1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Triết học: Tư tưởng đạo đức của Epicirus và giá trị hiện thời của nó

105 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng đạo đức của Epicirus và giá trị hiện thời của nó
Tác giả Nguyễn Ngọc Thúy
Người hướng dẫn TS. Dương Quốc Quân
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 25,8 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp Epicirus .............................- --- 5 55 + ‡+ccsseeessserssess 7 1. Cuộc đời của Epicirus ..................... .-- - -- c1 v1 vn ng vn rưy 7 2. Sự nghiệp của EICITUS........................- ---- c3 E321 vi srirrrkrerkrrrre 10 1.2. Tổng quan về hệ thống triết học của Epicirus...........................----5- 5+: 12 1.2.1. Bản thể luận.................. - 5c E331 EEESEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETEEEEEkrkrkrrrer 12 1.2.2. Nhan thttc n0 (13)
  • 1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tiền đề tư tưởng của tư tưởng (30)
    • 1.3.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội (31)
    • 1.3.2. Tiền đề tư tưởng.....................---- 2-2-2 ©S+2E2EE2EE2 1E 1E71E7121211211211 1111 xe. 29 Tiểu kết chương l.......................-- ¿2 2 %+SE+SE£2E££EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrkee 39 Chương 2. TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC EPICIRUS - NỘI DUNG CO BAN (35)
  • 2.1. Quan niệm của Epicirus về hạnh phúc và giá trị hiện nay (47)
    • 2.1.1. Nội dung quan niệm của Epicirus về cái chết và cuộc sống hạnh phúc (47)
    • 2.1.2. Giá trị hiện thời của quan niệm về cái chêt và cuộc sông hạnh phúc của 016012277... .ẽ (0)
  • 2.2. Quan niệm của Epicirus về tinh bạn và giá trị hiện nay (0)
    • 2.2.1. Nội dung quan niệm của Epicirus về tình bạn.........................-------ss¿ 61 2.2.2. Giá trị hiện thời của quan niệm về tình bạn của EPICITus (67)
  • 2.3. Quan niệm của Epicirus về sự khôn ngoan và giá trị hiện nay (77)
    • 2.3.1. Nội dung quan niệm của Epicirus về sự khôn ngoan (77)
    • 2.3.2. Giá tri hiện thời cua quan niệm về su khôn ngoan của Epicirus (0)

Nội dung

LỜI CẢM ƠNLời cảm ơn đầu tiên và sâu sắc của tôi xin được dành gửi tới TS.Dương Quốc Quân - người đã quan tâm và tận tình hướng dẫn tôi trong suốtquá trình làm luận văn, giúp tôi có thêm

Cuộc đời và sự nghiệp Epicirus .- - 5 55 + ‡+ccsseeessserssess 7 1 Cuộc đời của Epicirus . - c1 v1 vn ng vn rưy 7 2 Sự nghiệp của EICITUS - c3 E321 vi srirrrkrerkrrrre 10 1.2 Tổng quan về hệ thống triết học của Epicirus 5- 5+: 12 1.2.1 Bản thể luận - 5c E331 EEESEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETEEEEEkrkrkrrrer 12 1.2.2 Nhan thttc n0

Epicurus ra đời vào khoảng cuối thế kỷ IV trước Công nguyên, xuất thân trong gia đình nhà giáo nghèo khó trên đảo Samos Bất chấp gia thế hiển hách của tổ tiên, cha mẹ Epicurus, dù Neocles - cha ông - là thầy giáo và được thừa hưởng một mảnh đất nhỏ, vẫn không đủ nuôi sống gia đình ba người con trai Cảnh nghèo khó buộc Neocles và vợ ông phải làm việc cật lực Mẹ Epicurus đi làm thầy cúng kiếm tiền, và chính quá trình theo chân phụ giúp mẹ đã gieo mầm tư tưởng phản đối mê tín tôn giáo trong ông.

Epicurus được cha ông dạy học tại nhà Là một học sinh chăm chỉ, ông sớm bộc lộ niềm đam mê với triết học Vào khoảng năm 328 TCN, Epicurus bắt đầu nghiên cứu triết học một cách có hệ thống Năm 18 tuổi, ông đến Athens và phục vụ trong quân đội một thời gian.

Sau khi Alexandros Dai dé qua đời, Perdiccas - một trong những tướng [nh quan trọng của Alexandros Đại đế đã trục xuất những người định cư Athena ở Samos tới Colophon, trên bờ biển ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Epicirus gia nhập với gia đình mình ở đó Ông học tập dưới su dạy bảo của Nausiphanes, người theo giáo lý của Democritos. Trong năm 311/310 Tr CN, Epicirus dạy học ở Mytilene, nhưng gây ra xung đột và buộc phải ra đi Sau đó ông thành lập một trường học ở Lampsacus trước khi trở lại Athens năm 306 Tr CN Ở đó, ông thành lập Khu vườn - một trường học đặt tên theo khu vườn của ông sở hữu khoảng giữa Stoa và học viện với biệt danh “Vườn Epicirus” Cổng trường gắn khâu hiệu: “Hỡi các du khách, đây là địa điểm tốt đẹp với các bạn Hạnh phúc cao nhất ở đây là niềm vui thú” [19; tr.16].

Trước những biến cố nặng nề do cuộc chiến tranh giữa Athens, Macedonia với dé chế La Mã gây ra, Epicirus chủ trương ở an, xa lánh hoạt động chính tri, xã hội, chỉ quan tâm đến việc nghiên cứu triết học và coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của con người.

Vườn triết học của Epicirus tiếp nhận mọi hạng người, cả nam lẫn nữ. Trường không thu học phí của học viên, nhưng tùy theo khả năng của mỗi người, ai muốn đóng góp gì thì đóng Bản thân Epicirus được các học trò tôn sùng và mỗi học viên của Vườn triết học đều phải tuyên thệ: “Tôi sẽ trung thành với Epicirus và sống phù hợp với người mà tôi chọn theo” [48; tr.140]. Epicirus còn là một người thầy thực thụ trên đường đời Ông khéo léo quy tụ bạn bè, đồng nghiệp và học trò của mình thành một gia đình của những người có cùng ý chí Thậm chí những người có quan điểm đối lập với Epicirus cũng thừa nhận rằng ông đã gianh được sự kính trong và yêu mến tột độ của học trò Dù vậy, Epicirus không trở thành người hống hách hay kiêu căng Theo nhiều người kê lại, ông là người rất tử tế và quảng đại, đối xử với học trò như bạn bè, không phải thuộc hạ Khi nằm trên giường bệnh, ông đã viết một bức thư cho người bạn của mình: “Tôi có một bức tường chống lại mọi nỗi đau đơn này, đó là niềm vui trong lòng, khi tôi hồi tưởng lại những cuộc đối thoại giữa chung ta với nhau” [48; tr.140].

Mặc dù nhiều giáo ly của Epicirus bị ảnh hưởng nhiều bởi các nhà tư tưởng trước đó, đặc biệt là của Democritos, ông đã có sự khác biệt một cách đáng ké với Democritus về các lý luận Epicirus thường phủ nhận điều anh hưởng này.

Lúc còn sống, những người chống đối Epicirus, đặc biệt là những người theo trường phái Khắc kỷ đã không ngừng bôi nhọ và chỉ trích ông là vô đạo đức và làm hư hỏng thế hệ trẻ Athens khi ông ca ngợi những nhục cảm thé xác Tuy nhiên, có một số nhà duy tâm cũng cho rằng những chỉ trích này là không có cơ sở Nhà triết học theo chủ nghĩa theo chủ nghĩa Khắc kỷ nỗi tiếng của La Mã là Lucius Annaeus Seneca đã diing cảm đứng lên bảo vệ Epicirus khỏi những công kích của những người bạn theo trường phái Khắc kỷ Trong luận văn “Về cuộc sống hạnh phúc”, Lucius Annaeus Seneca đã xác định rõ thái độ của mình đối với Epicirus và trường phải của ông “người dũng cảm cần phải biết ý kiến của mình, mặc dù ý kiến đó có trái ngược với ý kiến của những người nỗi tiếng, ké cả họ là lãnh tụ; rằng với chúng ta, nhất định không nói điều mà mọi người thường nói, bởi bản thân nhà triết học Epicirus và trường phái Epicirus đã bi mang tiếng xấu, bị bôi nhọ và chưa được đánh giá một cách đúng đắn” [19; tr.17].

Nhà hùng biện, triết học nồi tiếng của Roma - Marco Xixeron cho rang,

Nhà triết học Epicurus được biết đến với những phẩm chất đạo đức cao quý như sống có chừng mực, tự chủ, dũng cảm và hết lòng yêu thương bạn bè, gia đình Ông đặc biệt quan tâm và đối xử nhân văn với những người nô lệ, luôn bằng lòng với cuộc sống hiện tại, không ưu phiền hay tức giận Những phẩm chất này được Epicurus đặt ra như mục tiêu cho bản thân Học thuyết của ông được phổ biến rộng rãi khắp các dân tộc nói tiếng Hy Lạp và trường phái Epicurus vẫn thường tổ chức lễ kỷ niệm ông hằng tháng sau khi ông qua đời.

Epicurus qua đời năm 270 TCN ở tuổi 72 vì bệnh sỏi thận Tương truyền, trước khi mất, Epicurus ngâm mình trong bồn nước nóng, uống rượu mạnh và chúc mừng mọi người Ông nhắn nhủ các học trò đừng quên học thuyết của mình và trút hơi thở cuối cùng ngay trong bồn tắm.

Epicirus trình bày học thuyết triết học của mình trong nhiều tác phẩm, thư từ và các buổi nói chuyện với bạn bè và môn đệ Số lượng tác phẩm do ông viết có thể lên tới con số 300 Trong đó có 37 tiểu luận về vật lý học, nhiều tiểu luận về tình yêu, thần thánh và các chủ đề khác Diogen Laertius cho rằng, “Epicirus là nhà văn - triết học xuất sắc nhất, vượt qua tất cả các nhà triết học khác về số lượng đầu sách” [44; tr 80] Tuy nhiên, phần lớn di sản triết học đồ sộ và quý giá này của ông đã không còn lưu giữ được đến ngày này nhờ “công lao” của các nhà thần học Thiên chúa giáo Số còn lại chúng ta lại chỉ được nghe tên Trong số những tác pham còn được lưu giữ lại thì đáng kế nhất là “Bàn về tự nhiên”, Những bức thư gửi Herodotos, và những đoạn ngăn như “Bàn về nguyên tử và chân không”, “Bàn về mụcl đích”, “Ban về thần thánh”, “Bàn về sự tiền định”

Công trình “Bàn về tự nhiên” được coi là một trong những công trình quan trọng nhất của Epicirus Công trình này gồm 37 cuốn sách Một số trích đoạn của tác pham nay được tìm thấy vào cuối thé ky XVIII tại Herculaneum, khi chúng bị chôn vùi dưới lớp nham thạch của núi Vesuvius Tại một thư viện nghèo nàn của một người theo học thuyết Epicirus, người ta đã tìm thấy hàng loạt các đoạn trích quý giá trong tình trạng mục nát gần hết Hiện nay, chúng ta đã có được bốn tác phẩm của Epicirus Số sách này tuy không lớn, nhưng lại đặc biệt có giá trị về mặt nội dung Trong số bốn tác phẩm này, có ba bức thư của Epicirus gửi các học trò và tuyên tập các phát ngôn nồi tiếng của Epicirus.

Một trong những bức thư được Diogen Laertius cho rằng quan trọng nhất là bức “Gửi Herodotos” Bức thư này là tài liệu gần như duy nhất khắc họa quan điêm triệt học tự nhiên của nhà nguyên tử học vi đại Epicirus Bức

10 bản tóm lược dưới dạng sách ghi chép về quan điểm triết học tự nhiên của Epicurus, tóm tắt các tác phẩm của ông về nghiên cứu vấn đề nhận thức tự nhiên và hướng dẫn nghiên cứu học thuyết triết học tự nhiên của ông.

Bức thư thứ hai - “Gửi Pythocles” chứa đựng những lý giải về hiện tượng vũ trụ và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này Có những người cho rằng bức thư này được rút ra từ một trong các tác phẩm khoa học tự nhiên của Epicirus và được ông sử dung dé bổ sung cho bức thư thứ nhất.

Bức thứ thứ ba - “Gửi Menoeceus” cùng với tiêu luận ngắn “Các ly thuyết về nguyên tắc”, Epicirus đã giải thích những nguyên lý đạo đức trọng tâm của ông Trong bức thư này, ông tuyên bố khoái lạc là sự thiện cao nhất, mặc dù một số khoái lạc là không tự nhiên và không cần thiết Ngược lại với lối hiểu ngày nay về “khoái lạc”, Epicirus phản đối các bữa ăn cao lương mỹ vị và việc chè chén quá độ Ông cho răng những lối sống phóng túng như thé không tạo nên khoái lạc bền vững mà thường dẫn tới điều ngược lại là sự đau khô Vi vậy, Epicirus chủ trương chỉ nên hưởng thụ những khoái lạc tự nhiên

- những khoái lạc có khả năng làm cho chúng ta hài lòng và an tâm [48; tr.141-147].

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tiền đề tư tưởng của tư tưởng

Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội

Ngay trong buổi bình minh của nhân loại, với nhiều nền văn minh đến từ phương Đông như An Độ, Trung Quốc, Ai Cập, Babylon đã thể hiện sức sáng tạo vô cùng vô tận của loài người Tuy ra đời sau nhưng lại phát triển rực rỡ hơn, văn minh Hy Lạp cô đại luôn được biết đến là một trong những cái nôi của nền văn minh phương Tây.

Hy Lạp cổ đại là một quốc gia nằm giữa khu vực Địa Trung Hải, có lãnh thổ rộng bao gồm miền lục địa Hy Lạp (phía Nam bán đảo Balkans), miền đất ven bờ Tiểu Á, và những đảo thuộc biển Aegea, được chia thành ba miễn là Bắc - Trung - Nam Nằm ở phía Bắc Hy Lạp là dãy núi Pindus, chia thành miền núi và đồng bằng Miền trung Hy Lạp lại có kết cau khác hắn Nơi đây có nhiều rừng núi chạy dọc ngang chia vùng này thành nhiều khu vực địa lý nhỏ, hep đa phan là cách biệt với nhau Giữa miền trung với miền nam Hy Lạp có nối với nhau bằng một eo nhỏ - eo Corinth - nơi có nhiều đồi, sông suối và eo Còn phía Nam Hy Lạp là một bán đảo nhỏ, nối với nhau theo hình ban tay bốn ngón dudi thắng xuống Địa Trung Hải Có thé nói, đây chính là vùng trù phú nhất Hy Lạp, người Hy Lạp gọi nơi này là Peloponnese Vùng này có nhiều đồng bằng như Laconia, Messenia.

Với sự phân bố đất đai như vậy, Hy Lạp cô đại có những điều kiện tự nhiên vô cùng lý tưởng Và chính điều này đã có sự tác động không nhỏ tới khuynh hướng phát triển kinh tế và các tổ chức nhà nước ở Hy Lạp Do địa

25 hình phức tạp như trên, Hy Lạp cô đại đã bị phân tán thành nhiều khu vực (các thành bang), bị chia cắt bởi nhiều thung lũng và các ngọn đồi bao quanh, những hòn đảo ven biển Người Hy Lạp cô đại sống trong các thị quốc (thành bang), và mỗi thị quốc này sẽ có những đường lối cai trị theo cách thức khác nhau, nên dẫn đến tình trạng hiềm khích, xung đột trién miên; tr thậm chí các thị quốc này còn coi nhau như thù địch và chém giết lẫn nhau Đây cũng chính là yếu t6 đã chi phối sự hình thành, phát triển và tan rã của một thị quốc.

Từ thế kỷ XV đến thé ki IX TR.CN, chế độ công xã nguyên thủy tan ra nhường chỗ cho sự xuất hiện của chế độ chiếm hữu nô lệ Nhờ sự phát triển của nông nghiêp, thủ công nghiệp từ cuối thế kỷ VII, kinh tế phát triển mạnh, là động lực cho sự trao đôi, buôn bán và giao lưu văn hóa giữa các thị quốc và các quốc gia với nhau Thời kỳ này xuất hiện các trung tâm văn hóa lớn như

Thành bang Athens nằm trên vùng đồng bằng Attica thuộc trung bộ Hy Lạp Đây là vùng đồi núi, đồng bằng ít và hẹp, đất đai không phì nhiêu, khí hậu khô khan, lượng mưa hàng năm khá ít nên không thuận lợi cho nông nghiệp phát triển Tuy nhiên ở đây lại có rất nhiều khoáng sản (đá quý, mỏ bạc, mỏ sắt, ); tr đặc biệt ở Athens với bờ biển dài, nhiều vịnh và hải cảng nên rất thuận lợi cho trao đôi buôn bán và mậu dịch hàng hải Chính vì vậy từ rất sớm ở Athens đã xuất hiện quan hệ tiền - hàng giúp giai cấp chủ nô giàu lên nhanh chóng Chưa kể, với vị trí dia lý gần gũi với các quốc gia cô đại phương Đông nên ở Athens có sự giao lưu văn hóa Đông - Tây vô cùng mạnh mẽ Nhờ sự giao lưu văn hóa Đông - Tây này, người Hy Lạp đã tạo ra những nét đặc trưng trong văn hóa thê hiện những suy nghĩ của người phương Tây.

1.3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Thời kỳ này nền kinh tế ở Hy Lạp chủ yếu dựa trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ Nô lệ là những người giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình sản

26 xuất Đây là tầng lớp chiếm đa số trong xã hội thời bấy giờ (ở Athens có hơn

250 nghìn nô lệ trên 340 nghìn dân) Tuy bị coi là “công cụ biết nói” nhưng nô lệ lại chính là lực lượng quyết định sự phát triển mạnh mẽ của nên kinh tế thời kỳ cổ đại Lực lượng sản xuất trong xã hội ngày càng phát triển dẫn tới sự phân công lao động mới Trong xã hội có sự phân công giữa lao động chân tay và lao động trí thức Còn trong nông nghiệp, các ngành sản xuất cũng phân công nông nghiệp chăn nuôi, trồng trọt, những ngành nghề thủ công Ở Hy Lạp lúc này xuất hiện tầng lớp mới - tầng lớp những người lao động trí óc Những người này thường xuất thân từ những gia đình giàu có Nhờ sự phát triển kinh tế, tầng lớp lao động trí thức này ngày càng có nhiều thời gian rảnh rỗi, có điều kiện học hành, giao du học hỏi ở nhiều quốc gia khác nhau; tr từ đó các tư tưởng triết học, chính trị lần lượt ra đời Vì vậy Hy Lạp được thé giới biết đến không chi là một trung tâm văn hóa lớn mà còn là chiếc nôi nuôi dưỡng, ươm mầm sáng tạo cho nhiều nhà triết học vĩ đại, trong đó có

Epicirus sinh ra và lớn lên trong thời kỳ suy tan của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp cô đại Chiến tranh giữa Athens và Sparta là cột mốc đánh dấu sự suy tàn của Hy Lạp cô đại Năm 383 Tr CN, Hy Lạp cô đại nằm dưới sự thống trị của Macedonia Chế độ thành bang bị bãi bỏ, khối Đồng minh Hy Lạp được thành lập, đất nước Hy Lạp bước vào thời kỳ Hy Lạp hóa.

Vương quốc Macedonia, một quốc gia nô lệ thời kỳ đồ đá mới ở miền Bắc Hy Lạp cổ đại, đã phát triển mạnh mẽ và Nam tiến, lợi dụng sự suy thoái và chia rẽ của các thành bang Hy Lạp Dưới sự lãnh đạo của Philip II, Macedonia đã thống nhất Hy Lạp vào năm 338 TCN, nhưng sau khi Philip bị ám sát vào năm 336 TCN, các thế lực chống Macedonia đã trỗi dậy, đe dọa đến nỗ lực cải cách kinh tế xã hội của Macedonia ở Hy Lạp.

Alexandros Đại Dé - con trai, đồng thời là người kế nghiệp vua Philip II đã khắc phục những khó khăn trong nước và khôi phục lại sự thống trị của Macedonia tại Hy Lạp Sau khi thống nhất các thành bang Hy Lạp cổ đại dưới sự cai tri của vua cha Philipos IJ, Alexandros chinh phục Đề chế Ba Tư, bao gồm cả Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Bactria và Lưỡng Ha và mở rộng biên cương dé chế của ông đến xa tận Punjab thuộc Ấn Độ ngày nay Sự xâm chiếm này đã đưa quốc gia Macedonia trở thành một quốc gia lớn mạnh năm trên cả ba châu Âu - Á - Phi rộng lớn mênh mông.

Alexandros Đại Đề nhanh chóng bắt tay vào viéc tô chức chế độ cai trị đối với những vùng đất rộng lớn mới chiếm được Ông đưa ra chính sách cai trị với nhiều hình thức: tran áp, mua chuộc và lôi kéo bọn quý tộc địa phương để thống trị Tổ chức chính quyền của đế chế Macedonia dựa trên sự kết hợp giữa chế độ chính trị của các thành bang Hy Lạp với nội dung chuyên chế của các quốc gia phương Đông Alexandros Đại Đề được thần thánh hóa cao độ và nam trong tay quyền lực lớn nhất Những người thân cận của ông được giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền nhà nước Quân đội của Macedonia được tang cường bằng ba vạn thanh niên Ba Tư, sẵn sàng đàn áp những cuộc nổi dậy của quan chúng chống lại chính quyền Dé hòa hoãn mâu thuẫn giai cấp, ông sử dụng chính sách my dân và văn hóa Hy Lạp làm sợi dây liên kết chung cho cả dé chế Ông đưa người Hy Lạp tới định cư va dự tính mỗi thành phố sẽ trở thành các trung tâm truyền bá văn hóa Hy Lạp.

Năm 323 Tr CN, giấc mộng về một thế giới thống nhất kết thúc, Alexandros Đại Đế qua đời trên đường trở về tại cung điện của vua Nebuchadrezzar II, Babylon Sau khi ông chết, các tướng lĩnh của ông tiến hành những cuộc nội chiến tranh giành đất đai Vào đầu thế kỷ III Tr CN, đế chế Macedonia đã bị chia làm 3 vùng: Hy Lạp - Macedonia, Ai Cập, Xyri dưới sự cai quản của các tướng lĩnh.

Ba vương quốc ven bờ biển Đông Địa Trung Hải liên tục tranh đấu quyền thống trị Hy Lạp suy bại trầm trọng so với hai quốc gia còn lại về chính trị, kinh tế và văn hóa Đến thế kỷ II trước Công Nguyên, đế chế La Mã với chế độ chiếm hữu nô lệ đã thống trị toàn bộ Hy Lạp.

