Tình hình nghiên cứuVấn đề đạo đức nói chung và XD DDCM cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng là nội dung được đông đảo các nhà khoa học, học giả quan tâm nghiên cứu Tính đến thời điểm
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
LÊ THÁI DƯƠNG
XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ CÁP CƠ SỞ
HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHÓ HÀ NỘI HIỆN NAY
HÀ NỘI - 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
LÊ THÁI DƯƠNG
XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ CÁP CƠ SỞ
HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHÓ HÀ NỘI HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 822900101
Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Thị Thùy
HÀ NỘI - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Phạm Thị Thùy Các số liệu, kết quả được sửdụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến giảngviên hướng dẫn của tôi — Tiến sĩ Pham Thị Thùy — người thầy đã luôn theo sát,tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa Triết học đã tận tình giảng dạy, cung cấp kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời
gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc và các anh chị em trong cơquan — Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tôi
trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình đã
luôn yêu thương, động viên và đồng hành cùng tôi trong quá trình hoàn thành
luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn, người em đã nhiệt
tình giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn cùng tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình hoàn thiện luận văn, mặc dù được thầy cô tận tìnhhướng dẫn song bản thân tôi cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết Tôirất mong nhận được sự cảm thông và góp ý quý báu của thay cô
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 02 năm 2024
Tác giả
Lê Thái Dương
il
Trang 5MỤC LỤC
9)09 9) 89907 i LOT CAM ON 0 cccccccccscsccscsecscsecsesecseseesucsssececsucarsucarsucarsucarsucersucarsucaesacanencaeeees ii DANH MỤC CAC TU VIET TAT oecceecccecccscsesssesssesssesseesseesssesssesssessveesses V DANH MUC BẢNG - 5 Ss SE 1121121127121111211211211211211 111k cre vi
DANH MỤC BIEU ĐÒ - 2-5252 EEEE 2121121121111 1111k vi
MỞ ĐẦU G5212 221 2122127121211211211 2110111111111 111011 11 111k |
1 Lí do chọn đề tài St St SE ‡EEEESESEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErEkrkrkrrrer |
2 Tình hình nghién CỨU - 2 + E1 E11 E318 E81 E3 E99 1 vn ng 3
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên CỨU - - 5 56+ SE svEEsseseeerreersexre 9
4 Khách thé, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2-2 s24 10
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - -«++-«++s+++ 10
6 Đóng góp mới của đề tài ¿- 2+e++E+Ek‡EESEEEEEEEEE2E1221 22171 EEcrrreg 10
7 Kết cau của đề tài -:¿- + + 2x21 2212211271211271211211 21111211 10
Chương 1: MOT SO VAN DE LÍ LUẬN VE XÂY DUNG ĐẠO ĐỨC
CACH MANG CHO CAN BO CAP CO SO HUYEN CHUONG MY,
THÀNH PHO HÀ NỘII 2-22 2 ©E+EEEEEE2EEE2EE2E1211271 2111121 crk, 11
1.1 Đạo đức cách mang và xây dựng dao đức cách mang cho cán bộ
CAP CO g0 ẽ .‹‹:‹-11‹ 11
1.1.1 Đạo đức cách mạng - - - + 1+ E3 E3 1311 EErsrrrrrerre 11
1.1.2 Xây dựng đạo đức cách mang cho cán bộ cấp CƠ SỞ 17
1.2 Tam quan trọng của việc XD DDCM cho đội ngũ cán bộ cấp cơ
sở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội hiện nay 25 1.3 Các yếu tố tác động đến việc XD DDCM cho đội ngũ cán bộ cấp
cơ sở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội hiện nay 31
1.3.1 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ 31
1.3.2 Sự tac động của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 33
ill
Trang 61.3.3 Công tác vận động, tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng,dao đức Hồ Chí Minh - - - St Sk+k+EvEE+E#EEEEEEEEEEEEEEEeEeEkrkrkerrkrkerrre1.3.4 Năng lực nhận thức, phẩm chất đạo đức, thái độ công tác củađội ngũ cán bộ cấp CƠ SỞ - ¿5252k 121121211111211 211111 c0,
Tiểu kết chương 1 2-2 SE +E£2E£+E££EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEcrkrree
Chương 2: XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ CÁP CƠ SỞ HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHÓ HÀ NỘI HIỆN NAY - THỰC TRANG VÀ GIẢI PHÁP 2: 5222s2cz+£xzzecred
2.1 Thực trạng XD ĐĐCM cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở huyệnChương Mỹ, thành phố Hà Nội hiện nayy 2 2 5 SsccxezxezSez
2.1.1 Những kết quả dat được 2-2 s5s+cke£Ee£E£E2EEerxerkerxerxee 2.1.2 Một số hạn chẾ -s- se +k+ESEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrrrkrree 2.2 Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác XD ĐĐCM cho cán bộ cấp cơ sở huyện Chương Mỹ, thành phó Hà Nội hiện nay
2.2.1 Thường xuyên quan tâm đúng mức, đánh giá đúng tầm quantrọng của việc XD DDCM cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở -2.2.2 Tuyên truyền, phô biến dao đức cách mạng cho cán bộ cấp cơ sở
2.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ xây dựng đạo đức, lối sống của cán bộ cấp cơ SỞ -:
2.2.4 Xử lí công bang, nghiêm minh những cán bộ cấp CƠ SỞ suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lỗi sống - 5z s25:
2.2.5 Phát huy vai trò tự xây dựng đạo đức cách mạng của cán bộ cấp
e9 de
Tiểu kết chương 2 - 2-2 SE xềEE9 2E EEEEEE1112111111111111 1.1111 c0.
KET LUẬN - ¿©5252 22<2EEEEEEEEE21211211211211 1111111211211 11 11 1 xe
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2 2 + x+£xerxerse+z
1V
Trang 7DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
1 Đạo đức cách mạng : ĐĐCM
2 Xây dung dao đức cách mạng : XD ĐĐCM
3 Ủy ban nhân dân : UBND
4 Mặt trận Tổ quốc : MTTQ
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng I.I: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
huyện Chương Mỹ (tính đến tháng 6/2023) -: : 29Bang 1.2: Trinh độ lý luận chính trị của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở huyện
Chương Mỹ (tính đến tháng 6/2023) 2-2 5 sec: 29
DANH MỤC BIEU DOHình 1.1: Bản đồ huyện Chương Mỹ, 2: 2-552©522E22£22£2£Ecrxerxersee 31
Mái
Trang 9MỞ DAU
1 Lí do chọn đề tài
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “Cũng như sông thì có nguồn
mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì
cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tải giỏi
đến may cũng không lãnh đạo được nhân dân” [34; tr.292] Với Người, việc giáo dục, rèn luyện ĐĐCM cho cán bộ được coi là nên tảng, là sức mạnh của
Đảng Vậy nên, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác luônđặc biệt quan tâm tới công tác xây dựng đạo đức Tham nhuan tư tưởng cao
đẹp của Người, xuyên suốt quá trình đấu tranh giành và giữ nước, Đảng ta đã
vận dụng linh hoạt, sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng, từng bước lãnh đạo
nhân dân ta giành chiến thăng, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước
Trong điều kiện hiện nay, khi nước Việt Nam ta đang bước vào một
giai đoạn cách mang mới với “khát vọng phát triển đất nước phôn vinh, hạnh phúc” thì đạo đức cách mạng phải trở thành “lẽ sống”, “cốt cách” của mỗi cán
bộ, đảng viên Chính vì vậy, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIH, Dang
ta đã xác định: “Nhân tô có ý nghĩa quyết định sự thành công của sự nghiệp
xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc là xây dựng đội ngũ cán bộ,
đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm
chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” [17; tr.111] Như vậy dé thay
rằng, trên con đường đổi mới, con người là yếu tố trung tâm, quyết định sự thành bại của cách mạng Đặc biệt, trong hệ thống chính trị Việt Nam, cấp cơ
sở được coi là “địa chỉ cần phải tới, là cái đích cần đạt được của tất cả mọihoạt động chỉ đạo chiến lược từ Trung ương đến địa phương” [4; tr.190] Do
đó, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở có vai trò quan trọng làm cầu nối giữa Đảng với
nhân dân, giữa công dân với Nhà nước Tuy nhiên, trong những năm qua
“một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý nhận
thức chưa đầy đủ tính chất, tam quan trong của công tác xây dựng, chỉnh đốn
Đảng; chưa nêu cao tỉnh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai nhạt lý
1
Trang 10tưởng, giảm sút ý chi, sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói chưa di đôi với làm, vi
phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật” [2] Từ những tồn tại này, Đảng ta
nhấn mạnh phải “kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn, đây lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sông, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; kết hợp chặt chẽ, hài
hòa giữa “xây” và “chống”, xây là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài,
chống là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên ” [2]
Huyện Chương Mỹ là mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống
lịch sử và cách mạng của thành phố Hà Nội Chiến lược phát triển của huyện
tầm nhìn đến năm 2030 quyết tâm trở thành huyện “năng động về kinh tế,phát triển văn hóa - xã hội, ôn định về an ninh trật tự, vững mạnh về quốc
phòng, góp phần cùng với thủ đô Hà Nội và cả nước thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [14;tr.63] Đề thực hiện được
mục tiêu này đỏi hỏi đội ngũ cán bộ của huyện phải đủ đức đủ tài, đủ tâm đủ
tầm và công tác cán bộ phải đặt lên hàng đầu vì “cán bộ là gốc của mọi công
việc” Trong những năm qua, huyện Chương Mỹ luôn coi trọng và đề cao
công tác XD ĐĐCM cho cán bộ cấp cơ sở, đây là nhiệm vụ thường xuyên
trong mọi hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của huyện Trong thực tiễn công tác,
đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của huyện đã đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ
đặt ra, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số cán bộ có biểu hiện dao động, suy
giảm bản lĩnh chính trị, phai nhạt lý tưởng, quan liêu, hách dịch với nhân dân,
tham nhũng Do đó, nhiệm vụ đặt ra đối với huyện Chương Mỹ là phải chútrọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính tri trong sạch, vững mạnh,
đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đặc biệt là việc XD DDCM cho cán bộ
cấp cơ sở Có như vậy huyện mới có thé hoàn thành được những mục tiêu va
phương hướng đã đề ra.
Xuất phat từ những lý do trên, tác giả lựa chọn chủ đề: “Xây đựng đạo đức cách mạng cho cán bộ cấp cơ sở huyện Chương Mỹ, thành pho Ha Nội
hiện nay ” làm dé tai luận van cua mình.
2
Trang 112 Tình hình nghiên cứu
Vấn đề đạo đức nói chung và XD DDCM cho đội ngũ cán bộ, đảng
viên nói riêng là nội dung được đông đảo các nhà khoa học, học giả quan tâm
nghiên cứu Tính đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều công trình nghiên cứu
với các cấp độ và góc tiếp cận khác nhau về chủ đề này Dưới đây là một số công trình tiêu biểu có liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về đạo đức và đạo đức cách mạng Cuốn sách “Tw ưởng Hồ Chí Minh về đạo đức” [67] của tác giả
Nguyễn Văn Truy chủ biên là một công trình nghiên cứu toàn diện về nguồngốc hình thành, nội dung cơ bản và đặc trưng của tư tưởng đạo đức Hồ ChíMinh Tác giả khang định sức sống trường tồn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh và sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn cách mạng hiện nay
Cuốn sách “Tim hiểu phương pháp Hồ Chí Minh” [5] của tác giả Hoàng Chí Bảo phân tích sự thống nhất giữa lối sống và nhân cách Hồ Chí
Minh, giữa tư tưởng với phương pháp va phong cách của Người Tác giả làm
rõ các phương pháp Hồ Chí Minh từ cấp độ lý luận, tư tưởng và sự thực hành
phép biện chứng như học thuyết “Giải phóng”, chủ thuyết “Phát triển”, triết lý
hành động, triết lý nhân sinh
Cuốn sách “Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chi Minh” [13] của tác giả Thành
Duy đã đi sâu nghiên cứu hai phương diện là “con người và văn hóa” trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, trong đó tập trung vào những vấn đề về đạo đức, giáo
dục đạo đức và thực hành lối song chuẩn mực Tác giả nhắn mạnh sự hình thành, giá trị và ý nghĩa của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh có vai trò quan
trọng trong cuộc sống hiện nay, nhất là đối với lĩnh vực giáo dục con người
Cuốn sách “Di sản Hồ Chi Minh về văn hóa, đạo đức” [6] do tác giả
Tran Văn Bính chủ biên phân tích sâu sắc những giá trị tư tưởng của Hồ ChíMinh về văn hóa và đạo đức Tác giả khăng định tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
là sự kết hợp nhuan nhuyễn giữa đạo đức truyền thống của dân tộc với tinh hoa đạo đức của nhân loại, được hình thành và phát triển trước yêu cầu của sự
3
Trang 12nghiệp giải phóng dân tộc Tác giả cũng chỉ ra sự gắn kết, hài hòa và sự thốngnhất cao độ giữa đạo đức đời thường và ĐĐCM
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Tw twéng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng và vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện
nay” [71] của TS Nguyễn Khánh Vân là chủ nhiệm đề tài, Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh, năm 2010 Trên cơ sở tiếp thu có chon lọc những thành tựu nghiên cứu trước đây về ĐĐCM của Hồ Chí Minh, đề tài đã có nhiều điểm mới như: làm rõ nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐCM; chỉ
ra mối quan hệ giữa tư tưởng ĐĐCM của Hồ Chí Minh với dao đức Hồ ChíMinh; đi sâu nghiên cứu vấn đề DDCM mang tính ứng dụng cao, phươngpháp thực hành ĐĐCM vào lĩnh vực giáo dục đào tạo, đặc biệt là ở cấp Đạihọc; các giải pháp cụ thé nhằm vận dụng hiệu quả ĐĐCM Hồ Chí Minh tại
các trường Đại học ở thành phố Hồ Chí Minh
Luận văn thạc sĩ Chính trị học “Giáo dục đạo đức cách mạng cho
thanh niên huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội hiện nay” [59] của tác giảĐặng Thị Thủy chỉ ra cơ chế thị trường với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần đã và đang phát huy được nhiều yếu tố tích cực, có tác động mạnh mẽ
tới sự nghiệp đôi mới ở nước ta, tuy nhiên, vẫn còn nhiều ảnh hưởng tiêu cựclen lỏi vào các mối quan hệ trong xã hội, làm lệch lạc các chuẩn mực đạo đức,kéo theo sự suy thoái về đạo đức của một bộ phận người dân, đặc biệt là tầng
lớp thanh niên Tác giả đã làm rõ thực trạng GD DDCM cho thanh niên huyện
Phúc Thọ, thành phố Hà Nội và đề ra các phương hướng, giải pháp nâng cao
chất lượng GD DDCM tai địa phương này
Ngoài ra còn có một số bài viết trên các báo, tạp chí như: “Van đề nâng cao đạo đức cách mạng trong xây dựng chỉnh don Đảng” của Thành Dung,
Tạp chí Cộng sản, số 26, 2000; “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ở nước ta hiện nay và những biển động trong lĩnh vực đạo đức” củaNguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Lý luận chính trị, số 9, 2001; “Tu ưởng Hồ
Chí Minh về dao đức ” của Lê Trọng An, Tạp chí Triết học, số 1, 2005; “Nói
4
Trang 13di đôi với làm phải nêu gương về đạo đức - một nguyên tắc cơ bản của đạo
đức Hô Chí Minh” của Song Thành, Tap chí Cộng sản, số 11, 2005; “Ra sức
học tập, nỗ lực phan đấu và rèn luyện, không ngừng làm theo tư tưởng, đạo
đức và phong cách Hồ Chí Minh” của Nguyễn Phú Trọng, Tạp chí Cộng sản,
số 968, tháng 6/2021, tr 5 Các bài viết nghiên cứu trên đã đề cập đến các khái niệm về đạo đức, ĐĐCM, chỉ ra các giải pháp dé hạn chế, xóa bỏ những
hạn chế còn tổn tại trong công tác giáo dục DDCM Điểm mới ở những công
trình trên là các van dé về đạo đức, ĐĐCM được néu ra, phân tích cụ thể trên
cơ sở khoa học và thực tiễn
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về xây dựng đạo đức cách mạng
doi với cán bộ
Với những suy tư, trăn trở, sự quan tâm đặc biệt với đạo đức cách
mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có rất nhiều tác phâm và bài viết như: tácphẩm “Đường Cách mệnh” năm 1927; tác pham “Stra đổi lối làm việc ”, Nxb
Sự thật, năm 1948; tác phẩm “Cần kiệm liêm chính” xuất bản năm 1949; bàiviết “Thuc hành tiết kiệm, chong tham 6, lãng phí, chống bệnh quan liêu”
năm 1952; bài viết “Đạo đức cách mạng” đăng trên báo Nhân dân, số 460, ngày 6/6/1955; bài viết “Nang cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa
cá nhân ” đăng trên báo Nhân dân, số 5409, năm 1969 Trong các công trình trên, Người đã nêu một số thuật ngữ và nội dung của DDCM, đặc biệt là tam
quan trọng của việc học tập, rèn luyện DDCM, coi đây là “cái gốc” của người
cách mạng Mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn nâng cao ý thức tự soi, tự sửa, tự
điều chỉnh hành vi của mình, coi đây là việc làm thường xuyên, như việc “rửa
mặt hàng ngày”
Cuốn sách “Nâng cao đạo đức cách mạng, chong chủ nghĩa cá nhân — Một số van dé lý luận và thực tién” [19] của tác giả Nguyễn Khát Dat chủ
biên cho rằng việc nâng cao ĐĐCM, chống chủ nghĩa cá nhân là một nhiệm
vụ, yêu câu câp thiệt đôi với cán bộ, đảng viên Tác giả nhân mạnh công tác
Trang 14này phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và có ý nghĩa rất lớnđối với một đảng duy nhất cầm quyền như Đảng Cộng sản Việt Nam
Cuốn sách “Tu tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức ” [11] của tác giả Dinh
Xuân Dũng chủ biên là tập hợp những trích dẫn tiêu biểu, những bài nghiên
cứu về tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh Bên cạnh đó, còn là những câu chuyện ngắn gọn, mau chuyện sinh động về Bác Tất cả là minh chứng rõ nét nhất, là nguồn tài liệu phong phú phục vụ cho việc học tập của cán bộ, đảng
viên và nhân dân
Cuốn sách “T dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng
viên hiện nay và đời sau theo tu tưởng Hồ Chí Minh” [62] của Nxb Thời đại,
năm 2012 gồm có 06 phan, bao gồm: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng; Bồi dưỡng, nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay; Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng đảng và chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay; Tư tưởng Hồ Chí
Minh về đảng viên và phát triển đảng viên; Những tắm gương tiêu biểu trong
“Học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Hướng dẫn thực hiện
một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, chính sách xã hội giai đoạn 2012
-2020, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng và quy chế giám sát Đảng” Tác
phẩm là nguồn tài liệu quan trọng giúp cho các cán bộ lãnh đạo nói chung và
bộ phận cán bộ làm công tác Đảng nói riêng, đảng viên tìm hiểu về chủ trương, đường lối của Đảng, những vấn đề đặt ra hiện nay với cách giải quyết,
tư đưỡng, rèn luyện theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Cuốn sách “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HồChí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lỗi sống, “tựdiễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” [3] của Ban Tuyên giáo Trung
ương, năm 2017, biên soạn với kết cấu súc tích, ngắn gọn về những quan
niệm của Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức,
33 66.
