DANH MỤC CÁC TỪ VIET TATBXD Bộ xây dựng CSHT Cơ sở hạ tầng CSHTĐT Cơ sở hạ tầng đô thị CSHTKT Cơ sở hạ tầng kỹ thuật GDĐT Giáo dục dao tạo GTVT Giao thông vận tải GTCC Giao thông công cộ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
CHUYEN DE THUC TẬP
Dé tai:
QUAN LY CO SO HA TANG KY THUAT DO THI TREN DIA BAN
HUYEN THACH THAT, THANH PHO HA NOI
Ho và tên sinh viên Phạm Nguyệt Hà
Lớp Kinh tế và quản lý đô thị
Trang 2MỤC LỤC
0090810001 |
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Câu hỏi nghiên cứu 2
4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Nguồn số liệu 2
7 Bồ cục dé tài 2CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE QUAN LÝ CƠ SỞ 4
HA TANG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ, -2- 2 s+SE£+EE+EE£EE2EEEESEEZEEEEEerkerrerred 4
1.1 Tổng quan về CSHT kỹ thuật đô thị 41.1.1 Một số khái niệm s¿-25++c2tttttEktrttrkttrtttttrrrrtirrrrrrrirrrrirrie 41.1.2 Đặc điểm va phân loại CSHT kỹ thuật đô thị 2 2z 5z: 5
1.1.3 Vai trò của CSHT kỹ thuật đô thị - 6 St sseksersrrserske 5 1.2 Quản lý CSHT kỹ thuật do thị 6 1.2.1 Khái niệm quản ly CSHT kỹ thuật đô thị -<<<<<<<+<<s2 6 1.2.2 Nội dung quản lý CSHT kỹ thuật đô thị - - 55555 <<+<s+<exs+ 7
1.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý CSHT kỹ thuật đô thị 121.3.1 Kinh nghiệm quốc tẾ 2- 22 +¿++¿+++2E++EE+tEE+tEE++rxezrxrrrrrrreee 12
1.3.2 Kinh nghiệm trong TƯỚC - 5 + S313 1E ESEEEEEserereeerrerersee 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CƠ SỞ HẠ TANG KỸ THUẬT
TREN DIA BAN HUYEN THACH THAT, THANH PHO HÀ NOT 15
2.1 Tổng quan về huyện Thạch That, thành pho Hà Nội 152.1.1 Điều kiện tự nhiên 152.1.2 Hiện trạng kinh tế - dân số - đất đai 162.2 Thực trạng CSHT kỹ thuật huyện Thạch That 19
2.2.1 Thực trang CSHT giao thông 0 eee eeeceessceseeceseceseeceaeeeeeeceaeeesaeeeaeeees 19
2.2.3 Thực trạng CSHT cấp điện, chiếu sáng và thông tin liên lạc 22
Trang 32.2.4 Thực trạng CSHT thoát nước thải và vệ sinh môi trường 27
2.3 Thực trạng công tác quản lý cơ sở hạ tâng kỹ thuật trên địa bàn ThạchThat 31
2.3.1 Thực trang công tác bao trì sửa chữa hệ thống CSHT kỹ thuật đô thị 31
2.3.2 Thực trạng công tác cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật huyện0n 32
2.4 Đánh giá công tác quản lý CSHT kỹ thuật trên địa bàn huyện Thạch Thất
32 2.4.1 Thanh 0n áo 32
2.4.2 Các hạn chế và nguyên nhân - - 2 + s+SEEEEE£EE+EE+EEzEzErrered 33
CHUONG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CONG TÁC QUAN LÝ CSHT
KỸ THUAT TREN DIA BAN HUYỆN THACH THAT, THÀNH PHO HÀ
) 0 36
3.1 Tâm nhìn và mục tiêu phát triển của huyện Thạch That đến năm 2025 36
kh na 36
3.1.2 Mục tiêu phát trim ¿+ + +E+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrkrrrees 36
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý CSHT kỹ thuật trên đại bàn huyện
Thạch That 37
3.2.1 Nâng cao năng lực quản lý đô tị - 6 25 + sx + kskkskkssrseesee 37
3.2.2 Tăng cường công tác quản lý quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tang ky
thuật trên đại bàn huyện Thạch That 38
3.2.3 Mở rộng nguồn vốn và chính sách cấp vốn phát trién cơ sở ha tang kỹthuật trên địa bàn huyện Thạch Thất 2-2 2 z+x++£x+2zx+zxzezzeee 393.2.4 Một số giải pháp trong các lĩnh vực - 2-2 s+s++x++x+xezxerxees 40
KẾT LUẬN - 2-55 22 E1EEE221211271711 11 1111211211111 11 0111111 ee 42TÀI LIEU THAM KHẢO 2-52 2SE‡EE£+EE2EEEEEE2EE2EEE21E211211 111tr 43
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
BXD Bộ xây dựng
CSHT Cơ sở hạ tầng
CSHTĐT Cơ sở hạ tầng đô thị
CSHTKT Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
GDĐT Giáo dục dao tạo
GTVT Giao thông vận tải
GTCC Giao thông công cộng
HTKT Hạ tầng kỹ thuật
GPMB Giải phóng mặt bằng
CNH Công nghiệp hoa
HDH Hién dai hoa
DTH D6 thi hoa
DD Dat dai
QD Quyét dinh
BDS Bat động san
Trang 5DANH MỤC BANG
Bang 2.1: Thông số kỹ thuật hiện trạng cua sân bay Hòa Lace eres 20Bảng 2.2: Thong kê tình hình khai thác nước trên địa bàn huyện Thạch Thất 22
Bảng 2.3: Hệ thong chuyển mạch khu vực Thạch Thất : : : -° -+ 25
Bang 2.4: Thu gom CTR của các xã và thị tran trong huyện năm 2018 -: 29
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bản đô hành chính các xã huyện Thạch That 17
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập và hoàn thiện bài chuyên đề, tôi đã nhận được hỗtrợ từ phía Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế quốc dân, cùng với sự chỉ dạytận tình của các Thay cô giáo Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Nguyễn KimHoàng, thầy là người hướng dẫn tôi bài chuyên đề Thầy luôn chỉ bảo và hướngdẫn và lắng nghe tận tình, từ đó tôi có thể hoàn thiện bài viết một cách tốt nhất
Tiếp theo, tôi xin được gửi lời cảm ơn ban lãnh đạo trường Đại học Kinh
tế Quốc dân và ban lãnh đạo khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị đã tạo
điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thiện chuyên dé.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến đơn vị thực tập Công ty Cổ
phan TV&XD Minh Quang đã cho tôi cơ hội thực tập cũng như trải nghiệm môitrường làm việc chuyên nghiệp Công ty đã hỗ trợ đầy đủ về mặt số liệu cho
bài “Chuyên đề tốt nghiệp” của tôi và các anh chị của quý công ty cũng đã hướng
dẫn đã chỉ dạy tôi thêm nhiều kiến thức thực tiễn
Thời gian thực tập có hạn chế và kiến thức chuyên môn còn hạn chế nênbài chuyên đề sẽ còn nhiều thiếu sót, tôi kính mong các Thầy cô trong khoa vàcác bạn có thé đưa ra những lời nhận xét, và ý kiến dé tôi có thé rút kinh nghiệm
dé hoàn thiện bài chuyên dé tốt hon và cho các nghiên cứu về sau
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 4 năm 2022
Sinh viên thực hiện Phạm Nguyệt Hà
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài chuyên đề “Quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trênđịa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội” là do tự bản thân tôi thực hiệnkhông sao chép các của người khác Tôi sẽ chịu sự kỉ luật của nhà trường nếu như
có sai phạm.
Hà Nội, tháng 4 năm 2022
Sinh viên thực hiện Phạm Nguyệt Hà
Trang 8LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tàiViệt Nam dạo những năm gan đây rất coi trọng phát triển hệ thống côngtrình hạ tầng đô thị đặc biệt là cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Xây dựng cơ sở hạtang kỹ thuật ngày nay có nguồn lực dau tư rộng rãi và da dạng Ngoài ra còn có
sự tang lên da dang của cơ cấu vốn, tiêu biểu là sự tham gia, đóng góp của ngườidân khắp nơi trên cả nước, từ nông thôn đến miền núi đến thành thị và các hìnhthức khác cũng mở rộng quy mô không ngừng Nhờ tập trung vào đây mạnh đầu
tư các mục tiêu và dự án trên, hệ thong kết cấu ha tầng của nước ta đã có bướcphát triển vượt bậc Điều này đã cải thiện cuộc sống của nhiều người dân và rútngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miễn trên mọi miền Tổ Quốc Khôngchỉ vậy, nhiều công trình giao thông hiện đại đạt tiêu chuân quốc, hệ thống cấpđiện, chiếu sáng và thông tin liên lạc được đầu tư phát triển, giúp cho đất nước có
một diện mạo mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và giao thoa hội
nhập quốc tế
Việc tăng cường nguồn lực trong nâng cao trong hệ thống giao thông đôthi, CSHT cap nước, CSHT cap dién, hé thống chiếu sang và thông tin liên lạc,thoát nước thải và vệ sinh môi trường đã góp phan tăng thêm chất lượng cuộc
sống, từng bước hiện đại hóa, tiến tới xây dựng huyện Thạch Thất văn minh, lành
mạnh Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, công tác quản lý CSHT kỹ thuật vẫn cònnhiều hạn chế gây ảnh hưởng đến việc hoàn thiện CSHT kỹ thuật tại địa phươngnhư việc đình trệ một số dự án gây tác động đến chất lượng CSHT kỹ thuật Xuấtphát từ những thực tế trên, em xin chọn đề tài “Quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đôthị trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội” làm đề tài chuyên đề tốt
nghiệp.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đê tài hướng đên các mục đích nghiên cứu cơ bản sau:
Thứ nhát: “làm rõ vê khái niệm, nội dung và cơ sở lý luận có liên quan đên
quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị”
Thứ hai: “đánh giá công tác quản lý cơ sở hạ tầng đô thị tại huyện ThạchThat, thành phố Hà Nội”
Thứ ba: “kiên nghị những định hướng và đưa ra những giải pháp thiết thực
để thực hiện hiệu quả hơn trong công tác quản lý CSHT kỹ thuật”
1
Trang 93 Cầu hỏi nghiên cứu
Hiện nay công tác quản lý thực hiện phát triển CSHTKT tại huyện ThạchThat, thành phố Hà Nội đã thực sự hiệu quả hay chưa?
Việc thực hiện công tác quản lý CSHTKT huyện Thạch Thất, thành phố
Hà Nội gặp phải những khó khăn gì?
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý CSHTKT huyện Thạch Thất, thành
phố Hà Nội là gì?
4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào tìm hiểu cụ thể những cơ sở lý luận chung về công tácquản lý CSHTKT trên địa bàn huyện Thạch That, thành phố Hà Nội
Qua đó đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả quản lýCSHTKT trên địa bàn huyện Thạch Thất hiện nay
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê mô tả: Thu thập và thống kê số liệu; dựa vào cáctiêu chí để nêu tổng quát của thực trạng, từ đó phân tích mặt tích cực và hạn chế,
nêu lý do và đưa ra các giải pháp cho vân dé.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh và phân tích các số liệu đã thuthập được với các quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng trong
Thông tư 22/2019/TT-BXD dé đánh giá thực trạng có đạt chỉ tiêu hay không.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu: Tham khảo các bản tàiliệu và báo cáo trên các trang thông tin điện tử của UBND huyện Thạch That,cac
báo cáo mới nhất về hiện trạng hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện Cuối cùng
tổng hợp, phân tích thông tin để phục vụ cho bài chuyên đề
6 Nguồn số liệu
So liệu được đưa ra trong bai chủ yêu là sô liệu thứ cap được trích từ các
nguồn tài liệu và báo cáo khác nhau, bao gồm: số liệu từ các báo cáo của PhòngKinh tế hạ tầng, Phòng Giáo dục - Dao tạo, phòng Y tế của UBND huyện ThạchThất; văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các vấn đề nghiên cứu, sách giáotrình cho môn chuyên ngành, trang thông tin điện tử chính thống
7 Bồ cục đề tàiBài chuyên đề ngoai phan mở dau, kết luận và danh mục tai liệu tham khảothì gồm ba phần chính:
Trang 10Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý cơ sở hạ tang kỹ thuật đô
thị.
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị huyệnThạch That, thành phố Hà Nội
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nâng cao cơ sở hạ tầng
kỹ thuật huyện Thạch That, thành phố Hà Nội.
Trang 11CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE QUAN LÝ CƠ SỞ
HA TANG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
1.1 Tong quan về CSHT kỹ thuật đô thị
1.1.1 Một số khái niệm
*D6 thị
Đô thị là điểm mà có mật độ dân cư tập trung cao, lao động phi nôngnghiệp là ngành nghề chủ yếu, có ha tang cơ sở tích hợp và phát triển Mang tamvai trò quan trọng trong việc thúc đây nền kinh tế-xã hội của cả nước cũng như làmột trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành của một miền đô thị, của một đô thị,
một huyện hoặc một đô thị trong đô thị trong huyện.
Các đô thị có vai trò và nhiều chức năng về lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hoá xã hội được gọi là trung tâm tổng hợp, Và ngược lại, những đô thị có vai
trò, chức năng chủ yếu về một lĩnh vực như ngành công nghiệp thủy hải sản, dulịch, giao thông đường sắt, được gọi là đô thị chuyên ngành Đề xác định đô thị
đồ trung tâm tông hop hay chuyên ngành, chúng ta cần phải căn cứ vào vị trí dia
lý của đô thị đó trong một đô thị nhất định
*Cơ sở hạ tang
Theo quy định của Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN
01:2008/BXD vào tháng 4 năm 2008 khái niệm cơ sở hạ tầng là: “thuật ngữchung để chỉ các bộ phận cấu trúc và là nền tảng của sự phát triển kinh tế” Về
mặt hình thức, cơ sở hạ tầng bao gồm đường, cầu, thủy lợi, công trình công cộng,
công trình hạ tầng kỹ thuật, lao động tri thức nên đây được gọi là tài sản hữuhình Trên các mặt sẵn có, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội luônđược duy trì, phát triển và bảo dưỡng
Trong kinh tế học, cơ sở hạ tầng là hàng hoá công cộng Những mặt hàng
đó phục vụ lợi ích của toàn xã hội Về đầu tư, qua trình đầu tư cơ sở hạ tầng đượcphát triển qua nhiều thập kỹ Nó được coi là một lĩnh vực quan trọng, tài nguyên
quốc gia, được sử dụng dé đáp ứng như cau cơ bản dé từ đó giúp phát triển đất
Trang 12yếu tô vật chất vừa phi vật chất và Cơ sở hạ tầng là sản phẩm của quá trình đầu
tư, bao gồm yếu tố vật chat và phi vật chất nên đóng vai trò quan trong trong phát
triển đất nước”
*Co sở hạ tang đô thị
CSHTĐT là toàn bộ các công trình giao thông, bưu chính viễn thông,
dịch vụ xã hội như đường bộ, kênh mương, đường ống dẫn nước, cấp thoát nước,
sân bay, nhà ga, ô tô, cảng sông, cảng biển, cơ sở năng lượng, điện lưới, đườngống dẫn khí đốt tự nhiên, đường ống dẫn xăng, kho tàng, giao thông vận tải, giáodục phô thông và chuyên nghiệp, y tế, dich vụ ăn uống công cộng, lưu trú du lich,vui chơi giải trí, chất thải môi trường đô thi
*Co sở hạ tang kỹ thuật đô thị
CSHTKT đô thị: “Bao gồm tất cả các cơ sở vật chất kỹ thuật của giaothông vận tải hàng hoá và khách đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường hàngkhông, các cơ sở dich vụ kỹ thuật cho giao thông, hệ thống đường vận tải và cungứng điện năng cho sản xuất và tiêu dùng, hệ thong thu gom và xử lý rác, hệ thốngthu gom va xử lý nước ban, hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thông tin - bưu
điện, viên thông”.
1.1.2 Đặc điểm và phân loại CSHT kỹ thuật đô thịThông thường, ở hầu hết các nước trên thế giới, công trình hạ tầng kỹ
thuật hay cơ sở hạ tầng đều được xây dựng theo một hệ thống hoàn chỉnh Tại
Việt Nam, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật sẽ bao gồm một vài hệ thống cơ
bản sau đây:
- _ Hệ thống đèn điện chiếu sáng, sinh hoạt đủ day từ đất liền tới biển đảo
- _ Hệ thống xử lý rác thai, nước thải sinh hoạt và công nghiệp.
- _ Hệ thống đường sa, cầu cống, giao thông công cộng
- Hệ thống lọc, phân phối nước sinh hoạt tới từng hộ dân
- Hệ thống thông tin liên lạc như truyền hình cáp, điện thoại, mạng Internet
Trang 13được xem là một trong thành phần cấu thành nên giá thành sản phẩm Có thể nói
hệ thong ha tang kỹ thuật đô thị có vai trò tác động rất lớn đến tăng trưởng kinh tếcủa một đô thị nói riêng và cả quốc gia nói chung Với ý nghĩa là một loại hìnhdịch vụ, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị là một trong những mũi nhọnkinh tế mà tất cả đô thị đều tập trung đầu tư Lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật tạo ra rất
nhiêu công việc lao động, mang lại lợi nhuận cao cho nhà đâu tư”.
Trong phát triển văn hóa - xã hội: “Hạ tầng kỹ thuật đô thị giúp phát triển
mọi mặt của đời sống đô thị, tạo điều kiện cho các hoạt động đô thị vận hành một
cách hiệu quả và ngày càng phát triển Nâng cao văn minh và tăng chất lượngsống đô thị, bởi hệ thong ha tang kỹ thuật đô thi là một trong những tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng đô thị Bên cạnh đó, hạ tầng kỹ thuật đô thị còn có ý nghĩa rất
lớn về bảo vệ an ninh quốc phòng Ha tang kỹ thuật đô thị phát triển cũng kéo gần
khoảng cách giữa thành thị và nông thôn”.
1.2 Quản lý CSHT kỹ thuật đô thị
1.2.1 Khái niệm quản lý CSHT kỹ thuật đô thị
Quản lý CSHT kỹ thuật đô thị là tổng thể các biện pháp, cách thức màchính quyền đô thị vận dụng các công cụ quản ly dé tác động vào cơ sở hạ tang
đô thị nhằm đạt được mục tiêu dé ra.Từ đó thiết lập và thực thi những khuôn khổ
thể chế cùng với những quy định có tinh chất pháp quy dé duy trì, bảo tồn và phát
triển CSHTĐT nhằm hướng đến phát triển bền vững đô thi
*Nguyên tắc: “CSHTĐT phải được quy hoạch, xây dựng, quản lý và khai
thác, đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất, bảo vệ môi trường; các yêu cầu về an ninh,quốc phòng và có định hướng phát triển lâu dài Xây dựng, cải tạo CSHTĐT hiện
có phải thực hiện theo lộ trình, quy hoạch xây dựng, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹthuật và tiết kiệm kinh phí đầu tư xây dựng Khuyến khích các tổ chức và cá nhântham gia đầu tư xây dựng CSHTĐT theo hình thức đầu tư PPP và các hình thứcđầu tư khác bằng nguôồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, được hưởng các ưu đãiđầu tư xây dựng theo quy định”
Việc xây dựng CSHTĐT phải tuân thủ các quy định sau:
a) Các quy định pháp luật, quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng và cácquy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật
b) Bảo đảm an toàn cho cộng đồng, cho bản thân công trình và các công
trình lân cận;
Trang 14Chủ đầu tư các khu đô thị mới, khu dân cư mới, khu nhà ở mới và các
tuyến đường, phố mới xây dựng hoặc cải tạo, mở rộng có trách nhiệm đầu tư xây
dựng các CSHTĐT được cấp có thâm quyền phê duyệt
Trách nhiệm của quản lý cơ sở hạ tầng đô thị: “Cung cấp CSHTĐT phù
hợp với tiêu chuẩn về chất lượng do nhà nước quy định Tổ chức lực lượng giám
sát, thường xuyên theo dõi, ghi nhận thông tin tình hình trên toàn hệ thốngCSHTĐT thuộc don vi quản ly để kịp thời phát hiện sự cố và tổ chức lực lượng
xử lý, bảo đảm yêu cầu sử dụng nước của khách hàng Quản lý khai thác, nâng
cấp cải tạo sửa chữa và duy tu bảo đưỡng toàn bộ CSHTĐT Chủ động phối hợpvới Uy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chức năng dé bảo vệ sự an toàn tuyệt
đối cho CSHTĐT, có biện pháp phát hiện và sửa chữa kịp thời các sự cố
CSHTDT”.
Triển khai xây dựng kế hoạch phát triển CSHTĐT hang năm va 05 năm
trình trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt dé triển khai thực hiện nội
dung quản lý CSHT
*Quan lý CSHT: là tô chức, xây dựng và thực hiện các chính sách, giảipháp nhằm duy trì, phát triển đồng bộ và khai thác có hiệu quả các công trình trênđịa bàn Xây dựng và áp dụng những chính sách, biện pháp: kế hoạch phát triểnCSHT, xác định chủ thé quản lý, xây dựng quy chế sử dụng từng đối tượng
*Muc đích: duy trì, tô chức khai thác cung cấp dịch vụ, xây dựng mới và
nâng câp các công trình hiện có.
*Đối tượng quản lý CSHT: xác định theo từng nhóm : các công trình giaothông, các công trình cấp thoát nước; các công trình cấp điện và chiếu sáng; các
công trình vệ sinh môi trường; các công trình bưu điện thông tin liên lạc, nhà ở
1.2.2 Nội dung quản lý CSHT kỹ thuật đô thị
Quản lý CSHTKT cấp nước đô thị
*Doi tượng quản lý: Cơ sở HTKT giao thông đa dang bao gồm: hệ thốngđường bộ đô thị, hệ thống chiếu sang, bến, bãi đỗ xe, sông ngòi sử dụng tronggiao thông, cảng, sân bay, nhà ga, biển báo, quảng Trường nội đô và với bên
ngoài.
- Đường bộ đô thị: Đường phố chính gồm lòng lề đường, via hè lòngđường cho xe cộ, via hè dành cho người đi bộ, để bố trí các công trình HTKTkhác (điện, nước, vệ sinh môi trường, trạm đỗ xe, biển báo, quảng cáo, tượng
7
Trang 15đài ); trồng cây xanh và dé sử dụng cho các mục đích khác khi chính quyền đôthị cho phép (như để quầy sách báo, điện thoại công cộng, tổ chức các hoạt động
văn hoá xã hội, tuyên truyện giáo dục)
- Ngõ và đường phụ : Ngõ kể từ chân hàng rào hoặc chân tường theo hồ sơ
địa chính đường phụ, đường gom theo hồ sơ địa chính
*Chu thé quản ly
- UBND thành phố, sở Công an, Sở Giao thông công chính là những cơquan chức năng có nhiệm vụ triển khai các chủ trương chính sách của CP và BộGTVT; bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp luật; tham mưu cho cấp trên về
HTKT đô thị.
- UBND thành phố chủ trì phối hợp các Sở GTCC, Sở Công an, Sở tài
chính, Sở xây dựng, Sở Thương mại, Sở GDĐT quản lý khai thác HTKT giao
thông.
*Những cơ sở khoa hoc quan ly
- Lợi ích: Hiệu quả do Giao thông mang lại: phát triển kinh tế xã hội; Tiếtkiệm thời gian đi lại, Giảm tai nạn, giảm ô nhiễm, góp phần nâng cao hiệu quả
kinh tế doanh nghiệp (giảm giá cước vận tải cho các doanh nghiệp); nâng cao sức
cạnh tranh đô thị.
- Chi phí: thiệt hại về
(1) Thời gian do tắc nghẽn giao thông,
(2) Thiệt hại do tai nạn giao thông của các cá nhân và xã hội: Số người
chết, số người bị thương do tai nạn giao thông, chỉ phí thuốc men hàng năm
(3)Thiệt hại do ô nhiễm môi trường
(4) Chi phí cho các hoạt động tô chức giao thông, khấu hao các công trình
giao thông.
*Cơ sở pháp ly cho quản ly
- Những văn bản pháp luật: Luật giao thông đường bộ, Nghị định; các luật
có liên quan (luật Xây dựng, luật đất đai )
Trang 16- Những văn bản dưới luật của UBND các cấp: Quy định phân luồng, phân
tuyến, bến bãi, quy định cấp phép, đăng ký phương tiện đảm bảo an toàn giao
thông
- Những văn bản dưới luật do các cơ quan chức năng ban hành: Hướng dẫn
thi hành luật
* Nội dung quản lý nhà nước về giao thông đô thị
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch cải tạo và phát triển giao thông đô thị; vaitrò của quy hoạch phát triển giao thông vận tải đô thị; các bước cần thiết khi lậpquy hoạch cải tạo và phát triển giao thông đô thị
- Đánh giá tình hình kinh tế xã hội và tình hình GTVT đô thị; Xác địnhQuan điểm phát triển và dự báo nhu cầu vận tải năm quy hoạch; Xác lập quyhoạch phát triển giao thông vận tải trong đô thị; Chính sách tạo vốn và kiến nghị
nguôn vôn.
- Xây dựng chính sách quản lý và phát triển giao thông đô thị và các loại
hình phương tiện
*T6 chức khai thác giao thông đô thị:
-Trên góc độ xã hội: Tổ chức giao thông đô thị là hoạt động mang tính xã
hội sTrên góc độ kinh tế: Tổ chức giao thông đô thị nhằm khai thác một cách cóhiệu quả các công trình giao thông đô thị; Điều kiện dé giao thông đô thị đạt hiệuquả cao ; Hạ tầng kỹ thuật: Số lượng và chất lượng đường, hệ thống giao thông
tĩnh, hệ thông biên báo, tín hiệu, đèn chiêu sáng
- Phương tiện giao thông hợp lý: hợp lý về cơ cấu các phương tiện: xeđiện, ô tô, xe gắn máy, xe đạp hợp lý về thành phần tư nhân, công cộng hợp
lý về kích thước phương tiện (đường hẹp xe buýt nhỏ); Phân luồng, phân tuyến
Trang 17Quan lý CSHTKT cấp nước đô thị
*Đối tượng quan ly : Hệ thông cấp nước và các nguồn nước Trong chừng
mực nhất định các công ty kinh doanh nước sạch cũng được xem là đối tượng
quản lý
- Hệ thong cap nước là tông thê các công trình don vị tham gia cap nước
sạch: Công trình thu nước, công trình vận chuyên nước, công trình xử lý nước,
công trình điêu hoà áp lực và lưu lượng, trạm bơm và mạng lưới đường ông phân phôi.
-Nguôn nước: Có hai nguôn nước chính + Nguôn nước mặt: chủ yêu là khai thác nước sông.
+ Nguôn nước ngâm: nước được khai thắc ở các tang dat chứa nước: Nước
ngâm mạch nông; Nước ngâm mạch trung; Nước ngâm mạch sâu.
*Cjủ thể quản lý: UBND thành phố, Công ty kinh doanh nước sạch (dich
vụ cơ bản) - Phạm vi bảo vệ các đường ống cấp nước theo quy định hiện hành(trong khoảng cách 0,5m về mỗi bên thành ống, tuỳ thuộc đường kính ống)
- Đặc điểm sản xuất nước sạch : Sản xuất và cung cấp liên tục 24/24h
- Khách hàng: cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, tô chức kinh tế xã hội
*Nội dung quản lý NN về KCHT cấp nước đô thị: Kết hợp Qly KCHT vớiQuản lý kinh doanh; Quy hoạch, kế hoạch xây dựng phát triển hệ thống cấp nước;Xây dựng chính sách cấp nước sạch & KCHT; Thanh tra kiểm tra, xử lý các hành
vi trộm cap, vi phạm an toàn ;
*Quản ly các Công ty cập nước:
- Quản lý kỹ thuật: Quản lý các công trình đơn vị trong hệ thống cấp nướcđảm bảo chất lượng số lượng; liên tục 24/24
- Quản lý kinh doanh: Hợp đồng cung cấp nước đến người tiêu dùng, giá
cả hợp lý, chống thất thoát
- Quản lý an toàn trong sản xuât: Ngăn ngừa ô nhiêm mạch nước ngâm, ô
nhiém trên đường cap
- Quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình (như TSCĐ)
10
Trang 18*Biện pháp quản ly: Việc khai thác sử dụng các công trình cấp nước được
quản lý theo quy phạm kỹ thuật chuyên ngành và các quy định của cơ quan quản
lý nước sạch; Việc quản lý nguồn nước theo Luật Bảo vệ Tài nguyên nước
Quan lý CSHTKT thoát nước thai và vệ sinh môi trường
*Doi tượng quan ly
- Hệ thống Các công trình thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị: Hệthống dẫn nước (đường ống, cống, rãnh, cửa xả, kênh, mương, trạm bơm) vànhững công trình làm lắng, làm sạch (hồ chứa, sông, và trạm xử lý nước thải
- Cty thoát nước thuộc sở g1ao thông.
*Dac điểm: Thoát nước đô thị là dich vụ có tính xã hội, cộng đồng cao,người tiêu dùng (khách hàng không cụ thé) không thé lo riêng từng bộ phận: Mỗi
đô thị thường có một số điểm hay bị Ung, ngập do nền đất thấp: Dân cư tại các
tuyến phố đó và những người qua lại là những người chịu hậu quả trực tiếp Songthành phố là người chịu trách nhiệm xử lý
*Chủ thé quản lý: UBND thành phó, thị xã, thị tran giao cho sở chuyên
ngành (Cty thoát nước/Cty môi trường) quản lý việc sử dụng và khai thác các
công trình thoát nước Quản lý các CT theo chế độ quản lý những TSCĐ
*Nội dung quan hj: XD quy hoạch, KH, hệ thống thoát nước đô thị các
chương trình, dự án.
*Phân công phân cấp quản ly các công trình: Cấp công ty: Tham mưuXây dựng chương trình kế hoạch nâng cấp, bảo dưỡng; kiểm tra phát hiện sự cố
kỹ thuật, tình trạng kỹ thuật và có biện pháp xử lý kịp thời; Lưu trữ Hồ sơ các
công trình: Kiém tra phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm quy định.
Quản lý CSHTKT cấp điện, chiếu sáng và thông tin liên lạc
*Doi tượng quản ly:
- Hệ thống đường dây tải điện, trạm biến áp
- Hệ thống điện đô thị gan liền với hệ thống điện quốc gia và bi chi phối
bởi công suât chung của toản quôc.
- Quản lý kinh doanh: Cty Điện lực.
11
Trang 19- Khách hàng gồm 3 nhóm Cá nhân và Hộ gia đình, Doanh nghiệp, Tổ
chức kinh tế xã hội
*Chủ thể quan lý:
- UBND thành phó, Sở điện lực, Sở xây dựng chịu trách nhiệm về quản lý
khai thác hệ thống cấp điện thành phố với sự chỉ đạo chuyên môn của Tập đoàn
điện lực.
- Bộ Công thương.
- Công ty Điện lực của thành phố là cơ quan kinh doanh trực tiếp, chịu sự
chỉ đạo của các Sở chức năng, có quyền thu và sử dụng tiền bán điện theo quyđịnh.
*Nội dung quản lý: Xây dựng QH Kế hoạch: xây dựng cơ chế chính sách
giá; Thanh tra liên ngành; Quản lý các công ty điện lực.
1.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý CSHT kỹ thuật đô thị
1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế
*Tại các quốc gia tiên tiên ở châu Âu
Tại các quốc gia tiên tiến ở Châu Âu, hạ tầng đô thị là được tổ chức trongmột không gian và là một hệ thống đồng bộ có sự tham gia của nhiều ngành và
đối tượng khác nhau Ở các nước này họ chú trọng sự đồng bộ trong hạ tầng vù
đây là nền tảng đề phát triển hệ thống đô thị thông minh
Ở một số quốc gia có khí hậu lạnh công tác xây dựng cơ sở hạ tầng kỹthuật đô mang độ khó cao vì cần phải lắp đặp thêm hệ thống cấp nhiệt, cấp nước
nóng cho người dân sinh hoạt Do vậy, các nhà lãnh đọa đã nghiên cứu chuyên
sâu trên nhiều lĩnh vực, như giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, bãi rác,
nghĩa trang,
ĐỀ giải quyết sự chồng chéo, cắt ngang một cách vụn vặt giữa các lĩnhvực cần rất nhiều thời gian và nguồn lực, nhưng lại giúp cho hạ tang phát triểnđồng bộ, tiết kiệm cho đầu tư và phát triển trong tương lai của đô thị
Các quốc gia này luôn xác định tầm quan trọng của hạ tầng kỹ thuật đô thị
trong phát triển kinh tế- xã hội nên luôn chú trọng từ bước hoạch địch chính sách,
phải rõ rang từ bước chiến lược đến quản lý, đầu tư, xây dựng, quy hoạch, và khai
12
Trang 20thác Các quốc gian trên cũng ban bành các văn bản pháp luật sao cho hợp lý đểcông tác đầu tư, quy hoạch được thuận lợi và nghiêm chỉnh.
1.3.2 Kinh nghiệm trong nước
Quảng Ninh được Trung ương đánh giá là một trong những địa bàn năng
động trong cả nước và thường xuyên huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạtầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông Tuy nhiên, trong bước phát triển đột phá này,cùng với những thuận lợi, tỉnh ta cũng phải đối mặt với những thách thức và mâuthuẫn rất lớn, nhất là trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển với bảo vệtài nguyên, giá trị cảnh quan và bảo vệ môi trường Đề giải quyết vẫn đề này, tỉnh
đã nhanh chóng xác định thách thức, xác định khái niệm triển khai các dự án theohướng bền vững dựa trên ba trụ cột là thiên nhiên - con người - văn hóa.*Phát
triên hạ tâng mạnh mẽ
Cách đây không lâu, phương tiện từ Hà Nội vào Quảng Ninh chỉ có quốc
lộ 18A là quá tải, nhưng nay tình hình đã hoàn toàn thay đôi Đầu năm 2019, tỉnhQuảng Ninh đã đưa vào khai thác cùng lúc 3 dự án giao thông trọng điểm: đườnghàng không, đường biển và đường cao tốc là Clang hàng không quốc tế Vân Đồn,tàu khách quốc tế Hạ Long và đường cao tốc Hải Phòng dự án mới đi vào hoạt
động hơn 2 năm nhưng công trình ngày càng phát huy hiệu quả, khăng định sự
thành công trong đổi mới, linh hoạt trong việc thu hút các nguồn lực ngoài ngânsách phát triển kết cau hạ tang giao thông của tỉnh
Tiếp nối đường cao tốc Hải Phòng Vân Đồn, đường cao tốc Vân Đồn
-Móng Cái sẽ tiếp tục được đầu tư xây dựng, dự kiến hoàn thảnh vảo cuối năm
2021 Với tuyến cao tốc này, trung tâm kinh tế du lịch lớn nhất miền Bắc từ thủ
đô Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn đến vùng biên giới Móng Cái sẽ
được kết nối đồng bộ thông qua hệ thống đường cao tốc, thời gian di chuyên rút
ngắn từ 6 giờ trước chỉ 3 giờ Đồng thời, mở ra cơ hội phát triển và thu hút đầu tưcho toàn vùng, đặc biệt là sự hợp tác với Khu kinh tế Vân Đồn và Khu kinh tế
Guankou Móng Cái Nâng cao vai trò là cửa ngõ giao thương của ASEAN vớiTrung Quốc và với các thị trường Đông Bắc Á
Năm 2021, Quảng Ninh bắt đầu triển khai tuyến cao tốc ven sông nối cao
tốc Hạ Long - Hải Phòng, qua Quảng An - Ông Bí đến Thông Chuẩn giảm thờigian di chuyển từ Hà Nội đến Thông Chuan từ 1,5 giờ trước đây xuống còn 45giờ phút Tỉnh cũng đã thống nhất với thành phố Hải Phòng về việc xây dựng cầu
Đại và cau Lại Xuân nôi hai địa diém Sử dụng nguôn von ngân sách tỉnh đê dau
13
Trang 21tư, đưa vào sử dụng cầu Triều, cầu Đông Mai nối Quảng Ninh và Hải Dương; đầu
tư tuyến biên giới Hạ Long - Kim Pa Hai nhằm tăng cường kết nối với Hà Nội,hai thành phố trực thuộc trung ương của tỉnh Long và Kim Pha, trục cảnh quan
mới Quảng Ninh nối hai vịnh Hạ Long và Bái Tử Long.
*Cảng hàng không quốc tế Vân Đôn
Nhờ phong cách quản lý chặt chẽ, Quảng Ninh đã giải quyết được được
van đề về hạ tang giao thông: “Đến nay với sự kết nối giữa các địa phương trongtỉnh bằng hệ thống đường cao tốc, đường tốc độ cao đồng bộ nhất cả nước; kếtnối với thế giới bằng cảng hàng không và cảng tàu quốc tế ” Qua đó, đã thu hút
đầu tư về đất đai, tiềm năng du lịch ở tỉnh, liên kết với các hạ tầng vận chuyên ở
cảng biển TP Hải Phòng dé cùng nhau phát triển
14
Trang 22CHƯƠNG 2: THUC TRANG QUAN LÝ CƠ SỞ HA TANG KY
THUAT TREN DIA BAN HUYEN THACH THAT, THANH PHO HA NOI
2.1 Tổng quan về huyện Thạch That, thành phố Ha Nội
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Huyện Thạch Thất nằm phía Tây Bắc thành phố Hà Nội: “Là vùng bán sơn
địa, có tọa độ địa lý từ 20 độ 58 phút 23 đến 21 độ 06 phút 10 vĩ độ bắc từ 105 độ
27 phút 54 đến 105 độ 38 phút 22 kinh độ đông”
Huyện Thạch Thất thuộc vùng bán sơn địa nằm ở phía Tây Bắc thành phố
Hà Nội.Thạch thất có nhiều làng nghề nổi tiếng của xứ Đoài như: “Nghề Mộc
Chàng Sơn, dệt Hữu Bằng, đan lát Bình phú sắt Phùng Xá, đặc sản Che Lam, điêu
khắc Đá ong Hiện nay một số nơi tại huyện Thạch Thất như Làng Chàng
Sơn,Thôn Phú Hòa (Làng Ra) xã Bình Phú, Thạch Xá vẫn còn lưu giữ bộ môn
nghệ thuật dân gian múa roi nước”.
Về tuyến đường, huyện Thạch Thất có: “Quốc lộ 32 chạy sát phía Đông Bắc của huyện kết nối huyện với thị xã Sơn Tây và trung tâm thủ đô Hà Nội.Quốc lộ 21 xuất phát từ thị xã Sơn Tây đi qua giữa địa bàn huyện Thạch Thất làtuyến giao thông chính hướng về phía Nam cho huyện Ngoài ra, đại lộ ThăngLong va dự án cao tốc Hà Nội — Hòa Bình sẽ là tuyến giao thông đặc biệt quantrọng trong việc phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu giao thông giữa các tỉnhphía Tây Bắc - Hà Nội nói chung và của huyện Thạch Thất nói riêng”
-*Dia hình
Địa hình của huyện khá đa dạng, từ hướngTây Bắc xuống Đông Nam độ
cao sẽ giảm và độ dốc thay đôi từng khu vực, cụ thé được chia thành 3 vùng địa
hình chính sau:
- Vùng núi: “Thuộc 3 xã mới sát nhập từ huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa
Binh,dia hình chu yếu là đổi núi cao và có một số đồi núi thoải nằm xen lẫn với
khu vực trồng lúa, hoa màu, cao độ nền biến thiên từ 145,0 m đến 1080,2m và độdốc nền >0,004”
- Vùng gò đồi, bán sơn địa: “Nam ở phía hữu sông Tích, gồm 8 xã, địa
hình trong vùng không đồng đều, bao gồm những đồi thấp xen kẽ các đồng tring.Đất đai chủ yếu nam trên nền đá phong hóa xen lẫn với sỏi ong, tang đất canh tác
mỏng, cao độ nên biên thiên từ 6,5m đên 45,7m và có độ doc nên >0,002”.
15
Trang 23- Vùng Đồng Bằng: “Vùng nằm ở phía tả ngạn sông Tích bao gồm 12 xã,địa hình tương đối phăng, địa chất tương đối đồng chất, chiếm khoảng 30% diệntích đất tự nhiên của toàn huyện, năm trên vùng đất phù sa, riêng sông Tích là nềnđịa chất phù sa cô với cao độ biến thiên từ 4,7m đến 8,5m và độ đốc nền <0,002”.
*Khi hậu
Khí hậu: “Huyện Thạch Thất nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ
mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa Đông lạnh, mùa Hè nóng ầm
mưa nhiêu”.
Nhiệt độ: “Nhiệt trung bình trong năm khoảng 23,40C, trong đó cao nhấtlên tới trên 37,50C và thấp nhất là 50C”
Số giờ năng: “Trong năm trung bình là 1.680 giờ, năm cao nhất là 1.700
giờ, năm thấp nhất 1.460 giờ”.
Lượng mưa: “Bình quân năm là 1.628 mm, cao nhất là 2.163 mm và thấpnhất là 1.519 mm Lượng mưa phân bồ trong năm không đồng đều, mưa tập trung
từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớnnhất có thé lên tới 336 mm Mùa khô từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 đến tháng 3năm sau, tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và lượng mưa chỉ là 16
— 23 mm”.
Gió: “Hướng gió thịnh hành về mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11đến tháng 3 năm sau Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Đông Nam
Thỉnh thoảng xuất hiện gió Tây Nam vào các thang 6, 7”.
2.1.2 Hiện trạng kinh tế - dân số - đất đai
*Hiện trạng phát triển kinh tế
Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thất trong những năm qua khá
phát triển, với 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựngnông thôn mới (từ năm 2010 đến hết năm 2020) do được sự quan tâm lãnh đạo,chỉ đạo của Trung ương, Thành phố Huyện có tốc độ tăng trưởng bình quân là14,92%, các chỉ tiêu pháp lệnh đều đạt và vượt kế hoạch thành phố giao Các lĩnh
vực về anh ninh xã hội ngày càng được củng cô.
Lãnh đạo của huyện cho biết: “Trong nam 2021, số doanh nghiệp, hộ cá
thé đăng ký kinh doanh mới trên địa bàn tiếp tục gia tăng Công nghiệp - xâydựng ước đạt 19.219.276 triệu đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2020
16
Trang 24Thuong mại - Dịch vụ được tăng cường, cung ứng day đủ hàng hoá cho Nhân dântrong thời gian phòng chống dich Covid-19, giá trị năm 2021 đạt 6.754.054 triệuđồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ 2020 Giải pháp nhằm phát hiện, xử lý kịp thời
hành vi kinh doanh hàng nhập lậu, hang giả, hàng cam tiếp tục được tăng
cường”.
Huyện Thạch Thất đối với công tác thu chi ngân sách cũng thực hiệnnghiêm Năm 2020, tổng thu ngân sách nha nước dat 890.3380 triệu đồng (bằng
114% dự toán Thành phố ban giao va bang 91% dự toán huyện dự định) Thực
hiện cơ cấu lại các khoản chi ngân sách Nhà nước theo hướng tiết kiệm chỉthường xuyên đề dành nguồn cho đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng
*Hiện trạng dân s6 lao dong
- Dân số và mat độ dân sốTheo số liệu thống kê huyện Thạch Thất, dân số trung bình toàn huyện
theo thống kê năm 2020 là 242.786 người, mật độ dân số 141.360 người/km?
(chưa bao gồm thành phần dân số khác như lao động làm việc tại huyện nhưngthường trú tại nơi khác, lực lượng vũ trang, khách du lịch vãng lai quy đổi)
=
Hình 2.1: Bản đồ hành chính các xã huyện Thạch Thất
Nguồn: Ban đô Việt Nam
17
Trang 25.Tỷ lệ tăng dân số trung bình toàn huyện giai đoạn 2010-2014 là
3,2%/năm, trong đó tăng tự nhiên là 1,27 %, va tăng cơ hoc 1,9 %/nam, tỷ lệ tăng
trưởng có sự thay đổi đột biến là do có sự điều chỉnh ranh giới hành chính 3 xã
Yên Bình, Yên Trung và Tiến Xuân sáp nhập về huyện Thạch Thất năm 2008.
Tuy nhiên, tỷ lệ tăng dân số trung bình toàn huyện từ năm 2015-2020 chỉ còn là
0,5%/năm, với mức tăng tự nhiên năm 2012 là: 1,17 %, và cơ học giảm là 0,26%.
Điều này cho thấy: Chính sách kế hoạch hóa gia đình của Huyện có hiệu quả.
-Lao động: “Thạch Thất có nguồn lao động déi đào với độ tuổi trẻ, cótruyền thống ham học hỏi, siêng năng lao động, thông minh sáng tao, có tinh thancộng đồng gắn bó và có truyền thống văn hoá lâu đời, rất thuận lợi cho việc đàotạo nguồn nhân lực và phát triển các ngành nghề mới, nhất là trong bối cảnh đang
đô thị hoá, công nghiệp hoá Thạch Thất cũng là vùng có nhiều làng nghề vàngành nghề truyền thống Đây cũng là tiềm năng lớn cần chú ý đầu tư khai thácbăng cách vực dậy các làng nghè có tiềm năng, quy hoạch mở rộng các cụm côngnghiệp làng nghề, kết hợp sản xuất với tiêu thụ và phát triển các hoạt động du
lịch”.
Lực lượng lao động của huyện hiện đang có xu hướng chuyền dịch tăngdần tỷ trọng lao động trong các ngành CN-TTCN-XD (từ 29,6% năm 2015 lên40,5% năm 2020) Và giảm dần lao động với các ngành nông nghiệp (giảm từ
60,3% năm 2010 còn 39% năm 2015 và đạt 30% năm 2020), ngành dịch vụ của
chủ yếu la bán nhỏ lẻ, lao động ngành dịch vụ năm 2020 đạt 18,2%
*Hiện trạng dat dai
Tổng diện tích dat tự nhiên huyện Thạch That là 18.459,05 ha bao gồmThị tran Liên Quan quy mô 291,23 ha chiếm 1,57% tổng diện tích tự nhiên toàn
huyện.
Cơ cấu sử dụng đất của huyện bao gồm:
Đất sản xuất nông nghiệp: “Diện tích 6.265,53ha chiếm tỷ lệ 33,94% tổngdiện tích đất toàn huyện chủ yếu được sử dụng dé trồng lúa là 5.140,94 ha chiếm82% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện, ngoài ra còn có đất trồng cây
hàng năm khác diện tích 446,46ha chiếm tỷ lệ 7,1 diện tích đất sản xuất nông
nghiệp và đất trồng cây lâu năm 678,13ha chiếm tỷ lệ 10,8% diện tích đất sản
xuât nông nghiệp của huyện”.
18