* Các công trình nghiên cứu về liêm chính, minh bạch thời phong kiến - Bài viết “Liêm chính và minh bach trong thực thi công vụ thời Nguyễn vànhững giá trị kế thừa ” của các tác giả Trần
Trang 1BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
CHU QUANG NHẬT
440439
KHOA LUAN TOT NGHIEP
HA NOI - 2023
Trang 2BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
CHU QUANG NHẬT
440439
Chuyên ngành: Lịch sw nhà nước và pháp luật
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS PHAM THI THU HIẾN
HÀ NỘI - 2023
Trang 3Xác nhận của
giảng viên hướng dân
LOI CAM DOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu cuariêng tôi, các kết luận, số liệu trong khoá luận totnghiệp là trung thực, dam bao độ tin cậy./.
Tác giả khoá luận tốt nghiệp(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4DANH MỤC KÍ HIỆU HOẶC CÁC CHỮ VIET TAT
Tên viết tắt Tên day đủ
Trang 5MỤC LỤC
Trang bìa phụ 1 Lời cam đoan ilDanh mục kí hiệu hoặc các từ viết tat iliMuc luc IV
0810177 1
1 Tính cấp thiết của đề tài c.cscsesesessssssssssessessessssssssssessessessececsscsnssnssesseeseeseeees 1
2 Tổng quan tình hình nghiên €ứu . 5- 2s s52 sssse=sess£sessesessesee 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiỀn CỨU csvcssssccsssnsnccnsssenscevsssusensssavscersserssvsenasosavensecsves 5
4 Đối tượng và phạm Vi nghiên €ứu s < s- se ses2sess£se=sess£sessesessesee =
5 Phương pháp nghién Curu cccscccsscccscccsscsssscscccssssecscscsssessecsescsessssesseseseesens 6
6 Ngudm tai LGU 011777 6
7 Kết cấu của Khoá luận -s s- << se ©s£ s£Ss£Ss£SsEsSseEseEseEsexsessessessessrsee 6Chương 1: Một số vấn đề lí luận về liêm chính và minh bạch trong thực thicông vụ thời Kì Lễ SOF sasssonseennaannionriibidiniidniidtekiagtanbikbiutatoá0E526159631666638301610406065588 7 1.1 Cơ sở hình thành liêm chính và minh bạch trong thực thi công vụ thời kì 7 Didicclig TUE TO WOS ngnnootrntttitotiieiDDAEESSCĐBGUEGLSOUDMNPISGEBEISGAOTMEKGIHNGRKIDOIVENUSEGH/GESIGEY000G010E000/3000008% 7 LiL L.1, NWO ĐẢO SG HH HH nà 7 l1; sd ôi NT EP Yosser ik ah ST ASE RCT EA 9380037530 Sữa AT 020808378 101.1.1.3 Tự tưởng truyền thong người Vieb.cccccccccccccceccssescesvesessssessesssesssssseseseeseeseees 121,1,2, CHINN THỆ¬ php Up neanaeestbidaiianiiititiiagiEENikaAkGE6ASE46088464040401609580005000507004800031084080800E J21.1.3 Kinh tế, xã hội và giáo AUC -e-eccsccscsecsesecseeetseteEsetsesetsersrserseserserssee 151.2 Quan niệm và các yếu tố cầu thành liêm chính và minh bạch thời kì Lê sơg7 , OE SRS TS EO SE NENG SRE 17Tiểu kết chương 1 - 2 - sSt+k9EE+EE E911 EEEE12111111111111111111111111 11111 1x0 19Chương 2: Quy định của pháp luật và thực trạng liém chính, minh bạch trong thực thi công vụ thời LE S0Ơ 0< G G5 6 %9 9 99 9.9 9 0 0 9099068804 96 192.1 Pháp luật về liêm chính, minh bach trong thực thi công vụ thời Lê Sơ 192.1.1 Quy định của pháp luật về liêm chính, minh bach trong thực thi công vụ 192.1.1.1 Quy định về liêm chính trong thực thi CONG VỊI ~-c<+<s++scs+sees+ 192.1.1.2 Các quy định về minh bạch trong thực thi công VU -cc- 55555: 282.1.2 Các biện pháp dam bao thực hiện liêm chính, minh bach trong thực thi CONG VE thật Kì TỆ SO ueuenoiaeospiiiieiiktikkebigiii8NTsVEEKGSGSEAETAA0IEESSRSSE46Wi0EGIOISIEEEISGEVAEEE 32
Trang 62.1.2.1 Thanh tra, ZiGim SAt QUAN LOD 08 Ầ.Ầ.Ầ.Ầ 4Ả 32
Ba dụ nh, CAE SGI SRE CRIP (NGHI LA rere sts sts a at te a a a 34 2.1.2.3 Trách nhiệm tu thân Của Quan LAD - - c 13383238 VEE+eeeeEseeeeeeeees 40 2.2 Thực trạng thực thi liêm chính và minh bạch trong thực thi công vụ thời
LG 42 Sát Lo TRG (EU canaaaseiariitiiiriiasSNatiSNSEEEESERS0 2085005515145 SNSGEEINESSSSWENSSNGESEEEEAESIIEISSEGESSSSE 422.2.2 Hạn chế, ton tai và NQUYEN HHÂNH o° 5-5 ©5< SessEsevsEsetsetsEsersessrsersree 44Tiểu kết chương 2 2-2 s9 E2EEEEEE1215112112111211111111111111 1111111 c1y 0 48Chương 3: Giá trị kế thừa trong việc thực hiện liêm chính, minh bach trongthực thi công vụ hiỆn 'ì4 o0 << 5 5 5 5S 9 9 9 0 0 60080 49 3.1 Liêm chính, minh bach trong thực thi công vụ hiện nay 493.1.1 Khái quát về liêm chính và minh bạch trong thực thi công vụ hiện nay 493.1.1.1 Quan niệm cua Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam về liêmchink, mink bach trons (he (THT GOW TÍusasna nnasaeniiioss ssn.cexacenesnsn wns wesnssncenes sen reveeeneas 493.1.1.2 Pháp luật về liêm chính, mình bạch trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiệnTRÍ TỶ sọ tạ thí nh at HH HT i RS A VES AT A 338 538.3 003/004 A a HG OK 580 a2 3.1.2 Thực trạng thực hién liém chính, minh bạch trong thực thi công vụ hiện TAY Gà ngan hành 405466556560115650110556901061539406613/080684158610/500865800103461500000154010/461395451080/5616905044 543.2 Bài học về liêm chính và minh bạch trong thực thi công vu hiện nay 553.2.1 Cải cách bộ máy hành chính hướng tới nền công vụ liêm chính, minh bạch
— ÔÔÔ 55
3.2.2 Luật hoá các quy định về liêm chính và minh bạch -°-se-<s 563.2.3 Hoàn thiện các biện pháp dam bao sự liêm chính va mình bạch trong thực thỉ CONG VỊ NIEN H(|J co <5 5 9 9 0.00 00 0.00000040000040 6.000.010 6.0600 57 3.2.3.1 Tang cường công tae Thanh 170, SIGH SEE cua cà giá hy Sàn giã gà I4 Lãng 81125 40500284 573.2.3.2 Hoàn thiện chế độ đánh giá, khen thưởng và xử phạt cán bộ, công chức 583.2.3.3 Ap dụng luật “Hoi Ty” trong boi cảnh hiện nay -2-52-52©5s5sz5sa 603.2.3.4 Tăng cường hơn nữa quyên giám sát, t6 cáo của nhân dân -. - 62Tiểu kết chương 3 2-2 s91 EEEE121E212152111217111211115111E 111111 cyy 0 65
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2 5° 5£ s2 s2 sessess=sesses 67000090025 ÔÔÔÔÔÔÔÔÔỒ 73
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Van đề liêm chính và minh bạch trong hoạt động công vụ có tam quan trọng ảnhhưởng đến hiệu quả, trong sạch của nền hành chính trong bat kì giai đoạn lịch sử nao.Đây cũng là những đức tính cần có của những người thực hiện công vụ Ngay từnhững ngày đầu lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn quantâm đến đội ngũ cán bộ, công chức và coi việc xây dựng những cán bộ, công chức vừatài vừa đức là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và then chốt Trước xu hướng toàn cầuhoá, cách mạng công nghiệp 4.0, cải cách hành chính hướng đến nền quản trị nhànước hiện đại, van đề liêm chính và minh bạch ngày càng đặt ra bức thiết Tuy nhiên,việc nâng cao sự liêm chính và minh bạch trong thực thi công vụ ở nước ta hiện nayvẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức,lối sống trong một bộ phận cán bộ; tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu chưađược ngăn chặn, đây lùi mà còn tiếp tục dién biến phức tạp Dai hội Dang lần thứ XIII
đã chủ trương “Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liễu, tham những,lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm ”, những biểu hiện “tự diễn biển”, “tự chuyển hóa”trong nội bộ; Xây dựng đội ngũ đảng viên và cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược,người đứng dau đủ phẩm chất, năng lực, uy tin, ngang tam nhiệm vụ ”' Do vậy, cầntiếp tục đây mạnh hơn nữa việc thực hiện liêm chính, minh bạch nhằm xây dựng nềnquản trị nhà nước hiện đại, nền hành chính trong sạch, vững mạnh, lây lại niềm tincủa nhân dân là vấn đề thiết yêu được đặt ra hiện nay Chúng ta không nên chỉ họctập hệ thống pháp luật của các nước phát triển mà ngay chúng ta cũng có thé học tậpcác giá trị tốt đẹp của chính sách và pháp luật của của các triều đại phong kiến ViệtNam trước đây.
Triều Lê Sơ được thiết lập vào năm 1428 sau cuộc kháng chiến chồng quân Minhthành công Ngay khi thiết lập triều đại, các vị vua đã bắt tay xây dựng bộ máy nhànước tập quyền mạnh từ trung ương đến địa phương Sau cải cách của vua Lê ThánhTông, nhà nước quân chủ chuyên chế được định hình hoạt động theo nguyên tắc tôn
! Theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, https://baochinhphu
vn/toan-van-nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xiii-cua-dang-102288263.htm, truy cap ngay 26/2/2023
1
Trang 8quân quyên Dé cao Đức — Pháp trị trong cai trị đất nước, các vị vua triều Lê rất quantâm đến việc xây dựng đội ngũ quan lại với những tiêu chí, chuẩn mực đạo đức Nhogiáo, đặc biệt là liêm chính, minh bạch Bộ QTHL và các luật lệ khác do các đời vuathời kì Lê Sơ ban hành đã quy định khá toàn diện về liêm chính và minh bạch trongthực thi công vụ và đảm bảo sự liêm chính và minh bạch trong hoạt động của bộ máynhà nước Việc nghiên cứu chắt lọc những giá trị của cha ông ta từ lịch sử dưới triều
Lê vừa có ý nghĩa lịch sử vừa có ý nghĩa lí luận, thuận lợi trong việc hoàn thiện théchế, chính sách nhằm nâng cao hơn nữa hiệu qua công tac nâng cao sự liêm chính vaminh bạch trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thực thi công vu của giai đoạn hiện nay.
Với các lí do trên, tác giả chọn đề tài “Liêm chính và minh bạch trong thực thicông vụ thời Lê Sơ và giá trị kế thừa” dé làm đề tài khoá luận tốt nghiệp
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Liêm chính và minh bạch trong thực thi công vụ là các van đề được xã hội vànhiều nhà khoa học pháp lý quan tâm ở nhiều khía cạnh khác nhau và trong từng thờikì.
* Các bài viết về liêm chính, minh bạch hiện nay
Hiện đã và đang có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của các nhà khoahọc pháp lý về van đề liêm chính, minh bạch như bài viết “Một số giải pháp nâng caođạo đức công vụ ” của Trần Văn Tình đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước và bài viết
“Nang cao đạo đức công vụ cua can bộ, công chức Việt Nam hiện nay” của Lê ThịNam An đăng trên Tạp chí cộng sản đều viết về các nhân tố tác động và các giải phápnâng cao đạo đức công vụ nói chung và liêm chính, minh bạch trong công vụ hiện naynói riêng Bài viết “Một số vấn dé về liêm chính trong hoạt động công vụ ” của Lê ThịThúy đăng tải trên https://mt.gov.vn/thanhtra/tin-tuc/1111/55747/mot-so-van-de-ve- liem-chinh-trong-hoat-dong-cong-vu.aspx đã giải thích nội hàm của liêm chính vađưa ra một số van dé vè liêm chính hiện nay Nguyễn Bá Chiến, Doan Văn Tinh trongbài viết “Xây dung giá trị cốt loi của nên công vụ Việt Nam” được đăng tải trênhttp://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=211158 đã bàn luận đếnnhững giá trị được coi là nền tảng của nền công vụ , trong đó đề cao sự liêm chính
2
Trang 9Liên quan đền minh bạch, có thé kế đến bài viết “Đảm bảo công khai, minh bạch
và trách nhiệm giải trình trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của ngườidân và t6 chức ở tỉnh Thừa Thiên Huế” của tác giả Nguyễn Văn Phương đăng tải trênhttps://tenn.vn/news/detail/55424/Dam-bao-cong-khai-minh-bach-va-trach-nhiem- giai-trinh-trong-viec-tiep-nhan-xu-ly-phan-anh-kien-nghi-cua-nguoi-dan-va-to-chuc-o-tinh-Thua-Thien-Hue.html đã cho thấy tiêu chí, sự cần thiết va giải pháp về côngkhai, minh bạch, giải trình ở Huế góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân Haybài viết cua tác giả Nguyễn Trung Thành với nhan đề “Công khai, minh bạch trong
tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam — Nội dung,phương thức và những van dé đặt ra” trên chuyên trang Tạp chí pháp luật đã phântích kĩ chủ thé, giải pháp công khai trong tô chức và hoạt dong của các cơ quan nhanước như thế nao
* Các công trình nghiên cứu về liêm chính, minh bạch thời phong kiến
- Bài viết “Liêm chính và minh bach trong thực thi công vụ thời Nguyễn vànhững giá trị kế thừa ” của các tác giả Trần Hồng Nhung, Phạm Thi Thu Hiền tại Diễnđàn luật học và phát triển năm 2022 đã thể hiện rõ nội dung liêm chính, minh bạchcủa một triều đại phong kiến Việt Nam cuối cùng và đưa ra một số bài học kinhnghiệm đối với hiện nay;
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2021 với nhan đề “Đạo đức công vụ
ở Việt Nam thời phong kiến triều Nguyễn (1802 - 1884) và những gid trị kế thừa ” củatác giả Phạm Thị Thu hiền đã làm rõ nội dung về các quy định đạo đức công vụ nóichung thời nhà Nguyễn và các bài học, giá trị kế thừa cho công cuộc cải cách hànhchính ngày nay;
- Bài viết “Vấn đề phòng chống tham những ở Việt Nam trong thời kì phongkiến ” của tác giả Đỗ Đức Minh đăng trên tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn số 1(2021);
- Sách “Nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam, những suy ngẫm ” củatác giả Bùi Xuân Đính đã có sự nghiên cứu về các cuộc cải cách hành chính, các quyđịnh nhằm hướng tới đạo đức quan lại trong các thời kì phong kiến:
Có thé thấy các bài viết bàn về van đè đạo đức, van nạn tham nhũng thời phong
3
Trang 10kiến là chủ yếu.
* Các nghiên cứu về liêm chính và minh bạch thời Lê sơ
- Tác giả Phan Ngọc Huyền trong cuốn “Quan chế và phòng chống quan lạitham nhũng thời Hậu Lê, Một số vấn dé nghiên circu”, NXB Đại học quốc gia Thànhphố Hồ Chí Minh đã bàn về hệ thống quan chế, các biện pháp bảo đảm trong việcphòng chống tham nhũng, giữ gìn sự liêm chính, minh bạch thời kì Hậu Lê nói chung
và thời kì Lê Sơ nói riêng;
- Sách của tác giả Nguyễn Thị Thu Hoà “Ché độ quan lại triều Lê Sơ 1527) và những giá trị tham khảo cho cải cách chế độ công vụ, chế độ công chức ởViệt Nam hiện nay”, NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã phân tích chế độ quan lại thời
(1428-kì Lê Sơ với các phương diện về tuyên chọn, sử dụng, đãi ngộ, nghĩa vụ, đạo đức quanlại thời kì này, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc cải cách chế độ công vụhiện nay;
- Trong cuốn sách “Nhà Lê sơ với công cuộc phòng chống nạn “sâu dân, motnước ”, NXB Tông hợp Thành phố Hồ Chi Minh, tác giả Trần Dinh Ba đã tiếp cậnhiện thực cuộc sống và công cuộc phòng chống tham nhũng, qua đó đòi hỏi về sự liêmchính của quan lại thời kì Lê Sơ;
Bên cạnh đó, còn có 1 số công trình nghiên cứu đăng tỉa trên các tạp chí chuyênngành bàn về tham nhũng — | khía cạnh của sự liêm chính Ví dụ như bài viết “Phongchồng tham 6, tham những thời Lê Sơ” của tac giả Nguyễn Thanh Bình đăng trên tạpchí Khoa học xã hội Việt Nam số 5 (114)/2017 từ thực trạng tham nhũng thời Lê sơđưa khái quát các biện pháp phòng và chống tham nhũng
Có thê thấy, hầu hết các bài viết, tác phẩm, công trình nghiên cứu đã đề cập đến
hệ thống quan lại nói chung thời Lê Sơ với việc đào tạo, sử dụng quan lại và đạo đứcquan lại nói chung và nhắn mạnh van nạn tham nhũng — một trong những biểu hiệncủa liêm chính Tuy nhiên, liêm chính còn nhiều biểu hiện khác mà các tác phẩm, bàiviết, đề tài nghiên cứu vẫn chưa dé cập và đi sâu vào phân tích cụ thé Đặc biệt, van
đề công khai, minh bạch hầu như chưa có công trình nào nhắc đến Đây là khoảngtrống cần có thêm các sự khảo cứu sâu hơn dé bé sung và làm rõ hơn giá tri của cáccông trình nghiên cứu về liêm chính và minh bạch trong thực thi công vụ và cũng là
4
Trang 11điểm gợi mở cho tác giả trong khoá luận này.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục dich
Khoá luận tìm hiểu về những quy định của nhà nước phong kiến triều Lê Sơ vềliêm chính và minh bạch trong thực thi công vụ dé từ đó rút ra một số giá tri có thé kếthừa đối với công cuộc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước hiện nay ở ViệtNam.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề làm rõ mục đích trên, tác giả khoá luận thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ quan niệm về liêm chính và minh bạch trong thực thi công vụthời phong kiến, cơ sở hình thành liêm chính và minh bạch thời Lê Sơ
Thứ hai, phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật về sự liêm chính vàminh bạch, thực trạng và các biện đảm bảo sự liêm chính, minh bạch thời kì Lê Sơ.
Thứ ba, trên cơ sở những phân tích, liên hệ, so sánh với thực tiễn đạo đức công
vụ hiện nay, khoá luận sẽ rút ra một SỐ giá tri gia tri kế thừa, góp phần hoàn thiệnchính sách, pháp luật nhằm nâng cao sự liêm chính và minh bạch trong thực thi công
vụ, đặc biệt là phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong giai đoạn hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề liêm chính và minh bạch trong thựcthi công vụ đối với quan lại thời kì Lê Sơ
4.2 Pham vi nghiên cứu
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu đạo đức công vụ thời phong kiến trong phạm vimột triều đại, đó là triều Hậu Lê Triều Hậu Lê (1428 — 1789) với hai giai đoạn pháttriển là thời Lê sơ (1428-1528) và thời Lê Trưng Hung (1533—1789) Tuy nhiên, khoáluận sẽ chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu, nghiên cứu về liêm chính va minh bach thời Lê
Sơ Sở di tác giả khoá luận lựa chọn thời gian này bởi vì đây là giai đoạn đặt nền tảng
và phát triển của nhà nước quân chủ chuyên chế sau cải cách của vua Lê Thánh Tông
Vé không gian: Khoá luận sẽ nghiên cứu trong phạm vi lãnh thé thuộc quyên tri
vì, quản ly của nhà nước Đại Việt thời kì Lê sơ từ vi trí trong đương tỉnh Ha Giang
5
Trang 12ngày nay kéo dài đến đèo Cù Mông, tỉnh Phú Yên.
Về nội dung: Tác giả khoá luận làm rõ vẫn đề liêm chính, minh bạch trong phápluật thời Lê Sơ, trên cơ sở một số tài liệu chính sử, bộ luật cd là Quốc triều hình luật
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời phương pháp lịch sử, phương phápluật học được sử dụng tối đa dé khai thác, làm rõ các giai đoạn của pháp luật về liêmchính, minh bạch Khoá luận cũng sử dụng các phương pháp thống kê, logic, phântích dé đánh giá các quy định, thực trạng liêm chính, minh bạch thời Lê Sơ
6 Nguồn tài liệu
Khoá luận sử dụng các nguồn tài liệu:
- Các bộ luật cô và văn bản pháp luật hiện hành: Quốc triều hình luật, Hiến phápnhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Luật Cán bộ, công chức
2008,
- Hội điển: Hồng Đức thiện chính thu, Dai Việt Sử ky toàn thư,
- Sách thé chí: Lịch triều hién chương loại chi
- Tài liệu thứ cấp: Các công trình nghiên cứu của các tác giả và ngoài nước nhưsách, bài viết nghiên cứu trên các tạp chí
7 Kết cầu của Khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khoá luận được kếtcau thành 3 chương:
Chương | Một số van đề lí luận về liêm chính va minh bạch trong thực thi công
vụ thời kì Lê Sơ
Chương 2 Quy định của pháp luật và thực trạng liêm chính, minh bạch trong thực thi công vụ thời Lê Sơ
Chương 3 Gia tri kế thừa trong việc thực hiện liêm chính và minh bạch trongthực thi công vụ hiện nay
Trang 13NOI DUNG
Chương 1: Một số vấn dé lí luận về liêm chính va minh bach trong thực thi
công vụ thời kì Lê Sơ 1.1 Cơ sở hình thành liêm chính và minh bạch trong thực thi công vụ thời kì Lê Sơ
1.I.I Tư trởng
1.1.1.1 Nho giáo
Nho giáo là hệ thống các quan điểm chính trị pháp lý và đạo đức ra đời vào thế
ki VII TCN ở Trung Quốc Tư tưởng nồi tiếng này được khởi xướng bởi Không Tửvào thời Xuân Thu, được bổ sung bởi người học trò Mạnh Tử vào thời Chiến Quốc
và được hoàn thiện cuối cùng vào thời nhà Hán bởi Đồng Trọng Thư Tôn tại songhành cùng với nhiều trường phải tư tưởng khác như Phật giáo, Lão giáo, Nho giáocàng ngày càng hoàn thiện các quan điểm, nội dung về chính trị, xã hội, dao đức dékhẳng định vị thế, chỗ đứng vững chắc của mình trong xã hội Trung Quốc và là đườnglối trị nước của nhiều triều đại trong lịch sử Trung Hoa Do dòng chảy của lịch sử, tưtưởng Nho giáo du nhập vào nước ta, dần dần có chỗ đứng trong xã hội và rồi trởthành hệ tư tưởng cơ bản của nhà nước phong kiến Đại Việt vào thé ki XV Triều Lê
sơ đã lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính dé xây dựng các thé chế chính trị và luậtpháp, đường lối tri nước
Nho giáo đặc biệt coi trọng đạo đức của một người quân tử với năm đức tính cần
có gồm Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín (hay còn gọi là Ngũ thường) Trong các đức tính
đó, Nhân là tiêu chí đạo đức cao nhất và là cái gốc của các đức khác Đức Nhân cóthê được hiểu theo hai nghĩa Đối với bản thân, con người cần tu thân, dưỡng tính, độlượng khoan dung, có đức tin lòng thành và siéng năng cần man Tu thân là van décấp thiết đặt ra dé quay về với đức Nhân, duy trì bản tính thiện của con người Trongviệc tu thân, dưỡng tính thì một trong những phẩm chất quan trọng cần tu thân đểhướng tới là Liêm Liêm có nghĩa là thanh liêm, liêm khiết Một người liêm khiết luônluôn giữ cho nhân cách mình được vẹn toàn thanh danh mình được trọn vẹn, khônglợi dụng địa vị mình để chiếm công vi tư, để bóc lột những nhiễu đồng loại Sách ChuQuan xưa đã dùng chữ Liêm để bao quát mọi đức tính của một người đứng ra đảm
7
Trang 14đương công vụ Trong cuốn Từ thụ yếu quy của Dang Huy Trứ đã phân tích cụ thénhững biểu hiện của đức Liêm Ông nói: “Đối với của mang đến thì thu tâm mà ứng
xử Có thé nhận thì nhận không thé nhận thì dứt khoát từ chối Nhận hay không nhậnthi trong bụng đã có nguyên tắc định trước rồi Nhận theo diéu nghĩa, lấy diéu tiếtkiệm mà giữ mình, giữ mình ở khoáng không đục không trong, tiêu dùng thi khônghoang cũng không bủn xin, như vậy là được Nếu bảo phải thanh liêm hoàn toàn thìcái khí tiết gian khổ dy khó lâu bên được ” Từ các quan điểm về đức Nhân và Liêmthì một công bộc quốc gia liêm chính phải: có đức, có tài, biết kính trọng nghề nghiệp,vui vẻ với mọi người, công chính vô tư, biết lễ, biết phép, biết hay đở phải trái, tómlại một người liêm chính là một người tài đức xứng với danh vị của mình, với chứctước, phận vị của mình? Như Khổng Tử và Mạnh Tử có nói: “Người mà không liêm,không bằng súc vật”; “Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy ”5 Dưới góc độ là quan hệgiữa bản thân với những người khác trong xã hội, Nhân là là yêu thương, giúp đỡ, cứuvớt mọi người Lễ cũng luôn gắn liền với Nhân ở điểm con người phải biết kiềm ché,khắc chế bản thân trước các dục vọng và điều chỉnh bản thân trong quan hệ giữa ngườivới người Nhân còn gắn liền với Nghĩa Nghĩa là việc nên làm hay việc phải làm theođúng lẽ phải, đạo lý, lương tâm và bốn phận Một điều kiện quan trọng nữa là cần cóTrí, là sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh; phân biệt một cách đúng và
rõ điều phải - trái, đúng - sai Người có Nhân sẽ phải có Trí, vì có sáng suốt mới biếtcách giúp người mà không hại cho người, cho mình; mới biết phân biệt người chínhtrực và kẻ bat liêm, biết trọng dụng hiền tài và không bị che lắp bởi những điều khôngtốt Đề có Trí, Nho giáo khuyên con người cần phải học tập dé hoàn thiện sự hiểu biết
và nhân cách của bản thân, dé quay về với đức Nhân Do vậy khi kết hợp với việc tuthân, giáo hoá đức Nhân, việc đào tạo ra những người có cả tài-đức va dùng các tamgương dé cảm hoá con người là một việc quan trọng Tín là đức tính thứ năm trongNgũ thường, có nghĩa là lời nói và việc làm phải thống nhất với nhau, là lòng tin của
? Nguyễn Văn Thọ, Lé-Nghia-Liém-Si, http://hocthuatphuongdong.vn/index.php?topic=1601.0, truy cập ngày
04/3/2023.
3 Dẫn theo Nguyễn Thanh Tú, Người lãnh đạo và bài học tu dưỡng, tránh cám dỗ,
tranh-cam-do34304, truy cap ngay 21/3/2023
https://haugiang.gov.vn/web/van-phong-hdnd-tinh/xem-chi-tiet/-/tin-tuc/Nguoi-lanh-ao-va-bai-hoc-tu-duong 8
Trang 15con người với nhau.
Mối quan hệ giữa người với người trong xã hội được Nho giáo giải thích bằngmối quan hệ Ngũ luân, gồm: vua — tôi, cha — con, chồng — vợ, anh — em, bạn — ban.Trong phạm vi quốc gia, mối quan hệ vua tôi được đặt lên trên đầu bởi đây là mốiquan hệ ảnh hưởng đến sự tôn vong của một quốc gia, dân tộc Theo quan điểm củaNho giáo, vua hiển thì tôi trung, nếu “Vua xem bê tôi như tay chân, thì bê tôi xem vuanhư bụng như lòng; vua xem bê tôi như chó như ngựa, thì bê tôi xem vua như người
la trong HƯỚC; vua xem bê tôi như đất như cỏ, thì bê tôi xem vua như giặc như thù ”Š.Mỗi quan hệ này cũng mang tính hai chiều, vua muốn nhận được sự trung thành của
bề tôi hay không thì vua trước tiên cũng cần phải là một vị vua anh minh Mối quan
hệ này cũng cho chúng ta phần nào thấy được trách nhiệm của quan lại với nhà vuanhưng cũng đặt ra yêu cau là người trị vì phải có các chính sách quản lý và đãi ngộhợp lí đối với quan lại Bên cạnh trách nhiệm minh trung với nhà vua, quan lại cần cótrách nhiệm với dân Sách Trung dung có viết: “#gười lãnh dao dân chủng có tài đứcthì đất nước mau hương thịnh, cũng như đất màu mỡ thì cây cối mau tươi tốt Việcchính sự phát triển nhanh như cây lau, cây sậy Vi vậy, thi hành biện pháp trị nước,cốt ở con người ”5 Do đó, lựa chọn người hiền tải giúp nước chính là mau chốt củaviệc trị nước yên dân Vì lẽ đó, quan lại khi gánh vác việc nước cần phải ban ân huệcho dân; không có lòng tham; không kiêu căng; giữ sự uy nghiêm; không so đo, bunxin với dân”; hiểu rộng, biết nhiều, làm được nhiều việcŸ
Mặt khác, Nho giáo chủ trương sử dụng “Đức trị” trong quản lý đất nước Không
Tử không chủ trương dùng hình pháp dé cai trị dân chúng mà té chỉnh, uốn nắn dânbăng đạo đức, đưa dân vào khuôn phép bằng lễ Cơ sở dé thực hiện Đức trị đó là Chínhdanh, tức là làm cho mọi việc ngay thắng Theo Không Tử chính danh là điểm mau
4 Dẫn theo Phạm Thị Thu Hiền, Dao đức công vụ ở Việt Nam thời phong kiến triều Nguyễn (1802 - 1884) và những giá trị kế thừa, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2021, tr.
21
5 Trần Trọng Kim, Nho giáo, NXB Văn hoá — thông tin, Hà Nội, 2008, tr 237-238
5 Dương Hồng, Vuong Thành Trung Nhiệm Đại Viện, Luu Phong, 7 thu, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội,
Trang 16chốt để đưa xã hội trở nên trật tự, nền nẾp Nhưng để có chính danh, mỗi người phảithực hiện đúng danh phận của mình không lạm quyên, ai ở vị trí nào cũng phải làmtròn trách nhiệm, bổn phận của mình ở các cương vị đó theo thang bậc Như vậy, quanlại phải thi hành phận sự đúng với dia vi cua mình, là người làm quan cương vi nàothì để tâm lo toan làm tròn trách nhiệm trên cương vị ấy, không suy nghĩ vượt quáphạm vi chức vụ của minh Một xã hội có chính danh là một xã hội có trật tự kỷ cương,
thái bình, thịnh tri’.
Như vậy, tài — đức là tiêu chí, là tiêu chuẩn quan trọng hàng dau dé các nhà nướcphong kiến xây dựng đội ngũ quan lại Đặc biệt là triều Lê sơ lấy tư tưởng Nho giáolàm nền tang cho việc xây dựng thé chế chính trị, xây dựng đường lối và phương thứccai trị ngoại Nho - nội pháp, thực hiện việc tuyên chọn và sử dụng quan lại có sự thanhliêm, chính trực và minh bạch, đem lại hiệu quả cao trong quản lí đất nước
1.1.1.2 Pháp trị
Nếu như Nho giáo dé cao đường lối Đức trị, đạo đức hơn và đặt tài, đức lên trênđịa vị và uy quyên dé tránh làm hại dân; thì tư tưởng Pháp trị chủ trương trong việctrị nước, pháp luật là yếu tố quyết định Hàn Phi đã khăng định: “Không có nước nàoluôn mạnh, cũng không có nước nào luôn yếu, hé những người thi hành pháp luậtmạnh thì nước mạnh, còn hé những người thi hành pháp luật yếu thì nước yếu ”19,Đồng thời, Hàn Phi khang định pháp luật được ban hành bởi nhà vua và được côngkhai tới tất cả mọi người và bắt buộc phải tuân theo Như vậy, Pháp trị đã tuyệt đốihoá pháp luật, đó là công cụ dé đề cao cũng như đảm bảo quyên lực địa vị của nhàvua trong cai trị và quan lý quan lại và đời sông bách tính Bên cạnh đó, thưởng vàphạt là hai biện pháp hữu hiệu của việc sử dụng pháp luật trong Pháp trị Căn cứ quyếtđịnh thưởng phạt theo Pháp trị là: “Bay ứôi trình bày lời nói của họ, còn nhà vua thìdựa vào lời nói dé giao việc, giao việc thì yêu cẩu phải có kết quả Nếu kết quả phùhợp với việc làm, việc làm phù hợp với lời nói thì thưởng Nếu kết quả không phù hợpvới việc làm, việc làm không phù hợp lời nói thì trừng phạt ” Nếu như phạt dé ran
° Nguyễn Thi Thủy, Tim hiểu học thuyết chính danh của Không Tử, http://tctph.gov.vn/modules php ?name=
Noisan&id=32, truy cập ngày 06/3/2023.
'0 Hàn Phi, Han Phi Tử, NXB Văn hoc, Hà Nội, 2005, tr.55
!! Hàn Phi, Hàn Phi Tủ, sdd, tr.54
10
Trang 17đe con người thì thưởng là cách khuyến khích con người chở làm điều ác cần tuântheo pháp luật Do vậy, thưởng phạt luôn là công cụ quan trọng của người cam quyền
dé có thé quản lý tốt đội ngũ quan lai bởi nếu “khen thưởng bừa thì những bê tôi cócông lao bỏ bê công việc của mình Tha việc trừng phạt thì bọn gian thân dễ làm bậy Nếu người ta quả thực phạm sai lam thì dit là người gan và yêu cũng trị Nếu ngườigan và yêu cũng cử trị thì những người xa và hèn hạ sẽ không dám lười biếng, mànhững người gan và được yêu cũng không dám kiéu căng ”!? Quan điềm trên củaPháp tri đã khang định quyền lực của nhà vua và khang định pháp luật chính là cơ sởđảm bao cho việc thi hành và tuân theo pháp luật của người bề tôi13
Trong quan hệ vua - tôi, Pháp trị chủ chương cần Danh và Thực cần tương xứng.Hàn Phi quan điểm răng: “Vua và bầy tôi không cùng một đường Kẻ dưới người trênphân loại theo cái danh Nhà vua nắm lấy cái danh, bây tôi làm ra sự thực (hình) Cảidanh và cải thực phù hợp với nhau thì trên dưới hoà hợp Phải lay cải danh dé quyđịnh địa vị, phân biệt rõ ràng các chức phận để quy định công việc ” Quan điểm này
có sự tương đồng với quan điểm Chính danh của Nho giáo trong việc cần có sự phânđịnh rach roi về dia vị và b6n phận của vua và bề tôi Theo đó, dao làm vua cần “2vkhiến cho bay tôi phải có trách nhiệm nói, phân biệt rõ ràng giữa việc chung vớiviệc riêng, nêu cao pháp chế, gạt bỏ cái ơn riêng Phàm mệnh lệnh đã thi hành thìphải thi hành, đã cam thì phải thôi ” Pháp trị cũng nhẫn mạnh, bốn phận của người
bề tôi “không được ra uy, không được mưu lợi, mà phải theo ý nhà vua Không đượctheo diéu ác mà phải theo đường lỗi nhà vua ”, họ cũng không đám có những “hành
vi gian trả”, “kéo bè kéo đảng”, “tham ô”, "bẻ cong pháp luật đề mưu lợi riêng ” họ
sẽ phải “liêm khiết, ngay thang, chính trực ” Các quan điểm này đã định hình thái
độ, bén phận, đạo đức của người bề tôi trong mối hệ với vua'' Tư tưởng Pháp trị đãđược triều Lê Sơ áp dụng trong cách trị nước kết hợp, trở thành biện pháp đảm bảocho sự minh bạch, công khai, liêm chính trong bộ máy nhà nước cũng như thực thi
!2 Hàn Phi, Han Phi Tử, sdd, tr.54
'3 Dan theo Phạm Thị Thu Hiền, Dao đức công vụ ở Việt Nam thời phong kiến triều Nguyễn (1802 - 1884) và những giả trị kế thừa, tldd, tr 26
'4 Dẫn theo Phạm Thị Thu Hiền, Dao đức công vụ ở Việt Nam thời phong kiến triều Nguyễn (1802 - 1884) và những giá trị kế thừa, tldd, tr 26
11
Trang 18công vụ.
1.1.1.3 Tự tưởng truyền thông người Việt
Tư tưởng văn hoá truyền thống của người Việt tử thời dựng nước cho đến thé ki
XV cũng đã có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính tri cũng như ứng xử, đạo đức củaquan lại trong thi hành công vụ nói chung, đặc biệt là đức liêm chính, minh bạch.Những câu nói nổi tiếng như: “Ta tha làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vươngđất Bắc ” của Tran Bình Trọng; bản tuyên ngôn của Lý Thưởng Kiệt “Nam quốc sơ
ha nam dé cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.Nhữ dang hành khan thủ bại hư” đã định hình nên phâm chất dao đức quý giá củadân tộc Việt Nam, đó là chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập, tự cường dân tộc đã trởthành một trong nền tang tư tưởng của dân tộc và bồn phận của quan lại
Mặt khác, những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ dân gian như: Không tham củangười; Danh dự quy hơn tiên bạc; Chết trong còn hon sống đục; Vững như bàn thạch;Cây ngay không sợ chết đứng; Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo; Giấy ráchphải giữ lấy lề; Phải trái phân mình, nghĩa tình trọn vẹn; đã nói lên những giá trịđạo đức, chuẩn mực ứng xử của người Việt về các đức tính như ngay thăng, liêm
chính, trung hiểu, giữ lỏng thành, chữ tín luôn được đề cao trong cách đối nhân xử
thé Day là co sở dé tao dựng nên một đội ngũ quan lại có đạo đức của nhà nướcphong kiến trong lịch sử Việt Nam'Š
1.1.2 Chính trị- pháp lý
Sau khi đánh tan quân xâm lược nhà Minh, các công thần mưu lược ra sức cùngvua Lê khôi phục và phát triển thể chế quân chủ trung ương tập quyền Bộ máy chínhquyền thời Lê Thái Té cơ bản theo mô hình thời Trần Giúp việc trực tiếp cho Hoàng
dé là Trung khu gồm các quan tả, hữu tướng quốc, Tam Thai (Thái sư, Thai uy, Tháibảo), tam Thiếu (Thiếu sư, Thiếu uý, Thiếu bảo), Tam Tư (Tư mã, Tư không, Tưkhấu), bộc xạ Dưới Trung khu là hai ban văn, võ Đứng đầu ban văn là quan ĐạiHành khiến Các bộ, ngành thuộc văn ban là bộ Lại, bộ Lễ, Khu Mật Viện, Hàn Lâmviện, Ngũ hình viện, Ngự sử dai, Quôc tử giám, Quôc sử viện, nội thị sảnh, và các cơ
!5 Dẫn theo Phạm Thị Thu Hiền, Đạo đức công vụ ở Việt Nam thời phong kiến triều Nguyễn (1802 - 1884) và
những gia trị kê thừa, tldd, tr 27
12
Trang 19quan khác gọi là quán, cục, hay ty Đứng đầu các bộ là quan thượng thư Đứng đầuban võ là Đại tông quan Nhìn chung bộ máy nhà nước đầu thời kì Lê sơ còn nhiềutầng nắc, chưa có quy củ nhất định Trải qua các đời Thái Tông, Nhân Tông, NghiDân, bộ máy chính quyền ấy càng được thay đôi, củng cố thêm theo hướng tập quyền.Đến năm 1471, Lê Thánh Tông đã tiến hành một đợt cải cách hành chính lớn,được thé hiện rõ nhất qua Du Hiệu định quan chế! với một bộ máy hành chính hoànchỉnh từ trung ương đến địa phương!” Tổ chức chính quyền trung ương đã được sắpxếp, chan chỉnh lại nham tập trung quyền lực vào tay vua Lê Thánh Tông đã bãi bỏchức quan Tế tướng, Đại hành khiển, Tổng chỉ huy quân đội (vua sé thay thé, trực tiếpnăm quyền chỉ huy quân đội), các cơ quan Nội mật viện, Thượng thư sảnh, Môn hasảnh Một số chức tước vẫn giữ nhưng không thực quyên - chỉ có chức năng giúp đỡ,
cô van Sau đó, ông thiết lập một số cơ quan giúp việc có chức năng văn phòng: Hanlâm viện, Đông các viện, Trung thư giám, Hoàng môn tịch Vua đã quy định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng cho Lục bộ và thành lập Lục tự và Lục khoa Các cơ quan của
đài là cơ quan giám sát không lệ thuộc nhà vua, phụ trách việc thanh tra, kiểm tra,giám sát từ trung ương đến địa phương Bên cạnh Luc tự, Lục khoa, Ngự sử dai là các
cơ quan chuyên môn như Quốc tử giám, Quốc sử vién, !°
Ở địa phương, để tăng cường sự thống nhất hành chính, thu hẹp bớt quyền hànhcủa chính quyên địa phương so với thời của các vị vua trước, vua Lê Thánh Tông chia
cả nước làm 13 đạo thừa tuyên Không dé tập trung quyền hành vào 1 người mà tản
ra 3 cơ quan quản lý ở Đạo Mỗi đạo đều đặt ba ty: Đô ty quản lĩnh quân đội, Thừa tytrông coi việc hành chính và Hiến ty coi việc tư pháp và giám sát Do là lối phân lậpgiữa các quyền binh, chính, hình dé thu bớt quyền hành của các quan lại địa phương,tập trung quyền về trung ương và hạn chế khuynh hướng phân tán trong xã hội Một
số đơn vị hành chính trung gian như trấn và lộ bị bãi bỏ để đơn giản bớt hệ thống tổchức chính quyên và đồng thời tăng cường thêm quyên chi phối của chính quyền trung
'6 Xem thêm tại Du Hiệu định quan chế, tại Phụ lục 1, tr.74-75
'7 Xem thêm tại sơ đồ bộ máy nhà nước thời kì Lê Thánh Tông tại phụ lục 2, tr 75
!8 Xem thêm tại Phụ lục 3, tr 76-77
! Xem thêm tại Phụ lục 4, tr 77
13
Trang 20ương Ứng với mỗi cấp hành chính là các chức quan lại được triều Lê tuyên chọn và
bồ dụng với các phương thức da dang Ở phủ, có chức Tri phủ, Đồng tri phủ (và cóthêm hai chức Hà đê sứ và Khuyến nông sứ); ở huyện có chức Tri huyện và Huyện
thừa; ở xã có chức Xã trưởng”?.
Như vậy, hệ thống chính quyền nhà Lê sơ từ trung ương xuống đến địa phươngđược xếp đặt hoàn chỉnh nhất sau cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông Cóthê nói, bộ máy hành chính thời Lê Thánh Tông là bộ máy điều hành có cơ cấu hoànchỉnh hơn tất cả các bộ máy điều hành của các triều đại trước đó Chức năng, nhiệm
vụ, mỗi quan hệ hỗ trợ, giám sát lẫn nhau giữa các bộ phận trong bộ máy nhà nướcđược phân định tương đối rõ ràng, không có hiện tượng chồng chéo lên nhau Nó gọnnhẹ nhưng hoạt động có hiệu quả cao và thật sự trở thành “khuôn vàng, thước ngọc”
dé các triều đại sau đó học theo, làm theo Ngoài ra, bộ máy thống nhất dưới thời vua
Lê Thánh Tông cũng nhăm tăng cường sự kiểm soát chỉ đạo của Hoang dé đối với cáctriều thần, tăng cường sự ràng buộc, kiểm soát lẫn nhau trong giới quan liêu, tăngcường tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quan lại, qua đó thành một điều kiện lớnnhằm thực hiện sự liêm chính và minh bạch trong triều đình và bộ máy địa phương
Về hệ thống pháp luật thời kì Lê Sơ, Bộ Quốc triều hình luật! của nhà Hậu Lêgồm 6 quyền, 13 chương, 722 điều, là: “cái mẫu muc dé trị nước, cdi khuôn phép đểbuộc dân ”?2 QTHL có rất nhiều quy định liên quan đến liêm chính va minh bạch củaquan lại trong thực hiện công vụ Các quy định này được thể hiện rải rác trong hầuhết các chương của bộ luật như chương Vi chế (quy định về hình phạt cho các hành
vi sai trái của quan lại, các tội về chức vụ); chương Quân chính (quy định về sự trừngphạt các hành vi sai trái của tướng, sĩ, các tội quân sự); với tổng cộng 126 điềut?3 Các quy định về liêm chính và minh bach trong thực thi công vụ của hệ thốngluậ
pháp luật thời kì Lê Sơ nói chung và bộ QTHL nói riêng, thể hiện khá rõ tư tưởngtoàn diện, triệt dé của triều đình phong kiến nhà Lê sơ Bên cạnh bộ QTHL quy định
20 Dẫn theo Nguyễn Thị Thu Hoà, Chế độ quan lại triểu Lê Sơ (1428-1527) và những giá trị tham khảo cho
cải cách chê độ công vụ, chế độ công chức ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quôc gia Sự thật, Hà Nội, 2020, tr.24.
?! Hay còn gọi là Luật Hồng Đức
7 Phan Huy Chú, Lịch triéu hiển chương loại chí - Tập 2, NXB Giáo duc, Hà Nội, 2008, tr.170
23 Xem thêm tại Phu lục 5, tr 78-101
14
Trang 21về liêm chính và minh bạch, các vị vua, nhất là vua Lê Thánh Tông luôn có các Chỉ
Du, Sắc, Lệnh nhăm nâng cao ý thức trách nhiệm của các quan lại trong việc giúp nhàvua quản lý đất nước
1.1.3 Kinh tế, xã hội và giáo dục
Về cơ bản, kinh tế Đại Việt cho đến thế ki XV là nền kinh tế nông nghiệp Nhanước phong kiến Lê Sơ đã thi hành nhiều chính sách để khuyến khích phát triển nôngnghiệp như khai hoang, khuyến nông, quân điền, Nhờ những chính sách tích cực,nông nghiệp đã bảo đảm tương đối đời sống nhân dân trong nước Khi nhắc tới thời
Lê Sơ, những câu ca đã được lan truyền “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông, thóc hia daydong, trâu chang buôn ăn ”?1
Gan liền với nền kinh tế tiêu nông, giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số vàsống chủ yếu ở nông thôn Họ có rat ít hoặc không có ruộng dat nên phải cày ruộngđất công nộp tô thuế, đi phục dịch cho nhà nước (đi lính, đi phu ) hoặc phải cày cấyruộng thuê cho địa chủ, quan lại và phải nộp một phần hoa lợi (gọi là tô) cho chủruộng Vấn đề thu thuế được trao cho các quan lại địa phương thực hiện và được quyđịnh rõ ràng trong pháp luật Các nguồn thu này sẽ được sung vào quốc khố của nhànước Tuy vậy khi thực hiện chế độ ruộng đất, các vẫn đề liên quan đến thu tô thuế,quản lý cư dân rat dé xảy ra quay nhiễu, những lạm của người có quyên, có chức khiếnđời sống nhân dân càng khốn khó Các công việc liên quan đến kinh tế nông nghiệpnhư đắp đê, trị thuỷ, mua bán vật tư, đều đặt ra vẫn đề cần phải có sự công khai,minh bạch Bên cạnh đó, những vấn đề về quản lý kinh tế thủ công nghiệp và thươngnghiệp như quản lý công xưởng, kho nhà nước, mua bán cũng rat dé xảy ra nhũnglạm Từ những điều kiện và yêu cầu mà nền kinh tế phong kiến đặt ra khi đó đã đặt rayêu cầu cho triều Lê Sơ phải có các quy định nhăm phòng chống tham nhũng, duy trì
sự liêm chính và minh bạch của bộ máy quan lại trung ương và địa phương trong việcquản lý kinh tế và quản lý cư dân
Bên cạnh đó, giáo dục - đào tạo là chính sách được triều Lê Sơ rất quan tâm
2“ Dan theo Báo Văn nghệ số 48/2018, Vẻ cấu ca “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông ”
http://baovannghe.com vn/Ve-cau-ca-doi-vua-thai-to-thai-tong- I8528.html, truy cập ngày 21/3/2023
15
Trang 22Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám ở Đông Kinh, mởtrường học ở các lộ, mở khoa thi Minh kinh và cho phép người nào có học đều được
dự thiNhững quy chế về học hành đưới triều Lê sơ sau đó càng được mở rộng hơn cácthời trước Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, vua Lê Thánh Tông đây mạnh pháttriển giáo dục, đào tạo nhân tài Dưới triều Lê sơ, nội dung học tập, thi cử là sách củanhà Nho với các các giáo lí, tiêu chuẩn nho giáo Những tiêu chuẩn nho giáo được cụthê hóa với những tố chất khả năng tham chính, trung thành và thanh liêm như sau:Thứ nhất, quan lại phải có trình độ học vấn Trình độ học thể hiện ở việc amhiểu giáo lý Nho giáo trong Tứ thư, Ngũ kinh; ở tài năng thơ phú, đối đáp, soạn thảocác loại văn bản hành chính như chiếu, ché, biéu ; ở việc có kiến thức cai trị theo tưtưởng Nho giáo, hiểu biết về các vấn đề tư tưởng và những vấn đề chính trị - xã hộiquan trọng nhất của đất nước Ngoài ra, trình độ học van của quan lai còn là sự thônghiểu và vận dụng, truyền tải pháp luật mới có thể thực hiện đầy đủ, đúng chức trách,nhiệm vụ quản lý mà nhà nước giao cho họ.
Thứ hai, quan lại phải có đạo đức, tư cách Ngay từ buổi đầu đến học thay, họctrò đã phải học các giáo lý Nho giáo và suốt cuộc đời đi học, cả khi đã ra trường, thànhđạt vẫn phải tu luyện, rèn giữa dé sống theo các nguyên tắc đạo đức đó Trước khi thi,
sĩ tử phải được đảm bảo là người có đạo đức Tat cả những người đi thi đều phải traiqua thê lệ bảo kết và thi khảo hạch, tức là phải đủ tư cách Tư cách đây chính là tài vàđức Chính vì vậy mà những người nào không đi thi muốn được bảo cử ra làm quanđều phải là những người có tài có đức Khi đã ra làm quan, đạo đức của quan lại trướchết thé hiện ở tam lòng tận trung với vua và triều đình Dao đức của quan lại còn théhiện ở sự tận tụy với công việc được giao; thể hiện ở nỗ lực trở thành tắm gương sáng
về đạo đức cho nhân dan noi theo; thé hiện ở tam lòng thương dân, biết lo cho dân;thé hiện ở sự liêm khiết, công băng: ở việc biết tránh xa thói xu nịnh, nói bừa hoặckiêu căng, thiếu nhân cách; hành vi lợi dụng chức vụ của mình dé mưu lợi ích riêng.Quan thanh liêm sẽ đảm bảo cho bộ máy nhà nước luôn trong sạch.
Thứ ba, quan lại phải có năng lực làm việc Ngoài việc có kiến thức, quan lạicần phải có kỹ năng và kinh nghiệm nhất định dé vận dụng pháp luật cho đúng Đồngthời họ phải tuân thủ chặt chẽ những thé chế, những quy định của pháp luật thi mới
16
Trang 23đảm bảo cho pháp luật có giá trị tối cao trong hoạt động của nhà nước Điều đó sẽngăn chặn được sự lạm quyền, sử dụng quyền lực một cách tuỳ tiện ở các cấp chínhquyền, nhằm làm trong sạch, vững mạnh bộ máy nhà nước”.
Như vậy, tài - đức là tiêu chí, là tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu để mà nhà nướcphong kiến Lê Sơ tuyển chọn, xây dựng đội ngũ quan lại Triều Lê Sơ đã lẫy các tưtưởng về tài — đức của Nho giáo làm nền tảng cho việc xây dựng chính sách giáo dục,xây dựng đường lỗi và phương thức cai trị ngoại Nho - nội pháp, thực hiện việc tuyểnchọn và sử dụng quan lại đem lại hiệu quả cao Như vậy, có thể nói, triều Lê sơ, đặcbiệt là vua Lê Thánh Tông luôn hướng đến việc tạo dựng một đội ngũ quan lại thanhliêm, ngay thăng, công minh nhằm thực hiện thành công một nền hành chính phongkiến liêm chính, minh bạch, xây dựng và phát triển đất nước
1.2 Quan niệm và các yếu tố cau thành liêm chính va minh bạch thời kì Lê sơ
“Liêm chính” được dich từ thuật ngữ tiếng Anh “Intergrity”, có nguồn gốc Latinh “integer” có nghĩa đen là “toàn bộ, trọn vẹn, không thé bị xâm phạm” Theo Từđiển Oxford, “Intergrity” có 2 nghĩa: “1 phẩm chất trung thực và có đạo đức; 2 trạngthái nguyên ven và không bị chia cắt” Theo Từ điển Tiếng Việt “liém” là “khôngtham lam, trong sạch”, “chính” là “ngay thắng, đúng đắn, trái với tà”, “liêm chính”
là “ong sạch và ngay thắng ”?9 Theo Hồ Chí Minh: “Liêm là trong sạch, khôngtham lam”, “Chính nghĩa là không tà, là thang thắn, là đúng đắn Diéu gì không đúngdan, thang than, tức là tà”?? Cũng có cách tiếp cận “liêm chính” ở góc độ rộng hơn,theo đó, liêm chính được hiểu là “việc tudn thủ các quy tắc, chuẩn mực chung ”, tronghoạt động công vụ, liêm chính là việc tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực chung áp dụngcho hoạt động đó Theo cách tiếp cận này, liêm chính có thể được xem xét ở nhiềucấp độ như liêm chính của cá nhân, liêm chính của tập thé, liêm chính của công chứclãnh đạo, liêm chính của công chức thi hành công vụ Liêm chính gắn với yêu cầu
và đòi hỏi vê một nên đạo đức công vụ, nó là những phép tắc, chuân mực trong việc
25 Dẫn theo Nguyễn Thị Thu Hoà, Chế độ quan lại triều Lê Sơ (1428-1527) và những giá trị tham khảo cho cải cách chế độ cong Vụ, chế độ công chức ở Việt Nam hiện nay, sdd, tr 37-39
? Dẫn theo Lê Thị Thúy, Mét số van dé về liêm chính trong hoạt động công vu,
https://mt.gov.vn/thanhtra/Pages/ChiTietTin.aspx? ve-liem-chinh-trong-hoat-dong-cong-vu.aspx, truy cập ngày 06/3/2023.
groupID=1111&IDNews=55747&tieude=mot-so-van-de-? Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2020, tr 640
17
Trang 24thực thi công vụ, điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến việc thực thi công vụ??.Theo Từ điển Tiếng Việt “minh bạch” là “rõ ràng, rành mạch ”?° Trong hoạt độngcủa bộ máy nhà nước, minh bạch nghĩa là không những phải công khai mà còn phảitrong sáng, không khuất tat, không rắc rối, không gây khó khăn cho người dân.
Từ các quan điểm trên, liém chính được hiểu là một trong những chuân mựcđạo đức được đặt ra cho người thi hành công vu Theo đó, họ cần phải có những phamchất trong sạch, thăng thắn, vô tư, khách quan, khong nhũng lạm theo những chuẩnmực của Nho giáo trong thực thi công vụ Minh bạch là một trong những yêu cầuđược đặt ra đối với trách nhiệm của quan lại trong quá trình làm việc; phải đưa chínhsách, pháp luật của triều đình đến với người dân và thông tin kịp thời, báo cáo chonhà vua tường minh mọi việc, tránh khuất tất, không rõ ràng, đảm bảo sự công khai.Dựa trên quan niệm về liêm chính và minh bạch, tình hình kinh tế -xã hội vàgiáo dục thời Lê Sơ, quan điểm và tư tưởng Nho giáo, ta có thé thay những yếu tố cauthành liêm chính và minh bạch trong thực thi công vụ thời kì Lê Sơ Cụ thé:
* Các yêu tô cầu thành liêm chính trong thực thi công vu bao gồm:
Thứ nhất là phải trung thành tuyệt đối với nhà vua và can gián nhà vua khi cần
Thứ hai, quan lại không được nhũng lạm, tham 6, tham nhũng, sách nhiễu người
Thứ tw, quan lại phải có trách nhiệm lo cho dân và giáo hóa dân chúng Phải biếtthương dân, lo cho dân và cần có trách nhiệm giáo hoá dân, đảm bảo đời sống kinh
tế, xã hội của dân, cứu giúp dân trong những tình huống khó khăn thiên tai, địch hoạ,
? Dẫn theo Thanh Vĩnh, Liêm chính của nhà quản lý, 438781.html, truy cập ngày 06/3/2023
http://daidoanket.vn/liem-chinhcua-nha-quan-ly-29 Bộ Nội vụ, Hoàn thiện thể chế về công khai, minh bạch trong quan lý hành chính nhà nước,
hanh-chinh-nha-nuoc-17998.html, truy cập ngày 03/2/2023
https://moha.gov.vn/75-nam/van-ban-huong-dan/hoan-thien-the-che-ve-cong-khai-minh-bach-trong-quan-ly-18
Trang 25dịch bệnh hay sự quấy rối của giặc, nỗ lực trở thành tắm gương sáng về đạo đức chonhân dân noi theo.
* Các yêu tô cầu thành minh bạch trong thực thi công vụ bao gồm:
Một là, quan lại có bén phận phải báo cáo, giải trình trung thực, minh bachHai là, quan lại có trách nhiệm công khai công việc, chính sách, quá trình thi hành công vụ của quan lại.
Ba là, quan lại có tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau trong quá trình làm việc déhướng tới sự minh bach, công khai.
Tiểu kết chương 1
Các quan điểm của Nho giáo, Pháp trị, văn hoá truyền thống của người Việt vàtình hình chính trị, - pháp lý, kinh tế - xã hội và giáo dục thời Lê Sơ đã phần nào địnhhình được các quan niệm và yếu tố cau thành nên liêm chính và minh bach của quanlại chén quan trường trong thời Lê So Tư tưởng Nho giáo có vai trò hình thành nênlỗi ứng xử, bổn phận của quan lại trong quá trình làm việc; Pháp trị là yếu tố có tínhrăn đe, đảm bảo cho các tiêu chí đạo đức Nho giáo và truyền thống được thực hiện.Liêm chính và minh bạch trong thực thi công vụ thời Lê Sơ được xây dựng trên cơ sởcủa rất nhiều các yếu tố: nhà nước quân chủ chuyên chế; nền kinh tế - xã hội tiểu nôngvới nông dân là lực lượng sản xuất chính; nền giáo dục, dao tạo chịu ảnh hưởng rấtlớn của tư tưởng Nho giáo và hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện trong thời đạithé ki XV Từ các nền tảng về tư tưởng và nền tang về kinh tế - chính trị - xã hội thời
kì nay đã phần nào định hình được các quan niệm và yếu tố câu thành nên liêm chính
và minh bạch thời phong kiến Và các quan niệm đó đã tạo nên cơ cho các quy địnhcủa pháp luật thời Lê Sơ về liêm chính và minh bạch trong thực thi công vụ
Chương 2: Quy định của pháp luật và thực trạng liêm chính, minh bach trong
thực thi công vụ thời Lê sơ2.1 Pháp luật về liêm chính, minh bạch trong thực thi công vụ thời Lê Sơ
2.1.1 Quy định của pháp luật về liêm chính, minh bạch trong thực thi công vụ2.1.1.1 Quy định về liêm chính trong thực thi công vụ
a Trung thành tuyệt đối với nhà vua và can giản nhà vua khi can
Trung thành tuyệt đối với nhà vua, trung thành với chế độ phong kiến là nhiệm
19
Trang 26vụ, là trách nhiệm hàng đầu của quan lại Lòng trung thành thê hiện qua sự cung kính,không được chê bai triều vua trước (Điều 31 chương Vi chế QTHL), không được chitrích vua nặng lời (Điều 36 chương Vi chế QTHL), không được nói năng bừa bãi, bấtkính (Điều 120 chương Vi chế QTHL), không được coi thường chiếu lệnh của nhàvua (Điều 124 chương Vi chế QTHL), không được liên kết với nhau âm mưu làmphản (Điều 138 chương Vi chế QTHL), không được giả truyền chiếu chỉ nhà vua, lệnhchỉ của thái tử (Điều 36 chương Trá nguy QTHL); nếu không hết lòng trung thành(Điều 72 chương Tạp luật QTHL) thì sé bị trừng trị thích đáng Đặc biệt, với tinh thầnnêu gương các vị vua sáng theo triết lý Nho giáo, các vị vua thời Lê Sơ cũng cho phépquan lại được tau bày, can gián vua Tiêu biéu nhất là vua Lê Thánh Tông thường chophép các quan đại thần được tâu bày, can gián nhà vua khi thực thi chính sách trị nước.
b Quan lại không được những lạm, tham ô, tham những, sách nhiễu người dân khi thihành công vụ
* Không được tham ô, những lạm, nhận đút lót, lợi dụng việc công để tư lợi
Quan lại là những người được nhà nước trao quyền lực, được sử dụng nhữngphương tiện cưỡng chế đi kèm quyền lực đó nên thường có nhiều khả năng lợi dụngchức vụ, quyền hạn dé mưu lợi riêng, wc hiếp nhân dân Tuy nhiên, quyền lực mà họđược quyền sử dụng là quyền lực công và bắt buộc sẽ phải dùng để phục vụ lợi íchcông Mọi hành vi mượn việc công dé tu lợi, trục lợi và trả thù riêng đều bị phạt Sốlợi có được nhờ hành vi bất liêm này sẽ bị truy thu sung công, có thé bị phạt gấp đôi
Có những điều luật quy định hình phạt đối với hành vi làm sai sự thật, làm trái phápluật, đặc biệt trừng phạt nghiêm người làm sai trái vì tình thân, thù oán, ăn hồi lộ.Triều Lê sơ đặc biệt trừng tri nghiêm hành vi lạm dụng trách nhiệm công vu dé tham
ô, hối lộ, đục khoét của quan lại Trong việc quản lí kinh tế, thu thuế nói chung cómột số quy định như việc không được y thé chiếm đoạt đất đai của lương dân (Điều
29 chương Điền sản QTHL); không được lạm dụng quyên chức dé chiếm đoạt ruộngđất công, nuôi nô tỳ quá hạn định (Điều 31 chương Điền sản QTHL); không được vaymượn của dân hay cho dân vay dé lay lãi cao (Điều 86 chương Tap luat), Dé ngănngừa nạn tham quan ô lại, lợi dụng việc công dé tư lợi, nhà Lê Sơ cho đặt ra khá nhiềuđiều luật rõ ràng, cụ thé, chi tiết Ví dụ: “Khi vâng lệnh coi sóc, làm những việc can
20
Trang 27cấp, mà không tận tâm, dé ton nhân công, hại của công, mà công việc không xong, thìquan giám lâm (quan sát công việc tại địa phương) bị tội đô, quan đốc sát, quan déđiệu, bị biém hay bãi chức '30 (Điều 103 chương Vi chế QTHL); “Những dan phu thợthuyén dang làm việc mà chủ ty giảm đương lại sai làm việc riêng thì bị xử tội biémhay bãi chức và phải trả tiền công thuê nộp vào kho ”°! (Điều 19 chương Tạp luậtQTHL) Đối với các hành vi đục khoét, vơ vét, ức hiếp dân thì tùy theo mức độ dé xửphạt Nếu nhẹ thì bồi thường trả lại cho dân, nặng thì bài chức, biếm chức thậm chí bịkhép vào tội chết: “Những quan coi sóc người làm việc trong cung mà tự ý tha quândân dé lay tiên hay đô vật, hoặc dem quân dân làm việc riêng cho nhà mình, nếu thahay dùng riêng một người phải biểm một tư, sdu người trở lên phải cách chức, vaphải trả tiền nhân công đúng luật; nếu nhiều người hơn nữa thì xử thêm tội "22(Điều 111 chương Vi chế QTHL).
Trong lĩnh vực quân sự cũng có những quy định nhăm ngăn chặn việc lợi dụngquyền lực, nhũng lạm ví dụ như cam quan lai cau canh viéc quan su (Diéu 76 chuong
Vi chế QTHL): “Những người quyén quý thé gia va các hoạn quan nội than khôngđược cau cạnh nhờ cậy việc quân với các quan tướng hiệu, nếu trải thì quan nhấtphẩm, nhị phẩm bi phạt hay biém, quan tam phẩm tứ phẩm thì bị cách chức hay bịđồ; quan ngũ phẩm lục phẩm thì bị đồ hoặc lưu, quan thất phẩm trở xuống thì bị lưuhoặc tử hình Quan tướng hiệu nhận lời thì bị tội đô hoặc lưu, nếu không thiệt hại đến
việc quân thì được giảm Người cáo giác sự thực thi được thưởng tùy theo nặng nhẹ `3.
QTHL cũng đã đưa ra nhiều quy định nhằm hạn chế đặc quyền, đặc lợi của quanlại và trừng trị các hành vi hối lộ, lợi dụng chức vụ và quyên lực để tư lợi, giúp đỡkhông trong sáng như quy định nghiêm cắm việc y thế người có quyền dé cầu cạnh:
“Những người đến câu cạnh quan chủ ty việc trái pháp luật, và kẻ vì người khác màđến cau cạnh thay, déu xử tội biém hay phạt; quan chủ ty nghe theo thì phải ghép vàotội làm trái pháp luật, việc chưa thi hành thì xử tội biém hay phạt ”3^ (Điều 41 chương
30 Viên sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), NXB Tư pháp, Hà Nội, 2013, tr 110-111
3! Viện sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 244
32 Viện sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 113
33 Viên sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 101
34 Viện sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 88-89
21
Trang 28Vi chế QTHL); hoặc: “Những người y thé nhà quyên quý dé cẩu cạnh xin quan tước,thì xử tội biém hay đô; kẻ dưới quyên quan ty cũng bắt tội như thế '3Š (Điều 43 chương
Vi chế QTHL) Hay quy định về tội đưa hối lộ: “Những người đưa hồi lộ mà xét raviệc của họ có trai lẽ, thì theo việc cua cua họ mà định tội Con người nao thật oankhổ vì muốn cho khỏi tội mà hồi lộ thì được giảm tội Người không phải việc mình mà
di hồi lộ thay người khác thì xử tội nhẹ hơn người ăn hồi lộ 2 bậc Những người thuộc
hạ mà xúc xiém quan trên thi cũng xử tội như thé Của hối lộ phải nộp vào kho ”°9(Điều 44 chương Vi chế QTHL)
* Không được sách nhiễu người dân
Nho giáo đã khang định chủ trương “dân vi quý” và chủ trương này đã được cáctriều đại phong kiến kế thừa thé hiện qua chính sách “thân dân”, và triều Lê Sơ cũngkhông phải ngoại lệ QTHL có nhiều điều khoản quy định quan lại cần giữ lòng liêmkhiết, không sách nhiễu, bóc lột dân Cụ thé như: “Những quan thu thuế, không theongạch đã định mà thu, lại giấu bớt số thuế thì cũng coi như lội giấu đồ vật công; nếuthu thêm thuế dé lam của riêng thì tội cũng như thé, lại phải bôi thường gap đôi sốthuế lạm thu trả lại cho dân ”*” (Điều 110 chương Vi chế QTHL); “Những quan ty ởtran ngoài cùng các tướng hiệu mà thu tiền quân dân dé làm lễ vật cung phụng nhàvua, thì xử biém một tư, nặng thì thêm một bậc và bắt trả lại lễ vật cho quân dân 5(Điều 17 chương Hộ hôn QTHL); “Các quan tướng súy tại các phiên tran đến nhữngchâu huyện ở tran mình, sách nhiễu tiền tài của nhân dân thì bị biém ba bậc, phải bồithường gấp đôi số tiền trả lại cho dân 39 (Điều 67 chương Vi chế QTHL); Hoặc
“Những người công sai đến các lộ, các huyện mà bắt ép dân phu khuân vác đưa đón
và lấy lương thực, vật liệu quả nhiễu thì bị tội xuy, đánh 50 roi, biém mot tu, phai bồithường gap đôi tang vật trả cho dân ”“9 (Điều 89 chương Vi ché QTHL) QTHL cũng
đã đưa ra nhiều quy định nghiêm cấm việc lợi dụng việc công dé sách nhiễu nhân dânkhác như cắm quan quản giảm tự tiện sai khiến dân đinh (Điều 70 chương Vi chế
35 Viện sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 89
3 Viên sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 90
37 Viện sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 112
38 Viên sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 143-144
39 Viên sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 97
40 Viên sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 105-106
22
Trang 29QTHL) và cắm quan quản giảm tự tiện sai khiến gia thuộc của người khác (Điều 71chương Vi chế QTHL), cắm quan trông coi phu dịch lại giấu số định, sách nhiễu tiềncủa (Điều 88 chương Vi chế QTHL): “Những người coi sóc việc đảo sông, làm cảng
và dap quan ải mà giấu bớt dân phu, sách nhiễu tiền của thì bị biễm hoặc đô phải bôithường tiền gap hai, trả lại cho dân ”*!
c Quan lại phải làm đúng chức trách, bồn phận công tâm khách quan
QTHL đã có nhiều quy định về việc quan lại phải làm tròn nhiệm vụ, chức tráchnhà vua giao cho Chức trách, nhiệm vụ đó được thé hiện chi tiết trên các lĩnh vực vàcông việc quản lý, bao gồm:
* Làm dung nhiệm vu duoc phán công
Xuất phát từ quan điểm chính danh của Nho giáo, quan lại ở mọi lĩnh vực quản
lý nhà nước đều có nghĩa vụ phải làm đúng nhiệm vụ của mình nếu không sẽ bị xửphạt Trong quản ly đất đai, quan lại phải có trách nhiệm quản ly và phân bố ruộngđất cho nhân dân Nếu ruộng đất “bỏ lâu ngày không chia, thành bỏ hoang ” hoặc “đãchia và thu hoạch rồi mà tấu lên là ruộng còn bỏ hoang để tư túi ”*2 (Điều 6 chươngĐiền sản QTHL) thì các quan viên phải bồi thường, phải chịu các hình phạt theo quyđịnh Tuyển chon quan lại mà không nghiêm (Điều 5 chương Vi Chế QTHL), đề cửkhông đúng người tai “thi bi biém hoặc phat theo luật nặng nhẹ; nếu vì tình riênghoặc lay tiên thì xử tội nặng thêm hai bậc ”“ (Điều 78 chương Vi Ché QTHL) Trongthu thuế, không được lay thuế ấy tiêu riêng (Điều 83 chương Vi Chế QTHL), khôngđược “đem giấu giém giảm bớt không dung sự thật ”*^ (Điều 10 chương Điền SảnQTHL)
* Tránh tuỳ tiện, sơ suất, nham lan, bê trễ việc công
Quan lại ngoài việc phải làm đúng nhiệm vụ thì họ cũng có nghĩa vụ không được
để sự tuỳ tiện, sơ suất, nhằm lẫn và bê trễ xảy ra khi thi hành công vụ
- Trong hoạt động văn thư, văn phòng nếu các thư lại không ghi chép rõ ngày,tháng, tên họ hoặc sau khi ghi chép không đối chiếu soát xét lại, không đem số sách
*! Viện sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 105
%2 Viện sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 157-158
4 Viên sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 104
+ Viện sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 160-161
23
Trang 30lưu giữ đúng nơi quy định, không kịp thời đính chính, sửa chữa thiếu sót, sai lầm trongghi chép đều bị coi là hành vi thi hành trách nhiệm được giao không nghiêm (Điều 65chương Vi Chế QTHL) Nếu cố ý giữ số lâu không chịu đệ trình (Điều 99 chương ViChế QTHL), dé chậm trễ công văn, giấy tờ (Điều 129 chương Vi Chế QTHL), nhận
tờ tau không chịu tau lên vua (Điều 115 chương Vi Chế QTHL) cũng đều bị phạt
- Trong quản lý tài sản công, vật hay tai san gì chưa dùng lại nộp vào kho, caiđem dùng mà dé tản mát thì phải bồi thường gap đôi “Có giấy biên nhận, trong giấybiên nhiễu mà phát it’* (Điều 11 chương Tạp luật QTHL) thì bị tội đồ
- Trong xây dung, không được “tri tinh vật liệu và nhán công không dung sựthực làm ton phí nhiêu ”*® (Điều 15 chương Tạp luật QTHL) Chung quy lại trong việccông nếu thiếu cân trọng, không quan tâm đến kết quả đem lại, hoặc thi hành một cáchchiếu lệ, thiếu đôn đốc trong quá trình thực thi công vụ cũng đều là hành vi thiếu tráchnhiệm và đều bị xử phạt
* Làm đúng thời hạn giải quyết công vụ và thủ tục, quy trình
Vào thời Lê Sơ có khá nhiều công việc được quy định thời hạn giải quyết Thờihạn được chú trọng trong những trường hợp: Thứ nhất, cần đảm bảo tính kip thời,tránh những hậu quả bat lợi do việc dé quá han gây ra như thời hạn đắp, sửa đê phảilàm xong trước mùa mưa lũ dé tránh lũ lụt, vỡ đê (Điều 85 chương Vi chế QTHL);Thứ hai, can đảm bao tính chính xác Có những công việc nếu dé chậm trễ sẽ khôngcòn căn cứ để xác định thực, hư, đúng, sai khó có thể giải quyết thoả đáng, như cónạn lụt, hạn, mưa đá, sâu keo, châu chấu phá hại mùa màng phải tâu dé xét miễn, giảmthuế mà không tau đúng hạn thì có thé không còn dấu tích dé tra xét (Điều 8 chươngĐiển sản QTHL) Việc quy định thời hạn rất nghiêm ngặt, thường cấm dé chậm trễ,đôi khi cắm làm trước thời hạn: “Quan giám đương coi nơi tù day nghe có chiếu chi
ân xá, không đợi giấy báo đã tự tiện tha thì khép vào tội thả tù, giảm một bậc Nếu đãnhận giấy bảo mà còn giam giữ đến quá hạn thì xử biém một tư và bãi chức ”" (Điều
33 chương Doan ngục QTHL) Quan lại không tuân thủ thời gian đã định sẽ bi phat.
45 Viện sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triéu Lê), sdd, tr 241
46 Viện sử học, Quốc triéu hình luật (luật hình triéu Lê), sdd, tr 242-243
47 Viện sử học, Quốc triéu hình luật (luật hình triéu Lê), sdd, tr 285
24
Trang 31Việc không tuân thủ thời hạn có khi cầu thành một vi phạm hoàn toàn khác: “Nhữngquan thu tiền thuế và những đồ phải thu đã thu được mà để quá kì không nộp vào kho,nếu quả hai thang, ba tháng cho là tội giấu giém, quá bốn tháng trở lên cho là tội ăntrộm ”^Š (Điều 44 chương Hộ hôn QTHL) Ngoài ra còn có quy định “ g„an sai déchậm trễ ngày giò, làm lỡ việc công thì phat 60 trượng, biém hai tu’*? (Điều 129chương Vi chế QTHL) Trong việc thu thuế nếu chậm trễ hay trì hoãn công việc thuthuế gây thiếu hụt ngân sách nhà nước thì bị nghiêm trị (Điều 60 chương Vi Chế
QTHL) Trong thi hành pháp luật nói chung, không được chậm trễ những các văn bản
của nhà nước, “để chậm trễ những Chiếu, Chế, Biểu, Sắc chỉ không ban ra ngay,chậm một ngày thì phạt 50 roi, 3 ngày thêm một bac” (Điều 23 Vi ché QTHL).Mặt khác, quan lại cũng phải tuân thủ cả về thủ tục giải quyết công vụ Nghĩa
vụ tuân thủ thủ tục được đặc biệt nhân mạnh khi việc không tuân thủ thủ tục có nguy
cơ dẫn đến sai sót, lầm lẫn khi giải quyết công việc hoặc có khả năng lộng quyên, lạmquyền, khinh nhờn phép nước như: “Các quan sinh, quan viện làm tờ tau lên về sốxin coi quan di chiếu chưa xong mà đã trình lên xin ngự phê thì vụ phạt tiền 20 quan "5!(Điều 58 chương Vi chế QTHL) nếu chưa đổi chiếu xong đã trình xin ngự phê tat dễmắc sai lầm; hay khi có việc xây dựng gi dang trình lên quan trên thị phải trình, đángphải đợi cho phép thì phải đợi không được tự tiện quyết định: “Khi có việc xây dựng
gi dang trình lên quan trên mà không trình, dang phải đợi chỉ thị mà không doi thì xứhiểm hai tử 52 (Điều 15 chương Tạp luật QTHL) Thủ tục giải quyết việc công cũng
có sự mềm dẻo tuy theo tính chất công việc như thủ tục giải quyết công việc trongtrường hợp bình thường khác thủ tục giải quyết công việc trong trường hợp khân cấp(Điều 66 chương Tạp luật QTHL) Do vậy, quan lại khi giải quyết công việc phải theođúng thủ tục đã quy định, không được vi phạm.
* Không được phép làm những gì mà pháp luật cam
Quan lại là người thừa hành giúp việc, do đó, quan lại cần tuân theo những quy
48 Viên sử học, Quốc triéu hình luật (luật hình triéu Lê), sdd, tr 152
4 Viên sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triéu Lê), sdd, tr 117
5° Viên sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 84
5! Viện sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 94
52 Viện sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 242-243
25
Trang 32định pháp luật của nhà nước dé tránh sự tuỳ tiện QTHL có nhiều điều khoản quy địnhcam quan lại tiết lộ bí mật hay không được làm những gi mà pháp luật không chophép dé dam bao tính khách quan trong qua trình cai trị Quan lại không được dé lộ
bí mật nhà nước bởi nếu bị lộ sẽ ảnh hưởng tới công việc quốc gia, đặc biệt là việcquân cơ Quan lại dé lộ thông tin bí mật hay cố ý tìm hiểu trái phép thông tin bí mậtđều bị phạt nặng (Điều 123 chương Vi chế QTHL, điều 14 chương Tạp luật QTHL).Khi đi sứ hoặc tiếp sứ thần nước ngoài mà trò chuyện riêng, lấy tiền hối lộ, tiết lộcông việc nhà nước, tiết lộ quân cơ đại sự thì bị tội chém (Điều 30 chương Vệ camQTHL) Tiếp đó, trong quan ly tài san công, không được gian dối, không được trộmcắp của công (Điều 27 chương Đạo tặc QTHL), dé lang phí của công thì xử tội biém,không được bớt xén vật liệu (Điều 109 chương Vi chế QTHL)
Ngoài ra, quan lại bị cam thực hiện nhiều hành vi, như: không được lay dan bacon gái hat xướng làm vợ (Điều 40 chương Hộ hôn QTHL), không được say mê tửusắc làm phương hại đến việc quan (Điều 85 chương Tạp luật QTHL), không được layphụ nữ trong hạt mình làm vợ, làm hầu (Điều 33 chương Hộ hôn QTHL), không đượcvay mượn đồ vật của cải của dân (Điều 86 chương Tạp luật QTHL), Các quy địnhnày nhằm hướng đến chuẩn mực dao đức cho quan lai, để quan lại xứng đáng là ngườigiáo hoá dân.
* Quan lại làm việc can công tâm, khách quan
Nghĩa vụ phải làm việc công tâm, khách quan, công bằng của quan lại trong thihành công vụ cũng đã được vua Lê Thánh Tông đề cao nhiều lần Năm 1481, vua LêThánh Tông đã ra lệnh cho quan chỉ huy các vệ, các phủ huyện châu, người nao “duckhoét quân lính, mọt hạt nhân dân, chỉ chăm lợi cho nhà mình, không nghĩ đến phépnước ” thì các quan có trách nhiệm phải công bằng mà xét xử, tham khảo dư luận củamọi người”° QTHL có các quy định về việc quan lại phải làm việc công tâm, kháchquan, công bằng và phải có căn cứ xác đáng khi giải quyết công vụ Những trườnghợp quan trọng pháp luật còn định rõ như thế nào mới được coi là có căn cứ xác đáng:
53 Dẫn theo Trương Vĩnh Khang, Kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ quan lại với phẩm chất hiển - tai trong cải cách hành chính của triều đại phong kiến thời Lê Sơ, https://www.nguonluc.com.vn/kinh-nghiem-ve-xay-
so-a7281.html, truy cập ngày 12/3/2023
dung-doi-ngu-quan-lai-voi-pham-chat-hien-tai-trong-cai-cach-hanh-chinh-cua-trieu-dai-phong-kien-thoi-le-26
Trang 33“Những người túc trực đêm ở cửa hoàng thành sau khi đã khơi cạnh thấy xa giá ngựtrở về (động cung cũng vậy) đã gan đến nơi, đèn duoc sáng rực, người tưởng giữ cửakhi nhận được chiếu chỉ mới được mơ cửa Nếu xa giá còn ở xa, mới trông thấy nghỉtrượng đã vội mở cửa thì phải tội biếm, bãi đồ”°^ (Điều 45 chương Vệ cam) Nghĩa
vụ này cũng được phản ánh qua chế độ lập, quản lí số sách, các quan chức phải rấtchặt chẽ, quy củ Mọi công việc đều được ghi chép chính xác, quy củ để đảm bảo sựkhách quan, công bằng (các điều 55, 62, 63, 64, 65, 80, 98, 99 chương Vi chế, Điều
12 chương Tạp luật QTHL, ) Nếu có sự vi phạm thì các quan lại sẽ bi xử tội nghiêmkhắc như tại Điều 45 chương Hộ hôn QTHL quy định: “Các quan sảnh, viện trình sốđiệu phát của các làng xã, chỉ khai tổng số xã mà không khai tên từng xã thì xử phạttiền 10 quan; nếu thay đồi số sách dé ăn tiền thì phải ghép vào tội làm trái pháp luật.Thuộc lại thì xử tội đồ và bôi thường trả lại cho dân "5Š
d Quy định về trách nhiệm lo cho dân và giáo hóa dân chúng
Trách nhiệm lo cho dân và giáo hóa dân chúng được thê hiện ở một số công việcnhư: chăm sóc sức khỏe cho dân, làm việc lợi, trừ việc hại, khoan thứ sức dân dé dânkhông phải phiêu tán; có trách nhiệm chăm lo đê điều, phòng chống hạn hán, lũ lụt,khuyến khích khai hoang, mở rộng chợ búa; giúp dân từ bỏ những phong tục lạc hậu,những thói mê tin di đoan, những lối sống lệch lạc so với luân thường đạo ly, °° Vua
Lê Thánh Tông từng ban dụ:
“Quan phủ - huyện châu trong khi di tuần hành, đến chỗ thôn xóm dân cư nào,tat phải dem hết lời van của sắc du đời trước, lời day về lễ nhạc xưa nay, ân canhiếu bảo, đề cho dân biết theo thiện đổi lỗi Hoặc có diéu gi hại giáo hóa, tonphong tục, tat phải để ý tri ran, có người nào trung tin, tat phải dé lòng khenthưởng Như thé thì dân déu theo về trung hậu, déu bỏ hết lòng điêu bạc, giandối”?!
54 Viện sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 75-76
5 Viện sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 152
56 Dẫn theo Nguyễn Thị Thu Hoà, Chế độ quan lại triều Lê Sơ (1428-1527) và những giá trị tham khảo cho cải cách chế độ công vụ, chế độ công chức ở Việt Nam hiện nay, sdd, tr.90-91
57 Nguyễn Hữu Sáng, Lê Thánh Tông, vị vua suốt đời vi dâm!,
http://quangnam.dcs.vn/Default.aspx? tabid=109& Group=52& dan, truy cap ngay 03/3/2023
NID=7520&le-thanh-tong-vi-vua-suot-doi-vi-27
Trang 34Với quan điểm dân là gốc của nước, quan lại có trách nhiệm phải lo bảo vệ củacải cho dân, trừ nạn trộm cướp, bảo đảm trật tự xã hội cho dân yên ồn làm ăn; phải lolắng tu sửa đê điều bảo vệ hoa màu Ngoài ra, quan lại phải bảo vệ người dân khỏi sự
hà hiếp và quấy nhiễu của người quyền thế, bảo vệ chăm sóc dân chúng”Š Điều đó cóthê thấy được qua điều luật về việc quan lại phải chăm sóc sức khoẻ phu thợ, quânlính, theo điều 20 chương Tạp luật QTHL: “Những phu thợ đang làm việc, nhữngquan lính dang ở trại hoặc theo quan đội ra đánh giặc hay sai di việc quan, khi cotật bệnh mà quan chủ ty không xin cấp thuốc thang cứu chữa, thì xử phạt 40 roi; nếu
vì 6m không chữa mà chết thì xử phat 80 trượng "5° Đối với những người dân dauyếu không có nơi nương tựa thì xã quan ở đó phải “dựng lêu lên mà giữ gìn, săn sóc
và cho họ cơm áo thuốc men, cốt sao cứu sống họ, không được bỏ mặc họ rên rỉ khốnkhổ Nếu những người goa vợ - chong, mô côi, tàn tật, nghèo khổ không thé tự mìnhnuôi sống được thì quan sở tại phải thu nuôi họ, nếu bỏ rơi thì bị xử 50 roi, biém 1te’ (Điều 12 chương Hộ hôn QTHL) Đặc biệt trong giáo hóa, các quan phủ huyệnphải luôn chú trọng giáo hóa luân thường đạo lý cho dân chúng bằng lễ giáo và bằngchính tư cách của mình Nếu chưa giáo hóa dân, chưa dạy cho dân điều hay nên làm,điều đở nên tránh mà đã trừng phạt dân thì là quan bạo ngược, không xứng là bậc
“phụ mẫu chi dân”
2.1.1.2 Các quy định về minh bạch trong thực thi công vu
a Trách nhiệm báo cáo, giải trình của quan lại
Trong nhà nước phong kiến Lê Sơ, vua là trung tâm của quyền lực chính trị Bộmáy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tôn quân quyền Quan lại
là người tư vấn, hoạch định chính sách, triển khai chính sách tới người dân Do vậy,trong quá trình làm việc, quan lại cần phải có trách nhiệm báo cáo kết quả làm việcmột cách công khai, minh bạch, trung thực QTHL có một số điều khoản quy địnhtrực tiếp hoặc gián tiếp về van dé này Điều 101 chương Vi chế QTHL: “Những quanliêm phóng (quan mật tra) mật xét việc phải đúng sự thực, nếu sơ suất sai lầm thì bị
58 Dẫn theo Nguyễn Thị Thu Hoà, Chế độ quan lại triều Lê Sơ (1428-1527) và những giá trị tham khảo cho cải cách chế độ công vụ, chế độ công chức ở Việt Nam hiện nay, sad, tr.82
5° Viện sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 244
50 Viên sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 142
28
Trang 35tội biém hoặc đồ Nếu vì bdo ân bdo oán, hay ăn hối lộ mà đổi trắng thay den, thìkhông kể việc lớn hay nhỏ, ăn nhiễu hay ít đều xử tội lưu hay chết ”°! hoặc Điều 122chương Vi chế QTHL cũng quy định “Các quan sành, quan viện dâng số ghi những
sự siêng lười của các viên chức dưới quyên mà không đúng sự thực thì bị biém hoặcbãi chức; nếu vì ý riêng ăn hối lộ thi tội nặng thêm một bac” Bên cạnh đó, triều Lê
Sơ còn quy định chế độ tâu bày hặc tội Đây cũng là phương thức quan lại giám sátnhau, phát hiện sai sót, tau bày kip thời dé phát hiện sai sót nhằm lẫn Điều này théhiện phần nào sự minh bạch của quan lại trong quá trình làm việc
b Công khai công việc, chính sách, quá trình thi hành công vụ của quan lại
Trong thời kì Lê Sơ thì việc công khai, minh bạch các công việc, chính sách cuanhà nước đã phần nào được thực hiện qua một sỐ quy định như, chính sách về thuthuế, thi cử, tuyên chon quan lại, đãi ngộ và khảo khoá quan lại Trong chương Vi chếcủa QTHL đã gián tiếp thê hiện sự công khai về công việc, chính sách thi hành công
vụ như: công khai về thời hạn, thời hiệu khởi kiện, cách thức nộp đơn, cách thức khởikiện, chống án, cách thức kiểm tra, ghi bản án, công khai bản án, quyết định sau khixét xử; cách thức soát tụng của cơ quan tư pháp cấp trên với cấp dưới (Lệ soát tụng,
Lệ kiện tụng sự ức hiếp, Lệ về tróc bắt)53 Năm 1485, trong quy định về thu nộp thuếnhân đỉnh, điền tô, thuế đầu nguén trong các lang xã, nhà nước cho phép các Thôntrưởng xem xét những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để có thé miễn giảm:ce
éu người nào đói rét khốn khổ thì Thôn trưởng phải lam tờ cam đoan và cùng nhau
bao dam, theo như lệnh trước mà thi hành 9.
Quy trình trong việc giáo dục, thi cử, tuyển chọn quan lại được triều đình côngkhai rõ ràng Vua Lê Thánh Tông công khai rõ ràng mọi người dân trong nước đều cóquyền được thi cử: “Mira ha, tháng 4, định lệ bảo kết thi Hương Chỉ huy cho học trò
61 Viện sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 110
52 Viện sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 115
63 Phạm Thi Lan Hương - Phan Thị Duyên Thảo, Tw twéng dé cao pháp luật trong các triều đại phong kiến
Việt Nam, hftp://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207047, truy cập ngày 23/3/2023
64 Dẫn theo Nguyễn Cảnh Minh — Phan Ngọc Huyền, Chính sách của nhà nước trung ương đời Lê Thanh Tông đối với bộ máy quan ly cấp xã,
hftp:/www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?uuid=5ƒ1a8638-e2đ6-4a29-9b7d-3635dbb2c0e2&groupld=13025, truy cập ngày 23/3/2023
29
Trang 36cả nước di thi rằng: Không cứ là dân hay linh, hạn tới thượng tuần năm nay đến nhàgiám hay dao sở tại, khai tên và căn cước đợi thi Hương Ai đỗ thì gởi danh sách lên
Lễ nghỉ viện dé đến trung tuần tháng Giêng năm sau thi Hội Cho quan sở tại và xãtrưởng xã mình làm giấy bảo đảm răng người ấy thực là có đức hạnh thì mới đượcvào danh sách dự thi Kẻ nao bắt hiếu, bất mục, bắt nghĩa, loạn luân, điêu toa thìdau học giỏi, văn thơ hay cũng không cho vào thi "5Š Luật nhà Lê quy định và xử
lý nghiêm các hành vi gian lận trong khi thi Giám sát trường thi không cho sĩ tử mangsách vở vào trường thi (Điều 5 chương Vi chế QTHL) Dé dam bảo khách quan trongđánh giá kết quả thi, pháp luật nghiêm cam sao chép, đánh tráo bài làm của thí sinh
và không được làm giám khảo nếu có quan hệ nhân thân với thí sinh (Điều 2 Chương
Vi chế QTHL)
Ngoài ra, các chính sách về đãi ngộ, khen thưởng và khảo khoá dành cho quanlại cũng luôn được công khai trong các quy định của pháp luật và các chiếu chỉ củanhà vua Qua đó đảm bảo được sự công khai của các chính sách đến với toàn thê quanlại và nhân dân Đại Việt thời bấy giờ
c Quan lại có tỉnh than hop tác, giúp đỡ nhau trong quá trình làm việc dé hướng tới
sự minh bạch, công khai
Điều quan trọng nhất của người làm quan là phải lẫy việc công là trọng, quancùng một triều phải hết lòng phò vua giúp nước, sự liên hệ, phối hợp hoạt động giữacác quan lại tạo nên sức mạnh của chính quyên, sự bền vững của triều đại Việc kết
bè đảng, mâu thuẫn giữa các quan đều dẫn đến tranh giành quyền lực, phân tán quyềnlực của vua, lạm quyên, lộng quyên, mưu lợi cá nhân, bỏ bê việc nước, gây mầm phảnloạn tất phải bị cam: “Quan chức cùng làm việc một nơi mà bat hoà với nhau thì xửtội phạt hay tội biểm '5% (Điều 68 chương Tạp luật) Những trường hợp kết bè danggiữa các quan đại thần hoặc ở vùng biên tran được coi là nguy hiểm hơn: “Những vịđại thần và các quan văn võ đối với các nhà không phải họ hàng anh em và ngườithuộc hạ cua minh mà không có việc gi can, lại cứ hay đi lại dé hop dang uong ruou
và nhận của hồi lộ, hay dùng tài vật dé kết giao thì coi như có âm mưu phản nghịch,
5 Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Hậu Lê, Đại Việt sử ký toàn thư (trọn bộ), sđd, tr 783
6 Viên sử học, Quốc triéu hình luật (luật hình triéu Lê), sdd, tr 258
30
Trang 37theo sự tình nặng nhẹ mà định tội ”5” (Điều 108 chương Vi chế QTHL).
Các quan lại không chỉ phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình mà còn phảichịu trách nhiệm về việc làm của người dưới quyền: “Các quan giảm lâm, quan chủ
ty biết thuộc viên phạm tội mà không phát giác xứ biém hai tr 5Š (Điều 61 chương Vìchế QTHL) Các quan lại không biết, biết mà làm ngơ hoặc dung túng cấp dưới làmdiều sai trái đều bị phạt: “Những người giữ cửa quan mượn người khác giữ thay người chủ tướng không biết việc ấy bị phạt tiền 15 quan, biết mà làm ngơ phạt tiền
50 quan ”59 (Điều 24 chương Vệ cấm QTHL) Quan lại khi đảm nhận trách nhiệmquản ly địa hạt của mình hay giữ các chức vụ mà dé người dưới lộng quyên, lộnghành, tơ hảo đến của dân thì người quản lý cũng chịu xử như tội tham ô như một sốtrường hop có thật được ghi chép trong sử sách: “Thu lại quyên coi quan của Đô đốcTây quân Lê Thiệt, vì cớ con Thiệt là Bá Đạt giữa ban ngày phóng ngựa ở đường phố,
dung túng gia nô đánh người ””9.
Dé nâng cao trách nhiệm của quan lại, tăng cường sự giám sát lẫn nhau, ngănchặn tình trạng lạm quyền, báo cáo sai sự thật, luật lệ triều Lê sơ quy định chế độ tráchnhiệm tập thé đối với quan lại: “Những tấu trạng ở các lộ, huyện mà không viết đủtên các quan chức dong liêu với mình thì xử phạt 10 quan tiên ””! (Điều 100 chương
Vi chế QTHL), Viên quan đứng đầu dù có phẩm hàm cao nhất xong cũng không
có quyền phủ quyết những ý kiến trái ngược Khi bàn bac công việc ý kiến của thiểu
số và đa số đều có giá trị như nhau Triều đình cho phép những người có ý kiến thiêu
số làm một bản tấu riêng, trình bày rõ lý do khiến mình giữ vững chính kiến, đóngtriện riêng dé tau vua Vua trực tiếp quyết định Khi có sự thống nhất ý kiến, đề nghị,quyết định của các cơ quan là nghị quyết chung của lãnh đạo, nên trong các tập tấukhông đứng tên riêng quan chức lãnh đạo cao nhất mà đứng tên tập thê lãnh đạo Tập
thê đó chịu trách nhiệm trước nhà vua về quyết định, ý kiên của minh”.
67 Viện sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 112
68 Viên sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 95
6 Viên sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 68
70 Ngô Sĩ Liên và các sử than nhà Hậu Lê, Dai Việt sử ký toàn thư (tron bộ), NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2022,
tr 806.
7! Viện sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 110
72 Dẫn theo Nguyễn Thị Thu Hoà, Chế độ quan lại triểu Lê Sơ (1428-1527) và những giá trị tham khảo cho cải cách chế độ công vụ, chế độ công chức ở Việt Nam hiện nay, säd, tr.93
31
Trang 38Có thể thấy, các quy định pháp luật thời Lê Sơ đã phần nào thể hiện được sựcông khai, minh bạch một cách gián tiếp hoặc trực tiếp Tuy vậy, nhìn chung các quyđịnh trong việc công khai, minh bạch trong thực thi công vụ vẫn còn thiếu và chưađược nhiều khi so với các quy định về liêm chính trong thực thi công vụ.
2.1.2 Các biện pháp dam báo thực hiện liêm chính, minh bạch trong thực thi công
vụ thoi kì Lê Sơ
2.1.2.1 Thanh tra, giảm sát quan lại
Giám sát quan lại là việc kiểm tra, thanh tra đánh giá quan lại một cách thườngxuyên hoặc bat thường (không theo khóa) nhằm phát hiện, ngăn chặn những sai lầm,tội lỗi do những người có chức, có quyền gây ra Đề làm việc này, triều Lê Sơ đã họctập sáng tạo mô hình Ngự sử đài của nhà nước phong kiến Trung Quốc đời Đường.Ngự sử đài là cơ quan giám sát từ trung ương đến địa phương, tồn tại độc lập,trực thuộc nhà vua với chức năng chính là cơ quan có đặc quyền được hặc tấu tất cảmoi việc, có ý nghĩa can gián những việc được xem là không đúng hoặc chưa tốt củavua và quan lại, cùng với các quan trong Hiến ty có nhiệm vụ phối hợp hặc tâu cácquan làm bay, soi xét uan khuất của người dân Ngoài ra Ngự sử đài thời Lê Sơ cũngkiêm nhiệm thêm một số chức năng khác như là cơ quan tố tụng, xử án một số vụviệc, Đứng đầu cơ quan này có các chức Đô Ngự sử (Chánh Tam phẩm), Phó ĐôNgự sử (Chánh Tứ phẩm), Thiêm đô Ngự sử (Chánh Ngũ phẩm), thường do nhữngngười có học vị tiễn sĩ nắm giữ Ở Ngự sử Đài còn có Giám sát Ngự sử làm nhiệm
vụ giám sát quan lại ở cấp Đạo trở xuống Mỗi Đạo trong 13 Đạo thời Lê Sơ lại lập
cơ quan giám sát riêng là Hiến sát Sứ ty với chức trách thanh tra quan lại
Bên cạnh cơ quan giám sát chung là Ngự sử Đài, từ năm 1471, triều đình cònđặt ra Lục Khoa là cơ quan giám sát Lục Bộ Đây cũng là cơ quan tồn tại độc lập
không phụ thuộc Lục bộ mà trực thuộc nhà vua Tương ứng với mỗi bộ có một khoa
giám sát Đứng đầu mỗi Khoa có Đô cấp sự trung?3
Các cơ quan thanh tra, giám sát này tạo thành từ một hệ thống kiểm soát, đánh
73 Nguyễn Hoài Văn, Giám sát quan lại thời Lê Thánh Tông và ÿ nghĩa đối với công tác cán bộ hiện nay,
bo-hien-nay-49531.html, truy cập ngày 20/02/2023.
https://thanhtra.com.vn/chinh-tri/Giam-sat-quan-lai-thoi-Le-Thanh-Tong-va-y-nghia-doi-voi-cong-tac-can-32
Trang 39giá quan lại theo nguyên tắc: tất cả điều liên quan đến nhau, ràng buộc lẫn nhau, khiếncho quan to, nhỏ cũng đều ràng buộc với nhau, chức trọng, chức khinh cùng kiềm chếnhau Uy quyền không bị lợi dụng Chế độ thanh tra, giám sát thời Lê Thánh Tông làchế độ độc lập, có thể báo cáo vượt cấp Vi dụ, một quan tri phủ mac lỗi thì quan Hiếnsát có quyền tâu hặc thang lén Ngu su dai hoac truc tiếp lên bộ Hình, thậm chí lên cảvua, không cần thông qua giám sát Ngự sử Triều đình sẽ cử ngay quan về điều tra,nếu quan tri phủ có lỗi hoặc vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm khắc Trong chế độthanh tra, giám sát thời Lê Sơ thậm chí cả các quan Đô Ngự sử cũng có thể bị ngườikhác tau hac nếu phạm lỗi”* Ngoài chế độ giám sát, tau hac theo thông lệ, Nha nướcphong kiến còn có chế độ giám sát đặc biệt Năm 1467, Lê Thánh Tông định lệ chọn
ở Lục Bộ, Lục Khoa và Lục Tự, mỗi cơ quan chọn lay lại viên biết chữ và có hạnhkiểm dé “sung việc đi thăm hỏi, điều tra nỗi đau khổ của sinh dân và việc chỉnh sựhay đở””5 Khi phát hiện trường hợp quan lại tham 6, tham nhũng, triều đình sẽ cửquan lại có đủ năng lực và phẩm hạnh về địa phương điều tra, nếu quả là người có lỗithi chiếu theo luật mà định tội
Mặt khác, pháp luật thời kì Lê So còn đặc biệt coi trọng tai mắt nhân dân trongviệc giám sát, phát hiện, cáo giác việc làm sai trai của quan lại, hay nói cách khác lànhà nước có hình thức giám sát từ phía người dân đối với quan lại Trong QTHL, điều
74 chương Vi chế có nêu: “Trong khi tuyển định tráng làm quân đội, mà xã quan bỏhạng người bậc nhất, bậc nhì dé lấy người quá kém va đem người hèn yếu sungquân, , người tố giác đúng sự thực thì có thưởng tùy theo việc lớn nhỏ ””5 Hay taiđiều 76 chương Vi chế: “Những người quyên quý thé gia và các hoạn quan nội thankhông được cầu cạnh nhờ cậy việc quân với các quan tướng hiệu, Người cáo giác
sự thực thì được thưởng tước tùy theo nặng nhẹ ””” Ngoài ra tại Điều 112 chương Vichế cũng quy định: “Các quan ngắm với bày tôi trong cung (nam hay nữ cũng thé)giả làm họ hàng di lại giao thiệp với nhau, thì déu bị tội đồ hoặc lưu Nhưng cha mẹ
74 Nguyễn Hoài Văn, Giám sát quan lại thời Lê Thánh Tông và ÿ nghĩa đối với công tác cán bộ hiện nay,
https://thanhtra.com bo-hien-nay-49531 html, truy cập ngày 20/02/2023
vn/chinh-tri/Giam-sat-quan-lai-thoi-Le-Thanh-Tong-va-y-nghia-doi-voi-cong-tac-can-75 Ngô Sĩ Liên và các sử than nhà Hậu Lê, Dai Việt sử ký toàn thư (tron bộ), sdd, tr 813
76 Viện sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 100
7 Viện sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 101
33
Trang 40và anh em ruột thì không phải tội Nếu tiết lộ chuyện trò trong cung ra ngoài thì bịchém, kẻ truyền ngôn thì tội nhẹ hơn hai bậc Người cáo giác đúng sự thật, đượcthưởng tước hai tư ””Š Cơ chễ giám sát từ phía nhân dân được thực hiện thông quahai hình thức người dân được quyền yết bang công khai dé viết ra các điều thiện áccủa quan lại tại địa phương người dân có quyền đưa đơn tổ cáo lên các chính quyềncấp trên về các hành vi sai trái của quan lại Nhà nước phong kiến cho phép người dânđược tố cáo đến bat ki cấp nào, kế cả đưa đơn trực tiếp đến nhà vua nhân dip vua dituần thú hoặc thông qua việc đánh trống kêu oan tại triều dinh” Có thé thay triều Lê
Sơ đã cụ thể hoá phần nào quyên của người dân trong việc giám sát, tố cáo các hành
vi sai trái, không liêm chính của các quan lại bằng các điều luật được quy định rất rõtrong QTHL Đây cũng có thé coi là một trong những tiến bộ lớn của triều đình nhà
Lê đương thời Và dé việc tố cáo thực sự có vai trò làm trong sạch đội ngũ quan lại,nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, pháp luật cũng nghiêm trị kẻ tốcáo sai su thật đặc biệt là khi vu cáo quan lại đương nhiệm: “Kẻ vu cáo các quan trêntại chức ở bản phủ thì xử tội như tội minh vu cáo ”59 (Điều 41 chương Dau tụng).2.1.2.2 Chính sách sử dụng quan lại
a Hồi T y
“Hồi Ty” nguyên nghĩa chữ Han là “tránh đi” hoặc “lánh đi”, về sau là mộtkhái niệm để chỉ một nguyên tắc bố trí quan lại của Nhà nước, xuất hiện lâu đời ởTrung Quốc Theo đó, những người có quan hệ huyết thong, đồng hương, thay trò,bạn bè không được cùng làm quan hay làm việc ở một địa phương, công sở.
Vào triều Lê Sơ, vua Lê Thánh Tông là người đầu tiên tiếp thu và vận dụng chế
độ “Hồi Ty” vào việc xây dựng bộ máy chính quyền và cung cách làm việc của các
cơ quan đó Trong QTHL và một số văn bản pháp luật cô thời Lê sơ khác đã quy định
“Hồi Ty” Dé tránh tạo lập sự liên kết giữa quan địa phương và dân sở tại, Điều 33chương Hộ hôn QTHL quy định: “Các quan ty ở tran ngoài mà lấy đàn bà con gái ở
78 Viên sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 113
79 Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Chế độ tuyển bồ và sử dụng công chức ở Việt Nam trong tiễn trình lịch sử, kỷ yêu hội thảo khoa học cấp Khoa, Trường Dai học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2019, tr 28
8 Viên sử học, Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), sdd, tr 223
34