Nhờ vào sự diễn biến của thời cuộc, điều kiện kinh tế, văn hóa và chính trị Hy Lạp cổ đại, sự thăng trầm của đế quốc Macedonia đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc và bản chất tư tưởng đạo đức của Epicurus Chính những điều kiện này đã nuôi dưỡng và giúp Epicurus hình thành những tư tưởng đạo đức vĩ đại, có giá trị trường tồn.

Tiền đề tư tưởng 2-2-2 ©S+2E2EE2EE2 1E 1E71E7121211211211 1111 xe 29 Tiểu kết chương l . ¿2 2 %+SE+SE£2E££EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrkee 39 Chương 2 TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC EPICIRUS - NỘI DUNG CO BAN

Bat kỳ một học thuyết nao cũng đều chịu sự ảnh hưởng của các điều kiện lịch sử - xã hội nhất định, gắn với nó là những học thuyết, những tư tưởng thê hiện những suy nghĩ, mong muốn, nguyện vọng của xã hội đương thời Epicirus cũng vậy, các học thuyết, tư tưởng của ông cũng là sự kế thừa, chat lọc những giá trị tinh túy nhất của những người đi trước Vì vậy, khi tim hiểu nguồn gốc và bản chất của tư tưởng đạo đức của Epicirus, chúng ta cũng phải nghiên cứu cả những tiền dé lý luận trước đó.

Là một trung tâm văn hóa thời cô đại, ngay cả trong giai đoạn suy tản, văn hóa Hy Lạp vẫn có sự phát trién mạnh mẽ và có ảnh hưởng lớn trong khu vực Về triết học, thời kỳ Hy Lạp hóa là thời kỳ mà các trào lưu triết học Hy Lạp thể hiện khá rõ nét các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội đương thời điều đó làm cho triết học thời kỳ này mang đặc thù riêng Các nhà triết học thời kỳ này thường bàn luận nhiều về những vấn đề triết lý của cuộc sống con người Tuy nhiên, theo nhiều nhận định, các nhà nghiên cứu lịch sử triết học đều cho rằng đây là “thời kỳ suy tàn” của triết học Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sau sự cố gắng suy tư phi thường, trí não của người Hy Lạp đã kiệt sức.

Do đó, so với sự đỉnh cao của các tư tưởng triết học trước đó đang ngự tri, các tư tưởng triết học ở thời kỳ này bỗng nhiên trở thành những “chú bé tý hon”, nghèo nàn và không đủ sức tạo nên sự hào hứng mới cho những suy tư triết học cao siêu nữa.

Sự suy thoái về mặt chính trị dẫn đến sự suy yếu về mặt tinh thần, dẫn đến sự tập trung vào trăn trở về thân phận con người và cuộc sống thực tại của họ Các vấn đề tìm kiếm hạnh phúc và giải thoát cá nhân trở thành liều thuốc tinh thần chữa lành nỗi lo âu và đau khổ trong tâm hồn Những nhà tư tưởng thời kỳ Hy Lạp hóa chịu ảnh hưởng của nguồn cảm hứng mới, khác hẳn với khuynh hướng lý trí và siêu hình của thời đại trước đó.

Hy Lạp cực thịnh Đó là nguồn cảm hứng thực tiễn và nhân sinh quan theo luân lý đạo đức Bằng lối suy luận mới, nguồn cảm hứng này nối tiếp ý tưởng đạo đức nguyên thủy của Socrates sau một thời kỳ bi quên lãng.

Trong học thuyết dao đức, Socrates nhân mạnh sự có mặt của tâm hồn như là dau hiệu quan trọng nhất của bản tính con người Theo ông, tâm hồn như là năng lực tự ý thức, tự đánh thức, tự khang định mình, do nó ton tai và hoạt động tự thân Ông coi thé xác như là phương tiện dé thực hiện các hành vi cụ thé của con người.

Bản chất con người là không phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài Mọi cái bên ngoài như của cải, địa vị hay thé xác, trí tuệ là không tồn tại đối với con người Cái bên ngoài khi không được con người xem xét và không có quan hệ với con người thì chỉ được coi là cái hư vô, trống rỗng Thế giới nội tâm là không thể thủ tiêu được, nên nó không phụ thuộc vào cái bên ngoài Socrates nói: " tôi chi làm những gi tôi thích và thuyết phục mỗi người trong các bạn, người trẻ va người gia, hãy quan tâm sớm hơn và mạnh mẽ hon không phải đến cơ thể hay tiền bạc mà đến tâm hồn các bạn để nó trở nên tốt nhất" và: "không phải tiền bạc sinh ra lòng dũng cảm, mà long đũng cảm sinh

30 ra tiền bạc và nhiều của cải khác cho con người, cả trong cuộc sông riêng tư lẫn trong cuộc sông xã hội" [90].

Như vậy, theo ông nỗ lực của trí tuệ - đạo đức là dé bảo vệ thé giới nội tâm, biểu hiện cho sự quan tâm đến tâm hồn con người Hành vi đạo đức, hợp lý là biểu hiện của hạnh phúc, khi đó của cải sẽ đem đến sự thoả mãn Dé làm được điều đó, lý tính con người phải hạn chế các dục vọng, thông qua lý tính con người có quyên lực với chính mình Khái niệm tâm hồn được coi là đóng góp cua Socrates, chính vi thé, Socrates đã tạo ra một truyén thống đạo đức và trí tuệ nuôi dưỡng châu Âu cho đến ngày nay.

Theo Socrates, tâm hồn có cấu trúc đơn giản, với năng lực cơ bản là lý tính Đối lập với lý tính là những dục vọng, xúc cảm sinh ra từ thế giới bên ngoài tác động đến co thé Trong quan niệm về tâm hồn, ông không hề nói đến trái tim, ý chí hay niềm tin Do cách tiếp cận tâm hồn từ lý tính bỏ qua những dục vọng hay lợi ích nên tâm hồn được hình dung là cái đẹp dé, tinh khiết, thoát khỏi cái tầm thường Cảm xúc hay dục vọng là cái lôi kéo con người theo các hướng khác nhau, đe doa sự cân bang của tâm hon Còn lý tính là năng lực suy luận của tư duy có lôgíc về tính hợp lý hay là sự nhất quán.

Vì thế, lý tính được Socrates coi là cội nguồn của sự tự chủ (tự do) hay là quyền lực đối với bản thân trước những cám dỗ tự phát của dục vọng hay cảm xúc Như thế, người tự do là người biết cách điều khiến và hạn chế các dục vọng Đây là cách hiểu hoàn toàn đúng đắn mà đạo đức học hiện đại phải tiếp tục kế thừa và phát triển.

Theo Socrates: "Phải chăng mỗi người cần phải thấm nhuan tư tưởng cho răng sự kiềm chế là cơ sở của đức hạnh, và trước hết cần phải có nó trong tâm hồn? Và trên thực tế, thiếu nó thì ai có thé có được những tri thức hữu ich nao đó hay có được thói quen kiềm chế? Nô lệ nào của những khoái cảm ma lại không đưa cả cơ thé lẫn tâm hồn tới trạng thái nhục nhã?" [90].

31 Ông quyết liệt chống lại thói hám tiền vì cho răng, ai đã nhận tiền của người đầu tiên gặp mặt thì sẽ biến người đó thành chủ nhân của mình và mình bị biến thành nô lệ của người đưa tiền Tự do là kỹ năng điều chỉnh bản thân mình, nhờ đó lý tính luôn làm chủ được thé xác.

Theo triết gia Socrates, lý tính đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ thích hợp của các thú vui, ngăn chặn con người rơi vào trạng thái sa ngã trong hành động hoặc bất hành động.

Người tự do, người thông thái là người xác lập được độ hợp lý cho các hành vi cua minh và tuân thủ nó Như vậy, khi con người tự do trong tâm hồn, sẽ làm chủ được các hoạt động của bản thân và người anh hùng là nhà thông thái chiến thắng được kẻ thù từ bên trong tâm hồn mình. Ảnh hướng từ học thuyết đạo đức nguyên thủy của Socrates, các nhà triết học thời kỳ Hy Lạp hóa cho rằng con người chỉ có một nghĩa vụ đạo đức duy nhất là thoả mãn nỗi khát khao khoái lạc và loại bỏ, hay chí ít giảm thiểu trong khả năng có thé, mọi nỗi khổ đau của mình trong đời Epicirus bat đồng với trường phái Cyrenaic (trường phái Khoái lạc do Aritippus - học trò cua

Socrates) vé sự chap nhận không phân biệt mọi lạc thu trong đời, bởi lẽ ông biết rằng có rất nhiều người thú vui tai hại và vì thế chúng cần được tránh xa. Đa số những người tuân thủ triết lý “ăn, uống và tận hưởng lạc thú, bởi vì rồi mai đây chúng ta sẽ chết” đều không chết ngay vào thời điểm “mai đây” [90].

Họ vẫn tiếp tục sống dé hứng chịu hau quả tai hai cua cuộc song sa doa trong thú vui vô độ.

Quan niệm của Epicirus về hạnh phúc và giá trị hiện nay

Nội dung quan niệm của Epicirus về cái chết và cuộc sống hạnh phúc

2.1.1.1 Quan niệm của Epicirus về cái chết

Có luận điểm cho rằng: Con người sinh ra là để nhận cái chết Nghe thật đáng sợ nhưng đó là lẽ thật của kiếp sống con người Cũng chính sự sợ hãi cái chết này đã khiến hàng tỷ người đặt hy vọng vào thế giới bên kia hay có những người cố gắng cầu xin những vị thần thánh để mong cuộc sống được dài hơn Vậy vì sao chúng ta sợ chết?

Hãy bắt đầu bằng một ví dụ Charlie Parker, một trong những nhạc sĩ Jazz vĩ đại nhất trong lịch sử, qua đời vì viêm phối ở tuổi 34 Đó rõ ràng là một thảm kịch với chính anh và những người yêu nhạc Jazz, nhưng không dễ dé đánh giá chính xác răng cái chết ấy đau đớn đến độ nào Câu trả lời có lẽ năm trong những điều gì sẽ xảy ra nếu anh ta còn sống: anh ta sẽ sống thêm được bao lâu, và sử dụng thời gian thêm ấy của mình như thế nào? Có thê là sau khi thoát khỏi bệnh viêm phổi, với lối sống bừa bãi và sức khỏe kém, Parker sẽ mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo khác và chết không lâu sau đó.

Có thê là anh ta sẽ thay đổi lỗi sống và bỏ rượu sau khi vượt qua được trải nghiệm cận tử, để rồi tiếp tục vụt sáng và đóng góp cho âm nhạc thập niên

1940 - 1950 nhiều hơn nữa Cũng có thé sau cơn bạo bệnh, anh không thé hát được nữa, sống một cuộc đời bình lặng hơn, nhưng kéo dài hơn [78].

Những cái chết đã chấm dứt mọi khả năng có thể xảy ra ấy Con người sợ cái chết không chỉ vì sợ một điều gì đó gắn mác xấu xa, mà còn lớn hơn thế nhiều Cái chết cướp mất tương lai, bao gồm cả những điều tốt đẹp, xấu xa và bình thường Chính vì vậy, các tôn giáo ra đời để giúp con người tin vào sự sống sau khi chết, kéo dài tương lai và cung cấp thêm hy vọng để sống.

Và may mắn thay, cũng không ít bộ óc vĩ đại trong lịch sử đã suy nghĩ về cách đôi mặt với cái chêt mà thậm chí không cân phải vin vào một lời hứa

4I ở bên kia thé giới Rất nhiều triết gia tin vào thánh thần, như Epicirus nhưng không tin vào thé giới bên kia Trong khi cham dứt sự tồn tại làm họ bối rối, thì ý niệm về cái chết lại không như vậy.

Mark Twain, một văn hao tin vào thần thánh, đã viết trong cuốn tự truyện của mình thế này: "Sự hủy diệt chăng có gì đáng sợ đối với tôi, bởi tôi đã trải qua nó trước khi tôi được sinh ra - một trăm triệu năm - và tôi đã chiu đựng nhiều hơn thế một giờ, của cuộc sống này, hơn là những gì ký ức của tôi vẫn còn sót lại về sự chịu đựng trong hằng trăm triệu năm gop lai" [78]. Đơn giản là khi cái chết ập đến, bạn ngừng tổn tại và không thé bị làm phiền bởi bất cứ điều gì Bởi đâu còn một "cái tôi" nào nữa để mà bị làm phiền? Ý tưởng của Epicirus tương tự như thế: "Cái chết không là gì đối với chúng ta cả; bởi vì những thứ gì tan biến đi, thì cũng không còn cảm giác, và thứ gì không có cảm giác thì chả là gì với chúng ta hết" [48; tr 141] Tư tưởng của Epicirus tập trung vào sự sống, hơn là cái chết, và những học trò của ông đều có gắng không sợ hãi trước cái chết.

Các vị thần luôn tồn tại nhưng vô tâm với con người, vì vậy đừng liên hệ đến sự bất tử hay hạnh phúc của ta Có thể nhận thấy sự tồn tại của các ngài nhưng họ không như trí tưởng tượng của chúng ta Người bỏ qua các vị thần không phải là vô đạo mà là người gán cho họ hình ảnh theo tưởng tượng sai lầm Theo quan niệm bình dân, các vị thần trừng phạt kẻ ác nhưng điều này không đúng.

42 điều tốt lành xuống cho người ngay thắng, vì họ, vì luôn luôn sống theo nhân đức riêng của họ, nên sẵn sàng tán thành những ai giống như bản thân họ, và coi tất những gì khác họ đều là xa lạ” [48; tr 141] Như vậy, theo Epicirus, chăng hề có Thượng dé nào cả Trong cuộc sống cũng chăng hè có sự thưởng người tốt hay phạt người xấu Chính những lòng tin ngây thơ này vào sự tồn tại của cuộc sông sau cái chết làm cho con người luôn sợ hãi cái chết và khốn khô.

Trong tư tưởng của Epicirus, giới tự nhiên vẫn luôn tồn tại như nó vốn có, không cần sự sáng tạo của thánh thần Thánh thần cũng không có ảnh hưởng gì với con người hay can thiệp vào xã hội Thay vì nhìn nhận một cách tích cực và hợp ý các trận động đất và lũ lụt hay những thất bại khi chúng ta gặp phải như là các hiện tượng tự nhiên xảy ra theo quy luật của tự nhiên, người ta lại tưởng tượng là do những tính khí thất thường của các vị thần và phải tìm cách để các vị thần nguôi giận Epicirus đã đưa ra một lập luận khá thú vị về thần thánh: trong xã hội vẫn còn cái ác, vậy thì sao thần thánh không tiêu diệt cái ác Hoặc là thần thánh muốn nhưng không thể, hoặc là có thể nhưng không muốn, hoặc là thần thánh muốn và có thể tiêu diệt được Trong cả ba trường hợp trên, thánh thần đều là vô nghĩa và chang có ảnh hưởng gì đến với xã hội và con người.

Với luận giải đó, ông cho rằng cái chết không hề đáng sợ, cái chết không là gì cả Mọi cái thiện, cái ác đều do cảm giác của chúng ta và cảm giác sẽ kết thúc cùng với cái chết Vì vậy, cái chết không đáng để chúng ta quan tâm Niềm tin ấy sẽ giúp chúng ta có một cuộc đời hạnh phúc, không phải vì nó tăng thêm một thời gian vô hạn, nhưng vì nó lay đi ước muốn bat tử Như vậy, không có lý do nào một người chắc chắn răng không có gì đáng sợ trong cái chết lại thấy điều day đáng sợ trong sự sông [48; tr 142] Chính sự sợ hãi về cái chết đã đầu độc cuộc sống của chúng ta khiến chúng ta không cảm thấy hạnh phúc Hạnh phúc rat dé có nếu chúng ta tự bằng lòng với những lạc thú

Theo Epicurus, các nỗi sợ hãi về cái chết và sự đau khổ không còn chi phối con người khi họ nắm bắt được bản chất tự nhiên của chúng Khoa học về nguyên tử và giới tự nhiên đã giúp ông nhận ra rằng con người chỉ là sản phẩm ngẫu nhiên của các nguyên tử va chạm Các nguyên tử này tan rã sau khi chết, giải phóng các nguyên tử cấu thành thể xác và linh hồn, nhưng các nguyên tử riêng lẻ vẫn quay trở lại kho vật chất nguyên thủy Cấu tạo của con người từ các nguyên tử khác nhau, với các nguyên tử lớn hơn tạo thành cơ thể và nguyên tử nhỏ hơn tạo nên cảm giác và tư duy Thấu hiểu bản chất này, Epicurus cho rằng nỗi sợ hãi cái chết là vô căn cứ.

Trong hành trình cuộc sống, con người có lúc né tránh cái chết, nhưng đôi khi lại khao khát nó như một sự giải thoát khỏi những điều bất hạnh Về vấn đề này, triết gia Epicurus đưa ra quan điểm rằng người khôn ngoan không từ bỏ cuộc sống cũng không sợ cái chết; vì sống không mang đến điều gì bất lợi cho họ, và họ cũng không cho rằng cái chết là một điều đáng sợ Tương tự như việc lựa chọn những món ăn ngon nhất chứ không phải nhiều nhất, họ không tìm kiếm sự trường thọ mà là một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn.

Khi luận giải về cái chết, Epicirus cho rằng không nên khuyên người trẻ sống tốt và người già chết an lành Bởi theo ông, nghệ thuật sống tốt và

44 nghệ thuật chết an lành là một Càng tệ hơn nếu có người nói răng thà đừng sinh ra thì hơn, nhưng một khi sinh ra rồi hãy nhanh bước qua công âm phủ. Epicirus khang định rằng: “Nếu một người nói như thé và thực sự tin như thé, thì tại sao họ không rời bỏ cuộc đời này? Chắc chắn họ luôn có sẵn phương tiện dé làm điều ay nếu thực su đó là xác tin của họ Nếu ho chi đùa, họ được coi như một người ngu bởi những người không chấp nhận lời dạy của họ”

Quan niệm của Epicirus về tinh bạn và giá trị hiện nay

Nội dung quan niệm của Epicirus về tình bạn . -ss¿ 61 2.2.2 Giá trị hiện thời của quan niệm về tình bạn của EPICITus

Trái ngược với những câu chuyện đồn thôi về Epicirus, ông chang hề có hứng thú với khoái lạc, tình yêu hay lãng mạn Theo ông, sự hứng thú của con người với những mối quan hệ lãng mạn chính là nguyên nhân của rất nhiều đau khổ Thay vào đó, ông cho rằng, chỉ có tình bạn chân chính, có ý nghĩa mới là nền tảng cho sự hạnh phúc của chúng ta Tình bạn không bị hủy hoại bởi ghen tuông và oán giận như các mối quan hệ lãng mạn thường có Do đó, thay vì chỉ dành sự tìm kiếm những mối quan hệ yêu đương, chúng ta nên dành thời gian để vun đắp mối quan hệ tích cực với bạn bè Đồng thời, theo Epicirus, tinh bạn sẽ làm tăng thêm sự hiểu biết và niềm tin giữa người với người giúp con người xích lại gân nhau hơn và củng cô những lợi ích chung.

Những nỗi sợ từ việc thấu hiểu hay không tin tưởng nhau sẽ được tình bạn thay thế bằng niềm tin, sự đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau Epicirus viết:

“Cùng một sự khôn ngoan cho phép chúng ta tin tưởng rằng không điều xấu nào là vĩnh cửu hay thậm chí lâu dài, thì cũng chính sự khôn ngoan ấy nhận ra rằng trong tình trạng hữu hạn của chúng ta, sự an toàn hoàn hảo nhất chúng ra có thê đạt được là sự an toàn của tình bạn” [48; tr 146].

Có một vai van dé với tinh ban là chúng ta thường xuyên cảm thay bạn bè của mình là chưa đủ Đôi khi chúng ta bỏ rơi những người thân yêu nhất để tìm kiếm những mưu cầu khác Thêm vào đó, nhiều người không thực sự muốn mở lòng với bạn bè vì sợ bị từ chối hoặc không đủ tin tưởng với họ. Chúng ta thường có nhiều bạn bẻ và người quen, nhưng không phải ai cũng nhận được sự tin tưởng và quan tâm bình đăng.

Tình bạn mang tính vụ lợi vì xuất phát từ lợi ích cá nhân, song cũng giúp bảo đảm sự an toàn khỏi các thành viên khác Theo Epicirus, những người chuẩn bị tốt nhất cho sự an toàn cá nhân sẽ sống thoải mái nhất với người khác vì họ có sự đảm bảo hoàn hảo Sự thân mật hoàn hảo giúp họ không than phiền về cái chết của những người thân trước mình như một dịp để buồn đau.

Epicirus cũng cho rằng, lợi ích mà tình bạn đem lại lớn hơn nhiều so với việc tuân thủ các quy tắc tạo ra sự công băng trong xã hội: không làm hại ai và không gây hậu quả Nếu sự công bằng dựa trên sự thỏa hiệp giữa con người với con người và lợi ích của đôi bên thì tình bạn giúp cho con người xích lại gần nhau hơn, biến con người thành chỗ dựa của nhau Do vậy,

Epicirus đã đê cao môi quan hệ của con người hon sự công băng khi kêu gọi

62 con người đảm bảo cho nhau sự an toàn cá nhân bền vững va dai lâu Với ông, tình bạn không chỉ mang lại sự an yên trong tâm hồn mà còn nuôi dưỡng niềm tin trong con người.

Theo Epicirus, mặc dù nền tảng của tình bạn xuất phát từ lợi ích cá nhân nhưng ông không coi tinh ban chỉ có lợi ích đơn thuần Tình bạn, đối với ông, còn cao hơn lợi ích cá nhân Theo ông, người không có tình bạn là những người chỉ đi tìm lợi ích cá nhân, người có tình bạn không bao giờ gắn lợi ích và tình bạn với nhau Vì vậy, tình bạn không vụ lợi là một tình bạn rất đáng quý, đó là sự giúp đỡ lẫn nhau và mang lại cho nhau niềm hy vọng về tương lai Chúng ta không chỉ cần sự giúp đỡ của bạn bè mà cần có niềm tin để được giúp đỡ và giúp đỡ người khác Chỉ có tình bạn chân chính, có ý nghĩa mới là nên tang cho sự hạnh phúc của chúng ta.

Trong khi Epicirus không nói rõ ràng về đặc điểm nào biểu thị tình bạn thực sự, nhà triết học Stoic Seneca sau đó đã xem xét lại triết học Epicurean và đưa ra một số các tiêu chí của mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa.

Seneca, nhà triết học Khắc kỷ, nhấn mạnh tầm quan trọng của những người bạn đích thực trong hành trình phát triển bản thân và hạnh phúc Những người bạn không chỉ chia sẻ sở thích mà còn phản ánh giá trị của chúng ta Bằng cách tránh xa những người tiêu cực và giả tạo, chúng ta có thể bảo vệ chính mình khỏi sự suy đồi và ảnh hưởng xấu Seneca khuyên chúng ta nên kết bạn với những người truyền cảm hứng cho sự phát triển cá nhân và toàn tâm tin tưởng vào các mối quan hệ này.

Những mối quan hệ như vậy sẽ cho phép chúng ta có cuộc sống tốt hơn, bình yên hơn Đó là trụ cột của hạnh phúc.

2.2.2 Giá trị hiện thời của quan niệm về tình bạn của Epicirus

Tình bạn là một trải nghiệm lí thú của cuộc đời mỗi người Tình bạn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách của mình Chính nhờ tình bạn mà ta trưởng thành hơn, giàu nghị lực hơn trong cuộc sống Không những thé, tình

63 bạn giúp cuộc sông trở nên vô cùng ý nghĩa, đúng như Democrite đã nói: “Ai không có một người bạn chân chính thì người đó không xứng đáng được sống”.

Con người không ai có thể sống thiếu bạn Tinh ban là một trong những tình cảm cao đẹp và trong sáng nhất Như nhà văn Thomas Hughs từng nói:

“Phước thay người nào đó có tài kết bạn, vì đó là một trong những quà tặng quý nhất của Thượng Dé” [76] Qua that nhu thế, tình bạn có một sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đến cuộc sống của mỗi chúng ta Chính vì vậy, đối với Epicirus, tình bạn có thể xem là thước đo đánh giá con người, là liều thuốc giải phóng tâm hỗn lac long, mat phương hướng.

Tình bạn là sự gắn kết giữa những con người có cùng chung sở thích, lí tưởng, hoàn cảnh Họ cùng nhau chia sẻ mọi buồn vui, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc song Một tinh bạn chân chính là một tình bạn tồn tại trong sáng, không vụ lợi và lâu dài Tình bạn tồn tại giống như một nguồn sống, một chỗ dựa tinh than cho mỗi người Bạn bè không thé ở bên chúng ta mỗi ngày, nhưng khi gặp phải bắt cứ khó khăn nào, mỗi người bạn thực sự thân thiết đều có thê sẵn lòng giúp đỡ Chính bạn bè cũng là những người cho ta niềm tin dé có thé chia sẻ những niềm vui hay nỗi buồn Chúng ta có thể cùng khóc cùng cười. Trong đường đời day thử thách, nếu như có một người bạn bên cạnh, có thé đưa ra những lời khuyên răn Những người bạn tốt sẽ biết bao dung với những sai lầm của chúng ta mà không bị ảnh hưởng bởi những lời nói của người khác Tình bạn khích lệ chúng ta sống tốt hơn, yêu đời hơn đù có trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào.

Quan niệm của Epicirus về sự khôn ngoan và giá trị hiện nay

Nội dung quan niệm của Epicirus về sự khôn ngoan

Đối với Epicirus, khôn ngoan là điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Khôn ngoan là tiêu chuẩn cần thiết dé phân biệt những điều tốt dep và những thú vui đáng thụ hưởng Hơn nữa, khôn ngoan cũng có thé thúc day con người Vượt qua khô đau dé có được một tương lai tốt đẹp hơn Với niềm tin như vậy, Epicirus đã dành cả cuộc đời để tìm kiếm sự khôn ngoan và giúp con người trở nên thông thái hơn trong cuộc sống.

Khác với các nhà ngụy biện Khái lạc khác, Epicure từ chối việc vi phạm đạo đức vì sợ hãi và lo lắng, phá hủy lạc thú Những nỗi sợ như mất an toàn hay tài sản có thể được giải quyết bằng nhà nước Cái chúng ta cần là bạn bè chia sẻ niềm tin chúng ta không phải trò chơi của thần thánh và không sợ cả cái chết Sống với bạn bè như vậy, con người "sống như một vị thần ở giữa loài người".

Nói về quan niệm “triết học là tình yêu đối với sự thông thái”, Epicirus cho rằng: “triết học hay tình yêu đối với sự thông thái là sự rèn luyện trí tuệ băng con đường suy luận va dam thoại Nó vạch ra mục đích của cuộc sông và đến lượt mình, sử dụng cuộc sống đó chính là mục đích cuối cùng của con người” [47; tr 286] Đối với ông, sự khôn ngoan là phương tiện quan trọng nhất giúp con người có được một cuộc sống hạnh phúc Mỗi một trường phái

71 triết học đều có quan niệm khác nhau về người khôn ngoan (nhà thông thái).

Epicirus cũng vậy Theo ông, người khôn ngoan phải là người có nghệ thuật sống và biết sống một cách có nghệ thuật.

Epicirus xem sự khôn ngoan như là một liệu pháp giúp con người tránh khỏi những dau đớn về tinh thần Người ta chỉ có thể xác định bản chat dich thực của hạnh phúc hay đau khổ khi hiểu rõ về thế giới thông qua triết học một cách sáng suốt Và chính sự sáng suốt ay là điều kiện dé con người dat tới hạnh phúc, còn bản thân triết học là hình thái cao nhất của sự tự ý thức của bản thân chủ thể Với quan niệm này, Epicirus đã đánh giá cao tri thức của con người và khả năng vận dụng triết học vào việc xác định phương thức hành động và hành xử của con người trong xã hội Đối với ông, giữa người với người là quan hệ tự do, còn cách dé đạt được mối quan hệ ay là sự sáng suốt được luận chứng thông qua bức tranh triết học về thế giới Vì thế, đối với Epicirus, không cần giả bộ nghiên cứu triết học mà phải nghiên cứu một cách nghiêm túc, cũng giống như chúng ta không nên tỏ ra khỏe mạnh mà phải thực sự khỏe mạnh Từ những quan niệm về thế giới, con người sẽ tim thấy các quy luật chung để dựa vào đó, chúng ta đánh giá các sự kiện trở nên khách quan hơn và nhận biết được cái nào mang lại hạnh phúc cho con người.

Mục đích tối cao của triết học theo Epicurus là đạt được sự bình an trong tâm hồn, tức là sự thống nhất giữa tâm hồn và tự nhiên Để đạt được điều này, con người cần nhận thức sâu sắc về quy luật tự nhiên và hiện thực hóa tri thức đó trong cuộc sống Triết học của Epicurus hướng đến việc xây dựng một thế giới quan và tổ chức xã hội dựa trên nguyên tắc đối xử đúng đắn với cuộc sống.

Với Epicirus, nghiên cứu triết học không phải là làm những bài toán trí tuệ trừu tượng xa rời cuộc sống hay những triết lý hão huyền Triết học phải

Triết lý Epicure nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ giữa triết học và cuộc sống, hướng đến việc phổ biến triết học đến mọi lứa tuổi Epicure cho rằng không bao giờ quá sớm hoặc quá muộn để trau dồi linh hồn, vì hạnh phúc luôn là mục tiêu tối thượng Trẻ em nên học triết học để gìn giữ hạnh phúc tuổi trẻ khi về già, còn người lớn thì tìm thấy niềm vui khi không sợ hãi tương lai Epicure đặc biệt coi trọng giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên, giúp họ thoát khỏi những ham muốn nguy hại và đạt được hạnh phúc đích thực.

Không chỉ vậy, theo Epicirus, khi nghiên cứu triết học và tiếp xúc với những người thông thái, con người sẽ bé sung được những kiến thức ma mình còn thiếu, ví dụ như hiểu được mục đích của cuộc sống và cách thức dé đạt được mục đích đó Vì vậy, mỗi buổi luận bàn và tranh luận triết học đối với Epicirus luôn có mục đích cập nhật những kiến thức mới mẻ nhằm trau dồi tri thức của mình Đề khuyến khích người trẻ, Epicirus cũng đưa ra lời khuyên không nên e ngại khi tranh luận với những người có kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc hơn về cuộc sống bởi “kẻ được lợi trong tranh luận triết học là kẻ chiến bại hiểu theo nghĩa nó nhân gấp bội tri thức của mình lên” [48; tr 209]. Đối với Epicirus, việc nghiên cứu triết học không chỉ làm phong phú thêm tri thức của con người mà còn đem lại sự khoan khoái giải thoát cho tâm hồn Ông giải thích rằng tất cả các hoạt động thì thành quả luôn đến sau khi làm xong nhưng riêng triết học thì sự thành công đồng hành cùng nhận thức,

73 niềm khoan khoái này xuất hiện cùng với sự nghiên cứu Vì vậy, lạc thú mà triết học mang lại giá trị nhiều hơn so với tất cả những lạc thú tầm thường khác.

Ngoài ra, theo ông, nghiên cứu triết học còn giúp tiêu tan những quan niệm sai lầm và hoang đường của con người về Thượng dé và cái chết Nỗi sợ trước cái chết và sự giàu khó khiến con người bat an va tự day mình vào những đau đớn vô nghĩa Khi hiểu rõ ý nghĩa thực sự của cái chết và bản chất của Thuong dé, con người có thé giải phóng bản thân khỏi những nỗi sợ vô văn cứ và trở nên bình yên, không ưu phiền Niềm vui và nỗi đau là thước đo của sự thiện và sự ác, cái chết là sự cham dứt của những cảm giác đó, vì vậy, cái chết không hề đáng sợ Với quan niệm này, ông khăng định: “Chúng ta sinh ra một lần, không thể sinh ra hai lần, chúng ta không tồn tại mãi mãi. Vốn là chủ nhân của ngày mai, nếu chúng ta khước từ niềm sung sướng thì cuộc sống sẽ mat đi trong sự khước từ đó, mỗi chúng ta sẽ chết đi mà không lúc nào được sung sướng cả” [48; tr 292 - 293].

Theo học thuyết của Epicurus, triết học hướng con người đến việc nhận thức bản chất vũ trụ, hiểu rõ quy luật của tự nhiên, trí tuệ và xã hội Khi con người đạt được những sự hiểu biết này, họ sẽ đạt được sự bình yên và hạnh phúc trong tâm hồn.

Như vậy, sự thỏa mãn cơ bản của con người chính là nhận thức Một cuộc sống hạnh phúc chính là cuộc sống lý trí, công bằng và nhân đạo bởi nó đem lại sự bình yên cho tâm hồn và sức khỏe con người “Bất hạnh mà có lý trí còn tốt hơn là hạnh mà thiếu lý tri” [43; tr 291] Tuy nhiên, Epicirus cũng nhắc nhở rằng không nên chỉ đi tìm những lạc thú trong thê xác, những thỏa mãn nhất thời đó sẽ dẫn đến bệnh tật và đau khổ Để con người hạnh phúc, những thỏa mãn đó cần phải đến từ từ và được lý tính kiểm duyệt Xã hội cũng cần dựa trên những nguyên tắc công bằng, khắc phục những tật xấu.

Từ những quan niệm này, Epicirus đã đi đến kết luận rằng:

1 Thế giới hoàn toàn được nhận thức bởi trí tuệ con người

2 Nhận thức về thế giới có thé dẫn đến hạnh phúc trong cuộc sống hiện thực

3 Điều kiện để đạt được hạnh phúc là tự hiểu mình, tâm hồn phải tuân theo những nguyên tắc xác định, tuân theo tình yêu với sự thông thái. Ông cũng khang định chang có Thượng dé hay xã hội nào có thê đảm bảo hạnh phúc cho cá nhân Hạnh phúc nằm trong chính tay mỗi người Hạnh phúc cao nhất nằm trong sự thỏa mãn về tinh thần, khi con người biết tránh mọi cám dỗ về chính trị và xã hội. Đồng thời, Epicirus cũng cho rằng, triết lý sống cao nhất của con người thông thái là sự điềm tĩnh có được sau khi đã nhận thức được quy luật của tự nhiên, con người tự giải phóng hoàn toàn khỏi nỗi sợ và lo âu Phải nhấn mạnh rằng, quan điểm về sự điềm tĩnh này của Epicirus khác hắn với những người theo chủ nghĩa Hoài nghi và Khắc kỷ Hai chủ nghĩa này coi sự điềm tĩnh chính là kết quả của thái độ bàng quan về thế giới, xem nhẹ sự vui thú và hạnh phúc của cuộc sống trần gian, hạn chế phán xét và hoàn toàn thờ ơ với những gì xung quanh thì đối với Epicirus, sự điềm tĩnh này không phải là xa dời cuộc sống hay sống ân dật mà là nghiên cứu tự nhiên, thấu hiểu được những bí mật ân dấu của tự nhiên Khác với cách hiểu của trường phái Khắc kỷ và Hoài nghi, người thông thái theo quan niệm của Epicirus là người hiểu được cuộc đời, biết phương thức dé đạt được hạnh phúc sau khi đã vượt qua những nỗi lo toan về cuộc sống thường ngày Chỉ bằng con đường tri thức và rèn luyện lâu dài, con người mới trở nên thông thái và tạo ra một cuộc sống hạnh phúc, có phẩm hạnh.

Khi nhận xét về triết hoc của Epicirus, Marx đã khang dinh trong Luan án Tiến sĩ của mình, so với Democrites, Epicirus đã đưa ra một cách tiếp cận mới trong bản thân triết học Đây chính là đóng góp đáng kể của Epicirus.

Không chỉ vậy, Epicirus còn chỉ ra và luận chứng một cách sâu sac vê sự tác

75 động của quy luật tự nhiên trong đời sống tinh thần của con người Các quy luật chung ấy được Epicirus coi là hình thức, phương tiện để luận chứng về mỗi quan hệ qua lại giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người và phương thức dé đạt được hạnh phúc cho con người Theo Marx, sự khác biệt lớn nhất giữa Epicirus và Democrites nằm ở nghị lực khoa học và năng lực hoạt động thực tiễn của hai nhà tư tưởng này. Ở Democrites, việc nghiên cứu tự nhiên được coi là mục đích, là cái có thể khiến con người đạt được tự do và hạnh phúc Còn đối với Epicirus, việc nghiên cứu tự nhiên là tìm kiếm phương thức hoạt động của con người, tìm kiếm những điều kiện đảm bảo hạnh phúc và tự do của con người Phương thức mà Epicirus đưa ra là hợp nhất xã hội dựa trên nguyên tắc của lý trí và sự bình đăng Con người có khả năng nhận thức được sự ton tại của mình, sự phù hợp giữa minh với những nhu cau tự nhiên Các điều kiện tồn tại của con người (chuẩn mức xã hội, luật pháp ) chỉ là tương đối, con người có quyền và có khả năng (nhờ triết học) bác bỏ những điều kiện ay va tạo ra một hình thái xã hội mới dựa trên nguyên tắc hợp lý của các quy phạm đạo đức và sự phù hợp với bản tính của con người, với những quy luật tự nhiên.

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w