1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Nhận diện hệ thống chuyên mục của báo in Sài Gòn Giải Phóng

134 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN PHƯỚC BINH

LUẬN VAN THAC Si BAO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN PHƯỚC BÌNH

Luận van Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học định hướng ứng dung

Mã số: 8320101_01_UD

Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng

PGS.TS VŨ QUANG HÀO PGS.TS ĐINH VĂN HƯỜNG

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn “Nhận diện hệ thống chuyên mục của báo in Sai

Gòn Giải Phóng” (khảo sát năm 2021 — 2022) là công trình nghiên cứu của chúng

tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Vũ Quang Hào.

Các tài liệu, kết quả nghiên cứu được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc,xuất xứ rõ ràng, trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Luận văn có sử

dụng, phát triển và kế thừa những tư liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình,tài liệu liên quan đến nội dung đề tài, và các thông tin trích dẫn đều ghi rõ nguồn

goc Nêu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả luận văn

NGUYEN PHUOC BINH

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS-TS VŨ

QUANG HÀO, người Thầy đã tận tình hướng dẫn cho tác giả hoàn thành luận văn;

trân trọng và gửi lời cảm ơn đến các quý thầy cô trong Viện Đào tạo báo chí và

truyền thông, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà

Nội đã truyền đạt kiến thức nghề nghiệp, tạo điều kiện giúp đỡ nhiều mặt trong suốt

thời gian học tập, nghiên cứu từ năm 2019 đến 2022.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các nhà báo và các nhà khoa học: NguyễnTan Phong, Chủ tịch Hội nhà báo TPHCM, nguyên Tổng biên tập Báo SGGP;Tăng Hữu Phong, Tổng biên tập Báo SGGP; Nguyễn Thanh Lợi, Phó tổng biêntập Báo SGGP; Phạm Trường, Phó tổng biên tập Báo SGGP; Nguyễn Khắc Văn,Phó tổng biên tập kiêm Tổng TKTS Báo SGGP; Trần Minh Trường, TKTS kiêmTrưởng ban Ban đọc - Chương trình xã hội Báo SGGP; Nguyễn Phan, TổngTKTS Báo Tuôi trẻ; Đỗ Ngọc Quang, Trưởng VPDD Báo SGGP tại Hà Nội; TrầnVăn Phong, Trưởng VPĐD Báo SGGP tại Đồng Nai

Cảm ơn tất cả các vị đã dành thời gian quý báu tham gia phỏng vấn với tácgiả, cung cấp nhiều thông tin quan trọng về lý thuyết chuyên trang, chuyên mụcbáo chí, hoạt động thực tiễn tại tòa soạn, quy trình tô chức sản xuất chuyên mụctrên báo in, phương thức cải tiến nhằm nâng chất nội dung báo in ở các cơ quan

Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Tuổi trẻ, dé tác giả có đủ thông tin, dit liệu khoa

học hoàn thành luận văn này.

Tác giả luận văn

NGUYEN PHƯỚC BÌNH

Trang 5

MỤC LỤC

/0967.100011 61 Lý do chọn 6 tầi -¿- 2-52 e+kSEEEE9 E9 12E121121121211111111121111 1111111111111 c0 62 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài - 2- 2 2 22 £+E£+Ee£Ee£xeExerzrszes 8

3 Mục dich và nhiệm vụ nghiÊn CỨU 5 6+ 1E 1E *E*EEESEEEkEEkkskeserske 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2 +£+£+x+EE+£E+£EE+EEtEEerkerrkrrkrrkcrex 14

5 Phương pháp nghién CỨU: - 2 + E1 318911391 9119111 11 1 vn ng ng rệt 14

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2-2 s+E2E++EE+EEeEErEerrxerkerkerex l6

7 Kết cầu của luận văn - - - :St+k+EEk+k+EEEEEESEEEEEESEEEEEEEEEEEEETEEEEEEEESEEEEEETEEEEEkrkrree 17

Chương 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE HỆ THONG CHUYEN MỤCTREN BAO IN - 252cc 22t 2H 22H 18

1.1 Lý luận về chuyên mục báo chí -2- 2 +¿++£++++£x++Ex2E++rx+zrxezrxerxesree 18

1.5.1 Đôi nét về báo chí truyền thông Việt Ndim - 2-5252 2+£e£te£te£eEzrzes 271.5.2 Xu hướng dau tư cho chuyên mục trên báo iN cescecscssscsssessecsesssesssesssessesssecssee 280875 -'”.'Ầ 34

Chương 2 THỰC TRẠNG HỆ THÓNG CHUYÊN MỤC TRÊN BÁO IN SÀI

2.1 Khảo sát hệ thống chuyên mục trên Báo SGGP 2 2 2 + x+£s+zss+2 352.1.1 Tổng quan về nhật báo Sài Gòn Giải Phóng -:-©5©5e©cc+ccsccccss 352.1.2 Khảo sát các chuyên mục đặc sắc của Báo THổi IYẺ ccccccxccccercseeree 43

2.2 Nhận diện các chuyên mục của Báo Sài Gòn Giải Phóng - 50

Trang 6

2.2.1 Cụm chuyên mục mang tính bình luận, thoi sự vấn đỀ -cccscececrsrsses 51

2.2.2 Các chuyên mục đặc trưng cua tờ bdo Đảng địa phương ««- 65

2.2.3 Cụm chuyên mục Văn hóa — Giải trí (số Chủ nhật): -<<<<+<+ 68

2.3.Đánh giá ưu điểm, hạn chế trong tổ chức, thực hiện các chuyên mục của Báo

1e se — Ô 74

NA nan nh 742.3.2 VE MAN CNEL Tan nh 742.4 Nguyên nhân dẫn đến thành công, hạn chẾ 2-2 2 2+sz+x+£x+zs+z+2s+2 792.4.1 Về nguyên nhân dẫn đến thành công: -. -+- + s+©5z+c++c++cxe+xezrsrxerxeres 792.4.2 Về nguyên nhân hạn ChE: - + + e+St+E‡+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrkrree 80

Tiểu kết chương 2 2-2: 2 2 SESEEEEE2E12E12717112112111171211111111 111111 cre 83

Chương 3 GIẢI PHÁP, KHUYEN NGHỊ GIA TANG CHAT LƯỢNG

CHUYÊN MỤC TREN BAO SAI GON GIẢI PHÓNG -: 84

3.1 Yêu cầu đối MOK ees eecssseecssseecesseeeessesecssnecssnsecesnnecssnesssnsecssnsecesunsetsnneeessnees 843.1.1 Xu hướng phát triển của báo chí -©-+©-2+-e+©+++++E++Ek+rkertezresrkerkeres 84

3.1.2 Nhiệm vụ đổi mới, nâng cao chất lượng bảo Đảng -«c««<cc«<+ 85

3.2 Giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng hệ thống chuyên mục trên

bao in trong thOd GAN COL eee eee 88

3.2.1 Tổ chức nhiệm vụ gan với mô hình Tòa soạn NOL fỊl - «<< << << <<<<+ 893.2.2 Hình thành các ê-kíp — nhóm sản xuất tin bài -s-cc©ce©cc+ccsrxcrss 923.2.3 Dinh format chuẩn cho từng chuyên trang, ChUYEN MUC ~-«<+5 94

3.2.4 Nhóm giải pháp phối hợp nội dung và hình thức tờ báo -. : 97

3.2.5 Nhóm giải pháp NO IFỢ: - - 5c S< SE EEEEEEEEEEE11112121 1111.11.11 te 98II 08c 79) c8 101KET LUẬN ¿©5252 21 2E 2E 2E1271271211211211 1111211211111 11.1 11c 102

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHÁO 2-2 522£2££+£E++£xzrxzzeee 104

PHU LUC 0: 108

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

XHH: Xã hội hóa

SK&BL: Sự kiện và Bình luận

CT-XH: Chính trị - Xã hội

Trang 8

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 2.1: Khảo sát một số chuyên mục đặc sản cua Báo Sài Gòn Giải Phóng 50

Bang 2.2: Hệ số nhuận bút của các sản phẩm đăng trên Báo SGGP - 78

Bảng 2.3: Các trang mục, chuyên mục bạn đọc Báo SGGP quan tâm 82

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ANH

Hình 1.1: Tổng số nhà báo được cấp thẻ trong năm 2022 -. -2- 2 s2 28

Hình 2.1 : Mục Thời sự & suy nghĩ của Báo Tuổi trẻ bắt mắt, dé đọc - 46

Hình 2.2: Mục Chuyện thường ngày của Báo Tuổi trẻ số ra ngày 7-4-2022 47

Hình 2.3: Mục Chuyện thường ngày của Báo Tuổi trẻ số ra ngày 10-4-2022 48

Hình 2.4: Mục Van đề hôm nay của Báo Tuổi trẻ số ra ngày 11-4-2022 49

Hình 2.5: Kế hoạch xuất bản tin bài tuần của Báo SGGP được Tổng biên[778/12/2720 ẼPẼ0n587e 53

Hình 2.6: Mục Sự kiện & Bình luận của Báo SGGP số ra ngày 5-4-2022 56

Hình 2.7: Mục Bút Sài Gòn của Báo SGGP số ra ngày 27-4-2022 - 60

Hình 2.8 và 2.9: Mục Bút Sài Gòn số báo 8-4-2022 và 13-4-2022 - 62

Hình 2.10 và 2.11: Mục Biém họa trên Báo SGGP số ra ngày 16-4-2022 62

VO 9-4-2022 NNMd 62

Hình 2.12 và 2.13: Mục Biém họa trên Báo SGGP số ngày 7-4-2022 và số 8-4-2022 63

Hình 2.14: Mục Tiêu điểm — Thời sự quốc tế của Báo SGGP số ra ngày 12-4 64Hình 2.15: Trang 3 Van hóa giải trí số chủ nhật Báo SGGP, số ra ngày 3-4-2022 70

Hình 2.16: Cụm chuyên mục trên trang 4 Văn hóa giải trí — số chủ nhật — Báo

SGGP, số ra ngày 10-4-2022 voeccccccscsssssessessessessessessessssessessessessesissuesssssessessessessessease 72

Trang 10

MỞ DAU

1 Ly do chọn đề tài

Truyền thông xã hội đang phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt

động của các cơ quan báo chí Một trong các loại hình báo chí đang bị ảnh hưởng

nặng bởi mạng xã hội là báo in Dù ra đời sớm nhất trong lịch sử báo chí thế giới,có giai đoạn phát triển rực rỡ cuối thé ky 19, đầu thế kỷ 20, đáp ứng nhu cầu thông

tin của đông đảo công chúng, nhưng chỉ trong 3 thập kỷ gần đây, người làm báo vàbạn đọc chứng kiến sự suy tàn của báo In với rất nhiều tờ báo trăm tuổi phải đóng

cửa, ngưng hoạt động hoặc chuyên đổi sang báo mạng.

Đặc biệt ở nước ta, qua các năm 2019 - 2021, ảnh hưởng bởi dịch bệnh

Covid-19, nhiều cơ quan báo chí có doanh thu cao trước đây tiếp tục sụt giảm doanh thuđáng kể, trong khi đó, quảng cáo trên báo điện tử tăng trưởng chậm Nhiều tờ báo

thị trường có thương hiệu, uy tín, lượng độc giả cao như Tuổi trẻ, Thanh niên, Côngan TPHCM, Pháp luật TPHCM bị sụt giảm lượng phát hành đáng kể, quảng cáothuần gần như biến mắt, trong khi doanh thu quảng cáo online không đủ bù cho chỉphí xuất bản Và trong bối cảnh đó, Báo Sài Gòn Giải Phóng — tờ báo của Đảng bộ,

chính quyền và nhân dân TPHCM - gặp muôn vàn khó khăn vì vừa làm nhiệm vụ

chính trị của tờ báo Đảng địa phương, vừa làm nhiệm vụ kinh tế của một cơ quan

hành chính sự nghiệp có thu và đảm bảo nguồn thu nhập của đội ngũ làm báo.

Trải qua 48 năm thành lập và phát triển (Báo SGGP ra số đầu tiên ngày

5-5-1975), Báo SGGP đã luôn giữ đúng định hướng tuyên truyền của Đảng, đồng thời

dam bảo các thông tin hap dan hơn, dé đi vào lòng người Đội ngũ làm báo SGGPluôn canh cánh việc cải tiến nội dung trên báo in sao cho vừa đảm bảo tinh Dang,

tính định hướng, tính chính xác trong thông tin, vừa đảm bảo nhanh nhạy, sát sườn

với đời sống dân sinh, vừa gần gũi, là cầu nối của bạn đọc với hệ thống cơ quan

Đảng, nhà nước Bên cạnh việc lây trọng tâm là “nâng chất nội dung” tin bai, cáctrang mục, báo cũng tập trung cải tiến cách trình bay, tăng lượng ảnh, biểu đồ,infographic để thu hút bạn đọc, cung cấp hàm lượng thông tin theo cách “nénthông tin và tiết kiệm thời gian” cho bạn đọc Báo cũng nâng chất các chuyên mục

Trang 11

đặc sản, có truyền thông của báo; tăng lượng bài bình luận, số tay, ý kiến cho các

trang mục; tăng các chuyên mục cho các trang chuyên đề thường kỳ nhằm đáp ứngnhững “lượng độc giả hẹp”, có sở thích, nhu cầu thông tin riêng và tăng sự tương

tác giữa báo và độc giả Báo cũng cường phối hợp giữa các bộ phận sản xuất nội

dung, cập nhật tin bai thường xuyên cho các an phẩm online và các nền tảng số déđông đảo bạn đọc có thể tiếp cận nhanh, đầy đủ, chính xác các nội dung của báo và

cũng là tiếp cận các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tuy nhiên, dù Báo SGGP được đánh giá là tờ báo có nhiều cải tiến, thông tinphong phú trong hệ thống báo Đảng, van còn rất nhiều hạn chế trong quy trình tôchức các chuyên trang, chuyên mục; nội dung nhiều chuyên mục còn nhạt; hìnhthức trình bày thiếu bắt mắt, khó tìm, khó đọc Nhiều chuyên mục không được nuôi

dưỡng nên “khi ấn, khi hiện”, được thay đổi nhanh chóng hoặc lang lặng biến mắt,

tạo cảm giác khó chịu khi ban đọc theo dõi Một số chuyên mục được xem như đặc

sản lại không được chăm chút, thiếu phân công người đứng mục; cách viết, chất liệunội dung không đảm bảo nên càng ngày càng thiếu sức hút, kém tính cạnh tranh (so

với chuyên mục tương tự của báo bạn) và không lôi kéo bạn đọc đến với chuyên

mục, đến với tờ báo SGGP Nhiều đợt cải tiến chất lượng nội dung lẫn hình thứcvẫn chưa mang lại hiệu quả thiết thực cho tờ báo, uy tín, thương hiệu tờ báo chưatiếp cận đông đảo bạn đọc, nhất là giới trẻ Do đó, dù báo SGGP vẫn giữ vững số

lượng phát hành (nhờ chủ trương của Thành ủy TPHCM hỗ trợ báo đến tận tổ

trưởng tổ dân phó với kinh phí cơ sở dang địa phương), nhưng cách làm đó thật khó

bền vững khi lượng độc giả trung thành của báo ngày càng giảm.

Từ những hạn chế này, Báo SGGP, cũng như các tờ báo Đảng địa phươngkhác, phải không ngừng đổi mới, tổ chức lại quy trình xuất bản, có kế hoạch — mục

tiêu tổ chức chuyên trang, chuyên mục, xác định đối tượng phục vụ, cách thức thực

hiện, phân công người chịu trách nhiệm, đào tạo cây bút phù hợp nhằm đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của bạn đọc Việc sản xuất ra các chuyên mục hấp dẫn, gần

gũi, kéo ban đọc đên với báo là điêu kiện “sông còn” cho các tờ báo in.

Trang 12

Trước tình hình đó, việc khảo sát hệ thống chuyên mục trên báo in Sài GònGiải Phóng; đánh giá mặt được — mặt hạn chế của các chuyên mục, nhất là cácchuyên mục đặc sản, cả về nội dung lẫn hình thức; đề ra những giải pháp, khuyến

nghị nâng cao chất lượng hệ thống chuyên mục trên mặt báo Sài Gòn Giải Phóng là

yêu cầu cấp thiết mà luận văn này đặt ra Luận văn đi sâu vào nghiên cứu cácchuyên mục, đánh giá tổng thể hệ thống chuyên mục trên Báo Sài Gòn Giải Phóng;phân tích thực trạng trong bộ máy tác nghiệp sản xuất các sản phẩm cho chuyênmục; đưa ra các giải pháp giải quyết những tổn tại ở tòa soạn dé báo phát triển tốttrong tương lai, góp phần đóng góp kinh nghiệm và giải pháp thực tiễn dé báo in nói

chung cùng phát triển, tạo dấu ấn trong lòng độc giả.2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, tác giả nhận thấy đề tài đang

nghiên cứu có liên quan đến các van đề tổ chức mô hình tòa soạn; quy trình thiết kế,

tổ chức, xây dựng các chuyên mục trên báo in.* Về sách:

- Trong quyền sách “Tổ chức nội dung và Thiết kế, trình bày báo in” - Nxb

Lý luận chính trị (2006), tác giả Hà Huy Phuong di sâu vào phân tích và phương

pháp t6 25 chức nội dung trên và cách thức thiết kế, trình bày của báo in hiện đại.

Tài liệu đã cho thấy các yếu tố, điều kiện cần thiết tăng hiệu quả tác động của báochí về mặt nội dung và hình thức.

- Trong quyên sách “Tổ chức chuyên dé báo chi’, TS Nguyễn Tri Thức cho

rằng, trong kỷ nguyên số, báo in vẫn có chỗ đứng nhất định Lợi thé dé báo in truyềnthống chứng tỏ uy tín, vị thế là tổ chức thông tin chuyên đề với nội dung thông tinchuyên sâu về một chủ đề, với những lợi thế về phân tích, bình luận, lý giải một cáchđa chiều, giàu hàm lượng trí tuệ, mang tính định hướng giúp bạn đọc thấy đượcnhững thông tin bản chat, tông quan về các van đề được đề cập, chuyên tải Các thôngtin này được những nhóm công chúng khác nhau tiếp nhận thoải mái, quan tâm tương

tác dưới hình thức chuyên trang, chuyên mục.

Trang 13

- Trong quyên sách “Nghĩ đột phá cho format báo chi’ của PGS-TS Vũ Quang

Hào, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học KHXH-NV, Đại học

Quốc gia Hà Nội, tác giả có nhiều ý tưởng sáng tạo và đưa ra nhiều thiết kế sản phẩmcho cả bốn loại hình báo chí Trong đó với báo in, mỗi ý tưởng, chuyên mục, chuyêntrang đều ứng dụng những lý thuyết mới, kỹ thuật làm báo hiện đại dựa trên sự chắtlọc từ những nền báo chí tiên tiến trên thế giới, thực tiễn nghề báo nước ta Tác giả đềxuất nhiều ý tưởng cho việc thiết kế, tổ chức, xây dựng một số chuyên mục cho báoTuổi trẻ Trong đó, ông nhân mạnh “Không nói ngược nhưng phải nói khác, tạo khácbiệt” với các báo về cùng một thông tin Có góc tiếp cận khác và phân tích đượcnghịch lý mâu thuẫn của vấn đề, có khả năng thuyết phục cao nhờ sự phân tích củachuyên gia, trong một số trường hợp phải thé hiện được chính kiến của Tuổi trẻ Gia

tăng thông tin tư vấn — chi dẫn: có thé đặt thành chuyên mục nhằm gia tăng lợi íchcho người đọc Với báo Lao động Xã hội, tác giả gợi ý tạo diễn đàn trên báo, ít nhất

là trên một trang cho ít nhất một hoặc một nhóm đối tượng thảo luận Diễn đàn sẽ tạo

tính năng động cho tờ báo, đưa tiếng nói của công chúng vào tờ báo, giảm lượng bàiviết của phóng viên Tác giả còn đưa ra lời khuyên báo tạo nhiều chuyên mục mới;

tên chuyên mục ngắn, gợi, thiết thực với độc giả; và khoảng sáu tháng nên đổi chuyên

mục, trừ những chuyên mục có tiếng vang

Những ý tưởng rõ nét, cu thé của tác giả với các tờ báo in là kênh tham khảo, chỉ

dẫn có căn cứ, xác đáng, dễ đưa vào thực tiễn tác nghiệp của các tờ báo in, trong đó

Báo SGGP cần nghiên cứu, học hỏi, tiếp thu, thậm chí cần tư vấn trực tiếp của tác giả.- Trong quyền sách “Các loại hình báo chí truyền thông” của PGS-TS DươngXuân Sơn (NXB Thông tin và truyền thông), về phần báo in, tác giả có nêu thực trạngcác tờ báo in đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng toàn cầu do sự cạnh tranh khắcnghiệt từ truyền hình và báo điện tử Tác giả cho rằng, dù thị trường báo chí và trìnhđộ độc giả có phát triển đến đâu chăng nữa thì các tờ báo làm việc mang tính quyluật, đó là công cụ thông tin thực thi quyền lực chính trị Tuy nhiên, nếu các tờ báo

chỉ coi trọng thông tin chính trị đơn thuần sẽ làm tờ báo khô khan, ít thu hút độc giả.

Do đó, các sản phâm báo chí cân phải tô chức phôi hợp hiệu quả giữa các yêu tô

Trang 14

thông tin và giải trí Bên cạnh đó, việc tạo “mon ăn nhanh” là phương thức giúp tờ

báo tạo ra sự sinh động, đa dạng, thong qua nhiều hình thức biểu đạt thông tin dé đáp

ứng nhu cầu độc giả Các thuật ngữ: đầu dé, lời dẫn, hộp dữ liệu thông tin, trích dẫn,đồ họ tin tức, ảnh báo chí, diễn đàn chính là những món ăn nhanh phục vụ độc giả.

- Cũng về báo in, quyên “Tổ chức và hoạt động của Tòa soạn”, NXB Dai học

Quốc gia Hà Nội của tác giả Dinh Văn Hường (2004) phân tích sâu về cách thức tổchức hoạt động của các tòa soạn Quyên sách cung cấp những kiến thức cơ bản về tòasoạn báo, cơ cau tổ chức, quy trình tổ chức thực hiên các sản phâm báo chí Tác giả

phân tích những thuận lợi, khó khăn, co hội và thách thức của co quan báo in trong

việc tô chức tòa soạn đa phương tiện Quyên sách còn đề cập khá sâu các vấn đề lýluận gắn với thực tiễn của tòa soạn báo.

- Trong quyền “Lao động nhà báo và quản trị tòa soạn báo chí”, Nxb Lýluận chính trị (2016), tác giả Trương Thị Kiên cung cấp những kiến thức cơ bản vềtòa soạn báo chí, cơ cấu tô chức, các chức danh nhà báo chủ chốt, loại hình lao độngnhà báo, quy trình thực hiện các sản phẩm báo chí, lao động phóng viên, quản trịtòa soạn báo chí, quản lý nhà nước về hoạt động báo chí.

- Tác giả Đinh Văn Hường và Bùi Chí Trung trong sách chuyên khảo Một sốvấn đề về kinh tế báo in (2015) đã khăng định bên cạnh rất nhiều kết quả đã đạtđược trên nhiều phương diện, sự phát triển của báo in trung ương và địa phương ởViệt Nam vẫn tồn tại một số bất cập, đặc biệt trong công tác quản lý nhà nước vềquy hoạch và phát triển hạ tầng - công nghệ kỹ thuật; về kinh doanh - phát triển thịtrường, dịch vụ; về đào tạo phát triển nguồn nhân lực và tính chuyên nghiệp Day

là những van đề lớn cần được nghiên cứu, phân tích dé rút ra những bài học kinhnghiệm cho sự phát triển của báo in ở trung ương và địa phương nước ta trong thời

gian tới.

- Trong quyên “Encyclopedia of American Journalism ”, tác giả ChristopherH Sterling cho rằng, các báo chính thống thường có bài chuyên đề đăng trên trangnhất dé phân biệt với báo lá cải Bài chuyên dé là bài báo về chủ đề quan trọng

trong sô báo Điêu này được thê hiện khá rõ nét và dễ nhận diện với khá nhiều tờ

10

Trang 15

báo ở Mỹ Tác giả phân biệt vai trò của nhà báo viết tin tức, viết xã luận và nhà báo

chuyên đề Thực tế báo chí trong nước và trên thế giới đều cho thấy, những giảithưởng lớn nhất của các giải báo chí uy tín đa số đều thuộc về các loạt, nhóm bài

chuyên đề.

* Một số công trình nghiên cứu về các chuyên trang, chuyên mục trên báo in:- Luận văn Thạc sĩ Báo chí học của Chế Thị Thu Hoài với đề tài Quan tri nộidung chuyên trang, chuyên mục có thu trên báo Ap Bắc và báo Can Tho, bảo vệnăm 2020 Luận văn đóng góp một phần về mặt lý luận trong việc nhận diện hoạt

đồng phát triển kinh tế báo in, mà cụ thé là các chuyên trang, chuyên mục có thu,

đưa ra các tiêu chí đánh giá, yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này tại Báo Ap Bắc vàCần Thơ Từ việc nghiên cứu thực tế hoạt động của các chuyên trang, chuyên mụccó thu tại một cơ quan báo chí cụ thể, luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan

báo chí thực hiên họa động này trong tương lai Từ đó, giúp các cơ quan báo chí có

thé vận dụng, tổ chức thực hiện có hiệu quả chuyên trang, chuyên mục có thu tại

đơn vị mình.

- Trong Luận văn Thạc sĩ Báo chí học “Tổ chức chuyên trang hậu phương

quân đội trên báo in của Bộ Quốc phòng ” (năm 2020, Học viện Báo chí và Tuyên

truyền, Hà Nội), tác giả Nguyễn Hải Yến có những nghiên cứu, đánh giá đúng thực

trạng về nội dung, hình thức tô chức sản xuất chuyên trang, từ đó đưa ra những giảipháo nhằm nâng cao chất lượng, đưa chuyên trang phát triển đúng hướng Luận văn

là cơ sở dé đội ngũ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên có nhìn nhận sâu sắc hơn về

việc cần thiết phải thay đổi nội dung, hình thức của chuyên trang nói chung.

- Luận văn Thạc sĩ Báo chí học của Nguyễn Khắc Văn với đề tài Những ràocản và giải pháp khắc phục trong tô chức, quản lý tòa soạn hội tụ ở báo đảng miễn

Đồng Nam bộ, bảo vệ năm 2017 Luận văn hệ thống hóa những van dé lý luận và

thực tiễn trong xây dựng và tổ chức, quản lý, hoạt động các tòa soạn hội tụ ở cácbáo Đảng miền Đông Nam bộ; chỉ ra những rào cản chính trong xây dựng xây dựngvà tổ chức, quản lý, hoạt động các tòa soạn hội tụ và đưa ra những giải pháp,

11

Trang 16

khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các tòa soạn hội tụ ở các báo Đảng

trong thời gian toi.

- Tác giả Nguyễn Quang Hòa với công trình Nâng cao chất lượng hoạt động

Ban thư kỷ tòa soạn trong cơ quan báo chỉ (Luận án Tiến sĩ Báo chí, Học viện Báo

chí & Tuyên truyền, 2009) đề cập đến van dé lập kế hoạch, tổ chức các chuyên dé,sự kiện trên một số nhật báo.

- Thông tin vé giáo duc và dao tạo trên báo in tại Việt Nam — Luan án Tiến sĩ

Báo chí học — Nguyễn Xuân An Việt (2018) Luận án hệ thống hóa những vấn đề lý

luận thông tin về giáo dục — dao tạo trên báo in ở Việt Nam; làm rõ các khái niệm,vai trò và đặc điểm của thông tin về giáo dục — đào tạo trên báo in; chỉ ra mô hình

thông tin về giáo dục va dao tạo trên báo in; khảo sát, đánh giá thực trạng thông tin

về giáo dục — đào tạo trên báo In, về tần suất, nội dung, hình thức và phương thức

thông tin Luận án nêu những vấn đề đặt ra và giải pháp, khuyến nghị, đồng thời đề

xuất mô hình thông tin về giáo dục và đào tạo dé có thé ứng dung trên báo in ở Việt

Nam hiện nay.

* Một số bài báo, tạp chí như:

- Trong bài báo “Báo chí Việt Nam trước xu thé hội truyền thông” đăng trên

Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 10-7-2016, TS Nguyễn Thanh Loi khang định

sự phát triển tất yếu của Tòa soạn hội tụ Tuy nhiên, hiện nay, thế nào là tòa soạnhội tụ, tương lai của báo chí Việt Nam có bắt nhịp với xu thế hội tụ truyền thông

hay không vẫn là câu hỏi đang chờ lời giải Theo TS Nguyễn Thành Lợi, thực tếcho thấy, trong môi trường hội tụ truyền thông đã tạo cho báo chí Việt Nam nhữngthuận lợi và thách mới, do đó, trong tương lai gần, không một cơ quan báo chí,truyền thông nào có thể đứng ngoài sự tác động mang tính quy luật này Do vậy,thiết nghĩ, từ các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo báo chí đến lãnh đạo các cơ quan báochí, truyền thông, những người làm báo Việt Nam phải thay đổi tư duy, nhận thức

đúng đắn và đón bat xu hướng phát triển này, tận dung nó như một cơ hội dé tồn tại

và phát triển.

- Trong bài báo Tổ chức chuyên trang, chuyên mục về nông nghiệp, nông thôn

trên báo Đảng — Nguyễn Thị Hiền (Tạp chí Người làm báo điện tử, 7-7-2020), tác

12

Trang 17

giả cho rằng tổ chức chuyên trang, chuyên mục là hệ thống biên tập, tổ chức các tin,bài trong chuyên trang, chuyên mục báo chí dé đem đến cho ban đọc tinh chất

chuyên sâu về một vấn đề, chủ đề nào đó Ngoài ra, cần phải đem đến cho bạn đọc

những thông tin luôn mới, phong phú và tạo thành dư luận xã hội lành mạnh Việc

tổ chức hệ thống chuyên trang, chuyên mục sẽ là rường cột cho toàn bộ hoạt động

nội dung, định hướng của báo chí Đi sâu vào van dé đặt ra, tác giả cho rằng, tổ

chức chuyên trang, chuyên mục trên báo chí giúp độc giả dễ dàng hơn trong việc

tìm kiếm, tiếp cận và theo dõi thông tin một cách tập trung có chiều sâu, có trọngđiểm về những vấn đề đã và đang diễn ra trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.Tuy nhiên, bên cạnh những thành công vẫn bộc lộ một số hạn chế nhất định Dovậy, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp dé nâng cao hiệu quả tô chức các chuyêntrang, chuyên mục về nông nghiệp nông thôn trên báo Đảng hiện nay.

- Trong bài phỏng van “Báo chí xưa là nguồn tu liệu quý giá” — Nguyễn

Thanh Bình (Công an nhân dân, 25.6.2020), nhà nghiên cứu Hà Nội Nguyễn Ngọc

Tiến cho rằng: “Thực ra một chuyên mục tự nó không hé hap dẫn, hap dan là dongười viết Báo nào thu hút được những cây bút luôn phát hiện ra các vấn đề có

tính xã hội rộng lớn hay độc giả quan tâm; cây bút có giọng điệu riêng; có kha năng

khái quát và sắc sảo thì chuyên mục ở báo đó chắc chắc thu hút nhiều bạn đọc”.Ngoài ra, điều thú vị khi mở các trang báo cũ đó là những chuyên mục, biếm họa,

vừa sâu sắc, vừa hài hước.

Như vậy, nhìn chung chưa có đề tài nào đi sâu khảo sát cụ thể chuyên trang,

chuyên mục trên bao Đảng địa phương nói chung và Báo Sai Gòn Giải Phóng nóiriêng Cái mới và cái không trùng lặp của luận văn chính là việc khảo sát, phân tích

quy trình tô chức chuyên trang, chuyên mục; đánh giá các chuyên mục đặc sản về

nội dung và hình thức, từ đó rút ra kinh nghiệm trong tác nghiệp báo chí và đề xuấtcác giải pháp để nâng cao chất lượng chuyên mục, chất lượng tờ báo.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu:

Mục đích của luận văn này là nhận diện hệ thống chuyên mục trên Báo SGGP,

qua đó tìm hiêu ảnh hưởng, tác động và thậm chí sức mạnh của nó đôi với công

13

Trang 18

chúng TPHCM Từ đó, luận văn đề xuất các giải pháp, mô hình tổ chức chuyên mục

đặc sắc, phù hợp nhằm gia tăng thương hiệu, nâng chất lượng báo In, bạn đọc.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống lý luận về xu thế phát triển của báo in trong bối cảnh truyền thông

đa phương tiện; làm rõ các khái niệm liên quan; cơ sở thực tiễn của sự cần thiếtnghiên cứu hệ thống chuyên mục, chuyên trang trên các tờ báo in phù hợp với sự

vận động, phát triển của báo in hiện nay.

- Khao sát tính định kỳ của các chuyên mục trên Báo SGGP, cách thé hiện, có

hay không tính đặc trưng làm nên phong cách riêng của tờ báo.

- So sánh một số chuyên mục của Báo SGGP với một số tờ báo dé phân tíchcách viết, phương thức tổ chức, tìm ra nét riêng của những tờ báo in, từ đó hìnhthành, đề xuất cách làm riêng khi tổ chức chuyên mục cho Báo SGGP.

- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nâng chat các chuyên mục trên báo in SàiGòn Giải Phóng, hoàn thiện quy trình, tổ chức nhằm tạo các chuyên mục mang nétriêng của báo, cũng như báo in nhằm cạnh tranh với các ấn phẩm báo chí khác.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những chuyên mục trên báo in Sài

Gòn Giải Phóng; nhận diện các chuyên mục về hình thức và nội dung đã tạo nên tên

tuổi, thương hiệu của báo; những ton tại khi xây dựng, tô chức, thực hiện các

chuyên mục và giải pháp khắc phục.

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Luận văn khảo sát hệ thống chuyên mục trên Báo Sài Gòn Giải Phóng.Nghiên cứu thêm một sé chuyén muc dac sắc của Báo Tuôi trẻ dé so sánh, đánh giá

với chuyên mục riêng của Báo SGGP.

- Thời gian khảo sát: từ tháng 5-2021 đến tháng 4-2022.

5 Phuong pháp nghiên cứu:

Dé nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp sau:

14

Trang 19

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả tập hợp, đọc, phân tích các tài liệu

liên quan đến đề tài; phân tích các luận điểm, quan niệm của các nhà nghiên cứu, từ

đó hệ thống hóa các van dé lý luận Day là cơ sở dé tác giả hình thành nội dung

chương | của luận văn.

- Phương pháp khảo sát, tổng hợp, thống kê, phân loại, phân tích, diễn giải,quy nạp: Tác giả lập phiếu khảo sát, tông hợp, thống kê, phân loại, phân tích, diễn

giải, quy nạp trên cơ sở lý luận và thực tiễn trong hoạt động các chuyên mục trên

Báo SGGP trong năm 2021 — 2022 dựa trên các tiêu chí lý thuyết đặt ra để cóđược kết quả phân tích trong luận văn Các kết quả khảo sát là cơ sở để đánh giáthực trạng hoạt động của hệ thống chuyên mục trên Báo SGGP ở chương 2 va đưara bài học kinh nghiệm, đề xuất hướng mới, các giải pháp, kiến nghị tại chương 3

của luận văn.

- Phương pháp so sánh: Tác giả nghiên cứu một số chuyên mục trên Báo Tuôi

trẻ có tính tương đồng với chuyên mục đặc sản của Báo Sài Gòn Giải Phóng, phântích sâu về thé loại, cách viết, tác giả, hình thức, quy trình tổ chức chuyên mục dé sosách, đối chiếu, nhận định những ưu điểm, hạn chế giữa hai tờ báo, qua đó đề xuấtgiải pháp, khuyến nghị nâng chất chuyên mục của Báo Sài Gòn Giải Phóng Kết quả

so sánh, phân tích là cơ sở đánh giá thực trạng của các chuyên mục, hướng tới các

giải pháp nâng cao tính cạnh tranh tại chương 3 của luận văn.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả xác định một số nội dung, mục đích,

đối tượng phỏng van; đưa ra các câu hỏi, địa điểm, thời gian thực hiện cuộc phỏng

van nhằm lấy ý kiến từ lãnh đạo, phòng ban, chịu trách nhiệm về nội dung các

chuyên mục trên Báo SGGP, báo Tuổi trẻ.

Cụ thể: Phỏng vấn 5 người: nhà báo Nguyễn Khắc Văn, Phó TBT Báo SGGP;Nguyễn Phan, Tổng TKTS Báo Tuổi trẻ; Đỗ Ngọc Quang, Trưởng Văn phòng đạidiện Báo SGGP tại Hà Nội: Trần Minh Trường, TKTS — Trưởng ban Công tác bạnđọc — Chương trình xã hội Báo SGGP; Tran Văn Phong, Trưởng Văn phòng đại

diện Báo SGGP tại Đồng Nai Ngoài ra tác giả còn mở rộng phỏng vấn, lấy ý kiến

các nhà báo có kinh nghiệm trong việc tô chức các chuyên mục.

15

Trang 20

- Phương pháp nghiên cứu nội dung: Tác giả tiễn hành nghiên cứu nội dung

các tin, bài trên các chuyên trang, chuyên mục của Báo SGGP dé nêu bật những đặctrưng, đặc điểm các chuyên mục của các báo.

- Phương pháp quan sát thực tế: quan sát quá trình tô chức sản xuất nội dung,

hình thức, phân bồ nguồn lực của tòa soạn trong diện khảo sát được triển khai như

thế nào, từ đó có cơ sở thực tiễn dé nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các văn bản của Đảng và Nhà

nước về quan lý báo chí, Luật Báo chí, hỗ trợ báo dang địa phương phát triển

6 Y nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài6.1 Ý nghĩa lý luận:

Kết quả nghiên cứu của luận văn này là căn cứ để khăng định, trong quá trìnhchuyển hướng day khó khăn của báo in, việc tổ chức hệ thống chuyên mục khoa

học, có nghiên cứu, có khảo sát, phù hợp với các đối tượng độc giả sẽ tạo sức mạnh,

uy tín, thương hiệu cho tờ báo, giúp tờ báo đứng vững trên thị trường báo chí Các

chuyên mục đi sâu vào một chủ đề, đề tài nào đó, với những lợi thế về phân tích,bình luận, lý giải đa chiều, có hàm lượng trí tuệ, mang tính định hướng, sẽ nâng cao

chất lượng tờ báo, hoàn thiện quy trình tác nghiệp, sản xuất sản phẩm báo chí, nâng

cao trình độ đội ngũ làm báo.

6.2 Giá trị thực tiễn:

Luận văn chi ra những tổn tai trong quá trình tác nghiệp nội dung của BáoSGGP, những hạn chế về cả nội dung lẫn hình thức thé hiện của các chuyên mụctrên mặt báo Từ đó, kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng nội dung cácchuyên mục, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của báo chí, xu hướng vàcách lựa chọn thông tin của bạn đọc, nhu cầu thông tin của xã hội và các đối

tượng độc giả chuyên biệt Luận văn đề xuất một số giải pháp cụ thể nâng chất tờ

báo đảng địa phương, vừa thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vừa cạnh tranh báochí, đồng hành cùng độc giả; đồng thời kết hợp nhuần nhuyễn nhiệm vụ chính trịlẫn kinh tế báo chí.

16

Trang 21

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luậnvăn gồm có 3 chương, 9 tiết.

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hệ thống chuyên mục trên báo in

- Chương 2: Thực trạng hệ thống chuyên mục trên Báo Sài Gòn Giải Phóng

- Chương 3: Giải pháp, khuyến nghị gia tăng chất lượng chuyên mục trên Báo

Sài Gòn Giải Phóng

17

Trang 22

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE HỆ THONG CHUYÊN MỤCTREN BAO IN

1.1 Lý luận về chuyên mục báo chí

Từ khi báo in xuất hiện, các chuyên mục báo chí cũng hình thành, cung cấpthông tin, sự kiện nhăm đáp ứng cho những đối tượng độc giả trong một phạm viđịa lý nhất định, hoặc theo đối tượng cụ thể, giới hạn Với sự phát triển mạnh mẽcủa khoa học công nghệ, máy tính, internet, nền công nghiệp báo chí — truyền thông

bị ảnh hưởng sâu rộng, buộc các cơ quan truyền thông phải sớm thích ứng, thay đổi

quy trình sản xuất tin bài và tạo ra những sản phẩm báo chí mang tính đặc trưng,

chuyên biệt Mỗi loại hình báo chí đều tận dụng thế mạnh riêng, đối tượng công

chúng riêng để có những thông tin riêng đáp ứng nhu cầu thông tin cao của côngchúng, đặc biệt khi mạng xã hội ngày càng tác động, chi phối đến nhiều người.

Một trong những thé mạnh của báo chí, đó là sự phân tích, lý giải, bình luận

sâu sắc, nêu bật được bản chất của van dé, góp phần giúp công chúng hiểu rõ, hiểu

sâu và từ đó có thể giúp họ định hướng trong việc nhận thức sự vậy, hiện tượng.Thực tế, “tổ chức thông tin chuyên dé là cách làm pho biến và truyền thong của báochí trong lịch sử phát triển Mỗi số báo in déu can có ít nhất một bài đỉnh hoặc loạt

bài về van dé nồi bật, kể cả nhật báo Đối với tuần báo hay báo tháng thì chuyên dé

lại càng can thiết bởi đó mới chính là điểm nhắn tạo sự khác biệt của mỗi tờ báo,

nhằm thu hút độc gid của riêng mình” (Tổng biên tập, báo Điện tử VienamPlus,

TTXVN, tạp chí Người làm báo).

Các chuyên mục thường gắn với các vấn đề thời sự xã hội, những đề tài màcông chúng đặc biệt quan tâm Với nhiều nội dung được dé cập, nhưng thông tin ở

mỗi chuyên mục là khác nhau, thường là những thông tin chuyên biệt, chuyên sâu.

Nghĩa là mỗi chuyên mục sẽ mỗi loại đề tài khác nhau đề tập trung khai thác thông

tin và việt vê nó (Vi dụ : chuyên mục về văn hóa — xã hội sẽ có những bài việt xoay

18

Trang 23

quanh nội dung van đề này ) Chuyên mục trên báo chí giúp đọc giả dé dàng tìm

kiếm, tiếp cận và theo dõi thông tin một cách tập trung có chiều sâu, có trọng điểm

về những vấn đề trong từng lĩnh vực.

Theo PGS-TS Vũ Quang Hào, có những chuyên mục còn có lối viết riêng:nhân một sự việc, sự kiện nào đó mà khái quát lên thành một hiện tượng dé phanbiện, góp ý hay phê phán Có khi, họ sử dung những câu chuyện, những cuộc đốithoại ngắn hay những tiêu phâm hai nhưng ẩn sau nó phải có cái mâu thuẫn dé phảnánh, hoặc qua câu chuyện đó, công chúng nhìn ra được thông điệp được gửi gắm.

Có thé nói, nhờ có chuyên mục mà báo in cũng có thé phát huy được tính dân

chủ báo chí khi có những chuyên mục dành cho khán giả Đó là những câu chuyện,

những chia sẻ của công chúng về lĩnh vực mà nội dung chuyên mục muốn đề cập

tới Đó có thể là những câu chuyện của chính họ, hay những chia sẻ về câu chuyện

mà họ được chứng kiến hay tham gia khi đó, có thể sẽ đúng chuyên ngành củacông chúng, có thé họ có kiến thức về lĩnh vực ấy dé những bài viết của họ sẽ manglại hiểu qua cho chuyên mục Bởi không có cách gì tuyên truyền hiệu quả hơn là

việc công chúng tự tuyên truyền cho công chúng.

1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.2.1 Bao in

Báo in là một loại hình báo chí sử dung ngôn ngữ viết, hình ảnh tĩnh (ảnh, đồ

họa) dé chuyền tải các sự kiện van dé xảy ra trong đời sông xã hội, mang tính thờisự, chân thực khách quan, thông qua kỹ thuật in ấn có phương thức phát hành, traotay và được xuất bản định kỳ.

Các tiến bộ, đột phá về mặt kỹ thuật, công nghệ đã giúp các phương tiện

truyền thông đại chúng có những bước phát trién mạnh mẽ cả về nội dung lẫn hình

thức Cùng với phát thanh, truyền hình, báo điện tử, báo in đã khang định vai tròquan trọng của mình trong đời sống xã hội Là kênh thông tin truyền thống vớithông tin chính thống, đáng tin cậy cho Đảng và nhân dân Có thể nói báo in đã và

đang góp phan đáng ké trong việc nâng cao dân trí, nâng cao kha năng tư duy lý

luận, cũng như tham gia vào các vân dé thời sự và thời cuộc của người dân, xã hội.

19

Trang 24

1.2.2 Chuyên đề

Theo Đại Từ điển tiếng Việt, chuyên đề là “dé tdi, dé mục riêng: thảo luậnchuyên dé; sinh viên năm học cuối học nhiều chuyên dé; bàn chuyên dé về cấp nướcở đô thị” Theo Từ điển Tiếng Việt, chuyên đề là “vấn dé chuyên môn (được nghiên

cứu hoặc thảo luận)”.

“Có thé nói rằng, thuật ngữ chuyên đề được ghép bởi 2 từ chuyên và dé.Chuyên có thể hiểu là chuyên sâu, chuyên biệt, chuyên về một lĩnh vực nào đó Còn từ dé trong phạm vi nghiên cứu này có nghĩa là van dé, đề tài, chủ đề Nhuvậy chuyên đề là việc tổ chức một đề tài chuyên sâu, chuyên biệt nào đó, hoặc làviệc bàn chuyên sâu về một đề tài nào đó, trong phạm vi thời gian, không gian nhất

định, đặc biệt là các van đề mới, thu hút sự quan tâm của công chúng mà còn nhiềuđiều khúc mắc, cân được bàn luận kỹ lưỡng, tập trung Từ phân tích trên có thể

cho răng, chuyên đề là những vấn đề chuyên môn, chuyên sâu, chuyên biệt về mộtchủ đề, van dé, dé tài nào đó, được biểu hiện thông qua nhiều góc độ, lăng kínhkhác nhau, nhằm làm rõ bản chất của sự việc, hiệ tượng được nêu ra, tùy theo mục

đích của nghiên cứu” [23, tr.21]

1.2.3 Chuyên trang

Theo Từ điển Tiếng Việt, chuyên trang là trang báo có nội dung chuyên phảnánh hoặc bàn luận về một vấn đè Trong quá trình nghiên cứu, thu thập tư liệu, tácgiả luận văn chưa tìm thấy một tư liệu sách nào nêu khái niệm về chuyên trang trênbáo in Một số đề tài luận văn cao học của các anh chị đi trước có liên quan đếnchuyên trang, chuyên mục trên một số tờ báo có định nghĩa về chuyên trang báo in,

cụ thé như sau:

Luận văn “Quy trình tổ chức chuyên trang Văn hóa của Báo Công an Thành

phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp phát triển (Khảo sát Báo Công an

Thanh phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 - 2012” định nghĩa như sau: Chuyên trang

trên một tờ báo in là trang báo được dành riêng cho một nội dung trong một lĩnh

vực có định Số lượng trang báo dành cho mỗi chuyên trang được các tòa soạn định

lượng phụ thuộc vào mức độ quan trọng của lĩnh vực ay, phụ thuộc vào sự quan tâm

20

Trang 25

của xã hội dành cho lĩnh vực ay Mỗi tòa soạn có số lượng trang báo khác nhau

dành cho các chuyên trang, chuyên mục Chuyên trang về một lĩnh vực nao đó trongđời sống xã hội có thé xuất hiện nhiều hay ít ở tờ báo tùy thuộc theo việc thỏa thuận

tuyên truyền của tòa soạn với đối tác Để duy trì thói quen thưởng thức tờ báo và

theo dõi thông tin của độc giả, chuyên trang thường được đặt có định về mặt thứ tựở những trang báo nhất định.

Luận văn “Thông tin trên trang Nghề báo của Báo Nhà báo và Công luận:Thực trạng và giải pháp phát triển”, Nguyễn Thị Vân (Luận văn Thạc si Báo chíhọc — Trường DH KHXH-NV Hà Nội, năm 2015) có đề cập đến khái niệm chuyêntrang như sau: Chuyên trang có thé được hiểu là trang báo chuyên đề về một lĩnhvực, một vấn dé nào đó Một tờ báo in được kết cấu bởi nhiều chuyên trang và mỗi

chuyên trang sẽ chú trọng đến một lĩnh vực cụ thể Chang han nhu chuyén trang:

chính trị - xã hội, kinh tế - đô thị, pháp luật, văn hóa — văn nghệ, y tế, sức khỏe

Chuyên trang được xây dựng từ các chuyên mục và chuyên mục tạo nên bản

sắc riêng của từng tờ báo Thông qua chuyên trang, Ban biên tập tòa soạn báo cũngnhận được sự phản hồi, góp ý, khen chê nhiều hơn từ bạn đọc, góp phần xây dựng,nâng cao chất lượng chuyên trang, tờ báo Nếu như một chuyên trang có được

những vấn đề mà đông đảo công chúng quan tâm, tờ báo đó có thể nhận được nhiều

ý kiến bạn đọc tranh luận, sẽ tạo ra một diễn đàn thật sự Không những thế, từchuyên trang, chúng ta có thể tìm ra những phóng viên chuyên trách, phụ trách và

viết sâu sắc về một lĩnh vực nào đó Ngoài ra còn có thể tìm kiếm được những cộng

tác viên viết cho chuyên trang rất tốt, có kiên thức chuân, đúng chuyên ngành.

Việc báo chí duy trì và quan tâm phát triển các chuyên trang với chất lượngngày càng hap dẫn hon , có dấu ấn riêng sẽ góp phan phát huy vai trò của báo chí

một cách mạnh mẽ trong đời sống xã hội, trong thời đại bùng né thông tin, hội nhập

và phát triển Các cơ quan báo chí có thể nâng cao hiệu quả chuyên trang thông quaviệc phát động các cuộc thi bạn đọc hiến kế, đóng góp y tưởng về việc mở các

chuyên trang mới trên các tờ báo, tạo nên sự đa dạng, phong phú.

21

Trang 26

1.2.4 Chuyên mục báo in

Theo Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa 2010, chuyên mụclà “mục thường kỳ trên báo, trên đài phát thanh dành riêng cho một vấn dé” Quathực tiễn báo chí, có thể thấy rằng, chuyên mục thường là những “đặc sản” của cơ

quan báo chí, thậm chí có những chuyên mục “đóng định” với tờ báo, tạp chí mà

khi nhắc đến tên chuyên mục, độc giả sẽ biết ngay đến cơ quan báo chí đó Việcxuất hiện các chuyên mục, đặc biệt khi chúng được đặt cố định ở những vi trí nàođó của tờ báo, tạp chí với những dấu hiệu dễ nhận biết như đóng khung, in nghiên,

lót trame màu giúp độc giả dễ tìm kiếm và tiếp nhận thông tin cũng như dễ dàng

phân biệt các ấn pham dé có thé lựa chọn.

Chuyên mục dành cho một đề tài nhất định xuất hiện đều kỳ và chiếm một vị

trí nhất định trên báo chí do một hay nhiều người viết chuyên sâu phụ trách Một

chuyên mục trở nên quen thuộc với đông đảo bạn đọc không những vì nội dung

những vấn đề được nêu ra mà còn vì tính hấp dẫn của phong cách độc đáo và trình

độ của những cây bút chuyên trách.

Chuyên mục trên báo in là một cách phan ánh những sự kiện, vấn đề nảy sinh

trong đời sống xã hội và cần có lời giải đáp nhưng băng những hình thức thể hiệnphong phú, hap dẫn hơn Đề tài chỉ xoay quanh những van dé, sự kiện gần gũi, quenthuộc xảy ra trong xã hội và đời sống của công chúng nhưng có thê mang lại dấu ấnvà thu hút được khán giả Chính những đề tài thời sự xã hội, công chúng quan tâmnhư vậy nhưng với cách thé hiện đặc trưng lại khiến chuyên mục tạo được chỗ đứng

trong lòng công chúng Ở các chuyên mục, không chỉ đơn giản mang vai trò cung

cấp thông tin đến công chúng mà còn làm nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn, haylên án, phê phán về những vấn đề xã hội công chúng quan tâm Vì vậy, nó vừa cóthé tác dụng làm nổi bật sự việc cần nêu, lại vừa sâu sắc, hướng được đến tâm lý,

cảm xúc của khán giả ; dé qua đó người doc có thể cảm nhận được những vấn đềmà báo đề cập gắn với họ và rồi chính họ là một phần của tờ báo qua góp ý, qua bài

22

Trang 27

1.3 Đặc điểm của chuyên mục báo in

Chuyên mục báo in là một món đặc sản va làm nên thương hiệu của một tờ

báo ở thời điểm nhất định nào đó bởi có những người chỉ mong chờ đọc nhữngdòng viết trong các bài chuyên mục của tờ báo đó Tuy nhiên, không phải nhà báo,

ngòi bút nào cũng có thể viết được chuyên mục Bởi vì những bài viết ở chuyên

mục thường phản ánh góc nhìn cá nhân của người viết và thông qua ngôn ngữ délay được cảm xúc người đọc Các bài viết giúp cho người đọc nhìn rõ van đề, đó lànhững câu chuyện đăng sau sự kiện, đó là những mặt trái ân sâu trong lòng xã hộivà là những dự báo, hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn.

Những đặc điểm giúp nhận diện chuyên mục:

- Chuyên mục thường gắn lién với chuyên trang

Tin tức trên mặt báo thường không được sắp xếp có định mà sắp xếp vào các

đề mục của tờ báo Vì dòng tin tức mỗi ngày một sự kiện mới cho nên sẽ không cómột trang cố định mà dựa trên nội dung của sự kiện dé lựa chon vị trí in bài cho phùhợp Tuy nhiên, đối với chuyên mục trên báo in thì sẽ nam cô định ở một trang Tứclà nếu chuyên mục Thời sự và Suy nghĩ của báo Tuôi Trẻ năm ở trang 1 thì những

số tiếp theo của chuyên mục cũng nằm ở nguyên vị trí đấy.

- Chuyên mục thể hiện cái tôi của người viết

Chuyên mục gồm những bài viết không đơn thuần là đưa thông tin thời sự mànó cung cấp cho người đọc những góc nhìn, những đánh giá, quan điểm về một hiện

tượng của xã hội Khác với các tin tức thông thường, các bài viết trong chuyên mục

thé hiện rõ ràng cái tôi rất riêng của người viết, người viết chuyên mục có thé khôngphải là nhà báo, không phải là người có kinh nghiệm viết báo mà đơn giản là mộtngười thích viết về những vấn đề, hiện tượng nảy sinh trong đời sống.

Người viết chuyên mục có thể cung cấp cho người đọc những góc nhìn mới

mẻ, thú vị và qua chuyên mục cũng có thể nâng cao tính phản biện xã hội trong

thông tin báo chí Có thể nói người viết chuyên mục thành công chính là một người

có cái tôi rất sắc sảo và những góc nhìn đa chiều.

- Chuyên mục nhân một sự kiện dé khái quát thành một hiện tượng

23

Trang 28

Trong cuộc sống luôn xảy ra những sự kiện, luôn tồn tại những cái hay, cái tốt,cái xâu, cái đở, vậy cho nên chủ đề cho chuyên mục sẽ chăng bao giờ là hết đi cả.Tuy nhiên, một bài viết ở chuyên mục còn có thể là việc khái quát thành một hiện

tượng từ một sự kiện đang hoặc mới diễn ra.

- Chuyên mục kích thích cảm xúc của người đọc hoàn toàn từ ngôn từ

ma không can sử dụng quá nhiễu đến chất liệu hình ảnh.

Các bài viết trong chuyên mục thường mang cảm xúc cũng như góc nhìn cánhân của tác giả Tuy nhiên, lại có thé phản ánh được sâu sắc những hiện tượngđang diễn ra tại cuộc sống Có thé nói ngôn từ là vũ khí nhạy bén nhất dé níu chân

độc giả ở lại với tờ báo đó Và một chuyên mục chất lượng cùng với đội ngũ viết

bài am hiểu sẽ mang lại cảm xúc cho người đọc mà không cần phải sử dụng quá

nhìn khác cho bạn đọc khi sự kiện đã diễn ra từ trước đó Khác với những bài tin

tức thông thường, các bài viết ở chuyên mục không cần chạy đua về số lượng tác

phẩm và cũng không phải nhà báo, người viết nào cũng có thé tạo ra một sản pham

chuyên mục có sức hút cao.

- Chuyên mục có thể là “linh hôn ” của tờ báo ở một thời điểm nhất định.

Chuyên mục vừa chứa thông tin, vừa chứa cảm xúc, không nhàm chán như

những bài đơn thuần phản ánh tin tức Trong chuyên mục người ta thấy được tàinăng của người viết, cảm được cái “Hi, nộ, ái, 6” trong con người của tác giả Qua

đó người ta thấy được bóng dáng của một con người chứ không phải chỉ toàn những

hình dáng của chuyên gia va tin tức phan ánh sự kiện Một chuyên mục thành công

có thé níu giữ chân độc giả với tờ báo của mình lâu hơn Bởi lẽ có nhiều người chờ

một tờ báo ra chỉ để lật đến trang có chứa chuyên mục.

- Người viết chuyên mục cẩn phải có năng khiếu phát hiện vấn đề,

không phải nhà báo nào cũng có thể viết được chuyên mục.

24

Trang 29

Một bài chuyên mục muốn thành công và nhận được sự hưởng ứng từ độc giả

thì cần một ngòi bút sắc sảo, một cái đầu tỉnh vi Vì vậy mà có rất nhiều nhà báo dù

nghiệp vụ báo chí rất tốt nhưng lại không thê viết được chuyên mục Vậy nên bảnthân chuyên mục đã kén người viết còn tòa soạn cũng không áp lực số lượng lên

người chịu trách nhiệm bên chuyên mục.

PGS-TS Vũ Quang Hào có nhận định khá tông quát: “Chuyên mục là một théloại có lối viết riêng biệt, khác so với các bài thông thường trên báo in Điểm khácbiệt này có thé thay rõ ràng, ở các bài viết chuyên mục sẽ có góc nhìn riêng biệt, sựquan sát ti mỉ, nhìn sâu vào đời sống xã hội, từ đó bộc lộ được những cung bậc cảmxúc khác nhau từ hân hoan, vui vẻ đến chút gì đó man mác buồn hay chua xót

mà chỉ có ở người viết cảm nhận được một cách rõ ràng nhất và đem những chấtliệu đó viết thành bài Các bài chuyên mục thì đề tài thường nhỏ, hẹp, những câu

chuyện không cần quá to tát nhưng khơi gợi lên điều gì đó trước hết với người làmbáo, tiếp theo là với độc giả”.

Chuyên mục cũng phản ánh những vấn đề mang tính thời sự nhưng có ý nghĩađối với đời sống xã hội và được công chúng quan tâm, không nhằm mục đích thông

báo về sự kiện, thế nên nội dung chuyên mục ấy có thé xuất hiện sau bài tin thông

thường Bài viết của chuyên mục chặt chẽ và hoàn chỉnh, tuy nhiên nó không bịràng buộc theo một khuôn khổ hay phép tắc nào nhất định; mà tập trung hơn vàophân tích, so sánh, nhận định, khái quát một cách sâu sắc và hợp lý giúp công chúngcó thé nhìn nhận sự việc sao cho tông thể nhất; từ đó hướng dẫn công chúng ứng

xử, lựa chọn hành vi hợp lý.

- Hình thức của chuyên mục mang tính đặc trưng.

Các chuyên mục thường năm trong các chuyên trang như Thời sự, Kinh tế,

Bạn đọc, Giáo dục, Sức khỏe, Thể thao, Quốc tẾ Chuyên mục có cách trình bày

khác biệt so với các sản phẩm báo chí trên trang đó như đóng khung, in nghiên, lót

trame màu Phông tít, phông chữ bài cũng khác các tin bài trên cùng trang mục.

Thậm chí chuyên mục còn có tên riêng, vi-nhét dé bạn đọc dễ dàng nhận biết và thu

hút đên với chuyên mục.

25

Trang 30

Cách sắp đặt chuyên mục có tính cố định, tạo điểm nhắn trong chuyên trang,

ví dụ như góc trái bên dưới hoặc góc phải bên dưới (chuyên mục Chuyện thường

ngày của Tuổi trẻ, Bút Sài Gòn của Sài Gòn Giải Phóng) Chuyên mục cũng có théđặt ngay trong cụm chủ dé, van dé thời sự “đinh” của báo ngay trang nhất dé théhiện sự quan tâm, chính kiến của tờ báo đối với vấn đề đặc biệt thời sự qua việcbình luận mang tính phản biện, tiếng nói của tờ báo thông qua chuyên mục (Thời sự

và Suy nghĩ của Báo Tuổi trẻ).

1.4 Các loại chủ đề của chuyên mục

Đề tài mà các chuyên mục thường hướng đến là những thông tin chuyên sâuvề một van dé, chủ dé nào đó Có 6 loại chủ đề mà chuyên mục thường hướng tới :

- Chủ dé đó bắt nguôn từ một vấn dé thời sự

Vấn dé thời sự là tổng thé nói chung những sự việc ít nhiều quan trọng trong

một lĩnh vực nao đó, thường là xã hội — chính trị, xảy ra trong thời gian gần nhất vàđang được nhiều người quan tâm Chuyên mục bắt nguồn từ vấn đề thời sự thường lànhững khía cạnh của vấn đề thời sự đó nhìn dưới một góc độ khác, một cách tiếp cậnmới, một cách hiểu chuyên sâu hơn Khi đọc chuyên mục bắt nguồn từ vấn dé thời

sự, người đọc được dip suy ngẫm, đánh giá những van đề một cách chuyên sâu hơn.

- Đề tài về các hiện tượng đời sống

Hiện tượng đời sống là những hiện tượng nổi bật, có ý nghĩa hoặc ảnh hưởngtới phần lớn mọi người trong xã hội Đó có thé là hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực.Trong cuộc sống có rất nhiều những hiện tượng mới lạ cần chúng ta khám phá Ví

dụ nạn bạo hành trong gia đình hiện nay, Sự đồng càm và chia sẻ trong cuộc sống - _ Viết vé con người

Con người luôn là đề tại muôn thủa của báo chí, trong hệ thống chuyên mục,hình ảnh về con người lại được những ngòi bút của nhà báo khắc họa rõ nét hơn ở

một góc nhìn mới Ví dụ chuyên mục người tốt việc tốt, chân dung anh hùng,

- Tản văn

Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận,

miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật Điêu cot yêu là tản văn tái hiện được nét

26

Trang 31

chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩamang đậm bản sắc cá tính của tác giả Tản văn trên báo chí được tiếp cận một cách

sinh động và hap dẫn, luôn là điểm mục không thé bỏ qua của người đọc Nó còn cógiá trị lưu giữ lâu đời và không bị mất tầm quan trọng.

- Giới thiệu về vẻ dep quê hương

Đây là một chuyên mục rất phổ biến trên các báo địa phương Vẻ đẹp quêhương có thể là những món đặc sản, những lễ hội đặc biệt, những loại cây, loại hoakhông nơi nào có Nó mang hương vị, màu sắc, đặc tính của chính miền đất đó.

Chuyên mục này không chỉ là điểm nhấn dé người ở địa phương đó biết mà còn cósức lan tỏa đến những vùng đất mới, những người chưa từng đến mảnh đất này cũng

- Chuyên mục theo ngành, lĩnh vực

Ví dụ mục An toàn giao thông nói về các thông tin liên quan đến giao thông

hay chuyên mục tài chính ngân hàng, nông thôn mới

1.5 Chuyên mục trên báo in Việt Nam hiện nay

1.5.1 Đôi nét về báo chí truyền thông Việt Nam

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến tháng 7-2022, cả nước có 815cơ quan báo chí in Trong đó, cơ quan báo có 138; tạp chi: 677 vé phan theo loai

hình báo chí: báo in có 530; báo vừa in vừa điện tử có 255; báo điện tử có 30 đơnVỊ.

Việc sắp xếp, quy hoạch báo chí đã hoàn thành đối với các cơ quan báo chí tại29/29 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 33/33 tổ chức Hội ở Trungương và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; 31/31 địa phương.

Về các cơ quan phát thanh truyền hình: 72 co quan có giây phép hoạt độngPTTH: 66 đài PT&TH (2 đài ở trung ương; 64 đài ở địa phương) và 6 kênh truyềnhình (Truyền hình Nhân Dân, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình Quốc phòngViệt Nam, Truyền hình Công an Nhân dân, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình

27

Trang 32

Thực hiện Quy hoạch báo chí, Bộ TT-TT đã thu hồi 2 giấy phép hoạt động

truyền hình cấp cho Trung tâm Truyền thông — Truyền hình Công thương (Bộ Công

thương), Trung tâm Tư van va Dich vụ truyền thông (Bộ LĐTB-XH); không cấp lạigiấy phép hoạt động cho Trung tâm Truyền hình Nhân đạo (Hội Chữ thập đỏ ViệtNam) khi giấy phép hết hạn.

Hiện cả nước có hơn 19.000 phóng viên được cấp thẻ nhà báo (Báo chí in +

điện tử hơn 11.600, PTTH 7.400).

Hình 1.1: Tổng số nhà báo được cấp thé trong năm 2022

- NGUÔN NHÂN LỰC BÁO CHÍ:

5 nhà báo được cấp thẻ.

i hình)

- Đầu tư chuyên mục mang tính đặc sản của tờ báo

Trong thời đại bùng nô thông tin, cuộc cạnh tranh giữa các loại hình báo chí

đang diễn ra hết sức khốc liệt Điều này khiến các cơ quan báo chí phải vạch ra

những chiến lược, kế hoạch cải tiễn quy trình sản xuất, đầu tư lâu dài và trọng điểm,tạo thế đứng riêng, giành độc giả và công chúng Tại Việt Nam, hai loại hình phátthanh và truyền hình ít có sự cạnh tranh gay gắt như đối với báo in và báo điện tử,bởi số lượng các cơ quan báo chí ngang cấp không nhiều, trong khi không nhiều cơ

quan báo chí địa phương đủ điều kiện vươn ra cạnh tranh với địa phương khác Báo

28

Trang 33

in gặp phải áp lực lớn từ chính sách quản lý trong tình hình mới từ trung ương đến

địa phương, thị trường phát hành ngày càng thu hẹp, độc giả bỏ dần thói quen đọc

báo giấy, khách hàng quảng cáo chuyên hướng sang các phương thức truyền thôngkhác Báo in cũng không thé chạy đua về tính thời sự, tính cấp thời so với các loạihình báo chí khác nên phải thay đổi hình thức tuyên truyền Đáng chú ý với nhậtbáo là thường xuyên tạo các vệt chuyên đề thời sự với việc phân tích van dé sâuhon, rộng hon, đa chiều, nhiều ý kiến chuyên gia dé độc giả có thé nắm toàn cảnh

sự việc (có thê từ nguồn sốc thông tin cho đến dự báo xu hướng).

Bởi vậy, khi nhắc tới báo in, một trong những đặc sản không thê bỏ qua đó làchuyên mục Chuyên mục có nhiều loại khác nhau, nhưng trong làng báo Việt Namhiện nay phô biến 5 loại chính: Chuyên mục mang hơi hướng thời sự; Chuyên mục

đề cập tới các hiện tượng trong đời sống: Tản văn; Chuyên mục giới thiệu nét đẹpcác vùng miền; Chuyên mục theo ngành/ lĩnh vực Các loại dé tài trong chuyên mục

vô cùng đa dạng phong phú, tuy nhiên, những loại đề tài thường tiếp cận có liên hệmật thiết với sự kiện thời sự nóng, gây xôn xao dư luận hay đơn giản các hiện tượngtrong đời sống xã hội khi viết ra, sẽ đem lại lợi ích cho công chúng, cho họ cảm

XÚC, suy ngẫm, rút ra được bài học nào đó Đặc biệt, ở chuyên mục không quá quan

trọng đề tài mới hay cũ, đề tài có thể cũ nhưng quan trọng là góc độ tiếp cận, cáchnhìn nhận vấn đề theo hướng mới mẻ, khác biệt Nhiều tờ báo lỡ nhịp hoặc phảnứng chậm với thông tin thời sự, thường dùng các bài bình luận, số tay để gỡ gạc,hoặc đầy lên thành chuyên dé lớn, nhiều góc nhìn dé hút bạn đọc.

Tờ báo In nào ít thì cũng sở hữu vài chuyên mục, nhiều thì tới cả chụcchuyên mục (cả những chuyên mục không xuất hiện thường nhật) Nhưng không

phải chuyên mục của tờ báo nao cũng dé lại tiếng vang lớn, nhận được sự yêu mến,

quan tâm của độc giả Hai tờ Tuổi trẻ và Thanh niên là số ít những tờ báo làm được

điều này Khi nhac tới tờ Tudi Trẻ, ta không thé không nhắc tới chuyên mục Thờisự và suy nghĩ°và khi nhắc tới Tờ Thanh Niên ta cũng không thé bỏ qua chuyênmục Chao buổi sáng — món ăn tinh thần mỗi buổi sáng của độc giả Mặc cho sự

xuông doc, suy giảm của báo in, hai tờ Tuôi Trẻ và Thanh Niên van “ăn nên làm

29

Trang 34

ra”, van thu hút đông đảo sự quan tâm của độc giả Đề đạt được điều đó có sự đónggóp không nhỏ của các chuyên mục, mỗi chuyên mục được trau chuốt kỹ lưỡng, tô

chức bài bản, nội dung chất lượng

Chuyên mục rất kén người viết, không phải ai cũng có thể thử sức Bởi nóđòi hỏi, yêu cầu ở người viết rất cao: với các chuyên mục mang hơi hướng thời sự

như chuyên mục Thời sự và suy nghĩ, ở đó người viết không chỉ nắm một vài chỉ

tiết, giai đoạn diễn biến của sự kiện mà phải “nắm trong lòng ban tay” mạch chảycủa cả sự kiện Điều này khác với các tin, bài trên báo in thông thường, nếu trongcác tin bài, phóng viên, nhà báo chỉ cần nắm vững được một phần của sự kiện đã có

thể viết một bai, tin dé gửi tới độc giả, sau đó có thê tiếp tục cập nhật các thông tin,

khía cạnh khác của vấn đề, sự kiện trong bài viết tiếp theo.

Ví dụ như bài viết “Cơn sốt điên loạn từ “đột biến” (Tuổi trẻ, 15-4-2022,

tr.1-4) cho chuyên mục Thời sự và Suy nghĩ, tác giả Nguyễn Đức Tuyên vừa bình

luận vừa dự đoán được xu hướng, tương lai của phong trào nuôi lan “đột biến” Bàiviết của ông thời điểm này thật có giá trị cảnh báo, dự đoán xu hướng của một

phong trào đua nhau thôi phông giá của những giống cây “đột biến”, từ bình thường

trở thành phi thường, dé trục lợi, lừa đảo người nhẹ dạ, ham lãi to Và kết quả củaphong trào nuôi lan “đột biến” là đến giữa tháng 9-2022, báo chí đồng loạt đưa tin

hàng chục vườn ươm lan “đột biến” lâm vào cảnh nợ nần vì đầu tư hàng chục tỷ

đồng, sắp trả nợ ngân hàng nhưng nhiều gốc lan giảm giá hết mức, còn vài trămngàn, thậm chí mang ra đường bán, cũng chăng ai mua Giá trị của bài viết bìnhluận vẫn còn nguyên giá trị đến hàng tháng, hoặc hàng năm sau đó.

Cách viết chuyên mục và tin, bài có một vải điểm khác biệt căn bản như trên.Mỗi bài có cách viết khác nhau do nhiệm vụ, chức năng của chúng cũng khác nhau

vì vậy mỗi loại bài có giá trị riêng đối với công chúng Tuy nhiên, một tin, bài thành

công là nó cung cấp thông tin dù là bề nổi nhưng đem lại lợi ích cho công chúng, đề

cập đúng van dé mà công chúng đang cần, tư van chỉ dan cho công chúng Còn bài

viết chuyên mục thành công là bài viết sau khi đọc công chúng gật gù “thì ra còn cócách nghĩ, góc nhìn như vậy” Một bài viết mà độc giả đã đọc xong hết mọi câu chữcủa tác giả viết nhưng trong đầu vẫn không ngừng nghĩ ngợi, suy ngẫm

30

Trang 35

- Đầu tư chuyên mục làm chủ dé của báo

Hiện nay, với mọi cơ quan báo chí, việc xác định được chủ đề cho tờ báo inhàng ngày là điều cực kỳ quan trọng Trước tiên, điều đó khăng định thương hiệucủa tờ báo qua “nhận diện thương hiệu”, sản phẩm báo chí đặc trưng với bộ mặt —hình thức riêng, nội dung, bản sắc riêng Thứ hai, chủ đề số báo là quan điểm riêng

của tờ báo về một vấn đề xã hội quan tâm; là tiếng nói chính thức của báo chí khi

phản biện, góp ý đối với cơ quan quản ly nhà nước dé điều chỉnh một chủ trương,một chính sách có tác động sâu rộng đối với xã hội Thứ ba, điều đó minh chứng

cho nỗ lực “lao động báo chí” của một tập thể làm báo, tạo ra sản phẩm báo chímang tính cạnh tranh, có thé “bán được”, đứng được trên thị trường báo chí và

trong lòng độc giả.

“Báo in phải nỗ lực thay đổi nội dung, cách trình bày dé ton tại Trong đó

nội dung phải là riêng thông qua các bài viết mang tính bình luận, phân tích, điềutra, phóng sự, các bài viết mang tính nhân văn hay các mục số tay, nhật ký phóngviên Đặc biệt, báo phải tạp trung cho chủ dé, bài định cho số báo Kết hợp với đólà chú trọng cách trình bày, phải chọn hình anh đẹp, tang cường đồ họa có nội

dung, phá khung 1 trang báo để tạo ấn tượng ”, Nguyễn Phan, Tổng thư ký tòa

soạn báo Tuổi trẻ (nam, phỏng vấn sâu, phụ lục 1.2) Theo ông Nguyễn Phan,chuyên mục chuyên trang là cần thiết cho báo in, nó định vị ban đọc và không thểphá vỡ Chủ đề của tờ báo như Tuổi trẻ thường tâp trung chuyên mục Vấn đề hôm

nay, Van dé nóng trên hai trang 2 và 3, với nhiều thé loại phóng sự, điều tra, phản

ánh, cụm ý kiến, đồ họa có nội dung

Dé tờ báo có chủ đề báo chí thời sự, chất lượng tốt, xác định đúng chủ đề

tuyên truyền, theo TS Nguyễn Tri Thức, yêu cầu đầu tiên là dựa vào tôn chỉ, mụcđích, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan báo chí; thứ hai là dựa vào sự kiện, vấn đềdiễn ra ở thời điểm xác định chủ dé; thứ ba là việc “do lường” nhu cầu tiếp cận

thông tin của xã hội, công chúng báo chí; thứ tư là phụ thuộc năng lực, tiềm lực tài

chính, nhân sự của cơ quan báo chí Đối với những chủ đề có tính thời sự, việc xácđịnh chủ đề hết sức khẩn trương, kip thời, quyết đoán dé có thé triển khai hợp lý,

31

Trang 36

đảm bảo chất lượng Đối với những chủ đề được xác định trước, cần có sự chuẩn bịtỉ mi Đối với những chủ đề đáp ứng yêu cấu nhiệm vụ chính trị được giao, cần sự

cần trọng, sát hợp, khách quan [23, tr 59]

- Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục đặc trưng, chi tiết

Các tờ báo in, ké cả các tờ nhật báo, đều xây dựng các chuyên trang thường

kỳ, chuyên mục hướng vào các đối tượng độc giả chuyên biệt, kế cả đối tượng hẹp.

Báo Tuổi trẻ là cơ quan của Thành đoàn TNCSHCM TPHCM nên có chuyên trangNhịp sống trẻ, Bạn đọc và Tuổi trẻ, Văn hóa — Giải trí với đặc trưng dành cho giớitrẻ Báo Lao động có những chuyên mục tuyên truyền các hoạt động của Côngđoàn, bảo vệ lợi ích, giáo dục, tư van cho công đoàn viên, người lao động, với các

chuyên trang: Ban đọc — Công đoàn, Công đoàn — Người lao động trong đó phản

ánh nhiều vấn đề về chính sách cho người lao động, hỗ trợ tiền thuê nhà, bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế, chăm lo đời sống tinh thần cho công nhân

Với Báo SGGP, cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và nhân dân TPHCM, các

chuyên trang, chuyên mục có nhiều đặc trưng hướng đến độc giả cao tuổi, lão thành

cách mạng, cán bộ, đảng viên, cơ sở đảng Các chuyên trang mang tính đặc trưng

này thường năm trên trang Chính trị - Xã hội với các trang Xây dựng Đảng, Bộ độiCụ Hồ, Đưa nghị quyết vào cuộc sống, Phòng chống tham nhũng, tiêu cực Ngoàira dé khắc phục tính “già hóa” tờ báo, báo SGGP mở thêm các chuyên trang nhằm

mở rộng các đối tượng độc giả: Mái ấm gia đình, Tuổi trẻ và Cuộc sống Cụm trang

Văn hóa — giải trí ngày chủ nhật còn có nhiều chuyên mục thé hiện sự tươi mới

trong việc cung cấp món ăn tinh thần cho đa dạng bạn đọc trong ngày nghỉ: Câu

chuyện chủ nhật, Góc trẻ, Tiêu điểm VH-GT, Nhịp sống phương Nam, Ghi chép,Tản văn, Truyện ngắn

Cùng với các chuyên trang nội dung, Báo SGGP còn thực hiện một số chuyêntrang truyền thông, vừa hợp tác với các đơn vị nhà nước, kinh tế, doanh nghiệp dé

hướng đến truyền thông cho đối tượng độc giả chuyên biệt, theo ngành, theo lĩnh

vực hoặc địa bàn cụ thé Có thé kế một số chuyên trang cụ thể như: Người tiêu dùngthông minh (quảng bá và cập nhật kiến thức về những sản phẩm, dich vụ của các

32

Trang 37

doanh nghiệp tiêu dùng cho người dân; Tw vấn tiêu dùng thông minh (những khiếu

nại của người tiêu dùng (nếu có) về các sản phẩm, dịch vụ sẽ được các doanh

nghiệp liên quan trả lời một cách rõ ràng, minh bạch, thuyết phục người tiêu dùng:Xây dựng TPHCM có chất lượng sống tot; Toàn dân phòng cháy chữa cháy (tuyên

truyền PCCC - hợp tác thông tin với Cảnh sát PCCC TPHCM); Giáo duc — hộinhập (phần tích về tình hình đảo tạo trong nước và quốc tế, tư vấn về đào tạo, duhọc); Quy hoạch Kiến trúc; An toàn tiết kiệm điện; Nước sạch và cuộc sống; LongAn — Hội nhập va Phát triển; Bến Tre — Hội nhập và Phát triển; Sóc Trang Dong

hành — Hợp tác và Phát triển

33

Trang 38

Tiểu kết chương 1

Các báo in lớn trên thế giới, cũng như các tờ báo của Việt Nam hiện nay đều

có sự dau tư, chú trọng phát triển các chuyên trang, chuyên mục nham có tiếng nóiđa chiều, sâu sắc, di tìm ban chất van dé và giải pháp cho các van đề tồn tại xã hội.

Các chuyên đề được thé hiện tập trung, ấn tượng, với nhiều thé loại báo chí giúp

bạn đọc có cái nhìn toàn cảnh, nhiều chiều, thỏa mãn với chiều sâu thông tin, mởrộng kiến thức với những quan điểm, ý kiến đa chiều Các chuyên mục ngày càngkhăng định sức mạnh thông tin, chất lượng nội dung, góp phần phát triển thươnghiệu, uy tín của tờ báo Nhiều giải thưởng báo chí quốc tế và trong nước được traocho các loạt bài chuyên dé, bình luận — xã luận, phóng sự ảnh, phóng sự - ghi

chép Hầu hết các sản phẩm này đều được sản xuất từ quy trình tác nghiệp chặtchẽ, có kế hoạch, tổ chức, định rõ chuyên mục, trình bày nôi bật, gây tác động mạnhđối với xã hội.

Về góc độ làm báo, chuyên trang, chuyên mục giúp đội ngũ tác nghiệp xácđịnh rõ đường hướng tác nghiệp trong ngày, cho từng số báo, xác định bài đỉnh —

chủ đề của số báo hôm sau, sắp xếp các trang mục phù hợp với nội dung thời sự

nóng trong ngày Việc tổ chức chuyên trang, chuyên mục trên báo in hiện nay là

một thé loại báo chí tổng hợp, bao gồm cả phản ánh, phân tích, bình luận, đồ họa mang đậm nét riêng về tôn chỉ, bản chất, quan điểm, trình độ của cơ quan báo chí và

nhà báo.

34

Trang 39

Chương 2

THỰC TRẠNG HỆ THÓNG CHUYÊN MỤC TRÊN BÁO INSÀI GÒN GIẢI PHÓNG

2.1 Khảo sát hệ thống chuyên mục trên Báo SGGP

2.1.1 Tổng quan về nhật báo Sài Gòn Giải Phóng

Báo Sài Gòn Giải Phóng là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam

TPHCM, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hồ Chi

Minh Địa chỉ 432 — 434 Nguyễn Thi Minh Khai, TPHCM.

Hiện nay, báo Sài Gòn Giải Phóng xuất bản các đầu báo:

- Nhật báo Sài Gòn Giải Phóng, số lượng phát hành khoảng 58.000 tờ/ngày.

- Nhật báo Sài Gòn Giải Phóng Hoa Văn, số lượng phát hành khoảng 4.000

- Báo Sài Gòn Giải Phong Đầu tư — Tài chính, xuất bản mỗi tuần 1 kỳ, số

lượng phát hành khoảng 3.000 tò/kỳ.

- Báo SGGP online Tiếng Việt, số lượng truy cập trung bình hiện khoảng

250.000 lượt view/ngày Báo SGGP online Tiếng Anh, số lượng truy cập khoảng

12.000 lượt view/ngày.

Nhân sự toàn cơ quan báo (tính tới thời điểm 1-5-2023) là 401 người, trong đóBáo SGGP tiếng Việt có 246 người, SGGP bản Hoa văn có 64 người, Công tyTNHH MTV in SGGP có 91 người Riêng khối nội dung, số lượng phóng viên,

BTV là 101; CTV: 23; trưởng phó các ban, VPĐD là 28 người.

Tháng 5-2013, Báo SGGP thành lập tòa soạn hội tụ, trên cơ sở sáp nhập Tòa

soạn Nhật báo và báo online Các Tòa soạn báo SGGP Hoa Văn, báo SGGP Đầu tưTài chính vẫn hoạt động độc lập Đến cuối năm 2015, Ban biên tập lại quyết định

tách trở lại thành hai Tòa soạn: Tòa soạn báo online và Tòa soạn nhật báo, tạm

ngưng hoạt động mô hình Tòa soạn hội tụ.

35

Trang 40

Từ tháng 3-2016, Báo Sài Gòn Giải Phóng hoạt động ở tòa nhà khang trang.

Mặc dù thiết lập tòa soạn trong một không gian mở, rộng gần 2.000m', rất tốt dé

làm mặt băng tòa soạn hội tụ, nhưng đến nay các tòa soạn con vẫn hoạt động riêng

lẻ [22, tr 38]

2.1.1.1 Quy trình thực hiện - cải tiễn báo gắn với chuyên mục:

Với vị trí là tờ báo đảng địa phương — là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyềnvà nhân dân TPHCM, các thé hệ người làm báo SGGP luôn trăn trở làm sao dé tờbáo vừa đáp ứng nhiệm vụ chính trị, vừa là kênh thông tin sát sườn đời sống dân

sinh và là kênh phản biện, phản ánh tiếng nói của người dân thành phố với các cấp

chính quyền, hệ thống Đảng Ngoài nhiệm vụ chính trị, đội ngũ làm báo trăn trở làm

sao phải biến SGGP trở thành “tờ báo” thực thụ, tức là làm sao phải ban được báo,

có thông tin nóng, cạnh tranh, có chất riêng thu hút bạn đọc Chính vì thế, từ khibáo SGGP ra số báo đầu tiên (ngày 5-5-1975, với 4 trang báo, khổ A2, phát hành

460.000 bản), những người làm báo SGGP luôn xông xáo, nhiệt huyết, đưa những

thông tin mới nhất, nóng nhất đến với bạn đọc Những chuyên mục được xác định

trong thời gian đầu như Xã luận, Bút Sài Gòn, Tranh biếm, Góc giải trí đã đượcđộc giả đón nhận phan khởi mỗi buổi sáng.

Những năm về sau, thường vào dip 5-5, Ban biên tập các thời kỳ lại triển khaicác đợt cải tiến báo, nâng cao chất lượng thông tin trên báo nhằm đáp ứng tốt hơnyêu cầu ngày càng cao của bạn đọc Ông Nguyễn Tan Phong, nguyên Tổng biên tậpBáo SGGP, Chủ tịch Hội Nhà báo TPHCM, nhớ lại: “Mục tiêu của các đợt cải tiếnlà nhằm tăng thêm tính đa dạng, phong phú, tạo sức hấp dẫn, sinh động trong thôngtin trên báo Báo SGGP tăng cường những thông tin thời sự, những bài viết có chiều

sâu theo đúng tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ Bên cạnh những chuyên mục

quen thuộc lâu nay, báo thường bổ sung một số chuyên mục, chuyên trang mới.Trên trang nhất là mục bình luận hàng ngày với tên gọi “Sự kiện & Van dé” đăng

những bài viết có định hướng tích cực về các vấn đề thời sự nóng trong xã hội Có

mục “Nét đẹp thường ngày” đăng vào ngày thứ năm và chủ nhật với những bài viết

giới thiệu những gương điển hình tích cực có sức thu hút, truyền cảm trong xã hội.

36

Ngày đăng: 15/07/2024, 11:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN