Không chỉ có tác phẩm của Robert Brandom, các tac phâm diễn giải Hegel khác vẫn liên tục được xuất bản cho tới tận năm 2023 như: Bản thể luận ngữ pháp của Hegel: Những từ ngữ thất lạc và
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ¬¬
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYÊN ANH CHUNG
Chuyên ngành : Triết học
Mã số : 8229001.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIET HỌC
GVHD: PGS.TS NGUYEN QUANG HUNG
HÀ NOI - 2024
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Quang Hưng Các kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố Các
thông tin tài liệu trình bay trong luận văn có xuât xứ rõ ràng.
Học viên
Nguyễn Anh Chung
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành cuốn luận văn, bên cạnh sự nỗ lực của riêng bản thân, tôi
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy cô khoa triết học —
trường đại học khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQGHN.
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Quang Hưng tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện luận văn Thầy không chỉ truyền đạt cho tôi những kiến thứctriết học ma còn hướng dẫn các phương pháp nghiên cứu quan trọng dé giúp tôi
hoàn thành cuốn luận văn này Không những vậy, thầy còn khích lệ tôi về mặt
tinh thần để tôi có đủ quyết tâm hoàn thành bài nghiên cứu
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy cô giáo khoa Triết học,
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn đã nhiệt tinh day dé, trang bị cho
tôi những kiến thức quan trọng đóng vai trò nền tảng để tôi có thể hoàn thành
luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy tôi
những chuyên dé quan trọng và bồ ích trong quá trình học cao học vừa qua.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình và tất cả bạn
bè đã ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Học viên
Nguyễn Anh Chung
Trang 4MỤC LỤC
l6 8 |
Chương 1: Bối cảnh lịch sử và những tiền đề cho sự ra đời tư tưởng biện chứng chú-nô của G.W.F Hegel trong tác phâm Hiện tượng học tỉnh thÃn -ccScccsccsccsexss 9 1.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội 222++++EEE++vtttEEE11 tr E.Errrre 9 1.2 Những tiền đề tư tưởng :-©+¿©2s+2x2E2EEE712112712112117121111111211 1121.111 crrrre 13 1.2.1 Nền tảng chủ nghĩa duy siêu nghiệm Kant và dự án hoàn thiện triết học Kant của Reinhold và Fichte từ những phê phán của JaCOBI - 5 +5 + +kE+vEseeseeeeeeereee 13 1.2.2 Chủ nghĩa duy tâm lãng man Schelling và Holderlin - - ¿55 55+ ++<>++ 25 1.2.3 Tư tưởng kinh tế của Adam Simith -2- 22 5+2+++2E++EE+2EEEeEEEerkrerkrerkrerkree 32 1.3 G.W.F Hegel: Cuộc đời va tac phẩm Hiện tượng học tỉnh thận cccccccrcrisrererees 35 1.3.1 Vài nét về cuộc đời và tác phâm của G.W.F Hegel -¿-z xe: 35 1.3.2 Tổng quan về tác phâm Hiện tượng hoc tinh than của G.W.F Hegel 38
Chương 2: Những nội dung cơ ban của biện chứng chú-nô trong tác phẩm Hiện tượng học tinh thm của Hegel «0.0.0.0 ec eecceeeescesseceseesseceseessecsseeeseessecsseeseeeeesseesaeeseeseeeesaeesneeaeeeas 44 2.1 Tiến trình đào luyện của ý thức oeeceeccecescesesseesessessessessessessessessessessessessessesesseessseesesseseess 44 2.1.1 Ý thức phủ định tính “cá biệt” của đối tượng trong sự xác tín cảm tính 44
2.1.2 Ý thức phủ định tính “trực tiếp” của đối tượng trong tri giác -‹ +: 53
2.1.3 Ý thức lao động đào luyện nên khái niệm về sự vật được thé hiện thông qua phạm THU LUC 1 67
2.2 Sự phân đôi của Tự-ý thức trước cấp độ biện chứng chủ-nô 2-2 2 225252 76 2.2.1 Bước chuyền từ ý thức sang tự-ý thức -¿- + s+Se+Ek+E2E2EE2EEEEEEEE2Ecrrree 76 2.2.2 Cầu trúc của Tự-Ýý thứỨC - 2 2 +£+EE9EE£EEE£EEEEE2E12E171127171121111211 21111 1.txe 92 2.2.3 Ban chat sự sống của cái-tôi-trong-thế-giới - ý thức làm nô đang phát trién 99
2.2.4 Ban chat ham muốn của cái-tôi-nội-tại - ý thức lam chủ đang phát trién 107
2.3 Tiến trình hai Tự-ý thức đối lập thừa nhận lẫn nhau như là chủ và nô 114
2.3.1 Khái quát tiến trình thừa nhận lẫn nhau của hai Tự-ý thức đối lập 114
2.3.2 Cuộc dau tranh giữa hai Ty-y thức đối lập và sự phân chia thành chủ và nô 120
2.3.3 Sự thừa nhận lẫn nhau như là chủ và nô giữa hai Ty-y thức đối lập 133
2.4 Một số đánh giá nhận Xét - 22 2 ©E2SE‡EEEEE2E1971211271211211717111171 2111121 rxe 154 "hà c na cee 154
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO ¿- + +t+SE+EEE‡EEEEEEE2EEEESEEEEEEEEEEEEEEErEerkrrerkee 169
Trang 5đặc biệt là tái diễn giải tác pham Hién tượng hoc tỉnh than ngày càng phát triển
mạnh mẽ Hiện tượng này không chỉ diễn ra trong giới triết học luc địa mà Hiệntượng học tỉnh thần cũng thu hút sự quan tâm của rất nhiều triết gia phân tích.Một vài công trình tiêu biểu khang định trào lưu tái khám pha tác phẩm Hiéntượng học tỉnh thần có thê kê đến như: Tỉnh thân của sự tin cậy của RobertBrandom vào năm 2019, trong tác pham này, ông đã tái diễn giải tác phẩm Hiện
tượng học tỉnh than của Hegel và nhận được sự quan tâm lớn của giới triết học
Mỹ Không chỉ có tác phẩm của Robert Brandom, các tac phâm diễn giải Hegel
khác vẫn liên tục được xuất bản cho tới tận năm 2023 như: Bản thể luận ngữ
pháp của Hegel: Những từ ngữ thất lạc và sự thông diễn mở trong Hiện tượng học tinh than (Jeffrey Reid), Hegel: Triết gia của tw do (Klaus Vieweg)
Nguyên nhân chính khiến cho tác pham Hién tượng học tinh than vẫn còn mangtính thời sự với triết học đương đại có lẽ đến từ sự phê phán của Hegel với Kant
về những van dé nhận thức luận, một số chủ đề nỗi bật có thê kể tới là: Sự tự xácđịnh của chủ thẻ, vật tự thân và mối quan hệ giữa trực giác với khái niệm Triếthọc phân tích đương đại bị ảnh hưởng rất nhiều bởi Kant, và khi nhận thấy triếthọc Kant vẫn còn tồn đọng nhiều mâu thuẫn nên các triết gia phân tích có xuhướng tái tìm hiểu triết học Hegel băng cách coi tư tưởng của ông như là sự tiếp
nối dự án của Kant nhằm thẩm tra các tiền giả định của ý thức trong hành vi đưa
ra những nhận định dựa trên những quy chuẩn nhất định (normative claims) Các
triết gia phân tích tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng của Hegel trong lĩnh vực
1
Trang 6nhận thức luận bằng cách lược bỏ những yếu tố siêu hình và thần bí Họ thừa
nhận các khái niệm của Hegel như: ý thức, tự-ý thức, sự song va cac pham tru logic khác nhưng từ chối diễn giải Hegel theo khuynh hướng của chủ nghĩa thần
bí giả dụ như coi tinh thần là một thực thé thần thánh đang hiện thực hóa chính
nó trong ý thức con người.
Trong tác phẩm Hiện tượng hoc tinh than, nội dung nỗi tiếng nhất chính
là tiết A chương 4 dưới nhan đề “Sự độc lập tự chủ và không độc lập tự chủ của
ý thức; làm chủ và làm nô” hay còn được nhiều học giả gọi dưới một nhan đềkhác là “Biện chứng chủ - nô” Đây là một đoạn trích có ý nghĩa đặc biệt đối với
lịch sử triết học bởi nó tạo ra ảnh hưởng tới nhiều trào lưu triết học sau này, có thé kế đến: Chủ nghĩa duy vật lịch sử, triết học lịch sử, nhân học triết học, chủ
nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa nữ quyền và còn nhiều trường phái khác nữa Nội
dung về “biện chứng chủ nô” nổi tiếng về tinh đa nghĩa của nó, dù ban đầu chỉ là một dụ ngôn được Hegel sáng tác để luận giải cho khái niệm “Tự-ý thức”,
nhưng nó mang tầm vóc của một tư tưởng có tham vọng giải thích lịch sử nhân
loại “Biện chứng chủ nô” còn được đánh giá là điểm cao trào và đóng vai trò rất
quan trọng trong tác phâm Hiện tượng học tỉnh than Do đó, diễn giải được về
“biện chứng chủ - nô” sẽ góp phan làm tường minh toàn bộ tác phẩm kinh điển
của Hegel.
Ké từ khi tác phâm Hién tượng học tinh than được công bố, "Biện chứng
chủ-nô" được xem là nội dung khó hiểu nhất trong vô số các đoạn khó hiểu của
cả tác pham Rất nhiều thế hệ triết gia đã miệt mài diễn giải phần tư tưởng "tối
tăm" nhất này của Hegel Kết quả là dường như mỗi triết gia lại có một cáchdiễn giải khác nhau về nội dung này Trong các cách diễn giải trước đây, một sốtriết gia đã biến "Biện chứng chủ-nô" thành một học thuyết mang khuynh hướngnhân học, triết học lịch sử, triết học chính trị-xã hội và chúng tôi đánh giá rằngnhững cách luận giải này có phần xa rời tư tưởng của Hegel vì đối tượng khảo
cứu của tác phẩm Hiện tượng học tinh than là bản thân tinh thần chứ không phải
là lich sử, con người hay các vân đê chính trị-xã hội Do đó, luận văn nay mong
Trang 7muốn cung cấp một lỗi diễn giải có những yếu tố mới nhưng vẫn bám sát
nguyên tác và thé hiện đúng tinh thần của Hegel.
Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu trực tiếp về các tác phẩm của
Hegel vẫn còn rất hạn chế, không chỉ riêng về "Biện chứng chủ - nô", hay tác phâm Hiện tượng học tinh thần mà còn là toàn bộ hệ thống triết học Hegel.
Trong khi đó, hệ thống triết học Hegel là tiền đề lý luận cơ bản của chủ nghĩaMarx-Lenin, đặc biệt là đối với phép biện chứng duy vật Do đó, nghiên cứu vềtriết học Hegel là một trong những nhiệm vụ cần thiết dé góp phan phát triển ly
luận về phép biện chứng duy vật nói riêng và toàn bộ triết học Marx-Lenin nói
chung.
Bên cạnh sự ảnh hưởng tới chủ nghĩa Marx-Lenin, triết học Hegel còn làmột trong những "suối nguồn" có ảnh hưởng lớn tới nền triết học hiện đại Nếu
biểu diễn lịch sử triết học bằng một sơ đồ tuyến tính từ quá khứ tới tương lai thì
Hegel là một dau cham lớn mà ké từ thé kỷ 19, rất nhiều trường phái triết họchiện đại tương tác với triết học Hegel một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Hoạtđộng phê phán Hegel lẫn phát triển triết học Hegel đều góp phần tạo ra nhữngtrào lưu triết học mới Hegel giữ một vị trí rất quan trọng đối với lịch sử triết học
và với tư cách là một cử nhân chuyên ngành Lịch sử triết học, tôi cho rằng VIỆC
nghiên cứu triết học Hegel rất cần thiết đối với sự phát triển của chuyên ngành
hẹp.
