1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quản lý nhà nước đối với loại hình báo in ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

82 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 52,48 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG ĐẠI HOC LUẬT HÀ NOI

NGUYEN BẰNG VU

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 60380102

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS TRAN THỊ HIEN

HA NOI - 2015

Trang 2

Tôi xin cam đoan nội dung cua luận văn này là đo tôi nghiên cứu, thực hiện Cúc số liệu trongluận van là trung thực Việc trích dan nguon tailiệu được thực hiện chính xác, day du và được swdung theo đúng các nguyên tac của nghiên cứu khoa học.

Trang 3

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy

giáo, cô giáo Trường đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo Khoa Sau đại học, Khoa Hành chính Nhà nước đã trực tiếp giảng dạy, tận tình

truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện để thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình

cao học.

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo, Tiến sỹ Trần Thị

Hiền đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn

thành luận văn thạc sỹ này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cơ quan, gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi dé tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ.

Tôi xin tran trọng cảm on!

Trang 4

PHAN MỞ DAU - - - S2 SE SE9EEEEE1EEE15151551111111115151151111111511 1E reE | CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI BAO

1.1 BAO IN VÀ VỊ TRI, VAI TRO CUA LOẠI HINH BAO IN TRONG XÃ HỘI VIET NAM ueeececccscccsececscsescsecececscsescsnsesecscscsesusucucacacseavensucacasacststeusacaeecaees 5

1.1.1 Khái niệm báo 1m cccccccccsssssssssssessseessssssssesesesesesessssesess 5 1.1.2 Qua trinh hinh thanh, ton tai va phat triển của báo in ở nước ta 9

1.1.3 Vị trí, vai trò báo in trong đời sống xã hội Việt Nam : 15 1.2 KHÁI NIỆM QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI LOẠI HINH BAO IN VÀ NHỮNG YEU TO DAM BAO HIỆU QUA QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI

LOẠI HINH BAO IN ¿- - 56k 2 1E 1EE111511211121111111111111 7111111111 1x 17 1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với loại hình báo ïn - 17

1.2.2 Những yếu tố đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước đối với loại hình báo

100 er 21 1.3 TO CHUC VA HOAT DONG CUA CO QUAN QUAN LY NHA NUGC

DOI VỚI LOẠI HINH BAO IN - 5-52 S2 E2 2111211121111 111 txte, 23

1.3.1 Cơ cấu tô chức đảm bảo phù hợp với chức năng quản lý báo chí 24 1.3.2 Cơ chế hoạt động đáp ứng tính chất của hoạt động quản lí loại hình báo 0 25 CHƯƠNG 2: THUC TRANG QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VOI BAO IN Ở NƯỚC TA HIEN NAY ooeccscsccsscsscsssssssessssssssssssssssesssssssssssesssssssssssnsaeseeaeen 28 2.1 NOI DUNG QUAN LY NHÀ NƯỚC DOI VỚI LOẠI HINH BAO IN

THEO PHAP LUAT HIEN HANH - NHUNG DIEM TICH CUC VA HAN

CHE G113 1 1919E1151111111111111111 1111111111111 1111111111111 111111 1x 28

2.2 THUC TRANG VE TO CHỨC VÀ HOẠT DONG CUA CƠ QUAN

QUAN LY NHÀ NƯỚC DOI

VOI BAO IN TRONG GIAI DOAN HIEN NAY Ở NƯỚC TA 39

2.2.1 Hệ thống cơ quan quan lý nhà nước đối với báo in ở nước ta 40 2.2.2 Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với báo in trong giai đoạn

000 452.2.2.1 Hoạt động quản lý của cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương 45 2.2.2.2 Hoạt động quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phƯƠNG ng HH HE Em vệ 53

2.2.2.3 Phối hợp thực hiện công tác quản lý nha nước về báo chí 55 2.2.2.4 Đôi tượng chịu sự quản lý nhà nước về báo chí -‹-: 56

Trang 5

DOI VỚI BAO IN Ở NƯỚC TA ccccSS S2 S2222 2225551352 58

3.1 ĐÁNH GIA KET QUA CONG TÁC QUAN LY NHÀ NƯỚC TRONG

LINH 4008:7100) 58 3.1.1 Về tổ chức và hoạt động của các chủ thê tham gia hoạt động quản lý nhà Ig19/3/<NEE9419/ Tain ore see Wi a i ki ta kk 6 kA Aw kw 58 3.1.2 Về hệ thong các văn ban quy phạm pháp luật trong lĩnh vực báo in 62 3.1.3 Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác quản lý nhà nước và Teer) peta Ut TEEN A „sex max stent s02E2 mg 02230: 4308204 een saat ans see ta a eae tar 63 3.2 CÁC GIẢI PHAP NANG CAO HIỆU QUA QUAN LY NHÀ NƯỚC DOI 98:00 65

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật : 65

3.2.2 Cải cách về t6 chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý

hành chính nhà nước về báo chí ¿2 2s 2+x+S£+E+E+E+EE+E+EzEererke een 67 3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiêm tra và xử lý vi phạm pháp luật kết hợp VỚI tuyên truyền, pho bién phap

KET LUẬN c- c n12 21 91111111 11 g1 H1 11H HH TT TH ng Hư cưệt 71

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

Trang 6

PHAN MO DAU 1 Tinh cấp thiết của đề tài

Khởi phát từ quan điểm, đường lối chiến lược đúng đắn của Đảng ta, công cuộc đổi mới ở nước ta đã diễn ra trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX Đến năm 1986 công cuộc này diễn ra một cách toàn diện khi có chủ trương đổi mới của Đảng tại Đại hội VI Những thành công có được ngày hôm nay chính là kết quả của công cuộc đổi mới đất nước Trong những năm đổi mới, cùng với những chuyên biến tích cực của nền kinh tế, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng Báo chí đã bám sát đời sống xã hội, cung cấp những thông tin đa chiều, sâu sắc; tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hiệu quả Vai trò của báo chí ngày càng nâng cao trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong quá trình đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí

Trước tình hình đó, ngày 17/10/1997, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ban hành Chi thị 22-CT/TW về việc tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản Sự thay đổi, phát triển không ngừng của báo chí nước ta chính là nguyên nhân dé Ky họp thứ 5, Quốc hội khóa X thông qua Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999 Qua đó, Nhà nước ta đã thê hiện sự quan tâm đặc biệt đến công tác quản lý hoạt động báo chí phù hợp với điều kiện, tình hình mới của đất nước.

Trong 4 loại hình báo chí theo luật định hiện nay, báo in là loại hình hiện đang ở trong hoàn cảnh cạnh tranh quyết liệt hơn cả, đặc biệt là cạnh tranh về kinh tế Chính điều này đã dẫn đến thực trạng là một số cơ quan báo chí đã lơi lỏng trong công tác tuyên truyền, một nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý báo chí ở nước ta hiện nay, khi hoạt động làm kinh tế báo chí đang trở nên bức thiết và có ý nghĩa sống còn Điều này đã lam cho hoạt động báo chí bộc lộ nhiều bat cập, thiếu ôn định Đó chính là xu hướng thương mại hóa, xa rời tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ; làm lộ bí mật, an ninh quốc gia; nhiều tờ báo đã xuất hiện xu hướng chạy theo thị hiếu tam thường như đăng tải các tin, bài, ảnh giật gân, dung tục, thiếu văn hóa, đi ngược lại thuần phong mỹ tục, xa rời tôn chỉ, mục đích Ở một số cơ quan quản báo chí còn chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm, có biêu hiện buông lỏng vai trò quản lý đôi với cơ quan báo chí thuộc quyên, đê cơ quan

Trang 7

báo chí xảy ra sai phạm Trong khi đó, dưới góc độ quản lý nhà nước thì các công cụ quản lý về báo chí mà chủ yếu là pháp luật chưa hoàn thiện, một số quy định không còn phù hop với thực tiễn phát triển sinh động trong lĩnh vực báo chí thời gian gần đây.

Thực tế từ những năm đổi mới vừa qua cho thấy, tuy đã được quan tâm và đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng nhìn chung việc nghiên cứu về công tác quản ly nhà nước đối với báo chí nói chung và đặc biệt là báo in chưa được quan tâm đúng mức, đầy đủ và toàn điện nên chưa tạo ra được hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho sự phát triển của báo chí Trong khi đó, hệ thống pháp luật về báo chí nói chung và Luật Báo chí nói riêng sau 15 năm qua, kê từ khi sửa đối, bô sung, đã bộc lộ một số hạn chế dẫn đến việc thực thi chưa đạt hiệu quả cao.

Tất cả đã đặt ra nhu cầu cần phải có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước cả về phương diện pháp lý lẫn thực tiễn Chính từ những vấn đề nêu trên, tác giả đã tiến hành chọn dé tài “Quản lý nhà nước doi với loại hình báo in ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” đề nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật học cho bản thân.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Qua thực tiễn làm công tác quản lý nhà nước về báo chí, tác giả đã nghiên cứu, tham khảo nhiều bài viết trên các báo, tạp chí, các tham luận từ các cuộc hội thảo, hội nghị tổng kết công tác quản lý báo chí; trực tiếp tham gia xây dựng quy hoạch báo chí, Luật Báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nên từ đó đúc rút ra các van đề cần hoàn thiện.

Van dé quản lý nhà nước về báo chí trong sự nghiệp đổi mới của đất nước đã được dé cập nhiều trên các phương tiện truyền thông, có nhiều bài viết đáng chú ý như: “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chi đáp ứng yêu cau nên báo chí cách mạng Việt Nam trong tình hình mới"'; “Tang cường công tác quản lý nha nước về

bdo chí trong tình hình hiện nay”; “Tăng cường công tác quản lý báo chí trong giai

' TS Nguyễn Bắc Son (2014), “Nâng cao hiệu qua quan lý nhà nước đối với hoạt động báo chí đáp ứng yêu cầunền báo chí cách mạng Việt Nam trong tình hình mới”, Tap chi Cộng sản điện tử, truy cập ngày 9/8/2014 tạiđịa chỉ: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=2858 | &print=true.

> TS Trương Minh Tuấn (2014), “Tang cường công tác quan ly nha nước về báo chi trong tình hình hiện nay”,Tap chi Quốc phòng toàn dân điện tử, truy cập ngày 20/6/2014 tại địa chỉ: http://tapchiqptd.vn/zh/nhung-chu-truong-cong-tac-lon/tang-cuong-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-ve-bao-chi-trong-tinh-hinh-hien-nay/5780.html.

Trang 8

đoạn hiện nay”: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với bdo chi trước yêu cẩu mới”: “Quan lý bao chi trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay” Bên cạnh đó, tác

giả cũng đã tham khảo một số sách chuyên đề, nghiên cứu của các tác giả như Tạ Ngọc Tan, Hà Minh Đức, Nguyễn Thế Kỷ, Lê Thanh Bình

Tuy nhiên, có thê thấy, hầu hết các tác giả nêu trên mới chỉ dừng lại ở mức độ phát hiện và giải quyết một số van dé bat cập trong đời sống báo chí nói chung và báo in nói riêng Nhiều van đề mới phát sinh trong hoạt động báo in còn thiếu quy định pháp luật điều chỉnh hoặc một số quy định pháp luật sau một thời gian đã bộc lộ khiếm khuyết chưa được đề cập đến Điều đó đòi hỏi cần có một đề tài nghiên cứu khoa học cập nhật thực trạng báo ¡n hiện nay và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về báo chí dưới góc độ khoa học pháp lý.

3 Phạm vỉ nghiên cứu

Hiện nay, theo quy định pháp luật, ở Việt Nam có 4 loại hình báo chí là báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, tác chỉ đi sâu vào nghiên cứu loại hình báo in ở Việt Nam, những quy định pháp luật về quản ly Nhà nước về báo chí nói chung và trong lĩnh vực báo in nói riêng, thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động này; từ đó đánh giá hiệu quả công tác quản lý nhà nước nhằm phân tích những bắt cập, tồn tại cơ bản nhất, qua đó đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật, bộ máy quản lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp chủ yếu để tiến hành nghiên cứu đề tài này dưa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật dé làm rõ các van dé về lĩnh vực báo in ở Việt Nam va công tác quản lý nhà nước về báo chi.

3'Ths Nguyễn Quang Vinh (2014), “Tang cường công tác quản lý báo chí trong giai đoạn hiện nay”, Tap chí

Công sản điện tử, truy cập ngày 30/7/2014 tại địa chỉ: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=28413 &print=true.

* TS Nguyễn Thế Ky (2011), “Tăng cường sự lãnh dao của Đảng đối với báo chí trước yêu cầu mới”, Tap chiQuốc phòng toàn dân điện tử, truy cập ngày 23/8/2011 tại dia chỉ: http://tapchigptd.vn/zh/an-pham-tap-chi-1n/tang-cuong-su-lanh-dao-cua-dang-doI-voi-bao-chi-truoc-yeu-cau-moi/3448.html.

> TS Lê Doãn Hợp (2007), “Quản lý báo chí trong sự nghiệp đôi mới đất nước hiện nay”, Tap chí Công sảnđiện tur, truy cập ngày 18/6/7/2007 tại dia chỉ: http:/www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2007/1722/Quan-ly-bao-chi-trong-su-nghiep-doi-moi-dat-nuoc-hien.aspx.

Trang 9

Đồng thời, tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và khoa học pháp lý để làm rõ các vấn đề tập trung trong luận văn, đó là các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, mô tả, thống kê

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Đề tài được thực hiện với mục đích nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về hoạt động báo in, vai trò và đóng góp của báo in trong đời sống xã hội và quan ly nhà nước đối với hoạt động này Phân tích những bất cập của pháp luật nước ta trong những quy định về quan lý hoạt động báo chí nói chung và báo in nói riêng; các ưu khuyết điểm trong công tác quản lý nhà nước và tìm ra các nguyên nhân Từ đó, tác giả dé ra những biện pháp mang tính khả thi cho công tác quản lý nhà nước đối với báo in và đưa ra những ý kiến mới cho việc xây dựng pháp luật hoàn thiện và chặt chẽ hơn, nhằm tạo ra hành lang pháp lý tích cực cho công tác quản lý nhà nước.

Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, dé tài có nhiệm vụ:

- Nghiên cứu hiện trạng các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực báo chí nói chung và báo in nói riêng của Việt Nam.

- Nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí in và hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với loại hình báo chí này.

- Đề xuất việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực báo in.

6 Cơ cầu của luận văn

Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với báo in.

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với báo in hiện nay ở nước ta.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đôi với báo 1n ở nước ta.

Trang 10

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI BAO IN

1.1 BAO IN VA VỊ TRÍ, VAI TRO CUA LOẠI HÌNH BAO IN TRONG XÃ HOI VIET NAM

1.1.1 Khai niém bao in

Thuật ngữ “báo in” được sử dụng trong pháp luật hiện hành với ý nghĩa là một loại hình báo chí Theo quy định tại Điều 3 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999 thì “Báo chi nói trong Luật này là bdo chi Việt Nam, bao gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tan), bdo nói (chương trình phát thanh), bảo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), bao điện tử (được thực hiện trên mang thông tin máy

tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài”.

Theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí thì báo in được định nghĩa như sau: “"Bdo in" là tên gọi loại hình bao chi được thực hiện bằng phương tiện in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn)”.

Từ góc độ nghiên cứu lí luận, để làm rõ khái niệm báo in, cần làm rõ khái niệm báo chí Hiện nay, ở Việt Nam, các học giả cũng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về báo chi.

Theo tác giả Dương Xuân Son trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền thông đã trích dẫn triết học cổ Hy Lạp: “Chữ báo chí xuất phát từ chữ information có nghĩa là thông tin, thông báo, báo tin và được hiểu như việc tạo ra hình thái giúp cho sự hiểu biết của con người về thé giới xung quanh dang tôn tại bằng việc lấy hiện thực khách quan để phản ánh một cách liên tục, xuyên suốt trong quan hệ chặt chẽ giữa nhà báo tác phẩm

-công chúng”5 Tac giả quyền sách này cũng cho rằng: “Báo chi bao gém tất cả các tổ

chức thông tin thuật những loại hình khác nhau (xuất bản, radio, vô tuyến truyền hình ) và ở những cấp độ khác nhau từ trung ương đến địa phương, với ý nghĩa là tất cả các

phương tiện thông tin đại chúng ”.

Dương Xuân Sơn (1995), Cơ sở lý luận báo chi truyền thông, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr.6.

7 Dương Xuân Sơn (1995), Cơ sở lý luận báo chi truyền thông, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr.47.

Trang 11

Trong Ti điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa báo chí là “bdo và

“3 Theo cuốn từ điển này thì báo được định nghĩa là “xudt

tạp chí; xuất bản phẩm định kỳ

bản phẩm định kỳ in trên giấy khổ lớn, đăng tin, bài tranh ảnh dé thông tin, tuyên truyền; hình thức thông tin tuyên truyền có tinh chất quan ching và nội bộ, bằng các bài viết,

tranh vẽ trực tiếp trên giấy, trên bảng, v.v ””: tạp chí được định nghĩa là “xuất bản phẩm

định kỳ, đăng nhiều bài do nhiều người viết, đóng thành tập thường có khổ nhỏ hơn

Còn tác giả Trần Hữu Quang trong cuốn Xã bội hoc báo chí với quan điểm cho rằng báo chí là một loại hình truyền thông đã định nghĩa: “7ruyên thông là một quá trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm thiết lập các môi liên hệ giữa con người

với con người "1.

Xuất phát từ vai trò, chức năng của báo chí Việt Nam, Luật Báo chí năm 1989 đưa ra định nghĩa: “Báo chí ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội ; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân”.

Từ quan điểm của các học giả nghiên cứu lí luận về báo chí và cách tiếp cận của pháp luật hiện hành về báo chí, ở mức độ khái quát có thể đưa ra định nghĩa: Báo chí Việt Nam là một phương tiện truyền đạt, chia sẻ thông tin mang tính đại chúng giữa các chủ thé trong xã hội, là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Dang, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội với công chúng.

Báo In là một loại hình báo chí, bên cạnh những đặc tính chung của báo chí, nội hàm khái niệm báo in còn bao gồm các yếu tô như:

- Là những ấn phẩm định kỳ chuyên tải những nội dung thông tin mang tinh thời sự, nghiên cứu, giải trí về mọi mặt của đời sống xã hội;

- Là sản phẩm hang hóa đặc biệt, báo in còn phải đáp ứng yêu cau, quy định cụ thé về chất lượng, nội dung, hình thức, giá cả, số lượng phát hành, phạm vi phát hành va đây là những van dé được quy định cụ thê trong giấy phép hoạt động báo chí do cơ quan quản lý nhà nước vê báo chí câp cho cơ quan báo chí đông; thời kiêm soát việc thực hiện* Viện Ngôn ngữ hoc (2010), Tir điển tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, tr.65.

° Viện Ngôn ngữ hoc (2010), Tir điển tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, tr.65.'© Viên Ngôn ngữ học (2010), Tir điển tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, tr.1 142.!! Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ, tr 3.

Trang 12

thường xuyên Bản thân cơ quan báo chí cũng có trách nhiệm định kỳ báo cáo việc thựchiện.

Báo in nước ta có những đặc điểm riêng biệt sau: - Đặc điểm về chính trị:

Báo in tác động sâu sắc vào tư tưởng, nhận thức, tình cảm và thái độ của công chúng: góp phần hình thành và định hướng tư tưởng, nhận thức, tình cảm và lối sống của độc giả Bên cạnh việc giúp cho độc giả nâng cao tri thức, thỏa mãn nhu cầu giải trí, ở nước ta, báo 1n còn là công cụ lợi hại trong đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, chính trị Vì đặc điểm này, ở Việt Nam không có báo chí tư nhân như một số nước trên thế ĐIỚI.

Do vậy, những cơ quan báo chí xuất bản những ấn phẩm có chất lượng cao, có lượng độc giả đông đảo thường có vị thế cao trong xã hội, có khả năng tác động đến chủ trương, chính sách của nhà nước, quyết sách của cơ quan công quyên.

Nhà nước ta cũng thông qua các cơ quan báo chí dé thông tin đến cho công chúng các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước Điều này thê hiện ở việc nhiều báo ra hàng ngày, báo có số lượng phát hành lớn thường có chuyên trang pháp luật; sau khi các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đều được đăng trên Công báo.

Đặc điểm này đã được thé hiện trong phần nhiệm vụ của báo chí là “tuyén fruyễn, pho biến, góp phan xây dung và bảo vệ đường lỗi, chủ trương, chính sách của Dang, pháp luật của Nhà nước” tại Khoản 2 Điều 6 Luật Báo chí và “phản ánh và hướng dan

dw luận xã hội” tại Khoản 3 Điều 6 Luật Báo chi - Đặc điểm về hình thức thể hiện:

Báo in chuyên tải nội dung thông tin bằng hình thức văn bản in, bao gồm chữ và hình ảnh Toàn bộ những nội dung này xuất hiện đồng thời và được người đọc tiếp nhận băng thị giác.

Cách tiếp nhận thông tin của người đọc là chủ động: từ việc lựa chọn tờ báo có tôn chỉ, mục đích phù hợp với sự quan tâm của mình cho đến thời gian đọc, trình tự đọc và cách thức đọc.

Xuất phat từ đặc điểm về hình thức thé hiện mà so với các loại hình báo chí khác, báo in đòi hỏi tính chính xác cao hơn vì nội dung thông tin đã được in ra giấy: Khi tờ báo đã phát hành đến tay ban đọc thì không có khả năng rút bài, thay đôi nội dung như báo

Trang 13

điện tử; bạn đọc có thé dé dang lưu trữ lai thông tin, co quan quản lý nha nước về báo chí có thể dễ dàng lưu trữ, kiêm chứng nội dung và xử lý vi phạm nếu thông tin sai sự thật mà không cần các trang thiết bị điện tử phức tạp có thể ghi lại nội dung thông tin như đối với báo hình, báo nói.

Do báo in chỉ xuất hiện ở một thời điểm cụ thể (thời gian phát hành) nên không thể nhanh chóng, liên tục cung cấp, cập nhật diễn biến thông tin của các sự kiện cho bạn đọc như các loại hình báo chí khác Phương thức chuyền tải nội dung thông tin đơn điệu dé làm ban đọc cảm thấy nhàm chán Đối tượng tiếp nhận thông tin phải là những người biết chữ dẫn tới sự hạn chế về số lượng độc giả Việc phát hành bằng hình thức trao tay thường dẫn đến sự chậm trễ, đặc biệt khi phát hành báo đến vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn vì lệ thuộc vào phương tiện vận chuyên, chuyên chở, nhân lực làm công tác phát hành.

Phát hành định ky cũng là đặc điểm phân biệt giữa báo in với các loại hình báo chí khác Người đọc chỉ có thê đón nhận thông tin trên báo vào một thời điểm nhất định (thời điểm này được quy định trên giây phép) Về đặc điểm này, báo in ở nước ta (bao gồm các loại hình: báo, tạp chí và bản tin thời sự, bản tin thông tan - của Thông tan xã Việt Nam) được phát hành hàng ngày, nhiều kỳ một tuần, hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng quý

- Đặc điểm là sản phẩm hàng hóa:

Bên cạnh đặc điểm mang tính chính trị, một ấn phẩm báo chí là một sản phẩm hàng hóa tuân theo quy luật thị trường báo chí: Vừa mang tính sáng tạo về tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức thông tin của độc giả, vừa là một loại dịch vụ xã hội.

Là một sản phẩm, báo in được sản xuất ra tuân theo một quy trình trình chặt chẽ, từ việc toa soạn tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, viết, biên tập nội dung, trình bày, sau đó được lãnh đạo co quan báo chí duyệt lại toàn bộ nội dung trước khi in rồi mới chính thức được in va phát hành đến tay độc giả Sản phẩm báo in cũng được hạch toán, như những sản phâm hàng hóa trên thị trường, bao gồm các loại chi phí theo định mức được nhà nước quy định Báo in còn là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt vì được hưởng chính sách trợ giá của nhà nước Do thông tin thường mang tính thời sự nên sản phẩm báo chí không phải là loại sản phẩm có thé dự trữ được Sau khi phát hành, cơ quan báo chí thu được lợi ích từ việc bán báo, quảng cáo và tài trợ.

Trang 14

- Đặc điểm về cơ quan sản xuất báo in:

Ở nước ta, báo in là sản phâm được sản xuất bởi cơ quan báo chí thuộc loại hình đơn vị sự nghiệp có thu hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện, không tồn tại độc lập và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp như ở nhiều nước tư bản mà trực thuộc một cơ quan hoặc tô chức (thuộc đối tượng quy định trong Luật Báo chí) được gọi là cơ quan chủ quản báo chí Cơ quan chủ quản báo chí là tổ chức đứng tên xin cấp giấy phép hoạt động của báo chí, được cấp giấy phép hoạt động báo chí in và trực tiếp quản lý cơ quan báo in.

Cơ quan báo in hoạt động theo tôn chỉ, mục dich, đối tượng phục vụ và phạm vi phát hành chủ yếu, thời gian xuất bản và ngôn ngữ thé hiện do cơ quan chủ quản báo chí xác định và được cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận, cấp phép; những nội dung này được quy định trong giấy phép hoạt động báo in.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm người lãnh đạo cơ quan báo chí cũng do cơ quan chủ quan báo chí thực hiện sau khi trao đôi ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về báo in, trên cơ sở các điều kiện, tiêu chuẩn về chức danh lãnh đạo cơ quan báo chí do pháp luật quy định.

1.1.2 Quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của báo in ở nước ta

Do tính chất của báo chí là truyền thông phục vụ nhiệm vụ chính trị và sự nghiệp phát triển chung của đất nước, mà quá trình hình thành và phát trién mỗi loại hinh báo chí đều gắn với tình hình biến động về chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật của quốc gia trong từng thời kỳ Ở nước ta, sự hình thành của báo in cũng tuân theo quy luật này.

Những biến động về chính trị - xã hội: Nửa cudi thé ky 19, cùng với kế hoạch thôn tính nước ta người Pháp bắt đầu mở mang một loạt các trung tâm, đô thị ở Việt Nam Đây cũng chính là căn nguyên làm nảy sinh tầng lớp thị dân mới (dân thành thị), tập trung nhiều người có hiểu biết, học vấn cao, có lỗi song nhanh nhay trong viéc tiép nhan cac dòng văn hóa khác nhau, do vậy, có nhu cầu cao hơn về thông tin Họ trở thành độc giả đầu tiên của báo in.

Những biến động về tư tưởng: Bộ máy nhà nước phong kiến bị phân hoá thành ba phái cơ bản Đó là: Nhóm chủ chiến (các sĩ phu yêu nước); phái chủ hoà (vua Tự Đức); phái trung gian (đội ngũ trí thức phong kiến) Cả 3 phái đều tìm mọi cách dé tuyên truyền,

Trang 15

tranh thủ lực lượng Các cuộc tranh cãi, bất hoà luôn xảy ra từ trung ương tới địa phương Tuy nhiên cả 3 phái đều gặp nhau ở một điểm là: Cần có phương tiện tuyên truyền, ý thức được sức mạnh của báo chí, nên tất cả đều ủng hộ.

Sự ra đời của chữ quốc ngữ: Chữ quốc ngữ xuất hiện cuối thế ky 17 do việc truyền dao của các giáo sĩ phương Tây gặp 2 khó khăn (thiếu phương tiện truyền đạt và phong trào Sát Tả của sĩ phu Việt Nam và triều Nguyễn) Vì vậy, các nhà truyền giáo đã có một sáng kiến: La tinh hoá tiếng Việt Công cuộc kéo dài hàng thế kỷ, chia thành 2 giai đoạn: Trước và sau Alêch-xăng-đơ-rốt, người có công trong việc khai sinh ra chữ quốc ngữ và ông cũng là người đầu tiên soạn từ điển tiếng Việt Sau A-lếch-xăng-đơ-rốt, chữ quốc ngữ phát triển rất nhanh, trở thành phương tiện của báo chí và văn học hiện đại Từ đó chữ Hán và chữ Pháp bị mắt vị trí độc tôn ở Việt Nam Các nhà báo có tỉnh thần dân tộc đã lãnh thêm một trách nhiệm lịch sử: Không ngừng phổ cập chữ quốc ngữ, tìm mọi cách để phát huy tính năng của nó.

Sự xuất hiện các phương tiện in ấn và hỗ trợ: Vào thời gian này, những bộ chữ đúc thay thế lối in khắc bộ May in mới ra đời thay thé cho máy in thủ công Bên cạnh đó, người Pháp mở mang một hệ thống giao thông xuyên Việt: đường bộ và đường sắt Năm 1862, đường dây điện thoại đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, nối Sai Gòn - Biên Hoà Năm 1863, Bưu điện Sai Gòn được thành lập; 1894, đường dây viễn thông Bắc - Nam đã hoàn thành Năm 1899, hệ thống máy điện thoại được sử dụng toàn dân Năm 1929, cầu hàng không đầu tiên Sài Gòn - Pari được thiết lập, giải thoát tình trạng bế quan toả cảng cho báo chí.

Những thay đổi trên đây là những điều kiện cần và đủ cho báo in ở Việt Nam xuất hiện.

Trong bối cảnh đó, tờ “Nam kì viễn chinh công báo” (Le Bulletin officiel de V’Expédition de la Cochinchine) là tờ báo báo in băng tiếng Pháp đầu tiên ra đời 29/9/1861 là tờ tuần báo, tồn tại 27 năm (đến 1888 đình bản) Đây là phương tiện thông tin duy nhất dé người Pháp điều hành nội bộ quân viễn chinh của họ Ngoài những tờ trên, còn một số tờ mang tính chất tạp chí, niên giám chủ yếu xuất bản bằng tiếng Pháp nhằm mục đích bình định là chính chứ không phải thông tin truyền thông rộng rãi trong nhân dân.

Trang 16

Từ ý tưởng xuất ban báo bằng tiếng Việt nay sinh khá sớm trong hàng ngũ trí thức Việt Nam làm việc cho Pháp, sau 2 nam chuẩn bị, tới 15/4/1865, Gia Định báo, tờ báo in băng tiếng Việt đầu tiên, mới ra số đầu tiên Tờ báo được xuất bản với mục đích phổ biến trong giới dân bản xứ tất cả những tin tức đáng lưu ý và đem đến cho họ những kiến thức mới về những vấn đề có liên quan đến văn hoá và những tiến bộ về ngành canh nông Gia Định báo đã trở thành diễn đàn chung cho giới trí thức ở miền Nam quan tâm đến chữ quốc ngữ, chấn hưng cô học, dung hoà giữa truyền thống và cái mới Nhờ đó mà tiếng Việt có điều kiện phát triển Tuy nhiên, do chịu sự quản lý của người Pháp nên về mặt

chính trị, báo vẫn bộc lộ khuynh hướng thân chính quyền, đề cao chính sách cai trị của

Pháp, chỉ trích những người chủ chiến Sau 1872, Trương Vĩnh Ký thôi giữ chức giám đốc, tờ báo lại trở về tính chất công báo như hồi đầu, đến năm 1909 đình bản.

Có thê thấy nét nồi bật trong thời kỳ đầu tiên của báo in Việt Nam là sự ton tại và phát triển trong một mâu thuẫn giữa xu hướng dân chủ hoá và tình trạng độc quyên chính trị, tức là mâu thuẫn giữa các sắc lệnh hành chính với nhu cầu thông tin của công chúng, bạn đọc.

Trong những năm dau thé kỷ 20, báo in đã có những đóng góp lớn cho xã hội, đó là tập trung nâng cao dân trí cho người Việt Nam (có lúc đạt những thành công rực rỡ). Đồng thời báo in cũng trực tiếp tham gia những van dé về chính trị — xã hội, truyền bá những tư tưởng cấp tiến của châu Âu nhằm tạo ra một thé chế chính trị tốt nhất cho người Việt Nam.

Vào giai đoạn nay, về phương diện van hoc, báo in được coi như một phương tiện của văn học Việt Nam cận- hiện đại, là bước chuẩn bị cho thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền văn nghệ nước ta (1930 - 1945).

Đặc biệt trong những năm trước Cách mạng tháng Tám, báo in đã có sự phát triển bùng nỗ với nhiều thé loại báo chí mới làm tăng vọt số người đọc Doc báo trở thành một sinh hoạt tư tưởng không thẻ thiếu của phần đông người Việt Nam.

Trong thời kỳ này, một sự kiện đặc biệt quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam sau này là sự ra đời của tờ Thanh niên, ra số đầu tiên ngày 21/6/1925 Là cơ quan ngôn luận của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội; thời kỳ đầu Báo được biên tập và in ở Quang Châu với hình thức 1 tuần báo (ra chủ

Trang 17

nhật) Mỗi kỳ tờ Thanh niên xuất bản khoảng 100 bản, chuyên về Việt Nam qua liên lạc Tờ báo đã khơi sâu lòng căm thù đối với đế quốc, phong kiến, cổ vũ phong trào đấu tranh cách mạng Đây là tờ báo đầu tiên của dòng báo chí cách mạng Việt Nam (đối tượng phục vụ là đành cho phong trào cách mạng Việt Nam, được viết bằng chữ quốc ngữ dé đạt tới mức phô cập cao nhất Tờ báo do nhà báo cộng sản Việt Nam đầu tiên thực hiện) Báo đã hướng tới lực lượng thanh niên - một lực lượng đông đảo “sôi nỗi tinh thần ái quốc”, đành cho công nhân và nông dan - lực lượng có tinh than triệt để yêu nước Sự ra đời của báo Thanh niên là bước chuẩn bị về tư tưởng, lực lượng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.

Báo Thanh niên là dấu son cho cả một dòng báo chí mới, báo chí cách mạng của Đảng ta, trang bị một thế giới quan và phương pháp cách mạng mới, là hơi thở, là sự phan ánh, sự ra đời và phát triển của khuynh hướng dan tộc xã hội chủ nghĩa ở nước ta Thanh niên trở thành tờ báo mở đường cho nền báo chí cách mạng của nước Việt Nam moi.

Báo chí cách mang Việt Nam bắt nguồn trước hết từ khuynh hướng yêu nước, dan chủ trong báo chí hợp pháp, đặc biệt từ khi báo chí quốc văn ra khỏi giai đoạn phôi thai, nặng chất công báo dé dan dan trở thành một hệ thống báo chí mới đầy đủ những đặc trưng của các cơ quan thông tin ngôn luận, như xuất bản định kỳ, lưu hành rộng rãi, có độc giả ôn định, có đội ngũ người làm báo chuyên nghiệp Dưới chế độ cũ, tuy bi nhà cầm quyên luôn tìm cách đối phó, ngăn ngừa, đản áp, nhưng tiếng nói yêu cầu, dân chủ, tiến bộ phản ánh ý chí quật cường của dân tộc ta không vì thé bi dap tắt mà ngược lại, vẫn tiếp tục vang lên ngày càng rõ rang hơn, dong dạc hơn dưới nhiều hình thức.

Cùng với tư tưởng yêu nước, chống thực dân và bè lũ phong kiến tay sai trên báo chí công khai, những tác phẩm báo chí, thơ văn yêu nước và cách mạng hoặc được công bố qua các phương tiện thông tin, hoặc lưu truyền trong nhân dân qua nhiều kênh khác, đều là những cội nguồn trực tiếp và nội tại của báo chí cách mạng Việt Nam.

Báo chí cách mạng Việt Nam đã tiếp tục và kế thừa di sản báo chí cách mạng, dân chủ và tiến bộ trên thé giới: Học tập và chịu ảnh hưởng khá sâu đậm của nên báo chí ay,

nhưng trước sau van giữ được đậm đà tinh cách dân tộc của minh.

Trang 18

Báo chí cách mạng Việt Nam là sản phẩm tất yêu của quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ của nhân dân Việt Nam Là đội quân đi đầu trong công tác chính trị tư tưởng -văn hóa, với chức năng tuyên truyền, cổ động, tô chức nhân dân đứng lên làm cách mạng vì độc lập, tự do, gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, báo chí Việt Nam là con đẻ của cách mạng Việt Nam đồng thời cũng là vũ khí cách mạng vô cùng lợi hại, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội, đôi mới, chan hưng đất nước như ngày nay.

Báo chí cách mạng Việt Nam là báo chí kiểu mới, đặt dưới sự lãnh dao của Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác - Lénin làm nên tảng chính trị tư tưởng, lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu cao cả của mình Lý tưởng, mục tiêu, tôn chỉ cao nhất của báo chí cách mạng là góp phần vào sự nghiệp đấu tranh lật đồ ách thống trị của thực dân, phong kiến, xóa bỏ các hình thức bóc lột; giành độc lập dân tộc, mang lại tự do hạnh phúc cho nhân dân; xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Do tính chất và mục tiêu, tôn chỉ của mình, trải qua bao sóng gió, trước những thủ đoạn tinh vi cũng như sự đàn áp khốc liệt của các thế lực thù địch, báo chí cách mạng Việt Nam vẫn vượt qua được mọi tình huống hiểm nghèo dé tôn tại và phát triển.

Báo chí cách mạng Việt Nam ngày nay là một hệ thống các cơ quan thông tin đại chúng gồm đủ các loại hình, phát triển từ trung ương đến cơ sở, do nhiều tổ chức, cơ quan khác nhau làm chủ quản, được thực hiện bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiêu số và băng ngoại ngữ, với những chức năng, nhiệm vụ cụ thé hết sức đa dạng, nhằm vào nhiều loại đối tượng và dùng nhiều công nghệ khác nhau, xuất bản và lưu hành ở trong nước và ở ngoài nước Từ một số ít những tờ báo, tạp chí in với quy mô nhỏ, số lượng phát hành thấp trong những ngày dau, đến nay, theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015 của Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), số lượng cơ quan báo, tạp chí in đã được cấp phép (tính đến ngày 25/11/2014) là 845; trong đó có: 199 báo (trung ương: 86, địa phương: 113), 646 tạp chí (trung ương: 513, địa phương: 133) Số lượng bản báo xuất bản hàng năm lên tới 650 triệu, bình quân 7,22 bản/người/năm.

Trang 19

Báo chí Việt Nam đang trở thành một nền báo chí lớn, phát triển toàn diện, đang từng bước tiễn lên hiện đại, rộng khắp cả nước và vươn ra mở rộng giao lưu, hợp tác với nước ngoài Báo chí đang được sắp xếp lại theo quy hoạch tổng thể, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong vài thập niên đầu của thế kỷ XXI Cơ sở kỹ thuật và công nghệ của báo chí ngày càng lớn mạnh, khai thác cấu trúc hạ tầng chung của đất nước về thông tin, viễn thông, lại có một số cơ sở riêng của báo chí, nhăm tranh thủ tiếp thu sử dụng công nghệ thông tin hiện đại nhất trên thế giới vào tác nghiệp hằng ngày Làm việc trong ngành báo chí hiện nay có một đội ngũ đông đảo nhà báo chuyên nghiệp,không chuyên, nhà văn, nghệ sĩ, cán bộ quản lý, can bộ và công nhân kỹ thuật, những người chuyên làm công việc quảng bá, phát hành, dịch vụ, v.v đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích lâu dai của dân tộc Việt Nam, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

Điểm đặc sắc mà báo chí Việt Nam đang thể hiện và không ngừng phát huy là ở

vai trò diễn đàn nhân dân của nó.

Báo chí ta thực hiện chức năng làm diễn đàn của nhân dân không chỉ thể hiện ở chỗ thường xuyên đăng tải nhiều ý kiến độc giả Quan trọng hơn, thực chất hơn là báo chí phải thể hiện được ý chí, trí tuệ, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng đa dạng của các tầng lớp nhân dân trong nước cũng như của người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thu hút nhân tài cống hiến tri thức và trí tuệ cũng như bay tỏ tâm huyết của mình vi lợi ích của Tổ quốc Việt Nam; tham gia đấu tranh chống các âm mưu, thủ đoạn, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, đây lùi và bài trừ các tệ nạn tham nhũng, lãng phí, ma túy, mại dâm, mê tín, hủ tục ; đặc biệt qua diễn đàn báo chí, nhân dân thực hiện quyền giám sát tôi cao đối với mọi công việc của đất nước, thực hiện quyền làm chủ của mình.

Nhiệm vụ tổng quát của báo chí ngày nay là phục vụ mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bang, dan chu, van minh Báo chí cần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của nhân dân, góp phan nâng cao dan trí, thúc day phát triển xã hội, mở rộng giao lưu quốc tế.

Sự nghiệp phát triển của đất nước, bối cảnh quốc tế, cũng như sự phát triển của bản thân báo chí đặt ra yêu cầu báo chí cần phát huy ưu điểm, sửa chữa thiếu sót, khuyết

Trang 20

điểm dé tiếp tục phát triển Nhà nước đang ngày càng hoàn thiện chiến lược thông tin, hoàn thiện hệ thống pháp lý, kiện toàn các cơ quan quản lý báo chí, quy hoạch hệ thống cơ quan báo chí, xây dựng kế hoạch đào tạo cơ bản, lâu dài, có hệ thống đội ngũ người làm báo có tài năng, đủ kiến thức và đức độ đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của báo chí đương đại.

Qua hơn ba phần tư thế kỷ làm đội quân xung kích trong công tác tư tưởng, phục vụ tiễn trình đấu tranh cách mạng của dân tộc, báo chí Việt Nam hòa nhập vào cuộc đấu tranh ấy và trở thành một bộ phận quan trọng của cuộc đấu tranh ấy.

Trong thé kỷ XXI, chắc chan xã hội Việt Nam sẽ có nhiều biến đổi lớn, khó lường Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã đề ra mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vài chục năm đầu của thế kỷ là, trong mười năm (2001 - 2010) đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời song vật chất và tinh thần của nhân dân, tao nên tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng

hiện đại Những năm tới, tuy khó khăn còn nhiều, nhưng đất nước ta có cơ hội lớn để tiễn

lên Đòi hỏi bức bách của toàn dân tộc ta lúc này là phải tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ hơn, phát triển với tốc độ nhanh hơn và bền vững hơn Cũng như mọi ngành hoạt động khác, báo chí đang đứng trước cơ hội lớn và thách thức lớn Trên cơ sở một nền kinh tế ngày càng phát triển, dân trí ngày càng cao, nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân chắc chăn sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ Từ những thành tựu và kinh nghiệm thu được qua những năm ton tại và phát triển trong những điều kiện cực kỳ đa dạng trước đây, nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, báo chí Việt Nam chắc chắn sẽ ngày càng phát triển nhịp nhàng và vững chắc hơn.

1.1.3 Vị trí, vai trò báo in trong đời sống xã hội Việt Nam

Trong lịch sử hình thành và phát triển của báo chí Việt Nam, báo in được xem là loại hình báo chí truyền thống và có lịch sử lâu đời nhất trong các loại hình báo chí hiện nay (báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử) Ở nước ta, nếu như báo nói ra đời vào ngày 7/9/1945; báo hình phát sóng lần đầu tiên ngày 7/2/1966 ở Miền Nam Việt Nam, ở miền Bắc, ngày 7/9/1970, chương trình truyền hình thử nghiệm đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được phát sóng; còn tờ báo điện tử đầu tiên (báo điện tử Quê hương) chính thức được đưa lên Internet ngày 6/2/1997 thì Gia định báo, tờ báo bằng

Trang 21

Việt ngữ đầu tiên ra đời từ năm 1865 Như vậy, trong một thời gian dài, báo in đã giữ vi trí độc tôn ở Việt Nam.

Ngày nay, trong cuộc cạnh tranh báo chí quyết liệt giữa các loại hình báo chí thì báo in đã và dang có nguy cơ bị giảm sút nghiêm trọng về thị phần độc giả đối với các loại hình báo chí khác như báo điện tử, báo hình, đặc biệt là khi báo điện tử, các trang thông tin điện tử đang liên tục ra đời và đưa ra nhiều hình thức thông tin đến công chúng nhanh chóng, sáng tạo và hấp dẫn.

Tuy nhiên, báo in có một lợi thế mà các loại hình báo chí khác không có được là mức độ tiện lợi và dễ sử dụng Báo in dễ xem, dễ vận chuyên, giá rẻ và đặc biệt là lưu trữ

được khá đơn giản (không đòi hỏi phải có phương tiện điện tử hỗ trợ).

Với vai trò là cơ quan ngôn luận chính thức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, và với tam lý của người Việt thường tin tưởng vào những gi được thê hiện trên “giây trắng, mực đen”, những thông tin được đưa ra trên báo in luôn được độc giả coi là đáng tin cậy nên có tác động trực tiếp, sâu sắc tới nhận thức, tâm lý, tình cảm và hành vi của độc giả, tạo dư luận xã hội sâu rộng.

Ở báo in, có một đặc tính cơ bản mà khó có thể tồn tại ở các loại hình báo chí khác, đó chính là tính hiện diện Báo in có thé hiện diện khắp nơi mà không phụ thuộc kỹ thuật công nghệ hiện đại hay phương tiện truyền tải kỹ thuật hiện đại Báo in có thé dé dang vận chuyền, phát hành tới độc giả mà không bị lệ thuộc vào điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội; trong khi báo hình, báo nói bị lệ thuộc vào điều kiện phát sóng, truyền dẫn tín hiệu, báo điện tử lệ thuộc vào mạng interrnet nên nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì các loại hình báo chí này không phát huy tác dụng Báo in có thê được độc giả lưu trữ, truyền tay nhau đọc dễ dàng mà không lệ thuộc vào các phương tiện thường chỉ có ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển như máy ghi âm, ghi hình, máy vi tính, điện thoại thông minh kết nối internet

Ngoài ra, tính hiện diện của báo 1n còn được biểu hiện qua việc tiếp cận đến tất cả các đối tượng độc giả khác nhau O Việt Nam, các an phâm báo in rất da dạng và phong phú, có thé đáp ứng nhu cầu thông tin cho mọi đối tượng độc giả trong xã hội theo tuổi tác, giới tính, ngành nghề, sở thích Có lẽ nhờ đặc điểm nay, báo in đã và sẽ tồn tại với bạn đọc dù gặp sự cạnh tranh quyết liệt bởi các loại hình báo chí khác.

Trang 22

1.2 KHÁI NIEM QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI LOẠI HÌNH BAO IN VÀ NHỮNG YEU TO DAM BẢO HIEU QUA QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI LOẠI HÌNH BÁO IN

1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với loại hình báo in

Báo in là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sông xã hội, là cơ quan ngôn luận của các tô chức Dang, cơ quan nhà nước, tô chức xã hội, là diễn dan của nhân dân lao động Báo 1n không chỉ làm nhiệm vụ thông tin mà còn thực hiện công tác tuyên truyền làm cho các hoạt động xã hội phát triển theo định hướng của nhà nước và bình ôn xã hội Như vậy, dé báo in tồn tại, hoạt động và phát triển cần có sự quản lý của nhà nước.

Dưới góc độ khoa học pháp lý, quản lý nhà nước là hoạt động quản lý xã hội do nhà nước thực hiện, với đặc trưng sử dụng quyền lực nhà nước, thông qua pháp luật dé điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu và quan trọng của con người Điểm khác nhau cơ bản giữa quản lý nhà nước và các hình thức quản lý khác (ví dụ: quản lý của các tổ chức xã hội ), là tính quyền lực nhà nước gắn liền với cưỡng chế nhà nước khi cần Từ khi xuất hiện, nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội được xem là quan trọng, cần thiết Quản lý nhà nước được thực hiện bởi toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước Dưới góc độ hành pháp, quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, của các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức được nhà nước ủy quyền quản lý trên cơ sở của luật và đề thi hành luật nhằm thực hiện chức năng tô chức, quản lý, điều hành các quá trình xã hội của nhà nước Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước (nói tắt là quản lý nhà nước) chính là quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp - được thực hiện bởi ít nhất một bên có thẩm quyên hành chính nhà nước trong quan hệ chấp hành, điều hành Quan lý hành chính nhà nước trước hết va chủ yêu được thực hiện bởi hệ thống cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ và các co quan chính quyền địa phương các cấp, không ké một số tô chức thuộc nhà nước mà không nằm trong cơ cấu quyền lực như các doanh nghiệp.

Quản lý nhà nước đối với báo in là hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo cho hoạt động báo in được ôn định và phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội.

Trang 23

Với vai trò là thiết chế trung tâm trong hệ thống chính trị, Nha nước đại diện cho nhân dân, đảm bảo cho công dân được thực hiện các quyền cơ bản của mình, trong đó có quyền về tự do ngôn luận, tự do báo chí Nhà nuớc có trách nhiệm điều tiết để đảm bảo báo in phát triển, đáp ứng các nhu cầu về thông tin của nhân dân, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quốc Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng chính sách tự do ngôn luận, tự do báo chí dé đưa ra các luận điệu sai trái, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” gây mat an ninh chính trị và trật tự trong nước.

Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực báo in ở nước ta có những đặc điểm sau:

- Chủ thé quản lý nhà nước trong lĩnh vực bdo in là nhà nước Hệ thống cơ quan quản lý bdo chí có sự phân cấp, thực hiện quyên quản lý nhà nước doi với bdo in.

Ở nước ta hiện nay, báo in chịu sự quản ly bằng pháp luật của nhà nước Đối với một số cơ quan báo in thuộc các bộ, ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nhà nước còn là chủ sở hữu, quản lý cơ quan báo chí với vai trò là cơ quan chủ quản theo luật định Nhà nước thực hiện việc quản lý bằng pháp luật kết hợp với việc chỉ đạo, định hướng nội dung thông tin.

Việc quản lý nhà nước về báo in được phân cấp giữa trung ương và địa phương Mỗi cấp có sự phân định thấm quyền cụ thé cho các co quan nha nước và cá nhân bằng việc xác định những nhiệm vụ quyền hạn cụ thể để thực hiện quản lý báo chí.

Với đặc thù là ngành làm công tác truyền thông, báo chí nói chung va báo in nói riêng chịu sự chỉ đạo về đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam Trong những năm qua, Dang ta đã ban hành nhiều văn bản quan trọng dé chỉ đạo công tác báo chí như: Chỉ thị 08-CT/TW ngày 31/3/1992 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo

và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí — xuất bản”; Chỉ thị

22-CT/TW ngày 17/10/1997 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đôi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản”; Thông báo kết luận của Bộ Chính trị số 162-TB/TW ngày 01/12/2004 về “Một số biện pháp tăng cường quản lý báo chí trong tình hình hiện nay”; Thông báo kết luận của Bộ Chính trị số 41-TB/TW ngày 11/10/2006 về “Một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí”.

Theo tinh thần của các văn bản nêu trên thì báo chí phải được đặt dưới sự lãnh đạo

Trang 24

của Đảng, tuân thủ theo đúng định hướng của Đảng và chấp hành quy định pháp luật của Nhà nước Cơ quan Đảng và cơ quan quản lý nhà nước có sự phối hợp ở nhiều công việc quan trọng trong hoạt động quản lý báo chí như: quy hoạch báo chí, cấp giấy phép hoạt động báo chí, định hướng thông tin cho báo chí, thỏa thuận bồ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí, kiểm tra, đánh gia tình hình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan báo chi

Bên cạnh đó, pháp luật về báo chí cũng quy định việc Hội Nhà báo cũng là một trong những chủ thê tham gia quá trình quản lý nhà nước với vai trò tham gia xây dựng và góp phần thực hiện chính sách thông tin - báo chí; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà báo.

Trong quan hệ quản lý nhà nước, về phía cơ quan báo chí - đối tượng bị quản lý, Tổng biên tập là người chịu trách nhiệm về nội dung và mọi công việc của cơ quan báo chí.

- Báo in và nhà báo chịu sự điều chỉnh của các quy phạm xã hội; đây là vấn đề đã được luật hóa.

Một trong những đặc điểm của báo in là loại hình hoạt động có tác động đến và chịu sự tác động của nhiều lĩnh vực, nhiều mối quan hệ trong xã hội Như đã trình bày trong luận văn, báo in vừa mang tính tư tưởng, vừa là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt Vì vậy, các quy phạm xã hội đã được nhà nước đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ như báo in không được đăng tin, bài tranh ảnh khỏa thân và có tính kích dâm, thiếu thâm mỹ, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam (Khoản 2 Điều 5 Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đôi, bô sung một số điều của Luật Báo chí).

Đối với các nhà báo, là những người hoạt động nghiệp vụ trong lĩnh vực báo chí, bên cạnh việc chấp hành các quy định pháp luật về báo chí, còn chịu sự chi phối của các quy tắc đạo đức nghé nghiệp Theo Điểm c Khoản 2 Điều 15 Luật sửa đổi, bỗ sung một số điều của Luật Báo chí thì nhà báo có nghĩa vụ “Thường xuyên học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, phâm chất đạo đức và nghiệp vụ báo chí”.

- Đối tượng quản lý nhà nước về báo in là cá nhân, tô chức thực hiện các hoạt động báo in Thông qua việc sử dụng pháp luật dé tác động vào các quan hệ xã hội trong lĩnh vực báo chí nhằm hướng đến đảm bảo cho báo in, tôn tại, phát triển đúng hướng,

Trang 25

phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển dat nước về mọi mặt.

Báo chí nói chung và báo in nói riêng có vai trò là “diễn đàn của nhân dân”, đảm

bảo cho người dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình Đề thực hiện tốt chức năng này, báo chí có nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội.

Phản biện xã hội là biểu hiện đặc trưng chuyên nghiệp nhất của đời sống dân chủ Phản biện trong một xã hội dân chủ là môt loại "phản hành động" ("phản hành động" chứ không phải là "phản động") Nó xuất hiện song song cùng với các hành động, nó xuất hiện đối lập với tất cả các hành động Trong mỗi một xã hội bao giờ cũng có nhiều nhóm lợi ích khác nhau Các nhóm lợi ích bao giờ cũng có nhu cầu tiễn hành hành động vì một mục tiêu nào đó Nhưng trên mỗi khía cạnh hay mỗi lĩnh vực của đời sông con người bao gio cũng có những cách lý giải khác nhau va do đó có những cách hành động khác nhau dé đạt được mục tiêu như vậy Phản biện tạo ra một giai đoạn đệm cho quá trình hành động tự nhiên của các nhóm lợi ích, đó là giai đoạn thảo luận và thỏa thuận Phản biện làm cho các hành vi chính trị, kinh tế và xã hội trở nên ít chủ quan hơn, tức là sự xung đột của các nhóm lợi ích đã được điều chỉnh thông qua thảo luận và thoả thuận Nói cách khác, phản biện làm cho những cuộc xung đột trên thực tế trở thành cuộc xung đột của thảo luận, tức là biến sự xung đột lợi ích trong hành động thành các xung đột lợi ích trong thảo luận Phản biện góp phần điều chỉnh các khuynh hướng kinh tế, văn hoá, chính trị, làm cho các khuynh hướng đó trở nên khoa học hơn, đúng đắn hơn và gần với đời sống con người hơn.

Bat cứ một hệ thống chính trị nào cũng không thé bỏ qua đối tượng phục vụ là đông đảo các tầng lớp nhân dân, cho nên những chính sách lớn liên quan đến phát triển chung, khi xây dựng đều được hỏi ý kiến nhân dân Nhưng hỏi ý kiến nhân dân là việc trưng cầu dân ý không phải là phản biện Phản biện là một hoạt động khoa học, phản biện là tranh luận một cách khoa học chứ không phải là hỏi xem người dân có đồng ý hay không So với trưng cầu dân ý, phản biện hoàn toàn khác về chất Trưng cầu dân ý là hỏi dân Phản biện không phải là hỏi dân Phản biện không phải là nhân dân trả lời mà là nhân dân nói tiếng nói của mình Tiếng nói ấy được chuẩn bị một cách chuyên nghiệp bằng trí tuệ, bằng sự thông hiểu lẫn cả dự đoán về sự xung đột lợi ích khi tiến hành một hành động xã hội Về bản chất chính trị, phản biện là một quyền tự do được xây dựng

Trang 26

trên cơ sở quyên tự do ngôn luận Nếu không xác lập quyền phản biện tức là quyền tự do ngôn luận mà trưng cầu dan ý thì chỉ có hai khả năng đồng ý hoặc không đồng ý Nhưng cả hai khả năng đồng ý hoặc không đồng ý đều diễn ra trong im lặng Im lặng không phải là ngôn luận Ngôn luận là bày tỏ ý kiến một cách có hệ thống và có cơ sở khoa hoc".

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về một số van đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay đã đặt báo chí, truyền thông bên cạnh tô chức đảng, nhân dân và các cơ quan đại diện nhân dân tạo thành hệ thong giám sát cán bộ, đảng viên.

Như vậy, để quản lý đối tượng đặc biệt này, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với tất cả các cơ quan quản lý nhà nước, tô chức xã hội khác trong xã hội, bảo đảm vừa kiểm tra, giám sát, định hướng hoạt động hàng ngày của cơ quan báo chí, vừa nghiên cứu, tạo dựng và hoàn chỉnh hành lang pháp lý phù hợp với báo chí trong từng bước phát triển, tạo điều kiện cho báo chí thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

1.2.2 Những yếu tố đảm bảo hiệu quả quan lý nhà nước đối với loại hình báo in

Hiệu quả của quan lý nhà nước đối với hoạt động báo in là biểu hiện tập trung quyền lực của Nhà nước trong việc tác động đến các quan hệ xã hội được hình thành trong lĩnh vực báo in, bằng các phương thức nhất định dé đạt được mục tiêu quản lý mà Nhà nước đặt ra.

Trong tình hình hoạt động và phát triển của báo in nước ta hiện nay, công tác quản ly nhà nước cần đảm bảo các yếu tô sau:

- Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh dé điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.

Hệ pháp luật về báo in ở nước ta hiện nay bao gồm nhiều văn bảnquy phạm pháp luật như: Hiến pháp Luật Báo chí, Bộ Luật Dân sự, Luật Quảng cáo, Luật Sở hữu trí tuệ cùng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Trong hệ thống đó, mỗi văn bản quy phạm pháp luật có một vị tri, vai trò nhất định đối với công tác quản ly nhà nước vệ báo In.

!2 Nguyễn Trần Bạt (2014), “Phản biện xã hội”, Báo điện tử Tâm nhìn, truy cập ngày 13/7/2014 tại địa chỉ:http://tamnhin.net/phan-bien-xa-hoi.html

Trang 27

Dé đạt được hiệu qua trong hoạt động quan ly nhà nước, các văn bản này phải đáp ứng được các yêu cầu: Các văn bản quy phạm pháp luật phải đạt được sự thống nhất, không phát sinh tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo Văn bản quy phạm pháp luật cấp dưới phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật cấp trên Các văn bản phải có tính khả thi và được soạn thảo với một trình độ kỹ thuật pháp lý cao.

Việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là yêu cầu đặc biệt quan trọng dam bảo hiệu quả của công tác quản lý nhà nước vì đây là cơ sở pháp lý dé các cơ quan quản lý nhà nước căn cứ theo đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Nhà nước tổ chức bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả, tác động kịp thời đến các hoạt động của báo in, bao dam sự hoạt động đúng dan của các chủ thể tham gia hoạt động quản lý nhà nước về báo in và hoạt động của các cơ quan báo in.

Báo in có đặc điểm là thông tin thường xuyên, liên tục và toàn diện về mọi mặt của đời sống xã hội và đặc biệt là các sự kiện nồi bật, quan trọng được công chúng quan tâm Bên cạnh việc cung cấp thông tin đến bạn đọc, báo in còn làm nhiệm vụ định hướng về nhận thức và tư tưởng cho nhân dân.

Vì vây, dé báo in hoàn thành tốt nhiệm vu của mình, co quan quản lý nhà nước về báo in cần có sự phối hợp đồng bộ, kip thời với các cơ quan chức năng định hướng thông tin cho báo chí; có biện pháp kiểm tra, đánh giá, chan chỉnh, xử lý kịp thời đối với những biểu hiện lệch lạc trong quan điểm, nhận thức của người làm báo.

Đồng thời, cơ quan quản ly nhà nước về báo in cần định kỳ có các buổi làm việc với cơ quan báo in, kết hợp với kết quả của các cuộc thanh tra, kiểm tra, hướng dan kịp thời đối với hoạt động nghiệp vụ của cơ quan báo in; đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thầm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với những van dé phát sinh trong hoạt động báo chí, đảm bảo cho sự phát triển đúng hướng của báo 1n trong từng thời kỳ.

- Bảo dam cho cơ quan báo chi thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền theo dung mục tiêu mà nhà nước đề ra.

Về nội dung thông tin trên báo: Đỗi với những sự kiện, chủ đề quan trọng liên quan đến tình hình chính trị, xã hội của đất nước, nhà nước yêu cầu các cơ quan báo chí phải dành diện tích đăng tải những nội dung thông tin này nhằm tuyên truyền, phô biến

Trang 28

cho nhân dân Việc đăng tải thông tin có thể thực hiện theo phương thức yêu cầu chung các báo thực hiện hoặc chỉ định một số cơ quan báo chí cụ thê thực hiện Việc đăng tải có thê dưới hình thức đăng nguyên văn thông tin do nhà nước cung cấp hoặc do cơ quan báo chí chủ động thực hiện phan nội dung theo định hướng của nhà nước Thông thường, đây là nhiệm vụ các cơ quan báo chí phải thực hiện Tuy nhiên, kết quả tuyên truyền thu được của từng cơ quan báo chí lại ở nhiều mức độ khác nhau Vì vậy, việc tuyên truyền ở lĩnh vực nào cần nhắm tới cơ quan báo chí In có thế mạnh thông tin, sỐ lượng độc giả lớn ở lĩnh vực đó Cần tránh tình trạng yêu cầu thông tin dàn trải trên các báo, gây trùng lặp, lãng phí, tốn kém Bên cạnh đó, đối với các cơ quan báo chí làm nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, nhà nước cần có cơ chế tài chính, chính sách đặt hàng, tài trợ phù hợp, góp phan nâng cao chất lượng thông tin.

Về đối tượng tiếp nhận thông tin: Doi với những đối tượng độc giả ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, miền núi, hải đảo Nhà nước có chính sách trợ giá cho một số cơ quan báo chí được chọn lựa làm nhiệm vụ thông tin tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và các vấn đề quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội đến cho đồng bào các dân tộc sinh sống ở những khu vực này Tuy nhiên, một thực tế cho thay nhiéu co quan báo in làm nhiệm vu nay chỉ coi đây là một nguồn thu nhập thêm về cho tòa soạn; thê hiện ở việc sử dụng lại tin, ảnh cũ, nội dung thông tin không thiết thực với đồng bao dân tộc, báo in bang tiếng Việt mà không có phần tiếng dân tộc nhằm tiết giảm tôi đa chi phí sản xuất Tác giả của luận văn này đã từng được trực tiếp nghe ý kiến của một đồng chí trong Ban Bí thư phản ánh tình trạng báo phát hành cho người dân tộc đưa về chất đồng ở ủy ban nhân dân xã Dé giải quyết van dé này, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan trong việc lựa chọn các cơ quan báo chí làm nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền trên cơ sở có sự khảo sát, điều tra, đánh giá hiệu quả thông tin hàng năm Ưu tiên các cơ quan báo in có nội dung thông tin phù hợp với mục tiêu tuyên truyền, thiết thực với độc giả và khuyến khích việc sáng tạo trong cách thức thể hiện nội dung, thông tin bang song ngữ tiếng Việt và tiếng dân tộc.

1.3 TO CHỨC VÀ HOAT ĐỘNG CUA CƠ QUAN QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI LOẠI HÌNH BAO IN

Trang 29

1.3.1 Cơ cầu tô chức đảm bảo phù hợp với chức năng quản lý báo chí

Hiện nay, trong công tác quản lý nhà nước về báo chí in, hệ thống các cơ quan báo chí nước ta được phân chia theo đặc thù của cơ quan chủ quản báo chí, đó là các cơ quan trung ương và các cơ quan địa phương Tương đồng với các cơ quan chủ quản báo chí, các cơ quan báo in có các cơ quan báo chí trung ương và các cơ quan bao chi địa phương. Các cơ quan báo chí ở trung ương trực thuộc các bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội ở trung ương và các tập đoàn, tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Các cơ quan báo chí địa phương trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phó trực thuộc trung wong, tổ chức chính trị xã hội và các tô chức xã hội ở địa phương Các cơ quan báo chí sau khi được thành lập có chức năng thông tin tuân theo tôn chỉ, mục đích được quy định trong giấy phép hoạt động báo chí, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí Tuy có sự phân chia như đã nêu trên nhưng các cơ quan báo in trong toàn quốc vẫn cũng năm trong một hệ thống các cơ quan báo 1n, có chức năng, nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền theo định hướng chung và phù hợp với tôn chỉ, mục đích của từng cơ quan báo chí; cùng chấp hành các quy định pháp luật về báo chí được áp dụng chung cho toàn bộ hệ thống.

Dé thực hiện quản lý hệ thống báo in có đặc thù như vậy, các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí cũng có sự phân chia thành cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương.

Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương có chức năng thống nhất quản lý nhà nước về báo chí toàn quốc Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương có chức năng quản lý hoạt động báo chí ở địa phương mình theo sự phân cấp quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương.

Thông qua việc năm bắt thực tiễn của địa phương với điểm đặc thù riêng của từng vùng, miền, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương có chức năng vừa đảm bảo cho báo chí địa phương làm nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền theo định hướng chung trong toàn quốc, vừa làm nhiệm vụ thông tin tuyên truyền cho chính quyền địa phương và là nơi người dân địa phương bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, nguyện vọng của mình Đồng thời, trên cơ sở các quy định pháp luật về báo chí được áp dụng chung trong toàn quốc và thâm quyên quản lý nhà nước được phân câp, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa

Trang 30

phương có nhiệm vụ đảm bảo báo chí địa phương thực hiện đúng các quy định chungtrong hoạt động báo chí Qua việc báo cáo định kỳ tình hình hoạt động, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương sẽ cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương những thông tin quan trọng về ưu, nhược điểm trong hoạt động báo chí và công tác quản lý báo chí ở địa phương.

Thông qua việc nắm bắt tình hình hoạt động báo chí, công tác quản lý báo chí ở các địa phương, kết hợp với việc thực hiện quản lý các cơ quan báo chí trực thuộc các cơ quan, tô chức trung ương, có phạm vi hoạt động toàn quốc, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương có chức năng đảm bảo cho báo chí trung ương vừa làm nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, vừa là nơi phản ánh những quan điểm, suy nghĩ, nguyện vọng đại diện cho người dân trong cả nước, chấp hành đúng các quy định pháp luật về báo chí; đồng thời ban hành ra các chủ trương phù hợp với sự phát triển chung của báo chí toàn quốc.

1.3.2 Cơ chế hoạt động đáp ứng tính chất của hoạt động quản lý loại hình báo in

Tuy là một loại hình riêng biệt so với các loại hình báo chí khác, tuy nhiên, trong hoạt động, báo in có sự tương tác với các loại hình báo chí khác Hiện nay, nhiều cơ quan báo chí cùng thực hiện 2 loại hình báo chí (bao in và bao điện tử) Cá biệt có cơ quan báo chí cùng thực hiện cả 4 loại hình báo chí (Đài Tiếng nói Việt Nam) Vì vậy, cần đặt báo in trong sự thông nhất quản lý với các loại hình báo chí khác ở trung ương và địa phương, cụ thé như sau:

- Cơ quan quản ly nhà nước về bdo chi ở trung ương với chức năng thong nhất quản lý nhà nước về báo chí toàn quốc có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động sau:

+ Lập và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí; kế hoạch đầu tư, ngân sách, quy hoạch, kế hoạch dao tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực báo chí;

+ Soạn thảo dự án luật, văn bản dưới luật, chính sách, chế độ về báo chí, hướng dẫn thi hành các chủ trương, chính sách về báo chí, chính sách về đầu tư, tài trợ cho báo chí, chính sách, chê độ đôi với cơ quan báo chí và nhà báo;

Trang 31

+ Cấp và thu hồi giấy phép hoạt động báo chí; cấp giấy phép xuất bản đặc san, số

phụ, phụ trương; chương trình đặc biệt, chương trình phụ;

+ Cấp và kiểm tra việc sử dung thẻ nhà báo; thu hồi thẻ nhà báo; + Kiểm tra báo lưu chiều, quản lý kho lưu chiều báo chí quốc gia;

+ Khen thưởng các tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí và nhà báo có thành tích Thanh tra, kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra thực hiện Luật Báo chí và xử lý vi phạm các quy định về báo chí;

+ Tổ chức thông tin cho báo chí theo các quy định của Luật Báo chí;

+ Quản lý hoạt động của báo chí và nhà báo trong cả nước, phối hợp với các cơ

quan hữu quan quản lý hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài;

+ Ký kết các điều ước quốc tế trong lĩnh vực báo chí;

+ Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý báo chí thuộc các lĩnh vực theo sự

phân công của Chính phủ.

- Cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương với chức năng quản lý hoạt động báo chí ở địa phương mình theo sự phân cấp quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về báo chi ở trung ương có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động sau:

+ Xây dựng dự án quy hoạch phát triển báo chí địa phương theo hướng dẫn của cơ

quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương.

+ Kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ về báo chí đối với cơ quan

báo chí của địa phương Thực hiện quản lý nhà nước đối với báo chí trung ương và báo chí địa phương khác hoạt động tại địa phương mình theo ủy quyền của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương.

+ Tổ chức thanh tra, hoặc phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hoạt động báo chí, việc nhập khẩu và lưu hành báo chí nước ngoài tại địa phương mình theo quy định của pháp luật.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong những năm qua, báo in với những đặc điểm riêng biệt của mình đã có sự phát triển không ngừng dưới sự lãnh đạo toàn diện của Dang và sự quản lý của Nhà nước Nhà nước thực hiện vai trò quản lý báo in của mình có tô chức va được điều hành băng pháp luật, trên cơ sở quyền lực Nhà nước đối với mọi hoạt động báo chí thông qua

Trang 32

các cơ quan có thâm quyên trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến địa phương Trong hoạt động quan lý nhà nước đối với báo in, Nhà nước một mặt đảm bảo cao nhất quyền tự do báo chí, ngôn luận, mặt khác đảm bảo hoạt động của báo chí thực hiện

tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền theo đúng định hướng, tôn chỉ, mục đích của cơ quan

báo in, không phương hại đến lợi ích quốc gia, tổ chức, các thành phan va cá nhân khác nhau trong xã hội.

Trang 33

CHƯƠNG 2: THUC TRANG QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI BAO IN Ở NƯỚC TA HIEN NAY

2.1 NỘI DUNG QUAN LY NHÀ NƯỚC DOI VOI LOẠI HÌNH BAO IN THEO PHAP LUAT HIEN HANH - NHUNG DIEM TICH CUC VA HAN CHE

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của báo in, công tác xây dựng, ban hành và tô chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này cũng được chú trọng và nâng cao Đến nay, hệ thong văn bản quy phạm pháp luật về báo in về cơ bản đã đầy đủ dé có thé điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong đời sống báo chí; thé hiện cụ thể trong các nhóm vấn đề sau:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp bao chi

Bao chí nước ta nói chung va bao in nói riêng được đặt dưới su lãnh đạo cua Dang và sự quản lý của Nhà nước Trong đó, vẫn đề quy hoạch báo chí nói chung luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng nhằm tạo ra một hệ thống báo chí phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Đây là van đề đã được quy định cụ thể tại Điều 17 Luật sửa đôi bố sung một số điều của Luật Báo chí.

Ngày 11/10/2006, Bộ Chính trị có Thông báo Kết luận số 41-TB/TW về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí Trong đó, yêu cầu Chính phủ thực hiện Quy hoạch hệ thống báo chí.

Ngày 29/10/2006 Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 37/2006/CT-TTg về việc thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí, Thủ tướng đã giao cho Bộ Văn hóa - Thông tin, nay là Bộ Thông tin và Truyền thông rà soát điều chỉnh hợp lý quy hoạch hệ thống báo chí Trong đó, về báo chí in cần được xác định tính hợp pháp, sự phù hợp về tôn chỉ, mục đích của các tờ báo, tạp chí, nhất là các phụ san, phụ trương, chuyên đề để sắp xếp lại theo phương châm phát triển đi đôi với quản lý tốt.

Tuy nhiên, việc quy hoạch báo chí có nhược điểm là chậm, tính đến nay đã 9 năm mới chuẩn bi được ban hành Van dé này đã làm nay sinh một số bat cập là:

Về xác định mô hình cho cơ quan báo chí: Trong xu hướng phát triển báo chí hiện nay, nhiều cơ quan báo 1n thực hiện thêm cả việc xuất bản báo điện tử (như báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Hà Nội mới, Sai Gòn giải phóng ) hoặc báo điện tử xuất bản thêm báo in (như Báo VietNamNet xuất ban Tạp chí e-Chip ) Điều này làm đa dạng hóa hình thức thông tin, tăng số lượng độc giả cho các cơ quan báo chí và phù hợp với xu hướng phát triển chung của báo chí trên thé giới Việc chậm xác định mô hình báo chí sẽ dẫn tới chậm ban hành các quy định pháp luật phù hợp với sự phát triển của báo chí Nếu xét

Trang 34

theo Luật Báo chí hiện hành, nhiều co quan báo chí vi phạm quy định: Co quan bdo chí là cơ quan thực hiện một trong các loại hình báo chi: báo in, bao nói, bao hình, báo điện tir Liên quan đến quy định về loại hình co quan báo chí như đã nêu trên Hiện nay trong cùng một tòa soạn thực hiện 2 loại hình báo in và báo điện tử, được cấp 2 giấy phép: một giấy phép hoạt động báo chí in và một giấy phép hoạt động báo chí điện tử Trên mỗi giấy phép, trong phần quy định về lãnh đạo cơ quan báo chí sẽ có một Tổng biên tập Do cùng một tòa soạn thực hiện 2 loại hình báo chí nên một người sẽ giữ 2 chức Tổng biên tập Điều này dẫn đến việc bổ nhiệm Tổng biên tập vi phạm quy định øgười đứng dau cơ quan báo chi chỉ được đảm nhiệm chức vụ này ở một cơ quan báo chí tại Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ.

Về định hướng thu hẹp đối tượng cơ quan chủ quản và giảm bót số lượng cơ quan báo chí: Trong những năm qua, số lượng cơ quan báo chí in nước ta đã tăng đáng ké Theo thống kê của Cục Báo chí tại Báo cáo tổng kết các năm 2014 và 2015 thì từ năm 2011 đến 25/11/2015, số lượng cơ quan báo chí in nước ta tăng từ 786 cơ quan lên 845 cơ quan Sắp tới, các cơ quan chủ quản sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giải thể, sáp nhập cơ quan báo chí và giải quyết số lượng nhân sự dư thừa.

- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn của báo chí; quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên bao chỉ:

Theo quy định của Luật Báo chí, báo in nước ta được xác định là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tô chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân Quy định này đã khăng định một điều là Việt Nam không có báo chí tư nhân Theo đó, báo in có chức năng, nhiệm vụ là: Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ich của đất nước và của nhân dân; tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng va bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; gop phần 6n định chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân; phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân t6 mới; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác; góp phan giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam; mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thê giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiên bộ xã hội.

Trang 35

Công dân có quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí, điều này được Luật Báo chí quy định cụ thể là: Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thé giới; tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chi và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin; phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tô chức xã hội và thành viên của các tổ chức đó.

Luật Báo chí còn quy định trách nhiệm cơ quan báo chí trong việc đảm bảo quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân thông qua việc: Đăng, phát sóng tác phâm, ý kiến của công dân; trong trường hợp không đăng, phát sóng phải trả lời và nói rõ lý do; trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời bằng thư hoặc trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tổ cáo của công dân gửi đến.

Bên cạnh mặt tích cực, quy định pháp luật hiện hành còn chưa báo quát hết được vai trò, chức năng của cơ quan báo chí: Bên cạnh vai trò là làm nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về chính trị - xã hội, báo chí còn là phương tiện giải trí cho người dân Với thực tế phát triển của xã hội, nhu cầu thông tin người dân trở nên đa dạng, nhiều độc giả muốn tìm thấy ở báo chí những thông tin chỉ thuần túy mang tính giải trí Trên thị trường báo chí nước ta cũng đã manh nha xuất hiện các ấn pham báo chí mang tính giải trí, quảng cáo, rao vặt ma không chứa đựng các nội dung mang tính chính tri - xã hội.

Trong điều kiện kinh phí hoạt động của nhiều co quan báo in còn khó khăn, nhân sự làm việc không nhiều, việc thực hiện vai trò, nhiệm vụ đảm bảo làm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân đã trở thành khó khăn không nhỏ đối với những cơ quan này.

- Quy định về quản lý nội dung thông tin trên báo chỉ:

Đề đảm bảo đảm quyền tự do ngôn luận trên báo chí được thực hiện đúng đắn, Luật Báo chí quy định những nội dung không được thông tin trên báo chí bao gồm: Không được kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

phá hoại khối đoàn kết toàn dân; không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh

xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác; không được tiết lộ bí mật Nhà nước: bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định; không được đưa tin sai sự thật, xuyên tac, vu

khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.

Về trả lời trên báo chí: Luật Báo chí quy định: Người đứng đầu cơ quan báo chí có

Trang 36

quyền yêu cầu các tổ chức, người có chức vu trả lời van đề mà công dân nêu ra trên báo chí ; các tổ chức, người có chức vụ có trách nhiệm trả lời trên báo chí Tổ chức, công dân có quyền yêu cầu cơ quan báo chí trả lời về vấn đề mà báo chí đã thông tin ; cơ quan báo chí có trách nhiệm trả lời.

Việc cung cấp thông tin cho báo chi được pháp luật quy định là quyên và nghĩa vụ của tổ chức: Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các tô chức có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí, giúp cho báo chí thông tin chính xác, kịp thời và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin Tuy nhiên, van đề này Luật Báo chí cũng có sự giới hạn: Đối với vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử thì các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền không cung cấp thông tin cho báo chí, nhưng báo chí có quyên thông tin theo các nguồn tài liệu của minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin Dé báo chí có thé tiếp cận thường xuyên và lấy thông tin chính thông từ các cơ quan hành chính và xác định trách nhiệm của cơ quan hành chính trong việc cung cấp thông tin cho báo chí, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (kèm theo Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày 04/5/2013) Để đảm bảo xem xét quy trình tác nghiệp và tính chính xác của nội dung thông tin mà báo chí khai thác và đăng tải, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quy chế Xác định nguồn tin trên báo chí (kèm theo quyết định số 52/2008/QD-BTTTT ngày 02/12/2008) Theo đó, trong mọi trong hợp khi đăng trên báo chí thì cơ quan báo chí, tác giả bài báo phải viện dẫn ngôn tin được sử dụng Nguồn tin có thé do cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hoặc nguồn tin riêng của phóng viên, cơ quan báo chí.

Đối với việc báo chí thông tin sai sự thật, pháp luật đã quy định rõ quyền của cá nhân, tô chức có liên quan; nghĩa vụ của cơ quan báo chí trong việc giải quyết van dé này và thâm quyền, mức độ xử lý của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.

Về quảng cáo trên báo chi: Xác định báo chí là kênh thông tin quan trong trong việc giúp các tô chức, doanh nghiệp và cá nhân quảng bá và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình đến với người tiêu dùng và đảm bảo cho người dân có thé tiếp nhận chính xác thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà mình quan tâm, Nhà nước đã quy định chi tiết việc quảng cáo trên báo chí trong cả Luật Báo chí và Luật Quảng cáo cùng hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Theo đó, việc quảng cáo trên báo chí được quy định chỉ tiết từ nội dung, hình thức cho đến vi trí, diện tích quảng cáo.

Bên cạnh mặt tích cực, một số quy định về quản lý nội dung thông tin còn bộc lộ sự bất cập, thé hiện ở các van đề sau:

Về cải chính trên báo chí: Theo quy định tại Luật Báo chí và Nghị định sỐ 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành Luật Báo chí,

Trang 37

Luật sửa đôi bố sung một số điều của Luật Báo chí thì: Khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thâm quyên về nội dung thông tin trên báo chí sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì cơ quan báo chí phải đăng, phát nguyên văn văn bản kết luận đó cùng với lời xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả Cơ quan báo chí phải đăng, phát văn bản kết luận vào đúng vị trí với cùng một kiểu, cỡ chữ mà báo chí đã đăng, phát thông tin trên.

Hiện nay, việc cải chính trên báo chí thường không được thực hiện đầy đủ, đúng với quy định pháp luật có một phần lý do là khó thực hiện quy định cải chính trên báo chí đúng vị trí, đúng chuyên mục, đúng số trang với cùng một kiểu chữ, cỡ chữ vì thông thường cơ quan báo chí hay đặt tít (tên) bài viết ở trang 1, nội dung ở trang trong Khi cải chính, cơ quan báo chí không thé thực hiện được như khi đăng tin, bài mà thường chỉ đăng ở trang trong.

Về quảng cáo trên bdo chí: Hiện nay, việc quảng cáo trên báo in được quy định tại Điều 21 Luật Quảng cáo năm 2012 Theo quy định tại Điều 3 Luật Báo chí thì báo in của Việt Nam bao gồm: báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn Tuy nhiên, trong cả Điều 21 của Luật Quảng cáo chỉ quy định cho 2 đối tượng là báo và tạp chí; bản tin thời sự, bản tin thông tấn không được đề cập đến, không nói rõ là có được quảng cáo hay không được quảng cáo.

Về 2 đối tượng báo in được Điều 21 Luật Quảng cáo quy định thể thức quảng cáo là báo và tạp chí thì lại quy định không đầy đủ: Tại Khoản 2 Điều 21 Luật Quảng cáo cho phép cơ quan báo chí (ở đây được hiểu là báo và tạp chí) được ra phụ trương quảng cáo Tuy nhiên tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 21 Luật Quảng cáo lại chỉ quy định về thé thức phụ trương quảng cáo cho báo, không có quy định định nào về phụ trương của tạp chí.

- Quy định về về chế độ chính sách báo chỉ:

Về chế độ nhuận bit: Dé đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người làm báo đối với tác phâm báo chí, đã được pháp luật quy định trong Luật Báo chí và Luật Sở hữu trí tuệ, Chính phủ đã ban hành Nghị định 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản (thay thế cho các chương II, chương V, chương VI của Nghị định 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ đã hết hiệu lực).

Nghị định đã xác định rõ đối tượng được hưởng nhuận bút, việc lập quỹ nhuận bút, khung chi trả nhuận bút và cách tính nhuận bút Theo đó:

Nhuận bút = Mức hệ số nhuận bút x Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút (đơn vị hệ số nhuận bút cho báo chí băng 10% mức tiền lương cơ sở áp dụng cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang).

Trang 38

Với cách tính như vậy, néu mức lương cơ sở tăng thì đơn vị này cũng tăng lên, đảm bảo mức nhuận bút phù hợp vào thời điểm đó.

Về tài trợ, đặt hàng báo chí: Luật báo chí đã quy định: Nhà nước có chính sách hỗ trợ ngân sách tạo điều kiện cho xuất bản, phát hành báo chí đến với nhân dân các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đến với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Nhằm đây mạnh công tác thông tin tuyên truyền về các chủ đề lớn của đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành: Quyết định số 926/QĐ-TTg ngày 06/7/2006 phê duyệt Đề án tiếp tục hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và các Hội Văn học - Nghệ thuật địa phương: hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở địa phương giai đoạn 2006-2010 và tiếp theo đó là Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 14/3/2011 phê duyệt Đề án tiếp tục hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác

phẩm, công trình văn học, nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và các Hội Văn học - Nghệ

thuật địa phương; hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở địa phương giai đoạn 2011-2015, tập trung vào các dé tài lớn về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh trật tự; về miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiêu số, thiếu niên, nhi đồng trong từng thời kỳ, với cơ chế Nhà nước đặt hàng thông qua các Hội Nhà báo địa phương.

Để tăng cường công tác thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội vùng dân tộc thiêu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 975/QĐ-TTg ngày 20/7/2006 về việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; tiếp theo đó là Quyết định số 2472/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 về việc cấp cấp một số ấn pham báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiêu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015 Theo các quyết định nêu trên, Nhà nước cấp không thu tiền một số ấn phẩm báo chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần giúp đỡ đồng bào ở những khu vực này có điều kiện nâng cao kiến thưc, đời sống văn hóa, tinh thần; đồng thời, đảm bảo công tác tuyên truyền phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội ở những vùng khó khăn này.

Về tài chính của cơ quan báo chí: Báo chí Việt Nam hoạt động theo các cơ chế

Đối với các cơ quan báo chí thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trung ương và các cơ quan của địa phương là đơn vi sự nghiệp công lập, hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25

Trang 39

tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tô chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập) Các đơn vị này được chia thành các loại: Cơ quan báo chí tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên; Cơ quan báo chí tự đảm bảo một phan chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn thiếu được cơ quan chủ quản cấp từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho cơ quan chủ quản hoặc được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp kinh phí từ ngân sách địa phương để đảm bảo hoạt động; cơ quan báo chí không có nguồn thu hoặc nguồn thu không đáng ké, được co quan chủ quan cấp toàn bộ kinh phí hoạt động.

Các cơ quan báo chí hoạt động theo cơ chế tài chính của doanh nghiệp (như các cơ quan báo chí thuộc tập đoàn, tổng công ty nhà nước).

Các cơ quan báo chí của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hdi-nghé nghiệp hoạt động theo nguyên tắc tự đảm bảo kinh phí, không được ngân sách nhà nước hỗ trợ.

Bên cạnh mặt tích cực, một số quy định về chế độ chính sách báo chí còn bộc lộ sự bất cập, thé hiện ở các van đề sau:

Về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực bao chi: Theo quy định tại Nghị định 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, việc trả nhuận bút được quy định theo khung nhuận bút Trong đó, tùy theo thể loại tác phẩm báo chí sẽ được quy sang mức hệ số tối đa; tuy nhiên, không có quy định mức tối thiểu.

Trong thực tế, vì nhiều lý do khác nhau, nhiều tòa soạn báo vẫn trả nhuận bút cho tác giả ở mức rất thấp, không đảm bao chi phí cho hoạt động sáng tác tin, bài của người làm báo.

Về việc xuất bản, phái hành bao chí phục vụ một số đối tượng theo quy định cua Luật sửa đổi, bô sung một số điều của Luật Báo chí, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2472/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 về việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn Tuy nhiên trong thực tế, do thiếu quy định kiểm soát chặt chẽ về hiệu quả thông tin, nhiều cơ quan báo in khi làm nhiệm vụ này đã có biểu hiện chỉ coi đây là một nguồn thu nhập thêm về cho tòa soạn; cho xuất bản ra những ấn phẩm sử dụng lại tin, ảnh cũ, nội dung thông tin không thiết thực với đồng bao dân tộc, báo in băng tiếng Việt mà không có phần tiếng dân tộc (dé giảm chi phi sản xuất), khi phat hành đến các địa phương không được đồng bao quan tâm, đón đọc, gây lãng phí ngân sách nhà nước.

- Quy định về cấp giấy phép hoạt động báo chi, thẻ nhà bdo, cử phóng viên thường tru, đặt văn phòng đại điện cua các cơ quan báo chí tại các địa phương

Về cấp giấy phép hoạt động báo chi: Đây là vẫn đề đã được pháp luật quy định chi

Trang 40

tiết tại Luật Báo chí, Luật sửa đôi bô sung một số điều của Luật Báo chí, Nghị định SỐ 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đôi bé sung một số điều của Luật Báo chí, Thông tư số 16/2010/TT-BTTTT ngày 19/7/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo chí in, xuất bản số phụ, xuất bản phụ trương, xuất bản đặc san Các văn bản nêu trên đã quy định chỉ tiết việc cấp giấy phép hoạt động báo chí theo nội dung sau: Đối tượng được cấp giấy phép hoạt động báo chí; điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí; hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động báo chí; thâm quyền cấp giấy phép hoạt động báo chí và hiệu lực của giấy phép.

Về thẻ nhà báo: Theo quy định tại Luật Báo chí và Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở Trung ương có nhiệm vụ cấp và kiểm tra việc sử dụng thẻ nhà báo; thu hồi thẻ nhà báo Về việc sử dụng Thẻ nhà báo, khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo Dé hướng dẫn cấp, đôi và thu hồi Thẻ nhà báo, ngày 20/3/2007, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã ban hành Thông tư số 07/2007/TT-BVHTT quy định cụ thể về các vẫn đề: Đối tượng được xét cấp Thẻ nhà báo; điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp Thẻ nhà báo; mẫu hồ sơ đề nghị cấp Thẻ nhà báo và xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp Thẻ nhà báo; việc cấp, đổi, cấp lại, nộp lại và thu hồi Thẻ nhà báo.

Về cử phóng viên thường trú và đặt cơ quan đại diện ở trong nước của các cơ quan báo chí: Theo Luật sửa đôi bô sung một số điều của Luật Báo chí, cơ quan báo chí có nhu cầu thành lập cơ quan đại diện, cơ quan thường trú ở trong nước phải có đủ điều kiện về nhân sự, trụ sở và phải được sự đồng ý băng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan báo chí xin đặt cơ quan đại diện, cơ quan thường trú và phải thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông biết Để hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ở trong nước của cơ quan báo chí, Bộ Thông tin và Truyền Thông đã ban hành Thông tư số 13/2008/TT-BTTTT ngày 31/12/2008, quy định cụ thể về các vấn đề: Điều kiện để cơ quan báo chí thành lập cơ quan đại diện tại một địa phương: tiêu chuẩn phóng viên thường trú; thâm quyền cho phép thành lập cơ quan đại diện cơ quan báo chí tại địa phương; đình chỉ hoạt động cơ quan đại diện, phóng viên thường trú và việc gửi văn bản thông báo về việc thành lập, đình chỉ hoạt động của cơ quan địa diện; cử và đình chỉ hoạt động của phóngviên thường trú.

Bên cạnh mặt tích cực, quy định pháp luật điều chỉnh nhóm van đề nêu trên còn bộc lộ mặt hạn chê, cụ thê như sau:

Ngày đăng: 29/04/2024, 12:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w