1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Liêm chính và việc thực hiện đối với cán bộ, công chức hiện nay

102 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về Liêm chính và việc thực hiện đối với cán bộ, công chức hiện nay
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thảo
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Quan
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật
Chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 24,15 MB

Nội dung

Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu lại các ý nghĩa, nguyên lý cơ bản, sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về liêm, chính của cán bộ côngchức; cũng như giá trị và sự áp dụng các

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THỊ THANH THẢO

TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH VE LIÊM CHÍNH VÀ VIỆC

THỰC HIỆN ĐÓI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HIỆN NAY

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THỊ THANH THẢO

TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH VE LIÊM CHÍNH VÀ VIỆC THỰC HIỆN ĐÓI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HIỆN NAY

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật

Mã số: 8380101.01

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYEN VAN QUAN

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của

riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong

bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong

Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã

hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc

gia Hà Nội.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người cam đoan

Nguyễn Thị Thanh Thảo

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, Tác giả Luận văn xin trân trọng gửi lời cám ơn tới Thầy

giáo TS Nguyễn Văn Quân, vô cùng cám ơn Thay đã nhận lời hướng dẫn dẫn

và tận tình giúp đỡ tôi, cám ơn sự nhiệt huyết, chu đáo hướng dẫn của Thầy trong suốt quá trình học tập cũng như trong việc hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thay, cô trong bộ môn Lý luận và lịch

sử nhà nước và pháp luật thuộc Khoa Luật — Dai Hoc Quốc Gia Hà Nội đã

tận tình giảng dạy cho tôi trong thời gian học tập Cám ơn sự tận tụy, không

quản vat vả luôn nhiệt tình giảng dạy cung cấp nhiều kiến thức cũng như kinhnghiệm quý báu của các thầy, cô

Xin cảm ơn lãnh đạo, chủ nhiệm khoa cùng toàn thé các thầy cô giáo

Khoa Luật nói chung và bộ môn Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật nói

riêng đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học

của mình.

Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiêu thiếu

sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy, cô đề bài luận

văn của tôi được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn và kính chúc các thầy, cô nhiều sức khỏe, thành

công và hạnh phúc.

Trang 5

VE LIÊM CHÍNH CUA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 8

1.1 Khái niệm va nội dung tư tưởng Hồ Chi Minh về liêm chính

của cán bộ, công chức - - «cà tk ng nh giệt 8

1.1.1 Khai niệm cán bộ, công chỨC - - 2+ k + E+seeeeeerseeeerrree 8 1.1.2 Khai niệm liêm chính + 2211113 E333 EEEkkeeeessseeee 14

1.1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về liêm chính của cán bộ, công chức 161.1.4 Nội dung tu tưởng Hồ Chí Minh về liêm chính của cán bộ, công chức 21

1.2 Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về liêm chính của cán bộ,

1.3 Vai trò và tầm quan trọng của việc thực hiện liêm chính đối

VOI CAN DO, COMY CHUC 000 cece :ĩ 34

Tiểu kết Chương 1 ¿2 25% ©E2E£+E£+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkee 36

CHUONG 2: THỰC TIEN ÁP DUNG TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH

VE LIÊM CHÍNH CUA CAN BO, CÔNG CHỨC HIỆN NAY 38

Trang 6

2.1 _ Biểu hiện của tư tưởng Hồ Chí Minh về Liêm chính qua các chủ

trương, nghị quyết, đường lối của Dang Cộng sản Việt Nam

2.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về liêm chính của cán bộ,

công chức vào các quy định pháp luật

-Tiểu kết Chương 2 2 2 ®SE+SE2E2EE2EE2E1EE1E717171121121121111 11T xe.

CHUONG 3: THUC TRẠNG THUC HIỆN TƯ TƯỞNG HO CHÍ

MINH VÈ LIÊM CHÍNH CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ

MOT SO KIÊN NGHỊ, 2-5255 EE 2 2121122122121 crkee

3.1 Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về liêm chính

của cán bộ, công chức - Ác kg re,

3.1.1 Kết qua đạt được trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về

liêm chính - «+ 111119191 TH nh ng ng

3.12 Bất cập và ton tại trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về liêm

chính của cán bộ, công CHUC ¿+ ++++x£++kE+#vEEsseseeeseeeesxe

3.1.3 Nguyên nhân những tôn tại - 2-5: 555 S2E£2E2£2£trxerxerxersee

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng tư trưởng Hồ

Chi Minh về liêm chính của cán bộ, công chức ở Việt Nam Tiểu kết chương 3 2-2 2S 2E2E12E12E1E217171211211211 111111 E1xe

KET LUẬN - 2-52 SE 2 2EE2112711211221211211211 11121111 11x xekrrreg TÀI LIEU THAM KHAO 2-22 ©2E2EEC2EECEEECEEECEEEEEEErrkrrrkreeg

Trang 7

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Việt Nam đang trong quá trình cải cách, mở cửa xây dựng kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong một chính thể nhà nước pháp quyềnhướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bang dan chu va van

minh Dé xây dựng nha nước pháp quyền thành công, bên cạnh rat nhiều điều kiện, thì một yêu cầu quan trọng là phải xây dựng một bộ máy nhà nước có

hiệu năng, với một nền quản trị quốc gia hiệu quả, thực thi đầy đủ các chức

năng của nhà nước trong khi đảm bảo không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội bắt nguồn từ sự tha hóa của quyền lực nhà nước Một trong các công cụ quan trọng dé đạt được mục tiêu nêu trên là xây dựng và thực hành mạnh mẽ các nguyên tắc liêm chính, công khai, minh bạch, chịu trách nhiệm của mỗi cán bộ công chức và của toàn hệ thống bộ máy nhà nước Trong đó, liêm chính của cán bộ công chức đóng vai trò cốt lõi.

Nhận thức rõ điều này, ngay từ khi mới thành lập nhà nước Việt NamDân Chủ Cộng Hòa năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đếnviệc xây dựng và thực hành liêm chính của cán bộ công chức Trong tác phâm

nổi tiếng “Cần,Kiệm,Liêm, Chính” công bố năm 1949, chỉ 4 năm sau khi thành lập chính quyền mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích và xác lập vị

trí quan trọng của liêm chính trong hoạt động dựng nước và giữ nước thông

qua việc xây dựng và thực hành cần, kiệm, liêm, chính của cán bộ công chức

Những tư tưởng của người đã đóng vai trò nền tảng góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng nền đạo đức cách mạng và đạo đức công vụ; xây dựng chính quyền dân

chủ nhân dân và sau này là xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, đứng trước các thử thách to lớn sự thay đổi về hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới vào cuối những năm 1990, Dang và Nhà nước đã

Trang 8

quyết định tiến hành công cuộc đổi mới xây dựng nền kinh tế thị trường vànhà nước pháp quyền Bên cạnh nhiều thành công về kinh tế, chính trị, luậtpháp, quan hệ quốc tế thì cũng đã phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, của cán

bộ, công chức, viên chức Sự thiếu hiệu năng của bộ máy nhà nước trong việc

thực hiện các chức năng cơ bản của mình Tham nhũng, thoái hóa, biến chất

của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, đã được Đảng và Nhà nước

xác định là một van nạn đe doa sự phát triển ôn định của đất nước cũng như

sự ton tại của Đảng và hệ thống chính tri.

Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu lại các ý nghĩa, nguyên lý

cơ bản, sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về liêm, chính của cán bộ côngchức; cũng như giá trị và sự áp dụng các ý nghĩa, nguyên lý mà người đã đề ra

dưới các hình thức như đạo đức hay pháp luật trong việc xây dựng nhà nước

pháp quyên, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; góp phần đấutranh loại bỏ các hiện tượng tiêu cực tham nhũng, thoái hóa, biến chất tồn tại

trong đội ngũ cán bộ, công chức trở nên cấp thiết Có giá trị cao cả về lý luận

Ở Việt Nam hiện nay những nghiên cứu về liêm chính của cán bộ công

chức trong bối cảnh xây dựng nhà nước thuộc đối tượng nghiên cứu của nhiều

ngành khoa học: Triết học, luật học, chính trị học và hành chính học Vì thế

mà vấn đề liêm chính của cán bộ công chức được quan tâm và luận giải ở

nhiều góc độ khác nhau đã giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng Với các

tác phâm tiêu biêu sau:

Trang 9

Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nguyễn Văn Thảo,Nxb Tư pháp, Ha Nội, 2006 Trong cuốn sách đã dé cập đến các van dé: Giớithiệu về lịch sử nhà nước pháp quyền và tiến trình xây dựng nhà nước phápquyền; cải cách lập pháp, cải cách hành chính và tư pháp; một số van đề về sự

lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở

Việt Nam, Phạm Ngoc Anh - Bùi Đình Phong, Nxb Lao động, Hà Nội, 2003.

Các tác giả đã nghiên cứu các nội dung: Quá trình hình thành, phát triển và

vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền kiểu mới ở ViệtNam; Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà nướcpháp quyền kiểu mới ở Việt Nam

Xây dựng nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

theo hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Lê Minh Quân, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội, 2003 Tác giả đã khái quát lịch sử tư tưởng nhà nước pháp quyền trong tương quan với sự phát triển của xã hội Chỉ ra được sự phát triển của đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa và khăng định được vai trò của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay Tác gia

đưa ra những phương hướng cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa ở Việt Nam.

Một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nướcmới ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Phạm Hồng Chương,

Tạp chí quốc phòng toàn dân, Hà Nội 2011 Chữ liêm trong tư tưởng Hồ Chí

Minh của Nguyễn Thị Chiên, Báo Hải Dương online, Trang điện tử Ban quản

lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sưu tầm, Hà Nội, 9/2012 Tác giả đưa ra khái

niệm về liêm và các biểu hiện của nó theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời

khang định hơn lúc nào hết, hiện nay toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải

ra sức thực hành chữ liêm.

Trang 10

Chính phủ kiến tạo là sự kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh của Hoàng ChíBảo, Báo Nhân dân, số 1/2017.Trong bài trả lời phỏng vấn trên báo Nhân dântác giả đã đưa ra những yêu cầu để xây dựng thành công Chính phủ kiếntạo:Muốn xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính thì phải vừa xây dựng, tạo

cơ hội, tạo môi trường làm ăn, kinh doanh tốt cho người dân, đồng hành cùng doanh nghiệp đồng thời phải quyết liệt chống tham nhũng Liêm chính là chống bằng được tham nhũng - căn bệnh đe dọa sự tồn vong của chế độ Chống được tham nhũng thì Đảng mới trong sạch, vững mạnh, nhân dân mới

thụ hưởng được lợi ích chính đáng của mình.

Tư tưởng Hồ Chi Minh về một chính phủ kiến thiết, lim khiết của BùiĐình Phong, Tạp chí Văn hóa Nghệ An, Nghệ An, số 1/2017 Tác giả khăngđịnh: Với một Chính phủ liêm khiết, kiến thiết, chú trọng thực tế và nỗ lực

làm việc, chưa đầy 16 tháng từ sau cách mạng thành công đến khi Hồ Chí

Minh phát hịch kêu gọi toàn quốc kháng chiến, trong một bối cảnh vô cùng

khó khăn, đầy thách thức, đã chuẩn bị đầy đủ tỉnh thần, lực lượng, của cải, sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến chống thù trong giặc ngoài Ngoài ra tác

giả đồng thời phân tích tinh than của một Chính phủ liêm khiết và dé đạt đượcđiều đó hơn kết cần kết hợp giữa sức mạnh đoàn kết dân tộc, giữ vững đượcniềm tin của nhân dân với chính quyền cách mạng Nhà nước kiến tạo, LêMinh Quân, Tạp chí Lý luận chính trị, Hà Nội, số 3/2017

Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về

xây dựng nhà nước được công bố trên các tạp chí, dé tài khoa hoc các cấp và

kỷ yếu các hội thảo khoa học về Chủ tịch Hồ Chí Minh Các công trình trên đãtập trung làm rõ tư tưởng, quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước,xây dựng Chính phủ, t6 chức cán bộ và pháp luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Đây là nguồn tư liệu rất quan trọng cho tác giả luận văn kế thừa trong thực

hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của mình Ở Việt Nam hiên nay các nhà

Trang 11

nghiên cứu bắt đầu quan tâm đến chủ đề xây dựng văn hóa liêm chính bắt đầu

từ năm 2012 với các loạt bài đăng trên các tạp trí Mặc dù đã được quan tâm bởi cách chuyên gia cũng như các nhà hoạch định chính sách và các chính trị

gia, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách

tổng quát và toàn diện về vấn đề xây dựng nhà nước liêm chính theo quan

điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh Chính vì vậy hoạt động nghiên cứu của luận

văn mang ý nghĩa thiết thực và có giá trị tham khảo hữu ích Do vậy luận vănkhông trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bồ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Quan điểm của Hồ Chí Minh về liêm

Xác định, phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về liêm, chính của cán bộ

công chức; đặc biệt là ý nghĩa, vai trò, chức năng, áp dụng.

Phân tích thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về

liêm chính của cán bộ công chức Chi ra các bat cập, tồn tại trong các quy định.

Đề xuất việc thé chế hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về liêm chính của cán

bộ công chức thành các quy định pháp luật để áp dụng chung

Trang 12

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được tiến hành trên quan điểm cơ sở lý luận của chủ nghĩaMac-Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh về liêm chính của cán bộ, công chức vềnhà nước và pháp luật cũng như những quan điểm về vấn đề này trong cácvăn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng Sản Việt Nam và các văn bản pháp luật

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa

Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; pháp luật của Nhà nước; đường lối, chínhsách của Đảng và Nhà nước Việt nam về đạo đức cán bộ,công chức

- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng những phương pháp

chung nhất của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

kết hợp thống kê, đối chiếu, so sánh Bên cạnh đó Luận văn còn sử dụng kết quả nghiên cứu điều tra xã hội học của các công trình đã công bố có

liên quan đến đề tài

6 Những đóng góp mới về khoa học của luận văn

Việc nghiên cứu, tìm hiểu lại các ý nghĩa, nguyên lý cơ bản, sâu sắctrong tư tưởng Hồ Chí Minh về liêm, chính của cán bộ, công chức có nhữngđóng góp mới về khoa học sau đây:

Thứ nhất: Luận văn trình bày một cách tương đối hệ thống nguồn gốchình thành và quá trình phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh về liêm chínhnói chung và liêm chính của cán bộ công chức nói riêng Từ đó góp phần

khẳng định các giá trị cunhx như sự thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về liêm chính của cán bộ,công chức trong công cuộc xây dựng và hoàn thiện hệ thong

pháp luật ở nước ta.

Thứ hai: Luận văn chỉ ra các yêu cầu khách quan về việc thực hiện tư

tưởng Hồ Chi Minh về liêm chính của cán bộ,công chức ở nước ta hiện nay

Trang 13

Thứ ba: Luận văn đề xuất một số quan điểm và giải pháp cụ thể nhămtiếp tục vận dung tư tưởng Hồ Chí Minh về liêm chính của cán bộ,công chứctrong bối cảnh hiện nay.

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Luận văn góp phần làm rõ cơ sở hình thành, nội dung ý nghĩa thực

tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về liêm chính của cán bộ, công chức hiện nay

- Luận văn góp phần cung cấp luận chứng về cơ sở lý luận và thực tiễn

trong công tác xây dựng liêm chính cho cán bộ, công chức của nước ta trong

giai đoạn hiện nay

- Luận văn có thê được sử dụng làm tài liệu để nghiên cứu và giảng dạy

về Nhà nước và pháp luật, Tư tưởng Hồ Chí Minh, van đề xây dựng cán

bộ,công chức ở nước ta hiện nay.

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Danh mục Tài liệu tham khảo, luận văn được cấu

trúc thành 03 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận của tư tưởng hồ chí minh về liêm chính của

cán bộ, công chức.

Chương 2: Thực tiễn áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về liêm chính của

cán bộ, công chức hiện nay.

Chương 3: Thực trạng thực hiện tư tưởng hồ chí minh về liêm chính

của cán bộ, công chức và một sô kiên nghị.

Trang 14

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH

VỀ LIÊM CHÍNH CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

1.1 Khái niệm và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về liêm chính của cán bộ, công chức

1.1.1 Khai niệm can bộ, công chức

99 cC Thuật ngữ “cán bộ”, “công chức” đã được sử dụng rât lâu và rât rộng ở nước ta Cụm từ “cán bộ”,”công chức” là thuật ngữ được sử dụng phô biên trong lĩnh vực công vụ, hành chính công, và thường xuât hiện một cách dày

99 66dac trong moi linh vuc cua doi song, xã hội Thuật ngữ “cán bộ” “công chức”

đã xuất hiện rất nhiều lần trong hệ thống pháp luật nước ta Trong Hiến Pháp

1992 đã có nhiều điều khoản quy định sử dụng nhiều lần các thuật ngữ “cán bộ”, “công chức”, nhưng chưa giải thích cụ thể các thuật ngữ này Cho đến

khi Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 và sau đó là Nghị định SỐ117/2003/NĐ-CP ngày 10-10-2003 của Chính phủ ban hành “Về việc tuyển

dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước” thì

khái niệm “cán bộ” “công chức” mới được đề cập đến”, nhưng khái niệm nàygiải thích khá ngắn gọn răng cán bộ, công chức là những người làm việc trong

các cơ quan nhà nước Tuy nhiên cách gọi này không giải quyết được vấn đề

trong việc phân định rõ khái niệm cán bộ, công chức, Chỉ đến khi Luật cán

99 66

bộ, công chức 2008 được ban hành thì thuật ngữ “cán bộ” “công chức” mới

được phân định rõ ràng, cụ thể:

1.1.1.1 Khải niệm cản bộ

Khoản I Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Cán

bộ là công dân Việt Nam, được bau cử, phê chuẩn, b6 nhiệm giữ chức vụ,

chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà

Trang 15

nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương

từ ngân sách nhà nước” [22].

Theo quy định nay thì tiêu chí xác định cán bộ gắn với cơ chế bau cử,

phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ Những người

đủ các tiêu chí chung của cán bộ, công chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thông qua

bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ chức danh theo nhiệm kỳ thì

dùng đúng tài của người có tài thì cũng không được việc Phải tránh sai lầmtrong cất nhắc cán bộ Thứ ba, phải khéo dùng cán bộ Không có ai cái gìcũng tốt, cái gì cũng hay Nên phải biết tùy tài mà dùng người cho đúng Thứ

tư, phân phối cán bộ cho đúng, dùng người đúng chỗ, đúng việc Thứ năm,phải tạo điều kiện, cơ hội cho họ phát huy hết khả năng vào thực hiện chứctrách, nhiệm vụ được giao Phải luôn luôn kiểm tra, giám sát, kiểm soát cán

bộ, giúp họ sửa chữa những chỗ sai lầm Khen ngợi lúc họ làm được việc Chăm sóc, động viên họ khi họ hoặc người thân trong gia đình họ ốm đau,

gặp khó khăn, hoạn nạn Thứ sáu, phải thương yêu, g1ữ gìn, bảo vệ cán bộ.

Trong sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt cán bộ

Trang 16

trong sự tổng hòa các mối quan hệ Trước hết, Người coi "cán bộ là cái gốccủa mọi công việc" [16, tr.237] Theo quan niệm cua Chủ tịch Hồ Chí Minh,cây thì phải có gốc, không có gốc thì cây héo, sông thì phải có nguồn, không

có nguồn thì sông cạn Vì vậy trong mọi việc mà không có cán bộ thì khôngthể hoan thành Người nhận định “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do

cán bộ tốt hoặc kém” [16, tr.237].

Bởi cán bộ là một mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết giữa Đảng,

Chính phủ với nhân dân Trong tác pham Stra đổi lối làm việc 10/1947 Bac đã

nhận định “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ

giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời, đem tình hình củadân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ để hiểu rõ, để đặt chính sách chođúng” [16, tr 267] Có thé thay rang cán bộ có vai trò rất quan trọng đối với

sự thành bại của bộ máy nhà nước, là những người sẽ góp phần thực hiện được những mục tiêu xây dựng đất nước được nhân dân tin tưởng gửi gam vào những cán bộ ưu tú nhất, có đủ khả năng gánh vác trách nhiệm to lớn nay.

Xây dựng đội ngũ cán bộ vững chắc về cả tài và đức là một trong những mục tiêu quan trọng được Đảng ta đặt lên hàng đầu trong suốt thời gian

qua Bởi chỉ có đội ngũ cán bộ trong sạch vững mạnh mới có thé giúp Nhànước ta vững mạnh, sánh ngang với cường quốc năm châu

1.1.1.2 Khái niệm công chức

Giống với thuật ngữ “cán bộ”, thuật ngữ “công chức” đã xuất hiện rất

lâu trong xã hội nước ta Tuy nhiên trước đó chưa có văn bản nào giải thích

cụ thê thuật ngữ này Cho đến khi Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày

10-10-2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước mới gọi tắt cán bộ, công chức làm việc trong các

cơ quan nhà nước là công chức được công bó, thì khái niệm này mới được

giải thích nhưng vẫn còn khá đơn giản, văn tăn Đề đáp ứng điều này bộ Luật

10

Trang 17

cán bộ, công chức 2008 đã ra đời, tại đó thuật ngữ “công chức” lần đầu tiên

được giải thích rõ ràng và phân định rõ ràng với thuật ngữ “cán bộ” Trong

Luật cán bộ, công chức năm 2008, tại khoản 2 điều 4 đã nhận định”.

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyên dụng, bố nhiệm vào

ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà

nước, tô chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ

quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân

chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng: trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an

nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy

lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt

Nam, Nhà nước, tô chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sựnghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối

với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quan lý cua đơn vi sự nghiệp công lập thì lương được bao đảm từ quỹ lương của đơn vi sự nghiệp công lập theo quy

định của pháp luật [22, Điều 4, Khoản 2]

Theo như điều khoản trên thì đội ngũ công chức bao gồm cả "công

chức trong bộ máy lãnh đạo, quan lý trong đơn vi sự nghiệp công lap" Tuy

nhiên, trước những yêu cầu mới đặt ra trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân

dân, xây dựng một nên hành chính trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với

xu hướng chuyền đôi sang nén hanh chinh phuc vu, thuc hién tốt nhiệm vu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh

tế quốc tế, một số quy định của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức đã

được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, ngày 225/11/2019 đã có những thay đổi tích cự dé phù hợp với nhu cầu thực tế:Cụ

thê khái niệm công chức được sử đôi như sau:

11

Trang 18

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào

ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vi trí việc làm trong cơ

quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị

-xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị

thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân

chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng: trong cơ quan, đơn vị thuộc

Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ

theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và

hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Theo quy định này thì tiêu chí để xác định công chức gắn với cơ chếtuyên dụng, bố nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh Những người đủ cáctiêu chí chung của cán bộ, công chức mà được tuyên vào làm việc trong các cơ

quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vi sự nghiệp công lập thông qua quy chế tuyên dụng, bổ nhiệm

vào ngạch, chức vụ, chức danh thì được xác định là công chức Công chức là

những người được tuyển dụng lâu dài, hoạt động của họ gắn với quyền lực

công hoặc quyền hạn hành chính nhất định được cơ quan có thâm quyền traocho và chịu trách nhiệm trước cơ quan, tô chức có thâm quyền về việc thựchiện nhiệm vụ, quyên hạn được giao” Việc quy định công chức trong phạm vinhư vậy có thé thay là rất phù hợp với điều kiện cụ thé và thể chế chính trị ởViệt Nam bởi giữa các cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xãhội trong hệ thống chính tri của nước ta luôn có sự gan bó chặt chẽ.Đặc biệt

việc quy định công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự

nghiệp công lập là hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp của Việt Nam

Theo như khái niệm "công chức" được quy định trong Luật sửa đôi, bổsung đã không còn đối tượng "công chức là công dân Việt Nam, được tuyéndụng, b6 nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong bộ máy lãnh đạo, quản

12

Trang 19

lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội" Việc quy định như Luật sửa đối, bổ sung phù hợp vớichủ trương đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự

nghiệp công lập, bao đảm tinh gọn.

Như vậy công chức là một bộ phận quan trọng không thé thiếu của bat

kỳ nền hành chính nào Đội ngũ này có vai trò thực thi pháp luật để quản lýcác lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm hiệu lực của đường lối thé chế củagiai cấp cầm quyền

1.1.1.3 Nhận định chung về khái niệm cán bộ, công chứcQua việc tìm hiểu về khái niệm công chức và cán bộ ta có thể thấy rõ

những những tiêu chí và khác nhau cơ bản giữa cán bộ và công chức như sau:

Dựa theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 thì cán bộ và

công chức đều có những tiêu chí chung là:

Thứ nhất, đều là công dân Việt Nam; trong biên chế; hưởng lương từ

ngân sách nhà nước (riêng trường hợp công chức làm việc trong bộ máy lãnh

đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì tiền lương được bảo đảm từ

quỹ lương của đơn vi sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật).

Thứ hai, đều giữ một công vụ, nhiệm vụ thường xuyên; làm việc trongcông sở; được phân định theo cấp hành chính (cán bộ ở trung ương, cấp tỉnh,cấp huyện; cán bộ cấp xã; công chức ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; côngchức cấp xã)

Tuy nhiên bên cạnh các quyền và nghĩa vụ chung mà cán bộ và công

chức đều có, đối với cán bộ do chịu sự điều chỉnh của cơ chế bầu cử, phê

chuẩn, bố nhiệm nên cán bộ còn phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước,

nhân dân và trước cơ quan, tô chức có thâm quyền về việc thực hiện nhiệm

vụ, quyền hạn được giao Điểm này thể hiện trách nhiệm chính trị của cán bộ

Đối với công chức, do chịu sự điều chỉnh của cơ chế tuyển dụng, bổ

nhiệm nên công chức còn phải chịu trách nhiệm trước cơ quan, tô chức có

13

Trang 20

thâm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao Điểm này thể

hiện trách nhiệm hành chính của công chức.

Bên cạnh đó công chức gắn với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào

ngạch, chức vụ, chức danh Trong khi cán bộ gan với cơ chế bau cử, phê

chuẩn, bồ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ.

Việc phân định cụ thể khái niệm cán bộ, công chức của Nhà nước tanhư vậy là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể và thê chế chính trịcủa nước ta Đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thị trường như hiện nay việcphân định cán bộ, công chức rõ ràng giúp thể hiện được trách nhiệm của Nhànước trong việc tô chức cung cấp các dịch vụ công thiết yêu và cơ bản cho

người dân, xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh, thực hiện mục tiêu dân

chủ và công bằng xã hội Tuy nhiên, do đặc điểm của thé chế chính trị ở Việt

Nam,nên dù cán bộ và công chức đã được phân định rõ ràng theo các tiêu chí

cụ thé nhưng điều đó cũng chi mang tính tương đối Giữa cán bộ và công

chức vẫn có những diém chồng chéo, khó tách biệt

1.1.2 Khái niệm liém chính 1.1.2.1 Khải niệm liêm chính

Liêm chính là một đức tính cao đẹp, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế

giới các nước cũng rất chú trọng đến đức liêm, chính Nhắc đến thuật ngữ liêm chính, chúng ta hiểu đơn giản rang nó là thuật ngữ thể hiện những gi trong sạch và ngay thăng, là việc tuân thủ các nguyên tac và chuẩn mực chung Hiện nay có rất nhiều những cách định nghĩa khác nhau cũng như

những quan điểm khác nhau về đức tính liêm chính và mỗi quan hệ của liêm

chính với luân lý và đạo đức Dưới đây tác giả xin trích dẫn một vài cách luận

giải tiêu biểu sau:

Liêm chính tên Tiếng Anh là Intergrity có nguồn gốc La tinh “integer”

có nghĩa gốc là “toàn bộ, trọn vẹn, không bị xâm phạm” Theo từ điển

14

Trang 21

Oxford, “Intergrity” có 2 nghĩa; (1) là “Pham chất trung thực và có đạo đức”(2) là “ Trạng thái nguyên vẹn và không bị chia cắt” [40].

Dưới góc độ pháp lý và xã hội: Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) cũng

đưa ra khái niệm liêm chính, theo đó liêm chính là “hành vi và hành động,

phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức và luân lý được các cá

nhân cũng như các tô chức chấp nhận , tạo ra rào can đối với tham nhũng””

Hai học giả nồi tiếng Michael Jensen và Werner Erhard quan niệm liêmchính là thuộc tính của môi trường ứng xử được tạo nên bởi các yếu tố, bao

gồm: Chuẩn mực đạo đức, đạo lý và các quy phạm pháp luật Môi trường này

mang tính tông thể, toàn vẹn, hoàn hảo, không thé bi phá vỡ và giúp tạo ra

những giá tri mới hoặc lợi ích cho các bên liên quan [31].

Theo Huberts va André van Montfort thì liêm chính là phẩm chất hoặc

đặc điểm của hành vi của tác nhân phù hợp với các giá trị đạo đức, chuẩn mực

và các quy tắc liên quan “Đạo đức” đề cập đến các giá tri và chuẩn mực về

“đúng hay sai” “tốt hay xấu”, mà mọi người cảm thấy khá mạnh mẽ, bởi

những lợi ích nghiêm túc có liên quan và ảnh hưởng đến cộng đồng mà họ là

thành viên [1].

Trong cuốn sách Đại từ điển Tiếng Việt có nêu rõ “liêm” là “không

tham lam, trong sạch”, “chính” là “ngay thắng, đúng đắn, trái với tà”, “liêmchính” là “trong sạch và ngay thăng” Tiếp cận theo nghĩa này, “liêm chính”

có nội hàm khá hẹp và cụ thể, thường gắn với chủ thể là cá nhân nhiều hơn.

Ở góc độ rộng hơn, Theo tô chức OECD liêm chính được nhận định

như sau: “liêm chính” được hiểu là “việc tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực

chung” [41], trong hoạt động công vu, liêm chính là việc tuân thủ các quy

tắc, chuẩn mực chung áp dụng cho hoạt động đó Theo góc độ này, liêm

chính có thể được xem xét ở nhiều phương diện khác nhau như liêm chính

của cá nhân, liêm chính của tập thê, liêm chính của cán bộ công chức, viênchức lãnh đạo v.v

15

Trang 22

Dẫu hiện nay có nhiều cách định ngĩa thuật ngữ liêm chính khác nhau,nhưng suy cho cing tat cả các nhận định đều xoay quanh một đặc điểm chung

dé giải thích thuật ngữ liêm chính đó là: Một chuẩn mực đạo đức thé hiện sựtrong sạch, ngay thắng, tuân theo các nguyên tắc chung của tô chức, xã hội

1.1.3 Tư trởng Hồ Chí Minh về liêm chính của can bộ, công chức Không năm ngoài nhu cầu tất yêu của nhân loại, sinh thời Hồ Chi Minh

luôn coi đức “Liêm, Chính” là một trong những chuẩn mực đạo đức cốt lõi

trong tư tưởng đạo đức của mình Bác cũng là điển hình của một tắm gương

mẫu mực dé toàn Đảng toan dân ta học tập và rèn luyện đức liêm chính Bacluôn luôn chú trọng đến vấn đề đạo đức của dân tộc ta, của đội ngũ cán bộ

cách mạng, đặc biệt là đức “Liêm, Chính”.

Và Người coi Liêm Chính là cái gốc của nhân cách, và là nền tảng củamỗi người cách mạng cần có

Theo Hồ Chí Minh Liêm chính có nghĩa là chính trực, là sự trung thực,

tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, là bản lĩnh đấu tranh phê phán

mọi sự vi phạm đạo đức và pháp luật

Trong bài báo “Thế nào là Liêm?” Người chỉ rõ LIÊM “là trongsạch, không tham lam”, là “không tham địa vị Không tham tiền tài Khôngtham sung sướng Không ham người tâng bốc mình Vì vậy mà quang minh

chính đại, không bao giờ hủ hóa Chỉ một thứ ham là ham học, ham làm,

ham tiến bộ” [16 tr.640, 292] Tat cả những hành vi tham lam, vi kỷ, vo

vét, vun vén cho bản thân, không đếm xỉa đến lợi ích chính đáng của người khác, của tập thể đều trái với đức Liêm Nếu đánh mắt “Liêm”, người ta lập tức trở thành kẻ thoái hóa, biến chất, hủ bại.

Đặc biệt, đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, Người cho rằng mỗi cán

bộ, đảng viên khi “đám hy sinh cho Tổ quốc, hy sinh cho đồng bào, hy sinh vìnghĩa, thì không tham gì hét”[16, tr.260] và “Liêm” là thước đo đạo đức và

16

Trang 23

cũng là thước đo bản lĩnh con người, nhất là khi được giao chức vụ, quyềnhạn lãnh đạo, quản lý Có “Liêm”, sẽ không làm điều gì mờ ám, biết phân biệtđúng sai, xấu tốt, tự biết giữ bản thân tránh những điều xấu xa, từ đó tạo ra uytín và sự kính trọng đối với mọi người, Đặc biệt đức “Liêm” của cán bộ, đảngviên sẽ tạo lòng tin đối với Nhân dân Bên cạnh đó Người còn chỉ rõ cán bộ,

99 66

dang viên không có hoặc thiếu “Liêm” “mà muốn được long dân, thi cũng như bắc day leo trời” [16, tr.123].

Từ đó Người dua ra những biểu hiện trái với đức “ Liêm” đó là “ bat

Liêm” cho mọi người hiểu Người chỉ rõ “Bất liêm” là “tham tiền của, thamdia vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên, Dim người giỏi dé giữ

địa vị và danh tiếng của mình Gặp việc phải mà sợ khó nhọc, nguy hiểm

không dám làm” [ I1, tr.127].

Chính theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “nghĩa là không tà, nghĩa là thăng

thắn, đứng đắn Điều gì không đứng đắn, thang thắn, tức là tà “CAN, KIỆM,

LIÊM, là gốc của CHÍNH Nhưng một cây cần phải có gốc rễ, lại cần có

nhành, lá, hoa quả mới là hoàn toàn Một người phải Cần, Kiệm, Liêm nhưng

còn phải CHÍNH mới là người hoàn toàn” [17, tr.129] Theo Người không chỉ

“Chính với mình, mà còn phải “Chính” với người, “Chinh” với công việc.

“Chính” với mình thể hiện ở chỗ không tự kiêu, tự đại, luôn cầu tiến

bộ, luôn tự kiểm kiểm, tự phê bình một cách trung thực “chớ tự kiêu, tự đại;

luôn luôn cau tiễn bộ; luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình, những lời minh đã

nói, những việc mình đã làm, dé phát triển điều hay của mình, sửa đổi khuyết

điểm của mình Đồng thời phải hoan nghênh người khác phê bình mình” vì

“tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính Mình không

chính, mà muốn người khác chính là vô lý” [17, tr.129-130]

“Chính” với người là sự chân thành, ngay thăng “phải yêu quý, kính

trọng, giúp đỡ Chớ ninh hót người trên Chớ xem khinh người dưới Thái độ

17

Trang 24

phải chân thành, khiêm tốn, phải thật thà đoàn kết Phải học người và giúp

người tiễn tới Phải thực hành chữ Bác - Ái” [17, tr.130.131].

“Chính” đối với công việc là tận tụy, hết lòng, có trách nhiệm, đặt côngviệc lên trên hết, cố găng làm nhiều việc thiện, tránh xa việc ác phải dé côngviệc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà”, “đã phụ trách việc gì, thì quyết

làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, không sợ khó nhọc, không sợ nguy

hiểm”; “việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm Việc ác thì dù nhỏ mấy cũngtránh Việc gì dù lợi cho mình, phải xét nó có lợi cho nước không? Nếu không

có lợi, mà có hại cho nước thì quyết không làm”[17, tr.131]

Như vậy, có thể hiểu Liêm chính có nghĩa là chính trực, là sự trungthực, tuân thủ các chuẩn mực dao đức, pháp luật, là bản lĩnh đấu tranh phêphán mọi sự vi phạm đạo đức và pháp luật Chủ tịch Hồ Chi Minh không chỉ

chỉ đưa ra quan điểm về đức tính “Liêm” “Chính” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là tam gương sáng về sự giản dị, liêm khiết, trong sáng, chính trực Cả cuộc đời Người chỉ lo cho dân, cho nước; là tam gương sáng về thực hành tiết

kiệm, giữ liêm khiết, trong sạch, luôn chính trực ngay thăng, luôn đấu tranh

không mệt mỏi chống lại cái ác, cái xấu trong xã hội, trong mỗi con người,chống lại những biểu hiện tiêu cực, nhất là căn bệnh tham ô, lãng phí, quan

liêu trong bộ máy chính tri, xã hội của Dang ta.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà đạo đức lớn được cả nhânloại thừa nhận và là một tắm gương đạo đức sáng ngời dé toàn Đảng, toan dân

ta noi theo Hệ tư tưởng của Người là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ

nghĩa Mác - Lénin trong điều kiện cụ thé của nước ta, va trong thực tế tưtưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Dang và

của dân tộc” [3].

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm, quan niệm có

môi liên hệ chặt chẽ với nhau Hệ thông quan điêm tư tưởng của người là một

18

Trang 25

hệ thống quan điểm “toàn diện” về nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh của cách

mạng Việt Nam như:

e Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng

con người;

e Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp

sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại;

e Tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc;

e Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật

sự của dân, do dân, vì dân;

e Tu tưởng về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân;

e Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đờisống vật chất và tinh thần của nhân dan;

e Tu tuong về đạo đức của cán bộ cách mạng

Tuy nhiên phạm vi của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu riêng “Tư Tưởng

Hồ Chi Minh về liêm chính của cán bộ, công chức “trong phạm trù chung Tư

tưởng Hồ Chi Minh về đạo đức cán bộ” nên trong khuân khổ của luận văn tác

giả chỉ xin đề cập đến quan điểm này

Sinh thời Người luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến đạo đức của người

cán bộ cách mạng Người từng nói rằng:

Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài

giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân Vì muốn giải

phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát

mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình hủ hóa,

xấu xa thì còn làm nỗi việc gi? [16]

Về đạo đức người đưa ra rất nhiều tiêu chí rèn luyện, Người xác định Đức là gốc, và Đức xác định sự thành công của người cán bộ, công chức: cán

bộ là “công bộc” của nhân dân và Đức cũng chính là cái gôc của người cán

19

Trang 26

bộ, công chức Đức của người cán bộ thé hiện ở phẩm chất chính trị, tư tưởng,đạo đức lối sống Thé hiện ở sự trung thành với Đảng, tổ quốc, nhân dân, vớichế độ XHCN san sang chiến đấu hi sinh vì mục tiêu lý tưởng đó Đức cònthể hiện ở sự trong sáng, trung thực thực hiện “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”, chí

công vô tư, luôn đặt lợi ích chung của dân tộc lên lợi ích riêng của cá nhân.

Năm 1949, trong tác phẩm “Cần kiệm liêm chính” với bút danh Lê

Quyết Thắng đăng trên báo Cứu quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Liêm”

của ngày xưa để chỉ “những người làm quan không đục khoét dân”, còn

“Liêm” ngày nay có nghĩa rộng hơn và “mọi người đều phải Liêm” và “Liêm”

là một phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện qua lối sống trong sạch,

không hám danh, không bận tâm toan tính nhỏ nhen, ích kỷ [35] Theo Bác,

liêm chính là một trong những yêu cầu hàng đầu nhằm giữ gìn sự tôn nghiêm

của đội ngũ cán bộ, công chức trong thi công công vụ liêm chính là trong sạch

không tham lam; là nói không với tham nhũng và kiên quyết chống tham

nhũng Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính là van đề cốt yếu dé hướng tới một nền công vụ trong sạch, phục vụ nhân dân và dân tộc Chủ tịch

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến đạo đức trong đó có đạo đức cách mạng

của cán bộ, công chức theo “tứ đức” “Cần, Kiệm, Liêm, Chính” Trong tác

phẩm “Cần, Kiém, Kiêm, Chính” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi đức tính liêmchính là hai trong bốn đức tính quan trọng của mỗi cá nhân, con người đặc

biệt là của cán bộ, công chức.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn nhắc nhở người cán bộ: Liêm chínhphải đi đôi với chống chủ nghĩa cá nhân Nếu người cán bộ chỉ chăm chú vunvén cho lợi ích của bản thân, gia đình, không nghĩ tới lợi ích của tập thể thì sẽ

rơi vào chủ nghĩa cá nhân, hẹp hòi, vị kỷ Những hiện tượng tiêu cực trong xã

hội đều là biểu hiện khác nhau của chủ nghĩa cá nhân Tuy nhiên, Người cũng

chỉ rõ, chống chủ nghĩa cá nhân không phải là thủ tiêu cá nhân, mà là biết đặtlợi ích cá nhân trong lợi ích tập thể, làm cho chúng hài hòa với nhau Nếu lợi

20

Trang 27

ích riêng cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thê đòi hỏi lợi ích cá nhân phảiphục tùng lợi ích tập thê.

Theo Bác, người cán bộ có đức “Liêm”, đức “Chính” thì “phú quý bấtnăng dam, ban tiện bất năng di” trước những cám dé của thế lực đen tối cũng

“bất năng khuất” Khi người cán bộ liêm chính sẽ không có chỗ cho tham ô,

quan liêu chen chân vào làm hại dân, hại nước.

Với lực lượng cán bộ, công chức, Bác yêu cầu đặc biệt thực hiện những

đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Người nhiều lần nhắc lại cụm

từ này ở nhiều bài viết, bài nói của mình, thé hiện sự quan tâm đặc biệt của

Bác tới vấn đề đạo đức của lực lượng cán bộ, công chức Người luôn dé cao các giá trị đạo đức, yêu cầu mọi người phải nỗ lực rèn luyện, tu dưỡng đạo đức Đặc biệt là đức tính Liêm chính được coi là hai phẩm chất đạo đức cơ bản của người cán bộ, công chức và luôn được người đặt lên hàng đầu Người

nói rõ: Đã là người cách mạng thì ai cũng phải Liêm nhưng cán bộ, công chức

“Những người trong công sở phải lấy liêm lên hàng đầu” Như vậy, liém

chính được coi là tiêu chí dao đức cơ bản của lực lượng cán bộ công chức,

đồng thời cũng là thước đo bản lĩnh chống lại sự tha hóa quyền lực của cán

bộ, công chức.

1.1.4 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về liêm chính của cán bộ,

công chức

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự van dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa

Mac-Leenin, trong đó có lý luận cua V.I Lénin về phẩm chất đạo đức cán bộ

Theo tư tưởng của V I Lénin thì người cán bộ lãnh đạo phải có “uy tín tinh

thần” trong tập thé được giao phụ trách Uy tín đó, theo V I Lênin, “khôngphải bắt nguồn từ đạo đức trừu tượng, mà phải từ đạo đức của người chiến sĩ

cách mạng, đạo đức của quần chúng cách mạng” [16 tr.123] Dao đức của người cách mạng được biểu hiện ở nhiều chuẩn mực cụ thé, và đặc biệt nhấn

mạnh các chuân mực sau:

21

Trang 28

e Thứ nhất: “Gương mẫu, tận tâm, tận tụy, trách nhiệm với công việc.”

e Thứ hai Khiêm tốn, cầu thị, không “kiêu ngạo cộng sản”, không tự

phụ, không tự cao tự dai”.

e Thứ ba: “Không tham ô, hồi lộ, không ham địa vi, không lạm quyên,

không đặc quyền, đặc lợi”

e Thứ tư: “Không quan liêu”

Tiếp thu tư tưởng chủ nghĩa Mac — Lénin về đạo đức cán bộ Hồ Chí

Minh đã vận dụng sáng tạo vao tình hình thực tế nước ta

Và Người đã đưa ra nhận định về đức liêm chính của cán bộ, công chức và tư

tưởng của Người được có các nội dung chính sau đây:

Thứ nhất: Phải đặt lợi ích tập thể, nhân dân lên hàng đầu, không ham vậtchất, tiền tài

Năm 1927 Người đã cho ra đời tác phẩm Đường Kách Mệnh đó là cuốn sách

bồi dưỡng lớp cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam đi theo học thuyếtMac - Lénin va con đường của Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại.

Mở đầu tác phâm Đường Kách Mệnh chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra vấn đề về đạo đức của người cán bộ cách mạng Với trải nghiệm thực tế

phong phú và nhãn quan chính trị sắc bén của một nhà cách mạng lỗi lạc,

Người sớm nhận ra đạo đức chính là cái sốc của mọi vấn đề Trong tác phảm

Đường Kách Mệnh Người cũng đã căn dặn mọi người, đặc biệt là cán bộ cách

mạng “Hòa mà không tư” tức là không vì lợi ích riêng tư nào cả, tất cả vì sựnghiệp chung của đất nước, phục vụ nhân dân “Ít lòng tham muốn về vậtchất”, không tham tiên tài, giám chống lại những ham muốn vinh hoa không

chính đáng Không chỉ là vật chất, người cán bộ cần phải liêm chính trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

Người căn dặn “Mỗi Đảng viên và cán bộ, phải thực sự thấm nhuan đạo

đức cách mạng.thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Dang

22

Trang 29

ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người day tớ trung thành

của nhân dân” [16].

Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công nhà nước Việt Nam

Dân chủ Cộng hoà được thành lập, ngay trong những ngày đầu nhà Nhà nước

ta mới thành lập ngày 17/10/1945 trong thư gửi UBND các kỳ, huyện, tỉnh,

làng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc

đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân” Và Người cũng đã đưa ra những lời cảnh báo,

những lỗi lầm nặng nề mà đội ngũ cán bộ mắc phải khi Đảng trở thành đảngcầm quyền, đó là: trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ và kiêu ngạo

Người đã chỉ rõ:

Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra

sức sửa chữa Vậy nên, ai không phạm những lầm lỗi trên này, thì nên chú ý tránh đi, và găng sức cho thêm tiến bộ Ai đã phạm

những lỗi lầm trên này, thì phải hết sức sửa chữa; nếu không tự sửa

chữa thì Chính phủ sẽ không khoan dung.

Người luôn nhắn mạnh đến bản chất nhà nước ta là nha nước cách mạng

phục vụ nhân dân, tất cả cán bộ, đảng viên đề là “công bộc” của dân và trên hếtNgười luôn dé cao sự thanh liêm, đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức

Hồ Chi Minh luôn căn dặn lực lượng cán bộ, công chức là lực lượng

lao động đặc biệt, làm việc trong các cơ quan nhà nước, hưởng lương từ ngân

sách nhà nước vậy nên thái độ, hiệu suất làm việc cũng như các chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định va phát triển của nhà nước và xã hội đặc biệt trong bối cảnh quá độ XHCN Hơn nữa,

vì làm việc liên quan đến hành chính, tiếp xúc nhân dân nên cần phải đặt đứctính Liêm chính lên trên hết để đảm bảo “Chí công, vô tư” đặt mọi lợi ích củadân của nước lên hàng đầu Trên hết, không đơn thuần chỉ là tắm gương cho

23

Trang 30

các lực lượng lao động khác trong xã hội, mà cán bộ, công chức còn là cầunối giữ Đảng, Chính phủ với nhân dân, giúp đề đạt các nguyện vọng, nhu cầucủa nhân dân lên Đảng, Chính phủ và thực hiện, phổ biến các chủ trươngđường lối của Đảng, Chính phủ với nhân dân Cán bộ, công chức có mỗi quan

hệ mật thiết giữa nhân dân và nhà nước nên theo đó người cán bộ, công chứcphải rèn luyện bản thân liêm chính trong công việc cũng như đời sống thật tốt

Cụ thể lần đầu tiên Người trực tiếp đề cập một cách hệ chi tiết, cụ thé đến đức liêm, chính của cán bộ, công chức là trong tác phẩm Đời sống

mới (tháng 3-1947): Theo Người, thực hành đời sống mới là cần, kiệm, liêm,chính Người giải thích: “Chính trong lúc này càng phải thực hành đời sống

mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính” Trong tác phẩm, quan điểm của Hồ Chí Minh

khi lựa chọn cán bộ, đảng viên làm phong trào xây dựng “Đời sông mới” làphải “trong sạch, công bình, thạo việc, có thể làm gương cho dân làng; có thể

hy sinh lợi ích riêng cho lợi ích chung” Người khang định, “trong nước ViệtNam Dân chủ Cộng hòa, dân có quyền lựa chọn những cán bộ như thế” đặtniềm tin, học tập và làm theo tam gương những người cán bộ như vậy

Thứ hai: Phải thật thà, trung thực, công khai, minh bạch, tự chịu trách nhiệm.

Trong Quốc Lệnh ngày 26-1-1946 Người cũng đã nêu rõ Những người

làm việc trong các công sở, từ làng xã cho đến Trung ương, vì nắm trong tay quyền lực nhà nước nên “đều dễ tìm dip phát tài, hoặc xoay tiền của Chính

phủ, hoặc khoét đục nhân dan” Giữ gin đức liêm trở thành mục tiêu hàng đầu

của Chính phủ ta, và Người đã tuyên bố: “Chính phủ sau đây phải là một

Chính phủ liêm khiết” Điều đó có nghĩa là, trong thi hành công vụ cũng như

trong cuộc sống đời thường, cán bộ, công chức tuyệt đối không được tơ hào

dù chỉ là “cái kim, sợi chỉ” của nhân dân và phải hết sức tiết kiệm, minh bạchtrong việc chi dùng công quỹ Dé ran đe, ngăn chặn những hành vi bất liêm

Và Quốc Lệnh 26-1-1946, gồm 20 điều, với “Thưởng” va “Phat”, trong đó

ghi rõ ở phần “Phạt”:

24

Trang 31

“1 Thông với giặc, phản quốc sẽ bị xử tử

chức Chỉ khi cán bộ, công chức liêm chính thì bộ máy nhà nước mới trong

sạch, vững mạnh, mọi quyền lợi của nhân dân mới được đặt lên trên hết Nhà

nước ta mới thật sự trở thành nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Tháng 10/1947, Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minhcũng nhấn mạnh rang: Mỗi đảng viên, trước hết là mỗi cán bộ, phải thật thà tựphê bình, tự sửa chữa những khuyết điểm của mình Đặt lợi ích của Đảng, của

dân tộc lên trên hết Kiên quyết chống ba căn bệnh “đó là bệnh chủ quan,

bệnh hẹp hòi và bệnh ba hoa” Theo Người, chỉ khi nào mỗi cán bộ, đảng viên

khắc phục được 3 căn bệnh này thì mới có khả năng thực hiện vai trò lãnh đạo Nhân dân Người cũng chỉ ra cách khắc phục các căn bệnh này là phải thông qua học tập, phê bình Và phải nghiêm túc thực hành khẩu hiệu: “Chi công vô

tư, cần, kiệm, liêm, chính”

Trước khi bản Quy chế công chức Việt Nam ra đời, Hồ Chủ tịch đã viếtliên tiếp bốn bài báo với tên Lê quyết Thắng đăng trên báo Cứu quốc dé giảithích rõ Thế nào Cần? Thế nào là Kiệm? Thế nào là Liêm? Thế nào là

Chính? Trong số báo ngày 1/6/1949 Người đã giải thích "Liêm là trong sạch,

không tham lam" [16, tr.640].

Bác cũng đã chỉ rõ: "Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên thân đều là bất liêm" và "Dé thực hiện chữ Liêm,

cần có tuyên truyền và kiểm soát giáo dục và pháp luật, từ trên xuống dưới,

từ dưới lên trên” [16, tr.123].

25

Trang 32

Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thé, cấp cao thì quyên to,cấp thấp thì quyền nhỏ Dù to hay nhỏ, có quyền và thiếu lương tâm là có dịp

đục khoét, có dip ăn của đút, có dịp "di công vi tu" Vì vậy cán bộ phải thực

hành chữ LIÊM trước, dé làm kiểu mẫu cho dân."Quan tham vì dân dai" Nếu

dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì "quan" dù không liêm cũng phải hóa ra

LIÊM Vì vậy “dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ,

dé giúp cán bộ thực hiện chữ LIÊM Pháp luật phải thang tay trừng trị những

kẻ bat liêm, bat kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì" [16, tr.127].

Ngày 2-6-1949, Bác giải thích tiếp: Thế nào là Chính? Bác dạy: "Chínhnghĩa là không tà, nghĩa là thăng thắn, đứng đắn Điều gì không đứng dan,thăng thắn, tức là tà Người còn nói rõ, ai cũng có 3 mối quan hệ là với mình,với người, với việc và người có đức chính phải thé hiện sự đúng mực, cao

thượng trong cả 3 quan hệ đó, nhưng trước hết là trong công việc Do năm trong tay quyền lực công nên khả năng vụ lợi, lạm quyền của công chức luôn

hiện hữu, vì thế mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo: “Những người trong

các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm,

Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân” [16, tr.262]

Như vậy, liêm chính được coi là tiêu chí đạo đức cơ bản của lực lượng cán bộ

công chức, đồng thời cũng là thước đo bản lĩnh chống lại sự tha hóa quyền

lực của cán bộ, công chức.

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhắn mạnh: Bắt ké ai trong hệ thống công

quyên cũng đều phải thực hành liêm chính, nhưng người lãnh đạo phải là tam

gương về sự liêm chính “Thuong bat chính, hạ tắc loạn”, nếu người đứng đầu

mà không chính thì ở dưới sẽ “quân hồi vô phèng”; nếu người quản lý không liém, tat cả sẽ thi nhau “xà xẻo” của công và của dân Dé người lãnh

đạo trong các công sở thực hành đức chính, phòng tránh căn bệnh “cánh hau”,

đố ky, Chủ tịch Hồ Chi Minh đã căn dặn: “Mình có quyền dùng người thi

26

Trang 33

phải dùng những người có tài năng, làm được việc Chớ vì bà con bầu bạn,

mà kéo vào chức nọ chức kia Chớ vì sợ mat địa vị ma dim những kẻ có tài

năng hơn mình”.

Người còn chỉ ra: Tự mình phải chính trước, mới giúp được người

khác chính; mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý

Sắc lệnh số 76/SL, ngày 20-5-1950, của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, về “Quy chế công chức Việt Nam”; trong đó, điều 2, mục II,

chương 1, quy định rõ: “Công chức Việt Nam phải phục vụ nhân dân, trung

thành với Chính phủ, tôn trọng kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và tránh làmnhững việc có hại đến thanh danh công chức hay đến sự hoạt động của bộ máyNhà nước Công chức Việt Nam phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”.Đây là lần đầu tiên, các giá trị đạo đức truyền thống mà liêm chính là giá trị cốt

lõi, đã được thể chế hóa thành chuẩn mực pháp lý của công chức Việt Nam.

Kế thừa tư tưởng của Người, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV

(17-11-2016) Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khăng định: “Chính phủ

quyết liệt chỉ đạo xây dựng bộ máy hành chính nhà nước các cấp liêm chính,

trong sạch, hiệu lực hiệu quả, ky luật, kỷ cương Tập trung xây dựng đội ngũ

cán bộ, công chức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; kiên quyết xử lý

nghiêm những cán bộ, công chức tiêu cực, những nhiễu.

Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 9-5-2016 của Chính phủ đã nêu rõ

nhiệm vụ: “xây dựng Chính phủ trong sạch, liêm chính, Chính phủ kiến tạo,phát triển Khang định Chính phủ là công bộc của dân, gắn bó với nhân dân,

phục vụ nhân dân bảo đảm công băng, minh bạch, phòng, chống tham

nhũng, lãng phí”.

Tư tưởng Liêm, Chính của Người chính là “kim chỉ nam”, là tư tưởng

cốt lõi soi sáng mọi thời kỳ, xuyên suốt mọi chế độ ma mỗi công dân đều phải

nỗ lực rèn luyện và noi theo, đặc biệt đội ngũ cán bộ, công chức cân phải tích

27

Trang 34

cực nâng cao đức Liêm, Chính góp phần xây dựng bộ máy công quyền trong

sạch, vững mạnh tạo lòng tin cho nhân dân.

1.2 Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về liêm chính của cán bộ,

công chức

1.2.1 Tiếp thu bề dày những di sản truyền thông Văn hóa liêm chính

của dân tộc

Nước ta có chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước,

qua thời gian những giá trị đạo đức cao đẹp không ngừng được đúc kết Đặc

biệt là chế độ tu dưỡng đức liêm chính được thực thi từ rất hiệu quả và xuyên

suốt cả chiều dai lịch sử.

Có thê thấy bối cảnh lịch sử văn hóa của nước ta chịu ảnh hưởng sâu

sắc từ truyền thống Nho giáo, và nó còn tác động lớn đến tư tưởng, đường lồitrị quốc của nhà nước Phong Kiến Việt Nam

Ngay từ những ngày đầu xây dựng nền độ lập quốc gia sau hàng ngànnăm Bắc Thuộc Vào thời Lý, Vua Ly Thánh Tông đã đặt ra “bông dưỡng

liêm” để cấp cho các quan chức trông coi việc hình pháp, xét xử, giam giữ

nhằm nuôi dưỡng đức tính liêm chính, trong sạch của quan lại trong bộ máy

tư pháp, ngăn chặn nạn hối lộ trong hoạt động chấp pháp Qua các thời kỳ, các triều đại khác nhau các chính sách khuyến khích, dăn đe quan lại thực thi

đức tính liêm chính tuy có thay đổi khác nhau cho phù hợp với bối cảnh lịch

sử, nhưng chung quy lại quan điểm của nhà nước Phong Kiến Việt Nam vềphòng chống tham nhũng và liêm chính khá rõ ràng, chỉ nâng cao sự liêm

chính của đội ngũ quan lại mới có thé ngăn ngừa được tình trạng tham nhũng.

Có thé thấy truyền thống Nho giáo và các chính sách của Nhà nước

Phong Kiến đã tạo nên biết bao vị quan nổi tiếng về đức tính Liêm Chính xuyên suốt lịch sử như Tô Hiến Thành, Chu Văn An, Nguyễn Công Trứ [29].

Với bề dày truyền thống lịch sử như vậy, bản thân Hồ Chí Minh lại

28

Trang 35

được sinh gia và lớn lên trong gia đình có truyền thống Nho học, cụ thân sinh

Hồ Chủ Tịch là phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, cùng với sự theo học từ các thay

đồ nồi tiếng một thời như Hoàng Phan Quynh, Vương Thúc Quý, Trần Nhân,v.v ; cộng thêm sự tiếp xúc và học hỏi từ các bậc tiền bối như Phan BộiChâu, Phan Chu Trinh Từ đó người có quá trình tiếp biến tư tưởng đạo đức

Nho giáo rất căn bản và có hệ thống Các tư tưởng đạo đức Nho giáo, đặc biệt

là Liêm chính đã thấm nhuan trong tư tưởng Người va đã được người coi là

hai đức tính quan trọng con người không thé thiếu trong đời sống dé trở thành

một người hoàn thiện, các tư tưởng ấy đã được người đúc kết và truyền lạicho các thế hệ sau

1.2.2 Tiếp thu và khai thác tiễn bộ đạo đức văn hóa Phương Đông và

Phương Tây

Tư tưởng về đạo đức (văn hóa) của chủ tịch Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc nó là sự kết hợp hài hòa và sáng tạo giữa các giá trị văn hóa phương Tây và phương Đông, là sự kết hợp những tiến bộ của truyền thong dân tộc va nhân loại dé tạo nên hệ tu tưởng lỗi lạc

sánh ngang tầm thời đại của Bác

Và chính Bác cũng đã từng khăng định răng: “Văn hoá Việt Nam là ảnh

hưởng lẫn nhau của văn hoá Đông phương và Tây phương chung đúc lại”.

Đồng thời nhắc nhở các nhà văn hóa Việt Nam rằng: “Tây phương hay Đông

phương có cái gì tốt, ta học lay dé tạo ra một nền văn hoá Việt Nam Nghĩa là

lay kinh nghiệm tốt của văn hoá xưa và nay, trau đồi cho văn hoá Việt Nam có

tinh thần thuần tuý Việt Nam, dé hợp với tinh thần dân chủ” [12, tr.71].

Như đã nói ở trên, tư tưởng văn hóa Phương Đông ảnh hưởng trực

tiếp và đầu tiên tới hệ tư tưởng của người đó là tư tưởng Nho giáo Sinh ra

và lớn lên trong gia đình khoa bảng, theo học các bậc thay nỗi tiếng, tiếp xúc

với các thê hệ Nho gia ngay từ thủa nhỏ, người sớm đã thâm nhuân các giá

29

Trang 36

trị cơ bản của tư tưởng Có thé thấy triết lý nhân sinh của Hồ Chủ Tịch ảnhhưởng rất lớn bởi hệ tư tưởng Nho giáo, đặc biệt là triết lý tu thân đề cao tudưỡng đạo đức cá nhân Đạo đức với mình thì phải nghiêm khắc, đạo đức

với người thì phải khoan dung, độ lượng Đạo đức với công việc thì phải tận

tâm tận lực Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tuy Không Tử là phong kiến và tuy trong

học thuyết của Không Tử có nhiều điều không đúng, song những điều hay

trong đó thì ta nên học” [17, tr.356].

Thể hiện rõ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng linh hoạt, vận dụngkhéo léo các phạm trù đạo đức của Nho giáo dé dé ra các chuẩn mực đạo đứccủa con người Việt Nam trong công cuộc cách mạng, đặc biệt là các chuẩn

mực đạo đức của lực lượng cán bộ phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.

Người vận dụng “Tứ Đức” của người phụ nữ trong Nho giáo dé xây dựng nên

“Tứ Đức” của người cách mạng một cách sáng tạo, gần gũi, dễ hiểu bao hàm được hết các chuẩn mực đạo đức, đó là “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”.

Bên cạnh sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo

cũng ảnh hưởng rất nhiều tới Người Người sinh ra và lớn lên ở một đất nướcPhật giáo du nhập từ rất sớm, không những vậy các giá trị tư tưởng của Phậtgiáo còn trở thành một yếu tố cấu thành nên văn hóa nước ta Đặc biệt người

là người con của xứ Nghệ, lớn lên ở Huế cái nôi của Phật giáo, bởi vậy Phật

giáo có những đóng góp không nhỏ trong việc hình thành nên nhân cách, đạo

đức, lỗi sống của Người trong giáo lý Phật có dạy, “Tham lam, giận dữ, sỉmê” (Tam độc) vốn là nguyên nhân chính gây ra đau khổ cho loài người Để

giải thoát con người khỏi đau khổ, đem lại an vui cho mọi người, Đức Phật dạy người tu hành phải chống “tam độc” mà gốc của nó chính là do “si mê”.

Dé chống “tam độc”, người tu hành phải giác ngộ, dùng ý thức, trí tuệ củamình dé diệt trừ “si mê” Tiếp thu điều đó Hồ Chí Minh khang định, đạo đức

là gôc của người cách mạng; đê làm cách mạng, mỗi cán bộ, đảng viên phải

30

Trang 37

luôn nêu gương trong rèn luyện, tu duéng đạo đức theo các tiêu chí: Cần (làcần cù, chăm chỉ, siêng năng), kiệm (là tiết kiệm tiền của, thời gian, côngsức), liêm (là liêm khiết, thanh liêm, không tham địa vị, tiền tài), chính (làngay thắng, công minh, chính trực), chí công vô tư.

Đối với Lão giáo Hồ Chí Minh chú ý kế thừa và phát triển tư tưởng của

Lão Tử khuyên ran con người nên sống gan bó với thiên nhiên, hòa mình với

thiên nhiên Đặc biệt, Hồ Chí Minh chú ý kế kế thừa và phát triển tư tưởng

thoát khỏi mọi ràng buộc của vòng danh lợi trong Lão giáo Người khuyên

cán bộ, đảng viên ít lồng ham muốn với vật chất, thực hiện Cần, Kiệm, Liêm,

Chính, Chí công vô tư.

Không chỉ Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo văn hóa phương Tây cũng

góp phần không nhỏ trong việc hình thành hệ tư tưởng của Người Từ nhỏ

bên cạnh việc được giáo dục Nho giáo, chịu ảnh hưởng từ tư tưởng Phật giáo,

Lão giáo thì người cũng đã được tiếp cận với văn hóa phương Tây từ rất sớm

Từ thủa tiểu học người đã được học qua các trường tiểu học của Pháp, tiếp

xúc với văn hóa Pháp, đặc biệt người đã có 30 năm sống ở nước ngoài, từngđặt chân lên khoảng 26 quốc gia tiếp xúc với bao nền văn hóa, người hấp thụ

được những giá tri tư tưởng tiến bộ của nhân loại và vận dụng vào con đường cách mạng của nước ta Và Trong ba mươi năm xuất ngoại dé hoạt động cách mạng đó của Người, Hồ Chí Minh sống chủ yếu ở châu Âu nên cũng chịu ảnh hưởng rat sâu rộng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng của phương Tây.

Từng sống và làm việc ở Mỹ, người kế thừa, phát triển các quan điểm nhânquyên, dân quyên trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập 1776 của Mỹ Thời gian

sống ở Anh, Người đã có những hoạt động đầu tiên trong sự nghiệp hoạt động

chính tri của mình, Người gia nhập công đoàn thủy thủ và tham gia các cuộc

biểu tình, đình công Cuối năm 1973, Hồ Chí Minh quyết định chuyên từ Anh sang Pháp ở đây người đã có những cơ hội đề tiếp xúc với các dòng văn hóa

khác nhau đặc biệt là truyền thống văn hóa dân chủ của nước Pháp Người

31

Trang 38

tiếp tục kế thừa và phát triển quan điểm nhân quyén và dân quyên trong bảnTuyên Ngôn Dân Quyền và Nhân Quyền của Pháp 1791.

Là người sáng suốt, người đã kết hợp các giá trị tư tưởng văn hóa Đông phương với những tư tưởng tiến bộ của văn hóa Tây phương một cách hài

hòa, sáng tạo và vận dụng phù hợp vào thực tiễn cách mạng giúp cho sự

nghiệp giải phóng dân tộc của nước ta thành công và cũng là bài học để cácthé hệ sau tiếp tục gìn giữ và phát huy

1.2.3 Tam nhìn chiến lược và khả năng đánh giá thực tiễn của Hồ

Chí Minh

Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thông Nho học, giàu lòng yêu nước,và có văn hóa đạo đức rất lớn Cộng thêm Người sớm được tiếp cận với các tư tưởng lớn của phương Đông, phương Tây đặc

biệt, trong bối cảnh lịch sử nước nhà có nhiều thay đổi, chứng kiến sự khổ

cực của người dân mat nước, mat nhà, tinh thần đấu tranh quật cường của các tầng lớp cha anh, Người lại càng yêu nước, thương dân và nó đã hun đúc lên

hoài bão giải phóng dân tộc lớn lao Bằng khả năng tư duy và nhãn quan sắc

bén, tư chất thông minh cùng vốn học thức văn hóa sâu rộng Đông Tây kim

cô kết hợp Người nhìn nhận thấy rõ sự khủng hoảng về đường lối cách mạngcủa dân tộc của nước ta lúc bay giờ Sự thất bại của các cụ Hoàng Hoa Thám,

Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh Nhìn nhận từ tình hình thực tế Người nhận định, Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam dang đòi hỏi được đổi mới,

đó là một nhu cau cấp thiết của dân tộc lúc bay giờ Và Người khang định rằng

con đường của cách mạng Việt Nam là tiễn đến Chủ Nghĩa Cộng Sản [13] Mà

con đường tiến lên Xã hội cộng sản chủ nghĩa có hai giai đoạn đó là chủ nghĩa

xã hội và chủ nghĩa cộng sản, mà muốn tiến lên Chủ Nghĩa Cộng Sản thì phải

xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội Và “Muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội,

trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” Day là “Những con người

của chủ nghĩa xã hội, có tư tưởng va tác phong xã hội chủ nghĩa [ 14, tr I3] Mà

32

Trang 39

tư tưởng tác phong XHCN là phải nâng cao tinh thần trách nhiệm “Mình vìmọi người, mọi người vì mình” nêu gương “cần, kiệm, liêm,chính”.

Người nhận định rõ ràng bên cạnh chủ trương đường lối cách mạng,

van dé lực lượng cách mạng cũng là một yếu tố rất quan trọng Chủ tịch Hồ

Chí Minh cho rằng sự thành công hay thất bại của cách mạng, yếu tố hang

đầu là cán bộ Người khẳng định “Cán bộ là cái gốc của mọi việc” “Muôn

việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Đặc biệt, Chủ tịchH6 Chí Minh luôn dé cao đạo đức của người cán bộ cách mạng Người chorằng, cán bộ chỉ có giác ngộ chính trị chưa đủ, mà còn phải thấm nhuan, tu

dưỡng đạo đức cách mạng Người từng viết rằng “ Người cách mạng phải

có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là

một công việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình

hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?” [16, tr.480].

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng của người cán bộ phải

được thường xuyên rèn đũa, giống như “ngọc càng mài càng sáng”, và thé

hiện không chỉ trong công việc mà còn cả ở đời sống Cán bộ phải trungthành, tận tụy, cống hiến vì lợi ích của Tổ quốc; phải vì lợi ích của nhân dân,

mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân Mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải trở

thành những tắm gương có sức cảm hóa, phải luôn yêu thương con người, yêu

thương đồng bào, đồng chí mình; phải bao dung, độ lượng Có tinh thần trách nhiệm với công việc Đặc biệt người cán bộ Đảng viên cần phải “cần, kiệm,

liêm, chính, chí công vô tư” Đó là đạo đức, là phâm chất trung tâm của người

cán bộ cách mạng.

Hệ thống các quan điểm trong tư tưởng của Người về công tác cán bộ

là sự kết hợp tinh tế giữa lý luận chủ nghĩa Mac-Lénin với thực tiễn cáchmạng Việt Nam, trở thành cơ sở lý luận và thực tiễn dé Dang lãnh dao, chi

33

Trang 40

dao và tiễn hành công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu đặt ra trong từng thời kỳcách mạng trước đây và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước hiện nay.

1.3 Vai trò và tầm quan trọng của việc thực hiện liêm chính đối với

cán bộ, công chức

Liêm chính là phẩm chất quan trọng hàng đầu mà đội ngũ cán bộ, côngchức cần có Thực hiện liêm chính đối với cán bộ, công chức có vai trò và giá

trị và ý nghĩa vô cùng lớn trong việc vận hành bộ máy nhà nước, phong chống

tệ nạn tham nhũng, tạo lòng tin với nhân dân vào hệ thống chính tri và tao lập

liêm chính của người dân.

Liêm chính của cán bộ, công chức là giá trị cốt lõi của nền công vụ,góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động công vụ, góp phầnphòng ngừa tham nhũng và tăng cường niềm tin của người dân vào bộ máynhà nước Liêm, Chính của cán bộ công chức còn là cơ sở,tiêu chí dé nhân

dân kiêm soát hoặt động của bộ máy công quyền.

Xây dựng đức Liêm chính cho đội ngũ cán bộ, công chức có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước, bởi chỉ khi cán

bộ, công chức lực lượng chủ chốt trong bộ máy nhà nước đảm bảo không vi

phạm liêm chính luôn trung thực, trách nhiệm, công tâm, không vụ lợi luôn

đặt trách nhiệm với Đảng với nhân dân lên trên hết, một lòng bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của nhân dân, thì mới xây dựng được liêm chính trong hệ

thống cơ quan hành chính nhà nước, góp phần xóa bỏ cơ chế “xin - cho” tạođiều kiện thuận lợi cho người dân

Thực hiện liêm chính đối với cán bô, công chức giúp xây dựng hệ thống đạo đức của Đảng, nâng cao khả năng lãnh đạo quần chúng nhân dân vì

cán bộ, công chức là lực lượng đại diện thực hiện thi các chính sách chủ

trương của Đảng với nhân dân, là người tiếp xúc trực tiếp với dân trong mọi

hoạt động Bởi vậy nếu cán bộ, công chức không trong sạch, chính trực thì

không thê nói được ai, chỉ đạo được việc gi cả.

34

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w