Từ tất cả các lý do trên, tôi xin chọn đề tài: “Biện chứng chủ - nô trong
tác phẩm Hiện tượng học tinh than của Hegel” làm đề tài luận văn thạc sĩ của
mình.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Nội dung về “Biện chứng chủ - nô” trong tác phẩm Hiện tượng học tỉnh
than của Hegel đã được nhiều trường phái triết học khác nhau nghiên cứu kề từthé kỷ 20 Trong bất kỳ một cuốn sách nào chú giải về tác phâm Hién tượng học
tỉnh thân, chúng ta đều có thê tìm thấy phần chú giải nội dung về "Biện chứng chủ - nô" Từ góc nhìn tổng quan, có thể khái quát rằng có ba khuynh hướng
chính trong việc diễn giải tư tưởng "Biện chứng chủ - nô” của Hegel", bao gôm:
Trang 8Thứ nhất là khuynh hướng diễn giải tư tưởng "Biện chứng chủ - nô" bám
sát ý nghĩa nội tai của tác phẩm Khuynh hướng này có có thé kế đến những công trình: Hegel (2006) của Eugen Fink, Lý thuyét về tự do chủ quan của Hegel (1966) và Triết học của Hegel - bình luận về các tác phẩm chính gom 2 tập (2000) của Schnädelbach, Tinh than của sự tin cậy (2019) của Robert
Brandom, Nguồn gốc và cấu trúc của tác phẩm Hiện tượng học tỉnh thần của
Hegel (2000) của Jean Hyppolite Trong khuynh hướng diễn giải ý nghĩa nội tại
của tác phẩm, từng cách diễn giải của các triết gia cũng có sự khác nhau bởi cáctriết gia đều đừng trên lập trường của những trường phái triết học khác nhau Rất
khó dé có thể đánh giá tinh đúng sai trong cách diễn giải của các triết gia, vì vậy, tác giả luận văn xin được chỉ ra sự khác biệt giữa cách tiếp cận chứ không cố gắng đánh giá một cách chủ quan, thiếu cơ sở khoa học Cách tiếp cận của Eugen Fink mang khuynh hướng Hiện Tượng Học của Husserl, ông đã cố gắng
tim ra sự tương đồng trong cách tiếp cận Hiện Tượng Học của Husserl va Hegel.Phần chú giải Hiện tượng học tinh than của Schnadelbach mang khuynh hướngthông diễn học, góp phần soi sáng rất nhiều nội dung phù hợp với tinh thần của
Hegel Cách Robert Brandom diễn giải lại mang màu sắc triết học phân tích,
thiên về phân tích logic và ngôn ngữ; điều này đôi khi khiến nội dung tư tưởng
"Biện chứng chủ-nô" không còn giữ được sự hấp dẫn Phan chủ giải tác phamHiện tượng học tinh thần của Jean Hyppolite có thé đánh giá là rat công phu vàđược công nhận rộng rãi bởi nhiều thế hệ nghiên cứu Hegel
Thứ hai là khuynh hướng luận giải ý nghĩa "Biện chứng chủ-nô” theo
cách tiếp cận triết hoc lịch sử do Karl Marx khởi xướng, có thể ké tới các côngtrình của Charles Taylor và Theodor Adorno Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng,Marx tiếp thu rat thận trọng tư tưởng biện chứng chủ - nô của Hegel trong Banthảo kinh tế triết học năm 1844 Charles Taylor chú giải tư tưởng "Biện chứngchủ-nô" theo tinh than mà Marx đặt ra trong tác pham Hegel xuất bản vào năm
1975 Theodor Adorno công khai đi theo khuynh hướng chủ giải này trong tác
pham "Biện chứng của khai sáng" xuất bản năm 1944 Cách diễn giải khuynh hướng triết học lịch sử đã coi tư tưởng "Biện chứng chủ-nô" của Hegel như một
4
Trang 9học thuyết diễn tả quy luật phát triển đi lên của lịch sử bằng những mâu thuẫn
của con người phân hóa thành những giai cấp thống trị-bị trị theo từng thời kỳ phát triển của lịch sử tương ứng với mối quan hệ chủ-nô và sự tha hóa của lao động dé từ đó rút ra những kết luận mới đi xa hơn ý tưởng của Hegel Dé đánh giá, thực ra cách diễn giải của chủ nghĩa Marx cũng rất thuyết phục Nhưng sau
này, trong các bài giảng về triết học lịch sử thì Hegel không tái sử dụng nộidung "Biện chứng chủ - nô" Do đó, rất khó dé có thé khang định Hegel thực sự
có tham vọng diễn giải lịch sử loài người bằng tư tưởng này giống như cách
Marx làm.
Thứ ba là khuynh hướng tiếp cận nhân học triết học của Alexander Kojève tại Pháp vào những năm 1933-1939 Ông là người đưa “Hiện tượng học
tinh thần” tới nền triết học Pháp và tạo ra sức ảnh hưởng tới nhiều trường phái
triết học sau này, đặc biệt là với chủ nghĩa hiện sinh của Sartre Những luận giải
của ông chủ yếu thê hiện qua các bài giảng và được tập hợp thành một cuốn sách
có nhan đề: Dân nhập vào việc đọc Hegel Cách diễn giải "Biện chứng chủ-nô"của Kojève cũng mang tham vọng giải thích lịch sử và bản chất xã hội của conngười, điều này một phần giống với cách diễn giải của Marx Tuy nhiên, vẫn có
những điểm khác biệt căn bản giữa cách tiếp cận của Marx và Kojève Marx
thường xuyên nhấn mạnh tới các phạm trù "Mau thuẫn", "Đấu tranh" va "Lao
động" dé chỉ ra tiến trình phát triển của lịch sử của loài người nói chung Trong khi đó, Kojéve chú trọng tới các phạm trù "Sự kinh sợ trước cái chết", "Ham muốn", "Tự do" khiến cách diễn giải của ông gần với Chủ nghĩa hiện sinh và
chính Sartre — triết gia mệnh danh là Ông Hoàng Hiện Sinh đã tiếp thu trọn vẹn.Điểm khác biệt giữa Kojève và Marx còn nằm ở chỗ triết gia người Pháp chỉthừa nhận tính biện chứng của thế giới, xã hội và lịch sử khách quan chứ khôngthừa nhận phương pháp luận biện chứng Đây là một điểm rất hạn chế trong góc
nhìn của Kojéve.
Tại Việt Nam, mặc dù đã có rất nhiều công trình triết học về Hegel nhưng không có nhiều tác phâm đề cập trực tiếp tới nội dung tư tưởng "Biện chứng chủ
Trang 10- nô" Dưới đây là hai công trình quan trọng mà trực tiếp đề cập tới nội dung
luận văn bàn tới.
"Biện chứng chủ - nô” của Hegel lần đầu tiên được tiếp cận tại Việt Nam
có lẽ là sự phê phán của Tran Đức Thảo đối với Hegel trong tiêu luận Hat nhân duy lý trong triết học Hegel được xuất bản tại Tập san đại học (Văn Khoa) số 6-
7 vào năm 1956 Trong tiêu luận này, Trần Đức Thao đã phê phán Hegel trênquan điểm của chủ nghĩa Marx Cách diễn giải của Trần Đức Thảo về "Biện
chứng chủ - nô" của Hegel mang đậm màu sắc triết học lịch sử giống như các
triết gia cùng thời với ông như Charles Taylor, Theodor Adorno Theo tác giả
luận văn, những phê phán của Trần Đức Thảo nhắm tới tư tưởng "Biện chứng chủ-nô" của Hegel có phần gay gắt Dựa vào ngữ cảnh của tác phẩm, dường như Hegel sáng tác ra câu chuyện giữa chủ và nô nhằm diễn tả mối quan hệ giữa cái tôi siêu nghiệm và cái tôi kinh nghiệm — một vấn đề nhận thức luận còn tồn
đọng trong truyền thống triết học duy tâm Đức chứ rất khó dé có thé khang địnhrằng thông qua "Biện chứng chủ-nô", Hegel ngầm đưa ra quan niệm về vẫn đềgiai cấp mang tính chính trị - xã hội - lịch sử giống như Trần Đức Thảo đã phê
phán.
Bên cạnh Trần Đức Thảo, một trong những nỗ lực tiếp cận nội dung tư
tưởng "Biện chứng chủ - nô" của Hegel khác có thê tìm thấy trong luận án tiến sĩ Quan niệm của C Mác về tha hóa và ý nghĩa của nó đối với phát triển con người Việt Nam hiện nay của Nguyễn Thị Thanh Huyền Khi nghiên cứu về quan niệm trước C Mác về tha hóa, Nguyễn Thị Thanh Huyền không phê phán
quan niệm "Biện chứng chủ - nô" một cách gay gắt giống như Trần Đức Thảo đãlàm trước đó mà có gắng thống nhất nội dung tư tưởng này của Hegel như làmột phần của tiễn trình tha hóa và giải trừ sự tha hóa lao động Ở một mức độnhất định, luận án của Nguyễn Thị Thanh Huyền cũng đã góp phần làm sáng tỏ
một số nội dung của "Biện chứng chủ - nô", đặc biệt là khái niệm "Lao động".
Tuy nhiên, cá nhân tác giả luận văn nhận thấy rằng, khái niệm "Lao động” ma
Nguyễn Thị Thanh Huyền diễn giải chưa cho thấy tính hiện thực trong tư tưởng
của Hegel Dường như, Nguyễn Thị Thanh Huyền vẫn chỉ nhìn nhận "lao động"
6
Trang 11của Hegel theo nghĩa lao động tạo ra sản phẩm vật chất và đánh giá ý nghĩa của
"lao động" trên nên tảng triết học chính trị - xã hội Thực ra "lao động" của Hegel còn được hiểu theo nghĩa "hoạt động sáng tạo ra các khái niệm" trong lĩnh vực nhận thức luận Lao động tinh thần là một thứ trừu tượng khi xét trong hệ vấn đề của triết học chính trị - xã hội Nhưng trong lĩnh vực nhận thức luận, lao động tinh thần lại là một hoạt động mang tính thực tiễn' Sự khác biệt giữa cách hiểu của tác giả luận văn với Nguyễn Thị Thanh Huyền về khái niệm "lao động"
có thê đến từ sự khác biệt giữa cách tiếp cận triết học Hegel Do đó, ở đây tácgiả luận văn không đánh giá tính đúng/sai của từng cách tiếp cận mà chỉ muốn
làm rõ sự khác biệt để phần luận giải trong các chương sau trở nên tường minh.
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích làm rõ nội dung cơ bản của “Biện chứng
chủ - nô” trong tác phẩm Hiện tượng học tinh thần Hegel Từ đó rút ra nhữnggiá trị và hạn chế của tư tưởng
Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề đạt được mục tiêu đề ra, luận văn cần thực hiệnmột số nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, phân tích những điều kiện kinh tế-xã hội, tiền đề tư tưởng trựctiếp ảnh hưởng tới sự hình thành "Biện chứng chủ - nô" của Hegel trong tác
phâm Hiện tượng hoc tinh thần.
Thứ hai, luận giải những nội dung cơ bản của "Biện chứng chủ - nô” trong
tác phẩm Hiện tượng học tỉnh thần của Hegel
Thứ ba, đánh giá những giá trị, hạn chế và ý nghĩa của “Biện chứng chủ nô” trong tác pham Hiện tượng học tinh thần của Hegel
-4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nội dung cơ bản của “Biện chứng chủ - nô”
Luận văn tập trung diễn giải nội dung cơ bản của "Biện chứng chủ - nô" mà
Hegel trình bay trong tác phẩm Hiện tượng học tinh than Cụ thê, đối tượng cần
nghiên cứu và diễn giải chính trong luận văn này là cách Hegel sử dụng hình
' Phần chú giải về khái niệm "lao động" sẽ được trình bày rõ ràng hơn trong tiết tiến trình lao động dao luyện của
ý thức.
7
Trang 12ảnh chủ và nô để giải quyết vẫn đề "mối quan hệ giữa cái tôi siêu nghiệm và cái tôi kinh nghiém" được đặt ra trong truyền thống triết học cô điển Đức.
- Phạm vi nghiên cứu: Luan văn chu yếu nghiên cứu nội dung mà Hegel trình
bày trong tác phâm Hién tượng học tinh than của Hegel’, bao gồm:
Phan (A) Ý thức - đây là chương ma Hegel khái quát tiến trình lao động của
ý thức mà thông qua tiến trình đó ý thức nhận ra sự phân đôi của chính mình dé tiễn tới cấp độ tự-ý thức và sau đó xác lập mối quan hệ giữa chủ và nô.
Nội dung chính mà luận văn diễn giải nằm trong chương: "Sự độc lập — tựchủ và không độc lập — tự chủ của Tự-ý thức; làm chủ và làm nô" thuộc phần(B) của tác phẩm Trong phần này, Hegel trực tiếp diễn tả mối quan hệ giữa chủ
và nô, trong đó chủ là cái tôi siêu nghiệm và nô là cái tôi kinh nghiệm được hình
tượng hóa.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Karl Marx.
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Phương pháp chủ yếu được dùng trong luận văn là: Phân tích — tổng hợp, thống
nhất logic — lịch sử, đi từ trừu tượng tới cụ thể, giả thuyết — dién dich và thông
diễn học
6 Đóng góp của luận văn
- Về lý luận: Luận văn góp phần làm rõ nội dung cơ bản của “Biện chứngchủ - nô” trong tác phẩm Hiện tượng học tinh thần của Hegel
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể trở thành tài liệu
tham khảo cho những môn học và công trình liên quan sau nay.
7 Kêt cầu luận van
Bên cạnh phân mở dau, kêt luận và danh mục tai liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương 6 tiết.
? Luận văn sử dụng bản dịch "Hiện tượng hoc tinh than" của nhà chú giải Bùi Văn Nam Sơn Đây là một bản
dịch sát nghĩa, bảo lưu được văn phong và nội dung so với tác phâm gốc của Hegel trong tiếng Đức.
