1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Triết học: Tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Khắc Kỷ La Mã

84 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 20,05 MB

Nội dung

Đạo đức học của chủ nghĩa khắc kỷ La Mã không phải lý thuyết mang tính trừu tượng mà là những tư tưởng có tính ứng dụng cao nhăm giúp con người đạt được hạnh phúc,thoát khỏi những đau kh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN THỊ THÚY NGÂN

CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ LA MÃ

LUẬN VĂN THẠC SĨChuyên ngành: Triết học

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN THỊ THÚY NGÂN

Luan van Thac si chuyén nganh Triét hoc

Mã số: 8229001.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Thị Thanh Huyền

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của

riêng tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Nguyễn

Thi Thanh Huyền, đề tai đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định vềtrích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về

lời cam đoan này.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thúy Ngân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn khoahọc trực tiếp của tôi, PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền — người đã tận tình giúp đỡ tôi trong định hướng lựa chọn đề tài cũng như triển khai thực hiện đềtài này Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo trongkhoa Triết học đã cung cấp những kiến thức nên tảng, cơ bản dé tôi có thé

hoàn thành nhiệm vụ học tập trong khóa học này.

Mặc dù đã hoàn thành song luận văn của tôi không tránh khỏi

những thiếu sót nhất định, tôi rất mong nhận được những lời đánh giá vàgóp ý từ phía các thầy giáo, cô giáo và các bạn để luận văn của tôi được

hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Ngày 8 tháng 12 năm 2023

Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Thúy Ngân

Trang 5

MỤC LỤC

07 TỐ (II 2

NỘI DUNG 52-55 S4 SE 2 122112111211 211.11 2112110111111 1errei 11

CHUONG 1 NHUNG DIEU KIEN, TIEN DE CHO SU HINH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CUA CHỦ NGHĨA KHAC KY

LA MA 11

1.1 Những điều kiện kinh tế — xã hội và tiền dé lý luận cho sự hình thành tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa khắc kỷ La Mã 111.1.1 Những điều kiện kinh tế — xã NOi ceececcccescescescesesssesessessessesseseeesseseees 111.1.2 Những tiền dé lý luận cho sự hình thành tư tưởng dao đức của chủ nghĩa khắc kỷ: La ÌM ¿-©c+©++SE£+E+E+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkerreei 19 1.2 Khái quát chung về chủ nghĩa khắc kỷ La Mã 26 1.2.1 Khái quát về thân thế, sự nghiệp của các triết gia tiêu biểu của chủ nghĩa khắc kỷ La MG ecescescescessessesssessessessessessesssssessessessessessessesssssesseeseesees 261.2.2 Khái quát về tư tưởng triết học của chủ nghĩa khắc kỷ La Mã 33CHƯƠNG 2 NHỮNG NOI DUNG CƠ BAN TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨCCUA CHỦ NGHĨA KHÁC KỶ LA MÃ -: :-+-+sc-2 39

2.1 Quan niệm về sống đức hạnh ¿- 2 2 z+xerxeEeEzrrkered 392.2 Quan niệm về cái chết - 2-2 sSs+ceEEeEEEE2E12E1221 2E EEerkree 50 2.3 Quan niệm về hạnh phúc - 2 2 2+s+£x+zxezxezxzresrxee 58 2.4 Những giá tri va hạn chế của tư tưởng dao đức của chủ nghĩa khắc kỷ La IMã -5- S51 E2 1E 127127111121121121111 1111111 66

DAT Gili ti nnn na ae 66

2.4.2 Hạn chế - St TT E12211111211211 2111111 1.1 11g 69KẾT LUẬN - 2-5-5252 2< E21 2112112110110111121.211211 2111111 1x 74DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 22 5222522252225: 71

Trang 6

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Chủ nghĩa Khắc kỷ La Mã ra đời trong bối cảnh xã hội diễn ra nhiều

biến động: chiến tranh liên miên, dịch bệnh hành hoành, thảm họa thiên tai vàchế độ nô lệ với sự phân chia đăng cấp ngặt nghèo Vấn đề trọng tâm của học

thuyết triết học khắc kỷ La Mã chính là đạo đức học Đạo đức học của chủ

nghĩa khắc kỷ La Mã không phải lý thuyết mang tính trừu tượng mà là những

tư tưởng có tính ứng dụng cao nhăm giúp con người đạt được hạnh phúc,thoát khỏi những đau khổ, khủng hoảng trong cuộc sống Chủ nghĩa khắc kỷ

La Mã được ví như sự an ủi cho nỗi thất vọng của con người trước hoàn cảnh.Không chỉ vậy, tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa khắc kỷ La Mã còn có ảnhhưởng đến các nha tư tưởng sau nay như: chủ nghĩa nhân văn Phục hưng

Francesco Petrarca (1304 - 1374); Desiderius Earamus (1466 - 1536); Hugo Grotius (1583 - 1645); René Descartes (1596 - 1650) những những nha

khac ky hién dai va ca trong linh vuc tam ly hoc

Khi ra đời, dao đức hoc khắc ky có mục đích giúp trang bị cho con người

một triết lý sống, dé họ có thé vận dụng trong hoàn cảnh xã hội rỗi ren lúc đó

tìm kiếm trạng thái bình yên trong tâm hồn Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay,cũng đang diễn ra những biến động tương đồng và thậm chí khốc liệt hơn quákhứ Xung đột chính trị giữa các nước dẫn đến những cuộc chiến tranh vônghĩa như cuộc xung đột day căng thang của Mỹ và Iran, chiến sự giữa Nga

và Ukraine; cuộc chiến giữa Israel và Hamas ; cùng với đó là các vụ khủng

bố diễn ra thường xuyên đe dọa tính mạng và gây tâm lý hoang mang cho người dân thế giới Bên cạnh đó, sự nóng lên toàn cầu dẫn đến thời tiết khắcnghiệt, cùng với đó là những thảm họa thiên tai như động đất, sóng thần, cháyrừng Đặc biệt từ cudi năm 2019 sự xuất hiện của đại dịch Covid — 19 khiến

cả thê giới chao đảo; ranh giới giữa sự sông và cái chêt thực sự mong manh.

Trang 7

Những hệ lụy của nó vẫn tác động lâu dài đến đời sống cá nhân và xã hội.Nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc thu hẹp kinh doanh, nhiều người rơi vàocảnh thất nghiệp, kinh tế bị đình tré; nhiều đứa trẻ mé côi mat cha, mẹ Bốicảnh thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có rất nhiều biến độnglàm cho con người lo lắng, bất an Trong bối cảnh đó, không phải ngẫu nhiên

mà hàng loạt các tác phâm của các nhà khắc kỷ nói chung và khắc kỷ La Mã

nói riêng lại tiêp tục nhận được sự quan tâm của nhiêu nhà nghiên cứu.

Ở Việt Nam trong may năm gan đây, các tác phẩm của chủ nghĩa khắc

kỷ được dịch thuật khá nhiều và nhiều người không chỉ là những nhà nghiên cứu quan tâm, tìm đọc Điều đó cho thấy sức hấp dẫn và những giá trị vượt thời gian của triết lý sống khắc kỷ Tuy nhiên đạo đức học khắc kỷ không đơn thuần là kỹ thuật sống mà còn là một triết thuyết, vì vậy việc tiếp tục đi sâunghiên cứu làm rõ giá trị cũng như những hạn chế của nó từ góc độ tiếp cậntriết học là công việc có ý nghĩa cả về phương diện lý luận và thực tiễn Nhất

là ở Việt Nam, những nghiên cứu chuyên sâu về đạo đức học khắc kỷ còn khá

hạn chê.

Việc đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng đạo đức của chủnghĩa khắc kỷ La Mã góp phần khăng định giá trị của trường phái triết họcnày trong dòng chảy của lịch sử tư tưởng triết học phương Tây, đồng thời hyvọng rút ra từ đó những gợi mở có giá trị giúp khắc phục tình trạng suy thoáiđạo đức, cũng như sự khủng hoảng tinh thần của con người trong bối cảnh xã hội hiện đại Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn vấn đề: “Tư tưởng đạo đức của Chủ nghĩa khắc kỷ La Mã” làm đề tài luận văn của mình.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về triết học khắc kỷ nói chung và khắc kỷ La Mã nói riêng

đã nhận được sự quan tâm của các học giả cả trong và ngoải nước Trong

Trang 8

khuôn khô của đê tài luận văn thạc sĩ, tác giả khái quát tông quan các công trình nghiên cứu có liên quan đên đê tài như sau:

Trước hết là các công trình nghiên cứu xuất bản bằng tiếng Việt, có thé

kê đên các tác phâm và bài việt sau:

Đầu tiên, ta có thể kế đến tác phâm Chủ nghĩa khắc kỷ - phong cách sống ban lĩnh và bình than (2020) của William B Irvine ( Nhóm Tâm ly học Tội phạm dịch), đã bàn đến sự hình thành của chủ nghĩa khắc kỷ, các kỹ thuậttâm lý và những lời khuyên của các nhà khắc kỷ Trong tác phẩm, tác giả đisâu phân tích việc áp dụng những triết lý của chủ nghĩa Khắc kỷ trong đờisống thường ngày để giúp bạn đạt được sự bình thản, kiềm chế những cơn

giận dữ của bản thân.

Tác phẩm Tri tué Khắc kỷ (2020) của tác giả Nancy Sherman (ThaoNguyên dịch), được xuất bản bởi Nhà xuất bản Dân trí liên kết với Công ty TNHH Văn hóa và Truyền thông 1980 Books Tác phẩm giới thiệu về các triết gia khắc kỷ và đề cập đến sự hồi sinh của chủ nghĩa khắc kỷ trong thời hiện đại trên cơ sở kế thừa và tinh lọc những giá tri tư tưởng tích cực của các triết gia khắc kỷ thời cổ đại Tác giả cũng đưa ra cách mà chủ nghĩa khắc kỷ giải quyếtcác van dé trong cuộc sống, những thách thức trong bồi cảnh hiện đại

Tiếp theo là tác phâm Nghĩ như hoàng dé La Mã: triết lý khắc kỷ của

Marcus Aurelius (2021) của tac gia Donald Robertson (Mai Chí Trung dịch),

được xuất ban bởi Nhà xuất bản Trẻ Trong đó, tác pham trình bay về cuộc đời và tư tưởng của Marcus Aurelius, cách ông đối diện với các nghịch cảnh, chế ngự cơn giận dữ, tiết chế ham muốn và trải nghiệm những niềm vui lànhmạnh, kiên nhẫn chịu đựng nỗi đau và bệnh tật một cách đầy tự tôn và cách

dé đối phó với những nỗi lo âu, mat mát Tác giả Donald Robertson còn thiết

kế con đường giúp người đọc có thé học theo Marcus Aurelius, có được sức

mạnh tinh thân va đạt được sự thỏa mãn về mặt tâm hon.

Trang 9

Trong tác phâm Thuyết Khắc kỷ — Stoicism (2021) của tác giả JohnSellars (Dinh Hồng Phúc dich), được Nhà xuất bản Thế giới liên kết với Công

ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam phát hành, đã giới thiệu về chủ nghĩakhắc kỷ, nêu các nét đại cương về chủ đề triết học của thuyết Khắc kỷ, từ sơ

ky đến hau kỳ Theo đó, hệ thông triết học của trường phái này gồm logichọc, vật ly hoc và đạo đức học Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra sự ảnh hưởng của chủ nghĩa khắc kỷ đến triết học phương Tây sau này.

Tiếp đến là tác phâm Khắc kỷ — từ Zeno đến Marcus Aurelius (2021) củatác giả Ryan Holiday và Stephen Hanselman (Đinh Nguyễn dịch), được xuất bản bởi Nhà xuất ban Thanh niên Trong tác phẩm, tác giả trình bày tương đối đầy đủ về các triết gia khắc kỷ và sơ lược về tư tưởng và cuộc đời của họ Các tác giả đã chắt lọc những bài học vượt thời gian và có thể áp dụng ngay lậptức về hạnh phúc, thành công, sự kiên cường và đức hạnh của các triết giaKhắc kỷ

Ngoài ra có thể kế đến tác phẩm Chu nghĩa Khắc kỷ từ tự chủ đến bình

an (2022) của Donald Robertson (Hương Nguyễn dịch), được xuất bản bởi Nhà xuất bản Dân trí liên kết với Công ty TNHH Văn Hóa Sáng Tạo Trí TuệViệt Tác phẩm giới thiệu chung về chủ nghĩa khắc kỷ, tác giả thiết kế mộtchương trình đề ta có thê tìm hiểu về chủ nghĩa khắc kỷ và thực hành nó trong đời sống hằng ngày.

Tác phẩm Lessons in Stoicism — Chủ nghĩa Khắc ky 101 (2022) củaJohn Sellars (Huynh Cuong dich), duoc Nha xuat ban Thanh nién két hop voi Công ty Cp Sách và Truyền thông San Hô xuất ban, đã giới thiệu so qua về chủ nghĩa khắc kỷ, tóm lược bảy vấn đề quan trọng trong cuộc đời con người

và cách giải quyết của các triết gia khắc kỷ trước những van dé trên dé có thé

đạt được hạnh phúc.

Trang 10

Trong tác phâm Chi nghĩa Khắc kỷ: Nuôi dưỡng sự tích cực, sống cuộcđời đẹp nhất (2023) của Matthew J Van Natta (Thanh Thủy dịch), nhà xuấtbản Thế giới kết hợp với Công ty TNHH Văn hóa và Truyền thông SkybooksViệt Nam phát hành, giới thiệu chung về chủ nghĩa Khắc kỷ Qua đó, tác giảđưa ra chỉ dẫn dé người hiện đại có thê rèn luyện tư duy theo chủ nghĩa khắc

kỷ, ứng dụng tri thức khắc kỷ vào đời sống thực tiễn hằng ngày

Lịch sử triết học Phương Tây (2000), tập II của tác giả Lê Tôn Nghiêm,khi trình bày về triết học cô đại, đã nêu lên sự hình thành và phát triển củachủ nghĩa khắc kỷ, đưa ra những nội dung chính của chủ nghĩa khắc kỷ,những đại diện tiêu biéu và đánh giá về các tư tưởng

Trong Sự an ui của triết học (2018) của Alain De Botton (Ngô ThuHương dịch), nhà xuất bản Thế giới, tập trung trình bày cuộc đời và những tưtưởng chính của Seneca Trong đó, tập trung vào vấn đề: làm thế nào con người đối diện, xử lý nỗi thất vọng khi những mong muốn của bản thân và thực tế trái ngược nhau hoàn toàn; cách kiềm chế cơn giận dữ trước sự đối xửbat công, trước những lo âu, cảm giác bị chế giéu

Trong Lịch sử Triết học phương Tây (2006) của Nguyễn Tiến Dũngđược xuất bản bởi nhà xuất bản tổng hợp Thành phó Hồ Chi Minh, đã nêu lênnhững điểm chung nhất của trường phái khắc kỷ Hy Lap và khắc kỷ La Mãvới những nhận xét chung về cả thời kỳ

Kế tiếp là tác phẩm Lịch sử triết học — Tap l, Triết học Cổ đại và Trungđại (2020) của Johannes Hirschberger (Dương Xuân Anh và Thánh Pháp dịch), được nhà xuất bản Tri thức liên kết với Công ty Sách Thời Đại xuấtbản Tác phẩm trình bay lịch sử hình thành chủ nghĩa khắc kỷ từ sơ kỳ đếnhậu kỳ và tư tưởng chủ yếu trong học thuyết của các triết gia tiêu biểu.

Tiếp đến là bài viết: Về COVID — 19 và các đại dịch: viễn tượng của thuyết Khắc kỷ của Massimo Pigliucci (Đinh Hồng Phúc dịch), đã đề cập đến

Trang 11

những đặc điểm chung của chủ nghĩa khắc kỷ và sự áp dụng nó trong bối

cảnh Covid — 19 hiện nay.

Ở trong nước, gan đây có bài viết: Triét lý sống của trường phái khắc kỷ

La Mã cổ đại (2020) của tập thé tác giả: Nguyễn Thanh Huyền, Nguyễn Thi Kim Thanh, đăng trên Tạp chí triết học, số 12 (335), đã đề cập đến triết lý sống của trường phái khắc kỷ Trong đó, các tác giả đã nêu lên những nội dung cơ bản của triết lý sống của các nhà khắc kỷ La Mã cổ đại.

Tiếp theo các nghiên cứu về chủ nghĩa khắc ky bằng tiếng nước ngoai

có thê ké tên các công trình sau:

Trong tác phẩm Stoicism: Traditions and Transformations (2004) củaSteven K Strange và Jack Zupko, xuất bản bởi Cambridge University Press,

đã giới thiệu chủ nghĩa khắc kỷ là một trường phái quan trọng nhất của HyLạp và La Mã cổ đại; các quan điểm của chủ nghĩa khắc kỷ cô đại; quá trình phát triển và sự ảnh hưởng sau này của chủ nghĩa khắc kỷ.

Trong tác phẩm Marcus Aurelius: A Guide for the Perplexed (2011) củaWilliam O Stephens, đã trình bày về cuộc đời cua Marcus Aurelius theo trình

tự thời gian, đưa ra cái nhìn tổng quan về con người của vị Hoàng đề La Mã

và những di sản của ông sau khi qua đời Tác phâm cũng phân tích những ảnhhưởng của các triết gia tiền nhiệm đến tư tưởng triết học của Marcus Tác giảStephens trình bày những tư tưởng chính của hoàng dé Marcus Aurelius vàcách dé tao ra tâm hồn của một nhà khắc kỷ thông qua tự nhận thức bản thân,

tự kiểm tra ban thân và sức mạnh dé tạo ra bất cứ điều gì mà họ muốn

Trong Marcus Aurelius in the Historia Augusta and Beyond (2012), tac

giả đã trình bày về tiểu sử cua Marcus Aurelius và các suy tưởng của ông theolối diễn giải hiện đại, xây dựng được hình tượng cua vi hoàng dé của La Mã

Trong bai Marcus Aurelius — emperor of Rome của tác gia John Anthony Crook đã viét vê cuộc đời cua vi Đại dé cua La Mã, trong bai viet đã đê cập đên

Trang 12

cuộc đời và sự nghiệp của Marcus, việc ông trở thành Đại dé của cả La Mã cổđại Tác giả đã trình bày những điểm chính trong tư tưởng của Marcus Aureliustrong tác phẩm Meditations và những di sản của ông sau khi ông qua đời.

Ngoài ra còn có các tác phẩm khác như Thanh xuân sống khắc kỷ cả đờikhông tam thường (2021) của tác giả Hoài Tả; Vượt qua bản ngã (2020) của

Ryan Holiday; Vượt qua trở ngại (2016) của Ryan Holiday; Cách trở thành

một người Khắc kỷ (2022) của Massimo Pigliucci

Tóm lại, theo sự hiểu biết của tác giả thì đã có một số công trình nghiêncứu liên quan đến chủ nghĩa khắc kỷ nói chung ở cả trong và ngoài nước,nhưng cũng không phải nhiều Ở Việt Nam, hầu hết là dịch thuật từ các côngtrình của các tác giả nước ngoài và các công trình nghiên cứu nói trên chỉ đềcập đến quan niệm chung của chủ nghĩa khắc kỷ Nghiên cứu chuyên sâu về

tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa khắc kỷ La Mã cũng mới chỉ đừng ở một vài bài viết, chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống, chuyên biệt

về tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa khắc kỷ La Mã Những nghiên cứu nóitrên là nguồn tài liệu tham khảo quý giá dé tác giả đi sâu nghiên cứu về tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa khắc kỷ La Mã, góp thêm một ý kiến, làm phongphú thêm những nghiên cứu về lịch sử triết học cổ đại nói chung và triết học

La Mã nói riêng ở Việt Nam.

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích nghiên cứu:

Luận văn làm rõ nội dung tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa khắc kỷ La

Mã, từ đó đưa ra đánh giá về giá trị, hạn chế của tư tưởng đó.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Đê đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:

Trang 13

- Trình bày những điều kiện, tiền đề tư tưởng cho sự hình thành tư tưởngđạo đức của chủ nghĩa khắc kỷ La Mã và giới thiệu chung về trường phái triết

học này.

- Phân tích làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức của chủ

nghĩa khắc kỷ La Mã trên các phương diện: quan niệm về sống đức hạnh,quan niệm về cái chết; quan niệm về hạnh phúc

- Bước đầu đưa ra đánh giá về những giá trị, hạn chế của tư tưởng đạođức của chủ nghĩa khắc kỷ La Mã

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

Cơ sở lý luận:

Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin về con người

và xã hội; đồng thời kế thừa, tham khảo có chọn lọc các công trình của cácnhà nghiên cứu đi trước có liên quan đến đề tài

Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử và sử dụng các phương pháp nghiên cứu

cụ thể sau: phương pháp thống nhất lịch sử và logic; phương pháp đi từ trừutượng đến cụ thé; phương pháp kết hợp phân tích và tổng hợp; phương pháp

khái quát hóa

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tu tưởng đạo đức của chủ nghĩa khắc kỷ La Mã

Pham vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng đạo duc

chủ yếu của ba nhà khắc kỷ La Mã tiêu biểu là: Lucius Annaeus Seneca

(khoảng 4 TCN — 65); Epictetus (55 — 135) và Macus Aurelius Antoninus (121 — 180).

Trang 14

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn trình bày một cách hệ thong tư tưởng đạo đức cua chu nghĩakhắc kỷ La Mã, góp phần khăng định giá trị của tư tưởng đạo đức nói riêng,

tư tưởng triết học nói chung của chủ nghĩa khắc kỷ La Mã trong dòng chảylịch sử tư tưởng triết học phương Tây

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

8 Kết cấu của luận văn:

Ngoài phân mở đâu, kêt luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

bao gồm 2 chương, 6 tiết.

10

Trang 15

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 NHỮNG DIEU KIỆN, TIEN DE CHO SỰ HÌNH THÀNH

TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CUA CHỦ NGHĨA KHAC KY LA MÃ

1.1 Những điều kiện kinh tế — xã hội và tiền đề lý luận cho sự hìnhthành tư tướng đạo đức của chủ nghĩa khắc kỷ La Mã.

1.1.1, Những điều kiện kinh tế — xã hội

Điều kiện kinh tế:

Lịch sử La Mã cổ đại trải qua những cuộc chiến tranh liên tục: chiến

tranh Punic (264 — 146 TCN); cuộc chinh phục Hy Lạp việc đó làm gia

tăng lượng của cải của La Mã nhờ những chiến lợi phẩm và đất đai có đượcsau chiến tranh Các ngành nông nghiệp, thương mại và sản xuất của La Mãrất phát triển Thời kỳ cộng hòa, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếucủa La Mã Người ta trồng các loại ngũ cốc, rau củ, nho va ô — liu Nông nghiệp của La Mã phát triển rất đa dạng và hiệu quả nhờ hệ thống thủy lợi và luân canh cây trồng Chăn nuôi cũng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế, sự phát triển của nông nghiệp và chăn nuôi kéotheo sự phát triển của công thương nghiệp

Thời điểm đó, La Mã có nhiều xưởng thủ công nghiệp, chế tạo các sảnphẩm như nông cụ, vũ khí, dau ô — liu và rượu nho Công việc sản xuất chủyếu được thực hiện bởi các nghệ nhân và nô lệ Những sản phẩm được làm ragóp phần thúc đây sự phát triển của thương nghiệp, ngoài việc buôn bán sảnphẩm từ thủ công nghiệp, các nhà buôn còn buôn bán cả nô lệ Thương mại và giao thông vận tải phát triển vô cùng nhanh chóng tạo một mạng lưới thươngnghiệp giữa La Mã và khắp vùng Dia Trung Hải La Mã sở hữu hệ thống

mạng lưới đường sá vô cùng thuận lợi cho sự giao thương giữa các khu vực

khác nhau Bên cạnh đường bộ, hàng hóa của La Mã còn được vận chuyên

11

Trang 16

bang đường sông và đường biển Vận chuyền bằng đường biển rẻ hơn nhiều

so với đường sông và đường bộ với tỉ lệ chi phí xấp xi là 1:5:28, nhưng cũng

có rất nhiều rủi ro do hoàn cảnh như: sự thay đổi bất thường của thời tiết;trộm cắp do cướp biên và bi hạn chế bởi các mùa trong khoảng thời gian từtháng 11 đến tháng 3 (ít nhất) vì quá khó đoán dé có thé di chuyên trên biểnmột cách an toàn Cả ba phương thức vận chuyên hàng hóa này đều phát triển một cách đáng ké ở thé kỉ I và II công nguyên [xem 43].

Đến giữa thế kỷ II TCN, nền cộng hòa La Mã đã sở hữu lượng của cảikhông lồ Nhưng đây cũng là nguyên nhân dẫn đến mối xung đột giai cấp có

từ trước đây, thời điểm này, nền cộng hòa sẽ phải sống trong cơn khủnghoảng trong hơn 100 năm Nông nghiệp vốn là nền tảng xã hội của cộng đồng

La Mã và chiến tranh Punic lần II đã thay đổi sự sở hữu tài sản trong xã hội.Các miền nông thôn bị phá hủy do chiến tranh, tất cả của cải của quốc giađược bảo vệ sau bức tường của thành La Mã Khi chiến tranh kết thúc, giớiquý tộc càng giàu vì chiến lợi phẩm chiến tranh, mua sạch đất đai trồng trọt.Đến giữa thé kỷ II TCN, nền nông nghiệp La Mã bị chi phối hoàn toàn bởicác chủ đồn điền, họ giàu có đến mức không thể tưởng tượng nổi Những

nông dân thì trở nên khánh kiệt và tràn vào các thành phô đê kiêm việc làm.

Ngoài ra, sau khi chiến tranh kết thúc, La Mã được cung cấp cho rấtnhiều nô lệ Dù trước đó, La Mã đã có những lao động là nô lệ, nhưng phải đến thời điểm này thì mới diễn ra sự chuyên đổi từ nền kinh tế lao động làm công sang lao động nô lệ Cuối thế kỷ II TCN, dân số La Mã phần lớn thuộctầng lớp nô lệ Nô lệ có thé có được thông qua chinh phục, buôn bán hoặc

sinh ra, tức là cha mẹ là nô lệ thì khi con cái của họ sinh ra cũng sẽ trở thành

nô lệ Địa vị pháp lý và cách đối xử đối với nộ lệ sẽ khác nhau, nó tùy thuộcvào chủ sở hữu và vai trò của họ Một số nô lệ có thể giành được tự do thông qua việc được phóng thích bằng cách mua lại tự do của mình, được chủ tặng

12

Trang 17

hoặc di chúc cho phép được tự do Những người được tự do là những cựu nô

lệ có thé trở thành công dân La Mã, nhưng họ vẫn có lòng trung thành vàphục vụ chủ cũ của họ, Epictetus cũng là một trong số các trường hợp nô lệlay lai duoc tu do

Việc sở hữu một lực lượng hùng hậu là nô lệ lam gia tang sự cạnh tranh

trong công việc giữa người dân La Mã và nô lệ Sự xuất hiện của lao động là

nô lệ làm giảm đi cơ hội việc làm và kiếm được thu nhập tốt của người lao

động La Mã sốc Dẫn đến tình trạng nếu họ muốn có công việc, phải chấp

nhận việc bị trả lương thấp hơn so với những nô lệ và như thế thì không đủ désinh sống Các cư dan La Mã không còn lựa chọn nào khác là di dan từ thành phố này sang thành phố khác, làm gia tăng mâu thuẫn và nỗi oán hận trong

lòng dân chúng, là nguyên nhân dân đên nội chiên sau đó.

Nền kinh tế La Mã có đặc điểm là mức độ đô thị hóa và phân tầng xã hội cao Tang lớp giàu có sống trong những biệt thự và cung điện sang trọng,trong khi tầng lớp nghèo sống trong những khu chung cu đông đúc và mat vệsinh Nền kinh tế đô thị phụ thuộc vào nền kinh tế nông thôn, nơi cung cấp lương thực và nguyên liệu thô Nền kinh tế nông thôn bị chi phối bởi các điềntrang lớn thuộc sở hữu của các chủ đất giàu có, những người sử dụng laođộng nô lệ và tá điền Những người nông dân nhỏ phải đối mặt với những khókhăn kinh tế và áp lực xã hội, nhiều người đã di cư đến các thành phố hoặc

gia nhập quân đội.

Đến khi thời kỳ chế độ quân chủ hình thành, lãnh thổ đế quốc La Mãđược mở rộng: phía đông bắt đầu từ sông Euphrates, phía tây là ven biển ĐạiTây Dương, phía nam là sa mạc Sahara, phía bắc là sông Ranh và sôngDanube Đây cũng là thời kì La Mã đạt được sự phồn thịnh nhất về kinh tế.Trong khu vực Địa Trung Hải, La Mã là nơi thu hút rất nhiều hàng hóa như:

nông pham, rượu nho, dau ô — liu, vai vóc, đô gôm, đô kim loại, gỗ quý, nô

13

Trang 18

lệ Cũng tại kinh thành La Mã, người ta xây dựng rất nhiều đền miếu, cungđiện, lâu đài, rạp hát, đấu trường, nhà công cộng, khiến cho La Mã trở thànhmột thành thị rất đồ sộ, nguy nga Thời kỳ này, nô lệ vẫn là lực lượng laođộng chính ở La Mã cô đại.

Nhung sự phôn thịnh của La Mã không kéo dai được bao lâu Từ thé kỷ

II, chế độ nô lệ La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng ngày càng trầm trọng

và kéo dài Về kinh tế, sự khủng hoảng biểu hiện ra ở tình trạng nông nghiệptrì trệ, thương nghiệp suy sụp, thành thị tiêu điều Tài chính cạn kiệt và tìnhtrạng lạm phát diễn ra trầm trọng Các hoàng dé phát hành tiền xu có đóngdau chân dung của họ dé tuyên truyền, tạo thiện chí với công chúng và tượng trưng cho sự giàu có và quyền lực của họ Nền kinh tế tiền tệ của Dé quốc La

Mã thường phải hứng chịu những đợt lạm phát một phần do các hoàng đểphát hành tiền dé tài trợ cho các dự án cấp cao của dé quốc như các công trìnhxây dựng công cộng hoặc các cuộc chiến tốn kém mang lại cơ hội tuyêntruyền nhưng ít hoặc không thu được vật chất Các hoàng dé của triều daiAntonine và Severan nói chung đã phá giá đồng tiền, đặc biệt là đồngdenarius, dưới áp lực phải trả lương cho quân đội Nền kinh tế hàng hóa tiền

tệ của La Mã trước đây vốn phát triển thì lúc này quay trở lại trạng thái của nên kinh tế tự nhiên Các cuộc chiến tranh không hồi kết và dịch bệnh cũng làmột trong những nguyên nhân khiến cho nền kinh tế của La Mã trở nên đình

trệ, ngân khó cạn kiệt.

