Tại Lào, hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên trong giai đoạn mới cũng được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu: Tác giả Hatsady Vilaketh 2012 trong luận án Tiến sĩ “Giáo duc
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ATHONE DUANGPHACHANH
TAI THU DO VIENG CHAN
LUAN VAN THAC SI
CHUYEN NGANH XA HOI HOC
Hà Nội - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một côngtrình nào khác Các bảng biểu, số liệu được thu thập và phân tích dựa trên nguồn số
liệu của các Cơ quan thống kê quốc gia, Trường Đại học Quốc gia Lào, Chính
quyền thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Các nguồn tài liệutham khảo được trích dẫn đầy đủ và trung thực
Hà Nội, ngày thang năm 2023
Tác giả
ATHONE DUANGPHACHANH
Xác nhận của Khoa Xác nhận của người hướng dẫn
Quản lý chuyên môn
TS Mai Tuyết Hạnh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Dé hoàn thành Luận văn với dé tài “ Thực trạng giáo dục đạo đức, lỗi sốngcho sinh viên trường Đại học Quốc gia Lào tại thú đô Viêng Chăn”, tôi xin được
bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thé đã tạo điều kiện
giúp đỡ tác giả trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày to long biét on toi Ban Gidm hiéu Truong Dai hoc Khoa hoc Xahội và Nhân văn - Đại hoc Quốc gia Ha Nội cùng các thay, cô giáo trong Khoa Xã
hội học và Phòng Đào tạo đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Mai Tuyết Hạnh, ngườithầy đã gợi mở những ý tưởng dau tiên của luận văn và tận tình hướng dẫn, giúp đỡtôi hoàn thành luận văn đúng với mục tiêu dé ra
Qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu và các thay cô,sinh viên tại trường Đại học Quốc gia Lao, thủ đô Viéng Chan đã tạo điều kiện
thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện dé tài này tại don vị
Xin trân trọng cam on!
Hà Nội, ngay thang nam 2023
Tac gia
ATHONE DUANGPHACHANH
Trang 5MỤC LỤC
DANH MUC BANG c1 4DANH MỤC TU VIET TẮTT -¿- 2: + ©+22EE2EE£EEEEEEEEEEEEEE2EE271E221 211 21.Ekrrree 6
9E 0005 1.Ầ 7
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu -¿-©5¿©-+22++EE+£EESExtEEkerkrerkrrrkerkre 7
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ¿-¿+2+++++x++z++zx++zxezzxerseees 9
3 Y nghĩa khoa học và thực tiễn của GG CAL cece ceeecceceececscseeecsestsececstesecateeeeeees 15
4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghién CỨU 0 ee eeeesececeeeeeeceeeeceeeeeeeaeeeeeceeeeaeeeaeeees 15
5S Cau hoi nghién an ằ e 16
6 _ Giả thuyết nghiên COU o cececcescescsseesessessessessessessessssvcsessessessessesuesesessessessessease l6
7 _ Đối tượng, khách thể nghiên cứu - 2 2 s+E+2E++E++EE+zEezEezrxsrxerxeres l6
8 Phạm vi nghiÊn CỨU - G1113 89111191119 1n 17
9 Phương pháp nghiÊn CỨU - - 6 6 %1 919319919 1 1H HH ng ng 17
10 Kết cấu đề tài 222k 2 2H 222112212111 eerrree 19
CHUONG 1: CƠ SỞ LY LUẬN VE GIAO DUC ĐẠO ĐỨC, LOI SONG CHO
Ji 20
1.1 Khái niệm CONG CỤ - G1111 ng ng ng ke 20
1.1.1 Khái HIỆm GIÁO đỤC Ăn tk vn kg ngư 20
INUAN( 1 1 n sa ẦẢ 21
1.1.3 Khdi niém 10 .nnngGỒ 23
1.1.4 Khái niệm sinh VIÊN voececccccccccccccccccssceeessccscescceeesseccesseeeessseccesseeeeesseesenseeees 25
1.1.5 Khái niệm giáo dục dao dic, lối sống cho sinh viÊn -««« 261.2 _ Tiếp cận lý thuyẾt -:- + k+Ek2EE2EEEEEEEE1E11871211211211 21.11111111 28
1.2.1 Lý thuyết xã hội hóÓa ©22-©++SE£SESSEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrerkerkrres 28
Trang 61.2.2 Lý thuyết học tập xã NG i ccecceccecsesssessessessssssessessessssssessessesssessessecssssesseeseess 29 1.2.3 Lý thUyẾT Vai t70 cecceccecscssesssessesssessessesssssessessecsussssssessessessuessessecsesssesseeseess 30
1.3 Quan điêm cua Dang và Nhà nước Lào vê giáo dục đạo đức, lôi sông cho
Sinh VIÊT - - - -c -< << 21011011011011111 1E E055 31
CHƯƠNG 2: HOẠT DONG GIAO DUC ĐẠO ĐỨC, LOI SONG CHO SINH VIÊN TRUONG ĐẠI HỌC QUOC GIA LAO HIEN NAY - 555552 35
2.1 Khai quát về trường Đại học Quốc gia LAO - 2-5-5 s+cs+csscs2 35
2.1.1 Quá trình hình thành và phát 0128 SE 35
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhÂn SU -:5: se St Set St +E+EvESESESEEEEEErtrerrsrrrrrrree 36 2.1.3 Đặc điểm cua sinh viên Đại hoc Quốc BIA LÀO ««ĂccSsessses 37 2.2 _ Giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên - 2-2 + se+sz2z++rxerxcres 40 2.2.1 Những hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên hiện nay 40
2.2.2 Nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên . -: 43
2.2.3 Phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên 46
2.3 _ Hiệu quả của giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên ĐHQG Lào 50
2.3.1 Nhận thức về đạo đức, lỗi sống Của Sinh VIÊN -« «<< << <<sssscx+++ 50 2.3.2 Hiệu quả của đạo đức, lỗi sống cho sinh viên ĐHQG Lào - 54
2.4 Cac yêu tô tac động đến giáo dục dao đức, lối sống cho sinh vién 57
2.4.1 Yếu tổ thuộc VỀ SiN VỈÊN 25c c EcSt St E121 211111121211 11112115 ererrey 57
2.4.2 Yếu to thuộc về cộng đồng, Xã HỘI Q51 11k kecee 59
2.4.3 Yếu tổ thuộc VỀ nhà IFHỜI - c5 cStéEEEkEEEE SE EEEEEEEEEerersree 63 2.4.4 Sự phát triển của khoa học và công nghỆ sccSss+sskrsssexrs 65
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUÁ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LOI SONG CHO SINH VIÊN -¿©2+2+EEE+E+EEE+E+ESEErEeErrsrsrree 70
Trang 73.1 Nâng cao vai trò của các chủ thê giáo dục đạo đức, lôi sông cho sinh
viên trường Đại học Quốc 5:88 70
3.2 _ Xây dựng môi trường học đường lành mạnh, tích cực 74
3.3 Xây dựng chuẩn mực các nội dung và hình thức giáo dục đạo đức, lối
sông cho sinh VIÊN - cv HH HT TT HH HH HH ngư 76
3.4 Nâng cao tính tự giác học tập, rèn luyện đạo đức, xây dựng lối sống cho
SINH VIÊH G2 11113116293111 1111 2111111111031 1 11g 1 KT TT Eng vg 79
KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHHỊ, - 22 252 2E+2Et2E+£EE£EEeEErrEeerxerkerkrree 83
I Kếtluận - -k 2k 2 2E 2122121121111 1121101111111 Ere 83
2 Khuyến nghị - 2 55c S2+ESEEEE2E12E12717112112111121121111 1111.111 cre 84
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2 +£2££+££+£E+£EtzEzEerxrrxeres 86
Trang 8DANH MỤC BANG
Bảng 2 1 Số lượng và trình độ đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Quốc gia
0200220 37Bảng 2 2 Hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên tại Trường Đại học Quốc gia
Bảng 2 3 Hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên tại Trường Đại học Quốc gia
Lào xét theo năm NOC - << 222111111112311 11111 993111 1190 1 ng kg y 42 Bang 2 4 Mức độ hài lòng của sinh viên về các nội dung giáo dục đạo đức, lôi
Bảng 2 5 Mức độ hài lòng của sinh viên về các nội dung giáo dục đạo đức, lối
sông theo từng năm hỌC - ¿22-52 SE+SE£2EE2EE£EEEEEEEEE2E12717112112117111121111 11x, 46
Bảng 2 6 Thực trạng các phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên
truOng DHQG La 01 (435i 47
Bang 2 7 Mức độ phù hop của các phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho
sinh viên trường ĐHQG Lào theo năm hoc - 5 5c 2S 3+ SsEvssrrerserrssrres 48
Bảng 2 8 Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho sinh viên tại Trường Đại học
Quốc gia LàO - 52-5 3ỀEE9E12E12112112171712112112111111111111111111 11111111 50Bang 2 9 Nhận thức về các phâm chat đạo đức cần có của sinh viên ĐHQG Lao
0198:1000: 52
Bảng 2 10 Nhận thức về các phẩm chất đạo đức cần có của sinh viên ĐHQG Lào
0298:1118: 53 Bang 2.11 Mức độ vi phạm dao đức của sinh vIÊn 5-5 5s ss++sexsseeseeers 54 Bang 2 12 Vi phạm dao đức của sinh viên theo năm học - - 5+5 «++<+ 56
Bang 2 13 Các ảnh hưởng của yếu tố xã hội tới hiệu quả hoạt động giáo dục dao
đức theo năm NOC - <1 1E 11222311181 119530 1111111953111 KHE 11K ng 62
Bảng 2 14 Yếu té thuộc về nhà trường ảnh hưởng tới hiệu quả giáo dục đạo đức
0 s98158.1090217175 4 64
Trang 9DANH MỤC BIEU DO
Biểu đồ 2 1 Nhận thức về các phẩm chất đạo đức cần có của sinh viên ĐHQG Lào 52Biểu đồ 2 2 Bản thân sinh viên không có sự rèn luyện . -¿- ¿25+58Biéu đồ 2 3 Bản thân không có sự rèn luyện theo năm học . : :-: 58Biểu đồ 2 4 Ảnh hưởng của một sỐ yếu tô xã hội tới hoạt động giáo dục đạo đức 60Biểu đồ 2 5 Ảnh hưởng của yếu tố xã hội tới hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức
Trang 10DANH MỤC TỪ VIET TAT
CHDCND Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
ĐHỌG Đại học Quốc gia
NDCM Nhân dân Cách mạng
Std Độ lệch chuẩn
Trang 11MỞ DAU
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Giáo dục và đảo tạo là một hoạt động có tô chức của xã hội nhằm bồi dưỡng
và phát triển con người một cách toàn diện Xuất phát từ mục tiêu nhân văn củagiáo dục — đào tạo là nhằm rèn luyện và hoàn thiện nhân cách con người về đạo
đức, lỗi sống, bên cạnh việc bồi đắp, trau đôi kiến thức và năng lực chuyên môn, tất
cả các đơn vị đào tạo từ trung cấp tới Dai học coi đây là một nhiệm vụ vô cùngquan trọng trong tiễn trình giáo dục, đào tạo học sinh, sinh viên của mình
Thêm vào đó, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhànước Lào, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là động lực
dé thúc day sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện dai hóa Báo cáo chính trị tại Đại hội
Đảng lần thứ X của Đảng Nhân dân Cách mang Lào (2016) nhân mạnh: “Đảng vàNhà nước đảm bảo những diéu kiện tốt nhất dé chăm lo giáo dục, bôi dưỡng vàphát triển toàn diện đối với thế hệ trẻ theo định hướng cua tu tưởng lãnh tụ Kay-
son Phom-vi-han, giải quyết thỏa đáng các vấn đề về việc làm, tạo môi trường phát
huy tính sáng tạo và năng lực cong hiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước” Đây là một trong những định hướng quan trọng đối với hoạt động
văn hóa, giáo dục tại Lào, trong đó, giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên lànhiệm vụ rất cần thiết vì sinh viên chính là lực lượng lao động tri thức “xung kích”trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Lào trong thời đại mới
Là một trong những trường Đại học lớn và uy tín hàng đầu của nướcCHDCND Lào, trường ĐHQG Lào ké từ khi thành lập vào năm 1996 cho tới nay,trải qua hơn 20 năm đã đào tạo nhiều thế hệ sinh viên suất sắc về năng lực chuyên
môn và có đạo đức tốt, trở thành những hạt nhân ưu tú, đã và đang kế tục sự nghiệp
cách mạng của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Đề đạt được những thành tựu này,
Ban giám hiệu nhà trường qua các thời kỳ bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy, luôn chú
trọng tới công tác sinh viên, tô chức nhiều chương trình giáo dục đạo đức, lỗi sống
cho thanh niên Thông qua những hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, giúp nhà trường
năm bat thực trạng đời sông văn hóa và những tâm tư, nguyện vọng của sinh viên.
Trang 12Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được thì vẫn còn một số bấtcập, hạn chế Theo số liệu báo cáo hàng năm của Phòng Công tác sinh viên (2020)
từ năm 2018 tới nay, đã xử lý kỷ luật 1.091 sinh viên vi phạm nội quy, quy chế củanhà trường Bên cạnh các trường hợp bị xử lý khiển trách, cảnh cáo toàn trường thi
có 142 em bị đình chỉ Một van đề mới nỗi lên đáng được quan tâm trong thời giangần đây tiềm ân nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống của sinh viên trên không gianmạng xã hội; xuất hiện một số hành vi mang dấu hiệu bạo lực học đường, miệt thị
ngoại hình ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý người học.
Một nghiên cứu gần đây của tác giả Souvanxay Dengdouangthong (2022)
“Giáo dục chính trị - tư tưởng cho thanh niên ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào hiện nay” đã chỉ ra một số bất cập trong quá trình giáo dục tư tưởng đạo đức
cho thanh niên Lào như: Đoàn Thanh niên NDCM Lào nói chung và cán bộ làm
công tac giáo dục chính tri - tư tưởng còn coi nhẹ công tác giáo dục chính trị - tư
tưởng, coi nhẹ công tác tuyên truyền những chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước; Nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục
tuyên truyền còn hời hợt, chưa được sâu rộng; Nội dung giáo dục chưa sát với tìnhhình thực tiễn; Cách thức và kế hoạch tiến hành công tác giáo dục chính trị - tưtưởng chưa sát với tình hình thực tiễn mới đặt ra trong xã hội; Tài liệu liên quan đếncông tác giáo dục chính tri - tư tưởng còn han chế, sơ sài, nội dung giáo dục chưa
phong phú.
Những con số này chỉ phản ánh được phần nào thực trạng của một bộ phận
sinh viên của trường ĐHQG Lào đang có sự biến chất và lệch chuẩn về đạo đức, lốisống Tình trạng này nếu không được ngăn chặn và có biện pháp phù hợp sẽ ảnhhưởng đến tư tưởng và nhận thức của sinh viên ĐHQG Lào nói riêng, sinh viên vàthanh niên Lào nói chung Do đó, việc nghiên cứu thực trạng giáo dục đạo đức, lốisông cho sinh viên hiện nay dé có những giải pháp kịp thời phát huy hơn nữa chất
lượng công tác giáo dục vì mục tiêu xây dựng đât nước Lào văn minh, giàu đẹp.
Trang 13Từ những nhận thức trên, em đã lựa chọn đề tài: Thực trạng giáo dục đạo
đức, loi sống cho sinh viên trường Đại học Quốc gia Lào tại thủ đô Vieng Chăn
dé nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của mình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên, sinh viên không chỉ đặt ra
ở bối cảnh hiện đại mà ngay từ khi giành được độc lập, Đảng NDCM Lào đã luônquan tâm và chỉ đạo van đề này Với đối tượng cụ thé là sinh viên và trong phạm vi
một cơ sở đảo tạo cụ thé, đã có nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện ởnhững góc độ và cách tiếp cận khác nhau
2.1 Các nghiên cứu về giáo dục đạo đức, lối sống
Tác giả V.A.Xukhômlinxki (1981) trong tác phẩm “Giáo duc con ngườichân chính như thế nào?” đề cập về các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, đồngthời đưa ra các phương pháp hình thành đạo đức cho đối tượng học sinh, sinh viên,giúp cho sinh viên có thái độ và nhận thức đúng đắn với bản thân và đối với người
khác Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh giáo dục đạo đức là một điều hệ trọng nhất với
thế hệ trẻ, từ trẻ thơ đến thanh thiếu niên và cả những sinh viên đại học
Tác giả G.Bandzeladze (1985) trong cuốn “Đạo đức học” (1985) cũng nhận
định con người sở đĩ là người vì nhờ có đạo đức Đạo đức là một quá trình có sự
phát sinh và phát triển; mối quan hệ của đạo đức với mỗi hình thái ý thức xã hội làkhác nhau Đồng thời, tác giả trình bày và phân tích rõ một số nguyên tắc “mới” của
đạo đức thé hiện trong “tinh thần quốc tế”, “lòng yêu nước” va “tinh thần lao động”
Tác giả Thammakod Vanpheng (2017) trong luận văn Thạc si “Gido duc đạo
đức, lối sống cho sinh viên Lào thông qua xây dựng môi trường học tập” đã dựatrên cơ sở tiếp cận môi trường văn hóa và nghiên cứu cho thấy thực trạng giáo dục
đạo đức, lối sống cho sinh viên Lào hiện nay có sự thay đổi tích cực từ truyền thốngtới hiện đại Các hệ thống đo lường định tính được xây dựng để đánh giá Tuynhiên, vẫn còn những tiêu cực trong lối sống của sinh viên từ cuộc sống hội nhập,
hiện đại ngày nay Từ đó, các giải pháp đã được đề xuất trên cơ sở xây dựng môi
Trang 14trường học tập là môi trường văn hóa nhằm rèn luyện đạo đức, lối sống cho sinh
viên Lào
Tác giả Silimanotham Kotsada (2018) trong tác phẩm “Giáo duc đạo đức,lỗi sống cho sinh viên các trường đại học tại Lào hiện nay ” dựa trên cơ sở khảo sắt
thực trạng lối song va viéc giao duc lối song, đạo đức cho sinh viên trường Dai học
Savanakhet, đã chỉ ra những thành tựu và hạn chế Trên cơ sở đó, đề xuất một sốgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên từ địnhhướng quan điểm của lãnh tụ Kaysone Phomvihan
Ban Tổ chức Trung ương, Tạp chí Cộng sản và Thành ủy thành phố Hồ Chí
Minh (2012) khi bàn về giải pháp ngăn chặn, day lùi suy thoái tư tưởng chính trị
đạo đức, lối sống hiện nay đã tập trung phân tích thực trạng, nguyên nhân, kinh
nghiệm ở các địa phương, đoàn thé và đưa ra nhiều giải pháp dé thực hiện có hiệuquả việc đấu tranh, ngăn chặn, đây lùi tình trạng, suy thoái về tư tưởng chính trị,
dao đức, lối sống trong điều kiện hiện nay Một số giải pháp có thê ké đến như ziếptục đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng: tập trung xây dựng Đảng về đạo
đức, tăng cường trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người
đứng đầu; tập trung hoan thiện co chế, chính sách đồng bộ, thống nhất, hiệu quả;
tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; kiên quyết, kiên trì đấu tranhphòng, chống tham những, tiêu cực và xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi pham
Luận án nghiên cứu về ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay của tác
giả Võ Minh Tuan (2004) đã dé cập đến sự biến đổi về đạo đức của sinh viên trong
nền kinh tế thị trường, từ đó nêu lên tính cấp thiết phải giáo duc đạo đức sinh viên
phù hợp với tình hình mới.
Có thể thấy, từ những nghiên cứu di trước đã khẳng định, hoặc nhấn mạnh
vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục và tự rèn luyện đạo đức ở mỗi người,
không phân biệt giai cấp hay độ tuôi Đặc biệt, trong tình hình xã hội luôn biến đổitừng ngảy, hoạt động giáo dục đạo đức lại càng cần được chú trọng, quan tâm, thay
đổi dé thích ứng với tình hình mới
10
Trang 152.2 Các nghiên cứu về hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên
Su thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội cũng đặt ra nhiều van dé mới trongquá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho tầng lớp thanh niên và sinh viên Nhiều học
giả đã nghiên cứu hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên để phù hợp với tình
hình của xã hội mới.
Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau khi phân tích các hoạt động giáo dụcđạo đức, lối sống trong môi trường học đường Nghiên cứu “Những cách tiếp cận
dé dạy đạo đức trong chương trình Kĩ thuật: Một nghiên cứu tong quan từ năm
2000 đến nay” của Nguyễn Thị Duyên và cộng sự (2020) đã đưa ra những cách tiếp
cận hiệu quả dé giảng day đạo đức kỹ thuật cho sinh viên dai hoc, cụ thể như: cungcấp, bổ sung tài liệu; trò chơi thử thách đạo đức; đóng vai về đạo đức; seminar lớp
học về đạo đức; các hoạt động tranh luận, trải nghiệm, thực hiện dự án;
Bên cạnh nghiên cứu lý luận về giáo dục đạo đức, một nghiên cứu về “Biện
pháp quản lp công tác giáo dục đạo đức cho hoc sinh trung học pho thông huyện
duyên hải tỉnh Trà Vinh” của tác giả Nguyễn Văn Bồ (2013) đã phân tích thực trạngquản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh sinh viên theo các góc độ về mụctiêu giáo dục đạo đức; nội dung giáo dục; hình thức tô chức giáo dục; thực trạngquản lý việc sử dụng biện pháp giáo dục đạo đức (phát động phong trào thi đua, tổchức hoạt động văn hóa, nêu gương ); công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo
dục; hoạt động kiểm tra cơ sở vật chất, tài chính để thực hiện công tác giáo dục đạo
đức.
Tác giả Lương Thị Thúy Nga (2019) trong luận án Tiến sĩ “Giáo duc daođức Hồ Chi Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay” đã làm rõ thực
trạng giáo dục đạo đức thông qua việc phân tích hoạt động giảng dạy môn học tư
tưởng Hồ Chí Minh; hoạt động tuyên truyền, giáo dục đạo đức của các tổ chức
Đảng, đoàn thể; thông qua đội ngũ giảng viên và ý thức tự giác giáo dục, rèn luyện
của sinh viên.
Nghiên cứu “Gido duc đạo đức cho sinh viên hiện nay — mot số vấn dé đặtra” của tác giả Nguyễn Thị Hoài và Phạm Thị Thu Hương (2020) đã nhắn mạnh
11
Trang 16hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên là một việc rất quan trọng Cùng với đó,tác giả cũng đưa ra một số biện pháp để việc giáo dục đạo đức cho sinh viên đạthiệu quả cao như hiểu rõ đặc điểm của sinh viên từ tâm sinh lý đến xã hội và những
yếu tô tác động đến quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên
Cũng đề cập đến thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên và dé xuất một số
giải pháp cho hoạt động này, tác giả Hồ Thị Mai (2017) trong nghiên cứu “Giáo ducđạo đức cho sinh viên hiện nay — Thực trạng và giải pháp” đã chỉ ra những ưu điểm
và hạn chế trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Một số giải pháp được đề cập
bao gồm đổi mới nhận thức về vai trò và vị trí của công tác giáo duc đạo đức cho
sinh viên; phát huy tính tự giác, tích cực trong học tập của sinh viên; đổi mới
chương trình giáo dục, “đa dạng hóa” các hình giáo dục đạo đức cho sinh viên; sự
phối hợp gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo duc dao đức cho con trẻ,
Tại Lào, hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên trong giai đoạn
mới cũng được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu:
Tác giả Hatsady Vilaketh (2012) trong luận án Tiến sĩ “Giáo duc đạo đứctruyền thong và lỗi sống cho sinh viên khối trường Đại học tai thủ đô Viêng Chan”
đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác giáo dục đạo đức truyềnthống và lối sống cho sinh viên, chỉ ra tầm quan trọng của việc phát huy các giá trịđạo đức truyền thống đối với việc xây dựng lối sống lành mạnh và tiễn bộ của sinhviên Lào nói chung, sinh viên thủ đô Viêng Chăn nói riêng Từ đó, tác giả đề xuất
một số giải pháp dé giúp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức truyền thống
và lỗi sống cho sinh viên thủ đô, có thé trở thành một hình mẫu dé nhân rộng ra các
tỉnh, địa phương khác trên cả nước.
Tác giả Singhavong Bouavanh (2018) trong luận văn Thạc sĩ “Giáo đục đạo
duc và định hướng lối sống cho sinh viên Lào hiện nay tại trường đại học
Savannakhet” đã trình bày được những đặc trưng của sinh viên Lào, thực trang
công tác giáo dục đạo đức và lối sống thông qua việc phân tích về số lượng các hoạt
động và hiệu quả của nó tới nhận thức của sinh viên Tác giả cũng đưa ra một sốđịnh hướng dé thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên hướng tới để xây dựng lối sống như:
12
Trang 17Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước; có lối sống văn hóa; có lý tưởng sống; rènluyện chuyên môn song song với bồi dưỡng lý luận chính trị.
Tác giả Phongpholsena Phuddavong (2017) trong công trình luận văn Thạc
sĩ “Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên trường Đại học
Souphanouvong trong giai đoạn hiện nay - Thực trạng và giải pháp ” nghiên cứu và
làm rõ về thực trạng thực hiện công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viêntrường Đại học Souphanouvong trên các khía cạnh về: Giáo dục đạo đức; giáo dụcgiá trị sống; giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đánh giá được những kết quả đạt
được, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế Trên cơ sở đó đề xuất được các giảipháp phù hợp để nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh
viên trường hiện nay.
Thông qua những nghiên cứu đi trước ở Việt Nam và Lào, hoạt động giáo
dục đạo đức và lối sống cho sinh viên hiện nay đạt được nhiều ưu điểm, song songvới đó là những hạn chế còn tổn tại Tại Lao những nghiên cứu về chủ đề nay cũng
vẫn còn hạn chế do đó nghiên cứu này sẽ làm phong phú thêm về đề tài này Những
tri thức tổng hợp được từ những công trình trước là tiền đề dé phân tích và so sánh
với những kết quả tìm được trong luận văn này
2.3 Các nghiên cứu về phương pháp, yếu tố tác động tới công tác giáo
dục dao đức, lối sống cho sinh viên
Nghiên cứu về những phương pháp và những yếu tô tác động đến công tác
giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên, các tác giả đưa ra nhiều quan điểm và
nhận định ở những góc độ khác nhau:
Đề cập đến các yếu tố tác động đến hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh
viên, tác giả Nguyễn Thị Thọ và Dương Thị Thúy Nga (2014) trong hội thảo nghiên
cứu khoa học về công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên được tổchức bởi Bộ Giáo dục Việt Nam đồng quan điểm cho rằng có 4 yếu tố tác động tớithực trạng giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên, gồm: (i) Nhóm yếu tố chủ thé
giáo dục; (ii) Nhóm yếu tố về đối tượng giáo dục; (iii) Nhóm yếu tổ thuộc về nộidung và (iv) Nhóm yếu tố thuộc về phương pháp giáo dục
13
Trang 18Mặt khác, tác giả A.J.Veal (1993) trong bài viết “Khuôn mẫu về lối sống:Tổng quan” trình bày những nghiên cứu về ảnh hưởng những yếu tố như văn hóa,tâm lý học, kinh tế thị trường, lối sống xã hội chủ nghĩa, văn hóa tiêu dùng, giớitính tác động tới lối sống bao gồm hành vi, thái độ cá nhân và tương tác nhómcủa cá nhân Đồng thời, tác giả đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về lối sống và ứng
dụng của nghiên cứu.
Tác giả Thongnoum Phimmasone (2018) trong luận văn Thạc sĩ “Dinh
hướng xây dựng đạo đúc, lối sống cho sinh viên Đại học Khoa học Y tế Lào” đã
làm rõ thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới đạo đức, lối sống của sinh viên Đại
học Khoa học Y tế Lào bằng phương pháp nghiên cứu định lượng Trong đó, yếu tố
về nhân thân và chất lượng giáo dục đại học có ảnh hưởng nhiều nhất Từ cơ sở đó,định hướng xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên Đại học Khoa học Y tế Làođược đề xuất trên cơ sở gan liền với tính chất chuyên ngành trong đào tạo và đổi
moi cách thức truyền tải, hình thức giáo dục đạo đức, lối sống tới sinh viên.
Tác giả Chanvilaivanh Douangchay (2015) trong bài viết “Các xu hướng
biến đổi đời sống văn hóa tinh than cua sinh viên cao đăng, đại học tại thủ đô
Viêng chan” tiếp cận ở khía cạnh phân tích và làm rõ những tác động của các yếu tố
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong thời kỳ đổi mới tới định hướng và hoạt độngsống của thé hệ trẻ nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng Kết quả nghiên cứu cho
thấy đa phần có xu hướng biến đổi tích cực, vừa tuân theo quy luật khách quan, vừa
có yếu tố chủ quan rõ rệt, nhưng không phủ nhận những biến đổi tiêu cực, làm biến
chất và mat đi giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống hàng ngày của sinh viên
Tác giả Lương Gia Ban, Nguyễn thé Kiệt (2013) trong nghiên cứu “Giáo ducđạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trưởng ở Việt Nam hiện nay”
đã phân tích tầm quan trọng của giáo dục đạo đức mới cho sinh viên, khái quát thực
trạng những vấn đề giáo dục đạo đức mới cho sinh viên, từ đó đưa ra một sốphương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức mới cho sinh viên
Nói tóm lại, các công trình nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức lối sống
cho sinh viên khá đa dạng, có ý nghĩa và giá trị ở mặt lý luận và thực tiễn, bao quát
14
Trang 19và chuyên sâu trên các khía cạnh ve: Ly luận giáo duc dao đức, 16i song; cac yếu tố
ảnh hưởng tới giáo dục đạo đức, lỗi sống cho sinh viên; các giải pháp đề xuất nângcao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên Tuy nhiên, tới nay chưa cómột công trình nao nghiên cứu cu thể về thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống chosinh viên trường ĐHQG Lào Đây là một khoảng trống trong nghiên cứu cần phảiđược thực hiện, nhằm: Làm rõ hiện trạng công tác giáo dục đạo đức, lối sống và từ
đó đưa ra các giải pháp cụ thể, nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức, lối
sông cho đơn vị này Do đó, đề tài đảm bảo tính mới và không trùng lặp với các
công trình nghiên cứu trước đó.
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Dé tài van dung cac ly thuyét xã hội hoc và thực tiễn, ở các cấp độ nhận thức
khác nhau dé mô tả về thực trạng, phân tích ưu điểm, hạn chế trong việc giáo dụcđạo đức lới sống cho sinh viên trường Đại học Quốc gia Lào tại thủ đô Viêng Chăn;
các yếu tố tác động đến công tác giáo dục đạo đức và lối sống cho sinh viên
Các giải pháp của luận văn có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
đạo đức, lối sống cho sinh viên trường ĐHQG Lào tại thủ đô Viêng Chăn nói riêng
và các trường đại học trên phạm vi cả nước, góp phần tích cực trong việc thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ xây dựng thế hệ thanh niên trẻ của đất nước Lào tiễn bộ và văn
minh.
4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
e Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức, lối
song và các yếu tố tác động tới hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho sinhviên trường ĐHQG Lào tại thủ đô Viêng Chăn hiện nay Từ đó đề xuấtnhững giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức, lỗi
sông cho sinh viên
e Nhiệm vụ nghiên cứu: Dé thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn phải
thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
— Mô tả thực trạng giáo duc đạo đức, lối sống cho sinh viên trường ĐHQG
Lào tại thủ đô Viêng Chăn.
15
Trang 20— Tìm hiểu các yếu tố tác động tới hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho
sinh viên;
— Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạođức, lỗi sống cho sinh viên trường ĐHQG Lao, thủ đô Viêng Chăn
5 Câu hỏi nghiên cứu
— Thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên trường ĐHQG Lao, thủ
đô Viêng Chăn hiện nay như thế nào?
— Những yếu tố tác động tới hoạt động giáo dục dao đức, lỗi sống cho sinh
viên tại trường ĐHQG Lào hiện nay là gì?
— Những giải pháp nào có thé nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống
cho sinh viên trường ĐHQG Lào, thủ đô Viêng Chăn trong thời gian tới?
6 Giả thuyết nghiên cứu
— Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên trường ĐHQG Lào có nội
dung phù hợp, đáp ứng với bối cảnh xã hội hiện tại; phương pháp giảng dạy
đa dạng, phong phú
— Một số yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh
viên tại trường ĐHQG Lào bao gồm: năng lực tự rèn luyện của sinh viên; các
yếu tố thuộc về gia đình, xã hội; các yếu tố tác động thuộc về trường học và
sự phát triển của khoa học và công nghệ trong giảng dạy
— Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lỗi sống cho
sinh viên trường Đại học Quốc gia Lào bao gồm: nâng cao vai trò của các
chủ thể; xây dựng môi trường học đường lành mạnh; xây dựng chuẩn mực
các nội dung và hình thức giáo dục; nâng cao tính tự giác trong các hoạt động giáo dục cho sinh viên.
7 Đối tượng, khách thể nghiên cứue_ Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng giáo
dục đạo đức, lối sống cho sinh viên trường ĐHQG Lao, thủ đô Viêng Chăn
e Khách thể nghiên cứu: sinh viên trường ĐHQG Lào; giáo viên, cán bộ
trường ĐHQG Lào.
16
Trang 218 Phạm vi nghiên cứu
e Phạm vi về không gian: Trường ĐHQG Lao, thủ đô Viéng Chăn
e Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống cho
sinh viên trường ĐHQG Lào, thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2017 — 2022.
¢ Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về giáo duc đạo đức, lối sống cho sinh viên
là đề tài có phạm vi rộng Tuy nhiên, luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu
về thực trạng, hiệu quả và các yêu tố tác động trong giáo dục đạo đức, lối
song cho sinh viên trường ĐHQG Lào; đề xuất một số giải pháp bao gồm:nâng cao vai trò của các chủ thể và tính tự giác của sinh viên, xây dựng môitrường học đường và chuan mực trong nội dung, hình thức giáo dục nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lỗi sống cho sinh viên trường ĐHQG
Lào.
9 Phương pháp nghiên cứu 9.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng để thu thập các đữ liệu thứ cấp
từ kết quả nghiên cứu trong các công trình khoa học như sách, báo, tạp chí khoa học
đã được công bố bằng tiếng Việt, tiếng Lào, tiếng nước ngoài liên quan đề tài
nghiên cứu Bên cạnh đó, người viết thu thập số liệu thống kê phục vụ cho việcđánh giá thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên trường ĐHQG Lao tại
thủ đô Viêng Chăn.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập bằng phương pháp này được sử dụng đề phục
vụ cho việc thao tác hóa các khái niệm và xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục đạo
đức, lối sống cho sinh viên
Trang 22- Nhóm 2: Giáo viên, cán bộ trường ĐHQG Lào; Số lượng: 04 người, gồm 01
cán bộ phòng công tác sinh viên, 01 cán bộ phụ trách đào tạo, 01 cán bộ thuộc ban giám hiệu và 01 giảng viên.
Với mỗi nhóm chủ thể, nghiên cứu tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh
hưởng tới hoạt động giáo dục đạo đức lối sống đang diễn ra tại ĐHQG Lào dưới
những góc độ của người học và người thực hiện hoạt động giáo dục Những kết quả
mang tính định tính sẽ là một căn cứ nhằm làm rõ những hoạt động giáo dục đạođức đã và đang diễn ra tại ĐHQG Lào.
9.3 Phương pháp điều tra bằng bảng héi
Phương pháp điều tra xã hội học thông qua bang hỏi được sử dụng dé tìm hiểu
về thực trạng giáo dục giáo dục đạo đức, lỗi sống cho sinh viên trường DHQG Lào
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, tổng số mẫu
khảo sát là 150 sinh viên.
Nội dung khảo sát là những câu hỏi tìm hiểu về thực trạng giáo dục đạo đức,
lối sống tại ĐHQG Lào như các hoạt động giáo dục, chủ thé giao dục, mức độ hai
lòng của sinh viên về hoạt động này; đồng thời thông qua bảng khảo sát nghiên cứu
cũng tìm hiểu quan điểm của sinh viên về những nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu
quả của công tác giáo dục đạo đức, lỗi sống
Một số đặc trưng của mẫu khảo sát:
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Nam 80 53,3 Giới tinh
Trang 2310 Kết cấu đề tài
Luận văn gồm 03 Chương với kết cầu như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên
Chương 2: Hoạt động giáo dục đạo đức, lỗi sống cho sinh viên trường Đại
học Quốc gia Lào tại thủ đô Viêng Chăn
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối
sống cho sinh viên trường Đại học Quốc gia Lào tại thủ đô
Viéng Chăn hiện nay
19
Trang 24CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE GIÁO DUC ĐẠO ĐỨC, LOI SONG CHO
SINH VIÊN
1.1 Khái niệm công cụ
1.1.1 Khát niệm giáo dục
Giáo dục là thuật ngữ quan trọng đã được làm rõ nội hàm trong rất nhiều
công trình nghiên cứu với các hướng tiếp cận khác nhau.
Tác gia Bounkeo Selavong (2012) trong “Giáo trình khoa học giáo dục” đã
đưa ra định nghĩa “giáo dục là quá trình truyền đạt kiến thức, kỹ năng giúp ngườihọc lĩnh hội dé trở nên tốt hon, ứng dụng nó được vào cuộc sống”
Xét về mặt bản chất của hoạt động giáo dục, các nhà nghiên cứu của ViệtNam cũng đã đồng tình Học giả Phạm Khắc Chương (2010) trong nghiên cứu
“Đạo đức học: Dùng cho các trưởng đại học và cao đăng su phạm” đã nhận định
“giáo duc là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho đối tượng giáodục, nhằm giúp họ nhận thức đúng, tạo lập tình cảm và thái độ đúng, hình thànhnhững thói quen, hành vi văn minh trong cuộc sống, phù hợp với chuẩn mực xã
hội”.
Tại Việt Nam, dưới góc độ pháp lý, Luật Giáo dục Đại học năm 2012, sửa
đổi, bổ sung năm 2018 đã xác định giáo dục nhằm phát triển toàn điện con người có
đạo đức, tri thức văn hóa, sức khỏe, thâm mỹ và nghề nghiệp, có phẩm chất, năng
luc và ý thức công dân, có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc (Điều 5)
Tại Lào, Hiến pháp Lào năm 2015 khăng định “Mục đích của các hoạt độnggiáo dục, văn hóa và khoa học là nâng cao trình độ dân trí, nâng cao tinh thần yêunước, yêu dân chủ, tăng cường đoàn kết các dân tộc, và tinh thần độc lập” (Điều
19) Trên cơ sở đó, Luật Giáo dục Lào năm 2015 đã đưa ra định nghĩa “Giáo dục là
quá trình học tập — giảng dạy về khoa học tự nhiên, xã hội và nghiên cứu lý luận,hành động xây dựng nguồn nhân lực có đầy đủ chuyên môn, dao dire và thái độ
cách mạng, có kiến thức, kỹ năng, sức khỏe tốt, tinh thần văn minh, thé mỹ, kỷ
cương, tinh thần yêu nước, phục vụ nền dân chủ nhân dân, đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ bảo vệ và phát triển đất nước” (Điều 2)
20
Trang 25Tác giả Tạ Thị Thanh Hà (2018) trong luận án Tiến sĩ “Giáo dục đạo đứctrong việc xây dựng lỗi sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế cáctrường cao đăng, đại học ở Hà Nội)” đã khăng định hoạt động giáo dục mang tínhhai mặt: “Mặt thứ nhất là sự tác động bên ngoài vào đối tượng giáo dục; mặt thứ hai
là thông qua sự tác động để con người tự giáo dục chính bản thân mình và ngày
càng hoan thiện hơn” Tính hai mặt này của hoạt động giáo dục tác động trực tiếpvào nhận thức của con người, một mặt, nâng cao nhận thức, hiểu biết về sự vật hiệntượng; mặt khác điều chỉnh hành vi và thái độ ứng xử để phù hợp với các chuânmực xã hội, góp phần xây dựng những giá trị mới cho đất nước, xã hội Tác giảNguyễn Hữu Thức khẳng định: “Giáo dục là quá trình chia sẻ, chuyển giao kiến
thức, kĩ năng sống một cách có ý thức, có mục đích của con người với con người”
Có thé thấy sự tương đồng về mặt khái niệm giữa các nhà nghiên cứu, théhiện thông qua việc khang định giáo dục phải là “một quá trình” với các chủ thể đặcbiệt Trong đó, chủ thể thực hiện hoạt động giáo dục là người có kiến thức, kinh
nghiệm và kỹ năng truyền đạt tới người được giáo dục thông qua đa dạng các hình
thức như nói, viết, hoạt động, hình ảnh Quá trình giáo dục diễn ra trong mộtkhoảng thời gian nhất định và tăng dần về tính chuyên môn Do đó mà người họccùng với quá trình đó lĩnh hội được nhiều hơn và sâu hơn các kiến thức, kỹ năngđược truyền dạy
Trong phạm vi của luận văn, tác giả không xây dựng khái niệm mới về giáo
duc mà kế thừa những định nghĩa sẵn có về giáo dục dé triển khai nghiên cứu phù
hợp với đề tài, cụ thể là khái niệm của tác giả Bounkeo Selavong: “Giáo dục là quátrình truyền đạt kiến thức, kỹ năng giúp người học lĩnh hội đề trở nên tốt hơn, ứng
dụng nó được vào cuộc sống”
1.1.2 Khát niệm đạo đức
Khái niệm đạo đức được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau
Dưới góc độ triết hoc, tác gia Vũ Khiêu (1993) qua bài viết “Giá tri đạo đức
trong xã hội ta ngày nay” đã đưa ra quan điểm “đạo đức là một hình thái ý thức xãhội, phản ánh và bị quy định bởi ton tại xã hội” Hay nói cách khác, toàn bộ ý thức
21
Trang 26đạo đức (quan niệm, quan điểm, các nguyên tắc, các chuẩn mực, các lý tưởng, niềmtin và tình cảm bảo đạo) đều là biểu hiện của một trạng thái, phản ánh trình độ pháttriển nhất định của những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội Do đó, đạo đức cóban chat xã hội.
Trong Từ điển tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê (2017) đã đưa ra định nghĩa:
“Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quan hệ
của con người đối với nhau và đối với xã hội hoặc là ham chất tốt đẹp của con
người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có”
Tác giả Phạm Minh Hạc (2010) đã xây dựng khái niệm đạo đức “theo nghĩa
hẹp là những luân lý, những quy định, những chuẩn mực ứng xử trong quan hệ củacon người Nhưng trong điều kiện hiện nay, chính quan hệ của con người cũng đã
mở rộng đạo đức bao gồm những quy định, những chuẩn mực ứng xử của conngười với con người, với công việc và với bản thân, ké cả với thiên nhiên và môi
trường sống”
Theo tác giả Phạm Khắc Chương (2010): “Đạo đức là một hình thái ý thức
xã hội phản ánh những tồn tại xã hội, phản ánh những quan hệ xã hội thực hiện trên
cơ sở kinh tế Sự phát triển của đạo đức xã hội từ thấp đến cao như những nắc thang
giá trị của văn minh con người, trên cơ sở phát triển của sức sản xuất và thông quađấu tranh, gạn lọc, kế thừa mà nội dung đạo đức ngày càng phong phú và hoàn thiện
hơn”.
Tại Lào, tác giả Hatsady Vilaketh (2012) trong Luận án tiến sĩ với dé tải
“Giáo dục đạo đức truyền thống và lối sống cho sinh viên khối trường Đại học tại
thủ đô Viêng Chăn” đã đưa ra khái niệm: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội
của con người, có sự vận động và phát triển, gắn liền và phản ánh quan hệ xã hộichịu sự chi phối bởi các điều kiện kinh tế xã hội”
Có thé thấy có rất nhiều định nghĩa va cách tiếp cận khác nhau khi địnhnghĩa về đạo đức, tuy nhiên đều có điểm chung giữa các khái niệm Trên cơ sở đó,
có thé khái quát định nghĩa về đạo đức như sau: “Đạo đức là hệ thống các quy tắc
22
Trang 27và chuẩn mực xã hội, thông qua đó, con người tự giác điều chỉnh hành vi ứng xửcủa bản thân đề phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội”.
1.13 Khái niệm lỗi sốngKhi nghiên cứu về lối sống của sinh viên, trước hết phải bắt đầu tìm hiểu về
khái niệm lối song Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về lối sống.
Tại Nga (trước đây là Liên Xô), tác giả V.Doboranop (1958) trong cuốn “Xãhội học Mác Lê-nin” đã đưa ra khái niệm về lối sống từ góc nhìn xã hội như sau:
“Lỗi sống là sinh hoạt cá nhân, chủ quan hóa của hệ thống những quan hệ xã hội,
của toàn bộ tổng thé những điều kiện sống, thé hiện trong hoạt động sống của conngười” Có thé thay, lối sống chính là những gì xoay quanh của cá nhân đó
Tại Việt Nam, tác giả Hoàng Phê (2017) đưa ra khái niệm “lối sống là những
nét điển hình, được lặp đi lặp lại và định hình thành phong cách, thói quen trong đờisống cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc, hay là cả một nền văn hóa Lối song ca nhan
được đặc trưng bởi cái nhìn về thực tại, cá tính, bản sắc cá nhân cũng như những
ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh như gia đình, nơi sinh sống, giáo dục, vănhóa và đặc biệt là truyền thông” Theo cách định nghĩa này lối sống gắn liền với vănhóa gia đình, xã hội nhiều hơn
Tác giả Vũ Khiêu (1993) đã đưa ra khái niệm về “lối sống” bao gồm nhữngnét đặc trưng cơ bản nhất, từ phương diện phương tiện sản xuất vật chất và hình tháikinh tế xã hội cho đến phương diện sinh hoạt tinh thần Theo đó, “lối sống là phạm
trù xã hội, khái quát toàn bộ hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã
hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định
và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trongquan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tỉnh thần và văn hóa”
Ở phạm vi khái quát hon, tác giả Tạ Thị Thanh Hà (2018) đưa ra khái niệm
lối sống như sau: “Lối sống là cách thức sống, phương thức sống của con người
trong một chế độ xã hội nhất định được biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống nhưlao động sản xuất, hoạt động chính trị, hoạt động văn hóa tinh thần và hoạt động
hàng ngày”.
23
Trang 28Tại Lào, khái niệm lối sống được tác giả Hatsady Vilaketh (2012) đưa ra nhưsau: “Lối sống của con người là hành động được lặp đi lặp lại, bao gồm đối xử giữacon người với nhau, được hình thành và phát triển gan với từng độ tuôi”.
Tác giả Phongpholsena Phuddavong (2017) trong luận văn thạc sỹ “Công fác
giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên trường Đại học Souphanouvong trong giai
đoạn hiện nay - Thực trạng và giải pháp” khi đưa ra khái niệm “lôi sống” lại cho rằng:
“Lối sông là một phạm trù xã hội khái quát hoạt động của con người, đặc trưng của cá
nhân, nhóm xã hội, được lặp đi lặp lại, có tính ôn định và bền vững” Ở cách định nghĩanày có thê thấy lối sống mang tính thói quen của cá nhân nhiều hơn
Như vậy, lối sống của một cá nhân sẽ bao gồm tất cả các hoạt động sốngthường ngày, thực hành trong một khoảng thời gian tương đối 6n định hình thành
nên lối sống Lối sống này được bộ phận lớn hoặc toàn thể nhóm, hoặc cộng đồng
người chấp nhận Trong mối tương quan giữa cái riêng và cái chung, giữa cái đơn lẻ
và cái tông thê có sự tương tác qua lại lẫn nhau Điều này thê hiện qua tính phổ quát
của lối sông Bởi lối sống của một cộng đồng người chịu sự tác động của nhiều yếu
tố khác nhau như yếu tố văn hóa truyền thống, hội nhập, trình độ phát triển kinh tế,
xã hội, điều kiện tư nhiên, môi trường sống Chính vì vậy, lối sống không bat biến
mà có sự thay đôi theo từng giai đoạn lịch sử và đặc thù của từng dân tộc
Từ những phân tích trên, có thé khái quát “lối sống là những hoạt động sốngđiển hình và được lặp đi, lặp lại nhiều lần trong một thời gian 6n định hình thànhnên phong cách, thói quen sống đặc trưng của cá nhân hay cộng đồng người”
Khái niệm “đạo đức” và “lối sống” khi đứng riêng lẻ mang những nội hàmkhác nhau, nhưng khi đặt chung hai thuật ngữ này có thể nhận ra sự liên kết chặt
chẽ Theo đó, nhờ có đạo đức, con người thực hành theo đúng các quy tắc, chuẩn
mực xã hội, điều chỉnh hành vi của mình theo chuẩn mực đề hình thành nên lối sônglành mạnh, được xã hội công nhận Hay nói cách khác, đạo đức là nền tảng dé hình
thành một lối sống tốt và ngược lại, thực hành lối sống tốt, lành mạnh cũng chính là
dé gìn giữ dao đức Từ những yếu tố trên, có thé đưa ra một số phạm tra về lối sốngtốt của sinh viên bao gồm: Tuân thủ pháp luật, tuân thủ nội quy, quy chế của nhà
24
Trang 29trường; Tuân thủ quy định của cộng đồng và thực hiện các hành vi tích cực, vi lợi
ích chung của gia đình, nhà trường và xã hội.
1.1.4 Khái niệm sinh viên
Sinh viên (tiếng Anh là student) là thuật ngữ được sử dụng để chỉ nhữngngười đang học tập tại trường đại học hay cao đăng Từ điển Oxford (1995) đã giảithích “sinh viên là một người, thường ở độ tuổi trên 16, đang theo hoc ở một trườngđại học hoặc cao đăng”
Tác giả Bounkeo Selavong (2012) đã giải thích khái niệm sinh viên dùng để
chỉ những người đang theo học cấp học cao cấp (cao dang và đại học), cụ thé: “Sinh
viên là những người đã tốt nghiệp trung học phô thông, được đảo tạo tại môi trường
giáo dục cấp cao là đại học và cao đẳng, thường trên 18 tuổi và dưới 30 tuổi, theo
những chuyên ngành nhất định”
Tác giả Trương Văn Phước (2003) trong nghiên cứu “Đạo đức sinh viên
trong quá trình chuyển sang nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam — Thực trạng, van dé giải pháp” đã đưa ra định nghĩa về sinh viên như
sau: “sinh viên được hiểu là một nhóm xã hội đặc biệt, xét về độ tuôi, thường đượcxác định đó là nhóm thanh niên từ 17 — 18 đến 25 — 30 tuổi, đã tốt nghiệp trung họcphổ thông và đang được đào tạo tại các trường đại học, cao đăng”
Tác giả Dương Thị Diệu Hoa (2018) đưa ra định nghĩa “sinh viên là những
người đang chuan bị cho một hoạt động mang lại lợi ích vật chất hay tinh thần của
xã hội”.
Qua những công trình nghiên cứu đi trước, có thể thấy những đặc điểm
chung của những người được gọi là sinh viên như sau:
Thứ nhất, sinh viên là tầng lớp trí thức, được đào tạo chuyên sâu về một lĩnh
vực cụ thể Ở bất kì quốc gia nào, sinh viên đều duoc coi là lực lượng trí thức nòngcốt và là thế hệ dé tiếp tục xây dựng đất nước Thông qua việc học tập, sinh viênđược trau đồi những kiến thức chuyên môn và cùng với quá trình rèn luyện các kỹ
năng cần thiết khác, trở thành công dân có ích cho xã hội, sẵn sàng thực hiện cácnhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội tùy thuộc vào chuyên ngành được đảo tạo
25
Trang 30Thứ hai, vì sinh viên thường là những người tốt nghiệp trung học phổ thông(trên 17 tuổi) do đó vẫn chịu nhiều ảnh hưởng bởi tâm lý lứa tuổi Ở lứa tuổi này,sinh viên mang những hoài bão và mơ ước to lớn trong việc khang định bản thân,tỉnh thần cống hiến và nghị lực mạnh mẽ để vượt qua những khó khăn, đạt được
mục tiêu đã đề ra Tuy nhiên, do chưa va vấp và có nhiều kinh nghiệm trong cuộc
sống, nên ở lứa tuổi này khi gặp thất bại thường nản chí, hoặc có ý nghĩ tiêu cực.Đồng thời, do cái tôi đang được hình thành nên cũng dễ bị lay động và bị ảnhhưởng từ những trào lưu, tư tưởng xấu, tác động tới cách nghĩ va cách sống của sinh
viên Chính vì vậy mà giáo dục đạo đức và tư tưởng cho sinh viên là vấn đề không
chỉ của riêng bat cứ một trường đại học nào
Trên cơ sở đó, khái niệm “sinh viên” được sử dụng trong luận văn được hiểu
như sau: “Sinh viên là những người đang học tập tại các trường đại học, cao đăng,
tích cực tích lũy tri thức và kỹ năng dé trở thành nguồn nhân lực chất lượng, phục
vụ cho sự phát triển của đất nước”
1.1.5 Khái niệm giáo dục đạo đức, lỗi sống cho sinh viênGiáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên hiểu về bản chất là quá trình giáo
dục cho sinh viên về đạo đức và lối sống Giáo dục đạo đức, lỗi sống là một nội
dung cụ thé của hoạt động giáo dục nói chung Thông qua giáo dục, các yêu cau,
chuẩn mực và nội dung của đạo đức, lỗi sống lành mạnh, tích cực được truyền bá
đến các đối tượng học viên, trở thành động cơ, năng lực bên trong của mỗi cá nhân,
tự nguyện và tự giác hành động Như vậy, trong quá trình này, thông tin đầu vào lànhững nội hàm của vấn đề đạo đức, lỗi sống, các phương pháp và cách thức giáodục là đường dẫn từ các chủ thê giáo dục tới người được giáo dục, thông tin đầu ra
là những nội dung được người học lĩnh hội về mặt nhận thức, tự nguyện và tự giáchành động, điều chỉnh hành vi theo những gì đã được giáo dục
Cùng với việc làm rõ những nội hàm khái niệm trên đây, có thé xây dựngkhái niệm “giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên là quá trình tác động của cácchủ thể giáo dục đến sinh viên với mục đích nâng cao nhận thức về các quy tắc,
chuân mực của xã hội, từ đó tự nguyện điêu chỉnh thái độ, hành vi của mình cho
26
Trang 31phù hợp và chuyên hóa thành các hoạt động thực tiễn giúp hình thành lối sống cho
họ”.
Mục đích của giáo dục đạo đức, lối sống chính là nâng cao và hoàn thiện ýthức và thực tiễn hành động của sinh viên theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, giúpsinh viên xây dựng lối sông lành mạnh, tích cực Mỗi người sinh viên khi thực hiệnđúng những gì được giáo dục là một điển hình của đạo đức, từ đó thúc đây chuyểnhóa các giá trị đạo đức dé xây dựng lối sống cho bản thân và cộng đồng
Nhìn chung, giáo dục đạo đức, lỗi sông là một khái niệm mang tính tổngquát, có thể được sử dụng với người học ở nhiều mức độ và cấp bậc khác nhau Tuy
nhiên, qua tìm hiểu và học hỏi từ những công trình nghiên cứu đi trước, trong luận
văn này, tác giả tập trung phân tích thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh
viên tại trường ĐHQG Lào theo các khía cạnh những hoạt động, nội dung va
phương pháp giáo dục đạo đức Việc phân tích theo những khía cạnh này bam sat
đặc điểm, chương trình giáo dục bậc đại học tại ĐHQG Lào
Cụ thé, những hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên ĐHQG
Lào bao gồm giáo dục thông qua tín chỉ bắt buộc (các môn học đại cương, các môn
học về chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Kaysone Phomvihane); Thông qua việc
giảng dạy các tiết học trên lớp và các tiết học ngoài giờ; Thông qua việc tham giavào các hoạt động Đoàn, Hội; Thông qua các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, thể
dục thể thao, văn hóa văn nghệ; Thông qua các hoạt động xã hội, từ thiện tại trường
học va nơi cư trú; Thông qua các chủ trương, chính sách của Dang, Nha nước và của ngành giáo dục; Thông qua tham gia phong trảo thi đua trong sinh viên.
Nội dung giáo dục đạo đức được phân tích dựa theo chương trình học tập và
các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ của sinh viên ĐHQG Lào, gồm có: Giáo dục về
tư tưởng, chính tri (chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Kaysone Phomvihane); Giáo
dục về phẩm chất đạo đức trong mối quan hệ của bản thân (cần cù, tiết kiệm, khiêm
tốn, liêm chính); Giáo dục về phâm chất đạo đức với người khác, xã hội (nhân ái,
tôn trọng người khác); Giáo dục về phẩm chat đạo đức trong gia đình (kính trênnhường dưới, hiểu thảo); Giáo dục về pham chat dao đức trong công việc (đạo đức
27
Trang 32nghề nghiệp, chuyên nghiệp, có trách nhiệm, có tinh thần tập thể, làm việc nhóm);Giáo dục về phẩm chất đạo đức trong môi trường tự nhiên (giữ gìn, bảo vệ môitrường); Giáo dục về lối sống dep (bao dung, kiễn nhan, );
Về phương pháp giáo dục đạo đức, luận văn tập trung phân tích một sốphương pháp như Giáo dục đạo đức - lỗi sống cho sinh viên thông qua các môn học
trên lớp; Thông qua đàm thoại trực tiếp với sinh viên; Nêu những tắm gương tốttrong nhà trường thực hiện tốt đạo đức, lối sông: Thông qua các tình huống: Thôngqua các nhiệm vụ cụ thê trong thực tiễn và đánh giá kết quả thi đua Đây là những
biện pháp đã và đang được áp dụng trong hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên
tại ĐHQG Lào.
1.2 Tiếp cận lý thuyết1.2.1 Lý thuyết xã hội hóa
Từ quan điểm của những nhà xã hội học Neil Smelser (Mỹ), G.Andreeva(Nga), xã hội hóa là một quá trình diễn ra suốt đời mỗi cá nhân Cá nhân có thê bắtchước và tiếp nhận hành vi từ những mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, đó là quan
hệ gia đình và quan hệ bạn bè Gia đình là bối cảnh xã hội quan trọng nhất trong đó
diễn ra xã hội hóa Xã hội hóa là một chức năng then chốt của gia đình, có vai tròquan trọng trong việc biến một cá nhân từ một thực thể tự nhiên thành con nguol Xãhội Nó góp phần quan trọng trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân
cách con người.
Do đó, có thê hiểu xã hội hóa là quá trình hình thành ý thức trong cách ứng
xử của con người, là quá trình con người tiếp nhận nền văn hóa của xã hội, học
được cách suy nghĩ và ứng xử phù hợp với đặc trưng của xã hội đó Quá trình này
diễn ra xuyên suốt cuộc đời mỗi con người, từ khi con người sinh ra cho đến khichết đi
Các môi trường xã hội hóa được đề cập trong cuốn “Xã hội học” của tác giả
Phạm Tat Dong và Lê Ngọc Hùng (1997) gồm: gia đình, trường học và các tổ chức
trước tuổi đi học, các nhóm thành viên, thông tin đại chúng
28
Trang 33Một góc nhìn khác về văn hóa trong quá trình xã hội hóa, khái niệm habitus(tập tính, thói quen, lề thói) của Pierre Bourdieu (2004), ông phân biệt các tập tínhthân thé (les habitus corporels) và các tập tính tâm thức (les habitus mentaux) Cáctập tính đầu (các cách thức lái xe ô tô chăng hạn) thoát ra khỏi ý chí của chủ thể,trong khi các tập tính sau (các cách thức trò chuyện với người lái xe khác) lại nằmdưới sự kiểm soát của ý chí P Bourdieu theo đuôi tiếp cận ấy bang cách mang lạicho nó một sự mở rộng đáng kế Và ông định nghĩa habitus như “một hệ thống các
tâm thế” (dispositions) đạt được băng sự đào luyện kín đáo hay công khai (par
l’apprentissage implicite ou explicite) và hoạt động như một hệ thống các phác đồnhận thức và thân thể” (qui fonctionne comme système de schémas cognitifs et
corporels) Ông quy dẫn chúng về các khả thể thừa kế được và đạt tới được bằng
đào luyện của các tác nhân về các tư thé thân thé (marqueurs corporels) của họ, vềtất cả những gì cho phép phân biệt các tác nhân giữa họ với nhau và về những gì
cho phép các tác nhân tự phân biệt người này với người kia “Tap tính” thâu tóm
theo một kiểu cách nào đó cách thé cái vốn liếng xã hội lắng đọng vào nội tâm và
bộc lộ ra bên ngoàải (I’habitus résume en quelque sorte comment le social est
intériorisé et extériorisé) Tập tinh tự biến thé (se décline) thành nhiều cách thức.Các tập tính chính chia thành các tập tính tầng lớp, tập tính gia đình và tập tính
trường.
Quá trình hình thành đạo đức ở mỗi con người là một quá trình xã hội hóa
mà trong đó, con người học tập, tiếp nhận văn hóa, tập tính của xã hội và học cách
suy nghĩ, ứng xử phù hợp với chuẩn mực của xã hội đó Ứng dụng cách tiếp cận xã
hội hóa được vận dụng vào trong nghiên cứu này nhằm làm làm rõ, phân tích những
yếu tô tác động tới hiệu quả của công tác giáo duc dao đức, lỗi sống của sinh viên
12.2 Lý thuyết học tập xã hộiNhà tâm lý học Albert Bandura (1988) đã đề xuất một lý thuyết học tập xãhội cho rằng môi trường xã hội sẽ dẫn đến việc tạo nên những hành vi của một canhân Ông cũng nhận định rằng quan sát, bắt chước và mô hình đóng một vai tròchính trong quá trình này Lý thuyết của Bandura kết hợp các yếu tố từ các lý thuyết
29
Trang 34hành vi, cho thấy tất cả các hành vi được học qua điều kiện, và các lý thuyết nhậnthức, có tính đến các ảnh hưởng tâm lý như sự chú ý và trí nhớ.
Từ những nghiên cứu của mình, A Bandura tông hợp quá trình hình thànhhọc tập xã hội theo 4 bước như sau: chú ý, giữ lai/ duy trì, lặp lại, động cơ Đề học
được một điều mới, khi cố gắng bắt chước mô hình mẫu, con người dễ bị thu hút
bởi những hình mẫu hấp dẫn, nhiều màu sắc, có sự tương đồng với bản thân họ.
Những hình ảnh, hay ngôn ngữ của mô hình mẫu được con người lưu giữ trong trí
nhớ và lặp đi lặp lại bang hành động thực tế dé gia tăng khả năng bắt chước Yếu tố
động cơ là lợi ích, thôi thúc con người thực hiện hành động, biến những hình ảnh,
ngôn ngữ thành hành động thực tế
Ung dụng lý thuyết này trong việc phân tích các yếu tổ ảnh hưởng tới hiệuquả giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên ĐHQG Lào; đồng thời, đề xuất một sốgiải pháp để tăng cường hiệu quả cho hoạt động này
1.2.3 Lý thuyết vai trò
Lý thuyết vai trò được tiếp cận với nhiều cách hiểu khác nhau
Khái niệm vai trò xã hội bắt nguồn từ khái niệm vai diễn trên sân khấu Vaidiễn trên sân khấu đòi hỏi diễn viên phải nhập tâm, bắt chước và học tập đóng vaicủa những nhân vật được đạo diễn phân đóng Còn vai trò xã hội không có tính chấttưởng tượng, bắt chước cứng nhắc và nhất thời Những hành vi thực tế của mộtngười nhờ học hỏi được những kinh nghiệm, lối sống, tác phong từ trước đó trong
cuộc sống Vai trò xã hội của một người có nghĩa là người đó phải đảm nhận hay
thể hiện đầy đủ các hành vi, nghĩa vụ, hệ thống chuẩn mực trên cơ sở vị thế củangười đó Đồng thời họ cũng nhận được những quyền lợi xã hội tương ứng với việc
thực hiện vai trò của họ.
Theo Linton (1945-1995), vai trò là tập hợp các quyền và nghĩa vụ được xácđịnh bởi vị thế t6 chức của một cá nhân Vai trò là hành vi của người nắm giữ vị thé
mà hành vi đó hướng vào việc đáp ứng những kỳ vọng của người khác về quyền vàtrách nhiệm gắn với vị thé Abercrombie et al., (1994) đã giải thích rằng, khi mỗi
người năm giữ những vi trí xã hội, thì hành vi của họ được xác định chu yêu bởi
30
Trang 35những kỳ vọng liên quan đến vị trí đó, chứ không phải do đặc điểm riêng cá nhân
quyết định Mỗi vai trò xã hội là một tập hợp các quyên, nghĩa vụ, kỳ vọng, định
mức và hành vi mà một người phải đối mặt và thực hiện day đủ
Theo tác giả Bùi Hà Phương (2017), lý thuyết vai trò được ứng dụng dé “lygiải sự tương tác giữa các cá nhân trong tô chức bằng cách tập trung vào các vai trò
mà cá nhân đó năm giữ”.
Trong phạm vi đề tài, ứng dụng lý thuyết này để lý giải về vai trò của trường
ĐHQG Lào trong việc giáo dục đạo đức, lỗi sống cho sinh viên Vai trò nay thé hiện
qua những nghĩa vụ hoạt động mà nhà trường phải thực hiện như giảng dạy, hoạt
động ngoại khóa Thông qua các hoạt động này, nhà trường tương tác với sinh
viên, hình thành và tác động thay đổi nhận thức và hành vi của sinh viên theo hướng
tích cực và lành mạnh.
1.3 Quan điểm của Dang và Nhà nước Lào về giáo dục đạo đức, lối
sống cho sinh viên
Tại Lào, Hiến pháp nước CHDCND Lào từ năm 1991 và hiện là Hiến phápnăm 2015 quán triệt về mục tiêu thực hiện chính sách giáo dục quốc dân nhằm xây
dựng những công dân tốt, có năng lực, kiến thức và năng lực kỹ thuật [35] Trên
tinh than đó, giáo duc dao đức luôn được coi trong, song hành va là phan không thể
tách rời của giáo dục chuyên môn Lào.
Nhằm cụ thé hóa quy định của Hiến pháp, ké từ sau khi Hiến pháp năm 1991được ban hành, các chương trình quan trọng trong việc phát triển năng lực của giáo
viên quốc gia, chương trình giáo dục phố cập đã được đây mạnh Trong đó, nộidung về giáo dục đạo đức là một trong những trụ cột chính trong đổi mới Chương
trình giáo dục quốc gia Vào năm 1994, trong Quyết định số 194/MOE-TDC của BộGiáo dục và Trung tâm phát triển giáo viên ngày 13/04/1994 về Tầm nhìn phát triểngiáo dục tới năm 2005, tầm nhìn 2010 đã điều chỉnh nội dung về cải cách chính
sách giáo dục, trong đó có van đề giáo dục đạo đức
Theo đó, bổ sung và cụ thé hóa Chính sách 5 điểm trước đó năm 1991 gồm
các trụ cột sau: Tình quê hương; Tình yêu và sự trân trọng đôi với thê giới tự nhiên;
3l
Trang 36Biết ơn, kính trọng lãnh đạo, cha mẹ, thầy cô; Kính trọng người lớn tuổi, người lao
động và những người đã hy sinh, hy sinh vì tổ quốc dân tộc; Tôn trọng các quy tắc
và quy định; Tránh xa hoa và ích ky; Tinh thần trách nhiệm, chủ động trong công
việc được giao; Đoàn kết các dân tộc; Sẵn sảng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích
chung Những nội dung này cho tới nay vẫn được tuân thủ nhất quán trong cácchương trình học (mặc dù đã trải qua 5 lần cải cách giáo dục), cho thấy việc bảo tồncác giá trị đạo đức then chốt được quan tâm trong chính sách giáo dục của Đảng vàNhà nước Lào đối với tất cả các cấp học, không chỉ riêng đối với tầng lớp sinh viên
Luật Giáo dục năm 2015 của Lào kế thừa va khang định quan điểm của Nhanước về chính sách giáo dục trong thời đại mới như sau:
“Nhà nước coi công tác giáo dục là trung tâm của nguồn nhân lực phát triển,
thừa nhận tầm quan trọng của sự phát triển con người với thái độ cách mạng, tầmnhìn và thế giới quan khoa học và tiến bộ cũng như xây dựng con người có kiến
thức, năng lực, có tri thức sáng tạo, sở hữu nghề, từng bước xây dựng xã hội trở
thành xã hội học tập, kinh tế sáng tạo;
Nhà nước quan tâm mở rộng độ tuổi mam non và nỗ lực hoàn thành mục tiêuthực hiện phổ cập giáo dục tiêu học liên hợp bắt buộc
Nhà nước tăng cường đầu tư cho giáo dục, ưu tiên đầu tư ngân sách các
khoản chi tiêu.
Nhà nước và xã hội tích cực phát triển nền giáo dục quốc dân có chất lượng;
tạo nên cơ hội cho mọi người được giáo dục toàn diện, đặc biệt là cho những người
ở vùng sâu vùng xa, phụ nữ, trẻ em và những người ít cơ hội hơn bao gồm cả việctạo điều kiện cho công dân Lào học nghề ngày càng nhiều
Nhà nước khuyến khích, khuyến khích các cá nhân, tổ chức ké cả tư nhântrong và ngoài nước đầu tư phát triển giáo dục quốc dân bằng các chính sách khácnhau, cụ thể là chính sách về tín dụng, thuế, miễn giảm hải quan” (Điều 5)
Giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên tại trường ĐHQG Lào đã được đề
cập trong Quyết định số 712-NOUL ngày 21 tháng 05 năm 2021 Trong đó nhấn
mạnh về thực trạng, tâm quan trọng và những quan điêm nhăm nâng cao hiệu quả
32
Trang 37giáo dục đạo đức, lôi sông cho sinh viên trường ĐHQG Lào Điêu này cho thây, cùng với sự phát triên của xã hội, Nhà nước Lào luôn quan tâm và dành chính sách
ưu đãi cho giáo dục, coi đây là công tác trọng yêu dé có được nguôn nhân lực chat
lượng, phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời đại mới
33
Trang 38Tiểu kết Chương 1Giáo dục đạo đức, lối sống luôn là hoạt động được quan tâm ở mỗi quốc gia.Thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức là tiền đề để mỗi cá nhân trở thành mộtcông dân tốt, giúp ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, đóng góp vào
sự phát triển lành mạnh, bền vững ở mỗi quốc gia Vi thế, giáo dục đạo đức được
nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Các côngtrình nghiên cứu đi trước với những quan điểm và kết quả của mình đã đặt nềnmóng cho sự phát triển của hoạt động giáo dục đạo đức
Trong dé tài này, giáo dục đạo đức cho sinh viên được hiểu là quá trình tácđộng của các chủ thể giáo dục đến sinh viên với mục đích nâng cao nhận thức vềcác quy tắc, chuẩn mực của xã hội, từ đó tự nguyện điều chỉnh thái độ, hành vi của
minh cho phù hợp và chuyên hóa thành các hoạt động thực tiễn giúp hình thành lồisống cho họ
Đề tài cũng ứng dụng một số lý thuyết như lý thuyết xã hội hóa, lý thuyết
học tập xã hội và lý thuyết vai trò là cơ sở dé diễn giải và phân tích các luận cứ của
nghiên cứu.
Đây là những cơ sở lý thuyết để người nghiên cứu xây dựng các công cụkhảo sát và phân tích kết quả ở những chương sau
34
Trang 39CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LÓI SÓNG CHO SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUOC GIA LAO HIỆN NAY
2.1 Khái quát về trường Đại học Quốc gia Lào
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triểnTrường Đại học Quốc gia Lào có địa điểm tại thủ đô Viêng Chăn với một
diện tích rộng lớn khoảng 211 ha, gồm 5 khu liền kề: khu Đông Độc, khu Sốc PaLuông, khu Don Nốc Khụm, khu Na Bông và khu Na Xay Thoong Trường ĐHQGLào là một trong những cơ sở đào tạo lớn và uy tín hàng đầu của cả nước, có nhiều
đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Về lịch sử thành lập, trường ĐHQG Lào được thành lập theo Nghị định
50/PM ngày 9 tháng 6 năm 1996 — là ngôi trường đại học đầu tiên của cả nước Lào,
gan liền với quá trình cải cách và đổi mới đất nước ké từ sau Đại hội Đảng Nhân
dân Cách mạng Lào lần thứ V năm 1991 Trường ĐHQG Lào ra đời là thành quả to
lớn của quá trình cải cách giáo dục, gộp lại từ nhiều cơ sở giáo dục cao đăng trongphạm vi miền Trung và Bắc Lào với tiền thân chính là Trường Cao đăng Sư phạmViêng Chăn, thành một cơ sở đào tạo đại học tập trung Trường ĐHQG Lào gồm có
7 khoa và 6 văn phòng.
Những ngày đầu thành lập, cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn Đội ngũ giảngviên còn hạn chế Hơn nữa, hậu quả nặng nề đo chiến tranh dé lại và mục tiêu tậptrung cho phát triển kinh tế khiến cho hoạt động giáo dục còn chưa được chú trọng
và chưa đạt được nhiều thành tích Kê từ khi bước sang thế kỷ XXI, trước yêu cầuphát triển đồng đều trên tat cả các khía cạnh về kinh tế, văn hóa — xã hội và giáo
dục, trong đó tập trung phát triển giáo dục để tạo nguồn lao động chất lượng cao
cho đất nước, Đảng và Nhà nước Lào đã đề ra Chiến lược giáo dục từ 2010 — 2020
để đưa nền giáo dục của Lào tiệm cận với các nước trong khu vực, đảm bảo có đủ
số lượng cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất và chất lượng đầu ra của chuyên ngành
dao tạo.
Trường ĐHQG Lào không ngừng phát triển và lớn mạnh Với 12 khoa banđầu cho tới nay, Trường đã phát triển với 13 trường đại học thành viên, 7 viện
35
Trang 40nghiên cứu trực thuộc; 01 thư viện trung tâm; 01 bệnh viện cơ sở Dongdok và 01
trường dự bị nhân tài — bồi dưỡng chuẩn bị cho việc thi vào đại học Cho tới nay,
trường có có 12 khoa đào tạo gồm: Khoa Giáo dục; Khoa khoa học Xã hội; Khoa
khoa học tự nhiên; Khoa Môi trường; Khoa Kiến trúc; Khoa quan tri, kinh té; Khoa
Lâm nghiệp; Khoa Ngôn ngữ; Khoa Thủy lợi; Khoa Nông nghiệp; Khoa Bach khoa;
Khoa Pháp luật tương ứng với 173 chương trình đào tạo, trong đó có 3 chương trình
đào tạo trình độ tiến sĩ, 44 chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, 100 chương trìnhđào tạo trình độ cử nhân, 3 chương trình đào tạo trình độ Cao đăng và 24 chương
trình đào tạo hoàn thiện.
Nhiệm vụ của trường ĐHQG Lào là: “Tổ chức quá trình giáo dục và thể thao
theo mục tiêu, rèn luyện tư tưởng chính tri, đạo đức cho mọi người hoc tại trường:
Thực hiện chương trình đào tạo (Đại học, thạc sĩ, tiễn sĩ) trong các lĩnh vực về tựnhiên, xã hội; Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển kĩ thuật công nghệ cho cáclĩnh vực nghề nghiệp; Tổ chức báo cáo kết quả của thành tích nghiên cứu dé van
dụng các kết quả đó vào việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; Liên kết với
các nhà máy xí nghiệp và các cơ sở sản xuất khác để tập huấn, thự hành và vậndụng những thành tích nghiên cứu phát triển nghiên cứu khoa học, sử dung kĩ thuậtcông nghệ trong sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường; Thực hiện các
dịch vụ khoa học, công nghệ với các nhà máy xí nghiệp và các doanh nghiệp trong
cả nước; Quản lí cán bộ theo pháp luật và chính sách của nhà nước, quản lí đào tạo
sinh viên tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao; Quản lí cơ sở vật chất, trang thiết
bị, đất đai của trường theo quy định của pháp luật; Quản lí và chăm lo đời sống của
chuyên gia nước ngoài đang tham gia giảng dạy tại ĐHQG Lào”.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Về cơ cấu tô chức, Trường ĐHQG Lào hiện nay bao gồm 13 trường đại học
thành viên, 7 viện nghiên cứu trực thuộc; 01 thư viện trung tâm; 01 bệnh viện cơ sở
Dongdok và 01 trường dự bị nhân tai — bồi dưỡng chuẩn bị cho việc thi vào đại học.
36