1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Xã hội hóa dịch vụ hành chính công - Thực tiễn tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

119 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

LÊ THỊ TRANG

XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG - THỰC TIẾN TẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2018

Trang 2

LÊ THỊ TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 8380102

Giáo viên hướng dẫn khoa học: TS Trần Kim Liễu

HÀ NỘI —- NĂM 2018

Trang 3

liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguôn góc rõ ràng, chính xác của các côngtrình nghiên cứu đã công bô Những kết luận của luận văn la mới và chưa có tác giả công bồ trong bat cứ công trình khoa học nào.

Xác nhận của giảng viên hướng dan Tác giả luận văn

TS Trần Kim Liễu Lê Thị Trang

Trang 5

)190)8))000 161277 7

Chương 1

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VE XÃ HOI HÓA DỊCH VU HANH CHÍNH CÔÔNG << 5£ se se EseEsEssEseEsesesersersessrsee 7

1.2.3 Xã hội hóa — giải pháp cung ứng dịch vụ hành chính công 24

1.2.4 Tiêu chí dé xã hội hóa dịch vụ hành chính CÔng -.‹- 27

1.3 Nội dung quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ hành chính công.29 1.4 Kinh nghiệm nước ngoài về xã hội hóa dịch vụ hành chính công 32 Kết luận chương Ì 5° s-s° << ©s£S£s£S£EsSsEseEEseEsEseseEsersesersesee 35 Chương 2

THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TẠI HUYỆN THACH THAT, THÀNH PHO HA NÔI 36

2.1 Thực trạng pháp luật về xã hội hóa dịch vụ hành chính công 36 2.2 Thực trạng thực hiện xã hội hóa dịch vụ hành chính công tại huyện Thạch That, thành phố Hà Nội -2 5-55 s52 sesssess=sesesesse 39

Trang 6

en ee 42 2.3 Đánh giá về thực tiễn xã hội hóa dịch vu hành chính công 49

2.3.1 0 49 2.3.2 Khó khăn còn tồn tại - ¿2+ +c+E+ESESESESESESESEEEEEEEeErrrrrsrrersrd 52 2.4 Nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện xã hội hóa dịch vụ hành ChíÍnh CÔNg do << G 5 9 9 TH Họ l0 0 00004 0 0ø "5

2.4.1 Nguyên nhân về chủ quan -¿- - 2 5s £EE+E£EE+EeEeEerreerkd 55 2.4.2 Nguyên nhân khách quan - «+ +++++++++++sseexeseeesss 56 Kt Ldn ChUONG 72 0010 59 Chuong 3

GIAI PHAP TANG CUONG XA HOI HOA DICH VU HANH CHINH CONG TAI HUYỆN THACH THAT, THÀNH PHO HA NỘI 61 3.1 Dinh hướng chung về tăng cường hiệu qua hoạt động xã hội hóa cung ứng dịch vụ hành chính CÔNØ o5 5 5 5S 99 9.9 90.5 00809898996 61 3.1.1 Tiép tục tăng cường hiệu qua hoạt động xã hội hóa dich vu hành chính công - - - c 131 332111321133 1111111181118 111 E11 grrkp 61 3.1.2 Đảm bảo tính chất công của dịch vụ hành chính công 63 3.1.3 Bảo đảm các hoạt động dịch vụ hành chính công được điều chỉnh băng pháp luật ¿+ 2 2+E£EE£EE+E+E#EEEEEEEEEEEEEEErkerkerxee 64 3.2 Các giải pháp nhằm tăng cường xã hội hóa dịch vụ hành chính công tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội . -2-° s-<ss<s 65

3.2.1 Tăng cường chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển ened 3W lim, NT, PAB aces nenscsomes names ngợi samme assem nena Aste Kees anon eames! 65 3.2.2 Hoan thiện hệ thống pháp luật làm co sở cho xã hội hóa dich vu Pret TI IE cac» snan Gia tismanaen sit Rian AA RS hà 41 RRS ak MR 67

Trang 7

3.2.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ cung ứng dịch vụ hành chính 3.2.5 Tạo điêu kiện cân thiệt cho hoạt động cung ứng dịch vụ hành

chính công của các tô chức ngoài nhà nước ‹ -«ss+++<s 72 3.2.6 Đây mạnh công tác giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ hành

Trang 8

Ché độ bao cấp đã tồn tại ở miền Bắc từ trước năm 1975, song thời kỳ bao cấp thường được dùng dé chi sinh hoạt kinh tế cả nước Việt Nam ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986, tức là trước thời kỳ Đôi mới Trong giai đoạn thé kỷ 20 này, nền kinh tế của Việt Nam khá trì trệ, bởi bản chất nền kinh tế bay giờ là kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước cung cấp dịch vụ công thậm chí cả hàng hóa cho cá nhân theo cơ chế bao cấp với giá cả thấp đến mức “hầu như được cho không” [19, tr.53] Nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp nảy sinh nhiều mâu thuẫn do kinh phí bao cấp quá lớn về dịch vụ công với ngân sách nhà nước còn

hết sức hạn hẹp, giữa khối lượng dịch vụ công được Nhà nước cung ứng với

năng lực thực thi của bộ máy nhà nước; giữa dân SỐ tăng nhanh, nhu cầu về thị trường càng lớn và khả năng cung ứng dịch vụ công có hạn của Nhà nước [19, tr.54] Trong khi đó chức năng của Nhà nước ra đời không chỉ dựa trên tính chất quản lý mà đồng thời Nhà nước ra đời để phục vụ nhân dân, phục vụ đời sống xã hội của nhân dân Mặt khác trong xã hội ngoài nhân dân còn có tô chức bao gồm doanh nghiệp kinh doanh, tổ chức phi chính phủ và t6 chức xã hội khác Từ đó tất yếu dẫn đến sự ra đời của dịch vụ công đặc biệt là dịch vụ hành chính công và việc xã hội hóa dịch vụ hành chính công Vì lẽ đó mà dịch vụ hành chính công và xã hội hóa nó đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, thời đại công nghiệp 4.0 cùng sự thay đổi và chuyên minh của nền hành chính công hiện đại với xu hướng đổi mới và thu gọn vai trò, chức năng của Nhà nước nhằm hướng đến một nền hành chính hiệu quả, vì mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội bền vững và vì con người Trong đó việc cung ứng dịch vụ hành chính công là một chức năng quan trọng, thiết yếu của Nhà nước và việc Nhà nước xã hội hóa dịch vụ hành chính công đã không còn là khái niệm xa lạ Tuy nhiên phần lớn xã hội hóa được triển khai ở hoạt động cung ứng dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công.

Đánh giá được vai trò của dịch vụ công (DVC) và xã hội hóa dịch vụ công cũng như xã hội hóa dịch vụ hành chính công nhằm định hướng và phát triển dịch vụ hành chính công hơn nữa, nhiều văn bản được ban hành như: Văn kiện

Trang 9

nước Tách cơ quan hành chính công quyên với tổ chức sự nghiệp Khuyến khích và hỗ trợ các t6 chức hoạt động không vì lợi nhuận mà vì nhu cẩu và lợi ich của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho các tô chức thực hiện một số dịch vụ công với sự giám sát của cộng đồng như vệ sinh môi trường, tham gia giữ gìn trật tự trị an xóm, phường ” Quyết định 136/2001/QD-TTG ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 đã xác định mục tiêu cụ thé cải cụ thé của cải cách hành chính là: “Chuyển một số công việc và dịch vụ không can thiết do cơ quan nhà nước thực hiện cho doanh nghiệp, tô chức, xã hội, t6 chức phi Chính phú đảm nhận” Tiếp đó là các văn bản như: Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 609/QĐ-TTg ngày 04/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ về ban hành chương trình tong thé cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã tiếp tục khiển trai nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn trước, phát huy những kết quả đạt được đồng thời khắc phục những khó khăn hiện tại.

Trong lý luận nghiên cứu về DVHCC và XHHDVHCC đã được quan tâm tuy nhiên vẫn còn những khó khăn như sự thống nhất về quan điểm: Dịch vụ hành chính công là gì, có đặc điểm như thế nào, việc xã hội hóa dịch vụ hành chính công có ảnh hưởng như thế nào? Nên xã hội hóa dịch vụ hành chính theo hướng tư nhân hóa hay xã hội điều chỉnh việc cung cấp và hưởng thụ dịch vụ hành chính công? Khi thực hiện xã hội hóa dịch vụ hành chính công ở nhiều bộ, ngành, địa phương trên thực tế áp dụng còn nhiều vấn đề gây tranh cãi Bên cạnh những lý luận chưa thể giải quyết triệt dé, thực tiễn áp dụng tại nhiều bộ, ngành, địa phương còn nhiều vướng mắc trong các giao dịch của công dân như: công chứng, cấp phép, thi hành án dân sự qua hoạt động thừa phát lại, giám định tư

Trang 10

Thực tiễn tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học luật dé trên cơ sở nghiên cứu làm rõ một số nội dung lý luận, đánh giá thực tiễn xã hội hóa dịch vụ hành chính công, luận văn sẽ dé xuất một số giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu lý luận và thực tiễn về XHHDVHCC.

2 Tình hình nghiên cứu

Đã có nhiều đề tài nghiên cứu, luận văn, bài viết về DVC và việc XHHDVHCC nói riêng Một số bài viết trên tạp chí pháp luật đã so sánh việc áp dụng dịch vụ hành chính công của các quốc gia để thấy được những ưu điểm, nhược điểm, anh hưởng tích cực và tiêu cực của từng loại hình dịch vụ công Có thể liệt kê một số công trình khoa học được xuất bản thành sách hoặc được đăng trên các tạp chí uy tín như sau:

- UNDP (2009), Hành chính công và phát triển kinh tế ở Việt Nam: Tai thiết nén hành chính công cho thé kỷ 21, Báo cáo Nghiên cứu.

- Lê Như Thanh (2014), Những thách thức đối với nền hành chính công Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tap chí Quản lý nhà nước, số 225, tr 18 -22.