8
Trang 13CHUONG 1: BOI CANH LICH SỬ VÀ NHỮNG TIEN DE CHO SỰ RA
DOI TU TUONG BIEN CHUNG CHU-NO CUA G.W.F HEGEL TRONG
TAC PHAM HIEN TƯỢNG HOC TINH THAN
1.1 Bối cảnh lich sử - xã hội
Đề thấu hiểu Hegel đã làm gì với tác phẩm Hiện tượng học tỉnh thân, theo
logic của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trước tiên chúng ta cần nhìn vào bối cảnh lich sử nước Đức vào những năm dau tiên của thế kỷ 19, điểm nhắn là năm
1806 — thời điểm Hegel cho ra đời tuyệt tác đầu tiên trong hệ thống triết học của
mình Bối cảnh lịch sử là một tiền đề quan trọng dẫn tới tư tưởng của mọi triếtgia, đặc biệt là với một triết gia có sự phản tư sâu sắc về thời đại như Hegel.Trong tiểu tiết này, chúng ta sẽ phân tích bối cảnh lịch sử khi Hegel viết tácpham Hiện tượng học tinh than thông qua hai khía cạnh cốt lõi là: Kinh tế vachính tri, rồi từ đó rút ra dấu an của thời đại trong tư tưởng biện chứng chủ - nô
cua Hegel.
Hegel sinh ra tai Stuttgart vào năm 1770, cách 620km tới Paris - trung tam
của các cuộc cách mang làm rung chuyên Châu Au thời bấy giờ Trước năm
1815, nước Đức không có nhà nước riêng mà van là một phần của Dé Chế La
Mã Thần Thánh trải dài từ Nice lên biên giới Pháp đến Calais, qua Gdansk, giáp
đế quốc Nga xuống qua Praha đến Rome Mặc dù được mô tả rất hùng hồn với
tính từ "thần thánh" tuy nhiên thực trạng của Đế Chế La Mã lúc bây giờ là mộtquốc gia bị chia cắt và phân mảnh về cả kinh tế lẫn chính trị Đế Chế La MãThần Thánh được tạo thành từ sự chắp vá của hơn 300 tiểu công quốc, trong đó,mỗi công quốc lại có nền tảng kinh tế, chính trị và cả văn hóa vô cùng khác biệt
Nói không ngoa, mỗi công quốc có thê được coi là một quốc gia độc lập, Đề
Chế La Mã Thần Thành chỉ còn là cái tên chứ không thực sự kết dính các thành
viên trở thành một cường quốc thống nhất hùng mạnh.
Về mặt kinh tế, không giống như Hà Lan, Anh đã sớm xác lập phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từ thế kỷ 16, nước Đức tại thời điểm Hegel viết
tác phẩm Hiện tượng học tỉnh thần vẫn còn tất lạc hậu Phương thức sản xuất
9
Trang 14chính trên toàn bộ nước Đức vẫn là phương thức sản xuất phong kiến Trong đó
nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất chính, nông nô là những người trực tiếp lao
động cho các tá điền, còn tá điền phải trả địa tô và thực hiện các dịch vụ bắt
buộc cho địa chủ - thường là những người thuộc tầng lớp quý tộc; đồng thời, thủ công nghiệp được vận hành theo phương thức phường hội truyền thống Tuy
nhiên, nói như vậy không có nghĩa là kinh tế nước Đức bị chìm đắm trongphương thức sản xuất phong kiến mà đúng hơn, ké từ năm Hegel ra đời vào
1770 cho tới 1830, kinh tế nước Đức đã bắt đầu có những chuyền biến nhỏ như
sự tích tụ về lượng dé chuẩn bị sự biến đôi về chất là sự phát triển của nền công
nghiệp hiện đại vào năm 1850 Trong khoảng thời gian này, quá trình giải phóng
nông nô diễn ra từ từ, bắt đầu với sự thỏa hiệp của giới quý tộc tại công quốc Schleswig vào năm 1780, sau đó là sắc lệnh tháng 10 của vương quốc Phố vào năm 1807 cho phép giai cấp nông dân sở hữu và giao dịch ruộng đất Mô hình của vương quốc Phổ đã tạo tiền đề cho các quốc gia khác của Đức bắt chước
thực hiện giải phóng giai cap nông nô từ năm 1815, từ đó giúp giai cấp nông dân
có được vị thé cao hơn đáng ké và dan dần mở ra một kỷ nguyên phát triển mới.
Mặc dù trước năm 1850, Đức tụt hậu so với Anh, Pháp và Bi về kinh tế côngnghiệp, tuy nhiên, truyền thống thủ công nghiệp được tổ chức theo phương thứcphường hội vẫn để lại lực lượng lao động có tay nghề cao đóng vai trò cơ sở đểphát triển nền công nghiệp hiện đại sau này Về mặt cơ sở hạ tầng, vốn dĩ nước
Đức hoàn toàn có thé đủ điều kiện dé trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại từ năm 1800, tuy nhiên, cơ cấu xã hội cùng thể chế chính trị phong kiến yếu
kém của Đề Chế La Mã Than Thánh và tư tưởng truyền thống cổ hủ về kinh tếcủa chính người dân tại các công quốc thuộc Đức là những yếu tố đã kéo lùi sựphát triển Do đó, có thé tóm gọn lại tình hình kinh tế nước Đức tại thời điểmHegel viết cuốn Hiện tượng hoc tỉnh than là một nền kinh tế dang trong giai
đoạn quá độ thành nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, trong đó cơ sở hạ tầng tuy chưa thể sánh băng với các nền sản xuất tiên tiến tại Anh, Pháp hay Hà Lan nhưng dang có những chuyền biến tích cực và kiến trúc thượng tang lạc hậu lại
10
Trang 15là yếu tố kìm hãm, cản trở sự tiến bộ của cơ sở hạ tang nói riêng và toàn bộ xã
hội nói chung.
Về mặt chính trị, do sự chuyền biến chậm chạp về mặt kinh tế cho nên nền chính trị tại Đế Chế La Mã Thần Thanh nói chung va nước Đức nói riêng chưa có sự thay đổi lớn mạnh giống như các quốc gia láng giềng Đề Chế La Mã
Thần Thánh là một thê chế chính trị phân mảnh, không có sự đoàn kết và mangtính thụ động Các quốc gia bao quanh Dé Chế La Mã Than Thánh ở thời điểmnày đều có sự trỗi dậy mạnh mẽ trở thành những cường quốc như nền quân chủ
lập hiễn Anh ở phía Bắc, Pháp cách mạng ở phía Tây, dé quéc Nga 6 phia Dong
và Áo-Hungary ở phía Nam Quân đội của các cường quốc này hành quân qua lại khắp nước Đức, day các hoàng thân nước Đức đi khắp nơi như những con tốt trong một trò chơi quyền lực mà nước Đức không có tiếng nói gì Không có bất
ky hoàng thân nào của các công quốc thuộc Đế Chế La Mã Thần Thánh tin rằng
công dân của họ sẽ cầm vũ khí lên để bảo vệ họ Nước Đức bắt lực, chỉ là khángiả của lịch sử và chìm trong tình trạng lạc hậu về kinh tế và xã hội trong khinước Pháp cách mạng làm nên lịch sử bằng quân đội và các chính trị gia, cònngười Anh đã xây dựng một đề chế bằng tiền bạc và những phát minh vượt thờiđại Đế Chế La Mã Than Thanh đã bị Napoléon kết thúc vào năm 1806 ngay khi
Hegel hoàn thành tác phẩm Hiện tượng học tỉnh than Và tới khi tập cuối cùng của Khoa học Logic được xuất bản, Quốc Hội Vienna đã được thành lập sau thất bại quân sự của Napoléon và Liên bang Đức ra đời với cơ cấu gồm 38 bang, mỗi bang có dân số trung bình khoảng 600.000 - ít hơn dân số của Paris vào thời
điểm đó
Hegel là một triết gia có sự phản tư sâu sắc về thời cuộc, chính ông cũng
đã nhận ra tình hình nước Đức lúc bấy giờ là một quốc gia lạc hậu về cả chínhtrị lẫn kinh tế Nhưng đây là nước Đức của Goethe, Schiller và Beethoven cùngnhiều tri thức khác, họ không phải những nhà tư bản giàu có, cũng chăng phảinhững chính trị gia khét tiếng mà là những vĩ nhân đứng trên đỉnh cao của đờisông tinh thần Do đó, Hegel nhận xét răng néu nước Đức muốn hiện đại và cách
mạng hóa thì việc đó phải được thực hiện bằng triết học hơn là súng sống, tiền
11
Trang 16bạc và đám đông, đây chính là số phận của nước Đức và Hegel tự nhận thấy
rằng mình phải thực hiện một cuộc cách mạng trong triết học Có thé thấy, giai
đoạn sáng tạo nhất trong sự nghiệp của Hegel chính là giai đoạn Napoléon thực hiện cách mạng trên nước Đức Tác phẩm Hiện tượng học tỉnh than duoc Hegel hoàn thành vào đúng đêm mà Napoléon tiến quân vào Jena va điều này có ảnh
hưởng rat lớn tới tư tưởng của Hegel Sự kiện Napoléon tiễn quân vào Jena cóthé nói là một sự kiện hiếm có, hàng trăm hoặc ngàn năm mới diễn ra một lần
Theo quan điểm của Hegel, đó không phải là một sự ngẫu nhiên mà là một kết quả tất yếu của lịch sử bởi điểm bắt đầu cho sự kết thúc của lịch sử chính trị trùng hợp với điểm bắt đầu cho sự kết thúc của lịch sử triết học Napoléon dang trong quá trình đạt tới sự cáo chung lịch sử chính trị băng hành động vũ trang còn chính Hegel bắt đầu đạt tới sự cáo chung của lịch sử triết học băng tác phẩm đầu tay Hiện tượng học tỉnh thần Theo nghĩa đó, tác phẩm Hiện tượng học tỉnh
than mang khuynh hướng giải quyết triệt dé các van đề triết học còn tồn đọngtrong truyền thống duy tâm Đức như là sự cáo chung cho truyền thống triết họcnày nói riêng và toàn bộ lịch sử triết học nói chung; đồng thời, tác phâm Hiệntượng học tinh than cũng là tiền đề dé mở ra hệ thống triết học đồ sộ của Hegelnhư là sự cáo chung của lịch sử triết học, đó là Khoa học logic, các nguyên lý
triết học pháp quyền, triết học về lịch sử, Thuật ngữ sự cáo chung của lịch sử không được hiéu là không còn sự phát triển nào khác nữa mà ý Hegel muốn nói
là mục tiêu của lịch sử đã đạt được: thế giới giờ đây đã ý thức được tự do, và
tinh thần thế giới biết mình là thực tại tối thượng — điểm cáo chung mà Hegelmuốn nói là khi tinh than đạt tới "tri thức tuyệt đối" Và thông qua hệ thống triếthọc của Hegel, tinh thần thế giới đã đạt tới tri thức tuyệt đối
Như vậy, bối cảnh lịch sử đã thúc ép Hegel phải tạo ra một cuộc cáchmạng trong triết học Tác phẩm Hiện tượng học tỉnh thần được coi là khởi đầu
cho sự cáo chung của lịch sử triết học trước Hegel trong đó nó giải quyết tất cả các vấn đề còn tồn đọng trong truyền thống triết học duy tâm Đức Tư tưởng
biện chứng chủ - nô là một phần của tác phẩm Hiện tượng học tỉnh thần nên nó
cũng mang mục đích tương tự như vậy Nó sẽ giải quyết một van dé rất quan
12
Trang 17trọng mà Kant đã khởi xướng mà các triết gia hậu bối trước Hegel không thê nào
giải quyết được Trong các tiểu tiết sau, chúng ta sẽ cùng làm rõ vấn đề còn tồn
đọng này là gì? Từ đó định vị được cách diễn giải tư tưởng biện chứng chủ - nô
trong tác phâm Hiện tượng học tỉnh thân của Hegel.
1.2 Những tiền đề tư tưởng
1.2.1 Nền tảng chủ nghĩa duy siêu nghiệm Kant và dự án hoàn thiện triết
hoc Kant của Reinhold và Fichte từ những phê phan của Jacobi
Truyền thống triết học duy tâm Đức được xác định cột mốc bắt đầu từ tácpham Phê phán lý tinh thuần túy của Immanuel Kant Tư tưởng của Kant trongtác pham này đã dé lại sức ảnh hưởng vô cùng lớn tới giới triết hoc han lâm thờibấy giờ Kant đã đem lại một tinh thần cách mạng trong lĩnh vực triết học được
ví như cuộc cách mạng cua Nicolaus Copernicus trong thiên văn học Với tư
cách là triết gia hậu bối, Hegel không thê tránh khỏi tầm ảnh hưởng sâu rộng của
Kant Thậm chí, có thé tóm tắt rằng: Kant đã đặt ra nhiệm vụ khôi phục vai trò
của lý tính cho truyền thống triết học duy tâm Đức và Hegel là người hoàn tất
nhiệm vụ này Kant chính là khởi đầu còn Hegel là đỉnh cao của triết học cổđiển Đức Sức ảnh hưởng của Kant đến hậu thế bao gồm cả Hegel là rất rộnglớn, bao trùm nhiều hệ vấn đề Đối với nội dung mà chúng ta nghiên cứu trongtác phẩm Hiện tượng học tỉnh thân, hai khái niệm chủ yếu ảnh hưởng tới Hegel
từ Kant là cái tôi siêu nghiệm và vật tự thân Sức ảnh hưởng từ cuộc cách mạng
của Kant đến Hegel trong lĩnh vực nhận thức luận sẽ được trình bay ngay dưới
đây.
Sự hình thành truyền thống triết học cô điền Đức bắt đầu kê từ khi David
Hume - một đại diện tiêu biểu của truyền thống khai sáng Scotland đã đặt ra mối
nghi ngờ rằng bản chất của sự thống nhất giữa các ý niệm trong ý thức conngười không gi khác ngoài là thói quen và khả năng liên tưởng của chủ thể nhậnthức bằng ba phẩm tính, bao gồm: Tương đồng, kế tiếp nhau về không-thời gian
va tính nhân quả Các phẩm tính trên đều là những quan năng kinh nghiệm của
13
Trang 18chủ thé nhận thức và Hume hoàn toàn loại bỏ vai trò của lý tính Trong những
nỗ lực phê phán Hume, Kant muốn cứu chuộc lại vai trò của lý tính đối với hoạt
động nhận thức Ông lập luận rằng cần thiết phải có những nguyên tắc dé thống
nhất các ý niệm lại với nhau và những nguyên tắc này khởi nguồn từ những điều
kiện của chủ thể nhận thức cho phép chủ thé trở thành Tự-ý thức Hay nói cáchkhác, những nguyên tắc thống nhất các ý niệm phải thuộc về ý thức của chủ thể
và chủ thé hoàn toàn tự biết về những nguyên tắc nay Trong tác phẩm Phê Phan
Lý Tính Thuan Túy, Kant tuyên bố rang dé bat kỳ “ý niệm” hay “biểu tượng”nao xuất hiện trong ý thức của chủ thể thì chủ thé phải có khả năng gắn chúng
vào ý thức của chính mình Tất cả các ý niệm và biểu tượng mà chu thé không
có khả năng gắn vào ý thức của chính mình thì hiển nhiên là không thê tư duy được, các ý niệm và biểu tượng này thậm chí không tôn tại với chủ thé Do đó, tat cả “ý niệm” và “biéu tượng” phải phù hợp với những điều kiện nhất định mà nhờ đó chúng có thê được gán cho chủ thể có khả năng Tự-ý thức Tức là, chủ
thé không chỉ nhận thức được về “các biéu tượng” mà còn biết rằng những “biểutượng” này thuộc về trải nghiệm riêng của chủ thể về sự vật Kant phản biệnHume bang lập luận gồm hai luận điểm sau:
Thứ nhất, phải tồn tại những cách thức để các biểu tượng thống nhất với
nhau một cách tất yêu Những cách thức này không thê chỉ là thói quen hay sự liên tưởng ngẫu nhiên của chủ thể Vì chủ thể có khả năng phán đoán dựa trên
cơ sở là những biéu tượng, những phán đoán này có thé đúng hoặc sai nhưng nó van là một hành vi chủ động thống nhất các biéu tượng của chủ thé; trong khi
đó, thói quen và sự liên tưởng có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện một cách
ngẫu nhiên.
Thứ hai, cách thức thống nhất biểu tượng phụ thuộc vao một cơ sở cầnthiết dé chủ thé trở thành một Tự-ý thức Theo đó, cách thức cần thiết mà chủ
thê thống nhất các biểu tượng của mình sẽ tạo thành những cấu trúc trong đó thế
gidi CÓ thê xuất hiện với chủ thê về mặt kinh nghiệm và Kant gọi những cau trúcnày là những “phạm trù” cần thiết của kinh nghiệm Đồng thời, Kant cũng gọi
những phạm trù này mang tính “tiên nghiệm” theo nghĩa: chúng không có khả
14
Trang 19năng xác thực về mặt thực nghiệm, nhưng với tư cách là những điều kiện cần
thiết của kinh nghiệm, chúng là một phần cần thiết của cấu trúc xác lập nên kinh
nghiệm của chủ thể
Kant lập luận rằng cần phải phân biệt rõ ràng giữa chủ thể kinh nghiệm
với chính những kinh nghiệm đó Những kinh nghiệm này không phải là một
điều kiện tự nhiên được cho sẵn hoặc kết quả của những thói quen hay sự liên
tưởng ngẫu nhiên như Hume giả định Kant đặt ra giả định rang có ton tại mộtTự-ý thức là nguồn gốc của tất cả các kinh nghiệm về thế giới Trong tác pham
Phê Phan Lý Tính Thuần Túy, ông viết: “Cái: “TÔI TƯ DUY” nhất thiết phải có thé đi kèm tat cả mọi biểu tượng của tôi; bởi vì nêu không như vậy, một cái gi
đó có thé được hình dung [thành biểu tượng] trong tôi nhưng lại không được tôi suy tưởng: điều ấy cũng có nghĩa tương tự là, biểu tượng ấy hoặc không thé có được hoặc ít nhất không là gì cả cho tôi Biểu tượng có thể được mang lại trước
mọi tư duy, gọi là trực quan Vậy, mọi cái của trực quan phải có mối quan hệ tất
yếu với cái “tôi tư duy”, trong cùng một chủ thể nơi cái đa tạp này có mặt.Nhưng biểu tượng “Tôi tư duy” này là một tác vụ của tính nội khởi, tức là không
thé xem như là thuộc về cảm năng được Tôi gọi nó là THONG GIAC THUAN
TÚY đề phân biệt với thông giác thường nghiệm, hay còn gọi nó là THÔNGGIÁC NGUYEN THỦY vi nó chính là TU-Y THỨC tức là cái một khi làm nảy
sinh biểu tượng “Tôi tư duy” thì mọi biểu tượng khác đều phải có thể đi kèm theo ngay, và nó vẫn là nó trong mọi [hành vi của] ý thức và nó không thể lại đi kèm theo một biểu tượng nào khác nữa.” [7, tr 285-286] Tự-ý thức không chỉ
mang tính cần thiết mà còn mang tính nội khởi không phát sinh từ bất cứ thứ gìkhác Nó là nguồn gốc của tat cả kinh nghiệm và nó không có nguồn gốc nàođứng đăng sau cả Tự-ý thức mang tính nội khởi, nó hoạt động theo bản tính tự
do của nó, nó không phụ thuộc vào bất cứ thứ gì khác ngoài chính nó Hay nói
cách khác, Tự-ý thức là một tồn tại tự thân tuyệt đối Tự-ý thức là cái có trước,
nó không thể được tạo ra bởi các đối tượng kinh nghiệm bởi vì các cơ sở tâm lý khác nhau của chủ thê đã phải được thống nhất trong Tự-ý thức từ trước khi tiếp
xúc với đối tượng dé mang lại kinh nghiệm về đối tượng cho chủ thé
15
Trang 20Kant cho răng ông đã chứng minh được chủ thể có khả năng thống nhất hai góc nhìn trái ngược nhau về bản thân thành một góc nhìn tổng thé Một mặt,
chủ thé nhìn nhận bản thân mình như là một tồn tại mang tính vật chất trong thế
giới, mặt khác, chủ thể cũng có thể nhìn nhận bản thân như là những góc nhìn
chủ quan về thé giới.
Sự cần thiết phải nhìn nhận bản thân như một góc nhìn chủ quan thốngnhất về thế giới liên quan đến những điều kiện siêu nghiệm của kinh nghiệm nóichung Dé bat kỳ kinh nghiệm nao xuất hiện trong ý thức, chủ thể phải thốngnhất tất cả các biểu tượng của mình thành một ý thức, và điều đó chỉ có thể thực
hiện được nếu chủ thể thống nhất hai thứ, bao gồm: Một là, những biểu tượng
riêng biệt thành một biểu tượng tổng thé về thế giới khách quan, trong đó có các
sự vật tương tác theo quy luật nhân quả xác định và hai là, những biểu tượng đó thành những biểu tượng của một ý thức thống nhất thuộc một góc nhìn chủ
quan Tuy nhiên, sự thống nhất của bản thân ý thức, với tư cách là cái “tôi” siêunghiệm, không bao giờ xuất hiện trong thế giới khách quan mà thay vào đó làmột điều kiện siêu nghiệm cho sự xuất hiện của những kinh nghiệm về chính thếgiới đó Kant lập luận rang chúng ta nhất thiết phải nghĩ về ban thân mình nhưnhững góc nhìn chủ quan không xuất hiện trong thế giới khách quan Mặc dù, từgóc nhìn khách quan, chúng ta xuất hiện trong thế giới đó cùng với các đối
tượng vật chất khác, nhưng với tư cách là những góc nhìn chủ quan thì chúng ta không xuất hiện Từ đó, Kant đề xuất sự phân biệt giữa cái mà ông gọi là phenomena [hiện tượng] và noumena [vật tự thân] Trong đó, hiện tượng là thế
giới được chủ thể kinh nghiệm xuất hiện bên trong góc nhìn chủ quan, và vật tựthân là thế giới của những thứ không thé trải nghiệm được, nằm bên ngoài gócnhìn chủ quan của chủ thê
Trong phần chú thích cho lập luận của mình, Kant đã rút ra một kết luậnmang tính cách mạng ma đối với một số học giả, dường như Kant đang tự mâuthuẫn Kant cho răng: “Và như vậy, sự thống nhất tổng hợp của thông giác là
điểm tối cao mà người ta phải gan chặt mọi sự sử dụng giác tinh, cả bản thân
toàn bộ môn logic học và sau môn logic, cả triệt học-siêu nghiệm vao đó, thậm
16
Trang 21chí, quan năng này chính là bản thân giác tính.” [7, tr 287] Nghĩa là, Kant
dường như nói rằng tất cả các nguyên tắc của tri thức đều có thể bắt nguồn từ những điều kiện cần thiết để một chủ thé có lý tính trở thành Tự-ý thức Tuy nhiên, cũng chính Kant đã phủ nhận điều này một cách rõ ràng khi ông thừa nhận hai điều: Thứ nhất, nguyên tắc thống nhất phải được áp dụng vào cái mà
Kant gọi là “trực quan”, cái mà trực quan đem lại là những cái “được cho” một
cách đơn giản và không thê bắt nguồn từ chính các điều kiện của Tự-ý thức.Điều này mâu thuẫn với tính tối cao của Tự-ý thức đã nói ở trên Thứ hai,nguyên tắc thống nhất mặc dù cần thiết cho bất kỳ kinh nghiệm nào về đối
tượng, nhưng không thể cung cấp cho chúng ta tri thức về "vật tự thân", trong
khi đó "vật tự thân" lại là một khái niệm đóng vai trò quan trọng trong triết học
Kant; nếu như "vật tự thân" là cái không thể biết thì tại sao Kant lại có tri thức
về nó?
Kêu gọi một thế giới của những thứ không thê biết được, Kant có ý tưởngnhư sau: Các nhả siêu hình học đã tranh cãi trong nhiều thế kỷ về cấu trúc tốihậu của thực tại là gì? Một số nhà triết học cho rằng tất cả chỉ thuộc về một bảnthé duy nhất Còn những sự vật ở bên trong chi là những "mô thức" khác nhaucủa nó, đây là ý tưởng Hen Kai Pan nổi tiếng của Parmenides trong triết học Hy
Lạp cô đại Trong khi đó, Plato lại cho rằng thực tại là các ý niệm ton tại vĩnh cửu, cái chúng ta tiếp xúc chỉ là sự khởi tạo hiện tượng của những ý niệm này Ngoài ra, có những triết gia khác vẫn cho rằng thực tại là một tập hợp các đơn tử (nguyên tử) độc lập được sắp xếp một cách thần thánh sao cho các chuyển động
bên trong của chúng tình cờ tương ứng với chuyên động của các thực thê, đây là
ý tưởng của Democrit va sau này là Leibniz.
Kant hoàn toàn phủ nhận việc chúng ta có thé có kiến thức về bản chatcủa sự vật và toàn bộ thực tại Kant tuyên bố rằng chúng ta buộc phải giữ thái độ
bat khả tri đối với những van đề siêu hình như vậy Chúng ta có thé khang định
một cách hợp lý rằng thế giới nhất thiết phải xuất hiện trước mắt chúng ta như
một thế giới của các sự vật vật chất, độc lập lẫn nhau, tương tác với nhau trong
không gian và thời gian theo những quy luật nhân quả tất yếu Nhưng về việc
17
Trang 22liệu thế giới của các đối tượng vật chất trong sự tương tác nhân quả với nhaunày có “thực sự” tự nó là một biểu hiện của các hình thức vĩnh cửu, siêu cảm
giác hay là một tập hợp các đơn tử thần thánh hay không thì không thê biết được; tất cả những luận điểm về cấu trúc siêu hình của bản thân thực tại là hoàn toàn không có cơ sở và hơn nữa là không bao giờ có thể có cơ sở, vì kiến thức
của con người nhất thiết bị giới hạn trong cách thế giới phải xuất hiện với chủthể và với các điều kiện "siêu nghiệm" của sự xuất hiện đó Tri thức của conngười không thé tự mở rộng vươn tới những gi tự nó tôn tai một cách siêu hình.Khi cố gắng làm như vậy, cuối cùng nó chỉ đưa ra một loạt mệnh đề mâu thuẫn
lẫn nhau mà Kant gọi là “antinomies”
Giới hàn lâm ở Đức nhanh chóng hiểu rằng việc Kant phủ nhận kiến thức
về vật tự nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng Trước hết, quan điểm của Kant ngụ ý răng không thê có kiến thức về Chúa, vì Chúa chính xác là loại
thực thể siêu hình mà Kant đã nói rằng chúng ta không thê biết gì theo nghĩađen Nhưng ở Đức, vì quyền lực của vô số Quân Vuong hau như luôn gắn liềnvới việc họ là người đứng đầu các nhà thờ ở lãnh địa tương ứng, nên sự chứngminh của Kant về việc chúng ta không thể biết về những điều siêu nhiên nàyđược coi là có hàm ý răng chúng ta cũng không thé biết liệu quyền lực của các
Quân Vương trên thực tế có hợp pháp hay không Nhiều “nhà duy lý” vĩ đại của thời kỳ Khai sáng ở Đức đã dựa vào bang chứng về sự tồn tại của Chúa dé củng
cố quyền lực của thé chế quân chủ chuyên chế thời Khai sáng Mặc dù công
trình của Kant dường như chỉ nhắm tới mục đích đáp trả những lời buộc tội vàcông kích vào thâm quyền của lý tính của Hume, nhưng đồng thời, Kant đã làmsuy yếu những lý thuyết của chính “những người theo chủ nghĩa duy lý” bằngcách chứng minh rằng lý tính không bao giờ có thể biết về vật tự thân
Kant cũng thanh minh rằng công trình của ông chỉ củng có nền khoa học
mới chứ không có ý bác bỏ đức tin có lý tính vào Chúa trời từ đó trực tiếp làm suy yếu quyền lực của hoàng gia Hầu hết các quân vương không muốn quyền lực của họ chỉ dựa trên đức tin "chủ quan"; họ muốn quyền lực của mình được
thê hiện một cách trọn vẹn, tôi cao dựa trên chân lý hiên nhiên đúng vê Chúa
18
Trang 23trời Do đó, triết học lý thuyết của Kant nhanh chóng trở thành chủ đề thảo luận
sôi nổi của công chúng, và nó nhanh chóng được nhiều người so sánh với
“không khí cách mạng” đang đe dọa trên các lãnh địa hoàng gia của Đề Chế La
Mã Thần thánh.
Nhìn một cách tổng quan, triết học Kant để lại hai vấn đề lớn ảnh hưởng trực tiếp tới tư tưởng biện chứng chủ-nô của Hegel Thứ nhất là van đề mối quan
hệ giữa cái tôi siêu nghiệm và cái tôi kinh nghiệm Kant đã thừa nhận một cách
vô điều kiện sự ton tại của cái tôi siêu nghiệm [Tự-ý thức] như là điều kiện cần
thiết dé chủ thé có được kinh nghiệm và di nhiên Hegel cũng đồng ý với điều
đó Tuy nhiên, Hegel có một cách tiếp cận và diễn giải về cái tôi siêu nghiệm khác với Kant, điều này sẽ được làm rõ trong tiến trình biện chứng chủ-nô Thứ hai là vấn đề về vật tự thân, Kant cho rằng vật tự thân là cái không thể biết được
vì nó tồn tại độc lập với kinh nghiệm của chủ thể Trong triết học Kant, cái tôi
siêu nghiệm ton tại sâu bên trong Tự-ý thức, còn vật tự thân là một thế giới batkhả nghiệm, giữa chúng không hề có một mối liên hệ gi với nhau Hegel không
hề đồng ý với quan điểm này và sẽ đưa ra một lý thuyết khác biện minh cho sự
liên hệ giữa cái tôi siêu nghiệm và vật tự thân.
Vào cuối những năm 1780, người ta đồn rang việc đến Konigsberg dé học
với Kant là một nỗ lực lãng phí bởi Kant đã già, ông khá bận rộn và bị ám ảnh
bởi việc hoàn thành dự án của mình trước khi qua đời Điều đó đã mở ra cơ hội cho các học giả khác ở Jena trở thành những người truyền bá chủ nghĩa Kant Người đầu tiên thuyết trình trước công chúng về triết học Kant mà không phải
chính Kant là Christian Gottfried Schutz, ông là sáng lập và biên tập viên của
tạp chí Allgemeine Literatur Ông đã giảng dạy về triết học Kant tại Jena từ năm
1784, chỉ ba năm sau sự xuất hiện của cuốn Phê Phan Ly Tinh Tì huan Ti uy.Chang bao lâu sau, các tac pham của Kant đã được nghiên cứu rộng rãi ở Jena
Trong số các học giả tiêu biểu, có thé ké tới luật gia Gottlieb Hufeland đã đưa ra
một khuynh hướng áp dụng chủ nghĩa Kant trong nghiên cứu luật học, nhà thầnhọc Karl Christian Erhard Schmid đã thuyết giảng về tác phẩm Phê Phán Lý
Tinh Thuan Túy trong học kỳ mùa đông năm 1785 ở Jena Hơn nữa, ban thân tạp
19
Trang 24chi Allgemeine Literatur nhanh chóng trở thành một trong những cơ quan chính
truyền bá cuộc cách mạng mới mà Kant đề xướng trong triết học Từ đó, Jena trở thành trung tâm của các cuộc tranh luận về cuộc cách mạng ngang tầm
Copernic của Kant.
Công trình nỗi bật khiến Jena trở thành trung tâm của dòng tư tưởng Kant
mới chính là tác pham Những bức thư về triết hoc Kant (Briefe iiber die
kantische Philosophie) của Karl Leonhard Reinhold vào năm 1786 Reinhold sinh ra tai Vienna vào ngày 6 tháng 10 năm 1758, ông là một tu sinh Dòng Tên
cho đến khi dòng tu bị giải thể vào năm 1773, sau đó ông theo học tại trường đại học Viennese Catholic và trở thành một giảng viên triết học.
Reinhold đã chuyển đến Weimar vào năm 1784 và một năm sau ông kết
hôn với con gái cua Christoph Martin Wieland - nhà văn vi đại người Đức Nhờ
mối quan hệ hôn nhân, Reinhold trở thành đồng biên tập viên của một tạp chí rất
noi tiéng la Wieland Reinhold nhanh chóng được biết đến với tu cách là mộttrong những triết gia nổi tiếng viết về các chủ đề Khai sáng Vào năm 1785,
được truyền cảm hứng từ bài báo của Schutz về Kant, ông bắt đầu nghiên cứu
nghiêm túc triết học Kant và cho ra đời tác phẩm Những bức thư về triết hocKant Trong tác phẩm, ông cố gắng trình bày một cách rõ ràng và hệ thống về
triết học Kant, đặc biệt là về cách Kant đã giải quyết cuộc tranh luận giữa lý tính
và đức tin.
Sự xung đột giữa đức tin và lý tính là chủ đề quan tâm hàng đầu của
Reinhold Ông lập luận răng tầm quan trọng của Kant năm ở việc Kant đã chứngminh một lần và mãi mãi rằng đức tin và lý tính không đối lập nhau Vì Kant đãchỉ ra rằng các bằng chứng về sự tồn tại của Chúa thực sự dựa trên lý tính thựchành chứ không phải lý tính thuần túy, nên đức tin vào Chúa không có gì phải lo
sợ trước khoa học hay triết học tư biện hiện đại Hơn nữa, vì Kant cũng đã chỉ rarằng lý tính thuần túy không thé mạo hiểm đưa ra những khang định về "vật tựthân", do đó, hiển nhiên những người theo chủ nghĩa duy lý cũng sẽ phải thừanhận tính hợp lệ của “đức tin” Reinhold tuyên bố rằng người ta có thê vừa tiếp
thu khoa học hiện dai và đông thời vừa là tín đô tôn giáo với điêu kiện người đó
20
Trang 25là tín đồ của Kant Những lo lắng của Jacobi về hậu quả tai hại của việc mở rộng
“lý tính” tới mọi lĩnh vực của đời sông, đặc biệt là sự thay thế vai trò của đức tin
băng lý tính trong tôn giáo dường như đã được giải quyết một cách dứt khoát
Tuy nhiên, trong cùng khoảng thời gian nay, Jacobi đã đi xa hon trong
việc phê phán triết học của Kant Jacobi lập luận rằng sự phân biệt được ca tụng
là mang tính cách mạng của Kant giữa “hiện tượng” và “vật tự thân” chỉ dẫn đến
một chủ nghĩa hoài nghi ở mức độ cực đoan, thậm chí là dẫn tới một thứ chủ
nghĩa mới mà ông đặt tên là “Chủ nghĩa hư vô” Đây là một thái độ xem thường
tất cả thực tại, không coi cái gì là quan trọng vì bất cứ thứ gì cũng chỉ là “hiện
tượng” chứ không mang tính bản chất của “vật tự thân”.
Hơn nữa, Jacobi cáo buộc triết học Kant tự mâu thuẫn Ông cho rằng Kant mặc dù giả định trước "vật tự thân" là cái chưa biết và không thé biết Nhưng trên thực tế, Kant đã gán cho "vật tự thân” nhiều chức năng dé nó thực hiện một
vai trò nhất định trong hệ thống triết học của ông Kant trên thực tế đang chứngminh kiến thức về vật tự thân, do đó Kant đã tự mâu thuẫn với giả định về tínhbat khả tri của vật tự thân mà ông đặt ra Kant đã đưa vào hệ thống triết học củamình một tiền đề cho trước là kiến thức về vật tự thân Jacobi cho rằng triết học
Kant sẽ không thể đứng vững được nếu như không được cho trước khái niệm về
“vật tự thân” này Từ đó, ông rút ra một kết luận răng bất kỳ một lý thuyết triết học nao cũng cần có một tiên đề được cho trước, một điều gì đó đơn giản phải được coi là đã được chấp nhận, và nguyên lý này đúng trong cả nhận thức luận
lẫn tôn giáo.
Cuộc tấn công toàn diện của Jacobi vào hệ thống triết học Kant đã buộcReinhold đi đến kết luận rằng điều cần phục hồi trong triết học của Kant khôngphải là những kết luận của nó mà là chính những nên tang và tiền đề đầu tiêncủa nó Không còn bằng lòng với việc chỉ là người phát ngôn thay cho Kant,
Reinhold bắt đầu tìm ra những quan điểm của riêng mình bang dự án hoàn thiện
triết học Kant Dé tránh sự tự mâu thuẫn khi coi vật tự thân là tiền đề được cho
trước trong triết học Kant, Reinhold cố gắng cung cấp những tiền đề khác để tạo
21
Trang 26nên nền tảng thực sự cho triết học Kant Dự án hoàn thiện triết học Kant của
Reinhold đã đánh dấu sự phát triển của chủ nghĩa duy tâm Đức.
Reinhold lập luận rằng nếu triết học Kant muốn có một nền tảng vững
chắc thì các nguyên tắc cơ bản của nó phải bắt nguồn từ một nguyên tắc sơ khởi
mà ban thân nó tuyệt đối chắc chắn, một nguyên tắc mà người ta không thé nghi
ngờ khi đã hiểu nó Reinhold nhấn mạnh rang điều dang bị đe dọa không phải lànội dung của triết hoc Kant mà là “tinh thần” của nó, không phải “kết quả” machính là “tiền đề” của nó
Đề đạt được mục đích trên, Reinhold lập luận rằng vì triết học của Kant chủ yếu là triết học về ý thức nên chúng ta cần một lời giải thích cơ bản về sự
hình thành ý thức Bản thân cách giải thích cơ bản như vậy sẽ tạo nên một hệ
thống triết học về các yếu tô co bản của ý thức Và mệnh đề cơ bản nhất là cái
ma Reinhold gọi là "nguyên tắc sơ khởi của ý thức” Mệnh đề đó được hiểu như
sau: Trong ý thức, chủ thể phân biệt nội dung được biểu đạt với chủ thé và với
cả đối tượng khách quan Reinhold coi nguyên lý này là một sự thật không thểnghi ngờ về ý thức, một tiên dé có thé dùng làm nền tảng cho mọi khảo sát triếthọc xa hơn Từ đây, bức tranh về ý thức của Reinhold bao gồm một chủ thểquan hệ với một đối tượng nhưng ở giữa là một biểu tượng: đối với Reinhold,chủ thé này liên hệ một cách chủ động với đối tượng, đồng thoi gan biéu tượng
cho đối tượng và phân biệt đối tượng với biểu tượng đó Trên cơ sở đó, Reinhold tiếp tục “suy luận” về bản chất của sự khác biệt giữa hình thức va nội dung của các biểu tượng và những nền tảng khác mà ông cho là cần thiết để bổ sung cho
triết học Kant
Nguyên tắc sơ khởi của ý thức mà Reinhold đề xuất có ảnh hưởng trực
tiếp tới cách Hegel tiếp cận với ý thức Trong tác phẩm Hiện tượng hoc tinh
than, Hegel luôn giữ sự phân biệt rạch roi giữa chủ thé, đối tượng khách quan và
cái được biểu đạt Dường như Hegel đã chấp nhận nguyên tắc của Reinhold như
là một tiên đề để xem xét các hiện tượng của ý thức
Năm 1780, Fichte đến Jena với tư cách là học trò của Reinhold Mặc dù
lúc đâu Fichte dường như châp nhận một sô tiên đê cơ bản của chủ nghĩa
22
Trang 27Reinhold, đặc biệt là những khang định về sự cần thiết phải đi đến một điểm
khởi đầu không thé nghi ngờ cho triết học Kant và cho cả ý thức Fichte cũng
hoàn thành nhiệm vụ hoàn thiện triết học Kant bằng cách luận giải làm thế nào
chủ thể tính tự xác định lại là tiền đề đầu tiên của triết học Kant Fichte đã ngừng hỏi làm thé nào chủ thé tạo thành một mạng lưới kinh nghiệm và thay vào
đó bat đầu hỏi về thẩm quyền đối với các quy chuan mà chủ thé dựa vào đó đưa
ra phán đoán về các kinh nghiệm
Các nguyên tắc của Fichte nổi tiếng là mơ hồ và ông đã dành nhiều năm
dé cố gang tìm ra chúng trước khi từ bỏ hoàn toàn dự án hoàn thiện triết học Kant của Reinhold Các nguyên tắc của Fichte, ở dạng phác thảo đơn giản nhất, bao gồm ba nguyên tắc:
Nguyên tắc đầu tiên là nguyên tắc của triết học Kant về sự cần thiết của Tự-ý thức được Fichte mô tả bang công thức rất nồi tiếng "Tôi = Tôi" Fichte
gọi nguyên tắc này là "sự tự thừa nhận" của cái tôi
Nguyên tắc thứ hai là phiên bản của Fichte về khái niệm sự thống nhất
của Tự-ý thức đòi hỏi các chất liệu dé tổng hợp Fichte mô tả sự tất yếu này
bằng nguyên lý của “cái Không-tôi” Trong đó, cái “Tôi” được cho là thừa nhận
“cái Không-tôi” Ý thức đòi hỏi một số chất liệu mà chúng không phải là một
phan của Tự-ý thức dé tổng hop Và Tự-ý thức phải thừa nhận chat liệu này như
một thứ gì đó “khác” với chính nó, một thứ gì đó "được trao” cho nó.
Nguyên tắc thứ ba mà ngay cả bản thân Fichte cũng gặp khó khăn khi phát biểu và đã trải qua nhiều lần sửa đổi có nội dung như sau: Bởi vì sự thong
nhất của Tự-ý thức (tôi = tdi) tự nó đòi hỏi một cái gì đó khác ngoài chính nó,nhưng vì điều cần thiết là nó phải thừa nhận một cái gì đó không phải do chính
nó thừa nhận, là cái “được cho”, vì thế nó thấy mình đang ở trong một “mâuthuẫn” giữa việc cho rằng mọi thứ đều là “cái được thừa nhận” của cái “tôi” vàtrong số những thứ mà “tôi” thừa nhận thì không phải mọi thứ đều có thể được
quy định là cái được tôi thừa nhận Từ đó, Fichte lập luận rằng chủ thé nhận thức không thê chấp nhận sự mâu thuẫn như vậy trong bản chất cốt lõi của khái
niệm về bản thân mình Chủ thé luôn phải cé gắng vượt qua mâu thuẫn nay bằng
23
Trang 28cách chỉ ra sự xuất hiện của những cái “không-tôi” không chỉ là cái “được cho”
mà trong thực tế chúng còn được chứng minh là có thé được xây dựng từ những điều kiện cần thiết của bản thân Tự-ý thức.
Nói cách khác kết luận của Fichte là: Không có “điều gì được cho” của kinh nghiệm mang tính chắc chắn, mang tính không thé sửa đổi được; trạng thái của chúng với tư cách là đối tượng của nhận thức là một trạng thái được ban
phát bởi hoạt động tự đặt nền tảng của chủ thể Ngay cả trạng thái của một trải
nghiệm tương đối đơn giản đường như được “trao” cho chúng ta chăng hạn như
“thứ gì đó trông có vẻ màu đen” cũng là một trạng thái mà chúng ta ban cho trải
nghiệm đó: Đối với chúng ta, nó "trông" có màu đen vì chúng ta hiểu nó theo
khái niệm màu sắc, theo những khái niệm kiểu như: "cách những thứ thực sự cómàu đen trông như thế nào trong những điều kiện ánh sáng nhất định", v.v
Quả thực, việc trình bày nguyên tắc thứ ba đã khiến cho Fichte gặp nhiều rắc
rối đến mức trong quá trình phát triển nó kéo dài vài năm, ông đã đi đến kết luậnrằng: về mặt lý thuyết, “cái tôi” không bao giờ có thể chứng minh được khả năng
xây dựng cái “Không-tôi” từ chính nó Mà thay vào đó phải coi nó như một nhiệm
vụ thực hành và mang tính vô hạn cần phải đạt được Từ đó dẫn đến việc Fichtekhang định rằng những yêu cầu của lý tính thực hành có trước những yêu cầu của lý
tính thuần túy Kết luận trên đã dẫn Fichte đến với chủ nghĩa giáo điều theo nghĩa:
Ông chấp nhận cái "Không phải tôi" là một cái "được cho" một cách cưỡng bức
không thé khắc phục được về mặt lý thuyết mà chỉ có thể khắc phục được trên
phương diện thực hành.
Đối với Hegel, Fichte đã đặt ra van đề về sự xác tín của cái tôi Đây làmột nội dung quan trọng sẽ được Hegel giải quyết bằng tư tưởng biện chứngchủ-nô Ba nguyên lý của Fichte có sự ảnh hưởng đáng ké tới cách Hegel triểnkhai mối quan hệ giữa các đối cực trong Tự-ý thức Quan điểm của Hegel vềbiện chứng chủ-nô mà chúng ta phân tích trong các chương sau có thể coi là sự
hoan thiện dự án còn dang dở của Fichte.
24
Trang 291.2.2 Chủ nghĩa duy tâm lãng mạn Schelling và Holderlin
Nếu coi chủ nghĩa duy tâm Đức như một bài hát thì Fichte sẽ là người viết
giai điệu còn Schelling là người sáng tác lời Schelling là người theo chủ nghĩa
lãng man, ông ưa thích những sự thử nghiệm và luôn cé gắng nhìn nhận van dé một cách bao quát hơn là những chỉ tiết nhỏ nhặt Schelling nhanh chóng trở thành triết gia đại diện cho chủ nghĩa lãng mạn đã hình thành tại Jena, đặc biệt là sau khi Fichte bị đuổi khỏi trường đại học sau những cáo buộc ông theo chủ nghĩa vô thần Trong thời gian đầu ở Jena, tư tưởng của Schelling phát triển rất
nhanh chóng, các tác phẩm của ông được xuất bản với tốc độ chóng mặt va quamỗi tác pham, người ta thấy được sự trưởng thành trong tư tưởng của Schelling
so với tác phẩm trước đó Sau này, khi Hegel nồi tiếng ở Berlin, ông đã đưa ra
một nhận xét có phần mia mai về thời kỳ đỉnh cao Schelling như sau: Schelling
tiến hành giáo dục triết học của mình trước công chúng mà không đợi cho tới khi ông hoàn thành hệ thống triết học của mình.
Trong khoảng thời gian từ năm 1794 đến năm 1800, Schelling đã có nhiều
bước tiến trong quá trình phát triển triết học Bắt đầu là một người theo chủ
nghĩa Spinoza, ông nhanh chóng tiếp thu chủ nghĩa Fichte Vào năm 1795, ôngxuất bản tác phâm Về cái tôi như là nguyên tắc của triết học hoặc về sự vô diéukiện trong tri thức con người Trong tác pham nay, mặc dù Schelling vẫn théhiện mình là người theo chủ nghĩa Fichte khi vẫn nói về van đề “cái Tôi” thừanhận “cái không-Tôi” nhưng trên thực tẾ, Schelling đã bắt đầu rời xa tư tưởng
của Fichte Ông bắt đầu nhận ra các van dé trong chính hệ thống của Fichte và
đến năm 1800, Schelling đã xuất bản tác phẩm Hé thong chủ nghĩa duy tâm siêu
nghiệm, trong đó ông trình bày rõ ràng hình thức chủ nghĩa duy tâm hậu Fichte
mang thiên hướng lãng mạn của mình Schelling đã rút ra những luận điểm ôngcoi là nguyên tắc trung tâm trong sự phát triển chủ nghĩa duy tâm của Fichte vàdiễn đạt nó bằng tinh thần lãng mạn kiểu như: “Sự khởi đầu và kết thúc của mọitriết học là tự do.” [50, tr 82]
Giống như Fichte đã cực đoan hóa Kant, Schelling đã cực đoan hóa
Fichte Fichte cho rằng việc cái “tôi” nhất thiết phải thừa nhận một cái
“Không-25
Trang 30A S99
toi” dé giải thích cho hoạt động của minh; do đó cái “tôi” của Fichte theo như
Schelling lập luận là vẫn bị điều kiện hóa bởi một cái gì đó khác Trong khi đó,
cái "Tôi" luôn được biện minh là mang tính "vô điều kiện", nó được tự do thừa
nhận cái gì là cho nó Tính “vô điều kiện” trong hoạt động tự khăng định của chủ thé chưa được Fichte diễn giải một cách thấu đáo Schelling gọi tong thé cái
vô điều kiện này lúc đầu là “cái tôi tuyệt đối” và sau đó là “tồn tại” Tương tự
như vậy, Schelling đã cấp tiến hóa quan điểm của Fichte về "trực giác trí tuệ"
Ông cho rằng sự hiểu biết về sự tự do vô điều kiện của "cái tôi tuyệt đối" là một
"trực giác trí tuệ" không thể diễn đạt bằng lời Sau đó, ông đưa ra kết luận rằng:
vì mục tiêu tối hậu của cái tôi hữu hạn là hướng tới sự đồng nhất với cái vô hạn
do đó “mục tiêu cuối cùng của mọi nỗ lực cũng có thể được thể hiện như sự mở
rộng nhân cách đến vô hạn, tức là sự hủy diệt của chính nó.” [50, tr 103]
“Nhiệm vụ vô hạn” của Fichte là vượt qua mọi sự phụ thuộc vào bất kỳ cái
"được cho" đột nhiên được cải biên theo thiên hướng tôn giáo, thậm chi mang
tính hiện sinh và lãng mạn.
Tuy nhiên, sau đó bản thân Schelling bắt đầu xuất hiện nghi ngờ về một
số kết luận của chính mình và dé khắc phục, ông bắt đầu tìm hiểu về "triết học
về tự nhiên" Do đó, Schelling đã bắt tay vào dự án mới đầy tham vọng và ảnh
hưởng của mình nhằm chi ra rằng bản chất của tự nhiên được các nhà vật lý
nghiên cứu chỉ có thể tồn tại được nếu có một bản chất tiên nghiệm được các
nhà triết học khám phá ra
Một trong những khái niệm quan trọng trong triết học tự nhiên củaSchelling ảnh hưởng tới Hegel là ý tưởng cho rang tự nhiên tự phân chia thànhnhiều "tiềm năng" (Potenzen) khác nhau Thuật ngữ "tiềm năng" và ý tưởng sựphân chia từ một nhất thê thành nhiều tiềm năng của Schelling được truyền cảmhứng từ toán học, kiểu như: 9 là lũy thừa của 3 với 3, 9 được phân chia thành
các tiêm năng là 3 nhân lên với nhau Ý tưởng tổng quan của Schelling đại khái như sau: Những nghiên cứu về tự nhiên cho thấy răng tự nhiên nhất thiết phải tự
phân chia thành nhiều "tiềm năng" đối lập với nhau từ một thể thống nhất
nguyên thủy chứa đựng sự đối lập nguyên thủy bên trong chính nó Một trong
26
Trang 31những minh họa cho ý tưởng của Schelling là hình ảnh về nam châm, trong đó:
Nam châm có các cực dương va cực âm, nhưng các cực không tự ton tai; chung
chi tồn tai dưới dang hợp nhất trong toàn bộ nam châm Nếu người ta cắt một
nam châm làm đôi thì không có hai phần nam châm trong đó một phần là cực dương và một phần là cực âm; một tổng thể cần có hai nam châm, mỗi nam
châm có cả cực dương và cực âm Do đó, mỗi cực chỉ có thể tồn tại khi hợp nhấtvới cực đối lập của nó Schelling gọi sự kết hợp này là "điểm bat phân biệt" (vi
dụ, điểm mà tại đó nam châm không dương cũng không âm) Mỗi "tiềm năng"
có sự liên hệ tới các mặt đối lập và chúng thu hút lẫn nhau (như cực dương và
cực âm của nam châm) Giới tự nhiên phát triển từ dang đơn giản đến dạng phức tap bang cách nhân bội các "tiềm năng" của nó; khi những mặt đối lập kết hợp
với nhau, chúng nhân bội các “tiềm năng” của mặt đối lập và kết quả là xuất
hiện nhiều dạng “tiềm năng” tự nhiên mới ở cấp độ cao, tinh vi và mạnh mẽ
hơn.