Điều kiện chính trị - xã hội

Về chính trị, lịch sử của La Mã bắt đầu hình thành từ một ngôi làng nhỏ

ở trung tâm Italy sau đó phát triển thành thủ phủ Tiếp đến xâm chiếm, kiêm soát một vùng rộng lớn gồm toàn bộ Italy, Nam Châu Âu, Trung Đông và AiCập La Mã đã trở thành dé chế hùng mạnh nhất trên thế giới vào thời điểmbắt đầu công lịch Tiến trình lịch sử của La Mã cé đại trải qua ba thời kỳ, theo

14

Trang 19

hình thái chính quyền: Thời kỳ Vương quốc La Mã, còn gọi là thời kỳ La Mã

quân chủ (753 TCN — 509 TCN); Thời kỳ Cộng hòa La Mã (509 — 30 TCN)

và Thời kỳ Đề quốc La Mã (30 TCN - 476) [xem 18]

Sau khi Lucius Junius Brutus lãnh đạo giới quý tộc lật đô được sựthống trị của người Etruscans vào năm 509 TCN, La Mã bước vào ky nguyên của nền cộng hòa, thể chế cai trị bởi Viện nguyên lão và quốc hội Lịch sử của Cộng hòa La Mã là lịch sử của những cuộc chiến tranh, là cuộcchinh phục của La Mã dé mở rộng lãnh thổ Những cuộc chiến tranh kéodài khiến cho nền cộng hòa La Mã rơi vào khủng hoảng sâu sắc, từ cuối thế

kỷ II TCN, các mâu thuẫn xã hội ngày càng nghiêm trọng: mâu thuẫn giữachủ nô và nô lệ; mâu thuẫn người La Mã và các bộ tộc bi chính phục; mâu

thuẫn giữa các chủ nô lệ với nhau; mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị vàquần chúng nhân dân lao động Những mâu thuẫn trên dẫn đến những cuộc chiến tranh giai cấp và những cuộc đấu tranh dân tộc, những cuộc nộichiến nhăm tranh cướp chính quyền

Những cuộc nội chiến trong nền cộng hòa La Mã như cuộc nội chiến

Gracchus do Tiberius Gracchus va Gaius Gracchus (em trai Tiberius) mâu

thuẫn với giới quý tộc và viện nguyên lão về quyền loi và lợi ích Khi vi quan

hộ dân Tiberius Gracchus đại điện cho dân chúng dé nghị giới hạn quyền sởhữu đất đai dưới 640 acre (1 acre ~ 0.4 ha) sẽ lay đi phần lớn đất dai của giớiquý tộc; còn Gaius Gracchus ra luật bình ổn giá cả ngũ cốc bang cách xâydựng kho chứa ngũ cốc thừa của mùa trước và trao quyền công dân cho tất cảngười dân Itali Cuộc nội chiến khác giữa Gaius Marius (157 — 86 TCN) vàSulla (138 — 78 TCN) Marius là nhà cải cách sáng tạo, ông thay đổi cơ cau quân đội của mình, ông hầu như chỉ sử dụng những người tình nguyện, nhữngngười nghèo nhất La Mã Còn Sulla coi mình thuộc về giới quý tộc và đánhbại Marius trong cuộc nội chiến Viện nguyên lão vì lo sợ sự chống đối củadân chúng nên đã trao cho Sulla quyền lực độc tài

15

Trang 20

Sau khi Sulla chết, đến năm 45 TCN, vị tướng La Mã là Caesar đã thiếtlập một nền độc tài La Mã thứ hai sau Sulla ngay khi đánh bại Pompey Chế

độ độc tài này không tránh khỏi sự hi sinh quyền lực của một bộ phận quý tộcgan với nền cộng hòa Day chính là nguyên nhân dẫn đến việc Caesar bị đâmchết khi đang chủ tọa một cuộc họp của Viện nguyên lão vào năm 44 TCN.

Sự thiết lập nền độc tài ngắn ngủi của Sulla và Caesar chỉ là bước quá độ

dé La Mã chuyên sang nền quân chủ Giai cấp đại quý tộc đòi hỏi thiết lập ở

La Mã một chính quyền thống nhất và tập trung dé củng có quyên lợi của

mình Do đó năm 30 TCN, tướng La Mã là Gaius Octavius sau khi đánh bại

liên quân của Antony và Cleopatra ở AI Cập, đã năm trong tay những quyền lợi cao nhất về hành chính và tôn giáo Ông không xưng hoàng dé nhưng tự nhận minh là “công dân số một” Nhưng thực tế, Octaviut là một hoàng dé cóquyền lực vô hạn Chế độ chính trị đưới thời Octaviut là một chế độ quân chủchuyên chế trá hình, khoác bên ngoài chiếc áo cộng hoà Năm 14, Octaviutchết, người con nuôi của ông là Tiberius lên kế vị, đánh dau thời kỳ chế độquân chủ La Mã công khai thiết lập Thời đại của Tiberius là thời đại củanhững vụ ám sát và đầu độc chính trị dé tranh giành quyền lực Các hoảng déđầu tiên của La Mã bao gồm Tiberius (14 — 37), Gaius hiệu là Caligula (37 — 41), Claudius hiệu là Crippe (41 — 54) và Nero (54 — 68) Đến năm 96, Viện nguyên lão tuyên bố Marcus Cocceius Nerva trở thành hoàng dé Quyết định này của viện nguyên lão đã đưa vận mệnh của dé chế La Mã lên tầm cao mới

và bắt đầu một thời kỳ 6n định ké từ sau thời Augustus Thời kỳ này bat đầubởi Nerva, kết thúc với Marcus Aurelius (161-180) được gọi là thời của năm

Trang 21

trọng và kéo dài Những mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt là nguyên nhândẫn đến những phong trào đấu tranh rộng khắp của quần chúng bị áp bức.Những cuộc tranh chấp quyên lực diễn ra quyết liệt làm xảy ra nhiều vụ mưusát và lật đỗ hoàng dé Khắp nơi trên dé quốc La Mã đều biến thành bãi chiếntrường, nền sản xuất bị phá hoại nghiêm trọng Ngoài ra, các cuộc chiến tranh

ở biên giới La Mã diễn ra ngày càng nghiêm trọng

Từ những năm 161 đến năm 180, đại dịch Antonine — một đại dịch toàncầu bắt nguồn từ Viễn Đông, loại dịch này được quân lính của Verus đemtheo khi trở về La Mã Dịch bệnh nhanh chóng làm suy yếu các đạo quânmiền biên giới Dân Thiên Chúa giáo loan tin là đế quốc La Mã sẽ tiêu vongbởi dịch bệnh này Dịch bệnh lây lan ở biên giới với tốc độ nhanh chóng và cướp đi tính mạng của ít nhất năm triệu người trong mười lăm năm Khi bệnhdịch hạch tấn công Rome, đường phố đầy xác người và mối nguy hiểm rình

(quý tộc); equestrians (ky sĩ hay ky binh); plebeians (bình dân); freedmen

(người được trả lại tự do) và slaves (nô lệ) [xem 46].

17

Trang 22

Quyên lực và đất đai thường được tập trung ở tầng lớp quý tộc vàtầng lớp bình dân thường là những người nghèo, không có đất đai Nhưngđiều này không phải lúc nào cũng đúng vì xã hội La Mã qua các thời kì lại

có sự biến động khác nhau do chiến tranh hoặc thiên tai Quý tộc có thểđánh mất đất đai, sự giàu có và bình dân có thể đạt được thành tựu Tầnglớp bình dân không đồng nghĩa với nghèo khó, rất nhiều người thuộc tầnglớp này trở thành: nông dân, thợ sửa ống nước, nghệ nhân, giáo viên, nhà thầu, kiến trúc sư nhiều ngành nghề đáng kính Ky sĩ là tang lớp đượcxếp hạng dưới quý tộc nhưng cao hơn bình dân, những người được cấpmột số tiền nhất định để mua và chăm sóc ngựa của họ trong thời kỳ đầucộng hòa Họ còn được gọi là hiệp sĩ vì họ có đủ khả năng dé phuc vutrong ky binh Do tính chat công việc nên công việc của ho gắn liền vớithương mai va buôn ban, sau đó, họ đã trở thành một phần của tầng lớp

thượng lưu kinh doanh Những người được trả tự do là những người đã

từng là nô lệ nhưng đã mua lại được tự do hoặc được người chủ trả lại tự

do Những nô lệ được trả tự do được cấp quyền công dân La Mã nhưng không được giữ bất kỳ chức vụ chính trị nào Tuy nhiên, những đứa concủa họ được trao toàn quyên với tư cách là công dân Những người được

tự do có thé làm bat kỳ công việc nào mà họ đủ tiêu chuẩn nhưng họthường tiếp tục công việc trước đây cho người chủ cũ khi còn là nô lệ Nô

lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội La Mã, không có bat kỳ quyên lợi nào

và họ bị coi là tai san của người khác Họ sẽ làm bat cứ công việc nào màngười La Mã không muốn làm, từ lao động tay chân, phục vụ sinh hoạtcủa chủ nhân Chất lượng cuộc sống của họ phụ thuộc hoàn toàn vào của

chủ nhân của họ [xem 46]

Xã hội La Mã có sự phan chia giai cap vô cùng nặng nê và nô lệ luôn năm dưới đáy xã hội, họ phải làm những công việc nặng nê và ban thiu nhat.

18

Trang 23

Họ không được hưởng quyền lợi của công dân và có địa vị trong xã hội dùcho họ có số lượng vô cùng đông Việc La Mã trải qua nhiều cuộc chiến tranhcũng thúc đây các mâu thuẫn xã hội, người nghèo càng nghèo và dat đai trongtay địa chủ càng ngày càng nhiều, số người trở thành nô lệ càng tăng Cuộcsống người dân thuộc tầng lớp bình dân cũng bị ảnh hưởng khi đất đai, hoa

màu, nhà cửa bị phá hủy, buộc lòng phải đi làm thuê Nhưng họ lại phải cạnh

tranh với những nô lệ, phải chấp nhận mức lương thấp đề có thé có việc làm,

và sô tiên đó không đủ đê họ trang trải cuộc sông.

Từ đây, ta có thé thay lịch sử La Mã cô dai trải qua rất nhiều biến động

cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội Những cuộc chiến tranh liên tục; kinh tế cũng trồi sụt lên xuống và những mâu thuẫn trong xã hội như mâu thuẫn giai

cấp, mâu thuẫn tranh giành quyền lực giữa các nhà cầm quyền, mâu thuẫn

giữa dân La Mã và các cộng đồng khác khiến cho cuộc sống của người dân

La Mã lúc bấy giờ vô cùng khốn khó, cả về vật chất lẫn tinh thần Ra đờitrong bối cảnh xã hội nói trên, chủ nghĩa khắc kỷ La Mã đã đáp ứng được nhưcầu tinh thần của mọi tầng lớp người trong xã hội Đặc biệt, tư tưởng đạo đứccủa chủ nghĩa Khắc kỷ không bị giới hạn bởi đắng cấp, không bao gồm nhữngtriết lý trừu tượng khó hiểu, tầng lớp nào cũng có thể tiếp cận, thực hành theochủ nghĩa này Các tư tưởng của chủ nghĩa khắc kỷ La Mã có tính ứng dụngcao nên rất được người dân La Mã tìm đến, nó ví như sự an ủi cho tinh thần

của dân chúng lúc đó.

1.1.2 Những tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng dao duc cua chủnghĩa khắc kỷ La Mã

Tư tưởng đạo đức của các nhà khắc kỷ La Mã được hình thành trên cơ sở

kế thừa tư tưởng đạo đức của các nhà triết học Hy Lạp cô đại và phát triểnphù hợp với bối cảnh lịch sử của La Mã lúc đó

19

Trang 24

Heraclitus (535 TCN - 475 TCN)

Heraclitus quan niệm lửa chính là khởi nguyên cua vạn vat, lửa chính là

cái tao ra từng sự vật cụ thé hằng ngày gần gũi cho đến những hành tinh xalắc “Thế giới chỉ là một ngọn lửa dang bap bùng cháy suốt ngày đêm” [7, tr

26] Với ông lửa không chỉ là hiện thân và sức mạnh của vũ trụ, mà còn là sức

mạnh của lý trí Heraclitus quan niệm lửa chính là logos Nếu như thé giới làmột ngọn lửa không bao giờ tắt thi logos chính là quy luật của tồn tai, tạo nên

sự hài hòa cân đối của thé giới Mối quan hệ giữa lửa va logos là mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng, vì thế logos và lửa không thể tách rời nhau Heraclitus định nghĩa logos là lý tính tối cao, là cơ sở của vũ trụ Ông quanniệm linh hồn con người là sự thống nhất cả hai mặt đối lập âm ướt và lửa.Trong đó, phần lửa chính là phần đưa con người đến điều thiện, làm conngười trở nên hoàn hảo và biết dừng lại trước những cám dỗ Lửa chính là cộinguôồn của chân — thiện — mỹ, thì ẩm ướt chính là căn nguyên của những điềuxâu Lửa vận hành và tạo ra vũ trụ, và con người là một phan trong đó, chính

vì vậy, con người cũng sở hữu lý trí Con người để đạt được hạnh phúc cần biết suy nghĩ, biết hành động theo logos, sử dụng lý trí để ngăn cản bản thân trước những dục vọng, cám dỗ Heraclitus quan niệm về sự vận động và pháttriển của sự vật hiện tượng, “chúng ta không thể lội xuống cùng một dòng

x

sông hai lân” [7, tr 32].

Quan niém vé sự vận động va phat triển của sự vật hiện tượng của Heraclitus đã ảnh hưởng đến các tư tưởng của chủ nghĩa khắc kỷ về sự vậnđộng của sự vật, chủ nghĩa khắc kỷ cũng cho rằng thế giới luôn vận động vàthay đổi Ngoài ra, chủ nghĩa khắc kỷ đã kế thừa tư tưởng của Heraclitus vềlogos và đã phát triển theo phương hướng của mình Với chủ nghĩa khắc kỷ logos không chi là nguyên tắc lý trí và thiêng liêng chi phối thế giới mà còn làkhả năng lý trí của con người giúp con người hiểu và tuân theo quy luật tự

20

Trang 25

nhiên, tuân theo logos là cách dé con nguoi có thể đạt được hạnh phúc thật sự.

Tư tưởng của Heraclitus đã góp phần cho sự hình thành các tư tưởng của chủnghĩa khắc kỷ

trò của ông ghi chép lại.

Socrates là người đầu tiên đặt vấn đề con người với tư cách là một sinh thể có đạo đức Ông đề cao đức hạnh và sự tự chủ của con người thông thái Ông cho rằng, con người không cần đến của cải vật chất để cảm thấy hạnh phúc và ông tin rằng tất cả những người có đức hạnh đều sống trong sự hiểu biết, “phẩm hạnh là của cải, và chính từ phâm hạnh mà xuất phát mọi lợi ích

công hoặc tư khác” [21, tr 89] Socrates cũng quan niệm sự thông thái không

chỉ là hoạt ngôn nói chung mà còn là kỹ năng sống Theo ông, việc làm chủ

sự thông thái tự thân sẽ cho phép dễ dàng làm chủ sự thông thái trong lĩnh

vực riêng biệt Những tư tưởng này của ông có ảnh hưởng vô cùng sâu sắcđến sự hình thành các tư tưởng về sau của đạo đức khắc kỷ.

Năm 399 TCN, tòa an Athen đã khăng định Socrates là người có chủ

trương du nhập tôn giáo ngoại lai, làm suy giảm quyền lực của nhà nước, làm

hư hỏng giới thanh niên Họ đã kết án tử hình Socrates bằng tội danh này với

số phiếu áp đảo của hội đồng nghị án 200/220 Lời nói cuối cùng của ông tạiphiên tòa là “Đã đến lúc chúng ta phải rời khỏi đây Tôi thì để chết, còn các

21

Trang 26

anh thì để sống, điều nào tốt hơn, không ai biết cả, ngoài Thượng dé” [7, tr.91] Ông đã có thé chọn xin tha chết hoặc trốn khỏi thành Athens, nhưng ôngchọn thực hành theo bản án để chứng minh các tư tưởng của mình, khôngthỏa hiệp với những góc tối của chính trị Tính chính trực mà Socrates thé

hiện trước tòa, và thái độ ứng xử trong những ngày trước cuộc hành hình,

cùng tư tưởng đạo đức của ông đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành chủnghĩa khắc kỷ

Diogenes of Sinope (412 hoặc 404 — 323 TCN)

Ong là một triết gia tiêu biểu của trường phái triết hoc Cynics (hay còngọi là trường phái hoài nghi, hoặc là yếm thế) Ông cho rằng hạnh phúc chânchính không tìm thấy trong các điều kiện bên ngoài như sự giàu sang, quyềnlực chính trị và sức khỏe tốt Hạnh phúc chân chính không phụ thuộc vàonhững thứ đó, ông cho rằng các vị thần đã cho con người phương tiện sống dễ dàng, quyền năng đạt được hạnh phúc nhưng con người lại để những thứ bênngoài che lấp mất nó Con người nếu như để bị kiểm soát bởi ham muốn củabản thân (như ham muốn của cải vật chất, danh tiếng ) thì con người sẽ

không bao giờ thỏa mãn Con người không nên bị phụ thuộc bởi của cải vật

chất hay quyền lực chính trị vì hạnh phúc năm ngay tầm tay của con người.Hơn nữa, một khi đã tìm được, nó sẽ không bao giờ bi tuột mat

Ong theo đuôi một lối sống đơn giản và những nhu cầu tối giản, nhưngđồng thời, ông cũng là một người khá lập di Người ta ké rằng, ông chỉ sốngtrong một cái thùng và chang có gì ngoài một cái áo choàng, một cây gậy vàmột túi bánh mì, vì thế, không ai cướp được hạnh phúc của ông Diogenes tin rằng, con người không cần quan tâm đến sức khỏe của bản thân Thậm chí họ không cần lo âu về đau khổ bệnh tật và cái chết Ho cũng không dé bản thânphải dẫn vặt bởi sự quan tâm đến những nỗi thống khổ của người khác Theo

ông, trận chiên quan trọng nhat mà bat cứ ai cũng phải trải qua chính là trận

22

Trang 27

chiến chống lại lạc thú Trận chiến này vô cùng cam go bởi vì lạc thú “khônggiao tranh trực diện mà lừa lọc và làm cho ta lú lẫn bằng những thứ thuốc độc

hại” [16, tr 150].

Ông cho bản thân là “công dân của thế giới”, và điều đó có nghĩa là “ôngkhông ở đâu cụ thé - ông sống giữa thế giới này” [26, tr 44] Vì thế, ôngkhông bi rằng buộc bởi biên giới của bất cứ thành phố nào, là một công dântoàn cầu Ngoài ra ông còn bác bỏ hôn nhân như một tục lệ và kinh doanhquyền lực, chính trị Những tư tưởng của ông có ảnh hưởng vô cùng lớn đếnquan niệm đạo đức của chủ nghĩa khắc kỷ, nó không bắt nguồn từ tục lệ mà

tuân theo tự nhiên và trật tự hợp lí của tự nhiên Chủ nghĩa khắc kỷ còn kế

thừa tinh thần của Diogenes trong van đề kiểm soát ham muốn, và hạnh phúc con người không phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài.

Các triết gia khắc kỷ Hy Lạp cổ đại

Trong tiền đề hình thành tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa khắc kỷ La

Mã không thê không ké đến tư tưởng của các triết gia khắc kỷ Hy Lạp cô đại Những quan điểm và tư tưởng của họ là sự mở đường cho sự phát triển tư tưởng, quan niệm đạo đức của chủ nghĩa khắc kỷ La Mã sau này Các tácphẩm gốc của các triết gia khắc kỷ Hy Lap vì biến cố lịch sử nên đã thất lạcnhưng chúng ta vẫn có thé biết đến tư tưởng của họ qua đoạn trích và các tácphẩm của các triết gia sau đó Người sáng lập chủ nghĩa khắc ky Hy Lạp là

Zeno thành Citium thuộc xứ Cyprus.

Zeno of Citium (334 — 264 TCN)

Ông sinh ra trong gia đình thương gia vô cùng thành công ở thế giới côđại, những chuyến hàng của gia đình ông được gửi đi mỗi ngày Sau đó ôngcũng nối nghiệp gia đình và trở thành một thương gia, nhưng một tai nạn

khién cho tàu hàng của ông bi dam, ông mat đi tat cả của cải Nhưng điêu nay

23

Trang 28

không làm ông gục ngã, ngược lại, sự kiện đó lại là sự mở đường cho sự hình

thành chủ nghĩa khắc kỷ Ông là học trò của Diogenes và Crates Zeno đã hệthống hóa ba lĩnh vực triết học trở thành trọng tâm trong tư tưởng của chủnghĩa khắc kỷ Hy Lạp là logic học, vật lý học và đạo đức học Trong vấn đềđạo đức, mục đích là làm cách nảo con người sống hạnh phúc với đức hạnhhoặc nhân cách làm trọng tâm theo đuôi Zeno quan niệm con người nên sốnghòa hợp với thiên nhiên vì thiên nhiên luôn dẫn chúng ta đến đức hạnh Zenokhông phải là nhà thực hành mà là một nhà lý thuyết, ông đưa ra một trongnhững bản tường trình phức tạp và khoa học nhất về cơ sở nhận thức của cảmxúc trong lịch sử triết học [26, tr 53]

Zeno mô tả những cảm xúc nhất định qua đó chúng ta có thể hình dung như: đau buồn có thể là sự nặng nề đẻ chặt lên chúng ta; sự khó chỊu giốngvới cảm giác bị giam cầm, bị gò bó làm ta khó có thể chấp nhận và vượt quanhiều thứ; sự phân tâm càng gia tăng cảm giác đau khô, cản trở lý trí, làmlệch lạc khả năng phán đoán khiến chúng ta không thể có cái nhìn tổng quátmột cách cân bằng Zeno không quan niệm xóa bỏ mọi cảm xúc, thay vào đóchúng ta nên kiểm soát những cảm xúc tiêu cực dẫn đến những cảm giáckhông thể kiểm soát, sự sợ hãi hay lo lắng Các triết gia khắc kỷ La Mã kế

thừa quan niệm của Zeno về sự kiêm soát các cảm xúc.

Zeno chon cách sông cân bằng, hài hòa giữa học tập và những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống Ông cho rằng mục đích của triết học hay những đức tinh là dé “tạo ra một dòng chảy mượt mà trong cuộc sông” [15, tr 26].Người hạnh phúc là người giao thoa được sự đồng điệu giữa cá nhân với thếgiới Đề đạt được điều này, ông sống một cuộc đời đơn giản, hầu như chỉ ănbánh mì và mật ong, thỉnh thoảng uống thêm rượu vang Ông sống cùng bạncùng phòng và chắng mấy khi thuê người hầu Ông cũng đề cập đến bốn đứctính của chủ nghĩa khắc ky: Trí tuệ, dũng cảm, điều độ và công bằng Những

24

Trang 29

tư tưởng, quan điểm về dao đức của ông đã ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểmđạo đức của chủ nghĩa khắc kỷ La Mã Các nhà khắc kỷ La Mã đã kế thừa vàphát triển những quan điểm của ông phù hợp với hoàn cảnh và có tính ứng

dụng cao.

Chrysippus (279 — 206 TCN)

Ông sinh ra ở thành phố cảng Soli, thuộc Cilicia, Chrysippus cũng cósức ảnh hưởng vô cùng lớn đến tư tưởng khắc kỷ Ông dé lại số lượng sách rat

đồ sộ với hơn 705 đầu sách nhưng cũng bị thất lạc gần hết, chỉ còn khoảng

năm trăm bản trích nhỏ lượm lặt từ trong sách của người khác [15, tr 57].

Những tác phẩm này có khoảng hon 300 cuốn đề cập đến logic và ngụy biện;các tác phẩm về đạo đức đề cập đến đức hạnh, trạng thái nhân cách và các lậpluận chống lại tư tưởng niềm vui là lợi ích cuối cùng Ông định nghĩa triết học

là “sự trau đồi cách lí luận đúng đắn” và hệ thống hóa toàn bộ triết lý của Khắc kỷ [15, tr 56].

Chrysippus khá khiêm tốn, không màng danh lợi và rất cần kiệm Ông

không từ bỏ mọi lạc thú hay tiền bạc, chỉ là ông đặt vấn đề về sự ham muốn hay thèm khát bat cứ thứ gì Người thông thái sẽ tận dụng mọi thứ cuộc đờitrao cho và không ham muốn bat cứ thứ gì Ông không bị phụ thuộc hay canđến tiền bạc của bất cứ ai nên chăng ai có thể bắt ông làm việc Ông quanniệm tất cả chúng ta đều thuộc một khối cộng đồng, khuyến khích con ngườisuy nghĩ về mối liên kết giữa người với người, giống như việc tất cả chúng tađều là công dân của vũ trụ Đối với nhiều người thì chủ nghĩa khắc kỷ sơ khai đồng nghĩa với triết lý của ông Diogenes Laertius nói: “Nếu không cóChrysippus thì sẽ không có Chủ nghĩa Khắc kỷ” [15, tr 56] tư tưởng và quanđiểm của ông có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với các nhà Khắc kỷ sau này.

Trên đây là tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng đạo đức của chủnghĩa khắc kỷ La Mã; trong đó trực tiếp nhất chính là tư tưởng đạo đức của

25

Trang 30

các nhà khắc kỷ Hy Lạp Trong học thuyết của các nhà khắc kỷ Hy Lạp quantâm đến cả ba bộ phận của triết học là logic học, vật lý học, đạo đức học, đếncác nhà khắc ky La Mã vấn đề trọng tâm lại là đạo đức học.

1.2 Khái quát chung về chủ nghĩa khắc kỷ La Mã

1.2.1 Khái quát về thân thế, sự nghiệp cua các triết gia tiêu biểu của chủ nghĩa khắc kỷ La Mã

Lucius Annaeus Seneca Trẻ (khoảng 4 TCN — 65 SCN)

Seneca là một triết gia, một chính khách, nhà viết kịch Ông sinh ra ở

Corduba, Tây Ban Nha Cha ông là một nhà văn giàu có và uyên bác, được sử

sách gọi là Seneca Già, mẹ ông là Helvia — người có đức tính và học vấn xuất sắc Từ nhỏ ông đã được đưa đến Rome và được học về hùng biện và sau đó trở thành học trò của triết gia Sextius Cha ông đã chọn khắc kỷ gia Attalus đểdạy ông về tài hùng biện và khả năng thể hiện ý tưởng một cách rõ ràng,thuyết phục ở La Mã

Ở tuổi đôi mươi, sức khỏe của Seneca đã giảm sút, ông gặp phải cácvan đề về phôi, có thé là bệnh ho lao Đến năm 20, bệnh ông trở nặng nên ôngphải đến Ai Cập dé hồi phục sức khỏe Ông dành gần mười năm ở Alexandria

dé chữa bệnh nhưng bệnh tình vẫn khó có thé kiểm soát, dù vậy, ông van tậndụng mọi thời gian mà bản thân ông có Seneca dành toàn bộ thời gian này đểhọc, dé viết và hồi phục sức khỏe Nam 35 tuổi ông trở lại La Mã, nhưng trên đường trở về thì chú của ông bị chết do đắm tàu Sau đó, ông chứng kiếnSejanus, vị chỉ huy và cố vấn quân sự của Tiberius, bị Viện nguyên lão kết án

và đám đông bêu xấu trên phố Đây là thời kỳ chính trị hỗn loạn và day baolực Nhưng cũng là thời điểm Seneca quyết định phát triển sự nghiệp tronglĩnh vực chính trị và luật pháp Ông nhận một chức vụ công, làm quan trông

coi quôc khô nhờ vào các môi quan hệ của gia đình.

26

Trang 31

Ông luôn thận trọng trong triều đại Tiberius, kéo dài đến năm 37 và quatriều đại Caligula, một triều đại ngắn ngủi nhưng khắc nghiệt không kém.Chang bao lâu sau, ông phạm lỗi với Hoàng dé Caligula và ra lệnh xử ông tộichết Sau đó Seneca được tha bồng vì người ta cho rằng ông sớm muộn cũng

sẽ chết bởi căn bệnh lao phôi Chưa đầy hai năm, Seneca mất cha năm 39,

năm 40 ông kết hôn nhưng sau đó ông mất đi người con trai đầu lòng (năm 40

— 41) Năm 41, ông bị trục xuất khỏi La Mã theo lệnh của Hoàng dé Claudius,người kế vi Caligula Hoang dé Claudius day Seneca đến Corsica vì tội ngoạitình với công chúa Julia Livilla, cháu gái của hoàng dé Ong dành thời gian bịday này dé viết và nghiên cứu, ông đã viết Consolation to Polybius (tạm dịch:

Lời an ủi cho Polybius); Consolation to Helvia (tam dịch: Lời an ui cho Helvia) và On Anger (tạm dich: Gian dữ).

Anh hưởng của Julia Agrippina, chat gái cua Augustus, vợ của hoàng

dé Claudius, da khién ông bị triệu hồi về Rome vào năm 49 Ông nhận nuôi

Nero và trở thành gia sư cho Nero Seneca trở thành pháp quan vào năm 50,

kêt hôn với Pompeia Paulina, một phụ nữ giàu có.

Vào năm 54, Agrippina lên kế hoạch ám sát Claudius bằng nắm độc.Nero lên ngôi vương ở tuổi 16 Vụ sát hai Claudius năm 54 đã day Seneca vàBurrus (là vi chỉ huy quân sự được Agrippina lựa chọn) lên vị trí hàng đầu,

hai người cùng nhau làm việc Họ đưa ra các cải cách tài chính và tư pháp,

đồng thời nuôi dưỡng thái độ nhân đạo hơn đối với nô lệ Lần đầu tiên saunhiều năm, La Mã được vận hành một cách trơn tru Năm 55, anh trai ôngđược bồ nhiệm làm quan chấp chính tối cao, và năm tiếp theo, chính Seneca

đảm nhận vi tri đó.

Trong khoảng thời gian này, Nero càng ngày càng trở nên hoang tưởng

và tàn bạo Nero bắt đầu loại bỏ các đối thủ của mình, đây cũng là thời điểmbắt đầu sự suy tàn Seneca nhắc nhở Nero dù là vị mạnh nhất thì cũng không

27

Trang 32

thé giết chết tat cả những người kế nhiệm Nhung Nero không nghe và tiếp

tục tàn sát đàn ông trong gia tộc Julio-Claudian.