-Trần Hà Ngân (2011), Mot số van dé ly luận và thực tiễn về xã hóa dịch vụ hành chính công ở nước ta hiện nay, Luan văn thạc sỹ, Trường đại học Luật Ha Nội,Hà Nội.

- Nguyễn Ngọc Bích (2002), Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiễn sỹ, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội

- Lê Chi Mai (2008), Dịch vụ công, Tap chí bảo hiểm xã hội, (04), tr.8.

- Vũ Huy Từ (chủ bién,1998), Hành chính hoc va cai cách hành chính, NxbChính tri quôc gia.

- Chu Văn Thành (chủ biên 2004), Dịch cụ công và xã hội hóa dịch vụ công Một số vấn dé lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia.

- Lê Chi Mai (2003), Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia.

Trang 11

Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khoa học đã thể hiện sinh động và

hiện thực về thực trạng việc xã hội hóa dịch vụ hành chính công trong thực tiễn thực hiện Đồng thời phân tích những hạn chế, bất cập, phân tích những ưu điểm và hạn chế từ đó đưa ra những đề xuất khắc phục hoàn thiện Từ đó đây mạnh tăng cường công tác quản lí hành chính nhà nước trong mối quan hệ với nhân dân, lẫy dân làm chủ làm trung tâm, phục vụ lợi ích chung của nhân dân Đây chính là nguồn nhận thức cơ bản và quan trọng, là những kiến thức, cơ sở lý luận dé học viên tham khảo, van dung, học hỏi dé thực hiện đề tài luận văn của mình Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác vẫn tiếp tục đang trong quá trình thực hiện và hoàn thành.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đề tài: “Xã hội hóa dịch vụ hành chính công Thực tiễn tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội” là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về xã hội hóa dịch vụ hành chính công Luận văn hướng đến đề xuất một số kiến nghị nhằm thực hiện hiệu quả chính sách chủ trương xã hội hóa dịch vụ hành chính công cho địa phương

Dé đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, luận văn xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây:

+ Làm rõ những nội dung lý luận về XHH DVHCC như: khái niệm, phân loại DVHCC và kinh nghiệm phát triển DVHCC các tại một số quốc gia trên thế gidi.

+Đánh giá thực trạng xã hội hóa DVHCC qua thực tiễn tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

+ Đề xuất các giải pháp tăng cường xã hội hóa dịch vụ hành chính công tại địa bàn huyện Thạch Thất.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: Các vẫn đề lý luận chung về XHHDVHCC; quan điểm và chủ trương của Đảng về XHHDVHCC; pháp luật

Trang 12

+ Về không gian: tai dia bàn huyện Thạch That, thành phố Hà Nội.

+ Về thời gian: thực tiễn về xã hội hóa DVHCC trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2018.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đê đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đê tài luận văn đã sửdụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác — Lê nin: xuyên suốt toàn bộ quá trình nghiên cứu để đưa ra nhận định, kết luận khoa học khách quan, chân thực

- Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp theo hướng quy nạp tại Chương 1: khi nghiên cứu van đề lý luận về khái niệm, đặc điểm của DVHHC

- Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp theo hướng quy nạp trong Chương 2 khi nghiên cứu thực tiễn tại huyện Thạch Thất, Hà Nội

- Phương pháp tông hợp, phân tích, so sánh và theo hướng diễn dịch trong Chương 3 về các giải pháp nhằm tăng cường XHH DVHHC

6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài: “Xã hội hóa dịch vụ hành chính công Thực tiễn tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội” có những ý nghĩa sau:

Về mặt lý luận, góp nhan hệ thống hóa lý luận về xã hội hóa DVHCC + Khái niệm, đặc điểm của dịch vụ công và phân biệt nó với dịch vụ dân sự, thương mại và hoạt động pháp lý khác.

+ Kinh nghiệm xã hội hóa dịch vụ công tại một số quốc gia.

Phân tích cơ sở lý luận nhằm hướng đến xây dựng dựng bộ máy quản lí hành chính nhà nước phù hợp trong quá trình xã hội hóa dịch vụ hành chínhcông.

Trang 13

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần cam đoan, danh mục từ viết tắt sử dụng trong luận văn, mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung chính của luận văn bao gôm 3 chương, cụ thê như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về xã hội hóa dịch vụ hành chính công

Chương 2: Thực trạng xã hội hóa dịch vụ hành chính công tại huyện Thạch That, thành phố Hà Nội

Chương 3: Giải pháp tăng cường xã hội hóa dịch vụ hành chính công tại huyện Thạch That, Hà Nội

Trang 14

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VE XÃ HỘI HOA DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG

1.1 Dịch vụ hành chính công

1.1.1 Khai niệm dich vụ hành chính công

Nghiên cứu về lý luận về nhà nước và pháp luật chỉ ra rằng, mỗi nhà nước ra đời và ton tại gan với hai chức năng cơ ban là “quản lý” và “phục vụ” Việc thực hiện hai chức năng này không giống nhau giữa các nhà nước với các điều kiện kinh tế- chính trị khác nhau hoặc trong cùng một nhà nước ở từng giai đoạn của lịch sử Trong nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến và thời kỳ đầu của nhà nước tư sản, chức năng “quản lý” được dé cao, người dân thuộc vào tầng lớp “bị trị” hoặc mang ảo tưởng về một nền dân chủ không có thật Về sau trong các nhà nước hiện đại người dân được coi là những người chủ thực sự, nha nước ngày càng quan tâm và phát huy tốt chức năng “phục vụ” của mình Cung cấp dịch vụ công thể hiện hoạt động phục vụ của nhà nước đối với công dân Bản thân từ “dịch vụ” theo tiếng Hán- Việt được hiểu là một sự phục vụ của nhà nước đáp ứng nhu cầu của nhân dân Mục đích của hành vi này không xuất phát từ lợi ích của phía nhà “cung cấp dịch vụ” Quan hệ giữa nhà “cung cấp dịch vụ” và “người thưởng thụ” không giống quan hệ thuận mua vừa bán giữa thương nhân với khách hàng mà là quan hệ giữa người luôn trách nhiệm phục vụ với người luôn có quyên hưởng sự phục vụ đó [26, tr.6] Mặt khác trong khái niệm “người hưởng thụ” không chỉ bao gồm nhân dân mà đối tượng hưởng thụ dịch vụ còn hướng tới doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, tổ chức phi chính phủ Chính vì lẽ đó mà quá trình xã hội hóa được tiễn hành như một tất yếu.

Khi thực hiện công việc mang tính công quyền, Nhà nước cũng phải tiễn hành những hoạt động phục vụ trực tiếp nhằm đảm bảo nhu cầu cu thé của cá nhân tô chức mặc dù nhu cầu này xuất phát từ yêu cầu của Nhà nước Ví dụ như việc muốn kinh doanh một ngành nghề cụ thể, cơ quan Nhà nước sẽ thông qua hồ sơ, xem xét, thụ lý và giải quyết, hồ sơ hợp lệ thì cấp giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh Như vậy, Nhà nước đang thực hiện công việc mang tính chất

Trang 15

động “phục vụ” cần được thực hiện đồng thời và không thé trộn lẫn với nhau Cần có cơ chế đặc thù điều chỉnh để hoạt động phục vụ này đáp ứng được yêu cầu của quản lý Tránh tình trang quan liêu cửa quyên sách nhiễu, xóa bỏ cơ chế “xin-cho”.

Cơ sở để xếp một hoạt động vận hành theo cơ chế quản lý sang cơ chế dịch vụ là tính phục vụ trực tiếp Phục vụ trực tiếp ở đây được hiểu là thông qua một giao dịch cụ thể, Nhà nước đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng cụ thể của công dân, tạo ra một cơ sở pháp ly dé công dân thực hiện quyên và nghĩa vụ của mình khi tham gia và các quan hệ pháp luật khác Nói cách khác, một dịch vụ hành chính công ở nước ta hiện nay gồm có: công chứng, cấp các loại giấy phép, giấy đăng ký, thi hành án dân sự, hộ tịch và một số hoạt động khác Nhiều câu hỏi, quan điểm đặt ra: Tại sao việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt vi phạm hành chính, giải quyết tranh chấp đất đai lĩnh vực tài nguyên môi trường không xếp vào nhóm dịch vụ hành chính công? Bởi vì, hoạt động phục vụ là nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân mặc dù có thê xuất phát từ yêu cầu quản lý của nhà nước tuy nhiên những hoạt động khiếu nại, tố cáo, xử phạt vi phạm hành chính không chỉ đáp ứng nguyện vọng của nhân dân mà còn là phục vụ nhu cầu của nhà nước trong việc đảm bảo trật tự, hoạt động hiệu quả của bộ máy quản lý, bảo đảm sự trong sạch của pháp luật khi xem xét lại chính hành vi, quyết định của cơ quan nhà nước hay cá nhân có tham quyên trong chính cơ quan nhà nước Việc Nhà nước phải xem xét lại hoạt động của mình sẽ mang tính kiểm tra, giám sát nhiều hơn mang tính phục vụ.

Nhà nước phải đảm bảo cung cấp một dịch vụ công khi: dịch vụ đó trực tiếp phục vụ nhu cầu có tính phổ biến của dân chúng (Dịch vụ công cộng) hay dịch vụ gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước nhằm tạo ra bảo đảm pháp lý trong quan hệ và giao dịch của người dân (DVHCC) Dịch vụ công được chia ralàm hai loại: dịch vụ công cộng và dịch vụ hành chính công Trong đó dịch vụ công cộng bao gồm cung cấp hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho người dân và cộng đông trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, câp thoát nước, vận tải

Trang 16

hiểm, an sinh xã hội Nhà nước giao cho tổ chức tồn tại dưới dạng don vi sự nghiệp thực hiện cung ứng (dịch vụ sự nghiệp công) Như vậy, dịch vụ hànhchính công là một bộ phận của dịch vụ công.

Đề hiểu rõ về DVHCC, trước tiên cần làm rõ được hệ thống các khái niệm về dịch vụ, dịch vụ công Theo đó “dịch vụ là những hoạt động mang tính phục vụ chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người, của xã hội”, khái niệm “dịch vụ” mang tính bao trùm khá rộng, bởi hiện nay ở bat cứ lĩnh vực nào trong đời song đều có hoạt động cung cấp dịch vụ.

Dich vụ công (từ tiếng Anh 1a “Public Service”) ” là khái niệm chỉ hoạt động thỏa mãn nhu cau lợi ích của đông đảo dân chúng do Nhà nước, tổ chức cung cấp như một cách thực hiện chức năng, phục vụ của Nhà nước Đặc biệt, cùng với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, việc xã hội hóa các dịch vụ nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ công của người dân nhanh hơn, nhiều hơn; giảm tải cho một số cơ quan nhà nước khi cung cấp dịch vụ tới người dân, đây là một chủ trương, một việc làm có ý nghĩa to lớn giúp thúc day nền hành chính công Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn (một điển hình như việc thành lập các văn phòng công chứng) Khái quát từ thực tiễn nền hành chính công ở nước ta, có thể hiểu khái niệm “dịch vụ công” như sau: “Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các lợi ích chung, thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức và công dân do Nhà nước trực tiếp thực hiện hoặc chuyên giao cho các cơ sở ngoài Nhà nước thực hiện nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng”.

Trong đó DVHCC là một loại hình của dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính Dịch vụ hành chính công gắn liền với Nhà nước, được cung ứng cho người dân khi có yêu cầu cụ thé, hợp pháp nhằm đảm bảo pháp lý cho người dân thi tham gia vào quạn hệ pháp luật Hiểu địch vụ hành chính công như sau: “DVHCC là là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhăm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tô chức, doanh nghiệp

Trang 17

được ủy quyên) có thâm quyên câp cho tô chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.” 1.1.2 Đặc điểm dịch vụ hành chính công

1.1.2.1 Đặc điểm chung của địch vụ hành chính công

DVHCC là một loại hình cụ thé của dịch vụ công nói chung nên mang những đặc trưng cơ bản của dịch vụ công như sau:

Thứ nhất, việc cung ứng DVHCC_ mang tính quyên lực pháp lý không tuyệt đối, mặc dù gắn với thâm quyền liên quan các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện các hoạt động nhằm đáp ứng nguyện vọng của cá nhân, tổ chức như cấp các loại giấy phép, giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân; công chứng, xử lý và xử phạt hành chính, kiểm tra, thanh tra hành chính Do DVHCC gan liền với thâm quyền hành chính pháp lý của bộ máy nhà nước nên loại dịch vụ này chỉ có thé do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện Tuy nhiên tiến tới muc đích thỏa mãn, nhu cẩu lợi ich chung thiết yếu cho công dân, xã hội có yêu cầu cho nên DVHCC không sử dụng quyên lực nhà nước Một đứa trẻ ra đời, có quyền được khai sinh, cấp giấy khai sinh — giấy tờ có giá trị pháp lý đầu tiên của cuộc đời Quan hệ hôn nhân chỉ được xác lập khi công dân có yêu cầu và cả hai bên cùng đến ủy ban nhân dân cấp xã có thầm quyền dé được đăng ký kết hôn va cấp giấy chứng nhận kết hôn Và rất nhiều yêu cầu khác của nhân dân Mặt khác, không phải yêu cầu nào của công dân khi đến co quan nhà nước đều được đáp ứng mà Nhà nước chi có thé đáp ứng những yêu cầu hợp pháp và hợp lý Dịch vụ hành chính công được thực hiện đáp ứng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.

Thứ hai, phục vụ cho hoạt động quản lý của Nhà nước DVHCC là những hoạt động nhằm phục vụ cho chức năng quản lý DVHCC là những dịch vụ mà Nhà nước bắt buộc và khuyến khích người dân phải làm dé bảo đảm trật tự, an toàn xã hội Nhu cầu được cấp các loại giấy tờ trên không xuất phát từ nhu cầu tự thân của họ, mà xuất phát từ những quy định có tính chất bắt buộc của Nhà

* Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt

động của cơ quan nhà nước và Nghị định 43/201 1/ND-CP ngày 13 tháng 06 năm 2011 của Chính phủ vềcung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc công thông tin điện tử của cơ

quan nhà nước.

Trang 18

nước Càng nhiều người sử dụng DVHCC thì càng tạo điều kiện cho hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện tốt hơn Phục vu cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức Cá nhân, tổ chức được nhà nước ủy quyền cung ứng DVHCC thực hiện đi liền với trách nhiệm nhà nước và đảm bảo lợi ích thiết yếu

Thứ ba, DVHCC là những hoạt động không vụ lợi, không thông qua quan hệ thị trường day đủ, bởi nếu có thu tiền thì thu dưới dạng lệ phí để nộp ngân sách nhà nước Lệ phí không mang tính chất bù đắp hao phí lao động cho bản thân người cung cấp dịch vụ, mà chủ yếu là nhằm tạo ra sự công bằng giữa người sử dụng dịch vụ với người không sử dụng dịch vụ.

Thi tw, mọi người dân có quyén bình dang trong việc tiếp cận và sử dung các dịch vụ này với tư cách là đối tượng phục vụ của chính quyền Nhà nước có trách nhiệm và nghĩa vụ cung cấp dịch vu dé phục vu cho mọi người dân, khong phân biệt đó là người như thế nào DCHCC được cung cấp cho tất cả mọi người theo nguyên tắc bình đăng hưởng thụ

112.2 Dịch vụ hành chính công mang những đặc thù so với dich vụ công

Dịch vụ hành chính công mang những nét đặc trưng von có của dich vụ công, tuy nhiên dịch vụ hành chính công có đặc thù riêng, không giống với dịch

vụ công cộng:

Thứ nhất, về sự hình thành

Dịch vụ công cộng ra đời dựa trên nhu cau có tính phổ biến trong đời sống và sự phát triển của con người một cách khách quan, còn dịch vụ hành chính công hình thành chủ yếu do yêu cầu quản lý của nhà nước, theo ý chí chủ quan của nhà nước Dịch vụ hành chính công gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước nhăm tạo ra bảo đảm pháp lý cho quan hệ và giao dịch của người dân Mặt khác Nhà nước cung cấp dịch vụ hành chính công làm công cụ hỗ trợ phục vụ hoạt động quản lý của mình Việc cung ứng dịch vụ như công chứng hợp đồng giao dịch: chuyên nhượng, mua — bán, tặng cho quyền sử dụng đất của các bên trong hợp đồng va là căn cứ dé giải quyết các tranh chấp đất đai khi có mâu thuẫn xảy

ra Qua đó Nhà nước vừa kiểm soát được thị trường nhà đất, vừa kiểm soát được

nguồn tài nguyên đất đai.

Trang 19

Thứ hai, về cách thức tiếp cận

Trong dịch vụ công cộng như đối với dịch vụ công ích người dân không cần phải có bat kỳ yêu cầu trực tiếp nào với phía cung ứng dich vụ công nhưng van có thé được hưởng thụ dich vụ vì lợi ích cộng đồng (Ví dụ như: dịch vụ vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, chiếu sáng công cộng ) đương nhiên được hưởng thu còn dịch vụ sự nghiệp công có thé người dân phải đưa ra yêu cau trực tiếp về việc sử dụng cũng như nhu cầu trong lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa Khác với dịch vụ công cộng khi tiếp cận có thể có hoặc không đưa ra yêu cầu tới cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ mà vẫn được hưởng thụ dịch vụ công Dịch vụ hành chính công khi người din muốn tiếp cận, yêu cầu Nhà nước cung ứng dịch vụ cần cung cấp cho cơ quan có thâm quyền cần đăng ký qua phần mềm trực tuyến, cung cấp giấy tờ, thiết lập hồ sơ đầy đủ Do đó Nhà nước chỉ cung cấp dịch vụ hành chính công khi có yêu cầu của công dân mà không cung cấp chủ động trực tiếp Mặt khác Nhà nước cũng chỉ cung cấp những yêu cầu hợp lý và hợp pháp có trong hệ thống cung cấp dịch vụ hành chính công chứ không phải tất cả yêu cầu của công dân liên quan đến thủ tục hành chính đều được nhà nước phục vụ.

Thứ ba, về đối tượng cung cấp

Chủ thể cung ứng dịch vụ công ích thường là tổ chức tồn tại dưới dang doanh nghiệp, dịch vụ trực tiếp phục vụ nhu cầu có tính phổ biến của dân chúng, cung cấp hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho người dân và cộng đồng như: Xử lý rác thải, môi trường, cấp thoát nước, vận tải công cộng đô thị, chiếu sáng công cộng, cung cấp điện, kết cấu hạ tầng Chủ thể cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thường là tô chức tồn tại dưới dạng đơn vị sự nghiệp, cung cấp dịch vụ liên quan đến phúc lợi xã hội như: an sinh xã hội, y tẾ, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, bảo hiểm Còn đối với dịch vụ hành chính công cung cấp các dịch vụ mang tính pháp lý trong các hoạt động hành chính, tư pháp như: cấp giấy tờ hộ tịch (giấy khai sinh, khai tử, kết hôn); bản sao giấy tờ, văn bản; cấp các loại giấy phép

đăng ký kinh doanh có điều kiện, an toàn vệ sinh thực pham nham tao ra bao đảm pháp lý cho công dân tham gia vào quan hệ pháp luật mặt khác phục vu chohoạt động quản lý nhà nước.

Trang 20

Đối với dịch vụ công cộng, chịu trách nhiệm cuối cùng thuộc về Nhà nước nhưng khi thực hiện dịch vụ này chủ thể có thê là bất kỳ, tổ chức, cá nhân có khả năng cung ứng dịch vụ cho người dân Việc hưởng thụ dịch vụ công cộng không mang tính quyền lực Đối với dịch vụ hành chính công, về ban chất Nha nước hoặc tô chức được nhà nước cho phép tham gia cung cấp cấp dịch vụ dưới dạng doanh nghiệp hoặc đơn vi sự nghiệp phải hoạt động trên quy định của pháp luật về doanh nghiệp, Nhà nước quản lý điều hành từ xa và các dịch vụ như các loại giấy phép đăng ky, công chứng là giấy tờ chỉ có giá trị pháp lý và sử dụng được khi được cơ quan nhà nước, tô chức có thâm quyền cấp hợp lệ Các tô chức khác chỉ làm dịch vụ hỗ trợ về mặt kỹ thuật hoặc những công đoạn thủ tục cần thiết trong quá trình giải quyết thủ tục giấy tờ Về bản chất dịch vụ hành chính công mang tính công quyền nhiều hơn dịch vụ công cộng.

Theo học thuyết Tam quyền phân lập của Montesquieu (separation des pouvoirs) quyền lực nhà nước được phân chia thành ba ngành: quyền lập pháp (thuộc về Nghị viện hay Quốc hội trong xây dựng, ban hành hiến pháp và các đạo luật); quyền hành pháp (thuộc về Chính phủ hay Nội các thường ban hành các văn bản pháp quy dưới luật để quản lý và thực hiện các hoạt động hàng ngày của Nhà nước); quyền tư pháp thuộc về hệ thống toàn án thực hiện chức năng xét xử và giải thích pháp luật Ba quyền (chức năng) tồn tại độc lập nhưng vừa giám sát, đối trọng lẫn nhau trong thực thi quyền lực nhà nước, mang tính chính tri Hành chính là thực thi quyền hành pháp nhân danh quyền lực chính trị dé hành động, nhưng ban thân nó không phải là quyên lực chính trị [27,tr.38] Mặt khác trong ngành lập pháp và tư pháp có công tác hành chính mặc dù hành chính nhànước không phải là chức năng của hai ngành này Chính vì vậy, hành chính cônghay DVHCC không chỉ là dịch vụ phục vụ cho hoạt động quản lý hành chính nhànước mà còn là dịch vụ phục vụ công tác hành chính trong lĩnh vực tư pháp,hành pháp Ví dụ: Trong lĩnh vực tư pháp: hoạt động “Thừa phát lại” được thực hiện những công việc như tống đạt theo yêu cầu của tòa án hoặc cơ quan thi hành án dân sự; lập vi băng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tô chức; xác minh điều kiện thi hành án theo yeu cầu của đương sự; trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định pháp luật Thực hiện chế định thừa phát lại nhăm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý

Trang 21

nhà nước trong công tác thi hành án dân sự, tăng cường xã hội hóa trong hoạt động bồ trợ tư pháp, góp phan trực tiếp bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân và sự phát triên kinh tê, ôn định chính trị - xã hội.

1.1.3 Phân biệt dịch vụ hành chính công với hoạt động quan ly, dịch vudân su, thương mại

Dịch vụ hành chính công ra đời dựa trên nền tảng là hoạt động quản lý nhà nước, từ các dịch vụ dân sự qua quá trình thương mại hóa hình thành dịch vụ

hành chính công Song DVHCC vẫn có những nét khác so với hai hoạt động này

như sau:

Tiêu chí Dịch vụ hành | Dịch vụ Dân sự, | Hoạt động quan lý nhàchính công Thương mại nước

` , Có tinh chat Phuc vu dựa trên | Tinh chat quan ly: ménh bên do pháp luật quyđịnh trên cơ sở quan hệ quản lý không bình đẳng

Vê mục đíchThỏa mãn nhu cầu của người của hai bên thamgia quan hệ cung cấp dịch vụ

Phục vụ lợi ích nhànước, lợi ích chung của xã hội và bảo vệ quyền lợi ích của cá nhân, tô

Do cơ quan nhà nước cóthâm quyên và cá nhântô chức được nhà nước trao quyền thực hiện

Về chi phi Ca nhân tô chức Giá dịch vụ được Không thu tiền trực tiếp

Trang 22

hưởng thụ phải | xây dựng trên cơ |mà được bù đắp ngân trả phí, lệ phí|sở chi phí thực | sách nhà nước sử dụng theo quy định | hiện dịch vụ, giá | để chi phí

pháp luật dịch vụ do các bênthỏa thuận

Bên cạnh những điểm khác biệt thì DVHCC Việt Nam có những đặc trưng riêng gắn với từng loại hình riêng biệt, có thể chia thành bốn nhóm cơ bản sau đây:

- Các hoạt động cấp các loại giấy phép Giấy phép là một loại giấy tờ do các cơ quan hành chính nha nước cấp cho các tô chức và công dân dé thừa nhận về mặt pháp ly, thé hiện quyền của các chủ thể này được tiến hành một hoạt động nào đó phù hợp với các quy định của pháp luật trong lĩnh vực được cấp phép như: cấp giấy phép điều khiển phương tiện giao thông vận tải, các loại giấy phép xây dựng, giấy phép thực hiện hoạt động ngành nghề kinh doanh có kiều kiện, giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, giấy phép quảng cáo

- Các hoạt động đăng ký và cấp giấy chứng nhận bao gồm: cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đăng ký doanh nghiệp); đăng ký giao dịch bảo đảm; cấp giấy khai sinh, khai tử, cấp giấy đăng ký kết hôn, cấp chứng minh thư nhân dân, cấp giấy phép lái xe; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, đăng ký và cấp mã số thuế, kê khai hải quan và cấp chứng nhận thông quan, đăng ký ô tô, xe máy, tàu thuyền

- Dịch vụ công chứng, chứng thực: là những dịch vụ chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng giao dịch hay các văn bản, giấy tờ Lập vi bằng do thừa phát lại thực hiện cũng là một dịch vụ công trong nhóm này.

- Các dịch vụ tư vẫn, hỗ trợ: là những dịch vụ cung cấp thông tin, tư van pháp luật, trợ giúp pháp lý, cung cấp mẫu văn bản, giấy tờ nhằm thực hiện quyên, nghĩa vụ của cá nhân, tô chức trong quản lý hành chính hoặc khi tham gia và các giao dịch, hợp đồng.

Không phải tất cả hoạt động liên quan hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành chính và lĩnh vực hoạt động khác của Nhà nước đều là hoạt động dịch vụ hành chính công Ví dụ như hoạt động thu thuế, giải quyết khiếu nại, tố

Trang 23

cáo và xu lý vi phạm hành chính là trường hop không thuộc một trong các loạihình cung ứng dịch vụ hành chính công, vì: Hoạt động thu các khoản đóng góp vào ngân sách và các quỹ của Nhà nước là các hoạt động gắn với nghĩa vụ mà Nhà nước yêu cầu các chủ thể trong xã hội phải thực hiện Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và xử lý các vi phạm hành chính là hoạt động nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của công dân trong mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân khi công dân có đơn khiếu nại, tổ cáo hay khi cá nhân ,t6 chức có hành vi vi phạm quy định pháp luật về quản lý nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự Từ đó, có thể thấy, những hoạt động này là hoạt động quản lý hành chính nhà nước và tính chất hoạt động thì không không thỏa mãn đặc điểm của dịch vụ hành chính công nên không nằm trong phạm vi dịch vụ.

Mặt khác, không phải tất cả dịch vụ hành chính công đều được tiến hành xã hội hóa bởi dé được tiễn hành xã hội hóa, Nhà nước phải căn cứ vào nhiều tiêu chí Hiện nay, một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động bồ trợ tư pháp đã và đang được tiễn hành xã hội hóa như: công chứng, thừa phát lại, giám định pháp y, bán dau giá tài sản, cấp phép đăng kiém Cu thé về xã hội hóa dịch vụ hành chính công được trình bày dưới đây.

1.2 Xã hội hóa dịch vụ hành chính công1.2.1 Khai niệm

Thời gian gan day, thuật ngữ “xã hội hóa” trong cải cách dịch vu hành chính công không chỉ được đề cập trong các văn bản mang tính chất định hướng của Đảng, Nhà nước, mà còn được sự quan tâm khá đặc biệt từ phía các nhà nghiên cứu Thậm chí, nó đã không còn xa lạ với đa số người dân, mặc dù không han ai cũng hiểu tường tận khái niệm này.

Nếu hiểu theo nghĩa rộng: “Xã hội hóa là quá trình chuyền hóa, tao lập cơ chế hoạt động và cơ chế tổ chức quản lý mới của một số lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, trên cơ sở cộng đồng trách nhiệm nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đât nước”.

Trang 24

Liên quan đến công việc quản lý nhà nước, thuật ngữ xã hội hóa được sử dụng như một “giải pháp” cho cải cách việc cung ứng các dịch vụ hành chính công gắn liền với một số lĩnh vực như công chứng, cấp giấy phép , đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề Theo cách này, vai trò cung ứng dịch vụ của các đối tượng sẽ có sự thay đổi: chuyển từ sự độc quyền của Nhà nước sang hướng mở rộng cung ứng các dịch vụ này ra ngoài khu vực nhà nước nhằm tập hợp

nguồn lực của xã hội dé cùng thực hiện mục tiêu cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ công Phá bỏ sự độc quyền, bao cấp của Nhà nước một mặt sẽ giảm tải

được gánh nặng cho các cơ quan công quyền, mặt khác huy động được các nguồn lực trong xã hội Không chỉ vậy, xã hội hóa còn được hiểu là quá trình dé moi người được tham gia bình dang vào môi trường lành mạnh, được thụ hưởng những lợi ích công bằng do dịch vụ công đem lại Như vậy, đi sâu từ bản chất của DVC, DVHCC thì xã hội hóa dịch vụ hành chính công thường được hiểu là Nhà nước chuyển giao cho cá nhân, tô chức có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ hành chính công Tuy nhiên, xã hội hóa phải được hiểu là quá trình trong đó xã hội tự điều chỉnh việc cung cấp và hưởng thụ dịch vụ công.

1.2.2 Sự cần thiết chuyển giao cung ứng dịch vụ công cho khu vực ngoài nhà nuoc

Xã hội hóa dich vụ hành chính công một lần nữa lai được nhắc đến trong nhóm giải pháp thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban chấp hành Trung ương trong Hội nghị lần thứ 6, khóa XII về một số vấn dé về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính tri, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả Đây không phải lần đầu tiên lĩnh vực này được xác định là mở ra cho các tổ chức xã hội, hiệp hội và doanh nghiệp tham gia, tuy nhiên độ mở đến đâu vẫn đang là vẫn đề mau chốt, điều quyết định mức hap dẫn và tiền độ thực thi xã hội hóa.

Vai trò nhà nước, thị trường và nhân nhân là ba tác nhân cơ bản trong tiễn trình phát triển (Sơ đồ 1) Trong đó Nhà nước có vai trò điều tiết quá trình kinh tế — xã hội thông qua pháp luật và các văn bản pháp quy chứ không can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và chịu sự chi phối

của lực lượng thị trường (cung, cầu, giá cả và lợi nhuận) trừ một số lĩnh vực cần

thiệt phải năm trong “tay” nhà nước Việc tư nhân hóa và xã hội hóa ngày càng

Trang 25

lan rộng trong nền kinh tế Hội nghị bàn tròn của Học viện quốc tế và khoa học hành chính (HAS) tổ chức năm 1994 tại Hensinki về chủ đề: “Nhà nước, Thị trường và Phát triển: quy chế hóa hay phi quy chế hóa” đã cho thấy rằng, ngược lại với ý kiến phổ biến của một số người, hệ thông kinh tế thị trường ngày càng làm tăng lên chứ không giảm đi sự cần thiết phải có các quy định cho nó hoạt động thỏa đáng Nhà nước làm nhiệm vụ “lái thuyền” chứ không phải là “chèo thuyền” nữa, còn các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong hoạt động của mình Như vậy vai trò của nhà nước sẽ thu hẹp lại và vai trò của thị trường tăng lên.”

So đồ 1:

Nhà nước Thị trường

Nhân dân

Xã hội hóa DVHCC có vai trò rất lớn đối với cả Nhà nước và xã hội Xã hội hóa dịch vụ hành chính công mang đến “lợi ích kép” cho cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân Xã hội hóa dịch vụ công làm giảm gánh nặng cho khu vực nhà nước, giúp nhà nước có thể tập trung hơn vào công tác quản lý vĩ mô; tạo điều kiện dé khu vực tư có cơ hội đầu tư và cạnh tranh phát triển Các yếu tố cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ công khiến cho dịch vụ được cung cấp rẻ hơn, tốt hơn, mặt khác bộ máy nhà nước cũng trở nên gọn nhẹ hơn và tiết kiệm hơn Ví dụ như ở Newzeland: những hoạt động có tính chất kinh tế, thương mại đang được tách khỏi những hoạt động hành chính Nhiều doanh nghiệp đã được tư nhân hóa do những nhà quản lý điều hành theo hợp đồng về sản lượng và thời gian quy định với nhiều quyền tự trị, kể cả quyền thuê mướn và sa thải công nhân Hay tại Mỹ: giao cho tư nhân kinh doanh phát triển nhà, xây dựng trường học, bệnh viện, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường; thậm chí tư nhân còn tham gia sản xuất vũ khí, xây dựng, quản lý nhà tù theo các điều khoản trong hợp đồng ký

* Vũ Huy Từ (chủ bién,1998), Hanh chính hoc và cải cách hành chính, Nxb Chính trị quôc gia.

tr.51

Trang 26

với nhà nước.

Về mặt chủ thé: DVHCC là một loại hình dich vu công do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện để phục vụ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức và công dân Nói cách khác, DVHCC là những hoạt động phục vụ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân, do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện dựa vào thâm quyền hành chính - pháp lý của Nha nước ”[22] Đặc trưng cơ bản của loại dịch vụ này: Do chủ thé là các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện dé đáp ứng nhu cầu của người dân Xã hội hóa là việc chuyển giao cho cá nhân, tổ chức tham gia vào việc cung cấp dịch vụ hành chính công Trong đó:

+ Bên giao là Nhà nước bao gồm một bộ phận công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện các dịch vụ hành chính công (song lại không bao gồm những công chức làm chức năng quản lý nhà nước như hoạch định chính sách, điều hành thực thi chính sách ); đồng thời các chủ thể cung ứng gồm một bộ phận viên chức hoạt động trong nền công vụ tại các đơn vi sự nghiệp công lập của nhà nước như giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa hoc

+ Bên nhận là cá nhân tô chức xã hội, tô chức phi chính phủ, doanh

nghiệp Và đồng thời Nhà nước vẫn chịu trách nhiệm cuối cùng đối với nhân dân Nhà nước đảm bảo việc cung ứng dịch vụ công thông qua quy định pháp luật và các hình thức thanh tra, kiểm tra, giám sát

Ví dụ như trong hoạt động công chứng: việc công chứng, chứng thực được giao cho các co quan Nha nước có thấm quyền tiến hành công chứng các hợp đồng giao dịch liên quan đến mua, bán, tặng cho cho nhà, quyền sử dụng đất, di chúc, văn bản ủy quyền, chứng thực chữ ký, chứng thực bản sao do UBND cấp xã, phòng Tư pháp UBND cấp huyện và Phòng công chứng thực hiện (Theo quyết định 5102/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND thành phố Hà Nội về công bồ thủ tục hành chính lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội) Tuy nhiên, do nhu cầu về hoạt động công chứng, chứng thực của nhân dân ngày càng cao, số lượng công việc cần giải quyết của các cơ quan trở nên quá tải, không thê giải quyết hết trong thời gian luật định Chính vì vậy mà, Nhà nước đã tiên hành xã hội hóa - chuyên giao một phân công việc sang cho tô chức

Trang 27

là Văn phòng công chứng thực hiện thủ tục này Điều này đã mang lại hiệu quả rất rõ: giảm tải gánh nặng cho Nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ, giảm tải chi phi, thời gian trong việc giải quyết thủ tục hành chính

Vẻ hình thức: cung cấp dịch vụ hành hính công hiệu quả, có chất lượng cần có sự phối hợp giữa Nhà nước và tư nhân Nhà nước không ôm đồm nhưng cũng không phó mặc cho tư nhân mặc sức lo liệu Nhà nước cần ký hợp đồng với các công ty tư nhân dựa trên kết quả dau thầu công khai, có quy định rõ chất lượng, khống chế giá cả dịch vụ Đồng thời Nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chống tham nhũng chính trị (công ty tư nhân bỏ vốn vận động cho nhà chính trị đắc cử, bù lại nhà chính trị giành cho công ty tư nhân những hợp đồng “béo bở” và thâm định dễ dàng Các hoạt động trong những khâu có tính chất nghiệp vụ không gắn với quyền lực nhà nước, không gắn với thâm quyên ra quyết định sẽ được tiến hành xã hội hóa Vì vậy, không thé xã hội hóa mọi mặt hoạt động phục vụ đời song của người dân trong lĩnh vực hành chính va các lĩnh vực khác, song cũng không phải tất cả đều do Nhà nước trực tiếp thực hiện mà cần chuyền giao sang cho khu vực tư nhân.

Vẻ phạm vị: phạm vi các dich vụ hành chính công được chuyền giao cho các tổ chức tư nhân ngày càng mở rộng và được áp dụng theo nguyên tắc: cái gì các thành phần kinh tế khác có thể làm được thì Nhà nước không tham gia (chỉ đóng vai trò kiểm soát, điều tiết và bảo hộ đề thực hiện nó thuận lợi); cái gì mà các thành phần kinh tế khác không tham gia hoặc chưa tham gia thì Nhà nước phải là người chịu trách nhiệm cung cấp nó cho xã hội Vấn đề đặt ra là khi chuyền giao cần có sự phân định cụ thể, rõ ràng những công việc Nhà nước tất yếu phải làm, Nhà nước có thé cùng nhân dân thực hiện và những việc Nhà nước cần dé cho nhân dân tham gia toàn bộ, Nhà nước chỉ giữ vai trò, hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc tổ chức thực hiện Đó cũng chính là quá trình thu hút trí tuệ, sức mạnh của nhân dân thành sức mạnh của Nhà nước là cơ sở dé nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Đề làm rõ hơn vấn đề này cần làm rõ nguyên dân và quá trình trong việc chuyền giao dịch vụ công như thé nao.

1.2.2.1 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chuyển giao dịch vụ công

Trang 28

Thứ nhất, khi Nhà nước cung cấp dịch vụ công theo phương thức độc quyên sẽ dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực việc hưởng thụ dich vụ công và hiệu qua hoạt động của bộ máy nhà nước Không mở rộng cung ứng các dịch vụ này ra ngoài khu vực nhà nước đồng nghĩa với việc không tập hợp nguồn lực của xã hội

dé cùng thực hiện mục tiêu cai thiện chất lượng cung ứng dịch vụ công Sự độc

quyền, bao cấp của Nhà nước sẽ giống như một gánh nặng cho các cơ quan công quyền Không đơn giản hóa, rút gọn thủ tục hành chính vừa mang tính mệnh lệnh vừa mang tính rườm rà Hơn nữa, khi thực hiện các thủ tục hành chính không nhanh và gon sẽ cắt giảm mắt rất nhiều chi phi phát sinh, thời gian, công sức và điều quan trọng nhất là công dân không hài lòng về sự chỉ phí họ bỏ ra và dịch vụ mà họ được hưởng thụ khi các DVHCC được xã hội hóa.

Mặt khác trong nên kinh tế hội nhập, sự thay đôi về công nghệ 4.0, toàn cầu hóa như hiện nay, huy động được các nguồn lực trong xã hội được cung ứng, moi người đều được tham gia bình đăng vào môi trường lành mạnh, được thụ hưởng những lợi ích công bằng do dịch vụ công đem lại Từ đó thúc đây quan hệ thị trường, thúc đây kinh tế phát triển hơn Đòi hỏi trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước vừa cồng kénh về thủ tục cũng như cán bộ chuyên trách phải phục vụ nhiều hơn, hoạt động hiệu quả hơn theo nhu cầu d6i mới xã hội Trong khi đó, ngân sách chi trả lương cho hoạt động phục vụ, cho cán bộ, công chức thực hiện là quá lớn, nếu tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ gây hao hụt ngân sách bởi nhà nước phải bù lỗ thay cho phí dịch vụ.

Thứ hai, đời sống xã hội vận động không ngừng thay đổi, nhu cầu ngày càng cao đòi hỏi chức năng phục vụ xã hội của Nhà nước lớn hơn đồng thời khu vực ngoài nhà nước có đủ tiền lực dé đảm đương nhiệm vụ phục vụ này Quan niệm về cuộc sống thời ky đầu sau chiến tranh năm 1954 là lo “ăn no, mặc 4m”, song xã hội thay đôi nên con người cũng đổi thay theo quan niệm sống mới hiện tại là: “ăn lạ, mặc mốt” Dân trí, nhu cầu xã hội tăng lên, không chỉ dừng lại ở những nhu cầu thiết yếu, sử dụng công cộng Do đó, chuyên giao dịch vụ công ra khu vực ngoài nhà nước tạo điều kiện cho người dân có quyền lựa chọn những dịch vụ có chất lượng phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của mình.

Khi thực hiện xã hội hóa có ảnh rất lớn đến việc cung cấp và hưởng thụ dịch vụ Xã hội theo chế độ quan liêu bao cấp không còn phù hợp tình hình phát

Trang 29

triển kinh tế xã hội theo cơ chế thị trường và nhu cầu xã hội ngay càng cao Trước tình hình như vậy thì chuyển giao dịch vụ công là giải pháp khi và chỉ khi chức năng phục vụ của Nhà nước tỉ lệ nghịch với nhu cầu thiết yếu của xã hội trong khi đó các khu vực nhà ngoài nước lại có đủ năng lực và nguyện vọng muốn chia sẻ gánh nặng cho Nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công Nhu cầu của xã hội ngày càng cao dẫn đến chức năng phục vụ của Nhà nước và bảo đảm nhu cầu thiết yếu của người dân càng lớn đến một thời gian nhất định, Nhà nước không thé một mình đảm đương hết được mà cần có sự chuyên giao sang tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước mà không cần trực tiếp đứng ra cung ứng dịch

1.2.2.2 Quá trình chuyển giao dịch vụ công từ khu vực nhà nước sang khu vực tu nhán ở nước ta

“Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo đại thoái vị Dân ta đã đánh đô các xiéng xích thực dân gan 100 năm nay dé gây dựng nên nước Việt Nam độc lập Dân ta lại đánh đỗ chế độ quản chủ mấy mươi thé kỷ mà lập nên chế Dân chủ Cộng hòa” [8] Một nhà nước do nhân dân gây dựng, một chế độ được lập nên bởi biết bao hy sinh xướng máu của nhân dân thì nhà nước ấy, chế độ ấy phải thấm thia sâu sắc về quyền làm chủ của dân để rồi vì nhân dân phục vụ Bởi vậy, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay từ khi ra đời ngày 2 tháng 9 năm 1945 đã chú trọng phục vụ nhu cầu của đông đảo nhân dân Mặc dù điều kiện đất nước còn rất nghèo, ngân sách nhà nước hầu như cạn kệt, nhưng Nhà nước đã cô gang tổ chức nhiều loại hình trường lớp dé phục vụ xóa mù chữ và cung cấp lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm khác theo cơ chế bao cấp Cơ chế bao cấp đã giúp nhân dân Việt Nam được tiếp nhận các dịch vụ thiết yếu mà nếu không có sự bao cấp của Nhà nước thì người dân không thé được hưởng Tuy nhiên khi chiến tranh qua đi, cơ chế bao cấp trở nên không còn phù hợp Những hoạt động phục vụ nhu cầu thực tế của xã hội đã tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế — xã hội đất nước, hạn chế việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức Đầu thập niên 1980, khủng hoảng kinh tế — xã hội nỗ ra, lạm phát tăng lên đến mức phi mã đặc biệt sau hai cuộc tong diéu chinh gia luong- tiền Yêu cầu đồi mới nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trở nên cấp thiết [24 tr.15] Xu hướng

Trang 30

chuyên giao các dich vụ công cho các tổ chức xã hội ngoài nhà nước đã diễn ra hay còn gọi là xu hướng xã hội hóa dịch vụ công và trở thành một giải pháp quan trọng trong việc thúc đây cung ứng dịch vụ công.

Đánh giá được vai trò của dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công đối với tình hình thực tế kinh tế — xã hội của Việt Nam, Dang và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản làm định hướng và cơ sở pháp lý cho việc thực hiện xã hội hóa dịch vụ công diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết Đầu tiên phải kê đến là Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1977 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa Tiếp theo là Nghị định 73/NĐ-CP ngày 19 thang 8 năm 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao; Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Dang Cộng sản Việt Nam về day mạnh cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh Quyết định 136/2001/QD-TTG Về sau là các văn bản như: Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016; Quyết định số 609/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định 225/QĐ-TTg và Nghị quyết 30c/NQ-CP

Qua đó nhắn mạnh cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong Nghị quyết Hội nghị của Ban chấp hành Trung ương các khóa XII hiện nay và các khóa về trở về trước, đều xác định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Việc này tuy không còn là vấn đề mới mẻ nhưng lại đặt ra cấp bách trong giai đoạn đây mạnh phát triển kinh tế xã hôi hiện nay của nước ta để mở đường cho sự đi lên của nền kinh tế Chương trình tổng thé cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn II (2016 - 2020) Từ đó nhiều địa phương đã có những hành động chuyền biến tích cực như: rà soát, chỉnh sửa văn bản; sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính; đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức; tô chức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa; xã hội hóa dịch vụ hành chính công Điễn hình là sự ra đời đầu tiên, thành lập của các Trung tâm dịch vụ hành chính công, phòng công chứng và văn phòng công chứng.

Trang 31

Khác với các quốc gia trên thế giới, xã hội hóa dịch vụ công ở nước ta không đồng nhất với quá trình tư nhân hóa Tư nhân hóa là biến một hoạt động vốn di thuộc nhà nước trở thành hoạt động mà tư nhân đảm nhiệm, nhà nước chỉ có thé can thiệp dựa trên quy định pháp luật dé đảm bảo giá, chất lượng dịch vu phù hợp với đa số dân chúng mà không thé can thiệp trực tiếp để hướng các dịch vụ công đã được tư nhân hóa theo chủ quan của nhà nước Còn xã hội hóa không chỉ là quá trình chuyên giao hoạt động dịch vụ sang khu vực ngoài nhà nước- tư nhân, bao hàm cả việc huy động đóng góp của các tổ chức và công dân vào các hoạt động cung ứng dịch vụ công của nhà nước Mặt khác khi XHHDVHCC, trách nhiệm cuối cũng vẫn thuộc về nhà nước trong việc dam bảo nhu cầu lợi ích hợp lý và hợp pháp của công dân.

1.2.3 Xã hội hóa — giải pháp cung ứng dịch vụ hành chính công

Xã hội hóa dịch vụ hành chính công là hoạt động của các cơ quan nhànước trong việc thực hiện chức năng quản lý hành chính trong đó nhà nước nhà nước chuyên giao cho cá nhân, tổ chức cung cấp, phục vụ nhu cầu đông đảo của người dân Và sự ảnh hưởng của xã hội hóa đến đâu và nó ảnh hưởng như thế nào? Bởi dịch vụ công nói chung có tính đặc thù mà trong đó DVHCC không phải hoan toàn như dich vụ thương mại hoạt động theo cơ chế thị trường Cung ứng dịch vụ công là một chức năng quan trọng của cơ quan hành chính nhà nước, là nghĩa vụ và là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước trước tô chức, cá nhân Việc nâng cao chất lượng của DVHCC có ý nghĩa quyết định đến thái độ và niềm tin của người dân đối với Nhà nước Do vậy, cơ quan nhà nước có trách nhiệm phải khuyến khích và tạo các điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân sử dụng những dịch vụ này; nói cách khác tổ chức, cá nhân có quyền được Nhà nước phục vụ.

Chức năng quản lý nhà nước bao gồm những hoạt động hoạch định chính sách, ban hành các văn bản pháp luật, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tô chức chỉ đạo việc thực hiện chính sách, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá việc thực hiện Theo đó, những hoạt động mang tính tổng hợp, khái quát, có phạm vi điều chỉnh rộng thường được trao cho các cơ quan hành chính cao hơn trong bộ máy nhà nước Ngược lại, dịch vụ hành chính công là hoạt động phục vụ trực tiếp cho tổ chức và công dân, do vậy sẽ gan nhiêu hơn với cơ quan hành chính cap dưới Dé

Trang 32

thong nhất về tô chức và hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công, căn cứ vào chức năng quản lý nhà nước và xã hội, chức năng cung ứng dịch vụ hành chính được phân bổ theo chiều ngược nhau trong bộ máy hành chính nhà nước theo Sơ đồ 2.

Mức độ phức tạp trong việc cung ứng dịch vụ công càng lớn thì loại dịchvụ đó càng được giao cho các cơ quan chuyên ngành cung ứng Các dịch vụ phục vụ cho những mục tiêu phát triển kinh tế — xã hội của cấp nào thì giao cho chính quyền cấp đó cung ứng Các dịch vụ có ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia thì phải được Chính phủ trực tiếp cung ứng Các dịch vụ trực thuộc ngành hay lĩnh vực nào thì do Bộ quản lý ngành hoặc lĩnh vực đó đảm bảo cung ứng hoặc hướng dan các cơ quan chuyên môn dap dưới t6 chức cung ứng theo quy định phân cấp cụ thê từng ngành, từng lĩnh vực.

Sơ đồ 2 : Sự phân bé chức năng trong các cơ quan hành chính nhà nước

lý nhà _ CƠ guấn hành chính nahy nha , inh

: câp cơ sở CED.

nước Pcông

Dịch vụ hành chính công không phải hoàn toàn như dịch vụ thương mại hoạt động theo cơ chế thị trường Số lượng “cầu” địch vụ là đông đảo người dân trong khi số lượng “cung” là cơ quan nhà nước có giới hạn phí (giá), do đó, yêu cầu đặt ra: dịch vụ luôn phải bảo đảm ở mức thấp tối thiểu theo hướng phục vụ nhu cầu thiết yêu của cộng đồng dân cư nên chủ yếu là lấy thu bù chi Và cuối cùng, số đông người sử dụng dich vụ không có quyên trực tiếp đàm phán về giá cả với người cung cấp dịch vụ và trong nhiều trường hợp, giá cả là do tổ chức cung cấp dịch vụ quy định với sự kiểm tra, giám sát hoặc được thông qua bởi cơ quan nhà nước có thâm quyền Việc cung cấp dịch vụ công không thông qua

Trang 33

quan hệ thị trường đầy đủ, có thé có thu phí, lệ phí hoặc không, mức phí, lệ phí không là giá cả của dịch vụ Bởi, phí là khoản tiền là mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thâm quyền giao cung cấp dịch vụ công Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước.

Cũng vì đặc điểm này, nếu chúng ta không có thể chế tốt thì sẽ không thể thu hút nguồn lực của xã hội vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ công, và giảm áp lực cho bộ máy hành chính nhà nước cũng như việc thực hiện xã hội hóa dịch vụ hành chính công Sở di chúng ta cũng đã triển khai xã hội hóa ở nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn chưa thành công, còn tồn tại nhiều bất cập Đó trước hết là do nhận thức, sau là do cách thức tổ chức và thực hiện Xã hội hóa dịch vụ công không phải hoàn toàn là tư nhân hóa, thương mại hóa; bản chất các dich vụ công là dé phục vụ người dân nên khi xã hội hóa các dịch vụ này, các yếu tố thị

trường cần được đặt trong mối quan hệ với tính chất công của dịch vụ, ví dụ việc

thỏa thuận hoặc qui định phí, giá dịch vụ, việc qui định các tô chức phi lợi nhuận tham gia các dịch vụ này Và muốn làm được điều đó thì thể chế hóa một cách rõ ràng, minh bạch.)

Điển hình cho thấy, trong lĩnh vực tưởng như rất khó nhưng do có sự chuẩn bị chu đáo, việc xã hội hóa lại khá thành công:

*Hoạt động công chứng: Nhiều văn phòng công chứng tư được thành lập gần dân với phí công chứng hợp lý do Nhà nước quy định, hoạt động cạnh tranh với nhau và cạnh tranh với phòng công chứng nhà nước, nhờ vậy mà người dân có được quyên lựa chọn cơ sở công chứng tốt, có thé coi là thành công bước đầu của việc xã hội hóa.

Cùng với công chứng, các hoạt động bổ trợ tư pháp khác cũng đang được xã hội hóa như:

* Thừa phái lại: làm công việc thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bang là t6 chức được Nhà nước chuyên giao công việc dé trợ giúp trong công táccủa cơ quan Thi hành án dân sự.

> Minh Vũ (2017), “Xã hội hóa dịch vụ công: Khó nhưng cần phải làm”, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt

Nam, tại địa chỉ: http://viac.vn/xa-hoi-hoa-dich-vu-cong:-kho-nhung-can-phai-lam!-al032.html

Trang 34

* Giám định pháp y: hệ thống t6 chức giám định tư pháp về pháp y bao gồm Viện Pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế, Trung tâm Giám định pháp y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Viện Pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng, Trung tâm Giảm định pháp y thuộc Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an, khôngcòn Giảm định viên pháp y thuộc Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Công an cấp tỉnh) chuyên giao cho tô chức giám định tư pháp ngoài công lập (Văn phòng giám định tư pháp) Đây là tổ chức do giám định viên tư pháp thành lập ở các lĩnh vực GDTP, trừ lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự.

* Cap phép đăng kiểm xe ô tô: Trước đây việc đăng kiểm xe cơ giới do Cục đăng kiểm Việt Nam là cơ quan chuyên ngành trực tiếp quản ly giao cho Sở giao thông vân tai là co quan có thâm quyền thực hiện thủ tục cấp phép đăng kiểm, thì nay đã chuyên giao công việc choTrung tâm đăng kiểm xe cơ giới cùng thực hiện.” Hoạt động này vừa giảm những nhiễu, lậu quyền mặt khác chia sẻ gánh nặng cho các cơ quan nhà nước góp phan thông thoáng thủ tục hành chính, tính kinh tế được đây mạnh hơn.

* Quản tài viên: các Trung tâm trọng tài làm một số việc trong thủ tục phá sản thay cho cơ quan Nhà nước mà các hoạt động trước đây thuộc độc quyền của Tòa án là giải quyết tranh chấp thì nay, với các định chế như hòa giải, trọng tài thương mại, giải quyết các tranh chấp thương mại, kế cả thương mại quốc tế van có thể được giải quyết bởi các tổ chức trọng tài độc lập.

Để giải bài toán Nhà nước “nhỏ” (Nhà nước chỉ làm những việc mà người dân không muốn, không thể làm) nhưng “hiệu quả” (chất lượng quản trị quốc gia cao, chất lượng phục vụ người dân tốt) thì xã hội hóa dịch vụ công là giải pháp hữu hiệu, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa tạo điều kiện phát triển quốc gia bền vững, lâu dài.

1.2.4 Tiêu chí để dịch vụ hành chính công được xã hội hóa

Xã hội hóa là một quá trình từ mối liên hệ của hệ thống pháp luật nói chung đến điều kiện kinh tế- xã hội cũng như quan điểm, định hướng phát triển với mục tiêu của Nhà nước Trong đó dé lựa chọn những dịch vụ hành chính

* Quyết định số 4202/QD-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Bộ giao thông vận tải phê duyệt Đề án

“Tach chức năng quản ly nhà nước với cung cap dịch vụ công trong lĩnh vực đăng kiêm”

Trang 35

công được xã hội hóa thì can phải đáp ứng các tiêu chi cụ thê sau:

(i) Tinh toàn điện: thé hiện mức độ bao quát được các quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật, toàn diện về mặt pháp luật trong lĩnh vực hành chính cụ thê và các lĩnh vực khác.

(ii) — Tính phù hợp va ổn đỉnh tương đối: là yếu tô quan trọng nhất, quyết định trực tiếp chất lượng, sự hoàn thiện của pháp luật và là tiền đề quyết định hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tẾ; Sự phù hợp thể hiện trong mỗi quan hệ pháp luật- kinh tế, xã hội- đường lối, chính sách của Đảng- yêu cầu khác quan của dịch vụ hành chính công.

(iii) Tinh thống nhất và dong bộ: chất lượng pháp luật về dich vụ hành chính công phụ thuộc bào chất lượng từng văn bản quy phạm pháp luật và sự thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản với nhau; là tiêu chí đảm bảo quy định pháp luật có được triển khai thực hiện đồng bộ trên thực tế; sự thống nhất giữa các nội dung pháp luật, quy định pháp luật, quy định pháp luật khác có liên quan về dịch vụ hành chính công.

(iv) Tinh kỹ thuật lập pháp: là tiêu chuẩn đánh giá trình độ, năng lực của co quan nhà nước có thâm quyền trong xây dựng: ban hành và hoàn thiện pháp luật về DVHCC như hình thức văn bản, bố cục, kết cấu, ngôn ngữ rõ ràng, không đa nghĩa, các thuật ngữ chuyên môn định nghĩa ngay trong cùng văn bản; sự tương thích bền vững các quy định trong một giai đoạn; các văn bản pháp lý cao, có tính ổn định.

(v) _ Tính can thiết và khả thi: trước hết các DVHCC phải thực sự can thiết đối với người dân thì Nhà nước mới có chủ trương chỉ đạo xã hội hóa, hai là các quy định của pháp luật có khả năng thực hiện trên thực tế, có liên hệ chặt chẽ với tính toàn diện, thống nhất, phù hợp và kỹ thuật lập pháp; có bao quát hết quan hệ xã hội, phù hợp pháp luật và kinh tế xã hội với đường lối chủ trương, trình độ hiểu biết, năng lực trong ban hành văn bản pháp quy thì mới đảm bảo tính khả thi.

(vi) Thuc hiện trên cơ sở hap luật phải công khai, minh bạch và tạo ra sự cong bang: trong tiép can va huong thu dich vu cong trong điều kiện được xã hội hóa: yêu cầu khác quan của việc cung cấp dịch vụ hành chính công, các quy định phù hợp với đặc điểm chủ thê thực hiện với điều kiện vật chất, nhân sự, tổ chức cung cấp cũng như phù hợp trình độ dân trí, khả năng kinh tế và mực độ

Trang 36

huong thu dich vu Đồng thời văn bản quy định rõ mẫu giấy tờ, thủ tục, phí, lệ phi dé đảm bảo quyên kiểm tra, giám sát của nhà nước góp phan minh bạch hon trong công tác quản lý.

(vii) Tính hiệu quả, tiết kiệm cho cá nhân, tổ chức: là mục đích cuối cùng mà khi xã hội hóa DVHCC hướng đến, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, giải quyết mâu thuẫn, ách tắc, trì trệ trong hệ thống quản lý công, giúp thúc đây phát triển kinh tế — xã hội.

Bởi vậy, không phải mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước đều có thê xã hội hóa Hoạt động nào đáp ứng đúng và đủ các tiêu chí thì những dịch vụ hành chính công đó được xã hội hóa Ví dụ điển hình như: hoạt động xử phạt vi phạm hành chính không thể tiến hành xã hội hóa bởi lí do xuất phát từ bản chất của hoạt động này là việc thực hiện nghĩa vụ của công dân khi có hành vi phạm và Nhà nước là chủ thể có thâm quyên xử phạt nhằm đảm bảo hoạt động quản lý, quyên và lợi ích của chủ thê khác không bị vi phạm từ hành vi vi phạm nêu trên Hoạt động này mang tính bắt buộc nhiều hơn mang tính phục vụ Mặt khác, nếu xã hội hóa hoạt động xử phạt vi phạm hành chính sẽ không đáp ứng được tính khả thi do không đạt được mục tiêu ran đe, khan cap và phòng ngừa tội phạm mà nếu không thực hiện ngay sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn Nên nó không thuộc nhóm đối tượng trong dịch vụ hành chính công và không thể thực hiện xã hội hóa.

1.3 Nội dung quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ hành chính công

Dịch vụ công điện tử hay còn được gọi là dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ công được sử dụng một cách có hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông dé thực hiện các hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, cung cấp và đáp ứng các nhu cầu chung thiết yếu của công dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội Với việc sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông, dịch vụ công điện tử đáp ứng nhu cầu của công dân và tô chức 24/24h, ở bất cứ đâu có kết nối mạng internet, vượt qua mọi rào cản về địa lý, không gian và thời gian Tuy nhiên, khái niệm dịch vụ công trực tuyến (hay dịch vụ công điện tử) được hiêu ngăn gọn và rõ ràng như sau:

Trang 37

Dịch vụ công trực tuyến là DVHCC và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng Trong đó: Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyên, có thâm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý Đồng thời quy định các mức độ dịch vụ công trực tuyến của cơ quan hành chính nhà nước cung cấp cho tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng, gồm bốn mức: từ mức độ I đến mức độ 4.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về quy trình, thủ tục; hồ sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện dịch vụ.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1

và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cau Hỗ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2

và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức

Điều 3, Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT ngày 31/7/2009 của Thông tin và Truyền thông cung cấp dịch vụ quy định: các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịchvụ được thực hiện trên môi trường mạng Việc thanh toán

lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tai cơ quan, tô chức cung

cấp dịch vụ.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3

và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến Trong Nghị quyết số 53/2007/NQ-CP ngày 07/11/2007 của Chính phủ trong Chương trình Hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đây mạnh cải cách nền hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước là một chủ trương được Đảng và Nhà nước ta chi đạo quyết liệt trong giai đoạn gần đây Việt Nam chuẩn bị đánh giá 10 năm thực hiện cải cách hành chính nhà nước, trong quá trình hướng tới xâydựng mô hình cải cách hành chính phục vụ khách hàng, cán bộ, công chức trong

Trang 38

khu vực công và các bên kinh tế, xã hội liên quan cần tham gia đầy đủ hon nữa vào quá trình đánh giá này Việc tự đánh giá kết quả công việc và sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và các tô chức xã hội dân sự trong việc theo dõi, đánh giá vai trò của hành chính công trong phát triển kinh tế là việc làm rất cần thiết.

Trong những năm qua, Nhà nước đã chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng cung ứng DVHCC, coi đó là một khâu quan trọng trong thực hiện chương trình cải cách nền hành chính nhà nước theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp Nhiều nơi đã áp dụng các phương tiện kỹ thuật điện tử, tin học hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công như trong hoạt động cấp giấy chứng đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư, cấp đăng ký xe máy, giấy chứng minh thư nhân dân : tổ chức đấu thầu các dự án chi tiêu công: rà soát để loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, các giấy phép còn gây phiền hà cho người dân khi tiếp cận DVHCC, rút ngăn thời gian cung ứng dich vụ đặc biệt là sáp nhập các đơn vi hành chính theo hướng tinh gọn, ví dụ như việc tinh giảm biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước, việc sáp nhập một SỐ CƠ quan hành chính tại Bộ Công thương, việc sáp nhập các phòng đăng ký kinh doanh tai Sở Kế hoạch va Dau tư thành phô Hà Nội

Khi chuyên đổi sang nền kinh tế thị trường, hành chính nhà nước đang thực hiện chuyên chức năng quản lý nhà nước sang các hình thức hoạt động cung cấp dịch vụ công Mặt khác, trong quá trình chuyên đổi, sự kết hợp giữa Nha nước với các thành phần kinh tế trong hoạt động cung cấp dịch vụ đang trở nên phố biến Hoạt động cung cấp dich vụ thu phí vốn nam trong “tay” Nhà nước đang được chuyên dịch dần sang khu vực tư (văn phòng công chứng), Nhà nước chỉ đóng vai trò xúc tiễn Trong điều kiện chung hiện nay, hoạt động cung cấp dịch vụ công đang được Nhà nước thực hiện băng nhiều biện pháp khác nhau Các cơ quan hành chính nhà nước chỉ tập trung vào những loại hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần, nhưng thiếu người cung cấp hoặc không muốn cung cấp và trong nhiều trường hợp cung cấp không hiệu quả.

Cùng với sự phát triển của xã hội, chức năng cung cấp dịch vụ công từ phía cơ quan nhà nước ngày càng trở nên quan trọng Tuy nhiên, trong nền kinh tê thị trường, việc cung cap dịch vụ công thỏa mãn nhu câu của người dan không

Trang 39

chỉ do Nha nước đảm nhiệm, mà nó còn dan được xã hội hóa với vai trò tham gia của các thành phần kinh tế khác dưới sự kiểm soát của Nhà nước Về mặt nguyên tắc, Nhà nước không nhất thiết phải trực tiếp cung cấp các dịch vụ công mà có trách nhiệm đảm bảo rằng các dịch vụ đó được cung cấp trên thực tế.

Song hành với những cải cách về kinh tế và những đổi mới quan trọng trong hệ thống chính trị, thì vấn đề cải cách hành chính luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là một khâu quan trọng mang tính đột phá, nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng nên hành chính công vững mạnh, chuyên nghiệp hóa, muốn đạt được mục tiêu đó phải cải cách nền hành chính quốc gia, được phan ánh khá rõ nét qua “Chương trình tổng thé cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020”, trong suốt giai đoạn này, nền hành chính công Việt Nam đã được triển khai toàn điện trên nhiều nội dung cơ bản: Từ cải cách thể chế, tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, đến cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính công.

- Đảng đề ra chủ trương đổi mới quản lý nhà nước về dịch vụ hành chính công theo hướng tiếp cận kinh tế thị trường, chuyên từ mô hình nhà nước tập trung sang mô hình nhà nước kết hợp.

- Hoạch định chính sách cung ứng dịch vụ hành chính công qua chương trình quản lý và phát triển nhăm phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Xây dựng chương trình tổng thể cải cách hành chính.

1.4 Kinh nghiệm nước ngoài về xã hội hóa dịch vụ hành chính công

Xu hướng chuyển chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công ra khỏi khu vực nhà nước một cách tối đa đã được một số nước thực hiện từ lâu Điển hình như nước Mỹ, gần như tất cả các dịch vụ công đều do khu vực tư nhân đảm trách, Chính phủ chỉ giữ vai trò kiểm tra, kiểm soát Đặc biệt mới đây, người ta còn nghĩ tới việc xã hội hóa nhà tù Thật mới mẻ, chính quyền bang Arizona, Mỹ đang tính đến chuyện mở thầu công khai cho tất cả các trại giam trên toàn bang Nếu việc này trở thành hiện thực, đây sẽ là bang đầu tiên thực hiện chế độ tư nhân hóa trại giam toàn phần ở Mỹ.

Khái niệm và phạm vi dịch vụ công sẽ biến đồi tùy thuộc vào bối cảnh của mỗi quốc gia Chăng hạn, ở Canada, có tới 34 loại hoạt động được coi là dịch vu

Trang 40

công, từ quốc phòng, an ninh, pháp chế, đến các chính sách kinh tế - xã hội (tao việc làm, quy hoạch, bảo vệ môi trường, và các hoạt động y tẾ, giáo dục, văn hóa, bảo hiểm xã hội, ) Trong đó, Pháp và Italia đều quan niệm dịch vụ công là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân do các cơ quan nhà nước đảm nhiệm hoặc do các tô chức cá nhân thực hiện theo những tiêu chuẩn, quy định của nhà nước Ở Pháp, khái niệm dịch vụ công được hiểu rộng, bao gồm các hoạt động phục vụ nhu cầu về tinh thần và sức khỏe của người dân (như giáo dục, văn hóa, y tế, thé thao thường được gọi là hoạt động sự nghiệp), các hoạt động phục vu đời sống dân cư mang tính công nghiệp (điện, nước, giao thông công cộng, vệ sinh môi trường thường được coi là hoạt động công ích), hay các dịch vụ hành chính công bao gồm các hoạt động của cơ quan hành chính về cấp phép, hộ khẩu, hộ tịch mà cả hoạt động trật tự, an ninh, quốc phong ; còn ở Italia dich vụ công được giới han chủ yếu ở hoạt động sự nghiệp (y tế, giáo dục) và hoạt động kinh tế công ích (điện, nước sạch, vệ sinh môi trường) và các hoạt động khác.

Từ những tìm hiểu về xã hội hóa dịch vụ hành chính công của các nước trên thế giới, so với xã hội hóa dịch công nói chung và dịch vụ hành chính công nói riêng ở nước ta hiện nay cần rút kinh nghiệm:

(1) Hoc tập kinh nghiệm khi xây dựng giải pháp về van dé xã hội hóa

Do đặc điểm của phân cấp trong cung ứng dịch vụ hành chính công nên cần phân công công việc cụ thé như sau:

- Các dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yêu hàng ngày của tô chức, công dân thì sẽ do chính quyền cấp gần dân nhát tô chức thực hiện;

- Phạm vi sử dụng một loại dịch vụ nào đó cua tô chức, cá nhân, càng lớn thì càng phân cấp nhiều cho cấp dưới;

- Mức độ phức tạp trong việc cung ứng dịch vụ công càng lớn thì loại dịchvụ đó càng được giao cho cơ quan có tính chuyên môn cao cung ứng;

- Dịch vụ phục vụ cho những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cấp nào thì giao cho cấp đó thực hiện;

- Các tô chức và công dân do cấp nào trực tiếp quản lý thì cấp đó có trách nhiệm cung ứng dịch vụ hành chính công;

Ngày đăng: 14/04/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN