1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp cao (từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội)

107 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp cao (từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội)
Tác giả Phạm Minh Tùng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật
Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 26,86 MB

Nội dung

Từ những phân tích nêu trên, có thé hiểu khái niệm xét xử phúc thâm vụ án hình sự như sau: Xét xử phúc thâm vụ án hình sự là một giai đoạn, mộtchế định của tố tụng hình sự, đồng thời là

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu khoa hoc cua

riêng tôi, các kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn chưa được công bốtrong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, vi dụ và trích dẫn trong Luậnvăn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan nay dé nghị trường Dai hoc Luật xem xét détôi có thé bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Phạm Minh Tùng

Trang 4

DANH MỤC TU VIET TAT

BLHS Bộ luật Hình sự

BLTTHS Bộ luật Tố tụng Hình sự

PLHS Pháp luật Hình sự

PLTTHS Pháp luật Tố tụng Hình sựTHTT Tiến hành té tung

TNHS Trách nhiệm hình sự

TPHS Tư pháp hình sự

TTHS Tố tụng Hình sự

Trang 5

hình sự Việt Nam vê xét xử phúc thâm vụ án hình sự tại Tòa án

nhân dân cấp €a0 ¿2 s2 2E 1EE10112112111111 111111 1111 1xx 8Một số vẫn đề lý luận về xét Xử phúc thâm vụ án hình sự - 8 Quy định pháp luật về xét xử phúc thâm vụ án hình sự của Tòa án nhân

dân CAP CAO ceesessesssessessecsessessusssessessessessussssssessessessessessssuesuessessessecsesaeseees 19KET LUẬN CHUONG 1 vieeececcccccssssssscssssecssscersessessceesecsesscsesecsesacstsesaveees 44Chương 2: Thực tiễn hoạt động xét xử phúc tham vụ án hình sự

của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội giai đoạn 2018 - 2022 45Những kết qua đạt đưỢC ¿- ¿52 <S<£EE£EE£EEEEEEEEEEE2E1E21EEcrkrrkrrei 45

Một số hạn chế, khó khăn và vướng mắc trong thực tiễn xét xử phúc

thâm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cap cao tại Hà Nội 51

Nguyên nhân cua những hạn chê, khó khăn va vướng mắc trong thực

tiên xét xử phúc thâm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cap cao tại

Chương 3: Yêu cau và một sô giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử phúc thâm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân

cấp cao tại Hà Nội - 2-52 n TS TT 2 2212112121211 re 83Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động xét xử phúc thâm vụ án hình sự của

Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội - 2 + s+++£z+EzzEerxsrszree 83Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử phúc thẩm vụ án

hình sự của Tòa án nhân dân cấp cao tại Ha Nội - 86 KET LUẬN CHƯNG III - 2-5 s SE+E£EE+E£EE£EEEEeErEerxrkerxrreree 98 KET LUAN ooo eoccccsscssssssessessessssssssssssecsessusssssssssscsecsecsussussussisssessessessessessess 99

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO ccccccccsssssesssssesseseesseesesee 100

Trang 6

MỞ ĐẦU:

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Ké từ năm 1945 đến nay, trải qua 78 năm xây dựng và phát triển, hệthống Tòa án đã có những bước thay đổi không nhỏ về co cau tổ chức cũngnhư hoạt động nhằm đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ chính trị đặt ra củaĐảng và Nhà nước Tuy nhiên, những kết quả đó mới là bước đầu và mới tập trung vào giải quyết những van dé bức xúc nhất.

Ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành nghị quyết 49/NQ-TW vềchiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Nghị quyết 49/NQ-TW đã thê hiện quyết tâm cao của Đảng ta nhằm cải cách cơ bản, sâu rộng nền tư pháp nước nhà Theo đó, nền tư pháp Việt Nam là nền tư pháp xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, vì nhân dân, phục vụ nhân dân Cải cách tư pháp phải gắn bó, phục

vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mở rộng hội nhập quốc tế Đối với hệ thống Tòa án nhân dân, Nghị quyết 49/NQ-TW nêu rõ:

“Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thầm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy

các cơ quan tư pháp” Trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tô chức và hoạtđộng của Tòa án nhân dân theo hướng: “Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyên xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính”.

Phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49, phù hợpvới khoản 2 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định khái quát theo nguyên tắc

mở về tô chức Tòa án nhân dân: “Toa án nhân dân gom Tòa án nhân dân toi

cao và các Tòa án khác do Luật định ”; ngày 24 tháng 11 năm 2014, tại kỳ họp

thứ 8, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thôngqua Luật tổ chức Tòa án nhân dân, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm

2015, có nhiều sửa đôi, bỗổ sung nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối,quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, trong đó có quy định bổ sung về tôchức Tòa án nhân dân gồm 04 cấp theo thâm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vi hành chính: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa

án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tòa án nhân dân huyện,

Trang 7

quận, thi xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án quân sự Trong đó, Tòa án nhân dân cấp cao hiện nay gồm Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội;Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nang và Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố

Hỗ Chí Minh

Chức năng và nhiệm vụ xét xử phúc thâm của Tòa án nhân dân cấp cao

được kế thừa từ chức năng xét xử phúc thâm của các Tòa phúc thẩm Tòa ánnhân dân tối cao Xét xử phúc thâm vụ án hình sự là chế định quan trọng; chophép Hội đồng xét xử phúc thâm kiểm tra lại tính hợp pháp và tính có căn cứcủa bản án sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị, đồngthời giải quyết vụ án hình sự bằng một bản án, quyết định hợp pháp, có căn

cứ Điều này thé hiện quan điểm của Nhà nước đối với hoạt động xét xử các

vụ án, nhằm bảo đảm tính chính xác, khách quan trong phán quyết của Tòa án; khắc phục kịp thời những sai lầm, khuyết điểm của công tác xét xử, bảo

vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân

Do đó, việc quy định phạm vi, thâm quyền của HDXX phúc thầm rõràng, hợp lý sẽ khắc phục kịp thời những sai sót, nâng cao chất lượng hoạtđộng xét xử, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố

tụng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định tương đối đầy đủ về thâm

quyền của Tòa án các cấp trong đó có Tòa án nhân dân cấp cao Tuy nhiên,việc một cấp Tòa án mới đi vào hoạt động kèm theo nhiều vấn đề cần nghiêncứu nham hoàn thiện quy định pháp luật có liên quan Từ thực tiễn xét xử ké

từ khi thành lập các Tòa án cấp cao đến nay cho thấy vẫn tôn tại tình trạng

nhiều vụ án giải quyết bị kéo dài, dé quá thời hạn xét xử, có nhiều vụ án hoãn

phiên tòa nhiều lần, không đảm bảo thời hạn hoãn theo qui định; một số bản

án phúc thầm bị Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị và xét xử giám đốc thẩm Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên là còn nhữngtồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện qui định về thâm quyền xét xử củaTòa án nhân dân cấp cao Việc nghiên cứu, phân tích, làm sáng tỏ các quy định pháp luật liên quan đến chế định xét xử phúc thâm vụ án hình sự tại Tòa

Trang 8

án nhân dân cấp cao là cần thiết, một mặt giúp các nhà lập pháp có cái nhìn khách quan hơn, là nguồn tham khảo mang tính trực quan trong quá trình sửađổi, bố sung các quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện quy định pháp luật cóliên quan; mặt khác đảm bảo cho quá trình áp dụng pháp luật được thốngnhất, chính xác, toàn diện.

Xuất phát từ thực tế và từ những yêu cầu nêu trên, tác giả lựa chọn đềtài: “Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp cao (từthực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội)” làm Luận vănthạc sỹ Luật học Đề tài sẽ góp phan đưa ra cái nhìn tổng quát đối với phápluật tố tụng hình sự về hoạt động xét xử phúc thẩm vụ án hình sự tại Tòa ánnhân dân cấp cao; đặt ra van đề trọng tâm là đưa ra những phân tích, đánh giá,

dé xuất định hướng khắc phục những bắt cập, khó khăn, vướng mắc va đưa ra các giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng xét

xử của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội

2 Tình hình nghiên cứu về đề tài:

Thực tế Tòa án nhân dân cấp cao được thành lập và đi vào hoạt độngđược 08 năm trở lại đây, do đó, mặc dù là vấn đề được nhiều nhà khoa học,luật gia, các cơ quan, tổ chức, cá nhân làm công tác thực tiễn quan tâm nhưng

có rất ít những công trình nghiên cứu ở góc độ chuyên sâu về xét xử phúcthâm vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân cấp cao nói chung, cũng như Tòa ánnhân dân cấp cao tại Hà Nội nói riêng Số ít công trình có thé kể đến là:

- Nguyễn Hải Băng (2018), Thẩm quyển xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao trong luật to tụng hình sự Việt Nam, Luan van Thạc sĩ Luật hoc, Khoa luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

Công trình nghiên cứu tập trung vào van đề thâm quyền xét xử của Tòa

án nhân dân cấp cao theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành;phân tích quá trình hình thành, kế thừa và phát triển các quy định của phápluật tố tụng hình sự về thầm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao Tácgiả cũng đã chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quy

Trang 9

định pháp luật về thầm quyền, từ đó đưa ra những giải pháp dé nâng cao hiệuquả thi hành thâm quyền của Tòa án nhân dan cấp cao.

- Đặng Thị Xuân Thành (2020), Tham quyên của Hội đồng xét xử phúcthẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm và thực tiên thi hành tại Tòa án nhândân cấp cao, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội

Công trình nghiên cứu tập trung luận giải những vấn đề lý luận và cácquy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thầm quyền của Hội đồngxét xử phúc thâm đối với bản án sơ thẩm; làm rõ những vấn đề thực tiễn, từ

đó kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện phápluật của Hội đồng xét xử phúc thâm đối với bản án hình sự sơ thâm

Về công tác xét xử phúc thâm của Tòa án nhân dân nói chung, có nhiềucông trình nghiên cứu của các tác giả qua các thời kỳ của Bộ luật Tố tụng hình sự có thé ké đến như:

- Nguyễn Hồng Phương (2012), xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo quy định cua Bộ luật tô tụng hình sự, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Phạm Văn Cảnh (2015), thu tục 10 tung tai phién toa xét xw phiic thamtheo Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnhDak Nông), Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa luật, Trường Đại hoc Quốc gia

Hà Nội.

Ngoài ra, còn có các bài viết của các tác giả, các cơ quan có chức năngdau tranh phòng, chống tội phạm trên các bài báo, tạp chí Tòa án, Viện kiêmsát, Công an nhân dân, báo Công lý, Thông tan xã Việt Nam

Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích, làm rõ về mặt lý luận vàthực tiễn các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thâm quyền, trình tự,thủ tục xét xử phúc thâm vụ án hình sự, luận giải quá trình hình thành và pháttriển các quy định pháp luật tố tụng hình sự về hoạt động xét xử phúc thẩm;

so sánh, đối chiếu các quy định pháp luật tương tự của các quốc gia khác; tìm

ra những khó khăn, vướng mặc trong quá trình xét xử phúc thâm vụ án hình

Trang 10

sự từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật, nângcao chất lượng xét xử, hiệu quả hoạt động nhằm đáp ứng chủ trương, chínhsách của Dang và Nhà nước về công tác dau tranh phòng chống tội phạm qua

các thời kỳ.

Tuy nhiên, với việc ban hành Luật tô chức Tòa án nhân dân năm 2014;

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, quy định pháp luật về hệ thong Toa an nhân dân cũng như nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục tố tụng của Tòa án

đã có nhiều sự thay đổi Với việc thành lập và quy định hoàn toàn mới vềnhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao, đòi hỏi có những côngtrình nghiên cứu cụ thé về hoạt động xét xử phúc thầm của Tòa án nhân dâncấp cao theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 Đề tài này đượcthực hiện trên tinh thần có sự tiếp thu, kế thừa những điểm phù hợp của các

công trình đã được nghiên cứu trước đó; phân tích, đánh giá hoạt động xét xử

phúc thâm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp cao theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, từ đó hoàn thiện dé tài xét xử phúc thâm vụ

án hình sự tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu:

3.1 Mục đích nghiên cứu: Mục đích của Luận văn là trên cơ cở phân

tích một số vấn đề lý luận và những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sựnăm 2015 về chế định xét xử phúc thâm vụ án hình sự tại Tòa án nhân dâncấp cao; trên cơ sở phân tích số liệu thực tế nhằm nêu ra những khó khăn,vướng mắc, hạn chế trong quá trình áp dụng thực tiễn chế định này tại Tòa ánnhân dân cấp cao tại Hà Nội, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động xét xử phúc thâm của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả luận văn đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Phân tích các van dé lý luận và các quy định của Bộ luật Tố tụng hình

sự năm 2015 nhằm làm rõ một số nội dung cơ bản của xét xử phúc thầm của

Tòa án nhân dân câp cao như: Tính chât xét xử phúc thâm, thâm quyên xét xử

Trang 11

phúc thẩm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp cao theo lãnh thô

- Làm rõ những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động xét xử phúc thầm vụ

án hình sự của Tòa án nhân dân cấp cao nhằm đáp ứng chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng xét xử, hiệuquả hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao

- Phân tích, đánh giá số liệu thực tiễn hoạt động xét xử phúc thâm củaTòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội giai đoạn 2018 - 2022, từ đó đưa ranhững thuận lợi, khó khăn hạn chế và nguyên nhân trong quá trình áp dụngcác quy phạm pháp luật tố tụng hình sự về chế định xét xử phúc thẩm vụ ánhình sự tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội

- Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử, hiệu quả hoạt động xét xử phúc thâm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

4 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là: Lý luận về xét xử phúc thâm

vụ án hình sự, quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 của Tòa ánnhân dân cấp cao và thực tiễn hoạt động xét xử phúc thâm vụ án hình sự tạiToa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Xét xử phúc thâm vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng

hình sự là một lĩnh vực rất rộng, có nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết, Luận

văn không thể phân tích một cách toàn diện tất cả các vấn đề Tác giả tập trung nghiên cứu các van dé lý luận, quy định pháp luật và thực tiễn hoạtđộng xét xử phúc thâm theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội giai đoạn từ năm

2018 đến năm 2022, những thuận lợi, khó khăn vướng mắc, nguyên nhân vàgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử phúc thâm vụ án hình sự

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:

5.1 Phương pháp luận:

Trang 12

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaMác — Lênin với phép duy vật biện chứng, các quan điểm của Dang và Nhànước về cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu về đấu tranh phòng chống tộiphạm, nâng cao chất lượng xét xử, hiệu quả hoạt động của Tòa ántrong tình

hình mới.

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Dé nghiên cứu dé tài Luận văn, tác giả đã sử dụng các phương phápnghiên cứu cụ thê như: Phương pháp lich sử; Phương pháp phân loại và hệ thốnghóa; Phương pháp thống kê, tổng hợp; Phương pháp phân tích; Phương pháp sosánh, phương pháp quan sát khoa học; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

6 Những đóng góp mới của đề tài:

- Về mặt lý luận: Phân tích một số vấn đề lý luận về chế định xét xử phúc thẩm vụ án hình sự và quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về xét xử phúc thâm vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân cấp cao.

- Về mặt thực tiễn: Thông qua việc phân tích, đánh giá số liệu xét xử phúc thâm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022, tác giả chỉ ra một số khó khăn, vướng mac trongcông tác xét xử phúc tham của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, tìm ranguyên nhân và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xét xửphúc thâm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội

7 Bố cục của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa Luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Một số van đề lý luận và quy định của Bộ luật Tố tụng hình

sự Việt Nam về xét xử phúc thâm vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân cấp cao

Chương 2: Thực tiễn hoạt động xét xử phúc thâm vụ án hình sự củaTòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội giai đoạn 2018 - 2022

Chương 3: Yêu cầu và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động xét xử phúc thâm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân câp cao tại Hà Nội

Trang 13

Chương 1:

Một số vấn đề lý luận và quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam

về xét xử phúc thầm vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân cap cao

1.1 Một số van đề lý luận về xét xử phúc thẩm vụ án hình sự1.1.1 Khái niệm xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Tòa án nhân dân được Hiến pháp ghi nhận là cơ quan có nhiệm vụ bảo

vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hộichủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyên va lợi ích hợp pháp của tôchức, cá nhân [Điều 102 Hiến pháp Trên cơ sở đó, Luật Tổ chức Tòa ánnhân dân cũng đã khang định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chu nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tu pháp” [Khoản 1 Điều 2].

Vì vậy, xét xử các vụ án nói chung và xét xử các vụ án hình sự nói riêng là chức năng đặc thù của Tòa án và chỉ có Tòa án mới được Nhà nước

trao quyền thực hiện.

Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của

cá nhân, tô chức không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của Tòa án Chính

vì vậy, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hoạt động tố tụng hình sự là “bao

dam phát hiện chính xác và xu lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội,

phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oanngười vô tội” Việc quy định hai cấp xét xử sơ thâm và phúc thâm chính làmột trong những quy định thê hiện rõ quan điểm của Nhà nước trong việc xét

xử, nhằm bảo vệ các quyên tự do dân chủ của nhân dân, tránh bỏ lọt tội phạmhoặc làm oan người vô tội Đây là một nguyên tắc tiến bộ nhằm đảm bảo tối

đa quyền lợi hợp pháp cho người dân, đó là người dân có quyền yêu cầu tòa

án xét xử hai lần đối với vụ việc của mình nếu chưa đồng ý với lần xét xử đầutiên Tòa án tuân thủ nguyên tắc hai cấp xét xử là để bảo đảm thực hiện quyền

được xét xử hai lân của người dân.

Trang 14

Hiện nay, nguyên tắc xét xử hai cấp được quy định tại khoản 6 Điều

103 Hiến pháp năm 2013 và cụ thé hóa tại Điều 6 Luật tổ chức tòa án nhândân năm 2014 với nội dung chính như sau: “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúcthẩm được bảo đảm Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thé bị khángcáo, kháng nghị theo quy định của luật to tụng Bản án, quyết định sơ thẩm

không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do luật định thì có hiệu lực

pháp luật Bản án, quyết định sơ thâm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ ánphải được xét xử phúc thẩm Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có

hiệu lực pháp luật ”.

Như vậy, sau khi xét xử sơ thâm, bản án, quyết định sơ thâm đượctuyên nhưng chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà còn trong thời hạn để các đương sự có thê kháng cáo, viện kiểm sát có thể kháng nghị Trường hợp có kháng cáo hoặc kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thấm thi sẽ xảy raviệc xét xử phúc thâm Việc yêu cầu được xét xử phúc thẩm là quyền của cácbên đương sự và tòa án có nghĩa vụ thực hiện; nếu kháng cáo phúc thâm đãđược đưa ra một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật tố tụng hình sựthì tòa án không có quyên từ chối xét xử phúc thẩm Khi ban án, quyết định

đã có hiệu lực pháp luật mà bi phát hiện có sai sót thì tòa án phải chịu trách

nhiệm đối với những sai sót đó và phải bồi thường thiệt hại cho người dân Vìvậy, nguyên tắc hai cấp xét xử không chỉ thé hiện nguyên tắc bảo vệ quyền lợihợp pháp cho người dân, mà còn đồng thời thé hiện tính thận trọng của nhànước trước khi kết luận một cá nhân/tô chức nào đó phạm tội, kịp thời pháthiện và khắc phục sai sót về xét xử của Tòa án cấp sơ thâm.

Vậy thé nào là “xét xử phúc thầm vụ án hình sự”?

Trong khoa học luật TTHS chưa có khái niệm chính xác thế nào là xét

xử phúc thâm vụ án hình sự; do đó, khái niệm xét xử phúc thâm vụ án hình sự

có thể được hiểu dưới hai góc độ khác nhau: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng Theo nghĩa hẹp, có thé hiểu: (i) xét xử phúc thâm vụ án hình sự là một

giai đoạn của hoạt động tô tụng với các bước công việc cân thực hiện - giai

Trang 15

đoạn xét xử phúc thâm; (ii) xét xử phúc thâm vụ án hình sự là một chế địnhvới các quy định pháp luật quy định về phạm vi, trình tự, thủ tục - chếđịnh phúc thâm; (iii) xét xử phúc thâm vụ án hình sự là một thủ tục tố tụng với các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục tiến hành - thủ tục xét xử phúc thâm Theo nghĩa rộng, khái niệm xét xử phúc thâm vụ án hình sự được hiểutheo cả ba nghĩa nêu trên: Xét xử phúc thâm vụ án hình sự là một giai đoạn,một chế định của tố tụng hình sự, đồng thời là một thủ tục xét xử vụ án hình sự.

Thứ nhất, xét xử phúc thâm vụ án hình sự là một giai đoạn của TTHS:Trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ trước đến nay chưa bao giờ ghinhận định nghĩa pháp ly của khái niệm “giai đoạn tô tụng” Tuy nhiên, theoquan điểm của tác giả, dưới góc độ khoa học pháp lý, khái niệm giai đoạn tốtụng hình sự có thê được định nghĩa là các bước của quá trình tố tụng hình sự với các chức năng nhất định gắn liền với từng loại chủ thé tiến hành tố tụng,

có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc để giải quyết vụ án hình sự mộtcách công bằng, có căn cứ và đúng pháp luật Trong đó, giai đoạn tố tụng trước là tiền đề cho giai đoạn tổ tung sau Theo cách hiểu nay, các giai đoạn

của quá trình tố tụng hình sự bao gồm:

10

Trang 16

đối với bản án, quyết định sơ thẩm theo quy định của pháp luật Còn dưới góc

độ giai đoạn tố tụng, cho dù không tiến hành xét xử phúc thấm vụ án hình sựthì giai đoạn phúc thâm vẫn tôn tại và được bắt đầu ngay sau khi tuyên bản án

sơ thâm và kết thúc khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo quy định

pháp luật.

Thứ hai, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là chế định của TTHS: Xét xửphúc thâm bao gồm một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh cácquan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thé tham gia vào giai đoạn tô tụng nay.Các quy phạm pháp luật này không chỉ bao gồm các quy định trong ChươngXXII - Phần thứ tư BLTTHS mà còn bao gồm cả Những quy định chung tạiPhan thứ nhất, Chương XX Phan thứ tư - Những quy định chung về xét Xử Vụ

án hình sự (bao gồm cả sơ thâm, phúc thâm) và những quy định được chứa đựng tại văn bản luật khác (Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức

Viện kiểm sát nhân dân ), các văn bản dưới luật (Pháp lệnh, Nghị quyết,Thông tư ).

Thứ ba, xét xử phúc thâm vụ án hình sự là thủ tục tố tụng: Xét xử phúc thâm là một trong những hình thức xem xét lại việc xét xử của Tòa án cấptrên trực tiếp đối với Tòa án cấp dưới Như đã phân tích ở trên, thủ tục xét xửphúc thâm đối với một vụ án hình sự chỉ phát sinh khi bản án, quyết định sơthâm về vụ án đó bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo quy định của pháp luật

và sẽ kết thúc sau khi Tòa án cấp phúc thấm ra bản án hoặc quyết định về vụ

án đó Vì vậy, không phải tất cả các vụ án hình sự sau khi xét xử sơ thẩm đềuđược tiến hành xét xử phúc thâm nhưng đều tồn tại giai đoạn phúc thâm đốivới mỗi vụ án Thời điểm bắt đầu của giai đoạn phúc thâm và thời điểm bắtđầu của thủ tục xét xử phúc thẩm là khác nhau Thời điểm bat đầu của giaiđoạn phúc thâm là cố định - ngay sau khi tuyên bản án, quyết định sơ thẩm.Còn thời điểm bắt đầu thủ tục phúc thâm phụ thuộc vào thời điểm các chủ thê

có quyền kháng cáo, kháng nghị tiến hành kháng cáo, kháng nghị theo quyđịnh của pháp luật và được xác định từ thời điểm Tòa án nhận được kháng

11

Trang 17

cáo hoặc kháng nghị Thời điểm kết thúc giai đoạn phúc thâm và thời điểmkết thúc thủ tục phúc thâm sẽ trùng nhau trong trường hợp vụ án có khángcáo, kháng nghị - được tính là ngay sau khi Tòa án cấp phúc thẩm ra ban ánhoặc quyết định phúc thẩm Đối với vụ án không có kháng cáo, kháng nghị,thủ tục phúc thâm không phát sinh nên không có thời điểm bắt đầu và kết thúc

thủ tục này.

Từ những phân tích nêu trên, có thé hiểu khái niệm xét xử phúc thâm

vụ án hình sự như sau: Xét xử phúc thâm vụ án hình sự là một giai đoạn, mộtchế định của tố tụng hình sự, đồng thời là một thủ tục xét xử vụ án hình sự,trong đó Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hình sự mà bản án, quyếtđịnh sơ thâm bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định nhằm kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thâm, khắc phục kịp thời các sai lầm của Tòa án cấp sơ thầm, bảo vệ công lý, quyền con người, lợiích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

1.1.2 Tinh chất của xét xử phúc thẩm vụ án hình sự Tính chất của xét xử phúc thâm vụ án hình sự là vấn đề quan trọng khi nghiên cứu về xét xử phúc thâm vụ án hình sự bởi lẽ đây là yếu tố tiên quyết

sẽ quyết định đến những vấn đề khác của phúc thâm như đối tượng của xét xửphúc thẩm, phạm vi xét xử phúc thẩm, quyền han của Tòa án cấp phúc thẩm đồng thời giúp người nghiên cứu nhìn nhận rõ hơn về ý nghĩa của việc quy

định đó.

Khoản 1 Điều 330 BLTTHS quy định Tính chất của xét xử phúc thâm

vụ án hình sự:

“Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên truc tiếp xét xử lại vụ án

hoặc xét lại quyét định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án

đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

Quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị là quyết định tạm đình

chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án doi với bị can, bị

cáo và quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định cua BLTTHS”

12

Trang 18

Từ quy định trên có thể nhận thấy, xét xử phúc thâm vụ án hình sự cómột số tính chất đặc trưng như sau:

Thứ nhất, không phải vụ án hình sự nao cũng được xét xử phúc thâm Xét xử phúc thâm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xétlại quyết định sơ thâm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa

có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị Như vậy, đối tượng của

kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là bản án, quyết định sơ thầm chưa có hiệu lực pháp luật Bản án sơ thâm có thé bị kháng cáo, kháng nghị

toàn bộ hoặc một phần Điều kiện “chưa có hiệu lực pháp luật” của bản án,

quyết định sơ thâm cho phép phân biệt đối tượng của kháng cáo, kháng nghịtheo thủ tục phúc thâm với đối tượng của kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm, tái thâm Bản án quyết định sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật là đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm, còn bản án, quyếtđịnh đã có hiệu lực pháp luật thì có thể là đối tượng của kháng nghị theo thủtục giám đốc thầm hoặc tái thâm.

BLTTHS năm 2015 cũng đã bé sung thêm quy định rõ về các quyếtđịnh của Tòa án cấp sơ thầm mà Tòa án cấp phúc thẩm có thé xét lại khi cácquyết định đó bị kháng cáo, kháng nghị, bao gồm: Quyết định tạm đình chỉ vụán; quyết định đình chỉ vụ án; quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bịcáo và quyết định khác của Tòa án cấp sơ thấm theo quy định của Bộ luậtnày Việc quy định rõ các quyết định trong điều luật giúp cho cơ quan việnkiểm sát và người tham gia tố tụng xác định được rõ các quyết định nào củaTòa án cấp sơ thẩm có thể được kháng cáo, kháng nghị dé thực hiện quyền

kháng cáo, kháng nghị của mình.

Thứ hai, căn cứ làm phát sinh trình tự phúc thâm là kháng cáo củangười có quyền kháng cáo và kháng nghị của Viện kiểm sát có quyền khángnghị Dé tạo điều kiện tốt nhất cho bi cáo và những người tham gia té tụngthực hiện quyền kháng cáo, BLTTHS đã quy định rất chi tiết về Người cóquyên kháng cáo, Thủ tục kháng cáo và thời han kháng cáo (Từ Điều 331 đến

13

Trang 19

Điều 335).

Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thâm là 15 ngày ké từ ngày tuyên

án Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáotính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quyđịnh của pháp luật Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thâm là 07 ngày

kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định Pháp luật cũngrất nhân văn và tạo điều kiện cho bị cáo và đương sự được thực hiện quyền

kháng cáo của mình trong trường hợp kháng cáo quá hạn do trở ngại khách

quan: “Việc kháng cáo quá hạn được chấp nhận nếu có lý do bat khả khánghoặc do trở ngại khách quan mà người kháng cáo không thể thực hiện đượcviệc khang cáo trong thời hạn do Bộ luật này quy định ” (Khoản 1 Điều 335

BLTTHS).

Tương tự như vậy, thời han kháng nghị của Viện kiểm sat cùng cấp đốivới bản án của Tòa án cấp sơ thâm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trựctiếp là 30 ngày kế từ ngày Tòa án tuyên án Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, củaViện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày ké từ ngày Tòa án ra quyết định

Thứ ba, phạm vi của xét xử phúc thâm vụ án hình sự: Kháng cáo,kháng nghị giới hạn việc thực hiện thâm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm trong giới hạn xét xử sơ thâm, phạm vi và hướng kháng cáo, kháng nghị theo

quy định của pháp luật.

Kháng cáo, kháng nghị hợp pháp của các chủ thé có quyền kháng cáo, kháng nghị là cơ sở pháp lý để Tòa án cấp phúc thâm xác định phạm vi xét xửcủa minh Vì vậy, Tòa án cấp phúc thấm chỉ xem xét, giải quyết phần nộidung của bản án, quyết định sơ thâm có kháng cáo, bị kháng nghị Còn cácphần khác của bản án không bị kháng cáo, kháng nghị Tòa án cấp phúc thầm

có thé xem xét khi xét thấy cần thiết Trường hợp cần thiết dé Tòa án cấpphúc thâm xem xét có thé là các trường hợp như phan bản án sơ thâm không

bị kháng cáo, kháng nghị liên quan đến bản án sơ thâm bị kháng cáo, kháng

14

Trang 20

nghị; có các căn cứ dé giam nhe về hình sự cho các bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị; phần bản án sơ thâm không bị khángcáo, kháng nghị có căn cứ hủy án sơ thẩm dé điều tra lại hoặc xét xử lại hayđình chỉ vụ án Đối với những khoản về bồi thường thiệt hại nếu không cókháng cáo, kháng nghị thì Tòa án cấp phúc thâm không xem xét Sau khi xét

xử phúc thâm, HDXX cấp phúc thâm sẽ ra Bản án hoặc quyết định phúcthâm Quyết định của Tòa án cấp phúc thâm có thé giống hoặc khác so vớiquyết định của Tòa án cấp sơ thâm Đây chính là điểm khác biệt của phúcthâm so với giám đốc thâm hoặc tái thâm Đối với giám đốc thâm hoặc táithâm chỉ kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định đã

có hiệu lực pháp luật mà không xét xử lại về nội dung

Một điểm đặc trưng tiếp theo trong phạm vi xét xử phúc thâm là Tòa án cấp phúc thâm không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo nếu không có khángnghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của người bị hại theo hướng bắt lợicho bị cáo Quy định này đảm bảo cho bị cáo có sự yên tâm thực hiện quyềnkháng cáo mà không lo hậu quả của việc kháng cáo có thé gây bat lợi cho mình, cũng như thé hiện tính nhân văn, nhân đạo của Nhà nước.

Từ phân tích trên có thé khang định răng, tính chất của xét xử phúc thâm vụ án hình sự trong TTHS là việc thực hiện một cấp xét xử mà trong đóToà án có thâm quyền xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định sơ thâm chưa có

hiệu lực pháp luật do bị kháng cáo hoặc kháng nghị trong thời hạn luật định,

nhằm sửa chữa sai sót trong việc xét xử của Tòa án cấp sơ thâm, đảm bảo ápdụng pháp luật đúng đắn, thống nhất và bảo đảm không để lọt tội phạm,

không làm oan người vô tdi.

1.1.3 Khái niệm thâm quyền của Hội dong xét xử phúc thẩm vụ an

hình sự

Khái niệm thâm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm được xác định

dựa trên cơ sở khái niệm thâm quyên và tính chât của xét xử phúc thâm Đê

15

Trang 21

hiểu được thé nào là thẩm quyên của Tòa án cấp phúc thâm, trước hết chúng

ta phải tìm hiểu về thầm quyền của Tòa án

“Thâm quyền” là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong khoa học pháp lý Theo Tờ điển Tiếng Việt, “thẩm quyển” là “quyên xem xét để kếtluận và định đoạt một vấn dé theo pháp luật” Theo Từ điển luật học, “thẩmquyên ” là “tổng hợp các quyên và nghĩa vụ hành động, quyết định của các

Cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ may nhà nước do pháp luật quy định ”

Theo ý kiến của tác giả, thâm quyền là tổng hợp các quyền mà phápluật quy định cho một cơ quan, tô chức hoặc một cán bộ, công chức Nhànước được thực hiện công việc trong những lĩnh vực và phạm vi nhất định.Như vậy, khi nhắc đến thâm quyền thì phải gắn với chủ thé nhất định và phải

do pháp luật quy định Đối với chủ thể Tòa án, khái niệm thâm quyền của Tòa án được các nhà nghiên cứu khoa học luật tố tụng hình sự xem xét ởnhững góc độ khác nhau Theo Từ điển Luật học, thâm quyền của Tòa án là

“quyền xem xét và quyên giải quyết vụ án (bao gom ra bản án và các quyết

định khác) trong hoạt động xét xử của Tòa án theo quy định của pháp luật”.

Khi đề cập về thâm quyền giám đốc thâm, tác giả Nguyễn Văn Hiện chorằng thâm quyền của Tòa án là “Tap hợp các quy định pháp luật tổ tụng hình

sự liên quan đến việc giao vụ án cho cấp Tòa án nào giải quyết, phạm vicác vấn dé can giải quyết và quyên ra các quyết định của Toa an trongquá trình giải quyết vụ án” Tác giả Nguyễn Văn Huyén cho rang: “Thamquyên cua Tòa án là tổng hợp các quyền mà pháp luật quy định cho Tòa ánđược xét xử những vụ án cụ thể và quyết định đối với các vấn dé về nội dung

vụ án hoặc đảm bảo cho việc xét xử trong giới hạn hoặc phạm vi nhất định ”

Mặc dù khái niệm thẩm quyền được xem xét ở nhiều khía cạnh khácnhau, nhưng tham quyền của Tòa án là tập hợp các quyền khác nhau của Tòa

án, gồm hai nội dung chính là thâm quyền xem xét và thâm quyền quyết định:

- Thâm quyền xem xét được thể hiện ở quyền hạn xem xét và phạm vi

xem xét của Tòa án Thâm quyên này trả lời cho các câu hỏi: Những vân đê gì

16

Trang 22

thuộc thâm quyền xem xét của Tòa án? Tòa án được xem xét vấn đề đó trong

Như đã phân tích, xét xử phúc thâm là một cấp xét xử, trong đó Tòa áncấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thâm mà bản án,

quyết định sơ thấm đối với vu án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo

hoặc kháng nghị Trong tố tụng hình sự, thâm quyền của Tòa án cấp phúcthâm cũng là yếu tố câu thành khái niệm thâm quyền của Tòa án, đó là thâmquyền xem xét và thâm quyền quyết định các van dé của vụ án.

Thâm quyền xem xét của Tòa án cấp phúc thẩm bao gồm thâm quyền xét xử phúc thẩm; giới hạn các vụ án hình sự có thể được xem xét ở cấp phúc thâm và phạm vi xét xử phúc thâm Thông thường, thâm quyền về hình thức của Tòa án cấp phúc thâm được xác định tại thời điểm Tòa án cap phúc thâmthụ lý dé giải quyết vụ án theo trình tự phúc thẩm

Thâm quyền quyết định của Tòa án cấp phúc thâm thé hiện ở quyềnhạn của Tòa án cấp phúc thâm khi xem xét lại bản án sơ thâm chưa có hiệu

lực pháp luật bi kháng cáo, kháng nghi.

Trên cơ sở những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm thâm quyềncủa Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm trong tố tụng hình sự

như sau:

Tham quyên cua Hội đông xét xử phúc thẩm đổi với bản án sơ thẩmtrong to tụng hình sự là tổng hop các quyên mà pháp luật quy định cho Hộiđồng xét xử phúc thẩm trên cơ sở kiểm tra lại tinh hợp pháp và tinh có căn cứ

17

Trang 23

của bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị đểgiải quyết vụ án về nội dung bằng việc ra bản án theo quy định của pháp luật.

Tham quyên của Hội động xét xử phúc thâm đối với bản án hình sự sơthâm được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, căn cứ vào các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Khixây dựng quy định về thâm quyền của HDXX phúc thẩm, yêu cầu nhà làmluật phải căn cứ vào các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự đề xây dựng quyđịnh mang tính phù hợp, trong đó bao gồm các nguyên tắc cơ bản nhất, như:

- Nguyên tắc chế độ xét xử sơ thâm, phúc thâm được bảo đảm

- Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án

- Nguyên tắc suy đoán vô tội

- Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự

- Thứ hai, Căn cứ vào sự phân định các chức năng cơ bản trong tố tụnghình sự Trong tố tụng hình sự, luôn tồn tại ba chức năng cơ bản, đó là: Chức

năng buộc tội, chức năng bào chữa và chức năng xét xử Theo đó, chức năng

xét xử của Tòa án là căn cứ dé xác định thâm quyền của HĐXX trong việc xemxét và quyết định giải quyết các vụ án hình sự Chức năng xét xử của Tòa áncấp phúc thâm xác định quyền hạn của HĐXX phúc thâm là xét xử lại vụ án; kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị; phát hiện và khắc phục kịp thời các viphạm của cấp sơ thâm HDXX đóng vai trò phân xử, trên cơ sở kiểm tra, đốichiếu các chứng cứ, tài liệu được thu thập có trong hồ sơ vụ án và kết quatranh tụng tại phiên tòa với mục tiêu duy nhất là xác định sự thật khách quan

của vụ án.

Thứ ba, Căn cứ vào sự phân định thâm quyền xét xử sơ thâm vụ án hình

sự Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, Tòa án có thâm quyền xét xửphúc thâm vụ án hình sự mà bản án sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng

cáo, kháng nghị là Tòa án cap trên trực tiêp của Tòa án đã xét xử sơ thâm.

18

Trang 24

Thứ tư, Căn cứ vào tính chất của xét xử phúc thâm và nhiệm vụ củaTòa án cấp phúc thẩm trong tố tụng hình sự HĐXX phúc thâm thông quahoạt động xét xử lại vụ án có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn

cứ của bản án sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật Ngoài ra, bên cạnh việckhắc phục các vi phạm của Toa án cấp sơ thâm được nêu trong kháng cáo,kháng nghị, HĐXX phúc thâm còn tự mình phát hiện sai sót ở các phần kháccủa bản án sơ thâm không bị kháng cáo, kháng nghị, kịp thời khắc phục

những sai sót đó.

Thứ năm, căn cứ vào quyền kháng cáo, kháng nghị Kháng cáo, khángnghị là căn cứ phát sinh và giới hạn việc thực hiện thâm quyền của HĐXX phúcthâm Tòa án cấp phúc thâm mà đại diện là HDXX phúc thẩm được thiết lậpkhông phải để tự mình xét lại bản án sơ thâm, mà chỉ xét xử lại vụ án khi có kháng cáo, kháng nghị hợp lệ đối với bản án của Tòa án cấp sơ thâm.

1.2 Quy định pháp luật về xét xử phúc thẩm vụ án hình sự1.2.1 Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp cao

1.2.1.1 Tham quyên xét xứ chung của TANDCCKhoản 1 Điều 29 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định thâmquyền xét xử phúc thẩm theo vụ việc của Tòa án nhân dân cấp cao như sau:

“Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh,thành phó trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyên theo lãnh thổ chưa

có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định cua luật to tụng ”

Khoản 2 Điều 344 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Tòa án nhân dâncấp cao có thẩm quyên xét xứ phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhândân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyên theo lãnh thổ bị kháng cáo,

Trang 25

thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnhthô chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

- Xét lại quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết địnhtạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đốivới bi can, bi cáo và các quyết định khác của Tòa án cấp sơ thầm bị

kháng cáo, kháng nghị.

Theo lãnh thổ, Tòa án nhân dân cấp cao được phân chia thành 03 Tòa án: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội (có phạm vi thâm quyền theo lãnh thổđối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); Tòa án nhân dân cấp caotại Da Nẵng (có phạm vi thâm quyền theo lãnh thé đối với 12 tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương) va Tòa an nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ ChíMinh (có phạm vi thâm quyền theo lãnh thổ đối với 23 tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương).

Tòa án nhân dân cấp cao là cấp xét xử độc lập, nằm giữa cấp trungương (Tòa án nhân dân tối cao) và cấp tỉnh, có tinh chất vùng miễn; là cấp xét

xử thứ hai, có nhiệm vụ xét xử phúc thâm các vụ án của Tòa án nhân dân cấp

tỉnh có kháng cáo, kháng nghị

Phạm vi xét xử phúc thâm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp caođược xác định tương tự như các quy định chung về phạm vi xét xử phúc thẩmtrong BLTTHS: Tòa án nhân dan cấp cao có nghĩa vụ xem xét phần nội dungcủa bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị Còn phần khác của bản án,quyết định không bi kháng cáo, kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp cao có thé xem xét khi xét thay cần thiết Tuy nhiên khi xem xét lại các nội dung này cầngiới hạn bởi nguyên tắc không làm xấu đi tình trạng của bị cáo và không gâybat lợi cho những người tham gia tố tụng

1.2.1.2 Sự khác biệt giữa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự tạiTANDCC và TAND cấp tỉnh

Đối với việc xét xử phúc thâm vụ án hình sự, thâm quyền không chỉthuộc về TANDCC mà còn thuộc thầm quyền của TAND cấp tỉnh Trong đó,

20

Trang 26

TAND cấp tỉnh có thâm quyền xét xử phúc thâm bản án, quyết định của TANDcấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị Còn TAND cấp cao có thâm quyền xét xửphúc thấm bản án, quyết định của TAND cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị(Điều 344 BLTTHS).

