Theo các tác giả, vật tự thân giống như chiếc hộp đen và nhận thức là quá trình giải mã chiếc hộp đen đósong chúng ta luôn bị giới hạn và không thé giải mã hết hộp đen đó.Kant đượcbiết đ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU- Cơ sở lý luận: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Phương pháp logic- lịch sử được dùng để nghiên cứu những điều kiện và tiền đề hình thành tư tưởng mỹ học của Kant, làm rõ các điều kiện về kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến cách Kant đặt ra và giải quyết các vấn đề con người- thâm mỹ của thời đại mình đồng thời được dùng để làm rõ những tiền đề lý luận, những
17 khuynh hướng tư tưởng thẩm mỹ nao đã tác động đến Kant va đã được Kant tổng hợp và xây dựng trong hệ thống quan niệm mỹ học của ông.
Phương pháp phân tích- tổng hợp được dùng đề khái quát các khái niệm và vấn dé trong tư tưởng mỹ học Kant trong tác phẩm, đồng thời làm rõ những nội dung chính từ những khái niệm và van dé đó.
Phương pháp so sánh- thu thập tài liệu được dùng dé tổng hop và so sánh các cánh nhìn và đánh giá về mỹ học Kant, từ đó có những đánh giá về giá trị và hạn chế của mỹ học Kant.
ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU- Phạm vi nghiên cứu: phần Lời tựa, Lời dẫn nhập và phần I của tác phẩm Phê phán năng lực phán đoán( bản dịch của Bùi Văn Nam Sơn)
- Đối tượng: tư tưởng mỹ học của Kant trong tác phâm Phê phán năng lực phán đoán
ĐÓNG GOP MOI CUA LUẬN VAN- hệ thống hóa tư tưởng mỹ hoc Kant trong tác phẩm Phê phán năng lực phán đoán và những vẫn đề mỹ học Kant đã được nghiên cứu trước đây.
- đánh giá toàn diện và khách quan tư tưởng mỹ học Kant trong tác phâm Phê phan năng lực phán đoán.
Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA LUẬN VAN- Ý nghĩa lý luận: hiện nay vẫn còn không ít sự hiểu nhằm, ngộ nhận về mỹ học Kant, đặc biệt là tính chủ quan của phán đoán thâm mỹ, vì thế nghiên cứu góp
18 phần chỉ rõ và đính chính lại những ngộ nhận này Nghiên cứu mỹ học Kant cũng góp phân nhận diện các vân đê mỹ học hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn: đáp ứng nhu cầu tìm hiểu di sản tư tưởng mỹ học quá khứ nhằm nâng cao năng lực cảm thụ thâm mỹ hiện nay dé con người phát triển hài hòa , toàn diện.
NHỮNG DIEU KIỆN VÀ TIEN DE LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG MỸ HỌC CUA LKANT1.1 Điều kiện hình thành tư tưởng mỹ học của I.Kant
Bồi cảnh lịch sử xã hội bao giờ cũng sẽ quy định , chi phối những lĩnh vực thuộc kiến trúc thượng tầng, đặc biệt là tư tưởng triêt học Kant hầu như sống trọn vẹn trong thế kỷ XVIII, đây là một thời kỳ mà lịch sử châu Âu có nhiều sôi động Lúc này, giai cấp phong kiến đã phải rời khỏi trung tâm của vũ đài chính trị bởi hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản né ra ở Anh, Hà lan Về mặt văn hóa tư tưởng, thế kỷ XVIII được coi là thế kỷ Ánh sáng bởi nổi bật là phong trào Khai minh trong đó chính Kant là nhân vật trụ cột Dé có được những thành tựu rực rỡ của thế kỷ Ánh sáng cũng như sự đồ sộ của hệ thống tư tưởng của Kant, lịch sử châu Âu giai đoạn trước đó đã hình thành những tiền đề nền tảng
Trên toàn châu Au, từ thế ky XVI, chế độ phong kiến nhỏ đã bắt độc bộc lộ xu thế lỗi thời , nhất là sự xuất hiện của các công trường thủ công lớn, công thương nghiệp có bước phát triển mạnh mẽ, đầu tiên là ở các nước địa trung hải mà sớm nhất là Italia , sau đó lan sang các nước khác như Anh, Pháp Các bước tiến kỹ thuật ngày càng được cải thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất như máy hơi nước, máy dét và nhất là tàu hỏa Bên cạnh đó là các cuộc phát kiến địa lý, các chuyên thám hiểm của các thương nhân Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha từ đầu thé kỷ 15 làm thay đổi hình ảnh về trái đất mà tiêu biểu là những khám phá của
Christopher Colombus, Amerigo Vespucci, Ferdinand Magellan, Vasco De
Gama Nho có những chuyến hải hành các bản đồ mới đã được vẽ lại, hình thành
20 một thế giới khác hoàn toàn thời Trung Cổ, điều này đã tạo ra thị trường cũng như cũng cấp nguyên liệu cho sự phát triển sản xuất công nghiệp mạnh mẽ, giúp giai cấp tư sản cho sự lớn mạnh dé có thé thực hiện các cuộc cách mang xã hội.
Cuộc cách mang tư sản nô ra đầu tiên và thành công ở Hà Lan, tiếp theo đó là ở Anh và các nước khác đã bắt đầu dấu hiệu sự sụp đồ hoàn toàn chế độ phong kiến ở châu Âu Mặc dù cách mạng tư sản Anh chưa triệt để, không đánh đồ Hoàng gia Anh nhưng giai cấp tư sản Anh đã có địa vị và tiếng nói trong xã hội có một sự phát triển không đồng đều song đều có một đặc điểm chung là chống lại chế độ phong kiến Chính vì còn có những van đề chưa giải quyết triệt dé dan tới sự ra đời của hệ thống triết học Kant được K.Marx xem như tiền đề lý luận cho cuộc mạng Pháp
Bên cạnh những chuyên biến mạnh mẽ về kinh tế và xã hội, một thành tựu quan trọng về văn hóa ảnh hưởng lớn đến châu Âu thời Khai Sáng, đó là chủ nghĩa nhân văn phục Hưng Nếu chỉ xét bề ngoài người ta dễ hiểu đơn giản là nó phục héi những giá trị của thời Cổ đại phương Tây Tuy nhiên , nó không don giản như vậy mà nó còn phản ánh tiếng nói của giai cấp tư sản đang lớn mạnh ở châu Âu Con người lúc này tự đề cao giá trị của bản thân con người và không còn quan tâm đến các giá trị thần thánh hay tôn giáo Họ có một cuộc khủng hoảng tinh than, lúc này đối mặt với nguy cơ sinh tồn, buộc họ phải thay đổi suy nghĩ về thân phận mình: “Chưa bao giờ người ta thấm thía đến thế về sự phù du và sự phi lý của kiếp người” [27,tr 269].Vì vậy, lúc này con người chỉ còn hai lối thoát hoặc phải tận hưởng cuộc sống tran thé ngắn ngủi hoặc phải hién minh cho những giá trị siêu trần thé, giá trị tôn giáo Chính vì thé, họ đã nảy sinh nhu cầu mới bên cạnh nhu cầu tôn giáo truyền thống đó là nhu cầu thâm mỹ: “con người đột nhiên phát hiện một cảm thức mới mẻ về cuộc đời và tỏ ra nhạy cảm trước
21 nhu cầu nội tâm hướng đến cái đẹp Cái đẹp- thanh cao lẫn nhục cảm rồi sẽ được khắc ghi trong hoạt động nghệ thuật và sáng tạo” [27, tr 269-270] Lúc này, sự giải phóng con người khiến họ tim thấy rất nhiều nguồn lực dé phát triển: “Giác quan và đầu óc đường như được mở toang, trở thành công cụ dé đặt lại mọi van đề, hướng đến những bến bờ mới với những cuộc cách mạng trong kinh tế, văn hóa, nghệ thuật” [27;271] Yếu tố quan trọng nhất của thời Phục Hưng là tinh thần cạnh tranh quyết thắng, chính sự cạnh tranh, thương mại và chiến tranh đã thúc đây sự ra đời của một loại hình xã hội mới mẻ: doanh nhân tự do(Bourgeois) có thể đi lại, mua bán khắp nơi, bên cạnh tư cách là công dân của một xứ sở nhất định Phong trào văn hóa Phục Hưng bên cạnh các mặt về văn hóa, xã hội còn có mặt nữa là phong trào cải cách tôn giáo mà tiêu biểu là sự ra đời Đạo Tin Lành với Martin Luther của Duc, chính ông là người đã dịch Kinh
Thánh sang tiếng Đức nhằm phá vỡ độc quyền đọc và giảng dạy kinh thánh của Giáo hội Hơn thế, giai đoạn này người ta phát minh ra kỹ thuật in, làm cho ngành xuất bản phát triển, tri thức được lan rộng trong quần chúng Trước đây chỉ có linh mục mới được đọc Kinh thánh còn nay thì mọi người đều có thé doc.
Khi sản xuất phát triển lớn mạnh, giai cấp tư sản bùng nên, họ có nhu cầu văn hóa mới, đòi hỏi sự thủ tiêu việc kiểm soát tư tưởng của Giáo hội Vì vậy, họ đả kích giáo hội và tìm cách đưa văn hóa thoát khỏi sự ràng buộc của tôn giáo và thần học.
Xa hơn nữa, giai cấp tư sản đã tiến tới một thế giới quan mới, một cách nhìn mới về con người và tự nhiên Họ gạt bỏ quan niệm Thượng Dé là trung tâm mà thay vào đó là con người Con người trước đây chỉ biết ngắng đầu lên nhìn
Thượng Dé và cầu xin ân huệ từ cõi hư không thi giờ đây họ cần khang định sức mạnh của chính mình hay nói cách khác là một sự thân thánh hóa con người Lúc
22 này giai cấp tư sản đang ngày càng lớn mạnh mà đặng trưng lớn của họ là tính dễ biến đồi, thị hiếu thâm mỹ thì lại càng có sự thay đôi không có định được Rất nhiều hàng hóa dich vụ mới ra đời do nhu cầu xã hội biến đổi, nhất là nó không phải phục vụ các ý tưởng tôn giáo nên nó hoàn toàn tự do biến đổi mẫu mã Từ việc thâm mỹ bắt đầu có sự độc lập, tách khỏi sự chi phối của nhà thờ và phục vụ nhu cầu của tầng lớp mới nên về mặt lý luận cần phải được luận giải thỏa đáng, nhất là việc các năng lực của con người đã quyết định, chi phối thị hiếu thâm mỹ như thé nao Và đây là một phần mà lý luận của Kant đã giải quyết
Trong niềm hứng khởi châu Âu bước sang thời đại mới thì nước Đức lúc này lại vô cùng tụt hậu như một nốt nhạc lạc nhịp giữa bản giao hưởng đó Đến thời Kant, nước Đức vẫn lạc hậu so với hầu hết các nước châu Âu khác Nước Đức bị phân tán thành các tiêu quốc nhỏ phân tán cả về kinh tế và chính trị, chưa thé chi phối đời sống chính trị của nước Đức Nước Đức thành lập năm 843 sau Hiệp ước Verdun Lãnh thổ của nó nam ở phía đông của dé quốc Charlemagne Từ khi thành lập cho đến khi cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân, nước Đức luôn ở trong tình trạng phong kiến phân tán mà sự phân chia quyền lực và ảnh hưởng giữa Vua và Giáo hoàng Đến thế kỷ XVI, mặc dù quan hệ sản xuất phong kiến đã chiếm vị trí chủ yếu nhưng đã xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở mọi ngành kinh tế, đặc biệt trong công nghiệp khai mỏ và dệt Các công trường thủ công xuất hiện ngày một nhiều, tiêu biểu và lớn mạnh là ở Numberg, Cologne, góp phan làm suy yếu dần nên kinh tế tự nhiên ở nông thôn Đức nhưng so với các nước khác như Anh, Pháp và các cường quốc biến thì vô cùng lạc hậu Tuy nhiên, chính do sự yếu kém của nước Phổ so với các cường quốc còn lại của châu Âu mà vua Phổ mà ở đây là Freidrich I và đại dé Freidrich II đã trở thành vị vua bảo trợ hào phóng cho nghệ thuật phát triển và khoa học
23 cũng được phát triển bất chấp có những xung khắc với giáo hội và tôn giáo Đại dé Freicrich II xem mình là “đệ nhất công bộc”, đại diện cho chế độ “quân chủ chuyên chế anh minh”, mở đường cho phong trào Khai Minh ở Đức vào thế kỷ XVII Thậm chí Will&Ariel Durant còn cho rằng không có triều đình nhà Freidrich thì không thé ra đời tư tưởng của I.Kant hoặc dù có thi tư tưởng của ông cũng bị hạn chê và câm đoán.
Bên cạnh những điều kiện lịch sử xã hội như vậy, nước Đức thời trước Kant không thể không nhắc đến cuộc cải cách tôn giáo do Martin Luther khởi xướng.
Giáo hội cùng giai cấp phong kiến Đức vẫn giữ quyền thống trị xã hội nên kim hãm rat lớn sự phát triển của giai cấp tư sản Đức đang lên Năm 1517, Martin Luther công bố 95 Luận đề, nhờ vào việc nghiên cứu Kinh Thánh từ tiếng Hy Lạp và tiếng Hebrew, tức dựa vào những công trình nghiên cứu của các nhà nhân văn chủ nghĩa trước đó một thế kỷ, ông cũng dịch Kinh Thánh sang tiếng Đức và nhờ máy in xuất hiện do Johannes Gutenberg phát minh vào thé kỷ 15 đã lan truyền rộng rãi trong xã hội Đây là một sự kiện bước ngoặt trong lịch sử châu Âu cận đại, trước đây chỉ có tu sĩ trong giáo hội mới có thể đọc Kinh Thánh thì nay mọi người đều có thé Luther phủ nhận vai trò thống trị của giáo hội Kitô cùng giáo lý của nó, đồng thời xây dựng chủ nghĩa tôn giáo mang màu sắc cá nhân Ông phê phán trật tự đăng cấp phức tạp, nghi lễ tốn kém, sinh hoạt đôi trụy và chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến của nhà thờ Ông nghiên cứu và đề xuất tổ chức hình thức nghi lễ đơn giản cho nhà thờ theo quan điểm của giai cấp tư sản đang lên Từ đó, cuộc cải cách tôn giáo trở thành một phong trào rộng lớn, nó đả phá triết lý và hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến và mang tính tư sản rõ nét Nhưng Luther không phải là một nhà cải cách xã hội, chính vì thế mà cải cách tôn giáo còn nhiêu hạn chê cũng như phản ánh sự yêu kém của giai cap tư
TIỂU KET CHƯƠNG 1NOI DUNG CHÍNH TRONG TƯ TƯỞNG MỸ HỌC KANT TRONG TÁC PHẨM PHÊ PHÁN NĂNG LỰC2.1 Nguồn gốc, bản chất và mục đích của phán đoán thẩm mỹ
Triết học Kant cũng như toàn bộ triết học Duy tâm Đức đều dựa trên tư duy bộ ba làm tâm điểm cho những ý tưởng triết học của mình Trong hai tác phẩm
Phê Phán đi trước thì Kant đã chia triết học thành hai phần chính là triết học lý thuyết và triết học thực hành Cả hai bộ phận này đều dựa trên nền tảng là chủ thé tiên nghiệm, với triết học lý thuyết là giác tính trong chủ thể, với triết học thực hành là Tự do như là cơ sở ban bố quy luật cho chính nó Chính vì thé, thé giới đường như bị phân đôi một cách triệt để, trong khi giác tính làm việc với giới tự nhiên cảm tính hiện tượng thì lý tính làm việc với thế giới luân lý trên nền tảng tự do, hay nói cách khác nhận thức và đạo đức tách rời nhau, đó là hai chân trời của cái Đang là và cái Phải là Vì vậy, cần một bộ phận thứ ba để hợp nhất hay kết nối thành một thế thống nhất Khác voi Hegel đi tìm đều đó băng mô hình về sự hòa giải bang thế đứng bên ngoài, bang cái Đúng tuyệt đối dé hướng về cái vô hạn thì Kant cho răng con người là hữu hạn nên phải tìm cái kết nối ấy trong chính mình, đó chính là năng lực phán đoán phản tư ở trong chính ta Bản thân năng lực phán đoán cũng là một quan năng như giác tính và lý tính song nó là một quan năng mở bởi nó không bị giới hạn bởi quy tắc nào cả , nó không phải là quan năng áp dụng các quy tắc có sẵn Kant viết: “tuy không có một thâm quyền ban bố quy luật, năng lực phán đoán vẫn có thé chứa đựng một nguyên tắc riêng để đi tìm các quy luật, mặc dù nguyên tắc ấy chỉ tiên nghiệm
41 đơn thuần chủ quan” [17; tr 19] Như vậy, Kant cho rằng năng lực phán đoán có sự đặc thù riêng biệt so với lý tính và giác tính.
Tiếp đến, Kant định nghĩa: “Năng lực phán đoán nói chung là quan năng suy tưởng cái đặc thù như là được chứa đựng bên đưới cái phổ biến” [17; tr 23] Như vậy, Kant thấy rằng năng lực phán đoán chính là khả năng của riêng con người nhìn nhận mỗi sự vật xung quanh trong sự tương đồng phổ biến và cái đặc thù.
Kant phân biệt hai loại năng lực phán đoán là năng lực phán đoán xác định và năng lực phán đoán phản tư Năng lực phán đoán phản tư là làm nhiệm vụ thâu gồm cái đặc thù vào dưới cái phổ biến đã có, ngược lại năng lực phán đoán phản tư không có cái phổ biến mà chỉ có cái đặc thù, mà nhiệm vụ của phán đoán phản tư chính là tìm cái phố biến ấy Kant viết: “năng lực phán đoán phản tư — có nhiệm vụ đi từ cái đặc thù trong tự nhiên tiến lên cái phổ biến, lại cần đến một nguyên tắc Năng lực phán đoán phản tư không thể vay mượn nguyên tắc này từ kinh nghiệm bởi nguyên tắc này phải làm công việc đặt nền tảng cho chính sự thống nhất của mọi quy luật thường nghiém Thé nên, năng lực phán đoán phản tư chỉ có thể mang lại một nguyên tắc siêu nghiệm như thế - với tư cách là quy luật — là từ chính mình và cho chính mình mà thôi” [17; tr 24]
Kant cho rằng cái phô biến được mang lại ấy là Ý niệm song nó chỉ dé phản tư chứ không phải dé xác định điều gì cả mà chỉ gợi nên tình cảm vui sướng và không vui sướng Đó là phương diện nội dung của phán đoán thẩm mỹ Tiếp theo, Kant nhìn nhận phương diện hình thức của năng lực phán đoán là tính hợp mục đích của Tự nhiên, theo đó thông qua khái niệm tính hợp mục đích thì Tự nhiên được hình dung như thé là một Trí tuệ chứa đựng cơ sở hay nguyên nhân cho sự thống nhất của cái đa tạp của những quy luật thường nghiệm của Tự
42 nhiên Kant kết luận: “ Vậy, tính hợp mục đích của tự nhiên là một khái niệm tiên nghiệm đặc thù , có nguồn gốc duy nhất từ trong năng lực phán đoán phản tư mà thôi” [17; tr 27] Tiếp đó, Kant cho răng tính hợp mục đích hình thức của giới tự nhiên chính là nguyên tắc siêu nghiệm của năng lực phán đoán thâm mỹ:
“nguyên tắc về tính hợp mục đích của giới Tự nhiên là một nguyên tắc siêu nghiệm Bởi, khái niệm về những đối tượng được xem như phục tùng nguyên tắc này chỉ là khái niệm thuần túy về những đối tượng của nhận thức kinh nghiệm khả hữu nói chung chứ không chứa đựng điều gì thường nghiệm cả” [17; tr 29].
Do tính hợp mục đích hình thức và của bản thân chủ thể nên năng lực phán đoán phản tư về nguyên tắc là mang tính chủ quan Mục đích luận đã có từ thời cổ đại, nhất là nổi tiếng trong triết hoc Aristotle song nó là mục đích luận khách quan và đến thời Cận đại thì nó đã bị tư duy cơ giới khoa học bác bỏ, tư duy nhân quả về tự nhiên đã thắng thế Song Kant là một triết gia đại tài, ông biết kết hợp những yếu tố cũ của quá khứ, cải tạo nó để xây dựng hệ thống triết học mới của mình.
Kant đã cải tạo hoàn toàn khái niệm mục đích và mục đích luận, giải quyết nó một cách triệt để về mặt triết học bằng cách chủ thé hóa nó, tức xem nó hoàn toàn có tính chủ quan, thuộc về nhu cầu định hướng của tư duy chứ không phải thuộc tính khách quan của tự nhiên như Aristotle Kant thấy tính hợp mục đích như là nguyên tắc tiên nghiệm của phán đoán phản tư bởi mỗi khi ta khang định một điều gì đó là hợp mục đích hay có tính mục đích, tức là ta xem hiện tượng ay như cái toàn bộ, va gan cho cái toàn bộ ay một mục dich Chính tinh toàn bộ hợp mục dich là cái phố biến không được mang lại mà nó có ở bên trong chủ thé và chính chủ thể phải tìm lấy băng năng lực phán đoán phản tư trong sự tự khởi của chính mình Vì thế , chính trong các phán đoán về mục đích, đữ kiện cảm tính(Tự nhiên) hợp nhất với sự thiết định tự khởi(tự do) thành một thể thống
43 nhất Thế nhưng các phán đoán về mục đích cũng có nhiều loại và Kant đã phân thành bốn loại là: 1 tính hợp mục đích khách quan nhưng đơn thuần chất liệu, 2.tính hợp mục đích chủ quan nhưng có tính chất liệu,3 tính hợp mục đích chủ quan nhưng đơn thuần hình thức và 4.tính hợp mục đích khách quan tương ứng với đó là đối tượng của các lĩnh vực 1.Toan học, 2 Dao đức hoc, 3 Mỹ học và 4.
Từ đây, Kant đã xây dựng mỹ học của mình dựa trên các khái niệm nền tang , theo đó mỹ học là việc đào luyện năng lực phán đoán phản tư dựa trên tính hợp mục đích chủ quan đơn thuần hình thức Đây chính là lĩnh vực của sở thích, của sự vui sướng khi phán đoán trước đối tượng thâm mỹ bởi ta hướng về đối tượng thâm mỹ với một tìm cảm đơn thuần chủ quan của ta với biểu tượng được cho bởi theo Kant, một tình cảm vui sướng xuất hiện khi trí tưởng tượng và giác tính thông qua đối tượng được mang lại với chủ thể và ở đó xuất hiện sự hài hòa không có chủ đích Vì thế, sự vui sướng thẩm mỹ là sự tương tác giữa các quan năng nhận thức nói trên của ta, là tình cảm vui sướng của sự phản tư.
Cái đặc thù ở đây chính là tình cảm hay sở thích, đây là lĩnh vực của năng lực phán đoán phản tư bởi khi ta ngắm nhìn một tác phẩm nghệ thuật hay ta nhìn thấy một người thì không có quy tắc nào có trước dé ta kết luận đó là một bức tranh đẹp hay đó là một người mà ta chắc chắn thích Lúc đó, ta phải phán đoán băng năng lực phản tư của chính mình, tức bằng sự kết hợp giữa trí tưởng tượng và giác tính của chính mình xem đối tượng đó có mang lại một sự hài hòa không chủ dich( tự nó hài hòa) không nếu có thì ta sẽ phán đoán đó là đẹp bởi ta đã cảm nhận được sự vui sướng khi phản tư về đối tượng hay nói cách khác ta nhận thay một đối tượng đẹp khi ta tiến hành phan tư về đối tượng thông qua trí tưởng
44 tượng và giác tính nhận thấy nó có sự hài hòa không chủ đích khiến ta cảm thấy vui sướng, đó là một phán đoán thâm mỹ Nguyên tắc tiên nghiệm của phán đoán phản tư là chỉ có tính điều hành bởi nó không có quy tắc có sẵn nên chỉ mang tính định hướng.
Tiếp đó, Kant luận giải về mối quan hệ giữa biểu tượng thẩm mỹ với chủ thé: “ Cái gì đơn thuần là chủ quan nơi biểu tượng về đối tượng, nghĩa là cái gì tạo nên mối quan hệ với chủ thé chứ không phải đối tượng, thì đó chính là tính chất chất thâm mỹ của biểu tượng ấy”[17; tr 41] Trong trường hợp ấy, chủ thé cảm thấy niềm vui sướng khi lĩnh hội hình thức trực quan mang tính biểu tượng về đối tượng.
Như vậy, Kant đã chỉ ra nguồn gốc, ban chất và mục đích của phán đoán thẩm mỹ Phan đoán sở thích hay phán đoán thẩm mỹ mang nguồn gốc hoàn toàn ở trong chủ thé hữu han của con người Tính quy luật của phán đoán thẩm mỹ chi là từ chính nó và cho chính nó mà thôi Nguyên tắc tiên nghiệm của phán đoán thâm mỹ là tính hợp mục đích hình thức của Tự nhiên, theo đó khi ta quan sát mọi đối tượng thì xuất hiện một biểu tượng tương ứng trong chủ thể và khi nào ta thấy biêu tượng đó có tính hợp mục đích hình thức thì ta sẽ có một phán đoán thâm mỹ Nó sẽ gợi cho ta cảm giác vui sướng hoặc không vui sướng Đây là một khả năng đặc trưng của con người và mang tính hữu hạn, nó kết hợp được giữa Tự nhiên và tự do bởi nó vẫn gắn với các đối tượng trong tự nhiên song đã có vùng siêu cảm tính trong các quy luật của Lý tính khi nhận thức về tự do hay nói cách khác đã kết hợp được cái đang là trong tự nhiên với cái phải là của Tự do Theo Kant, chính điều này đã giúp con người là một chủ thé sống động với những tình cảm tại thế của mình chứ không lệ thuộc vào những gì cao hơn con
TIEU KET CHƯƠNG IIKant bang một hệ phương pháp rat đặc thù trong mang tính cau trúc, xây dung được cơ sở tự trị cho mỹ học.Kant chỉ ra vai trò, bản chất của năng lực phán đoán phản tư như là bản chất của phán đoán thâm mỹ Kant phân tích cái đẹp và cái cao như hai phạm trù thâm mỹ cơ bản của con người trên bốn phương diện theo phân tích pháp đặc trưng trong triết học lý thuyết là chất, lượng , tương quan và hình thái Kant cho rằng cái đẹp là vô tư, bất vụ lợi và là sự hòa điều giữa giác tính va trí tưởng tượng của con người, cai đẹp mang tính hình thức hợp mục đích Kant đề ra quan niệm về cảm quan chung như là tiền đề để chúng ta có phán đoán về thâm mỹ mang tính phổ biến song nó chi mang tính lý tưởng Cái đẹp là một phán đoán thâm mỹ thuần túy trong khi cái cao cả thì không, nó gắn liền với ý niệm của lý tính thực hành Cái cao cả là một trải nghiệm thâm mỹ gián tiếp mà ở đó con người hình dung mình ở ngoài giới tự nhiên, cao hơn tự nhiên để thấy cái cao cả ở trong chính mình chứ không phải ở ngoài giới tự nhiên Cái cao cả đòi hỏi nhiều nơi con người phải biết vun bồi và phát triển ý niệm lý tính thực hành.
Kant phân biệt giữa nghệ thuật với khoa học và hoạt động thủ công, nghệ thuật là một hoạt động thực hành và mang tính sáng tạo, tính tự do chứ không phải hoạt động lý thuyết và khác với hoạt động vị lợi Kant cho rằng thiên tài là người tạo ta quy tắc mới cho nghệ thuật dựa trên năng lực thiên bam và thị hiếu thâm mỹ Thiên tài thì không thể truyền dạy và học được Lịch sử nghệ thuật là lịch sử của những thiên tài.
Kant cho rang dé đánh giá tác phẩm nghệ thuật, cần phải có khái niệm về đối tượng chứ không thé chi dựa vào sở thích Kant cho rang thiên tài có năng lực diễn tả những ý niệm thâm mỹ, nó đa nghĩa mà không phù hợp hoàn toàn bất cứ khái niệm nào mà khơi gợi mỗi người hình dung khác nhau Ý niệm thắm mỹ mang tính trực quan hơn là ý niệm lý tính mang tính suy tưởng nhiều hơn.
Kant là người có công lao lớn trong việc xây dựng cơ sở tự trị của mỹ học, song ông cũng là con người của thời đại mình không tránh khỏi những hạn chế như cái đẹp thiếu chiều kích lịch sử, nghệ thuật hoàn toàn độc lập với đời sống xã hội.
KET LUẬNKant là một triết gia lớn trong lịch sử triết học phương Tây, trong đó tư tưởng của ông cũng mang tính cách mạng không kem so với triết học lý thuyết Cuộc đời và sự nghiệp của I Kant gắn trọn với thế kỷ Ánh sáng ở châu Âu, thời kỳ mà nỗ ra hàng loạt các cuộc Cách mang tư sản va châu Âu đã có sự thay đôi lớn về kinh tế xã hội Thế nhưng lúc đó nước Đức lại thụt hậu hoàn toàn so với các cường quốc khác như Anh, Pháp, Hà Lan Điều đó khiến cho những lãnh đạo của nước Đức muốn cho nước Đức phải đi trước về tư tưởng ở châu Âu, để vừa chứng tỏ nước Đức vẫn quan trọng trên bầu trời châu Âu và cũng là tiền đề quan trong dé phát triển hùng mạnh Kant là tên tuổi lớn làm rạng danh triết học Đức Kant có nhiều kiệt tác ảnh hưởng đến toàn bộ các lĩnh vực của triết học phương Tây, trong số đó tác phẩm Phê phan năng lực phán đoán là tác phẩm có vị trí then chốt trong lịch sử mỹ học phương Tây Trong tác phẩm này,Kant đã gan mỹ học với năng lực phán đoán phản tu, đây là một giá trị công lao lớn của Kant, nghệ thuật và thâm mỹ từ đây luôn gắn chặt với sự tự do của con người.
Mỹ học của Kant được xem là khá toàn diện khi ông bàn hầu về vẫn đề của mỹ học như phán đoán thẩm mỹ, chủ thé thâm mỹ, kinh nghiệm thâm mỹ, lý tưởng thâm mỹ, phạm trù thâm mỹ Với Kant, cái thẳm mỹ chỉ nằm bên trong tính hữu hạn của chủ thê chúng ta mà thôi, như thế Thần linh cũng không biết tới cái đẹp tự nhiên lẫn cái cao cả mà cũng không hề có nghệ thuật, tất cả chỉ là đặc trưng của con người hữu hạn Mỹ học của Kant không bàn về tác phâm nghệ thuật cụ thé mà nghiên cứu nền tảng của mọi phán đoán thẩm mỹ của con người Qua thực, đỳng như Otfried Hửffe- triết gia Đức đương đại đó nhận định: Kant là một triết gia ít mỹ cảm, ít xem được tác phẩm nghệ thuật quan trong nào song nhờ tư
93 duy sắc bén và tầm nhìn quảng bác trong triết học lý thuyết lẫn thực hành, ông đã phát hiện cái tiên nghiệm thâm mỹ để đặt được cơ sở mới mẻ thật sự có ý nghĩa vạch thời đại Di sản mỹ học của Kant với khả năng phân biệt sâu sắc các khái niệm đầy tỉnh tế thực sự đã đặt ra mà chỉ báo nhiều vấn đề cho mỹ học ngày nay Vì thế, nghiên cứu mỹ học Kant với tư cách là một trong những di sản quan trọng nhất trong lịch sử mỹ học luôn luôn là quan trọng, nó có thé gợi mở hoặc làm tiên đê cho vô vàn những ý tưởng mỹ học mới.