Tuy nhiên, những “điểm bat phân biệt” được tìm thay trong tự nhiên đềukhông ổn định; chúng không phải là những “điểm bat phân biệt” thực sự, vì nếutồn tại “điểm bất phân biệt” thực sự thì đồng nghĩa với việc ngưng lại mọi sựphát triển trong tự nhiên “Điểm bat phân biệt” thực sự sẽ là “điểm bất phân
biệt” tuyệt đối tự mình mà từ đó tất cả các mặt đối lập nhau (các tiềm năng) của
tự nhiên phát triển Va Schelling cho rằng điểm bat phân biệt tuyệt đối không
tồn tại ở đâu cả, dường như nó được phân bổ giữa một số điểm năm trong ý thức
cá nhân riêng lẻ Vì nằm trong ý thức con người mà không nằm ngoài tự nhiên,
cho nên sự có mặt của các "điểm bat phân biệt" vẫn đảm bảo sự phát triển vô tận
của vũ trụ.
Trong triết học tự nhiên, Schelling phủ nhận giá trị khoa học thực nghiệm
- ông luôn coi bức tranh về tự nhiên được trình bày bởi thuyết nguyên tử và cơhọc là sai lầm, đồng thời ông cũng không ủng hộ bất kỳ quan điểm nào về tựnhiên Ông cũng phủ nhận quan niệm về một “lực thiết yếu” giải thích cách thức
sự sống xuất hiện từ vật chất “không sống” của khoa học đương thời Quan điểm
cua Schelling là việc nghiên cứu vê “các tiêm năng” tiệt lộ những tiên giả định
27
Trang 32tiên nghiệm về tự nhiên, những giả định này sẽ giúp nghiên cứu thực nghiệm trở
nên chính xác hơn.
Schelling lập luận, chủ nghĩa duy tâm hậu Kant phải theo đuôi chiến lượcnhị bội đề tránh bị buộc tội hoài nghi Một mặt, nó phải theo đuôi việc xây dựng
cái “Không-tôi” trong số những gì cái “Tôi” thấy cần thiết để tự xác định về
chính mình mà đỉnh cao là hệ thống lý luận của chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệmKant-Fichte Mặt khác, chủ nghĩa duy tâm hậu Kant cũng phải phát triển mộtthứ triết học tự nhiên cho thấy động lực của chính tự nhiên đòi hỏi tự nhiên phảiphát triển một số "điểm" nào đó mà tại đó tự nhiên có thé phản ánh về các quá
trình tạo ra chính mình Vào điểm cuối sự phát triển của cả chủ nghĩa duy tâm
siêu nghiệm lẫn triết học tự nhiên, sẽ xuất hiện một “trực giác trí tuệ” về cái
tuyệt đối, về một ban thé tự nhiên của con người được trực nhận mà không thể diễn đạt băng ngôn từ có thể trực giác hoạt động của tự nhiên một cách tự do,
tạo ra những “điểm” tuyệt đối mà tại đó tự nhiên xuất hiện trong Tự-ý thức củacon người đạt tới ý thức trọn vẹn về chính nó (tự nhiên) Điểm tuyệt đối củaSchelling là sự giao hòa giữa tự nhiên và chủ thể, trong đó, tự nhiên xuất hiệntrong Tự-ý thức của chủ thé một cách đầy đủ như là sự tự nhận thức của tự nhiên
về chính tự nhiên thông qua ý thức con người, nhưng đồng thời, sự tự nhận thức
học của ông được gọi là "Triết học về sự đồng nhất" (Philosophy of Identity).
Nhưng nếu cái tuyệt đối không phải là đối tượng của tư duy hay cảm giác,
thì nó là đối tượng của khả năng nào? Schelling kết luận trong Hé thong chủ
28
Trang 33nghĩa duy tâm siêu nghiệm của mình răng nó chỉ có thê là "đôi tượng" của trí tưởng tượng, và đặc biệt là trí tưởng tượng nghệ thuật Thiên tài nghệ thuật, có
z
Athé cho chúng ta “thay” những gi không thé “nói” Trong nghệ thuật, chúng ta đạt được "trực giác trí tuệ" đích thực và nghệ thuật cho chúng ta thấy được sự thống nhất hòa hợp giữa Tự-ý thức với tự nhiên.
Ảnh hưởng lớn nhất của Schelling tới tư tưởng biện chứng chủ-nô củaHegel chính là khái niệm về “điểm bat phân biệt”, mối quan hệ giữa cái tôi hữuhạn với tính vô hạn của thế giới va su đồng nhất giữa tự nhiên với chủ thể Tất
cả các nội dung này sẽ được Hegel triển khai theo một cách khác mang tính hoàn thiện hơn trong quá trình đi đến tư tưởng biện chứng chủ-nô.
Mặc dù quan điểm của Schelling có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của
triết học Hegel, tuy nhiên, động lực trực tiếp để Hegel phát triển các ý tưởng
được trình bay trong cuốn Hién tượng hoc tinh than chính là cuộc gặp gỡ của
ông với Holderlin tại Frankfurt dé thảo luận về chủ nghĩa duy tâm Fichte Vàonăm 1795, Holderlin tham gia thảo luận về chủ nghĩa duy tâm Fichte và mốiquan hệ của nó với triết học Kant với một nhóm học giả tại Jena Ông có ghi
chép lại cuộc thảo luận đó trong một bản thảo mà sau này được đặt tên là Phán
xét và ton tai Mặc dù Holderlin chưa bao giờ công bố bản thảo nhưng nhiều học
giả về Hegel cho rằng gần như chắc chắn Holderlin đã thảo luận những ý tưởng trong bản thảo với Hegel, và từ chính những ý tưởng đó đã khiến Hegel thay đổi
dự định nghiên cứu mà ông đang theo đuổi tại Berne
Nội dung của bản thảo chủ yếu liên quan tới ba nguyên lý về cái tôi của
Fichte, Holderlin đã tái tạo ba nguyên lý này vào một lược đỗ theo tiến trình:thống nhất, tách rời và khôi phục sự thống nhất, tương ứng với ba moment Tôi,Không-tôi và tiến trình vô hạn Tuy nhiên, Holderlin lập luận rằng bản thânnguyên tắc thứ nhất (tôi=tôi) không thể là sự khởi đầu tuyệt đối bởi vì Tự-ý thức
đã phân biệt (phân chia) nó với chính nó Cái tôi là chủ thê nhận thức về chính
mình, đồng thời cái tôi cũng là đối tượng của nhận thức Do đó, nguyên tắc đầutiên không thé mang tính tuyệt đối vì nó đã chứa đựng sự đối lập bên trong nó
29
Trang 34Holderlin cho răng cách mà Fichte đã tach chủ thé ra khỏi đối tượng đã
khiến người ta không thể hình dung được làm thé nào một chủ thé và đối tượng tách biệt với nhau như vậy có thé quay lại thống nhất với nhau một lần nữa Giải pháp Fichte là thừa nhận chính chủ thé đã chủ động làm điều này, chủ thể chính
là nền tảng tuyệt đối của việc phân chia này Điều này có vẻ không chính xác vì
bản thân chủ thê không xuất hiện ra như một cái tuyệt đối mà đúng hơn sự xuấthiện của chủ thể ám chỉ một cái gì đó khác sâu sac và cơ bản hơn chính chủ thé
Sự tách biệt giữa "chủ thé" và "đối tượng" được Holderlin kết luận là biểu hiện
của một sự thống nhất sâu sắc hơn nhiều được goi là “tồn tại” Ý thức theo cách nghĩ của Holderlin là mối quan hệ giữa chủ thé với đối tượng không thé là nền tảng cơ bản Ý thức phải xuất phát từ một sự thống nhất cơ bản hơn, một sự hiểu biết cơ bản hơn về phía chủ thé về một điều gì đó có trước tất cả những định hướng cụ thé của chủ thé Trước khi có thé suy xét về bất cứ điều gi, chủ thể
phải được định hướng bởi một số khái niệm hướng dẫn sự suy xét đó và bảnthân những khái niệm này không được thiết lập bằng sự suy xét Những kháiniệm định hướng ý thức của chủ thể phải mang tính nhất thê, nó là “tồn tại” Nó
là cái chúng ta biết được về sự tồn tại của nó nhưng chúng ta không thể có nhậnthức rõ ràng và đầy đủ vì nó tồn tại trước sự phân chia giữa chủ thê và đối
tượng.
Ý tưởng của Holderlin ngụ ý rằng bản thân việc tìm kiếm “nguyên lý đầu tiên” trong dự án triết học của Reinhold và Fichte đã thất bại, vì không thé có được nguyên tắc đầu tiên (tôi=tôi) Thay vào đó, dự án triết học của Fichte chi
có thể đề ra một định hướng thảo luận về một cái tổng thể có trước, trong đóchứa đựng cả ý thức của chủ thể và đối tượng bên trong chính nó Do đó,nguyên lý thứ hai của Fichte cho rang cái “Tôi” phải thừa nhận cái “Không-tôi”cũng đã thất bại Nguyên lý này cho rằng một bên của mối quan hệ phải thực
hiện tất cả công việc, trong khi trên thực té, chung ta bat dau bang su thong nhat
giữa tu duy va ton tai (đối tượng), sự thong nhat này là cai có trước mọi suy tư
về chủ thể lẫn đối tượng Cả chủ thê và đối tượng đều không có bất kỳ tính xác
định “nguyên ban” nao đê làm cơ sở thiệt lập tính xác định của cái kia; nêu
30
Trang 35những người theo chủ nghĩa hiện thực mắc sai lầm khi nghĩ răng "thế giới" ban
cho tư duy tính xác định, thì những người theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan như
Fichte lại mắc sai lầm khi cho rằng tư duy áp đặt tất cả tính xác định lên thế giới
Cả “chủ thể” và “đối tượng” đều không mang tính xác định nguyên thủy, và chúng ta phải chấp nhận răng chúng ta luôn tiếp xúc với thế giới trong cái phác
thảo chung của nó Sự chấp nhận này nhất thiết phải đi trước mọi suy ngẫm củachúng ta, bao gồm cả những nghỉ ngờ của chúng ta về nó Việc chúng ta có ýthức về cái “tổng thé” bao gồm cả chính chúng ta và đối tượng ngay cả khi lúcđầu chúng ta không thể nói rõ ra nó là cái gì, đây là ý tưởng chủ đạo trong
những suy ngẫm của Holderlin
Những suy ngẫm của Holderlin về Fichte và về sự phát triển của chủ nghĩa duy tâm nói chung đã có tác động rất lớn đối với Hegel Trong giai đoạn ở Berne, Hegel đặt mục tiêu hoan thiện triết học Kant băng cach áp dụng nó vao đời sống thực hành Hegel đã bác bỏ các công trình của Fichte và Reinhold vì
cho rằng dự án này chỉ quan tâm đến lý tính thuần túy mà thôi Mối quan tâmcủa Hegel cho đến thời điểm đó là làm thé nào dé mỗi chủ thé tự áp đặt các quyluật đạo đức lên việc làm của mình, làm thé nao dé “áp dụng” lý thuyết tự áp đặt
quy luật đạo đức của Kant vào lịch sử để biện minh cho việc Cơ đốc giáo đã trở
thành một tôn giáo mang tính tích cực như thế nào và cách nhân loại đã tự giáohuấn chính mình ra sao? Tuy nhiên, trong tất cả các vấn đề mà Hegel quan tâm,
các cách giải quyết vẫn đề của Hegel đều đi vào ngõ cụt về mặt lý thuyết Giờ đây, dưới ảnh hưởng của Holderlin, Hegel đã thấy dự án áp dụng lý thuyết tự áp
đặt quy luật đạo đức của Kant vào các van dé xã hội cụ thé trên thực tế đã đặt racâu hỏi về điều gì tạo nên sự tự áp đặt ngay từ đầu Fichte đã chỉ ra rằng chủ đề
về quyên tự quyết của ý thức nếu được thực hiện nghiêm túc thì phải được phát
triển riêng và do những khó khăn của chính ông trong việc xây dựng hệ thống
của minh đã cho thấy răng quyên tự quyết hay sự tự áp đặt không phải là một ý
tưởng hiển nhiên mà có thé áp dụng một cách đơn giản
Holderlin đã chỉ ra cho Hegel thấy rằng triết học của Fichte tồn tại những
van đê sâu sac không chi đôi với chính hệ thông của Fichte mà còn đôi với việc
31
Trang 36áp dụng triết học duy tâm Đức vào các vấn đề xã hội Dưới sự hướng dẫn của
Holderlin, Hegel cũng nhận thấy răng chủ nghĩa duy tâm khi phát triển không
thể bỏ qua những khía cạnh mang tính thường nghiệm trong đời sống của con
người Ban chat của đời sống ý thức tự nó là một yếu t6 của một hoạt động nội khởi lớn hơn (cái tổng thể) chứ không chi đơn giản là áp dụng các khái niệm tiên
nghiệm không rõ nguồn gốc vào những nội dung cảm tính nhất định Ngay từđầu, giải thích về đạo đức và tôn giáo đòi hỏi sự giải thích về đời sống ý thứccủa con người Và Holderlin đã chỉ ra rằng các lý thuyết diễn giải về đời sống ýthức vẫn còn chưa tường minh và cần phải hoàn thiện Khi Hegel tiếp thu những
ý tưởng của Holderlin, ông thấy rõ rằng toàn bộ dự án áp dụng triết học Kant để
giải thích hiện tượng xã hội là không thể làm được nếu không hoàn thiện học
thuyết giải thích về ý thức con người Trước đây, ông đã cô gắng áp dung một loạt các quan điểm vốn đã xung đột sâu sắc với nhau Vì thế, để hoàn thiện kế
hoạch đã đặt ra, Hegel phải thêm vào đó dự án hoàn thiện triết học về ý thức Đó
là lý do ma Hegel cho ra đời tác pham Hiện tượng hoc tinh thần đê giải quyết
các vân đê vê ý thức còn ton đọng trong truyên thông triệt học cô điên Đức.
1.2.3 Tư tưởng kinh tế của Adam Smith
Bên cạnh sức anh hưởng của các triết gia trong truyền thống triết học cô
điển Đức, Hegel còn chịu ảnh hưởng bởi các triết gia bên ngoài nước Đức Một
trong những triết gia không thuộc về truyền thống triết học cô điển Đức có sứcảnh hưởng lớn tới Hegel thời trẻ khi ông viết tác pham Hién tượng học tỉnh thanchính là Adam Smith Hegel không chỉ tiếp thu mà còn chuyền hóa tư tưởng củaAdam Smith thành những nội dung vượt ra bên ngoài môn kinh tế - chính trị
Khi xây dựng hệ thống triết học, Hegel đối mặt với vấn đề hòa giải vàthống nhất thế giới vật chất của tự nhiên với thế giới ý niệm của tinh thần Đây
là hai thế giới tồn tại song song, biệt lập lẫn nhau và chúng phải được hòa giải
và thống nhất vào trong địa hat của tinh thần Trong các bài giảng tại Jena, sựthống nhất của hai thế giới được Hegel diễn tả thông qua hai con đường chính
là: Ngôn ngữ và Lao động.
32
Trang 37Đối với ngôn ngữ, Hegel viết rằng: “Thông qua ngôn ngữ, “sức mạnh của
hoạt động đặt tên”, Tinh thần đã chiếm hữu Tự nhiên và do đó “tự nhiên không còn là vương quốc của những hình ảnh lơ lửng bên trong, không có sự tn tại Đúng hơn, tự nhiên đã trở thành vương quốc của những cái tên.” [33, tr 89-90] Điều này có nghĩa là, bằng phương tiện ngôn ngữ, thế giới tinh thần và thế giới
tự nhiên đã hợp nhất với nhau vào bên trong ý thức của con người
Đối với lao động, Hegel hiểu sự thống nhất giữa tự nhiên và tinh thần từquan điểm mà Adam Smith viết răng: “Lao động hàng năm của quốc gia lànguồn vốn ban dau làm thỏa mãn tat cả những nhu cầu thiết yếu và tiện nghi của
cuộc sống mà quốc gia tiêu dùng hàng năm” [51, tr 57] Thông qua lao động, tinh thần đã biến đổi tự nhiên; cái tôi chuyên từ trạng thái thụ động sang trạng
thái chủ động uốn nắn tự nhiên, buộc tự nhiên phải làm thỏa mãn nhu cầu và
tuân theo ý muốn của con người.
Sự hòa giải giữa tự nhiên và tinh thần còn được Hegel đây lên mức caohơn nữa băng một khái niệm hết sức duy tâm thần bí, đó chính là khái niệm “Sựranh mãnh của lý tính.” Hegel cho rằng lịch sử là sự tự bộc lộ của lý tính nhưmột quá trình hợp lý Phương tiện dé ly tính hiện thực hóa chính minh trong lịch
sử là “nhu cầu, đam mê và lợi ích” cá nhân của con người Các phương tiện trênvốn là nguyên nhân lôi kéo hàng triệu con người hành động và từ đó bộc lộ sựphát triển tiến bộ của lý tính trong lịch sử Ý tưởng của Hegel thoạt nghe có vẻ
rất vô lý khi “nhu cầu, đam mê và lợi ích” toàn là những phương diện tư lợi của
mỗi cá nhân, chúng không hề mang tính tích cực dé phù hợp với sự “tiến bộ”.Hegel giải thích rằng những phương tiện mang tính tư lợi là điều kiện cần thiết
để con người nhận ra rằng mình ngày càng tự do Tính tư lợi được thỏa mãn là
sự tự bộc lộ dần dần của lý tính về bản chất tự do của nó Vì vậy Hegel mới viếtrằng: “Lịch sử thé giới không gì khác hơn là sự tiến bộ của ý thức về tự do.” [32,
tr I9] Do đó, có thể nói, các cá nhân bị thu hút bởi các lợi ích và tạo ra các cuộc
dau tranh, xung đột dé tranh giành lợi ích Đăng sau các cuộc dau tranh và xung
đột đó, lý tính từng bước tìm ra sự phát triển và nhận thức về tự do tính của nó.
Lý tính luôn ở phía sau, âm thâm làm việc của mình mà không bị ảnh hưởng và
33
Trang 38ton thương bởi các cuộc xung đột Điều này nói lên sự “ranh mãnh” của lý tính
-nó đặt những đam mê của con người làm việc cho chính -nó, -nó phát triển sự tồn tại của mình thông qua việc thúc đây sự trả giá và mất mát của con người.
Tính khốc liệt của cuộc xung đột và tranh giành lợi ích giữa các cá nhân trong xã hội và lịch sử để làm thỏa mãn ham muốn của bản thân mà Hegel mô tả
được giới học giả về Hegel nhận định răng ý tưởng này được truyền cảm hứng
từ học thuyết “Bàn tay vô hình” của Adam Smith Ý tưởng của học thuyết này
có thé hiểu như sau: Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân tham gia vào đóluôn muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình Bởi vì, ai cũng muốn làm như vậy cho
nên vô hình trung sự ham muốn của mỗi cá nhân đã góp đã thúc đây sự phát triển và củng cố lợi ích của cả cộng đồng Từ đó, điều thúc day sự giàu có của
mỗi quốc gia không phải là những quy định chặt chẽ cua nhà nước, ma là sự tự
do kinh doanh.
Điểm tương đồng dễ thấy giữa học thuyết “Sự ranh mãnh của lý tính” của
Hegel với “Bàn tay vô hình” của Adam Smith thé hiện ở mô hình phát triển bắtđầu từ sự ham muốn thỏa mãn lợi ích của cá nhân cho tới sự hiện thực hóa tự docủa cộng đồng Sự hòa giải giữa Tự nhiên và Tinh thần trong hệ thống của
Hegel còn có thể được tìm thấy theo mô hình phát triển như vậy bên cạnh ý nghĩa của “lao động” Trong tác phẩm Hiện tượng học tinh than, Hegel cỗ gang đặt những viên gạch đầu tiên dé phát triển sự hòa giải này Do đó, mặc dù không trực tiếp thể hiện các quan điểm của Adam Smith trong tác phẩm nhưng có thể kết luận rằng ít nhiều Hegel cũng bị ảnh hưởng bởi Adam Smith khi thực hiện
dự án hòa giải Tự nhiên và Tinh Than trong tác phẩm kinh điển nhất của mình
Trên thực tế, sức ảnh hưởng cua Adam Smith tới Hegel tác động mạnh mẽtới các tư tưởng chính trị, pháp quyền, dao đức và lịch sử hơn là tac động tới tưtưởng thống nhất giữa Tự Nhiên và Tinh Thần Tuy nhiên, trong khuôn khổ chủ
đề luận văn bản tới, tác giả luận văn xin không đề cập tới các sự ảnh hưởng của
Adam Smith tới Hegel trong các nội dung ở ngoai hệ vấn đề nhận thức luận và
vê môi quan hệ giữa Tự nhiên va Tinh Thân.
34
Trang 391.3 G.W.F Hegel: Cuộc đời và tác phẩm Hiện tượng học tỉnh thân
1.3.1 Vài nét về cuộc đời và tác phẩm của G.W.F Hegel
Hegel sinh ra tai Stuttgart vào ngày 27 thang 8 năm 1770, ông là con trai
của Georg Ludwig Hegel - một viên chức kiểm tra thuế vụ của Công quốc
Wiirttemberg Hegel là con cả trong gia đình có ba anh em, bao gồm: em trai là
Georg Ludwig và em gái Christiane Luise Em trai ông là một sĩ quan trong
quân đội của Napoléon và qua đời sớm trong chiến dịch quân sự tấn công Nga.
Em gái Christiane Luise là người rất thân với Hegel, tuy nhiên, sau này
Christiane nảy sinh lòng ghen tuông với vợ của Hegel khi ông kết hôn vào năm
40 tuổi, rồi chỉ 3 tháng sau đám cưới, Christiane đã tự sát Sau khi em gái qua
đời, Hegel quan tâm sâu sắc đến chứng rối loạn tâm thần của em gái mình và từ
đó ông phát triển các ý tưởng về tâm thần học dựa trên các khái niệm phép biện
chứng
Hegel được nuôi dưỡng trong gia đình sung đạo Tin lành Mẹ ông là
Maria Magdalena Louisa Fromm -— là con gái của một luật su làm việc tại Tòa
án công lý cấp cao trực thuộc tòa án Wiirttemberg Bà đã day Hegel tiếng Latin trước khi ông bắt đầu đi hoc, nhưng qua đời khi ông chi mới 11 tuổi sau một trận sốt Bằng nền tảng thông thạo cô ngữ, Hegel đã nhanh chóng làm quen với các tác phẩm kinh điển của văn hóa Hy Lạp và La Mã cổ đại khi theo học tại
trường trung học dự bị tại Stuttgart Trong thời gian này, Hegel cũng bắt đầu
làm quen với văn học và khoa học Đức Thời thanh thiếu niên, được cha khuyến
khích trở thành mục sư, Hegel nhập học tại chủng viện của Dai học Tũbingen
năm 1788 Trong khoảng thời gian này, Hegel kết giao với đại thi hào FriedrichHölderlin và triết gia Friedrich Wilhelm Joseph von Schelling Thông qua những
lời giới thiệu của Hölderlin, Hegel đã phát triển mối quan tâm sâu sắc đến văn
học và triết học Hy Lạp cô đại Bên cạnh đó, Hegel tôn thờ Goethe và từ lâu đã
luôn coi mình kém cỏi hơn những học giả cùng thời với ông là Schelling và Holderlin.
35
Trang 40Thời trẻ, Hegel đọc Schiller và Rousseau rất nhiều Khi Hegel lên 18 tuổi,
Bastille đã bị chiếm và nền Cộng hòa được tuyên bố ở Pháp Hegel là người nhiệt tình ủng hộ cách mạng, ông tham gia vào một tô chức hỗ trợ cách mạng được thành lập ở Tũbingen Hegel đã hoàn thành tác phẩm vĩ đại nhất và cũng là đầu tiên của mình là Hiện tượng học tỉnh than ngay trước trận chiến quyết định
tại Jena mà kết quả là Napoléon đã đánh tan quân đội và tái phân chia vươngquốc Phổ Sau trận đại chiến, lính Pháp xông vào nhà Hegel và thiêu rụi tat cảngay sau khi Hegel nhét những trang cuối cùng của tác phẩm Hiện tong họctinh than vào túi và ân náu trong nhà của một quan chức cấp cao của thị tran
Sau khi hoàn thành khóa học về triết học và thần học, Hegel quyết định
không trở thành mục sư Vào năm 1793, ông làm công việc gia sư riêng cho các
học sinh thuộc giới quý tộc ở Berne, Thụy Sĩ Vào khoảng năm 1794, theo gợi ý
của người bạn Hölderlin, Hegel bắt đầu nghiên cứu về các hệ thống triết học của
Immanuel Kant và Johann Fichte Ông cố gắng áp dụng hệ thống triết học củacác triết gia tiền nhiệm dé giải quyết các van dé đạo đức, lịch sử và tôn giáo.Những tác pham đầu tiên của Hegel vào thời điểm này là Cuộc đời của Chúa
Giêsu và Sự tích cực của Thiên chúa giáo.
Năm 1796, Hegel viết cùng với Schelling tác phẩm Chương trình đầu tiên
cho một hệ thống chủ nghĩa duy tâm Đức Rồi tới năm 1797, Hölderlin đã tìm
cho Hegel một vi trí giảng dạy tại Frankfurt Hai năm sau, cha của Hegel qua
đời và để lại cho ông số tiền thừa kế đủ để ông nghỉ công việc dạy gia su dé tập
trung cho triết học
Năm 1801, Hegel tới Đại học Jena sau khi Fichte và Schiller rời đi lần
lượt vào năm 1799 và 1793 Tai đây, Hegel đã cộng tác với Schelling và cả hai
đã có nhiều suy tư triết học sâu sắc Hegel nghiên cứu, viết bản thảo và giảngdạy mặc dù ông không nhận được lương cho đến cuối năm 1806 - ngay trướckhi hoàn thành bản thảo đầu tiên của Hiện tượng học tỉnh than - tác phẩm đầutiên trình bày hệ thống triết học độc đáo của riêng Hegel
Sau khi tiêu hết số tiền thừa kế, Hegel trở thành biên tập viên của nhật báo
Công giáo Bamberger Zeitung Tuy nhiên, ông không thích nghề báo và chuyên
36