lôi sông, “tự diễn biên”, “tự chuyên hóa” trong nội bộ cán bộ đảng viên Tài
6
Trang 15liệu này có ý nghĩa và giá trị quý báu trong việc XD ĐĐCM cho đội ngũ can
bộ đảng viên từ cấp cơ sở đến cấp chiến lược
Một số bài viết như: “Suy nghĩ về giải pháp khắc phục sự suy thoái đạo
đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay ” của Phạm Huy Kỳ Tạp chí
Báo chí Tuyên truyền, số 3, 1999; “Nhận to tác động và xu hướng biến đổi đạo đức, lối sống trong cán bộ đảng viên” của Tô Huy Rứa, Tạp chí Cộng sản, số 33, 2003; “Giáo duc, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng
viên theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của Mạc Văn Nam, Lê HữuCát, Tạp chí Triết học, số 9, Hà Nội, 2004; “Tu tong đạo đức Hồ Chí Minh
với việc nâng cao đạo đức cán bộ, đảng viên hiện nay” của Lê Hữu Nghĩa,
Tạp chí Cộng sản, số 2, 2006 đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực
tiễn của DDCM theo tư tưởng Hồ Chí Minh Các tác giả chỉ ra những mặt ưu điểm và tiêu cực trong công tác XD DDCM, đặc biệt là đối với đội ngũ cán
bộ, đảng viên hiện nay Đồng thời, các tác giả cũng đề xuất nhiều giải pháp
như: đổi mới phương pháp, cách thức hoạt động các phong trào giáo dục; tăngcường kiểm tra, giám sát của Đảng đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên; phát
huy vai trò nêu gương nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công
tác XD ĐĐCM hiện nay
Luận án tiến sĩ Triết học “Quan hệ cá nhân — xã hội trong tu tưởng đạo
đức H6 Chí Minh với vấn dé giáo dục đạo đức cách mang cho cán bộ quản lý lãnh đạo hiện nay” [26] của Phạm Huy Kỳ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, 2001 đã phân tích những quan điểm cơ bản về quan hệ cá nhân —
xã hội trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và việc giải quyết mỗi quan hệ
này từ góc độ đạo đức của người cán bộ cách mạng
Luận văn thạc sĩ Triết học “Xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ
chủ chốt cấp CƠ SỞ trong điều kiện kinh tế thị trường ở tính Bắc Giang hiện nay” [51] cua Dương Quốc Quân, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005 đã làm rõ
các mặt ưu, nhược điêm về đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ chủ chôt
7
Trang 16cấp cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trường ở tỉnh Bắc Giang, từ đó tác giả đềxuất một số giải pháp cơ bản, trọng tâm nhăm XD DDCM cho đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở ngày một có hiệu quả
Luận văn thạc sĩ Triết học “Tu tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách
mạng với việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên
ở Việt Nam hiện nay” [50] của Nguyễn Thị Nguyệt, Trường Đại học Khoahọc xã hội và nhân văn, 2015 đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐCM và phân tích thực trạng báo động về suythoái đạo đức của cán bộ, đảng viên hiện nay Tác giả nhắn mạnh cần phải
tuyên truyền, giáo dục, thực hiện tốt phong trào “đây mạnh học tập và làm theo tam gương đạo đức H6 Chí Minh”, nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, thực hiện tốt công tác cán bộ, tự giác rèn luyện đạo đức cách mạng có như
vậy thì DDCM của cán bộ, đảng viên mới được nâng lên
Luận van “Gido duc đạo đức cách mạng cho đội ngũ can bộ chủ chốt
các phường ở quận Nam Từ Liêm, thành phô Hà Nội hiện nay” [58] của VũThị Hoài Thu, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2019 đã làm rõ
những vấn đề lý luận cơ bản về đạo đức và ĐĐCM cũng như tầm quan trọng của GD ĐĐCM cho đội ngũ cán bộ chủ chốt Đồng thời, tác giả cũng đã nêu
ra thực trạng của quá trình GD ĐĐCM cho đội ngũ cán bộ quận Nam Từ
Liêm, xác định nguyên nhân và từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác GD DDCM cho đội ngũ cán bộ
Luận văn thạc sỹ Chính trị học “Nang cao hiệu quả công tác giáo dục
đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến Sỹ của Tổng cục An ninh — Bộ Công an trong tình hình hiện nay” [8] của Trần Văn Chế, Học viện Khoa học xã hội,
2019 đã nhắn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục ĐĐCM trong việc hình
thành nên nhận thức, tình cảm, hành vi của mỗi cán bộ chiến sỹ công an nhân
dân Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, trước những biến động phức tạp của
Trang 17nên kinh tế thị trường, đạo đức của một số cán bộ suy thoái thì công tác giáo
dục càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết
Các công trình nghiên cứu khoa học trên đã nêu ra và làm rõ những vấn
đề lý luận và thực tiễn trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ĐĐCM,
là nguồn tài liệu quan trọng cho việc học tập, nghiên cứu và rèn luyện DDCM
cho nhiều đối tượng khác nhau Liên quan đến công trình nghiên cứu của tácgiả, tác giả đã kế thừa được một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản vềĐĐCM và XD ĐĐCM Đó là những tài liệu khoa học hữu ích dé tác giả tiếp
tục nghiên cứu sâu hơn, làm sáng tỏ hơn vấn đề nghiên cứu của mình Mặc dù
đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về ĐĐCM và XD DDCM, nhưng van đề XD ĐĐCM cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở vẫn còn ít công trình nghiên cứu Vì vậy, tác giả nghiên cứu vấn đề này trong phạm vi huyện Chương Mỹ,
thành phố Hà Nội là nhằm làm sáng tỏ vấn đề lý luận và thực tiễn việc XD
ĐĐCM cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Điều này không chỉ mang lại giá tri khoa học mà còn có ý nghĩa to lớn đối với công tác xây dựng, phát triển đội
ngũ cán bộ trong hệ thống chính tri ở nước ta hiện nay
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về đạođức cách mạng và thực tiễn xây dựng ĐĐCM cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở,luận văn đề xuất các giải pháp xây dựng DDCM cho cán bộ cấp cơ sở ở
huyện Chương Mỹ hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Một là, làm rõ những nội dung cơ bản của xây
dựng ĐĐCM, phân tích tầm quan trọng và các yếu tố tác động đến việc xây
dựng ĐĐCM cho cán bộ cấp cơ sở huyện Chương Mỹ Hai là, phân tích thực
trạng xây dựng ĐĐCM cho cán bộ cấp cơ sở huyện Chương Mỹ và đưa racác giải pháp xây dựng ĐĐCM cho cán bộ cấp cơ sở ở huyện Chương Mỹ
trong giai đoạn hiện nay.
Trang 184 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Khách thê nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
- Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng DDCM cho cán bộ cấp cở sở ởhuyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ 32 đơn vi hành chính cấp xã, thị trấn trựcthuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội Từ năm 2020 đến nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Đề tài tiếp cận cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác —
Lênin về đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, đồng thời
kế thừa có chọn lọc kết quả các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học
đã công bồ liên quan tới đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp luận nghiêncứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời
kết hợp các phương pháp khác như: tổng hợp, phân tích, so sánh, hệ thống
hóa, khái quát hóa,
6 Đóng góp mới của đề tài
- Về lý luận: đề tài làm rõ được tầm quan trọng và các yếu tố tác động
đến của việc xây dựng DDCM cho cán bộ cấp cơ sở huyện Chương Mỹ Vận
dụng những nội dung cơ bản của ĐĐCM trong tư tưởng Hồ Chí Minh, xây
dựng sự hiểu biết và rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ cấp CƠ SỞ
huyện Chương Mỹ.
- Về thực tiễn: kết quả nghiên cứu có thé sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của
huyện Chương Mỹ và các địa phương khác Ngoài ra, có thể được sử dụng
làm tài liệu tham khảo dé nghiên cứu, giảng dạy và học tập các môn học như
Triết học, Đạo đức học, Tư tưởng Hồ Chí Minh
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm
2 chương, 5 tiết
10
Trang 19Chương 1
MOT SO VAN DE LÍ LUẬN VE XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH
MẠNG CHO CÁN BỘ CÁP CƠ SỞ HUYỆN CHƯƠNG MỸ,
THÀNH PHÓ HÀ NỘI
1.1 Đạo đức cách mạng và xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ cấp
cơ sở
1.1.1 Đạo đức cách mạng
1.11.1 Khái niệm đạo đức
Khái niệm đạo đức bắt nguồn từ tiếng La-tinh là moral, có nghĩa là 1éthói, đạo nghĩa Trong tiếng Hy Lạp, từ ethicos mang ý nghĩa là luân lí, đạo
đức, biểu hiện các mối quan hệ giữa con người với con người trong giao tiếp
với nhau hàng ngày Sau nay người ta phân biệt rõ hai khái niệm, moral là đạo đức, ethicos là đạo đức học
Ở phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cô
đại quan niệm, dao có nghĩa là con đường, đường di của con người trong xã
hội, đức dùng để nói đến đức tính, nhân đức Tựu chung lại, đức là biểu hiệncủa đạo, là nguyên tắc luân lí đạo nghĩa Do đó, đạo đức của người Trung
Quốc cô đại chính là những nguyên tắc, những yêu cầu mà thực tại đặt ra démỗi người phải tuân thủ và làm theo
Ngày nay, khái niệm đạo đức được định nghĩa là một hình thái ý thức
xã hội tập hợp những nguyên tắc, chuẩn mực của xã hội, nhằm điều chỉnh
đánh giá và cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với
xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền
thống và sức mạnh của dư luận xã hội
Từ điển Triết học định nghĩa: “Phạm trù đạo đức học chỉ nhiệm vụ mà
con người đứng trước xã hội, giai cấp, một tập thể phải thực hiện, do sự thôi
thúc cua dư luận xã hội và động cơ bên trong” [56;tr 315] Trong giáo trình
11
Trang 20“Đạo đức hoc” có nêu: “Đạo đức là sự thé hiện trách nhiệm đạo đức của con
người trước lợi ích chung và lợi ích của người khác, là ý thức về cái cần phải
làm và mong muốn được làm vì những lợi ích đó” [24;tr 117]
Từ những cách tiếp cận trên, có thể hiểu một cách chung nhất về phạm
trù đạo đức, đó là:
“Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình
sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiễn bộ xã hội
trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội ” [57; tr.54].
Dựa vào cách hiểu trên, đạo đức có một số đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhát, chủ thé cần hiểu rõ về những hành động, việc làm và mong muốn của bản thân và thực hiện nó với tất cả sự chân thành, không ngại khó, ngại khổ trên cơ sở của cái đẹp, cái thiện, gắn liền với lý tưởng, lẽ sống và
đem lại hạnh phúc, có ích cho cá nhân và xã hội.
Trước mỗi suy nghĩ, hành động của mình, các cá nhân phải tự nhận
thấy nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong công việc, trước tập thé và xã hội
Thực hiện các nghĩa vụ của đạo đức phải vì sự tốt đẹp, cao cả Do vậy, nó giúp con người gạt bỏ đi được những dục vọng, ham muốn nhất thời của bản
thân, nâng cao sự tự giác trách nhiệm với cộng đồng xã hội Ngoài ra, tự giác
không chỉ giúp chúng ta đạt được ước nguyện phù hợp với cá nhân mà đó
cũng chính là tiếng gọi của xã hội
Thứ hai, trong điều kiện được tự do lựa chon, không bị chi phối bởi
hoàn cảnh, sự ép buộc từ bên ngoài hay những vụ lợi từ bên trong thì hành
vi đạo đức được thực hiện, nhằm mang lại lợi ích cho bản thân, cho tập thể
và xã hội.
Trong từng nhiệm vụ được đặt ra đối với mỗi công việc hay trong các
hoàn cảnh khác nhau, có địa vị và vai trò khác nhau, chủ thể hành động có quyền được chọn lựa và quyết định có làm hoặc không làm hành vi đó mà
12
Trang 21không bị một thế lực, sức ép nào ngăn cản, thúc day hanh dong Tuy nhién,
điều đó chi được thực hiện khi cá nhân hiểu va biết được bổn phận cũng như
trách nhiệm của mình, chuyển đổi từ các yêu cầu khách quan thành các nhucầu của bản thân, trở thành mong muốn về đạo đức của mình Xuất phát từ
lương tâm, trách nhiệm, mỗi cá nhân thực hiện hành vi đạo đức một cách tự
nguyện, tự giác và đạt được thành tích cao nhất.
Thứ ba, đạo đức có sự thông nhất, kết hợp hài hòa giữa lý trí, tình cảm
của cá nhân với những nhu cầu đạo đức của xã hội; giữa nhận thức, ý chí vàhành động của chủ thể
Sự tôn tại va phát triển của xã hội có đặc trưng cơ bản là những hoạtđộng thực tiễn và lao động của con người Trong đó, lao động dù dưới bất kỳ
hình thức, trình độ nào con người cũng luôn có sự hợp tác, tương trợ và giúp
đỡ lẫn nhau Từ hình thức lao động một cách độc lập, sự phát triển của lao động đã khiến cho nhu cầu cần hợp tác, tương trợ lẫn nhau của con người xuất
hiện trên tinh thần bình dang và tự nguyện Từ đó, con người dan điều chỉnhsuy nghĩ, hành vi của mình sao cho hòa hợp với mong muốn, yêu cầu của
người khác, khi cần thiết có thé hy sinh quyền lợi của bản thân cho tập thé, cộng đồng, ở mức độ cao nhất là chính là phục tùng ý chí của xã hội Chính điều này, đã làm cho con người có tính cách tự giác, quan tâm đến các công
việc, van đề trong xã hội, không còn vụ lợi và trong họ đã nảy sinh mối quan
hệ tình cảm nghĩa vu Có thé nói, một trong những tiêu chuẩn giá trị cao nhất
của ý thức xã hội đó là tình cảm nghĩa vụ Tình cảm nảy giúp cho những ham
muốn, dục vọng của mỗi cá nhân bị dập tắt dé hành động theo những chuẩnmực của xã hội Chính từ đây, chủ thé thực hiện hành vi của mình một cách tựgiác, tự nguyện bằng sự thúc giục của lương tâm
Thứ tư, đạo đức là sản phâm giữa lý luận và thực tiễn của con người, là
sự kết hợp của hoạt động giáo dục và tự giáo dục
Đạo đức được quy định bởi hoạt động sống của con người, lịch sử phát
13
Trang 22triển của xã hội và là kết quả trực tiếp của giáo dục và tự giáo dục Ngay từ
khi sinh ra, mỗi người trong chúng ta đã nhận được sự giáo dục từ gia đình,lớn hơn chút nữa có sự chỉ bảo, dạy dỗ của thầy cô, nhà trường Quá trình này
đã dan dần hình thành và nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm, bổn phận của conngười với chính mình, với người khác và rộng hơn cả là đối với xã hội Bên
cạnh đó, hành vi và ý thức đạo đức của con người ngày một được bồi đắp quá
trình hoạt động trải nghiệm thực tiễn trong đời sống xã hội Tuy nhiên, dé quatrình ngày một phát triển và có những bước tiến thay đổi cả về chat và lượngthì giáo dục và tự giáo đóng vai trò rất quan trọng Chúng ta cần có ý thức tựgiác rèn luyện, trau dồi thường xuyên Có như vậy thì tri thức, tinh cảm và
hành vi đạo đức của người mới ngày một được hoàn thiện và phát triển Thực
tế cuộc sống đã chứng minh, chỉ khi cá nhân được học tập, sinh sống va rẻnluyện trong điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi thì ý thức và tình cảm đạo đức mới
có thé phát triển Từ cái tất yếu chuyển hóa thành cái hoàn toàn tự do, tìnhcảm, niềm tin chuyển thành cái thường trực Muốn đạt được điều này không
có cách nào khác là phải tự giác, siêng năng học tập, lao động, làm việc một
cách tự nguyện, công hiến cho nhân dân và xã hội.
Thw năm, cơ sở của đạo đức là lợi ich.
Nguồn gốc của đạo đức là lợi ích đã phát triển chin mudi của xã hội, là
lợi ích của sự tiến bộ xã hội Chủ thể thực hiện nghĩa vụ đạo đức luôn phảibiết đặt lợi ích của tập thê lên trên lợi ích của cá nhân Ở đó, trách nhiệm của
bản thân được hình thành trước lợi ích của người khác nói riêng và của cộng
đồng nói chung Điều này được thực hiện băng sự thôi thúc của lương tâm dé
có thể hoan thành được mọi nhiệm vụ Vì vậy, ý thức và hành vi đạo đức của
chủ thé phải được gan liền với quá trình nhận thức về sự thống nhất giữa lợi
ích cá nhân và lợi ích tập thể
1.1.1.2 Khái niệm đạo đức cách mạng
Hồ Chí Minh dé cập đến van dé đạo đức của người cách mạng từ rat
sớm Ban thân Người là hiện thân của DDCM, trong suốt cuộc đời hoạt động
14
Trang 23cách mạng, Người luôn coi trọng đạo đức và tu dưỡng đạo đức Người đặc
biệt nhắn mạnh sự cần thiết phải giáo dục những giá trị đạo đức mới cho quần
chúng nhân dân, đặc biệt là cán bộ, đảng viên, thanh niên với ý nghĩa là động
lực của cách mạng Hồ Chí Minh có nhiều bài viết trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến đạo đức cách mạng như: Đường cách mệnh (1927); Sửa đôi lối làm
việc (1947); Dao đức cách mạng (1955); Đạo đức cách mang (1958); Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân (1969); Di chúc (1969).
Hồ Chi Minh xác định dao đức cách mạng - đó là đạo đức của cán bộ,
đảng viên như một sự phân biệt với quan niệm chung về đạo đức của người Việt Nam Người có nhiều cách giải thích về đạo đức cách mạng Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng (1958), Người viết: “Nói tóm tắt, thì đạo đức cách mang là: Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng Đó là điều chủ chốt nhất Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lỗi, chính sách của Dang Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân Hết lòng, hết sức
phục vụ nhân dân Vi Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu
trong mọi việc Ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lénin, luôn luôn dùng tự phê
bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiễn công tác và cùng đồng chímình tiến bộ ”[38:tr.603] Theo Người, những người cán bộ, đảng viên muốn trởthành người cách mạng đúng nghĩa, không có gì là xa vời, khó khăn Bản thân biết
vì Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân Việt Nam thì sẽ tiến đến đức tính chí công vô tư
Có được chí công vô tư thì những khuyết điểm sẽ ngày một giảm thay vào đó là
những đức tính tốt như nhân, nghĩa, tri, ding sẽ ngày một tăng thêm Tư tưởngĐĐCM Hồ Chí Minh có sự thống nhất giữa chính trị và đạo đức, nói đi đôi
với làm, lí luận với thực tiễn, đạo đức vĩ nhân với đạo đức đời thường, đức
với tai ĐĐCM Hồ Chí Minh có giá trị dân tộc và nhân loại, có ý nghĩa lịch
sử, hiện tại và tương lai.
15
Trang 24Hồ Chí Minh coi đạo đức là “cái gốc” của người cách mạng Trong tác
phẩm “Đường cách mệnh”, Người có dé cập đến 23 yếu tố cần có của một người cách mạng, ở đó phan lớn là các tiêu chuẩn về đạo đức thé hiện trong 3 mối quan hệ với mình, với người và với việc Người nhân mạnh: “Cũng giống
như sông thì phải có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc,không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạođức thi dù tài giỏi may cũng không lãnh đạo được nhân dân Vì muốn giải
phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc ta tát, mà tự
mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn
làm nỗi việc gì” [34;tr292]
Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức như nguồn sức mạnh
to lớn của con người Làm cách mạng là một việc quan trọng, lớn lao nên
càng phải có sức mạnh Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ
thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm
vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ Sức có
mạnh mới gánh được gánh nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo
đức cách mạng làm nên tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ
vang” [39;tr601].
Hồ Chí Minh cho răng, người có ĐĐCM thì dù có gặp gian khổ, khókhăn, thất bại cũng không sợ sệt, nản chí mà lùi bước Khi cần, sẵn sàng hisinh cả tính mạng của mình cũng không tiếc Khi thuận lợi và thành công thì
ĐĐCM cũng không được phai nhòa, giữ vững tinh thần chất phác, khiêm tốn,
lo cho thiên hạ trước, vui sau thiên hạ, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứkhông ké cựu về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không
kiêu ngạo, không hủ hóa Người chỉ rõ: “Tuy năng lực và công việc của mỗi
người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được
đạo đức đều là người cao thượng” [36;tr508]
16
Trang 25Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức là một đặc trưng cơ bản của xãhội chủ nghĩa, là thước đo dé đánh giá chất người của cá nhân, là sức mạnh
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quyết định sự thành bại của
cách mang Trong 7# gửi các nhân viên cơ quan Chính phú (16-6-1847), Hồ
Chí Minh khang định: “Chúng ta đem tinh thần mà chiến thang vật chat, chúng ta vì nước, vì dân mà chịu khổ, một cái khổ có giá trị nhất, thì vật chất càng khổ tinh thần càng sướng” [34;tr176] “Moi việc thành hay là bai, là do
cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không” [37; tr 354] Theo
Người, đạo đức công dân là phải tuân theo pháp luật Nhà nước, nộp thuế đúng
kỳ hạn, thực hiện nghiêm luật lao động, gìn giữ, bảo vệ tàn sản chung, xây
dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
1.1.2 Xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ cấp cơ sở
1.1.2.1 Khái niệm cán bộ, cán bộ cấp cơ sở
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, van đề cán bộ luôn luôn được xác định là
một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách mạng
và đối với công tác xây dựng Dang Người quan niệm: "Cán bộ là những người
đem chính sách cua Đảng, cua Chính phú giải thích cho nhân dân, cho dân
chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời, đem tình hình của nhân dân, của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ dé đặt chính sách cho đúng Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc, giống như cây thì phải có góc, không
có góc thì cây héo, gốc có vững thì cây mới bên"[31:tr.26].
Người cũng cho rằng, cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy, nếu dâychuyên không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng têliệt Đời sống chính trị, kinh tế, xã hội được coi như một "cỗ máy", trong cô máy
đó có ba bộ phận: Một là chính sách đường lỗi của Đảng và Chính phủ; hai làquần chúng nhân dân, những người thi hành chính sách đó; ba là cán bộ Vị trí,
x
AW oo
vai trò của cán bộ là cái "dây chuyên”, "cau nôi" giữa Dang, Chính phủ với nhân
dân nhưng không phải là câu nôi cơ học mà là một dây chuyên câu nôi đặc biệt.
17
Trang 26Người cán bộ trở thành "cầu nối" thì phải có đầy đủ phẩm chat đạo đức, trí tuệ,bản lĩnh, phương pháp và phong cách thì mới giải thích cho dân chúng hiéu rõchính sách của Đảng và Chính phủ Nếu dây chuyền đó đở thì chính sách củaĐảng và Chính phủ có hay may cũng không thực hiện được; mat khác việc
hoạch định định xây dựng chính sách mới cũng gặp khó khăn, không phù hợp,
thậm chí sai lầm Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra răng, cán bộ là người đem chính sách của Dang, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng
thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để
đặt chính sách cho đúng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhắn mạnh: "Cán bộ là tiễn vốn của đoàn thé,
có vốn mới làm ra lãi Bat cứ chính sách, công tác gì nếu cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi Không có cán bộ tot thì hỏng việc, tuc là lỗ vốn" [34:tr.280].
Vì vậy, cán bộ quyết định mọi việc; công việc thành hay bại một phần lớn là do nơi tư tưởng, đạo đức, thái độ và lề lối làm việc của cán bộ Cán bộ là nhân tố
quyết định gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, nênhơn ai hết, họ phải có đủ phâm chất đạo đức, trí tuệ, bản lĩnh, phương pháp và
phong cách của một con người mới xã hội chủ nghĩa để lãnh đạo đất nước và
phục vụ nhân dân.
Ở Việt Nam, khái niệm cán bộ được quy định cụ thé trong Luật Cán bộ,
công chức 2008, tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 4: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bau cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong
cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ởtrung ương, ở tinh, thành pho trực thuộc trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngânsách nhà nước [52] Người cán bộ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau: (1)Thực hiện các nghĩa vụ, quyền quy định tại Chương II và các quy định khác có
liên quan của Luật Cán bộ, công chức 2008 (2) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và điều lệ của tổ chức mà mình là thành
18
Trang 27viên (3) Chiu trách nhiệm trước Dang, Nhà nước, nhân dân và trước cơ quan, tổchức có thâm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Cán bộ cấp cơ sở là đội ngũ hoạt động tại hệ thống chính trị xã, phường,
thị trấn, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, các đoàn thé xã hội với nhân dân, là
lực lượng trực tiếp tổ chức, triển khai thực hiện mọi chủ trương, đường lỗi, pháp luật, chính sách với nhân dân, gắn bó với phong trào của quân chúng nhân dân,
tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, để giải thích, vận động thực hiệncho hiệu quả, vừa thực thi quyền lãnh dao, quản lý, điều hành ở địa phương.Theo Luật Cán bộ, công chức 2008, cán bộ cấp cơ sở chính là cán bộ, công chức
cấp xã, phường, thị tran được bau cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường
trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người
đứng đầu tô chức chính trị - xã hội; là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã (phường), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
1.1.2.2 Nội dung xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ cấp cơ sở
XD ĐĐCM cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung và đội ngũ cán bộ
cấp cơ sở nói riêng là nội dung trọng tâm của xây dựng Đảng về đạo đức Đảng
ta luôn quan tâm, chú trọng xây dựng Đảng về đạo đức, coi đây là nhiệm vụ
thường xuyên, liên tục; là yêu cầu quan trọng, cấp thiết trong công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng, dé Dang that sự trong sạch, vững mạnh, “là dao đức, là văn
minh”, là tổ chức của những người ưu tú, có bản lĩnh chính trị vững vàng: đủ
năng lực và uy tin dé lãnh đạo nhân dân, xứng đáng với trọng trách được nhân
dân tin tưởng giao phó.
XD ĐĐCM cho cán bộ cấp cơ sở là việc làm cần thiết dé đội ngũ nàykhông ngừng lớn mạnh, trưởng thành về lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị,
là những tam gương cao đẹp, mẫu mực về phẩm chat đạo đức, lối sống: luôn nêu cao tỉnh thần yêu nước, hăng hái đi đầu trong lao động sản xuất, học tập, công
tác và chiên đâu, công hiên tâm huyết, sức lực, trí tuệ của mình cho sự nghiệp
19
Trang 28cách mạng của Đảng; là nguồn nhân lực quan trọng trong hệ thống chính trị Đểlàm được điều này, việc xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ cấp cơ sở bao
gồm các nội dung sau:
Mot là, xây dựng người cán bộ có đạo đức.
Người cán bộ có đạo đức là người phải có các chuẩn mực đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trước hết phải là người trung với nước, hiểu với dân Trong tư tưởng Hồ
Chí Minh, trung với nước, hiểu với dân là chuẩn mực có ý nghĩa quan tronghàng dau, là nội dung bao trùm, có tính chất chi phối đến các chuẩn mực đạo đứckhác Trung với nước, tức là phải tận tâm, tận lực phụng sự Tổ quốc, suốt đời phan dau, hy sinh vi độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng:
phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, di ở bất kì hoàn cảnh nào cũng không
phản bội, quy hàng kẻ địch Trung với nước cũng chính là trung với đảng, với
sự nghiệp cách mạng do đảng lãnh đạo, quyết tâm đưa đất nước phát triển theocon đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Hiếu với dân nghĩa là thấy rõ sức
mạnh, vai trò thực sự của nhân dân Dân là sốc của nước, là những người sáng tạo làm nên lịch sử Do đó, phải gắn bó với dân, kính trọng và lắng nghe ý kiến của dân, hòa mình với dân; tô chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối,
chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước; phải thường xuyên chăm lo đời
sông vật chất và tinh thần của nhân dân, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí; bất
cứ việc gì có lợi cho dân thì phải làm, bất cứ việc gì có hại cho dân thì phảitránh; phải làm hết sức minh dé nhân dân hiểu được quyền và trách nhiệm củangười chủ đất nước
Thứ hai là phải biết yêu thương và giúp đỡ con người, sống có nghĩa, cótình Tình yêu thương con người là yêu tất cả những người lao động, đặc biệt
thương yêu những người bị áp bức, bóc lột, bị doa day đau khổ, bị nô dịch giai
câp và dân tộc Tình thương yêu con người, sông có tình, có nghĩa luôn găn với
20
Trang 29hành động cụ thé là phan đấu vì tự do, hạnh phúc của nhân dân Phải giúp chocon người ngày càng tiến bộ, tốt đẹp hơn.
Thứ ba là phải biết cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Theo Hồ ChíMinh, cần là cần cù, siêng năng, chăm chỉ, cố găng, dẻo dai, việc gì dù khó khăn
mấy cũng làm được Muốn cho chữ cần có hiệu quả thì cần phải có kế hoạch cho mọi công việc, nghĩa là phải chủ động và sắp xếp công việc có kế hoạch, có sáng tạo, biết nuôi dưỡng tỉnh thần và lực lượng có thể làm việc lâu dài, đạt kết quả
cao; phải chống bệnh chây lười, biếng nhac, y lai, thụ động, vô kỷ luật Kiệm làtiết kiệm công sức, tiền của và thời gian, sử dụng chúng sao cho có ích nhất, hiệuquả nhất Kiệm cũng có nghĩa là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãitrong sản xuất và đời sống Liêm là trong sạch, không tham lam cả về vật chất vađịa vị Chính là không tà, là thăng thắn và đứng đắn Chí công vô tư là đặt việc
tập thể, việc công lên trên, làm bat cứ việc gi cũng đừng nghĩ đến mình trước,
khi hưởng thụ mình nên di sau, tức là lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ Nguoi
nhấn mạnh, thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết chống chủ
giúp đỡ, tương trợ với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước,
với những người yêu hòa bình, công lý và tiến bộ trên thế giới, chống sự han thùdân tộc Đó là tinh thần quốc tế cao đẹp mà Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ,
đảng viên đều phải thấm nhuan và rèn luyện trong cuộc dau tranh chung vì hòa
bình, phát trién và tiễn bộ trên toàn thé giới
21
Trang 30Thứ năm là phải tu dưỡng đạo đức suốt đời Hồ Chí Minh chỉ rõ, đạo đứccách mạng không phải trên trời xa xuống, nó do dau tranh, rèn luyện bền bi hàng
ngày mà phát triển và cũng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng
luyện càng trong Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ đại,
lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được, còn cỏ dại không cần chăm sóc
thì cũng mọc lu bù Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện mới có được, còn tư tưởng
cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ.
Thứ sáu là phải nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức Theo quanđiểm của H6 Chí Minh, lý luận phải gắn với thực tiễn nhưng điều quan trong
nhất về mặt đạo đức là lay hiệu quả làm thước đo Người chỉ rõ: "trước mặt quần
chúng không phải ta cứ viết lên trán chữ cộng sản mà ta được họ quý mến, quần
chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức" Trong mọi biểu hiện làm gương thì người cán bộ giữ một vai trò rất quan trọng Muốn hướng dẫn được cấp đưới và nhân dân thì mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước.
Thứ bảy là phải xây đi đôi với chống Hồ Chí Minh chỉ ra rằng trong đấutranh cách mạng, chúng ta thường xuyên phải chống lại ba kẻ địch: Bon dé quốc
là kẻ địch rất nguy hiểm; thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to;
loại thứ ba là chủ nghĩa cá nhân Vì vậy DDCM là vô luận, trong hoàn cảnh nào
cũng phải đấu tranh chống mọi kẻ địch, luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu Quan trọng nhất là đánh thang lòng tà là kẻ thù trong mình Lấy gương người tốt việc tốt hàng ngày giáo dục
lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổchức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới Xây và chống đi liềnvới nhau, trong mối quan hệ giữa chống và xây cần nhận thức chống cũng nhằmxây, đi liền với xây nhưng xây là nhiệm vụ chủ yếu và lâu dài
Hai là, xây dựng người cán bộ có năng lực.
Trên nền tảng đạo đức là gốc, người cán bộ phải có năng lực lãnh đạo và
tô chức thực hiện đường lôi, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
22
Trang 31Thực chat đó là năng lực tổ chức và động viên quan chúng thực hiện chính sáchcủa Đảng va Nhà nước Làm cán bộ tức là suốt đời làm day tớ trung thành của
nhân dân Như vậy, xét đến cùng năng lực lãnh đạo của người cán bộ là năng lực
phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích vật chất và tinh thần tốt nhất cho nhân dân
Muốn như vậy thì người cán bộ phải có năng lực học dân chúng, hỏi dân chúng, hiểu dân chúng, bởi vì không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân, có biết làm học trò của dân thì mới biết làm thầy của dân.
Năng lực của người cán bộ thê hiện ở phẩm chất đạo đức, trí tuệ, trình độ
lý luận, chuyện môn nghiệp vụ và cuối cùng nó thé hiện ở việc lãnh đạo đúng.Một người lãnh đạo đúng nghĩa thì không phải ngồi trong phòng giấy mà viết kếhoạch, ra mệnh lệnh, mà người lãnh đạo đúng có nghĩa là: (1) Phải quyết định
mọi van đề một cách cho đúng (2) Phải t6 chức sự thi hành cho đúng (3) Phải tô chức sự kiểm soát đúng Việc gì cũng cần phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng, tin vào dân chúng, đưa ra mọi vấn đề cho dân
chúng thảo luận và tìm cách giải quyết
Ba là, xây dựng người cán bộ có phong cách.
Phong cách của người cán bộ, người cách mạng có quan hệ mật thiết với
tư tưởng, đường lối và phương pháp cách mạng Tư tưởng, đường lối soi sáng hoạt động của người cán bộ phải có phương pháp đúng đắn và khoa học để đưa đường lỗi vào cuộc sống Kết quả thực hiện đường lối phụ thuộc vào hoạt động
cụ thê với trình độ, bản lĩnh, khí chất và phong cách của từng người Phong cách
của người cán bộ được thê hiện thông qua:
(1) Phong cách tư duy Người cán bộ phải có tinh thần độc lập, tự chủ,sáng tạo Độc lập là không lệ thuộc, không bắt chước, không theo đuôi Tự chủ
là tự mình làm chủ suy nghĩ của mình, làm chủ bản thân và công việc của mình,
tự mình thấy trách nhiệm trước nhân dân Sáng tạo là sẵn sàng từ bỏ những cái
cũ, lạc hậu, lỗi thời, tìm tòi cái mới phù hợp với quy luật khách quan Cái mới đó
không hoàn toàn phủ định những giá trị của cái cũ, mà vượt lên cái cũ, bô sung
23
Trang 32thêm những giá trị mới Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo đồng nghĩa với một bảnlĩnh vững vàng, một tinh thần dũng cảm trên cơ sở nhân cách và tài năng, tựquyết định một cách độc lập thái độ, hành động quan điểm của mình, không vì
áp lực bên ngoài mà thay đổi chính kiến với tinh thần dám nghĩ, dám chịu trách
nhiệm trước nhân dân, tô quốc và đảng Tư duy phải xuất phát tư thực tế, phù hợp với những điều kiện lịch sử cụ thể, nghĩa là phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước Việt Nam hiện tại.
(2) Phong cách làm việc Trước hết phải có tác phong quần chúng, ngườicán bộ phải đặt lợi ích của quần chúng nhân dân lên trên hết, liên hệ chặt chẽ vớinhân dân, việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân héu rõ, sansàng học hỏi nhân dân, có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân vàhoan nghênh nhân dân phê bình mình Thứ hai, phải có tác phong tập thể, dânchủ, cán bộ dù tài giỏi đến may cũng ko thé nhin khap duoc su vat, biét hét moi
việc, do vậy phải biết phát huy trí tuệ của tập thé, gắn bó với tập thé, tôn trọng
tập thé, đặt minh trong tập thé dé bàn bạc, giải quyết công việc Đồng thời, ngườicán bộ cũng không được chuyên quyền, độc đoán, áp đặt chủ quan mà phải thật
mở rộng dân chủ dé dang viên, quần chúng bày tỏ ý kiến của mình Thứ ba, phải
có tác phong khoa học Tức là phải có phương pháp, tác phong làm việc khoa
học, thiết thực, hiệu quả dé hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, được quần
chúng nhân dân tín nhiệm Bởi vì, khi người cán bộ, đảng viên có tri thức khoa
học và kỹ thuật, có trình độ lý luận cách mạng, có năng lực công tác và luôn tâm
huyết với nghề nghiệp nhưng nếu không có phương pháp, tác phong làm việckhoa học, xa rời thực tiễn, ít chịu cập nhật những biến đổi của tình hình, thậm
chí chuyên quyên, quan liêu, độc đoán thì khi thực hiện các nhiệm vụ thường
gặp khó khăn, vướng mắc, chất lượng và hiệu quả công việc sẽ không đạt đượcnhư mong muốn Người cán bộ phải khắc phục được thói quen tự do, tùy tiện,
gap chăng hay chớ, thiếu kế hoạch, thiếu điều tra, nghiên cứu, chậm chap, lề mè.
Phải xây dựng một tác phong khoa học trong công tác, trong lãnh đạo.
24
Trang 33(3) Phong cách ứng xử Người cán bộ phải có thái độ ân cần, niềm nở,vừa thân ái vừa nhiệt tình, thể hiện tắm lòng độ lượng, khoan dung Trong ứng
xử cần phải có thái độ khiêm nhường, tế nhị, tuyệt đối không đươc dùng sứcmạnh của quyên lực trong ứng xử với quần chúng nhân dân
Trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng ta đang đây mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống sự tha hóa quyền lực, chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng,
“lợi ích nhóm” thì việc xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, có bản
lĩnh chính trị vững vàng, có chuyên môn, nghiệp vụ, gắn bó mật thiết với nhân
dân theo tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết, và
đó cũng là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng ta hiện
nay Từ tắm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên càng cầnphải nêu cao trách nhiệm tiền phong, gương mẫu Người có chức vụ càng cao,
cương vị càng lớn càng phải gương mẫu trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong, lề lối công tác dé quan chúng, nhân
dân noi theo; phải thé hiện được tư tưởng vững vàng, quan điểm đúng đắn, dámnghĩ, đám làm, đám chịu trách nhiệm, hết lòng vì nước, vì dân; có phong cách
lãnh đạo khoa học, dân chủ, sâu sát thực tiễn, thật sự là hạt nhân đoàn kết, quy
tụ, tạo động lực và phát huy trí tuệ tập thê.
Do đó, việc xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên cấp cơ sở trong giai đoạn mới phải dam các tiêu chí sau: 1- Tận trung với
Đảng, tận hiếu với dân; 2- Bản lĩnh, kiên định, sáng tạo, tự cường; 3- Tận tụy vớiviệc, nhân nghĩa với người; 4- Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; 5- Tự trọng,
danh dự, đoàn kết, kỷ cương; 6- Trách nhiệm, nêu gương, tự soi, tự sửa; 7- Tu
dưỡng, học tập, phan đấu suốt đời
1.2 TẦm quan trọng của việc XD ĐĐCM cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội hiện nay
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định
“cán bộ là cái gôc của mọi công việc”, quyét định sự thành, bại của sự nghiệp
25
Trang 34cách mạng Để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng, xứng đáng là ngườilãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, người cán bộ phải hội
tụ đủ hai yếu tố: đức và tài, trong đó đức là gốc, là nền tảng Một người cán
bộ, đảng viên nếu không có đạo đức, trở thành hủ hóa, có hại cho cách mạng
và trở nên vô dụng Người không có đức lớn, dù tài giỏi đến mấy thì cũng không thể tựu thành đại nghiệp, không quy tụ, lãnh đạo được nhân dân Một
người được đánh giá có tài năng, có năng lực, chỉ khi nao hành động cua họ
gan liền với dao đức, tức là việc làm của họ phải vì mục đích chung, vi lợi ích
của tập thể, của cộng đồng, xã hội, đất nước Như vậy năng lực và đạo đức
phải đi liền với nhau, cùng với việc trau déi trình độ chuyên môn, kỹ năng,nghiệp vu , mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tự mình rèn luyện đạođức, là tam gương dé quan chúng noi theo, từ đó, lãnh đạo, tổ chức quan chúng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao Hành động của cán bộ, đảng viên nếu xa rời đạo đức thì trở nên có hại, vì hành động đó không vì tập thể,
không vì cộng đồng, không vì Tổ quốc, mà vì lợi ích cá nhân Hành động đó
có thể chà đạp lên lợi ích tập thể, lên lợi ích của người khác
Đội ngũ cán bộ, đảng viên nắm giữ các vị trí trong bộ máy nhà nước,
có quyền lực và đi liền với đó là nguy cơ tha hóa quyền lực, quan liêu, tham nhũng, biến chất, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lỗi sống của một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên, kể cả ở cán bộ lãnh đạo, quản lý còn nhiều diễn biến tinh vi,
phức tạp, khó lường, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, nếukhông bị ngăn chặn, day lùi, thì đây sẽ là một nguy cơ trực tiếp đe doa sự tồnvong của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa Tình trạng suy thoái ở một bộphận cán bộ, đảng viên, có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trước
hết là do bản thân những cán bộ, đảng viên đó phai nhạt lý tưởng cách mạng, tha hóa về phâm chất, đạo đức, thiếu tu đưỡng, rèn luyện, sa vào chủ nghĩa cá
nhân, không đủ bản lĩnh để vượt qua những cám dỗ Song có những lúc, có
26
Trang 35những thời điểm Đảng ta chưa quan tâm đúng mức đến công tác tuyên truyền,
giáo dục, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên.
Chính vì vậy, chúng ta cần xác định đấu tranh ngăn chặn, đây lùi cóhiệu quả sự suy thoái về tư tưởng chính tri, dao đức, lối sống trong nội bộ là
một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng Một trong những nội
dung quan trọng, đó là cần phải nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ,
đảng viên Đạo đức cách mạng là cơ sở để cán bộ, đảng viên nâng cao bảnlĩnh chính trị, hoàn thiện nhân cách, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng là nhiệm vụ chính tri quan trọng,
trực tiếp xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền trong sạch vững
mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức va đạo đức Tuy nhiên, không phải cứ đặt
ra nhiều nội dung và cách thức xây dựng là sẽ đem lại kết quả tốt, nhất là ở
một tập thê lớn với nhiều cá nhân có tính cách, suy nghĩ và hành động khác
nhau Chính vì lẽ đó, ý thức tự giác rèn luyện, tự du dưỡng đạo đức của mỗingười nói chung và ở mỗi cán bộ cách mạng nói riêng mới là giải pháp đem
lại hiệu qua cao nhất Chang thé mà, nhà hiền triết Không Tử từng nói rang,
ưa làm điều nhân mà không ham học học thì bị cái mối hại che lấp thành ra
ngu muội.
Việc XD DDCM cho cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ cấp cơ sởhuyện Chương Mỹ, thành phó Hà Nội là việc làm cần thiết, và phải được tiễnhành thường xuyên, liên tục Điều này xuất phát từ những yếu tố sau:
Thứ nhất, cán bộ cấp cở sở huyện Chương Mỹ giữ vai trò quyết địnhtrong việc thực hiện sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của Nhà nước về mọimặt của đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương Họ là những người cán bộlàm việc trực tiếp với nhân dân, gần dân và sát dân nhất Tất cả mọi đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, phát luật của Nhà nước do chính cán bộ cấp co SỞ phổ biến dé nhân dân nắm bắt và thực hiện Vì vậy, doi hỏi người cán bộ phải người có đạo đức trong sáng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân,
27
Trang 36có sự chỉn chu trong công việc, kiên định mục tiêu, lý tưởng, không dao động
trước những khó khăn, thử thách, không bàn lùi, quyết tâm thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị Họ phải là những người dám đảm
nhận công việc, không né tránh, khi đã nhận việc thì hết lòng dành tâm tư,
tình cảm, sức lực, trí tuệ và niềm tin vào công việc Đó chính là tố chất không ngại khổ, không đồ thừa cho người khác khi mình sai, càng không có tâm lý
ưa việc dễ, ngại việc khó Trái lại, họ sẵn sàng nhận những nhiệm vụ khó
khăn, mới mẻ, luôn đi tiên phong trong mọi công việc Bat luận trong hoàn
cảnh nào, họ cũng là người “lo trước thiên hạ, hưởng sau thiên hạ”, “việc gì
có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh” Họ
cũng phải là những người có tầm nhìn xa, trông rộng, nắm bắt được nhữngđòi hỏi cũng như khuynh hướng vận động, phát triển của thực tiễn, kịp thời
vạch ra những chủ trương và giải pháp đúng đắn, phù hợp với lòng dân Có như vậy, mới khắc phục được tình trạng “tư duy nhiệm kỳ” như hiện nay ở
một bộ phận cán bộ.
Thứ hai, cán bộ cấp cơ sở huyện Chương Mỹ là những người trực tiếp
giải quyết tất cả các công việc trong đời sống xã hội tại địa phương, do đó để trở thành người cán bộ tốt, được dân hiểu, được dân tin thì người cán bộ đó
phải luôn lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của nhân dân,không bàng quan, thờ ơ trước nỗi khổ, khó khăn của dân Sự quan tâm của cán
bộ thé hiện ở sự chia sẻ và đồng cảm với dân, luôn tôn trọng và yêu thương
dân Thau hiéu được khó khăn của dân, người cán bộ luôn trăn trở, dau dau tìm
ra giải pháp dé giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, phát triểnkinh tế, làm giàu cho địa phương Họ cũng phải có khả năng quy tụ, tập hợpnhân dân, phải là người biết truyền cảm hứng, khích lệ tinh thần cho quan
chúng để vượt qua khó khăn và hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra.
