Luận văn này dựa trên cơ sở kiến thức về giải quyết các tranh chấp kinh tế cùng với thực tế xét xử tại Toà án Hà Nội để phân tích, đánh giá vị trí của Toà kinh tế và vai trò là một cơ qu
Trang 1LUẬN VĂN CAO HỌC LUẬTChuyên ngành: Kinh tế - dân sự - Lao động
NGƯỜI THUC HIEN:
PHAM TUAN ANH
GIAO VIEN HUONG DAN
TS NGUYEN NHU PHAT
HA NOL, 11/1999
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU I
Chuong I:
NHUNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHAP KINH TẾ VÀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ 3
I Tranh chap kinh té 31.1 Khái niệm tranh chấp kinh tế 31.2 Phân loại tranh chấp kinh tế 8 1.3 Nguyên nhân phát sinh va đặc điểm của tranh chấp kinh tế 12
II Giải quyết tranh chấp kinh tế 16
2.1 Mục đích ý nghĩa và các yêu cầu cơ bản của việc giải quyết tranh
chấp kinh tế 16
2.2 Các hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế 17
Chuong II:
TOA KINH TE - CO QUAN TAI PHAN QUAN TRONG DE GIAI QUYET
TRANH CHAP KINH TE TAI VIET NAM 23
F Thành lập Toà án Kinh tế thuộc hệ thống Toà án nhân dân để giải
quyết tranh chấp kinh tế TP
I Toà Kinh tế thuộc hệ thống Toà án nhân dân - Cơ quan tài phán 25
quan trọng có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp kinh tế
lIl Những vấn dé lý luận chung về tố tụng kinh tế 26
3.1 Khái niệm tố tụng kinh tế 26
3.2 Đặc điểm của quan hệ tố tụng kinh tế tại Toà án 27 3.3 Các nguyên tắc đặc thù của tố tụng kinh tế tại Toà án 28
IV _ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế - cơ sở tố tụng để
giải quyết tranh chấp kinh tế hiện nay 30 4.1 Về thời hiệu khỏi kiện ¬
4.2 Về thẩm quyền 344.3 Thủ tục sơ thẩm giải quyết án kinh tế 40
4.4 Thủ tục phúc thẩm _ 4]
4.5 Thủ tục giám đốc thẩm 42
46 Thủ tục tái thẩm
Trang 3I Khái quát chung về hoạt động của Toa Kinh tế - Toà an nhân dan
2.7 Hợp đồng vô hiệu và giải quyết hợp đồng vô hiệu
2.8 Vấn đề giải quyết tranh chấp liên quan đến thư tín dụng
l Chương IV:
MOT SO DE XUAT - KIEN NGHI
I Về xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kinh tế
1.1 Xây dựng và hoàn thiện Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế
1.2 Sửa đổi bổ sung để hoàn thiện Pháp lệnh thủ tục giải quyết các
vụ án kinh tế
I | Cần có sự diéu chỉnh của Nhà nước trong một số lĩnh vực của
hoạt động kinh doanh
lll | Can nâng cao nhận thức chung, cơ bản của các doanh nghiệp về
pháp luật kinh tế nói chung và pháp luật về giải quyết các tranh chấp kinh tế nói riêng nhằm hạn chế được những tranh chấp kinh
tế xảy ra đồng thời dam bảo giải quyết các tranh chap kinh tế
45
5963
66
67
73 an 83
87
88 88
90
92
93 93
95
Trang 4LỚI NÓI DAU
I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn cách mạng và yêu cầu khách quan, cùng
với những kinh nghiệm sáng tao của mình, Dai hội lần thứ VI, Dang Cộng
sản Việt Nam đã khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước với mục
tiêu trọng tâm là đổi mới kinh tế, cải cách hành chính Hơn mười năm sau,
dưới sự lãnh đạo của Đảng nên kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hànhtheo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa được hình thành và phát triển Việc chuyển sang nền kinh tế thị
trường đã làm các quan hệ kinh tế đa dạng, phong phú và cũng không kémphần phức tạp, nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế đã có sự thay đổi cơbản về chất, Nhà nước ta đã thực hiện cuộc cải cách sâu sắc trong việc tổ
chức các cơ quan tài phán, giải quyết tranh chấp kinh tế để đáp ứng những
yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường Việc thành lập Toà kinh tế
trong hệ thống Toà án nhân dân các cấp với chức năng giải quyết các tranhchấp kinh tế và việc ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh
tế (16.3.1994) là nhằm nâng cao vị trí và chất lượng giải quyết tranh chấp
kinh tế, hoàn thiện từng bước việc cải cách hành chính trong lĩnh vực pháp
luật.
Giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án là một vấn đề hoàn toàn mới
không những đối với các nhà kinh doanh mà ngay cả đối với Toà án các cấp
và nó yêu cầu có một trình tự tố tụng hoàn chỉnh đáp ứng nhiệm vụ được
giao Vì vậy với việc nghiên cứu vấn đề này là cần thiết cả trên lĩnh vực lý
luận và thực tiễn
II MỤC DICH, ĐỐI TƯỢNG VA PHAM VI NGHIÊN CỨU
Về đề tài này đã có một số tác giả đề cập đến, tuy nhiên ở những góc
độ khác nhau Luận văn này dựa trên cơ sở kiến thức về giải quyết các tranh
chấp kinh tế cùng với thực tế xét xử tại Toà án Hà Nội để phân tích, đánh
giá vị trí của Toà kinh tế và vai trò là một cơ quan tài phán giải quyết các
tranh chấp kinh tế; đồng thời cũng được nêu một số điểm chưa phù hợp thực
tế, một số vướng mắc trong việc áp dụng Pháp lệnh thủ tục giải quyết các
vụ án kinh tế.
Việc giải quyết các vụ án kinh tế tại Toà án là một vấn đề rất rộng,
liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau mà luận án này không thể
đề cập hết được Luận án chủ yếu phân tích những vấn đề cơ bản về tố tụngkinh tế thông qua thực tiễn xét xử tại Toà án Hà Nội để từ đó đề xuất những
biện pháp tham khảo nhằm hoàn thiện thủ tục giải quyết các vụ ánkinh tế cũng như các văn bản pháp luật khác liên quan
Khoá Š tháng 11/1999
Trang 5Il PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU.
Trên cơ sở vận dụng những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong đó mục tiêu là cải cách kinh
tế và hành chính kết hợp với việc sử dụng phương pháp duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, phương pháp hệ thống và so sánh để giải quyết các vấn đề
được đề cập trong luận án Cách tiếp cận vấn đề của luận án là đi từ lý luận
đến thực tiễn và ngược lại, thông qua đó để dé xuất những ý kiến tham khảochung.
IV BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận án được trình bầy
theo 4 chương:
- Chương I: Những van dé lý luận về tranh chấp kinh tế và giải
quyết tranh chấp kinh tế
- _ Chương II: Toà kinh tế - cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế tại
Việt nam.
- Chương III: Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế tại toà án
nhân dân Hà nội.
- - Chương IV: Một số kết luận và kiến nghị
Khoá 5 tháng 11/1999
Trang 6CHUONG |
NHUNG VAN DE LY LUAN VE TRANH CHAP KINH TE
VA GIAI QUYET TRANH CHAP KINH TE
I TRANH CHAP KINH TE
1.1 Khai niêm tranh chấp kinh tế
Hoạt động kinh tế là hoạt động phong phi va đa dạng nó bao trùmnhiều lĩnh vực của cuộc sống luôn là nền tảng quyết định sự tồn tại và phát
triển của xã hội Hoạt động kinh tế luôn vận đệng và phát triển từ thô sơ
đến hiện đại, từ đơn lẻ đến tập thể và đến sự phối kết hợp hoạt động của
nhiều tập thể với nhau thông qua liên doanh, liên kết hoặc phân công lao
động Sự phối kết hợp này phải thông qua việc thiết lập những mối quan hệ
kinh tế nhất định Chúng ta đã từng biết đến những hình thức quan hệ kinh
tế như giao kèo, khế ước, hợp đồng kinh doanh, hợp đồng kinh tế, hợp đồng
thương mại, đơn đặt hàng, đơn chào hàng
Việc thực hiện những thoả thuận này không phải lúc nào cũng diễn ra
"Thuận buồm xuôi gió” mà thường có những trục trặc, những khó khăn do
những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau dẫn đến sự "lỡhẹn”, "su vi phạm” thoả thuận Sự vi phạm thoả thuận thường kéo dài theonhững hậu quả nhất định, bởi các quan hệ kinh tế liên quan mật thiết vớinhau, ảnh hưởng trực tiếp đến nhau Sự thành công hay thất bại của hoạtđộng này quyết định hoặc phụ thuộc vào sự vi phạm thoả thuận, thông
thường buộc các bên phải có sự gặp gỡ, trao đổi, dàn hoà hay thoả thuận đểkhắc phục hậu quả và chịu chế tài do vi phạm thoả thuận Hình thức pháp
lý của quan hệ càng đơn giản thì hình thức thoả thuận, hình thức giải quyếtcũng càng đơn giản và ngược lại Lịch sử xã hội loài người đã từng biết đếnnhững hình thức như: thương lượng, trung gian hoà giải, trọng tài và toà
án Các hình thức này thường được tổ chức tuỳ từng quốc gia và tuỳ thuộcvào mối quan hệ kinh tế bị phá vỡ và cũng tuỳ mức độ của tranh chấp giữa
các bên có vi phạm Nhưng không phải khi nào cũng dẫn đến tranh chấp bởi
có vi phạm không làm phát sinh hậu quả pháp lý, và có nhiều trường hợp
Khoá Š tháng 11/1999
Trang 7các bên thoả thuận giải quyết được với nhau hậu quả do vi phạm gây ra Khikhông thoả thuận với nhau lúc đó giữa các bên mới phát sinh tranh chấp.
Vậy, tranh chấp theo quan niệm chung đó là: "Tranh chấp, đấu
tranh, giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợigiữa hai bên ; giành nhau một cách giang co cái không rõ thuộc về bên
HỊ
nào
Các quan hệ xã hội hết sức phong phú, phức tạp nên các tranh chấpnảy sinh cũng rất đa dạng Phụ thuộc vào lĩnh vực phát sinh tranh chấp mà
người ta chia thành: tranh chấp dân sự, tranh chấp kinh tế, tranh chấp lao
động, tranh chấp hành chính Mỗi loại tranh chấp có nội dung, tính chấtkhác nhau, yêu cầu đặt ra cho việc giải quyết các tranh chấp đó cũng rất
khác nhau, do đó cần phải có những phương thức riêng để giải quyết từng
loại tranh chấp Ở Việt Nam, trong hệ thống tổ chức của toà án nhân dân có
các toà chuyên trác : toà đân sự, toà kinh tế, toà lao động, toà hành chính để
giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế, quan
hệ lao động, quan hệ hành chính Vì vậy việc nhận diện, phân biệt các tranhchấp theo tính chất của chúng để xác định thẩm quyền chính xác cho toà án
là hết sức cần thiết
Khái niệm tranh chấp là khái niệm rộng, nó bao trùm mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội, cả đời sống vật chất, đời sống tinh thần và cả trongquan hệ quốc tế Trong phạm vi của luận án này, chúng tôi chỉ muốn đề cậpđến tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh tế, hoạt động sản xuất kinhdoanh với thuật ngữ "tranh chấp kinh tế”
Pháp luật Việt Nam không đưa ra một khái niệm chuẩn mực về
"tranh chấp kinh tế” mà nó chỉ được liệt kê một số loại tranh chấp kinh tế
như :
- Tranh chấp về hợp đồng kinh tế ;
- Tranh chấp giữa Công ty và thành viên Công ty, giữa các thành viên
Công ty với nhau về việc thành lập, hoạt động và giải thể Công ty ;
- Tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu
' Từ diễn tiếng Việt, NXB Đà nang, 1996, Tr 989
Khoá 5 tháng 11/1999
4
Trang 8Cùng với sự phát triển các kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế trở
nên hết sức sống động và phức tạp, hình thành nhiều ngành nghề kinh
doanh mới mẻ với các hình thức tổ chức kinh doanh, phương thức góp vốn
đầu tư và triển khai hoạt động kinh doanh phong phú Tranh chấp phát sinh
từ các hoạt động kinh doanh cũng "muôn hình, vạn dang" Các nhà lập phápkhông liệt kê hết các tranh chấp mang tính chất kinh tế để phân định thẩm
quyền chung cho toà kinh tế hay cho trọng tài
Trong khoa học pháp lý Việt Nam chưa có một công trình khoa học
nào đi sâu nghiên cứu, làm rõ tên cho tranh chấp loại này Chúng ta chỉđược biết đến những thuật ngữ tương tự cùng chi mọi hiện tuontg:tranhchấp kinh tế, tranh chấp trong kinh tế, tranh chấp kinh doanh, tranhchấp thương mại, tranh chấp hợp đồng kinh tế Chang hạn trong cuốn giáo
trình luật kinh tế - Khoa luật trường Đại học Tổng hợp Hà Nội các tác giả:Luật gia Nguyễn Tiến Lập, TS Nguyễn Như Phát, TS Phạm Hữu Nghị, TS.Trần Đình Hảo, TS Nguyễn Am Hiểu có viết : "Các tranh chấp trong kinh
doanh trong phạm vi nhất định có sự khác biệt với tranh chấp kinh tế Khái
niệm kinh tế” cũng như "quan hệ kinh tế " thông thường được hiểu rộng hon
so với khái niệm “kinh doanh” với "quan hệ kinh doanh" Trong kinh tế có
sự bao hàm cả yếu tố quản lý và các yếu tố chính trị - xã hội khác liên quanđến hoạt động kinh doanh Trong khi đó kinh doanh chỉ một hoạt động
mang tính chất nghề nghiệp như sản xuất, buôn bán, dịch vụ gắn với mục
đích lợi nhuận Do tính chất của quan hệ kinh doanh như vậy, việc giải
quyết tranh chấp trong kinh doanh cũng mang những đặc thù nhất định so
với việc giải quyết tranh chấp trong kinh tế nói chung"
Trong một cuốn sách khác, kuật gia Trần Anh Minh và Lê Xuân Thọcùng sử dụng những thuật ngữ pháp lý : "tranh chấp kinh tế” ; "tranh chấptrong kinh doanh” nhưng hầu như không có sự phân biệt Các tác giả viết
"Để loại trừ các tranh chấp trong kinh doanh thông qua quan hệ mua bán,
vận chuyển dịch vụ, xây lắp v.v nhằm khôi phục lại tình trạng ổn định,
phát triển trong hoạt động kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
bên, bảo đảm cho nền kinh tế thị trường phát triển lành mạnh, Nhà nước
nào cũng tổ chức ra nhiều hình thức tài phán hợp lý để giải quyết các tranh
chấp tương ứng như toà dân sự, toà án lao động toà án kinh tế, trọng tài
” Xem cuốn giáo trình luật kinh tế - Khoa Luật trường Đại học Tổng hợp Hà Nội - Xuất bản 1993
Chương IX (trang 307 - 364)
Khoá 5 tháng 11/1999
Trang 9thương mại Trong hoạt động kinh tế ở nước ta hiện nay đã thiết lập toà án
kinh tế là cơ quan tài phán xử lý hầu hết các tranh chấp kinh tế "” Các
tác giả hầu như không có sự phân biệt các thuật ngữ "tranh chấp kinh
tế”-"tranh chấp trong kinh doanh” và lý giải theo hướng ngược lại với lý giải
của nhóm tác giả của khoa Luật - trường Đại học tổng hợp Hà Nội
Một quan điểm được thốnglĩnh trong thời gian dai, thời kỳ nền kinh
tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp, đó là quan điểm đồng nhất
tranh chấp kinh tế với tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế Quan điểmnày được các tá giả như TS Hoàng Thế Liên, TS Phạm Hữu Nghị và Luật
tra Trần Hữu Huỳnh tổng kết và giải thích trong cuốn "Hợp đồng kinh tế và
vấn đề giải quyết các tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay" Trong đó, các
tác giả viết : "Tw trước đến nay nói đến tranh chấp kinh tế thường chỉ nghĩ
đến tranh chấp và vi phạm hợp đồng kinh tế”
Chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng XHCN đã và đang làm phát sinh những quan hệ mới, nhữngloại tranh chấp chưa từng biết đến trong nềnkinh tế kế hoạch hoá tập trung
“Trong nền kinh tế hang hoá nhiều thành phần, cùng với các tranh chấp hợp
đồng kinh tế, còn có các tranh chấp mới phát sinh như: Tranh chấp liên
quan đến giải thể, phá sản doanh nghiệp ; tranh chấp giữa Công ty và thành
viên của Công ty, giữa các thành viên của Công ty với nhau trong việc
thành lập, hoạt động, giải thể Công ty ; tranh chấp liên quan đến cổ phiếu,
trái phiếu ; tranh chấp liên quan đến quảng cáo, cạnh tranh Để giải quyết
các tranh chấp kinh tế nhanh chóng, kịp thời đúng pháp luật, phù hợp vớiđặc thù của hoạt động kinh doanh và bảo hộ lợi ích chính đáng của các nhàdoanh nghiệp nói chung đòi hỏi phải thành lập cơ quan tài phán mới (toà ánkinh tế) ở nước ta”
Như vậy, trong các văn bản pháp luật Việt Nam cũng như trong khoahọc pháp ý chưa đưa ra được một khái niệm chuẩn về tranh chấp kinh tế mà
chỉ mới liệt kê một số loại tranhchấp kinh tế như điều 12 - pháp lệnh thủ tụcgiải quyết các vụ án kinh tế đã ghi
` "Tìm hiểu luật kinh tế" - NXB Thống Kê 1997 - Phan thứ 5 (từ trang 187 - 194)
* *HĐKT và vấn dé giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay" - NXB Thành phô Hồ Chí Minh
1993 - trang 51
Khoá 5 tháng 11/1999
Trang 10"1 Tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân,
giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doath.
2 Các tranh chấp giữa Công ty với các thinh viên của Công ty, giữacác thành viên của Công ty với nhau liên quan đên thành lập, hoạt động giải
thể Công ty
3 Các tranh chấp liê quan đến mua bán cổ phiếu, trái phiếu
4 Các tranh chấp kinh tế khác theo quy định của pháp luật”.
Để thống nhất nhận thức trong toàn ngành,toà án nhân dân tối cao đã
giải thích và hướng dẫn như sau : “Các tranh chíp khác theo quy định của
pháp luật cần được hiểu là các tranh chấp mà treng tương lai khi ban hành
các văn bản pháp luật trong đó có quy định đó li các tranh chấp kinh tế và
thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân"?
Từ thực tiễn trên đây, chúng tôi thấy : cầr thiết phải xây đựng đượcmột khái niệm tranh chấp kinh tế mang tính tổng quát, trong đó bao hàm
hầu hết các tranh chấp đã có và có thé sé xuất hiện từ các quan hệ kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường
Cần thiết phải phân biệt tranh chấp kinh tế và vi phạm pháp luật kinh
tế, vi phạm hợp đồng kinh tế Mọi tranh chấp đều phát sinh từ sự vi phạm
Có thể nói: không có tranh chấp nếu không có sự vi phạm Nhưng không
phải mọi vi phạm nào cũng dẫn đến tranh chấp
Ví dụ : Một Công ty lương thực A ký hợp đồng bằng văn bản để thuê
vận chuyển gạo với Công ty vận tải B trong hợp đồng các bên thoả thuận
phương tiện vận tải phải là ô tô có khung bạt che Nhưng khi thực hiện hợp
đồng, bên vận tải lại đưa xe ô tô không có mui che đến để vận chuyển hàng
Như vậy rõ ràng là bên Công ty vận tai đã vi phạm hợp đồng Nếu trong
điều kiện thời tiết tốt, số gạo được vận chuyển an toàn về nơi phải giao hàng
thì sẽ không có tranh chấp xảy ra và hành vi vi phạm hợp đồng của Công tyvận tải không có tranh chấp xảy ra và hành vi vi phạm hợp đồng của Công
ty vận tải B không mang lại một hậu quả nào kể cả hậu quả pháp lý
Trường hợp ngược lại, do bên vận tải đưa xe không có mui che đến chở gạo,
dọc đường gặp mưa, gạo bị ẩm làm giảm chất lượng, tiêu thụ tại thị trường
Tờ trình Chính phủ về dự án tổ chức Toà án kinhtế của Bộ Tư pháp số 689/PLDS-KT ngày
18/7/1993,
Khoá 5 thang 11/1999
Trang 11với giá bị hạ Bên thuê vận chuyển yêu cầu bồi hường thiệt hại nhưng bên
vận tải không đáp ứng hoặc đáp ứng không đầy di yêu cầu do đó tranh chấpphát sinh giữa các bên Cũng cần phải lưu ý rằng khi chưa có quyết địnhchính thức của các cơ quan tài phán thì hành vi vi phạm của một hoặc haibên chỉ mang tính giả thiết
Mặt khác cũng phải thừa nhận rang, trong nhiều trường hợp, có thé
có những tranh chấp mà không phái sinh từ sự vi phạm pháp luật Đó lànhững tranh chấp, bất đồng về một sự kiện pháp lý
Trong thực tế có rất nhiều hành vi vi phạn pháp luật hợp đồng kinh
tế xảy ra mà không làm phát sinh tranh chấp Ví dụ: Ký kết hợp đồng kinh
tế sai thẩm quyền nhưng hợp đồng được các bên thừa nhận thực hiện ; haynhững hợp đồng có những vi phạm về nguyên tie ký kết hợp đồng hay viphạm quy định của pháp luật về hình thức của hợp đồng
Vi phạm pháp luật kinh tế, vi phạm hợp đồng kinh tế không đồngnghĩa với tranh chấp kinh tế Về bản chất, hành w vi phạm pháp luật hay vi
phạm hợp đồng là những xử sự trái với quy định ctia pháp luật hoặc trái với
những bất đồng ý kiến của các bên Nói đến hành vi vi phạm là nói đến biểu
hiện của một bên còn tranh chấp là nói đến thái độ, quan điểm không thốngnhất của cả hai bên cừng một vấn dé Trong từ điển tiếng Việt của Viện
ngôn ngữ học (xuất bản năm 1997) giải thích mục từ "tranh chấp là” đấu
tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn dé quyền lợi giữahai bên”.
Từ những sự phân tích trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một kháiniệm chung nhất về tranh chấp kinh tế sau đây: Tranh chấp kinh tế là bất
đồng của các bên trong việc giải quyết cùng một vấn đề phát sinh từ nhữngquan hệ kinh tế mà các bên tham gia Về bản chất kinh tế, tranh chấp kinh
tế chính là sự xung đột về lợi ích kinh tế của các bên tham gia trong mộtquan hệ kinh tế nhất định
1 2 Phân loai tranh chấp kinh tế
Việc phân loại (xếp nhóm) các tranh chấp kinh tế có ý nghĩa thực tếrất lớn :
Thứ nhất : Nó tạo cơ sở cho việc phân định thẩm quyền của toà án
theo cấp xét xử Theo khoản | điều 13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụKhoá 5 thang 11/1999
Trang 12án kinh tế (sau đây gọi là Pháp lệnh) thì toà án mân dân quận, huyện, thị xã
thuộc tỉnh - thành phố có thẩm quyền giải quết tranh chấp về hợp đồng
kinh tế có giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng trùtrường hợp có nhân tố nước
ngoài Các vu án kinh tế còn lại thuộc thẩm quyé: xét xử sơ thẩm của TAND
cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Thứ hai : Việc phân loại tranh chấp kinh E giúp cơ quan tài phán mà
cụ thể là giúp cho thẩm phán, trọng tài viên được chỉ định hoặc định lựa
chọn giải quyết vụ việc có những định hướng nhí định trong việc triển khai
các hoạt động tố tụng để xây dựng hồ sơ giải quyết vụ kiện
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại tanh chấp kinh tế :
Dựa vào giá trị tranh chấp: Tức là dựa vào những tranh chấp hợp
đồng kinh tế có giá ngạch trên 50 triệu đồng ho dưới 50 triệu đồng thì có
thể phân chia thành tranh chấp có nhân tố nước ngoài và tranh chấp không
có nhân tố nước ngoài Tuy nhiên cách phân loại tranh chấp kinh tế theo hai
tiêu chí trên không có ý nghĩa lớn lắm về mặt thực tiễn Một tiêu chí rất
quan trọng để phân loại tranh chấp kinh tế là dựa vào tính chất tranh chấp
để phân chia thành tranh chấp hợp đồng, tranh chấp Công ty, tranh chấp
liên quan đến việc mua bán chứng khoán và các tranh chấp khác
Căn cứ vào các quy định của pháp luật : Theo quy định tại điều 12
- Pháp lệnh; Điều 1 Nghị định 116/CP ngày 5/9/1994 về tổ chức hoạt độngcủa Trọng tài kinh tế ; Điều 2 Điều lệ tổ chức Trung tâm trọng tài quốc tế
ban hành kèm theo Quyết định số 204/TTg ngày 28/4/1993 của Thủ tướng
Chính phủ có thể phân chia tranh chấp kinh tế thành các loại sau:
1.2.1 Tranh chap hop đồng kinh tế
Khác với một số nước trên thế giới phân định thẩm quyền cho toà án
thương mại phụ thuộc vào hành vi của các bên tranh chấp Ở Việt Nam việc
xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua tính chất
pháp lý của chính bản thân hợp đồng, từ đó phát sinh tranh chấp Nếu tranhchấp phát sinh từ hợp đồng kinh tế sẽ giải quyết theo các thủ tục được quy
định tại khoản 1 điểm 12 Pháp lệnh:
Tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữapháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh Như vậy, nếu tranh chấp
Khoá 5 tháng 11/1999
Trang 13kinh tế phát sinh do vi phạm hợp đồng, trước hết cần xác định đó có phải làhop đồng kinh tế hay không ?.
Khái niệm hợp đồng kinh tế được ghi nhận tại Điều | "Pháp lệnh hợpđồng kinh tế” như sau : "Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản,tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất,
trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của
mình"
Từ khái niệm trên, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản củahợp đồng kinh tế như sau :
Về nội dung : Hợp đồng kinh tế được ký kết để thực hiện công việc
sản xuất trao đổi hàng hoá, dịch vụ nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật là nhằm mục đích kinh doanh Hoạt động kinh doanh là hoạt
động cơ bản của chủ thể kinh doanh và lợi nhuận luôn là mục tiêu mà các
bến hướng tới khi tham gia ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế Đây chính là
đặc điểm đặc trưng phản ánh được bản chất kinh tế - xã hội của giao dịch
mà hợp đồng kinh tế là hình thức pháp lý ghi nhận sự thoả thuận giữa cácchủ thể khi tham gia giao dịch đó Mục đích kinh doanh chính là tiêu chí
chủ yếu để phân biệt giữa hợp đồng kinh tế với hợp đồng dân sự Tuy nhiên
trên thực tế cũng có những khó khăn trong việc xác định mục đích kinhdoanh của các bên tham gia vì nó hoàn toàn đơn thuần dựa trên việc suyđoán chủ quan Vì vậy, rất khó phân biệt một cách rõ ràng, chính xác giữa
hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự
Về chủ thể: Khái niệm trên không đưa ra cụ thể phạm vi các chủ thể
có thể ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế Qua các điều 2, điều 42 và 43 củaPháp lệnh HDKT thể hiện những đối tượng sau đây là chủ thé hợp đồng
kinh tế : Các pháp nhân, các cá nhân có đăng ký kinh doanh; những người
làm công tác khoa học, nghệ nhân, hộ gia đình, hộ nông dân, ngư dân cáthể ; các tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng có thể trở thành chủ thể hợp
đông kinh tế khi họ ký kết hợp đồng kinh tế với một pháp nhân Việt Nam
Các hoạt đồng mặc dù có mục đích kinh doanh, nhưng được ký kếtgiữa hai cá nhân có đăng ký kinh doanh, giữa hai doanh nghiệp tư nhân hoặc giữa doanh nghiệp tư nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh (Theo
Khoá 5 tháng 11/1999
10
Trang 14Nghị định 66/HDBT ngày 2/3/1992) không phải là hợp đồng kinh tế Daycũng là điều bất cập cần được khắc phục trong khái niệm về hợp đồng kinh tế.
Về mặt hình thức : Hợp đồng kinh tế phải được lập thành văn bản,
có thể là bản hợp đồng hay các tài liệu giao dịch thể hiện sự thống nhất ýchí của các bên Hình thức văn bản là điều kiện bắt buộc, bảo đảm cho hợp
đồng kinh tế có hiệu lực Ngoài khái niệm về hợp đồng kinh tế đã nêu, ngày10/5/1997 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX kỳhop XI thông qua "Luật Thuong mai" Trong đó có đưa ra khái niệm về
"Tranh chấp thương mại” Đó là tranh chấp phát sinh do việc không thựchiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại(Điều 238) Như vậy tranh chấp thương mại thực chất chỉ là tranh chấp hợpđồng trong lĩnh vực thương mại mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là hợp đồngthuongmai và loại tranh chấp này được giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án
(Điều 239) Theo quy định của pháp luật hiện hành thì những tranh chấpthương mại nào đó phát sinh từ hợp đồng ký với đủ điều kiện của hợp đồng
kinh tế như đã nêu trên là các tranh chấp kinh tế va sẽ được giả: quyết tại
Toà kinh tế, bằng thủ tục tố tụng kinh tế
1.2.2 Tranh chấp giữa Công ty với thành viên Công ty ; giữa các thành
viên của Công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động,
giải thể Công ty.
Tranh chấp giữa Công ty với các thành viên Công ty là các tranhchấp
về vốn góp của mỗi thành viên trong Công ty về mệnh giá cổ phiếu và số cổphiếu phát hành đối với mỗi Công ty cổ phần ; về quyền sở hữu một phần
tài sản của Công ty tương ứng với phần vốn góp của Công ty, về quyền
được chịu lợi nhuận hoặc nghĩa vụ chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vàoCông ty, về thanh lý tài sản, về giải quyết các quyền nghĩa vụ cho các thànhviên Công ty khi giải thể Công ty
Các tranh chấp giữa các thành viên Công ty với nhau thường là tranhchấp về trị giá phần vốn góp vào Công ty giữa các thành viên Công ty ; về
việc chuyển nhượng phần vốn góp vào Công ty giữa các thành viên của
Công ty TNHH ; về việcthanh lý tài sản, phân chia nợ giữa các thành viên
Công ty trong trường hợp Công ty bị giải thể
Thực tế ở Việt Nam hiện nay số lượng các tranh chấp loại này khôngnhiều và thường được các bên liên quan giải quyết bằng con đường thươnglượng theo các phương thức đã được quy định trong điều lệ Công ty
Khoá 5 tháng 11/1999
1]
Trang 151.2.3 Tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.
Day là tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu đã
phát hành và cổ phiếu mới, trái phiếu mới sắp phát hành của Công ty cổ phần
Hiện nay, các tranh chấp loại này rất ít (không dám nói là chưa có)
đo thị trường chứng khoán ở nước ta chưa đi vao hoạt động Thực tế cáctranh chấp này mới chỉ được đề cập trong các văr bản pháp luật mà chưa hềđược đưa ra giải quyết ở bất kỳ cơ quan tài phán kinh tế nào ở nước ta
1.2.4 Các tranh cháp khác theo quy định của pháp luật
Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, có thể phát sinh nhiều
quan hệ kinh doanh mới, tất nhiên sẽ xuất hiện nhiều loại tranh chấp mà
trong tương lai, các văn bản pháp luật được ban hành quy định đó là tranhchấp kinh tế
Theo hướng dẫn của toà án nhân dân tối cao tại công văn số 442 ngày18/7/1994 thì "các tranh chấp khác theo quy định của pháp luật cần được
hiểu là các tranh chấp mà trong tương lai sau khi ban hành văn bản pháp
luật trong đó có quy định đó là các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết
của toà án nhân dân”
Tóm lai : Hiện nay, trong pháp luật Việt Nam có 4 loại tranh chấp
kinh tế phổ biến như đã nêu Các tranh chấp này có thể phát sinh từ quan hệ
kinh tế quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài Tuy nhiên trong 4 loại tranh
chấp kinh tế trên thì tranh chấp về hợp đồng kinh tế vẫn là loại tranh chấpkinh tế phổ biến nhất, nó chiếm tỷ lệ cao trong các vụ kiện được giải quyết
tại các cơ quan tài phán ở Việt Nam hiện nay
1.3 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp và đặc điểm của tranh chấpkinh tế
1.3.1 Một số nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tranh chấp kinh tế
Tranh chấp kinh tế nói chung là những hiện tượng tiêu cực tác động
xấu đến hoạt động của các chủ thể trong kinh doanh, đồng thời cũng ảnh
hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế Trong thực tế, các tranh chấp phát
sinh rất đa dạng, phức tạp và xuất phát từ những nguyên nhân, điều kiện khác nhau.
Khoá 5S tháng 11/1999
Trang 16Ở nước ta hiện nay, nền kinh tế đang từng bước chuyển từ cơ chế kế
hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường Trên thực tế, nền kinh tế thi
trường đã hình thành nhưng chưa thực sự ổn định, các yếu tố cần thiết cho
nó vận động linh hoạt, có hiệu quả chưa được dip ứng đầy đủ Trong điềukiện đó, tranh chấp kinh tế phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau có
thể kể tới một số nguyên nhân chủ yếu sau :
a Nguyên nhân xuất phát từ hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật chưa day đủ, chưa cụ thể chưa đồng bộ và không phù
hợp với thực tế là một trong các nguyên nhân dẫn đến phát sinh tranh chấp
Trước những yêu cầu doi hỏi bức xúc của nền kinh tế thị trường, Nhanước ta đã không ngừng nỗ lực trong việc ban hành, bổ sung và hoàn thiện
hệ thống các văn bản pháp luật về kinh tế để kịp thời điều chỉnh các quan
hệ kinh tế phát sinh ngày càng nhiều, ngày càng phức tạp và đa dạng.Nhưng trên thực tế, hệ thống pháp luật kinh tế nói chung và về hợp đồng
kinh tế nói riêng còn nhiều vấn đề còn phải xem xét, bổ sung và sửa đổi Đó
là hệ thống các văn bản chưa đầy đủ, chưa cụ thể, còn có những quy định
chồng chéo, thậm chí không còn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế
hiện nay Việc áp dụng các quy định pháp luật không còn phù hợp đã không
phản ánh đúng bản chất mối quan hệ kinh tế, không điều hoà được lợi ích của
các bên gây ra những mâu thuẫn làm phát sinh tranh chấp kinh tế
b Trình độ hiểu biết pháp luật còn yếu kém của các chủ thể kinh doanh
Trình độ pháp lý của các chủ thể được thể hiện qua sự hiểu biết về
các quy định pháp luật phản ánh khả năng nhận thức của họ về tính đúngđắn và hợp pháp trong hoạt động kinh doanh của mình Hiện nay không ít
các chủ thể kinh doanh không nắm biết được các quy định của pháp luật,
các chủ trương chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế nên dẫn đếnthiếu định hướng trong kinh doanh, không nhận thức một cách đầy đủ tínhhợp pháp hay bất hợp pháp trong hành vi của mình dẫn đến vi phạm phápluật làm phát sinh tranh chấp
Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như hệ thốngpháp luật của chúng ta còn có những hạn chế như đã nêu ở phần trên Đồng
thời, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa được thực hiện tốt, việc
cập nhật văn ban và thông tin pháp luật không được coi trọng Mat khác
Khoá 5 tháng 11/1999
13
Trang 17các nhà kinh doanh chưa có thói quen sử dụng chuyên viên pháp luật hoặc
tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn pháp lý
c Su xuống cấp dao đức trong kinh doanh
Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường ở nước
ta đã hình thành và vận hành có hiệu quả Những thành tựu kinh tế đạt được
đã chứng minh tính đúng đắn của công cuộc đổi mới mà toàn Đảng, toàndan ta đang thực hiện Bên cạnh những yếu tố mới, tích cực thì chính cơ chế
thị trường cũng là mảnh đất sản sinh ra nhiều hiện tượng tiêu cực Trong đó,
sự xuống cấp về đạo đức trong kinh doanh đang là vấn đề nhức nhối mà
chúng ta cần phải xem xét tới Không ít cá chủ thể kinh doanh chỉ chú trọngđến lợi ích cá nhân, cục bộ vì sự tồn tại và phát triển của cá nhân hoặc mộtnhóm người mà họ không tiếc bất kỳ thủ đoạn nào để thu được lợi nhuận tối
đa Cũng không ít các chủ thể kinh doanh lợi dụng những kẻ hở của pháp
luật cũng như sơ hở của đối tác trong giao kết hợp đồng để thực hiện hành
vi gian dối mưu cầu lợi ích bất chính chà đạp lên lợi ích của phía đối tác,tập thể và Nhà nước
Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác như : Xuất phát từ yếu tố văn
hoá, yếu tố tập quán, thương mại, những nguyên nhân khách quan khác nhưtrong trường hợp bất khả kháng hay những trở ngại khách quan, nhữngnguyên nhân mang tính chủ quan của các bên tham gia quan hệ kinh tế
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
Tóm lại : Những nguyên nhân và điều kiện trên đây chỉ là những yếu
tố hạn chế của pháp luật, những tồn tại xã hội mang tính sâu xa làm phátsinh tranh chấp kinh tế nói chung và vi phạm hợp đồng kinh tế nói riêng.Việc tìm ra các nguyên nhân điều kiện làm phát sinh tranh chấp để từ đó
tìm ra biện pháp khắc phục, để từng bước ngăn ngừa các tranh chấp phát
sinh, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu tới đời sống kinh tế
-xã hội là điều hết sức cần thiết
1.3.2 Đặc điểm các tranh chấp kinh tế.
Mỗi loại tranh chấp đều mang những đặc điểm riêng, phụ thuộc vào
tính chất của quan hệ pháp luật từ đó phát sinh tranh chấp Việclàm rõ đặc
điểm của tranh chấp có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng giải quyết các
Khoá 5 tháng 11/1999
14
Trang 18tranh chấp đó Chính các đặc điểm này quyết định những yêu cầu đặt ra
trong quá trình giải quyết tranh chấp
Các tranh chấp kinh tế phát sinh trực tiếp hoặc có liên quan mật thiết
tới hoạt động kinh tế của các chủ thể từ khâu đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh
lợi Các hoạt độngkinh tế mang nhiều đặc thù đó là thời cơ kinh doanh, bíquyết và uy tín trong kinh tế mang nhiều đặc thù đó là thời cơ kinh doanh,
bí quyết và uy tín trong kinh doanh của các chủ thể Việc giải quyết cáctranh chấp phát sinh từ các hoạt động này không đơn thuần là phải chính
xác, đúng pháp luật mà còn phai nhanh chóng, dứt điểm, tránh dây dưa kéo
dài, hạn chế đến mức tối đa sự gián đoạn trong quá trình kinh doanh
Các bên tranh chấp thường là pháp nhân hoặc cá nhân có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ, có kiến thức và sự hiểu biết pháp luật nhất định Cácchủ thể này hoàn toàn ý thức được những quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm
hại và có khả năng tự bảo vệ cao Chính điều này cho phép đơn giản hoá
nhiều thủ tục tố tụng, thúc đẩy quá trình tố tụng nhanh chóng khẩn trương
mà không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của các bên tranh chấp
Các tranh chấp kinh tế gắn liền với lợi ích riêng biệt của mỗi chủ thể
và luôn thuộc quyền tự quyết của họ Khi chuyển sang cơ chế kinh tế thịtrường, mọi doanh nghiệp kể các doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã
đều được thừa nhận là các đơn vị kinh tế tự chủ Mỗi đơn vị kinh doanh có
một lợi ích riêng của mình Lọi nhuận trở thành mục đích chính để cácdoanh nghiệp theo đuổi Doanh nghiệp với tư cách là những chủ thể kinhdoanh được quyền tự quyết định mọi vấn đề liên quan tới hoạt động sản
xuất kinh doanhcủa mình và khi có tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinhdoanh, các doanh nghiệp cũng được quyền tự quyết định: Giải quyết cáctranh chấp đó ở đâu ? Như thế nào ? Phạm vi quyền lợi yêu cầu được bảo vệ
sao ?
Nhiều tranh chấp kinh tế liên quan đến giá trị tài sản lớn, phạmvi ảnh
hưởng rộng liên quan đến nhiềuchủ thể có thể có ảnh hưởng dây chuyền đòi
hỏi việc giải quyết tranh chấp kinh tế phải nhanh chóng, đứt điểm hạn chếđược tình trạng tôn dọng vốn hay chiếm dụng vốn kinh doanh của nhau
Khoá 5 tháng 11/1999
15
Trang 19II GIẢI QUYẾT TRANH CHAP KINH TE
Tranh chấp kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bêntham gia quan hệ kinh tế nên "dù đó là loại tranh chấp gì đi nữa thì vì sựcông bang và hiệu quả kinh tế mà cần thiết phải có một cơ chế giải quyếttranh chấp"
Vậy giải quyết tranh chấp kinh tế là cách thức, biện pháp nhằm khắc
phục hoặc loại trừ các tranh chấp phát sinh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên, bảo vệ kỷ cương xã hội
2.1 Muc đích, ý nghĩa và các vêu cầu cơ bản của việc giải quyết tranh chấp kinh tế
2.1.1 Mục đích và ý nghĩa
Việc giải quyết tranh chấp kinh tế có ý nghĩa quan trọng sau :
Thứ nhất : Việc giải quyết thoả đáng tranh chấp giúp cho quyền lợi
ích hợp pháp của các bên được bảo đảm và giúp loại bỏ sự nặng nề về tâm
lý duy trì quan hệ giữa các bên.
Thứ hai : Việc giải quyết tranh chấp nhanh chóng, thuận tiện còn gópphần tạo dựng và hoàn thiện môi trường kinh doanh lành mạnh cho các chủ
thể kinh doanh, củng cố quyền tự do kinh doanh
Thứ ba : Việc giải quyết đúng đắn các tranh chấp kinh tế đảm bảo sự
bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, giữa các công dan trước pháp luật
góp phần lập sự công bằng trong toàn xã hội
Thứ tu : Thông qua việc giải quyết tranh chấp kinh tế đánh giá được
sự phù hợp của pháp luật với thực tiễn, tìm ra những điểm chưa phù hợp,
chưa đồng bộ từ đó có phương hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật
2.1.2 Yêu cầu của việc giải quyết các tranhchấp kinh tế
Để phù hợp với đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ
các quyền và lợi ích hợp pháp, quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế phảiđáp ứng những yêu cầu sau:
° Phải đảm bảo đến mức tối đa quyền tự do định đoạt của các chủ thể
kinh doanh có tranh chấp
Khoá 5 tháng 11/1999
16
Trang 20° Nhanh chóng và thuận lợi, hạn chế ở mức tối đa sự gián đoạn của quá
trình sản xuất kinh doanh
° Bảo vệ uy tín của các bên trên thương trường
° Đảm bảo các yếu tố bí mật trong kinh doanh
° Đạt hiệu quả thi hành cao nhằm bảo vệ một cách tốt nhất lợi ích của
các bên.
° Mức chi phí giải quyết tranh chấp không quá cao
Những yêu cầu trên là cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp
luật và giải quyết tranh chấp kinh tế Đồng thời, đó cũng là những căn cứ đểnhà kinh doanh cân nhắc, lựa chọn một phương thức giải quyết tranh chấpphù hợp với điều kiện của mình
2 2 Các hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế.
Việc lựa chọn hình thức giải quyết tranhchấp kinh tế phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như : Trình độ dân trí, trình độ phát triển kinh tế, phong tục tập
quán sinh hoạt, tiêu dùng trong kinh doanh mà cơ chế giải quyết tranh
chấp kinh tế ở mỗi nước khác nhau Tuy nhiên, thông thường tranh chấpkinh tế được giải quyết bằng 4 hình thức sau :
Thương lượng được hiểu là quá trình giải quyết tanh chấp trong đó
các bên cùng nhau bàn bạc thoả thuận mà không cần sự can thiệp của bên
thứ ba.
Thương lượng có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức như : Các
bên trực tiếp gap gỡ, bàn bạc đệ tì i Bigs giải quyết ; Các bên trao doi
TRUONG ĐẠI HOC LUATHA WO}
5Nat'c QRVS
Khoá 5 thang 11/1999
17
Trang 21công văn giấy tờ, tài liệu thể hiện quan điểm của mình và yêu cầu bên viphạm thực hiện nghĩa vụ.
Việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng thương lượng có nhiều ưu
điểm :
° Đảm bảo đến mức tối đa bí mật uy tín của nhà kinh doanh
° Đỡ tốn kém về thời gian, tiền bạc chi phí cho các bên
° Việc tự hoà giải thành sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các bên : Tháo gỡ
căng thẳng về tâm lý, không phương hại đến quan hệ hợp tác giữa
các bên.
Bên cạnh các ưu điểm nêu trên, việc giải quyết tranh chấp kinh tếbằng thương lượng cũng có những hạn chế sau :
Kết quả thương lượng phụ thuộc vào sự hợp tác giữa các bên: Nếu
một bên lợi dụng thương lượng để kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ thể
hiện thì thương lượng rất khó thành công Như vậy, các bên sẽ phải tìm mộthình thức giải quyết tranh chấp khác có hiệu quả hơn, do đó sẽ hạn chế sựlãng phí về thời gian, công sức, hình thức giải quyết tranh chấp khác có
hiệu quả hơn, do đó sẽ hạn chế sự lãng phí về thời gian, công sức
Việc thi hành phương án giải quyết tranh chấp đã dược thoả thuậnhoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí và sự tự nguyện của các bên chứ không
có một chế định để đảm bảo thi hành
Với các ưu điểm và hạn chế nêu trên, nhìn chung hình thức thươnglượng chỉ phù hợp để giải quyết các tranh chấp có giá trị nhỏ phát sinh giữa
các chủ thể có thiện chí hợp tác
Tại nhiều nước, việc các bên tranh chấp tự thương lượng với nhau là
điều kiện bắt buộc trước khi đưa đơn kiện đến cơ quan tài phán Ở nước ta,
tuy pháp luật không quy định như trên nhưng pháp luật khuyến khích các
bên tự thương lượng hoà giải với nhau trong các tranh chấp kinh tế thuộcquyền tự định đoạt của họ
2.2.2 Trung gian hoà giải
Khoá 5 tháng 11/1999
18
Trang 22Trung gian hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia
của người thứ ba đóng vai trò làm trung gian để hỗ trợ, thuyết phục các bêntranh chấp tìm kiếm các giải pháp để chấm dứt tranh chấp
Giống như thương lượng, việc giải quyết tranh chấp bằng trung gianhoà giải phải xuất phát từ sự tự nguyện của các bên Người làm trung gian
hoà giải phải là người có uy tín, có phẩm chất, có đạo đức, có hiểu biết vềpháp luật và thực tiễn kinh doanh - có thể là một cá nhân, tổ chức, luật sư
hay trọng tài viên, toà án đã thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp
Người trung gian hoà giải để đi đến thống nhất phương án loại bỏ tranh
chấp Quyền quyết định cuối cùng thuộc về các bên chứ không thuộc vềngười trung gian hoà giải
Trung gian hoà giải có hai hình thức :
Hoà giải ngoài tố tụng : Là hình thức được tiến hành trước khi đưa vụtranh chấp ra cơ quan tài phán Khi không thống nhất được một cách thứcgiải quyết tranh chấp các bên phải tự nguyện thực hiện theo phương án đó.Nếu một bên không nghiêm chỉnh thực hiện thì bên kia được đưa vụ án ra
toà án hoặc trọng tài để giải quyết
Hoà giải trong tố tụng : Là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ
quan toà án hoặc trọng tài tiến hành trước khi đưa vụ kiện ra toà xét xử hoặc
có thể thực hiện ngay trong quá trình xét xử Nếu các bên thoả thuận được
phương án giải quyết tranh chấp thì toà án hoặc trọng tài ra quyết định côngnhận sự thoả thuận đó của các đương sự
Ở Việt Nam, giải quyết tranh chấp kinh tế bằng biện pháp trung gian
hoà giải rất được khuyến khích Hoà giải trong tố tụng còn là thủ tục bắt
buộc trước khi toà án đưa vụ kiện ra xét xử nếu các bên hoà giải khôngthành (Điều 36 Pháp lệnh) Tuy nhiên, do còn thiếu các quy định cụ thể
hướng dẫn về thủ tục hoà giải nên hiệu quả chưa cao
2.2.3 Trong tài (phi Chính phủ)
Trọng tài là thể thức giải quyết tranh chấp theo đó các bên thoả thuận
đưa ra những tranh chấp theo đó các bên thoả thuận đư ra trước một trọng
tài viên hoặc Uỷ ban trọng tài để giải quyết Sau khi xem xét vụ việc, trọng
tài viên (hoặc Uy ban trọng tài) sẽ đưa ra phán quyết ràng buộc các bên
tranh chấp.
Khoá 5 tháng 11/1999
19
Trang 23Bản chất của việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Trọng tài thểhiện ở hai khía cạnh: Sự thoả thuận và tài phán.
Trước hết Trọng tài bắt nguồn từ sự thoả thuận của các đương sự thể
hiện ở yêu cầu về thoả thuận chọn trung tâm trọng tài, quyền lựa chọn trọng
tài viên, lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp của các bên
Với ý nghĩa một cơ quan tài phán, trọng tài không phải là "người
trung gian" đơn thuần mà là một co quan xét xử, có điều không đại diện
cho quyền lực tư pháp của Nhà nước
Chính từ yếu tố thoả thuận và tài phán nêu trên đã quyết định những
vấn đề về tổ chức, về nguyên tắc giải quyết tranh chấp của Trọng tài Xin
nêu ra đây một số điểm cơ bản sau :
Là một tổ chức phi Chính phủ không đại điện cho quyền lực tư pháp
của Nhà nước nên trọng tài rất thích hợp để giải quyết tranh chấp phát sinh
giữa các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế đặc biệt là các tranh chấp có
nhân tố nước ngoài
Trọng tài có khả năng giải quyết chính xác dứt điểm các tranh chấp
Các trọng tài nên có đầy đủ khả năng và tiêu chuẩn (đạo đức, am hiểu sâusắp pháp luật và thực tiễn kinh doanh) vì thế họ giải quyết tranh chấp chính
xác dứt điểm Mặt khác, các bên có quyền lựa chọn Trọng tài viên nên có
sự tin tưởng và tính tự nguyện thi hành phán quyết trong tài cao hơn
Một trong các nguyên tắc tố tụng trọng tài phán chính phủ là xét xử
không công khai Vì thế bí quyết kinh doanh và uy tín của nhà kinh doanhđược bảo Vệ
Tiết kiệm được thời gian công sức và chi phí tiền bạc cho các bên vithủ tục tố tụng trọng tài đơn giản hơn so với tố tụng toà án (Trọng tài xét
xử một lần, phán quyết trọng tài có hiệu lực thi hành ngay)
Ở nước ta, ngoài Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh
phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đã được thành lập và hoạt
động từ lâu, còn có các Trung tâm trọng tài kinh tế được thành lập và hoạt
động theo Nghị định 116/CP ngày 5/9/1994 của Chính phủ Tuy nhiên, hoạtđộng của các trung tâm trọng tài này còn ít hiệu quả do nhiều nguyên nhân
khác nhau.
Khoá 5 tháng 11/1999
20
Trang 242.2.4 Giải quyết tranh chap bằng Toà án.
Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án là việc các bên đưa vụ
tranh chấp ra giải quyết tranh chấp kinh tế tại một cơ quan tư pháp: Toà án.Đây là một cơ quan đại diện cho quyền lực của Nhà nước
Ở các nước khác nhau, việc giải quyết tranh chấp kinh tế tại toà án
được quy định khác nhau Một số nước giao thẩm quyền xét xử mọi tranhchấp trong đó có thương mại cho toà án thường (như Mỹ, Nhật, Thái
Lan ); một số nuớc khác thành lập Toà án thương mại (với tư cách là mộttoà chuyên trách trong hệ thống cơ quan tư pháp như Pháp, Đức, Bi ) các
Toà thương mại này chỉ xét xử sơ thẩm Nếu có kháng án thì sẽ đưa ra xét
xử ở toà thượng thẩm dân sự như các vụ việc dân sự ở một số nước khác lại
thành lập hệ thống toà án độc lập để giải quyết tranh chấp kinh tế (Liên
bang Nga với toa án, trọng tài được thành lập năm 1992)
Ở nước ta, ngày 28/12/1993, Quốc hội khoá IX đã thông qua Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của luật tổ chức toà án nhân dân với nội dung
giao cho toà án có thẩm quyền xét các tranh chấp kinh tế Toà kinh tế là một
toà chuyên trách hệ thống toà án nhân dân (từ cấp tỉnh, thành phố trở lên)
Ngày 16/3/1994 Quốc hội (khoá IX) thông qua Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án kinh tế là cơ sở tố tụng để giải quyết tranh chấp kinh tế tạiToà án.
Việc giải quyết tranh chấp kinh tế tại toà án - cơ quan xét xử đại
diện cho quyền lực tư pháp của Nhà nước có những ưu điểm sau :
° Tranh chấp có thể được giải quyết chính xác, hạn chế thiệt hại xảy ra
e + Một cơ quan tài phán đại diện cho quyền luc tư pháp của Nhà nước
-Toà án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để hạn chế việctấu tán tài sản, dam bảo cơ sở để thi hành phán quyết của Toà án
° Phán quyết của toà án có hiệu lực thi hành cao, có tính cưỡng chế thi
hành Đây là ưu điểm nổi bật của việc giải quyết tranh chấp kinh tế
bằng toà án so với các hình thức giải quyết tranh chấp khác trongđiều kiện hiện nay của Việt Nam
Tuy nhiên, giải quyết tranh chấp kinh tế tai Toà án cũng có những
hạn chế như: do nguyên tắc xét xử công khai nên bí quyết kinh doanh và uy
Khoá 5 thang 11/1999
21
Trang 25tín của nhà kinh doanh có thể bị ảnh hưởng, thủ tục tố tụng phức tạp, kéo
đài, do quan niệm của các bên khi đưa nhau ra toà dễ bị sứt mẻ quan hệ
Tóm lại : Tranh chấp kinh tế tại Việt Nam hiện nay thường được giảiquyết qua 4 hình thức : Thương lượng, trung gian hoà giải, trọng tài phi
chính phủ và toà án Mỗi hình thức giải quyết có ưu, nhược điểm riêng
Song hiện nay thực tế cho thấy toà án là hình thức giải quyết tranh chấpkinh tế quan trọng nhất ở Việt Nam Về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm
vụ va cơ sở tố tụng tại toà kinh tế sẽ được trình bày cu thể ở phần sau
Khoá 5 thang 11/1999
ae
Trang 26CHUONG IITOA KINH TE - CO QUAN TAI PHAN QUAN TRONG DE GIAI
QUYET TRANH CHAP KINH TE TAI VIET NAM.
I THÀNH LAP TOA KINH TẾ THUỘC HỆ THONG TOA ÁN NHÂN DÂN DE GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP KINH TẾ.
Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam đã khởi xướng công cuộc đổimới toàn diện đất nước mà trong đó trọng tâm là đổi mới và cải cách kinh
tế Chúng ta đang chuyển dần từ một nền kinh tế quan liêu bao cấp sang
một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng
XHCN Quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường đã hết sức phức tạp và
đa đạng Mục tiêu để đạt được lợi nhuận tối đa luôn trở thành động lực trựctiếp của các chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế Các tranh chấp kinh tế
phát sinh ngày càng nhiều, da dạng vé loại hình, phức tạp về tính chất.Chính vì vậy, vấn đề lớn đặt ra là phải có những phương thức giải quyếttranh chấp kinh tế phù hợp với yêu cầu bức xúc của nền kinh tế theo cơ chế
thị trường hiện nay là giải quyết tranh chấp kinh tế nhanh chóng, kịp thời,đảm bảo đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp Giải quyếttranh chấp kinh tế hiện nay đã trở thành một hoạt động rất quan trọng nó
tạo ra một động lực thúc đẩy nên kinh tế phát triển
Trước những vêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, ngày 28/12/1993 Quốchội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá IX kỳ họp thứ tư đã thông qua
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật tổ chức TAND, thành lập toàkinh tế thuộc hệ thống TAND để giải quyết các tranh chấp kinh tế, có hiệu
lực từ ngày 1/7/1994.
Từ ngày 1/7/1994, với sửa đời và đi vào hoạt động của các toà kinh tế
trong hệ thống TAND với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền xét xử các
tranh chấp kinh tế và giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp đã
đánh dấu một bước phát triển mới trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại
Việt Nam.
Theo Luật tổ chức toà án nhân dân được thông qua ngày 28/12/1993
các toà kinh tế được thành lập tại toà án nhân dân tối cao, các toà án nhândan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Khoá 5 tháng 11/1999
th
Trang 27+ Toà kinh tế TANDTC với tư cách là một toà chuyên trách của
TANDTC có nhiệm vụ quyền hạn: giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án kinh
tế mà bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theoquy định của pháp luật
+ Toà kinh tế TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm
vụ, quyền hạn xét xử sơ thẩm những vụ án kinh tế theo quy định của Điều
12 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, xét xử phúc thẩm những
vụ án kinh tế mà bản án quyết định sơ thẩm của toà án cấp dưới (toà án
quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) có kháng cáo, kháng nghị ; giảiquyết việc phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
Đối với TAND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không tổ
chức thành toà kinh tế mà chỉ phân công thẩm phán có nhiệm vụ giải quyết sơthẩm các tranh chấp kinh tế thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật
Như vậy, toà kinh tế thuộc hệ thống TAND được thành lập với chứcnăng nhiệm vụ là giải quyết các tranh chấp kinh tế trong các lĩnh vực sau :
° Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa các pháp nhân với pháp
nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh (theo quy định tại Nghị định 66/CP).
« Các tranh chấp giữa Công ty va thành viên Công ty ; giữa các thành
viên trong Công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động,giải thể Công ty
@ Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu
® Các tranh chấp kinh tế khác theo quy định của pháp luật (như công
nhận quyết định của trọng tài nước ngoài để thi hành ở Việt Nam)
° Tuyên bố phá sản doanh nghiệp”
Với chức nang, nhiệm vụ là cơ quan xét xử chuyên giải quyết các vu
án kinh tế, các toà kinh tế góp phần bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ quyền
"Thực ra, trình tự và thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp không phải là vụ án kinh
tế song nhiệm vụ này được giao cho các toà kinh tế, TAND cấp tỉnh và trên thực tế khi thực hiện nhiệm vụ
a5 18a ae,
này, toà kinh tế cũng phải giải quyết các tranh chấp phat sinh.
Khoá 5 tháng 11/1999
24
Trang 28và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, nhà kinh doanh, thúc đẩy nền
kinh tế phát triển một cách lành mạnh
II TOÀ KINH TẾ THUỘC HỆ THỐNG TOÀ ÁN NHÂN DÂN - CƠ QUAN TÀI PHÁN QUAN TRỌNG CÓ NHIỆM VỤ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP KINH TẾ.
Lịch sử giải quyết các tranh chấp kinh tế ở Việt Nam có thể chiathành 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn trước 1960
Các tranh chấp kinh tế (lúc đó là tranh chấp về hợp đồng kinh doanh)
được giải quyết bằng phương pháp hành chính và phương pháp tư pháp
Điều nay được quy định tại Nghị định 735/TTg ngày 10/4/1956 của Thủ
tướng Chính phủ Điều 20 Nghị định quy định: "nếu xảy ra tranh chấp về
hợp đồng kinh doanh thì tuỳ theo các trường hợp sau đây mà dua ra các cơ
quan có thẩm quyền giải quyết:
a Nếu là tranh chấp giữa tư doanh với nhau, giữa tư doanh với quốc
doanh hay HTX thì đưa ra cơ quan đăng ký hay thị thực hợp đồng để giảiquyết Nếu xét thấy cần đề nghị truy tố trước TAND cơ quan đăng ký sẽ
đứng ra khởi tổ trước TAND nơi sở tại
b Nếu có tranh chấp giữa các tổ chức HTX hay tổ chức quốc doanh
với nhau thì đưa lên cơ quan cấp trên hoặc hội nghị liên tịch các cơ quan
cấp trên mà giải quyết”
Giai đoạn từ 1960 đến 1994
Các tranh chấp kinh tế (giai đoạn này được gọi là tranh chấp hợpđồng kinh tế và vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế) được giải quyết tại các
cơ quan trọng tài kinh tế (cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các cấp) Bên
cạnh đó có Hội đồng trọng tài hàng hải và Hội đồng trọng tài Ngoại thươngđược thành lập bên cạnh phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam để
giải quyết các tranh chấp kinh tế về hợp đồng ngoại thương, về hợp đồng cónhân tố nước ngoài
Giai đoạn từ tháng 7/1994 đến nay
Các cơ quan trọng tài kinh tế (Nhà nước) chấm dứt hoạt động, các toàkinh thế thuộc hệ thống TAND được thànhlập và đi vào hoạt động với
Khoá 5 thang 11/1999
25
Trang 29nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế (thuộc thẩm quyền
của trọng tài kinh tế (nhà nước) trước đây và các tranh chấp kinh tế mớiphát sinh trong nền kinh tế thị trường như quy định tại điều 12 Pháp lệnh
Như chúng tôi đã đề cập ở phần trên, cùng với hình thức giải quyết
tranh chấp kinh tế bằng toà án, chúng ta vẫn sử dụng các hình thức giải
quyết khác đó là thương lượng, hòa giải và trọng tài
Tuy nhiên, thương lượng chỉ là 1 hình thức giải quyết các bất đồng,
các tranh chấp một cách tự phát, tự nguyện, không chính thức, trước khi cần
sự can thiệp bằng pháp luật của cưỡng chế Nhà nước Hình thức này chỉ đạthiệu quả khi các bên tranh chấp có ý thức pháp luật và tinh thần hợp tác, độ lượng cao.
Hoà giải cũng là một hình thức giải quyết tranh chấp một cách tự
nguyện với sự tham gia của người thứ ba Hình thức này có nhiều ưu điểm
nhưng chưa được pháp luật điều chỉnh, ngoài trường hợp hòa giải là một
giai đoạn bắt buộc của tố tụng kinh tế - do vậy hiệu quả của hình thức nàycũng chưa cao.
Trọng tài kinh tế - một hình thức giải quyết tranh chấp do các bên lựa
chọn thoả thuận chọn tổ chức trọng tài (1 trọng tài viên hoặc hội đồng
trọng tài) thuộc một trong các trung tâm trọng tài kinh tế được thành lập
theo Nghị định 116/CP ngày 5-9-1994 của Chính phủ về tổ chức hoạt động
của trọng tài kinh tế hay Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam - theo quyếtđịnh 204 TTG ngày 28-4-1993 của Thủ tướng Chính phủ Việc thực hiệnquyết định của Trọng tài kinh tế đựa trên nguyên tắc tự nguyện thiếu tínhcưỡng chế Nhà nước cho nên kết quả đạt được cũng chưa cao
Trọng khi đó, Toà kinh tế thuộc Toà án nhân dân với cơ cấu tổ chức
chức năng nhiệm vụ thẩm quyền và những ưu điểm của hệ thống đó như
chúng tôi đã trình bày ở phần trên - đặc biệt - phán quyết của Toà án có
hiệu lực thi hành do được đảm bảo bằng cưỡng chế Nhà nước thông qua cơquan thị hành án dân sự Do vậy hình thức này luôn được các bên tin tưởng,
lựa chọn, là một hình thức quan trọng nhất để giải quyết các tranh chấp
kinh tế ở Việt Nam hiện nay
II NHỮNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỐ TUNG KINH TẾ
3.1 Khái niêm tố tung kinh tế
Toà kinh tế là một cơ quan tài phán nhân danh Nhà nước thực hiệnchức năng giải quyết các tranh chấp kinh tế và tuyên bế phá sản doanhnghiệp thông qua thủ tục, trình tự do pháp luật quy định một cách chặt chế
Khoá 5 tháng 11/1999
26
Trang 30nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên có tranh chấp cũng như tạo
điều kiện hoạt động một cách đồng bộ cho nền kinh tế quốc doanh, giảiquyết tranh chấp một cách kịp thời, đúng đắn
Khi tranh chấp xẩy ra, pháp luật cho phép các bên chủ thể tham giaquan hệ kinh tế có thể gặp gỡ nhau, bàn bạc tìm cách thảo gỡ tranh chấp
trên cơ sở tự nguyện Trong trường hợp không thoả thuận được với nhau thì
tranh chấp kinh tế được giải quyết theo một thủ tục nhất định tại Toà kinh
tế có thẩm quyền Quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế trước toà án gọi là
tụng kinh tế được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉ các mối
quan hệ được phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế giữa
toà kinh tế với những bên tham gia tố tụng kinh tế và giữa họ với nhau
3 2 Dac điểm của quan hé tố tuna kinh tế tai Toà án
Cũng như quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, dân sự mối quan hệ
pháp luật tố tụng kinh tế cũng có đặc điểm sau:
- Mot trong các chủ thể bắt buộc của các quan hệ tố tụng kinh tế là
Tòa kinh tế - cơ quan tài phán nhân danh Nhà nước giải quyết cáctranh chấp kinh tế
- Các chủ thể khác có quan hệ tố tụng kinh tế phải là các doanh
nghiệp, các nhà kinh doanh
- Quan hệ của các chủ thể nêu trên được phát sinh trong quá trình
giải quyết tranh chấp tại toà kinh tế
- Các căn cứ pháp lý làm phát sinh tranh chấp kinh tế được giảiquyết tại toà án đồng thời cũng làm phát sinh quan hệ tố tụng kinh
tế là phải có sự vi phạm pháp luật kinh tế hoặc có tranh chấp về
quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể quan hệ kinh tế trong sản
xuất, kinh doanh
Khoá 5 tháng 11/1999
27
Trang 31- Muc đích của giải quyết tranh chấp ở Toà kinh tế là nhằm bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp đang bị vi phạm của các chủ thể thamgia quan hệ kinh tế.
3 3 Các nguyên tắc đăc thù của tố tung kinh tế tai Toà án.
Bất kỳ ngành luật nào cũng vậy đều phải có tư tưởng chỉ đạo, hướngdẫn được ghi nhận trong các quy phạm pháp luật - đó là những nguyên tắc
cơ bản Toà kinh tế ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc về tổ chức, hoạt
động của cơ quan toà án nói nói chung đã được quy định trong Hiến pháp
và Luật tổ chức toà án nhân dân các cấp thì còn phải tuân thủ những nguyên
tắc riêng của tố tụng kinh tế trong hoạt động giải quyết tranh chấp kinh tế
Đó là những nguyên tắc sau:
3.31 Nguyên tắc tự định đoạt và hoà giải của các đương sự
Nguyên tắc này là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụngkinh tế - nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự do kinh doanh, tự do hợp
đồng theo pháp luật trên cơ sở Nhà nước không can thiệp vào các hoạt động
kinh doanh của các chủ thể thực hiện đúng quy định của pháp luật Nhànước với tư cách là chủ thể của luật công không thể tự đưa các tranh chấp
kinh tế ra toà kinh tế để phán quyết Toà án cũng không thể can thiệp và
tranh chấp kinh tế nếu các đương sự không có yêu cầu Vì vậy yêu cầu củacác đương sự trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại toà án là yếu tố cần
thiết bắt buộc
Quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ tố tụng kinh tế
được thể hiện qua nhiều hình thức giải quyết như thông qua hoạt động tư
vấn hoà giải của bên thứ ba mà các bên tranh chấp chọn ra, thông qua các
cơ quan Tài phán như cơ quan Trọng tài phi chính phủ, Toà án , các bên tự
định đoạt và có thể tự lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp thích ứng
với quan hệ kinh tế bị tranh chấp, và cũng có thể uỷ quyền cho luật sự, cho
một công dân khác làm đại diện tham gia tố tụng
Quyền rút yêu cầu khởi kiện, quyết định thay đổi nội dung khởi kiện,
quyền tự hòa giải được thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình giảiquyết tranh chấp Đặc biệt quyền hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp
kinh tế được áp dụng với nội dung rộng hơn so với tố tụng dân sự (ví dụ nhưnhững vụ kiện hôn nhân trái pháp luật, những quan hệ phát sinh từ giao
dịch trái pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải với nhau )
Khoá 5 tháng 11/1999
28
Trang 32Như trên đã nêu, Tòa án chi giải quyết tranh chấp trên cơ sở có yêucầu khởi kiện của các đương sự nếu thoả mãn các điều kiện sau:
- Không có sự thoả thuận trước của các bên là sẽ giải quyết theo thủ
tục trọng tài.
- Nếu các bên không thể tự hoà giải, bàn bạc thương lượng được với nhau.3.3.2 Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật.
Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thì sự bình đẳng của
các thành phần kinh tế là một yếu tố hết sức quan trọng và cần thiết, nếu có
sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế sẽ tạo được một môi trường kinh
doanh tốt cho các chủ thể, thúc đẩy nên kinh tế phát triển, còn nếu không
có sự bình đẳng sẽ kìm hãm nền kinh tế Trong quá trình giải quyết tranh
chấp kinh tế thì việc đảm bảo quyền bình đẳng cho các doanh nghiệp người
kinh doanh được tham gia tố tụng không phân biệt doanh nghiệp nhà nướchay công ty trách nhiệm hữu hạn; doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã hay
người kinh doanh nhỏ Các bên có quyền và nghĩa vụ tuân thủ các quy địnhtrong pháp luật tố tụng kinh tế và không có sự phân biệt hạn chế vấn đề gì
đối với bất cứ thành phần kinh tế nào khi tham gia giải quyết tranh chấp tại
Tòa án.
3.3.3 Nguyên tắc không tiến hành điều tra mà chủ xác mình, thu
thập chứng cứ
Tại Điều 3 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế đã quy định
"Đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền
lợi cho minh" Khi giải quyết các vụ án kinh tế, Tòa án chủ yếu dựa vào các
căn cứ do các đương sự đưa ra để có phán quyết đúng pháp luật Tòa án sẽthu thập, xác minh chứng cứ và nghe các bên trình bày quan điểm của mình
về sự việc tranh chấp Các được sự có quyền và nghĩa vụ trình bày trước tòa
những gì mà họ cho là cần thiết, khi thấy cần phải làm rõ hơn nhằm giải
quyết vụ án đúng pháp luật thì Tòa án sẽ tiến hành xác minh
3.3.4 Nguyên tắc giải quyết vụ án kinh tế nhanh chóng kịp thời
Đối với các nhà kinh doanh, hay nói rộng hơn là đối với các doanhnghiệp thì vấn đề vốn trong kinh doanh và thời gian là những yếu tố quan
trọng có thể quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh Xuất phát từ đó
việc giải quyết tranh chấp kinh tế không chỉ đơn thuần đúng pháp luật mà
Khoá 5 tháng 11/1999
29
Trang 33còn phải đảm bảo yếu tố nhanh chóng, dứt điểm tạo điều kiện cho các nhà
kinh doanh có thể yên tâm phấn khởi trong kinh doanh, giải quyết nguồnvốn trong kinh doanh Nếu để vụ kiện dây dưa, kéo đài sẽ làm cho họ phải
theo đuổi vụ kiện mất thời gian tập trung vào kinh doanh gây tâm lý lo ngại
không cần thiết
Nguyên tắc này được Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tếthể hiện trong việc rút ngắn thời hiệu khởi kiện, rút ngắn thời gian giảiquyết vụ án kể cả ở các cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái
thẩm; rút ngắn thời gian kháng cáo, kháng nghị
Ngoài các nguyên tắc cơ bản đã nêu ở trên Tố tụng kinh tế còn quyđịnh một số nguyên tắc cơ bản khác như xét xử công khai; sử dụng tiếng
nói, chữ viết tương tự như Tố tụng hình sự, dân sự
IV PHAP LENH THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CAC VỤ ÁN KINH TẾ - CƠ SỞ TO
TUNG DE GIẢI QUYẾT TRANH CHAP KINH TẾ HIỆN NAY
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế đã được Uy ban thường
vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
16.3.1994 và được công bố theo lệnh số 31L/CTN ngày 29.3.1994 của Chủ
tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đây là cơ sở tố tụng quan
trọng để Toà án giải quyết tranh chấp kinh tế theo chức năng và nhiệm vụ
đã được qui định.
Pháp lệnh này gồm có: 13 chương và 90 điều qui định chặt chẽ thủ
tục, trình tự giải quyết các tranh chấp kinh tế (vụ án kinh tế) Tại Toà ánnhân dân các cấp từ giao đoạn nhận đơn khởi kiện, thụ lý vụ án đến các qui
định về phiên toà sơ thẩm, phiên toà phúc thẩm, phiên toà giám đốc thẩm và
tái thẩm Tuy nhiên trong phần này xin được phép chỉ dé cập một số điểm
cơ bản trong Pháp lệnh
4.1 Về thời hiệu khởi kiên
Điều 31, điểm 1 của Pháp lệnh có qui định : "Người khởi kiện
phải làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết vụ án kinh tế trong thời hạn 6 tháng
kể từ ngày phát sinh tranh chấp, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác”
Như vậy, theo Pháp lệnh thì quyền khởi kiện vụ án kinh tế là quyền
tố tụng đầu tiên của chủ thể tham gia tố tụng kinh tế với tư cách là nguyênđơn trong vụ kiện Trong cơ chế kinh tế mới hiện nay, Nhà nước cũng nhưcác cơ quan tiến hành tố tụng không thể can thiệp trực tiếp vào các quan hệkinh tế và các tranh chấp kinh tế của các chủ thể kinh doanh Họ có quyền
Khoá 5 tháng 11/1999
30
Trang 34tự quyết định hình thức để giải quyết tranh chấp kinh tế, song nếu chọn Toà
án làm cơ quan giải quyết tranh chấp thì họ (các nhà kinh doanh) phải cóđơn yêu cầu
Pháp lệnh qui định thời hạn khởi kiện vụ án kinh tế là “6 tháng kể từ
ngày phát sinh tranh chấp” Quy định về thời hiệu khởi kiện của Pháp lệnh
như trên là đảm bảo cho các đương sự giải quyết tranh chấp nhanh chóng
kịp thời và dứt điểm ổn định sản xuất kinh doanh Tuy nhiên trên thực tế
qui định về thời hiệu khởi kiện của Pháp lệnh không phù hợp Bởi lẽ, chưa
phát huy được tinh thần hợp tác, thương lượng tự hoà giải của các đương sự;
Do thời hiệu khởi kiện quá ngắn nên quyền và lợi ích hợp pháp của các
đương sự chưa thực sự được đảm bảo
Mặt khác do chưa có sự hướng dẫn cụ thể rõ ràng nên nhận thức về
thời hiệu khởi kiện của Tham phán, của các cấp Toa án chưa thống nhất,
đặc biệt là về điểm bắt đầu của thời hiệu
4.2 Về thẩm quyền.
Khi đương sự gửi đơn khởi kiện đến Toà án thì việc xác định
rõ ràng tranh chấp kinh tế đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp
nào hoặc cơ quan nào là một vấn đề rất cần thiết Việc xác định đúng thẩm
quyền giải quyết có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc thụ lý hồ sơ vụ án
và cũng có ý nghĩa trong việc đảm bảo thời gian giải quyết vụ án được
nhanh chóng tránh phải chuyển hồ sơ cũng như bị đình chỉ giải quyết vụ ántheo Điều 39 điểm e
Việc xác định thẩm quyền giải quyết các vụ án kinh tế được căn cứ
vào các tiêu chí sau:
4.2.1.Thám quyền theo vụ việc
Theo điều 12 - Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh
tế,Toà án nhân dân, cụ thể là Toà kinh tế: có những thẩm quyền giải quyết
các loại việc sau:
- Các tranh chấp về Hợp đồng kinh tế giữa Pháp nhân với pháp nhân;giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh.
- Các tranh chấp giữa Công ty với các thành viên của công ty; Giữa
các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động và
giải thể công ty
- Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu;
- Các tranh chấp kinh tế khác theo qui định của pháp luật
Khoá 5 tháng 11/1999
3l
Trang 35Quy định về thẩm quyền theo vụ việc nhằm để Toà án xác định vụ
kiện có thuộc thẩm quyền của Toà kinh tế hay thuộc thẩm quyền, chức
năng giải quyết của các cơ quan khác
Trên thực tế, từ khi hoạt động đến nay, Toa án chủ yếu giải quyết, xét
xử các tranh chấp về hợp đông kinh tế còn các loại tranh chấp được qui định
tại điểm 2 của Điều 12 rất hạn chế; Các tranh chấp được qui định tại Điểm
3- Điều 12 hầu như chưa thụ lý giải quyết
Hiện nay, có một số loại việc tranh chấp được gửi đến Toà án yêu cầu
giải quyết như: Tranh chấp về mở và thực hiện tín dụng thư (L/C); Tranhchấp về vận đơn là những loại việc tranh chấp mới gây nhiều quan điểm
khác nhau về thẩm quyền giải quyết, song chưa có hướng dẫn của pháp
luật Một số Toà án vẫn cho thụ lý giải quyết các loại vụ việc trên như là
giải quyết tranh chấp về Hợp đồng kinh tế
Theo tôi các loại tranh chấp về thư tín dụng (L/C) về tranh chấp vận
đơn cần được coi là “Tranh chấp kinh tế” được hiểu theo tinh thần qui định
tại điểm 4 của Điều 12 - Pháp lệnh Tuy nhiên pháp luật cần phải sớm cónhững qui định cụ thể rõ ràng đối với các vụ việc Tranh chấp mới phát
sinh Thực tế, toà kinh tế Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã có công vănhỏi Toà án nhân dân tối cao song chưa được hướng dẫn
4.2.2.Thám quyền theo cáp xét xử.
Toà án nhân dân có chức năng, nhiệm vụ giải quyết các tranh
chấp kinh tế như qui định tại Điều 12 - Pháp lệnh Những thẩm quyền giảiquyết được phân định theo cấp xét xử, Điều 13 - Pháp lệnh qui định cụ thểnhư sau:
- Toà án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh € có
thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về Hợp đồng
kinh tế mà giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng, trừ trường hợp có nhân tố
nước ngoài thuộc thẩm quyền của Toà án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
uong.
- Toà án nhân dan Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương F) thẩmquyền giải quyết các vụ án kinh tế theo thủ tục sơ thẩm tất cả các tranh
chấp kinh tế theo qui định về thẩm quyền tại điều 12-Pháp lệnh Tuy nhiên
Toà án nhân dân Tỉnh, Thành phố có thể lấy các vụ án thuộc thẩm quyềngiải quyết của Toà án nhân dân quận, huyện đẻ giải quyết trong trường hợpcần thiết (như vụ án phức tạp, có liên quan đến nhiều địa phương khác hoặcToà án nhân dân quận, huyện chưa có thẩm phán để giải quyết được án kinh
té )
7 Xin được gọi tat là : Toa án quận, huyện
* Xin được gọi tat là : Toà án Tỉnh, thành phố
Khoá 5 tháng 11/1999
2á.
Trang 36Ngoài ra còn phải được hiểu Toà án nhân dân Tỉnh, Thành phố có
thẩm quyền giải quyết theo thủ tục phúc thẩm các vụ án kinh tế của Toà án
nhân dân quận, huyện đã giải quyết nhưng bị kháng cáo, kháng nghị
Trong thẩm quyền về cấp xét xử, Tố tụng kinh tế không có qui định
về xét xử sơ chung thẩm, vì vậy Toà án nhân dân tối cao không xét xử sơ
chung thẩm các vụ án kinh tế như trong qui dịnh tố tụng hình sự Toà ánnhân dan tối cao chỉ có thẩm quyên xét xử các vụ án kinh tế theo thủ tục
phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
4.2.3.Thdm quyền theo lãnh thổ
Theo qui định tại điều 14 - Pháp lệnh thì trong trường hoptranh chấp xảy ra giữa các bên đương sự có trụ sở đóng ở các địa phươngkhác nhau thì Toà án nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú (đối với cá nhân có
đăng ký kinh doanh) có thẩm quyền thụ lý xét xử sơ thẩm Tuy nhiên nếu
vụ án chỉ liên quan đến bất động sản thì Toà án nơi có bất động sản giảiquyết
4.2.4.Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn.
Ngoài thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế theo thủtục sơ thẩm giữa các cấp trong hệ thống Toà án nhân dân , còn có sự phânđịnh thẩm quyền giải quyết theo sự lựa chọn của Nguyên đơn (Điều 15 -
Pháp lệnh), cụ thể:
- Nếu nguyên đơn không xác định rõ ràng trụ sở hoặc nơi cư trú của
bị đơn thì có thể yêu cầu Toà án nơi có tài sản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú
cuối cùng của bị đơn thụ lý giải quyết vụ kiện
- Nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn có trụ sở cũng có thể
yêu cầu Toà án nơi doanh nghiệp đó có trụ sở chi nhánh đóng nếu tranh
chấp kinh tế phát sinh từ hoạt động của chi nhánh
- Nguyên đơn có thế yêu cầu Toà án nơi thực hiện hợp đồng kinh tếgiải quyết vụ án nếu tranh chấp phát sinh do vi phạm hợp đồng kinh tế
- Nếu trong vụ án có nhiều bị đơn mà các bị đơn đó có trụ sở hoặcnơi cư trú khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có trụ sở
hoặc cư trú của một trong số các bị đơn đó giải quyết
- Nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú
hay nơi bị đơn có bất động sản giải quyết vụ án nếu như tranh chấp chỉ liênquan đến bất động sản
- Nếu liên quan đến bất động sản ở nhiều nơi, nhiều địa phương khác
nhau thì Nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án ở một trong các nơi đó, địa
phương đó giải quyết
Khoá 5 tháng 11/1999
33
Trang 37Nhân xét chung: Vấn đề thẩm quyền giải quyết các vu án kinh tếđược Pháp lệnh qui định tương đối rộng (từ điều 12 đến điều 15) Trong đóđược phân định theo nhiều tiêu chí khác nhau:
- Thẩm quyền giải quyết theo vụ việc
- Thẩm quyền giải quyết theo cấp
- Thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ
- Thẩm quyền giải quyết theo sự lựa chọn của nguyên đơn.Tuy nhiên trên thực tế vấn đề xác định thẩm quyền giải quyết án kinh
tế là một vấn đề khá phức tạp, còn nhiều tranh cãi do những nguyên nhân
sau:
+ Do điều luật chưa cụ thể rõ ràng tạo ra những “kẽ hở”
+ Chưa có hướng dẫn chung để thống nhất nhận thức
Chính vì vậy có những vướng mắc cho Toà án các cấp trong quá trìnhgiải quyết tranh chấp kinh tế Xin được nêu cụ thể:
1 Mặc dù trong công văn 442/KHXX ngày 18.7.1994 của Toa án
nhân dân tối cao đã hướng dẫn tại Mục I - khoản 1 điểm a về “pháp nhân
trong các tranh chấp hợp đồng kinh tế thường hay gặp là: Doanh nghiệp nhà
nước, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, xí nghiệp liên doanh,
xí nghiệp có 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp của các tổ chức, đoàn thể
xã hội Vậy Toà án có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ kiện trong trườnghợp:
+ Chỉ một bên là đối tuợng kể trên, còn một bên tham gia tố tụngkinh tế (có thể là nguyên đơn, có thể là bị đơn) nhưng phải là đối tượng
trên (Pháp nhân thuộc khối Hành chính sự nghiệp) nhưng ký hợp đồng
kinh tế đều nhằm mục đích lợi nhuận
+ Một bên chủ thể tham gia kí kết Hợp đồng kinh tế là đối tượng theo
Mục I khoản 1 điểm a - Công văn 442/KHXX hướng dẫn, thực hiện chức
năng kinh doanh lấy lợi nhuận làm mục đích chính; Còn một bên tham gia
ký hợp đồng không có mục đích kinh doanh - Ví dụ : Một đơn vị bộ đội X
cử cán bộ đến mua hàng thực phẩm, mua yếu phẩm của một Công ty công
nghệ phẩm Tỉnh Y Hai bên có ký hợp đồng mua bán, sau đó có xảy ra
tranh chấp
2 Về thẩm quyền giải quyết của Toà án theo lãnh thổ (Điều 14- Pháplệnh) và thẩm quyền giải quyết của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn
(Điều 15 - Pháp lệnh) thì người đưa đơn khởi kiện có quyền lựa chọn thẩm
quyền của Toà án bất kỳ trong hai Điều luật qui định được không? Vấn đềnày còn có ý kiến trái ngược nhau
4.3 thủ tục sơ thẩm giải quyết án kinh tế
Khoá 5 tháng 11/1999
34
Trang 384.3.1 Khởi kiện và thụ lý
Tại điều | - Pháp lệnh đã ghi nhận quyền khởi kiện của đương
sự: ”Cá nhân, pháp nhân theo thủ tục do pháp luật qui định, có quyền khởi
kiện vụ án kinh tế để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình” Tuy nhiên cá nhân, pháp nhân mà điều luật đề cập phải có những
điều kiện sau:
PHÁP NHÂN :Là một tổ chức được thành lập theo một quyết định
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, có tài sản riêng và chịu trách nhiệm
một cách độc lập bằng các tài sản đó, có quyền tự mình tham gia các quan
hệ pháp luật Ngoài ra pháp nhân tham gia tố tụng kinh tế phải là pháp nhân
có hoạt động kinh doanh thường xuyên và thu được mục đích lợi nhuận Tạicông văn 442/KHXX ngày 18.7.1994 của Toà án nhân dân tối cao đã nêu rõnhững loại hình doanh nghiệp được coi là pháp nhân kinh tế Trong đó lưu
ý loại hình doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài cũng được coi như pháp
nhân Việt Nam, như vậy tạo điều kiện cho họ có quyền bình đẳng trước
pháp luật như các pháp nhân khác, có quyền tham gia ký kết các hợp đồngnhư pháp nhân Việt Nam, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho họ
CÁ NHÂN: Trước đây Pháp luật chỉ qui định là các doanh nghiệp tư
nhân mới có quyền khởi kiện vụ án kinh tế Nhưng theo thông tư liên ngành
số 04/TTLN ngày 26.8.1996 của Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sátnhân dân tối cao thì “ coi hợp đồng có mục đích kinh doanh được ký kếtgiữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh dù không phải là doanhnghiệp tư nhân cũng là Hợp đồng kinh té ” vì vậy cá nhân có quyền khởi
kiện vụ án kinh tế là cá nhân có đăng ký kinh doanh theo nghị định
66/HDBT ngày 2.3.1992 của Hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ)
Quyền khởi kiện vụ án kinh tế là quyền tố tụng đầu tiên của các chủ
thể tham gia quan hệ tố tụng kinh tế Các cơ quan Nhà nước không có
quyển này Viện kiểm sát là cơ quan được pháp luật giao cho chức năng
giám sát việc tuân thủ pháp luật cũng không có quyền khởi kiện vụ án kinh
tế mặt dù phát hiện được những vi phạm trong giao kết kinh tế
Để khởi kiện vụ án kinh tế , đương sự phải có đơn yêu cầu gửi đếnToà án có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp kinh tế Nội dung cụ
thể đơn khởi kiện được qui định tại Điều 31 - khoản 2 và phải được người
đại diện hợp pháp của nguyên đơn (người đứng đầu pháp nhân hoặc ngườiđược uỷ quyền hợp pháp) ký tên, đóng dấu Kèm theo đơn khởi kiện phải có
tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho các yêu cầu của mình (như Hợp đồng
kinh tế , hoá đơn, chứng từ, công văn giao dịch giữa các bên )
Thụ lý vụ án là công việc Toà án chấp nhận đơn khởi kiện của
nguyên đơn, để giải quyết việc thụ lý được Toà án ghi nhận bằng việc ra
thông báo cho nguyên đơn nộp tạm ứng án phí Pháp luật tố tụng kinh tếkhông qui định các trường hợp được miễn giảm án phí vì vậy tạm ứng án
phí được tính theo yêu cầu kiện đòi hoặc giá trị tranh chấp mà nguyên đơn
Khoá 5 tháng 11/1999
35
Trang 39yêu cầu đối chiếu với mức án phí theo nghị định 70/CP ngày 12.6.1997 củaChính phủ qui định về án phí, lệ phí Toà án Khi nguyên đơn xuất trình biênlai nộp tạm ứng án phí thì Toà án sẽ đưa vụ kiện vào sổ thụ lý.
Tuy nhiên, Toà án chỉ thụ lý vụ án khi phù hợp với những điều kiện
sau:
- Người khởi kiện phải có quyền khởi kiện
- Sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án
- Thời hiệu khởi kiện chưa hết
- Sự việc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có
hiệu lực pháp luật; Sự việc không được các bên thoả thuận trước là sẽ
giải quyết theo thủ tục trọng tài
Chính vì vậy, trước khi thụ lý vụ án, Toà án nơi nhận được đơn khởikiện phải có trách nhiệm nghiên cứu kỹ đơn kiện và các chứng cứ khác do
nguyên đơn xuất trình để xem xét vụ kiện có thuộc thẩm quyền giải quyết
của mình hay không Nếu làm tốt được công tác thụ lý vụ kiện không
những đảm bảo quyền lợi cho đương sự mà còn hạn chế được việc phải đình
chỉ vụ án hoặc chuyển vụ án
4.3.2 Chuẩn bị xét xử
Theo quy định của Pháp lệnh thì thời hạn chuẩn bị xét xử các
vụ án kinh tế là 40 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án; Đối với những vụ án phức
tạp thời hạn có thể kéo đài là 60 ngày Thực tế, thời hạn chuẩn bị xét xử là
giai đoạn chính bao gồm nhiều công việc trong quá trình giải quyết vụ kiện
Cụ thể, Toà án phải tiến hành các công việc sau đây:
- Phải thông báo cho bị đơn và những người có quyền nghĩa vụ liên
quan (có thể là pháp nhân) biết nội dung đơn khởi kiện của nguyên đơn,trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày vào số thụ lý, cũng trong 10 ngày kể từ
ngày nhận được thông báo, các đương sự nêu trên phải có trách nhiệm gửiđến Toà những ý kiến, quan điểm của mình bằng văn bản về đơn khởi kiệncùng các tài liệu chứng cứ liên quan.
- Phải tiến hành lấy lời khai của các đương sự Trong tố tụng kinh tế,
mặc dù nghĩa vụ chứng minh thuộc về các đương sự, nhưng Toà án cũngphải chứng minh và thu thập chứng cứ nhằm đảm bảo việc xét xử chính xáckhách quan.
Việc xác minh thu thập chứng cứ của Toà án có thể thực hiện bằng
nhiều phương pháp như yêu cầu các đương sự trình bày, cung cấp chứng cứ;
có thể yêu cầu người làm chứng trình bày những vấn dé liên quan; yêu cầu
cơ quan Nhà nước, Tổ chức hữu quan cung cấp các tài liệu, chứng cứ cần
thiết để giải quyết vụ án; Yêu cầu các cơ quan giám định, Hội đồng địnhgiá tài sản cho các ý kiến chuyên môn để có thể giải quyết vụ án; Có thể
Khoá 5 tháng 11/1999
36
Trang 40Toà án thụ lý vụ án uy thác cho Toa án ở một địa phương khác thay mặt
mình tiến hành lấy lời khai, thu thập chứng cứ có liên quan đến vụ án.
- Tiến hành đối chất và hoà giải giữa các đương sự: Trong quá trình
giải quyết tranh chấp thì việc tiến hành cho các đương sự gặp gỡ để trực tiếp
nêu những điểm đúng, sai trong việc ký kết, thực hiện Hợp đồng kinh tế,
xác định rõ bản chất sự việc giúp cho người Thẩm phán củng cố hồ sơ, định
hình được đường lối xử lý, đồng thời cũng để các đương sự thấy rõ được
nguyên nhân xảy ra tranh chấp tạo điều kiện cho việc hoà giải giữa cácđương sự được thuận lợi Việc tiến hành cho các đương sự đối chất đượctiến hành trước khi hoà giải
Hoà giải là một thủ tục bắt buộc mà tố tụng kinh tế đã qui định Để
tiến hành hoà giải một vụ kiện Toà án phải triệu tập đầy đủ các đưong sự
đã được xác định đến Toà Người thẩm phán phải phân tích, giải thích pháp
luật để các đương sự tiếp thu một cách đầy đủ, đúng đắn đường lối, chính
sách và pháp luật của Nhà nước, tự nguyện thoả thuận giải quyết vụ án.Trong quá trình hoà giải, Toà án phải giữ vai trò trung gian tránh có sự ấpđặt đối với đương sự hoặc có thái độ thiên vị thiếu khách quan
+ Nếu đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ ánthì Toà án sẽ lập biên bản hoà giải thành và ra quyết định "Công nhận sựthoả thuận của các đương sự” Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay
+ Nếu các đương sự không tự thoả thuận được với nhau trong việc
giải quyết vụ án thì Toà án cũng phải lập biên bản hoà giải không thành và
sau đó ra “quyết định đưa vụ án ra xét xử”
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Toà án còn có quyền ra các quyếtđịnh sau:
+ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc thay đối,
huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (được quy định tại các điều
41,42,43,44 Trong chương 8 Pháp lệnh).
+ Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án: Theo điều 38 pháp lệnhthì Toà án sẽ ra “quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án” trong 6 trườnghợp Thực tế cho thấy, hầu hết các quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án
của Toà Kinh tế Hà Nội đều thuộc trường hợp qui định tại điểm b - điều 38pháp lệnh Các đương sự thường lợi dụng điểm này để trì hoãn kéo dài thời
gian giải quyết vụ kiện với những lý do đi công tác vắng, đi nước ngoàinhưng cũng không chịu uy quyền cho người khác làm đại diện
+ Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án (được qui định tại Điều
39 - Pháp lệnh) với 7 trường hợp như đã đề cập ở phần thụ lý vụ án (3.1)
Có thể thấy rằng, Trong 7 trường hợp phải đình chỉ giải quyết vụ án thì có 4
trường hợp mà khi thụ lý Toà án có thể phát hiện được Cụ thể là trường hợp
qui định tại điểm d (sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định
đã có hiệu lực pháp luat ); Điểm d (thời hạn khởi kiện đã hết trước ngày
Khoá 5 tháng 11/1999
37