Việc xác định thâm quyền xét xử sơ thâm vụ án hình sự theo cấp được

xác định như sau:

Tòa án nhân dân cấp huyện xét xử sơ thâm những vụ án hình sự về tộiphạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng,trừ những tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hoả bình,chống loài người và tội phạm chiến tranh; các tội quy định tại các điều 123,

125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368,

369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự; các tội phạm được thực hiện ở

ngoài lãnh thé nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tham quyền xét

xử phúc thâm các loại tội phạm này thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm những vụ án về các tội phạm không thuộc thấm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện; vụ án hình sự có bịcáo, bi hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tai sản có liên quan đến vụ án ở nướcngoài; vụ án hình sự thuộc thâm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ ánhoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thâm phán,Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã,thành phó thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phó trực thuộc trung ương, người

có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người Thâmquyền xét xử phúc thâm các loại tội phạm này thuộc Tòa án nhân dân cấp cao

Như vậy, TANDCC và TAND cấp tỉnh đều giống nhau về tính chất xét

xử phúc thâm nhưng khác nhau về loại tội phạm và tính chất nghiêm trọng

của tội phạm xét xử Căn cứ vào thâm quyền xét xử sơ thâm theo cấp của Tòa

án quy định tại Điều 268 và quy định về thâm quyền xét xử phúc thâm tại Điều

344 nêu trên thì có những loại tội phạm và vụ án chỉ thuộc thâm quyền xét xu

21

Trang 27

phúc thầm của TANDCC chứ không thuộc thầm quyên xét xử phúc thẩm của TAND cấp tỉnh, cụ thé:

- Những vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

- Không phân biệt mức độ nghiêm trọng, tất cả các loại tội phạm về xâmphạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạmchiến tranh; các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279,

280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 va 400 của

Bộ luật hình sự; các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước

CHXHCN Việt Nam;

- Vụ án hình sự có bị cáo, bi hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có

liên quan đến vụ án ở nước ngoài; vụ án hình sự thuộc thâm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ

án mà bị cáo là Thâm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủchốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao

trong dân tộc ít người.

Việc quy định phạm vi xét xử phúc thâm vụ án hình sự như trên đã thê hiện mức độ quan trọng cũng như tính chất nghiêm trọng, phức tạp của các vụ

án hình sự mà TANDCC tiến hành xét xử phúc thầm Tuy nhiên, việc quy địnhtrách nhiệm đó cũng giúp Tòa án cấp cao phát huy tính chủ động, tích cựctrong việc phát hiện và khắc phục kịp thời những sai sót của Tòa án cấp sơ thẩm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội và công dân.12.13 Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sovới Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 vé xét xử phúc thẩm vụ án hình sự tại

TANDCC:

- Về kháng cáo, kháng cáo quá hạn:

BLTTHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung, quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm của Trại tạm giam, Nhà tạm giữ trong việc đảm bảo quyền kháng cáo

22

Trang 28

của bị cáo; về quy trình xử lý đơn kháng cáo quá hạn Theo đó, sau khi nhận

được đơn kháng cáo của bị cáo, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ

cần phải chuyên cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị khángcáo Về kháng cáo quá hạn, trong thời hạn ba ngày ké từ ngày nhận được đơnkháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thâm phải gửi đơn kháng cáo, bản tườngtrình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu,

đồ vật (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thâm Tòa án cấp phúc thâm phải mởphiên hop dé xem xét kháng cáo quá hạn với Hội đồng gồm ba Thâm phán và

phải có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp Trường hợp

Tòa án cấp phúc thâm chấp nhận kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩmphải tiễn hành các thủ tục do BLTTHS năm 2015 quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thâm.

- Về thẩm quyền xét xử phúc thẩm:

BLTTHS năm 2003 không quy định cụ thê về thâm quyền xét xử phúc thâm của Tòa án mà chỉ quy định về tính chất của xét xử phúc thẩm, theo đó, xét xử phúc thâm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lạiquyết định sơ thâm mà bản án, quyết định sơ thâm đối với vụ án đó chưa cóhiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị Tuy nhiên, cấp trên của các Tòa án này là Tòa án nào thì BLTTHS năm 2003 chưa quy định rõ mà cầnphải xác định theo cơ cấu tô chức của hệ thống Tòa án dé xác định

BLTTHS năm 2015 đã bổ sung điều luật mới quy định rõ hơn về thâmquyền xét xử phúc thâm của Tòa án các cấp Theo đó, Toà án nhân dân cấptỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thâm những bản án, quyết định của Toà án nhân dân cấp huyện; Toà án nhân dân cấp cao có thầm quyền xét xử phúcthâm những bản án, quyết định của Toà án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vithầm quyền theo lãnh thổ

- Về thụ lý, chuẩn bị xét xử phúc thẩm:

BLTTHS năm 2015 bổ sung các điều luật quy định về thụ lý vụ án dé

xét xử phúc thâm; chuyên hô sơ vụ án cho Viện kiêm sát đê nghiên cứu; Quy

23

Trang 29

định rõ các quyết định của Tòa án được ban hành trong giai đoạn chuẩn bị xét

xử phúc thâm như quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm, quyết định đưa vụ

án ra xét xử phúc thâm cũng như căn cứ, trình tự, thủ tục, thời hạn ra cácquyết định này; Quy định cụ thé hơn về sự có mặt của thành viên Hội đồngxét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng tại phiêntòa phúc thâm

- Về thủ tục phiên tòa, phiên họp phúc thẩm:

BLTTHS năm 2015 sửa đổi, bỗ sung, quy đỉnh chi tiết hơn về thủ tục phiêntòa phúc thâm và phiên họp đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theohướng cụ thể, đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử và thống nhất với cách xử lýtrong Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính

- Về thẩm quyên của Tòa án cấp phúc thẩm:

Thực tiễn thi hành BLTTHS năm 2003 cho thấy có nhiều vụ án dokhông có đầy đủ thẩm quyền trong việc hủy, sửa ban án sơ thẩm dẫn tới phảikiến nghị Tòa án cấp trên kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm; BLTTHS năm 2015 bổ sung một số thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thâm nhằm khắc phục vướng mắc hiện nay, cụ thé như sau:

+ Bồ sung quy định cho Hội đồng xét xử phúc thâm có quyền không áp dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp; giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bịhai kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền áp dụng hìnhphạt bổ sung, áp dụng biện pháp tư pháp, chuyên sang hình phạt khác thuộcloại nặng hơn hoặc không cho bị cáo hưởng án treo Đồng thời, dé bảo đảmtính chặt chẽ, rõ ràng và thống nhất với các điều luật khác quy định về thâmquyền của Hội đồng xét xử phúc thâm, Điều luật này còn bé sung quy định vềcăn cứ để sửa bản án sơ thâm, đó là khi có căn cứ xác định bản án sơ thâm đãtuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân

thân bi cáo hoặc có tình tiét mới.

24

Trang 30

+ Bồ sung 02 trường hợp Hội đồng xét xử phúc thâm có quyền hủy bản

án sơ thâm đề điều tra lại, đó là: (1) Có căn cứ cho rằng cấp sơ thâm bỏ lọt tộiphạm, người phạm tội hoặc dé khởi tố điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thâm; (2) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giaiđoạn điều tra, truy tố; bố sung 02 trường hợp Hội đồng xét xử phúc thâm hủybản án sơ thâm dé xét xử lại, đó là: (1) Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hìnhphạt hoặc áp dụng biện pháp tư pháp đối với bị cáo không có căn cứ; (2) Bản

án sơ thâm có sai lam nghiêm trong trong việc áp dụng pháp luật nhưngkhông thuộc trường hợp Hội đồng xét xử phúc thâm sửa bản án

Tuy nhiên, can phân biệt giữa trường hop nào Hội đồng xét xứ cấpphúc thẩm hủy bản án sơ thẩm dé khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đãtuyên trong bản án sơ thẩm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 358 Bộ luật Tổ tụng hình sự, còn trường hợp thì nào Hội đông xét xử cấp phúc thẩmsửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng hình phạt, áp dụng điều khoản của Bộluật hình sự về tội nặng hơn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 357 Bộ luật TỔ tụng hình sự, cụ thể:

+ Truờng hợp có đầy đủ căn cứ khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đãtuyên trong bản án sơ thẩm, đồng thời trong vụ án có kháng cáo kháng nghịhoặc bị hại kháng cáo yêu cầu áp dụng điều khoản của BLHS về tội nặng hơnthì HĐXX cấp phúc thâm có thé sửa bản án sơ thâm theo quy định tại điểm akhoản 2 Điều 357 BLTTHS.

+ Trường hợp không có đầy đủ căn cứ khởi tố, điều tra về tội nặng hơntội đã tuyên trong bản án sơ thẩm, trong vụ án chỉ cần có kháng cáo, kháng nghị, không phân biệt kháng cáo, kháng nghị theo hướng có lợi hay bắt lợicho bị cáo, HDXX đều có quyền hủy bản án sơ thâm dé khởi tố, điều tra vềtội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thâm theo quy định tại điểm a khoản

1 Điều 358 BLTTHS

Mặc dù việc thâm quyền xét xử phúc thẩm là của tòa án cấp tỉnh hoặc

tòa án nhân dân cap cao, hoàn toàn có đủ thâm quyên dé xét xử các bi cáo vê

25

Trang 31

tất cả các loại tội phạm Tuy nhiên, bản chất của xét xử phúc thâm là xem xétlại bản án sơ thâm bị kháng cáo, kháng nghị, nên cần phải tuân thủ quy định

về giới hạn về việc xét xử của Tòa án cấp sơ thâm, thành phần Hội đồng xét

xử cấp sơ thâm và Người bào chữa cho bị cáo Vì vậy, cần lưu ý trường hợp:

+ Trường hợp tòa án cấp sơ thâm không có thâm quyền xét xử về tội

nặng hơn đó hoặc tội nặng hơn thuộc trường hợp phải có sự tham gia của

Người bào chữa cho bị cáo hoặc thành phần Hội đồng xét xử sơ thâm khôngđảm bảo để xét xử về tội nặng hơn đó thì Tòa án cấp phúc thâm không thê sửabản án sơ thẩm theo hướng áp dụng điều luật cua BLHS về tội nặng hơn theoquy định tại điểm a khoản 2 Điều 357 BLTTHS năm 2015 mà phải hủy bản

án sơ thấm, trả hồ sơ cho VKSND cấp tỉnh để khởi tố, điều tra về tội nặnghơn tội đã tuyên trong bản án sơ thâm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều

358 BLTTHS.

+ Trường hợp tòa án cấp sơ thâm có thâm quyền xét xử về tội nặng hơn

đó, thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm đã đảm bảo, đã có Luật sư bào chữa cho bị cáo (mời hoặc Chỉ định), Tòa án cap phúc thâm có thé sửa bản án sơthấm theo hướng áp dụng điều luật của BLHS về tội nặng hơn theo quy địnhtại điểm a khoản 2 Điều 357 BLTTHS năm 2015 mà không cần thiết phải hủy ban án sơ thấm, trả hồ sơ cho VKSND cấp tinh dé khởi tố, điều tra về tội nặnghon tội đã tuyên trong ban án sơ thấm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều

358 BLTTHS.

Mở rộng ra, đối với trường hợp có day đủ căn cứ khởi tố, điều tra về tộinặng hơn, trường hợp cần điều tra, xác minh, làm rõ thêm Hội đồng xét xửcũng có thể hủy ban án sơ thẩm; Trường hợp chỉ có kháng cáo, kháng nghịtheo hướng giảm nhẹ hình phạt Hội đồng xét xử phải hủy bản án sơ thâm;Trường hợp bị cáo phạm nhiều tội danh, nhưng tội danh bị cáo bị xem xét về

tội nặng hơn không có kháng cáo, kháng nghị (đã có hiệu lực pháp luật) hoặc

vụ án có nhiều bị cáo nhưng bị cáo bị xem xét về tội nặng hơn không cókháng cáo và không bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng xét xử không thé sửa

26

Trang 32

hay hủy Bản án sơ thâm về tội danh đó mà phải kiến nghị Giám đốc thâm mới

đảm bảo quy định pháp luật.

- Về chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện:

Đề bảo đảm thực hiện chế định mới Tha tù trước thời hạn có điều kiệntrong Bộ luật hình sự 2015, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã được bổsung quy định về thủ tục xét tha tù trước hạn có điều kiện Theo đó, Tòa áncấp phúc thẩm có thâm quyền phúc thâm đối với Quyết định của Tòa án cấp

sơ thâm về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị tha tù trước thờihạn có điều kiện, hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện trên cơ sởViện kiểm sát có quyền kháng nghị, phạm nhân có quyền khiếu nại đối vớiquyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị tha tù trước thờihạn có điều kiện, quyết định hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện

là quy định mới về thâm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm đối với Quyết định

sơ thâm bị kháng cáo, kháng nghị

1.2.2 Kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm

1.2.2.1 Thủ tục kháng cáo

Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự được bắt đầu kể từ thời điểm

có kháng cáo, kháng nghị.

Điều 331 BLTTHS quy định người có quyền kháng cáo bao gồm:

- BỊ cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặcquyết định sơ thâm;

- Người bào chữa có quyền kháng cáo dé bảo vệ lợi ích của người dưới

18 tuôi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thé chất mà mình bào chữa;

- Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền khángcáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bôi thường thiệt hại

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của

họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền

lợi, nghĩa vụ của họ.

- Người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người

27

Trang 33

dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thé chất có quyềnkháng cáo phan bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ

của người mà mình bảo vệ.

- Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn

cứ mà bản án sơ thầm đã xác định là họ không có tội.

Người khang cáo phải gửi don kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẳmhoặc Tòa án cấp phúc thẩm Việc kháng cáo có thé được trình bay bằng donkháng cáo hoặc trình bày trực tiếp với Tòa án và Tòa án phải lập biên bản vềviệc kháng cáo Đơn kháng cáo phải đầy đủ các nội dung chính theo quy địnhtại Khoản 2 Điều 332 BLTTHS kèm các tài liệu, chứng cứ chứng minh

Việc quy định quyền kháng cáo cho các đương sự thể hiện tính nhân

đạo trong chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ta, cũng như đảm bảo

nguyên tắc xét xử công bang, đúng người, đúng tội Tuy nhiên, dé đảm bảo thời hạn tố tụng, BLTTHS cũng đã quy định rất chỉ tiết về thời hạn kháng cáo,

cụ thê:

- Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày ké từ ngàytuyên án Đối với bị cáo, đương sự văng mặt tại phiên tòa thì thời hạn khángcáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo

quy định của pháp luật.

- Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thâm là 07 ngày ké từ ngàyngười có quyền kháng cáo nhận được quyết định

Đối với trường hợp do lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan

mà người kháng cáo không thê thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn nêu trên thì người kháng có có thể nộp đơn kháng cáo quá hạn cùng bảntường trình về lý do quá hạn và chứng cứ, tài liệu, đồ vật chứng minh

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn

và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có), Tòa án cấp phúc thâm thànhlập Hội đồng gồm ba Tham phan dé xem xét kháng cáo quá hạn Hội đồng xétkháng cáo quá hạn có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận

28

Trang 34

kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định.

1.2.2.2 Thủ tục kháng nghị

Điều 336 BLTTHS quy định chủ thể có quyền kháng nghị gồm:

- Viện kiểm sát cùng cấp;

- Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp;

- Viện kiểm sát có quyền kháng nghị đối với toàn bộ hay một phần bản

án, quyết định sơ thâm.

Thời hạn kháng nghị: Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấpđối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trêntrực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án

Thời hạn kháng nghị đối với các quyết định của Tòa án cấp sơ thâm

(Quyết định tạm đình chỉ vụ án, Quyết định đình chỉ vụ án ) của Viện kiểm

sát cùng cấp là 07 ngày, của Viện kiêm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từngày Tòa án ra quyết định.

Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định kháng nghị, Viện kiểm sát phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật

bổ sung (nếu có) cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, gửi quyết định kháng nghịcho bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị Viện kiểm sát đã khángnghị phải gửi quyết định kháng nghị cho Viện kiểm sát khác có thâm quyền

kháng nghị.

1.2.2.3 Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị

Những phần của bản án, quyết định của Tòa án hoặc toàn bộ bản án,quyết định bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trườnghợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thấm quyết định đình chỉ vu

án, tuyên bị cáo không có tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho

bị cáo, hình phạt không phải là hình phạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án

treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thìbản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị

29

Trang 35

kháng cáo, kháng nghị.

1.2.2.4 Thay đối, bồ sung, rút kháng cáo, kháng nghịTrước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thâm, người khángcáo có quyên thay đôi, bô sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định khángnghị có quyền thay đôi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơntình trạng của bị cáo; người kháng cáo rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo;Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp

có quyên rút một phan hoặc toàn bộ kháng nghị

Việc thay đổi, b6 sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên

tòa phải lập văn bản và gửi cho TANDCC TANDCC phải thông báo cho

Viện kiểm sát, bị cáo và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghịbiết về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị Việc thay đối, bổ

sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.

Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiêm sát rút một phần kháng nghị tại phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Hội đồng xét xử phúc thâm nhận định về việc rútmột phần kháng cáo, kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần khángcáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thâm

1.2.3 Chuẩn bị xét xử phúc thẩmThời hạn chuẩn bị xét xử phúc thâm vụ án hình sự của TANDCC là 90 ngày ké từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.

Sau khi nhận được hồ sơ vụ án hình sự từ TAND cấp sơ thâm, trong thờihạn 75 ngày, Tham phận chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:

- Đình chỉ xét xử phúc thâm;

- Đưa vụ án ra xét xử phúc thầm Trong thời hạn 15 ngày ké từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử,TANDCC phải mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự Cham nhất là

10 ngày trước khi mở phiên tòa, TANDCC phải gửi quyết định đưa vụ án raxét xử cho VKS, người bảo chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp

30

Trang 36

pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan đến kháng cáo, kháng nghị Quy định này nhằm đảm bảo thời hạn tốtụng và đảm bảo thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án của VKS, cũng như đểđương sự có đủ thời gian dé sắp xếp cho việc tham gia phiên tòa.

Việc ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thâm trong thời gian chuẩn bịxét xử phúc thâm được thực hiện nếu người kháng cáo đã rút toàn bộ khángcáo, VKS đã rút toàn bộ kháng nghị Việc đình chỉ này do Tham phan chu toaphiên tòa quyết định Khi đó, bản án so thẩm có hiệu lực pháp luật kế từ ngàyTANDCC ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thâm

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thâm, TANDCC cũng có thâmquyền quyết định việc áp dụng, thay đôi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biệnpháp cưỡng chế nếu thấy cần thiết.

Đối với vụ án hình sự, trong thời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm, canlưu ý đến thời hạn tạm giam của bị cáo - phải bảo đảm nguyên tắc thời hạntạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thâm Một số trường hợp đặc biệt:

- Trường hợp còn thời hạn tạm giam bị cáo mà xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam bị cáo thì TANDCC sử dụng thời hạn tạm giam theo quyết định tạm giam của Tòa án cấp sơ thấm Trường hợp đã hết thời hạn tạm giam bịcáo theo quyết định tạm giam của Tòa án cấp sơ thâm thì Chánh án, PhóChánh án TANDCC phải ra quyết định tạm giam mới.

- Đối với bị cáo đang bị tạm giam, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam

dé hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.

- Đối với bị cáo đang bị tạm giam bị xử phạt tù mà đến ngày kết thúcphiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án, trừ trường hợp quy định tại khoản 4

và khoản 5 Điều 328 của BLTTHS.

- Đối với bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì Hội đồng

3l

Trang 37

xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án.

Thời hạn tạm giam là 45 ngày kể từ ngày tuyên án.

1.2.4 Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự1.2.4.1 Thành phan Hội dong xét xử phúc thẩmKhoản 2 Điều 254 BLTTHS quy định thành phần xét xử phúc thẩmgồm 03 Tham phán

Do tính chất của xét xử phúc thâm vụ án hình sự là đánh giá tính chấtđúng đắn của bản án sơ thâm và trong phạm vi quyền hạn của mình, khắcphục những thiếu sót của Tòa án cấp sơ thâm nên Hội đồng xét xử phúc thâmphải gồm ba thâm phán và Tòa án cấp phúc thầm không được thay thế thâmphán bằng hội thâm nhân dân là quy định hợp lý và đảm bảo được nguyên tắc.

1.2.4.2 Sự có mặt của người tiền hành to tụng, người tham gia to tung Phiên tòa phúc thâm vụ án hình sự chỉ được tiến hành khi đảm bảo sự

có mặt của đầy đủ các thành viên Hội đồng xét xử phúc thâm, Thư ký Tòa án,Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan đến

kháng cáo, kháng nghị.

Cụ thể như sau:

* Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử phúc thâm, Thư ký Tòa án:Phiên tòa chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư kýTòa án Các thành viên Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu chođến khi kết thúc phiên tòa.

Trường hợp có Thâm phán không tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng

có Thâm phán dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì những người này đượcthay thế làm thành viên Hội đồng xét xử Trường hợp Thâm phán chủ tọaphiên tòa không tiếp tục tham gia xét xử được thì Thâm phán là thành viênHội đồng xét xử làm chủ toa phiên tòa và Tham phán dự khuyết được bồ sunglàm thành viên Hội đồng xét xử.

Trường hợp không có Thâm phán dự khuyết hoặc phải thay đổi chủ tọa

32

Trang 38

phiên tòa mà không có Tham phán dé thay thế thì phải hoãn phiên tòa.

Trường hợp Thư ký Tòa án bị thay đôi hoặc không thể tiếp tục tham gia

phiên tòa thì Tòa án vẫn có thé xét xử vụ án nếu có Thư ky Tòa an dự khuyết;

nếu không có người thay thế thì tạm ngừng phiên tòa.

* Sự có mặt của Kiểm sát viên: Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấpphải có mặt dé thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa, nếuKiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tap thì có thé có nhiều Kiểm sát viên Trường hợp Kiểmsát viên không thé có mặt tại phiên tòa thì Kiểm sát viên dự khuyết có mặt tạiphiên tòa từ đầu được thay thế để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại

phiên tòa.

Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết dé thay thé thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.

* Sự có mặt của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyên lợi, nghĩa vụ liênquan đến kháng cáo, kháng nghị: Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị được triệu tập đến phiên tòa thìphải có mặt tại phiên tòa Nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử giải quyết:

- Trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả

kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị

cáo đồng ý xét xử văng mặt người bao chữa Trường hợp người bào chữavăng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quanhoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn văng mặt thì Tòa án vẫn tiến

hành xét xử.

Trường hợp phải chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1

Điều 76 của BLTTHS (các trường hợp phải chỉ định người bao chữa) màngười bảo chữa vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo hoặc

33

Trang 39

người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử văng mặt người bào chữa;

- Trường hợp người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quanđến kháng cáo, kháng nghị là bị hại, đương sự và người đại diện của họ,người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự vắng mặt không

vi ly do bat kha kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì Hội đồng xét xửvẫn tiến hành xét xử Trường hợp những người này văng mặt vì ly do bat kha kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Hội đồng xét xử có thê tiến hành xét

xử nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho bị hại,

đương sự;

- Bị cáo có kháng cáo hoặc bị kháng cáo, bị kháng nghị nếu văng mặt

vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Hội đồng xét xử có thê van tiễn hành xét xử nhưng không được ra ban án, quyết định không có lợi cho bị cáo Nếu sự vắng mặt của bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trởngại khách quan và sự vắng mặt đó không gây trở ngại cho việc xét xử thì Hộiđồng xét xử vẫn tiến hành xét xử.

Ngoài ra, Khi xét thay cần thiết, Tòa án cấp phúc thẩm quyết định triệu

tập những người khác tham gia phiên tòa.

1.2.5 Quyết định của tòa án cấp phúc thẳmCăn cứ quy định tại Điều 355 BLTTHS, Tòa án nhân dân cấp cao cónhững quyền sau khi xét xử phúc thâm vụ án hình sự:

- Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơthâm

- Sửa bản án sơ thẩm

- Hủy bản án sơ thâm và chuyên hồ sơ dé điều tra lại hoặc xét xử lại

- Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án

- Đình chỉ việc xét xử phúc thâm1.2.5.1 Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản

án sơ thẩm.

Theo quy định tại Điều 356 Bộ luật tố tụng hình sự, khi xét xử phúc

34

Trang 40

thâm vụ án hình sự, HĐXX phúc thâm TANDCC không chấp nhận khángcáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thâm khi xét thấy các quyết định củabản án sơ thâm có căn cứ và đúng pháp luật, nghĩa là Tòa án cấp sơ thẩm đã

áp dụng đúng pháp luật, phù hợp với các tình tiết trong hồ sơ vụ án, các kếtluận, quyết định của bản án sơ thâm đúng người đúng tội, phù hợp với tínhchất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội

1.2.5.2 Sửa bản án sơ thẩmTheo quy địn tại Điều 357 BLTTHS, khi có căn cứ xác định bản án sơthâm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạmtội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì HDXX phúc tham TANDCC cóquyền sửa bản án sơ thâm theo hướng như sau:

Thứ nhất, sửa bản án sơ thâm theo hướng có lợi cho bị cáo Khi có có căn cứ xác định bản án sơ thâm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ,hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới dẫn đếncần phải đánh giá, quyết định lại những vấn đề của vụ án mà Tòa án sơ thâm

đã quyết định thì Hội đồng xét xử phúc tham có quyền:

- Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp

dụng hình phạt bố sung; không áp dụng biện pháp tư pháp;

- Ap dung điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hon;

- Giảm hình phạt cho bị cáo;

- Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng:

- Chuyén sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hon;

- Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.

Trường hợp không có kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị

nhưng xét thấy có căn cứ, Hội đồng xét xử phúc thâm vẫn có thể sửa bản án

sơ thầm theo hướng có lợi cho bị cáo.

Thứ hai, sửa bản án sơ thâm theo hướng không có lợi cho bị cáo Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu sửa bản

án theo hướng không có lợi cho bị cáo, thì Hội đồng xét xử phúc thâm có thể

35

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w