1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt từ thực tiễn tại thành phố Hà Nội

87 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC LUẬT

CHỦ TRỌNG NGHĨA

PHAP LUẬT VE QUAN LÝ CHAT THAI RAN

SINH HOAT TU THUC TIEN TAI THANH PHO HA NOI

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

CHU TRỌNG NGHĨA

PHÁP LUAT VE QUAN LÝ CHAT THAI RAN

SINH HOAT TU THUC TIEN TAI THANH PHO HA NOI

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 8380101.05

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN THỊ NGA

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đáy là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn

đảm bao tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành

tat cả các học phan và đã thanh toán tắt cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết cam đoan này và đề nghị Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét dé tôi được bảo vệ Luận văn.

Xin trân trong cảm on!

Người cam đoan

Chử Trọng Nghĩa

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn thạc sỹ luật học của mình,

tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các nhà khoa học,

các thầy cô giáo Tôi xin chân thành cảm ơn đến tập thê các thầy, cô giáo, cán

bộ các phòng, ban của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Nga đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành bản luận văn này Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã rất nhiệt tình hỗ trợ, chỉ bảo cho tôi trong suốt

thời gian qua.

Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên

Chử Trọng Nghĩa

Trang 5

1 Tính cấp thiết của dé tài nghiên cứu . se-sessssssessessesseessesessess 6

Chương 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUAN LÝ CHAT THAI RAN

SINH HOAT VA PHAP LUAT VE QUAN LY CHAT THAI RAN SINH

1.2 Khái niệm, đặc điểm và nội dung điều chỉnh của pháp luật về quan lý

chất thải rắn sinh hoạt - - 5:52 St+E‡EESE‡E‡EEEEEESEEEEEEEESEEEEEEEEEEErkrkereresree 17 1.3 Các yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về quản lý chat thải ran sinh hoạt 23 Két ludin Churong 01237 27

Chuong 2 THUC TRANG PHAP LUAT VE QUAN LY CHAT THAI RAN

SINH HOAT VA THUC TIEN THUC HIEN TAI THANH PHO HA NOI 28 2.1 Thực trạng pháp luật về quản lý chất thai ran sinh hoạt 28 2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Hà Nội . ¿5-2 SES22E2EEEEEEE1211215 2111211111211 11 111111111111 re 47

Két 80 Chung 1077 63

Trang 6

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VẺ QUAN LY CHAT THAI RAN SINH HOAT VA NÂNG CAO HIỆU QUA

THUC HIỆN TẠI THÀNH PHO HA NOL 5-5- 2 5 so s2 se sess= 65

3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt } ` ãaầầầaaầđđaầaầẳầẳầắẳiaiẳaẳaẳẳaẳẳaẳẳẳẳaẳẳaẳaada 65

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt

n0 — 68 3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý chat thải ran sinh hoạt tại Thành phố Hà Nội ĂĂĂĂằằàằàsàe 72 Kết luận chương 3 e s-s-s- se se ©ssssEssESseEseEseEssEssEssexsesserserssrssrsssse 76

KẾT LUẬN - << 9E 99 9 9 9 99 3 9989 9x2 77 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5 <-5c 5 se scse=sese=sesssse 78

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHU VIET TAT

Viết tắt Nguyên nghĩa

BVMT Bảo vệ môi trường

Bộ TN&MT | Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ XD Bộ Xây dựng

CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt

GDP Gross Domestic Product, dịch ra làtông sản phâm nội địa hoặc tông sảnphâm quôc nội

GRDP Gross Regional Domestic Product,

dich ra là tổng sản phẩm trên địa bàn HDND Hội đồng nhân dân

QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

UBND Ủy ban nhân dân

USD Đô la Mỹ

WHO Tổ chức y tế thế giới

Trang 8

MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Một trong những yếu tố v6 cùng quan trọng và thiết thực đối với mỗi

con người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia chính là môi trường trong lành Có thê nhận thay rất rõ ràng răng một quốc gia, một khu vực hay toàn thé giới không

thé phát triển cường thịnh nếu không quan tâm đến van dé bảo vệ môi trường,

kiểm soát 6 nhiễm, quản lý chất thải không coi bảo vệ môi trường là bước đà

phát triển bền vững của mình Hiện nay với sự bùng nổ dân số trên toàn cau, tốc độ công nghiệp hoá ở mức độ ngày càng cao tại hầu hết các quốc gia trên thé giới đã gây ra những tôn that to lớn cho môi trường, con người và sinh

vật Tình trạng môi trường đô thị ngày càng suy giảm nghiêm trọng, ô nhiễm

không khí, nguồn nước, đất đai ngày một gia tăng Đáng lo ngại hơn cả là số lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều và tác động đến môi

trường, sức khỏe con người dưới nhiều khía cạnh khác nhau như gây ô nhiễm

nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường đất Đây chính là nguyên nhân làm mắt cân bằng sinh thái dẫn tới nhiều sự cố môi trường đang

xảy ra thường xuyên hơn trên thế giới như lũ lụt, động đất, dịch bệnh Chính vì lẽ đó cả thế giới đang phải tìm mọi biện pháp để bảo vệ môi trường, quản lý chất thải nói chung và quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng với mục tiêu to lớn là gìn giữ sự bình yên cho trái đất, mái nhà chung của nhân loại.

Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các van dé môi trường nan giải, trong đó có van dé quản lý chat thải rắn sinh hoạt Nhà nước ta đã thé hiện sự quan tâm đến vấn đề xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải răn sinh

hoạt nói riêng nhằm đảm bảo phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước Xuất phát từ thực tiễn tại thành phố Hà Nội, vấn

Trang 9

đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp

do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau Đó là việc giải

quyết bài toán mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, mâu

thuẫn giữa việc phát triển các khu đô thị với việc phát sinh ngày càng nhiều

các chất thải rắn sinh hoạt mà việc quản lý và xử lý chúng chưa thực sự triệt để đã gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng Một

yếu tố khách quan nữa là hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật mà Nhà nước đã ban hành điều chỉnh hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt còn chưa đầy đủ, chưa cụ thể chỉ tiết và chưa bám sát thực tiễn tốc độ phát triển của nên kinh tế Bên cạnh các nguyên nhân khách quan đó còn có một nguyên

nhân chủ quan nữa đó là tuy có tăng cường việc giáo dục ý thức bảo vệ môi

trường nói chung và quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng trong cộng đồng,

nhân dân nhưng phần lớn chúng ta chưa thực sự nhận thức được một cách đúng đắn và đầy đủ về van dé này hoặc do nhằm mục dich phát triển kinh tế

và vì lợi ích vật chất trước mắt mà quên đi trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Vì vậy vấn đề hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt nam hiện nay là một đòi hỏi hết sức cấp bách vì nó có ảnh hưởng trực

tiếp và cả lâu dài đến sự phát triển bền vững trong hiện tại và tương lai của đất nước ta Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt từ thực tiễn thực hiện tại Thành phá Hà nội ” dé làm luận văn thạc sĩ

luật học, với hy vọng qua việc nghiên cứu này có thé đưa ra được một số giải

pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt từ thực tiễn thực hiện tại Thành phố Hà Nội.

2 Tình hình nghiên cứu

Việt Nam đã ban hành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nội dung quản lý chất thải ran sinh hoạt như: Luật Bảo vệ môi

trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2020 và có

Trang 10

hiệu lực thi hành từ 01/01/2022; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày

10/1/2022 về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường:

Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 quy định về xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Ngoài ra, pháp luật về quản lý chất thải nói chung cũng đã được nhiều các học giả quan tâm nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận

văn đã tiếp cận một số công trình có liên quan đến đề tài như: Đề tài khoa học của Đại học Luật Hà Nội: “Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải ” của tác giả Nguyễn Văn Phương (chủ nhiệm đề tài), năm 2008; Luận án tiến sĩ sinh học “Nghiên cứu vi sinh vật để xử lý chất thải chăn nuôi dang rắn” của tác

giả Phạm Bích Hiên, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, năm 2012; Luận văn

thạc sỹ của tác giả Nguyễn Hoà Bình: “Điêu tra, đánh giá tình hình quản lý

chất thải rắn nguy hại của Việt Nam và dé xuất một số giải pháp quản lý có hiệu quả” năm 2004; Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu khoa học

tiêu biểu như: “Chính sách pháp luật về quản lý chất thải nhằm bảo đảm

phát triển bền vững ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Phương, Tạp chí Luật học, trường Dai học Luật Hà Nội, Số 12/2013; “Mộ: cơ chế phù hợp cho

quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam” của tác giả Lê Kim Nguyệt, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp thang 11 năm 2002; “Van dé thực thi pháp luật về quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Lê Kim

Nguyệt, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 126-133; “Vai tro

của pháp luật quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Duyên Thủy, Tạp chí Luật học số 3-2009 Có thể thấy, những công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu tập trung ở việc đánh giá hay gợi mở các khía cạnh của pháp luật quản lý chất thải nói chung, quản lý chất thải rắn sinh hoạt,

chất thải nguy hại mà hầu như chưa đi sâu nghiên cứu vần đề quản lý chất

thải răn sinh hoạt từ thực tiễn tại thành phố Hà Nội dưới góc độ pháp lý Xuất

Trang 11

phát từ thực tiễn thực hiện pháp luật về quan lý chất thải ran sinh hoạt hiện

nay, tác giả muốn thông qua việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quản lý

chất thải rắn sinh hoạt từ thực tiên thực hiện tại Thành phố Hà noi” dé có thé

gop phan nghiên cứu nhỏ bé của mình vào quá trình xây dung pháp luật hoàn

chỉnh, đồng bộ, phù hợp về lĩnh vực này ở nước ta trong hiện tại và tương lai với mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn cứuMục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là đề xuất được các giải pháp nhăm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý chất thải rắn

sinh hoạt từ thực tiễn thực hiện tại Thành phố Hà nội. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát, phân tích những vấn đề lý luận về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và pháp luật về quan lý chat thải ran sinh hoạt.

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về quan lý chất thải ran

sinh hoạt từ thực tiễn thực hiện tại Thành phố Hà Nội Chỉ ra ưu điểm, hạn chế của các quy định pháp luật về quản lý chất thải ran sinh hoạt; cũng như

những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Hà nội và nguyên nhân của nó.

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý chất thải răn sinh hoạt từ thực tiễn thực hiện tại Thành phô Hà nội.

4 Tính mới và những đóng góp của dé tài

Đề tài luận văn mà tác giả lựa chọn là vấn đề nóng bỏng ở nước ta Ở Việt Nam không có nhiều công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về vấn

đề này, nhất là nghiên cứu dưới khía cạnh pháp lý.

Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa trong việc làm rõ các vân

Trang 12

đề lý luận pháp luật quản lý chất thải răn sinh hoạt và thực trạng thực hiện

pháp luật về quản lý chất thải ran sinh hoạt tại Thành phố Hà Nội Từ đó luận

văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu

qua thực hiện pháp luật về quản lý chất thải ran sinh hoạt từ thực tiễn thực

hiện tại Thành phố Hà Nội.

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà

nước, doanh nghiệp, các công ty về môi trường đô thị, những nhà hoạch định

chính sách trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo

vệ môi trường đô thị, quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị; tài liệu tham khảo,

nghiên cứu cho các tô chức, cá nhân có liên quan.

Y nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Về mặt lý luận, việc nghiên cứu đề tài luận văn góp phần làm rõ cơ sở

lý luận pháp luật về quản lý chat thải ran sinh hoạt ở Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân trong quá trình thực thi pháp luật về vấn đề này tại thành phố Hà Nội, từ đó, đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản

lý chất thải ran sinh hoạt tại thành phố Hà Nội

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu nghiên

cứu có giá trị cho các cơ quan nghiên cứu xây dựng và thực thi pháp luật trong

lĩnh vực quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam, là tài liệu tham khảo cho

công tác nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về luật học, luật kinh tế ở

Việt Nam.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu

- Thực tiễn quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hà Nội.

- Các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách về quản lý chất

10

Trang 13

thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam

- Thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý chất thải răn sinh hoạt tại

Thành phô Hà nội hiện nay.

1.9.2 Pham vi nghiên cứu

Về nội dung, Luận văn nghiên cứu các quy định liên quan đến pháp luật về quản lý chat thải ran sinh hoạt ở Việt Nam và việc thực hiện các quy

định đó tại Thành phố Hà Nội hiện nay.

Về thời gian, Luận văn nghiên cứu pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam ké từ khi Luật bảo vệ môi trường 1993 có hiệu lực cho đến nay.

Về không gian, Luận văn nghiên cứu tình hình quản lý chất thải răn sinh hoạt trên phạm vi cả nước; đồng thời tập trung phân tích kết quả thực

hiện pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Hà nội hiện

6 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên phương pháp luận cua chủ nghĩa Mác - Lên, tư

tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, các quan điểm của Dang, Nhà nước về phát

triển bền vững, tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường; về pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng.

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật

biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, như: phương pháp kết hợp lý luận

với thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử cụ thé và một số

phương pháp khác: so sánh, thống kê, hệ thống hóa 7 Kết cau của luận văn

Luận văn được chia làm 03 chương, cụ thê như sau:

Chương 1: Một số van đề lý luận về quan lý chat thải ran sinh hoạt và pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

11

Trang 14

Chương 2: Thực trạng pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và

thực tiễn thực hiện tại thành phố Hà Nội

Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chất

thải rắn sinh hoạt và nâng cao hiệu quả thực hiện tại thành phố Hà Nội.

12

Trang 15

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUAN LÝ CHAT THAI RAN SINH

HOAT VA PHAP LUAT VE QUAN LY CHAT THAI RAN SINH HOAT 1.1 Khái niệm, đặc điểm của chat thải rắn sinh hoạt, quan lý chất

thải rắn sinh hoạt

1.1.1 Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt

Ở Việt Nam quản lý chất thải là một trong những nội dung quan trọng trong lĩnh vực quản lý môi trường Thuật ngữ chất thải (Waste) thường được

dùng dé chỉ những chất hay đồ vật được loại bỏ ra từ các hoạt động trong

nhiều lĩnh vực khác nhau của con người Theo từ điển tiếng Việt của Viện

Ngôn ngữ học thì “Chất thái là rác thải và những đô vật bị bỏ di nói chung” Ngay từ khi ban hành các văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh vực bảo vmôi trường chúng ta đã tích cực nghiên cứu đưa ra các định nghĩa quy chuẩn về

chất thải nói chung Theo khái niệm được nêu tại khoản 2, điều 2 Luật bảo vệ môi trường năm 1993 thì “Chất thải là chất được loại ra trong sinh hoạt,

trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác Chất thải có thể ở

dạng khí, lỏng , rắn hoặc các dạng khác” Mới đây, quy định tại Khoản 18

Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 “Chất thải là vật chất ở thể rắn,

lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác ” Như vậy, chất thải được hiểu là chất

có thể gây ô nhiễm môi trường, làm cho môi trường bị suy thoái, bị ô nhiễm

hoặc gây ra sự cô môi trường Theo quy định của pháp luật thì tất cả các loại

chất thải dù ở dạng nào và được thải ra trong trường hợp nào cũng đều phải

chịu sự kiểm soát và quản lý Chất thải ran là chất thải ở thé ran hoặc sét (bùn

thai) được thai ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt

động khác Thành phần của chất thải rắn rất khác nhau, bởi điều này còn phụ thuộc vào từng mùa khí hậu, ở từng địa phương, điều kiện kinh tế và nhiều

13

Trang 16

yếu tố khác Tuy nhiên chat thai rắn có thé chia thành ba nhóm co bản: Các

chất cháy được (Chất dẻo, da, cao su, giấy, thực phẩm, rơm, 20, cỏ, ); Cac

chat không cháy được (đá, sành, sứ, kim loại, thủy tinh, ) và các chất hỗn

hợp (cát, đất, tóc, đá CuỘI ) Chat thải rắn được phân loại dựa trên đặc tính

nguy hại của nó, gồm chat thải rắn thông thường, chat thải ran nguy hại, cụ thé: Chat thải rắn thông thường được hiểu là các loại chất thải ran không chứa hoặc chứa hàm lượng các chất hay hợp chất chưa chạm tới ngưỡng có thể gây

ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người và môi trường Các chất thải ran thông thường có thé kế đến các loại giấy bao, vỏ chai lọ, thủy tinh, cao su, rac

sân vườn ; Chat thải ran nguy hại được quy định là các loại chất thai rắn có chứa hàm lượng các chất hay hợp chất vượt ngưỡng nguy hại, đe dọa đến sức khỏe và môi trường sống Các chất thải rắn nguy hại có thể bao gồm kim

tiêm, đô điện hạt nhân, chi, niken, may móc phóng xạ

Chất thải răn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường

ngày của con người [25] Trong các đô thị, nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: các khu dân cư, các khu trung tâm thương mại, các công sở trường học, từ các chợ, bệnh viện Có thể phân chia chất thải rắn sinh

hoạt thành 2 nhóm như sau: Chất thải hộ gia đình là chất thải từ thực pham, các chất hữu co dé phân hủy và các loại rác thải không bị phân hủy nhưng có thé gây ra bụi như các phan còn lại của quá trình cháy (tro than, tro xi, ); Chất thải từ dịch vụ, những cơ sở công cộng là các loại rác thải rắn nguy hại khác không bị hoặc ít bị phân hủy thối rữa như đồ nhựa, kim loại, gốm sứ,

chai lọ thủy tinh, dat, sỏi, được thu gom từ công viên, bãi tắm, sân chơi,

trường học, công sở hoặc đường phô.

Từ những phân tích trên đây, tác giả rút ra khái niệm về chất thải rắn

sinh hoạt như sau: Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh

14

Trang 17

hoạt thường ngày của con người, nguồn chủ yếu phát sinh chat thải ran sinh

hoạt trong các khu đô thị, khu dân cư như các hộ gia đình, các khu trung tâm

thương mại, các công sở trường học, từ các chợ, bệnh viện

1.1.2 Khái niệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ về kinh tế -xã hội như hiện nay

ở Việt Nam đã làm gia tăng rất nhanh các loại chất thải, trong đó có chất thải

rắn sinh hoạt, gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho môi trường, con người và

sinh vật Chất thải rắn sinh hoạt đã trở thành một trong những thách thức lớn về môi trường mà tất cả các quốc gia trên thế giới hiện đang phải đối mặt.

Quản lý chất thải ran sinh hoạt là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, kiểm

soát, phân loại, thu gom, vận chuyên, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải

rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt được quản lý theo một chu trình gồm nhiều khâu được kết hợp một cách hài hòa và chặt chẽ: trước hết, được đặt ra với mục tiêu phòng ngừa, giảm thiểu và giám sát sự phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Tiếp đó là quá trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt; phương thức

thu gom, vận chuyền; cách thức tái sử dụng, tái chế chất thải rắn sinh hoạt;

sau đó, các chất thải rắn sinh hoạt còn lại được xử lý triệt để tại địa điểm nào và băng phương pháp nào cũng là các bước quan trọng cần được tiến hành

một cách chuẩn chỉ để đạt được mục tiêu quản lý tốt nhất các chất thải rắn sinh hoạt nhăm đảm bảo vệ sinh môi trường Đề thực hiện hiệu quả các nội dung của quản lý chất thải rắn sinh hoạt nêu trên, rất cần có sự tham gia tích cực của các chủ thê như các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt

động liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam, bao gôm dat liên, hai đảo, vùng biên và vùng trời.

15

Trang 18

Như vậy, quản lý chất thải rắn sinh hoạt được hiểu là tổng hợp các hoạt

động của cơ quan Nhà nước, tô chức, cá nhân dé kiểm soát chat thải rắn sinh

hoạt rong toàn bộ quá trình từ khâu phát sinh chất thải ran sinh hoạt đến khi

được xử lý, tiêu huỷ, nhằm hạn chế những tác động bat lợi cho môi trường, sinh vật và sức khoẻ con người.

Chủ thé quản lý chất thải rắn sinh hoạt là các cơ quan quản lý nhà nước về

bảo vệ môi trường và các tổ chức, cá nhân Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm thực hiện kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt

trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình Còn các tô chức, cá nhân thực

hiện kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt thông qua các hoạt động làm phát sinh chất thải ran sinh hoạt, hoạt động thu gom, vận chuyên, xử lý, tiêu huy chất thải rắn sinh hoạt Quản lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm tổng thể các hoạt

động mà các chủ thé nêu trên phải tiễn hành dé kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt như: nghiên cứu xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn

về chất thải rắn sinh hoạt, danh mục chất thải chất thải rắn sinh hoạt; kiểm tra,

thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; phân loại

chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; Mục đích của quản lý chất thải răn sinh

hoạt là phòng ngừa và hạn chế những ảnh hưởng xấu, tiêu cực đến môi

trường, sinh vật và sức khoẻ của con người từ quá trình làm phát sinh, thu

gom, vận chuyên hay tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu huỷ, thải loại chất thải rắn sinh hoạt.

Việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình và các chất thải tương tự từ các cơ sở thương mại, các cơ quan có hai đặc điểm chính sau đây: Mot là, lượng chất thải rắn sinh hoạt không 16 đang phát sinh hàng ngày ở các thành phố lớn rat cần được quản lý và kiểm soát nhăm ngăn

ngừa ô nhiễm gây ra những tác động tiêu cực đến các thành phần môi trường như đất, nước, không khí Bên cạnh đó, sự đa dạng về thành phần chất thải

16

Trang 19

rắn sinh hoạt, đặc biệt trong những năm gần đây, lượng chất thải khó phân

hủy như các đồ dùng nhựa, túi nylon gia tăng chóng mặt, khiến cho việc xử lý

chất thải rắn sinh hoạt trở nên càng ngày càng khó khan; Hai là, hệ thống thu

gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt rất phúc tạp và sử dụng nhiều

lao động dẫn đến những hạn chế vướng mắc và hiệu quả không cao.

1.2 Khái niệm, đặc điểm và nội dung điều chỉnh của pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

1.2.1 Khái niệm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Quản lý chat thải ran sinh hoạt ở nước ta trong gian qua đã được Dang và Nhà nước rất chú ý quan tâm Các đạo luật về bảo vệ môi trường (từ năm 1993, 2005, 2014 đến 2020), Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, mới đây là Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày

10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi

trường; Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đều có các quy định cụ thé về lĩnh vực này Dé quản lý có hiệu quả

chất thải ran sinh hoạt, pháp luật đã xác định một quy trình dé triển khai và thực hiện một cách lần lượt nhiều khâu khác nhau, từ việc thu gom, lưu giữ,

vận chuyền đến việc xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn sinh hoạt Đồng thời pháp luật cũng quy định rat rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt, từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các tổ

chức, cá nhân Quản lý chất thải rắn sinh hoạt luôn là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật quản lý môi trường và nhận được nhiều sự

quan tâm của xã hội, của Nhà nước ta.

Như vậy, pháp luật quan lý chất thải ran sinh hoạt là một bộ phận của

pháp luật quản lý môi trường Nham bảo vệ môi trường, hệ thống pháp luật

môi trường Việt Nam được hình thành để điều chỉnh các nội dung chủ yếu

17

Trang 20

như: Bao tôn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên (điều chỉnh

các mối quan hệ phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ các

thành tố cấu thành môi trường: da dang sinh học, rừng, nguồn nước, nguồn thuỷ sinh ; Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường (quy định trách nhiệm

pháp lý của các chủ thé có liên quan dé giảm thiểu các chất gây ô nhiễm môi

trường, phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu cho môi

trường do ảnh hưởng của các loại chất thải Điều đó cho thấy, các quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận không thé thiếu của pháp luật môi trường Ngoài ra, pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm tổng hợp các nguyên tac pháp lý va các quy phạm pháp luật được xây dựng và điều chỉnh một số nội dung về phân loại, thu gom, vận chuyền, xử lý, tiêu hủy, xử lý vi phạm pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt; quy

định về hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về quản lý chất thải rắn sinh

Pháp luật quản lý chất thải răn sinh hoạt điều chỉnh những mối quan hệ xã

hội nảy sinh trong quá trình con người làm phát sinh, thu gom, vận chuyên, tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải rắn phát sinh trong cuộc sống hàng ngày

của con người, phát sinh từ các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh thương mại và

các cơ quan Mục đích của pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt là nhằm

hạn chế phát sinh chất thải, phòng ngừa, giảm thiêu những ảnh hưởng xấu của

chất thải, bảo vệ chất lượng môi sống cua con n8ØƯỜi.

Dựa trên việc phân tích như đã trình bay ở trên, tác giả cho rằng: “Pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt là tổng thể các qui phạm pháp luật do

các cơ quan nhà nước có thẩm quyên ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều

chỉnh những mối quan hệ phát sinh trong quá trình làm sản sinh, phân loại,

thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tdi sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải trong sinh hoạt thường ngày của con người, phát sinh từ các hộ gia

18

Trang 21

đình, cơ sở kinh doanh thương mại, các cơ quan và xứ lý vi phạm pháp luật

về quản lý CTRSH gây nên nhằm bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng ”.

1.2.2 Đặc điểm của pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt có những đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, là một bộ phận của pháp luật bảo vệ môi trường; các quy phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt điều chỉnh các quan hệ pháp luật phát sinh trong quản lý chất thải rắn sinh

hoạt, các quan hệ pháp luật này bao gồm các quan hệ pháp luật có tính chất công và các quan hệ pháp luật có tính chất tư pháp luật về quản lý chất thải

rắn sinh hoạt là công cụ hữu hiệu, quan trọng nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi

trường, bằng việc quy định cho các chủ thé khi tiến hành các hoạt động có liên quan đến quá trình quản lý CTRSH: quy định trách nhiệm của các chủ thê

làm phát sinh CTRSH, quy định các phương thức phân loại, thu gom, vận

chuyên, giảm thiểu, tái chế, xử lý CTRSH; Ngoài ra, bằng việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn kỹ thuật môi trường về

CTRSH Day là cơ sở pháp lý cho việc nhận diện và xác định các hành vi vi

phạm pháp luật về quản lý CTRSH, trên cơ sở đó truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi vi phạm luật đó; Thi? hai, pháp luật về quan lý quản lý chất thai ran sinh hoạt giúp quá trình thúc đây nghiên cứu và ứng dụng

khoa học kỹ thuật tiên tiến để BVMT, qua đó góp phần quan trọng trong việc

tăng trưởng kinh tế đất nước Thông qua việc quy định các điều kiện hoạt

động đối với các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh thương mại, các cơ quan, quy

định trách nhiệm xử lý CTRSH trước khi tái chế, tái sử dụng pháp luật về

quản lý CTRSH góp phần khuyến khích chủ nguồn thải nghiên cứu, ứng dụng

khoa học - kỹ thuật tiên tiến để giảm thiểu việc thải bỏ CTRSH vào môi

trường: đầu tư công nghệ dé xử lý CTRSH; Thi? ba, pháp luật về quản lý chất

19

Trang 22

thải rắn sinh hoạt, thông qua các định hướng xử sự và các chế tài được xác

định đã góp phan làm thay đổi và nâng cao nhận thức của cộng đồng, nâng

cao hiệu quả công tác BVMT, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý CTRSH ở

nước ta trong giai đoạn hiện nay, nhất là tại các khu đô thị lớn.

Trong điều kiện hiện nay, khi trái đất, mái nhà chung của nhân loại đang bị rình rập, đe doạ bởi những thảm hoạ môi trường có thê xảy ra ở bất kỳ nơi nào, vào bat kỳ lúc nào, thì bảo vệ môi trường dé phát triển bền vững

là vấn đề có tính sống còn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới Vì thé, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của bất cứ quốc gia nào, thuộc bắt

cứ chính thé nào, van dé bảo vệ môi trường đều được coi là một trong những ưu tiêu hàng đầu Chính vì vậy, dù là ở các nước phát triển hay đang phát triển, quốc gia giàu hay quốc gia nghéo thì việc ban hành và thực thi các chính sách, các quy định pháp luật xác đáng, phù hợp để tạo điều kiện cho

công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng đều là những nhiệm vụ quan trọng, những mục tiêu cấp bách Việt Nam là một quốc gia đang trong giai đoạn tự hoàn thiện mình bằng cách kết hợp

giữa việc phát huy nội lực, phát huy những chân giá tri của dân tộc với việc

hội nhập quốc tế để phát triển một cách bền vững Công cuộc đổi mới do

Đảng lãnh đạo đã mang lại sự ôn định về chính trị - xã hội, tăng trưởng kinh tế và tạo ra những bước chuyên biến tích cực về mọi mặt trong đời sống vật

chất, tỉnh thần của nhân dân Tuy nhiên đồng thời với những thành quả do sự phát triển kinh tế đem lại cũng xuất hiện những nguy cơ gây ô nhiễm môi

trường ngày càng gia tăng mà sự đe dọa từ việc phát thải các chất thải rắn

sinh hoạt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng là một trong những

vấn đề đáng lo ngại nhất Nhận thức rõ được điều đó, chúng ta cần sớm nhận

ra các yêu cầu về việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt để đạt được mục tiêu vừa không làm kìm hãm sự

20

Trang 23

phát triển kinh tế vừa ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa những tác hại đến môi

trường mà chất thải rắn sinh hoạt có thê gây ra trong hiện tại và tương lai.

1.2.3 Nội dung điều chỉnh của pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Ở Việt Nam, việc phân loại, lưu giữ hay chuyên giao chat thải rắn sinh

hoạt đến quá trình thu gom, vận chuyền và xử lý CTRSH rat phức tạp và cần phải sử dụng nhiều lao động dẫn đến nhiều hạn chế vướng mắc và hiệu quả không cao Những năm gần đây, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở

nước ta chủ yếu sử dụng phương pháp chôn lấp và lò đốt Hầu hết các địa phương đều đang áp dụng mỗi xã có một lò đốt quy mô nhỏ với công suất dưới 300kg/giờ Tuy nhiên, việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo phương thức này cũng gặp nhiều bat cập như nhiều địa phương chưa trang bị hệ thống xử lý khí thải hoặc có trang bị nhưng không theo quy định, không đạt yêu cầu.

Hơn nữa, nhiều nhân công vận hành lò đốt không đủ điều kiện về trình độ, kiến thức chuyên môn về quản lý môi trường, về kỹ thuật môi trường sẽ dẫn đến khả năng không kiểm soát được chất thải thứ cấp phát sinh rất độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe công đồng, đặc biệt là chat dioxin Với nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rat lớn từ khối lượng CTRSH không 16 như

hiện nay tại các đô thị lớn ở Việt Nam Pháp luật đã đóng vai trò to lớn trong

việc quản lý CTRSH mang lại hiệu quả cải thiện môi trường sống của con người và sinh vật Theo khái niệm pháp luật về quản lý chất thải răn sinh hoạt đã nêu tại tiểu mục 1.2.1 của luận văn này, nội dung điều chỉnh của pháp luật

về quản lý CTRSH có thể được chia thành các nhóm cơ bản sau đây:

(1) Nhóm các quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt: Pháp luật quản lý CTRSH quy định cụ thê các quyên, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thé có liên quan như chủ thé phát

sinh chât thải răn sinh hoạt; các chủ thu gom, vận chuyên và các cơ sở xử lý

21

Trang 24

CTRSH Ngoài ra còn quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhànước trong lĩnh vực này.

(2) Nhóm các quy định về phân loại, lưu giữ và chuyển giao chất thải

ran sinh hoạt: Pháp luật quy định CTRSH phát sinh phải được phân loại theo

nguyên tắc: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Chất thải thực pham; CTRSH khác Đối với các chủ thé làm phát sinh CTRSH ở đô thị phải

chứa, đựng CTRSH sau khi thực hiện phân loại phải lưu giữ vào các bao bì

riêng theo từng loại và chuyên giao cho các chủ thé có chức năng tương ứng;

chat thải thực phâm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn

chăn nuôi CTRSH khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định

và chuyền giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyền CTRSH.

(3) Nhóm các quy định về thụ gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt:

Pháp luật quy định cơ sở thu gom, vận chuyên CTRSH có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom CTRSH và công bố rộng rãi Đồng thời có quyền từ chối thu gom, van chuyển CTRSH của các chủ thể

không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ

quan có thâm quyền dé kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường

hợp các chủ thê sử dụng bao bì của CTRSH khác theo quy định.

(4) Nhóm các quy định về chỉ phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải ran sinh hoạt: Chất thải ran có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy

hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải

chi trả giá dich vụ thu gom, vận chuyền và xử lý Chat thải ran có khả năng tái sử dụng, tái chế và chất thải thực phẩm nếu không được phân loại thì phải chỉ trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyên và xử lý như đối với CTRSH khác Như

vậy, các chủ thé không thực hiện phân loại sẽ phải trả chi phí cao hơn so với

những tô chức, cá nhân thực hiện việc phân loại theo quy định UBND cấp

22

Trang 25

tỉnh có thâm quyền quy định giá cụ thể đối với các dịch vụ thu gom, vận chuyên và xử lý CTRSH; quy định cụ thé hình thức và mức kinh phí đói với các chủ thé làm phát sinh CTRSH phải chi trả cho việc thu gom, vận chuyền

và xử lý CTRSH căn cứ vào khối lượng hoặc thé tích chat thải đã được phân loại.

(5) Nhóm các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải ran sinh hoạt: Xử lý vi phạm pháp luật về quản lý CTRSH là hoạt động của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định của pháp luật ra các quyết định buộc các chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu qua bat lợi, những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước Các quy định này tập trung chủ yếu vào việc lựa chọn chế tài áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật làm cho môi trường bị ô nhiễm do CTRSH gây ra Chế tài để

xử lý đối với việc gây ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra chủ yếu bao gồm các loại chế tài sau: Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự Tuy tính chất, mức độ hành vi vi phạm cũng như thiệt hại xảy ra trên thực tế mà chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý CTRSH sẽ bị áp dụng

hình thức xử lý với hình thức tương ứng.

1.3 Các yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh

Quan hệ giữa các chủ thể trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị phải dựa trên những tiêu chí, căn cứ nhất định, đó là các quy định pháp

luật về quản lý CTRSH ở Việt Nam Việc quy định các quyền và nghĩa vụ thích hợp cho các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật pháp luật về quản lý CTRSH luôn là nội dung quan trọng để đảm bảo công tác kiểm soát ô nhiễm được thực hiện một cách hiệu quả nhất, an toàn nhất Việc quy định một hệ

thong chế tài hợp lý dé xử lý những chủ thể vi phạm hoặc chấp hành không

đúng, không nghiêm những quy định pháp luật về quản lý CTRSH là rất cần

23

Trang 26

thiết trong bối cảnh môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay Pháp

luật về quản lý CTRSH ở Việt nam sẽ hiện thực hóa những quan điểm, đường

lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực này vào trong thực tiễn tại các

đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chi Minh Dé pháp luật về quản lý

CTRSH là hình thức thé hiện và đảm bảo thực hiện tốt nhất tại các đô thị lớn thì cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:

Thứ nhất, khi xây dựng các nội dung trong pháp luật về quản lý

CTRSH ở Việt Nam cần quan tâm đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành, cụ thé là người dân được quyền sống trong một môi trường không bị ô nhiễm, đảm bảo cuộc sông được hài hòa với thiên nhiên [27] Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường nhằm bảo đảm cho người dân được sống

trong một môi trường trong lành Đáp kiểm ứng được yêu cầu này đồng nghĩa với việc thực hiện đúng mục đích của pháp luật về quản lý CTRSH ở Việt

Nam Như vậy, quan điểm về quản lý CTRSH khi xem xét cần đứng trên

nhiều góc độ nhưng không thé bỏ qua quan điểm vì lợi ích của con người, đó chính là quyền về môi trường.

Thứ hai, pháp luật về quản lý chất thải ran sinh hoạt ở Việt Nam phải

được xây dựng trên cơ sở tôn trọng các yêu cầu về phát triển bền vững Phát triển bền vững được hiểu là: “phát triển dé đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tôn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế

hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo

đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”[18] Quy định này nhắn mạnh việc

khai thác, sử dụng nguôn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu hiện tại

phải chú ý trữ lượng hiện có dé dành cho thế hệ sau Nói cách khác, phát triển bền vững chính là phát triển trên cơ sở duy trì được mục tiêu và cơ sở vật chất của quá trình phát triển Muốn vậy cần phải có sự tiếp cận mang tính tổng hợp

24

Trang 27

và bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu: kinh tế - xã hội - môi trường Tuy còn nhiều tranh luận về khái niệm "phát triển bền vững", song đã

có sự thống nhất cao là đều tập trung chú trọng phúc lợi lâu dài của con người và đều bao hàm những yêu cầu về sự phối hợp một cách hài hòa ít nhất ba phương diện là tăng trưởng kinh tế; bảo đảm công bằng xã hội và bảo vệ môi

trường Việc ghi nhận và tôn trọng yêu cầu phát trién bền vững trong pháp

luật về quản ly CTRSH ở Việt Nam là cách thức dé các chủ thé trong quan hệ

này nhận thức một cách đúng đắn đối với việc hạn chế tới mức thấp nhất việc gây ô nhiễm môi trường, đồng thời phát triển bền vững kinh tế ở nước ta.

Thứ ba, pháp luật về quản lý CTRSH ở Việt Nam phải chú ý đến yếu tố

phòng ngừa, tức là chủ động ngăn chặn rủi ro mà các chủ thé có thé gây ra

cho môi trường Hoạt động quản lý CTRSH phải thường xuyên, lấy phòng

ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái để cải thiện chất

lượng môi trường Các nhà làm luật dựa trên cơ sở chi phí phòng ngừa bao

giờ cũng nhỏ hơn chi phí khắc phục, phục hồi môi trường Từ đó đặt ra yêu

cầu lường trước những rủi ro và đưa ra được những phương án, biện pháp phù hợp dé giảm thiểu, loại trừ những rủi ro đó.

Thứ tư, pháp luật Việt Nam về quản lý CTRSH phải chú ý thực hiện

nguyên tắc ai gây ô nhiễm, người đó phải trả tiền, phải khắc phục ô nhiễm, có

nghĩa là chủ thể gây hậu quả, tác động xấu đến môi trường thì phải trả tiền để

mua quyền khai thác, sử dụng các yếu tô của môi trường Những người gây 6

nhiễm phải chịu các chi phí thực hiện các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa 6

nhiễm được quy định bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm dam bảo

môi trường trong trạng thái chấp nhận được[28] Chủ thé phải trả tiền có thể

là người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; người có hành vi xả thải

vào môi trường; người có những hành vi khác gây tác động xấu tới môi

trường theo quy định của pháp luật hiện hành Tiền phải trả cho hành vi gây ô

nhiêm phải tương xứng với tính chât và mức độ gây tác động xâu tới môi

25

Trang 28

Thứ năm, pháp luật về quản lý CTRSH ở Việt Nam phải rõ rang, minh bạch va dé hiểu Các quy định về quản lý CTRSH cần phải thé hiện rõ ràng và minh bạch cho mọi chủ thể Pháp luật về quản lý CTRSH phải chỉ rõ quyền,

nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thé trong quan hệ pháp luật quan lý chất

thải rắn sinh hoạt: từ phân loại, lưu giữ, chuyển giao CTRSH đến thu gom,

vận chuyền, tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải rắn sinh hoạt như thé nao?;

Quy định rõ những hành vi vi phạm pháp luật về quan lý CTRSH ra sao?.

Ngoài ra, trong pháp luật về quản lý CTRSH ở Việt Nam cũng phải chỉ rõ chủ thé có thẩm quyền xử lý vi phạm, về thủ tục cũng như quy định cụ thé mức xử lý vi phạm là bao nhiêu đối với mỗi hành vi vi phạm Các vấn đề này cần được quy định rõ ràng về nội dung dé các chủ thé có liên quan dé dàng cập

nhật và áp dụng trong mọi trường hợp.

Những yêu cầu của pháp luật về quản lý chất thải răn sinh hoạt đã đề

cập trên đây cần phải được thực hiện và có tính khả thi Có thể nói đây là

những yêu cầu quan trọng Vì thế, cần tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các

quy định pháp luật về lĩnh vực này Việc xây dựng pháp luật và tô chức thực hiện phải được tiễn hành một cách đồng bộ, đồng thời xử lý nghiêm, kịp thời

những trường hợp vi phạm pháp luật, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của pháp luật về quản lý CTRSH ở Việt Nam.

26

Trang 29

Kết luận Chương 1

Việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt đang đặt ra những yêu cầu cấp bách

trong tình hình hiện nay khi không ít các chủ thé như các tô chức, cá nhân,

các doanh nghiệp còn thiếu hiểu biết pháp luật về bảo vệ môi trường nói

chung và quản lý CTRSH nói riêng hoặc cố tình vi phạm pháp luật môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường,

con người và sinh vật Mới đây, Luật bảo vệ môi trường năm 2020 đã có hiệu

lực thi hành, quy định cụ thể chỉ tiết về vấn đề này, qua đó thấy được sự cần

thiết của pháp luật quản lý CTRSH trong chính sách bảo vệ môi trường của Đảng và Nhà nước, những định hướng phát triển bền vững và các biện pháp nhằm thực hiện tốt các quy định về quản lý CTRSH đảm bảo người dân được sống trong môi trường trong lành.

Chương 1 của luận văn đã nghiên cứu các vấn đề nhận thức chung liên quan đến quản lý CTRSH và pháp luật về quản lý CTRSH ở Việt Nam Tác giả đã phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận quan trọng như: khái niệm chat thai ran sinh hoạt; khái niệm, đặc điểm của quản lý chất thải ran sinh hoạt; khái niệm, đặc điểm, nội dung điều chỉnh của pháp luật về quản lý

CTRSH; và các yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về quản lý CTRSH làm tiền đề để nghiên cứu thực trạng pháp luật về quản lý CTRSH và thực tiễn

thực hiện tại Thành phố Hà Nội ở chương 2 của luận văn.

27

Trang 30

Chương 2

THUC TRẠNG PHÁP LUAT VE QUAN LY CHAT THAI RAN SINH HOAT VA THUC TIEN THUC HIEN TAI THANH PHO HA NOI

2.1 Thực trạng pháp luật về quan lý chat thải rắn sinh hoạt

Trên thé giới, việc quản lý chat thải rắn bao gồm hai cách tiếp cận: Mot là, quản lý chất thai ran chú trọng đến xử lý khâu cuối cùng, tập trung vào thu

gom, vận chuyên, xử lý và thải bỏ cuối cùng; Hai là, quản lý chat thai ran chú trọng đến việc tái chế chất thải, tập trung vào việc phân loại chất thải tại

nguồn, tái sử dụng, tái chế, đốt hoặc chôn lấp Tại các nước có thu nhập cao,

quản lý chất thải rắn đô thị tiếp cận theo hướng tái sử dụng, tái chế chất thải Năm 2017, tại Hoa Kỳ, 25,1% lượng chất thải rắn đô thị được tái chế, 10,1% được được chế biến thành phân compost, 12,7% được đốt dé thu hồi năng

lượng và phần còn lại (chiếm tỷ lệ 52,1%) được chôn lấp trong các bãi chôn lấp hợp vệ sinh (US EPA, 2019) Đối với Nhật Bản, do diện tích đất hạn chế

và dân cư đông nên giải pháp đốt dé thu hồi năng lượng được lựa chọn Trong

năm 2016, 80,3% lượng chat thải rắn đô thị của Nhật Bản được xử lý bằng phương pháp đốt dé thu hồi năng lượng, 4,8% được tái chế, 13,9% được xử lý

bang các phương pháp khác và 1,0% được chôn lấp (IWNET, 2018) Tại các nước có thu nhập trung bình đến trung bình cao, quản lý CTRSH tiếp cận theo hướng chú trọng vào xử lý, thai bỏ cuối cùng Năm 2015, tại Bangkok (Thái Lan), 88% lượng CTRSH được chôn lap tại các bãi chôn lắp hợp vệ sinh và

chỉ 12% được tái chế (APN, 2017a) Tại Trung Quốc, 61,16% lượng CTRSH được chôn lấp, 29,84% được đốt dé thu hồi năng lượng, khoảng 8,21% không

được xử lý và 1,79% được xử lý bằng các phương pháp khác (Mian và cộng sự, 2016) [26].

Theo khái niệm đã nêu tại Chương 1 của luận văn, pháp luật về quản lý

chất thải răn sinh hoạt là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các

28

Trang 31

quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình làm sản sinh, phân loại, thu gom, vận chuyên, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thai

trong sinh hoạt thường ngày của con người, phát sinh từ các hộ gia đình, cơ

sở kinh doanh thương mại, các cơ quan và xử lý vi phạm pháp luật về quản

lý CTRSH gây nên nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường thiên nhiên và sức khoẻ cộng đồng Những quy định pháp luật đầu tiên về quản lý chất thải rắn sinh hoạt được Nhà nước ta quy định trong Luật Bảo vệ môi trường

năm 1993 Nhưng mãi đến Luật BVMT năm 2020 mới quy đỉnh riêng một mục về quản lý chất thải ran sinh hoạt trong Chương VI của Luật nay về quản lý chất thải và kiểm soát các chất ô nhiễm khác, cho thấy sự chú trọng quan tâm đặc biệt của Đảng và Nha nước ta về lĩnh vực này trong giai đoạn hiện nay Theo đó đã có những quy định cụ thể và thống nhất trong vấn đề quản lý

chất thải răn sinh hoạt trọng phạm vi toàn quốc Luật BVMT năm 2020 đã

quy định những van dé quan trọng liên quan đến việc kiêm soát CTRSH ở tat cả các khâu từ phân loại tại nguồn thải, lưu git, chuyển giao CTRSH đến thu

gom, vận chuyên, xử lý CTRSH Pháp luật cũng quy định cụ thé các quyên,

nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động quan lý

CTRSH Như vậy có thể xác định được văn bản pháp lý trụ cột hiện nay điều chỉnh các vấn đề về quản lý CTRSH chính là Luật BVMT năm 2020 Chúng

ta sẽ phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật quản lý CTRSH thôngqua đạo luật này và các văn bản có liên quan.

2.1.1 Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý chất thải rắn sinh

2.1.1.1 Đối với chủ nguôn thải chất thải rắn sinh hoạt

Theo khoản 1 điều 3 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật

Bảo vệ môi trường thì chu nguôn thải được hiéu là tô chức, cá nhân sở hữu

29

Trang 32

hoặc được giao quản lý, điều hành cơ sở phát sinh chất thải Các chủ nguồn

chải chất thải sinh hoạt bao gồm các cơ quan, tô chức, cá nhân, cơ sở sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải

rắn sinh hoạt Trong quá trình thực hiện công cuộc hiện đại hoá và công nghiệp hoá ở Việt Nam hiện nay các chủ thể này đang hoạt động đã hàng ngày hang giờ sản sinh ra một số lượng không 16 các CTRSH gây 6 nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) nghiêm trọng Xuất phát từ thực tế trên,

việc quản lý các CTRSH là hết sức cần thiết, cấp bách không những của các Bộ, ngành, các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương liên quan, mà trước hết là trách nhiệm của chủ nguồn thải CTRSH, một nghĩa vụ được đặt

lên vai họ là buộc họ phải chịu trách nhiệm đối với chất thải của họ.

Điều 75 Luật BVMT năm 2020 có quy định cụ thé về trách nhiệm của những chủ nguồn thải CTRSH Theo đó, các chủ nguồn thải CTRSH phải có trách nhiệm giảm thiểu và phân loại CTRSH ngay từ nguồn thải Giảm thiểu chất thải đứng hàng cao nhất trong thứ bậc quản lý CTRSH Nó được xác định là giảm tới mức tối thiểu lượng CTRSH phát sinh ra môi trường Ngoài

ra việc phân loại các CTRSH cũng là một trách nhiệm mà chủ nguồn thải CTRSH cần phải thực hiện một cách nghiêm túc vì nếu đã thực hiện tốt việc phân loại chúng thi sẽ dé dang hơn đối với các khâu tiếp theo trong quy trình

quản lý CTRSH Các cơ quan, tô chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,

chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải từ hoạt động sinh hoạt, văn phòng với tông khối lượng dưới 300 kg/ngay được lựa chọn hình thức quản lý chất thải ran sinh hoạt như hộ gia đình, cá nhân Cụ thể, chất thải răn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc sau:

30

Trang 33

Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Chất thải thực phẩm; và chất

thải rắn sinh hoạt khác.

Sau khi thực hiện phân loại theo quy định, các chủ nguồn thải CTRSH ở đô thị có trách nhiệm lưu giữ CTRSH vào các bao bì để chuyển giao như sau: i) Chat thải ran có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyên chất thải ran sinh hoạt; ii) Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh

hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyên giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyền chất thải rắn sinh hoạt; chất thải

thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

Ngoài ra, các chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị mới, chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng phải bố trí thiết bị, công trình lưu giữ

chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với các loại chất thải theo quy định; tổ chức thu gom chất thai từ các hộ gia đình, cá nhân và chuyền giao cho cơ sở thu

gom, van chuyén chat thai ran sinh hoạt Có thể nhận thấy, việc phân loại, lưu

giữ và chuyên giao chất thải rắn sinh hoạt hiện nay thực sự là một thách thức không nhỏ tại các khu đô thị cũng như nông thôn vì điều kiện kinh tế xã hội

của chúng ta hiện nay chưa đáp ứng cho việc xây dựng đầy đủ các cơ sở xử lý chất thải sinh hoạt hay phân loại chất thải trước khi xử lý Các văn bản Luật và dưới luật trước đây cũng chưa đề cập hết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc phân loại, lưu giữ và chuyển giao chat thải rắn sinh hoạt đơn cử như

việc phân loại, thu gom, vận chuyền, xử lý chất thải cồng kênh, tái chế chất thải Do đó Luật bảo vệ môi trường 2020 đã khắc phục cơ bản các tồn tại trước đây và giúp cho việc thực hiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt

được hiệu quả hơn.

Các quy định trên đây thé hiện rất rõ sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước ta đối với công tác quản lý CTRSH, ở tất cả các khâu trong quy trình

31

Trang 34

quan lý CTRSH, từ phát sinh, phân loại, thu gom đến khâu vận chuyền, xử lý

CTRSH đều quy định rất rõ ràng, cụ thể Tại đây cũng quy định việc chủ

nguồn thải CTRSH phải ký hợp đồng với các chủ chuyên thực hiện việc thu

gom, vận chuyên, xử lý CTRSH nếu chủ nguồn thải CTRSH không có day đủ

các điều kiện dé thực hiện các công việc này và chủ nguồn thải CTRSH chi

được ký hợp đồng với các chủ thé đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền

cấp giấy phép hoạt động[29] Điều này thể hiện sự nhận thức đúng đắn của

Nhà nước ta về tác hại của CTRSH đối với môi trường và sức khoẻ của nhân dân.

Trên đây là những quy định pháp luật về trách nhiệm của chủ nguồn

thải CTRSH trong việc kiểm soát CTRSH tại cơ sở Vì có những quy định

pháp luật này nên đã làm tăng độ an toàn cho những người ký hợp đồng quản

lý CTRSH và tạo điều kiện thanh tra, kiểm tra của chính quyền đối với hoạt động quản lý CTRSH Trách nhiệm trước hết là thuộc về các chủ nguồn thải CTRSH, trách nhiệm thứ hai thuộc về các chủ vận chuyển và các chủ cơ sở quản lý CTRSH Trách nhiệm này đòi hỏi họ phải quản lý các chất thải theo

một phương thức thích hợp.

2.1.1.2 Đối với chủ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt Đối với chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Chủ thu gom, vận chuyền chất thải rắn sinh hoạt là các cơ sở được các

cơ quan nhà nước có thâm quyền lựa chọn thông qua hình thức dau thầu theo

quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thé lựa chon thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ

theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyên CTRSH cũng được Luật BVMT năm 2020 quy định tại Khoản 2 ,3,4 điều 77 cụ thể như sau: Chủ thu

gom, vận chuyên chat thải ran sinh hoạt có quyên từ chôi thu gom, vận

32

Trang 35

chuyên chat thai ran sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại,

không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thâm quyền

dé kiểm tra, xử ly theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá

nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác theo quy định tại điểm c

khoản 1 Điều 75 của Luật BVMT 2020 Bên cạnh đó, chủ thu gom, vận chuyền chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm phối hợp với các chủ thể khác

có liên quan như Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất, tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt và công bố rộng rãi Chủ thu gom, vận chuyên chat thai ran sinh hoạt phải sử dụng thiết bị, phương tiện được thiết kế phù hợp đối với từng loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ

môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện theo tuyến đường, thời gian theo quy định Ngoài ra, pháp luật còn quy định các cơ sở thu gom, vận chuyển CTRSH phải có trách nhiệm bảo đảm đủ yêu cầu về nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyên toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt tại những địa điểm đã quy định Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến điểm tập kết, trạm

trung chuyền hoặc cơ sở xử ly bằng các phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; bố trí phương tiện, thiết bi thu gom,

lưu giữ nước rỉ rác tại các trạm trung chuyển dé xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật hoặc chuyền giao cùng với chất thai rắn sinh hoạt cho đơn vị xử lý Không dé rơi

vãi chất thải rắn sinh hoạt, gây phát tán bụi, mùi hoặc nước rò rỉ gây ảnh hưởng xau đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyền Các cơ sở thu gom,

vận chuyển CTRSH phải có trách nhiệm đào tạo nghiệp vụ, trang bi bảo hộ lao động an toàn cho công nhân thu gom, vận chuyền chất thải rắn sinh hoạt.

Quy định về thu gom, vận chuyên chất thải rắn sinh hoạt là rất quan trọng trong công tác quản lý chất thải vì nó liên quan mật thiết đến đời sống hàng ngày

33

Trang 36

của người dân, đặc biệt là người dân tại các đô thị lớn Pháp luật quy định Ủy

ban nhân dân các cấp được quyền lựa chọn cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải

rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu hay đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ

Quy định này rất phù hợp với thực tiễn công tác thu gom, vận chuyền chất thải

rắn sinh hoạt ở nước ta hiện nay Có thể nhận thấy, chưa có văn bản luật nào

trước đây quy định day đủ va chỉ tiết trách nhiệm cụ thé từ chính quyền, chủ đầu tư, dự án, cơ sở thu gom vận chuyên đến người dân như tại các khoản từ 2 đến 7 trong điều 77 Luật bảo vệ môi trường 2020 này Các vấn đề khúc mắc, bất cập, gây tranh cãi trong công tác thu gom vận chuyên chất thải rắn sinh hoạt tồn tại nhiều năm tại các thành phố, các đô thị hay ở nông thôn đã được cơ bản giải quyết khi đã phân định cụ thé quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của từng bên liên

Đối với các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Van dé xử lý chat thải ran sinh hoạt luôn là chủ đề nóng bỏng, gây nhiều

bức xúc xã hội và dân sinh trong thời gian qua ở nhiều địa phương đặc biệt là tại

các khu đô thị lớn và các khu vực nông thôn được lựa chọn là địa điểm xử lý chất thải Chúng ta han vẫn nhớ các cuộc phong tỏa bãi rác tại khu liên hiệp xử

lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội hay tại các Thành phố Đà năng, Thành phố Hồ Chí Minh Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu là vấn đề giá đền bù chưa hợp lý và việc xử lý ô nhiễm môi trường không đạt yêu cầu do công nghệ đã quá lạc hậu như công nghệ chôn lấp Quy định tại khoản 4

điều 78 Luật bảo vệ môi trường 2020 nay đã phan nào giải quyết được van đề trên khi quy định chất thải rắn sinh hoạt phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường Hạn chế xử lý chat thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp Nhà nước khuyến khích và có chính

sách ưu đãi đối với tô chức, cá nhân tham gia đầu tu và cung cấp dich vụ xử lý

chất thải rắn sinh hoạt; khuyến khích đồng xử lý chất thải rắn sinh hoạt Cơ sở

34

Trang 37

xử lý chất thải rắn sinh hoạt được lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu, đặt

hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật Cơ sở thực hiện dịch

vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi

trường Không khuyến khích đầu tư cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải

rắn sinh hoạt có phạm vi phục vụ trên địa bàn một xã Tại điều 62 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số

điều của Luật Bảo vệ môi trường, quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ sở

xử lý chất thải rắn sinh hoạt như sau: i) Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo

vệ môi trường theo quy định của pháp luật; ii) Thực hiện trách nhiệm của chủ

nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định đối với chất thải nguy hại từ chất thải rắn sinh hoạt hoặc phát sinh từ cơ sở xử lý chất thải ran sinh hoạt, phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định; iii)

Vận hành cơ sở xử lý chat thải rắn sinh hoạt đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường, bảo đảm xử lý hết lượng chất thải rắn sinh hoạt tiếp nhận theo hợp đồng đã ký kết Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt được thanh toán đúng và đủ giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hợp đồng đã ký kết.

Nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp bảo vệ môi trường nhất là trong lĩnh vực quản lý CTRSH ở nước ta, Nhà nước đã quan tâm nhiều đến

việc thực hiện xử lý CTRSH Đặc biệt là về vấn đề phát hiện và xử lý kịp thời các điểm ô nhiễm tồn lưu trong phạm vi cả nước Pháp luật có quy định trường hợp phát hiện ra các vị trí 6 nhiễm tồn lưu tai địa phương nào thì địa

phương đó có trách nhiệm xử lý theo thâm quyền của mình; nếu vượt quá khả năng giải quyết của địa phương thì báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về

môi trường trung ương và các cơ quan chức năng có liên quan để phối hợp

giải quyết.

Tóm lại, trách nhiệm bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp không phải làtrách nhiệm của riêng ai, của riêng một cơ quan nao, mà là trách nhiệm của

35

Trang 38

toàn dân và luôn cần có sự phối hợp nhịp nhàng của các Bộ, Ban, Ngành và

các cơ quan địa phương nhằm giải quyết nhanh có hiệu quả ngăn chặn những

hậu quả đáng tiếc có thé gây ra cho sức khoẻ cộng đồng và làm tốn hại đến

môi trường thiên nhiên Có thể nói các cơ quan quản lý nhà nước về môi

trường trong việc quản lý CTRSH đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp

bảo vệ môi trường của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay Chúng ta cùngnghiên cứu trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý

CTRSH trong mục viết dưới đây.

2.1.2 Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quan lý chất thải rắn sinh hoạt

Các cơ quan nhà nước trong quản lý, bảo vệ môi trường nói chung và

quan lý CTRSH nói riêng có thé phân chia thành 2 nhóm: Nhớmn thứ nhất, các

cơ quan có thẩm quyên chung về quản lý CTRSH, bao gồm Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp Chính Phủ thống nhất quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước, trong đó có hoạt động quản lý CTRSH Ủy ban

nhân dân các cấp chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục

pháp luật về quản lý CTRSH; Nhớm thứ hai, các cơ quan có thâm quyền chuyên môn trong quản lý CTRSH, gồm có Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở

Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và cán bộ

chuyên trách về mảng tài nguyên môi trường cấp xã, phường Ngoài ra còn có

các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ cũng có chức năng

nhiệm vụ quyền hạn trong việc tham gia bảo vệ môi trường, quản lý CTRSH theo phạm vi ngành, lĩnh vực, các cơ sở thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý

CTRSH nói riêng.

Chính phủ có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi

36

Trang 39

trường trên phạm vi cả nước, trong đó có hoạt động quản lý CTRSH; ban hành

hoặc trình cấp có thâm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế,

chính sách về bảo vệ môi trường, quản lý CTRSH; Quyết định chính sách về

bảo vệ, cải thiện và giữ gìn môi trường: chỉ đạo tập trung giải quyết, khắc phục

tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi

trường ở các khu vực trọng điểm; kiểm soát ô nhiễm, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường; phát triển năng lượng sạch, sản xuất và tiêu dùng bền vững; phát triển ngành công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường; Kiện toàn hệ

thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quản lý CTRSH đáp ứng yêu cầu quản lý, bao đảm giảm dan tỷ lệ chat thải ran sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp đáp ứng mục tiêu về quản lý tổng hợp chất thải rắn do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ phát triển;

phân công, phân cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quản lý CTRSH; bé trí các nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi trường, quản lý

CTRSH; chỉ đạo nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ; hội nhập va hợp

tác quốc tế về bảo vệ môi trường Ngoài ra, chính phủ còn có trách nhiệm quy định chỉ tiết về phòng ngừa, giảm thiêu, phân loại, thu gom, vận chuyền, tái sử

dung, tái chế va xử lý chất thải ban hành chính sách ưu đãi và khuyến khích tô chức, cá nhân đầu tư xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chat thải ran sinh hoạt Hằng năm, báo cáo Quốc hội về công tác bảo vệ môi trường [ 18].

Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống

nhất quản lý nhà nước về hoạt động bảo vệ môi trường trong đó có hoạt

động quản lý CTRSH Bộ TN&MT có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn,

kiêm tra và tô chức thực hiện kiểm soát nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải, chất lượng môi trường: cải tạo và phục hồi môi trường ; hướng dẫn phương pháp

định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định định mức kinh tẾ, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn kỹ

37

Trang 40

thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn đóng bãi chôn lấp chất

thải rắn sinh hoạt Ngoài ra, Bộ TN&MT còn có trách nhiệm thanh tra, kiểm

tra việc chấp hành pháp luật, trách nhiệm quản lý CTRSH; giải quyết khiếu

nại, tố cáo về môi trường; xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại về

môi trường; xử lý vi phạm pháp luật về quản lý CTRSH.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải rắn

sinh hoạt

Điều 63 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường quy định: Thứ nhất,

Ủy ban nhân dân cấp tinh có trách nhiệm thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 2 và khoản 6 Điều 75, khoản 2 Điều 76, khoản | Điều 77, khoản 2 và khoản 6 Điều 78, khoản 6 Điều 79, khoản 5 Điều 80 Luật Bảo vệ môi trường

năm 2020; Tổ chức quản lý chất thải răn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; phân công trách nhiệm quản lý cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường và

phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp dưới về quản lý chat thải ran sinh

hoạt theo quy định; Ban hành biện pháp thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ dé khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và cung cấp dich

vụ thu gom, vận chuyền và đầu tư cơ sở xử lý chất thải răn sinh hoạt phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Tổ chức chỉ đạo, triển

khai thực hiện nội dung quản lý chất thải rắn trong quy hoạch có liên quan

theo thẩm quyên; lập kế hoạch hang năm cho công tác thu gom, vận chuyên,

xử lý chất thải rắn sinh hoạt và bồ trí kinh phí thực hiện phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về quản lý chat thải ran sinh hoạt; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

trên địa bàn Thi hai, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ban hành theo thấm quyền quy định, chương trình, kế hoạch về quản lý chất thải rắn

38

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:49

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w