Thứ ba, mặc dù đội ngũ cán bộ cấp cơ sở huyện Chương Mỹ hiện nay
đã có sự cải thiện vê lực lượng, song vẫn còn một số hạn chế nhất định như:
28
Trang 37chênh lệch giới tính, trình độ chuyên môn, năng lực thực thi công vụ và phẩmchất đạo đức của cán bộ.
Theo số liệu của Phòng Nội vụ huyện Chương Mỹ, tổng số cán bộ cấp
cơ sở của huyện tính đến tháng 6/2023 là 359 người, trong đó, nam là 228người (chiếm 64%), nữ là 128 người (chiếm 36%) Điều này cho thấy, có sự
mắt cân đối về lực lượng cán bộ nam và cán bộ nữ, tỷ lệ nam gần gấp đôi nữ Nguyên nhân một phần xuất phát từ quan điểm sai lệch, định kiến về công tác
phát triển cán bộ, công chức nữ tại địa phương Do đó, đòi hỏi huyện phải
thực hiện bình dang giới trong công tác cán bộ, phải có chương trình hành
động mạnh mẽ dé tao nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ
nữ, bảo đảm số lượng và chất lượng, cơ cau và độ tuổi Coi đây là một nhiệm
vụ trọng tâm của địa phương, có chính sách chăm lo, ưu tiên để cán bộ nữ phan đấu, đảm bảo phát triển hài hòa và đa dang nguồn lực cán bộ của huyện.
Bảng 1.1: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
huyện Chương Mỹ (tính đến tháng 6/2023)STT | Trình độ chuyên môn nghiệp vụ | Số lượng | Tỷ lệ (%)
1 Sau dai hoc 28 7.80
2 Dai hoc 171 47.63
3 | Cao đăng 68 18.944_ | Trung cấp 73 20.33
5 Sơ cấp và chưa qua đào tạo 19 5.29
(Nguon: Phong Nội vụ huyện Chương Mỹ)Bảng 1.2: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ chủ chốt cap cơ sở
huyện Chương Mỹ (tính đến tháng 6/2023)
STT | Trình độ lý luận chính trị | Số lượng | Tỷ lệ (%)
1 | Cao cấp chính trị 43 11.98
2 | Trung cấp lý luận chính tri 208 57.94
3 Sơ cấp và chưa qua đào tạo 108 30.08
(Nguôn: Phòng Nội vụ huyện Chương Mỹ)
29
Trang 38Kết quả tổng hợp bảng I và bảng 2 cho thấy, nhìn chung trình độchuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị của cán bộ cấp CƠ SỞ
huyện Chương Mỹ về cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công việc đặt ra
Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ đại học trở lên
còn thấp, mới đạt hơn 55% Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực thực
thi công vụ của cán bộ huyện Trong khi, hiện nay trình độ dân trí của nhân
dân ngày càng được nâng cao, tính chất xã hội ngày càng phức tạp, đòi hỏi
việc quản lý nhà nước cần phải khoa học, bài bản Do vậy, cán bộ cấp cơ sở
cần phải có trình độ, nhất là kỹ năng thực hành tổng hợp Nếu cán bộ cấp trêncần phải chuyên sâu, thì cán bộ cơ sở lại phải có tri thức ở diện rộng, đangành, lĩnh vực, để có thể giải quyết được hoặc ít ra cũng biết được thủ tục vàcách giải quyết nhiều vẫn đề khác nhau trực tiếp nảy sinh ở cơ sở, để hướngdẫn cho người dân thực hiện Cán bộ cấp cơ sở là mắt xích quan trọng trongtổng thể các thành tố vận hành hệ thống chính trị Để đạt được hiệu quả caonhất trong quá trình thực hiện vai trò của mình, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở phải
không ngừng trau đồi, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng giải quyết công
việc Tự học tập, rèn luyện bền bỉ suốt đời là con đường cơ bản tự vươn lên
hoàn thiện mình Quá trình tự hoàn thiện, tự giáo dục, tự rèn luyện không phải
nhất thời mà là quá trình tự giác phan dau thường xuyên, liên tục, có mục dich,
có kế hoạch, bám sát tình hình để điều chỉnh, thích nghi với công việc, với thời
cuộc và hợp với lòng dân, ý Dang Trí tuệ của người cán bộ biểu hiện ở trình
độ học vấn, sự am hiểu thực tế, khả năng nắm bắt và giải quyết các van đề mà
thực tiễn cuộc sông đặt ra, cũng như ở sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac
-Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh — Trí tuệ là cơ sở dé phát triển năng lực tổ chức,
quản lý và sáng tạo của người cán bộ Người cán bộ có đầy đủ trí tuệ, thông
minh, sáng suốt sẽ luôn mang lại sự thành công Ngược lại, nếu không có trí
tuệ, người cán bộ "làm việc gì cũng khó" và không thể đi đến thành công
Bên cạnh đó, cũng tôn tại một số trường hợp cán bộ, đảng viên của
huyện mắc sai phạm, tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị,
Hà 66.
dao đức, lôi sông, “tự diễn biên”, “tự chuyên hóa” °
Cán bộ, đảng viên của
30
Trang 39huyện là những người trực tiếp đưa chủ trương, đường lối, nghị quyết của
Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với mọi tầng lớp nhân dân
Bởi vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong lời nói và hành động,
giữ vững nguyên tắc Đảng, khi nói, viết phải bám sát các quy định, kỷ luật
phát ngôn đúng với chức trách, nhiệm vụ, vi trí công tác của mình; phải nêu
cao tinh than tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thực sự là tắm
gương cho quần chúng làm theo Có như vậy, kỷ cương, kỷ luật của Đảng
không những được phát huy hiệu lực, hiệu quả, mà uy tín, vai trò, vị thế, sức
mạnh của Đảng ngày càng được tăng cường; ngăn chặn, day lùi và đập tanluận điệu xuyên tạc, phản động chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ, bảo vệ
nền tang tư tưởng của Dang, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân Đây là nhiệm vụ
trọng tâm của huyện dé thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biéu toànquốc lần thứ XIII: “Đây mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, làm cho mỗi cán
bộ, đảng viên thấy rõ bốn phận và trách nhiệm của mình, luôn vững vàng
trước mọi khó khăn, thách thức và không bị cám dỗ bởi vật chất, tiền tài, danh vong; đấu tranh có hiệu quả với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, bệnh
quan liêu, cơ hội, cục bộ, bè phái, mat đoàn kết nội” [18;tr 237]
1.3 Các yếu tố tác động đến việc XD DDCM cho đội ngũ cán bộ cấp cơ
sở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội hiện nay
1.3.1 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ
Hình 1.1: Bản đồ huyện Chương Mỹ
31
Trang 40Chương Mỹ là một huyện đồng bằng của thành phé Hà Nội, năm ở phíatây nam thủ đô Hà Nội, có thị tran Chúc Sơn cách trung tâm thủ đô Hà Nội
20km, nơi xa nhất của huyện cách trung tâm thủ đô không quá 40km Huyện
Chương Mỹ có diện tích rộng đứng thứ 3 toàn thành phó Dia hình được chia
làm 3 vùng: vùng bãi ven sông Đáy, vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa Trên địa bàn có 2 quốc lộ chạy qua là quốc lộ 6A với chiều dài 18km và đường Hồ Chí Minh với chiều dài 16.5km Nơi đây có 3 con sông chảy qua là
sông Day, sông Tích và sông Bùi chảy qua Chương Mỹ cũng là huyện năm
trong quy hoạch vùng thủ đô, là vùng vành đai xanh có đô thị vệ tinh Xuân
Mai và đô thị sinh thái Chúc Sơn Tổng diện tích của toàn huyện là 23.240,92
ha, trong đó: Nhóm đất phi nông nghiệp là 8.081,23 ha; Nhóm đất nôngnghiệp là 14.032,65 ha; Nhóm đất chưa sử dụng là 8.081,23 ha với 32 đơn vi
hành chính cấp xã (2 thị tran và 30 xã), có nhiều cơ quan đơn vi từ trung ương đến địa phương đóng trên địa bàn Huyện có nhiều lợi thế về đặc điểm tự
nhiên, điều kiện địa lý và là huyện mới được thành lập nên được thành phố
Hà Nội đặc biệt quan tâm đầu tư, xây dựng, xác định là huyện trọng điểm về
kinh tế, xã hội của Thủ đô Nắm bắt được điều này, chính quyền huyện
Chương Mỹ luôn di sâu, di sát thực tế, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phụcmọi khó khăn, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,
quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tô chức chính trị - xã hội, đặc biệt là công tác XD DDCM cho can
bộ cấp cơ sở của huyện
Với truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, huyện Chương Mỹ còn cónhiều thuận lợi trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng và pháttriển đời sống văn hóa an toàn, lành mạnh Những năm gần đây, các yếu tố
văn hóa truyền thống được huyện chú trọng bảo tồn và phát huy, những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan dần được xóa bỏ Lối sống, van hóa lành mạnh đã di
sâu vào từng xã, từng khu dân cư, từ đây trình độ dân trí của nhân dân cũng
32