1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học Trần Đức Thảo trong tác phẩm: “hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng”

97 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng triết học Trần Đức Thảo trong tác phẩm: “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng”
Tác giả Bùi Văn Chung
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Điều
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 23,53 MB

Nội dung

Lênin, học viên thấy rằng Trần Đức Thảo là người đã có những đóng gópquan trọng trong tiếp thu và nghiên cứu chủ nghĩa Mác — Lênin, đặc biệt côngtrình nghiên cứu của ông có tên: “Hiện tư

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI VĂN CHUNG

Chuyén nganh: Triét hoc

Mã số: 8229001.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Điều

Hà Nội ~ 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI VĂN CHUNG

Chuyén nganh: Triét hoc

Mã số: 8229001.01

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Điều

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC CHỦ TỊCH HỘI DONG

Hà Nội ~ 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là luận văn nghiên cứu khoa học độc lập của riêng

tôi, dưới sự hướng dẫn của TS Trần Thị Điều Luận văn là kết quả nghiên cứutrực tiếp một số tác phẩm của GS Trần Đức Thảo và bài viết của các học giả

về GS Trần Đức Thảo Các tải liệu nghiên cứu là trung thực, khách quan, có

nguôn gôc rõ ràng.

Học viên

Bùi Văn Chung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Trần Thị Điều, người đãhướng dẫn tận tình tôi hoàn thành luận văn Tôi xin cảm ơn các thầy cô khoaTriết học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia HàNội đã đồng hành cùng tôi trong suốt 6 năm qua

Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn đến các bạn bè và gia đình đã giúp đỡ tíchcực trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin dành tặng luận văn này cho mẹ tôi, người đã hết lòng ủng hộ và tin tưởng tôi theo đuôi ngành triết học.

Hà nội, ngày tháng năm 2021

Học viên

Bùi Văn Chung

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦUU <-2s<©.A4EE.AHE.HH HH E.EE7130 E744 071440077441 pr44prrrd31.Tính cấp thiết của đề tài s-ccs<cceeserkeserreseErketrksetrseeerreserresrore 3

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu -2- s- s<ssesssess<ee 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghién CỨU - << <5 << S5 S459 eE 14

4 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu - 2-2 s°©se+sssecsssessse 15

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên CỨU s-«<«<s<s<s<s 15

6 Đóng góp mới của luận VĂTI 5 << << «<4 9999 3 55959 955 15

7 Kết cầu của luận văn 2-2-2 ess©©zsz£©zeseErseerreetrrrerrsrrrsee 16

NOT DƯNG 5 5 5 << 1.00 040100010004 9080008000908 17

CHƯƠNG 1 NHỮNG DIEU KIỆN VÀ TIEN ĐÈ HÌNH THÀNH TU

TƯỞNG TRIẾT HỌC CUA TRAN ĐỨC THẢO .s 5°- 17

1.1.Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng triếthọc Trần Đức 'Thảo 2° s£E+ss€©E+sseEEveseeErxasterxaseerrsserrrsssee 171.1.1.Điều kiện kinh tế - xã hội Châu AU -s-s©-s©csecscsscssessesee 17 1.1.2.Điều kiện về kinh tế - xã hội Việt NAM -« s©csecsecsecescssesee 201.2.Tiền đề lý luận của tư tưởng triết học Trần Đức Thảo 24

1.2.1.Hiện trợHg HỌC TU SS€FỈ <5 5 << 9 9 99.9999 9960880068506 24

1.2.2.Hiện 1WON hOC ÏÍ@GÏL <5 << 9 9 9.989.569 996 0889.0689068096 88 29 1.2.3.Chủ nghĩa Mac - LÊHÏIH co 5< << %9 83 569599995 85.969568996 88 33

1.3.Trần Đức Thảo: cuộc đời, sự nghiệp va tác phẩm “Hiện tượng học và

Chủ nghĩa duy vật BIEN CÍHỨH”” c5 1 1g nh 0n nen, 37

1.3.1.Cuộc đời, sự nghiệp Trần Đức Thảo -sccsccsceseseceeesese 37 1.3.2 Tác phẩm: “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng” 40 TIỂU KẾT CHƯNG 2 s<-s<e®2EvsseSExseervxserrrsseooroe 432.1.Những đánh giá của Trần Đức Thảo về Hiện tượng học Husserl 45

1

Trang 6

2.1.1.Một số giá trị CUA HIỆH tWONG NOC eo 5s S55 895595 9968 45 2.1.2.Hạn chế của Hiện LUDNG HỌC co 5G 5 .Ọ HH 000.0 000089068 472.2 BAM thé người - se ess©E+ss©ExesEEretEreeEreseErssetrsseorserersesersee 502.2.1.Cái Tôi của CHIU fÏiỂ -e- e< se ©e<©eeesEveEEsEEsEseEeeEteetetteetsstserssrssre 502.2.2.Con người là sản phẩm của tự nhiên, xã hội và lich sử 53

2.3.Phép biện CHUNG 5-5 << sọ TH 0090088 90 57 2.3.1.Phép biện CHUNG CUA NANN VI co 55c 5S S 9 5159583905695 899608 59 2.3.2.Phép biện chứng của các XA hội loài HỜI eo e<ss=es sssssssss se 62 2.3.3.Phép biện chứng phú định sự phit dinh o5 =e<ss=<ss=ss se 66 2.4.Chủ nghĩa duy vat Lich S Ứ: <5 55G 5s 9.01 990 688.5071

2.4.1 TON ti XG NGircssesserssresresressecssrssrescesssssssssssssescssssssssssssssssssssssssssseessessesees 71 2.4.2 Ý thức XG NG icrvessersssrssssessessessesressssssssssssescesssssssssssssssssssssessesssssssssssesseeses 732.5.Những giá trị và han chế của tư tưởng triết học Trần Dire Thao trongtác phẩm: “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng” 76

2.5.1 NAGI Zid ẤH co <5 5c << 9 9 99 9 0.000 0009.0800096 049.0809009 80006000600 76

2.5.2.Những hạn ChẾ e-cscscecee©ee+eeEtsEEsEEsEEsEEseteettetsetssrtssrssrssrssrsee 79 TIỂU KẾT CHƯNG 2 -2 s°°e<es2E+sEExseeotreeorrkseoroe 81

$8 0000755 84TÀI LIEU THAM KHẢO 5- 5° 5° 5° s£ s2 se se se sseEsssssessessesee 87

Trang 7

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tàiTrải qua 35 đổi năm đổi mới và phát triển, đưới ngọn cờ của Đảng vàkhối đại đoàn kết toàn dân tộc, Việt Nam đã đạt được những thành tựu vôcùng to lớn trên tất cả các lĩnh vực Đất nước ngày càng giàu mạnh, kinh tếphát triển nhanh và bền vững; hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước ngàycàng hoàn thiện, đồng bộ; niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế

độ chủ nghĩa xã hội ngày càng được củng có; chính trị - xã hội được ồn định, đời sống nhân dân được cải thiện; quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng

và đi vào chiều sâu Việt Nam trong thời kỳ đôi mới, mở cửa, cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của mạng xã hội và internet Nó đã góp phần thúc đâykinh tế, chính trị, xã hội phát triển, xóa nhòa ranh giới các khu vực, thuận lợitrong giao lưu văn hóa với các dân tộc khác trên thế giới, từ đó nhiều trào lưu

tư tưởng phương Tây được thu nhận, thâm nhập vào đời sống xã hội, đặc biệt

là giới trẻ Bên cạnh những mặt tích cực, những mặt trái của một thé giớingày càng “phăng” là sự lan tràn của thông tin mạng, nạn tri thức ảo, phản văn hóa và tư tưởng lệch lạc.v.v làm cho lối sống của một phận cá nhân trong

xã hội trở nên ích kỷ, thực dụng, thiếu sự cảm thông, hám danh, hám lợi bất chính, v.v Mặc dù những tiêu cực của một thế giới ngày càng “phăng” chỉ bóhẹp trong một phận nhỏ, nhưng lại dễ bị ảnh hưởng và ton thương, từ đó danđến phai nhạt bản sắc dân tộc, các giá trị cộng đồng truyền thống và lý tưởngchủ nghĩa xã hội Vì vậy cần thiết phải trang bị nền tảng lý luận khoa học củachủ nghĩa Mác - Lénin với thực tiễn phát triển của Việt Nam hiện nay

Mặt khác, ngày nay chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới vẫn đang pháttriển, “đột biến” một cách khó lường và những nhận định về chủ nghĩa xã hội

Trang 8

của học thuyết Mác - Lénin vì vậy cần phải có những b6 sung mới, đó cũng là điều tất yếu do sự tiếp biến và thay đôi của thời đại Tuy vậy, việc vận dụngsáng tạo phương pháp luận Mác - xít nói chung, nhằm nắm bắt xu hướng vận

động của xã hội vẫn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đặc biệt với hiện tại Sự

phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thế giới đương đại và tương laiphụ thuộc rất nhiều vào sự nhận thức đúng đắn của chúng ta về nội dung họcthuyết này và toàn bộ lich sử tư tưởng triết học nói chung Trong xu thé củathời đại và phát huy tinh thần biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp tiếp cận giải quyết các vấn đề thực tiễn đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải dựa trên mối quan hệ biện chứng giữa chủ nghĩa Mác - Lênin và lịch sử tư tưởng triết học Các nhà nghiên cứu không thể tách chủ nghĩa Mác - Lênin rakhỏi dòng chảy của lịch sử tư tưởng triết học, tuyệt đối hóa chủ nghĩa Mác -Lênin và không dám nhìn nhận vào những mặt khuyết thiếu của nó Vậnmệnh của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ có thể được đảm bảo và trường tồn nếuchúng ta tiếp tục phát triển, hoàn thiện, làm giàu hơn, sâu sắc hơn trên cơ sởtiếp thu kế thừa các thành tựu, những tỉnh hoa nhân loại đạt được trong lịch sử

tư tưởng triết học.

Trong lịch sử lĩnh hội và phát triển chủ nghĩa Mác - Lénin ở Việt Nam,Trần Đức Thảo là nhân vật giữ một vi trí đặc biệt Có thể nói cho tới nay ông

là nhà triết học Việt Nam duy nhất nồi danh và có tam vóc được các nhà triết học phương Tây công nhận Tuy nhiên tư tưởng triết học của Trần Đức Thảo

và những đóng góp của ông vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều Các công trình của Trần Đức Thảo đã hướng đến lập trường khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhằm phê phán và đánh giá với các trào lưu tư tưởng phương Tây.

Thông qua học tập và nghiên cứu, học viên đã nhận được những định hướng

tư tưởng mạch lạc và sâu sắc từ thầy cô giảng dạy về Trần Đức Thảo Tronglịch sử nghiên cứu tư tưởng triết học ở Việt Nam, nghiên cứu chủ nghĩa Mác -

4

Trang 9

Lênin, học viên thấy rằng Trần Đức Thảo là người đã có những đóng gópquan trọng trong tiếp thu và nghiên cứu chủ nghĩa Mác — Lênin, đặc biệt công

trình nghiên cứu của ông có tên: “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện

chứng ” là một tác phẩm triết học có giá trị trong phê phán tư tưởng triết họcphương Tây và bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lénin Tác phẩm đã khang định tamvóc và sự hiểu biết của ông với các tư tưởng triết học phương Tây hiện dai,chủ nghĩa Mác — Lénin, đánh giá sự chuyền tiếp tư tưởng của ông từ nha Hiệntượng học sang chủ nghĩa duy vật biện chứng, được nhiều học giả trong và ngoài nước đánh giá cao về giá trị triết học.

Từ những lý do trên, học viên mong muốn nghiên cứu và đánh giá cân thận tư tưởng triết học của Tran Đức Thảo trong tác phẩm, từ đó làm nỗi bật

tư tưởng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lénin, qua đó làm sáng tỏ một số nộidung triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin được Trần Đức Thảo trình baytrong tác phẩm Chính vì vậy học viên chọn “Tư tưởng triết học Trần ĐứcThao trong tác phẩm: “Hiện tượng hoc và chủ nghĩa duy vật biện chứng” làm

đê tài nghiên cứu của mình.

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu Cuộc đời, sự nghiệp và các tác phẩm của GS Tran Đức Thảo đã đượcrất nhiều học giả trong nước và quốc tế tìm hiểu Các nghiên cứu của học giả

có ý nghĩa quan trọng nhằm làm sáng tỏ những góc khuất về cuộc đời, về sựnghiệp và tinh thần cống hiến cho triết học của GS Trần Đức Thảo.

Các công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Trần Đức

thảo:

Thứ nhất, cuôn sách “Trần Đức Thảo lĩnh hội triết hoc Mác” của nhàxuất bản Khoa học xã hội, do tập thể các tác giả Đỗ Minh Hợp, Lương MỹVân, Lê Thúy Hạnh, Nguyễn Tuấn Anh, Hoang Minh Quân đồng tác giả

Trang 10

Trong nội dung của cuốn sách, các tác giả đã giả trình bày cuộc đời và sự nghiệp của Trần Đức Thao ở chương 1 Các tác giả đã phân tích sự hình thànhlập trường triết học của Trần Đức Thảo qua các giai đoạn, gắn liền với hệthống các tác phẩm của ông Cuốn sách “Trần Đức Thảo lĩnh hội triết hocMác” là những chỉ dẫn cho học viên bắt đầu luận văn.

Thư hai, cuốn sách “Triét gia Tran Đức Thảo di cao khảo luận kỷ niệm”của nhà xuất bản Đại học Huế phát hành năm 2016 do Nguyễn Trung Kiên sưutầm, biên soạn Trong nội dung của cuốn sách có rất nhiều bài viết liên quan đến cuộc đời và tư tưởng Trần Đức Thảo, dù vậy học viên đặc biệt chú ý đến phan “tiểu sử tự thuật” của Trần Đức Thảo từ trang 3 đến trang 75.

Thứ ba, cuôn sách “Hành trình của Tran Đức Thảo - Hiện tượng học vàchuyển giao văn hóa”, do Jocelyn Benoist và Michel Espagne chủ biên, đượcnhà xuất bản Đại học Sư phạm phát hành và Bùi Văn Nam Sơn chủ trì dịch,hiệu đính Phần đầu sách là các bài viết nghiên cứu của các học giả quốc tế vềcuộc đời và tư tưởng triết gia Trần Đức Thảo Cuốn sách “Hành trình của Tran Đức Thảo - Hiện tượng học và chuyển giao văn hóa” cũng là tài liệu đầu tay mà học viên tiếp cận được, những tri thức trong cuốn sách là vô cùng quý giá, chính vì vậy nó rất ý nghĩa về mặt định hướng cho luận văn.

Thứ tư, cuôn sách “Triết gia lữ hành Tran Đức Thao”, được nhà xuấtbản Đại học Quốc gia phát hành 2006 Đây là ấn phẩm bao gồm chủ yếu là cácbài viết về cuộc đời và sự nghiệp của GS Trần Đức Thảo nhân dịp an táng ông

ở Hà Nội năm 1993 và nhân dip ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minhnăm 2000 Tác phâm sưu tam những bài viết của nhiều học giả, nhà nghiêncứu như Nguyễn Đình Thi, Phan Ngọc, Trần Văn Giàu, Đỗ Lai Thúy, Nguyễn

Đình Chú, v.v.

Thứ năm, bài viết của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn với tiêu đề “Trần Đức Thảo - một nhân cách, một nhà triết gia tư duy không biết mệt mdi”, được

6

Trang 11

in trong cuốn sách “Triét gia Tran Đức Thảo di cảo khảo luận kỷ niệm” tậptrung khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Trần Đức Thảo Bài viết của tác giảNguyễn Trọng Chuan không chỉ có ý nghĩa về mặt tham khảo với luận văn, macòn có nghĩa ý dẫn nhập cho luận văn khi bắt đầu.

Thứ sáu, trong những diễn giải về cuộc đời của Trần Đức Thảo, tác giảTrần Văn Giàu có bài viết “Tran Đức Thao - nhà triết học”, được in trong cuốnsách “Triết gia Tran Đức Thảo di cảo khảo luận kỷ niệm” Tác giả Trần VănGiàu phân tích và đánh giá những đóng góp của Trần Đức Thảo với triết học Việt Nam và thế giới, đồng thời cũng thể hiện sự đồng cảm và diễn giải nguyên nhân đứng dang sau những hiểu lầm va bi kịch Trần Đức Thảo trong nhận thức thực tiễn và nghiên cứu: “Nói về phương diện triết học thì anh Thảo

là người suy nghĩ sâu sắc, có những van dé đóng góp cho Châu Âu, chứ khôngphải chỉ đóng góp cho xứ mình mà thôi Khuynh hướng của anh Thảo nói vềcon người theo tôi căn bản là đúng, chỉ có lệch chăng là nó giống với triết học

cô điển Đức mà hồi Marx, Engels viết Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản chê nó

trừu tượng quá” [56, tr 1217].

Thứ bảy, bài viết của tác giả Alexandre Féron với tiêu đề “Trần Đức Thảo, Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng”, trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Tu tưởng triết học và giáo duc của Trần Đức Thảo” được dịch giả Nguyễn Đức Truyền lược dịch, trình bày cuộc đời và sự nghiệpcủa Trần Đức Thao; cụ thé hơn là nhằm kết nối sự dan thân chính trị của ôngtrong suốt thé kỷ XX với triết học của ông Bài viết chỉ ra cách thức mà qua đócác công trình của Trần Đức Thảo là sản phẩm của cuộc đời ông, với tư các nóđược tham gia vào trong một thế giới đặc thù, nơi ông phải đối mặt với những mâu thuẫn Tác giả đã phân tích cuộc đời Trần Đức Thảo gắn với các bài viết,tác phẩm của ông qua các thời kỳ (1917 - 1947, 1947 - 1951, 1952 - 1985,

1985 - 1993).

Trang 12

Các công trình nghiên cứu về tư tưởng triết học Trần Đức Thảotrong tác phẩm “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng”:

Thứ nhất, bài viết được in trong cuốn “Triết gia Tran Đức Thảo di caokhảo luận kỷ niệm” của tác giả Nguyễn Anh Tuấn Bài viết về tư tưởng triếthọc Tran Đức Thảo với tiêu đề “Tran Đức Thảo với hiện tượng luận Husserl”

đã phân tích khái niệm “Hiện tượng” và sự xuất hiện của trường phái triết học

Hiện tượng luận, đánh giá những đóng góp của Husserl trên khía cạnh phương

pháp luận, nhận thức luận, siêu hình học, bản thé luận, triết học xã hội, giá trị đạo đức, triết học lịch sử Bài viết của tác giả cũng đã phân tích các khía cạnh

-về mặt nội dung của tác phẩm “Hiện tượng học và chu nghĩa duy vật biện chứng” như van đề về các nguyên lý, trực giác, tri giác, bản chất, chu thé nhận

thức, phương pháp quy giản, tính ý hướng, v.v.

Thứ hai, bài viết của tác giả Trần Văn Doan có tiêu đề “Trần Đức Thảo

và hiện tượng hoc”, in trong cuốn “Triét gia Tran Đức Thảo di cao khảo luận

kỷ niệm” của nhà xuất bản Huế, phân tích các nội dung của tác phẩm “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng” Theo tác giả, Trần Đức Thảo chỉ diễn giải được phương pháp quy giản mà không thể diễn giải hết các phương pháp của Hiện tượng học ở phan I của tác phẩm, nên không đạt được đến tam thông diễn học Mặt khác tác giả nhận định rằng, Trần Đức Thảo chưa thê đi đến cội nguồn của Hiện tượng học, vì vậy tuy là chủ trương duy vật, nhưng lạithiếu tính thực hành, gán cho Hiện tượng học là suy tư của giới tư sản, thế giới

tư sản, đế quốc chủ nghĩa và chỉ có mục đích là diễn tả lịch sử Tác giả của bàiviết trong khi phân tích tư tưởng về “cơ sở hạ tầng” và “kiến trúc thượng tầng”cũng nhận định rằng triết học mà Trần Đức Thảo chủ trương gần với triết họcgiai đoạn Lénin và hậu Lénin hơn là thứ triết học Mác khởi xướng Theo tác giả Trần Văn Đoàn, Trần Đức Thảo đã đồng nhất “chủ trương một lỗi sống” (Hiện tượng học và Chủ nghĩa hiện sinh) với “chủ trương một thế giới lý

8

Trang 13

tưởng” (Chủ nghĩa cộng sản) bằng phương pháp Hiện tượng học Trong phần cuối của bài viết, tác giả Trần Văn Đoàn đã khăng định Hiện tượng học có ýnghĩa như là một phương pháp nhắm đến sự thông hiểu, trong khi chủ nghĩaMác hướng đến thay đôi thế giới Tác giả Trần Văn Đoàn cũng đánh giá những

có găng của Tran Đức Thảo trong nghiên cứu Hiện tượng học và chủ nghĩaMac, nhưng cũng phê phán Trần Đức Thao vi đã không thé đi vào sâu hơnHiện tượng học do lập trường giai cấp và cũng không thé biết đến các tácphẩm thời C.Mac trẻ

Thứ ba, bài viết về của tác Bùi Thị Tỉnh, in trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Tự tưởng triết học và giáo dục của Tì ran Đức Thao”, có nhan đề

“Trần Đức Thảo với chủ nghĩa duy vật biện chứng”, phân tích một loạt cáckhía cạnh về tư tưởng triết học và lập trường triết học của Trần Đức Thảo Bàiviết của tác giả đã đề cập đến cuộc đấu tranh trên lập trường tư tưởng của TrầnĐức Thảo với các nhà hiện sinh Pháp, phân tích rất đầy đủ khái niệm “Hiệnsinh” gan chặt sự xuất hiện của cái Tôi, đồng thời dẫn lời khẳng định của TrầnĐức Thảo khi “Hiện sinh thực tại là hiện sinh vật chất” Ngoài ra tác giả cũng phân tích mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và hiện sinh, tự do và hiện sinh, van

đề cái Tôi với con người, cái Tôi với thế gidi, v.v.

Thứ tư, trong một bài viết của tác giả Jocelyn Benoist, giám đốc trungtâm lưu trữ Husserl, Dai học Paris 1 với tiêu đề “Sự du nhập đầu tiên của Hiệntượng hoc” in trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc té “Tu tưởng triết học vàgiáo duc của Tran Đức Thao” được TS Vũ Văn Thanh dich Tác giả đánh giá cao những đóng góp của Trần Đức Thảo cho sự xuất Hiện tượng học ở Pháp,mặt khác ghi nhận những cô gắng của Tran Đức Thảo trong việc hoàn thànhtác phẩm: “Hiện tượng hoc và chi nghĩa duy vật biện chứng của Trần Đức Thảo đã đóng vai trò du nhập tư tưởng của Husserl vào nước Pháp suốt gần 30 năm Nhiều chú giải mà Trần Đức Thảo đã giải thích các văn bản cổ, nhiều chỉ

9

Trang 14

tiết mà ông gợi ý cũng như một vài nét được tôn tại nhiều năm trong những sách chú giải của Pháp đã nói nên điều đó” Tác giả của bài viết cũng phân tíchcác nội dung triết học trong tác phẩm “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vậtbiện chứng”, mặt khác ông cũng chỉ ra rằng có nhiều điều mà khi đọc sách củaTran Đức Thảo người ta vẫn chưa biết tới, vì vậy cần có nhiều nghiên cứu délàm sáng tỏ hơn nội dung tác phẩm.

Thứ năm, bài viết của tác giả Michel Espagne, giám đốc Trung tâmnghiên cứu khoa học Quốc gia, Dai học Sư phạm Paris, in trong Kỷ yếu hộithảo khoa học quốc tế “Tư tưởng triết học và giáo dục của Tran Đức Thảo “được dịch giả Ngô Hương Giang đến từ Viện Triết học dịch, có tiêu đề

“Hiện tượng học, chủ nghĩa Mác và sự chuyên giao văn hóa” Bài viết phântích nhiều khía cạnh trong tư tưởng triết học Trần Đức Thảo, đồng đánh giánhững thành quả triết học mà Trần Đức Thảo để lại cho lịch sử triết học, thôngqua cái nhìn chủ nghĩa Mác và những mô tả về nhân chủng học Đặc biệt, tácgiả cũng đánh giá cao là sự hòa giải văn hóa giữ các khu vực mà Trần ĐứcThảo dem lại trong các tác phẩm của mình, khi triết học Đức có thé hòa vào triết học Pháp, và triết học Pháp có thé hòa vào tu tưởng triết học Việt Nam, gắn kết các khu vực văn hóa xa xôi xích lại gần nhau.

Thứ sáu, bài viết của tác giả Jérôme Melancon, có tiêu đề “Nguồn gốc

và sự phát sinh của ý thức thuần túy: Nội dung thực chất của Hiện tượng học

và Chủ nghĩa duy vật biện chứng của Trần Đức Thao”, Khoa Triết học chínhtrị, đại hoc Alberta, Augustana, Canada in trong Kỷ yếu hội thảo khoa họcquốc tế “Tự tưởng triết học và giáo dục của Tran Đức Thảo ”được Ngô HươngGiang dịch Theo tác giả của bài viết, tác phẩm “Hiện tượng học và chủ nghĩaduy vật biện chứng” như một kế hoạch nhằm giải quyết mâu thuẫn trong việc tiếp nhận các tác phẩm đã công bố về Hegel, Husserl của Trần Đức Thảo, nhằm chỉ ra nội dung thực chất của Hiện tượng học vả chủ nghĩa duy vật biện

10

Trang 15

chứng Do đó, theo tác giả “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng)

là tác phẩm không chi đơn thuần là tư liệu về tư tưởng, đúng hơn nó là nỗ lựcdung hòa giữa Husserl và Mác, với mong muốn vượt ra ngoài khuôn khổ củachủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm và phát triển chủ nghĩa Mác Tác phẩm đượcxem là tuyên ngôn cho một dòng Hiện tượng học duy vật của Trần Đức Thảo

và Hiện tượng học khởi đi từ Trần Đức Thảo, do đó là một hiện tượng của ythức thuần túy có nguồn gốc từ lịch sử phát triển xã hội và cá nhân, bổ sung

những hạt nhân thực tiễn trong ý thức siêu nghiệm mà Husserl đã có công xây

dựng Bai viết cũng phân tích phương pháp Trần Đức Thao vận dụng dé giải thích nguồn gốc của ý thức nảy sinh trong quá trình lao động, dé truy nguyên

về lịch sử phát sinh của ý thức thuần túy và sự gia nhập tính vật chất vào nó.

Từ đó thấy sự hình thành của ý thức trong tính toan thé của xã hội, nó trả lờicho câu hỏi đâu là cơ cấu của hành vi và đâu là biểu tượng của tồn tại, đưa đến

sự gia nhập tính phổ quát, của chân lý, tình yêu, trách nhiệm, công bằng, tự do.

Chân trời cách mạng của chủ nghĩa Mác, dường như đã mở ra cho Trần ĐứcThảo hướng tiếp cận hiệu quả về ý thức và xã hội Đó có thé là lý do Trần Đức Thảo bỏ nước Pháp lại sau lưng để trở về Việt Nam, nhằm thực hiện hóa lý luận Hiện tượng học duy vật của ông, hướng đến khai phóng ý nghĩa của chân

trời cách mạng.

Thứ bảy, bài viết của tác giả Daniel J.Herman có tiêu đề “Trần ĐứcThảo và nửa thé kỷ tram tư triết học” in trong cuốn sách “Triét gia Trần ĐứcThao di cdo khảo luận kỷ niệm” của nhà xuất bản Huế Tác giả phân tích tâmthế và hoàn cảnh Trần Đức Thảo đến với Hiện tượng luận, khi không có tiếngnói chung với triết học sinh Sartre Theo tác giả, để đến với chủ nghĩa Mác,Tran Đức Thảo cần phải loại bỏ hình thức duy tâm và các yếu tố siêu hình của

cả Hegel lẫn Husserl để giữ lại những yếu tổ có giá trị của hai truyền thống hiện tượng này, nhằm giúp cho chủ nghĩa duy vật biện chứng có thé kiến tạo

11

Trang 16

nên một giải pháp khoa học cho van dé về tính chủ đích của ý thức Dé làm rõ

tư tưởng triết học của Trần Đức Thảo, tác giả đã phân tích các tác phẩm chính

như “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng”, “Những nghiên cứu

về nguồn gốc tiếng nói và ý thức” và các bài tiêu luận trong giai đoạn cuối đờiông Trong bai viết, tác giả cũng thê hiện sự hối tiếc và đồng cảm trước tai nanbất ngờ của Trần Đức Thảo và hy vọng ông sẽ có được vị trí xứng đáng tronglịch sử triết học

Ngoài ra trong các hội thảo lớn còn rất nhiều bài viết liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng triết học Trần Đức Thảo:

Thứ nhất, các bài viết trong hội thảo do trường Đại học Khoa học Xãhội và Nhân văn, DHQGHN tổ chức ngày 26/7/2007 nhân kỷ niệm 90 nămngày sinh của Trần Đức Thảo Các bài viết hội thảo tập trung vào các nội dungchính: 7 tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của GS Trần Đức Thảo dưới gócnhìn của các học giả trong và ngoài nước 2 phân tích những tiền đề cho tưtưởng triết học của Trần Đức Thảo, quan hệ của ông với Hiện tượng học, chủ

nghĩa Hiện sinh, phân tâm học,.v.v 3 làm rõ nội dung tư tưởng, và di sản của

Tran Đức Thảo, đánh giá những đóng góp của ông với quan niệm Mác - xit về con người, tư duy, ngôn ngữ, ý thức, nguồn gốc con ngudi,.v.v.

Thứ hai, các bài viết trong hội thảo khoa học quốc tế “Về tư tưởng triếthọc và giáo dục của Trần Đức Thảo” tổ chức tại Đại học Sư phạm Hà Nội

2013, PGS TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà

Nội, Trưởng ban chỉ đạo tô chức Hội thảo nêu rõ, hội thảo lần này được tổchức tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là hoạt động thiết thực kỷ niệm 95năm sinh và 20 năm ngày mất của GS Trần Đức Thảo, được sự ủng hộ củaBan Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo Hội thảo nhằm mục đích: Nghiên cứu, đánh giá những công hiến của GS Trần Đức Thảo đối với đất nước, với khoa học Việt Nam và thế giới, đồng thời chỉ ra những giá trị

12

Trang 17

của tư tưởng Trần Đức Thảo đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay Hội thảo còn thúc đây các hoạt động

nghiên cứu và hợp tác trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, tạo môi

trường dé các nhà khoa học trong nước, các giảng viên, học viên va nghiêncứu sinh khoa học xã hội - nhân văn tiếp xúc và giao lưu học thuật với các nhànghiên cứu triết học nước ngoài

Thứ ba, các bài viết trong hội thảo quốc tế của trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, kỷ niệm 100 năm ngày sinh

GS Trần Đức Thảo Gần 60 bài viết tham gia hội thảo tập trung làm rõ các chủ đề quan tâm chính của Trần Đức Thảo và một số vấn đề triết học được quan tâm ở Việt Nam trong nửa sau thế kỷ XX và những năm gần đây 7 TranĐức Thảo đối chiếu Hiện tượng học của Husserl với chủ nghĩa duy vật biệnchứng 2 ở Trần Đức Thảo bao gồm những công trình viết về sự chuyền hoá

của phép biện chứng duy tâm Hegel thành phép biện chứng duy vật ở Mác,

cùng vai trò của chủ nghĩa Mác trong việc nhận thức và cải tạo thế giới 3 Baogồm những công trình nghiên cứu có thé được xếp vào chu nghĩa duy vật biện chứng của Trần Đức Thảo: ý thức, tư tưởng xuất hiện như thế nào trong cuộc tiễn hoá vi đại của tự nhiên đi từ vật chat, qua sinh vật, nên nhân loại 4 Liên quan đến bản chất và sự hình thành con người, qua đó ông nêu lên quá trìnhtiễn hóa của lich sử loài người.v.v

Các công trình, bài viết nghiên cứu về Trần Đức Thảo nói chung giúpluận văn định hướng, làm sáng tỏ bối cảnh kinh tế - xã hội, tiền đề tư tưởng vàcuộc đời, sự nghiệp của Trần Đức Thảo Bên cạnh đó các bải viết, công trìnhtập trung nghiên cứu nội dung tác phâm “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vậtbiện chứng” nói riêng có tính khoa học, nhận định rõ ràng, rất là ý nghĩa với

luận văn trong việc phân tích tác pham Các bài việt đêu có tính chuyên môn

13

Trang 18

cao, đa dạng, vì vậy là những tài liệu được luận văn tham khảo rất nhiều trong triển khai nghiên cứu.

Mặc dù vậy, nhiều tác giả mới chỉ dừng lại ở việc phân tích tác phẩm,chưa có những đánh giá cụ thể về ưu và nhược điểm của tác phẩm “Hiện tượnghọc và chủ nghĩa duy vật biện chứng”, một số khác thì thiên về những đánhgiá chung cho toàn bộ tư tưởng triết học của Trần Đức Thảo Ngoài ra, cácsách chuyên khảo, bài viết, hội thảo đã đề cập khái quát các vấn đề triết họctrong tư tưởng Trần Đức Thảo bằng nhiều thuật ngữ chuyên ngành còn khó hiểu với đại chúng Trên tinh thần tôn trọng những nhà nghiên cứu đi trước, luận văn tiếp tục tập trung nghiên cứu tư tưởng triết học Trần Đức Thảo trong tác phẩm, nhằm bé sung đầy đủ vào mang đề tài này, từ đó có những đánh giákịp thời trong định hướng nghiên cứu chung về tư tưởng Trần Đức Thảo, làm

sáng tỏ lập trường, quan niệm triệt học của ông.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu của luận văn là:

Phân tích, làm rõ một số nội dung cơ bản của tư tưởng triết học TrầnĐức Thảo trong tác phẩm: “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vat biệnchứng”, từ đó đưa ra một số đánh giá về giá trị và hạn chế của nó.

Đề hoàn thành luận văn, học viên phải thực hiện tốt những nhiệm vụ sau

đây:

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Thứ nhất, phân tích bôi cảnh, tiền đề ra đời tư tưởng triết học Trần Đức

Thảo.

Thứ hai, phan tích một số nội dung cơ bản của tư tưởng triết học TrầnĐức Thảo trong tác phâm “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng”.

14

Trang 19

Thứ ba, đưa ra một sô đánh giá về giá trị và hạn chế trong tư tưởng triết học Trần Đức Thảo.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng triết học Trần Đức Thảo trong tác pham “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng”.

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này tập trung phân tích tư tưởng triết học trong tác phâm “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng” bắt đầuviết năm 1947, xuất bản 1951 của GS Trần Đức Thảo Tác phẩm hiện hiệnnay được dịch va in trong sách “7; ran Đức Thảo toàn tập, tập I (1946 - 1956)” của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Học viên sử dụng tác phâm được in

trong sách nay dé trích dẫn và nghiên cứu.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu dựa của luận văn trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa

Mác-Lénin.

- Dé giải quyết nhiệm vụ trên, luận văn áp dụng phương pháp phân tích

va tong hợp lý thuyết, phương pháp logic - lich sử, phương pháp nghiên cứu

các văn bản gôc.

6 Đóng góp mới của luận văn

Kết quả nghiên cứu này góp phần làm rõ ràng hơn một số vấn đề triếthọc cơ bản trong tác phẩm “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng”

như Phép biện chứng, con người, chủ nghĩa duy vật lịch sử trong tư tưởng của

Trần Đức Thảo, từ đó làm sáng tỏ hơn một số nội dung tư tưởng của chủ nghĩa

Mác - Lên.

Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những ai cùng quan

tâm vé chu dé nay.

15

Trang 20

7 Kêt cầu của luận văn

Dé thực hiện được tot mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên ngoai phân mở đâu, kêt luận và tài liệu tham khảo, luận văn này gôm 2 chương, 8

tiết

16

Trang 21

1.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội Châu Au

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới, từ đó kéo theo nềnsản xuất hàng hóa được mở rộng với quy mô toàn cầu Vào năm 1929 đã xuấthiện cuộc khủng hoảng kinh tế, nó bắt đầu từ nước Mỹ (nước tư bản phát triểnnhất đầu thế kỷ XX) sau đó lan sang Châu Âu và sau là toàn thế giới Cuộckhủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) bắt nguồn từ nền sản xuất tư bảnchủ nghĩa với sự chạy đua sản xuất hàng loạt hàng hóa số lượng lớn, mong đạt lợi nhuận không lồ, dẫn đến thị trường không tiêu thụ hết và điều này làmcho mat cân bang về cung câu, kéo theo là lạm phát, kinh tế đi xuống tramtrọng Hậu qua là kinh tế các nước Châu Âu bị tan phá nặng nề, công nhânthất nghiệp, các cơ sở sản xuất phải đóng cửa, đời sống xã hội giảm sút Cuộckhủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) khiến kinh tế thé giới bi ton thương, hàng

loạt nhà máy, doanh nghiệp, cửa hàng đóng cửa, nông dân mất ruộng đất,

nhiều người lang thang và nghèo đói Trong khi đó các nhà tư bản lựa chọngiải pháp thà đồ hàng, tiêu hủy chứ không bán giá rẻ nhăm hạn chế lạm phát.Đây được xem là cuộc khủng hoảng sản xuất thừa, trái ngược với cuộc khủnghoảng (1919 - 1924) là cuộc khủng hoảng thiếu Khủng hoảng kinh tế làm cho tình hình các nước tư bản căng thắng về tài nguyên, đất đai và thị trường củanhau, đó cũng là một trong những nguyên nhân sâu xa của chiến tranh thế

giới (1939 - 1945).

17

Trang 22

Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) làm cho những mâu thuẫngiữa các nước tư bản lớn đã gay gắt càng thêm gay gắt hơn Các yếu tố nhànước, dân tộc, giáo hội của Châu Âu trở nên đồ ky nhau, tạo thành những mâuthuẫn không thê điều hòa Những lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị và xung độttôn giáo - văn hóa nói chung đã đây Châu Âu vào sự khủng bố của chủ nghĩaphát - xít, sau đó là toàn nhân loại vào cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939

- 1945) đau thương và mat mát nhất trong lịch sử loài người Cuộc chiến tranh

đã làm cho con người mất hết niềm tin vào thực tại, đời song tinh thần của xã hội Châu Âu bị khủng hoảng một cách tram trong Một bộ phan các nha triét hoc, khoa hoc Chau Au bi khung bố hoặc trở thành những mắt xích trong bộ máy phát - xít Trong khi một bộ phận khác đặt niềm tin vào những lý tưởngcao đẹp của chủ nghĩa Mác - Lénin Nó đã trở thành cứu cánh niềm tin vớingười dân Châu Âu, đặc biệt là các nước Đông Âu, với niềm hy vọng Hồngquân Liên - Xô sẽ chiến thắng chủ nghĩa phát - xít Sự vận dụng chủ nghĩaMác - Lênin của Liên Xô ảnh hưởng đến toàn thế giới và tư tưởng của toànthời đại Vì vậy trong giai đoạn này, chủ nghĩa Mác - Lênin đã phát triển một

cách rực rỡ, với chủ trương giải phóng con người, giải phóng các dân tộc bị

áp bức, bóc lột.

Sau khi chiến tranh thé giới thứ hai kết thúc, Châu Âu bị tan phá nặng

nề Phần lớn các nước Tây Âu bị tàn phá, nhiều nhà máy, bến cảng, thànhphó, trung tâm công nghiệp thiệt hại, hàng triệu người chết mắt tích và bị tànphế Ở Pháp năm 1945 sản xuất công nghiệp chỉ bằng 38%, nông nghiệp 50%

so với năm 1938; ở Italia 1/3 tài sản quốc gia bị tổn thất, v.v Tuy nhiên dưới

sự viện trợ của Mỹ trong khuôn khô “kế hoạch Mácsan”, đến khoảng nhữngnăm 1950 kinh tế ở các nước tư bản Tây Âu đã cơ bản được phục hồi so với

trước chiên tranh Các nhà nước tư sản Tay Au tiêp tục củng cô chính quyên

18

Trang 23

của gial cấp tư sản, 6n định kinh tế - xã hội, hàn gan vết thương chiến tranh, liên kết chặt chẽ với Mỹ và tìm cách quay trở lại các thuộc địa cũ của mình.Trong khi đó sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới sự giải phóng của Hồng

quân Liên Xô, một loạt nhà nước dân chủ nhân dân ra đời như Cộng hòa nhân dân Bungari, Cộng hòa nhân dân Anbani, Cộng hòa nhân dan Nam Tu, Cộng

hòa dân chủ Đức v.v Các nước Đông Âu dưới sự viện trợ của Liên Xô cũng

đã phục hồi và tái xây dựng lại đất nước, hình thành hệ thống các nước xã hội

chủ nghĩa, thực hiện chuyên chính vô sản, viện trợ, ủng hộ các phong trảo giải

phóng dân tộc trên toàn thế giới Các nước ở Châu Âu đã chia làm hai hình thái nhà nước, xuất hiện những mâu thuẫn trong chính sách đối nội, đối ngoại, trở thành đối trọng của nhau.

Sau khi được viện trợ và nỗ lực hàn gan vết thương chiến tranh, nhờ sựphục hồi kinh tế nhanh chóng, đời sống xã hội Châu Âu được cải thiện, cáctrào lưu tư tưởng cũng theo đó được nảy nở Các nhà tư tưởng Châu Âu kết

thành các bè phái, phê phán lẫn nhau [56, tr 17] Trong lúc đó chủ nghĩa Mác

- Lênin được xem là tư tưởng của thời đại, được nhiều nhà tư tưởng đánh giá

là không thé vượt qua do những ảnh hưởng sâu rộng của nó Chủ nghĩa Mác

-Lénin trở thành trung tâm cho các nhà tu sản chỉ trích, phê phán, xuyên tac,

phần vì muốn cổ vũ hệ tư tưởng dân chủ tư sản, phần khác muốn vượt qua hệ

tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lénin, chống lại sự mở rộng và ảnh hưởng của

nó đến đời sống Trong tình hình mới, Trần Đức Thảo được xem là một trongnhững nhà Hiện tượng học nổi tiếng thế hệ thứ hai sau Husserl, những phântích, đánh giá của ông về Hiện tượng học được giới học thuật Pháp đánh giácao Tuy vậy tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin quá lớn, trở thànhđiểm sáng của lịch sử tư tưởng thé giới, vì vậy rất nhiều nhà tư tưởng, chính trị đã nghiên cứu, tiếp thu nó và Trần Đức Thảo cũng không ngoại lệ Ông đã

19

Trang 24

đã tích cực nghiên cứu, giảng dạy, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lénin trước các tư tưởng tư sản thịnh hành như chủ nghĩa Hiện sinh, Hiện tượng học,.v.v Chính

vì có xu hướng ủng hộ và bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, Trần Đức Thảo đãphải hoạt động dưới những ánh mắt hoài nghỉ va xa lánh của giới học thuật tưsản Pháp Ông đã phải làm thêm nhiều nghề dé có tiền học tập, nghiên cứutriết học và phải bỏ kỳ thi tiến sĩ nhà nước ở Pháp vì không nhận được sựđồng thuận, khi biện hộ cho chủ nghĩa Mac - Lénin trong bai thi cua minh.Đến năm 1951, bang nhiều cô gắng bài thi của ông được phát hành có tênTiếng Việt là “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vat biện chứng” tại nhà xuất

ban Minh Tân, Paris, nước Pháp [56, tr 27].

1.1.2.Điều kiện về kinh tế - xã hội Việt Nam

Trong những bối cảnh lịch sử cụ thé, con người tham gia vào các quan

hệ sản xuất và tạo nên ý chí độc lập của họ Các quan hệ sản xuất cho thaytrình độ của lực lượng san xuất hiện thời và cấu trúc kinh tế của xã hội, là cơ

sở hiện thực trên đó hình thành các cấu trúc thượng tầng pháp luật, chính trị vàcác hình thái ý thức xã hội Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo thành phương thức sản xuất chi phối đời sống xã hội, chính trị và tư tưởng nói chung Từ đó có thể khẳng định tồn tại xã hội không chỉ tác động đến ý thức

xã hội, mà còn ảnh hưởng lớn đến những tư tưởng của các cá nhân, vì vậy bốicảnh trong nước với tư cách là tồn tại xã hội ít nhiều cũng tác động rất đáng kêđến Trần Đức Thảo Ông là một nhà triết học phương Tây lớn thế kỷ XX, mặc

dù có được những điều kiện phát triển tốt hơn so với phần còn lại của xã hội,nhưng sự trưởng thành từ thơ ấu thì gắn chặt với đời sống xã hội ở Việt Nam,với văn hóa Việt Nam Trực quan VỀ Sự nghèo khó của dân tộc, xiéng xich cua thực dan và khát vọng tự do, độc lập của nhân dân Việt Nam là điều không khó tìm thay ở Trần Đức Thảo Trong bài viết “Vé Đông Dương” của Tran

20

Trang 25

Đức Thảo được soạn ở xà lim nhà tù lúc ông bị bắt từ (9/1945 - 12/1945), ông nên án mạnh mẽ sự hà khắc và tàn bạo của thực dân Pháp Trần Đức Thảo chorằng thực dân Pháp phải chịu trách nhiệm cho những hành vi bóc lột, khủng

bó, tình trạng mù chữ và nền kinh tế lạc hậu ở Việt Nam Tại một bai phỏngvẫn của phóng viên Pháp khi được hỏi rằng, người Việt sẽ đón tiếp quân viễnchinh Pháp đồ bộ như thế nào? Ông đã trả lời: “N6 súng” và đến khoảng thang9/1945, ông bị chính quyền Pháp bắt giam 3 tháng với lý do đe dọa an ninh

nước Pháp.

Qua những tư liệu sử học và các bải viết của Trần Đức Thảo khi học tập

và hoạt động ở Pháp, thì điều kiện kinh tế - xã hội trong nước giai đoạn này gặp muôn vàn khó khăn Về kinh tế, tàn dư phong kiến, chính sách vơ vét tài

nguyên của Pháp, phương thức canh tác nông nghiệp lạc hậu, cùng với sự

cướp bóc của phát - xít Nhật đã làm cho nền kinh tế Việt Nam kiệt quệ, hậuquả là nạn đói cuối năm (1944 - 1945) cướp đi sinh mạng của hàng triệungười Bên cạnh đó lũ lụt làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ, hạn hán kéo dài, làm cho phần lớn diện tích đất không thể canh tác, tiền giả tràn lan, hệ thống ngân hàng trống rỗng, đời sống nhân dân ban cùng hóa Trên tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, nhân dân ra sức tăng gia, sản xuất, nêu cao khâu hiệu “nhường cơm sẻ áo”, tình hình kinh tế trong nước dần dần được cải thiện, nạn đói được day lùi.

Tuy rất khó khăn về kinh tế, nhưng ở Việt Nam phong trào chống chủnghĩa phát - xít, chống chủ nghĩa đế quốc lại diễn ra mạnh mẽ với hy vọng

giành được độc lập tự do cho dân tộc, thành quả là ngày (2/9/1945) nước Việt

Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời Dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi chế độ phát xít Nhật, dưới lá cờ của Đảng, lãnh đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh giành lại quyền tự chủ cho dân tộc, có chính phủ lâm thời và trở thành lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới Tuy vậy, sau ngày

-21

Trang 26

độc lập xã hội Việt Nam đứng trước muôn vàn thách thức Quân đội các nước

đế quốc dưới danh nghĩa quân Đồng minh lần lượt kéo vào Việt Nam, ở phíaBắc vĩ tuyến 16 là 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc, theo sau chúng là ViệtNam quốc dân đảng và Việt Nam cách mạng đồng minh hội, với dã tâm lật đồchính quyền non trẻ mới thành lập Ở vĩ tuyến 16 trở vào Nam, 1 vạn quânAnh kéo vào, tàn sát nhân dân Nam Kỳ tạo điều kiện cho quân Pháp quay lạixâm lược Việt Nam Cùng với đó tàn dư phong kiến để lại ảnh hưởng hết sứcnặng nề, hơn 90% nhân dân Việt Nam mù chữ, xã hội Việt Nam lúc bấy giờrơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn, bị giặc đói, giặc dốt, giặc nhà va giặc ngoại xâm can quấy Việt Nam ở thế “ngàn cân treo sợi tóc” [57, tr 121 - 129] Dé thoát khỏi những khó khăn, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, chínhphủ lâm thời đã có những chính sách mềm mỏng, nhượng bộ với Pháp, hòahoãn với Trung Hoa Dân Quốc, nhượng bộ cho Pháp một số quyên lợi về kinh

tế Tuy nhiên với dã tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa, thực dân Pháp đã

phá hoạt các hiệp ước, tàn sát dân thường ở nhiều khu vực Nam Kỳ, Hà Nội, gửi tối hậu thư đòi Chính phủ lâm thời phải giải tán Trước tình thế cấp bách ngày (19/12/1946), lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí

Minh được truyên di cả nước.

Sau những chiến thắng thực dân Pháp ở Việt Bắc Thu - Đông 1947, biêngiới Thu - Đông 1950, con đường liên lạc với quốc tế được khai thông, chínhphủ Việt Nam được các nước khối xã hội ủng hộ, viện trợ về nhiều mặt, tìnhhình cách mạng Việt Nam có nhiều thay đổi, đòi hỏi cấp thiết cần có thật nhiềunhững con người uy tín, ding cảm, am hiểu về lĩnh vực lý luận chủ nghĩa Mác

- Lênin phục vụ cho cách mạng, cho sự nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa để quốc, nội phản, bảo vệ nền độc lập nước nhà và kết lối với phong trào cách

mang vô sản thê giới Sự dau tranh của những người cộng sản vì nên độc lập,

22

Trang 27

tự do của dân tộc vả uy tín tầm ảnh hưởng của lãnh tụ Hồ Chí Minh đã tác động rất lớn đến tư tưởng du học sinh Việt Nam ở Pháp, trong đó có Trần ĐứcThảo Chính vì vậy, Trần Đức Thảo đã muốn trở về nước, tham gia và phục vụ

sự nghiệp cách mang chung Mặt khác sự van dung chủ nghĩa Mác - Lénin vào

cách mạng Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã thành công lớn Nhữngnhận định và niềm tin của Trần Đức Thảo vào tính khoa học của chủ nghĩaMac - Lênin được củng cố, từ đó thôi thúc ông viết tác phẩm “Triét lý đã di đến đâu?” nhằm phê phán tư tưởng tư sản phương Tây, chỉ ra sự ưu việt khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin ở phương Đông, trong đó có Việt Nam Đồng thời Trần Đức Thao cũng gấp rút hoàn thành phan thứ II tác phâm “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng”, nhằm ủng hộ, bảo vệ tư tưởng chủnghĩa Mác - Lênin, giảm thành kiến của các nhà tư tưởng tư sản với chủ nghĩaMác - Lénin, hướng họ đến ủng hộ phong trào cách mang vô sản toàn thé giới.

Có thể nói Trần Đức Thảo được tiếp cận với nền học thuật phương Tây trong một giai đoạn đặc biệt, Châu Âu vừa trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), rồi đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), ông đã chứng kiến sự đồ nát và hồi sinh của Châu Âu trong chiến tranh và sau chiếntranh Từ trong khoảng thời gian ở trại giam, đến lúc trở về Việt Nam, TrầnĐức Thảo đã nhận ra sự tàn bạo của chế độ thực dân, một chế độ theo ông là

luôn đóng vai trò phản động và áp bức, các tư tưởng dân chủ tư san thi bai trừ

chủ nghĩa Mác - Lénin, phân biệt người với người, vì vậy không thé đem lạinhững phản ánh chân thực Trần Đức Thảo đưa đến nhận định rằng chế độthực dân không thê cải cách mà chỉ có thể xóa bỏ nó Ông cho rằng chủ nghĩa Mác - Lénin thiết thực ở Phương Đông, giúp quan chúng hiểu được hiện thực,

nó mới là ly luận khoa học cho sự nghiệp giải phóng loài người, giải phóng

các dân tộc bi áp bức bóc lột [68, tr 49 - 50].

23

Trang 28

Tóm lại, có thể khăng định răng, những điều kiện về kinh tế - xã hộiChâu Âu nói chung và Việt Nam nói riêng đã tác động đến sự hình thành tưtưởng triết học của Trần Đức Thảo Ông là nhà triết học được đào tạo ở Pháp,

nhưng cũng là một người Việt Nam, một trí thức Việt Nam, trải qua bao thăng

trầm ở xứ người, ông vẫn luôn hy vọng được trở về đóng góp cho nên độc lập

và tự do của dân tộc, với tư cách là một người có những cảm nhận chân thực

về chế độ phát - xít, chế độ dé quốc thực dân.

1.2.Tiền đề lý luận của tư tưởng triết học Trần Đức Thảo

ĐỀ đi vào tư tưởng triết học của Trần Đức Thảo, cần phải làm rõ các tràolưu tư tưởng triết học mà Trần Đức Thảo đặc biệt quan tâm và dựa vào đó déthay được sự hình thành tư tưởng của ông, lam sáng tỏ con đường ông đến vớichủ nghĩa Mác - Lênin Có rất nhiều tiền dé tư tưởng từ cô đại đến hiện dai,nhưng liên quan trực tiếp đến sự hình thành tác phẩm “Hiện tượng học và chủnghĩa duy vật biện chứng” của Trần Đức Thảo là các trào lưu Hiện tượng học

Husserl, Hiện tượng học Hegel và chủ nghĩa Mác — Lénin, chúng có vai trò

tiền đề chính trong sự hình thành của tác phẩm Trên con đường Trần ĐứcThảo đến với triết học Mác - Lênin, nhờ vào những hiểu biết về Hiện tượnghọc Hegel, ông đã vượt bỏ hình thái duy tâm của Hiện tượng học Husserl détrở thành một nhà triết hoc duy vật biện chứng

1.2.1 Hiện tượng học Husserl

Edmund Gustav Albrecht Husserl sinh năm 1859 và mat năm 1938 là triếtgia người Đức gốc Do Thái, người sáng lập trường phái Hiện tượng học.Những tác phẩm mà Husserl đã viết về Hiện tượng học là Những nghiên cứuLogic (1900 — 1901; 2 tập), Triết học với tư cách khoa học chặt chế (1911) -tác phẩm đầu tiên trình bày một cách đầy đủ và có hệ thống về Hiện tượnghọc; Những mặc tưởng về Descartes (1913) Các tác phẩm ra đời muộn hon

24

Trang 29

là Vé hiện tượng hoc của sự y thức về thời gian nội tại (1928); Légic hình thức

và tiên nghiệm (1929) - tac pham chin mudi nhất của ông: Sự khủng hoảng củacác khoa học Châu Au, Kinh nghiệm và phán đoán (1938) - tác phẩm được

người giúp việc của Husserl là Ludwig Landgrebe biên tập với sự tham khảo ý

kiến của ông Ngoai ra, Husserl còn có các tác phẩm luận án tiến triết học quantrọng của ông; Các vấn dé của triết hoc và số học (1886), hay Những ÿtưởng (1913) - tác pham trình bày có hệ thống nhất về hiện tượng học Ngàynay, những phần quan trọng trong các bài báo và những công trình nghiên cứu

đã được xuất bản trước đây của Husserl được in trong bộ Husserl toàn tập (Husserliana) Những tác phâm chính của ông cũng đã được dịch sang tiếng Anh Các tác phẩm của Husserl cũng cho thấy một nỗ lực miệt mài của ông

1 Về phương pháp luận, thực chất là sự tông hợp trực giác độc đáo, sự

trực giác đặc biệt như là “trực giác các bản chất” và “mô tả các bảnchất thuần túy”, là một sự phân tích có chủ định, là sự phân tích vạch

ra các đối tượng nhắm đến (Noema) và sự nghiên cứu thuần túy về chúng kết hợp với các hành vi ý thức (Noesis).

25

Trang 30

2 Về nhận thức luận, Husserl muốn phân tích các bản chất logic, như là

các đối tượng lý tưởng phổ quát, cũng như là kết hợp phân tích cáckiêu đối tượng khác nhau với cách tiếp cận mang tính quá trình đối với

lý luận nhận thức Husserl đã tổng hop và b6 sung thêm những phântích về “sống trải” thường được thấy trong tâm lý học, tạo nên sự độcđáo của học thuyết của hiện tượng học.

3 Về siêu hình học và bản thể luận, mặc dù ý tưởng của Husserl là xây

dựng một học thuyết hiện tượng phi tiền đề, chuyên biệt đề tài kiến

tạo, tức là làm rõ sự sáng tạo của ý thức trong sự hình thành các giá

trị Tuy nhiên trên con đường xây dựng học thuyết, Husserl vẫn cho sự hiện diện của thế giới nói chung, các sự vật của thế giới, ton tại và cáclĩnh vực của tôn tại

4 Các khia cạnh triết học xã hội, giá trị - đạo đức, triết học - lịch sử đã

xuất hiện trong các tác phẩm hậu kỳ Husserl Những van đề về sựkhủng hoảng của Châu Âu, thế giới sống trở thành chủ đề chính của

ông [56, tr 910].

Tư tưởng triết học của Husserl là sự tiếp nối luận điểm triết học “Ti tw duy, vậy tôi tôn tại” của Descartes, khi “cái Tôi” là trung tâm chi phối mọi biểu hiện ở con người Trong tác phẩm “Những mặc tưởng về Descartes 1931”chính Husserl đã gọi Hiện tượng học là thuyết “Descartes mới” như một sự kếtục truyền thống Trần Đức Thảo ghi nhận sự nỗ lực trong nghiên cứu củaHusserl, ông cho răng Husserl không chỉ tiếp thu những tư tưởng triết họcDescartes, mà còn phát triển nó thành trường phái Hiện tượng học riêng Ôngphân tích rằng một mặt Husserl đã kế tụng truyền thống triết học cổ điểnDescartes, Kant, Hegel, mặt khác tiếp thu thuật ngữ “tinh ý tướng” từ nhà tâm

lý học Brentano, qua đó thấy được đặc trưng của ý thức: “Ý thức, là ý thức về

cái gì đó; trong bản thân nó, nó đòi hỏi cái gì đó khác với bản thân nó, tức là

26

Trang 31

đối tượng mà nó nhắm tới” [68, tr 293] Theo Trần Đức Thảo: “Hiện tượng học bắt đầu bang bản thé học Đó là khi nó vượt qua những diễn giải của chủnghĩa duy tâm lý, biến cái hiện thực thành một tập hợp những trạng thái ýthức, dé trở về với chính các sự vật và tìm lại ý nghĩa của ton tại trong trạngthái đầy đủ nhất của tính xác thực của nó” [68, tr 261], qua đó mở ra thé giớicủa những giá trị và mục đích chỉ có ở đời sống tinh thần con người: “Thế giớihiển nhiên không phải là thế giới giản đơn của các sự vật, mà những sự vật này

mang những thuộc tính của giá trị và mục đích” [68, tr 310] Hiện tượng học

Husserl với ý nghĩa của nó đã thống nhất thế giới của tri thức kinh nghiệm cảm tính với đời sống tinh than của con người, làm nổi bật nội dung sống động của đời sống hiện thực, kéo thế giới hiện tượng vô tri, vô giác, thành những tậphợp tư tưởng có triển vọng, vận động và hiện ra: “Thay vì “bỏ mặc mình”trong cuộc sống tự phát này, tôi có thé bằng một hành động tu do, tạo ra sựthay đổi hoàn toàn về thái độ Tôi có thé gác lai quan điểm chung về tồn tại,không còn tin vào thế giới ngay cả khi vẫn sống ở trong nó” [68, tr 310 - 311]

Về mặt phương pháp luận Trần Đức Thảo đã tiếp thu quan niệm về

“tính ý hướng” (tính chủ định) và “phương pháp quy giản” của Husserl Ông

thừa nhận tính ý hướng là một đặc trưng của ý thức con người, nhưng không

thừa nhận nguồn gốc của nó và cái cách mà các nhà Hiện tượng học, hiện sinh,tâm lý học giải thích nó Ngoài ra Trần Đức Thảo cũng chỉ ra rằng việc vậndụng phương pháp Hiện tượng học “quy giản” là cách tiếp cận cho phép chúng

ta vượt qua sự trừu tượng về thế giới dé trở về với nguồn gốc của nó Sự tiếpnhận phương pháp quy giản Hiện tượng học của Trần Đức Thảo được thể hiện

trước tiên qua luận văn cao học dưới sự hướng dẫn của Jean Cavaillès, mang

tên “Phương pháp hiện tượng học ở Husserl” (1941 - 1942), tiếp đến là biên khảo về “Nguồn gốc của quy giản hiện tượng hoc ở Husserl’” 1950, về sau trởthành đoạn 6 của chương 2 - Sự phát hiện quy giản trong tác phâm “Hiện

27

Trang 32

tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng” xuất bản năm 1951, trong đó Trần Đức Thảo nhận thấy sự phát triển của Husserl so với Descartes và Kant về vấn

đề quy giản, nhưng ông cũng không đồng tình khi Husserl cho rằng, phân tíchHiện tượng học có khả năng năm bắt những đặc điểm của dòng chảy liên tụccủa ý thức và có đạt tới được các bản chất phô biến Theo Trần Đức Thảo cáctầng gốc của sự vận động đều được đặt trên cái nền vật chất, từ đó xuất hiệncau trúc hạ tang và kiến tạo nên những kiến trúc thượng tang ý niệm xuất hiệndan trong suốt chiều dài lịch sử Xét đến cùng, nền tang dé duy trì cuộc sống của con người chính là sản xuất vật chất, còn các giá trị tinh thần sẽ tiêu vong trong vòng vận động của lực lượng sản xuất xã hội.

và nhận thức luận, tác phẩm “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biệnchứng” là công trình mà Trần Đức Thảo muốn bước đầu vượt bỏ Hiện tượnghọc đến với chân trời của chủ nghĩa Mác - Lénin Thông qua phân tích, TrầnĐức Thảo khăng định Husserl đã rơi vào nghịch lý của chủ nghĩa hoài nghi vàphương pháp quy giản hiện tượng học trên thực tế là sự vận động biện chứng:

“Những mối quan hệ tao /ập của hiện tượng học lại giả định chính xác sự không thể hiểu được của bước chuyên từ cấp độ của cdi tao lập sang cấp độ

của cái được tạo lập Đó không phải là sự quy giản của cái cao hơn vảo cái

thấp hơn ma là một sự vận động biện chứng” [68, tr 248] Nhờ vận dụngphương pháp quy giản Hiện tượng học, Trần Đức Thảo đã tập trung vào phântích và trình bày bản chất của “kinh nghiệm, cái sống trải” gắn với sự tiễn hóa

của xã hội loài người, cũng như sự sinh thành của lý tính Thông qua nội dung

của phần thứ hai của tác phẩm “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biệnchứng”, Trần Đức Thảo muốn vượt qua chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm ở hiện tượng học Husserl Qua tác pham, ông cũng đã nỗ lực thống nhất tinh ý hướng

của ý thức, tw đo của con người với quá trình vận động của Jich sử.

28

Trang 33

Hiện tượng học Husserl là tiền đề có ảnh hưởng đến Trần Đức Thảongay từ khi bắt đầu con đường nghiên cứu triết học, ông cũng được xem làchuyên gia hang đầu ở khía cạnh nay Trần Đức Thao bat đầu tiếp thu Hiéntượng học Husserl bắt đầu từ năm 1939, khi ông theo học tại đại học Sư phạmParis, Merleau Ponty đang làm trợ lý tại đây và chính ông đã hướng Trần ĐứcThảo chú tâm đến hiện tượng học Husserl Từ (9/1940 - 3/1941) chiến tranhthé giới thứ hai bùng nổ, Tran Đức Thảo phải lánh nạn ở Khoa Văn trườngClermont Ferrand Tại đây Trần Đức Thảo đã gặp trò của M.Ponty là JeanCavaillès và chính J.Cavaillès đã hướng dẫn Trần Đức Thảo luận văn thạc sĩ triết học với tên đề tài “Phương pháp hiện tượng học cua Husserl” Luan văn của Trần Đức thảo sau này được Jean Cavaillés đánh giá là xuất sắc Năm

1944, Trần Đức Thảo tới Bỉ nghiên cứu tại cơ quan lưu trữ Husserl tạiLouvain Tại đây, ông đã tiếp cận được trực tiếp những tải liệu viết tay củaHusserl và được giao cho 3000 trang bản thảo của Husserl dé ông mang vềParis Chính vì vậy, Trần Đức Thảo phần nào cũng đóng vai trò thiết lập cơ sởban đầu của kho lưu trữ Husserl tại Paris Ông được giới học giả Pháp đánh giá

là một trong những người góp phần du nhập tư tưởng Husserl vào nước Pháp

và làm chủ được những phương diện khó nhất, khác biệt nhất trong tư tưởng của Husserl mà van có cái nhìn tổng thé về Hiện tượng học Trong quá trìnhnghiên cứu Hiện tượng học Trần Đức Thảo đã nam bắt gần như toàn bộ cácbản thảo, tư tưởng triết học của Husserl và đã tiếp thu những phương diện giátrị của Hiện tượng học Husserl Vì vậy những phân tích của Trần Đức Thảo vềHiện tượng học Husserl trong tác phâm “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vậtbiện chứng” được đặt trên góc nhìn thuần túy lịch sử và thế giới quan duy vật

biện chứng.

1.2.2 Hiện tượng hoc Hegel

29

Trang 34

Georg Wilhelm Friedrich Hegel sinh ngày (27/8/1770) trong một gia

đình viên chức và là nhà triết học người Đức Ông là đại biểu vĩ đại nhất củatriết học cô điển Đức, là nhà tư tưởng đỉnh cao của triết học tư sản và của chủnghĩa duy tâm khách quan thế kỷ XIX Hegel chịu ảnh hưởng lớn từ triết họcSchelling, Fichte Năm 1802, Hegel xuất bản tác phẩm triết học đầu tay củamình có nhan đề “Sự khác nhau giữa hệ thống triết học của Fichte và hệthống triết học của Schelling”, năm 1807 Hegel xuất bản “Hiện tượng họctinh thần” Từ năm (1808 - 1816) ông là hiệu trưởng của một trường trung học tai Nuremberg và viết cuốn “Khoa học Logic” Năm 1816 ông đảm trách

cương vị giáo sư tại Dai hoc Heidelberg, 1918 giáo sư Dai hoc Berlin Khi

còn là giáo sư Đại học Heidelberg ông đã cho xuất bản “Bách khoa thư cáckhoa học triết học ”, tac phẩm là công trình đồ sộ trong đó có phần giản lượcKhoa hoc Logic trước đó và gắn kết nó trong những nguyên tắc của Triết học

tự nhiên và Triết học tỉnh than Năm 1821, Hegel cho xuất bản “Nhữngnguyên lý của Triết học Pháp quyên ” dé giải quyết van đề chính trị, mở rộng Triết học tỉnh thần của ông Vào (14/11/1831) Hegel qua đời.

Hegel là nhà triết học có ảnh hưởng đến triết học cô điển Đức thế kỷ XIX, những bài giảng, tác phẩm của ông về triết học lịch sử, triết học tôn giáo, mỹ học và lịch sử triết học có tiếng vang lớn Tư tưởng của Hegel ảnh hướng đến nhiều nhà triết học như C.Mác, Kierkegaard, v.v Sau này phầnnhiều người ta quan tâm đến triết học Hegel xoay quanh hai trào lưu triết học

là chủ nghĩa Mác - Lénin và chủ nghĩa hiện sinh, hay các tư tưởng và chính tri

xã hội của ông Ở Pháp một hình thái mới của triết học Hegel thế kỷ XX gọi

là Hiện tượng học Hegel đã ảnh hưởng lên một thế hệ các nhà triết học hiện

sinh và phân tâm học như J.P.Sartre, J.Lacan, J.Hippolyte, Merleau Ponty,

v.v thông qua các bài giảng Alexandre Kojéve Hiện tượng học lúc đầu được Hegel hiểu là tinh than, là phần thứ nhất của triết học và nó phải trở thành nền

30

Trang 35

tảng cho các bộ môn triết học còn lại - Logic học, triết học tự nhiên và triết học tinh thần Sau này, Hegel hiểu Hiện tượng học chỉ là một bộ phận củatriết học tinh thần và đặt nó ở giữa tâm lý học và nhân học với nhiệm vụ

nghiên cứu ý thức, tự ý thức và lý tính [56, tr 907 - 908].

Năm 1948, Merleau Ponty mời Trần Đức Thảo viết bài báo cho tạp chíLes Temps Modernes nhân dip Alexandre Kojève xuất bản giáo trình giảngdạy, chính vì vậy Trần Đức Thảo đã tìm hiểu kĩ hơn về Hiện tượng học củaHegel và viết bài với tiêu đề “Hiện tượng học tinh than và nội dung hiện thực của nó” Thông qua bài báo, Trần Đức Thảo đã phê phán lại những giải thích mang tính hiện sinh của Kojève về Hiện tượng học Hegel, đồng thời đã giúpông tự thoát khỏi quan điểm duy tâm của Husserl Chính thực tiễn nghiên cứuHegel đã trở thành cây cầu giúp Trần Đức Thảo vượt bỏ Hiện tượng học đếnvới chủ nghĩa Mác - Lênin Ông đã đi đến kết luận rằng, chỉ có phương phápduy vật biện chứng mới cho phép hiểu được nội dung hiện thực và ý nghĩađích thực của thuyết Hiện tượng học Hegel

Trong bài báo, Trần Đức Thảo cho răng những bình luận của Kojève về Hiện tượng học tinh thần Hegel giúp khảo sát sự vận động của ý thức với sự vận động của lịch sử nhân loại băng một sự sáng tỏ hiếm thấy và một sự sâu sắc độc đáo Theo ông, Kojève đã diễn giải phép biện chứng chủ nô và nô lệduoc Hegel trình bày, nhăm tái tạo sự vận động của hiện thực, giống với cáchcủa Mác, khi ham muốn và lao động phủ nhận những dữ kiện tự nhiên và biếnđổi nó trở nên có nhân tính Con người như trình bày của Kojève chỉ thực sự

có tính người khi họ mạo hiểm cuộc sống của mình để khăng định ý nghĩa củabản thân, vì vậy lịch sử của lao động và các cuộc đấu tranh xác định sự vận động của lịch sử, như là sự vận động của con người Trần Đức Thảo cũng nhận xét rằng, Kojève muốn diễn giải toàn bộ nội dung của Hiện tượng học Hegel bằng phép biện chứng chủ nô và nô lệ là điều rất đáng ghi nhận, nhưng

31

Trang 36

cũng là quá sức Trần Đức Thảo lý giải răng, đúng là lịch sử đã được tạo nên băng các cuộc dau tranh và lao động của con người, nhưng hai khái niệm nàyđược Kojève giải thích còn mơ hồ và không phản ánh những đặc thù của sự

vận động như Hegel diễn đạt nó.

Trước những nhận định của KoJève về Hiện tượng học Hegel có xuhướng hiện sinh Trần Đức Thảo cũng chỉ ra những nội dung hiện thực củaHiện tượng học Hegel, nguồn gốc đích thực của cái Tôi, cai ý thức về bảnthân, gia đình, đời sống tinh thần xã hội, các hình thái kinh tế - xã hội, v.v

trong lịch sử qua phân tích Hiện tượng học Hegel và các dữ liệu hiện thực.

Cuối cùng Trần Đức Thảo kết luận rằng: “Khi bảo vệ thuyết nhị nguyên - với một vẻ cao hứng vả chăng rất hào nhoáng, - ông của Kojève tự đặt mình mộtcách có cân nhắc ở bên ngoài chân trời Hegel” [68, tr 145] Theo Trần ĐứcThảo quan niệm về lịch sử như là thực tại tối cao của Kojéve, cùng lúc mất đicái ý nghĩa thực tế của nó như Hegel diễn đạt Sự chia cách con người vàthiên nhiên về thực tiễn cho thấy sự đối lập của con người với tự nhiên, mởđường cho thuyết duy linh và sự phản công của tôn giáo, dù không ai nghi ngờ lập trường vô thần của Kojève.

Trần Đức Thảo cũng khẳng định rằng những phân tích của Kojève khichỉ xem xét “lịch sử” dưới góc độ là sản phẩm của xã hội loài người, conngười đứng đối lập với tự nhiên, chi “lịch sử” mới phát triển một cách biệnchứng, còn trong giới tự nhiên thì phép biện chứng hoan toàn vắng mặt.Những nhận định của KoJève về Hiện tượng học Hegel theo Trần Đức Thảo

không làm giảm giá tri công trình của Kojéve, khi đã trình bày mục đích cua

triết học là đạt tới chân ly của lịch sử, con người hoàn toàn có khả năng hiệnthực hóa chân lý trong lich sử và vì vậy con người không thé ton tại bên ngoài

lịch sử Những diễn giải của Kojève là có giá trị rõ ràng, chính xác và đi vào

nội dung.

32

Trang 37

Từ những đánh giá, nhận xét và phân tích qua bài báo, Trần Đức Thảo

đã đã ghi nhận những đóng góp và nhận định của Kojève về Hiện tượng họcHegel, đồng thời thông qua nghiên cứu thực tiễn Hiện tượng học Hegel, ông

đã tiếp thu hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm của Hegel và lậtngược nó Sau này khi viết phan II tác phẩm “Hiện tượng học và chủ nghĩaduy vật biện chứng” Trần Đức Thảo khăng thế giới tinh thần và lịch sử khôngphải chỉ là lịch sử của các giai cấp thống trị mà là lịch sử của lao động sảnxuất và các mối quan hệ của con người, đồng thời phê phán phép biện chứng của Hegel: “Đời sống, trong chừng mực nó vượt qua vật chat, thi tiêu nó đồng thời bảo tén nó, sự phủ định tất yếu nảy sinh từ sự bảo tồn và sự bảo tồn được giả định trong sự phủ định Nó không hề là phép biện chứng của ý tưởng

như nó hiện diện ở Hegel, ma của chính vận động của giải thích khoa học”

[68, tr 512] Phép biện chứng như Trần Đức Thảo lý giải không thể xếpchồng “triết học về tự nhiên” nên khoa học thực chứng, mà nó chỉ xác định sự

thật của các khái niệm khoa học, trong chừng mực nó tái hiện lại trong ý thức,

quá trình hiện thực, qua đó đời sống cấu thành trong sự vận động chung của các cấu trúc vật chất, vì vậy quan niệm về thế giới a=a là một sai lầm và trên hết tính đồng nhất đích thực, cụ thể, chứa đựng trong nó sự khác biệt, sự thayđồi

1.2.3.Chủ nghĩa Mác - Lênin

Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX do C.Mác

(1818 - 1883) và Ph.Angghen (1820 - 1895) khởi xướng Chủ nghĩa Mac ra

đời không chỉ xuất phát từ những nhu cầu khách quan của lịch sử, mà còn là

sự kế thừa di sản lịch sử triết học Giai đoạn hình thành và phát triển do Mác

và Ăngghen thực hiện, diễn ra từ (1842 - 1843) đến (1847 - 1848); sau đó từnăm (1849 - 1895) là quá trình phát triển sâu sắc hơn Trong giai đoạn này,

33

Trang 38

Mác và Ăngghen đã nghiên cứu tư tưởng nhân loại trên nhiều lĩnh vực từ cổ đại đến xã hội tư bản đương đại, dé từng bước củng cố, bổ sung vả hoàn thiệnquan điểm của minh Giai đoạn bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mac, là giaiđoạn chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi vào nước Nga, chủ nghĩa tư bản

đã chuyên mình thành dé quốc chủ nghĩa Dé bảo vệ địa vị và lợi ích của giaicấp tư sản, những trào lưu tư tưởng như chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, chủnghĩa thực dụng, chủ nghĩa xét lại, v.v đã mang danh đôi mới chủ nghĩa Mác

để xuyên tạc và phủ nhận chủ nghĩa Mác Trong bối cảnh như vậy, V.I Lênin

đã bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác qua các thời kỳ (1893 - 1907) và (1907

diện cua chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lénin.

Sau hai cuộc chiến tranh thế giới, trước những hoàn cảnh lịch sử mới,tình hình quốc tế có nhiều thay đổi, sự đối kháng giữa chủ nghĩa tư bản vàchủ nghĩa cộng sản đã tạo ra sự bất ôn về mọi mặt ở nhiều quốc gia, trong đó

có Việt Nam Trong bối cảnh như vậy Trần Đức Thảo đã tham gia vào các phong trào đòi tự do, độc lập cho các dân tộc thuộc địa tại Pháp Vào cuối năm 1945, khi nhà cầm quyền Pháp quy tội cho Trần Đức Thảo tấn công sự

34

Trang 39

én định của nhà nước Pháp, ông đã cảm nhận sâu sắc sự đối nghịch giữa dân

tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân Từ những hoàn cảnh bản thân gặp phải

trên con đường đấu tranh đòi tự do, độc lập cho dân tộc, Trần Đức Thảo đã cónhững chuyền biến tư tưởng hướng đến chủ nghĩa Mác - Lênin Cùng với đógiữa thế kỷ 20, chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống triết học không thêvượt qua như nhận định của nhiều nhà triết học và Trần Đức Thảo cũngkhông thé nào làm ngơ với nó Chủ nghĩa Mác - Lénin trở thành tư tưởng cổ

vũ các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới nói chung và là ngọn đèn soi sáng

con đường cách mạng ở Việt Nam nói riêng, nó có ý nghĩa thực tiễn và lý

luận vượt thời đại, là chìa khóa xóa bỏ chế độ dân tộc này bóc lột dân tộc khác Ngoài ra, những bat đồng của Trần Đức Thảo với triết học hiện sinh quacuộc luận chiến triết học với J.Sartre, khi Sartre không công nhận những giátrị triết học của chủ nghĩa Mác - Lénin một cách đầy đủ, điều nay khién TranDuc Thảo đoạn tuyệt với hoc thuyết Hiện sinh, đưa ông đến chân trời của chủ

nghĩa Mác - Lénin.

Trong thời gian học tập, giảng dạy triết học ở Pháp, Trần Đức Thảo cũng phát hiện ra nhiều trào lưu triết học phương Tây thịnh hành đã xuyên tạc

các quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lénin, vì vậy ông đã không ngừng bảo vệ

chủ nghĩa Mác - Lênin qua các bài viết, nghiên cứu của mình Qua các nghiêncứu Tran Đức Thảo đồng tình với những quan niệm về lịch sử, những nguyên

lý khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ đó ông đưa đến kết luận chỉ có

phép biện chứng duy vật mới giải thích được hiện thực, mới là công cụ cho

hoạt động nghiên cứu thực tiễn và cải tạo thế gidi

Qua bài viết “Vé Đông Dương” (1945), Tran Đức Thao đã kịch liệt nên

án chế độ thực dân Pháp, khi cho rằng: “Những người Pháp ở Đông Dương không bao giờ che giấu thái độ phản động và sự đồng tình của họ với chủ nghĩa phát xit” [68, tr 50] Trong bài viết “Sw điển giải các sự kiện Đông

35

Trang 40

Duong theo chủ nghĩa Trotsky” Trần Đức Thảo đã chống lại nhìn nhận sai trái về các sự kiện diễn ra ở Đông Dương Trần Đức Thảo cũng có nhữngphân tích đầu tiên về quan hệ giữa Hiện tượng học và chủ nghĩa Mác - Lênintrong bài viết “Chủ nghĩa Marx và hiện tượng học” (1946), ông chỉ ra rằng

Hiện tượng học là lời kêu gọi của cảm thức tình cảm hơn là hướng dẫn cho

một hành động thực tế: “Dưới hình thức hiện sinh chủ nghĩa của nó, hiện

tượng học chỉ mới là lời kêu gọi của cảm thức hành động hơn là sự hướng dẫn

cho một hành động thực tế” [68, tr 50], trong khi đó bản chất của những phân tích ở chủ nghĩa Mác - Lênin gắn với thực tiễn, thực tại, đòi hỏi sự hiện thực hóa: “Bản chất của phân tích marxiste, với tư cách là phân tích thuc tiễn, chủ yếu là dé rút ra, từ phân tích thực tại, đòi hỏi của một sự vượt qua biện chứng,

nơi su that của nó được thực hiện” [68, tr 66].

Trong tác pham “Triết ly đã đi đến đâu?” xuất bản năm 1951, ở phankết luận, Trần Đức Thảo đã cho rằng, tư tưởng Tây Âu hoàn toàn hư nát, vìgiai cấp trưởng giả (tư sản) hết tương lai, đời sống vô ý nghĩa và đã man Chủnghĩa Mác phát triển nhờ công lớn của Lênin, và Stalin đã hoàn thành các phương pháp hoạt động thực tế và hiệu lực của nó Đồng thời, ông cũng cho rằng thời đại của dé quốc tư sản sẽ giải tán nhờ các cuộc cách mạng vô sản và

chủ nghĩa Mac - Lénin có khả năng hòa vao văn hóa phương Đông, trở thành

tư tưởng khoa học cho cách mạng, gan kết các dân tộc bị áp bức, bóc lột vàgiải phóng toàn bộ xã hội Đến tác phâm “Hiện tượng hoc và chủ nghĩa duyvật biện chứng” (1952), nội dung tác phẩm đã phản ánh hiểu biết, đóng gópcủa Trần Đức Thảo với chủ nghĩa Mác - Lénin, lịch sử triết học và đồng thờikhẳng định lập trường thế giới quan của ông

Có thê kết luận rằng, Trần Đức Thảo đã tiếp thu những phương diện giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, trên nền truyền thống triết học phương Tây.

Ong đên với chủ nghĩa Mác - Lênin một mặt vì những hoản cảnh của bản

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:07

w