1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Cơ sở: “Sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò (Nhà máy sản xuất thuốc nổ an toàn chịu nước trong mỏ than hầm lò – an toàn với khí nổ CH4 và an toàn với bụi nổ than)”

61 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Của Cơ Sở: “Sản Xuất Thuốc Nổ Nhũ Tương Hầm Lò (Nhà Máy Sản Xuất Thuốc Nổ An Toàn Chịu Nước Trong Mỏ Than Hầm Lò – An Toàn Với Khí Nổ CH4 Và An Toàn Với Bụi Nổ Than)”
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Môi Trường
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 3,23 MB

Nội dung

Trang 3 Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Cơ sở: “Sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò Nhà máy sản xuất thuốc nổ an toàn chịu nước trong mỏ than hầm lò – an toàn với khí nổ CH4

Trang 3

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Cơ sở: “Sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò (Nhà máy sản xuất thuốc nổ an toàn chịu nước trong mỏ than hầm lò – an toàn với khí nổ CH4

và an toàn với bụi nổ than)”

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 4

MỞ ĐẦU 8

CHƯƠNG I 10

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 10

1 Tên chủ Cơ sở: 10

2 Tên Cơ sở: 10

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của Cơ sở: 14

3.1 Công suất của cơ sở: 14

3.2 Công nghệ sản xuất, vận hành: 14

3.3 Sản phẩm của Cơ sở: 17

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của Cơ sở: 17

4.1 Nhu cầu vật liệu đầu vào của cơ sở 17

4.2 Cung cấp nước: 20

4.3 Cung cấp điện 20

CHƯƠNG II 22

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 22

1 Sự phù hợp của Cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường: 22

2 Sự phù hợp của Cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường: (Không thay đổi so với đánh giá tác động môi trường) 23

2.1 Khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận nước thải 23

CHƯƠNG III 26

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 26

1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải: 26

1.1 Thu gom, thoát nước mưa: 26

1.2 Hệ thống thu gom, thoát nước thải 27

Trang 4

1.3 Xử lý nước thải: 30

2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: 34

3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường: 36

3.1 Đối với rác thải sinh hoạt 36

3.2 CTR công nghiệp thông thường 36

4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 37

5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: 39

6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành: 40

6.1 Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải 40

6.2 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác 43

7 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác: Không có 45

8 Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi: 45

9 Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học: Không có 46

10 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: 46

CHƯƠNG IV 48

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 48

1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 48

1.1 Nguồn phát sinh nước thải: 48

1.2 Lưu lượng xả nước thải tối đa: 48

1.3 Dòng nước thải: 02 dòng 48

1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: 48

1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải: 49

2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải: 50

2.1 Nguồn phát sinh Bụi, khí thải: 50

3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: 51

Trang 5

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Cơ sở: “Sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò (Nhà máy sản xuất thuốc nổ an toàn chịu nước trong mỏ than hầm lò – an toàn với khí nổ CH4

và an toàn với bụi nổ than)”

3.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung 51

3.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung 51

4 Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại: 52

CHƯƠNG V 53

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ: 53

1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 53

2 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải 54

CHƯƠNG VI 55

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 55

1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải: 55

2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 55

2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ: 55

2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải: 55

2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ Cơ sở: 55

3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 56

CHƯƠNG VII 57

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 57

CHƯƠNG VIII 58

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 58

1 Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép môi trường 58

2 Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan 58

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Sở TN&MT Sở Tài nguyên và Môi trường

Trang 7

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Cơ sở: “Sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò (Nhà máy sản xuất thuốc nổ an toàn chịu nước trong mỏ than hầm lò – an toàn với khí nổ CH4

và an toàn với bụi nổ than)”

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất thuốc nổ nhũ tương ATHL và nhu

cầu /năm 18

Bảng 1.2 Bảng yêu cầu về thông số kỹ thuật của một số nguyên vật liệu 18

Bảng 1.3 Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng điện 05 tháng đầu năm 2023 20

Hình 2.1 Sông Đá Bạc tiếp nhận nước thải của Cơ sở 24

Bảng 2.1 Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của Hồ Khe Ươn 1 25

Bảng 2.2 Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của Hồ Rộc Chày 25

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp công trình xử lý nước thải sinh hoạt của cơ sở 30

Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật hệ thống XLNT 34

Bảng 3.3 Biện pháp giảm thiểu tác động khí thải và bụi 35

Bảng 3.4 Bảng tổng hợp khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh thống kê trung bình năm 2022 tại Khu vực văn phòng phường Hà Khánh 36

Bảng 3.4 Bảng tổng hợp khối lượng CTR chất thải rắn công nghiệp thông thường (CTRCNTT) năm 2022 36

Bảng 3.5 Khối lượng CTNH phát sinh năm 2022 (bao gồm cả thường xuyên và đột xuất) 37

Bảng 3.6 Bảng Nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 46

Bảng 4.1 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (dòng nước thải số 01) 48

Bảng 4.2 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất (dòng thải số 02) 49

Bảng 4.3 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong khí thải 50

Bảng 4.4 Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn 51

Bảng 4.5 Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với độ rung 51

Bảng 4.6 Bảng CTNH phát sinh của cơ sở 52

Trang 8

Bảng 4.7 Bảng tổng hợp khối lượng CTR chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh của cơ sở 52Bảng 4.8 Bảng tổng hợp khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh của cơ sở 52Bảng 5.1 Thống kê vị trí điểm quan trắc nước thải năm 2022 tại khu nhà văn phòng, nhà ăn ca 53Bảng 5.2 Kết quả quan trắc nước thải năm 2022 53Bảng 6.1 Chương trình giám sát môi trường định kỳ khác 56

Trang 9

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Cơ sở: “Sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò (Nhà máy sản xuất thuốc nổ an toàn chịu nước trong mỏ than hầm lò – an toàn với khí nổ CH4

và an toàn với bụi nổ than)”

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Vị trí khu Văn phòng của Cơ sở 11

Hình 1.2 Vị trí khu sản xuất của Cơ sở 12

Hình 1.3 Vị trí Tổng thể của Cơ sở trên bản đồ vệ tinh 13

Hình 1.4 Sơ đồ quy trình vận hành của Cơ sở (kiểm tra tại các công đoạn phát sinh những chất thải gì) 15

Hình 2.1 Sông Đá Bạc tiếp nhận nước thải của Cơ sở 24

Hình 3.1 Sơ đồ thu gom nước mưa Khu vực sản xuất 26

Hình 3.2 Sơ đồ thu gom nước mưa Khu vực văn phòng, nhà ăn ca 26

Hình 3.3 Rãnh thu nước, hố ga thu nước mưa chảy tràn khu vực sản xuất 27

Hình 3.4 Sơ đồ thu gom nước thải sản xuất của Cơ sở 28

Hình 3.5 Sơ đồ thoát nước thải sinh hoạt 28

Hình 3.6 Sơ đồ thoát nước thải sản xuất của Cơ sở 29

Hình 3.7 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 3 ngăn 31

Hình 3.8 Sơ đồ xử lý nước thải công nghiệp 32

Hình 3.9 Hệ thống XLNT công nghiệp công suất m3/h 34

Hình 3.10 Kho lưu giữ chất thải nguy hại của Cơ sở 39

Hình 3.11 Cơ cấu tổ chức lực lượng ứng phó sự cố hóa chất của Cơ sở 43

Trang 10

MỞ ĐẦU

Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Vinacomin (tiền thân là Công ty vật liệu nổ công nghiệp – Theo Quyết định số 591/QĐ-HĐQT ngày 22/3/2006 của Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam về việc đổi tên Công ty TNHH MTV vật liệu nổ công nghiệp thành Công ty TNHH MTV công nghiệp hóa chất mỏ - TKV và Quyết định số 6668/QĐ-BCT ngày 20/12/2010 của Bộ Công thương về việc chuyển Công ty TNHH MTV công nghiệp hóa chất mỏ - TKV thành Tổng Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ - Vinacomin) là một trong các doanh nghiệp được Nhà nước và Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam giao nhiệm vụ thống nhất quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên toàn quốc, từ sản xuất, xuất nhập khẩu và cung ứng cho các ngành kinh tế trong nước

Cơ sở “Sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò (Nhà máy sản xuất thuốc nổ an

toàn chịu nước trong mỏ than hầm lò – an toàn với khí nổ CH4 và an toàn với bụi

nổ than” của Tổng Công ty được xây dựng và bắt đầu đi vào vận hành từ năm

2004 Cơ sở đã được Bộ Tài Nguyên và Môi trường phê chuẩn Báo cáo đánh giá

tác động môi trường tại Quyết định số 1131/QĐ-BTNMT ngày 01/09/2004 với

quy mô sản xuất 3.000 tấn thuốc nổ nhũ tương hầm lò/năm Cơ sở đã được cấp

giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi tại Giấy phép số 1970/QĐ-UBND ngày 12/6/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc xả nước thải vào công trình

thủy lợi Kho hóa chất mỏ Đông Triều tại xã Hồng Thái Tây, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh của Công ty TNHH MTV công nghiệp hóa chất mỏ Việt Bắc

(đơn vị thành viên của Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ-Vinacomin)

Đến thời điểm tại, các giấy phép môi trường thành phần của Cơ sở chuẩn bị hết hạn Mặt khác, công ty, Công ty có nhu cầu tiếp tục xả nước thải vào nguồn nước sau khi giấy phép xả thải số 1970/QĐ-UBND ngày 12/6/2020 hết hạn Tuân thủ theo Luật bảo vệ môi trường 2020, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Công ty đã phối hợp với đơn vị Tư vấn hoàn thiện các thủ tục hồ sơ xin cấp phép môi trường cho Cơ sở theo quy định

Căn cứ theo khoản 2 điều 39 và điểm d, khoản 2, điều 42 Luật Bảo vệ môi trường, Cơ sở thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường Căn cứ theo khoản

1, điều 41 Luật Bảo vệ môi trường, Cơ sở thuộc thẩm quyền cấp Giấy phép môi

trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường Mẫu báo cáo tuân thủ theo Phụ lục 10 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi

tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường (Mẫu báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy

Trang 11

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Cơ sở: “Sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò (Nhà máy sản xuất thuốc nổ an toàn chịu nước trong mỏ than hầm lò – an toàn với khí nổ CH4

và an toàn với bụi nổ than)”

phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II)

Trang 12

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1 Tên chủ Cơ sở:

- Tên chủ cơ sở: Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ-Vinacomin

- Đại diện: Ông: Bùi Hồng Quang Chức vụ: Tổng Giám đốc

- Địa chỉ văn phòng: Số 1 Phan Đình Giót, phường Phương Liệt, quận

Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

- Điện thoại: 043.8642.778 Fax: 043.8642.777

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên số:

010001072 Đăng ký lần đầu ngày 05 tháng 6 năm 2003 Đăng ký thay đổi lần thứ 17 ngày 20/12/2021

2 Tên Cơ sở:

- Tên cơ sở: Sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò (Nhà máy sản xuất thuốc

nổ an toàn chịu nước trong mỏ than hầm lò – an toàn với khí nổ CH4 và an toàn với bụi nổ than)

- Địa điểm cơ sở: Cơ sở có vị trí tại xã Hồng Thái Tây, thị xã Đông Triều, tỉnh

Quảng Ninh, được chia làm 02 khu vực, bao gồm Khu văn phòng và Khu sản xuất + Khu vực văn phòng: Đây là khu vực diễn ra các hoạt động sinh hoạt của công nhân, bao gồm các công trình:

đồng thuê đất số 152/HĐ-TĐ ngày 30/7/2020 (đính kèm phụ lục báo cáo)

Trang 13

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Cơ sở: “Sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò (Nhà máy sản xuất thuốc nổ an toàn chịu nước trong mỏ than hầm lò – an toàn với khí nổ CH4

và an toàn với bụi nổ than)”

Hình 1.1 Vị trí khu Văn phòng của Cơ sở

+ Khu vực sản xuất: Đây là khu vực diễn ra các hoạt động sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò, bao gồm các công trình:

 Nhà sản xuất chính có diện tích: 372 m2;

 Nhà cấp khí nén có diện tích: 12,5 m2;

 Nhà kho sản phẩm thuốc nổ có diện tích: 135 m2;

 Nhà kho nhiên liệu thuốc nổ có diện tích: 135m2;

 Nhà thí nghiệ KCS có diện tích: 117 m2;

 Nhà nồi hơi có diện tích: 90 m2;

 Nhà xưởng sửa chữa cơ điện có diện tích: 117 m2;

 Bể chứa nước 200m3;

 Trạm bơm tăng áp có diện tích 24,3 m2;

 Trạm biến áp 35 (22)/0,4kV-250KVA

Trang 14

Khu vực này có tổng diện tích 17.600m2 nằm trong tổng thể diện tích 254.700m2 mà Công ty đã thuê đất tại Quyết định số QĐ số: 1371/QĐ-UB ngày 19/6/1999 của UBND tỉnh QN v/v chuyển sang hình thức thuê đất cho Xí nghiệp Hóa chất mỏ và cảng BTB tại xã Hồng Thái Tây, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh để XD khu văn phòng, nhà ở tập thể và khu kho thuốc nổ; được UBND tỉnh cho thuê đất tại Hợp đồng thuê đất số 152/HĐ-TĐ ngày 30/7/2020 và nằm trong tổng thể diện tích 85.450m2 mà Công ty đã thuê đất tại Quyết định số QĐ số 4297/QĐ-UBND ngày 19/11/2007 của tỉnh v/v cho XN VLNCN và cảng BTB thuê đất để mở rộng vành đai nhà máy và kho VLNCN tại Hồng Thái Đông và Hồng Thái Tây, Đông Triều, được UBND tỉnh cho thuê đất tại Hợp đồng thuê đất số

472/HĐTĐ ngày 28/12/2021 (đính kèm phụ lục báo cáo)

Hình 1.2 Vị trí khu sản xuất của Cơ sở

Trang 15

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Cơ sở: “Sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò (Nhà máy sản xuất thuốc nổ an toàn chịu nước trong

mỏ than hầm lò – an toàn với khí nổ CH4 và an toàn với bụi nổ than)”

Hình 1.3 Vị trí Tổng thể của Cơ sở trên bản đồ vệ tinh

Trang 16

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở xây dựng tỉnh Quảng Ninh

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM: Quyết định số

1131/QĐ-BTNMT ngày 01/09/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê chuẩn Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Đầu tư xây dựng dây chuyềnSản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò (Nhà máy sản xuất thuốc nổ an toàn chịu nước trong mỏ than hầm lò – an toàn với khí nổ CH4 và an toàn với bụi nổ than)

- Các Quyết định, giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án:

+ Giấy phép số 1970/QĐ-UBND ngày 12/6/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc xả nước thải vào công trình thủy lợi Kho hóa chất mỏ Đông Triều tại

xã Hồng Thái Tây, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh của Công ty TNHH MTV công nghiệp hóa chất mỏ Việt Bắc (đơn vị thành viên của Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ-Vinacomin)

+ Quyết định số 1667/QĐ-HĐQT ngày 14/9/2004 của Tổng công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam – TKV) về việc Đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò

- Quy mô của Cơ sở: Tổng vốn đầu tư của Cơ sở là 77.668.560.000 đồng Quy

mô của Cơ sở thuộc nhóm A theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công

(mục b, khoản 1, điều 8 Luật Đầu tư công - Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ

không phân biệt tổng mức đầu tư) Dự án thuộc danh mục dự án đầu tư Nhóm I có

nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường (mục số 5, phụ lục III, nghị định 08/2022/NĐ-CP)

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của Cơ sở:

3.1 Công suất của cơ sở:

- Quy mô công suất: 3.000 tấn /năm thuốc nổ nhũ tương hầm lò

- Quy mô về diện tích: khoảng 22.200m2, trong đó:

+ Khu văn phòng: khoảng 4.600m2

+ Khu sản xuất: khoảng 17.600m2

- Quy mô nhân lực: 100 người

Trang 17

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Cơ sở: “Sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò

(Nhà máy sản xuất thuốc nổ an toàn chịu nước trong mỏ than hầm lò – an toàn với khí nổ CH4

và an toàn với bụi nổ than)”

Hình 1.4 Sơ đồ quy trình vận hành của Cơ sở

Thuyết minh quy trình công nghệ:

Bước 1 - Nghiền nguyên liệu:

Amôni nitrat và Natri nitrat sau khi cân được đưa vào máy nghiền bánh răng

có sang theo tỉ lệ nhất định Tại máy nghiền, sẽ nghiền nhỏ thành các hạt có kích thước mịn Sau khi nghiền, các chất này được đưa vào thùng chứa dung dịch nước được trang bị máy khuấy và cuộn dây nhiệt để làm nóng chảy và đưa dung dịch đến nhiệt độ quy định

Bước 2 - Pha trộn dung dịch oxy hoá:

Việc pha trộn dung dịch nước (oxy hoá) được thực hiện theo một quy trình từng đợt, trong đó hỗn hợp Amôni nitrat và Natri nitrat, nước và phụ gia được đưa

Amon Nitrat, natri nitrat, nước, phụ gia

Nghiền

- Tiếng ồn

Sáp, dầu khoáng, chất nhũ hóa, phụ gia

Pha trộn dung dịch dầu

- Nhiệt

- Nước làm mát được tuần hoàn

Pha trộn dung dịch Oxy

Vỏ bao PP,

PE

- Phuy sắt, thùng nhựa

Trang 18

vào thùng với những lượng chính xác, sau đó được khuấy trộn và gia nhiệt lên đến 83-93°C, nhờ nhiệt độ hơi nước cấp từ nồi hơi theo đúng quy trình công nghệ đã định và được kiểm soát nhờ hệ thống máy tính Sau đó dung dịch oxi hóa được làm mát bằng nước lạnh để đưa về nhiệt độ phù hợp với quá trình nhũ hóa

Bước 3 - Pha trộn dung dịch dầu:

Dung dịch sáp, dầu khoáng, chất nhũ hoá và các phụ gia được cân, đo với những lượng chính xác đã xác định trước tuỳ theo công thức của từng loại

Sau đó, dung dịch này được cấp vào buồng pha trộn Bồn pha trộn được trang bị máy khuấy và cuộn gia nhiệt để khuấy trộn, đun chảy, cấp nhiệt cho dung dịch dầu tới nhiệt độ cần thiết ( 90+5°C)

Sau đó, dầu khoáng và chất nhũ hoá được bơm sang thùng chuẩn bị với những lượng chính xác theo công thức pha chế của từng loại sản phẩm Nhiệt độ dung dịch nhiên liệu luôn được giữ xấp xỉ nhiệt độ của dung dịch dầu nhằm tối ưu hoá quá trình nhũ hoá

Bước 4 - Nhũ hóa:

Dung dịch nước và dung dịch dầu được bơm theo tỷ lệ chính xác vào thiết bị nhũ hoá Tỷ lệ và lưu lượng dòng chảy của từng dung dịch thay đổi khác nhau tuỳ theo công thức của từng loại thuốc nổ cần được chế tạo Sản phẩm nhũ tương nhận được qua quá trình nhũ hoá hai giai đoạn:

+ Hỗn hợp nhũ tương sơ cấp thu được nhờ một thiết bị trộn được thiết kế chuyên dụng, có độ nhớt thấp và kích thước hạt trung bình lớn, có giải phân bố hạt rộng

+ Hỗn hợp nhũ tương sơ cấp được chuyển đến thiết bị trộn thứ cấp có rôto công nghệ cao Sau khi trộn, hỗn hợp nhũ tương sẽ có các hạt mịn và phân bố hạt

ổn định hơn

Toàn bộ quá trình nhũ hoá được kiểm soát chặt chẽ bằng hệ thống kiểm tra, điều khiển hoàn toàn tự động bằng máy vi tính Sau đó, hỗn hợp nhũ tương được đưa sang thiết bị trộn với chất nhậy hóa tiếp theo

Bước 5 - Công đoạn trộn đều, tăng độ nhậy:

Để đạt được độ kích nổ và năng lượng nổ cần thiết, hỗn hợp nhũ tương được đưa qua công đoạn trộn Một lượng thích hợp vi cầu thuỷ tinh (nhậy hóa) được thêm vào hỗn hợp nhũ tương Với tính năng đặc dụng của loại thiết bị khuấy trộn trong công nghệ này, hỗn hợp trở nên đồng nhất trước khi được đưa vào phễu nạp trong công đoạn sau

Bước 6 - Đóng thỏi:

Trang 19

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Cơ sở: “Sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò (Nhà máy sản xuất thuốc nổ an toàn chịu nước trong mỏ than hầm lò – an toàn với khí nổ CH4

và an toàn với bụi nổ than)”

Hỗn hợp nhũ tương được xử lý và chuyển sang công đoạn đóng bao màng nhựa trên máy đóng gói tự động Máy đóng thỏi có thể đóng thỏi thuốc có đường kính từ 23÷100mm

Bước 7 - Làm mát:

Thuốc nổ sau khi đóng gói được chuyển sang thiết bị làm mát bằng băng chuyền Ở đây sản phẩm được làm mát bằng nước lạnh, nước lạnh được luân chuyển tuần hoàn bằng bơm để duy trì nhiệt độ ổn định nhỏ hơn 40 °C

Các thỏi thuốc đã làm mát chuyển sang phòng sấy kho bằng không khí trên băng tải

Bước 8 - Đóng hộp

Các thỏi thuốc đã nguội được chuyển đến bàn đóng thùng Các thỏi thuốc được xếp thùng bằng tay rồi được chuyển đến bộ phận kiểm tra trọng lượng bằng băng tải sau đó sang bộ phận đóng hộp bằng băng chuyền và được đóng hộp tự động

3.3 Sản phẩm của Cơ sở:

Sản phẩm của Cơ sở là thuốc nổ nhũ tương hầm lò công suất 3.000 tấn/năm

- Về các yêu cầu kỹ thuật an toàn của thuốc nổ:

+ Khả năng sinh công (cm3): phải nằm trong khoảng từ 270 ÷ 340

+ Độ nén trụ chì (mm): ≥ 10

+ Tốc độ nổ (m/s): > 3200

+ Tỷ trọng (g/cm3):> 1

+ Khả năng chịu nước; tốt

+ Thời gian ổn định (ngày): ≥ 120

+ An toàn khí và bụi nổ theo TCVN: 10 phát thử không cháy trong môi trường khí mêtan có nồng độ 8% + 10% Nồng độ trên và dưới 10% CH, đều sử dụng được vì khoảng nồng độ 8%-10% là nồng độ nhạy nổ nhất và nguy cơ mất

Trang 20

Hoạt động sản xuất của Cơ sở cần một khối lượng nguyên, nhiên vật liệu nhất định Để sản xuất 1 tấn thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò được tính toán trên cơ sở các chỉ tiêu tiêu hao cho 1 tấn sản phẩm của các nguyên liệu bao gồm: Amôni nitrat, Natri nitrat, dầu khoáng, sáp, nước, chất nhũ tương, các chất phụ gia và các chất vi lượng Cụ thể:

Bảng 1.1 Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất thuốc nổ nhũ tương ATHL và

nhu cầu /năm Stt Tên nguyên liệu Lượng nguyên liệu (kg/tấn sản phẩm) Lượng nguyên liệu (tấn/năm phẩm)

Bảng 1.2 Bảng yêu cầu về thông số kỹ thuật của một số nguyên vật liệu

Trang 21

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Cơ sở: “Sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò (Nhà máy sản xuất thuốc nổ an toàn chịu nước trong mỏ than hầm lò – an toàn với khí nổ CH4

và an toàn với bụi nổ than)”

- Hàm lượng sunfat (tính theo SO42-)%

- Cặn còn lại cháy được

≤0,4

≤0,7 4÷5,8

Dung dịch 200g/l ở

≤10,0

140 -160

190 -220

≤1,5

Trang 22

4.2 Cung cấp nước:

 Nguồn cấp nước:

- Nguồn cấp nước sinh hoạt (không dùng cho ăn uống) và nguồn nước cấp sản xuất được lấy từ nguồn khai thác nước ngầm qua 02 giếng khoan theo Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 506/GP-TNMT ngày 17/10/2014 của Sở TNMT tỉnh và giấy phép số 957/GP-UBND ngày 29/3/2018 (cấp lại) với lưu lượng:

+ Cấp sinh hoạt: 15 m3/ngày đêm

+ Cấp sản xuất: 10 m3/ngày đêm

- Nguồn cấp cho ăn uống: Lấy từ các bình nước đóng chai mua sẵn trên địa bàn, vận chuyển đến khu vực cơ sở để sử dụng

 Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở:

- Đối với nước sinh hoạt: Chủ yếu phục vụ cho nhà ăn ca của Cơ sở cho tối

đa 70-80 người, nhu cầu sử dụng nước lớn nhất: 10 m3/ngày đêm

- Đối với nước cấp sản xuất: Nước cấp cho nồi hơi, cấp cho quá trình Pha trộn dung dịch oxy hoá và nước vệ sinh sàn nhà, nước vệ sinh chân tay công nhân sau ca làm việc theo thực tế khoảng 6,0 m3/ng.đêm;

4.3 Cung cấp điện

- Nguồn cấp điện: từ đường dây 35KV - 372 E5.18 của điện lực thị xã Đông Triều (theo hợp đồng cung cấp điện số 21/000586/ĐĐT/HĐMBĐNMĐSH với Công ty điện lực Quảng Ninh – CN Tổng công ty điện lực Miền Bắc Tại cơ sở lắp đặt 01 trạm biến áp 320KVA-35/0,4kV, công suất 320 kVA kiểu trên cột trong khu vực mặt bằng nhà máy Sử dụng điện áp 380V cho các phụ tải điện trong xưởng sản xuất chính và xưởng sửa chữa cơ khí, điện áp 220V cho lưới chiếu sáng trong nhà và ngoài mặt bằng

- Nhu cầu sử dụng điện:

Theo hóa đơn sử dụng điện năm 05 tháng đầu 2023, tổng nhu cầu sử dụng điện tại Cơ sở khoảng 154.574KWh, cụ thể:

Bảng 1.3 Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng điện 05 tháng đầu năm 2023

Trang 23

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Cơ sở: “Sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò (Nhà máy sản xuất thuốc nổ an toàn chịu nước trong mỏ than hầm lò – an toàn với khí nổ CH4

và an toàn với bụi nổ than)”

Trang 24

CHƯƠNG II

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI

CỦA MÔI TRƯỜNG

1 Sự phù hợp của Cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:

- Cơ sở phù hợp với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm

2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-TTg, ngày 13/4/2022; phù hợp với các quy định của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Các nguồn thải của cơ sở đều được xử lý đạt các quy chuẩn cho phép trước khi thoát ra ngoài môi trường, hoàn toàn phù hợp với

mục tiêu của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia: Ngăn chặn xu hướng

gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, các-bon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của đất nước

- Cơ sở phù hợp với nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ

2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 18/02/2020: Hiện nay, quy hoạch đang được các cơ quan chức năng xây dựng, soạn thảo và chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Vì vậy, báo cáo ĐTM chưa có cơ sở để xem xét sự phù hợp của Cơ

sở với quy hoạch này Theo dự thảo sơ bộ của Quy hoạch, môi trường được phân vùng theo 3 cấp độ nhạy cảm - Vùng cấp độ 1 là vùng bảo vệ nghiêm ngặt, bao gồm: Khu dân cư tập trung, khu bảo tồn thiên nhiên, vùng nước cấp cho mục đích sinh hoạt hoặc có các yếu tố, đối tượng nhạy cảm khác cần bảo vệ nghiêm ngặt, vùng có độ cao từ 1.000 m trở lên so với mặt nước biển - Vùng cấp độ 2 là vùng hạn chế tác động, bao gồm: vùng đệm của vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng thuộc khu di sản thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực có đa dạng sinh học cao, hệ sinh thái rừng tự nhiên, rạn san hô, cỏ biển, thủy sinh quan trọng cần được bảo vệ; các khu vực có

độ cao từ 300m đến 1.000m so với mặt nước biển - Vùng cấp độ 3 là vùng khác còn lại trên địa bàn quản lý Cơ sở không thuộc diện vùng cấp độ 1 (vùng bảo vệ nghiêm ngặt) và vùng 2 (vùng hạn chế tác động)

Trang 25

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Cơ sở: “Sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò (Nhà máy sản xuất thuốc nổ an toàn chịu nước trong mỏ than hầm lò – an toàn với khí nổ CH4

và an toàn với bụi nổ than)”

- Cơ sở phù hợp với phân vùng môi trường trong Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được UBND tỉnh Quảng Ninh

phê duyệt tại Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 Theo đó tỉnh Quảng

Ninh được chia thành 4 vùng môi trường và 30 tiểu vùng môi trường, bao gồm: Vùng bảo tồn; Vùng quản lý môi trường tích cực; Vùng cải tạo, phục hồi môi trường và Vùng phát triển Cơ sở thuộc Vùng phát triển (gồm 9 tiểu vùng bao gồm tiểu vùng ưu tiên phát triển du lịch cao cấp, tiểu vùng công nghiệp và đô thị công nghiệp, tiểu vùng

đô thị thương mại - dịch vụ-du lịch, tiểu vùng dân cư - hành chính, tiểu vùng môi trường quần cư nông thôn đồi núi và sản xuất nông lâm kết hợp, tiểu vùng môi trường quần cư nông thôn và sản xuất nông nghiệp đồng bằng ven biển, tiểu vùng môi trường quần cư nông thôn, nông nghiệp xen công nghiệp, tiểu vùng môi trường nông thôn, nông nghiệp xen khai khoáng và tiểu vùng rừng sản xuất)

2 Sự phù hợp của Cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường: (Không

thay đổi so với đánh giá tác động môi trường)

2.1 Khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận nước thải

Cơ sở đã được UBND tỉnh Quảng Ninh cấp Giấy phép xả thải vào nguồn nước

số 1970/QĐ-UBND ngày 12/6/2020 Nội dung của các Giấy phép xả thải như sau:

- Nguồn nước tiếp nhận nước thải: Hồ chứa nước Khe Ươn 1 và hồ Rộc Chày

- Vị trí nơi xả nước thải: xã Hồng Thái Tây, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

- Tọa độ vị trí xả nước thải:

Stt Ký

Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 107 o 45’, múi chiếu 3 o

X (m) Y (m)

1 X2 Cửa xả nước thải sinh hoạt khu nhà ăn

Nguồn: Giấy phép xả thải số 1970/QĐ-UBND ngày 12/6/2020

- Phương thức xả nước thải: tự chảy, xả mặt, xả ven bờ;

- Chế độ xả nước thải: xả liên tục 24 giờ/ngày; 365 ngày/năm

- Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: 16 m3/ngày đêm, trong đó

- Chất lượng nước thải: nước thải sinh hoạt đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B (k=1,2) và nước thải công nghiệp đạt QCVN 03:2020/QN, cột B (hệ số Kq

= 0,6 ; Kf =1,2, KQN=0,9)

Trang 26

 Đặc điểm thủy văn của nguồn tiếp nhận:

Hồ Khe Ươn 1:

Hồ Khe Ươn 1 là nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt sau xử lý của Khu nhà ăn ca tại Cụm kho Khe Ươn Hồ Khe Ươn 1 là công trình thủy lợi được xây dựng từ năm 1960, được cải tạo năm 2009 do Cụm Thủy nông Hồng Thái Tây - Công ty TNHH MTV Thủy lợi Đông Triều quản lý, phục vụ tưới sản xuất nông nghiệp cho 110 ha đất canh tác của xã Hồng Thái Tây và các doanh nghiệp tại

xã Hồng Thái Tây, thị xã Đông Triều

Hồ có diện tích lưu vực 2,32km2; diện tích long hồ 52,6 ha với tổng dung tích chứa 1,4 triệu m3 Hạ lưu hồ Khe Ươn 1 và các ngòi thoát tập trung tại thôn Đám Bạc hình thành sông Hang Ma chảy ra sông Đá Bạc

Hình 2.1 Sông Đá Bạc tiếp nhận nước thải của Cơ sở

Hồ Rộc Chày:

Hồ Rộc Chày là nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt sau xử lý của Khu văn phòng kho hóa chất tại Cụm kho Khe Ươn Hồ Rộc Chày là công trình thủy lợi được xây dựng từ năm 1965 do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Đông Triều quản

lý, phục vụ tưới sản xuất nông nghiệp cho 82 ha đất canh tác của xã Hồng Thái Tây và các doanh nghiệp tại xã Hồng Thái Tây, thị xã Đông Triều

Hồ có diện tích lưu vực 1,4km2; với tổng dung tích chứa 0,95 triệu m3 Hạ

Trang 27

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Cơ sở: “Sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò (Nhà máy sản xuất thuốc nổ an toàn chịu nước trong mỏ than hầm lò – an toàn với khí nổ CH4

và an toàn với bụi nổ than)”

lưu hồ Rộc Chày và các ngòi thoát tập trung tại thôn Đám Bạc hình thành sông Hang Ma chảy ra sông Đá Bạc

 Đánh giá khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận:

Cơ sở đã được UBND tỉnh Quảng Ninh cấp Giấy phép xả thải vào nguồn nước, do đó khả năng tiếp nhận nước thải của các sông và hồ đã đã được đánh giá trong Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của Cơ sở đã được cấp

Mặt khác, Theo Quyết định số 4057/QĐ-UBND ngày 16/11/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của môi trường nước sông, hồ nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh: Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tại của các sông, hồ được đánh giá qua các thông số BOD5, COD, Amoni, Nitrate, Nitrite, Photphate Đây cũng là các thông số đặc trưng của nước thải phát sinh của Cơ sở Khả năng tiếp nhận của Hồ Khe Ươn 1 và Hồ Rộc Chày được thể hiện ở các bảng sau:

Trang 28

CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải:

1.1 Thu gom, thoát nước mưa:

Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của Cơ sở “Sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò (Nhà máy sản xuất thuốc nổ an toàn chịu nước trong mỏ than hầm lò – an toàn với khí nổ CH4 và an toàn với bụi nổ than” đã được xây dựng riêng biệt với hệ thống thoát nước thải Hệ thống thoát nước của Cơ sở được xây dựng như sau:

 Khu vực sản xuất:

- Tại khu vực sản xuất:

+ Nước mưa chảy tràn qua bề mặt nhà xưởng sản xuất, các kho và công trình phụ trợ được thu gom về hệ thống rãnh có kích thước RxC=0,4 x 0,6m xây bằng gạch chỉ đặc, VXM M100#, tổng chiều dài hệ thống rãnh khoảng 600m Sau đó chảy

ra rãnh chung có kích thước RxC=1,0 x 1,5m, có chiều dài khoảng 430m

+ Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa:

Hình 3.1 Sơ đồ thu gom nước mưa Khu vực sản xuất

 Tại khu vực mặt bằng văn phòng, nhà ăn ca:

+ Nước mưa chảy tràn qua bề mặt các khu nhà được được thu gom vào các đường ống PVC D60-90mm, thu về hệ thống rãnh và hố ga chạy xung quanh nhà Nước mưa chảy tràn qua sân, đường nội bộ được thu về các rãnh trên, sau đó thu về các rãnh chính kích thước RxC=0,3 x 0,2m rồi chảy ra mương tiêu nước chung và thoát ra ngoài qua 01 điểm xả

+ Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa:

Hình 3.2 Sơ đồ thu gom nước mưa Khu vực văn phòng, nhà ăn ca

Trang 29

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Cơ sở: “Sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò (Nhà máy sản xuất thuốc nổ an toàn chịu nước trong mỏ than hầm lò – an toàn với khí nổ CH4

và an toàn với bụi nổ than)”

Hình 3.3 Rãnh thu nước, hố ga thu nước mưa chảy tràn khu vực sản xuất

Hình 3.4 Rãnh thu nước, hố ga thu nước mưa chảy tràn khu vực văn phòng

1.2 Hệ thống thu gom, thoát nước thải

1.2.1 Hệ thống thu gom

 Nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt chủ yếu từ khu vực nhà ăn ca của Cơ sở với khoảng 70-80 người Nước thải sinh hoạt của khu nhà ăn ca sau khi được thu gom vào bể phốt được xả xuống rãnh tiêu bằng gạch xây (20x30 cm) rồi chảy ra nhánh khe suối tự nhiên và chảy xuống hồ Khe Ươn 1

Trang 30

 Nước thải sản xuất:

Nước cấp cho sản xuất chủ yếu từ các công đoạn: cấp cho nồi hơi, cấp cho quá trình Pha trộn dung dịch oxy hoá và nước vệ sinh sàn nhà, nước vệ sinh chân tay công nhân sau ca làm việc Lượng nước cấp cho nồi hơi, cấp cho quá trình Pha trộn dung dịch oxy hoá không phát sinh nước thải, nước thải sản xuất phát sinh chủ yếu

từ nước vệ sinh sàn nhà, nước vệ sinh chân tay công nhân sau ca làm việc với lưu

lượng khoảng 6 m 3 /ngày đêm

Nước thải sản xuất của dây chuyền được thu gom về bể ngầm thể tích 4,0 m3

bằng đường ống nhựa PVC D110 mm dài 20m đi ngầm, sau đó được bơm về trạm

xử lý nước thải tập trung bằng đường ống dẫn ngầm D110 mm dài 35m về bể điều hoà tập trung có thể tích 10 m3, sau đó dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 15 m3/ngày đêm trước khi thoát ra ngoài môi trường

Hình 3.4 Sơ đồ thu gom nước thải sản xuất của Cơ sở

1.2.2 Hệ thống thoát nước thải

 Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt khu văn phòng khu vực nhà ăn ca sau xử lý tại các bể tự hoại được xả ra hồ Khe bằng đường ống nhựa PVC D90 và chảy xuống hồ Khe Ươn 1 bằng hệ thống rãnh tiêu bằng gạch xây (25x30cm) dài 20m

Hình 3.5 Sơ đồ thoát nước thải sinh hoạt

 Nước thải sản xuất:

Nước thải sản xuất của dây chuyền sau khi được xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 15m3/ngày đêm được xả ra rãnh chung rồi chảy ra Mương dẫn nước trung gian là khe suối chảy về hồ Rộc Chày

Nước thải sinh hoạt

PVC D110

PVC

Ngày đăng: 24/02/2024, 10:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN