1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Xét xử phúc thẩm vụ án hành chính - Thực tiễn tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội

91 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁPTRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

TRAN THE TRUNG

XET XU PHUC THAM VU AN HANH CHINHTHUC TIEN TAI TOA AN NHAN DAN

THANH PHO HA NOI

HA NOL, NAM 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁPTRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

TRẢN THẺ TRUNG

XÉT XỬ PHÚC THẤM VU AN HANH CHÍNHTHUC TIEN TẠI TOA ÁN NHÂN DAN

THANH PHO HA NOI

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và luật hành chínhMã số: 8380102

HÀ NỘI, NĂM 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, được thực hiện

dưới sự hướng dẫn của TS Hoàng Quốc Hồng Nội dung luận văn dựa trênkết quả nghiên cứu của tôi thông qua quá trình học tập tại trường và công tạitại Viện kiểm sát nhân dân quận Ba Đình, thành phố Hà Nội Một SỐ quanđiểm pháp lý liên quan đến dé tài được sử dung dé phục vụ cho việc xây dựngcơ sở lý luận của luận văn này đều được trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn gốcrõ ràng Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong

thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này.

Tác giả luận văn

Trần Thế Trung

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa1 HVHC Hanh vi hanh chinh

2 KSV Kiém sat vién3 NXB Nhà xuất ban

4 QDHC Quyét dinh hanh chinh

5 TAND Toa an nhan dan

6 TTHC T6 tung hanh chinh7 UBND Uy ban nhan dan

8 VKSND Viện kiếm sát nhân dân

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTDANH MỤC BANG

PHAN MO ĐẦU - G52 S3 E1 19E12121211211121111112111111111111111 1111111 xe |1 Tính cấp thiết của đề tài - 2-5 TT E212112112111211211211211 211 eye |2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2-5: 2S Ss‡SE+E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkerrrvee 23 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 2-2 5s s+s+£+z£ezxzzzzxeẻ 4

4 Mục tiêu nghiên cỨu - - - G1 1222111111 11111 11111 111 1E ng tk kg vết 45 Phương pháp nghiên CỨUu - G2 3322133211331 1 551115 11 8111 11x ng rà re 5

6 Những đóng góp mới của dé tài 2-52 ST tk 1E 2111111111111 xe 57 Cơ câu của luận văn - - c1 1E 1 11 1111111151111 1111111111 1111111111 Tre, 6CHƯƠNG 1.MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE XÉT XỬ PHÚC THẤM VỤÁN HANH CHÍNH - 2 E+SE+EE2EE2E2EE219719211112112112111111111111 1.1.1 Tre 7

1.1 Vụ án hành chính - . - c1 2222221111131 1111115 01111111 01111 ng ky 7

1.1.1 Khái niệm về vụ án hành chính 2-2-5 SxeEE+EeEeEerkerxrkerkerrrkd 71.1.2 Đặc điểm của vụ án hành chính 2-2 s2 e*x#EEzEeEEzEerkerxrkerxerred 91.2 Xét xử phúc thâm vụ án hành chính va đặc điểm của hoạt động xét xử vu

AM Wambh CHINN 0 16

1.2.1 Khái niệm xét xử phúc tham vu án hành chính 2 5+: l61.2.2 Đặc điểm của phúc thẩm vụ án hành chính: - 2 s5 e¿ 181.2.3 Vai trò, ý nghĩa của xét xử phúc tham vụ án hành chính 22KET LUẬN CHƯNG 2 - 2-52-5212 1211211211211111111111 1.1.1 tre 24CHƯƠNG 2:THUC TRẠNG QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT TO TUNG VEXÉT XU PHÚC THÂM VU ÁN HANH CHÍNH VÀ THỰC TIEN HOẠTĐỘNG XÉT XỬ PHÚC THẤM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI THÀNH PHÓ2.1 Quy định của pháp luật tố tụng về xét xử phúc thâm vụ án hành chính và

đánh giá các quy định của pháp luật - - - S322 113321 xxrrres 25

Trang 6

2.1.1 Quy định của pháp luật tố tụng về cơ sở để xét xử phúc tham vụ án hành2.1.2 Quy định của pháp luật tố tụng về xét xử phúc thâm vụ án hành chính 322.2 Thực tiễn hoạt động xét xử phúc thẩm vụ án hành chính tại thành phố Hà

Nộii SH 2n 2n 1121122112111 1111211211111 1121112111111 111g 47

2.2.1 Đặc điểm về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội 412.2.2 Thực tiễn hoạt động xét xử phúc thẩm vụ án hành chính của TAND thànhphố Hà Nội - 5 CS TH S1 1EE1211112111111211111111 1111111 1111 1211112111 1111 tu 482.2.3 Những kết quả đạt được trong hoạt động xét xử phúc thẩm vụ án hànhchính tai Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội - 2 2s s+setxzxecxez 522.2.4 Những hạn chế trong hoạt động xét xử phúc thâm vụ án hành chính tạiTòa án nhân dân thành phố Hà Nội 2-2 SS S2 +E9EE£E£EE2EEzESEEzEerkrrerree 53KET LUẬN CHƯNG 1ooiiecccceccccccceccccscsscscsessessscsssesssesssetssesesassssnseesssseseaneneeess 56CHUONG 3: MOT SO KIEN NGHI NHAM NANG CAO HIEU QUA XETXU PHÚC THÂM VU AN HANH CHINH 0 0 cccecccccccsseescseesesesesteeseeeteeeees 573.1 Kiến nghị nhằm xây dựng hoàn thiện các quy định pháp luật 573.2 Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xét xử phúc thẩm các vụ án hành chínhtừ thực tiễn xét xử phục thâm vụ án hành chính 2-2 2 22s =x+ 633.2.1 Nâng cao năng lực giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân, kếthợp hài hòa với phương thức giải quyết khiếu nại hành chính 63

3.2.2 Tăng cường đảm bảo tính độc lập trong xét xử của Tòa án 65

3.2.3 Nâng cao chất lượng của cơ quan, người tiến hành tố tụng trong việc giảiquyết vụ án hành chính ¿- - 2 ©®+EE+E£EEEEEEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEE1112111 1.111 673.2.4 Nâng cao ý thức pháp luật của chủ thể quản lý hành chính nhà nước vànhững người tham gia tố tụng hành chính - 2-52 5 2+Se£x2Ez£xzxezxe£ 70KET LUẬN CHUONG 43 G525 1 21 E12E12112112112121111111211 2112111 re 71PHAN KET LUẬN - ST SE E1 21811 11111111111111 1111111111111 xe 72DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

PHAN MỞ DAU1 Tinh cấp thiết của dé tài

Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa đã đặt ra cácyêu cầu cấp thiết đối với việc giải quyết khiếu kiện hành chính Một trong nhữngkhác biệt giữa Nhà nước pháp quyền với Nhà nước phong kiến trong lich sử théhiện ở mối quan hệ giữa bộ máy công quyền và người dân Trong Nhà nước hiện

đại, khi pháp luật được đặt ở vị trí thượng tôn thì quan hệ Nhà nước và công dân

được điều chỉnh bởi pháp luật, thể hiện ở quyền và nghĩa vụ giữa Nhà nước, cánhân, tô chức Đặc biệt trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa thì Nhà nước phải thựchiện các hoạt động dé quản lý xã hội đồng thời chịu trách nhiệm trước xã hội KhiNhà nước thực hiện hoạt động quan lý gây ra thiệt hai cho cá nhân, tổ chức trongđời sống xã hội thì phải chịu trách nhiệm, đồng thời cũng là nguyên nhân gây nênsự phản ứng của cá nhân, tổ chức Sự phản ứng này được thể hiện ở cá nhân, côngdân khiếu nại và khởi kiện Cùng với tiến trình cải cách hành chính, thực hiện dânchủ thì tâm lý, nhận thức của người dân đối với vị trí, vai trò của mình trong quản lý

nhà nước ngày càng được nâng cao Pháp luật của nhà nước ta quy định các phương

thức dé tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lựa chọn các phương thức để bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của mình khi QĐHC, HVHC của cơ quan nhà nước, cơquan hành chính nhà nước ban hành ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp củacá nhân, công dân, tô chức Xu hướng lựa chọn phương thức khởi kiện đối vớiQDHC, HVHC ra Tòa án và yêu cầu Tòa án giải quyết đang được cá nhân và tôchức sử dụng ngày càng nhiều hơn Có thể thấy tranh chấp hành chính phát sinh khicơ quan nhà nước, cơ quan hành chính Nhà nước ban hành quyết định hành chính,thực hiện hành vi hành chính tác động ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của cá nhân,tổ chức ở một số địa phương khá phức tạp, đặc biệt ở một số lĩnh vực đất đai, xâydựng, đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng Để đáp ứng việc khiếu kiện của cánhân, công dân, Pháp luật về khiếu nại, khởi kiện được Nhà nước chú trọng banhành, dé đảm bảo quyền khiếu kiện là một trong những quyền cơ bản của công dânđược thực hiện trong thực tế Trên tinh thần ay Luật TTHC 2015 đượcc ban hành

Trang 9

thay thé Luật LTTHC 2010.

Nguyên tắc hai cấp xét xử là một trong những nguyên tắc cơ ban của phápluật tố tụng hành chính (TTHC), được quy định cụ thé trong luật TTHC năm 2015.Việc quy định và thực hiện nguyên tắc này là một tất yếu khách quan phù hợp vớiquy luật của nhận thức và thực tiễn xét xử, nham đảm bảo cho các vụ án hành chínhđược xem xét, giải quyết một cách chính xác, khách quan, giúp Tòa án đưa ra đượcnhững bản án, quyết định đúng đắn nhất Thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, phúcthâm vụ án hành chính là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hành chínhmà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng

cáo hoặc kháng nghị.

Dé phúc thấm vụ án hành chính thực sự có hiệu quả, đảm bảo quyền và lợiích hợp pháp của các bên đương sự thì quy định về xét xử phúc thâm vụ án hànhchính là rất quan trọng Luật TTHC năm 2015 đã có nhiều sửa đổi bổ sung quantrọng so với Luật TTHC năm 2010 về các quy định về xét xử phúc thẩm vụ án hành

Xuất phat từ đặc thù cua thủ đô Hà Nội — Trung tâm chính tri, kinh té, văn

hóa và là một trong những đầu não về hành chính quan trọng bậc nhất của cả nước,tác giả luận văn mong muốn đi sâu nghiên cứu về tình hình thực tế áp dụng phápluật tố tụng hành chính dé xét xử các vụ án hành chính, đặc biệt là xét xử phúc thâmvụ án hành chính Những thành tựu và những bat cập của hoạt động xét xử phúcthâm, để từ đó có những đánh giá và đưa ra những kiến nghị phù hợp với hoạt độngxét xử phúc thấm vụ án hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội Từ thực tiễn đó,tác gia lựa chon đề tài “Xét xử phúc thâm vụ án hành chính Thực tiễn tai Tòaán nhân dân thành phố Hà Nội”, nhằm mục đích góp phần xây dựng, khắc phụcnhững bat cập của Luật TTHC, đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp và là nguồntài liệu tham khảo việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học pháp lý về việc giải quyết

vụ án hành chính.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Xét xử trong tố tụng hành chính luôn nhận được sự quan tâm, đóng góp ý

Trang 10

kiến của rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu Tính đến thời điểm hiện tại khiLuật TTHC năm 2015 đã có hiệu lực thi hành được 07 năm, đã có nhiều công trìnhnghiên cứu về giải quyết vụ án hành chính, xét xử phúc thẩm vụ án hành chính như:Luận án, luận văn, sách chuyên khảo, bài báo khoa học, v.v Trong đó có thể nêura một số công trình, bài viết sau:

- PGS TS Nguyễn Hoàng Anh, Hoat động xét xử hành chính ở nước ta,

Đại học Luật Hà Nội, 2015;

- Hoàng Thị Hoa Lê, Mor số van dé lý luận và thực tiễn về xét xử sơ thẩm

vụ án hành chính, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, 2016;

- Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt

Nam — NXB Công an nhân dân, 2014;

Những công trình nói trên tập trung nghiên cứu ở khía cạnh có liên quan tới

những van dé chung về TTHC, thẩm quyền xét xử án hành chính của Tòa án, hoạtđộng xét xử hành chính ở nước ta Tuy nhiên kê từ khi Luật TTHC năm 2015 đượcthông qua và có hiệu lực cho đến nay, có rất ít nghiên cứu thực sự đi sâu vào cácquy định về xét xử phúc thâm các vụ án hành chính và đặc biệt là thông qua thựctiễn tại thành phố Hà Nội Luật TTHC năm 2015 đã đặt ra rất nhiều vấn đề lý luậnvà thực tiễn nhất là trong bối cảnh một địa bàn cụ thể khá phức tạp như thành phốHà Nội, nơi mà hoạt động xét xử án hành chính đang gặp nhiều vấn đề bất cập,vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật, đặt ra những thách thức cần phảiquan tâm, giải quyết kịp thời.

Trang 11

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về lý luận và pháp luậtTTHC, cụ thê là luật TTHC năm 2015, vì đây là luật hiện hành và đang có hiệu lựcpháp luật Là cơ sở pháp lý về xét xử phúc thâm các vụ án hành chính.

Luận văn nghiên cứu thực tiễn việc xét xử phúc thấm các vụ án hành chínhcủa Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về tổ tung: Tác giả luận văn nghiên cứu về thủ tục phúc thấm bat đầu từgiai đoạn nhận don kháng cáo đến giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án hành chínhvì đây là những giai đoạn mang tính cơ ban và phô biến nhất trong việc giải quyếtphúc thâm vụ án hành chính.

Về không gian: luận văn nghiên cứu về xét xử phúc thẩm trong giải quyếtvụ án hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Về thời gian: luận văn nghiên cứu vào thời điểm bắt đầu từ khi Luật TTHCnăm 2015 có hiệu lực pháp luật (từ ngày 01/7/2016) cho đến nay.

Việc xác định giới hạn và định hướng nghiên cứu này thực sự có ý nghĩa

thiết thực và phục vụ trực tiếp cho công tác kiểm sát án hành chính tại địa phương

nơi tác giả luận văn đang công tác.4 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là trên cơ sở phân tích quy định phápluật hiện hành về xét xử phúc thâm vụ án hành chính, luận văn đi sâu vào nghiêncứu, đánh giá hoạt động xét xử phúc thâm vụ án hành chính trên địa bàn thành phốHà Nội, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quát và đề xuất các ý kiến nhằm hoàn thiện phápluật cũng như nâng cao hiệu quả giải quyết án hành chính Dé thực hiện mục tiêutrên, luận văn sẽ đưa ra và giải quyết các vấn đề sau:

- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá tong hợp các quy định pháp luật hiệnhành về xét xử phúc thấm vụ án hành chính

Trang 12

- Phân tích và đánh giá thực trạng xét xử phúc thâm vụ án hành chính tạithành phố Hà Nội — từ đó rút ra những điểm thành công, những hạn chế trong việcáp dụng quy định của pháp luật vào thực tiễn xét xử phúc thâm vu án hành chính,

cũng như lý giải nguyên nhân của thực trạng này.

- Từ thực tiễn đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật vềxét xử phúc tham vụ án hành chính cũng như nâng cao chất lượng giải quyết vụ ánhành chính nói chung cũng như trong giải quyết vụ án hành chính của thành phố Hà

Nội nói riêng.

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của

chủ nghĩa Mác — Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quanđiểm của Đảng cộng sản chỉ đạo về cải cách tư pháp, về tổ chức hoạt động tư pháp,về giải quyết án hành chính.

Phương pháp nghiên cứu cu thé là các phương pháp: phương pháp phântích, tong hợp, thống kê, so sánh, phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn,phương pháp nghiên cứu thực tiễn, và phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.Đặc biệt là phương pháp nghiên cứu từ thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

6 Những đóng góp mới của đề tài

Luận văn là công trình tác giả nghiên cứu chuyên sâu về xét xử phúc thâmvụ án hành chính qua thực tiễn tại Thành phố Hà Nội.

- Luận văn luận giải để làm rõ về thủ tục xét xử phúc tham vụ án hành

Trên cơ sở phân tích quy định về xét xử phúc thâm vụ án hành chính déthay được những điểm mới của Luật TTHC năm 2015 về tham gia TTHC, giảiquyết vụ án hành chính, xét xử phúc thấm vụ án hành chính, có đối chiếu với LuậtTTHC năm 2010; đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật vềgiải quyết vụ án hành chính trên địa ban Thành phố Hà Nội.

Luận văn đưa ra đề xuất, giải pháp dé nâng cao hiệu quả xét xử phúc thâmvụ án hành chính tại địa bàn Thành phố Hà Nội.

Trang 13

Luận văn có thé được sử dung làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiêncứu hoàn thiện các quy định của pháp luật về xét xử phúc thẩm vu án hành chínhtrong giải quyết vụ án hành chính.

7 Cơ cau của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, cấu trúcluận văn bao gồm những chương, mục sau:

Chương 1: Một số van đề lý luận về xét xử phúc tham vụ án hành

Chương 2: Thực trạng quy định của pháp luật tố tụng về xét xử phúcthấm vụ án hành chính và thực tiễn hoạt động xét xử phúc thẩm vụ án hànhchính tại thành phố Hà Nội

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xét xử phúc thẩm

vụ án hành chính

Trang 14

Còn dưới góc độ Luật học thì từ điển luật học định nghĩa vụ án là “Một vuviệc có dấu hiệu trái pháp luật mang tính chất hình sự hoặc tranh chấp giữa các chủthé pháp luật được đưa ra Tòa án hoặc cơ quan trọng tài giải quyét ”°

Trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, mâu thuẫn về lợi ích giữa chủthể quản lý với đối tượng quản lý thường dẫn đến phát sinh các tranh chấp hànhchính Chủ thể quản lý trong quản lý hành chính nhà nước chủ yếu là cơ quan hànhchính nhà nước còn đối tượng quan ly là công dân, các tổ chức của công dân.

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động của cơ quan hành chính nhà

nước nhằm thực thi quyền hành pháp Đây là một lĩnh vực có phạm vi rất phức tạp,đa dạng và rất dễ phát sinh các tranh chấp Trong quá trình các cơ quan hành chínhnhà nước điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội thì có thể xảy ra các xung độtliên quan đến lợi ích của công dân, tổ chức, nhà nước Đó là nguyên nhân dẫn đếntranh chấp hành chính, thông thường là tranh chấp giữa chủ thé quản lý hành chínhnhà nước với đối tượng quản lý hành chính nhà nước Để giải quyết các tranhchấp hành chính thì có hai phương thức:

+ Phương thức thứ nhất: công dân có quyền khiếu nại đến cơ quan hànhchính nhà nước và được giải quyết theo thủ tục hành chính (Theo Luật khiếu nại

' Viện Ngôn ngữ học - Trung tâm từ điển học (2002) Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Da Nẵng, tr.I 130? Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tô tụng hành chính, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr 211Bộ tư pháp, Viện khoa học pháp ly (2005), Từ điên Luật học, NXB Từ điên Bach Khoa, NXB Tư pháp,tr.860

Trang 15

Vậy vụ án hành chính chỉ phát sinh khi có tranh chấp giữa chủ thể quản lýhành chính nhà nước và đối tượng quản lý, khi các đối tượng quản lý khởi kiện vụ

án hành chính tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

Việc công dân khởi kiện đến Tòa án, yêu cầu Tòa án giải quyết và đượcTòa án thụ lý thì khi đó tranh chấp hành chính trở thành vụ án hành chính.

Theo Giáo trình Luật TTHC Việt Nam — Dai học Luật Hà Nội định nghĩa:

“Vụ án hành chính là vụ việc tranh chấp hành chính được Toà án có thâm quyền thụlí theo yêu cầu khởi kiện của cá nhân, tổ chức đối với quyết định hành chính, hànhvi hành chính dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ho”.

Còn theo giáo trình Luật TTHC Việt Nam - Đại học Quốc gia Hà Nội, vụán hành chính là "Vụ việc tranh chấp hành chính được Tòa án có thâm quyền giảiquyết theo yêu cầu khởi kiện hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tô chức đối với quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính””.

Các quan niệm trên về vụ án hành chính có điểm chung là tranh chấp hànhchính do cá nhân, tô chức khởi kiện đáp ứng các yêu cầu do luật định thi Tòa án cóthâm quyên thụ lý giải quyết.

Như vậy, từ những phân tích và các định nghĩa đã đưa ra ở trên: vụ án hành

chính có thé được hiểu là một tranh chấp hành chính do cá nhân, t6 chức khởi kiện

“Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình luật TTHC Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr 217Dai hoc Quoc gia Hà Nội - Khoa luật (2012), Giáo trình luật TTHC Việt Nam, NXB Dai hoc Quoc gia HaNội, Hà Nội, tr.250

Trang 16

yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình và đượcTòa án chấp nhận giải quyết.

Nói cách khác, vụ án hành chính là vụ án phát sinh khi cá nhân tô chức khởikiện ra Tòa án và yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của QĐHC, HVHC của Cơquan Nhà nước và được Tòa án có thâm quyên thụ lý giải quyết theo quy định của

pháp luật.

1.1.2 Đặc điểm của vụ án hành chính

- Thứ nhất, Hoạt động xét xử vụ án hành chính được thực hiện theo thủ tụctố tụng hành chính

Hoạt động của bat ky cơ quan nha nước nào cũng được thực hiện theo một

thủ tục được quy định bởi các quy phạm pháp luật về thủ tục hay nói cách khác đólà toàn bộ các quy tắc và thé thức mà các cơ quan nhà nước buộc phải tuân thủ khithực hiện một công việc thuộc thầm quyền của mình Thủ tục tố tụng hành chínhcũng là một loại thủ tục pháp lý được quy định bởi quy phạm tố tụng hành chính màTòa án khi thụ lý, xét xử đều phải tuân theo thủ tục đó.

Luật TTHC quy định những thủ tục làm cơ sở pháp lý để tòa án thực hiệnhoạt động của mình, quy định một cách cụ thé cơ quan tiễn hành tố tụng, người tiễnhành t6 tụng, người tham gia tố tụng, cá nhân, co quan, tổ chức khác có liên quanđến quá trình giải quyết vụ án hành chính phải thực hiện những hành vi nhất định

theo trình tự luật định như khởi kiện, thụ lý, xét xử vụ án hành chính, thi hành ánhành chính Khi Tòa án thực hiện hoạt động xét xử vụ án hành chính phải tuân thủnghiêm chỉnh những quy định của Luật TTHC, mọi hành vi trái với những quy định

của luật TTHC đều dẫn đến việc giải quyết vụ án hành chính không chính xác,khách quan, công bang, không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bêntham gia tố tụng.

- Thứ hai, nội dung của vụ án hành chính là tranh chấp hành chính giữa đốitượng quản lí hành chính nhà nước với chủ thể quản lí hành chính nhà nước phátsinh do việc thực thi quyền hành pháp.

Đề thực thi quyền hành pháp các chủ thé quản lí hành chính nhà nước sử

Trang 17

dụng nhiều hình thức, phương tiện quản lí khác nhau song chủ yếu được biểu hiện

thông qua hình thức ban hành các QDHC và thực hiện các HVHC trên cơ sở quy

định của pháp luật Việc ban hành các QDHC, thực hiện các HVHC là biểu hiện tậptrung nhất thẩm quyền của các chủ thé quản lí hành chính nhà nước đồng thời làcách thức áp đặt ý chí của chủ thể quản lí hành chính nhà nước tới các đối tượngquản lí thuộc quyền Vì vậy, QĐHC, HVHC chứa đựng khả năng xâm phạm quyềnvà lợi ích hợp pháp của đối tượng quản lí hành chính nhà nước và là nguyên nhânlàm phát sinh tranh chấp hành chính can được toà án giải quyết (vụ án hành chính).

Nội dung của vụ án hành chính thể hiện việc xung đột về quyền, lợi ích

giữa chủ thể quản lí hành chính nhà nước và đối tượng quản lí hành chính nhà nước.Cụ thể là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà đối tượng quản lí hànhchính nhà nước cho rằng QDHC, HVHC này là trái pháp luật Như vậy, việc toà ángiải quyết vụ án hành chính thực chất là giải quyết tranh chấp hành chính trên cơ sởxem xét và phán quyết về tính hợp pháp của các QDHC, HVHC; về mức độ xâmphạm của quyết định, hành vi này tới quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổchức là đối tượng của quản lí hành chính nhà nước.

- Thứ ba, vụ án hành chính chỉ phát sinh theo yêu cầu khởi kiện của mộtbên trong tranh chấp hành chính.

Trong quan hệ hành chính luôn thể hiện tính chất quyền lực phục tùng, tứclà áp đặt ý chí Chủ thể quản lí hành chính nhà nước áp đặt ý chí của nhà nước tớicác cá nhân, tổ chức thuộc quyền quản lí của mình thông qua các QĐHC, HVHC.Cơ quan hành chính vì lợi ích của nhà nước và xã hội dé ban hành QDHC, thựchiện HVHC Trong quá trình ban hành QDHC, thực hiện HVHC có thé gây ra nguycơ xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân cơ quan tô chức Từ đó làmxuất hiện sự phản kháng có ý thức của cá nhân, tô chức là đối tượng quân lí hànhchính nhà nước Sự phản kháng này là tất nhiên khi các QĐHC, HVHC mà các cánhân, tô chức này phải phục tùng không phù hợp với mong muốn, quyền hay lợi ích

của họ.

Như vậy, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng quản lí hành

Trang 18

chính nhà nước, bảo đảm tính dân chủ trong việc ban hành các QDHC hay thực hiện

các HVHC, pháp luật cần quy định những hình thức giúp các đối tượng quản lí hànhchính nhà nước phản kháng đối với các quyết định, hành vi này Trong đó, khởikiện vụ án hành chính đối với các quyết định, hành vi này để yêu cầu toà án giảiquyết tranh chấp hành chính và khiếu nại đối với các quyết định, hành vi này để yêucầu người có thâm quyên giải quyết tranh chấp hành chính là những hình thức phảnkháng được pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới quy định Mặc du, nộidung của vụ án hành chính là tranh chấp hành chính giữa đối tượng quản lí hànhchính nhà nước với chủ thé quản lí hành chính nhà nước nhưng không phải là cácbên trong tranh chấp này đều có quyền khởi kiện vụ án hành chính Ở đây, quyềnkhởi kiện vụ án hành chính chỉ thuộc về các cá nhân, tổ chức là những đối tượngchịu sự tác động của QĐHC, HVHC Đây là điểm khác biệt của vụ án hành chính sovới các vụ án dân sự, lao động, kinh tế Bởi vì pháp luật quy định quyền khởi kiện

các vụ án dân sự, lao động, kinh tế có thê thuộc về bất kì bên nào trong tranh chấp.

Sở dĩ các chủ thê quản lí hành chính nhà nước không có quyền khởi kiện vụán hành chính khi phát sinh tranh chấp với đối tượng quản lí là vì trong quản lí hànhchính nhà nước, chủ thé quan lí có quyền áp đặt ý chí nhà nước và buộc các đốitượng quản lí phải phục tùng sự áp đặt này Mặt khác, cho dù chủ thé quan lí cónhững hành vi trái pháp luật xâm phạm lợi ích của nhà nước thì với thâm quyền củamình, chủ thé quan lí hành chính nhà nước hoàn toàn có kha năng ngăn chặn, xử lícác hành vi đó đồng thời còn có thé đơn phương quyết định việc khôi phục các hậu

quả của việc xâm phạm này.

Pháp luật cho phép các bên đương sự trong vụ án hành chính có quyền ủyquyền cho người khác đại diện mình tham gia t6 tụng Người đại điện theo ủyquyền trong tố tụng hành chính phải là người có năng lực hành vi dân sự đây đủ,được đương sự hoặc người đại điện theo pháp luật của đương sự ủy quyền bằng vănbản Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhântham gia tố tụng hành chính thì các thành viên có thé ủy quyền cho một thành viênhoặc người khác làm đại diện tham gia t6 tụng hành chính Trường hợp người bi

Trang 19

kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng dau cơ quan, tô chức thì người bị kiện chỉđược ủy quyền cho cấp phó của mình đại điện Người được ủy quyền phải tham giavào quá trình giải quyết toàn bộ vụ án, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của

người bị kiện theo quy định của Luật TTHC 20155 Đây là một điểm đặc biệt khác

với các hoạt động tô tụng khác, người đại diện theo ủy quyền của chủ thé quản líhành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nướctrong vụ án hành chính chỉ có thé là cấp phó của mình tham gia tổ tụng Hay nóicách khác, việc ủy quyền này là bắt buộc.

Đây là một đặc trưng của hoạt động xét xử vụ án hành chính theo Luật

TTHC năm 2015, bởi trong các hoạt động tố tụng khác theo quy định của Bộ luật tổtụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự và thậm chí Luật TTHC năm 2010 trước đâyngười đại diện theo ủy quyền có thé là bat cứ ai có đủ điều kiện theo quy định của

pháp luật.

Từ những nhận định trên, chúng ta có thể nhận thấy người bị kiện trong vụán hành chính chủ yếu bao giờ cũng là cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính,người có thâm quyền là cán bộ, công chức trong các cơ quan đó Hay nói một cáchkhác chủ thể được sử dụng quyền hành pháp chủ yếu là cơ quan hành chính, nguòicó thâm quyền trong cơ quan hành chính, còn người khởi kiện vụ án hành chính chỉcó thé là cá nhân, t6 chức phải phục tùng quyền hành pháp (đối tượng quan lí hànhchính nhà nước); không thể có vụ án hành chính nếu không có yêu cầu khởi kiệncủa cá nhân, tô chức có quyên, lợi ích bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành

vi hành chính; việc xác định nội dung của vụ án hành chính hoàn toàn phụ thuộc

vào nội dung của yêu cầu khởi kiện này.

- Ther tu, vụ án hành chính phat sinh khi yêu cầu khởi kiện và được toà áncó thâm quyên thụ lý.

Tuy vụ án hành chính chỉ có thé phát sinh theo yêu cầu khởi kiện của cánhân, tô chức nhưng điều đó không có nghĩa là toà án buộc phải tiến hành giải quyết

vụ án hành chính theo yêu câu đơn phương của cá nhân, tô chức này Toà án chỉ có® Khoản 3 Điều 60 Luật TTHC năm 2015

Trang 20

thé tiến hành việc giải quyết vụ án hành chính nếu yêu cầu khởi kiện là hợp pháp vaphù hợp với thâm quyền của mình theo quy định của pháp luật.

Như vậy, một mặt để bảo đảm quyền khởi kiện vụ án hành chính của cánhân, tổ chức thì toà án có trách nhiệm tiếp nhận các yêu cầu khởi kiện vụ án hànhchính Mặt khác, dé có thé giải quyết vụ án hành chính theo đúng quy định của phápluật thì toà án có quyền xem xét tính hợp pháp của yêu cầu khởi kiện vụ án hànhchính và sự phù hợp của yêu cầu nay với thâm quyền của mình dé chấp nhận hoặctừ chối việc giải quyết vụ án hành chính Do đó, vụ án hành chính chỉ phát sinh khiyêu cầu khởi kiện vụ án hành chính của cả nhân, tổ chức được toa án có thẩm quyềnchấp nhận giải quyết thông qua hình thức thụ lí vụ án hành chính theo quy định của

pháp luật.

- Thứ năm, đôi tượng xét xử vụ án hành chính là QDHC, HVHC

Đặc trưng của mối quan hệ pháp luật hành chính là “mệnh lệnh - phục

tùng” nên trong hoạt động quản lý, cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chứctrong cơ quan hành chính nhà nước khi thực thi công vụ va ban hành các QDHC,

có thé gây ra nguy cơ xâm phạm quyên và lợi ích hợp pháp của cá nhân cơ quan tôchức Dé bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp đó, pháp luật quy định cho cá nhân, cơquan, tổ chức có quyền khởi kiện dé bảo vệ quyên, lợi ich hợp pháp của mình.

QDHC là văn bản do cơ quan nhà nước có thầm quyền ban hành theo trìnhtự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh tronghoạt động quản lý điều hành QDHC mang tính mệnh lệnh, áp đặt do co quan nhànước đơn phương ban hành, bắt buộc các đối tượng quản lý phải phục tùng và đượcthê hiện dưới hình thức văn bản Trên thực tế, các QDHC rat phong phú và da dang,có thé được chia thành hai loại là văn bản quy phạm (QDHC quy phạm) va văn ban

cá biệt (QDHC cá biệt).

QDHC quy phạm không phải là đối tượng xét xử xử của vụ án hành chínhvì chúng được ban hành nhằm điều chỉnh một hoặc một số lĩnh vực có tính chấtrộng lớn được áp dụng cho nhiều đối tượng, thời gian áp dụng tương đối lâu dài,không trực tiếp tác động đến quyên, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tô

Trang 21

chức Mặt khác, việc xem xét tính hợp pháp của một QDHC quy phạm có thủ tục

riêng và do chủ thé có thẩm quyền xem xét theo thủ tục hành chính Vì vậy, QDHCquy phạm không phải là đối tượng thuộc thâm quyền xét xử vụ án hành chính của

Tòa án nhân dân.

QPHC cá biệt là quyết định do cơ quan hành chính nha nước ban hànhnhằm giải quyết một công việc cụ thể, được áp dụng một lần đối với một hoặc mộtsố đối tượng cụ thé QDHC cá biệt trực tiếp tác động đến quyền, lợi ích hợp phápcủa cá nhân, cơ quan tô chức Những quyết định này là đối tượng khởi kiện và

thuộc phạm vi thụ lý, xét xử của Tòa án.

Đối với những QDHC cá biệt của cơ quan hành chính Nhà nước điều chỉnhcác vấn đề trong nội bộ cơ quan như việc điều động, thuyên chuyên công tác, đềbạt, khen thưởng khi có khiếu kiện Tòa án cũng sẽ không thụ lý giải quyết trừtrường hợp đó là quyết định kỷ luật buộc thôi việc Quy định này nhằm bảo đảmhoạt động xét xử của Tòa án không can thiệp vào hoạt động quản lý điều hành nộibộ của cơ quan hành chính “Quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầucơ quan, tổ chức dé áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chứcthuộc quyền quản lý của mình””, Về bản chất, quyết định kỷ luật buộc thôi việcchính là QĐHC mang tính chất nội bộ của cơ quan, tô chức áp dụng đối với côngchức thuộc quyền quan lý của cơ quan, tổ chức mình Tuy nhiên, do tính chất đặcbiệt của hình thức kỷ luật này là hình thức kỷ luật nặng nhất, ảnh hưởng trực tiếpđến đời sống, đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc thôi việc, nên loại

quyết định này được xem là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính nhằm bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của công chức.

HVHC là hành vi thực hiện công vụ của nhân viên cơ quan hành chính Nhànước Đó là hành vi thực hiện chức trách do Nhà nước giao, nhân danh Nhà nước và

lợi ich Nhà nước Khác với QĐHC phải thé hiện bang văn bản, HVHC được biéuhiện băng những việc làm cụ thể dưới dạng hành động hoặc không hành động đốivới những nhiệm vụ, công vụ được giao, thể hiện cụ thé như hành động không đúng

Khoản 5 Điều 3 Luật TTHC năm 2015

Trang 22

hoặc làm trái với các quy định của pháp luật, cũng có thé là việc không thực hiện

nhiệm vụ, công vụ mà theo quy định của pháp luật họ phải thực hiện HVHC của

nhân viên công vụ xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân, cơ quan tô chức sẽ trở thành đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính.

- Thư sáu, kết quả của hoạt động xét xử vụ án hành chính là việc Tòa ánphán quyết băng một bản án về tính hợp pháp của quyết định hành chính của cơquan hành chính hoặc người có thâm quyền trong cơ quan hành chính.

Hoạt động xét xử vụ án hành chính là hoạt động xem xét, đánh giá tính hợppháp của các QDHC, HVHC bị kiện Theo đó bản án hành chính sé đưa ra phán

quyết cụ thê về tính đúng sai trong việc áp dụng pháp luật của cơ quan hành chính,

cán bộ, công chức thực thi công vụ, chủ nhân của QDHC, HVHC bị kiện

Khi bàn về bản án hành chính, có nhiều ý kiến cho răng, khi người khởikiện khởi kiện một vụ án hành chính tức là khi đó quyền và lợi ích hợp pháp của họ

có khả năng bị xâm phạm bởi QDHC, HVHC của cơ quan hành chính Nhà nước,

người có thâm quyền của cơ quan hành chính Nhà nước Tòa án căn cứ vào các tàiliệu, chứng cứ thu thập được và nhận thấy đúng là quyền, lợi ích hợp pháp củangười khởi kiện đã bị xâm phạm thì cần phải tuyên hủy QDHC và cham dứt QDHCmột cách triệt dé.

Xuất phát từ mục đích điều chỉnh các mối quan hệ trong đời sống xã hội

mà cơ quan hành chính nhà nước ban hành QDHC, HVHC Tòa án theo các quy

định của Luật TTHC có quyền tuyên hủy QDHC, cham dứt HVHC nếu có căn cứ,còn việc sửa QDHC hoặc ban hành QDHC mới thì đó thuộc về thâm quyền cua coquan, tổ chức có thâm quyền ban hành quyết định đó Toa án chỉ được thực hiệnthâm quyền trong một giới hạn cho phép và không được can thiệp sâu vào hoạtđộng của cơ quan hành chính Nhà nước Do đó kết quả của hoạt động xét xử vụ ánhành chính chỉ là một bản án, phán quyết về tính hợp pháp của QĐHC, HVHC làđối tượng khởi kiện của vụ án hành chính.

Trang 23

1.2 Xét xử phúc thâm vụ án hành chính và đặc điểm của hoạt động xét

xử vụ án hành chính

1.2.1 Khái niệm xét xử phúc thâm vu án hành chính

Dé hiểu rõ về khái niệm xét xử phúc thâm vụ án hành chính thì ta cần phảihiểu được “xét xử” là gì và “phúc thâm vụ án hành chính” là gì? Từ đó mới kháiquát được một cách đầy đủ, chính xác về xét xử phúc thâm vụ án hành chính.

Trước tiên cần tìm hiểu về phúc thẩm nói chung và phúc thẩm vụ án hành

chính nói riêng.

Ở Việt Nam, về khái niệm phúc thấm, dưới góc độ ngôn ngữ học, theo Hán- Việt từ điển thì phúc thẩm không có trong từ điển mà phải ghép nghĩa của hai từ"phúc" có nghĩa là "Lat lại, úp lại, xét kỹ”, “thẳm” có nghĩa là "xử đoán” Còntrong Từ điển Tiếng Việt thì phúc thâm là "Tòa án cấp trên xét xử lại một vụ án docấp dưới đã xét xử sơ thẩm mà có chống án”” Theo cách giải thích này thì phúcthẩm là việc Tòa án cấp trên xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định sơ thấm của Tòaán cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật khi có sự chống án.

Theo từ điển Thuật ngữ Luật học của Trường đại học Luật Hà Nội thì “phúcthâm là xét xử lại vụ án mà bản án quyết định sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật bịkháng cáo, kháng nghị”?

Như vậy, phúc thâm hành chính là việc tòa án cấp phúc thâm xét xử lại vụán hành chính đã được tòa án cấp sơ thâm giải quyết bằng bán án, quyết định chưacó hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng cáo, kháng nghị nhằm xác định tính hợp phápvà tính có căn cứ của bản án, quyết định đó theo những nguyên tắc và thủ tục nhấtđịnh Sau khi ban án, quyết định sơ thẩm được tuyên thì bản án, quyết định sơ thầmchưa có hiệu lực ngay mà còn một thời gian để các đương sự có thể kháng cáo, Việnkiểm sát có thé kháng nghị Nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị đối với bản án,quyết định sơ thâm thị Tòa án cấp phúc thâm trực tiếp tiến hành xét xử lại vụ án.

* Đào Duy Anh (1957), Hán Việt từ điển, Nxb Trường Thi, Sài gon, tr.136

-9 Viện ngôn ngữ hoc (2006), Từ điên Tiêng Việt, Nxb Đà Nang, Hà Nội — Đà Năng, tr.7-90

!9 Viên khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2006), Từ điên Luật học, Nxb Từ điên Bách khoa, Nxb Tư pháp, HaNội

Trang 24

Thủ tục xét xử lại vụ án được gọi là thủ tục phúc thầm hành chính Thủ tục phúcthâm được bắt đầu khi có căn cứ là kháng cáo của đương sự, kháng nghị của Việnkiểm sát về bản án, quyết định sơ thâm trong thời hạn luật định Về bản chất, phúcthâm không phải là lần xét xử đầu tiên đối với một vụ án mà là lần xét xử thứ hai.Thủ tục phúc thâm được tiễn hành sau thủ tục sơ thắm, mục đích của phúc thâmhành chính là kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơthâm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị Thông qua đó, đảm bảocác quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân, đảm bảo cho bản án,quyết định đưa ra thì hành là những bản án, quyết định đúng pháp luật và có căn cứ,căn cứ tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thâm là kháng cáo, kháng nghị

hợp pháp.

Còn khái niệm “xét xử"? Chúng ta cần phải hiểu rõ về khái niệm " xét xử”?Theo từ điển Luật học thì "Xét xử là hoạt động xem xét, đánh giá bản chấtpháp lý của vụ việc nhằm đưa ra một phán xét về tính chất, mức độ pháp lý của vụviệc, từ đó nhân danh Nhà nước đưa ra một phần quyết tương ứng với bản chất,mức độ trái hay không trái pháp luật của vụ việc""!.

Chúng ta có thé hiểu khái quát nhất về xét xử, xét xử không chỉ là việc kiểmtra lại các tài liệu, chứng cứ thu thập trong giai đoạn điều tra, truy tố và tuyên án.Mà xét xử là một hoạt động đặc biệt mang tính quyền lực nhà nước do Tòa án thựchiện, nhằm giải quyết những vụ án thuộc nhiều lĩnh vực như hình sự, dân sự, kinhtế, hành chính

Như vậy xét xử là việc xem xét, đánh giá một vụ việc nào đó dựa trên các

quy định của pháp luật của một cơ quan Nhà nước có thâm quyền thông qua nhiệmvụ được phân công của quyền lực Nhà nước, nhân danh Nhà nước dé đưa ra mộtphán quyết về vụ việc đó Chức năng xét xử của Tòa án (chức năng này được phápluật của tất cả các nước trên thế giới ghi nhận) là căn cứ không chỉ để xác định trách

nhiệm và quyên hạn trong việc giải quyêt các vụ án hành chính mà còn là cơ sở đê

!! Viên khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa, Nxb Tư pháp, HàNội, tr 369

Trang 25

xác định thấm quyền xem xét và quyết định về vụ án của mỗi cấp Tòa án trong

có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghi".

Từ đó có thê thấy rằng Xét xử phúc thâm vụ án hành chính là việc toà áncấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của toà án cấp sơ thâmchưa có hiệu lực pháp luật, bị kháng cáo hoặc kháng nghị, nhằm kiểm tra tính hợppháp và tính có căn cứ của bản án hoặc quyết định sơ thâm bị kháng cáo, khángnghị để đảm bảo cho các bản án và các quyết định của toà án được khách quan,đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức va của cơ

quan nhà nước.

1.2.2 Đặc điểm của phúc thắm vụ án hành chính

Xét xử phúc thâm vụ án hành chính có những đặc điểm riêng để phân biệtvới xét xử sơ thâm, xét xử giám đốc thâm, tái thâm hành chính, đồng thời có nhữngđặc điểm, đặc thù khác biệt với phúc thẩm trong tố tụng hình sự và phúc thâm trongtô tụng dân sự, thể hiện ở các đặc điểm cụ thể như sau:

Thứ nhất, cơ sở tiễn hành xét xử phúc thâm vụ án hành chính là dựa trênkháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thâm chưa có hiệu lực pháp

Theo quy định của pháp luật TTHC, khi có kháng cáo, kháng nghị đổi vớibản án, quyết định sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật và kháng cáo, kháng nghịtuân thủ đầy đủ các điều kiện luật định thì vụ án hành chính được đưa ra xét xử theothủ tục phúc thấm Như vậy, cơ sở dé tiến hành xét xử phúc tham vụ án hành chínhlà dựa trên kháng cáo, kháng nghị hợp lệ đối với bản án, quyết định sơ thâm chưa

có hiệu lực pháp luật.

Trang 26

Đặc điểm nay cho thay sự khác biệt giữa cơ sở tiến hành xét xử phúc thấmvụ án hành chính với xét xử sơ thâm, giám đốc thâm, tái thâm vụ án hành chính Cơsở tiễn hành xét xử sơ thâm xuất phát từ việc khởi kiện của đương sự, cơ sở của xétxử giám đốc thâm, tái thâm là kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực phápluật của những người có thâm quyền Còn đối với việc tiến hành xét xử phúc thâmđược dựa trên cơ sở là những kháng cáo của đương sự, kháng nghị của Viện kiếmsát cùng cấp hoặc cấp trên cấp Tòa án đã tiến hành xét xử sơ thâm đối với bản án,quyết định chưa có hiệu lực pháp luật.

Thứ hai, xét xu phúc thấm vụ án hành chính là hoạt động của Tòa án xét xửlại một vụ án hành chính mà bản án, quyết định sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật

bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

Đây là đặc điểm rất quan trọng dé phân biệt phiên tòa phúc thâm với phiêntòa sơ thâm, phiên tòa giám đốc thâm, tái thâm vụ án hành chính Nếu như phiên tòasơ thấm là xét xử ở cấp thứ nhất, phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm không phải làphiên tòa xét xử ở cấp thứ ba mà là phiên họp xét xử lại bản án, quyết định đã cóhiệu lực pháp luật của Tòa án bị người có thâm quyền kháng nghị vị có những viphạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án hoặc phát hiện cónhững tình tiết mới, còn xét xử phúc thâm vụ án hành chính là phiên họp xét xử lạivụ án hành chính mà bản án, quyết định sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật bịkháng cáo hoặc kháng nghị Nếu vụ án hành chính mà đã được giải quyết trong một

bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì không thể được xem xét theo thủ tục

phúc thâm và đương nhiên không có xét xử phúc tham vu án hành chính.

Thứ ba, thẩm quyền xét xử phúc thấm vụ án hành chính do Tòa án cấp phúcthâm trực tiếp của Tòa án cấp sơ thâm đã xét xử sơ thâm vụ án hành chính tiến

Ở nước ta hiện nay, theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chứctòa án nhân dân năm năm 2014 thì hiện nay có bốn cấp Tòa án gồm: Tòa án cấphuyện, Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp cao, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) Nếu

Tòa án câp huyện thực hiện xét xử sơ thâm vụ án hành chính thì Tòa án câp tỉnh sẽ

Trang 27

thực hiện xét xử phúc thâm vụ án đó và nếu Tòa án cấp tỉnh thực hiện xét xử sơthấm thì Tòa án cấp cao sẽ thực hiện phúc thấm vu án đó, còn Tòa án nhân dân tốicao xét xử giám đốc thâm, tái thâm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu

lực pháp luật bi kháng nghị theo quy định của Luật TTHC Như vậy, Toa án thực

hiện xét xử phúc thâm là Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp cao.

Thứ tu, mục đích của xét xử phúc thâm vụ án hành chính là kiểm tra tínhhợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thâm trên cơ sở đánh giáchứng cứ đã thu thập được ở cấp sơ thâm và xem xét những chứng cứ mới thu thậpđược trong quá trình phúc thâm dé xác định tính có căn cứ và tính hợp pháp của banăn quyết định sơ thâm Đây là đặc điểm khác biệt của xét xử phúc thẩm vụ án hànhchính với phiên tòa sơ thấm, giám đốc thẩm, tái thâm Nội dung của phiên tòa sơthâm là giải quyết yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện và ra bản án, quyết địnhsơ thẩm hợp pháp và có căn cứ, nội dung của việc xét xử tại phiên tòa giám đốcthâm, tái thâm là xét lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định đã

có hiệu lực pháp luật bi kháng nghi.

Thứ năm, xét xử phúc thắm dựa trên kháng cáo, kháng nghị nên phạm vixét xử của phiên tòa phúc thâm là bản án, quyết định sơ thẩm bi kháng cáo, khángnghị hoặc những phan ban án, quyết định sơ thấm có liên quan đến kháng cáo,

kháng nghi.

Khác với phiên tòa sơ thẩm có phạm vi xét xử rat rộng dựa trên yêu cầu củađương sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; giám đốc thâm, tái thâm cóthé xem xét phần nội dung vụ án có kháng nghị và có quyền xem xét phan nội dungvụ án không bị kháng nghị do phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà

nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án, còn phạm vi xét

xử của xét xử phúc thẩm vụ án hành chính chi trong phạm vi kháng cáo, kháng nghịmà không xét xử đối với yêu cầu mới, có nghĩa rang chủ thé chi được kháng cáo,kháng nghị về những nội dung đã được giải quyết trong bản án, quyết định sơ thâmhoặc những phần của bản án, quyết định sơ thâm không bị kháng cáo, kháng nghịnhưng có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị chứ không được kháng cáo, kháng

Trang 28

nghị và những van đề chưa được giải quyết ở sơ thấm Bởi vì nếu cho phép Tòa áncấp phúc tham xét xử cả những yêu cầu mới chưa được giải quyết ở tòa án cấp sơthâm thì có nghĩa là đã vi phạm đến nguyên tắc hai cấp xét xử, không tôn trọngquyền được kháng cáo, kháng nghị phúc thâm.

Thứ sáu, bản án, quyết định là kết quả của phiên tòa phúc thâm được tuyên

sẽ có hiệu lực pháp luật ngay.

Khác với bản án, quyết định sơ thấm được Hội đồng xét xử tuyên nhưng chỉ

phát sinh hiệu lực pháp luật sau khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị (Theo LuậtTTHC năm 2015 thì hết thời hạn quy định tại Điều 206 và Điều 207 về kháng cáo,kháng nghị), bản án, quyết định phúc thâm được tuyên sẽ có hiệu lực pháp luậtngay Thực chất cấp Tòa án xét xử sơ thâm chỉ là cấp xét xử thứ nhất nên việc bảnán, quyết định sơ thẩm có hiệu lực ngày sẽ ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của đươngsự nhất là trong trường hợp vụ án được Tòa án cấp sơ thẩm xem xét không chínhxác, đánh giá phiến diện hay có sự tiêu cực trong quá trình giải quyết Quá trìnhphúc thẩm lại vụ án là lần xét xử lại vụ án đã sơ thâm nếu đương sự hoặc Viện kiểmsát có yêu cầu, việc phúc thấm sẽ đảm bảo vụ án được xem xét kĩ càng hơn, chuyênnghiệp hơn (với việc các Tòa chuyên trách thụ lý nên sẽ tránh được những hạn ché,sai sót và bản án, quyết định phúc thâm với tư cách là kết quả của quá trình tiếnhành xét xử phúc thâm vụ án hành chính sẽ mang tính chung thẩm và sẽ có hiệu lựcpháp luật ngay sau khi Hội đồng xét xử tuyên án Sau khi bản án, quyết định phúcthâm có hiệu lực và vụ án hành chính được giải quyết và chuyền sang giai đoạn thihành án hành chính, nếu phát hiện vụ án được giải quyết sai quy định pháp luật thì

vụ án sẽ được xem xét lại thông qua việc xem xét các bản ản, quyết định đã được

tuyên và nếu phát hiện có sự vi phạm thì vụ án hành chính sẽ được xem xét theonhững thủ tục đặc biệt là thủ tục giám đốc thâm và tái thâm.

Xét xử phúc thâm vụ án hành chính có những điểm khác biệt so với xét xửphúc thấm vụ án dân va vụ án hình sự.

Việc xét xử của Tòa án là một trong những biện pháp mà Nhà nước thựchiện đê bảo vệ quyên và lợi ích của các chủ thê trong xã hội Tại xét xử phúc thâm

Trang 29

vụ án dân sự, phạm vi và diễn biến của xét xử phúc thâm vụ án dân sự phụ thuộcvào quyền tự quyết định va tự định đoạt của đương sự theo phương châm “việc dansự cốt ở hai bên", các bên đương sự có quyên bình đăng trong việc cung cấp chứngcứ và chứng minh yêu cầu Do đó, tại Tòa án cấp phúc thẩm, nếu các đương sự thỏa

thuận được với nhau và việc thỏa thuận của các đương sự là tự nguyện, không vi

phạm yêu cầu của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì Tòa án sẽ công nhận Còntại phiên tòa phúc thấm vu án hình sự, hai bên buộc tội và gỡ tội không thé thỏathuận với nhau về việc họ phạm tội gì, mức hình phạt là như thế nào mà tất cảnhững van dé này đều được các cơ quan tiến hành tô tụng căn cứ quy định của phápluật dé giải quyết Việc giải quyết vụ án hình sự là việc giải quyết mối quan hệ giữaNhà nước và người thực hiện tội phạm, và bên bị buộc tội (bi can, bi cáo) có quyền

nhưng không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình, trách nhiệm chứng minh

tội phạm trong tố tụng hình sự thuộc về phía các cơ quan công quyền tiễn hành tốtụng đại diện cho quyền lực Nhà nước.

So với phiên tòa phúc thâm vụ án dân sự, về cơ bản xét xử phúc thấm vụ ánhành chính có những điểm giống với phiên tòa phúc thâm vụ án dân sự Tuy nhiên,do bản chất của phiên tòa phúc thâm vụ án hành chính là giải quyết tranh chấp giữacá nhân, cơ quan, tổ chức, với các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước về các

QDHC và HVHC của các cơ quan này nên giữa các đường sự trong quan hệ pháp

luật hành chính luôn tồn tại mỗi quan hệ bất bình đăng Do đó, các đương sự tạiphiên tòa phúc thâm vụ án hành chính cũng không có quyền thỏa thuận với nhau vềviệc giải quyết vụ án hành chính.

1.2.3 Vai trò, ý nghĩa của xét xử phúc thẩm vụ án hành chính

Về mặt pháp lý, việc tiến hành phiên tòa phúc thâm vụ án hành chính có ýnghĩa quan trọng trong việc kiểm tra, đánh giá được chất lượng hoạt động xét xửcủa Tòa án cấp sơ thâm Bằng các quyền hạn của mình, Tòa án cấp phúc thâm cóthé phát hiện và khắc phục kịp thời những sai lầm, vi phạm pháp luật có thé cótrong các ban án, quyết định của Tòa án cấp sơ thâm Qua đó có thé chỉ đạo mộtcách kịp thời và thống nhất việc áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của các

Trang 30

tòa án ở địa phương, mặt khác có thể rút kinh nghiệm, hướng dẫn công tác xét xử,bảo đảm việc áp dụng pháp luật thống nhất trong hoạt động xét xử tại tòa án đồngthời ngăn chặn việc đưa ra thi hành những bản án, quyết định có sai lầm, vi phạmpháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân cũng như lợi ích côngcộng được thực hiện trong thực tế, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Mặt khác, trong quá trình Tòa án cấp phúc thâm áp dụng pháp luật để xétxử lại vụ án thì Tòa án cấp phúc thâm có điều kiện để phát hiện các thiếu sót, bấtcập của pháp luật hiện hành, qua đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy địnhcủa pháp luật như sửa đổi, hủy bỏ các điều luật, bỗ sung các điều luật mới hoặc banhành các văn bản pháp luật mới thay thế.

Về mặt xã hội: xét xử phúc thâm vụ án hành chính nhằm khắc phục nhữngsai sót của Tòa án cấp sơ thẩm trong việc giải quyết vụ án làm cho các quyền, lợiích chính đáng của đương sự được bảo đảm một cách đúng đắn, day đủ Việc xét xửtốt tại phiên tòa phúc thâm vụ án hành chính sẽ góp phan bảo vệ tốt quyền lợi hợppháp của người dân, đảm bảo công bằng và ổn định xã hội, củng cố lòng tin của

nhân dân vào hoạt động xét xử của Tòa án, nâng cao uy tín của cơ quan tư pháp nói

chung và Tòa án nói riêng đồng thời đảm bảo cho một nền công lí trong sạch, trungthực và công bằng Tại phiên tòa xét xử phúc thâm vụ án hành chính, các yêu cầukháng cáo, kháng nghị được Tòa án giải quyết, các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụán, các chứng cứ bổ sung, ban án, quyết định sơ thâm bị kháng cáo, kháng nghịđược đưa ra xem xét, phân tích, đánh giá Trong quá trình giải quyết này, Tòa áncấp phúc thâm phố biển, giải thích cho đương sự biết các quy định của pháp luậtTTHC về phúc thâm đặc biệt là quyền và nghĩa vụ của họ, giúp những người thamdự phiên tòa, người tham gia hiểu biết thêm về pháp luật, nhận thức đầy đủ hơn vềđường lối, chính sách của Dang và pháp luật của Nhà nước, nâng cao ý thức phápluật cho nhân dân, củng cô niềm tin của nhân dân vào đường lối lãnh đạo của Đảng

và Nhà nước.

Về mặt chính trị: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là một nộidung cơ bản và quan trọng của Nhà nước pháp quyên Việc tiễn hành phiên tòa xét

Trang 31

xử phúc thâm vụ án hành chính dựa trên kháng cáo, kháng nghị đối với các bản án,quyết định sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật, do đó trong mối quan hệ giữa Nhànước và công dân thì Tòa án cấp phúc thâm có trách nhiệm giải quyết lại vụ án hànhchính theo thủ tục phúc thâm dé bảo vệ các quyên và lợi ích hợp pháp của ngườidân khi việc kháng cáo, kháng nghị đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quyđịnh Tòa án cấp phúc thâm tạo điều kiện cho đương sự được bình đăng trong việcthực hiện các quyền và nghĩa vụ TTHC, thực hiện các biện pháp do pháp luật quyđịnh dé đảm bảo cho mọi người tôn trọng các quyền tô tụng của đương sự Với việcxét xử lại vụ án, phiên tòa phúc thâm góp phần khắc phục thiếu sót của bản án,quyết định sơ thâm hoặc khăng định lại một lần nữa tính đúng dẫn của bản án, quyếtđịnh sơ thâm trên cơ sở những quy định của pháp luật Đảm bảo xét xử đúng pháp

luật không những giúp bản thân đương sự nhận thức được những việc mà họ đãthực hiện là phù hợp với quy định pháp luật hay không mà còn đảm bảo bảo vệ

pháp chế xã hội chủ nghĩa, thé hiện sự quan tâm của Nhà nước đến quyền, lợi íchhợp pháp của các chủ thể, khăng định bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước củanhân dân, do nhân dân và vì nhân dẫn, góp phần nâng cao địa vị chính trị của Nhà

nước ta.

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương I chúng ta đã tìm hiểu một số van dé lý luận về xét xử phúcthâm vụ án hành chính Từ những vấn đề khái quát nhất về vụ án hành chính và xétxử phúc thâm vụ án hành chính dé phân tích và làm sáng tỏ một số van dé căn bảnvề đặc điểm và ý nghĩa của xét xử phúc thâm vụ án hành chính Qua đó, ta thấyđược tầm quan trọng của chế định xét xử phúc thấm vụ án hành chính trong việcgóp phần giải quyết vụ án hành chính hiện nay và là cơ sở lý luận định hướng choviệc nghiên cứu những vấn đề thực tiễn về pháp luật tố tụng hành chính.

Trang 32

chính và đánh giá các quy định của pháp luật

2.1.1 Quy định của pháp luật tố tụng về cơ sở để xét xử phúc tham vụ

án hành chính

Cơ sở để xét xử phúc thâm vụ án hành chính là có một trong hai điều kiện:

khang cáo hoặc kháng nghi.a Kháng cáo:

Kháng cáo là căn cứ dẫn đến việc giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thâm,là việc yêu cầu tòa án cấp trên trực tiếp xét lại bản án, quyết định sơ thâm chưa cóhiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thâm Đương nhiêm không phải bất kì chủ thểnào cũng có quyền yêu cầu này, tức là không phải bất kì chủ thể nào cũng có quyềnkháng cáo Quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thâm theo thủtục phúc thâm là một quyền đặc biệt quan trọng nằm trong nguyên tắc bảo đảmquyền là lợi ích hợp pháp của các đương sự Bao giờ trong ban án sơ thẩm cũngtuyên các đương sự được thựa hiện điều này Quyền kháng cáo nhăm đảm bảonguyên tắc hai cấp xét xử.

s* Chủ thể có quyền kháng cáo: Quy định tại Điều 204 Luật TTHC

Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáobản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơthâm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thâm giải quyết lại theo thủ tục phúc thâm ”.Đương sự ở đây bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa

vụ liên quan hoặc người đại diện của họ.

Đương sự là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi tốtụng hành chính có thể tự mình hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho người khác thực

!? Điều 204 Luật TTHC năm 2015

Trang 33

hiện việc kháng cáo Nếu đương sự là người chưa thành niên, người mat năng lựchành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện quyền khángcáo ” Trường hợp không có ai đại điện cho họ thì toà án cử một người thân thíchcủa họ hoặc yêu cầu một cơ quan, tô chức cử một thành viên làm người đại diện chohọ Đương sự là cơ quan, tô chức thực hiện quyền kháng cáo thông qua người đại

diện theo pháp luật.

Khi thực hiện quyền kháng cáo, đương sự là người khởi kiện, người bị kiệncó quyền kháng cáo toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định sơ thâm có liên quanđến quyền và nghĩa vụ của mình nếu thấy không đồng ý Đương sự là người cóquyên lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo phan bản án hoặc quyết định cóliên quan đến quyền và lợi ich hợp pháp của họ.

¢ Đơn kháng cáo: Quy định tại Điều 205 Luật TTHC

Khi thực hiện quyền kháng cáo, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo.

Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;

b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người

Người kháng cáo nếu không tự mình kháng cáo thì có thể ủy quyền cho

người khác đại diện cho mình kháng cáo Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo

trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại điện theo ủy quyên có kháng cáo;

'S Điều 54 Luật TTHC năm 2015

Trang 34

họ, tên, địa chỉ của đương sự ủy quyền kháng cáo và văn ban ủy quyền; đồng thời ởphần cuối đơn kháng cáo, người đại điện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.

Người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức có thể tự

mình làm đơn kháng cáo Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải

ghi tên, địa chỉ của đương sự là cơ quan, tổ chức; họ, tên, chức vụ của người đạidiện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tô chức; đồng thời ở phần cuối đơnkháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tôchức đó, trường hợp tô chức kháng cáo là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu

theo quy định của Luật Doanh nghiệp Trường hợp người đại diện theo pháp luật

của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác đại diện cho cơ quan, tổ

chức kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ,

tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền kháng cáo; tên, địa chỉ của đương sự

là cơ quan, tô chức uy quyên; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của

đương sự là cơ quan, tổ chức đó và văn bản ủy quyền; đồng thời ở phần cuối đơnkháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chi.

Người đại diện theo pháp luật của đương sự là người chưa thành niên, người

mat năng lực hành vi dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo Tại mục tên, địa chỉ

của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theopháp luật; họ, tên, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng

lực hành vi dân sự; đồng thời ở phần cuối đơn kháng cáo, người kháng cáo phải kýtên hoặc điểm chỉ.Trường hợp người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền

cho người khác đại diện cho mình kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người

kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại điện theo ủy quyền và

văn bản ủy quyên; họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của đương sự

ủy quyên; họ, tên, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mất nănglực hành vi dân sự; đồng thời ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủyquyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.

Tất cả việc ủy quyền nêu trên phải được lập thành văn bản có công chứng,chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sự

Trang 35

chứng kiến của Tham phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công Trongvăn bản ủy quyên phải có nội dung đương sự ủy quyền cho người đại diện theo ủyquyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòaán cấp sơ thâm.

Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thâm đã ra bản án, quyết

định bị kháng cáo Kèm theo đơn kháng cáo người kháng cáo gửi tài liệu, chứng cứ

bồ sung (nếu có) dé chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phảichuyên cho Tòa án cấp sơ thâm dé tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định tạiĐiều 216 của Luật này.

s* Thời han kháng cáo: Quy định tại Điều 206 Luật TTHC

Đối với mỗi đối tượng khác nhau, thời hạn kháng cáo cũng khác nhau.

Thời han kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thâm là 15 ngày kế từngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi

tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được

giao cho họ hoặc được niêm yết Đối với trường hợp đương sự đã tham gia phiêntòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạnkháng cáo ké từ ngày tuyên án.

Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụán của Tòa án cấp sơ thâm là 07 ngày ké từ ngày người có quyền kháng cáo nhậnđược quyết định hoặc ké từ ngày quyết định được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhândân cấp xã nơi họ cư trú hoặc nơi có trụ sở trong trường hợp người có quyền khángcáo là cơ quan, tô chức.

Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo

được tính căn cứ vào ngày tô chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì.

Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giữ hoặc bị tạm giam thì ngày kháng cáo

là ngày làm đơn kháng cáo theo xác nhận của người có thấm quyền của nhà tạm

giữ, trại tạm giam

s* Kiểm tra don kháng cáo: Quy định tại Điều 207 Luật TTHC

Trang 36

Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thâm phải kiểm tra tính hợplệ của đơn kháng cáo theo quy định tại Điều 205 Luật TTHC.

Trường hợp đơn kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thâm yêu cầu ngườikháng cáo trình bày rõ lý đo và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh

cho lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.

Trường hợp đơn kháng cáo chưa đúng quy định tại Điều 205 Luật TTHC thìTòa án cấp sơ thâm yêu cầu người kháng cáo làm lại đơn kháng cáo hoặc sửa đổi,bồ sung trong thời hạn 05 ngày làm việc ké từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.

Tòa án trả lại đơn kháng cáo trong các trường hợp sau đây:

- Người kháng cáo không có quyền kháng cáo;

- Người kháng cáo không làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, b6 sungđơn kháng cáo mặc dù đã có yêu cầu của Tòa án trong trường hợp đơn kháng cáo

chưa đúng quy định;

- Trường hợp hết thời hạn nộp tiền tam ứng án phí phúc thẩms* Khang cáo quá hạn: Quy định tại Điều 208 Luật TTHC

Kháng cáo quá thời hạn quy định nêu trên là kháng cáo quá hạn Sau khi

nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thâm phải gửi đơn kháng cáo, bảntường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ(nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm Trong thời han 10 ngày ké từ ngày nhận đượcđơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thâm thànhlập Hội đồng gồm ba Thâm phán để xem xét kháng cáo quá hạn Hội đồng xétkháng cáo quá hạn có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việckháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhậntrong quyết định Quyết định của Hội đồng phải được gửi cho người kháng cáo quáhạn, Tòa án cấp sơ thâm và Viện kiểm sát cấp phúc thâm.

Trường hợp Tòa án cấp phúc thâm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thìTòa án cấp sơ thâm phải tiễn hành các thủ tục theo quy định và gửi hồ sơ vụ án choTòa án cấp phúc thâm.

Trang 37

* Thông báo nộp tiền tam ứng án phí phúc thẩm: Quy định tại Điều 209Luật TTHC

Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tòa án cấp sơ thâm phải thông báocho người kháng cáo biết dé họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thâm theo quy địnhcủa pháp luật, nếu họ không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiềntạm ứng án phí phúc thâm Trong thời hạn 10 ngày ké từ ngày nhận được thông báocủa Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thâm, người kháng cáo phải nộptiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí.Hết thời hạn này mà người kháng cáo không nộp tiền tam ứng án phí phúc thẩm thì

được coi là họ từ bỏ việc kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng; Tòa án trảlại đơn kháng cáo cho các đương sự.

* Thông báo về việc kháng cáo: Quy định tại Điều 210 Luật TTHCKhi gửi hồ sơ vụ án và đơn kháng cáo cho Tòa án cấp phúc thâm, Tòa án cấpsơ thâm phải thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sựcó liên quan đến kháng cáo biết về việc kháng cáo.

Đương sự được thông báo về việc kháng cáo có quyền gửi văn bản ghi ý kiếncủa mình về nội dung kháng cáo cho Tòa án cấp phúc thẩm Van bản ghi ý kiến củahọ được đưa vào hồ sơ vụ án.

b Kháng nghị:

Theo Điều 211 Luật TTHC năm 2015 quy định về kháng nghị của Viện kiểmsát: Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghịbản án, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa áncấp sơ thầm dé yêu cầu Tòa án cấp phúc thâm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Chủ thể có quyền kháng nghị là Viện kiểm sát cùng cấp hoặc trên một cấp.Viện kiểm sát có quyền kháng nghị toàn bộ hay một phần của bản án hoặc quyếtđịnh sơ thâm liên quan đến bat kì đương sự nào trong vụ án hành chính Viện kiếmsát kháng nghị khi phát hiện thấy những thiếu sót, sai lầm trong các bản án, quyếtđịnh sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật.

Trang 38

Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải bằng văn bản và có các nộidung chính nêu rõ lý do va căn cứ của việc kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểmsát; Quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án cấp sơ thâm đã ra bảnán, quyết định bị kháng nghị để Tòa án cấp sơ thâm tiến hành các thủ tục quy định

tại Điều 216 Luật TTHC năm 2015 Kèm theo Quyết định kháng nghị là tài liệu,

chứng cứ bồ sung (nếu có) dé chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có

căn cứ và hợp pháp.

s* Thời han kháng nghị: Quy định tại Điều 213 Luật TTHC

Thời hạn kháng nghị đối với ban án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểmsát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kế từ ngàytuyên án Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạmđình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thâm là 07 ngày,của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày kế từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp

nhận được quyết định.

Khi Tòa án nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát mà quyếtđịnh kháng nghị đó đã quá thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thìTòa án cấp sơ thâm yêu cầu Viện kiểm sát giải thích bằng văn bản và nêu rõ lý do.

s* Thong báo về việc kháng nghị: Quy định tại Điều 214 Luật TTHCViện kiểm sát ra quyết định kháng nghị phải gửi ngay quyết định kháng nghịcho đương sự có liên quan đến kháng nghị Người được thông báo về việc khángnghị có quyền gửi văn bản ghi ý kiến của mình về nội dung kháng nghị cho Tòa áncấp phúc thâm Văn bản ghi ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.

Hau qua của việc kháng cáo, kháng nghị:

Những phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thâm bị kháng cáo,

kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định đượcthi hành ngay.

Trang 39

Bản án, quyết định hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thâmkhông bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật ké từ ngày hết thời hạnkháng cáo, kháng nghi.'*

2.1.2 Quy định của pháp luật tố tụng về xét xử phúc thẩm vụ án hành

2.1.2.1 Chuẩn bị xét xử phúc thâm vụ án hành chính

Chuan bị xét xử phúc thâm là một giai đoạn trong thủ túc phúc thâm vu ánhành chính Khái niệm chuẩn bị xét xử ở đây được hiểu theo nghĩa bao gồm toàn bộcác công việc mà tòa án cấp phúc thâm phải tiến hành ké từ khi nhận được khángcáo, kháng nghị và toàn bộ hồ sơ vụ án do tòa án cấp sơ thâm gửi lên đến khi thâmphán được phân công chủ tọa phiên tòa, ra một trong các quyết định: Tạm đình chỉxét xử phúc thấm vu án; Dinh chỉ xét xử phúc thấm vụ án; Dua vụ án ra xét xử phúcthâm.

Tòa án cấp sơ thâm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu,chứng cứ kèm theo cho Tòa án cấp phúc thâm trong thời han 05 ngày làm việc ké từngày hết thời hạn kháng nghị và hết thời hạn kháng cáo, người kháng cáo nộp choTòa án cấp sơ thâm biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thâm để Tòa án cấp phúcthâm thụ lý vụ án Đây là thời điểm bắt đầu giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành

Việc phân công thành phần Hội đồng xét xử được tiễn hành ngay sau khi khivụ án được thụ lý dé xét xử phúc thẩm Chánh án hoặc Phó Chánh án được phân

'4 Điều 215 Luật TTHC năm 2015

Trang 40

công ký lịch xét xử vụ án Trong đó phân công cụ thê thành phần Hội đồng xét xửphúc thẩm gồm ba Thâm phán.

Hai là, xem xét việc thay đổi, bồ sung, rút kháng cáo, kháng nghị.

Theo quy định tại Điều 218 Luật TTHC, trước khi mở phiên toà hoặc tạiphiên toà phúc thâm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bố sung kháng cáo, Việnkiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưngkhông được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn khángcáo, kháng nghị đã hết Trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thâm, ngườikháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặcViện kiêm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị.

Việc thay đổi, bố sung, rút kháng cáo, kháng nghị có thé được thực hiệntrước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà Tuy nhiên cần phân biệt: nêu việc thayđổi nội dung kháng cáo, kháng nghị được thực hiện trong khoảng thời gian còn thờihiệu thì việc thay đổi theo hướng nào là do người kháng cáo, Viện kiến sát khángnghị quyết định Nếu việc thay đổi được thực hiện khi đã hết thời hiệu kháng cáo,kháng nghị thì nội dung thay đổi đó không được vượt quá phạm vi kháng cáo,kháng nghị ban đầu Trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thâm, ngườikháng cáo có quyên rút một phần hoặc toàn bộ nội dung kháng cáo; Viện kiểm sátkháng nghị có quyên rút một phan hoặc toàn bộ nội dung kháng nghị; Viện kiểm sátcấp trên có quyền rút một phần hoặc toàn bộ nội dung kháng nghị của viện kiểm sátcấp dưới.

Toà án cấp phúc thâm không phải xét lại phần nội dung kháng cáo, khángnghị đã bị rút Nếu những người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rúttoàn bộ kháng nghị thì toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúcthấm Toa án là cơ quan nhà nước, nhân danh nhà nước dé thực hiện chức năng xétxử, do đó Toà án phải có trách nhiệm đảm bảo cho hoạt động xét xử thống nhất vàđúng pháp luật Trường hợp phát hiện thấy bản án, quyết định sơ thâm trái pháp luậtmà những người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, viện kiểm sát rút toàn bộ khángnghị thì toà án cấp phúc thâm phải xem xét cụ thể Nếu thấy đủ căn cứ theo Điều

Ngày đăng: 29/05/2024, 10:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w