1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Triết học: Tư tưởng về tâm của Vương Dương Minh và những giá trị, hạn chế

77 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN NGỌC VŨ DUY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội-2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN NGỌC VŨ DUY

TƯ TƯỞNG VE TAM CUA VUONG DƯƠNG

MINH VA NHUNG GIA TRI, HAN CHE

Luan van Thac si chuyén nganh Triét Hoc

Mã số: 8229001.01

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Như

Hà Nội-2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan rang:

- Luận văn Thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướngdẫn của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong các công

trình của ai khác.

- Luận văn đã tiễn hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị.

- Kết quả nghiên cứu của các nhà ngiên cứu khác đã được tiếp thu, bình luận

và đánh giá khách quan, có dân nguôn cụ thê.

Tác giả Luận văn

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ©5222 21 2x21 211211271 2121121121111211211 1111111211111 2

CHUONG 1: DIEU KIỆN, TIEN ĐÈ HÌNH THÀNH TƯ TUONG TÂM

CUA VƯƠNG DUONG MINH 2-5 2222212221 21211271 21211211 E1 101.1 Bồi cảnh chính trị, xã hội và tư tưởng của Trung Quốc từ thế kỷ 14đến thé KY 16 - ¿525222 +EEEEEEEEE9E151121121121111111111111111 11.11111110 101.2 Tiền dé tư tưởng Tâm của Vương Dương Minh - 131.3 Thân thé và sự nghiỆp ¿2-2 2 x2xz+E+EEeEEeEErErerkerkerreee 25Tiểu kết Chương l 222 2222111111111 2xxe 29

CHƯƠNG 2: NOI DUNG CƠ BAN TRONG TƯ TƯỞNG VE TÂM CUA

VƯƠNG DUONG MINH 2 2 SS SEEE2EEEEEEEEE21122127171211 211111 ce, 30

2.1 Tâm và các mối quan hệ của nó 2- 2 2 s+s£+zz+z++zxzzse2 30

2.2 Học thuyết lương tri - ¿- ¿5£ +tSE+EE+EE2EEEEE2EEEEEEerkerkerkerree 382.3 Học thuyết tri hành hợp nhất - 22 2 + x+s++zz+zx+zxezsez 422.4 Học thuyết trí lương ti ¿- 5: ©5s2x£+2xt2Ext2EEerkeerksrxerrerree 46Tiểu kết Chương 2 c c2 012221111222 1111 1251111 551111 32kg 51

CHUONG 3: NHUNG GIA TRI VA HAN CHE TRONG TU TUONG VETAM CUA VUONG DUONG MINH 00 cscccssssssssesssessssesssesssessssesssesssesssseesses 53

3.1 Giá tri trong tư tưởng về Tâm của Vương Duong Minh 533.2 Han chế trong tư tưởng về Tâm của Vương Dương Minh 61Tiểu kết Chương 3 - c2 2222222222222 1211111111111 1 211115513 rre 67KET LUẬN - - 5° SS SE E2 E2121271211211211211 2112111111111 0111111111111 11 xe 68

TÀI LIEU THAM KHẢO 2-22 ©22EE2EEE2EEECEEEESEEEEEEECEEEEEExrrrkerree 69

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Tâm là một trong những phạm trù căn bản của Nho giáo Phạm trù Tâmtuy được bàn đến từ thời Không Tử nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ

dưới thời Vương Dương Minh Vương Dương Minh được coi là một trong

những tập đại thành của Nho giáo Trung Quốc Học thuyết của ông chủ yếubàn về phạm trù Tâm, ông tiếp thu và kế thừa tư tưởng Tâm của Lục Cửu

Uyên, Lí học của Chu Hy kết hợp cùng tư tưởng của Phật giáo và Đạo gia Từđây, ông phát triển quan niệm về Tâm thành một hệ thống học thuyết đồ sô.

Học thuyết của Vương Dương Minh bao gồm: Vũ trụ quan, nhân sinh quan,

đạo đức quan, giáo dục quan Các giá trị đem lại chủ yếu về giáo dục nhậnthức và đạo đức của con người Vương Dương Minh cũng là người lập nên

Diêu Giang phái (hay còn gọi là Dương Minh phái), phái này mở rộng tầm

ảnh hưởng học thuyết của ông đến các nước Đông Á như Hàn Quốc và NhậtBản Tư tưởng của Vương Dương Minh góp phần không nhỏ trong tiến trìnhphát triển của các quốc gia này Tư tưởng Tâm của Vương Dương Minh tuyđược ra đời từ rất lâu nhưng cho đến ngày nay vẫn còn những giá trị thiếtthực Việc nghiên cứu Vương Dương Minh nói chung và nghiên cứu tư tưởngTâm của Vương Dương Minh nói riêng chính là đi tìm một trong những lời

giải cho các vấn đề về đạo đức và giáo dục đương thời.

Ở Việt Nam nhắc đến Nho giáo, giới nghiên cứu thường lưu Tâm nhiềuđến Nho giáo tiên Tần Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của Nho giáo thời Tống-

Minh cũng góp phần không nhỏ không chỉ trong quá trình phát triển của

Nho giáo nói chung mà còn của Nho giáo ở Việt Nam nói riêng Việc

nghiên cứu tư tưởng Tâm của Vương Dương Minh sẽ góp phan trong việc

nghiên cứu lịch sử tư tưởng của các học giả Nho giáo Việt Nam Bên cạnh

Trang 6

đó, nghiên cứu Vương Dương Minh cũng giúp ta nhận biết được tầm ảnhhưởng của tư tưởng Tâm đến các học giả Việt Nam thế kỷ 17-18 như Võ

Trường Toản, Lê Quy Đôn,

Hiện nay ở Việt Nam các nghiên cứu về Vương Dương Minh còn hạnchế, các công trình viết về Vương Dương Minh hay viết về tư tưởng Tâm của

Vương Dương Minh chủ yếu là bởi các học giả trước năm 1945, bởi vậy, văn

phong cũng như lý giải về học thuyết ông chưa mang được tính thời đại Sau

này, có một vài tác giả cũng lưu tâm nghiên cứu Vương Dương Minh như

Nguyễn Đăng Thục và Nguyễn Tài Thư, tuy nhiên, số lượng các bài viết

không nhiều Có nhiều nguyên nhân cản trở việc nghiên cứu Vương DươngMinh nhưng chủ yếu là về mặt tài liệu Ngoài ra, tác phẩm chính của Vương

Dương Minh hiện nay vẫn chưa được dịch sang tiếng Việt, điều này cũng làthách thức đặt ra cho giới nghiên cứu.

Nhận thấy đây là một mảng đề tài mới ở Việt Nam, vì thế, khi thựchiện đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học, tôi mong muốn được

thực hiện dé tài nghiên cứu về Vương Dương Minh Tuy nhiên, sau một quátrình tìm hiểu, tôi nhận thấy tư tưởng của Vương Dương Minh ân chứa nhiềugóc độ và khả năng nghiên cứu mà có thê tôi chưa trình bày hết trong khuônkhổ một luận văn Thạc sĩ Cho nên, tôi lựa chọn dé tài luận văn của mình là

“Tự tưởng về Tâm của Vương Dương Minh và những giá trị, hạn chế”.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Tư tưởng và học thuyết của Vương Dương Minh từ rất lâu đã được các

học giả nước ngoài nghiên cứu chỉ tiết, trong số đó có những cuốn sách và

công trình nghiên cứu đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam, có thể liệt kê

các tác giả tiêu biéu như Phùng Hữu Lan, Trương Lập Văn, Kim Sea Jeong Ở

Việt Nam, triết học của Vương Dương Minh bắt đầu được nghiên cứu từ đầu

Trang 7

thé ky 20 Các tác giả tiêu biểu nghiên cứu về ông như Trần Trọng Kim, PhanVăn Hùm, Đào Trinh Nhất, Phan Bội Châu Sau cách mạng năm 1945 đếnnay, do hạn chế về tài liệu nên ở nước ta chưa có nhiều tác giả nghiên cứu học

thuyết của Vương Dương Minh, có hai tác giả nổi bật là Nguyễn Đăng Thục

và Nguyễn Tài Thư Có thé chia các công trình nghiên cứu liên quan đến đềtài luận văn thành hai nhóm chính: một là, các công trình nghiên cứu vềVương Dương Minh; hai là, các công trình nghiên cứu về tư tưởng Tâm của

Vương Dương Minh.

Những công trình nghiên cứu về Vương Dương Minh

Trong cuốn Khổng học Đăng, ở chương 6 “Không học phái ở Triều

Minh”, tác giả Phan Bội Châu (1929) khái quát hóa toàn bộ cuộc đời và sự

nghiệp của Vương Dương Minh Đối với học thuyết của ông, tác giả Phan BộiChâu bàn nhiều về thuyết tri hành hợp nhất Còn tư tưởng chủ đạo của Vương

Dương Minh thì tác giả Phan Bội Châu tóm tắt bằng một câu: “Vô thiện vôác, thị tâm chi thé; hữu thiện hữu ác, thị ý chi động Tri thiện tri ác, thị lương

tri; vi thiện khử ác, thi cách vat” [4, tr.450] Câu ay có nghĩa là không thiệnkhông ác là thể của Tâm, có thiện có ác là cái động của ý, biết thiện biết ác là

lương tri, làm thiện khử ác là cách vật.

Trong cuốn Vương Duong Minh thân thé và học thuyết, tác giả Phan

Văn Hùm (1944) đã trình bày tư tưởng triết học của Vương Dương Minh theotrình tự logic Tác phẩm cho thấy được toàn bộ quá trình diễn biến phát triểncủa tư tưởng Vương Duong Minh: Lay Tâm làm khởi dau, lương tri làm co

sở, tri hành hợp nhất làm cấu tạo và trí lương tri làm kết thúc Bên cạnh tư

tưởng triết học, tác giả cũng trình bày tư tưởng giáo dục, chính trị của Vương

Dương Minh cũng như sự truyền bá Vương học.

Trong cuốn Vương Dương Minh, tác giả Dao Trinh Nhất (1944) đã nêu

lên học thuyết và thân thế của Vương Dương Minh, những ảnh hưởng từ các

4

Trang 8

học phái trước đây đến Vương Dương Minh Thông qua văn phong mới lạ của

tác giả, ta nhận thấy được toàn bộ cuộc đời và học thuyết của Vương Dương

Minh giống như một câu chuyện.

Cuốn Lịch sử tưởng chính trị Trung Quốc (1964), trong phần 10

“Các phái tư tưởng chính trị của thời kỳ chủ nghĩa phong kiến suy vong (II)”,tác giả Lã Trấn Vũ cho rằng, nguồn gốc của tư tưởng Tâm của Vương Dương

Minh được bắt nguồn từ sự suy thoái của chế độ chính trị lúc bấy giờ Nguyênnhân là: “Do liên quan với sự lung lay và sa sút của địa vị giai cấp địa chủthời đó, và sự bat lực dé giải quyết những van đề hiện thực cho đến việc giai

cấp địa chủ, dặc biệt là đại địa chủ quý tộc, tách rời hiện thực, nhân đó vềhình thái ý thức, họ đã quay về phát triển huyền học, Vuong Duong Minh đã

trở thành người tiêu biểu cho những tư tưởng đó” [37, tr.700].

Cuốn Lịch sử triết học Trung Hoa - Tập I: Thời dai kinh học (2007), ở

chương 14 “Lục Tượng Sơn, Vương Dương Minh và Tâm học đời Minh”, tác

giả Phùng Hữu Lan không chỉ khái quát toàn bộ học thuyết của VươngDương Minh mà ở đây ông còn có những đánh giá, nhận xét và so sánh triết

học của Vương Dương Minh với Chu Hy và các học phái khác Bên cạnh đó,ông cũng phân tích sâu hơn về sự ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo gia đối vớitư tưởng của Vương Dương Minh thông qua việc Vương Dương Minh “phê

bình Phật và Lão”.

Tác giả Nguyễn Tài Thư, trong bài viết “Tư tưởng triết học duy tâmchủ quan của Vương Thủ Nhân”(1979), đã khái quát về cuộc đời, thân thếcủa Vương Dương Minh dưới góc nhìn của chủ nghĩa Mác - Lênin Vìthế, trong bài viết có sử dụng ngôn ngữ mang tính chất giai cấp và tính

chủ quan của tác giả.

Trang 9

Những công trình nghiên cứu về tư tướng Tâm của Vương Dương Minh

Tác giả Trần Trọng Kim (1944) có ban đến Vương Dương Minh và họcthuyết của ông trong cuỗn Nho giáo ở thiên 8 Ngoài trình bày về cuộc đời sự

nghiệp của Vương Dương Minh, tác giả còn định nghĩa Tâm, Tâm học của

Vương Dương Minh, tác giả nêu lên những đặc tính, tính chất của Tâm học

Vương Dương Minh Từ đó, Trần Trọng Kim trình bày sáng tỏ mối quan hệgiữa phạm trù Tâm của Vương Dương Minh và các phạm trù khác như Tính,

Tâm trong tư tưởng của ông dé làm nổi bật tư tưởng lương tri tức Lí trời Các

tác gia cũng có sự so sánh giữa tưởng “Tam tức Li’ của ông với những hocphái đương thời Đồng thời cũng bàn đến phê phán của Vương Dương Minh

với các học thuyết của Chu Hi, Phật giáo và Đạo gia.

Trong cuốn Hệ (hồng phạm trù lí học triết học phương Dong (1998),tác giả Mộng Bồi Nguyên đã làm rõ tính chặt chẽ trong luận điểm “Tam tứcLí” của Vương Dương Minh đối với các học giả thời trước Tác giả chủ yếuso sánh và phê bình các phạm trù về Lí-Tâm của các học phái trước và sauVương Dương Minh một cách có hệ thống.

Trong cuốn Tâm - Triết học phương Đông (1999), các tác giả đã tậphợp các nghiên cứu về Tâm, quá trình hình thành và phát triển của phạm trù

Tâm trong lịch sử triết học Trung Quốc Tư tưởng Tâm của Vương Dương

Minh nằm trong chương 8 “Tư tưởng Tâm thời Minh” Trong đó, các tác giả

6

Trang 10

đã chỉ ra tiền đề tư tưởng của Vương Dương Minh, những người góp phần

hình thành nên học thuyết của ông Các tác giả trình bày đầy đủ những nội

dung chủ yếu trong tư tưởng Tâm như: mối quan hệ giữa Tâm với Lí, mối

quan hệ giữa Tâm với Khí, Từ đây, nêu bật lên được học thuyết về “bản thécủa Tâm tức lương tri” Các tác giả đã có sự đối sánh giữa bản thé Tâm của

ông với những nhà tư tưởng trước và các nhà tư tưởng đương thời với ông từ

đó làm nỗi bật tính đặc trưng trong học thuyết của ông.

Tác giả Nguyễn Đăng Thục trong cuốn Lich sử triết học phương Đồng(2017), ở chương 10 “Vương Duong Minh với Tâm học”, đã trình bày tươngđối cụ thé hai học thuyết nỗi bật của Vương Dương Minh là “trí lương tri” và

“tri hành hợp nhất” Tác giả cũng so sánh sự tương đồng trong cách hoài nghỉvề thế giới của Vương Dương Minh với các nhà tư tưởng phương Tây, tác giả

viết: “Cũng như Berkeley và Kant bên Âu Tây sau này đã tự hỏi: “Làm thếnào có được tri thức xác thiết khoa học về sự vật ngoại giới?”, thì họ Vươngcũng thắc mắc vấn dé “làm thé nao có được tri thức và dao đức, hay tri hành

hợp nhất được?” [33, tr.898].

Tác giả Kim Seajeong trong bài nghiên cứu về “Triết học sự sống của

Vương Dương Minh” (2014) đã nghiên cứu tư tưởng của Vương Dương Minhở những nội dung sau: 1) quá trình hình thành tư tưởng Tâm học mang tính

sáng tạo; 2) Thiết lập “Tam tức Li” và tính chủ thé của con người; 3) thiết lậpcon người thực tiễn thông qua “hợp nhất trí tuệ và thực tiễn”; 4) lương tri vớitư cách là chủ thé sinh mệnh tiên nghiệm; 5) Cảnh giới cuối cùng của sự thựchiện lương tri - trí lương tri; 6) đặc điểm và ý nghĩa hiện đại của Dương Minh

học Các nghiên cứu của tác giả Kim Seajeong phân tích mối quan hệ giữalương tri với con người Tác giả cũng có những so sánh triết học của Vương

Dương Minh với các trào lưu triết học phương tây, và nhận định răng: “thuyết

7

Trang 11

thiên địa vạn vật nhất thể” của Dương Minh bằng việc tìm kiếm một mối

quan hệ mới giữa con người và tự nhiên đã mở ra một con đường mới choviệc chữa trị những vết thương mang tính toàn cầu ngày nay” [2438, tr.65].

Phần lớn tài liệu nghiên cứu được trình bày ở trên đều đề cập đến các

tư tưởng chủ đạo của Vương Dương Minh, cũng như so sánh tư tưởng của

ông với các phái khác, các nhà tư tưởng khác Tuy nhiên, việc đánh giá giá tri

cũng như hạn chế trong tư tưởng Tâm của Vương Dương Minh chưa được

quan tâm và trình bày sâu sắc Từ đây, vấn đề được đặt ra trong nghiên cứunày là: thông qua nghiên cứu về tư tưởng Tâm, trình bày rõ những giá tri cũng

như hạn chế của tư tưởng.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục dich: Phan tích làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng

Tâm của Vương Dương Minh, thông qua đó đưa ra những đánh giá về giá trị

và hạn chế của nó.

- Nhiệm vụ: Từ yêu cầu trên, luận văn cần giải quyết và làm rõ những

nội dung căn bản sau:

Thứ nhất, phân tích những điều kiện, tiền đề tư tưởng cho sự ra đời tưtưởng Tâm của Vương Dương Minh.

Thứ hai, phân tích làm rõ những quan niệm về Tâm, những mối quan

hệ giữa Tâm với Lí,Tính và Vật Phân tích thuyết “trí lương tri” và “tri hànhhợp nhất”.

Thứ ba, đánh giá những giá trị và hạn chế trong tư tưởng Tâm của

Vương Dương Minh.

4 Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận là quan niệm vé con người cua chunghĩa Mac - Lénin Ngoài ra, luận văn có kế thừa va phát triển những thành

tựu nghiên cứu của các học gia đi trước.

Trang 12

Luận văn sử dụng phương pháp tiếp cận triết học là chủ yếu, trong mộtsố trường hợp cụ thể có kết hợp với phương pháp tiếp cận liên ngành Luận

văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: so sánh, phân tích,tổng hợp, lịch sử, logic, quy nạp, diễn dịch, trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ

thống hoá.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Tư tưởng Tâm của Vương Dương Minh.

- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về tư tưởng Tâm của VươngDương Minh chủ yếu thông qua những tài liệu đã được dịch sang tiếng Việt vàmột số bài viết từ các nhà nghiên cứu nước ngoài về Vương Dương Minh.

6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Ý nghĩa khoa học: Luận văn này góp phần nghiên cứu đầy đủ và sâusắc hơn về tư tưởng Tâm của Vương Dương Minh Luận văn có thể dùng làm

tài liệu phục vụ nghiên cứu và giảng dạy học phần Lịch sử triết học, Lịch sử

tư tưởng phương Đông

-Y nghĩa thực tiên: Các giá trị mà luận văn chỉ ra có thé được vận dụng

sáng tạo vào thực tiễn, chăng hạn vào lĩnh vực giáo dục nói chung, giáo dục

đạo đức nói riêng.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

gồm 3 chương.

Trang 13

CHUONG 1: DIEU KIỆN, TIEN ĐÈ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TAM

CỦA VƯƠNG DƯƠNG MINH

1.1 Bối cảnh chính trị, xã hội và tư tưởng của Trung Quốc từ thế kỷ 14

đến thế kỷ 16

* Về chính trị, xã hội

Năm 1368, triều đại nhà Minh bắt đầu với sự lên ngôi của Chu Nguyên

Chương (Minh Thái Tổ) Thời kỳ khởi đầu, đất nước bị tổn hại nghiêm trọngvề kinh tế, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn Dé giải quyết vấn đề về kinhtế trước mắt, triều đình Minh Thái Tổ tạo nhiều điều kiện thuận lợi để pháttriển kinh tế, tiêu biểu là chính sách kêu gọi nhân dân khai khan đất hoang,cho họ có quyên sở hữu đất đai vĩnh viễn mà không đánh thuế; kêu gọi những

dân lưu tán từ thời chiến hồi hương, cấp cho họ ruộng hoang, ban phát công

cụ, lương thực dé họ an tâm phát triển Với chính sách ruộng đất này, xã hội

thời Minh đã hình thành nên một tầng lớp địa chủ đông đảo Bên cạnh đó,Minh Thái Tổ cũng ban phát rất nhiều đất đai cho các công than, công hau,thừa tướng, rồi sau này, còn phân phát đất cho cả hoàng tộc, vương khanh Sốlượng ruộng đất được tầng lớp quý tộc và địa chủ sở hữu rất lớn, điều nàykhiến cho đa phần người dân không còn ruộng đất để canh tác Từ đây nảysinh những xung đột lẫn nhau về mặt lợi ích Ngay cả khi ruộng đất được đo

đạc và phân chia cũng không giảm bớt được mâu thuẫn Cùng với sự phát

triển của kinh tế đô thị và sự lớn mạnh của các thương nhân tự do, thời ky nayđã bắt đầu xuất hiện những công trường thủ công có tính chất của tư bản, đó

là nguyên nhân làm đây nhanh quá trình tan rã của nền sản xuất phong kiến.

Sự bất 6n trong các giai cấp vốn đã khó giải quyết, cho đến thời kỳ của

Vương Dương Minh càng trầm trọng hơn bởi sự suy yếu của chính quyền

trung ương.

10

Trang 14

Thời kỳ của Vương Dương Minh nằm trong khoảng thời gian trị vì của

bốn vua từ Hiến Tông đến Thế Tông' Chính trị, xã hội lúc này đã suy thoái

nghiêm trọng Trong nội bộ triều đình xảy ra nhiều biến cố, các con cháutrong hoàng tộc, vì bất mãn với chính quyền trung ương nên tự động làmphản, khiến cho triều đình phải đem quân đi đánh dep, nội chiến nổ ra, đờisống người dân lâm vào khốn khó Tiếp theo đó là nạn hoạn quan hoành hành.Thời ky đầu khi mới thành lập nước, hoạn quan bị giới hạn về học thức Chu

Nguyên Chương cấm hoạn quan được xen vào chính trị, hạn chế pham hamvà chức tước của chúng Nhưng đến đời Thành Tổ, hoạn quan lại được trọngdụng và càng ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng về chính trị Dưới tầm ảnhhưởng lớn của nạn hoạn quan đã khiến tư tưởng của bộ phận dân chúng bị

lệch lạc Người người nhà nhà mong muốn trở thành hoạn quan: “Nhiều thanhniên tự hoạn, nhiều cha mẹ hoạn con từ khi chúng mới vài tuổi dé gây dựng

tương lai cho chúng, mà mong sau nay chúng làm vẻ vang cho cả nhà, cả họ

được nhờ, vi vậy cái họa hoạn quan đời Minh hon cả các thời khác” [18,tr.380-381] Nạn hoạn quan thúc day cho triều đại suy vong nhanh hơn, hoạnquan ở khắp nơi, có chức tước và quyên lực, tuy có học thức nhưng mưu mô,nham hiểm dần đưa vua vào con đường hoang dâm, ăn chơi trụy lạc, bỏ bêtriều chính, tiêu xài xa xỉ Điều này làm cho kinh tế của đất nước thụt giảm rõ

rệt, đời sống nhân dân vốn đã khốn khó vì nội chiến nay càng thảm hại hơn.Đứng trước hiện trạng của đất nước, giai cấp địa chủ đã dan trở nên suy yếu.Bất lực trong viéc giải quyét các van dé, mâu thuẫn của xã hội, một bộ phậnkhông nhỏ các địa chủ và đại địa chủ không dám nhìn thăng vào hiện thực Tư

' Các đời vua thời Vương Dương Minh: Minh Hiến Tông (1464-1487); Minh Hiếu Tông (1487

1505); Minh Vũ Tông (1505—1521); Minh Thê Tông (1521—1567).

11

Trang 15

tưởng của họ quay trở về phát triển huyền học” Vương Dương Minh trởthành người tiêu biểu cho những tư tưởng đó.

* Về tu tưởng triết hoc

Dưới tác động của giai cấp, kinh tế, chính trị, xã hội, Nho giáo đời

Minh được phân chia thành ba thời kỳ, mỗi thời kỳ có những nét đặc trưng

riêng Thời kỳ thứ nhất từ vua Thái Tổ (1368-1398) đến đời vua Thành Tổ

(1403-1424) Các học giả thời kỳ này tiếp nối những thành tựu nho học của

thời Nguyên nhưng chưa có ai đề xướng lên tư tưởng mới Mặc dù không cótư tưởng mới nhưng những học giả đã phát triển lại hệ thong giang day va

nghiên cứu Nho giáo tạo ra tiền đề dé những hoc giả đời sau phat trién.

Thời kỳ thứ hai từ vua Nhân Tông (1425) đến vua Mục Tông

(1567-1572) Nho giáo thời kỳ này phát triển và thịnh hành hơn trước Có nhiều họcgiả trứ danh xuất hiện như Tiết Huyên, Ngô Dư Bật, Trần Hiến Chương,Vương Dương Minh Những học giả này người làm quan, người ân cư rải ráckhắp nơi trên đất nước Họ là những người sáng lập nên các học phái nho học

của riêng mình để truyền bá học thuyết Nổi lên mạnh mẽ của trong số các

học phái là Hà Đông phái, Diêu Giang phái, Sùng Nhân phái, Bạch Sa phái.

Những học phái này tiếp nối những di sản của đời trước cũng như của thời kỳthứ nhất dé lại và phát triển thành những học thuyết của riêng mình như Tâm

học của Diêu Giang phái.

Thời kỳ thứ ba từ đời vua Thần Tông (1572-1620) đến hết đời Minh.

Thời kỳ này chính trị đã mục rudng, vì thé xã hội cũng loạn lạc, sự học ở thờikỳ nay không còn được hưng thịnh như trước nữa Vì dé cứu lay sự học cũng

; 2 Huyén hoc là một trào lưu tư tưởng triết học thịnh hành vào thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều, ban đầu

chính yêu dùng dé giải thích "tam huyện" (Lão Tử, Trang Tử va Chu Dịch), về sau phát triên trở thành côngcụ thảo luận, giải thích các kinh điên Đạo gia, Nho gia.

12

Trang 16

như thời cuộc nên các học giả thời kỳ này cho ra đời hai học phái là Đông

Lâm phái và Thủ Thiện phái, chủ trương lập phái là để giảng dạy đạo củathánh hiền với hy vọng cứu vớt thời cuộc.

Thời kỳ của Vương Dương Minh nằm ở phân kỳ thứ hai khi Nho học

đời Minh đạt sự phát triển cực thịnh.

1.2 Tiền đề tư tưởng Tâm của Vương Dương Minh

1.2.1 Các quan niệm về Tâm trong triết học Trung Quốc

Tâm là phạm trù phổ biến, cơ bản nhất và chung nhất trong hệ thống

học thuyết của các giáo phái ở Trung Quốc Tư tưởng Tâm của Vương Dương

Minh sở đĩ đạt đến đỉnh cao là do chịu ảnh hưởng bởi quan niệm Tâm của

Nho giáo, Đạo gia và Phật giáo.

* Quan niệm về Tâm trong Nho giáo

Trong Nho giáo, Tâm là một phạm trù tối quan trọng Trải qua nhiều

thế kỷ, phạm trù Tâm đã được các nhà tư tưởng của Nho giáo phát triển thànhrất nhiều ý nghĩa Chữ Tam (ty) được tượng hình từ quả tim” vi thế nên ý

nghĩa đầu tiên của Tâm đó là tạng, là khí quan tư duy Tâm là cơ quan quantrọng nhất trong ngũ tạng, ngoài khả năng duy trì hoạt động của cơ thé con

người, trong tư tưởng của người xưa, nó còn có thể suy tư Mạnh Tử từng nói“Tam chi quan, tac tu” [38, tr.894]nghia là tâm là co quan suy tu, tâm được

trời ban cho từ khi sinh ra, tâm giúp con người biết được đâu là đúng sai, đâu

là phải trái Từ thuyết này ông mới đề ra một luận thuyết về bản tính thiện của

con người Ông cho răng, tâm do trời sinh ra, mà trời vốn đức ngay thang, vì

thê, con người mới sinh ra ai ai cũng được trời phú cho tâm ay Tâm ay gôm 4

> “Chữ Tâm theo chữ giáp cốt rất giống hình trái tim, sau đó ngày càng biến đổi không giốngnữa ” Trích Tìm về nguồn cội chữ Hán, Lý Lạc Nghị, Nxb Thé giới, 1997 tr.623

13

Trang 17

thứ là Trắc ân chi tâm (fJBE-Z 2b) đó là lòng xót xa thương cảm; Tu 6 chỉ tâm

(4238 Z Ly) là sự biết xấu hồ, biết ghét điều xấu; Từ nhượng chi tâm (BFA Z

ity) là lòng biết khiêm tốn nhường nhịn; Thị phi chi tâm (5EZ ty) là sự biết

phân biệt phải trái đúng sai Tâm biết suy tư thì mới hiểu được cái lẽ của vạnvật (tư tắc đắc chi), thế nên tâm còn có một ý nghĩa rộng hơn đó là tâm tư.

Ý nghĩa thứ hai, Tâm là ý thức của chủ thể Không Tử bàn về Tâm chỉchú trọng đến đạo đức, cách hành xử đạo làm người, chính vì thế, trong Luậnngữ, Không Tử không bàn về Tâm với tư cách là bản thé đứng sau hiện tượngcủa tự nhiên và của xã hội Ví dụ như Không Tử viết: “Quân tử thản đãngdang; tiêu nhân trường thích thích” [38, tr.182] ý nói người quân tử trongTâm luôn thanh thoi phóng khoáng; kẻ tiêu nhân trong Tâm thường hay phải

lo lắng Câu này không hề có chữ Tâm nhưng nếu hiểu rộng nghĩa ra thì

Không Tử đang so sánh cái Tâm của người quân tử và kẻ tiểu nhân, nhưng

Tâm trong câu trên chỉ duy nhất trạng thái của cá nhân; hay như câu “Tịch bất

chính, bất tọa” [38, tr.241] nghĩa là chiếu không thăng không ngồi, ý nghĩa làngười nào trải chiếu câu thả thì tâm tính người đó cũng cầu thả, lệch lạc,người nào ngôi lên cái chiếu ấy tức là chấp nhận tâm tính cầu thả kia mà cũngchịu ảnh hưởng theo Ở đây ta hiểu rằng, Không Tử thông qua hành động décó thể đánh giá được tâm tính của người khác, nhưng dẫu sao vẫn chỉ ám chỉ

đến vấn đề về đạo đức cá nhân Còn những vấn đề như xã hội, tự nhiên thìKhông Tử không bàn đến Tâm Trái ngược với Không Tử, Mạnh Tử có ý tìmbản thể Tâm ở những vấn đề về tự nhiên và xã hội trong thiên Tận TâmThượng Ông viết: “Tan ky tâm giả, tri kỳ tính dã Tri ky tính, tắc tri thiên hỹ”

[38, tr.941] Ý của ông là thực hành đến cùng Tâm của mình thì biết được bảntính tự nhiên của mình Biết được bản tính tự nhiên của mình thì biết đượcTrời Từ đây ta thấy Mạnh Tử lấy sự tu đưỡng đạo đức của bản thân làm khởi

14

Trang 18

điểm cho việc nhận thức được chân lý, bản thé của hiện tượng, cũng chính làlấy ý thức chủ thé của Tâm dé làm khởi điểm Tư tưởng này của Mạnh Tử cóđiểm tương đồng với học thuyết của Phật giáo.

Ý nghĩa thứ ba, Tâm là thiên tâm Tâm là ý thức của chủ thé, ta có thểtừ Tâm mà biết được mọi thứ, điều này dẫn đến sự tự do tuyệt đối của tỉnh

thần chủ thể Nghĩa là, mọi thứ trên thế giới đều từ Tâm mà ra, vì thế, con

người không cần phụ thuộc vào một xã hội,con người hay thế lực nào để cóthé lĩnh ngộ được tri thức, con người có thé toàn quyền tự do làm gì mình

muốn Tuy nhiên, chính quyền quân chủ trung ương tập quyền không dé điều

này có thé xảy ra, do vậy, họ áp chế ý thức chủ thể của cá thé lại và ý thứcchủ thé dan bị chuyên hóa thành ý thức của khách thể Đồng Trọng Thư đãchuyền hóa ý thức của chủ thể vào khách thể bằng cách ông kết hợp Tâm với

Thiên, dựa vào uy quyền ý trời bên ngoài dé hạn chế ý thức chủ thé của cá

thé, bao gồm cả ý thức chủ thé của vua và dân Đồng Trọng Thư tôn sting dao

trời, ông cho rằng trời chính là nguồn gốc sáng tạo ra vạn vật Quan điểm này

của ông cũng giống với đạo Kito giáo, tuy nhiên, sự khác biệt ở đây là ở Kitogiáo cho răng Chúa tạo ra thé giới bao gồm cả đất, trời và con người, còn với

Đồng Trọng Thư thì trời là nguồn gốc tạo ra đất và con người và trời chính làthan Trời là thần, vì thế mà trời có tình cảm, mừng giận, vui buồn, phd trợ,tranh đoạt Những đặc tính ấy ông gọi là thiên tâm Sự thé hiện ở thiên tâm cóthể thấy được trong tự nhiên Các hiện tượng nóng, lạnh được ông coi như là

sự mừng, giận của trời Các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, hạn hánlà sự trừng phạt của trời Những năm thiên tượng ôn hòa, vạn vật sinh sôi phát

triển đó là sự ban thưởng của trời Ngày nắng 4m hay âmu là sự buồn vui của

trời Tuy nhiên, bản Tâm của trời thì vẫn có lòng nuôi dưỡng lâu dài chứ

không làm vạn vật tuyệt diệt, Đồng Trọng Thư coi đó là đức nhân nghĩa của

trời Chính vì các đức ây của trời mà con người hay sự vật cũng được thừa

15

Trang 19

hưởng và kế thừa Vì thế, Đồng Trọng Thư đặt nhân tâm sau thiên tâm, nhântâm sinh ra do có thiên tâm, tính năng động của ý thức chủ thé dịch chuyên

theo thiên tâm, thay đổi theo thiên tâm.

Ý nghĩa thứ tư, Tâm tức Lí Ở triết học của Trình Hạo, Trình Di và Chu

Hy coi Lí là bản thể của vạn vật còn ở Lục Cửu Uyên và Vương Dương Minhlại cho rằng Tâm là bản thể của vạn vật Để không mâu thuẫn với Lí học

Trình Chu, Lục Cửu Uyên đã đưa Tâm ngang bằng với vị trí của Lí, làm Tâm

có những tính chất bản thể của Lí.

* Quan niệm về Tâm trong Đạo gia

Đạo gia coi Lão Tử và Trang Tử làm đại diện Đạo gia cho rằng đạolà phạm trù cao nhất dé cấu thành logic triết học và triển khai trình bayphân tích về các phạm trù khác Vì thế, Lão - Trang khi bàn về Tâm, đều

lay đạo làm gốc và cho rằng Tâm là Tâm yên tĩnh tự nhiên sẽ thể hiện đạo.Con người cần phải khắc phục cái Tâm danh lợi để giải thoát ra khỏi sựràng buộc của cái Tâm đạo đức, qua đó mới có thé đạt tới ranh gidi tu

nhién hop nhất Tam với Dao.

Lão Tử coi phạm trù cao nhất trong tư tưởng triết học của minh là Dao.

Tâm là sản phẩm của Đạo, ngược lại, lại thé hiện tích chất của Đạo, tính chấtay gọi là “Hư” “Hư” là trạng thái Tâm hư tĩnh tự nhiên, vô dục vô tranh, quýnhu quý hòa, tự nhiên vô vi Lão Tử lấy đạo hư mà vô hình để bàn về Tâm.

Lão tử cho rang Dao hu mà vô hình thì ban chất của nó là hư vô tự nhiên Lay

Đạo để tu thân trị quốc là tự nhiên vô vi Không tôn sùng khả năng của ngườihiền, không quý trọng món hàng hiếm, không sinh dục vọng cầu lợi, vứt bỏ

cái thông minh của thánh nhân, làm cho mọi người rơi vào trạng thái Tâm vôtri vô dục Như vậy, người có kiến thức cũng không dám làm xăng, quốc giacó thê đại trị Ông cũng cho rằng Tâm mà nhiều ham muốn thì sẽ bất hư Tâm

16

Trang 20

nhiều ham muốn ở đây được ông giải thích rằng: Tâm bị mê hoặc bởi mónhàng khó kiếm, khi đó, Tâm sẽ nảy sinh ra lòng ham muốn giành lấy một cách

điên cuong Từ đó, làm hại đến dao đức của minh Vì thế, Tâm của thánh

nhân hiểu Đạo, chỉ cần yên én ăn no, chứ không cần thanh sắc của cải, từ bỏ

được sự quyến rũ mê hoặc của những dục vọng vật chất tầm thường, giữ laycái tâm hu tĩnh vô duc Con người ma làm được điều đó Thi sống tốt, không

phải lo lắng gì.

Kế thừa tư tưởng của Lão Tử, Trang Tử đã phát triển tư tưởng Đạo của

Lão Tử, hình thành nên tư tưởng “hư giả tâm trai” hợp nhất Tâm với Đạo, lấy

triết học của Dao gia dé trình bày chi tiết về phạm trù Tâm Trang Tử cho

rằng, Tâm là trạng thai “Tam trai” của con người Tâm trai là chỉ một loại

trạng thái trong Tâm con người, nó có ba đặc trưng chủ yếu sau: thứ nhất là“hư tinh”, hư tinh nghĩa là Tâm không bị ảnh hưởng boi Vật, không bị thayđổi theo Vật và không bị ngoại vật quấy rối Thứ hai là “ding dung hờ hing”,

Tâm dửng dưng hờ hững không bám chắc vào một giống hoặc một ngoại vật

nào, thay vào đó Tâm ngao du theo sự vận động biến hóa của vạn vật Thứ balà “vô Tâm”, vô Tâm đối với Vật tỏ ra thờ ơ không hề xúc động, dé mặc

muốn ra sao thì ra, buồn vui không lay chuyển được Còn đối với con người,việc được hay mất, vinh hay nhục của mình cũng coi như một, cứ tự nhiênthuận theo sự vật mà sống ung dung VỀ mỗi quan hệ giữa Tâm với Đạo,Trang Tử quan niệm tinh thần tức là nhân tâm, nó sinh ra từ Đạo, chịu sự chỉ

phối của Dao, hợp với đức thì tinh thần của con người có thé hợp với đất trời

làm một Tâm phục tùng Đạo, Đạo quyết định Tâm.

Tóm lại, các học giả Đạo gia từ Lão Tử đến Trang Tử, đều lay Đạo dé

ban về Tam, lay “Hu” dé giải thích về Tâm Họ đều cho rang nhân Tâm phảibỏ đi mưu trí, dục vọng, phải thé hiện đạo và giữ lay đức, hư tĩnh tự nhiên

17

Trang 21

hợp nhất với vạn vật trong trời đất Dùng vào việc tu thân thì làm cho bảnthân trở thành thánh nhân, thê hiện được Đạo và đắc Đạo; Dùng vào việc tri

quốc thì thực hiện được xã hội thái bình vô vi Hoc thuyết về lương tri của

Vương Dương Minh chịu phần nào ảnh hưởng bởi tư tưởng của Đạo gia.

*Quan niệm về Tâm trong Phật giáo

Ở Trung Quốc, Phật giáo nguyên thủy đã bị biến đổi rất nhiều dé phùhợp với văn hóa bản địa Từ đây, hình thành nên một hệ thống triết học Phật

giáo có những nét đặc thù riêng Tư tưởng Tâm của Phật giáo Trung Quốc đềra nhiều thuyết như “Tâm là gốc”,“Tâm là tính”,“Tâm là không tịch”,“Vôchấp vi Tâm”, Ý nghĩa của Tâm không chỉ bàn về ý thức chủ quan, trạng

thái tâm lí hư tĩnh tự nhiên mà còn chỉ cả bản thé của mọi sự vật trong đờisống Trong Phật giáo Trung Quốc, có rất nhiều kiến giải về Tâm, chủ yếu làcác luận điểm sau.

Thứ nhất, Tâm là bản thê của vạn vật Tâm là nguồn gốc của tam giới”,ngũ đạo” và là cái căn bản dé đắc đạo thành Phật Tâm được coi là hạt giốngcủa vạn vật, Tâm lưu chuyền biến đổi Tâm ở thé giới sự vật thì sẽ hiển hiệnthành các sự vật như cây cỏ, con người, đất đá, Tâm ở thé giới tinh thần thì sẽ

nảy mâm thành các sự vật tinh thân như suy nghĩ, mong ước, ham muôn, dục

* Tam giới gồm dục giới, sắc giới, vô sắc giới Dục giới (KF): ở giới này tồn tại các ham muốn vềthể xác, các ham muốn ấy bao gồm các hoạt động như ăn uống, tình dục, làm tổn hại người khác, Sắc giới (fF): ở giới này chúng sinh đều đã cham dứt moi ham muốn về mặt thể xác, không cần ăn uống, nhưng còncó thân xác và khoái lạc tinh than Vô sắc giới (##€##): giới này được tạo dựng thuần tuý bằng tâm thức vàgồm bồn xứ Chúng sinh ở đây không còn thân xác vật chất mà chỉ tồn tại dưới dạng ý thức, họ đã cham dứt

mọi ham muôn và khoái lạc tinh thân, ngoại trừ vọng tưởng, chap trước, phiên não.

5 Ngũ dao Chi năm đường tái sinh của Hữu tinh, bao gồm: Địa ngục (183) Nga quỷ (BRE) Stic sinh (B44)

Nhân gian (A fj) Thiên thượng (K_£)

18

Trang 22

vọng Vì Tâm được coi là hạt giống nên nó có quá trình sinh thành, pháttriển và diệt vong, quá trình sinh diệt ấy gọi là nhân - quả Quá trình sinh diệtay lặp đi lặp lại gọi là luân hồi.

Thứ hai, Tâm vô tông Tâm vô tông nghĩa là Tâm không có gốc, Tamkhông được khởi sinh ra vì thế tồn tại vĩnh hằng và không có diệt vong.

Trường phái “Tâm vô tông” đề ra thuyết Tâm vô nghĩa Tâm vô có nghĩa là

về mặt chủ quan, Tâm dứt bỏ mọi liên kết với ngoại vật, Tâm không đi kèm,

gan liền với ngoại vật, vì thế Tâm không chịu sự chi phối của ngoại vật,

nhưng dù không “đi kèm” (chấp) với ngoại vật thì ngoại vật bản thân nó cũngkhông phải là trống rỗng Theo luận thuyết này, Tâm là chính, còn ngoại vậtlà hư vô, mặc dù nó có ý nghĩa nhưng chỉ là nhất thời, tồn tại có sinh có diệt.

Vì thế, con người không nên quá lưu tâm vào ngoại vật mà đánh mất bản Tâm

của mình.

Thứ ba, tâm tính thanh tịnh, nghiệp do Tâm khởi, tâm vô ngoại cảnh.Tâm không có tông chủ, không có duyên cớ sinh ra, không có sinh sinh diệtdiệt Tâm tồn tại vĩnh hang không thé bi thay đổi cũng như phụ thuộc vào batcứ điều gì Bản Tâm vốn không sắc không tướng, không xấu không tốt.Những cái tốt - xấu, đẹp - dở đều từ Tâm mà ra, nhưng đó là do con người đãđưa tinh thần chủ quan của mình vào đó Ví dụ như cây hoa vốn được định

hình ra như vậy nhưng người kêu đẹp người lại kêu xấu, người kêu thơmngười kêu thối, đó là do ta áp tinh thần chủ quan của mình vào sự vật Nếu

như vậy, vạn vật thực ra đều vô nghĩa, do con người đưa tinh than chủ quan

của mình vào nó mới có nghĩa và cho đó làm Tâm của sự vật Tuy nhiên, nếucon người nhìn nhận sự vật theo tinh thần chủ quan thì chỉ thấy được một

phan của Tâm chứ không thé thấy được toàn bộ hình hài cấu tạo và ý nghĩa.

19

Trang 23

Vì thế, con người phải gạt bỏ chủ quan, đưa cái Tâm thanh tịnh vào, như vậysẽ nhìn và hiểu rõ được tường tận sự việc một cách thấu đáo, triệt đề.

Vương Dương Minh tiếp thu các tri thức của Phật giáo trong quan niệmvề bản thể Tâm của ông Nhưng ông không tán đồng với cách hành xử củaPhật giáo Phật giáo chủ trương muốn thấu tận được Tâm thì phải dẹp bỏ mọi

ham muốn dục vọng bang cách thoát li hoàn toàn với các mối quan hệ, không

có vợ chồng, không có vua tôi, không có cha con Vương Dương Minh cho

rang đó là “không chấp tướng nhưng kỳ thực là chấp tướng” [16, tr.67 1].

1.2.2 Ảnh hưởng của một số nhà tư tưởng đến sự hình thành Tâm học của

Vương Dương Minh.

Học thuyết về Tâm của Vương Dương Minh được kế thừa và phát triển

chủ yếu từ Tâm học của Lục Cửu Uyên Đồng thời cũng chịu sự ảnh hưởng từtư tưởng của Trần Hiến Chương và Trạm Nhược Thủy Từ đây, ông phát triển

học thuyết Tâm và xây dựng nó thành hệ thống chặt chẽ Học thuyết của

Vương Dương Minh được coi là đỉnh cao của Tâm học cô đại Trung Quốc.

Lục Cửu Uyên ƒE7LiJl, tự là Tử Tĩnh $#, hiệu là Tổn Trai 47Z# (1139 - 1192), là người huyện Kim Khê, thuộc tinh Giang Tây Ông tiếpthu tư tưởng “Tâm là Lí, Lí là Tâm” của Trình Hạo và đưa ra mệnh dé “Tâmtức Lí” Khác với các nhà tư tưởng thời trước khi cho rằng Lí là bản thể củavũ trụ còn Tâm là bản thể của nhận thức, Lục Cửu Uyên đã gộp hai mệnh đề

ay lại khi cho rang Tâm không những là ban thé của vũ trụ mà còn là bản thé

của nhận thức Ông viết: “Bốn phương trên dưới nói vũ, xưa đi nay đến nói

trụ Vũ trụ là tâm ta, tâm ta tức là vũ trụ”, “việc trong vũ trụ là là việc trong

phận ta Việc trong phận ta là việc trong vũ trụ” [35, tr.468] Qua đây, ta thấy

được Lục Cửu Uyên đã đem vạn vật trong vũ trụ vào trong Tâm, nghĩa là ông

coi Tâm chính là sốc dé tạo nên vạn vật và vũ trụ.

20

Trang 24

Moi sự vật vốn đã có sẵn ở trong vũ trụ cũng có sẵn ở trong Tâm, vì thếmà từ Tâm ta có thê ban phát giá tri nhất định cho mọi sự vật hiện tượng, ví

dụ như ta quy định rằng bản tính cua lửa là động, bản tính của nước là tinh.Những sự vật này bản tính vốn có của nó là vô nghĩa, không có gì Tâm ta ban

phát cho nó bản tính như thế nào thì bản tính của nó thành như vậy Tư tưởng

này có điểm tương đồng với tính ý hướng trong hiện tượng học Husserl.

Husserl cho rằng hành vi ý hướng là hành động mà ở đó, chúng ta xác địnhnội dung ý hướng để tiễn tới xây dựng nên đối tượng Nói cách khác, nó là ýnghĩa được tạo ra trong hành động hướng tới một đối tượng; nội dung ýhướng là sự tổng hợp những đặc điểm mà ý thức chúng ta có được về sự vật

tại cùng một thời điểm trong hành động hướng đến sự vật đó.

Lục Cửu Uyên đồng nhất Tâm và Lí với nhau, ông coi Tâm là bên

trong còn Lí là biểu hiện bên ngoài Ví dụ như cái bàn, với cau tạo của nó

hàm chứa một mặt phẳng năm ngang (gọi là mặt bàn) có tác dụng dùng dé

nâng đỡ cho những vật dụng hay vật thể mà người dùng muốn đặt lên mặt bàn

đó Vì thế bất cứ sự vật nào có đặc điểm như vậy đều được gọi là bàn (đó là

Tâm) còn những biểu hiện bên ngoài như bàn gỗ,bàn sắt hay bàn đá thì được

coi là Lí Ông nói: “Tâm đâu lí đó, có nhiên ta có nó, nên mới nói vạn vật đềucó đầy đủ ở trong ta, các thánh hiền xưa trước hết phải là người đúng đượcnhư tâm ta” [35, tr.469] Sự khác biệt giữa Tâm học của Lục Cửu Uyên va Lí

học đó là ông coi Lí ở trong chủ thé không tách rời với chủ thé, còn Lí học thì

coi Lí ở ngoài chủ thê và ở trên chủ thê, từ Li mà sinh ra chủ thê.

Trần Hiến Chương l#llj#*, tự là Công Phủ 274, hiệu là Thạch Trai 4?f (1428-1500), người làng Bạch Sa, đất Tân Hội, tinh Quảng Đông Tư

tưởng về Tâmcủa Trần Hiến Chương là sự tiếp nối tư tưởng của Lục CửuUyên và có những nét tương đông với Lục Cửu Uyên mặc dù sự ngộ giác của

21

Trang 25

ông là tự phát Ban đầu Trần Hiến Chương theo tư tưởng của Chu Hy tuynhiên ông không tìm thấy sự tương đồng giữa Tâm và Lí Ông viết: “Suốt

ngày tìm tòi trong sách vở quên ngủ quên ăn, cứ thế nhiều năm mà cuối cùng

vẫn chưa được Gọi là được, nghĩa là nói cái Tâm và cái Lí này của ta chưa cóđược chỗ ăn khớp với nhau vậy” [35, tr.508] Sau một khoảng thời gian tinh

tọa định hình lại tư tưởng ông đã dần dần chuyên tư tưởng từ Lí học sang

Tâm học, ông được coi là người khởi đầu cho Tâm học thời Minh.

Sau khi chuyển từ Lí học sang Tâm học, Trần Hiến Chương dé ra học

thuyết vũ trụ tại ta, thể hiện sự tương đồng với học thuyết của Lục Cửu Uyên

khi gộp Tâm, Lí với nhau Ông coi Lí và Tâm đều là bản thê vũ trụ, ông nói:“Cái lí này can thiệp rất lớn, không có trong ngoài, không có đầu cuối, chắng

có một chỗ nào là không tới, không có lúc nào ngừng Nắm được cái đó thì ta

dựng cả trời đất, ta làm ra vạn vật, ma vũ trụ đều ở ta cả” [35, tr.510] Ông

cho rằng vũ tru ở Tâm, van vat mọi thứ đều do Tâm tạo ra ké cả sự biến hóa

của thiên tượng hay sự biến đổi của cảm xúc con người, Tâm tạo ra mọi vật

Tâm cũng điều khiển mọi vật, tất cả đều do Tâm biến hóa mà thành Tâm

không hình dáng, không thể nhìn thấy cũng không thé cầm nam, Tâm là mộtthực thé tinh than Trần Hiến Chương nói: “Sự thông tắc qua lại của cái Tâm

này, cái kì diệu sinh sinh hóa hóa của cái Tâm này đều không nhìn thấy ngheđược” [35, tr.512] Tâm là những thứ bên trong của sự vật, còn những thứ bên

ngoài biểu hiện ra mà chúng ta có thể nhìn thấy sờ thấy thì gọi là tích ông giải

thích: “Cái tích là cái mọi người cùng thấy: Tâm ta thì chỉ mỗi ta biết thôi.

Tích thì rõ mà Tâm thì ấn” [35, tr.512] Muốn nhận biết được Tâm thì ta phảitư duy Ví dụ như khi chúng ta tiếp xúc với một con người xa lạ, cử chỉ, hànhđộng, lời nói của họ ta gọi là Tích, đó là những gì ta nhìn thấy được trực tiếp,thông qua tích ta tìm được bản tính của họ, bản tính ấy gọi là Tâm Nếu ta

không sử dụng tư duy của mình thì ta chỉ luôn luôn thấy Tích không bao giờ

22

Trang 26

thấy được Tâm cả Và vạn vật đều có Tâm, vì thế trong Tích có luôn Tâm,Tích là biểu hiện bên ngoài của Tâm.

Ta thấy tư tưởng của Trần Hiến Chương có vài điểm giống với quanniệm của Plato về thế giới ý niệm, chỉ khác nhau ở chỗ Trần Hiến Chươngcho rằng Tâm không chỉ bao chứa mọi sự vật năm trong sự vật mà Tâm còn

chính là nguồn sốc tạo ra sự vật ay Vi thé, đôi khi nhìn một vật ta có thé

đoán biết được Tâm của người tạo ra vật ấy, giống như Khong Tử có nói

“Chiếu trải không ngay ngắn không ngồi” bởi chiếu ấy vốn do một người có

Tâm tùy tiện câu thả làm ra Không chỉ bàn về bản thé vũ trụ vạn vật, Tâm

học của Trần Hiến Chương còn là hóa thân của luân lí Nho gia có đầy đủ

thuộc tính đạo đức nhân nghĩa, ông nói: “Nhân, là nhân Tâm vậy Sung là

Tâm vậy, túc là bảo đảm cho bốn biển; không “sung” được nó thì không đủ

bảo đảm cho vợ con Điều đó không phải đáng suy nghĩ sao?” [35, tr.513].

Ông cho rằng nhân là nhân tâm, con người học tập dé làm day cái Tâm thì

mới có thé đảm bao cho đất nước phôn thịnh, gia đình sung túc Nếu bỏ bêkhông học tập dé làm đầy Tâm ấy thì đến gia đình cũng không thể giữ được.

Tâm học của Tran Hiến Chương được các học giả sau này đánh giá là sự biểu

dương nhân tố tích cực, trừ bỏ nhân tổ tiêu cực của Dao hoc Chu Hi Ông làngười mở ra trào lưu tư tưởng Tâm học thời Minh, có ảnh hưởng nhất định

đến các học giả nổi tiếng sau này.

Trạm Nhược Thủy 837K tự là Nguyên Minh 70B], hiệu là Cam

Tuyền HER, người đất Tăng Thanh, tỉnh Quảng Đông Ông là học trò củaTrần Hiến Chương, vì thế, tư tưởng Tâm của ông được kế thừa từ tư tưởng vũtrụ tại ta của Trần Hiến Chương Tuy nhiên, ông cũng chịu ảnh hưởng bởi tư

23

Trang 27

tưởng khí luận của Trương Tái”, ông lấy Tâm với Khí, Tâm với Vật làm thànhmột thể và đề ra một tư tưởng là Tâm vô nội ngoại Phạm trù Tâm trong triếthọc của Trạm Nhược Thủy có nhiều ý nghĩa Y nghĩa đầu tiên là trong vũ trụ

chỉ có mỗi một cái Tâm mà thôi Giống với Trần Hiến Chương, Trạm NhượcThủy cũng cho rang Tâm là bản thé của vũ trụ, Tâm là khởi nguôồn của vũ trụvạn vật, dù biến hóa ra sao gốc van là Tâm Y nghĩa thứ hai: tri giác là Tâm.Trạm Nhược Thủy nói: “ Cái tâm là cái tri vậy”, “Tri giác là thể của tâm vậy,

tư ly là dụng của tâm vậy” [35, tr.528] Ông coi bản thé của Tâm là tri giác,công dụng của Tâm là suy xét Tri giác là khả năng hiểu biết của con người,con người phải thông qua tri giác mới có thể nhận thức được vạn vật, được

thiên lí.

Từ những ý nghĩa trên, ông đề ra tư tưởng Tâm vô nội ngoại, Tâm

không ở bên trong và cũng không ở bên ngoài, Tâm là sự hợp nhất giữa nộitâm và ngoại vật Tư tưởng này mở rộng hơn so với tư tưởng Tâm của các học

giả đời trước khi cho rằng Tâm không chỉ tồn tại bên trong sự vật mà còn tồntại cả ở bên ngoài sự vật Sự hợp nhất giữa trong và ngoài sẽ biểu hiện Tâmmột cách đúng đắn nhất: “Cái nội ngoại hợp nhất là tâm” [35, tr.529] Tư

tưởng Tâm của Trạm Nhược Thủy và Vương Dương Minh ra đời cùng thời,

mặc dù mỗi người có một cách lý giải khác nhau, nhưng những học thuyết

của họ vẫn có sức ảnh hưởng đến Tâm học nói chung và Tâm học đời Minh

nói riêng.

® Trương Tái tự là Tử Hậu người vùng Dai Lương 3#, tinh Hà Nam JA] E ông là một học giả cótầm quan trọng đặc biệt cho việc xác lập hệ thông và đường hướng tinh thần cho nho học Tống-Minh Về

triết học Trương Tái đã dùng nguồn từ Chu Dịch xây dựng nên học thuyết lay bản thé vũ trụ là khí Trương

Tai cho rang, tat cả sự vật trong vũ trụ đều do sự biến hóa của khí mà thành

24

Trang 28

1.3 Thân thế và sự nghiệp

Vuong Dương Minh (4% W])(1472-1528), tên thật là Thủ Nhân (SƑ{ˆ

), tự là Bá An (1H), người đất Dư Diêu, tỉnh Chiết Giang Sau ông đánhgiặc có công được phong là Tân Kiến Bá Äfƒ##ffi Vương Dương Minh thuởnhỏ rất thông minh và có khả năng ghi nhớ rất giỏi, ở nhà nghe ông nội là

Trúc Hiên Công đọc sách đến đâu nhớ đến đấy Năm 10 tuổi ông đã làm được

thơ Trong một lần ông theo cha và ông nội vào triều đình nhậm chức, đi quaTran Giang vào chơi chùa Kim Sơn, Trúc Hiên công ngôi uống rượu với mộtvị khách, hai người muốn làm một bài thơ nhưng nghĩ chưa ra thì ông đã làmxong hai bài, một bài trong số đó lấy đề là “Tề nguyệt sơn phòng” Ong từ

nhỏ đã nuôi chí lớn muốn làm một bậc thánh hiền, có truyện kế lại rằng: “Một

hôm Vương Dương Minh hỏi thầy giáo răng: “Ở đời việc gì là hơn cả ?”.

Thay nói rằng: “Chi có học và thi đỗ là hon cả” Ông nghe không phải mà nói

rằng: “Học đề làm thánh hiền là hơn””[13, tr.537].

Vương Dương Minh không chỉ là người thông tuệ, mẫn tiệp mà cũng là

người rất ham mê học hỏi Năm ông 15 tuổi, trong một lần đi chơi ở Cư Dung

ngoài Vạn Lý Trường Thành, thấy người Hồ ở phương Bắc luyện tập võ, cảmphục tinh than trọng võ của họ, Vương Dương Minh bèn theo người Hồ học

cưỡi ngựa, ban cung Chang bao lâu sau, ông đã thạo cả cung lẫn ngựa Thời

bấy giờ tình hình đất nước bat ồn, trong nước giặc cướp nồi lên khắp nơi, điềunày khiến ông nuôi chí đi đánh dẹp tứ phương cứu bách tính Ông toan viết sớdâng triều đình dé hiến kế dep loạn thì cha ông thay vậy cho là ngông cuồng,

nên ra sức ngăn cản, ông mới thôi Năm 17 tuôi, Vương Dương Minh đên

25

Trang 29

Giang Tây dé cưới vợ Ngay hôm làm lễ hợp can’, ông đi trên phố gặp mộtđạo sĩ ngồi tu luyện, thuyết về phép trường sinh, thấy thích thú, ông ngồi nghe

suốt đêm quên cả việc lấy vợ Đến hôm sau nhà vợ phải cử người gọi ông về.Ở bên nhà vợ một thời gian, ông lại say mê việc tập viết thư pháp, ông định raquy tắc rằng: “Ta khi mới học viết, cứ theo chữ thiếp mà tập, thì chỉ tập đượccái hình chữ mà thôi Sau ta cẦm bút lên không dám khinh dị viết ngay, phảilặng yên nghĩ cái hình chữ ra ở trong tâm rồi mới viết, lâu mới hiểu được thư

pháp” [13, tr.538] Trong khoảng thời gian ông thi trượt, ông còn chuyên tâm

học binh pháp của các binh gia thời xưa Năm 21 tuổi, Vương Duong Minh

đỗ hương thí, đến năm 28 tuổi ông đỗ đệ nhị giáp tiễn sĩ, rồi vào tập sự ở bộCông Năm sau, ông được bổ làm chủ sự ở bộ Hình Trong những năm đầu

của sự nghiệp, Vương Dương Minh chú tâm vào rèn luyện tri thức Về văn,ông đọc các tác phẩm của Chu Hy, thế nên, tư tưởng của Vương Dương Minhthời kỳ đầu theo trường phái Lí học đời Tống Về vỡ, ông nghiên cứu các sáchbinh thư của các binh gia đời trước Đến năm 30 tuổi, ông bị mắc bệnh nặng

nên cáo bệnh về quê Vì trong khoảng thời gian này ông làm nhà ở độngDương Minh cách Hàng Châu hai mươi dặm, cho nên các học giả gọi ông

là Dương Minh tiên sinh Ở đây ông nghỉ ngơi, tập phép dưỡng sinh của Dao

giáo, học thêm về các môn bói, số, đồng thời nghiên cứu cả về Phật giáo.

Năm 1504, khi bệnh tình hồi phục, ông về triều làm quan ở bộ Binh Hai nămsau (1506), Minh Vũ Tông lên ngôi, tin dùng bọn hoạn quan Bat hô, đặc biệt

là Lưu Can Vương Dương Minh dang sé khuyên nhà vua không nên tin ding

bọn hoạn quan ấy mà bắt tội bề tôi trung nghĩa Nghe lời Lưu Can dém pha,

vua Vũ Tông nôi giận sai đánh ông bôn chục trượng rôi giáng xuông làm

Lễ hợp cân còn gọi là lễ Giao bôi hay Giao duyên hoặc lễ đông phòng Lễ được tiền hành vào

buôi tôi ở phòng riêng của cặp vo chong mới cưới trước khi di ngủ.

26

Trang 30

quan cai trạm ở Long Trường, tỉnh Quý Châu giáp Vân Nam Trạm Long

Trường là một vùng đất rất hiểm trở cư dân ở đây đa phần không biết chữHán Ông ở Long Trường hơn 2 năm, lúc đầu rất khó khăn vì cư dân ở đây đa

phần khác tập tính và luôn chống đối lại triều đình Vương Dương Minh phải

lay mình ra làm gương Ong dẫn dụ, day bao, dần dần cảm hóa được họ quythuận triều đình Trong khoảng thời gian bị lưu đày, Vương Dương Minh có

nhiều thời gian để suy ngẫm về các học thuyết Nho giáo Tư tưởng của ông

dần chuyên biến từ Lí học của Chu Hy sang Tâm học của Lục Cửu Uyên.

Năm 1510, sau khi Luu Can bị xử tử, ông được Minh Vũ Tông phụcchức rồi được triệu về kinh Về kinh, Vương Dương Minh được thăng làmchức chủ sự ở bộ Lại Sau đó, ông tiếp tục được thăng chức lên viên ngoạilang, rồi chức lang trung Đến năm 1512, Vương Dương Minh được thăng

làm chức thái bộc tự thiếu khanh ở Nam Kinh, năm 1514 thăng làm Hồng lô

tự khanh ở Nam Kinh, năm 1516 thăng làm Đô sát viện tả đô ngự sử Lúc

này, bọn giặc cướp đang hoành hành ở Giang Tây, ông được tiễn cử đi đánh

dep, chi trong hơn 3 tháng ông đã dẹp yên bọn phản loạn vùng này Trongnăm ấy, ông tiếp tục được thăng chức và được cử đi đánh giặc ở Hoành Thủy

và Dũng Cương Năm 1518, ông đem quân đi đánh giặc ở Tam Lợi, cũng chỉ

trong vòng 3 tháng dep yên được Trong gần một năm rưỡi ông đã dep yên hết

tất cả giặc cướp ở vùng Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hồ Nam, đặt lạichính quyền cai tri Đến năm 1519, Thần Hao nhân triều đình rối loạn, vua

ham chơi quên việc nước, mưu đồ lật đồ triều đình để lên ngôi Thần Hào

thuộc dòng dõi của tiên đế Minh Thái Tổ, làm vương ở đất Nam Xương, đãmua chuộc các tướng lĩnh và bá quan trong triều quy thuận Vương DươngMinh khi ấy đang đi tuần ở gần Nam Xương, biết tin vậy liền trở về chuẩn bịmưu kế binh lực chống lại Hơn một tháng sau, Thần Hào và những kẻ mưu

phản đã bị bắt Đến năm 1521, vua Vũ Tông mắt, vua Thế Tông lên ngôi, ông

27

Trang 31

được thăng chức lên Nam Kinh binh bộ thượng thư Đến năm 1527, ông tiếp

tục được cử đi đánh dẹp giặc ở Quảng Tây Một năm sau năm 1528, ông đã

bình định xong vùng này Lúc này sức khỏe của ông đã yếu, bình định xong

giặc ở Quảng Tây ông lâm bệnh nặng dâng sớ xin từ quan, không đợi lệnh từ

triều đình ông tự ý bỏ về quê nhưng chưa về được thì mất Vương Dương

Minh qua đời hưởng thọ 57 tuổi Ông được an táng tại Hồng Khê, cách thànhHàng Châu 30 dặm.

Cuộc đời quan trường của Vương Dương Minh gắn liền với nghiệp

binh gia Với trí tuệ và tài thao lược của mình, ông đã dẹp yên được rất nhiềugiặc cướp cho triều đình Tuy nhiên, triều đại nhà Minh lúc ấy cũng đã suy

vong, nạn hoạn quan đã trở thành quốc nạn, vua bị hoạn quan chi phối, vì thế,

các trung thần cũng từ đó mà bị vùi đập Con đường quan trường của Vương

Dương Minh cũng vì nạn hoạn quan mà không thé thăng tiễn được Trái

ngược với con đường quan lộ, về tư tưởng triết học, ông được coi là một nhà

tư tưởng lớn của trường phái Tâm học, Nho học Tư tưởng của ông ban đầu

theo lí học của Chu Hy nhưng sau khi giành thời gian suy ngẫm ở Long

Trường, Quý Châu, ông đã chuyền từ trường phái Lí học sang Tâm học củaLục Cửu Uyên Tư tưởng nổi bật của ông là thuyết “tri hành hợp nhất” và“thuyết trí lương tri” Tất cả học thuyết của ông được các môn đệ đời sau

chép lại thành sách, đặt tên là Vương Văn Thành Công Toàn Thư (XC AK

#), sách có tổng cộng 38 quyên Trong đó, bộ Truyền tập lục 3 quyền

được coi là tác phẩm tiêu biéu cho tư tưởng triết học của ông, những tấu sé từ

quyền 9 đến 15 và những công văn từ quyền 16 đến 18 được coi là tác phâmtiêu biểu cho tư tưởng chính trị của ông.

28

Trang 32

Tiểu kết Chương 1

Qua tìm hiểu, khảo cứu về tư tưởng Tâm và quá trình hình thành của nó

ở Nho giáo cho thấy, phạm trù Tâm có nguồn gốc hình thành từ rất sớm Tuynhiên, Tâm ban đầu chi mang ý nghĩa đơn giản, dành dé chỉ riêng về đạo đức

của người quân tử Sau này, Mạnh Tử mới phát triển phạm trù Tâm thành mộthọc thuyết Lúc này, Tâm bắt đầu được coi là cơ quan tư duy, nhờ có Tâm mà

con người có thê thấu tường moi viéc.

Cùng với su phát triển của Nho giáo, phạm trù Tâm dần được các hocgiả sau này đi sâu tìm hiểu và phát triển hoàn bị hơn Đồng Trọng Thư đã hợpnhất Tâm với Thiên, từ đây tạo tiền đề cho các học phái đời Tống - Minh phát

triển học thuyết của mình Phạm trù Tâm được các học giả Tống - Minh như

Lục Cửu Uyên, Trình Hạo, Trần Hiến Chương, Trạm Nhược Thuy, pháttriển đến cực thịnh, họ hợp nhất phạm trù Li với phạm trù Tâm làm một và đềra học thuyết “Tâm tức Li’ Từ đây, Tâm được coi là chủ thé sang tao cua van

vật, cũng được coi là chu thê sáng tạo của tư duy, vạn vật do Tâm sinh ra, vìthế trong bất kì sự vật nào cũng hàm chứa tâm trong đó Con người muốnhiểu biết Tâm của vạn vật cần phải thông qua Tâm của bản thân tư duy, suy

xét mới thấy được.

Mặc dù các học giả kế thừa và thừa nhận thành tựu trong quan niệmTâm của nhau nhưng họ vẫn có những đặc điểm riêng trong đánh giá về nó.Vương Dương Minh là một trong số đó, ông tiếp thu những học thuyết ấy,gạn lọc những điều không phù hợp, kết hợp chúng lại và phát triển thành một

học thuyết nổi tiếng “trí lương tri” Thời ky của Vương Dương Minh đượccác học giả sau này đánh giá là thời kỳ đỉnh cao của sự phát triển Tâm học

Trung Quốc.

29

Trang 33

CHUONG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TUONG VE TÂM CUA

VUONG DUONG MINH

2.1 Tâm va các mối quan hệ của nó

2.1.1 Quan niệm về Tâm

Khởi đầu cho học thuyết của mình, Vương Dương Minh coi Tâm là chủ

thể của trời đất vạn vật trong vũ trụ, vạn vật đều lay Tam lam nguồn sốc, làm

căn cứ tồn tại trên thé gian: “Tam, là chủ trời đất vạn vật Tâm tức trời, nói

tâm là đã nêu cả trời đất vạn vật” [35, tr.536] Tâm là lí trời và cũng là lí củangười, tâm ấy lí ấy ton tại vĩnh hằng không có sự phân biệt xưa và nay Tâmđược coi bản thé của vũ trụ: “Tâm là cái lí trời mà ta có được không chia táchtrời với người không phân biệt xưa với nay Nếu tận cái tâm ta mà tìm thìkhông phải trung mà cũng không xa” [35, tr.536] Tâm tuy xa mà lại gần, dẫu

cùng một thể với vũ trụ rộng lớn nhưng lại cùng một thể với tâm con ngườinhỏ bé, nếu ta đi đến tận cùng của Tâm bản thân ta sẽ hiểu được tâm của vũtrụ Tư tưởng này của ông là sự phát triển hơn so với tư tưởng Tâm của Mạnh

Tử khi ông đã đồng nhất được tâm vũ trụ và tâm chủ thé lại làm một Sự pháttriển đến tận cùng của Tâm chủ thé sẽ đưa chủ thé tiếp cận đến tâm của vũtrụ, vạn vật Ta có thé hiểu răng tâm là nhất thé cho dù có trú ngụ trong bat cứsự vật nào, do đó khi hiểu ngọn ngành tâm ta, ta cũng có thể hiểu được Tâm

của vạn vật, hiểu được Tâm của vạn vật tức là hiểu được Tâm của vũ trụ.

Vương Dương Minh quan niệm Tâm không phải là vật chất thông

thường mà ta có thé sờ nắm, nhìn thấy bang mắt thường hay bat cứ cảm nhậnvề mặt vật lý nào, Tâm chỉ có thé thay được thông qua sự tư duy của chủ thé.Chủ thể phải tư duy mới nhận thấy được Tâm, Tâm cũng được coi là sản

phẩm của cơ quan nhận thức của con người như hình ảnh, âm thanh của mắt,tai, đau mỏi của chân tay “Tâm không phải là một khối huyết nhục Phàm chỗ

30

Trang 34

tri giác là tâm Như tai mắt biết trông nghe, tay chân biết đau biết mỏi, cái trigiác ấy là tâm vậy” [13, tr.555] Tâm có tác dụng chi phối mọi cơ quan trên

cơ thể con người, con người sở dĩ có thể vận động, nghe nhìn tư duy đều là do

Tâm mà ra Ông nói: “Nhìn thấy được, nghe thấy được, nói được, hoạt động

được đều là do cái tâm của anh, cửa phát ra cái thấy được của tâm anh là ởmắt, cửa phát ra cái nghe được của tâm anh là ở tai, cửa phát ra lời nói củatâm anh là ở miệng, cửa phát ra hoạt động của tâm anh là ở tứ chi Nếu không

có tâm anh thì không có tai, mắt, mồm, mũi Cái gọi là tâm anh cũng khôngthuần là một khối máu thịt Nếu là khối máu thịt đó thôi thì nếu nay ngườichết đi, khối máu thịt kia vẫn còn đó, cớ sao lại không thé nhìn thấy, nghethay, nói được, hoạt động được?” [35, tr.538] Ong khang định, máu thịt chỉ

là vật chứa của Tâm, chỉ là công cụ thể hiện được Tâm ra ngoài, bằng chứngcho thấy rang người đã chết thì chỉ là một khối máu thịt không thé suy nghĩhành động được gì nữa Ta nhận thấy, tư tưởng của ông có một vài điểm sai

sót ở chỗ, ông đã không so sánh giữa máu thịt của người chưa chết và người

đã chết Thực chất, Tâm chỉ lấy máu thịt của người chưa chết để chứng tỏ ý

thức tri giác của con người.

Tâm của con người luôn luôn sáng suốt, mọi vật đều từ Tâm mà xuấtphát ra Như mắt tai, ta phải nghe phải nhìn mới thấy sự vật, Tâm cũng vậy,

đó là kết quả của quá trình tư duy trong não bộ con người Tâm luôn sángsuốt, bởi vì Tâm chính là sự biểu hiện đơn thuần bên trong của sự vật Do đó,

Tâm cũng không có đúng sai, phải trái Vương Dương Minh có nói: “Hư linh

bất muội, chúng lý cụ nhi vạn sự xuất Tâm ngoại vô lý, tâm ngoại vô sự” [13,tr.555] nghĩa là trong Tâm con người luôn ở trạng thái an thường, đối với bat

cứ tồn tại sự vật trên thế giới cũng đều rõ ràng, khi đó các lí đều có đủ, vạnvật đều từ đó mà phát ra Lí và Sự đều ở trong Tâm và đều là một, ngoài Tâm

không có Lí, ngoài Tâm không có Sự.

31

Trang 35

Tâm trong triết học của Vương Dương Minh còn có bao hàm ý nghĩavề phương diện đạo đức Tâm không có thiện ác, không có đúng sai Thiện ác

không phải có sẵn trong con người, chỉ có tâm là có sẵn, thiện ác chỉ nảy sinh

ra khi chúng ta thay đổi Con người nếu như giữ nguyên bản tính ban đầu trời

cho, như Mạnh Tử có nói, đấy là bản tính thiện, bản tính ấy bao gồm biết

nhường nhịn, biết dung sai, biết xấu hồ và biết trắc ân (từ nhượng, thị phi, tu6, trắc ấn) đó là tâm thuần thiên lí Còn nếu Tâm bị tư dục che mắt thì bản

tính con người sẽ trở thành ác Thiên lí là bản thể của Tâm cũng tức là Tính,

còn tư dục là lòng tham, ham tài sắc, ham công danh, ham lợi vun vén cho

bản than, Vì những ham muốn ấy nên tâm ta bị mat đi cái ngay thăng đoanchính vốn có, từ đó sinh ra lệch lạc Vương Dương Minh nói: “Tâm chỉ là một

mà thôi, néu lấy lòng đau buồn của toàn thé nó mà nói thì gọi là nhân; lấy cái

thích đáng hợp lí của nó mà nói thì gọi là nghĩa; lấy lí lẽ mạch lạc của nó mànói, thì gọi là lí Không thể tìm cái nhân ở ngoài tâm được” [35, tr.538] Tâm

đã thuần thiên lí thì tư dục không thể can thiệp vào được, lúc đó con người tư

nhiên sẽ biết thế nào là nhân, lễ nghĩa.

2.1.2 Mối quan hệ giữa Tâm với Lí, Tính, Vật* Tâm với Lí

Học thuyết Tâm tức Lí đã được khởi đầu từ thời Lục Cửu Uyên Ôngquan niệm rằng Tâm và Lí là ngang nhau: “Vạn vật sừng sững chen kín ở

giữa cái tắc vuông ấy” [35, tr.468] Lục Cửu Uyên coi “cái tắc vuông ấy” làTâm, vạn vật đều phải chen vào Từ Tâm ay, van vat phat triển nở rộ trànngập cả vũ trụ, đó cũng là sự hiển hiện của Lí, vì thế Tâm và Lí là một chứkhông phải là hai thể riêng biệt Vương Dương Minh kế thừa quan điểm

này của Lục Cửu Uyên, ông nhân mạnh rằng Tâm và Lí là một, không có

Lí ngoài Tâm.

32

Trang 36

Vương Dương Minh quan niệm LÍ là “lí lẽ của Tâm”, là sự biểu hiệncủa tâm tuỳ theo trường hợp và hoàn cảnh cụ thé Trong cuộc van đáp với TừÁi, Vương Dương Minh đã giải thích rõ quan niệm này Từ Ái hỏi: “Như hiếu

dé phụng sự cha, trung dé phung su vua, tin dé giao hữu, nhân ái dé cai trịdân, ở trong đó có rất nhiều lí, e rang cũng không thé không suy xét tới” [26,tr.206] Vương Dương Minh trả lời rằng: “Lấy cái tâm thuần thiên lí ấy phátra ở việc thờ cha thì là hiếu, bộc lộ ở đạo thờ vua thì là trung, thể hiện ở giao

hữu thi là tin, thé hiện ở việc trị dân thi là nhân Chi là ở chỗ dụng công tây bỏđi nhân dục, bảo tồn thiên lí nơi tâm mà thôi” [26, tr.206] Vương Dương

Minh đã giải thích sự khác biệt trong quan niệm giữa Tâm và Lí, tuy mang

cùng một ý nghĩa nhưng lại có biểu hiện khác nhau Lí biến hóa muôn vẻ còn

tâm thì có định, Lí dựa vào Tâm mà biến hóa, Tâm dựa vào Li dé xác định sựtồn tai.

Vương Dương Minh không dừng lại ở mệnh đề “Tâm tức Li”, ông đã

nêu thêm tư tưởng “Lí tức lương tri” với mục đích củng cố cho tư tưởng củamình thêm chắc chắn Tâm là Lí bởi lẽ Tâm có lương tri, chỉ cần tập trung

lương tri của tâm thì sẽ có thé hiểu hết được cái lí của mọi sự vật: “lương tri là

nơi linh thiêng chiếu sáng của lí trời, nên lương tri tức là lí trời” [35, tr.432].

Lương tri là tri thức có căn cứ bền vững nhất, có lập trường nhất, không thể bịlung lay, ảnh hưởng hay bi phản biện bởi tri thức nào khác, người có lương trilà người sống với sự hiểu biết về tri thức này Lương tri (ERR) là hai chữ hán

mang trong đó ý nghĩa Chân và Thiện Vương Dương Minh cho rằng đạoTâm là lương tri Lấy lương tri làm bản thể của Tâm, Vương Dương Minh

muốn tìm đến nguồn sốc của hai tác nhân chủ yếu trong tính bản tính của

nhân loại đó là cầu “chân” và cầu “thiện”, cầu “chan” thuộc về tri thức cầu“thiện” thuộc về hành động Vì thế, Vương Dương Minh định nghĩa lương tri

33

Trang 37

đó là biết điều thiện ác, là cái tâm phải trái Tâm phải trái này chính là mẫuchốt dé có thé tiếp nhận được sự muôn hình vạn trạng Lí của trời đất, chỉ tậptrung lương tri mới có thể nhận thức được cái Lí của vạn vật trong vũ trụ Con

người sở dĩ khác các sinh vật khác bởi vì được trời phú cho lương tri, conngười là chủ thể của nhận thức và thực tiễn và vì thế con người có thể nhậnthức được lí trời này Trong trời đất nếu không có con người, không có nhântâm, không có lương tri của nhân tâm thì lí trời sẽ mất đi chỗ dựa Vì thế,Vuong Dương Minh mới nói “Lương tri của tâm ta tức cái lí trời” [35, tr.545].

* Tâm với Tính

Tâm là cội nguồn của vạn vật nhưng Tâm không dễ có thể hiểu được,cũng như vạn vật không thể nhìn qua mà khăng định được nó là gì Muốn

hiểu được Tâm thì phải hiểu rõ về Tính Vương Dương Minh cho rằng Tính

và Tâm là một nhưng địa vị khác vì thế nên danh xưng mới khác nhau: “Tam

tức tính, tính tức lý, hạ nhất “đữ” tự, khủng vị miễn vị nhị” [35, tr.541] Theo

ông, Tính là cái trời phú cho con người, bất biến, vô cùng vô tận Tính vốn có

sẵn trong mỗi con người và ai cũng như nhau Ở Tâm phát ra mỗi việc mộtkhác, việc nào có tên việc đó, như tâm phát ra đối cha mẹ đó là Hiếu, tâm

phát ra đối với vua đó là Trung Tuy nhiên, những việc Hiếu, Trung ấy chỉ

được mang danh chung là Tính (tức là bản tính người mà trời phú cho) Nóicách khác, Tâm là do con người học tập tu dưỡng mà thành còn Tính là tự nóđã có từ đầu Từ đây, có thé kết luận được Tính là bản thé của Tâm.

Thông qua phân tích trên, ta thay được Tâm, Lí và Tính có mối quan hệđồng nhất Tuy nhiên, sự khác nhau chính là Tính thì bat biến, nó là cái bản

gốc mà trời phú cho con người, con người phải dung Tâm dé có thé phát triểnTính, để ứng dụng phù hợp với Li của vạn vật Tâm được coi như điều kiệncân đê con người có thê thực hành được Tính của trời làm sao cho đúng ngôi

34

Trang 38

vị, không thé dùng lí của tin để ứng xử với mối quan hệ cha con, không thé

dùng lí của hiếu dé ứng xử với mối quan hệ bạn bè Tâm được đặt ra là dé cân

băng, điều chỉnh con người sao cho có thé sử dụng đúng tinh của trời chotừng lí nhất định Vương Dương Minh cho rằng Tính là thể của Tâm, Tâm

Tính hợp nhất, Tính không thé ở ngoài Tâm, không thé tìm Tính mà rời Tâm

được: “Thể của tâm là tính vậy, tính tức lí vậy Thiên hạ làm gì có tính ngoài

tâm, lam gì có lí ngoài tính được?” [35, tr.541] Tính tức là tính nhân, lễ,nghĩa, trí Vương Dương Minh đem nhân, lễ, nghĩa, trí vừa là nội hàm của

Tâm cũng vừa làm nội hàm của Tính, đó là căn cứ cho việc ông hợp nhất Tâmvà Tính là một Tâm thiện thì Tính cũng thiện, bản chất của Tính được trờiphú cho là thiện: “Tính không có bắt thiện thì bản thể của Tâm cũng không có

bất chính vậy” [57, tr.1115].

* Tâm với Vật

Vương Dương Minh cho răng “Vật” là chỉ sự vật mà tâm có thể thấy rõ

được và cảm nhận được Sự vật được chia ra thành Sự và Vật Sự là hoạt động

mà con người thé hiện, vi dụ việc thực hiện đạo đức như phụng sự vua chúa,

hiếu kính với cha mẹ Ý ở Sự nào thì Vật ở Sự đó, ông nói: “Ý ở sự thân, thìsự thân sé là một vật; ý ở sự quân thi sự quân sẽ là một vat” [35, tr.542] Vậtdùng dé chỉ sự vật khách quan, mặc dù bản thân Vương Dương Minh không

xem Vật là cái khách quan Ông cho rằng, Vật với hoạt động mà con ngườitiễn hành có sự khác nhau, vật đó chủ yếu nhắm chỉ sự vật mà các khí quan

cảm giác của con người có thé cảm biết được Ví dụ như: “Mắt không có thé,

lay mau sắc của van vật làm thé; tai không có thể, lay tiéng cua van vat lam

thé; mũi không có thể, lay mùi của van vat làm thé; mồm không có thể, lây VỊcủa vạn vật làm thé” [35, tr.542] Van vật mà các co quan cảm giác như mom,mũi, mắt, tai có thê cam biét được có su khác nhau với vật của các hoạt động

35

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:07

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w