sự nói riêng, từ đó xây dựng khung lý thuyết cho đề tài luận văn về thu hồi nợ của ngân hàng trong thi hành

án dân sự trên địa bàn Thành phố Hà Nội;

- Trên cơ sở khung khô lý thuyết đã được xác lập, luận văn đi sâu vào phân tích

thực trạng pháp luật và thực tiễn thu hồi nợ của ngân hang trong thi hành án dân sự trên

địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 - 2022, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc cũng như nguyên nhân dẫn đến những khó khăn vướng mắc của hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng trên địa bàn Thành phó Hà Nội giai đoạn 2019 - 2022.

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận văn đưa ra định hướng và giải pháp

nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng trong thi

hành án dân sự trên địa bàn Thành phó Hà Nội thời kỳ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Trang 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Những khía cạnh được tập trung nghiên cứu trong luận văn này là về việc thu

hồi nợ của các ngân hàng thông qua thi hành án dân sự, bao gồm các khía cạnh lý

luận và thực tiễn.

4.2 Phạm vi nghién cứu

- Phạm vi về nội dung: Các tô chức tín dụng, ngân hàng phải thiết lập nhiều phương thức khác nhau để thu hồi nợ như: Thương lượng, hòa giải, sử dụng công cụ pháp lý thông qua tố tụng tại Tòa án và THADS Tuy nhiên, trong trường hợp các biện pháp thương lượng và hòa giải không đem lại kết quả, việc thu hồi nợ thông qua quá trình tố tụng và sử dụng Cơ quan THADS trở thành lựa chọn cuối

cùng để giúp các ngân hàng thu hồi nợ của họ Trong khuôn khổ luận văn, tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu, làm rõ những nội dung: Cơ sở ly luận, quy định của

pháp luật về thu hồi nợ của ngân hang (chủ yếu là loại hình ngân hàng thương

mại) trong thi hành án dân sự thông qua thực tiễn thi hành của cơ quan THADS thuộc Bộ Tư pháp tại địa bàn Thành phố Hà Nội Luận văn cũng tập trung chủ yếu

vào việc thi hành các Bản án, quyết định về dân sự, kinh tế liên quan đến tín dụng ngân hàng mà không đề cập đến quyết định của Tòa án giải quyết phá sản và các

loại việc khác.

- Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng trên dia bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 - 2022 và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng trong thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố Hà Nội thời kỳ đến năm

2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Phạm vi về không gian: tập trung vào hoạt động thu hồi nợ của ngân hàng trong quá trình thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

5 Phương pháp nghiên cứu

Dé dap ứng những nhiệm vụ được đề ra, luận văn sử dụng các phương phápchính sau đây:

Trang 11

Dé đạt được các mục tiêu nghiên cứu trong luận văn, chủ yếu sử dụng các phương pháp truyền thống như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

- Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp: học viên đã sử dụng phương pháp phân tích và so sánh dé tổng hop và khái quát tinh trạng thu hồi nợ của ngân hàng theo quy định của Pháp luật THADS trên địa bàn Thành phố Hà Nội

trong giai đoạn từ 2019 đến 2022.

- Phương pháp nghiên cứu đối chiếu (Cross methodology): Phương pháp này

được sử dụng dé so sánh và đối chiếu tình hình thu hồi nợ của ngân hàng theo quy

định của Pháp luật THADS trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ 2019 đến 2022 và hướng tới tương lai, bao gồm định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Trong quá trình viết luận văn, học viên đã áp dụng "Phương pháp thu thập ý kiến từ chuyên gia" bằng cách chia sẻ nội dung luận văn với các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực liên quan, nhằm thu thập ý kiến và đánh giá từ họ, nhằm làm cho nội dung luận văn trở nên hoàn thiện và chất lượng hơn Sau khi nghiên cứu phân tích tổng hợp và đánh giá, các kết luận rút ra

được tham khảo ý kiến góp ý của các chuyên gia Hình thức lấy ý kiến của chuyên

gia là thông qua các cuộc gặp gỡ phỏng vấn hoặc qua thư điện tử Việc xin ý kiến chuyên gia được tiến hành nhiều lần, trên cơ sở góp ý của các chuyên gia đề tài được tiếp tục bồ sung chỉnh lý.

- Một số phương pháp khác: học viên đã sử dụng nhiều phương pháp trong toàn bộ quá trình nghiên cứu, bao gồm phương pháp nghiên cứu tài liệu Tuy nhiên,

do một số hạn chế, nguồn tài liệu chủ yếu là các tài liệu thứ cấp, chủ yếu là kết quả

của các công trình nghiên cứu trước đây

6 Tổng quan tài liệu có liên quan

Trong khoảng thời gian gần đây, đã có nhiều nghiên cứu khoa học về việc thi hành án dân sự nói chung, được tiễn hành ở nhiều cấp độ khác nhau.

Trước hết, là nhóm các công trình nghiên cứu về hoạt động thi hành án dân

sự nói chung:

Trang 12

- Phạm Ngọc Linh (2019), Thi hành an dân sự qua thực tiễn tại thành phoHa Nội, Luan van thạc sĩ, Dai học Luật Ha Nội;

- Lê Thị Lanh (2017), Pháp luật về thi hành án dân sự từ thực tế tỉnh Phú Yên, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia

- Nguyén Thị Mai (2016), Thuc tiên thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình,Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Lê Xuân Tùng (2016), Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn thành pho Ha Noi, Luan van thac si, Hoc

viện Khoa học Xã hội.

Qua việc nghiên cứu các công trình trên, có thể nhận thấy rằng nhóm này chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu về pháp luật và thực trạng của hoạt động thi hành án dân sự Cụ thé, họ đã làm rõ khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động thi hành án dân sự, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề và khó khăn hiện tại Từ đó, họ đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá

trình thi hành án dân sự.

Đặc biệt, những công trình đi sâu nghiên cứu về đề tài thi hành án dân sự

trong lĩnh vực ngân hàng như:

- Nguyễn Kiều Dũng (2019), Thi hành các bản án, quyết định của tòa án về

hop đồng tin dụng ngân hàng từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, thành phó Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Viện đại học Mở Hà Nội.

- Dương Chí Linh (2018), Pháp luật về thi hành án dân sự trong giải quyết

tranh chấp hợp đồng tín dụng trên địa bàn tỉnh Trà Vĩnh, Luận văn thạc sĩ, Đại học

Trà Vinh.

- Đỗ Xuân Quý (2017), Pháp luật THADS trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng

ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội;

- Nguyễn Văn Son (2016), Thi hành án tín dụng ngân hàng tại Việt Nam,thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ, Viện đại học Mở Hà Nội.

Qua nghiên cứu các công trình trên cho thấy, có thé thấy răng hầu hết các

công trình này tập trung vào việc nghiên cứu về hoạt động thi hành án dân sự nói

chung, đặc biệt là trong lĩnh vực thi hành án liên quan đến tín dụng ngân hàng Tác

Trang 13

giả đã xây dựng khái niệm, điểm đặc biệt, vai trò, và các yêu tố có ảnh hưởng đối

với việc thi hành án liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng, cũng như pháp luật liên quan đến việc thi hành án trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng Ngoài ra, các công trình nghiên cứu đã phân tích và chi ra những sự tồn tại và hạn chế, cùng với

việc xác định rõ các nguyên nhân gây ra các vấn đề trong việc thi hành án về tín

dụng tại Việt Nam hoặc ở một số địa phương Từ những phân tích này, họ đã đưa ra đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả trong hoạt động thi hành án tín

dụng ngân hàng Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên cũng vẫn chưa thực

sự đi sâu vào việc phân tích việc thu hồi nợ của ngân hàng thông qua hoạt động thi hành án dân sự, chưa làm rõ được những tính chất đặc thù của thi hành án trong thu hdi nợ của ngân hàng so với các phương thức khác.

Ngoài các công trình nghiên cứu đã nêu, liên quan đến chủ đề nghiên cứu của đề tài luận văn, còn có các bài viết đã đề cập và phân tích các vấn đề liên quan đến thi hành án dân sự nói chung, cũng như thi hành án trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng, ví dụ như: Linh Quân (2014), "Gidi quyết việc thi hành án dân sự liên

quan đến các tô chức tin dụng trên địa bàn Thành pho Hồ Chí Minh", Tạp chi Dân

chủ và Pháp Luật; Trần Đại Sỹ, (2015), “Thi hành án dân sự trong trường hop người được thi hành án là ngân hàng và các tổ chức tín dụng”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật; Nguyễn Thu Hiền (2021), “Thi hành án liên quan đến tổ chức tín dụng,

ngân hàng”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.

7 Nội dung nghiên cứu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được kết cấu thành 3 chương chính:

Chương 1: Một số vẫn đề lý luận chung về thu hồi nợ của ngân hàng trong thi hành án dân sự

Chương 2: Thực trạng thu hồi nợ của ngân hàng theo pháp luật thi hành dân sự trên địa ban Thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 - 2022

Chương 3: Quan điềm, định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng trong thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố Hà Nội thời kỳ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Trang 14

CHƯƠNG 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE THU HOI NO

CUA NGÂN HÀNG TRONG THI HANH ÁN DAN SỰ

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về thi hành án dân sự

Hiện nay, việc định nghĩa và hiểu rõ về thi hành án dân sự và bản chất của hoạt động này vẫn gây ra nhiều quan điểm khác nhau, chưa có sự thống nhất và sự đồng tình chung về định nghĩa này Vì vậy, cần tiếp tục làm rõ nội dung và bản chất của nó, nhăm tạo cơ sở cho việc xác định vị trí, vai trò, chức năng, và nhiệm vụ của hoạt động thi hành án dân sự trong việc thi hành các án quyết và quyết định của tòa an va các cơ quan có thâm quyền trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại, hành chính, hình sự, đặc biệt là trong việc thi hành thu hồi các khoản nợ của ngân hàng Đồng thời, cần xây dựng một cơ chế đảm bảo hiệu quả cho hoạt động thi hành án dân sự, trong đó có việc thu hồi các khoản nợ của ngân hàng thông qua việc thi

hành án dân sự.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu, tổng kết các khái niệm có thé khái quát một số quan điểm về thi hành án dân sự như sau:

- Thứ nhất, có thé hiểu rằng hoạt động thi hành án dân sự có khía cạnh của tố tụng hành chính Điều này bắt nguồn từ việc chuyển giao công tác thi hành án dân sự từ tòa án sang các cơ quan thuộc Chính phủ, khiến cho thâm quyên thi hành án dân sự thuộc về các cơ quan hành pháp và không thuộc tòa án hay cơ quan tư pháp.

Đồng thời, việc giải quyết các khiếu nại và tố cáo về việc thi hành án dân sự có sự

khác biệt về hình thức và trình tự thủ tục so với quy trình giải quyết khiếu nại và tố

cáo trong TTDS thông thường.

- Thứ hai, có thể hiểu thi hành án dân sự là hoạt động hành chính tư pháp nhằm thực hiện đầy đủ, kịp thời những bản án, quyết định về dân sự có hiệu lực

pháp luật của tòa án do cơ quan thi hành án, chấp hành viên (CHV) tiến hành theo

một trình tự, thủ tục nhất định do pháp luật qui định [25, tr.12].

Trang 15

- Thứ ba, có thé hiểu thi hành án dân sự là hoạt động TTDS, giai đoạn thi hành án là giai đoạn cuối cùng của TTDS vì nó mang day đủ tính chất, đặc trưng

của TTDS Theo quan niệm này, cơ quan thi hành án dân sự tuy được đặt trong hệ

thống các cơ quan hành chính, nhưng nó không có chức năng quản lý hành chính mà chỉ có chức năng thực hiện các bản án, quyết định của Tòa án - cơ quan xét xử Do vậy “thực chất cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ của TTDS là thi hành các bản án, quyết định của Tòa án” [2, tr.6].

- Thứ tư, cũng có thể hiểu thi hành án dân sự là hoạt động tư pháp, qua đó bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại và các quyết định về hình sự và quyết định khác được thi hành theo quy định của

pháp luật [14, tr.18].

Dựa trên các khái niệm cơ bản đã đề cập, có thể thấy răng các quan điểm

trình bay chưa cung cấp được luận cứ rõ ràng dé xác định ban chất của hoạt động thi hành án dân sự Hầu hết các quan điểm này bắt nguồn từ các quy định pháp luật và tập trung vào việc xác định vị trí và tính chất của các bên tham gia trong hoạt động thi hành án dân sự, cũng như tính chất của công việc thực hiện bởi các cơ

quan thi hành án dân sự Mục tiêu là xác định rõ thi hành án dân sự là hoạt động gi và có tính chất như thế nào Tuy nhiên, các quan điểm này vẫn chưa đưa ra được

giải pháp thỏa đáng cho các vấn đề được đặt ra.

- Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tổ tụng dân sự và Luật Thi hành án hình sự, việc thi hành án hình sự được giao cho các cơ quan thuộc Chính phủ để tổ

chức thực hiện (ví dụ: Bộ Công an tô chức thi hành án phạt tù, ủy ban nhân dân cấp

xã, phường, thị tran tổ chức thi hành án quản chế, và các cơ quan tô chức khác thực hiện việc thi hành án treo đối với cá nhân, công dân năm trong phạm vi quản lý của

cơ quan đó) Vì vậy, việc thi hành án phạt tù vẫn được coi là một giai đoạn trong

quá trình tố tụng Tuy các cơ quan thi hành án thuộc hệ thống cơ quan hành pháp của Chính phủ, nhưng các hoạt động thực hiện bởi họ vẫn được xem xét là phần của quá trình tố tụng.

- Theo Luật Thi hành án dân sự số 64/2014/QH13, ngày 25 tháng 11 năm

Trang 16

2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự số 26/2008/QH12, ngoài việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định về dân sự có hiệu lực pháp luật

hoặc chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án, nhưng được thi hành ngay, thì cơ quan thi

hành án dân sự còn tô chức thi hành quyết định của Trọng tài thương mại, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc

cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng giải quyết khiếu nại

quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, không phải là cơ quan tư pháp, không nằm trong hệ thống các cơ quan Tư pháp và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại các cơ quan này không phải là tố tụng tư pháp, nên kết quả của hoạt động giải quyết tranh chấp không phải là sản phẩm của quá trình tố tụng tư pháp Do đó, việc căn cứ vào

nguồn gốc công việc “đầu vào” của Cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện để xác

định thi hành án dân sự là một giai đoạn của tố tụng là chưa thuyết phục.

Từ những khái niệm cơ bản trên, thi hành án dân sự có thé được hiểu một cách cơ bản nhất là quá trình mà người được thi hành án (người được hưởng quyền

trong bản án), người phải thi hành án (bên bị kêu gọi thi hành án), cùng với sự tham

gia của cơ quan thi hành án dân sự, các tổ chức và cá nhân liên quan, thực hiện bản

án hoặc quyết định của tòa án Điều này có thể xảy ra khi họ tuân theo bản án tự

nguyện hoặc dưới áp lực và quản lý của cơ quan thi hành án dân sự, đảm bảo tuân

thủ quy định của pháp luật Việc này bao gồm cả việc thực hiện bản án và đảm bảo tuân thủ nội dung của bản án, quyết định hoặc phán quyết của trọng tài thương mại,

quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội

đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

1.1.2 No của ngân hàng

1.1.2.1 Khái niệm nợ

Nợ (debt), theo từ điển Kinh tế học - Dai học Kinh tế Quốc dan, là số tiền mà

một cá nhân, công ty hoặc tô chức nào đó đã vay mượn từ người khác Khoản nợ

10

Trang 17

này có thé phát sinh từ việc vay tiền dé mua hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản chính Nói cách khác, nợ là khoản tiền mà cá nhân hoặc tô chức (như doanh nghiệp, hợp tác xã ) đã vay mượn dé thực hiện các hoạt động kinh doanh hoặc tiêu dùng.

Ngoài ra, một quan điểm khác xem xét nợ như một khoản phải trả lại, bao gồm cả số gốc, lãi suất, phí và các chi phí khác liên quan tại một thời điểm, phát sinh từ việc vay tiền theo quy định của pháp luật Theo quan điểm này, nợ là khoản

phải trả, bao gồm cả lãi suất, phí và các khoản phát sinh khác.

Qua nghiên cứu các khái niệm, dựa trên hai quan điểm nêu trên có thể thấy, mặc dù có khác nhau, nhưng cả hai luồng quan điểm đều có điểm chung thống nhất đó là:

(1) Nợ được sử dụng cho mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh của cá nhân hoặc tổ chức.:

(2) Nợ phải được trả lại cho người cho vay tại một thời điểm xác định theo thỏa thuận Thời điểm này được quyết định dựa trên thỏa thuận giữa người cho vay và người vay và có thê biến đồi tùy theo thời điểm mà khoản vay được thực hiện và thời điểm quy định trả nợ Thời gian vay có thể kéo dài hoặc ngắn tùy thuộc vào các điều khoản và thỏa thuận giữa hai bên;

(3) Khoản tiền phải trả luôn ít nhất bằng khoản tiền mà người vay đã nhận từ người cho vay (trong trường hợp không có lãi xuất, phí) Tuy nhiên, thường

thì khoản phải trả lớn hơn so với khoản vay ban đầu do bao gồm cả nợ gốc kèm

theo lãi xuất, phí tiền vay và các chỉ phí khác liên quan đến việc vay mà người

vay phải chi trả.

Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát, nợ là số tién mà bên vay nhận từ

bên cho vay dé đáp ứng các mục tiêu cá nhân hoặc kinh doanh, và phải hoàn trả

theo thỏa thuận tại một thời điểm cụ thé, thường kèm theo lãi suất, phí và các chỉ phí khác liên quan

Nợ có nhiều cách phân loại, tùy thuộc vào tiêu chí xem xét Tuy nhiên, chúng có thể được chia thành bốn loại cơ bản như sau:

- Nợ vay là một dạng đơn giản nhất của nợ, bao gồm một biên bản thoả thuận

về việc cho vay một số tiền trong một khoảng thời gian có định và được quy định

11

Trang 18

thời hạn trả lại số tiền này Trong trường hợp vay thương mại, nó còn bao gồm

lãi suất, mà lãi suất này được tính dudi dang tỷ lệ phần trăm của tổng số tiền cho

vay hàng năm.

- Nợ của tập đoàn, còn được gọi là nợ tập đoàn, là số tiền mà tập đoàn cung

cấp cho các công ty hoặc tổ chức muốn vay một số lượng lớn hơn tiền vay thông

qua các nguồn cho vay cá nhân và chấp nhận mức độ rủi ro mở rộng trong quá trình

vay Trong trường hợp này, mỗi tập đoàn ngân hàng có thể đồng ý áp dụng một tỷ lệ lãi suất có định trên tổng số tiền được vay.

- Trái phiếu là một loại chứng khoán nợ được công ty hoặc chính phủ phát hành Người nắm giữ trái phiếu sẽ nhận lại số tiền ban đầu mua trái phiếu cộng với

lãi suất Trái phiếu được phát hành để huy động vốn từ các nhà đầu tư trên thị

trường mà tô chức phát hành muốn vay tiền Mỗi loại trái phiếu sẽ có một thời hạn

xác định, thường là một số năm Mặc dù cũng có trái phiếu dài hạn có thé kéo dài hơn 30 năm, nhưng chúng không phổ biến Khi đến kỳ đáo hạn, số tiền ban đầu mua trái phiếu sẽ được hoàn trả đầy đủ cho nhà đầu tư cùng với lãi suất Lãi suất có thé

được trả vào cuối kỳ đáo hạn hoặc theo các giai đoạn khác nhau Trái phiếu có thể được giao dịch trên thị trường trái phiếu Đối với các nhà đầu tư, trái phiếu thường

được coi là một hình thức đầu tư tương đối an toàn hơn so với cổ phiếu.

- Giây hẹn trả tiền tương tự như giấy xác nhận khả năng trả nợ trong kế toán, đó là một thỏa thuận trong đó bên vay nợ cam kết một nghĩa vụ cụ thé về việc trả

một số tiền nhất định cho bên cho vay Nghĩa vụ này có thể phát sinh trong quá

trình hoàn trả khoản vay hoặc có thê phát sinh từ các hình thức vay nợ khác.

1.1.2.2 Khái niệm ngân hàng, ngân hàng thương mại* Khái niệm ngân hàng

- Ngân hàng có thé được hiéu một cách tổng quan là một tổ chức tài chính và trung gian tài chính, chấp nhận tiền gửi từ khách hàng và điều hướng những khoản

tiền gửi này vào các hoạt động cho vay, trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua các thị

trường tài chính Ngân hàng đóng vai trò là trung gian liên kết giữa các khách hàng

có thang dư vốn và các khách hàng có thâm hụt vốn.

Hầu hết các ngân hàng hoạt động theo một hệ thống được gọi là hoạt động

12

Trang 19

ngân hàng dự trữ phân đoạn, trong đó họ chỉ nam giữ một khoản dự trữ nhỏ của các

khoản tiền gửi va sử dụng phan còn lại dé cho vay nhằm kiếm lời Hệ thống này tuân theo các yêu cầu về vốn tối thiểu dựa trên một bộ tiêu chuẩn quốc tế về vốn, được gọi là Hiệp ước vốn Basel.

Khái niệm về hoạt động ngân hàng theo nghĩa hiện đại bắt nguồn từ thé kỷ 14, được phát triển tai các thành phố giàu có của Ý thời Phục hưng Tuy nhiên, nó

cũng thừa hưởng và tiếp nối những ý tưởng và khái niệm về tín dụng và cho vay

xuất phát từ thế giới cổ đại Trong lich sử hoạt động ngân hàng, nhiều triều đại ngân hàng đã đóng một vai trò trung tâm trong nhiều thé kỷ.

- Ngân hàng là một tổ chức, thường là một doanh nghiệp, chấp nhận tiền gửi, cung cấp dịch vụ cho vay, thực hiện thanh toán chi phiếu, và cung cấp các dịch vụ

khác có liên quan cho công chúng Bộ luật Tổng Công ty Ngân hàng năm 1956 định

nghĩa, ngân hang là một định chế tài chính ký thác chấp nhận các tài khoản chi

phiếu hay cho vay thương mại, và tiền gửi được bảo hiểm bởi cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang Một ngân hàng hoạt động như là người trung gian giữa nhà cung cấp

vốn và người sử dụng vốn, thay thế việc phân chia tín dụng cho nhà cung cấp vốn

tốt nhất, thu tiền từ ba nguồn: các tài khoản séc, tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn; vay tiền ngắn hạn từ các ngân hàng khác; và vốn cô phan.

* Khái niệm ngân hàng thương mại

Căn cứ Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Luật Các tô chức tin dụng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bỗ sung một số điều của Luật Các tô

chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Quốc hội thì:

- Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng chuyên kinh doanh tiền tệ

và các hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận.

- Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận.

- Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cô phần.

13

Trang 20

- Ngân hàng thương mai nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

Đặc điểm của ngân hàng thương mại

- Là một định chế tài chính trung gian: Ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động và cung cấp vốn cho khách hàng Họ chấp nhận

tiền gửi từ khách hàng và cho vay tiền cho những người cần vốn.

- Hoạt động đa dạng và tổng hợp nhiều nghiệp vụ, dịch vụ: Ngân hàng thương mại cung cấp nhiều dịch vụ và nghiệp vụ khác nhau, bao gồm tiền gửi, cho vay, thanh toán, tư vấn tài chính, quản lý tài sản, và nhiều dịch vụ khác, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

- Việc thu hút nguồn vốn trước hết được thực hiện bằng huy động tiền gửi, phát hành kì phiếu, trái phiếu, sau đó sử dụng nguồn vốn này thực hiện cho vay sản

xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng.

- Bên cạnh đó, thông qua hoạt động cho vay và thanh toán, hệ thống các ngân hàng thương mại có thê tạo ra lượng bút tệ, là bộ phận quan trọng trong khối cung tiền tệ của nền kinh tế, có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ của ngân hang

trung ương.

- Ngoài ra, tổng tài sản của ngân hàng thương mại luôn là khối lượng tài sản lớn nhất trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại.

Vai trò của ngân hàng thương mại

- Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính hoạt động với mục tiêu tạo lợi nhuận Chức năng chính của ngân hàng thương mại là thu tiền gửi từ khách hàng

và sau đó sử dụng nguồn tiền này dé cấp vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán Các hoạt động của ngân hàng thương mại phải tuân theo quy

tắc hạch toán kinh tế và chú trọng đến việc tạo ra lợi nhuận Ngân hàng thương mại

được quyền thực hiện nhiều loại dịch vụ ngân hàng, bao gồm nhận tiền gửi có kỳ hạn

và không kỳ hạn, chiết khấu, dịch vụ thanh toán, và phát hành chứng chỉ nhận nợ.

- Ngân hàng thương mại được coi là một loại doanh nghiệp và một đơn vị

kinh tế đặt trong ngành kinh tế Ngân hàng thương mại hoạt động với cơ cấu tô chức tương tự như một doanh nghiệp và tham gia trong quan hệ kinh tế với các

14

Trang 21

doanh nghiệp khác Đề thực hiện hoạt động kinh doanh, ngân hàng thương mại cần

có vốn riêng và phải tự chủ về tài chính Mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh

doanh của ngân hàng thương mại là tạo ra lợi nhuận.

- Sản phâm của hoạt động kinh doanh là tiền tệ và dịch vụ ngân hàng Đây là

một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, vì nó đóng vai trò huyết mạch trong nên kinh tế và

ảnh hưởng đến tất cả các ngành, liên quan đến mọi khía cạnh của đời sống kinh tế và

xã hội Lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm, yêu cầu sự thận trọng và khả năng quan lý dé tránh các tác động tiêu cực đối với xã hội Ngân hàng thương

mai đóng góp vào cung cấp một lượng vốn tín dụng lớn cho nền kinh tế và xã hội.

Như vậy, có thể hiểu một cách cơ bản, ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính và nên kinh tế Đây là loại định chế tài chính

trung gian chuyên về tiền tệ và dich vụ ngân hàng Nó chịu trách nhiệm cung cấp

vốn tài chính cho nên kinh tế thị trưởng và thúc day sự phát triển kinh tế xã hội.

1.1.2.3 Nợ cua ngân hàng

- Từ khái niệm và đặc trưng cơ bản của nợ và ngân hàng, có thé mô tả: "Nợ

của ngân hàng thương mại là số tiền mà bên vay (có thể là tổ chức hoặc cá nhân)

nhận từ ngân hang dé đáp ứng mục đích kinh doanh hoặc cá nhân của họ, và phải trả lại cho ngân hàng tại thời điểm được thỏa thuận, bao gồm cả lãi suất, phí, và các

chỉ phí khác liên quan đến khoản vay."

- Nghiên cứu và làm rõ các đặc điểm của nợ ngân hàng là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển các giải pháp để kiểm soát và thu hồi nợ một cách hiệu quả, đặc biệt là trong việc thu hồi nợ của ngân hàng thông qua cơ chế thi hành án dân sự.

Trên cơ sở khái niệm về nợ, ngân hàng, nợ ngân hàng, có thể rút ra một số

đặc điểm về nợ ngân hàng như sau:

+ Nợ của ngân hàng chủ yếu xuất phát từ hoạt động kinh doanh của họ Ngân

hàng, là một dạng đặc biệt của doanh nghiệp, hoạt động dưới sự tuân thủ của các

quy định pháp luật về tài chính và ngân hàng, cùng với Luật tổ chức tín dụng và các luật về doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng Mục tiêu hàng đầu

của ngân hàng là tạo lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng Trong

quá trình kinh doanh, khách hàng có thé thuc hién hai vai tro chinh:

15

Trang 22

Một là, người gửi tiền, họ đầu tư số tiền của mình trong ngân hàng và thu được tiền lãi, bảo đảm tính an toàn của tiền gửi và tận hưởng các dịch vụ tiện ích.

Hai là, người đi vay, họ sử dụng các khoản vay từ ngân hang dé đáp ứng nhu cầu tạm thời về vốn trong quá trình kinh doanh, tiết kiệm chỉ phí và thời gian, cân nhắc việc tăng cường sản xuất kinh doanh Đối với ngân hàng, việc này là cơ sở để

tồn tại và phát triển thông qua lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi

suất tiền gửi, đồng thời, tạo ra sự gia tăng trong qui mô tín dụng đối với nền kinh tế Trong quá trình kinh doanh, ngân hàng sẽ cũng cấp tiền cho vay đồng thời ngân

hàng cũng cung cấp các dịch vụ khác của mình đến với khách hàng nhằm tối đa hóa

lợi nhuận Khi đã hết thời hạn cho vay như trong thỏa thuận thì khi đó khách hàng sẽ phải hoàn trả cả vốn và lãi suất cho ngân hàng, đồng thời phải chi trả các khoản phí, lệ phí phát sinh (nêu có) đối với các dịch vụ khác đã được ngân hàng cung cấp Đây chính là nguồn gốc nợ của ngân hàng.

+ Tính chất của nợ ngân hàng có thể thay đổi và ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hồi nợ Khi khoản nợ đến hạn, nếu khách hàng có khả năng trả nợ cho ngân hàng, thì khoản nợ đó sẽ được thu hồi Tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khiến cho việc trả nợ trễ hạn Điều này có thể kéo đài quá trình thu hồi nợ của ngân hàng và khiến cho khoản nợ ban dau có thé trở thành khoản nợ xấu, tức là khoản nợ mà ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi.

+ Quá trình thu hồi nợ của ngân hàng có thể thực hiện thông qua nhiều

phương pháp khác nhau Cách tiếp cận này sẽ tùy thuộc vào tình hình cụ thể và tình thế của khách hàng Ngân hàng có thể lựa chọn sử dụng các biện pháp như đàm phán và thỏa thuận với khách hàng, áp dụng quá trình hòa giải, hoặc trong trường

hợp cần thiết, khởi kiện tại các cơ quan tố tụng, cơ quan giải quyết tranh chấp dé dam bảo bảo vệ quyền lợi của ngân hàng.

+ Ngân hàng có khả năng áp dụng nhiều phương thức khác nhau dé thu hồi nợ.

Các phương thức này bao gồm việc ngân hàng tự xử lý tài sản bảo đảm, thuê một công

ty chuyên thu hồi nợ, hoặc yêu cầu cơ quan THADS tiến hành thu hồi nợ Lựa chon phương thức cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình huống cụ thê và tài chính của khách hàng,

đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định và quy tắc liên quan đến việc thu hôi nợ.

16

Trang 23

+ Hầu hết các khoản nợ từ ngân hàng được bảo đảm thông qua tài sản của khách hàng hoặc băng sự bảo lãnh của bên thứ ba Trong quá trình vay tiền, khách hàng thường sử dụng tài sản của họ hoặc tài sản của một bên thứ ba dé đảm bảo khoản nợ mà họ đang vay Thông thường, giá trị của khoản nợ sẽ thấp hơn giá trị của tài sản bảo đảm, nhằm đảm bảo đủ tiền lãi, phí, lệ phí và các khoản phí khác liên quan đến quá trình xử lý tài sản bảo đảm.

1.1.3 Thu hồi nợ của ngân hàng thông qua hoạt dộng thi hành án dân sự 1.1.3.1 Khái niệm, đặc trưng thu hồi nợ ngân hang

Chúng ta có thể thấy rằng việc thu hồi nợ là quá trình mà bên chủ nợ đòi hỏi bên khách nợ phải thanh toán các khoản tiền hoặc tài sản theo đúng hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa hai bên, hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thâm quyền trong trường hợp cần ra tòa án và đã có bản án hoặc quyết định phê chuẩn.

Thu hôi nợ của ngân hàng dé cập đến việc ngân hàng đòi hỏi khách hang thanh toán các số tiên và tài sản đã đến hạn hoặc quá hạn theo các hợp đồng tín

dụng hoặc các thỏa thuận khác giữa ngân hàng và khách hàng.

Khách hàng thường tự nguyện hoặc bang sự thỏa thuận thanh toán các khoản nợ sau khi hết thời hạn vay, bao gồm cả nợ gốc, lãi suất và các khoản phí, lệ phí nếu

có Trong trường hợp khách hàng không trả nợ hoặc trốn tránh trách nhiệm mà

không có lý do hợp lệ, ngân hàng có thé xem xét gia hạn hoặc tái cấu trúc lại khoản nợ vay Ngân hàng có quyền khởi kiện tại tòa án hoặc các cơ quan có thâm quyền khác dé thu hồi nợ nếu khách hàng không trả nợ, trễ hạn, hoặc có hành vi chối bỏ

trách nhiệm mà không có lý do hợp lệ.

Khi đã có quyết định từ tòa án hoặc các cơ quan có thầm quyền như trọng tài thương mại, cơ chế thu hồi nợ sẽ mở rộng Ngân hàng thương mai sẽ không chỉ tự

thực hiện việc thu hồi nợ, mà còn có thé sử dụng cơ chế thi hành án dân sự Điều này bao gồm yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự hoặc ký hợp đồng với thừa phát lại (TPL) để thực hiện thu hồi nợ theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Trong trường hợp nảy, ngân hàng thương mại phải chịu các chi phí thi hành án theo

quy định của pháp luật và thỏa thuận với TPL Với khách hàng, với tư cách người

17

Trang 24

phải thi hành án, có thé phải đối mặt với các biện pháp thi hành án, bao gồm cả các

biện pháp bảo đảm và cưỡng chế nhằm thu hồi các khoản nợ của ngân hàng.

Có thé nói, có thé dé dàng nhận thay thu hồi nợ của ngân hàng có một số đặc điểm nỗi bật sau:

(1) Việc thu hồi nợ của ngân hàng bắt đầu khi đã hết thời hạn trả nợ Khi khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng, một số điều khoản liên quan đến việc vay, sử dụng, và bảo đảm tiền vay thường được thỏa thuận giữa hai bên Điều này bao gồm thời hạn vay và thời gian trả nợ Khi thời hạn này kết thúc, khách hàng có trách

nhiệm trả nợ gốc cùng với thanh toán mọi khoản lãi suất, phi, và lệ phí theo thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật Trong trường hợp ngân hàng thương mai gia hạn

các khoản nợ vay hoặc thực hiện tái cấu trúc lại nợ, dẫn đến kéo dài thời hạn thanh toán, thì khách hàng không cần thanh toán nợ tại thời điểm đó.

(2) Việc triển khai thu hồi nợ của ngân hàng có thé được tiến hành băng nhiều

phương thức khác nhau Trong quá trình thu hồi nợ, phương pháp mà ngân hàng sử

dụng dé thu hồi nợ của họ phụ thuộc vào thái độ và mức độ hợp tác của khách hàng trong việc thanh toán nợ Các phương pháp này có thể bao gồm các biện pháp thông thường như thương lượng, hòa giải hoặc khởi kiện để đưa vụ việc ra cơ quan có thâm quyền nhằm hỗ trợ và giúp đỡ trong việc thu hồi nợ của ngân hàng Cụ thê:

Một là, thu hồi nợ thông qua hình thức thương lượng: Đây là quá trình thu hồi các khoản nợ bằng cách sử dụng kỹ năng thương thảo Trong quá trình này, ngân hàng tập trung vào việc tác động đến tình cảm và tâm lý của khách hàng, đồng

thời đảm bảo duy trì mối quan hệ tích cực với họ.

Hai là, phương thức thu hồi nợ bằng cơ chế pháp lý: Đây là quá trình thu hồi

nợ dựa trên việc tuân theo các quy định của pháp luật Cơ sở cho quá trình này là

các điều khoản trong hợp đồng hoặc các thỏa thuận khác đã được ngân hàng và khách hang ký kết, mà khách hàng phải tuân theo dé trả nợ Ngân hàng có thé sử dụng phương thức này bằng cách khởi kiện tại tòa án hoặc yêu cầu cơ quan có thâm quyên tiến hành xử lý hình sự nếu có sự vi phạm pháp luật.

1.1.3.2 Ý nghĩa của thu hồi nợ trong hoạt động của ngân hàng

Đôi với các ngân hàng thì hiệu quả công tác thu hôi nợ là yêu tô sông còn

18

Trang 25

hang đầu Không thé có ngân hàng nào kinh doanh mà không thực hiện hoạt động vay và cho vay, bởi vậy thu hồi nợ của ngân hàng là có ý nghĩa rất to lớn Cu thé:

Thứ nhất, đề có thê đảm bảo tài chính của ngân hàng có được sự an toàn và lành mạnh, qua đó hỗ trợ việc vận hành bộ máy của ngân hàng có thé hoạt động một cach hiệu quả và giúp cho việc tránh rủi ro về mặt tài chính Hoạt động kinh doanh của ngân hàng chỉ có lãi, mang lại hiệu quả khi đòng vốn được luân chuyên thuận lợi, thông

suỐt, tạo dòng chảy liên tục trong việc quay vòng vốn, nếu một mắt xích bị trục trặc

hay đứt gay có thé anh hưởng ngay đến hoạt động của ngân hàng Do đó, việc thu hồi

nợ đúng hạn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo răng hoạt động của ngân hàng

diễn ra một cách bình thường, đồng thời giúp đảm bảo tính ổn định và an toàn về tài

chính của ngân hàng, điều này rất quan trọng đề duy trì sự hiệu quả của bộ máy hoạt

động của ngân hàng và đề phòng các rủi ro liên quan đến tài chính.

Thứ hai, có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu bảo đảm và duy trì lãi suất của ngân hàng Duy trì chức năng trung gian tin dụng là vô cùng quan trong dé bảo dam sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thông qua việc gia tăng lợi nhuận từ chênh lệch lãi

suất cho vay và lãi suất tiền gửi Day là cơ sở dé ngân hàng tạo bút tệ và góp phần tăng

qui mô tín dụng cho nền kinh tế Chính vì vậy, việc thu hồi nợ đầy đủ và kịp thời là quan trọng dé đảm bảo hiệu quả kinh doanh và lãi suất của ngân hang.

Thứ ba, thu hồi nợ của ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm

bảo sự tồn vong và 6n định của ngân hàng, đồng thời đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hang và nền kinh tế toàn diện Ngân hàng thương mai và hệ thống ngân hàng nói chung có mối liên hệ mật thiết với sự phát trién của nền kinh tế Nếu ngân hàng không thê thu hồi nợ một cách hiệu quả hoặc trải qua sự thua lỗ, có thể gây ra các van đề nghiêm trọng như phá sản và sụp đồ lan rộng, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ

thống ngân hàng và nền kinh tế Do đó, việc thu hồi nợ không chỉ đảm bảo sự tồn tại của ngân hàng mà còn đóng góp vào sự an toàn và 6n định của hệ thống ngân hàng và nên kinh tế.

1.1.3.3 Vai trò của thi hành án dân sự đối với thu hồi nợ của ngân hàng

Như trên đã trình bay, Ngân hàng thực hiện việc thu hồi nợ thông qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm thương lượng và hòa giải Tuy nhiên, khi các biện

19

Trang 26

pháp này không hiệu quả, ngân hàng có thé khởi kiện khách hàng ra tòa án dé đòi nợ.

Mặc dù sau quá trình tòa án ra phán quyết, ngân hàng không chắc chắn thu hồi ngay được nợ và lãi do khách hàng có thê tìm cách trì hoãn hoặc chống đối nhằm kéo dài thời gian sử dụng vốn hoặc trốn tránh trách nhiệm Trong trường hợp này, theo quy định của pháp luật, ngân hàng có thể yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự hoặc ký hợp đồng với TPL dé tiến hành thu hồi nợ Sự tham gia của cơ quan thi hành án dân sự là

một bước quan trọng trong quá trình thu hồi nợ của ngân hàng Cơ quan thi hành án

dân sự, cùng với TPL, sử dụng mọi biện pháp được quy định bởi pháp luật để đảm bảo thu hồi nợ, bao gồm cả việc áp dụng các biện pháp bảo đảm và cưỡng chế cần thiết dé đạt được mục tiêu này Vì vậy, vai trò của cơ quan thi hành án dân sự rất quan trọng trong quá trình này, thé hiện ở một số khía cạnh sau:

- Có thể nói, Thi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong việc đưa bản án

hoặc quyết định có hiệu lực thi hành vào cuộc sống, giúp ngân hàng thu hồi lại các khoản nợ Tuy nhiên, bản án hoặc quyết định có hiệu lực thi hành chưa đảm bảo rằng quyền lợi của ngân hàng đã được thực hiện hoàn toàn trong thực tế Cơ quan thi hành

án dân sự, thông qua hoạt động của mình và tuân theo quy định của pháp luật, có khả

năng thuyết phục, động viên người phải thi hành án tự nguyện hoặc sử dụng các biện

pháp bao đảm, cưỡng chế dé đảm bảo việc thi hành đầy đủ va dứt điểm các bản án.

Như vậy, thi hành án đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng các bản án và

quyết định của tòa án hoặc trọng tai thương mại sẽ được thực hiện một cách hiệu qua

trong thực tế, giúp ngân hàng thu hồi các nguồn vốn đã bị chiếm dụng.

- Thi hành án dân sự không chi là quá trình cụ thé dé thực hiện bản án, ma

còn là một thước đo quan trọng để đánh giá tính khách quan và tính phù hợp với thực tế trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa ngân hàng và khách hàng Trong các giai đoạn tô tụng và quyết định tranh chấp trước đó, như xác minh, xét xử của tòa án và quá trình giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại, các cơ quan này

thường tập trung vào việc xem xét các khía cạnh pháp lý của vụ án, áp dụng quy

định của pháp luật và phân tích các khía cạnh pháp lý của các sự kiện để xác định

sự thật khách quan của vụ án, đồng thời cũng xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi

20

Trang 27

bên, và quyền và nghĩa vụ của những người liên quan Kết quả cuối cùng của quá trình này thường là bản án hoặc quyết định của tòa án và quyết định của trọng tài

thương mại Trong thời điểm này, mặc dù quyền và nghĩa vụ của các bên đã được

xác định trên giấy tờ pháp lý, nhưng chúng vẫn chỉ là những điều chưa được thực hiện trong thực tế Đến giai đoạn thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự, thừa phát

lại đảm bảo triển khai thực tế các quyền và nghĩa vụ đó, yêu cầu các bên liên quan

thực hiện đúng các nghĩa vụ và quyền lợi của mình Đây là thời điểm mà sự phù

hợp giữa quyền và nghĩa vụ của bản án so với trong thực tế sẽ được bộc lộ rõ nét.

Mặt khác, trong quá trình tô chức thi hành án, để đảm bảo sự thuận lợi, cơ quan thi hành án dân sự sẽ tiến hành nghiên cứu kỹ nội dung của bản án và các tình tiết liên quan đến vụ án đề có thê lên phương án, qua đó chọn lựa biện pháp thi hành án tối ưu nhất Quá trình này giúp cơ quan thi hành án dân sự phát hiện ra các sai sót có thể xuất hiện từ các giai đoạn tố tụng trước đó Nếu cần thiết, cơ quan thi hành án dân sự có thê yêu cau giải thích, điều chỉnh, hoặc đề xuất kiểm tra lại ban án, quyết định thông qua các thủ tục giám đốc thâm hay tái thâm Như vậy, có thê

thấy được thi hành án dân sự đã trở thành công cụ và thước đo quan trọng để kiểm

tra tính đúng đắn của các giai đoạn tố tụng và giải quyết tranh chấp trước đó Nếu

mọi quy trình trước đó diễn ra chính xác, công bằng và khách quan, quá trình thi

hành án sẽ diễn ra thuận lợi và giúp ngân hàng thu hồi nợ một cách nhanh chóng Ngược lại, nếu có vấn đề xuất hiện từ các giai đoạn trước đó, quá trình thi hành án

dân sự sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, làm kéo dài thời gian thu nợ của ngân hàng.

- Thi hành án dân sự không chỉ đảm bảo quyền lợi của ngân hang mà còn bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của khách hàng Nó hỗ trợ ngăn chặn các hành vi đòi nợ không minh bạch, không tuân thủ theo quy định pháp luật, hay còn được biết đến là "luật rừng." Qua quá trình thi hành án, người khách hàng có thể nhận được sự bảo vệ và công băng từ hệ thống pháp luật, giúp họ tránh khỏi các tình huống bắt lợi

và không minh bạch trong quá trình trả nợ Trong quá trình thi hành án, các quy

định pháp luật cung cấp cho khách hàng những phương pháp dé chống lại sự lạm dụng quyền lực của cơ quan thi hành án dân sự Điều này bao gồm quyền khiếu nại

21

Trang 28

và tố cáo khi có bất kỳ bất công hay lạm dụng nào xảy ra trong quá trình thi hành án Hơn nữa, khách hàng được đảm bảo quyền nhận các loại giấy tờ, văn bản liên quan đến quá trình thi hành án, giúp họ giám sát và đảm bảo tính minh bạch và công băng trong quá trình này.

- Trong quá trình thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án đóng vai trò không chỉ

là bên thi hành quyết định mà còn là nguồn thông tin và tuyên truyền pháp luật cho ngân hàng thương mại và các bên liên quan Các hoạt động như tuyên truyền, thuyết phục, động viên khách hàng tự nguyện thi hành án và tiến hành hòa giải đều nhằm thúc đây sự hiểu biết về quy định pháp luật liên quan đến thi hành án Việc phổ biến và giải thích rõ ràng các quy định của pháp luật là quan trọng dé đảm bảo sự hiểu biết và tuân

thủ chính xác từ mọi bên liên quan Do đó, cơ quan thi hành án dân sự đóng vai trò trung tâm trong việc tuyên truyền và phô biến về quá trình thi hành án dân sự.

1.1.3.4 Phân loại việc thu hồi nợ ngân hang trong thi hành an dân sự

Trong hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng, việc tuân thủ những quy

định của pháp luật về thi hành án dân sự là rất cần thiết, bên cạnh đó thì cơ quan thi hành án dân sự và bản thân người chấp hành viên cũng cần phải nghiên cứu, áp dụng những nghiệp vụ khác nhau nhăm giúp nâng cao hiệu quả đối với từng loại án

tín dụng ngân hàng Do đó việc phân loại thi hành án tín dụng ngân hàng có ý nghĩa

rất quan trọng.

+ Căn cứ vào chủ thể người phải thi hành án, thi hành án tín dụng ngân hàng

được chia ra làm hai loại, đó là: () Thi hành án tín dụng đối với cá nhân, hộ gia đình và (ii) Thi hành án tín dung đối với tổ chức có đăng ký kinh doanh Quá trình thi hành án đối với các tổ chức có đăng ký kinh doanh, đặc biệt là các pháp nhân như công ty cổ phan, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, thường phức tạp hơn Việc xác minh về tài sản và các điều kiện thi hành án đòi hỏi cần có sự hỗ trợ, tư van từ các chuyên gia, do cau trúc vốn và thành viên trong các tổ chức này rat đa dạng, chính vì vậy mà chấp hành viên không thé tự xác minh các nguồn tài

chính và trách nhiệm pháp lý chỉ thông qua phần vốn góp.

+ Căn cứ vào yêu tô đê đảm bảo của các khoản nợ, thì thi hành án tín dụng

22

Trang 29

ngân hàng chia ra làm hai loại: (i) Thi hành án tín dụng ngân hàng có tài sản đảmbảo va (ii) Thi hành án tín dụng ngân hàng không có tài san đảm bảo Trong quá

trình giải quyết việc thi hành án tín dụng ngân hàng có tài sản đảm bảo, chấp hành viên thường tiến hành xử lý tài sản đảm bảo trước Nếu số tiền thu hồi từ việc này

không đủ để thanh toán nợ đối với các tổ chức tín dụng và ngân hàng, chấp hành

viên sẽ tiếp tục xác minh các tài sản khác của người phải thi hành án Quá trình này giúp tiết kiệm thời gian so với trường hợp không có tài sản đảm bảo

+ Căn cứ vào chủ thé bên được thi hành án, thì thi hành án tín dụng ngân

hang chia ra làm hai loại: (i) Thi hành án tín dụng ngân hàng cho ngân hang tư nhân

và (ii) Thi hành án tin dụng ngân hang cho ngân hàng có sở hữu vốn nhà nước.

Trong trường hợp của các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước như

Agribank, Vietcombank, Viettinbank hay là BIDV, hoạt động tín dụng chủ yếu là

tín dụng doanh nghiệp với những khoản vay lớn, đài hạn, tài sản đảm bảo thường là

các dự án, dây chuyền sản xuất kinh doanh hoặc những bất động sản có giá trị lớn Việc thi hành án đòi hỏi sự nhanh chóng, kịp thời dé đảm bảo quyền lợi của các ngân hàng Sự kéo dài thời gian trong quá trình thi hành án có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng và ngân hàng.

+ Căn cứ vào yếu tố nước ngoài, thì thi hành án tín dụng ngân hàng chia ra làm hai loại: (i) Thi hành án tín dụng ngân hàng có yếu tô nước ngoài và (ii) Thi hành án tín dụng ngân hàng không có yếu tô nước ngoài Thi hành án tín dụng ngân hàng với yếu tổ nước ngoài thường phức tạp do cần xác minh địa chỉ, tài sản, và nơi

đến của người phải thi hành án tại quốc gia khác Cả việc thông báo thi hành án và ủy thác tư pháp cũng đều mat thời gian và gặp khó khăn trong quá trình thực hiện.

1.1.3.5 Các tiêu chi đánh giá kế quả thu hồi nợ của ngân hàng trong thi hành án dân sự

Có nhiều tiêu chí đánh giá về kết quả thi hành án dân sự, tuy nhiên trong lĩnh

vực thu hồi nợ ngân hàng trong thi hành án dân sự đáng lưu ý 2 tiêu chí sau: - Tiêu chí tỷ lệ về số vụ việc và giá trị thu hồi:

+ Tiêu chí ty lệ về số vụ việc: là tỉ lệ số việc thi hành xong trên số viéc có

điều kiện thi hành hàng tháng/ quý/ năm.

23

Trang 30

+ Tiêu chí tỷ lệ về giá trị thu hồi: là tỉ lệ giá trị thu hồi được trong từng vụ

việc thi hành xong trên tong giá trị có điều kiện cần phải thi hành/ tỉ lệ giá trị thu hồi được trong các vụ việc thi hành xong trên tổng giá trị có điều kiện cần phải thi

hành hàng thang/ qui/ năm.

1.2 Pháp luật về thu hồi nợ của ngân hàng trong Thi hành án dân sự 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm

Việc thu hồi nợ của ngân hàng có thé được thực hiện theo những các thức

khác nhau như: có thé do ngân hàng tự mình thực hiện, yêu cầu cơ quan có thâm

quyền hỗ trợ hoặc thông qua việc THADS của cơ quan THADS.

Tuy nhiên bản chất pháp lý của việc thu hồi nợ cho ngân hàng trong THADS chính là biện pháp THA và chỉ khi nào có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc tuy chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay (như quyết

định áp dụng biện pháp khan cấp tạm thời) thì mới được cơ quan THADS, CHV áp dụng thực hiện Đây cũng chính là điểm khác biệt so với các hình thức thu hồi nợ khác của t6 chức tín dụng Ngoài ra việc thu hồi nợ cho ngân hàng trong THADS

phải tuân thủ các điều kiện, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành án dan sự được

quy định bởi pháp luật THADS.

Từ những van dé nêu trên, có thé hiểu pháp luật về thu hồi nợ của ngân hàng trong THADS là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định về nguyên tắc, phạm vi, chủ thể, trình tự, thủ tục thi hành

án dân sự nói chung và phương thức, chủ thể, trình tự thủ tục thu hồi nợ của ngân

hàng trong THADS nói riêng.

Pháp luật về thu hồi nợ của ngân hàng trong THADS có một số đặc điểm

chính như sau:

- Pháp luật về thu hồi nợ của ngân hàng trong THADS chỉ được áp dụng khi

có bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến tín dụng, ngân hàng có hiệu lực

pháp luật hoặc thuộc diện được thi hành ngay.

- Các chủ thể của pháp luật về thu hồi nợ của ngân hàng trong THADS

24

Trang 31

thường là cơ quan THADS, CHV, TPL và ngân hàng, tổ chức tin dụng với tư cáchlà người được thi hành án

- Ngoài các quy định về trình tự, thủ tục chung về THADS, còn có những quy định được đặc thù trong việc thu hồi nợ cho ngân hàng trong THADS.

1.2.2 Nội dung pháp luật về thu hồi nợ của ngân hàng trong THADS 1.2.2.1 Người có thẩm quyên tổ chức thi hành các khoản thu hồi nợ

Là người được Nhà nước ủy quyền để triển khai quá trình thu hồi nợ của ngân hàng thông qua việc tổ chức thi hành án Có thé là co quan, tổ chức thuộc Nhà

nước hoặc người không thuộc Nhà nước nhưng được ủy quyên thực hiện các công đoạn liên quan đến thi hành án dân sự Trong quá trình xây dựng cơ chế thi hành án,

Nhà nước không chỉ tập trung vào việc xây dựng thể chế pháp lý mà còn đặt ra thiết chế thực hiện phù hợp Các tô chức và cá nhân được trao đủ quyền hạn, nghĩa vụ, và trách nhiệm cụ thể đề thực hiện quá trình tổ chức thi hành án Trong pháp luật

Việt Nam, chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự, thừa phát lại là chủ thể có

thấm quyền chính dé tô chức thi hành bản án và quyết định Thừa phát lại là tô chức hoạt động dưới qui định của Luật doanh nghiệp, được Nhà nước chuyên giao và cho phép thực hiện một số công đoạn trong quá trình thi hành án dân sự, bao gồm cả việc xác minh điều kiện thi hành án Như vậy, thừa phát lại có thê đảm nhận cả quá trình tổ chức thi hành án hoặc chỉ thực hiện một công đoạn cụ thể trong quá trình đó, như là việc xác minh điều kiện thi hành án Điều này thường được thực hiện thông qua việc ký kết bản hợp đồng dịch vụ giữa thừa phát lại và ngân hàng thương mại Bản hợp đồng này sẽ quy định rõ các nhiệm vụ, quyền lợi, và trách nhiệm của thừa phát lai trong quá trình xác minh điều kiện dé đảm bảo việc thi hành án diễn ra

theo đúng quy định của pháp luật.

1.2.2.2 Người được thi hành án trong thi hành các khoản nợ

Trong quá trình thi hành án, ngân hàng đóng vai trò là bên được thi hành án,

giữ các quyền và nghĩa vụ như là bên có lợi ích trong quyết định của tòa án Ngân hàng có thé thực hiện nhiều hành động, bao gồm yêu cầu thi hành án, thương lượng

25

Trang 32

với bên nợ về việc thi hành án, áp dụng biện pháp bảo đảm, và khiếu nại nếu cần thiết Quá trình này không chỉ giúp ngân hàng thu hồi nợ mà còn là cơ hội để bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng khi thực hiện quyền và lợi ích của mình trong quá trình thi hành án có thé yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thu tiền từ người phải thi hành án, trao trả tài sản, giấy tờ có giá, hoặc xử lý tài sản cầm có, thé chấp, bảo lãnh dé đảm bảo

thanh toán nghĩa vụ theo bản án, quyết định Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi của

ngân hàng và đồng thời thực hiện đúng nghĩa vụ của bên phải thi hành án.

1.2.2.3 Người phải thi hành án trong thi hành các khoản nợ

Người phải thi hành án là bat kỳ cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức nào phải thực hiện nghĩa vụ được xác định trong bản án hoặc quyết định của tòa án Trong trường hợp thi hành thu hồi nợ của ngân hàng, đó có thê là khách hàng không thanh toán

nợ đúng hạn, và ngân hàng quyết định khởi kiện để yêu cầu thi hành án và đòi lại

nợ Do đó, bất cứ khách hàng nào bị ngân hàng thương mại khởi kiện, được tòa án đưa ra xét xử, chấp nhận đơn khởi kiện của ngân hàng thương mại bằng một bản án,

hay quyết định có hiệu lực, thì người đó trở thành người phải thi hành án, khi ngân hàng có đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án hoặc ky hợp đồng dịch vụ đề thừa phát lại tổ chức thi hành án.

Nghĩa vụ của người phải thi hành án được xác định trong nội dung của bản

án hoặc quyết định của tòa án Tuy nhiên, trong quá trình thi hành án, có thé tiến

hành thương lượng và thỏa thuận với ngân hàng về cách thức và phương thức thanh toán nợ Đồng thời, người phải thi hành án cũng có quyền bảo vệ lợi ích của mình và chống lại các hành vi vi phạm pháp luật từ phía người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự, thừa phát lại, và bất kỳ bên nào khác liên quan đến quá trình thi hành án Người phải thi hành án có quyền tham gia và có một số quyền lợi trong quá trình tô chức thi hành án Cu thé, họ có quyền tự thực hiện nghĩa vụ theo bản án, được tham gia đề xuất kê biên tài sản và thỏa thuận về việc lựa chọn tổ chức thâm định giá, bán đấu giá tài san Họ cũng có quyền khiếu nại hoặc tô cáo đối với

các hành động hoặc quyết định của chấp hành viên hoặc thủ trưởng cơ quan thi

26

Trang 33

hành án dân sự, nếu họ cảm thấy rằng những quyết định này gây thiệt hại cho quyền

và lợi ích của mình.

Người phải thi hành án có thé là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức Trong trường hợp người phải thi hành án là cá nhân, họ sẽ nhân danh bản thân dé thực

hiện các quyền và nghĩa vụ của người phải thi hành án Nếu người phải thi hành án là

cơ quan hoặc tô chức, thì quyền và nghĩa vụ của họ sẽ được thực hiện thông qua người đại điện hợp pháp của cơ quan hoặc tổ chức đó Ngoài ra, người phải thi hành án, dù là cá nhân hay cơ quan tổ chức, cũng có quyền ủy quyền cho người khác dé thực hiện các nghĩa vụ của mình, với điều kiện có sự đồng ý của người được thi hành án.

1.2.2.4 Người có liên quan trong thi hành án các khoản thu hồi nợ

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan bao gồm cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức, đây là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyên và nghĩa vụ thi hành án của đương sự Có thé được chia làm hai loại như sau:

Thứ nhất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thường được đưa vào

quá trình tố tụng dé đại diện cho quyền và lợi ích của họ Tùy thuộc vào tình huống cụ thé, họ có thé là người đưa ra yêu cầu độc lập, tức là có thé tự tham gia vào quá trình tố tụng mà không cần phải kết hợp với bất kỳ bên nào khác Trong trường hợp

này, họ có thể trở thành người được thi hành án hoặc người phải thi hành án

Thứ hai, trong quá trình thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự tác động trực

tiếp đến người phải thi hành án và có thể liên quan đến nhiều bên khác nhau Tuy nhiên, chỉ có những cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ trong quá trình thi hành án mới được xem là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Việc này giúp định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bên dé đảm bao quá trình thi hành án diễn ra công bang và hiệu quả.

1.2.2.5 Trình tự thủ tục thu hồi nợ của ngân hang trong thi hành án dân sự

Theo ý nghĩa chung nhất thì thủ tục có thé được hiểu là những việc phải làm theo một trình tự nhất định đã được quy định dé tiễn hành một công việc nào đó có tính chất chính thức Nói theo một cách khác, thì thủ tục là tập hợp các cách thức,

27

Trang 34

phương thức đã được thiết lập sẵn để giải quyết một vẫn đề hay thực hiện một chức

năng nào đó đã được xác định nhằm đạt được mục đích đã đề ra.

Thủ tục thi hành án dân sự là cách hoặc một chuỗi các quy trình và điều kiện do Nhà nước quy định Những người có thâm quyền tô chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong bản án, quyết định có hiệu lực, theo đúng quy định của pháp luật, nhằm hỗ trợ bên liên quan trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ trong

thực tế Do đó, thủ tục thi hành án dân sự hướng tới giải quyết công việc của cả

người được thi hành án và người phải thi hành án Trình tự, thủ tục thi hành án dân

sự bao gồm các công việc sau:

Thứ nhất, những nhiệm vụ cần thực hiện bởi người được thi hành án và người phải thi hành án dé thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ thông qua quy trình

thi hành án dân sự Đây là bước mở đầu để họ, dưới sự hỗ trợ của cơ quan có thâm

quyền, thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật nhằm tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo nội dung của bản án, quyết định Quy trình này có thé được thực hiện thông qua các hoạt động của họ hoặc thông qua sự ủy quyền hợp pháp Những nhiệm vụ này có thê được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như đưa ra yêu cầu thi hành án trực tiếp tại cơ quan có thâm quyên thi hành án dân sự

hoặc việc gửi đơn yêu cầu thi hành án

Thứ hai, các hoạt động mà người có thầm quyền thi hành án thực hiện dé tô

chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ được xác định trong các bản án, quyết định

của tòa án Đây là nhiệm vụ hoặc tập hợp các nhiệm vụ liên quan chặt chẽ đến

nhau về nội dung và thời gian, được quy định bởi Nhà nước, mà cơ quan có thâm

quyền phải tiến hành dé tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ theo nội dung của bản án, quyết định.

Thứ ba, Những văn bản mà đối tượng thực hiện thủ tục thi hành án dân sự

cần gửi hoặc trình bày trước cơ quan có thâm quyền thi hành án dân sự trước và

trong khi quá trình thi hành án đang diễn ra Những tài liệu này đóng vai trò xác

nhận quyết định, tâm huyết, ý chí của người được thi hành án và người phải thi

hành án liên quan đên việc thực hiện quyên và nghĩa vụ của họ Đây là cơ sở, là nên

28

Trang 35

tang dé hình thành quyên và nghĩa vụ của họ, cũng như để xác định trách nhiệm của cơ quan có thâm quyên thi hành án dân sự.

Thứ tr, các yêu cầu mà người được thi hành án và người phải thi hành án phải đáp ứng hoặc thực hiện khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình tại cơ quan có thầm quyền thi hành án dân sự Đây là các điều kiện mà họ cần tuân theo

khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tham gia vào quá trình thi hành án Những yêu cầu này được quy định bởi Nhà nước thông qua các quyền và nghĩa vụ của

người được thi hành án và người phải thi hành án.

Thủ tục thi hành án dân sự được quy định để cho phép các cơ quan Nhà nước có thâm quyền tiến hành hoạt động thi hành án dân sự Băng cách này, người được thi hành án và người phải thi hành án có thể thuận lợi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Vì vậy, thủ tục thi hành án dân sự cần tuân theo và đáp ứng các nguyên tắc cơ bản như: Đơn giản, rõ ràng và dễ thực hiện; Phù hợp với mục tiêu thi hành án dân sự; Bảo vệ quyền bình đăng của tất cả các bên tham gia vào quan hệ thi hành án dân sự; Tiết kiệm thời gian và chi phí cho người được thi hành án, người phải thi hành án, và cơ quan thi hành án có thâm quyền, cũng như Nhà nước Thêm vào đó, thủ tục thi hành án cần đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ và

hiệu quả của các quy định liên quan, được cơ quan nhà nước có thâm quyền quy

định một cách rõ ràng, minh bạch và hợp lý.

1.3 Kinh nghiệm thu hồi nợ của ngân hang trong thi hành án dân sự của

một số địa phương và bài học rút ra cho Hà Nội

1.3.1 Bài học kinh nghiệm thu héi nợ ngân hàng của các vu án phức tạp

thông qua thi hành án dân sự của tinh Thanh Hóa

Trong thời gian gần đây, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành hướng dan các tô chức tín dụng trên địa bàn triển khai cùng nhau các biện pháp để giải quyết và hạn chế nợ xấu, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, vẫn xuất hiện nhiều thách thức và khó khăn.

Công tác thi hành án tín dụng, ngân hàng có vai trò quan trọng trong “bài toán” xử

lý nợ xâu Những năm vừa qua, sô vụ việc liên quan đên tô chức tín dụng, ngân

29

Trang 36

hàng mà các cơ quan thi hành án dân sự phải tiếp nhận chỉ chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số lượng án phải thi hành, trong khi đó thì số tiền phải giải quyết lại chiếm tỷ

lệ rat cao Do đó, cần nhiều hơn những giải pháp đồng bộ, quyết liệt dé giải quyết dứt điểm các vụ việc giá tri lớn, phức tạp.

Trong cả năm 2022 và 5 tháng 2023 các cơ quan thi hành án của tỉnh đã thụ

lý, tổ chức thi hành các vụ việc liên quan đến lĩnh vực ngân hàng với khoảng gần

800 vụ, số tiền lên tới hơn 2.000 tỷ đồng Trong đó, đã thi hành xong 200 vụ với số

tiền khoảng 400 tỷ đồng.

Có thé nói, kết quả này tuy đã có những thay đổi tương đối tích cực nhưng chưa đột phá Nguyên nhân xuất phát từ nhiều vụ việc sau khi thụ lý, xác minh tài sản bảo đảm chưa rõ ràng, tài sản còn chồng lẫn, không đúng với hiện trang tài sản

như hợp đồng thế chấp Đặc biệt, có những loại tài sản thế chấp là công trình xây

dựng xây chồng lan sang đất của người thứ ba liền kề; một số vụ việc tài sản thé chấp là ô tô, máy móc thiết bị công trình xây dựng đến giai đoạn thi hành án thì không xác định được tài sản ở đâu, do ai quản lý Điển hình như vụ việc Công ty Cô

phan Đầu tư và Phát triển hạ tang A (Tên Công ty đã được thay đổi với mục dich chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu của Luận văn nảy), đơn vị được thi hành án là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương, số tiền được thi hành án gần 40 tỷ

đồng; tài sản bảo đảm là toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại số B, đường Thành Thái, phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa Theo hợp đồng thé chấp, Công ty Cổ phan Dau tư và Phát triển hạ tang A thé chấp cho ngân hàng 1

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất là văn phòng làm việc và nhà nghỉ 6 tầng với diện tích xây dựng là 319m”, diện tích sàn là 1.790m” Tuy

nhiên, trong quá trình thi hành án, kết quả xác minh, trích đo thửa đất, tài sản gắn liền trên đất vào ngày 22-9-2021 của Văn phòng Đăng ký dat đai tinh thì hiện trang công trình này không phù hợp với hồ sơ thế chấp Cụ thể, về số tầng thế chấp là 6 nhưng thực tế là 9 tầng với tổng diện tích sàn là 2.703,6m”, tăng 913,6m” Diện tích xây dựng khách sạn nằm ngoài quyền sử dụng đất được Nhà nước công nhận là

27.4m” đất Nhà nghỉ kết hợp nhà ăn 3 tầng với kết cấu gắn liền với khách sạn 9

30

Trang 37

tang, diện tích sàn là 216,9m” (nằm ngoài giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) Do tài sản thực tế không đúng với hiện trạng tài sản như hợp đồng thế chấp nên quá

trình thực hiện thi hành án vụ việc gặp rất nhiều khó khăn.

Ngoài ra, nhiều tổ chức tín dụng, ngân hàng chưa phối hợp trong việc nhận tài sản bán dau giá không thành dé đổi trừ vào khoản được thi hành án theo quy định tại Khoản 2 Điều 104 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm

2014 Một số trường hợp việc thâm định nhận thế chấp tài sản chưa chặt chẽ dẫn

đến giai đoạn thi hành án khó khăn, kéo dai, như: quy trình thẩm định cho vay, lập hồ sơ cho vay vốn.

Các tổ chức tín dụng, ngân hàng thường không thực hiện theo đúng quy trình

và quy định, họ không xác định đúng tình trạng của tài sản, không thực hiện việc

thâm định nguồn gốc giá trị của tài sản hoặc thâm định cao hơn so với thực tế Điều

nảy cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng số lượng vụ án tồn chuyền kỳ sau

đối với các đơn vị thi hành án trong loại vụ việc này Một ví dụ điển hình là trong các trường hợp cho vay đóng tàu, tuân theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ Đây là những vụ việc có tính chất mới nên trong quá trình giải quyết đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn và pháp luật Cụ thé, do các con tau là tài sản động,

thường xuyên đi đánh bắt xa bờ, có thể cập bến ở nhiều cảng cá nên khi bị thi hành án

rất khó xác định Bản thân các chủ tàu khi đã bị khởi kiện, đến giai đoạn thi hành án

thường có thái độ bat hợp tác, tim mọi cách trồn tránh nghĩa vụ thi hành.

Việc tô chức kê biên, xử lý đối với tài sản là tàu cá là hoàn toàn mới; việc

cưỡng chế kê biên xử lý tài sản trong thi hành án cần sự phối hợp với các ngành

chức năng, chính quyền địa phương các cấp nên gặp khó khăn Nhất là việc tìm tổ chức thực hiện việc trông giữ, bảo quản, lai dắt tàu, các biện pháp bảo đảm an toàn khi kê biên, chưa kể chi phí cho quá trình kê biên xử lý tài sản là rất lớn.

Hiện nay, việc thu hồi nợ đối với các khoản vay đóng tàu cá theo Nghị định

67 gặp không ít khó khăn Đa phần các cuộc bán đấu giá tài sản thành công, khoản

thu hồi được rất nhỏ so với khoản nợ mà chủ tàu đã vay từ các ngân hàng Đơn cử như vụ việc thi hành án giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu

31

Trang 38

Lộc - Bắc Thanh Hóa (Agribank Hậu Lộc) với gia đình ông Nguyễn Văn A tại thôn

Minh Thọ, xã Minh Lộc (Hậu Lộc).

Năm 2017, ông A vay hơn 9,1 tỷ đồng từ Agribank Hậu Lộc theo Nghị định 67 dé đóng mới tàu cá vỏ gỗ mang ký hiệu TH 92886, công suất 829CV Do đánh bắt không đạt hiệu quả, thua lỗ, không trả được nợ trong nhiều năm nên ông bị ngân

hàng khởi kiện ra tòa Theo bản án tuyên năm 2021 của Tòa án Nhân dân huyện

Hậu Lộc thì gia đình ông phải trả nợ gần 10 tỷ đồng, trong đó nợ gốc trên 9,1 tỷ và gan 825 triéu đồng lãi cho ngân hàng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hậu Lộc đã thực hiện việc ban hành quyết định thi hành án đối với gia đình ông A Tuy

nhiên, hiện nay con tàu này đã xuống cấp, nhiều hạng mục không còn hoặc đã hư

hỏng, tàu không thé hoạt động bình thường Cho nên Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hậu Lộc phải thuê một công ty dé trông coi, bảo quản tàu.

Nhằm tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong việc thực hiện các vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, thời gian qua Cục Thi hành án dân sự tỉnh và Ngân hàng Nhà nước Thanh Hóa phối hợp cung cấp thông tin cho nhau trong công tác xử lý nợ xấu; phối hợp hướng dẫn nghiệp vụ và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng Cùng với đó, Cục Thi hành án dân sự tỉnh

cũng đã tập trung vào việc thuyết phục và tuyên truyền để động viên đương sự tự

nguyện thi hành án, ngoài ra Cục cũng quyết định sử dụng mạnh mẽ các biện pháp cưỡng chế dé giải quyết triệt dé các trường hợp có điều kiện dé thực hiện thi hành án.

Dé giải quyết những khó khăn, nâng cao kết quả thi hành án liên quan đến lĩnh vực tín dụng ngân hàng, Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp như: Tổ chức hội nghị liên ngành với Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Thanh Hóa; các tô chức tín dụng, ngân hàng trên địa bàn tỉnh dé triển khai công tác phối hợp; thống nhất chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành án các vụ việc có liên quan đến hệ thống các ngân hàng trên địa bàn

tỉnh Tập trung vào các biện pháp giáo dục và thuyết phục đề khuyến khích đương sự

tự nguyện thi hành án, cũng như quyết liệt áp dụng các biện pháp cưỡng chế dé giải

quyết triệt để các vụ việc có điều kiện thi hành Bên cạnh đó, Cục Thi hành án dân sự

32

Trang 39

tinh đề xuất Ngân hang Nhà nước Thanh Hóa hướng dẫn các tô chức tin dụng thực hiện một cách nghiêm túc việc thâm định tài sản đảm bảo khi cấp vay; hiệu quả phối hợp với các cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình thực hiện các vụ liên quan đến tín dụng ngân hàng: cung cấp thông tin tài khoản kịp thời và tuân thủ các quyết định về phong tỏa, khấu trừ tiền trong tài khoản theo quy định của pháp luật Trong quá trình thực hiện hợp đồng, tô chức tín dụng và ngân hàng cần thực hiện biện pháp

giám sát và kiểm tra tài sản đảm bảo, đồng thời có biện pháp xử lý nhanh chóng khi

gặp vấn đề phức tạp Nếu đã có vụ án đang được giải quyết tại tòa án, tổ chức tín dụng và ngân hàng can hợp tác chặt chẽ với tòa án và cơ quan có thầm quyền trong quá trình t6 tụng dé đảm bảo tính khả thi của bản án và quyết định.

Trong quá trình thi hành án, tổ chức tín dụng, ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan thi hành án dân sự trong việc giải quyết thi hành án; đây mạnh phối hợp trong công tác xác minh, thông báo thi hành án, kê biên và thâm định giá, bán dau giá tài sản Trong trường hop tài sản không ban được, đề nghị ngân hàng và các tổ chức tín dụng xem xét có hướng nhận tài sản để bảo đảm thi hành án, vì hầu hết

các vụ việc tồn đọng hiện nay đã kê biên, giảm giá nhiều lần không bán được.

1.3.2 Bài học về nâng cao hiệu quả việc thu hồi tiền, tài sản liên quan đến khoản nợ của ngân hàng của thành phố Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên

Công tác thi hành án dân sự về thu hồi tiền, tài sản cho tổ chức tín dụng,

ngân hàng hiện nay là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được quan tâm thường

xuyên của Hệ thống thi hành án dân sự nói chung và các cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Thái Nguyên nói riêng Việc thu hồi tiền, tài sản cho các tô chức tín dụng, ngân hàng giúp cho việc khơi thông dòng chảy tiền tệ trong nền kinh tế, tạo thêm nguồn

tiền cho việc đầu tư, phát triển kinh tế, việc làm cho người lao động.

Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Phổ Yên có lượng việc và tiền phải

giải quyết liên quan đến các tô chức tín dụng, ngân hàng đứng thứ hai toàn tỉnh Số

liệu thống kê 11 tháng năm 2022 cho thấy, số việc và tiền phải thi hành 26 việc, tương ứng với số tiền trên 121 tỷ, chiếm 2,50% về việc và 73,73% về tiền so với tổng số việc và tiền phải thi hành trên địa bàn (rồng số việc phải thi hành 1.156 việc

với số tiễn hơn 172 tỷ dong) Đã thi hành xong 06 việc với số tiền hơn 49 ty đồng,

33

Trang 40

đạt tỷ lệ 23,07% về việc và 40,02% về tiền Số việc còn lại đang được bán đấu giá tài sản để đảm bảo thi hành án hoặc đã xử lý xong tài sản đảm bảo nhưng không đủ thanh toán nợ đã được phân loại việc chưa điều kiện.

Kết quả trên cho thấy việc thi hành án triệt dé cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng tương đối khó khăn Mặc dù Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội đã

được ban hành vào ngày 21/6/2017 để thí điểm xử lý nợ xấu của các tô chức tín

dụng và tiếp tục áp dụng cho đến hết tháng 12/2023, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý tài sản đảm bảo của các tổ chức tín dụng và ngân hàng, thì việc thu hồi

tiền, tài sản vẫn đối mặt với những thách thức cụ thể Những khó khăn do nhiều

nguyên nhân khác nhau, như tài sản đảm bảo thế chấp có trường hợp không đúng với thực tế, giá trị tài sản đảm bảo thấp hơn số tiền phải trả, có sự tranh chấp trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo, đương sự lợi dụng việc khiếu nại, tổ cáo dé cô tình trì hoãn, kéo đài việc thi hành án, việc bán đấu giá tài sản không có người tham gia dau giá, phải tiến hành giảm giá nhiều lần.

Với số lượng việc thi hành cho tô chức tín dụng tuy ít so với số phải thi hành,

nhưng số tiền phải thi hành lớn, điều này đã tạo áp lực lớn cho Chi cục Thi hành án dân sự thành phố nói chung và các chấp hành viên được phân công giải quyết nói riêng.

Đạt được kết quả thu hồi số lượng tiền lớn như trên, góp phần hoàn thành

được chỉ tiêu, nhiệm vụ giải quyết việc thi hành án về tiền đòi hỏi Chi cục Thi hành

án dân sự thành phố phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm nâng cao hiệu

quả thu hồi tiền, tài sản cho các tô chức tín dụng, ngân hàng.

1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Thành phố Hà Nội

Thứ nhất, kip thời quán triệt, triển khai các chỉ đạo của Tổng cục Thi hành

án dân sự, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh liên quan đến việc thu hồi các khoản nợ

cho các t6 chức tín dụng, ngân hàng Xác định việc thi hành án cho các tổ chức tin dụng, ngân hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phan tạo nguồn tiền dé tái dau tư cho phát triển kinh tế, việc làm cho người lao động Nên lãnh đạo Cục, Chi cục luôn quán triệt cho các Chấp hành viên tầm quan trọng trong việc thi hành án

liên quan đến tô chức tín dụng, ngân hàng nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực thi nhiệm vụ được giao.

34

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Số liệu thống kê số tiền, tài sản đã thi hành án thu hồi nợ ngân hàng - Luận văn thạc sĩ luật học: Thu hồi nợ của ngân hàng trong thi hành án trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Bảng 2.1. Số liệu thống kê số tiền, tài sản đã thi hành án thu hồi nợ ngân hàng (Trang 76)
Bảng 2.3. Kết quả thu hồi nợ trong thi hành án dân sự về tiền - Luận văn thạc sĩ luật học: Thu hồi nợ của ngân hàng trong thi hành án trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Bảng 2.3. Kết quả thu hồi nợ trong thi hành án dân sự về tiền (Trang 77)
Bảng 2.4. Số liệu thống kê số vụ việc thi hành án thu hồi nợ ngân hàng theo - Luận văn thạc sĩ luật học: Thu hồi nợ của ngân hàng trong thi hành án trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Bảng 2.4. Số liệu thống kê số vụ việc thi hành án thu hồi nợ ngân hàng theo (Trang 78)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w