1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thu hồi nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam

82 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thu Hoị Nợ Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luật Việt Nam
Tác giả Nguyen Manh Thuat
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Tuyến
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 48,26 MB

Nội dung

Chính vì những lý do trên nên tôi đã quyết định chọn đề tài “Thu hồi nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam” dé nghiên cứu.. doanh nghiệp chủ nợ cầntuân t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN MANH THUAT

THU HOI NO TRONG HOAT ĐỘNG KINH DOANHCUA DOANH NGHIEP THEO PHAP LUAT VIET NAM

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS Nguyễn Văn Tuyến

HÀ NỌI - 2012

Trang 2

Doanh nghiệp

Hội đồng trọng tai

Luật Phá sản 2004Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tốtụng dân sự 2011

Luật trọng tài thương mại 2010 Luật Thi hành án dân su

Nghị định số 104/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban

hành ngày L4 tháng 06 năm 2007 qui định vê kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006.Hội đồng Tham phán Tòa án nhân dân tối caohướng dẫn

Thông tư liên tịch số TANDTC-VKSNDTC của Bộ tư pháp — Tòa ánnhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối caongày 26 tháng 07 năm 2010 hướng dẫn một số van

14/2010/TTLT-BTP-dé về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự

Thi hành án

Uy ban nhân dânTrung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (Bên cạnh

VCCI)

Trang 3

MỤC LỤC Trang

DANH MỤC CHU VIET TAT

LOI NOI DAU

CHUONG 1: CO SO LY LUAN VA CO SO PHAP LY CUA VIEC THU HOI

NỢ TRONG HOAT ĐỘNG KINH DOANH CUA DOANH NGHIỆP

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA VIỆC THU HOI NO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH CUA DOANH NGHIEP

1.1.1 Những van dé chung về nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp

1.1.1.2 Các đặc trưng của nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1.3 Phân loại nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

¡.1.1.4 Các nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh nợ trong hoạt động kinh doanh của

1.1.2.2 Cac nguyén tic thu hồi nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2.3 Nội dung và mục đích thu hồi nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp ¬ |

1.1.2.4 Các yếu tố tác động đến kết qua thu hồi nợ trong hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp

1.2 CƠ SỞ PHÁP LY CUA VIỆC THU HOI NO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH

-DOANH CỦA -DOANH NGHIỆP

1.2.1 Các quy định về quyền chủ nợ và nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động kinh doanh

của doanh nghệp _ |

¡.2.1.1 Căn cứ pháp lý phát sinh quyền chủ nợ của doanh nghiệp và nghĩa vụ trả nợ

của khách nợ trong hoạt động kinh doanh

1.2.1.2 Nội dung quyền chủ nợ của doanh nghiệp và nghĩa vụ trả nợ của khách nợ

trong hoạt động kinh doanh

1.2.2 Các quy định về biện pháp bảo dam thực thi quyền chủ nợ của doanh nghiệp

trong hoạt động kinh doanh _

1.2.2.1 Biện pháp bảo đảm thực thì quyền chủ nợ của doanh nghiệp trong hoạt động

kinh doanh

15

l6 17

K

19 19

Trang 4

2.2.2 Bao đảm thực thi quyền chủ nợ của doanh nghiệp trong hoạt động kinh

doanh băng cách áp dụng các thủ tục pháp lý đê thực hiện tô quyên

CHƯƠNG 2: THỰC TIEN THU HOI NO TRONG HOAT ĐỘNG KINH

DOANH CUA DOANH NGHIỆP VÀ MOT SO KIÊN NGHỊ

2.1 THỰC TIEN THU HOI NO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CUA

DOANH NGHIEP TAI VIET NAM

2.1.1 Khái quát tình hình nợ của doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua

2.1.2 Các biện pháp thu hồi xử lý nợ của doanh nghiệp đã được áp dung trong thực

ế

2.1.3 Những khó khăn vướng mắc và hạn chế bat cập trong quá trình thu hồi nợ

của doanh nghiệp

2.1.3.1 Khó khăn bat cập trong trong quá trình thu hồi nợ của doanh nghiệp bang

phương thức thương lượng

2.1.3.2 Khó khăn bat cập trong trong quá trình thu hồi nợ của doanh nghiệp bang

phương thức hoà giải

2.1.3.3 Khó khăn bat cập trong trong quá trình thu hồi nợ của doanh nghiệp hằng.

phương thức tố tụng

2.1.3.4 Khó khăn, bat cập trong trong quá trình thu hồi nợ của doanh nghiệp tại khâu

thi hành án

2.2 MỘT SO KIÊN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHAT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG

THU HỎI NỢ TRƠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Ở

VIET NAM

2.2.1 Kiến nghị về phương diện chính sách

2.2.1.1 Các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thu hôi nợ của doanh nghiệp

trong hoạt động kinh doanh

2.2.1.2 Các kiến nghị về quy định nội bộ của doanh nghiệp

2.2.2 Kiến nghị về phương diện thể chế

7.2.2.1 Củng có phát triển các tô chức của Nhà nước dé hỗ trợ doanh nghiệp thu hồi

67 68 69

71

Trang 5

LỜI NÓI ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nên kinh tế thị trường, do sự tác động của các quy luật kinh tế đã ánhhưởng đến sự phát triển hay suy vong của một bộ phận doanh nghiệp Việc suyvong của doanh nghiệp làm phát sinh nhiều quan hệ gây hậu quả xấu đối vớinhiều tô chức cá nhân có liên quan Đặc biệt là hiện tượng phát sinh nợ xấu

không có kha nang thu hồi khi đó là quan hệ giữa chủ nợ với tổ chức cá nhân

nợ.

Hoạt động thu hồi nợ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

là một hoạt động khá phức tạp Ngoài việc có kinh nghiệm kỹ năng giải quyết.doanh nghiệp (cụ thể là cán bộ phụ trách) thực hiện hoạt động này cần phải cókiến thức tông hợp liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Luật

kế toán luật dân sự luật hình sự, luật doanh nghiệp luật phá sản luật tố tụng Trong khi đó pháp luật thuộc các lĩnh vực trên mặc dù đã có những sửa đồi tạo

điều kiện thuận lợi hơn cho người có quyền nhưng trên thực tế hiểu và vận dụngcòn nhiều bất cập, khó khăn

Đi sâu phân tích tìm hiểu thực tiễn hoạt động thu hồi nợ trong quá trình

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp ta có thể đánh giá tông quát và sâusắc hơn mức độ áp dụng pháp luật liên quan đến hoạt động nay Chính vì

những lý do trên nên tôi đã quyết định chọn đề tài “Thu hồi nợ trong hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam” dé nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trước đây đã có một số công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan như:

- Pháp luật điều chỉnh việc thực hiện quản lý các khoản nợ công ở ViệtNam (Luận văn thạc sĩ luật học Nguyễn Hải Yến Người hướng dẫn khoa học:

TS Phạm Thị Giang Thu 2011):

- Hoàn thiện pháp luật về quyền chủ nợ của tô chức tín dụng (Luận văn

thạc sĩ luật học/Lê Kim Thanh: Người hướng dẫn: TS Bùi Ngọc Cường 2008):

- Thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động tín dụng tại ViettinBank (Luận văn thạc sĩ luật học/Vũ Lê Quỳnh Ngân: Người hướng dẫn: TS

Trang 6

Nguyễn Văn Tuyến 2011):

- Những van đề pháp ly về giải quyết nợ của doanh nghiệp Nhà nước ởViệt Nam (Luận văn thạc sĩ luật học/Lê Thị Hương Giang: Người hướng dẫn

khoa học: TS Nguyễn Am Hiểu 2004):

- Hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ vay ở các ngân hàng thương mại Việt

Nam hiện nay (Khoá luận tốt nghiệp/Phạm Van Cao: Người hướng dẫn: ThS Vũ

Van Cuong, 2009):

- Thực tiễn giải quyết tranh chấp vẻ các khoản nợ của vợ chồng trong các

vụ kiện ly hôn hiện nay (Khoá luận tốt nghiệp/Giáp Thị Mai: Người hướng dẫn:

TS Nguyễn Văn Cừ 2010):

- Thủ tục xử lý nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản - Thực

trạng và giải pháp (Khoá luận tốt nghiệp/Nguyễn Ngọc Anh: Người hướng dẫn:

TS Nguyễn Viết Ty, 2010):

- Nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ theo Luật phá sản năm 2004 (Luận văn thạc sĩ luật học/Lê Thanh Thắng: Người hướng dẫn khoa học: TS.Phan Chí Hiếu, 2006):

- Điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động mua bán nợ của các tô chứctín dụng ở Việt Nam (Khoá luận tốt nghiệp/Tô Thị Thanh Mai: Người hướngdẫn: TS Nguyễn Văn Tuyến 2006):

- Quyén và nghĩa vụ của chủ nợ và con nợ trong thủ tục phá san (Khoá luận

tốt nghiệp/Trịnh Thị Thuy Hang; Người hướng dẫn: Th§ Hoàng Minh Chiến

2008):

- Các hình thức pháp lý đòi nợ trong kính doanh (Khoa luận tốt

nghiệp/Đặng Hồng Chiến; Người hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Dung 2001):

- Các biện pháp pháp lý nhằm thực thi hiệu quả quyền chủ nợ của ngân

hàng trong hoạt động cho vay ở Việt Nam (Khoá luận tốt nghiệp/Vũ Thị Thuý

Nga: Người hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Tuyền 2009):

- Xử lý nợ trong phá sản doanh nghiệp thực trạng và hướng hoản thiện(Khoá luận tốt nghiệp/Nguyễn Tuấn Linh: Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn

Trang 7

Viết Tý 2011).

Ngoài ra Luận văn thạc sĩ “Những vấn đề pháp lý về giải quyết nợ của

doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam” - tác giả Lê Thị Hương Giang (2004) vaKhoá luận tốt nghiệp “Cac hình thức pháp ly đòi nợ trong kinh doanh” - tác giaĐặng Hồng Chiến (2001) - có đề cập đến một số khía cạnh của việc giải quyết

nợ Đề tải của tác giả Lê Thị Hương Giang tập trung vào các đối tượng là doanhnghiệp Nhà nước ở Việt Nam không đẻ cập tới đối tượng doanh nghiệp khác

Đề tài của tác giả Đặng Hong Chiến có đề cập một số phương thức giải quyết nợ nhưng còn thiếu nhiều phương thức và chỉ dừng ở mức độ khoá luận tốt nghiệp.

Cả hai dé tài này đều được viết trước nam 2005 đến nay chính sách pháp luật cónhiều thay đổi nên dẫn đến việc thay đôi của cách thức giải quyết nợ

Đối với các đề tài khác nhìn chung có đề cập đến một khía cạnh nào đócủa việc xử lý quản lý nợ nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu xem xét việcthu hdi nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp doanh nghiệp với tucách là chủ thé thực hiện các hoạt động thu hồi nợ Như vậy dé tài nghiên cứucủa luận văn này không trùng lặp với các dé tài khoa học đã được công bố

trước đây.

3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan điểm học thuyết và các quyđịnh về nợ thu hồi nợ của doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp

2005 hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ thông thường về hàng hóa(không bao gồm các doanh nghiệp đặc thù như ngân hang bảo hiểm tài chính.chứng khoán dịch vụ đòi nợ thuế) từ đó đưa ra các kết luận đánh giá mangtính khoa học về những khía cạnh pháp lý liên quan đến chủ đề nghiên cứủ của

luận văn.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn được xác định bao gồm nội dung chính:(i) Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc thu hồi nợ trong hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp; (ii) Thực tiễn thu hôi nợ trong hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp Việc nghiên cứu chú trọng tới hoạt động quá trình thu hồi nợ

của doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp với tư cách là chủ nợ/chủ thể thực

hiện.

Trang 8

Từ việc nghiên cứu nội dung trên luận văn có nhiệm vụ chi ra những bắtcập nguyên nhân bất cập và đưa ra các kiến nghị nhăm hoàn thiện pháp luật.nâng cao hiệu quả thu hồi nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tong hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thé như

khảo sát tông hợp phân tích so sánh khái quát hóa Trong đó phương pháp

phân tích được sử dụng nhằm nghiên cứu sâu rõ hơn từng van đề Trên cơ sở kếtquả phân tích, tôi đặt kết qua đó trong mối quan hệ tông hợp với các yếu tố bộphận đối tượng liên quan dé rút ra những bat cập làm căn cứ lý do dé xuất giải

pháp.

Phương pháp so sánh đối chiếu cũng được sử dụng nham chi rõ sự khácbiệt hoặc lý do gây bất cập trong việc thực thi luật Các lý luận liên quan đến

việc thu hồi nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã được tổng hợp

đúc kết sẽ được sử dụng làm tai liệu cho việc nghiên cứu đề tài cùng với

việc vận dụng kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan

đến hoạt động trên để làm sâu sắc thêm các luận điểm

5 Kết quả nghiên cứu của luận văn

Luận văn làm rõ những vấn đề cơ bản của việc thu hồi nợ trong hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp như khái niệm đặc điểm vai trò bản chất chủthê tham gia biện pháp phương thức thực trạng áp dụng pháp luật vẻ thu hồi

nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua đó đưa ra các giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về van dé này Kết quả nghiên

cứu của dé tài hy vọng sé là tài liệu tham khảo cho việc hoàn thiện các quy địnhthu hồi nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung cho hoạt

động của các doanh nghiệp nói riêng Thêm nữa dé tài này cũng là việc tonghợp nâng cao kiến thức và hiệu quả hoạt động thực tiễn cho người viết

6 Kết cau của luận văn

Đề đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên luận văn được trình bày theo

kết cấu cơ bản gồm: Ngoài lời mở đầu phần danh mục chữ viết tắt phần kếtluận phần danh mục tài liệu tham khảo vả phần phụ lục luận văn có hai chương:

Trang 9

Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc thu hồi nợ trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp.

Chương II: Thực tiễn thu hồi nợ trong hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp và một số kiến nghị

Do kiến thức có hạn cùng với sự hạn chế vé tài liệu tham khảo luận văn chắcchăn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế Tác giả rất mong nhận được ýkiến phê bình va góp ý của các thay giáo cô giáo dé luận văn này được hoàn thiện

hơn.

CHUONG I

CO SO LY LUAN VA CO SO PHAP LY CUA VIEC THU HOI NOTRONG HOAT DONG KINH DOANH CUA DOANH NGHIEP1.1 CƠ SỞ LY LUẬN CUA VIỆC THU HOI NO TRONG HOAT DONGKINH DOANH CUA DOANH NGHIEP

1.1.1 Nhimg van dé chung về nợ trong hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp

1.1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nợ trong hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là tổng hợp các hoạtđộng sản xuất mua bán trao đổi cung ứng dịch vụ quản lý điều hành nhằmmục đích tim kiếm lợi nhuận của các tô chức kinh tế - doanh nghiệp - được đăng

ký kinh doanh thành lập hoạt động theo quy định pháp luật.

Tai sản nợ

Hiện nay do pháp luật chưa có các qui định riêng biệt về vấn đề nợ nên cónhiều quan điểm khác nhau về “tai sản nợ” Có quan điểm cho rang tài sản nợchỉ là các khoản tiền vay mượn phát sinh từ hợp đồng thoả thuận Có quan điểmcho răng tài sản nợ bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau có thê là: tiền đồngViệt nam ngoại tệ, nha đất kim loại qui quyền về tài sản hàng hoá/dịch vụkhác và họ cho răng tất cả các tài sản quyền nếu đều là nghĩa vụ thanh toán

Trang 10

hoàn trả đối trừ thực hiện của chủ thê có nghĩa vụ đối với chủ thể có quyện thìđều được coi là tài sản nợ Tôi đồng nhất ý kiến với quan điểm thứ hai nay vingoài việc nợ phát sinh từ hợp đồng vay mượn tiền thi nợ cũng có thé phát sinh

từ rất nhiều quan hệ khác nữa ví dụ: mua bán trao đôi vay mượn thưởng thuế.bảo hiểm do vậy tài sản nợ không chi đơn thuần là khoản tiền cụ thé

No là một từ được sử dụng khá thường xuyên trong đời sống xã hội đặcbiệt trong một số văn bản có sử dụng từ nợ nhưng đều không có khái niệm chínhthức “no” là gì Luật kế toán mặc dù có đề cập nhiều hoạt động liên quan đến nợnhưng không có khái niệm như thế nào là “no” Luật các tô chức tin dụng điềuchỉnh chủ yếu các hoạt động kinh doanh tiên tệ - vay va cho vay - của các tôchức tín dụng nhưng cũng không có khái niệm nợ Luật dân sự có các qui định

đề cập đến vay mượn tài sản và nghĩa vụ hoàn trả nhưng cũng không có qui

định cụ thể về khái niệm “nợ”

Theo tôi đây là một thuật ngữ một khái niệm không mới và khá phô biếnliên quan đến nhiều lĩnh vực quan hệ pháp luật (mua bán trao đôi thuê mượn

vay tài sản ) nhưng từ trước đến nay chưa được định nghĩa thống nhất Mỗi văn

bản pháp luật có sự định nghĩa khác nhau về nợ

Theo qui định tại Nghị định số 104/2007/NĐ-CP thi ng là nghĩa vụ của tôchức kinh tế cá nhân này phải trả tài sản cho tổ chức kinh tế cá nhân khác{ 18]

Nợ quá hạn thanh toán là nợ chưa được khách nợ thanh toán cho chủ nợ khi đã

quá thời hạn phải thanh toán theo thoả thuận giữa chủ nợ và khách nợ hoặc đãquá thời hạn phải thanh toán theo quyết định của cơ quan nhà nước có thâm

quyền

Theo Thông tư 38/2006/TT-BTC ngày 10 tháng 05 năm 2006 của Bộ Tài

Chính hướng dẫn trình tự thủ tục và xử lý tài chính đối với hoạt động mua bán.bàn giao tiếp nhận xử lý nợ và tài sản tôn đọng của doanh nghiệp thi nợ ronđọng là các khoản nợ phải thu nợ phải trả đã quá hạn thanh toán nhưng chưa thu được chưa trả dugc[21].

Theo Luật quản lý nợ công 2009 thì mợ là khoản phải hoàn trả bao gồmkhoản gốc lãi phí và chi phí khác có liên quan tại một thời điểm phát sinh từviệc vay của chủ thể được phép vay vốn theo quy định của pháp luật Việt

Trang 11

Nam{ 13].

Như vậy, khái niệm nợ theo qui định pháp luật chưa có sự thống nhất màkhái niệm này tùy thuộc vào mục đích đối tượng, quan hệ pháp luật điều chỉnh.Chúng tôi cho rang ng có thể được hiểu khái quát là nghĩa vụ hoàn trả theo quiđịnh pháp luật của tô chức cá nhân này đối với tổ chức cá nhân khác và nợ phátsinh từ giao dịch mua bán trao đổi vay mượn hoặc quan hệ pháp luật khác.

Doanh nghiệp chủ nợ

Khái niệm chủ nợ được pháp luật Việt nam qui định: Chủ nợ là tô chứckinh tế cá nhân có quyền đòi no[18] Chủ nợ là các doanh nghiệp tô chức cánhân có nợ phải thu[21] Như vậy pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật đa sốquốc gia khác đều xác định chủ nợ là tô chức tô chức kinh tế cá nhân có quyềnđòi các khoản nợ không được trả đúng hạn Trong phạm vi luận văn này chúngtôi chỉ tập trung nghiên cứu chủ nợ là các tô chức kinh tế (doanh nghiệp)

Doanh nghiệp - chủ nợ - là tổ chức kinh tế có tên riêng có tài sản có trụ sởgiao dịch ôn định, được đăng ký kinh doanh thành lập theo quy định của pháp

luật nhăm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp có thê làDoanh nghiệp tư nhân Công ty cé phần Công ty TNHH

Trong số chủ nợ thường được phân thành ba loại chủ nợ có bảo đảm chủ

nợ có bảo dam một phan và chủ nợ không có bảo đảm

Chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm băng tài sản của

khách nợ hoặc của người thứ ba Việc bảo đảm này thông thường thông qua giao

dịch cảm có thé chấp hoặc bảo lãnh Chủ nợ này thường là các tô chức tín dụng Chủ nợ có bảo đảm một phần là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm băng tài

sản của DN hoặc của người thứ ba mà giá tri tài sản bảo đảm ít hơn khoản nợ đó.

Chủ nợ không có bào đảm là chủ nợ có khoản nợ không được bảo đảm

bằng tài sản của khách nợ hoặc của người thứ ba Chủ nợ này đa số là các đoanhnghiệp sản xuất kinh doanh thông thường

Khách nợ (con gọi là con nợ hoặc tô chức cá nhân mắc nỢ)

Pháp luật Việt Nam qui định về khách nợ (con nợ) như sau: Khách nợ là tô

Trang 12

chức kinh tế cá nhân có nghĩa vụ trả nợ[18] Với qui định này theo chúng tôi

chưa thật đây đủ vì Nghị định 104/2007/NĐ-CP đã loại bỏ nhóm khách nợ là tôchức nhưng không phải là các tổ chức "kinh tế” Trên thực tế tô chức này có sốlượng không nhỏ và cũng thường xuyên tham gia các giao dịch có phát sinh nợ.

Người vay là bên vay trong thoả thuận vay hoặc la người phát hành công cụ

nợ có trách nhiệm hoàn trả vốn cho bên cho vay theo đúng các điều kiện điềukhoản của thoả thuận vay hoặc phát hành[ 1 3] Với qui định nay của Luật quản lý

nợ công 2009 mới chỉ đề cập đến nhóm người vay

Từ thực tiễn xã hội chúng tôi cho rằng khách nợ là tô chức cá nhân cónghĩa vụ trả nợ Nói rõ hơn khách nợ được hiéu là doanh nghiệp hợp tác xã tôchức cá nhân có nghĩa vụ thanh toán hoàn trả các khoản tiền tai sản quyềnkhác cho chủ nợ Các khoản tiền tài sản quyền khác của chủ nợ phát sinh từgiao dịch thương mại dân sự hay qui định pháp luật vẻ thuế bảo hiểm

Việc xác định tư cách chủ nợ khách nợ cần phải xem xét đến một ''khoản

nợ nhất định”, điều này có nghĩa là trong một quan hệ pháp luật liên quan đếnkhoản nợ nhất định ta mới có thể xác định được bên nao là chủ nợ bên nao làkhách nợ Vì có thể cùng hai chủ thể nhất định với khoản nợ X bên nảy là chủ

nợ bên kia là khách nợ nhưng với khoản nợ Y bên này là khách nợ bên kia lại làchủ nợ Điều này liên quan đến quyền phản tổ của bị đơn theo qui định luật tốtụng dân sự Ộ

1.1.1.2 Các đặc trưng của nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Mặc dù khái niệm nợ được các văn bản luật trên định nghĩa khác nhau.

thậm chí chưa thật sự đầy đủ trọn vẹn nhưng nhìn chung nợ đều được ghi nhận

có đặc trưng cơ bản sau:

- Chủ thê của quan hệ nợ (bao gồm chủ nợ và khách nợ) là tô chức cánhân.

- Quan hệ qua lại giữa bên có quyền với bên có nghĩa vụ hay nói cách khác

đó là quan hệ giữa chủ nợ và khách nợ (con nợ).

- Khách nợ vi phạm nghĩa vụ thanh toán hoàn trả đối với chủ nợ

Trang 13

- Đối tượng nợ phải là tài sản (vật chất) hoặc quyền về tài sản.

1.1.1.3 Phân loại nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nợ có thê phát sinh từ rất nhiều quan hệ giao dịch khác nhau thậm chí từ

các nghĩa vụ theo qui định pháp luật —- nghĩa vụ này không xuất phát từ thỏathuận của các bên liên quan ví dụ: thuế bảo hiểm bắt buộc Qua thực tiễn hoạt

động chúng tôi thấy nợ hay phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp thuộc một số hoạt động ngành nghé, lĩnh vực sau: Góp vốn hợptác kinh doanh: Thi công xây lắp: Mua bán hàng hoá: Nội bộ doanh nghiệp (DN

với nhân viên trong việc giao khoán bán hàng hoá tài sản: mua lại phần gópvốn: nghĩa vụ góp vốn ): Cho thuê vay mượn: Chuyên nhượng bat động san:

Chứng khoán Tín dụng ngân hang Ngoài một số hoạt động ngành nghề lĩnh

vực hay phát sinh nợ trên còn nhiều giao dịch quan hệ khác cũng có thê phát

sinh nợ hay nghĩa vụ dân sự nghĩa vụ thanh toán như: bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng, thuế, bảo hiểm

Có nhiều cách phân loại nợ khác nhau tùy thuộc đối tượng chủ thể mụcđích nghiên cứu ứng dụng Chủ yếu có may cách sau:

(i) Phân loại theo tính chất pháp ly của hồ sơ giao dịnh tài sản mục dich:

(iv) Phân loại theo biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: nợ không có bảo

đảm vả nợ có bảo đảm một phan nợ có bảo dam toàn bộ:

(v) Phân loại theo chủ thể: nợ tô chức nợ cá nhân:

(vi) Phân loại theo tài san nợ: nợ tiền nợ tài sản hàng hoá nợ quyên 1.1.1.4 Các nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh nợ trong hoạt động

Trang 14

kinh doanh của doanh nghiệp

Từ thực tiễn giải quyết nợ chúng tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến phát

sinh nợ và nợ xấu của doanh nghiệp có nhiều có thê từ phía chủ nợ có thê từ

phía khách nợ hoặc cũng có thé từ cơ chế chính sách pháp luật hoặc nguyên nhânkhách quan khác mà các bên đều không lường trước được Sau đây là một sốnguyên nhân cơ bản dẫn đến phát sinh nợ xấu:

- Không tìm hiểu kỹ đối tác nên bị lợi dụng chiếm đoạt: đối tác trong tìnhtrạng sắp phá sản hoặc bị ảnh hưởng bởi các quyết định của cơ quan có thâm

quyên (Toà án Công an Thi hành án ): năng lực tài chính của đối tác không có

hoặc có khó khăn về tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh

- Nóng vội khi mua bán dẫn đến chấp nhận điều kiện bat lợi Ví dụ gặpkhách hàng lớn hoặc mới thành lập nên mong muốn ký hợp đồng bán hàng vớimọi điều kiện kê cả điều kiện bat lợi: hoặc kỳ vọng có thé ký thêm phụ lục hợpđồng nhằm dé bù đắp/sửa chữa hợp đồng chính: hoặc nhằm nhanh chóng đây

hàng tồn/kém chất lượng/hết hạn lưu hành

- Điều khoản qui định trong hợp đồng: mập mờ mâu thuẫn phủ định lẫnnhau hoặc qui định chung chung dẫn chiếu đến đối tượng văn bản khác không

chính xác hoặc không phủ hợp.

- Không dành thời gian thích đáng dé xem lại hợp đồng trước khi ký hoặc

do quá tin tưởng cán bộ giúp việc khi có sự sửa đổi mới nội dung nhưng khôngbiết cán bộ giúp việc yếu hoặc lỗi có chủ ý tác động của đối tác (sai sót khi lập

hồ sơ thầu soạn hợp đồng )

- Ký Hợp đồng với người đại diện không có thâm quyền hoặc với đơn vịkhông có tư cách pháp nhân Ví dụ: người ký là Giám đốc kinh doanh/giám đốcđiều hành (không phải người đại diện theo pháp luật): Chi nhánh Đội sản xuất.Văn phòng đại diện khi được phát hiện hoặc xảy ra tranh chấp không đượcngười đại diện theo pháp luật của tô chức công nhận giao dịch

- Không lường/dự kiến trước được sự kiện khách quan/bat khả kháng: cơ

chế chính sách pháp luật bị thay đổi: thay đôi công nghệ: đối tác thay đôi ngườiđại diện hay thay đôi cơ quan chủ quản của đối tác: biến động thị trường (giá cả

Trang 15

tăng giảm thị hiếu); thiên tai; địch hoạ

- Không tích cực tập trung, quyết tâm nhăm giải quyết mâu thuẫn ngay từkhi mới phát sinh dẫn đến các khoản nợ chưa đến hạn không được quản lý chămsóc đúng phương pháp chuyên hoá thành nợ xấu

- Do đối tượng thứ ba cố tinh đây hai bên vào tinh trạng tranh chấp: đối thủcạnh tranh nhà cung cấp Một trong các bên vi phạm thời hạn giao hàng/hoànthành công việc hay có thắc mắc về chất lượng số lượng chủng loại hàng

hoá/dịch vụ:

- Số ít đối tượng có ý định chiếm dụng vốn ngav từ khi ký hợp đồng (chav

v không trả hoặc vẫn trả nhưng trả nhỏ giọt dé sử dụng vốn vào việc khác) Hậuquả của hành vi vi phạm pháp luật: Lira đảo chiếm đoạt tải sản tham 6 tài sản.lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

- Năng lực tô chức quản lý điều hành kinh doanh yếu kém (đầu tư kinh

doanh vào lĩnh vực không thuộc sở trường hoặc chưa có kinh nghiệm) hoặc sự

phân công trách nhiệm trong nội bộ tô chức/doanh nghiệp không rõ ràng.Nguyên nhân này có thể từ cả hai phía (chủ nợ và khách nợ) Hoặc tâm lý củangười được giao quản lý doanh nghiệp không tốt dẫn đến việc phát sinh nợ vàthiếu trách nhiệm xử lý nợ - lý do này thường xảy ra đối với DN có vốn thuộc sở

hữu Nhà nước.

- Xuất phát từ hiềm khích cá nhân hay tình cảm cá nhân mà khoản nợchuyên hoá thành nợ xấu

1.1.2 Khái quát về hoạt động thu hồi nợ trong hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp

1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của thu hồi nợ trong hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp

Chưa có văn bản luật nào giải thích khái niệm thu hồi nợ là gì Tuy nhiên

xuất phát từ khái niệm nợ đặc trưng bản chất của nợ mà chúng tôi cho răng thu

hồi nợ là hoạt động của tô chức cá nhân trực tiếp hay gián tiếp thông qua ngườiđại diện tiến hành các biện pháp thủ tục theo qui định pháp luật nham thu hồi tài

sản đang thuộc quyên sở hữu của mình

Trang 16

Về phương diện lý thuyết có thé nhận thấy việc thu hồi nợ trong hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp có những đặc điểm chính sau đây:

Thứ nhất, đối tượng của thu hồi nợ trong kinh doanh chính là các khoản nợ

phát sinh từ kinh doanh mà khách hàng phải trả cho doanh nghiệp Các khoản nợ

này thường phát sinh từ việc ký kết thực hiện các hợp đồng thương mại giữadoanh nghiệp với khách hàng nên phương tiện dé chứng minh khoản nợ thường

là các hợp đồng đã ký các chứng từ thanh toán đã lập từ việc chuyên giao hang

hóa dịch vụ giữa các bên tham gia hợp đồng

Thứ hai, chủ thé thu hồi nợ trong kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thé là

chủ nợ - doanh nghiệp là bên bán hàng hóa dịch vụ hoặc bên bị thiệt hại tronggiao dịch thương mại Chi với tư cách là chủ nợ thì doanh nghiệp mới có quyềnđòi nợ và quyền đó mới được pháp luật thừa nhận bảo vệ Trong thực tiễn cónhững trường hợp doanh nghiệp chủ nợ không tự minh thu hồi nợ mà ủy quyềnhoặc thuê chủ thể khác thực hiện quyền đòi nợ thay mình Trong trường hợp này

chủ thé được ủy quyền hoặc được thuê đòi nợ phải chứng minh tư cách là người

được ủy quyền hoặc người được thuê đòi nợ Khi đó pháp luật mới thừa nhậnhành vi thu hồi nợ (đòi nợ) của họ là hợp pháp và được pháp luật bảo hộ

Thứ ba bản chất của việc thu hồi nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp chính là thực hiện quyền yêu cầu của doanh nghiệp chủ nợ đối với người

mắc ng Nói cách khác, doanh nghiệp chủ nợ chỉ có thé thực hiện việc thu hồi nợtrên cơ sở pháp lý là quyên chủ nợ của mình đã được pháp luật công nhận Trongthực tế việc thu hồi nợ thường xảy ra khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ củamình đối với doanh nghiệp chủ nợ Tuy nhiên cũng có những trường hợp việc

thu hồi nợ được đặt ra ngay cả khi người có nghĩa vụ chưa vi phạm nghĩa vụ của

mình (ví dụ chưa trả nợ vì chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ như cam kết) nhưngdoanh nghiệp chủ nợ xét thấy nguy cơ rủi ro nên đã chủ động thu hồi nợ trướchạn và điều này có thé được pháp luật cho phép (ví dụ: một ngân hàng có thê thuhồi vốn vay trước hạn nếu có băng chứng về việc người vay sử dụng vốn vay sai

mục đích hoặc người vay có nguy cơ phá sản).

1.1.2.2 Các nguyên tắc thu hồi nợ trong hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp

Trang 17

Về lý thuyết khi thực hiện các hoạt động thu nợ doanh nghiệp chủ nợ cần

tuân thủ các nguyên tac cơ bản sau:

- Doanh nghiệp phải chứng minh tư cách chủ nợ của mình và chỉ được

hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo qui định pháp luật

- Doanh nghiệp thực hiện thu hồi nợ chi được thực hiện các biện pháp xử ly

nợ phù hợp với quy định của pháp luật Không được áp dụng các biện pháp thuhồi nợ trái pháp luật như dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực cưỡng đoạt tàisản lừa dao, lạm dụng quyền lực xúc phạm danh dự nhân phẩm uy tín đối vớingười mắc nợ

- Hồ sơ thu hồi nợ phải đây đủ chính xác va tự chịu trách nhiệm trước pháp

luật đối với hồ sơ, tài liệu do mình cung cấp

- Con thời hiệu khởi kiện (nếu áp dụng biện pháp thu hồi nợ bang thủ tục tưpháp hoặc tố tụng trọng tài)

- Tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc khác của pháp luật

1.1.2.3 Nội dung và mục đích thu hồi nợ trong hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp

Nội dung thu hôi nợ cua doanh nghiệp

Hoạt động thu hồi nợ của doanh nghiệp là tông hợp nhiều hành vi khác

nhau được doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền hợp lệ thực hiện kê từ khiphát sinh nợ đến khi thu hồi xong khoản nợ và lý thuyết nội dung thu hồi nợcủa doanh nghiệp bao gồm các hành vi chủ yếu sau đây:

- Thu thập, phân tích đối chiếu các thông tin liên quan xác định rõ cáckhoản nợ cần thu hồi và chủ thé cần đòi nợ là ai:

- Thông báo đòi nợ và đề nghị khách nợ cung cấp thông tin thanh toán

hoàn trả phối hợp hỗ trợ hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp phù hợp với luậtpháp dé khách nợ thực hiện nghia vu trả nợ:

- Đôn đốc thanh toán nợ:

- Làm việc với các cơ quan chức năng (bao gôm cả các cơ quan tư pháp thihành án) liên quan đến việc thu hôi nợ:

Trang 18

- Đàm phán, thương lượng, hòa giải:

- Khởi kiện, tô cáo; TRUNG TAM THONG TIN THU VIỆ

- Yêu cau thi hành án: TRƯỜNG ĐẠI MOC Any PHONG BOC 4 Ặ

- Tiêp nhận tiên, tài sản thu hôi —

Trên thực tế doanh nghiệp chủ nợ còn có thể phải thực hiện nhiều hoạt

động khác liên quan đến việc thu hồi nợ Tuy nhiên, các hoạt động này không

phải là chính yếu và không được áp dụng thường xuyên trong mọi cuộc thu hỏing.

Mục dich thu hôi nợ của doanh nghiệp

Khi tiến hành thủ tục thu hồi nợ doanh nghiệp chủ nợ nhằm hướng tới các

mục đích sau đây:

- Thu hồi được khoản nợ thuộc quyền sở hữu của minh với tư cách là chủ

nợ Đây là mục đích cơ bản nhất của hoạt động thu hồi nợ của doanh nghiệp

- Chứng minh, khang định quyền của chủ nợ đối với người mac nợ Biệnpháp này có tính chất giáo dục răn đe đối với khách nợ cụ thê nói riêng và với

toàn bộ khách hàng khác của doanh nghiệp nói chung.

- Tang khả năng quay vòng sử dụng vốn tir đó giúp tăng lợi nhuận củadoanh nghiệp trong kinh doanh.

- Làm trong sạch tình hình tài chính của doanh nghiệp tạo điều kiện thamgia các hoạt động khác theo qui định pháp luật Ví dụ: Vay vốn thuận lợi hơn khicác tô chức tín dụng thấy tài chính doanh nghiệp an toàn “trong sạch”: không bị

hạn chế quyền mua lại cô phiếu của chính doanh nghiệp phát hành do “dang

kinh doanh thua lỗ hoặc dang có nợ quá han’(22]; không bị han chế tham gia

dau thầu do “tinh hình tài chính không lành mạnh dang lâm vào tình trạng phásan hoặc nợ đọng không có kha năng chi tra”[L6]: thuận lợi trong giao dịch muabán trao đổi hàng hoá

- Ý nghĩa xã hội: ôn định kinh tế xã hội hạn chế các ảnh hưởng tiêu cựcđến an ninh chính trị

1.1.2.4 Các yếu tố tác động đến kết quả thu hồi nợ trong hoạt động

Trang 19

kinh doanh của doanh nghiệp

Có nhiều yếu tố khác nhau tác động đến kết quả thu hdi nợ trong hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp Một cách khái quát các yếu tố nay bao gồm:

- Yếu tố đầu tiên tác động đến kết quả/hiệu quả thu hỏi nợ trong hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp phải kê đến khả năng tài chính hay nói cách khác

khả năng thanh toán nợ của khách nợ Tất cà các biện pháp dù có tốt các cơ

quan chức năng cùng các biện pháp cưỡng chế có mạnh đến đâu đi chăng nữanếu khách nợ không có tải sản đề thanh toán thì kết quả cũng sẽ không đạt được

- Yếu tổ thứ hai đó chính là thái độ tâm lý của khách nợ Nếu họ thiện chíhợp tác cùng chủ nợ tìm các biện pháp giải quyết tranh chấp thì kết qua thu hôi

nợ mới đạt được như ý Nếu họ bất hợp tác việc xử lý nợ sẽ rất khó khăn họ từ

chối tham gia các buổi làm việc hay tránh các yêu cầu triệu tập của cơ quan chứcnăng, huỷ tài liệu chứng cứ tâu tán tài sản

- Yếu tố thứ ba tác động đến kết quả thu hồi nợ là năng lực của tô chức chủ

nợ Doanh nghiệp cần có cơ chế giám sát quản lý nợ tốt và có nhân viên phùhợp với công việc được giao Việc uỷ quyền/trao quyền cho cán bộ thu nợ cũng

là van dé đáng quan tâm, nếu trao quyên cho nhân viên không hợp ly vị thế giao

tiếp sẽ kém, việc tiếp xúc, đàm phán với khách nợ sẽ gặp khó khăn Các kỹ năng

kinh nghiệm của nhân viên thu nợ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thu nợ:

thiết lập hoàn thiện hồ sơ: ứng phó xử lý tình huống: hiểu biết pháp luật: quan

hệ cơ quan chức năng.

- Yếu tổ thứ tư chính sách pháp luật cũng ảnh hưởng khá lớn đến kết quathu hồi nợ của doanh nghiệp: Qui định pháp luật chưa rõ rang, nhiều mâu thuẫnkhó áp dụng Đó là chưa kê việc áp dụng chưa thống nhất tại nhiều cơ quan thực

thi pháp luật; Bộ máy cơ quan chức năng chưa đủ mạnh chưa trong sạch: Giáo

dục ý thức pháp luật trong dân chưa tốt dẫn đến việc coi thường pháp luật xâmphạm quyền của người khác; Chính sách tài chính ban hành không ôn định dẫn

đến khách nợ không có khả năng xây dựng kế hoạch thu hút sử dụng nguồn tài

chính

- Yếu tố cuối cùng ảnh hưởng đến kết quả thu hồi nợ của doanh nghiệp là

sự chuyên nghiệp của các tô chức hồ trợ thu hôi nợ Các tô chức này có thê là

Trang 20

Công ty dịch vụ thu nợ tô chức hành nghề luật sư tổ chức tư van, đào tạo khác.

1.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC THU HỎI NỢ TRONG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH CUA DOANH NGHIỆP

1.2.1 Cae quy dinh vé quyền chủ nợ va nghĩa vụ trả nợ trong hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1.1 Căn cứ pháp lý phát sinh quyền chủ nợ của doanh nghiệp và

nghĩa vụ trả nợ của khách hàng trong hoạt động kinh doanh

Về phương diện lý thuyết "quyền chủ nợ” và "nghĩa vụ trả nợ” là hai thuậtngữ khác nhau nếu không muốn nói là đối lập nhau nhưng có liên quan mật thiết

với nhau.

Quyên chủ nợ của doanh nghiệp là chế định pháp luật bao gom hệ thống quiphạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thâm quyên ban hành ghi nhận cácquyên của doanh nghiệp trong việc yêu cầu tô chức cá nhân liên quan thực hiện

nghĩa vụ thanh toán hoàn trả các khoản nợ cho mình.

Nghĩa vụ trả nợ là chế định pháp luật bao gom hé thống quy phạm phápluật do cơ quan nhà nước có thâm quyền ban hành theo đó ghi nhận một hoặc

nhiều chủ thé phải thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi nhất định déthỏa mãn lợi ích của chủ thê quyên

Do phạm vi luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu đến việc thu hồi nợ phát

sinh từ hoạt động kinh doanh hàng hóa và cung ứng dịch vụ hàng hóa thôngthường nên căn cứ pháp lý đầu tiên làm phát sinh quyền chủ nợ và nghĩa vụ của

khách nợ là hợp đồng ký giữa các bên theo qui định pháp luật (giao dịch hợppháp) Trong đó qui định hàng hoá dịch vụ thanh toán giá trị tranh chấp cáchthức giải quyết tranh chấp quyền nghĩa vụ của các bên (bao gồm cả nghĩa vụthanh toán) Từ đây xác định bên bị xâm phạm quyền lợ/nguyên đơn/chủ nợ và

bên có hành vi vi pham/bi đơn/khách nợ.

Theo quy định của pháp luật Hợp đồng trong hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp có thé là: Hợp đồng vay hợp đồng mượn; Hợp đồng mua bán hang

hóa: Hợp đồng cung ứng dịch vụ (sửa chữa xây dựng, vận chuyén ): Hợp đồng

mua bán tài sản doanh nghiệp: Hợp đồng ủy quyền: Hợp đồng lao động: Các

Trang 21

hợp đồng khác Hợp đồng này được các bên giao kết dựa trên cơ sở pháp luậtdân sự thương mại, đất đai nhà ở chứng khoán sở hữu trí tuệ

Ngoài căn cứ nêu trên quyền chủ nợ của doanh nghiệp và nghĩa vụ trả nợcủa khách nợ trong hoạt động kinh doanh của nghiệp còn có thể phát sinh từ:

- Bồi thường thiệt hại (có thể do tai nạn giao thông: người lao động gâythiệt hai cho doanh nghiệp ):

- Các quyết định của cơ quan Nhà nước có thâm quyền - ở đây doanh

nghiệp là bên thụ hưởng.

- Các căn cứ đặc biệt khác (doanh nghiệp bị chiếm hữu sử dụng tài sản bất

hợp pháp ).

Nhìn chung, căn cứ pháp lý phát sinh quyền chủ nợ của doanh nghiệp và

nghĩa vụ trả nợ của khách nợ trong hoạt động kinh doanh của nghiệp có rất nhiềunhưng chủ yếu vẫn là các giao dịch giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác

thông qua hình thức hợp đồng

1.2.1.2 Nội dung quyền chủ nợ của doanh nghiệp và nghĩa vụ trả nợ

của khách nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nội dung quyền của chủ nợ dau tiên phải kể đến các quyền theo chính nộidung hợp đồng, thỏa thuận mà các bên đã giao kết ví dụ: giá trị khoản nợ phạt.bồi thường, thời hạn sau nữa là các quyền theo qui định của pháp luật

- Quyên chủ nợ của doanh nghiệp và nghĩa vụ trả nợ của khách nợ theo qui

định pháp luật doanh nghiệp:

Doanh nghiệp được thành lập nhăm mục đích kinh doanh và thu lợi nhuận

do vậy Điều 8 Luật doanh nghiệp 2005 qui định quyền cơ bản liên quan đếnquyền chủ nợ của doanh nghiệp Cụ thé: Chiếm hữu sử dụng định đoạt tài sảncủa doanh nghiệp: từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguôn lực không được phápluật quy định; khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo:trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy

định của pháp luật Các quyền trên và các quyền khác qui định trong Luật doanh

nghiệp là cơ sở pháp lý đầu tiên cho doanh nghiệp có quyền yêu cau chủ thékhác trong quan hệ giao dịch thực hiện nghĩa vụ bao gồm cả quyền thu hồi nợ

Trang 22

trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Quyên chủ nợ của doanh nghiệp và nghĩa vụ trả nợ của khách nợ theo qui

định pháp luật dan sự: ‘Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật các nước khác đều tôn trọng va bao

vệ quyền dân sự của pháp nhân chủ thể khác trong đó có doanh nghiệp Khiquyền dân sự của doanh nghiệp bị xâm phạm thì doanh nghiệp đó có quyên tựbảo vệ theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc yêu cầu cơ quan tô chức có thâmquyền công nhận quyên dân sự: Buộc cham dứt hành vi vi phạm: Buộc thực hiệnnghĩa vu dân sự hoặc buộc bồi thường thiệt hai[1] Thực tế đây là nguyên tacpháp luật được Nhà nước ghi nhận và tạo điều kiện thi hành

Liên quan đến quyền sở hữu tài sản luật dân sự ghi nhận và bảo vệ quyên

này của doanh nghiệp Doanh nghiệp có quyền tự bảo vệ ngăn cản bất kỳ ngườinào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình truy tìm đòi lại tài sản bịngười khác chiếm hữu sử dung, định đoạt không có căn cứ pháp luật{ 1]

Đối với khách nợ luật dân sự có nhiều qui định về trách nhiệm hay nghĩa

vụ trả nợ trong đó Điều 474 Bộ luật dân sự qui định khá chỉ tiết về nghĩa vụ trả

nợ của bên vay Qui định phải trả bằng tiền hoặc vật tương ứng: bên vay tài sản

là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến han; Nếu tai sản là vật thì phải trả vật cùng loạiđúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác Xác định khônggian thời gian và giá trị qui đổi khi không trả băng vật - trong trường hợp bênvay không thé trả vật thi có thé trả bang tiền theo trị giá của vật đã vay tại địađiểm và thời điểm trả nợ nếu được bên cho vay đồng ý Xác định địa điểm trả

nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay trừ trường hợp có thoả

thuận khác Xác định trách nhiệm trả nợ lãi - trong trường hợp vay không có lãi

mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không day đủ thì bên vay phải tra

lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công

bồ tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ nếu có thoả thuận.Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả khôngđầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản

do Ngân hang Nhà nước công bồ tương ứng với thời hạn vay tai thời điểm tra

Ngoài ra Luật dân sự còn các qui định khác vê quyên yêu câu thực hiện

Trang 23

nN i)

nghĩa vụ thanh toán khi mua ban hang hoa, cung ứng dich vụ hay nghĩa vụ trả

tiền của bên mua hàng hóa Ví dụ: Bên mua phải trả đủ tiền vào thời điểm vả tạiđịa điểm đã thoả thuận Nếu không có thoà thuận thì phải trả đủ tiền vào thờiđiểm và tại địa điểm giao tài sản: Kẻ từ ngày chậm trả bên mua phải trả lãi đốivới số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương

ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán trừ trường hợp có thuế thuận

khac[1].

- Quyên chủ nợ của doanh nghiệp và nghĩa vụ trả nợ cua khách nợ theo qui

định pháp luật thương mại:

Khi doanh nghiệp - thương nhân thực hiện các giao dịch theo Luật thương

mại như mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ đều có quyền yêu cầu thực

hiện thoả thuận giao hàng cung ứng dịch vụ thanh toán tiền - phí Ví dụ: Bênmua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận hay bên

mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận va theo quy định của pháp luật[8] Ngay cả trongtrường hợp hàng hoá mat mát hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyền từ bênbán sang bên mua (trừ trường hợp mat mát hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra)

thi luật qui định bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng.

Đối với việc cung ứng dịch vụ Điều 85 Luật thương mại 2005 có qui địnhtrách nhiệm của bên yêu cầu thanh toán tiền cung ứng dịch vụ như đã thoả

Trong quá trình kinh doanh khi phát sinh nợ vả tự mình không thể thu hỏi

được thì doanh nghiệp chủ nợ có quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp thông qua việc khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu giải quyết việc dan sự

tại Toà án có thâm quyên nếu khoản nợ đó là hợp pháp và còn thời hiệu khởi

kién[2].

Trang 24

Khi khởi kiện, doanh nghiệp chủ nợ với tư cách nguyên đơn trong vụ án

dân sự có day đủ các quyền của nguyên đơn theo Điều 58 và Điều 59 Bộ luật tốtung dân su[2;14] Ví dụ: Cung cấp chứng cứ chứng minh dé bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của minh: Đề nghị Tòa án quyết định áp dung, thay đổi hủy bóbiện pháp khân cấp tạm thời

Đối với khách nợ khi doanh nghiệp chủ nợ khởi kiện họ trở thành bị đơntrong vụ án và họ có quyên nghĩa vụ theo qui định tại Điều 60 Bộ luật tố tụngdân su[2:14] Ví dụ: Nộp tiền tạm ứng án phí tạm ứng lệ phí, án phí lệ phí vàchi phí theo quy định của pháp luật: Chấp hành nghiêm chỉnh bản án quyết định

của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

- Quyên chủ nợ của doanh nghiệp và nghĩa vụ trả nợ của khách nợ theo quiđịnh pháp luật hình sự và pháp luật tổ tụng hình sự

Thu hồi nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo hình thức tố

tụng hình sự được hiểu là khi doanh nghiệp tiễn hành thu hồi nợ thì phát hiện vụviệc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự nên doanh nghiệp yêu cầu cơ quan cỏthâm quyên (Công an, Việm Kiểm Sát Toa án) giải quyết thu hồi nợ (tài sản)theo thủ tục giải quyết vụ án hình sự Khi tố cáo yêu cầu truy cứu trách nhiệmhinh sự và vụ án được giải quyết theo thủ tục tố tụng hình sự thì doanh nghiệp

có thé là bị hại hoặc là nguyên đơn dân sự hoặc là người có quyền lợi nghĩa vụ

liên quan Lúc này doanh nghiệp có các quyền đề nghị hoàn trả tài sản bị chiếmđoạt bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường[4]

Ngược lại với tư cách bị cáo (cá nhân) hoặc bị đơn dân sự thì khách nợ có

trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra[4]

Xem xét trách nhiệm hình sự khi thu hồi nợ trong hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp chủ yếu liên quan tới các tội: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều

139 BLHS): Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 BLHS): Tội

tham ô tài sản (Điều 278 BLHS) trong đó doanh nghiệp quan tâm việc bồi

thường thiệt hại và hoàn trả tài san bị chiếm đoạt Cụ thé: trả lại cho chủ sở hữuhoặc người quản lý hợp pháp đối với vật tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc

sử dụng trái phép[3] hoặc buộc người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt

cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp phải sửa chữa hoặc bồi thường

Trang 25

thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra[{ 3].

Như vậy thông qua qui định của pháp luật trong việc bồi thường thiệt hạihoặc hoàn trả tài sản bị chiếm đoạt thì doanh nghiệp thu hồi tài sản/nợ

- Quyền chủ nợ của doanh nghiệp và nghĩa vụ trả nợ của khách nợ ngoàiviệc được qui định ghi nhận theo các văn bản pháp luật trên còn được qui định

trong nhiều văn bản pháp luật khác Tùy thuộc vào các quan hệ giao dịch do cácbên thực hiện mà doanh nghiệp chủ nợ sẽ xem xét vận dụng khi thực hiện quyềnkhởi kiện tố cáo - đòi nợ ví dụ: Luật trọng tài thương mại Luật khiếu nại Luật

tô cáo Luật xây dựng Luật nhà ở Luật đất đai Luật khoáng sản Luật sở hữu trí

tuệ Luật bảo hiểm Luật các tô chức tín dụng Luật chứng khoán Luật phá sản

Trên đây mới chỉ là những nội dung quyên nghĩa vụ cơ bản nhất của doanh

nghiệp chủ nợ và khách nợ theo qui định pháp luật.

1.2.2 Các quy định về biện pháp bảo đảm thực thi quyền chủ nợ củadoanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh

1.2.2.1 Bảo đảm thực thi quyền chủ nợ của doanh nghiệp trong hoạtđộng kinh doanh bằng cách áp dụng các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân

sự

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là những biện pháp kinh tế - pháp lý do

các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiệnhoặc dé bao đảm cho việc giao kết và thực hiện nghĩa vụ Phạm vi bao đảm do

các bên thoả thuận hoặc pháp luật qui định nếu không thỏa thuận thì phạm vibao dam là toàn bộ nghĩa vụ chính hiện tại và tương lai Phạm vi bào dam khôngđược vượt quá nghĩa vụ chính bao gồm nợ gốc tiền bồi thường thiệt hại lãisuất ké cả tiền phạt vi phạm nếu có Hình thức của giao dịch bảo đảm bang vanbản hoặc băng lời nói Nếu pháp luật có qui định việc đăng ký thì hợp đồng bảo

đâm còn phải được lập băng hình thức văn bản có chứng thực công chứng hoặc

phải làm thủ tục đăng ký (tại cơ quan đăng ký giao dịch có bao đảm) thì các bênphải theo hình thức đó Một số biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự theo qui địnhtại Điều 318 BLDS: Cầm cô tài san; Thế chấp tài san; Đặt cọc; Ký cược: Kýquỹ: Bảo lãnh: Tín chấp hay phạt vi phạm

Trang 26

Một số biện pháp bảo toàn tài sản được qui định trong tố tụng (BTTDS vàLuật TTTM): Kê biên tài sản đang tranh chap: Cam chuyền dịch quyền về tài sảnđối với tài sản đang tranh chấp: Cam thay đôi hiện trạng tài san đang tranh chap:Phong toả tài khoản tại ngân hàng tổ chức tín dụng khác kho bạc nhà nước:

phong toả tài sản ở nơi gửi giữ; Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ: Yêu

cau bảo tôn, cất trữ bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên

tranh châp: Yêu câu tạm thời vê việc trả tiên giữa các bên

1.2.2.2 Bảo đảm thực thi quyền chủ nợ của doanh nghiệp trong hoạt

động kinh doanh bằng cách áp dụng các thủ tục pháp lý để thực hiện tốquyên

Biện pháp pháp lý nhằm bảo đảm thực thi quyền của chủ nợ được coi là

biện pháp mà doanh nghiệp chủ nợ thực hiện trực tiếp hay yêu cầu cơ quan chứcnăng có thâm quyên thực hiện buộc khách nợ phải thanh toán nợ Bao gồm cácbiện pháp: Khiếu nại đối với việc vi phạm thỏa thuận: Trực tiếp đốc thúc dé

nghị khách nợ thực hiện nghĩa vụ: Khởi kiện (Tòa án Trọng tài); Mở thủ tục phá

san: Tố cáo yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự: Yêu cầu thi hành án

Tóm lai, với các nội dung đã trình bày trên luận văn đã phân tích sơ bộ hệ

thống cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc thu hồi nợ trong hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Đây là nền tảng cho doanh nghiệp thực hiện các quyềntrong phạm vi luật định Thiếu cơ sở lý luận chúng ta sẽ không hiểu được bảnchất đặc điểm của sự vật hiện tượng, thiếu cơ sở pháp ly thi chúng ta có thê cócác hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quyền và lợi ích chính đáng của chủ thé

khác Việc nghiên cứu hai nội dung trên cũng là việc chứng minh doanh nghiệp

chủ nợ có quyền yêu cầu khách nợ thực hiện nghĩa vụ theo qui định pháp luật.Hay nói cách khác pháp luật bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của chủ nợ

CHƯƠNG 2THUC TIEN THU HOI NO TRONG HOAT ĐỘNG KINH DOANH

CUA DOANH NGHIEP VA MOT SO KIEN NGHI

2.1 THUC TIEN THU HOI NO TRONG HOAT DONG KINH DOANH

Trang 27

CUA DOANH NGHIEP TẠI VIỆT NAM

2.1.1 Khái quát tình hình nợ của doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời

gian qua

Hiện nay doanh nghiệp Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ.doanh nghiệp này có lượng vốn và tài sản ít nên muốn hoạt động được thì phầnlớn đều phải đi vay vốn Tại Việt Nam quản trị tài chính trong các doanh nghiệp

có những lúc bị xem nhẹ Việc lựa chọn nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu hoạtđộng kinh doanh đôi khi được hình thành một cách tự phát không dựa trênnhững nguyên lý cơ bản của một chiến lược quản trị tài chính hiện đại kết hợp

với tình trạng đầu tư tràn lan kém hiệu quả không đúng sở trường và chức năng

hoạt động gặp thị trường biến động thì tình trạng thua lỗ là khó có thé tránhkhỏi Từ thực tế đó nợ và nợ xấu tại các doanh nghiệp đã đang và sẽ phát sinh

khó có thé kiểm soát

Đề tìm hiểu thực trạng nợ của doanh nghiệp chúng ta có thể tham khảo một

số thông tin và bình luận sau[28]

Theo số liệu điều tra tại 108 Tổng công ty 90 91 của Công ty tư vấnMekong số nợ phải thu ton đọng tính đến hết năm 2006 là 2.272 ti đồng chiếm4.7% tông số nợ phải thu Nợ phải tra tồn đọng là 21.904 ti đồng, chiếm 13.7%tông nợ phải trả Theo số liệu ước tinh của các tổ chức tài chính quốc tế '- QuyTiền tệ Quốc tế IMF, Ngân hàng Thế giới WB - nợ xấu của các doanh nghiệp

Việt Nam vào khoảng 6,2 ti USD tức là chiếm hơn 13% GDP cả nước

Cho đến cuối năm 2006 theo Ban chỉ đạo đôi mới và phát triển doanhnghiệp các doanh nghiệp có vốn nhà nước (doanh nghiệp nhà nước chuyên đôihoặc cỗ phan hoá) mới xử lý giãn nợ khoanh nợ xoá nợ thuế và các khoản phảinộp ngân sách nhà nước với tông số tiền là 314.91 tỉ đồng: xử lý nợ đọng hơn 19nghìn tỉ đồng Trong số doanh nghiệp đã cô phần hoá có khoảng 2.000 doanh

nghiệp có nợ và tài sản loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp.

Theo Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) thì SỐ ng phải trả củadoanh nghiệp có vốn Nhà nước thường gap 1.2 - 1.5 lần vốn nhà nước tại doanhnghiệp thậm chí có nhiều doanh nghiệp nợ gấp vài lần đến hàng chục lần vốnchủ sở hữu Số nợ phải thu cũng chiếm từ 50 - 60% vốn chủ sở hữu đặc biệt nợ

Trang 28

khó đòi chiếm đến 15 - 20% lợi nhuận hang năm nhưng lại không được ghi day

đủ trong số sách kế toán doanh nghiệp

Tình hình nợ xấu của doanh nghiệp Việt Nam nhìn từ góc độ nợ ngân hàng

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước đến cuỗi thang 7/2011 ty lệ nợ xau là

3.04% trên tông dư nợ cho vay so với mức 2.16% cuối năm 2010 Thậm chi

nhìn lại các con số công bố qua những mốc công bố gan đây nợ xấu đã tăng đều

lên một cách đáng kê Tính đến 20/6/2011 theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN)

nợ xấu toàn hệ thông chiếm 2.37% tông dư nợ tăng 0.2% so với cuối năm 2010(2.17%) Đến cuối tháng 7 con số nay đã tăng vọt lên 2.91%/téng dư nợ vào

cuối tháng 7/2011 Theo ông Lê Xuân Nghia Phó chủ tịch Uy ban Giám sát tài

chính quốc gia nói rằng, tổng nợ xấu của hệ thống ngân hàng đến tháng 6 năm

2011 vào khoảng 75.000 tỷ đồng tăng 50% so với củng ky năm trước[30] Ở góc

độ này cho thấy các doanh nghiệp vay nợ ngân hàng đang khó khăn về tài chính

do không sản xuất kinh doanh được bình thường không bán được hàng hoặc có

bán hàng thì lại không thu được tiền hàng thực chất là việc không còn kiểmsoát được nguồn thu dé thanh toán nợ cho ngân hàng

Tình hình nợ xấu của doanh nghiệp Việt Nam nhìn từ góc độ nợ thuế vàtiền sử dụng đất Chi xem xét báo cáo đầu tháng 11/2011 của Chi cục thuế quận

Hà Đông - thành phố Hà Nội cho biết[31] khoản phạt chậm nộp thuế và tiền sửdụng đất của các doanh nghiệp gần 800 tỷ đồng Trong đó dẫn đầu danh sách làCông ty Phát triển đô thị quốc tế Việt Nam (chủ đầu tư dự án Parkcity) nợ 152 tỷđồng, Công ty cô phần xuất nhập khẩu Tổng hop Hà Nội (dự án Geleximco) nợ

gần 100 tỷ đồng, Công ty thương mại dịch vụ Nam Cường (dự án khu đô thị

Dương Nội) nợ 69 ty đồng Cũng theo báo cáo của Chi cục Thuế quận Hà Đông(Hà Nội) trên địa bàn quận này có 4 doanh nghiệp bất động sản khác chưa hoànthành nghĩa vụ tài chính với số tiền gốc lên tới gần 150 tỷ đồng Tại huyện HoàiĐức riêng khoản nợ tiền sử dụng đất của Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị(HUD), Công ty Vietracimex, Công ty T&T đã lên tới 740 tỷ đồng, chưa ké tiềnphạt chậm nộp vào khoảng hàng trăm tỷ đồng Tại huyện Từ Liêm Công ty Côphần Xuất nhập khâu tổng hợp Hà Nội còn nợ hơn 220 tỷ đồng tiền gốc Tạihuyện Mê Linh các chủ dự án nợ 400 ty đồng, chưa ké tiền phạt chậm nộp từnăm 2008 đến 201 1 Nguyên nhân của việc nợ thuế tiền sử dụng đất cũng tương

Trang 29

tự như đối với các doanh nghiệp nợ ngân hàng Nhìn tổng thé thì đó cũng chính

là phản ứng dây truyền của nền kinh tế do khủng hoảng kinh tế đình trệ sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như toàn xã hội

Từ nhiều góc nhìn về tình hình nợ đọng của một số loại hình doanh nghiệphay một số loại nợ cho ta thay tình hình nợ của doanh nghiệp Việt nam tai thời

điểm hiện nay cũng như trong thời gian tới là khá nghiêm trọng Do đó nhu cầu

xử lý thu hồi nợ của doanh nghiệp chủ nợ là bức thiết

2.1.2 Các biện pháp thu hồi, xử lý nợ của doanh nghiệp đã được áp

dụng trong thực tế

Đề hạn chế ảnh hưởng xấu của nợ doanh nghiệp sử dụng nhiều biện pháp

khác nhau nhăm xử lý nợ Biện pháp do doanh nghiệp sử dụng tuỳ thuộc vao

điều kiện hoàn cảnh chủ sở hữu hay cách thức quản trị nợ của mỗi doanh

nghiệp nhưng nhìn chung họ hay sử dụng một số biện pháp sau:

Xoá nợ

Xoá nợ là biện pháp của doanh nghiệp - chủ nợ - áp dụng khi không có kha

năng thu hồi được khoản nợ mặc dù đã thực hiện các biện pháp luật định Xoá

nợ cần tuân thủ một số nguyên tắc kế toán nhất định khi xác định khoản phải thu

là không chắc chan thu được (nợ phải thu khó đòi) thì lập dự phòng nợ phải thu

khó đòi và khi xác định thực sự là không đòi được thì sẽ được bù đắp bằng

nguồn dự phòng đã lập Mức độ và cách thức áp dụng biện pháp này tuỳ thuộc

từng cách thức quản tri nợ của doanh nghiệp hoặc ý chí chủ quan của chủ sở hữu

doanh nghiệp Nhìn chung việc xóa nợ chi đặt ra khi khách nợ giải thể phá sản

mat tích/bỏ trốn hoặc đã chết khi đó doanh nghiệp xác định mat khoản nợ

Giãn nợ

Giãn nợ là việc khi đến thời hạn thanh toán khách nợ được chủ nợ cho kéo

dài thời gian thanh toán nợ hết thời hạn được giãn khách nợ phải thực hiệnnghĩa vụ thanh toán Thực chất đây là biện pháp cho kéo dài thời gian nợ chứkhông phải là biện pháp xử lý thu hồi nợ Cách kéo dài thời gian nợ như vậy

nhăm giúp cho khách nợ có điều kiện thanh toán nợ nhưng rủi ro cho chủ nợ

Khoanh nợ

Trang 30

Khoanh nợ là biện pháp áp dụng khi đến hạn thanh toán nhưng khách nợ

không có khả năng thanh toán và khoản nợ được xác định - “chốt lại” - cho đến

khi có điều kiện thanh toán hoặc khi khách nợ làm thủ tục giải thê phá sản thì

thu hoi theo qui định của pháp luật về giải thể phá sản Thông thường khi

khoanh nợ khoản nợ sẽ không bị tính lãi phát sinh.

Treo nợ

Treo nợ là việc chủ nợ vẫn đề tồn tại khoản nợ và vẫn kê khai báo cáo thuế

đối với khoản nợ phải thu nhưng chủ nợ chưa có quyết định khoanh nợ giãn nợhay xóa nợ Khi có điều kiện thuận lợi chủ nợ sẽ áp dụng các biện pháp thu hồi

nợ bao gồm cả lãi phát sinh theo thỏa thuận hoặc theo qui định pháp luật Thực

chat đây là khoản nợ khó đòi mà doanh nghiệp chưa có biện pháp dé thu hồi nên

tạm treo lại kéo dài thời gian chờ cơ hội thu hồi chứ không phải là biện pháp xử

lý thu hồi nợ

Bán nợ

Bán nợ là biện pháp khi đến hạn thanh toán nhưng khách nợ chưa có điềukiện thanh toán và chủ nợ lại không có điều kiện theo đuổi việc kiện đòi nợ nên

chủ nợ đã quyết định bán quyền đòi nợ của minh cho tô chức cá nhân khác

Theo quy định một khoản nợ có thể được bán một phần hoặc toàn bộ bán chonhiều bên mua nợ và có thể được mua bán nhiều lần Việc mua bán nợ đượcthực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa bên mua nợ và bên bán nợ Việc chuyêngiao khoản nợ được mua bán tiến hành đồng thời với việc chuyển giao các nghĩa

vụ của bên nợ và các bên có liên quan đến khoản nợ từ bên bán nợ sang bên mua

nợ Biện pháp bán nợ chỉ chủ yếu được áp dụng đối với ngân hàng và các khoản

nợ có tài sản bảo đảm Còn đối với nợ của khối doanh nghiệp thì các công ty

mua bán nợ ít quan tâm hoặc nếu có mua thì chỉ mua với giá thấp

Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh mua bán nợ và tài sản tồn đọng cóthể là Công ty quản lý nợ hoặc Công ty mua bán nợ và các tài sản tồn đọng Đốivới các tô chức cá nhân khác (không có chức năng kinh doanh mua bán nợ và

tài san ton đọng) khi mua bán nợ chi là thỏa thuận *ngầm” giữa các bên ya bên

mua được ủy quyên thu hồi nợ Việc mua bán nợ dựa trên cơ sở pháp lý của việc

chuyển quyên đòi nợ cho bên thứ ba Việc chuyên quyền tuân thủ Điều 309 Bộ

Trang 31

luật dân sự năm 2005 - Chuyển giao quyền yêu cầu - và Quyết định số

59/2006/QD-NHNN ngày 21 tháng 12 năm 2006 của Thống đốc Ngân hang Nhànước ban hành qui chế mua bán nợ của tô chức tín dụng

Vấn hóa khoản nợ

Đây là hình thức chuyên đổi khoản nợ thành vốn góp/cỗ phan/cé phiếu củachính doanh nghiệp khách nợ Khi đó chủ nợ chuyên thành đối tác thành viêngóp vốn đầu tư kinh doanh cùng chính khách nợ Thông thường việc chuyển nợthành vốn góp chỉ hay áp dụng với khoản nợ có giá trị lớn và khi chuyên đôi chủ

nợ phải năm được quyền kiểm soát doanh nghiệp khách nợ Việc kiểm soát nàybao gồm cả việc tô chức điều hành sản xuất kinh doanh Sau một thời gian chủ

nợ thường có xu hướng bán lại phần vốn đã góp dé quay lại tập trung vào ngành

nghề chính Biện pháp nay hay được các ngân hang, Công ty mua bán nợ và tai

sản ton dong áp dụng Biện pháp này có nhược điểm là đòi hỏi chủ nợ phải cókinh nghiệm quản lý kinh doanh mới có khả năng điều hành sản xuất kinh doanhcủa khách nợ hiệu quả.

Nhiều trường hợp chủ nợ hỗ trợ kỹ thuật hoặc dao tạo huấn luyện cho nhânviên của khách nợ để khách nợ nâng cao hiệu quả quản lý và sản xuất kinh

doanh hoặc giúp khách nợ thu hồi nợ dé có nguồn thu thanh toán cho chủ nợ.Đối trừ nợ và chuyển nghĩa vụ cho bên thứ ba

Đây là biện pháp thực tiễn đã, đang diễn ra, bản thân khách nợ cũng có

những khách hàng, đối tác nợ họ Sau khi đàm phán thống nhất đối trừ vàchuyển nghĩa vụ giữa ba bên khách nợ chuyển khoản nợ cho bên thứ ba thựchiện nghĩa vụ thay mình và khi đó chủ nợ có quyền yêu cầu bên thứ ba thực hiệnnghĩa vụ thay cho khách nợ Việc chuyến giao các bên lập văn bản thoả thuận

Cơ sở pháp lý của việc chuyên giao nghĩa vụ này là Điều 315: Điều 316: Điều

317 và các qui định khác liên quan của Bộ luật dân sự 2005 Ưu điểm của biệnpháp này là khi chủ nợ thấy khả năng thanh toán của khách nợ thấp hoặc có dấuhiệu xấu về tài chính mà trong lúc đó có bên thứ ba đang nợ khách nợ, khoản nợcủa họ chưa đến hạn thanh toán hoặc bên thứ ba đang hoạt động kinh doanh tothoặc có khả năng kinh tế thì đây chính là cơ hội thu nợ nhanh và an toàn

Vi dụ: khách nợ (DN) dừng hoạt động có dấu hiệu phá sản và các bên thoa

Trang 32

thuận chuyển khoản nợ cho cá nhân thành viên góp vỗn/cô đông của khách nợ.

Ví dụ: Công ty B nợ Công ty A 100 triệu đồng trong khi đó Công ty C lạiđang nợ Công ty B 100 triệu đồng Ba bên thoả thuận Công ty C sẽ có trách

nhiệm trả 100 triệu đồng cho Công ty A Như vậy Công ty B không còn nợ Công

ty A Trường hợp khoản nợ của Công ty B đối với Công ty A lớn hơn số nợ của

Công ty C với Công ty B thì sau khi đối trừ và chuyên nghĩa vụ cho Công ty C

có thé Công ty B còn có trách nhiệm thanh toán nốt phan còn thiếu — nếu họ có

thoả thuận.

Điểm yếu của biện pháp này là có thê khách nợ lợi dụng việc thiếu thôngtin của chủ nợ chuyển khoản nợ cho bên thứ ba không có khả năng thanh toán.như vậy sẽ gây rủi ro cho chủ nợ.

Thuê đòi nợ

Thuê đòi nợ là biện pháp được áp dụng khi nợ quá hạn thanh toán nhưngkhách nợ không thực hiện nghĩa vụ và chủ nợ không có điều kiện khả năng thựchiện các biện pháp thu hồi nợ nên họ đã lựa chọn hình thức thuê đòi nợ Chủ nợ

có thê thuê tổ chức hành nghề luật sư hoạt động theo Luật luật sư hoặc Công tydịch vụ đòi nợ được thành lập, hoạt động theo Nghị định số 104/2007/NĐ-CP vàLuật doanh nghiệp 2005 Có thé chủ nợ thuê té chức, cá nhân khác không cóchức năng thực hiện dịch vụ đòi nợ thuê Với cách này không được pháp luậtcông nhận bảo vệ và thậm chí chủ nợ còn phải chịu trách nhiệm pháp lý khi tôchức cá nhân đòi nợ thuê có hành vi vi phạm pháp luật Các hành vi vị phạmpháp luật có thể là cưỡng đoạt tài sản cướp tài sản bắt cóc nhằm chiếm đoạt tàisan bat giữ người trái pháp luật, cố ý gây thương tích giết người đe dọa giếtngười Chủ nợ có thé bị truy cứu trách nhiệm hình sự cùng đổi tượng VỚI vai tròđồng phạm

Trực tiếp thu hồi nợ

Trực tiếp thu hỗồi nợ là biện pháp khi đến hạn thanh toán nhưng khách nợkhông thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ nợ trực tiếp thực hiện các biện phápnhằm thu hồi nợ Có thé chủ nợ áp dụng các biện pháp không được pháp luậtcông nhận vi phạm pháp luật đối với khách nợ hoặc những người liên quan vídụ: gây rối trật tự, bat cóc tống tiên đe dọa gây thương tích hoặc gây thương

Trang 33

tích các biện pháp này có thé đạt hiệu quả cao nhưng ngược lại rủi ro cũngcao vì có khả năng vi phạm pháp luật và bị xử lý Chủ nợ có thể áp dụng cácbiện pháp thu hồi nợ theo qui định pháp luật Thông thường doanh nghiệp tiềnhành thu nợ theo các phương thức và trình tự sau "thương lượng — hòa giải — tố

tụng — thi hành án” Phương thức thương lượng thường được các bên tự thực

hiện ngay khi phát sinh tranh chấp Phương thức hòa giải có hai khả năng hòagiải ngoài tố tụng (có sự tham gia của bên thứ ba — không phải cơ quan tài'phán)

và hòa giải trong tố tụng (có sự tham gia của cơ quan tài phán) Ở phương thức

tố tụng cũng có mấy khả năng thứ nhất khởi kiện dân sự thương mại ra Toa án

nhân dân hoặc Trọng tài thương mại: thứ hai tố cáo yêu câu cơ quan tư pháp truycứu trách nhiệm hình sự hoặc áp dụng biện pháp đặc biệt — phá san Ở khâu thi

hành án thì có thể doanh nghiệp cùng khách nợ tự thỏa thuận thực hiện hoặc

doanh nghiệp yêu cầu cơ quan Nhà nước thi hành bản án quyết định của Tòa án

Trọng tài đã có hiệu lực.

Khi tiến hành thu nợ mỗi doanh nghiệp mỗi vụ việc sẽ áp dụng phương

thức khác nhau cũng có thê doanh nghiệp thực hiện thu nợ theo trình tự “thương

lượng — hòa giải — tố tụng — thi hành án” tức là áp dụng phương thức trước

không thành công họ chuyên sang thực hiện phương thức kế tiếp và cứ như vậy

thực hiện cho đến khi đạt kết quả mong muốn Cũng có trường hợp họ khởi kiện

ngay mà không áp dụng qua các phương thức khác.

2.1.3 Những khó khăn, vướng mắc và hạn chế, bất cập trong quá trình

thu hồi nợ của doanh nghiệp

Chúng ta đều biết, giải quyết tranh chấp là việc các bên tranh chấp thông

qua hình thức, tiến hành thủ tục thích hợp nhằm loại bỏ những mâu thuẫn xung

đột bất đồng vê lợi ich nhăm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của minh

Như trình bày ở phân trước tranh chấp nợ thực chất cũng là một dạng tranhchấp dân sự thương mại và khi tiến hành hoạt động thu hồi nợ cũng là việc

chúng ta tiến hành giải quyết tranh chấp ở đây là tranh chấp nợ Do vậy biện

pháp giải quyết tranh chap nợ sẽ không năm ngoài các biện pháp giải quyét tranhchấp khác tuy nhiên vẫn có những đặc điểm đặc thủ Biện pháp giải quyết tranhchấp nợ - thu hồi nợ - doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các hoạt động thu hồi nợ

Trang 34

theo phương thức, trình tự "thương lượng — hòa giải — tố tụng — thi hành án” đây

là những phương thức doanh nghiệp hay áp dụng Do vậy khi nghiên cứu việc

thu hồi nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tôi tập trung nghiêncứu phương thức, trình tự này và bám theo đó dé phân tích đánh giá đề xuất.2.1.3.1 Khó khăn, bất cập trong quá trình thu hồi nợ của doanhnghiệp bằng phương thức thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bêntranh chấp cùng nhau bàn bạc tự dàn xếp tháo gỡ những bat đồng phát sinh déloại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bên thứ banào Với những ưu điểm như đơn giản ít tốn kém không bị ràng buộc bởi các

thủ tục pháp lý bảo đảm được uy tín cũng như bí mật kinh doanh tự nguyện

thực hiện giữ được quan hệ kéo dà1⁄gia hạn thời hiệu khởi kiện theo qui định

pháp luật thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớmnhất thông dụng và phô biến nhất được doanh nghiệp áp dung rộng rãi dé giải

quyết tranh chấp phát sinh

Bản chất của phương thức thương lượng trong giải quyết tranh chấp nợđược thể hiện qua các đặc trưng cơ bản: Phương thức giải quyết tranh chấp nàyđược thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên tranh chấp gặpnhau ban bạc, thỏa thuận dé tự giải quyết những bất đồng phát sinh: Quá trìnhthương lượng giữa các bên cũng không chịu sự ràng buộc của bat kì nguyên tắc

pháp lí hay những quy định mang tính khuôn mẫu nào của pháp luật: Việc thực

thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bêntranh chap mà không có bat kì cơ chế pháp lí nào đảm bảo việc thực thi

Quá trình thương lượng để giải quyết tranh chấp nợ có thê thực hiện bằng:thương lượng trực tiếp thương lượng gián tiếp hoặc kết hợp thương lượng trực

tiếp với thương lượng gián tiếp Thương lượng trực tiếp là cách thức mà các bên

tranh chấp trực tiếp gặp nhau bàn bạc trao đôi và đề xuất ý kiến của mỗi bênnhằm tìm kiếm giải pháp loại trừ tranh chấp Thương lượng gián tiếp là cáchthức các bên tranh chấp gửi cho nhau tài liệu giao dịch thé hiện quan điểm vayêu cầu của mình nhằm tìm kiểm giải pháp loại trừ tranh chấp Sau đây là một sốkhó khăn bất cập chung của phương thức thương lượng:

Trang 35

Pháp luật không có qui định bắt buộc các bên phải ghi nhận và áp dụngphương thức giải quyết tranh chấp này mà việc ghi nhận trong hợp đồng là tựnguyện Đồng thời cũng không bắt buộc phải thực hiện khi có ghi nhận Như vậyviệc có chấp nhận áp dụng phương thức này để giải quyết tranh chấp nợ hay

không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên.

Sự thành công của thương lượng phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết và thái

độ thiện chí, hợp tác của các bên tranh chấp Nếu không kết quả giải quyết tranhchap thường rất mong manh và có thé rơi vào bé tắc.Ví dụ: bên có quyền muốnthương lượng và chủ động đề xuất thương lượng nhưng bên có nghĩa vụ lại trây

Vv hoặc thương lượng nhưng cầm trừng dây dưa kéo dai

Ngoài ra kết quả thương lượng lại không được đảm bảo băng cơ chế pháp

lí mang tính bắt buộc Do vậy dù các bên có đạt được thỏa thuận dé giải quyếttranh chấp thì việc thực thi kết quả thương lượng cũng phụ thuộc rất nhiều vào

sự tự giác thực hiện của các bên Nếu một bên không tự giác thi hành thì kết quả

thương lượng cũng chỉ tồn tại trên giấy mà không có một cơ chế pháp lí trực tiếpnào bắt buộc thi hành đối với kết quả thương lượng của các bên Khi đó các bênbuộc phải chuyên sang biện pháp giải quyết tranh chấp khác

Thông thường kết quả thương lượng được các bên ghi nhận thành một vănbản có thê là biên bản làm việc, bản cam kết, văn bản thoả thuận công văn đồng

ý chấp nhận phương án giải quyét trinh tự lập hình thức văn bản nội dung văn

bản ghi nhận kết quả thương lượng đôi khi là vướng mắc của doanh nghiệp vìkhông có chuẩn mực hay hướng dẫn nao của pháp luật Ví dụ: việc qui đôi tiền -hàng hoá tài sản, việc qui đổi của các bên có thé dẫn đến vi phạm pháp luật

(hàng hoá cam hay hạn chế kinh doanh tài sản chưa day đủ quyền sở hữu )

Bắt cập nữa của phương thức thương lượng đó là bên có nghĩa vụ có thê lợi

dụng trì hoãn kéo dai thời hạn thực hiện nghĩa vụ gây thiệt hại cho bên kia.Con người tiến hành thương lượng đôi khi cũng là vấn đề khó khăn mà

nhiều doanh nghiệp gặp phải Không phải tất cả những người làm lãnh đạo

doanh nghiệp cán bộ doanh nghiệp đều có khả năng/kỹ năng tiến hành thương

lượng Người này ít nhiều cần uy tín kỹ năng thuyết phục hiểu biết chuyênmôn hiểu biết pháp luật

Trang 36

chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ thuyết

phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phatsinh Hòa giải được thực hiện dưới hình thức là hòa giải ngoài thủ tục tố tụng vahòa giải trong thủ tục tố tụng Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng la việc hòa giảiđược các bên tiến hành trước khi Tòa án hoặc Trọng tài thụ lý vụ án Hoặc trongkhi Tòa án Trọng tài đang thụ lý giải quyết vụ án mà các bên tự tiến hành hòagiải không có sự tham gia công nhận của Tòa án hoặc Trọng tài Hòa giải trong

thủ tục tố tụng là hoạt động được tiến hành bởi/có sự hỗ trợ của Tòa án hoặcTrọng tài khi các cơ quan thụ lý giải quyết tranh chấp theo đơn kiện

Bản chất của phương thức hòa giải được thê hiện qua các đặc trưng cơ bản:

Thứ nhát việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải đã có sự hiện diệncủa bên thứ ba làm trung gian để trợ giúp các bên tìm kiếm giải pháp tối ưunhăm loại trừ tranh chấp Bên thứ ba không có quyền quyết định hay áp đặt bat

cứ van dé gì nhằm ràng buộc các bên tranh chấp, mà họ chỉ đóng vai trò là trung

gian đưa ra những hướng dẫn và trợ giúp nhất định đề loại trừ yếu tổ tranh chap:Thứ hai, quá trình hòa giải các bên tranh chấp không chịu sự chi phối bởi cácquy định có tính khuôn mau, bắt buộc của pháp luật về thủ tục, hình thức nộidung văn bản hòa giải: Thứ ba, kết quả hòa giải thành được thực thi hoàn toànphụ thuộc vào ý chí tự giác của các bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chếnào bảo đảm thi hành, ngoại trừ trường hợp hòa giải trong thủ tục tố tụng

Giải quyết tranh chấp nợ bang phương thức hòa giải cũng có nhiều ưu diém

như phương thức thương lượng, bởi tính đơn giản thuận tiện nhanh chóng linh

hoạt hiệu qua, it tốn kém tự nguyện thực hiện giữ được quan hệ giữ đựợc bí

mật kinh doanh và uy tín của các bên tránh được trách nhiệm pháp lý hay gia

hạn được thời hiệu khởi kiện Bên cạnh những ưu điểm chung, hòa giải còn

có những ưu điểm vượt trội như: Th nhất, người thư ba nếu có kinh nghiệm uy

Trang 37

tín sẽ giúp các bên dé gặp nhau thống nhất quan điểm trong quá trình đàm phan

đề loại trừ tranh chấp; 7 hai trong trường hợp hòa giải trong tố tụng và được

Tòa án Trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thiquyết định này sẽ có hiệu lực thi hành ngay không bị kháng cáo kháng nghị và

có quyên yêu cầu Cơ quan thi hành án cưỡng chế

Bên cạnh những ưu điểm đã trình bày ở trên việc giải quyết tranh chấpbăng phương thức hòa giải vẫn có một số khó khăn, hạn chế nhất định như:

Sự thành công của quá trình giải quyết tranh chấp chủ yếu phụ thuộc vàothái độ thiện chí và hợp tác của các bên tranh chấp Việc thực thi các kết quả đãđạt được trong quá trình giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào sự tự nguyện thi

hành của bên có nghĩa vụ phải thi hành thỏa thuận hòa giải giữa các bên (ngoại

trừ trường hợp hòa giải tại Trọng tai và Tòa án) không được đảm bảo thi hành

băng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước Bên tranh chấp không có thiện chí cóthé lợi dụng việc hòa giải dé trì hoãn việc phải thực hiện nghĩa vụ Nhiều trườnghop do mong muốn hòa giải mà bên có quyền lợi bị vi phạm mat quyền khởikiện tại Tòa án hoặc Trọng tài do hết thời hiệu khởi kiện

Ngoài ra trong quá trình hòa giải các bên phải trao đổi cung cấp thông tinvới người thứ ba về hoạt động kinh doanh của mỗi bên liên quan đến vụ tranhchấp nên uy tín cũng như bí mật kinh doanh dễ bị ảnh hưởng hơn so với phươngthức thương lượng Bên cạnh đó việc chi phí cho quá trình giải quyết tranh chap

nợ bằng hòa giải cũng tốn kém hơn so với thương lượng bởi một hoặc các bên

phải trả khoản dịch vụ phí cho người thứ ba làm trung gian hòa giải.

Việc lựa chọn bên thứ ba làm trung gian hòa giải còn khó khăn bởi chưa có

qui định của pháp luật về điều kiện đối với người làm trung gian hòa giải ví dụ:trình độ năng lực đạo đức hiểu biết pháp luật hiểu biết kiến thức chuyênngành điều này cũng làm cho khả năng hòa giải đạt được kết quả không cao.Thực tiễn hiện nay việc hoà giải các doanh nghiệp vẫn nhờ luật sư nhưng luật sưvẫn chưa tham gia và phát huy hiệu quả hoà giải vì luật chưa có qui định xácđịnh điều kiện trung gian hoà giải hay tư cách trung gian hoà giải của luật sư.Pháp luật chưa có các qui định hướng dẫn việc ghi nhận hay thực hiện kếtquả hòa giải (hòa giải ngoài tố tụng) nên khi các bên đạt được sự thỏa thuận

Trang 38

thường rất lúng túng và còn nghi ngờ giá trị của thỏa thuận hòa giải

Tòa án áp dụng cứng nhắc thủ tục hòa giải hai lần trước khi xét xử' trongkhi rất nhiều vụ án các bên không thê và không cần hòa giải việc "phải" trải quamột thủ tục như vậy là không cần thiết và kéo dài thời gian giải quyết vụ án.Vấn đề hoà giải tại Toà án cũng khá phức tạp nhiều doanh nghiệp sau khihoà giải thành nhưng Toà án không ra quyết định công nhận sự thoả thuận củacác đượng sự đồng thời đương sự không yêu cầu Toà án tiếp tục giải quyết vụ

án đến khi bị đơn không tự nguyện thực hiện thoả thuận thì Toà án đã đình chỉgiải quyết vụ án theo Điều 192 BLTTDS Do vậy đương sự mat quyền khởi kiệntheo khoản 1 Điều 193 BLTTDS[2] như thế vụ việc bế tắc mat tài sản Những

trường hợp như vậy thường do đương sự thiểu hiểu biết nhưng một phan cũng do

thâm phán không giải thích quyên lợi nghĩa vu của đương sự khi các bên thoả

thuận được với nhau Nhiều trường hợp Toa ra quyết định công nhận sự thoả

thuận của các đương sự nhưng nội dung qui định bat lợi cho nguyên đơn nhưcác trường hợp không ghi nhận lãi suất chậm thanh toán nên khi thi hành ánkhông có căn cứ thi hành hoặc thời hạn cách thức thanh toán không rõ ràng bấtkhả thi hoặc khi thấy bị đơn sắp phá sản - không còn khả năng thanh toán nợ đếnhạn - nhưng vẫn khuyên họ thoả thuận Ví dụ trường hợp tranh chấp của Công ty

TNHH xây dựng Vũ Xuân với Công ty TNHH công nghiệp TS-ARI (Phụ lục 1).

Việc thương lượng, hòa giải trong giải quyết thu hồi nợ mặc dù có nhiềuhạn chế nhưng đây là phương thức được các bên tranh chấp áp dụng thực hiệnnhiêu nhất và đã giải quyết thành công phan lớn tranh chap nợ hiện nay

2.1.3.3 Khó khăn, bất cập trong quá trình thu hồi nợ của doanhnghiệp bằng các phương thức tố tụng ;

Ở phương thức này tùy thuộc vào tính chất vu việc hay thỏa thuận giữa các

bên trước và trong khi xảy ra tranh chấp mà có thê khởi kiện ra Tòa án nhân dân

có thâm quyền hoặc khởi kiện ra Trung tâm trọng tải thương mại hoặc tố cáo

yêu cau xử lý hình sự Đồng thời với việc xác định cơ quan có thâm quyền giảiquyết tranh chấp thu hồi nợ là việc lựa chọn áp dụng luật nội dung luật hinh

thức.

e Những khó khăn, bất cập trong quá trình thu hồi nợ của doanh

Trang 39

nghiệp bằng phương thức tố tụng tòa án (không bao gồm tố tụng hình sự)Giải quyết tranh chấp thu hồi nợ bằng phương thức tố tụng tòa án làphương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực Nhànước được tiến hành theo trình tự thủ tục nghiêm ngặt chặt chẽ và bản án hayquyết định của Tòa án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽđược bảo đảm thi hành bang sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước Thông thường.đương sự chỉ tìm đến phương thức này như một giải pháp sau khi thất bại trong

việc sử dụng phương thức thương lượng hoặc hòa giải.

Về bản chat, giải quyết tranh chấp nợ tại Tòa án là một phương thức mang

ý chí quyên lực Nhà nước Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước dé giải quyếttranh chấp - trong đó có tranh chấp nợ - trên cơ sở các quy định của pháp luật.Quyết định của Tòa án có hiệu lực khiến các bên bắt buộc phải thực thi và có thékèm theo các biện pháp cưỡng chế thi hành

Việc đưa tranh chấp nợ ra giải quyết tại Tòa án có nhiều ưu điểm như:trình tự thủ tục tố tụng chặt chẽ hiệu lực phán quyết có tính khả thi và có tínhcưỡng chế cao: Nguyên tắc xét xử công khai có tính răn đe đối với những tôchức cá nhân kinh doanh vi phạm pháp luật: Tòa án thâm phán được Nhà nướctrao quyên và nhân danh Nhà nước nên thuận lợi trong việc tiến hành xác minh.thu thập chứng cứ, triệu tập người liên quan áp dụng biện pháp khẩn cấp : Cácbên không phải trả thù lao cho riêng thâm phán và cán bộ Tòa án ngoai phí ánphí với mức hợp lý.

Hiện nay mặc du cơ quan Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luậtquy định về việc khởi kiện thụ lý, giải quyết vụ án Tuy nhiên các qui định

pháp đó còn nhiều bất cập và việc áp dụng pháp luật chưa thống nhất nên gây

nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, cụ thê:

Điều dau tiên gây khó khăn cho doanh nghiệp chủ nợ là việc xác định thảmquyên của Tòa án Nhìn chung, các tranh chấp liên quan đến nợ đều xuất phát từcác giao dịch dân sự, thương mại nên đều thuộc thẩm quyền của Tòa dân sự.kinh tế theo Điều 29: Điều 33 và Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự[2:14] đa số làthuộc thầm quyền của Tòa án nhân dân cấp quận/huyện Tuy nhiên các bên khi

ký hợp đồng lại thường hay chủ động lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp

Trang 40

trong khi chưa thuộc trường hợp được quyền lựa chon theo Điêu 36 BLTTDS.thậm chí họ còn chọn Tòa án nhân dân cấp tinh (ví dụ: Toa án nhân dân thànhphố Hà Nội hay Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ) Như vậy khi xảy

ra tranh chap thi lua chon nay cua ho trong hgp déng sẽ bi vô hiệu do lựa chọnTòa án sai thâm quyên

Việc xác định “tu cách” bi đơn cũng là một van đề khá phức tạp cho chủ

nợ rất nhiều vụ việc khi tranh chấp liên quan tới hoạt động chi nhánh của doanh

nghiệp khách ng, khởi kiện tại nơi có trụ sở chi nhánh thì Toa án dây dua không

thụ lý Hoặc nhiều trường hợp khi khởi kiện ra Toà rồi mới biết doanh nghiệp

khách nợ không đầy đủ tư cách pháp nhân/chủ thê độc lập - chi là đơn vị phụ

thuộc - vậy mà trước đây giao dich họ không hè biết Trường hợp này thườngxảy ra đối với doanh nghiệp thuộc Tập đoàn/Tổng công ty (trước là doanhnghiệp nhà nước) họ có tên và con dấu day đủ ví như Công ty dau tư và phattriển nhà Hà nội số 15 ( Phụ lục 2)

Về việc cung cấp địa chi của người bị kiện người có quyền lợi nghĩa vụliên quan là cá nhân: Theo quy định của Điều 164 BLTTDS thì đơn khởi kiệnphải ghi rõ tên, địa chỉ của người bị kiện người có quyền lợi nghĩa vụ liên quantrong vụ án Tại tiết 8.5 điểm 8 mục I Nghị quyết số 02/2006/NQ-HDTP hướngdẫn: “Truong hợp trong đơn khởi kiện không ghi đầy đủ cụ thé hoặc ghi không

đúng tên địa chỉ của người bị kiện thì Toà án yêu cầu người khởi kiện ghi day

đủ va đúng tên dia chỉ của người bị kiện Nếu người khởi kiện không thực

hiện trả lại đơn khởi kiện”.

Căn cứ quy định trên thì Tòa án chỉ trả lại đơn khơi kiện cho đương sự

trong trường hợp đương sự ghi không đầy đủ hoặc ghi không đúng tên địa chỉcủa người bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Trường hợp đương sự

đã ghi đúng tên địa chi của người bị kiện người có quyền lợi nghĩa vụ liên

quan thì Tòa án phải thụ lý vụ án Tuy nhiên, có trường hợp đơn khởi kiện đã ghi

đúng tên địa chỉ của người bị kiện người có quyên lợi nghĩa vụ liên quan trong

vụ án phù hợp theo các tai liệu chứng minh về tên địa chi của ho (do đương sự

-bị đơn người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan - tự viết: hợp đồng, thỏa thuận )thì có Tòa án thụ lý vụ án, nhưng có Toà án lại không thụ lý và yêu cầu nguyên

Ngày đăng: 27/05/2024, 11:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng so sánh án phí và phí trọng tài - Luận văn thạc sĩ luật học: Thu hồi nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam
Bảng so sánh án phí và phí trọng tài (Trang 52)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w