1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Liêm chính tư pháp và những vấn đề đặt ra đối với yêu cầu cải cách hệ thống tư pháp ở Việt Nam hiện nay

248 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Liêm Chính Tư Pháp Và Những Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Yêu Cầu Cải Cách Hệ Thống Tư Pháp Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang
Người hướng dẫn PGS.TS Đỗ Đức Minh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị nhà nước và Phòng chống tham nhũng
Thể loại luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 248
Dung lượng 76,18 MB

Nội dung

Trang phu biaLOI CAM DOANLOI CAM ON DANH MUC TU VIET TAT MO DAU NOI DUNG Chwong 1: LIEM CHINH TU PHAP VA XAY DUNG LIÊM CHÍNH TU PHÁP Ở VIET NAMMột số khái niệm liên quan đến đề tài Liém

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÊN THỊ THU TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2023

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THỊ THU TRANG

LIÊM CHÍNH TƯ PHÁP VÀ NHỮNG YÊU CAU DAT RA DOI VỚI CẢI

CÁCH HỆ THÓNG TƯ PHÁP VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản trị nhà nước và Phòng chống tham nhũng

Mã số: 8380101.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2023

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi và được sự

hướng dẫn khoa học của giảng viên hướng dẫn Các tài liệu, số liệu sử dụng trongluận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng quy định Các kết quả

nghiên cứu trong khóa luận do tôi tự tìm hiểu, phân tích và chắt lọc một cách

khách quan, trung thực và phù hợp với thực tiễn Các kết quả này chưa từng đượccông bồ trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Trang

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân,

em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên và hướng dẫn của các thầy cô

giáo, bạn bè và gia đình trong thời gian học tập và nghiên cứu Em xin gửi lời

cảm ơn các thầy cô Khoa Luật Hiến pháp-Luật Hành chính, Trường Đại học Luật

- Đại học Quốc gia Hà Nội về sự giúp đỡ và quan tâm dành cho em trong suốt quátrình học tập dé thay đôi được bản thân và trưởng thành hơn như ngày hôm nay

Đặc biệt, em xin được chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Đỗ Đức Minh,người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu

va tạo nhiều điều kiện thuận lợi dé em hoàn thành luận văn đúng thời gian quyđịnh Thầy luôn đưa ra những nhận xét chi tiết, ti mi, chỉ ra những thiếu sót dùnhỏ nhất dé giúp đề tài hoàn thiện hơn Trong suốt thời gian được thay trực tiếphướng dẫn, bản thân em đã có được rất nhiều kinh nghiệm, kiến thức, được làmviệc với tinh thần, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc và hiệu quả Xin đượcgửi lời tri ân sâu sắc nhất đến những điều mà thầy cô đã đành cho em!

Cuối cùng, em gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn với những ngườithân trong gia đình, bạn bè đã luôn động viên, cô vũ và sát cánh bên em trong suốt

thời gian dài học tập, nghiên cứu vừa qua.

Với tâm huyết và trách nhiệm, bản thân em đã lao động nghiêm túc đề hoànthành công trình nghiên cứu Tuy nhiên, do trình độ còn nhiều hạn chế, cũng nhưchưa có nhiều kinh nghiệm khi nghiên cứu công trình khoa học Chắc chắn rằng,luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót Vì thế, em thực sự rất mong nhậnđược những ý kiến đóng góp của quý thay, cô giáo, bạn bè dé có thé rút ra được

những kinh nghiệm quý báu cho bản thân trên con đường nghiên cứu khoa học

Sau này.

Tran trọng!

Trang 6

Trang phu bia

LOI CAM DOANLOI CAM ON

DANH MUC TU VIET TAT

MO DAU

NOI DUNG

Chwong 1: LIEM CHINH TU PHAP VA XAY DUNG

LIÊM CHÍNH TU PHÁP Ở VIET NAMMột số khái niệm liên quan đến đề tài

Liém chính Liêm chính tw pháp

Tiêu chuẩn quốc tế về liêm chính tư pháp Các cơ quan tw pháp phải trong sạch, thẩm phán, cán bộ Tòa

Tu tưởng Ho Chí Minh về một nên tr pháp nhân dân

Tu tưởng Hô Chi Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

Xây dựng nén tư pháp ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại,công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục

vụ nhân dân

Hoạt động tư pháp có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyéncon người, quyên công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi íchcủa Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp, chính dang của tổ

chức, cả nhân

Tran

14 21 21 23

25

34

34

34 36 4I 42

43

Trang 7

Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÊN TƯ PHÁP

LIÊM CHÍNH TRONG THỜI GIAN QUA

Quá trình hình thành và triên khai thực hiện chủ trương

Đảng và Nhà nước về xây dựng tư pháp liêm chính

Sự hình thành các quan điểm, chủ trương của Dang và Nhà

nước

Quá trình triển khai, tổ chức thực hiện

Những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng tư

pháp liêm chính

Những thành tựu và nguyên nhân

Những thành tựu

Nguyên nhân của những thành tựu

Những tôn tại, hạn chế và nguyên nhânNhững ton tại và hạn chế

Nguyên nhân của những tôn tại và hạn chếNhững van đề đặt ra trong việc xây dựng tư pháp liêm chính

hiện nay

Tiểu kết Chương 2

Chương 3: YEU TO TÁC DONG VÀ NHUNG YÊU CAU

ĐẶT RA DOI VỚI CẢI CÁCH HE THONG

TƯ PHÁP VIỆT NAM HIỆN NAY Những yếu tố tác động đến công cuộc cải cách tư phápTình hình quốc té

Tình hình trong nước

Những yêu cầu đặt ra đối với cải cách tư pháp hiện nay Tiếp tục day mạnh cải cách tư pháp nhằm thích nghỉ và đápứng tốt hơn yêu câu, đòi hỏi cấp thiết trong tình hình mới; tạođộng lực phát triển để nâng cao chất lượng và hiệu quả công

tác của Toà an

45

47 48

48

48

53 59

59 59

74 77 77 83

90

96 97

97 97 98

103 103

Trang 8

Xây dụng đội ngũ can bộ tw pháp va bô trợ tw pháp trong sạch,

vững mạnh

Tăng cường tính độc lập của Tòa án; Thực hiện tốt nguyêntắc công khai, mình bạch hoạt động xét xử và thực hiện Luậtphòng, chống tham những trong hệ thông Tòa án nhân dân

Nâng cao năng lực, phẩm chất, dao đức của đội ngũ thẩm

phan: Can bộ tw pháp phải có trình độ nghiệp vụ, lương tam

trong sáng, đạo đức nghề nghiệp, liêm khiết, dẫn thân cho việc duy trì bảo vệ lẽ phải và công lý; Hoàn thiện các Bộ quy tắc

dao đức và ứng xử trong hoạt động tw pháp

Bao dam hoạt động giảm sát của cơ quan dân cứ, của nhân

dân dối với các hoạt động tổ tụng của Toà án trong quá trình giải quyết, xét xử các loại vụ án: Tăng cường sự lãnh đạo của

Dang, mo rộng sự tham gia của công chúng vào hoạt động

của các cơ quan tư pháp và tạo thuận lợi cho nhân dân tiếp

PHỤ LỤC

1 Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị

N A

về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian

Trang 9

4 Nguyên tắc Bangalore về Đạo đức tư pháp 2002

5 Các nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của tòa án, 1985

6 Công ước của Liên hợp quốc về Chống tham nhũng

(UNCAC)

7 Hướng dẫn tăng cường năng lực và Liêm chính tư pháp (Trích

các Kết luận và Khuyến nghị) (Cơ quan Phòng, chống tội phạm

và ma túy của Liên hợp quốc, 2011)

8 Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thâm phán (Ban hành kèmtheo Quyết định số 87/OD-HDTC ngày 04 tháng 7 năm 2018

của Hội đông tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia)

9 Xây dựng Quy tắc đạo đức Thâm phán, tăng cường liêm chính

tư pháp

10 Nâng cao điều kiện làm việc của Thâm phán (Quan điểm

chính sách của Tổ chức Minh bạch quốc tế, 04/2007)

11 Nâng cao tính công bang trong bổ nhiệm Tham phán (Quanđiểm chính sách của Tổ chức Minh bạch quốc tế, 03/2007)

12 Trách nhiệm giải trình và xử lý kỷ luật trong ngành Tư pháp

13 Mạng lưới liêm chính tư pháp toàn cầu- Giải pháp hữu hiệu

để tăng cường liêm chính của các tòa án trên thế giới

14 “Trời biết, Dat biết, Ngươi biết, Ta biết”

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 10

DANH MỤC TU VIET TAT

BBTTW Dang Ban Bi thu Trung uong Dang

BCDCCTPTW Ban chi đạo cai cach tu pháp trung ương

BCDTWVPCTNTC Ban Chi dao Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu

BNCTW Ban Nội chính Trung ương

BTCTW Ban Tổ chức Trung ương

CNH, HDH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNTT Công nghệ thông tin

CTTĐT Công Thông tin điện tử

CNXH Chủ nghĩa xã hội

CTHĐ Chương trình hành động

Đảng CSVN Đảng Cộng sản Việt Nam

ĐĐCM Đạo đức cách mạng

ĐTBD Dao tạo, bồi dưỡng

ĐUQT Điều ước quốc tế

HCNN Hanh chính Nha nước

HDND Hội đồng nhân dân

Trang 11

NCKH Nghiên cứu khoa học

NDLD Nhân dân lao động

NNPQ XHCN Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa

PBXH Phản biện xã hội

PBGDPL Phổ biến, giáo dục pháp luật

PCTN Phòng, chống tham những

PCTNLPTC Phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

PLVN Pháp luật Việt Nam

PTTTĐC Phương tiện thông tin đại chúng

QLCT Quyền lực chính trị

QLNN Quyền lực Nhà nước

QLXH Quản lý xã hội

QTTA Quản tri tòa án

TAND, TANDTC Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao

TAQS, TAQSTW Tòa án quân sự, Tòa án quân sự Trung ương

THA, THADS Thi hành án, Thi hành án Dân sự

THVN Truyền hình Việt Nam

TNHS Trách nhiệm hình sự

TTTĐT Trang Thông tin điện tử

UBND Ủy ban nhân dân

UBTP Ủy ban Tư pháp

UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội

UNCAC Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng

United Nations Convention against Corruption

UNODC Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên hop

quôc

VBPL, VBQPPL Văn bản pháp luật, Văn bản quy phạm pháp luật

VKSND,VKSNDTC_ Viện Kiểm sát nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

VPPL Vị phạm pháp luật

6

Trang 12

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

XHCN Xã hội chu nghĩa

¬¬ _ MOBDAU

1 Tinh cap thiét của dé tai

Ở Việt Nam, tầm quan trong của cải cách tư pháp (CCTP) đã được khang định tại Nghị quyết số 49-NQ/TW năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lượcCCTP đến năm 2020 Nghị quyết đã đặt ra mục tiêu: “Xây dung nén tw pháp

trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm mình, bảo vệ công lý, từng bước hiện

đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa (XHCN);hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xứ được tiến hành có hiệu quả

”! Dé đạt được mục tiêu này, điều thiết yếu là các cơ quan tư pháp

và hiệu lực cao

phảo đảm bảo được tính liêm chính của mình Khả năng này được xây dựng, thểhiện và tăng cường thông qua việc áp dụng các Bộ Qui tắc ứng xử, các cơ chếngăn ngừa xung đột lợi ích, minh bạch thông tin về hoạt động của các cơ quan tưpháp, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho người dân, nâng cao tính độclập, công bằng và trách nhiệm giải trình của thâm phán nói riêng và các cán bộ tư

pháp nói chung.

Tuy nhiên trong ngành tư pháp hiện nay, tham nhũng dang là van đề nổicộm và đặt ra ở tất cả các ngành thuộc các nhánh quyền lực nhà nước (QLNN)

So với lập pháp và hành pháp thì vấn nạn tham nhũng tư pháp có nguy cơ cao hơn

và để lại nhiều mối nguy hại lớn hơn cho nhà nước và xã hội Dé góp phần phòngchống, đây lùi tham nhũng trong ngành tư pháp không còn cách nào khác là xây dựng một nên tư pháp trong sạch, minh bạch và hiệu quả hay nói cách khác là xâydựng một nền tư pháp liêm chính Đảm bảo liêm chính trong hoạt động tư pháp(HĐTP) cần phát huy rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó sự độc lập của thâmphán là yếu t6 quan trọng bậc nhất bởi vì vai trò của thâm phán là thực hiện hoạtđộng xét xử- một hoạt động trọng tâm của ngành tư pháp nhằm bảo vệ lẽ phải,

' Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tu pháp đến năm 2020, Hà Nội.

7

Trang 13

bảo vệ công lý Yêu cầu CCTP và thực trạng tham nhũng, báo cáo án, thỉnh thị áncủa thầm phán đã đặt ra yêu cầu dam bảo sự độc lập, trong sạch của thâm phán trởlên bức thiết Hamilton- một trong những nhà lập pháp Hoa Kỳ đã từng nhậnđịnh: “Trong tat cả các yếu tố khiến cho ngành tư pháp có thể duy trì được sự độclập và cương quyết của mình, nhiệm vụ thường trực của các vi thâm phản là yếu

tố quan trọng nhất và chúng ta có thé coi yêu tô đó là một thành tri dé bảo vệ công

lý và an ninh cho công chúng vậy” Sự độc lập của thâm phán là một biểu hiệncho dao đức của người thấm phán luôn đứng ở vị trí trung lập để đưa ra phán quyết Vì vậy, tăng cường sự độc lập của thâm phán chính là tăng cường tính liêmchính trong hoạt động tư pháp Trong khi đó, các yếu tô tác động, dam bảo cho sựliêm khiết, trong sạch của thẩm phán chưa được đưa vào trong các quy định phápluật cụ thé ở Việt Nam mặc dù đã được xác định ở mục tiêu CCTP

Với ý nghĩa đó, việc nghiên cứu liêm chính tư pháp có ý nghĩa khoa học va

thực tiễn quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng hoạt động xét xử, đápứng yêu cầu CCTP Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Liêm chính tư pháp và những yêu cầu đặt ra đối với cải cách hệ thống tư pháp Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sĩ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu

Liên quan đến đề tài luận văn, trong thời gian qua đã có nhiều tô chức, cánhân quan tâm nghiên cứu, bàn luận và đề cập đến những vấn đề, khía cạnh liênquan Có thể đề cập đến một số công trình tiêu biểu, như:

2.1.1 Các sách tham khảo, chuyên khao của các tác giả trong và ngoài

nước bàn luận VỀ tw pháp và cai cách tư pháp ở Việt Nam

- Thaveeporn Vassayakul (1997), Sectoral Politics and Strategies for State and Party Building from the VII to the VIII Congresses of the Vietnamese Communist Party (1991-1996), in "DoiMoi: Ten Years after the 1986 Party

Congress” (“Linh vực chính tri va chiến lược xây dung đảng va Nha nước từ Dai

? Alexander Hamilton, Madison and Jay (1954), On the constitution/Selections from the Fedralist Papers Edit

with an introduction by R Gariel, The Libral Arts Press, NewYork, tr.169-170.

8

Trang 14

hội VII đến Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1991-1996), trong: “Đồi

mới: Mười năm sau Đại hội VI)”, Adam Fforde ed, Canberra: Department of

Political and Social Change, Australian National University, 1997;

- Pip Nicholson (2005), "Vietnamese Jurisprudence: Informing Court Reform" in Asian Socialism and Legal Change: the Dynamics of Vietnamese and

Chinese Reform, (John Gillespie and Pip Nicholson eds), [Pháp luật Việt Nam:

Tác động tới cai cách toà án” trong cuốn Chu nghĩa xã hội chau A và sự thay đôi pháp lý: Động lực cải cách của Việt Nam và Trung Quốc (Tác giả John Gillespie

và Pip Nicholson), Asia Pacific Press, Canberra;

- Nicholson Pip (2007), Borrowing court systems: the experience of

Socialist Vietnam, [Sự vay muon hệ thống toà án: Kinh nghiệm xây dựng

chủnghĩa xã hội của Việt Nam], Published Leiden; Boston: Martinus Nijhoff

Publishers;

- Viện Chính sách công và pháp luật (2014), Cai cách tư pháp vì một nên tu

pháp liêm chính (Sách chuyên khảo), Nxb DHQGHN;

- Học viện Tư pháp (2011), Đạo đức Nghề luật, Nxb Tư pháp

2030, định hướng đến năm 2045”, Hội thảo quốc gia về CCTP, ngày

17/01/2022

1.3 Các luận văn, luận an

Trang 15

- Nguyễn Đăng Minh (2018), Độc lập xét xử trong Nhà nước pháp quyên ởViệt Nam, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành luật, ĐH Kinh tế Thành phố H6 Chí

Minh;

- Pham Phương Thảo (2016), Quyển Tu pháp theo Hiến pháp năm 2013,

Luận văn Thạc sỹ Luật hoc, Khoa Luat-DHQGHN;

- Phan Trọng Hòa (2016), Những tiêu chí về đạo đức của người cản bộTham phan, Luan văn Thạc si, DH Luật Hà Nội:

2.1.3 Các bài báo khoa học

- Nguyễn Đăng Dung (2020),“Cải cách tư pháp trong cơ cấu tô chức quyềnlực nhà nước”, Báo Dân chủ-Pháp luật, Bộ tư pháp, số 2;

- Lưu Tiến Dũng (2020), “Độc lập xét xử ở các nước quá độ: Một góc nhìn

so sánh”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 9;

- Trần Thu Hạnh (2019), “Một số giải pháp nâng cao vị thế độc lập củathâm phản trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Khoa học - ĐHQGHN, Luật học số 25;

- Vũ Thị Bích Diệp (2019), “Nguyên tắc thâm phán và hội thâm nhân dânxét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 139-

140;

- Nguyễn Hoà Bình (2018), “Xây dựng quy tắc đạo đức Tham phán, tăngcường liêm chính tư pháp”, Tạp chí Cộng sản, số 909 (7);

- Đinh Thanh Phương (2018), “Nguyên tắc độc lập trong hoạt động của Tòa

án nhân dân”, Tạp chí Khoa học; số 7 (69);

- Hoang Văn Linh (2017), “Một số suy nghĩ về đạo đức nghề nghiệp củathấm phán trong cải cách tư pháp hiện nay”, Tạp chí Nghề Luật, số 3;

- Trương Thị Hoà (2016), “Cải cách tư pháp và việc nâng cao đạo đức nghề

nghiệp, trình độ chuyên môn cho cán bộ cơ quan tư pháp”, Tạp chí Nhà nước và

Pháp luật, số 4;

- Trần Huy Liệu (2010), “Những quan điểm chỉ đạo cải cách tư pháp ở ViệtNam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6 (167)

10

Trang 16

Nhìn chung, các công trình nêu trên ít nhiều đã đề cập đến vấn đề liêmchính tư pháp và cải cách hệ thống tư pháp ở nhiều phương diện khác nhau Tuynhiên, đến nay chưa có công trình nghiên cứu độc lập, chuyên sâu về liêm chính

tư pháp và những yêu cầu đặt ra đối với CCTP ở Việt Nam hiện nay Mặc dù vậy,những công trình này sẽ là những tư liệu quan trọng để học viên tham khảo và kế

thừa trong quá trình thực hiện luận văn của mình.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích

Luận văn nghiên cứu làm rõ những van đề lý luận về liêm chính tư pháp

khảo sát thực trạng xây dựng liêm chính tư pháp ở Việt Nam trong thời gian qua;

trên cơ sở đó xác định những yêu cầu đặt ra đối với CCTP ở Việt Nam hiện nay

3.2 Nhiệm vu

Dé dat được mục tiêu trên, luận văn có các nhiệm vu:

- Làm rõ những vấn đề lý luận về liêm chính tư pháp và xây dựng liêm

chính tư pháp ở Việt Nam

- Khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng tư pháp liêm chính trong thời gian

qua;

- Xác định những yêu cầu đặt ra đối với CCTP ở Việt Nam hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1 Đối tượng nghiên cứu của dé tài

Đối tượng của luận văn là “Liêm chính tư pháp ở Việt Nam”

4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Về thời gian: Tập trung từ giai đoạn sau khi có Nghị quyết 08 năm 2002

và Nghị quyết 49 năm 2005 về CCTP cho đến nay.

- Không gian: Nghiên cứu trong phạm vi cả nước, song tập trung nghiên

cứu và khảo sát một số cơ quan đơn vị liên quan trực tiếp đến công tác CCTP như

Ban Chỉ đạo Cai cách Tư pháp Trung ương (BCDCCTPTW); Ban Nội chính

Trung ương (BNCTW); Toà án nhân dân Tối cao (TANDTC); một số toà án ở

11

Trang 17

địa phương và một số cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Tham phán như Học viện

Tư pháp, Học viện Toa an,

Đồng thời, phạm trù “Tư pháp” cũng được luận văn tiếp cận theo nghĩa hẹp

và tập trung ở hoạt động xét xử của Tòa án - cơ quan “thực hiện quyền tư pháp”(Hiến pháp năm 2013), không mở rộng sang các cơ quan khác (như cơ quan điềutra, Viện kiểm sát (VKS), Thi hành án (THA) và một số thiết chế bổ trợ tư pháp)

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật (chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử); các quan điểm quốc tế, của Đảng Cộng sản ViệtNam (Đảng CSVN) về công tác tư pháp và CCTP gắn với xây dựng Nhà nướcpháp quyền Xã hội chủ nghĩa (NNPQ XHCN)

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phù hợp với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng các

phương pháp nghiên cứu cụ thể, như: phân tích, tổng hợp, so sánh, thong kê, nhằm sáng tỏ những vấn đề đặt ra cần giải quyết

- Phương pháp phân tích: được sử dụng xuyên suốt luận văn nhằm phântích, làm rõ các luận điểm

- Phương pháp tổng hợp: tông hợp lại những quan điểm, luận điểm dé đưa

ra kết luận chung

- Phương pháp so sánh: được sử dụng chủ yếu ở chương 3 thông qua việc

so sánh việc CCTP ở một số nước trên thế giới với CCTP ở Việt Nam hiện nay

- Phương pháp thống kê: được sử dụng ở chương 2 nhằm làm rõ thực trạng xây dựng nền tư pháp liêm chính ở nước ta trong thời gian qua, những thành tựu,hạn chế và nguyên nhân của nó

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1 Ý nghĩa khoa học

Luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ và hệ thống hóa những vấn đề lý

12

Trang 18

luận về liêm chính và liêm chính tư pháp, xây dựng liêm chính tư pháp ở ViệtNam; trên cơ sở đó, luận văn góp phan bồ sung, hoàn thiện và hệ thống tri thức vềQuản trị nha nước và phòng chống tham nhũng (QTNN&PCTN) trong lĩnh vực

tư pháp.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Với ý nghĩa là công trình chuyên luận khảo sát, phân tích và đánh giá thực

tiễn về liêm chính tư pháp và CCTP; luận văn là một tài liệu tham khảo cần thiết

và hữu ích đối với các co quan nghiên cứu khoa học (NCKH), công tác bảo vệ

pháp luật; các cán bộ nghiên cứu, giảng dạy pháp luật, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành QTNN&PCTN tại các cơ sở đào tạo luật.

Kết quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiếnthức chuyên sâu cho các tổ chức và cá nhân công tác trong lĩnh vực tư pháp vanhững ai quan tâm đến vấn đề này

7 Kết cầu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cau 3 chương 8 tiết, bao gồm:

Chương 1: Liêm chính tư pháp và xây dựng liêm chính tư pháp ở Việt Nam

Chương 2: Thực trạng xây dựng nền tư pháp liêm chính trong thời gian quaChương 3: Yếu tố tác động và những yêu cầu đặt ra đối với cải cách hệthống tư pháp Việt Nam hiện nay

13

Trang 19

NỘI DUNG

Chương 1

LIÊM CHÍNH TƯ PHÁP VÀ XÂY DỰNG

LIÊM CHÍNH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM

1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1 Liêm chính:

Trong tiếng Việt, thuật ngữ “liêm chính” được hiểu dựa trên ý nghĩa củahai phạm trù “liêm” và “chính”, trong đó liêm có nghĩa là liêm khiết “không

tham lam, trong sạch”, chính là “ngay thăng, đúng đắn, trái với tà” Tựu trung lại,

“liêm chính” là “trong sạch và ngay thăng” Từ điển Hán Việt giảng yếu giảithích: /iêm BE là trong sạch, ngay thăng, không tham của người; liém chính BR IE

là “chính trị thanh liêm” [4, tr.345].“Liém chính” trong tiếng Anh là “Intergrity”,

có nguồn gốc latin “integritas” là “tình trạng không bị ảnh hưởng, nguyên ven,trong sạch” Theo Từ điển Oxford, “Intergrity” có 2 nghĩa: “1 Pham chất trungthực và có đạo đức; 2 Trạng thái toàn bộ, nguyên vẹn, không thể bị xâm phạm,không bị chia cắt[71I].Từ điển pháp luật Black’s Law Dictionary giải thích

“Integrity”: (1) 'không tham nhũng hoặc không bị mất đi tính trong sạch, lànhmạnh; (2) “đạo đức trong sạch; hay là chất lượng, trạng thái hoặc điều kiện đề trởnên trung thực và ngay thắng” Theo từ điển Tiếng Việt, “liêm chính (đạo đức củangười có chức trách) là ngay thăng và trong sạch”[77, tr.567]

Từ góc độ QTNN&PCTN, Tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency

International -TT) định nghĩa: “Liêm chính là những ứng xử và hành động theo các nguyên tắc, chuân mực đạo đức hoặc đạo lý được các cá nhân cũng như tô

14

Trang 20

chức chấp nhận nhăm ngăn chặn tham nhiing ; là các hành vi và hành động phùhợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn về đạo đức được các cá nhân, tô chức chapnhận, tạo ra rào cản đối với tham nhũng” [123] Theo quan niệm của Tổ chứcHợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), liêm chính được hiểu là “việc tuân thủ cácquy tắc, chuẩn mực chung, trong hoạt động công vu” [58].

Ý thức rõ về nguy cơ tha hóa quyền lực của đội ngũ cán bộ, công chức(CBCC), Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng giáo dục đạo đức công vụ cho họvới phẩm chất hàng đầu là sự liêm chính Người yêu cầu CBCC phải thực sựtrong sạch, ngay thăng, “công bình, chính trực”, hết lòng phục vụ Tổ quốc vànhân dân Những chỉ dẫn của Người về liêm chính công vụ ngày càng tỏ rõ giá trị

khi xây dựng chính phủ liêm chính với tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, minh

bạch, năng động và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cấp bách của nước ta hiện nay Chủtịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng và lãnh tụ đặc biệt dé cao các giá trị đạo đức vàliêm chính, coi đó là hai phẩm chất đạo đức cơ bản của người cán bộ cách mạng

Người nói rõ: Da là người cách mạng thi ai cũng phải liêm nhưng CBCC - “những

người trong công sở phải lay chữ iiêm làm đầu” [45, tr.123].

Theo Hồ Chí Minh”, “liêm chính” là từ ghép của 2 từ “liêm” và “chính”

“Liêm” là liêm khiết, thanh liêm, trong sạch, không tham lam; là nói không vớitham nhũng và kiên quyết chống tham nhũng: luôn luôn tôn trong và giữ gìn củacông và của dân, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước và củanhân dân Liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sungsướng, không tham người tâng bốc mình Vì vậy mà quang minh chính đại, khôngbao giờ hủ hóa Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiễn bộ” [46, tr.292] Người cán bộ đã dám hy sinh cho Tổ quốc, cho đồng bào, hy sinh vì

3 Transparency International, Intergrity, https://www Transparency.org/en/coruruptionary/intergrity

* Lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp đề cập một cách hệ thống toàn diện đến đức liém, chính của CBCC

là trong tác phẩm Doi sống mới (tháng 3-1947) Dé giải thích rõ nội dung thé nào là Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm: “Cần, kiệm, liêm, chính” gồm 4 bài báo với bút danh Lê Quyết Thắng đăng trên báo Cứu Quốc các số ra ngày 30-5, 31-5, 1-6 và 2-6 năm 1949; Người đã đưa ra quan niệm dễ hiểu nhất về van đề này Trăn trở, chăm lo xây dựng chính quyền vững mạnh, thật sự của dân, do dân, vì dân, Chính phủ là công bộc của dân, chính quyền “sao cho được long dân”, Hồ Chí Minh đã sớm cảnh báo những căn bệnh của cán bộ như những biểu hiện của thoái hóa, biến chất, lên mặt làm quan cách mạng, quan liêu, lãng phí, tham ô, không quan tâm đến đời sống của nhân dân.

15

Trang 21

nghĩa thì không ham muốn gì riêng cho bản thân “Đó là đạo đức cách mạng Đạo

đức đó không phải là đạo đức thủ cựu Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc,

của loài người” [45, tr.292] Người có “liêm” có “sỉ” mới biết khiêm tốn mà thoáinhường: chọn lấy hay bỏ đi cái gì, đều vì đại cuộc Người chỉ rõ: Tất cả nhữnghành vi tham lam, vị kỷ, vơ vét, vun vén cho bản thân, không đếm xia đến lợi íchchính đáng của người khác, của tập thé đều trái với đức liêm Nếu đánh mất liêm,người ta lập tức trở thành kẻ thoái hóa, biến chất, hủ bại Cũng do bất liêm mà điđến tội ác trộm cắp Công khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, bất liêm tức làtrộm cắp Người đã dẫn câu nói của Không Tử để răn dạy những kẻ bất liêm rằng:Người mà không liêm không bang súc vật Và trong thực thi quyền lực, ai cũngtham lợi thì nước sẽ nguy Người nhắc nhở “quan tham vì dân dại”; vì vậy, để

thực hiện chữ liêm, theo Hồ Chí Minh, cần có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục

và pháp luật, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên Bởi lẽ, theo Người, cán bộ các

cơ quan, các đoàn thé, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dip đục khoét, có dip ăn đút, có dip “di công vô tư” Thực hành tốt chữ “liêm” sẽ góp phần xây dựng bộ máy hệ thốngchính trị (HTCT) các cấp liêm chính, trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷcương; góp phần củng cô lòng tin của Nhân dân vào Dang và Nhà nước Vi vậy,cán bộ phải thực hành chữ liêm trước, dé làm kiêu mẫu cho dân Người nói: “Mỗingười phải nhận rằng, tham lam là một điều rất xấu hồ, kẻ tham lam là có tội vớinước với dân Vì lẽ đó, hơn ai hết, cán bộ phải thực hành liêm khiết để làm tắm gương cho quan chúng noi theo”[46, tr.127-128] Theo Hồ Chủ tịch, liêm là phẩm chất đạo đức không thể thiếu không phải chỉ của một nhóm, một bộ phận nhỏ mà

là của tất cả mọi người trong xã hội; là thước đo đạo đức và cũng là thước đo bảnlinh con người, nhất là khi được giao chức vụ, quyền hạn lãnh đạo, quản lý

Trong khi đó, “Chính” có nghĩa là không tà, thang thắn, đúng dan Điều gikhông thắng thắn, đúng đắn tức là ta”[45, tr.234]; là chính trực, đám đối diện vàdau tranh chống lại cái tà, cái phi nghĩa Hồ Chi Minh cho rằng, “trên quả dat, có

16

Trang 22

hang muôn triệu người Song số người ấy có thé chia làm hai hạng: người THIỆN

và người ÁC Trong xã hội, có trăm công, nghìn việc Song những công việc ấy

có thé chia làm hai thứ: việc CHÍNH và việc TA Làm việc Chính là người Thiện Làm việc Tà là người Ác Siêng năng (cần), tần tiện (kiệm), trong sạch (liêm),CHÍNH là THIEN Lười biếng, xa xi, tham lam là ta, là ác” [46, tr.129] “Chính”được bộc lộ ở suy nghĩ và hành vi của cá nhân trong ứng xử đối với các đối tượng sau đây: Thứ nhất: “chính” đối với minh, thé hiện ở chỗ không tự kiêu, tự đại,luôn cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm, tự phê bình một cách trung thực 7 hai:

“chính” đối với người, thé hiện ở sự chân thành, ngay thăng, thật thà, khiêm tốn,đoàn kết, yêu quý, kính trọng và hết lòng giúp đỡ người khác; với người trênkhông nịnh bo, với người dưới không khinh thường Thứ ba: “chính” đối với côngviệc, thé hiện ở sự tận tụy, hết lòng, cần trọng, có trách nhiệm, đặt công việcchung lên trên việc tư, cô gắng làm thật nhiều việc thiện, tránh xa việc ác Thựchiện chữ “chính” theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải bắt đầu từ tâm

và phải là sự tu dưỡng bên bỉ suốt đời Trong mối quan hệ với chữ “liêm”; có

“liêm” thì mới có “chính”; có “cần, “kiệm” thì có “liêm”; nhưng cũng có khi

“liêm” mà chưa thể có “chính” hoản toàn Ví dụ như có một người trong cuộcsống và quan hệ luôn liêm khiết, trong sáng, nhưng trước hành vi lũng đoạn, sađọa của người khác lại không dám góp ý, không dám đấu tranh thì người đó chưachính tâm, chưa chính ngôn Cho nên trong bốn đức “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”

mà Người dạy chúng ta, đức nào cũng vô cùng cần thiết và việc thực hiện không

dễ Thực hiện tốt đức “chính” thật sự là niềm tin, là sự công băng, văn minh và ôn

định chính tri, xã hội Những điều đó đòi hỏi ở mọi người trước hết là ở Đảng, cán

bộ, đảng viên, đặc biệt là những người đang giữ những cương vi, trọng trách của

Đảng và chính quyền các cấp, bởi vì, họ là những tắm gương cho cán bộ, đảng viên và nhân dân noi theo Hiểu được và làm được chữ “chính” trong tư tưởngđạo đức Hồ Chí Minh cũng không hề đơn giản mà nó là niềm tin, là cội nguồn của

sự đoàn kết, là biểu hiện của một xã hội chân chính, một Dang chân chính, mộttương lai chân chính, bắt đầu từ mỗi một con người chân chính

17

Trang 23

Liêm chính là một phẩm chất co bản, không thé thiếu của con người nóichung và của người cán bộ nói riêng Hồ Chí Minh cho rằng: “Cần, Kiệm, Liêm

là gốc rễ của Chính Nhưng một cây cần có gốc, rễ lại cần có cành, lá, hoa, quảmới là hoàn toàn Một người phải có Cần, Kiệm, Liêm nhưng còn phải có Chínhmới là người hoàn toan’’[46, tr.129] Đối với người CBCC thì Cần, Kiệm, Liêm,Chính lại càng cần thiết, bởi vì: “Những người trong các công sở đều có nhiềuhoặc ít quyền hành Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dé trở nên

hủ bại, biến thành sâu mọt của dan” [45, tr.122] Người cán bộ có đức “liêm”, đức

“chính” thì “phú quý bat năng dam, ban tiện bat năng di”, trước uy vũ, cám dỗ củacác thé lực đen tối cũng “bat năng khuất”” Cán bộ công chức thực hành giữ liêm

chính thì sẽ luôn ngay thang, trung thực; không tham những và chống thamnhũng Liêm chính là một trong những yêu cầu hàng đầu nhằm giữ gìn sự tônnghiêm của đội ngũ CBCC trong thực thi công vụ bởi góp phần làm trong sạchBMNN và trong sạch nền công vụ.

Vì vậy, xây dựng một đội ngũ CBCC liêm chính là van đề cốt yếu déhướng tới một nên công vụ trong sạch, phục vụ Nhân dân và dân tộc dé hướng tớimột nền công vụ trong sạch, phục vụ Nhân dân và dân tộc Công chức có vi trícàng cao càng phải nêu gương về liêm chính Vì thế, nếu xây dựng được đội ngũ

cán bộ liêm chính thì BMNN sẽ không có chỗ cho những kẻ tham ô, quan liêu

làm hại dân, hại nước Liêm, Chính phải đi đôi với chống chủ nghĩa cá nhân Nếu

người cán bộ chỉ chăm chăm vun vén cho lợi ích bản thân và gia đình, không

chăm lo cho lợi ích tập thể thì sẽ rơi vào chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi, vị kỷ Nhữnghiện tượng tiêu cực trong xã hội đều là những biểu hiện khác nhau của chủ nghĩa

cá nhân Người cũng chỉ rõ, chống chủ nghĩa cá nhân không phải là thủ tiêu cánhân, mà là biết đặt lợi ích cá nhân trong lợi ích tập thé, làm cho chúng hài hòavới nhau, trong trường hợp lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể thì đòihỏi lợi ích riêng của cá nhân phải phục tùng lợi ích chung của tập thể

> Phú quý bat năng dâm, ban tiện bat năng di, uy vũ bat năng khuất, thử chi vị đại trượng phu B BH A AEE, #3

WAR RE, Bla A BE li, bt Z i A KM X (Mạnh Tử, chương Dang Văn Công Ha).

18

Trang 24

Như vậy, liêm chính (trung thực, trong sạch, ngay thẳng ) được hiểunhư một chuẩn mực đạo đức, một chuẩn mực cho hành vi của con người phùhợp với đòi hỏi của xã hội của loài người ở bất cứ giai đoạn phát triển nào.Liêm chính là đạo đức con người có quyền lực luôn thể hiện mình bạch và xử

lý đúng pháp luật những mối quan hệ trong xã hội [41] Ngoài ra cũng có thé tìm hiểu liêm chính thông qua nội dung một khái niệm đối trọng với nó, đó là tham những Tham những là lợi dụng quyền hành dé gây phiền hà, khó khăn

và lấy của dân, lạm dụng những quyền hành được giao phó vì lợi ích của cánhân Đối trọng với tham những là liêm chinh®- nghĩa là làm những việc íchnước, lợi dân trong phạm vi quyền hạn của mình Liêm chính được xem làphẩm chất đạo đức nền tảng của mỗi cá nhân, phẩm chất cơ bản của con người.Đây cũng là một phâm chất cơ bản của những người có chức vụ, quyền hạn, màqua đó bao đảm rang người đó sẽ không lợi dụng chức vụ, quyền han của mình dé

vụ lợi cá nhân (hay tham nhũng)”; là yêu cầu hàng đầu của CBCC khi được giao

trọng trách trong quá trình thực thi pháp luật, đòi hỏi người CBCC phải có đủ

phẩm chất này khi tham gia thực hiện các công việc mà Đảng và Nhà nước giao

phó Là khái niệm có nội hàm rộng, liêm chính không chỉ có nghĩa là sự trung

thực, thé hiện qua việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, mà còn là sựchính trực, thể hiện qua việc có bản lĩnh đấu tranh phê phán những hành vi viphạm đạo đức và pháp luật Liêm chính ứng với mọi chủ thé và hoàn cảnh trong

xã hội, tuy nhiên gắn nhiều hon với những người có chức vụ, quyên hạn và trong

hoạt động QTNN hay còn gọi là hoạt động công vụ Như vậy, bảo đảm liêm chính

của đội ngũ CBCC và rộng hơn là của mọi người dân trong xã hội, có thê xem là điều kiện đặc biệt quan trong trong đấu tranh PCTN Tư tưởng của Chủ tịch HồChí Minh về chữ “liêm chính” là vô cùng sâu sắc và ý nghĩa Thực hành tốt chữ

° Từ điển Oxford định nghĩa tham nhũng là: “Sự bóp méo hay phá hoại tính liêm chính trong thực thi công vụ bang

cách hối lộ hoặc đối xử thiên vị” (nguồn: https://en.oxforddictionaries.com/definition/coruption).

Trong Hán tự, chữ liém BE gồm bộ nghiém (yêm) J~ là mái nhà và chữ kiêm 3Ÿ là bao gồm, tập hợp (hội tụ

những đức tốt) Đạo làm quan quý nhất chữ liêm.

19

Trang 25

“liêm” theo quan điểm của Người là đã góp phần củng cé lòng tin của Nhân dân

vào Đảng và Nhà nước.

Sự kiên trì giáo duc và tam gương ngời sáng về đức liém chính của Chủtịch Hồ Chí Minh đã dẫn đến sự ra đời nhiều lớp cán bộ vàng với tinh thần “dicông vi thượng” Sự trong sạch, ngay thắng, công tâm, chính trực, giàu đức hysinh của họ không chỉ góp phần khăng định tính ưu việt của chế độ mới tạo ranhững kỳ tích của CMVN, mà còn là hình mẫu lý tưởng cho các thế hệ sau noi

theo Quán triệt và vận dụng thực hiện tư tưởng của Người, trong từng thời kỳ

cách mạng, Đảng ta đã xác định quan điểm, chủ trương và đề ra những giải pháp

cơ bản, có tính chiến lược về PCTN phù hợp với thực tiễn Chúng ta tin tưởngrằng, với sự lãnh đạo quyết liệt của Đảng trong PCTN, cùng với sự tự vươn lênkhông ngừng của từng người, đất nước sẽ có đội ngũ cán bộ liêm chính, hết lòng

vì nước vì dân.

1.1.2 Liêm chính tư pháp

Tw pháp theo nghĩa Hán Việt được hiểu là “pháp đình y theo pháp luật maxét định các việc ở trong phạm vi pháp luậr”[2] Theo tiếng Latin, “Tư pháp” - Justitia; theo tiếng Anh - Justition, có nghĩa là “công lý”, “pháp chế” Tức là, khinói đến “Tư pháp” là nói đến công lý, đến việc phân xử và phán xét các tranhchấp theo quy định pháp luật và lẽ công bằng Về bản chat, “Tu pháp là một lĩnh

vực QLNN, được thực hiện thông qua hoạt động phân xử và phan xét tính dung

đắn, tính hợp pháp của các hành vi, các quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp

về các quyên và lợi ích giữa các chủ thể pháp luật [20, 11] Theo thuyết tamquyền phân lập, tư pháp là một trong ba quyền của QLNN bao gồm: lập pháp

(làm pháp luật và ban hành pháp luật); hành pháp (thi hành pháp luật) và tư pháp

(giữ gìn, bảo vệ pháp luật và xử lý các việc vi phạm pháp luật) Theo quan điểm của nhà nước Việt Nam thì tư pháp chỉ thực hiện công việc tổ chức giữ gìn và bảo

vệ pháp luật Tư pháp còn là từ chung chỉ các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xửhoặc là tên các cơ quan làm các nhiệm vụ về hành chính tư pháp (như: Bộ tư pháp

hay Sở tư pháp ).

20

Trang 26

Quyền tư pháp: bản chất của tư pháp hay HĐTP bắt nguồn từ quyén lựcđặc biệt là quyền tư pháp Trong đó, quyền tư pháp là một nội dung của QLNN,được định danh khi QLNN phân chia thành ba quyền độc lập với nhau, hỗ trợ chonhau và kiểm soát lẫn nhau, đó là các quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền

tư pháp Trong lịch sử nhân loại, quyền tư pháp lần đầu tiên được xuất hiện trongtác phâm “Tinh thần pháp luật” của Montesquieu, đã giải thích: Quyên lập pháp làquyền làm ra luật sửa đôi hay hủy bỏ luật (đã ban hành), quyền hành pháp là quyên quyết định việc hòa hay chiến, gửi đại sứ đi các nước, thiết lập an ninh, dé phòng xâm lược, còn quyên tu pháp là quyên trừng trị tội phạm, phân xử tranhchấp giữa các cá nhân [56, tr.105-106] Theo định nghĩa của từ điển Black’s LawDictionary, quyền tư pháp (judicial power) là “thẩm quyên được trao cho tòa án

và các thẩm phán xem xét và quyết định các vụ việc và dua ra phán quyết có giátrị bắt buộc thi hành đối với các vụ việc ấy; quyền giải thích và áp dụng pháp luậtkhi có tranh cãi phát sinh từ việc một điều gi do có phù hợp hay không phù hợp

với pháp luật điều chỉnh việc ấy”[§] Ở Việt Nam, theo nhiều nhà nghiên cứu,

quyền tư pháp là: “quyển xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động, hành chính [78, tr.657]'; “xét xử các hành vi vi phạm hiển

pháp, vi phạm pháp luật (VPPL) từ phía công dân và các cơ quan nhà nước; bảo

vệ pháp luật, công lý, tự do cua công dân và trật tự an toàn xã hội [62, tr.60]”;

“nhân xử và phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của các hành vi, các quyếtđịnh pháp luật khi có sự tranh chấp về các quyên và lợi ích giữa các chủ thể phápluật” [20, tr.11] Quyển t pháp là một dạng QLNN và được hình thành khiQLNN phân chia thành ba quyền độc lập với nhau, b6 trợ cho nhau và thực hiện kiểm soát lẫn nhau (cụ thể là các quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư

pháp)

Mặc dù còn nhiều quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau về quyền tưpháp, song nhận thức chung về quyền tư pháp cốt lõi vẫn là quyền xét xử, là việcnhân danh nhà nước giải quyết tranh chấp, giải quyết xung đột xã hội trên cơ sởpháp luật và lẽ công bang, thông qua xét xử, theo các thủ tục tố tụng luật định

21

Trang 27

Quyền tư pháp do đó mà phân biệt với quyền lập pháp (xây dựng chính sách, tạolập ra các quy tắc chung làm khuôn mẫu cho các hành vi) và quyền hành pháp(quản lý nhà nước, thực thi pháp luật, tổ chức đời sống theo pháp luật).

Trong quá trình phát triển của lịch sử, khái niệm về tư pháp và quyền tưpháp đã có những bước phát triển để theo kịp với yêu cầu tổ chức thực hiện QLNN, đặc biệt là trong xu thế phát triển dân chủ và xây dựng NNPQ trên thếgiới Khái niệm về quyền tư pháp hiện nay đã không chỉ giới ở chức năng xét xửthuần túy (áp dụng các quy định của pháp luật vào các tranh chấp cụ thể để xác định sự đúng sai, hợp pháp/bất hợp pháp trong hành vi của con người và xác địnhbiện pháp chế tài tương ứng) mà đã mở rộng thêm nhiều quyền hạn khác bao gồmquyền giải thích pháp luật để phục vụ việc giải quyết vụ việc ấy, hoặc quyềntuyên vi hiến các hành vi của co quan nhà nước và quyền tạo ra án lệ Mặt dù nộidung quan niệm về phạm vi quyền tư pháp ở các quốc gia trên thế giới còn cónhiều điểm khác biệt nhau, tuy nhiên, xu hướng chung của thế giới về quyền tưpháp là mở rộng phạm vi của quyền tư pháp không chỉ có chức năng xét xử màcòn có chức năng bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý, lẽ công bằng Đồng thời, cùng với sự phát triển của nhà nước và pháp luật thì việc xét xử của Tòa áncàng mở rộng sang các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Các lĩnh vựctranh chấp khác về quyền lợi và trách nhiệm cũng được chuyên sang cho Tòa ángiải quyết

Tổ chức QLNN ở Việt Nam không thừa nhận và không tổ chức Nhà nướctheo nguyên lý tam quyền phân lập mà đặc trưng là các quyền đối trọng và kiểm

soát lẫn nhau; tuy nhiên pháp luật và thực tiễn của Nhà nước Việt Nam hiện nay

đã tiếp thu nhiều yếu tố hợp lý của thuyết tam quyền Đây là cách gọi tên về các quyén và các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp được coi trọng tính độc lập của hoạt động tư pháp, trong đó xác định Tòa án là mắt xích trọng tâm của hệ thống tư pháp” cùng với cách phân biệt ngày càng rành mạch giữa các quyền này

Š Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 xác định rõ: "Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa

XHCN Việt Nam, thực hiện quyên tư pháp".

22

Trang 28

và là phương hướng về tăng cường kiểm soát quyền lực nói chung và kiểm soátgiữa các quyền lập pháp, hành pháp hay tư pháp nói riêng Đây là một trong ba trụcột của QLNN cụ thé phân biệt theo chức năng, quyền tư pháp sẽ không đồngdạng với hai loại quyền còn lại và luôn có giữ một vị thế độc lập, một nhánh vềquyền lực quan trọng trong các thể chế nhà nước hiện đại, đặc biệt là trong NNPQ

hiện nay.

Quyền tư pháp là một trong ba quyền tạo nên hệ thống QLNN, xét về banchất thì quyền tư pháp là quyền thi hành công lý, quyền nhân danh nhà nướcmang lại công lý cho người dân Trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật”Montesquieu (1689-1755) đã viết: “Voi quyền lực thứ ba, nhà Vua hay pháp quantrừng trị tội phạm, phân xử tranh chấp giữa các cá nhân, người ta gọi đây là quyền

tư pháp” [55] Trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” xuất bản năm 1762,Rousseau đã viết: “Cơ quan tư pháp là người bảo vệ luật; mà luật là do cơ quanquyền lực tối cao ban hành và do chính phủ chấp hành” [42, tr.174] Ở đa số các quốc gia và trải qua lịch sử lâu dài thì quyền tư pháp được nhìn nhận là quyền xét

xử, chủ thé của quyền này chính là tòa án và hoạt động xét xử chính là HDTP Ở các nước theo truyền thống pháp luật châu Âu lục địa thì HDTP không đồngnghĩa với quyền tư pháp Theo quan niệm của các nước phương Tây, tư pháp cóvai trò “làm luật”, giải thích Hiến pháp và ban hành “án lệ” Nếu như chủ thé củaquyên tư pháp chỉ có thé là tòa án, cơ quan duy nhất có quyền xét xử thì HDTPcòn hàm chứa các hoạt động khác nằm trong quỹ đạo của quyền tư pháp và thựchiện quyền tư pháp đó [7]

Trong cuốn sách “Nền dân trị Mỹ” của Tocqueville xuất bản năm 1835 đã đưa ra ba đặc tính của quyền tư pháp:

Đặc tính thứ I của quyền lực tư pháp là đứng ra làm trọng tai.

Đặc tính thứ 2 của quyền lực tư pháp là phán quyết về những trường hợpriêng lẻ chứ không phát ngôn về nguyên tắc chung;

Đặc tính thứ 3 của quyền tư pháp là chỉ có thể hành động khi người ta yêucầu nó hoặc nói theo ngôn từ pháp lý, khi nó được giao xét xử người ta báo cho

23

Trang 29

nó một điều bất công và nó sửa lại Người ta đặt trước mặt nó một sự vụ và nógiải thích sự vụ đó Nhưng tự nó không bao giờ khởi tố những kẻ phạm tội, không

đi tìm chỗ có chuyện bat công va xem xét các sự việc [66, tr.231-232] Nhận định

về đặc tính thứ ba của quyền tư pháp đã cho ta thay một điều rằng cơ quan tưpháp có nhiệm vụ bảo vệ công lý, đem lại công băng cho người dân nhưng nhiệm

vụ này chỉ phát sinh khi có yêu cầu của người dân, tuy nhiên người dân chỉ yêucầu tòa án đứng ra bảo vệ quyên và lợi ich cho mình khi và chỉ khi họ biết về công lý còn tin vào công lý Khi người ta không còn niềm tin vào công lý nữa thì

sẽ chăng còn ai đến tòa án đưa đơn kiện, sẽ chang ai còn cần tới hệ thống tư pháp

đứng ra bảo vệ cho mình và như vậy liêm chính tư pháp còn ý nghĩa gì khi nó chỉ

còn là một bức tranh đẹp dé trang trí cho bộ máy quyền lực

Ở Việt Nam, quyên tư pháp là một dạng quyền lực chủ yếu nằm trong taytòa án được ghi nhận bởi Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật, dé quyềnlực này được thực thi trên thực tế thì phải thông qua một hoạt động gọi là HĐTP.

Hoạt động tư pháp là quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư

pháp trong đó bao gồm hoạt động xét xử của tòa án, các hoạt động điều tra, công

tố, thi hành án, các hoạt động bồ trợ tư pháp có liên quan trực tiếp đến hoạt độngxét xử của tòa án nhằm duy trì và bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của công dân, lợi ích của xã hội.

Nội dung của HĐTP gồm các hoạt động tương ứng ứng với vị trí của mỗichủ thể thực hiện quyền tư pháp: Hoạt động điều tra được thực hiện bởi cơ quanđiều tra, hoạt động kiểm sát và thực hiện quyền công tố do VKS thực hiện, hoạtđộng xét xử thuộc thâm quyền của tòa án, hoạt động thi hành án do cơ quan thi hành án tiến hành và hoạt động bổ trợ tư pháp do các cá nhân, tổ chức trong xã

hội thực hiện Hoạt động tư pháp không chỉ là hoạt động xét xử của tòa án mà còn

là hoạt động của các cơ quan, tô chức nhà nước trực tiếp liên quan hoặc phục vụcho hoạt động xét xử của tòa án theo đó tòa án sử dụng các kết quả của quá trìnhđiều tra, truy tố, bào chữa, giám định một cách công khai và áp dụng các thủ tục

tố tụng dé nhân danh nhà nước đưa ra phán quyết cudi cùng Hoạt động tư pháp ở

24

Trang 30

Việt Nam “do các chủ thé của quyền tư pháp và chủ thé tham gia thực hiện quyền

tư pháp thực hiện” [75, tr.14-34], trong đó chủ thể trọng tâm là tòa án và hoạtđộng xét xử của tòa án đóng vai trò quan trọng nhất và là trọng tâm của HĐTPnhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ công lý của quyền tư pháp, bảo vệ những gì đúngđăn, công băng và hợp pháp Chính vì vai trò và vị trí của nó nên yêu cầu đối vớiviệc xét xử phải: đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật Chủ thể tiếnhành hoạt động xét xử là thẩm phán, chỉ có thâm phán mới có quyền nhân danhnhà nước thực hiện quyền xét xử, bởi vậy nên vi trí, vai trò của thấm phán trongHĐTP được xem xét là đặc biệt quan trọng dé bảo vệ công lý, công bằng cho xã

hội.

Tư pháp dam bảo tính pháp quyền, thượng tôn của Hiến pháp và pháp luật

Sự độc lập tư pháp chính là tách biệt giữa lập pháp và hành pháp đóng vai trò cốt

tử để duy trì pháp quyền, khi quyền làm luật được tách khỏi quyền hiểu và ápdụng pháp luật thì chính nền tảng của pháp quyên sẽ được tăng cường, khi đó mọitranh chấp được điều chỉnh trên cơ sở luật đã được xây dựng từ trước Điều nàycàng đây mạnh quá trình xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam Mặt khác, tư pháp

là thiết chế tạo cho thâm phán các đảm bảo cần thiết để quyết đoán xét xử các vụviệc, trừng trị tội phạm mang lại trật tự ôn định cho xã hội Thử đặt một câu hỏirằng: nếu nền tư pháp không liêm chính thì hậu quả nó mang lại là gi? Hậu qua

của nó để lại không nhỏ: hối lộ, lạm quyền, trục lợi tham nhũng gia tăng cả về

số lượng và mức độ, giảm hiệu quả công tác PCTN Quyên lợi của người dân bị

xâm hại, án oan, án sai, lợi ích chính đáng không được bảo vệ thì người dân

không còn tin vào hệ thống công lý, người ta sẽ không tìm đến tòa án khi có vụviệc xảy ra và con người sẽ tìm cách tự giải quyết các mâu thuẫn xung đột bằng

cách thức riêng của mình - một thứ “luật” nhưng không phải “pháp luật” mà

người ta gọi đó là “luật rừng”, xã hội bat ồn, mất trật tự và an toàn gây tôn hại đến

an ninh chính trị xã hội; giảm mức độ tự nguyện tuân thủ pháp luật của cộng đồngđối với các quy định của pháp luật Một bên là sự tồn vong của xã hội còn mộtbên là hình ảnh một nhà nước kiêu mẫu NNPQ XHCN mà ranh giới của nó là nền

25

Trang 31

tư pháp liêm chính Điều này nói lên ý nghĩa lớn lao của việc đảm bảo liêm chính

dé duy trì ồn định trật tự xã hội và nâng cao vị thé của pháp luật trong quản lý nhà

nước, quản lý xã hội (QLXH).

Cơ quan tư pháp: Hiến pháp năm 1946 và các văn bản pháp luật ban hành trong giai đoạn 1946-1959 sử dụng thuật ngữ co quan tư pháp dé chi các toa án.

Tuy nhiên, trong thời gian này, hoạt động của toà án không chỉ là hoạt động xét

xử (do thâm phán xét xử - thực hiện) mà còn gồm hoạt động điều tra và hoạt động công tố do công tô viên thuộc toà án thực hiện.

Nhung từ khi có Hiến pháp năm 1959, khái niệm cơ quan pháp không

còn được sử dụng trong các văn bản pháp luật của Nhà nước với ý nghĩa là toà án

nữa vì lúc này đã thành lập Viện Công tố trung ương và Toà án tối cao tách khỏiChính phủ trực thuộc Quốc hội Từ năm 1981, Bộ Tư pháp được thành lập lại từtrung ương đến các địa phương (Bộ Tư pháp, Sở, Phòng Tư pháp ) nhưng đó làcác cơ quan thuộc hệ thống hành pháp làm chức năng quản lý nhà nước về côngtác tư pháp Khi Đảng ta đưa ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) khái niệm quyền tư pháp đã được chính thứckhẳng định trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, b6 sung năm 2001) nhằm thê chếhoá quan điểm của Đảng về tô chức quyên lực nhà nước “Quyên lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việcthực hiện các quyên lập pháp, hành pháp, tư pháp” Trong các nghị quyết củaĐảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, các khái niệm “cơquan bảo vệ pháp luật” và “co quan tư pháp” dường như có thé được dùng thaythế nhau và có phạm vi khá rộng Cách tiếp cận và sử dụng thuật ngữ “các cơquan tu pháp ” trong các nghị quyết của Đảng thường theo cách liệt kê, ví dụ theoNghị quyết số 08/NQ-TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụtrọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quết 49-NQ/TW về Chiếnlược cải cách tư pháp đến năm 2020, các cơ quan tư pháp được đề cập đến gồm:

Cơ quan điều tra; Các Viện kiểm sát nhân dân; Các toà án nhân dân; Cơ quan thihành án hình sự, dân sự; Cảnh sát tư pháp; Các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp(các tô chức luật sư, giám định tư pháp, cơ quan công chứng, ).

Điều chung nhất có thé thấy là thuật ngữ các cơ quan tu pháp ở nước tahiện nay đang được dùng theo nghĩa rộng: ngoài toà án và viện kiểm sát được xếp

ở một chương riêng của Hiến pháp còn có những cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành pháp (cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án (hình sự và dân sự), công chứng,giám định tư pháp ), một số tổ chức xã hội - nghề nghiệp nam ngoài hệ thốngquyên lực nhà nước như tô chức Luật sư

26

Trang 32

Về khái niệm hệ thống tư pháp: Dé tài độc lập cấp nhà nước về Cải cách

tư pháp (Mã số 92-98-353) cho rang hệ thong tw pháp bao gôm các cơ quan, thiếtchế (pháp luật) thực hiện chức năng chủ yếu là duy trì và bảo vệ công lý bằng cácbiện pháp và thủ tục đặc thù dựa trên nguyên tắc tài phán công bằng, công khai.

cụ thé gồm cơ quan tài phán (toà án) và các cơ quan khác có chức năng chủ yếu

là phục vụ trực tiếp cho hoạt động tai phan Còn GS TSKH Đào Tri Úc lại tiếp cận hệ thống tư pháp từ 3 góc độ: là một hệ thống thuộc hệ thống kiểm tra, kiểm soát xã hội; là hệ thống các khâu tố tung dẫn đến xét xử và phán quyết của toa án;

là một hệ thống của quá trình áp dụng pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước Từ góc độ nghiên cứu hệ thống đó, tác giả đã phân tích các mối liên hệ bênngoài (giữa hệ thống tư pháp với các quá trình kinh tế- xã hội, với đối tượng tácđộng của chính hệ thống tư pháp là tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm) vàcác mối liên hệ bên trong giữa các bộ phận hợp thành của hệ thống tư pháp Theotác giả, giữa các khâu, các chức năng của hệ thống tư pháp phải có sự phân định

và độc lập tương đối đồng thời phải có sự tương tác giữa các khâu vì một mục đích chung và nhằm vào một chức năng trung tâm, khâu trung tâm đó là khâu xét

xử của toà án.

Như vậy, cho di cách tiếp cận khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đềuthong nhất rằng hệ thong tu pháp bao gồm các thiết chế - toà án, viện kiểm sát, cơquan điều tra, tổ chức luật sư, công chứng, giám định tư pháp và các chức danh

tư pháp, trong đó, toà án là cơ quan xét xử giữ vị trí trung tâm.

Hệ thống tư pháp theo quan điểm thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật của quyền tự pháp

Các thiết chế trong hệ thong tư pháp bao gém:

- Các cơ quan nhà nước có chức năng chuyên trách bảo vệ pháp luật, trực

tiếp tham gia thực hiện quyền tư pháp, gồm: cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà

án và cơ quan thi hành án.

- Các cơ quan, tô chức bồ trợ tư pháp, đó là các cơ quan, tô chức có théthuộc hoặc không thuộc cơ cấu quyên lực nhà nước, có chức năng bằng các hoạtđộng chuyên môn, nghề nghiệp hỗ trợ cho các cơ quan nhà nước thực hiện quyền

tư pháp, đồng thời hỗ trợ cho công dân về mặt pháp lý trong việc bảo vệ cácquyền và lợi ích hợp pháp Cơ quan, t6 chức bé trợ tư pháp gồm luật sư, công

chứng, giám định tư pháp, thừa phát lại

Cả hai loại thiết chế trên đều có mối quan hệ liên quan trực tiếp, phục vụ cho khâutrung tâm của hệ thống tư pháp là toà án Tod án với hoạt động xét xử là khâutrung tâm,biểu hiện tập trung của quyên tư pháp ”.

27

Trang 33

Liêm chính tư pháp là một nền tư pháp trong sạch, minh bach và tiến tới

loại bỏ tham nhũng, đòi hỏi một loạt những thái độ tích cực của đội ngũ cán bộ

ngành tư pháp, thực thi chính xác các yêu cầu của pháp luật, nhằm tăng cường

tính trung thực và tư cách đạo đức của các cán bộ tư pháp trong thừa hành công

việc cùng với phương pháp làm việc có hiệu quả mang lại lợi ích cho xã hội “Cốtlõi của liêm chính tư pháp là đòi hỏi về một nền tư pháp trong sạch, đội ngũ cán

bộ tư pháp trong sạch, là ý thức trách nhiệm nghề nghiệp, danh dự và lương tâmnghề nghiệp tư pháp và đấu tranh chống tham những, bảo đảm sự trong sạch của

tư pháp Đề bảo đảm cho liêm chính tư pháp, cần bảo đảm sự độc lập của tư pháp;bảo dam năng lực tiếp cận công lý cho người dân nhằm thúc day trách nhiệm của

cơ quan tư pháp và tăng cường liêm chính tư pháp; có cơ chế giám sát hoạt động

cơ quan tư pháp và cải cách tố tụng hình sự dé tăng cường tranh tụng bình đăng.Ngoài ra, theo quan điểm của Tổ chức hướng tới minh bạch (TT), để bảo đảmliêm chính tư pháp, cần tăng cường tính minh bạch của HĐTP, trách nhiệm giảitrình và xử lý kỷ luật trong ngành tư pháp, nâng cao tính công băng trong bổnhiệm thâm phán và nâng cao điều kiện làm việc của ngành tư pháp” [109]

Liêm chính tư pháp là đòi hỏi cơ bản của công dân của mỗi quốc gia về mộtnền tư pháp trong sạch với đội ngũ cán bộ tư pháp có trình độ nghiệp vu, trongsáng, liêm khiết, dan thân, sẵn sàng đứng về lẽ phải, bảo vệ công lý Liêm chính

là giá trị hình thành nên nhân cách, là phâm chất cốt lõi của người Thâm phán.Liêm chính là phẩm chất dé đấu tranh loại bỏ tham nhũng: sự suy thoái về tưtưởng, chính tri; phẩm chất đạo đức, làm xói mòn tính công băng của Tòa án Vìvậy, Tham phán không được lợi dụng quyền năng pháp lý của minh dé thúc daylợi ích cá nhân; không được dé bat kỳ ai, không phụ thuộc vào vi trí công tác vàđịa vị của họ, các đồng nghiệp, người thân thích, bạn bè hoặc người quen tácđộng, ngăn cản, làm sai lệch hoạt động xét xử Đặc biệt là khi cuộc đấu tranhPCTNTC của Đảng ngày càng đi vào chiều sâu càng đòi hỏi đội ngũ cán bộ tưpháp có bản lĩnh vững vàng, không dễ bị tác động bởi tính chất khó khăn, phứctạp của nhiệm vụ mà họ được giao Đề có một nền tu pháp đúng nghĩa, dứt khoát

28

Trang 34

cán bộ tư pháp phải có trình độ nghiệp vụ, lương tâm trong sáng, đạo đức nghềnghiệp, nhất là tham phán phải là những người “không biết sợ tác động, không bịmua chuộc”? Không chỉ nói suông, dứt khoát cán bộ tư pháp phải có lương tâm

trong sáng, đạo đức nghề nghiệp Nếu không có những yếu té đó thì không nênhoạt động trong ngành tư pháp, nhất là đối với thẩm phán phải là những người

“không biết sợ tác động, không bị mua chuộc Muốn vậy phải có giải pháp xã hội

để bảo đảm sự độc lập của thẩm phán như tuyên thệ khi vào ngành cũng có tácdụng nhất định của nó Đây là một hình thức nhắc nhở cán bộ tư pháp phải luônnhớ đến những yêu cầu đối với nghề nghiệp của mình Bên cạnh đó, cần cả chế tàipháp luật và chế tài đạo đức mà thực chất là sức ép xã hội để đánh giá khách quan

về phẩm chất đạo đức của thâm phán” [102]

Liêm chính tư pháp góp phan bảo vệ công lý, công bằng, trật tự và tiến bộ

xã hội Ngoài việc trừng tri các hành vi vi phạm nhằm bảo vệ kỷ cương, bảo vệtrật tự xã hội thì các phán quyết của thẩm phán còn có giá trị giáo duc đạo đức xãhội và ban thân người thâm phán liêm chính cũng trở thành một tam gương về đạođức con người, đạo đức nghé nghiệp đối với mỗi người dân Pháp luật được bảo

vệ và tôn trọng sẽ tăng cường niềm tin của người dân vào thiết chế bảo vệ pháp

luật là tư pháp và như vậy tư pháp còn thực hiện được nhiệm vụ là phổ biến, giáo

dục và giải thích pháp luật cho người dân từ đó nâng cao vị thế của pháp luậttrong đời sống, đưa pháp luật lên vị thế thượng tôn Đây là một trong các yếu tố

xây dựng NNPQ tại Việt Nam.

1.2 Tiêu chuẩn quốc tế về liêm chính tư pháp1.2.1 Các cơ quan tư pháp phải trong sạch, thẩm phán, cán bộ Tòa án

phải liém chính

Công woe Liên hợp quốc về chống tham nhũng (United Nations Convention against Corruption-UNCAC) đã được thông qua tại Dai hội đồngLiên hợp quốc ngày 31-10-2003 (Nghị quyết 58/4) Mục đích của Công ước được

? Dé bao đảm tính liêm chính trong hoạt động tư pháp nói chung, bảo đảm sự độc lập của thâm phán (trụ cột của

tòa án), các chuyên gia cho rằng, phải bé sung các qui định về vai trò và trách nhiệm đặc thù của thầm phán vào bộ

qui tăc đạo đức ứng xử của ngành Tòa án như một cơ chê đảm bảo sự liêm chính của thâm phán.

29

Trang 35

tuyên bố nhằm: (i) Thúc day va tăng cường các biện pháp phòng và chống thamnhũng một cách hữu hiệu và hiệu quả hon; (ii) Thúc đây, tạo điều kiện và hỗ trợhop tác quốc tế va trợ giúp kỹ thuật trong việc phòng và chống tham nhũng, ké caviệc thu hồi tài sản; (iii) Thúc day tính liêm chính, chế độ trách nhiệm và việcquản lý đúng dan công vụ và tài sản công (Điều 1).

Điều 11 của UNCAC nhấn mạnh vai trò quan trong cua HTTP trong dautranh PCTN và dé thực hiện vai trò này một cách hiệu quả, chính các co quan tưpháp phải trong sạch, cán bộ, thẩm phán phải liêm chính Theo đó, Công ước đòihỏi các quốc gia thành viên có những giải pháp dé tăng cường liêm chính của cán

bộ HTTP và thực hiện các biện pháp dé phòng ngừa tham nhũng trong hệ thống

Điều 11 Các biện pháp liên quan đến hoạt động truy tô và xét xử [116]

1 Ghi nhớ sự độc lập của cơ quan tư pháp va vai trò quan trọng của cơ

quan nảy trong dau tranh chống tham nhũng, trên cơ sở phù hợp với các nguyêntắc cơ bản của pháp luật nước mình và không ảnh hưởng đến tính độc lập tronghoạt động xét xử, mỗi quốc gia thành viên sẽ tiến hành các biện pháp tăng cườngtính liêm khiết cho cán bộ toà án và phòng ngừa những cơ hội tham nhũng đếnvới họ Những biện pháp này có thể bao gồm việc ban hành bộ quy tắc ứng xử

cho cán bộ toa án.

2 Những biện pháp có tác dụng tương tự như biện pháp được áp dụng theo

khoản 1 của Điều nay có thé được ban hành và áp dụng trong cơ quan công tô ởnhững quốc gia thành viên mà cơ quan công tô không trực thuộc hệ thống toa án

mà có vi trí độc lập như các cơ quan tư pháp.

Truy tố, xét xử các tội phạm tham nhũng là một biện pháp xử lý tham nhũng hữu hiệu, đồng thời còn có tác dụng tích cực trong phòng ngừa tệ nạn này.Tuy nhiên, bản thân hoạt động truy tố, xét xử cũng tiềm an những nguy cơ thamnhũng Vi vậy, Điều 11 Công ước ghi nhận tầm quan trong của việc đảm bảo sựđộc lập trong hoạt động xét xử Theo Điều này, trên cơ sở phù hợp với cácnguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia, các quốc gia thành viên cần áp dụng

các biện pháp tăng cường tính liêm chính và phòng ngừa cơ hội tham nhũng với

30

Trang 36

cán bộ toà án, trong đó có thê bao gồm việc ban hành Bộ Quy tắc ứng xử cho cán

bộ toà án Những biện pháp có tác dụng tương tự cũng cần được xem xét áp dụngđối với cán bộ của cơ quan công tó

Dé chống lại tham nhũng, công ước quy định những quy ước và chuẩn mựcchung về các vấn đề chính bao gồm: Công tác phòng chống: Hình sự hóa tộiphạm tham nhũng; Thu hồi tài sản bị thất thoát; Hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹthuật Những quy định của Liên hợp quốc hình thành một khuôn khổ pháp lý toàncầu cho sự hợp tác giữa các quốc gia trong hoạt động PCTN thông qua hệ thống các biện pháp phòng, chống hữu hiệu, bao trùm tất cả các lĩnh vực gồm: phòngngừa, điều tra, truy tổ tham nhũng và việc phong tỏa, tam giữ

1.2.2 Quản trị Tòa án bảo đảm tinh độc lập của Thẩm phán, đề cao tínhtoi thượng và công minh của pháp luật; tạo sự tôn trọng và tự giác chấp hành

pháp luật trong công chúng

Quản trị toà án (Q TA) được hiểu là những quy định ràng buộc và định hướng đối với quy trình tố tụng và các hoạt động khác của tòa án và của thâmphán Độc lập của thâm phán trong xét xử không chỉ kêu gọi, phụ thuộc vào sự tựnhận thức hay pham chat của thấm phán, quy trình tố tố tụng mà còn phải phụthuộc vào cơ chế QTTA Đây là nguyên tắc nền tảng cho HĐTP nói chung và củaTAND nói riêng Một NNPQ theo đúng nghĩa không thé thiếu một nền tư phápđộc lập, vì tính tối thượng của pháp luật chỉ có thể thực hiện được khi có các vịthâm phán áp dụng pháp luật một cách độc lập Độc lập xét xử dé đảm bảo chomôi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh chỉ khi đó các nhà đầu tư trong nước vànước ngoài mới thực sự yên tâm đầu tư kinh doanh Mặt khác, việc độc lập trong xét xử cũng góp phần quan trọng trong công cuộc PCTN.

Hệ thống tư pháp (HTTP) được tổ chức độc lập là đảm bảo cần thiết dé tạođiều kiện cho một nền tư pháp hoạt động vì lẽ công bằng, không thiên lệch Các

cơ quan trong HTTP đều phải có khả năng miễn trừ trước những tác động khôngchính đáng của các chủ thể bên ngoài trong đó có hai nhánh quyền lực lập pháp,

hành pháp Độc lập ở đây không phải là sự tách biệt hoàn toàn với lập pháp va

31

Trang 37

hành pháp mà nó thoát khỏi sự chi phối của hai cành quyền lực này Một HTTPđộc lập là một bộ phận hợp thành quan trọng của nguyên tắc phân quyền và là bảođảm quan trọng của NNPQ mà mục tiêu của nó là bảo vệ quyền con người, bảo

đảm sự an toàn pháp lý cho mọi cá nhân [76, tr.116-139] Tư pháp độc lập cho

phép thâm phán đưa ra những phán quyết đi ngược lại với quyền lợi của nhữngngành khác của Chính phủ [64] dé đảm bảo rằng Hiến pháp và pháp luật đangđược thực thi Hoạt động tư pháp được thực hiện nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ lẽphải và công bằng cho con người và xã hội phải hoàn toàn dựa trên pháp luật, thoát khỏi sự ràng buộc của quyền lực của tình cảm và địa vị xã hội Nếu tínhkhách quan là yêu cầu tất yếu thể hiện công lý thì sự độc lập là điều kiện tiênquyết dé HTTP có thé vận hành một cách khách quan Quá trình vận hành nayphải được thực hiện bởi những thiết chế được hưởng những tư cách, những đặc ânnhất định giúp cho họ có thé thi hành công lý mà không chịu sự chi phối của bat

kỳ aI.

Alexander Hamilton (1755-1804) - một nhà soạn thảo Hiến pháp Hoa kỳ đãtừng nhân mạnh: “Không thể có tự do nếu quyền xét xử không tách khỏi quyềnlập pháp và hành pháp Tự do không e ngại gì một mình tư pháp nhưng rất sợ liênminh giữa tư pháp với một trong hai cơ quan quyền lực kia [6, 169-170] Cáchnhìn nhận này vượt qua cả sự khác biệt giữa HTTP của các quốc gia, chỉ khi nào

tư pháp được độc lập thì sự thật và sự trung thành với pháp quyền mới được đảmbảo cho người [112] Điều cốt yếu để đảm bảo liêm chính tư pháp là toàn bộ nền

tư pháp phải được tổ chức và hoạt động chỉ dựa trên pháp luật, mà muốn hoàntoàn dựa vào pháp luật dé bảo vệ công ly thì không còn đảm bảo nào khác hon là

sự độc lập Điều này được bộc lộ rõ ràng trong sáu Nguyên tắc hành xử Tư pháp của Bangalore, được xây dựng dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc, trong đó nguyên tắc đầu tiên viết: “Tính độc lập của tư pháp là tiền đề cho sự cai trị bằngluật pháp và là sự đảm bảo cơ bản việc xét xử công minh Do đó, quan tòa phải đềcao và làm gương về tính độc lập tư pháp trong mọi phương diện liên quan đến

ngành tư pháp” [57, 367-376] Một ngành tư pháp độc lập đòi hỏi phải có sự tách

32

Trang 38

biệt giữa quyền lập pháp và quyền tư pháp đồng thời đòi hỏi thấm phan cũng phảiđược độc lập khi thực thi quyền lực của mình.

Sự cần thiết của độc lập tư pháp đã được Montesquieu chỉ ra: Khi quyền

lập pháp và hành pháp được tập trung vào tay một người sẽ không có tự do, do

sự sợ hãi có thể phát sinh khi cùng một vương triều hay một nghị viện ban hành ra

những đạo luật độc đoán và sau đó thực thi những đạo luật đó một cách độc đoán.

Sẽ một lần nữa không có quyền tự do nếu quyền tư pháp không được tách khỏi quyên lập pháp và quyền hành pháp Nếu gan liền với quyền lập pháp, cuộc sống

và tự do của con người sẽ chịu sự kiểm soát độc đoán Khi đó, thâm phán đồngthời là nhà lập pháp Nếu gắn liền với quyền hành pháp, thâm phán có thể hành

xử như những kẻ áp bức [55] Theo C.Mác, “Đối với quan toà thì không có cấp

trên nao khác cả ngoài luật pháp Quan toa có trách nhiệm giải thích luật pháp

trong việc vận dụng vào từng trường hợp cá biệt, đúng như là ông ta hiểu luậtpháp khi xem xét nó một cách có lương tri Quan tòa độc lập không thuộc về tôi,cũng không thuộc về Chính phủ Quan toà xem xét hành động của tôi trên cơ sở một đạo luật nhất định [18, tr.195 Chủ thê trực tiếp thực thi quyền Hiến định vapháp định tại Tòa án chính là các Thâm phán và Hội thâm Bảo đảm cho Tòa ánđộc lập chính là bảo đảm cho Tham phan va Hội tham độc lập Sự độc lập cuaTòa án, của Thâm phán và Hội thâm không chỉ giản đơn trong giai đoạn xét xử,

mà còn mở rộng phạm vi độc lập ra khỏi khuôn khổ xét xử, độc lập cả trong cơchế chính sách, thể chế luật pháp đối với các chức danh này

1.2.3 Đảm bảo về quyền tiếp cận công lý của người dân

Thuật ngữ “công ly” (Justice) là một trong những thuật ngữ được sử dung

nhiều trong đời sống xã hội và được sử dụng thường xuyên trong môi trường/đời sống pháp lý và đặc biệt là trong hoạt động tư pháp Công lý va tư pháp là haikhái niệm có mối quan hệ mặc định, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó công lývừa là nền tảng, vừa là mục tiêu, đồng thời vừa là tiêu chí đánh giá nền tư phápcủa mỗi quốc gia Công lý được hiểu là sự công băng hay chính nghĩa, lẽ phải, sựđúng đắn về một vấn đề gì đó theo đúng với bản chất vốn có của nó Trong lĩnh

33

Trang 39

vực tư pháp thì công lý chính là nguyên tắc làm việc, hoạt động của những cơquan, đơn vi làm việc trong nhà nước Bắt buộc mọi người đều phải tuân thủ theo

dé đảm bảo quyền lợi của người dân” Các từ điển tiếng Việt định nghĩa công lýlà: “lẽ phải, lẽ công bằng, vô tư, khách quan, không thiên lệch”[72, tr.210], “sựnhận biết đúng đắn và tôn trọng theo lẽ phải các quyền lợi ích chính đáng của mọingười” [43] Công lý thường được hiểu trong mối liên hệ với pháp luật và tòa án:

“pháp luật, tòa án là hiện thân của công lý” [73, tr.210] Theo Từ điển Luật học(1999), “Công lý có nghĩa là lẽ phải, lẽ công băng, phù hợp với pháp luật đươngthời, không thiên lệch, không tư vị Chế độ nào cũng coi tòa án là tượng trưng chocông lý, là cơ quan công lý của chế độ ấy” [74, 108-109] Từ điển Luật Blackđịnh nghĩa “công lý” là “sự công bằng và hợp lý, với ba ý niệm cơ bản: sự nhắnmạnh về tầm quan trọng cá nhân, yêu cầu các cá nhân phải được đối xử một cáchphù hợp, không thiên vị và bình đăng” Từ điển Cambridge giải thích công lý(justice) là sự công bang trong đối xử; hay là hệ thống pháp luật (HTPL) của một nước; hoặc là bản chất của công băng và quyền '".

Bên cạnh đó, quan niệm về công lý cũng được nhấn mạnh trong pháp luật

tự nhiên (lex natural law, Jus naturale) - một học thuyết pháp lí lâu đời, có ảnh

hưởng sâu rộng trong văn minh chính trị - pháp lí nhân loại Khác với luật thành

văn, luật tự nhiên là một hệ thống những nguyên tắc cao nhất về chính trị và đạođức mà loài người hướng tới Với các đặc điểm như: phù hợp với đạo đức, lẽ phải,công lý, được con người đồng thuận và chấp nhận rộng rãi; luật tự nhiên cũngđược xem như là hệ thống quyền lợi và chính nghĩa chung của loài người Vớiquan niệm như vậy, ngay từ đầu, luật pháp bản thân nó đã mang tính công lý Việc pháp luật gắn liền với công lý trong trường hợp này như là một “luật tựnhiên” tức là sinh ra pháp luật là phải có công lý, không thể tách rời Nhưng khigan pháp luật với ý chí của nhà nước hay ý chí giai cấp thống trị, trong nhiều xã

'° Khái niệm về công lý được dịch sang tiếng Anh như sau: Justice is understood as being fair, just and right about

something in accordance with its inherent nature And in the field of justice, justice is the working principle and operation of agencies and units working in the state It is compulsory for everyone to comply to ensure the interests

of the people.

'' Justice, Cambridge Dictionary, https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/justice.

34

Trang 40

hội, pháp luật lại có chiều hướng ngược lại, chệch hướng khỏi công lý Luật pháptrong những nhà nước đó lại nhằm mục đích đem lại và duy trì sự bất công trong

xã hội Luật pháp đôi khi đi chệch hướng công lý Tệ hơn nữa, nó có thể thật sự làmột công cụ của sự bất công, như ở chế độ Đức Quốc xã hoặc Nam Phi phân biệt

hội, cũng như công lý là đặc tính của hệ tư tưởng” J.Rawls coi công lý như là

công bằng (justice as fairness), niềm tin của pháp luật, hạt nhân của đạo đức và làđiều kiện tiên quyết của xã hội công dân Do vậy, theo ông, trong một xã hộicông bằng thi sự bình dang về các quyền công dân và các quyền tự do đối với tat

cả mọi người là không thê thay đổi; những quyền được công lý đảm bảo thì không thé đem ra mặc cả về chính trị hay những tính toán về lợi ích xã hội.

Ngày nay, công lý được coi là sự nhận thức đúng đắn và hành động đúng vìchân lí, vì công bằng và lẽ phải, phù hợp với lợi ích chung, với đạo lí của nhân

dân, được xã hội và pháp luật thừa nhận Trong quá trình xây dựng NNPQ

XHCN, một số quan điểm nghiên cứu đã cho rằng pháp luật không chỉ đơn thuần

là sản phẩm “độc quyền” của nhà nước mà trước hết phải là sự kết tỉnh thiêngliêng những giá trị cao quý trong xã hội, dựa trên nền tảng dân chủ, nhân bản,lương tri và đạo lý ma không một ai bác bỏ được dé trở thành lẽ phải đương nhiênnhư tự do, bình đăng, công lý, công minh Nhà nước phải thừa nhận và phục tùng

lẽ phải và công ly, lay đó làm thước do dé hướng tới sự phù hợp và hoàn thiện dé củng có lòng tin của nhân dân vào sự công minh của mình.

Công lý không đồng nghĩa với pháp luật, bởi lẽ: khi pháp luật thuộc tínhđầu tiên là thể hiện tính giai cấp, luôn phụ thuộc vào ý chí giai cấp thống trị trong

xã hội đó Trong khi công lý mang tính xã hội nhiều hơn so với pháp luật Công lýkhông phải là công cụ của nhà cầm quyền dùng dé quản lý xã hội như pháp luật,

35

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w