Seneca ngày càng trở nên giàu có dưới chính thể của Nero Chỉ trong vài năm, ông đã tích lũy được một khối tài sản khoảng ba trăm triệu đồngsesterce, chủ yêu là phần thưởng từ vị quân chủ của mình Ông chắc chắn đã

là khắc kỳ gia giàu nhất thế giới và có thể là giàu nhất trong lịch sử Có ghichép đã đề cập đến việc Seneca sở hữu khoảng 500 chiếc bàn gỗ họ cam quýtvới chân bàn làm bằng ngà voi giống hệt nhau chi dé giải trí [15, tr 261]

Dù biết Nero là một bạo chúa nhưng Seneca tiếp tục phụng sự, việc ôngtham gia nghị sự triều chính có lẽ do ông tin mình có thê làm được nhiều điềutốt từ vị tri đó hơn là dé Nero tự giải quyết [27, tr 15] Năm 62, Burrus quađời, ảnh hưởng của Seneca đến Nero phai mờ đáng kể, ông biết rằng mình không thé tiếp tục nữa nên rút lui khỏi triều chính Năm 65, Nero ra lệnh chết cho Seneca với cáo buộc ông có liên quan đến âm mưu ám sát hoàng dé dù

ông không tham gia việc đó.

Ông sáng tác tám vo bi kịch (Agamemnon, Thyestes, Oedipus, Medea, Phaedra, Phoenissae, Troades, Hercules Furens) Được viết hay nhất va hapdẫn nhất là tác pham Những bức thu dao đức gửi Lucilius, đây cũng là mộttrong ba tác phẩm nền tảng của chủ nghĩa Khắc kỷ Tác phẩm bao gồm 124bức thư đề cập đến một loạt các van dé đạo đức do chính ông trải nghiệm, đúckết, ông gửi những bức thư này cho bạn ông, Gaius Lucilius con

Epictetus (khoảng 55 - 135)

Epictetus ra đời như một nô lệ vào khoảng năm 55 sau công nguyên tại

Hiierapolis, Phyrygia - một tỉnh nói tiếng Hy Lạp ở Anatolia, phía Đông của

Dé quốc La Mã Tên của ông cũng có nghĩa là “kẻ được mua về” Nơi ôngsống tuân theo luật lệ vô cùng tàn bạo, luật Lex Aelia Sentia buộc nô lệ không

28

Trang 33

được tự do trước sinh nhật thứ ba mươi của họ Chủ nhân của ông là

Epaphroditus, một cựu nô lệ, từng là thư kí và có tầm ảnh hưởng dưới thời cai

trị cua Nero (54 - 69) và Domitian (81 - 96) Chủ nhân cua Epictetus là một

người độc ác, bạo lực va đồi bại, có lúc dùng hết sức dé vặn chặt chân của

ông Epictetus đã bình tĩnh cảnh báo ông ta đừng di quá xa và khi cái chân bi

gãy, ông cũng không hét lên Ông mỉm cười, nhìn chủ nhân của mình và nói,

“Không phải tôi đã cảnh báo ông sao?” [15, tr 328] Trong thời gian ở với

Epaphroditus, ông được chứng kiến về sự ganh tỊ, về tham vọng và sự thấtthường của cuộc sống tại triều đình Epaphroditus cho phép ông được họctriết học khi vẫn còn là nô lệ Năm 78, khi Musonius Rufus (30 - 101) trở vềsau lần lưu đày thứ ba, Epictetus đã theo học ông

Ở tuổi ba mươi, ông được tự do về mặt luật pháp cũng như tính thần,ông trở thành một thầy giáo tại La Mã dưới sự hỗ trợ của Musonius Vào năm

89, Hoàng dé Domitian trục xuất tat cả các triết gia ra khỏi Ý vì nghi ngờ họchống lại chế độ của ông ta, Epictetus cũng bị lưu đảy Ông định cư ởNicopolis, Epirus, phía đông Hy Lạp, ông mở một ngôi trường triết học và nótrở trở nên nôi tiếng Xã hội La Mã thời kì này vô cùng khắc nghiệt và tànkhốc, có rất nhiều học trò tìm đến nghe những bài giảng của ông Những người đến nghe ông giảng còn có cả những người giàu có, quyền lực Hoàng

dé Hadrian (117 - 138) đã đi qua Nicopolis và gặp Epictetus Không lâu sau

đó, các bài giảng của ông đến được với Marcus Aurelius, cháu nuôi củaHadrian và là vị vua tương lai sau này Ông qua đời vào khoảng năm 135 tại

Nicopolis, dù ông sinh ra là một người vô danh, một nô lệ nhưng những di sản

của ông vẫn còn và ảnh hưởng đến thế hệ sau Ông giống với Socrates, ôngkhông xuất bản bat cứ tác phẩm nào Các tác phẩm Giáo ngữ và Cam nang

thu ghi chép những lời day cua Epictetus, được lưu giữ bởi Arrian, hoc trò

của ông, tác phẩm viết dưới dạng thảo luận Trong đó dé cập đến việc học dé

29

Trang 34

đưa ra bức tranh tông thê và mục đích cho cuộc sông về các ưu tiên phù hợp với quan niệm hạnh phúc của chủ nghĩa Khắc kỷ; vê vân đê diễn giải các câu

chữ hay phát triển khả năng trong các hoạt động trí óc, tư duy logic

Marcus Aurelius Antoninus (121 — 180)

Marcus Aurelius sinh ngày 26 thang 4 năm 121, ông được đặt tên là Marcus Catilius Severus Annius Verus Khi ông lên 3, cha ông là Verus qua

đời và ông được hai người ông của mình nuôi dưỡng Marcus từ nhỏ đã nồitiếng về lòng trung thực Hoàng dé Hadrian dé mắt đến ông vì thành tích họctập tốt và nhận thấy tiềm năng nơi ông

Khi lên 10 hoặc 11 tuổi, Marcus bắt đầu học triết hoc Hadrian không

có con trai và vị hoàng dé này bắt đầu nghĩ đến việc chọn người kế vị.Vào sinh nhật lần thứ 17 của Marcus, Hoàng để Hadrian đã lên một kếhoạch bồi dưỡng ông.

Ngày 25 tháng 2 năm 138, Hadrian chấp nhận một người bảo trợ 50 tuổi

có khả năng và đáng tin cậy tên là Antoninus Pius với điều kiện ông ta phải

nhận nuôi Marcus Aurelius Sau khi chọn được sư gia, ông tham gia các khóa

học, và dù là thành viên của hoàng gia, ông vẫn đích thân đến nhà thay giáo

dé hoc thay vì yêu cầu họ đến dạy tại cung điện.

Vài tháng sau đó, Hadrian qua đời Marcus được chuẩn bị cho một vị trí

mà ở La Mã chỉ có mười lăm người từng năm giữ, ông được khoác lên mìnhchiếc áo tím và được phong làm Caesar.

Marcus Aurelius đã làm quan chấp chính ở tuổi 19, đây là chức vụ caonhất vùng Ở tuổi 24, ông lại nhậm chức một lần nữa Năm 161, ở tuổi 40,ông được sắc phong làm hoàng đề.

Dù được chọn làm vua và gánh vác nhiêu quyên lực to lớn từ khi còn trẻ,

nhưng Marcus vẫn thực hiện tốt các nghĩa vụ của bản thân, ông không bị

30

Trang 35

quyền lực thao túng Ông không ngần ngại chia sẻ quyền lực của mình với

người anh trai nuôi khác - Lucius Verus Marcus đã phong cho anh trai của

minh là hoàng dé đồng cai trị, lần đầu tiên dé quốc La Mã được cai trị bởi hai

vị hoàng đê.

Ở tuổi 26 ông trở thành một người cha, đây là trải nghiệm day biến đổi

và thách thức đối với bất kỳ người đàn ông nào Tuy nhiên, với Marcus, sốphận lại vô cùng tàn nhẫn khi ông có 13 người con nhưng chỉ có 5 người sốngsót đến lúc trưởng thành.

Cuộc đời của Marcus những năm sau nay cũng được định nghĩa bằngnhững sự mat mát Năm 149, ông mắt đi hai người con trai sinh đôi; năm 151,mất đi người con gái đầu lòng, Domitia Faustina va năm 152, một người contrai khác, Tiberius Aelius Antoninus chết khi còn nhỏ Cùng năm đó, em gái

của Marcus là Cornificia qua đời Không lâu sau, mẹ của ông, Domitia Lucilla, qua đời Năm 158, một người con trai khác không rõ tên của ông đã

qua đời Năm 161, ông mất cha nuôi, Antoninus Pius

Triều đại của ông từ năm 161 đến năm 180 diễn ra đại dịch Antonine — một đại dịch toàn cầu bắt nguồn từ Viễn Đông, lây lan một cách nhanh khủngkhiếp từ biên giới và cướp đi sinh mạng của rất nhiều người Bên cạnh đó, cáccuộc chiến tranh ở biên giới né ra liên tục Ông đã điều Verus đi chỉ huy quânđội, mình thì tiếp tục điều hành ở Rome

Trong thời gian này, ông xét xử các vụ kiện của tòa án, xem xét và thông

qua các đạo luật có lợi cho tất cả các tầng lớp của La Mã, ông giải quyết cácyêu cầu và khó khăn khác nhau đến từ các tỉnh Cũng trong thời gian này, ông

đã đàn áp giáo phái mới của Kitô giáo khi đã từ chối tôn vinh tôn giáo nhà

nước va phá vỡ trật tự xã hội Mặc dù những cuộc dan áp này sau đó đã bị lên

án khi Kitô giáo chiến thắng, nhưng vào thời điểm đó, chúng sẽ được coi là cần thiết trong việc giữ hòa bình Năm 165, một người con trai của Marcus là

31

Trang 36

Titus Aurelius Fulvus Antoninus (anh trai sinh đôi của Commodus) qua đời.

Cuộc chiến kết thúc vào năm 166, La Mã dưới sự chỉ huy của Verus đã giànhthắng lợi nhưng quân đội cũng chịu tổn thất nặng nề

Vào năm 169, ông mất con trai Verus trong cuộc phẫu thuật định kỳ,người mà ông hy vọng sẽ cùng Commodus cai trị giỗng như cách ông đã làmcùng với anh trai mình Cùng năm đó, Hoàng dé đồng cai trị với ông — LuciusVerus đột ngột qua đời và Aurelius một mình lãnh đạo dé chế La Mã Sau đóông dành phần lớn thời gian còn lại của mình cho các chiến dịch ở Germania,nơi ông viết những nội dung được biết đến trong Suy fưởng

Giữa năm 170 — 180, Marcus Aurelius đã vận động chống lại các bộ lạcngười German và đi thăm các tỉnh phía đông của dé chế của mình Năm 175,tướng Cassius của ông đã nôi dậy ở Syria, tự xưng là hoàng dé sau đó bị ám sát bởi một cấp dưới Vợ ông luôn đồng hành cùng ông trong các chiến dịch

170 — 175 và bà đi cùng ông đến Syria, Ai Cập, Hy Lạp Bà đã qua đời vào

mùa đông năm 175 sau 35 năm cùng chung sông với Marcus.

Vào năm 178, ông đã đánh bại các bộ lạc người German trên sông Danube và nghỉ ngơi tại Vindobona Marcus qua đời 2 năm sau đó vào tháng

3 năm 180 và con trai ông Commodus nối ngôi ông trở thành hoàng đề

Tác phẩm Suy £ưởng do Marcus Aurelius viết là một trong ba tác phẩm tiêu biểu của chủ nghĩa Khắc ky La Mã Suy ứởng của ông khôngphải là nhật ky, nó không ghi ngày thang năm và không kể ra các sự kiện

và giống như những bản ghi chép những suy nghĩ của Marcus về nhữngđiều mà ông quan tâm.

Trên đây là khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của các triết gia tiêu biểucủa chủ nghĩa khắc kỷ La Mã Tư tưởng đạo đức của các triết gia khắc kỷ La

Mã là sự kết tỉnh của trí tuệ chủ quan, được nảy sinh, phát triển từ chính hoàn

32

Trang 37

cảnh xã hội La Mã thời kỳ đó cùng với những biến cố cuộc đời của chính cáctriết gia.

1.2.2 Khái quát về tư tưởng triết học của chủ nghĩa khắc kỷ La Mã

Chủ nghĩa khắc kỷ được chia thành ba thời kỳ: khắc kỷ sơ kỳ (Zeno,Cleanthes và Chrysippus); khắc kỷ trung kỳ (Panaetius và Posidonius ) và khắc kỷ hậu kỳ (Seneca, Epictetus và Marcus Aurelius ) Hoặc theo khu vực

có thê phân chia sự phát triển của chủ nghĩa khắc kỷ thành khắc kỷ Hy Lạp vàkhắc kỷ La Mã Luận văn nghiên cứu tư tưởng đạo đức của khắc kỷ La Mãnăm ở giai đoạn chủ nghĩa khắc ky hậu kỳ với ba nhà khắc kỷ nỗi tiếng nhất

là Seneca, Epictetus và Marcus Aurelius Ngoài ba vị khắc kỷ La Mã vô cùngnổi tiếng trên, chúng ta có thé đề cập đến các nhà khắc ky ít nỗi tiếng hơn

như Cornutus, Misonius Rufus.

Như đã nói ở trên, chủ nghĩa khắc kỷ La Mã không còn quan tâmđến các lĩnh vực như logic học và vật lý học mà tập trung vào lĩnh vực dao đức học thực hành Nhưng chúng ta cũng không thé bỏ qua các tư tưởng về logic học và vật lý học của chủ nghĩa khắc kỷ Các nhà khắc kỷgiải thích mối quan hệ của ba bộ phận như sau: triết học giống như mộtsinh vật sống, logic học tương ứng với xương gân, đạo đức học tương ứngvới đa thịt và vật lý học tương ứng với linh hồn [24, tr 98] Qua đây ta cóthé thay được sự gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau của ba bộ phận này trongtriết học khắc kỷ, nếu tách riêng chúng thì ta sẽ không thê hiểu một cáchđầy đủ Triết học khắc kỷ La Mã kế thừa và phát triển từ chủ nghĩa khắc

kỷ Hy Lạp, vì vậy, khi nghiên cứu về đạo đức học của chủ nghĩa khắc kỷ

La Mã, chúng ta không thé không tìm hiểu về logic học và vật lý học củachủ nghĩa khắc kỷ Từ đó thấy được cơ sở cho sự hình thành tư tưởng đạođức của chủ nghĩa khắc kỷ La Mã

33

Trang 38

Tư tưởng của đạo đức khắc kỷ La Mã dạy con người cách sử dụng lý trí,đức hạnh, sự tự chủ và chấp nhận trật tự tự nhiên của vũ trụ Mục đích đạođức học của chủ nghĩa khắc kỷ La Mã là giúp con người sống hòa hợp với tựnhiên và để hiểu được ý nghĩa của việc sống hòa hợp với tự nhiên, ta phảihiểu được các đặc điểm của tự nhiên, lĩnh vực nghiên cứu của vật lý học Mục đích đạo đức của việc thoát khỏi các cảm xúc sẽ phụ thuộc vào cách hiểu về các khái niệm nhận thức luận, về phán đoán gây ra các cảm xúc ấy, trong lĩnh

vực logic học.

Logic học của chủ nghĩa khắc kỷ khác với logic học của Aristotle vì nó dựa trên việc phân tích các mệnh đề hơn là các thuật ngữ Phần lớn nó được xây dựng và định hình bởi Chrysippus, một trong ba nhà khắc kỷ nổi tiếng thời kỳ đầu Các nhà khắc kỷ La Mã đã kế thừa và phát triển các tư tưởng vềlogic sao cho phù hợp với tình hình và bối cảnh của bản thân Logic khắc ky

là logic mệnh đề sử dụng các thuật ngữ như "va", "hoặc", "nếu sau đó" và

"không", ví dụ “nếu p thì q; p; do đó q” [24, tr 129] Các nhà khắc kỷ La Mãkhông đi sâu vào các vấn đề về logic học nhưng họ vẫn áp dụng các quanniệm noi bật của logic học khắc ky dé phát triển các tư tưởng đạo đức củamình Đạo đức của chủ nghĩa khắc kỷ La Mã dạy con người về sống đức hạnh

và từ đó, con người sẽ đạt được hạnh phúc Người sống đức hạnh luôn có thê đối mặt với tất cả các tình huống bằng sự bình tĩnh và không bị ảnh hưởng bởicác hoàn cảnh xung quanh, có thể loại bỏ các cảm xúc tiêu cực khỏi tâm trí

Đề đạt được trạng thái trên, chủ nghĩa khắc kỷ La Mã đã sử dụng logic mệnh

dé dé kiểm tra nhận thức, phán đoán và hành động của họ, và sửa chữa bat kỳlỗi hoặc sự không nhất quán nào có thể làm xáo trộn tính hợp lý và hài hòa

trong tâm trí.

Các nhà khắc kỷ cũng đã sử dung logic mệnh đề dé kiểm tra và củng cố

niêm tin của họ, đê tránh bi lừa doi hoặc đánh lừa bởi các phán đoán sai hoặc

34

Trang 39

gây hiểu lầm Họ cũng đã sử dụng logic mệnh dé dé giao tiếp, tranh luận mộtcách hiệu quả và thuyết phục, bảo vệ quan điểm, giá trị của họ chống lại sựchỉ trích và sự đối lập Một điểm xuất phát trong nhận thức luận của chủ nghĩakhắc kỷ là ấn tượng, Marcus Aurelius đã sử dụng cụm từ ấn tượng đầu tiên để

đề cập đến các tri giác trước khi một phán đoán giá trị có tính cách vô thức được thêm vào đó Các nhà khắc kỷ cho rằng, với các an tượng ta được tiếpnhận, không nên vội vàng gan các giá tri lên đó, cần bình tĩnh xem xét, nhìnnhận nó theo bản chất của sự vật, từ đó đưa ra các phán đoán một cách chínhxác nhất và không có sự việc nào tốt hay xấu một cách cô hữu Các quan điểm

về logic học là một trong những cơ sở để phát triển các tư tưởng đạo đức củachủ nghĩa khắc kỷ La Mã

Các quan niệm về vật lý của các nhà khắc kỷ La Mã kế thừa và chịu sựảnh hưởng của chủ nghĩa khắc kỷ Hy Lạp, đề cập đến bản chất và cấu trúccủa thé giới vật chat cũng như cách nó được chi phối bởi một nguyên tắc lý trí

và thiêng liêng Sự sắp đặt này được thực hiện bởi thượng dé, dang hiện diệntrong toàn bộ vũ trụ sắp xếp vũ trụ thành một toàn bộ hài hòa, sắp đặt trật tựcác sự việc theo phương thức thiên hựu Thượng dé của các nhà khắc ky làmột thượng dé của triết học, được rút ra từ các luận cứ, mệnh dé, chứ không phải là sản phẩm huyền thoại hay mê tín Các nhà khắc kỷ đồng nhất thượng

dé với tự nhiên Thượng dé theo các nhà khắc ky là ở trong tự nhiên, không phải đắng sáng tạo cao xa, nằm ngoài tự nhiên Tự nhiên được xem xét nhưmột sinh thể có ý thức, đây là một thuộc tính thuộc về bản chất của tự nhiên.Con người là một thực thé của tự nhiên, là một bộ phận của tự nhiên cho nên

con người cũng có ý thức.

Một trong những quan niệm khác của vật lý được các nhà khắc kỷ La

Mã ké thừa là quan niệm về định mệnh Thượng dé đắng hiện diện trong toàn

bộ vũ trụ sắp xếp vũ trụ thành một toàn bộ hài hòa, sắp đặt trật tự các sự việc

35

Trang 40

theo phương thức thiên hựu Mọi sự việc tình cờ hay may rủi đều bị quy địnhbởi một nguyên nhân năm bên ngoài sự chú ý của ta [24, tr 200] Có một trật

tự nhân quả tất yếu và không thể thay đổi được mà ta gọi là định mệnh; nhưngtrật tự này được sắp đặt dé mọi sự vật hiện tượng vận hành theo con đường tốtnhất cho tat cả Thượng dé với tư cách là nguyên tắc tác động của vũ trụ sắp đặt vũ trụ theo những lợi ích tốt nhất của nó chứ không phải theo những lợi ích của bat cứ cá nhân con người cụ thé nao, hay con người với tư cách loài Các nhà khắc ky hậu kỳ tiếp thu các tư tưởng về định mệnh dé giải thích chonhững vấn đề con người gặp phải trong cuộc sống, từ đó, đưa ra các giải pháp

để con người có thể đối diện và thích nghi với nó Các tư tưởng trong logichọc và vật lý học không được chú trọng và phát triển ở triết học khắc kỷ La

Mã, nhưng các tư tưởng này vẫn có sự ảnh hưởng không hề nhỏ cho sự phát

triên các quan niệm vê đạo đức của triét học khắc kỷ La Mã.

36

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN