1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức về hỗ trợ tâm lý xã hội cho nạn nhân bạo lực gia đình dựa trên hiểu biết về sang chấn tâm lý

115 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

GIANG THỊ THU THỦY

NHAN THỨC VE HO TRỢ TAM LÝ - XÃ HOICHO NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH

LUAN VAN THAC Si TAM LY HOC

Hà Nội, 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

GIANG THỊ THU THỦY

NHAN THỨC VE HO TRỢ TÂM LÝ - XÃ HỘICHO NAN NHÂN BAO LỰC GIA ĐÌNH

AWARENESS OF PSYCHO-SOCIAL SUPPORT FOR DOMESTICVIOLENCE SURVIVORS BASED ON TRAUMA-INFORMED CARE

Chuyén nganh: TAM LY HOCMã số: $310401.01

LUẬN VĂN THAC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN: TIEN SĨ TRAN THU HUONG

Hà Nội, 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướngdẫn khoa học của TS Trần Thu Hương Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong

đề tài đều là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.Những thông tin thu thập được từ quá trình điều tra, khảo sát, quan sát, phỏng vấn

sâu, phục vụ cho việc nghiên cứu này, được chính tôi thu thập được từ quá trình

điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực tế và được tham khảo, trích dẫn từ các nguồn tàiliệu khác nhau có ghi rõ trong phan tài liệu tham khảo.

Nếu phát hiện có bat ky su gian dối nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về

nội dung Luận văn của mình.

Ha Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2023.

Học viên thực hiện

Giang Thị Thu Thủy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề thực hiện hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiếnsĩ Trần Thu Hương, giảng viên Khoa Tâm lý học đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫntrong suốt quá trình luận văn được tiến hành, thực hiện.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy cô trong Trường Đại học Khoa họcXã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và các thầy cô trongkhoa Tâm lý học nói riêng đã truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báutrong suốt thời gian tôi học tập tại trường Cảm ơn các lãnh đạo và có van Hỗ trợdựa trên hiểu biết về sang chan (TIC) của Tổ chức Hagar Quốc tế đã cho tôi tiếp cậnvà được trang bị các kiến thức và kỹ năng về TIC Với những vốn kiến thức được

tiếp thu trong quá trình học, đây không chỉ là nền tảng cho quá trình tôi làm luận

văn mà còn là hành trang quý báu để tôi tự tin trên con đường nghề nghiệp.

Tôi xin cảm ơn lãnh đạo 7 xã thực hiện chương trình phát triển vùng thuộc

huyện Y của tỉnh X đã cho phép, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiếnhành khảo sát, thu thập thông tin tại các địa phương.

Xin cảm ơn các cán bộ Chương trình phát triển vùng, các cán bộ hỗ trợ kỹthuật của tổ chức INGO đang hỗ trợ thực hiện dự án tại địa bàn nghiên cứu tỉnh X,các anh chị ở Hội phụ nữ tỉnh đã hỗ trợ tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập thôngtin tại các địa phương, nhập và xử lý số liệu.

Đồng thời, tôi cũng bay tỏ lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bố me, anh chịem và các đồng nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ, động viên trong suốt quá trình tôi tiến

hành làm Luận văn Thạc sỹ.

Xin kính chúc quý Thầy cô, các anh chị đối tác, bạn đồng nghiệp và cựu đồngnghiệp luôn đồi dào sức khỏe và thành công hơn nữa trong công tác Đồng kính chúcbố mẹ, anh chị em, đồng nghiệp sức khỏe và thành công trong công việc, cuộc sông.

Học viên thực hiện

Giang Thị Thu Thủy

Trang 5

Viết tắt

Bao luc gia dinh

Cuu chién binhĐộ lệch chuẩn

Nhận thức về tác động của sang chan tâm ly

Nhận diện các dấu hiệu của sang chan tam lyNhay cảm lồng ghép vào các hoạt động hỗ trợNgăn ngừa tái sang chấn

Sức khỏe sinh sản

Sức khỏe tình dụcTrung học cơ sở

Trung học phổ thông

Tâm lý học

Trauma-informed care

(Hỗ trợ dựa trên hiểu biết về sang chan tâm ly)

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

Trang 6

MỤC LỤC

MO DAU 00Ẻ 4

1 Lý do chọn đề taicc.eccscccccccsscsssesssesssesssessssssssssessusesssssssssesssssssssscssessssessessecsnessseesecsses 4

2 Muc dich nghién CUU 0 6

3 Đối tượng nghiên COU eeccecceccesseessessessesssessecsessvessessessessvcssessessessecsuessessessseasesseeses 6

4 Khách thể nghiên cứu 2-2 1 SE2EE2EE2EE2EE2EEE1EE151121121111121111E11 111111110 6

by 020/403 0n 6

6 Nhiém vu nghién CUU 0 77 Cau hoi nghién CUU oo ec (a.ịrtlÓÓI 7

8 Giả thuyết khoa hỌC o ceccescessessesssessessessvcsssssessessvssuessessessecsusssessessessucasessessessneanesseeses 7

9 Phương pháp nghiÊn CỨU - - c2 22 32111211121 1151 19111111115 1E 111111 11 E1 1 kg 8

10 Cấu trúc luận văn -¿- St tt 3 12E2EEE15121211151211151111151211111121111111.11 1E xeE 8

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE NHAN THỨC VE HỖ TRỢ TÂM LÝ XÃ HOI CHO NAN NHÂN BAO LUC GIA ĐÌNH DỰA TREN HIỂU BIẾT

-VE SANG CHAN TAM na 9

1.1 Tổng quan về dé tài nghiên COU oe eeeeccecccceseseseseesessessessesscssessesssesssssessesseeseasees 9

1.1.1 Các nghiÊn Creu HƯỚC NOL St SE HH HH Hiện 9

1.1.2 Các nghiÊH CỨU trong HƯỚC SG cv vn tt vn Hiện lãi1.2 Các khái niệm chính <6 222113221131 211 113511 112811118 1111881111821 1g et 14

N15 7a nốeốốốẦốẦẮẦỐẦỐa 14

1.2.2 Hỗ trợ tâm lý - xã hội +- + £©5£+E+tÉEEÉEE 2212121212111 1E ree 151.2.3 Bạo lực gia đình và bạo lực gia đình đối VỚI PRU UE ằàcĂ cày 181.2.4 Sang chan tâm lý và tái sang chấn tâm ̃ - 5c seSeecceE2EzEerxertereered 201.2.5 Hỗ trợ dựa trên hiểu biết về Sang RGN 8S eaaa 241.2.6 Nhận thức về hỗ trợ tâm ly - xã hội cho nạn nhân bao lực gia đình dựa trên

hiểu biết về sang chắn tâm |ý :- 5+ 5e+ce+E‡EE‡EE2EEEEEE121121121121121211 2111 cu 28Tiểu kết chương 2 2 1 SSeEE92E12E1571711211211271711211211 1111.11.11 ree 30CHUONG 2: TO CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1 Vài nét về địa ban và khách thé nghiên CUt cececescescssessessessesesesesesseeseeseees 31

2.1.1 Địa bàn nghiÊH CỨPH Sàn HH nh ngàn Hàng cho 31

Trang 7

2.1.2 Khách thể nghién CỨM - 2-55 EEEEEE2E12111111121121121121121 111k 312.2 Tổ chức nghiên cứu - ¿+2 + %2 E£EE£EE£EEEEE2E1211211211211111112117111111e 111 creu 332.2.1 Tổ chức nghiên cứu Ip ÏHẬN 5-55 SE EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrree 332.2.2 Tổ chức nghiên cứu thực tiỄN 55-55 5s+EEEE E121 Ecrrrreg 33

2.3 Phương pháp nghién CỨU - - 5 + 1119k v11 ng HH Hàng ghe 34

2.3.1 Phương pháp nghiên CứỨU tài HIỆH cành nh hi grey 34

2.3.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - 25c ccc‡ceEeESEEzErEerkerkervee 34

2.3.3 Phương pháp thảo luận HHÓIH - cv kh kg vn ven 37

2.3.4 Phương pháp phỏng VAN SAU seecsesssesssesssessesssesssesssssssssesssessssssusssesssecsessesssees 38Tiểu kết Chương 2 - ©2222 2EE92EEE231271122121127112712117112711211211 11.2 te 38

CHUONG 3 KET QUÁ NGHIÊN CỨU THUC TIEN 2- 25 39

3.1 Thực trạng nhận thức về hỗ trợ tâm lý - xã hội cho nạn nhân bạo lực gia đìnhdựa trên hiểu biết về sang chấn -©sSE9E2EE2EE2E12E1217157121221711211 21.21 crk 39

3.1.2 Nhận thức về hỗ trợ tâm ly dựa trên sự hiểu biết về Sang chan TIC theo khung

lý thuyết AR của HAGAP veccescessesscessessessesssessessessssssessesseesusssessessessessessessessuesesseeseasen 40

3.1.3 Nhận thức về 6 nguyên tắc của hồ trợ có sự hiểu biết về sang chan tâm lý TIC.41

3.2 So sánh nhận thức về hỗ trợ tâm lý - xã hội cho nạn nhân bạo lực gia đình dựa

trên hiểu biết về sang chan giữa các nhóm khách thỂ 2: 2 22 2+sz+s+£x£xe# 43

3.3 Thực trạng năng lực hỗ trợ tâm lý - xã hội cho nạn nhân bạo lực gia đình dựa

trên hiệu biết về sang chân - 2-22 2222 2EE22312211221122122112711271211 2112112 te 49

3.4 So sánh năng lực hỗ trợ tâm lý - xã hội cho nạn nhân tâm lý - xã hội cho nạn

nhân bạo lực gia đình dựa trên hiểu biết về sang chan giữa các nhóm khách thể 50Tiểu kết chương 3 - - 2 25s St2EE2EEEEEEEE1E112112112111111111 1111112111111 11 rru 59

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 2-52 Ss 9S E2 2E1221211211211 111121 re,61

1 KẾ ain coe cccceccccecssessecssessessecsssssssessessessussssssessessessusssessessussssssessessessessiessersesseeees 612 Kiến nghị, -¿- ¿5c c1 1EE1511211211211 11111111111 211111111 11111 1 1101111 errau 62DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-©52225222+2£++2zz£xzzzxcze 64

PHU LJỤC - 2-5221 2219211221127122112112711211211111211211211112111 11.11 70

Trang 8

DANH MỤC BANG

Bảng 2.1 Phân bố khách thé theo địa bàn nghiên cứu -2- ¿5255 31Bảng 2.2 Một số đặc điểm của khách thé nghiên cứu -: 2¿ ¿z5 32Bảng 3.1 Kết quả nhận diện các hình thức bao lực gia đình ‹ -+++5 39

Bảng 3.2 Kết quả nhận thức về hỗ trợ tâm ly dựa trên sự hiểu biết về Sang chấn TIC

theo khung lý thuyết 4R - - ¿52-52 %2 E9 EEEEEE121121121121121111111111E 1111 xe 40Bảng 3.3 Kết quả nhận thức về 6 nguyên tắc cốt lõi cần áp dụng trong thực hiện các

hoat 0910015815:15809)19ã09;190iii40 0 42

Bảng 3.4 So sánh nhận thức về bạo lực gia đình giữa các nhóm - 43

Bang 3.5 So sánh nhận thức về các tác động của sang chan tâm lý (R1) giữa các

Bảng 3.7 So sánh nhận thức về cách thức hỗ trợ với người bị sang chan tâm lý (R3)

fea Li: Meron 010(0) 00 01 1 +4 À 46

Bang 3.8 So sánh nhận thức về giảm thiểu tai sang chan (R4) giữa các nhóm 47

Bảng 3.9 Tự đánh giá tất cả các năng lực - ¿52 tt E2 2 EEEEEEEetkerrrrex 49

Bảng 3.10 Năng lực nhận biết Bạo lực gia đình - c s2 2tr se 50

Bảng 3.11 Năng lực Hỗ trợ tâm lý - ¿2 SSzSE2E9E2EE2E2EE1212121212121 21212 Ex 51

Bảng 3.12 Nang lực hỗ trợ nguyên tắc an toan eecceccesssesssesssessessesssesssesseesseeeseen 52Bang 3.13 Năng lực hỗ trợ nguyên tắc minh bạch - 2 52+2+s+£xerxzzzzxed 53Bang 3.14 Năng lực hỗ trợ đồng đắng - S1 SE E2 2 21212121 EEcree 54Bang 3.15 Năng lực thúc đây hợp tác :- 5s s22 EEEE E121 56Bảng 3.16 Năng lực trao quyÊn -2¿- ¿22x22 22E222122122112711271211 2211 211.22cee 57

Bang 3.17 Năng lực vận dụng chính sách, văn hóa va BIỚI 5+5 s++<<s5+ 58

Trang 9

MỞ DAU1 Lý do chọn đề tài

Báo cáo điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 với

gần 6.000 phụ nữ trong độ tuổi từ 15-64 cho thấy ở Việt Nam, hầu hết bạo lực đốivới phụ nữ là do chồng gây ra, 31,6% phụ nữ bị bạo hành ít nhất một lần với mộtloại hình bat kỳ trong 12 tháng qua, và 62,9% bị bạo hành ít nhất một lần trong đời.Tại Yên Bái, theo thống kê trong 4 năm qua (số liệu từ ngày 01/01/2018 đến31/12/2021), Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Yên Bai đã thụ lý 8.929 vụ việc ly hôn,

trong đó có 6.777 vụ ghi nhận do mâu thuẫn gia đình và 233 vụ ghi nhận do bạo lực

gia đình (Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội, 2019) Có thé thấy, bạo lực giađình, đặc biệt là bạo lực với phụ nữ, là một vẫn đề xã hội cấp thiết cần được quantâm, hỗ trợ giải quyết.

Khi mâu thuẫn trong gia đình trở nên gay gắt dẫn tới xung đột, bạo lực, thìthành viên các tổ chức xã hội sẽ là những người thực hiện công tác hòa giải, can

thiệp và hỗ trợ Tùy vào mỗi cộng đồng, địa phương, đó có thé là ban công tác mặt

trận, có thể là một “Ban hòa giải” hay “Ban phát triển thôn”, hoặc các tổ chức thuộc

các chương trình dự án chuyên về phòng ngừa bạo lực gia đình, các tô nhóm “phản

ứng nhanh” Các thành viên của các tổ nhóm này thường là những người được

người dân trong thôn bản bầu ra, có uy tín, có thời gian và tâm huyết Tuy nhiên,

khi đã xảy ra bạo lực, hòa giải có thể không giải quyết được vấn đề Khảo sát do

Cục trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp tiễn hành chỉ ra rằng, hầu hết nạn nhân được

phỏng vấn cho biết họ bị bạo lực gia đình ít nhất 10 lần trong một năm và một nửatrong số đó nói rằng họ vẫn tiếp tục bị bạo hành sau khi hòa giải (Bộ Tư Pháp Cụctrợ giúp Pháp lý, 2012) Do đó, kiến thức để các ban hòa giải, các tổ phan ứngnhanh có thé phân biệt giữa “mâu thuẫn gia đình” với “bạo lực gia đình”, và khi nàohòa giải có tác dụng, cần hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực như thế nào cũng là những nộidung kiến thức cần trang bị cho các thành viên ban hòa giải, để tạo ra một hệ thống

phòng ngừa tai cơ sở đảm bao chat lượng và thuận tiện cho việc tiép cận người dân.

Trang 10

Đã có một số các chương trình dự án thực hiện ở một số địa ban nâng caonăng lực cho ban bảo vệ trẻ em hay tô hòa giải, chủ yếu tập trung vào một số kiếnthức về pháp luật như luật phòng chống bạo lực, luật bảo vệ và chăm sóc giáo dụctrẻ em, luật hôn nhân và gia đình cũng như một vài các kỹ năng về làm cha mẹ,công tác hòa giải, thuyết phục tại cộng đồng Trong đó, tổ chức Hagar International

có mặt tại Việt Nam từ năm 2009 Tại địa bàn Tỉnh Yên Bái, Hagar hỗ trợ Hội Phụnữ tỉnh Yên Bái thực hiện các hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, xâm hại và

bạo hành cũng như các hoạt động phòng ngừa Với bối cảnh thực tế ở địa bàn,Hagar đã xác định dé hỗ trợ cho nạn nhân bi bạo lực gia đình, cần thiết phải nâng

cao năng lực cho nhóm cộng tác viên, các thành viên tổ nhóm tại cấp thôn bản cũng

như các cán bộ cấp cơ sở (cấp xã) dé họ có các kiến thức và kỹ năng cần thiết đápứng các hỗ trợ ban đầu, khân cấp cũng như tham gia hiệu quả vào quá trình hỗ trợ

hậu sang chan cho các nạn nhân (Đài phát thanh truyền hình Yên Bái, 2023).

Chăm sóc/hỗ trợ dựa trên hiểu biết về sang chấn (trauma-informed care) tại

Hagar International là phương pháp dé khơi gợi các điểm mạnh của cá nhân Khiđược nhận sự chăm sóc dựa trên hiểu biết về sang chan, cá nhân có thé phục hồi tại

một cộng đồng an toàn và ở những nơi mà tại đó họ được hỗ trợ để có đủ khả năng

(empower) giúp hàn gắn (heal) Trang bị các kiến thức về TIC cho đội ngũ cán bộcấp xa va cap thôn là cần thiết dé có được nguồn nhân lực tại chỗ hỗ trợ hiệu quảcho nạn nhân, đảm bảo tránh tai sang chấn tâm lý cho nạn nhân Tuy nhiên, dé day

mạnh công tác xây dựng năng lực cho tuyến cơ sở, cần có sự đánh giá thực trang

năng lực của các tô nhóm này tại cộng đồng, bao gồm cả nhận thức và mức độ tự tin

của họ với các kiến thức cần có trước khi tiến hành các hoạt động nâng cao năng lực

(Hagar International, 2019).

Với bối cảnh đội ngũ chuyên nghiệp hỗ trợ cho các nạn nhân trải qua bạo lực

ở Việt Nam còn thiếu và yếu, đặc biệt ở các tỉnh lẻ và tuyến cơ sở; việc sử dụng đội

ngũ cán bộ cơ sở sẵn có trong công tác hỗ trợ nạn nhân là điều cần thiết và việc

trang bi cho họ những kiến thức nền tảng về hỗ trợ dựa trên hiểu biết về sang chan

tâm lý để đảm bảo rằng sự trợ giúp thực sự mang lại an toàn và tránh những tác

Trang 11

động tiêu cực tái sang chấn cho người đã trải qua sang chấn tâm lý như các cá nhân

trải qua bạo lực gia đình Để có thể giúp nâng cao năng lực cho đội ngũ này, cần

thiết phải biết nhận thức của họ về TIC đang ở mức nào đề từ đó có các can thiệp,hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tổ nhóm này một cách phù hợp (Hagar

Thông qua việc tìm hiểu thực trạng nhận thức của các tô nhóm sẵn có tại cộng

đồng (cấp thôn, xã) về hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình dựa trên hiểu biết về sangchấn tâm lý, nghiên cứu nhằm đề xuất các hoạt động, các chương trình hỗ trợ nângcao năng lực cho các tô nhóm này, và các chương trình trợ giúp nạn nhân bạo lực

gia đình ở địa phương.

3 Đối tượng nghiên cứu

Mức độ và biểu hiện nhận thức về hỗ trợ tâm lý - xã hội cho nạn nhân bạo lực

gia đình dựa trên hiểu biết về sang chan tâm lý của thành viên các tổ nhóm tại cộngđồng thuộc tỉnh Yên Bái.

4 Khách thể nghiên cứu

- Thành viên các tô nhóm tai cộng đồng (Ban công tác mặt trận, Tổ hòa giải,tổ phản ứng nhanh/ Ban phát triển thôn bản) (các thành viên thường là trưởng thôn,bí thư thôn, đại diện các ngành đoàn thé HPN, DTN, HND, CCB, gia lang, người cóuy tin trong cộng đồng;

- Ban bảo vệ trẻ em/ Ban 138 cấp xã (lãnh đạo xã, đại diện các đoàn thé, HPN,

tư pháp, công an, trường học)

5 Pham vi nghiên cứu

- Gidi hạn dia bàn nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại 7 xã là các xã

thuộc vùng trung du miền núi thuộc huyện Y của tỉnh miền núi phía Bắc (X).

Trang 12

- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên

cứu mức độ, biểu hiện nhận thức của các khách thể nghiên cứu dựa trên các kiến

thức về TIC của Hagar International.

6 Nhiệm vụ nghién cứu

6.1 Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận

- Hệ thống hóa và xây dựng những van đề lý luận cơ bản của đề tài: Nghiên

cứu tài liệu nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan tới công tác hỗ trợ tâm lý

-xã hội cho nạn nhân bạo lực gia đình và phương pháp hỗ trợ dựa trên hiểu biết về

sang chắn tâm lý;

- Hệ thống hóa các chương trình thực hiện và thúc đây nâng cao năng lực hỗtrợ tâm lý - xã hội với các nhóm trợ giúp tại cộng đồng; Xem xét mức độ phù hợp

và bối cảnh hóa các tài liệu quốc tế mà tổ chức Hagar International đang áp dụng

dựa trên các chỉ số giám sát toàn cầu (global monitoring indicators), trong đó có

trường hợp Hagar Việt Nam.

6.2 Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn

- Xây dựng bộ công cụ nhăm đánh giá thực trạng năng lực của các tổ nhómsẵn có tại cộng đồng trong hỗ trợ dựa trên nhận thức về sang chấn;

- Tổ chức thực hiện khảo sát tại thực địa;

- Xu lý và phân tích thực trang năng lực của các tổ nhóm sẵn có tại cộng đồng

trong hỗ trợ dua trên nhận thức về sang chấn.

7 Câu hỏi nghiên cứu

- Mức độ nhận thức về hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân bạo lực dựa trên hiểu biếtvề sang chan tâm lý của các thành viên các tô nhóm tại cộng đồng hiện nay dangnhư thế nào?

- Tự đánh giá về kỹ năng thực hành của thành viên các tổ nhóm tại cộng đồng(tiếp nhận, xử lý ban đầu; báo cáo - chuyền tuyến) ở mức nào?

8 Giả thuyết khoa học

- Nhận thức về hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân bạo lực dựa trên hiểu biết về sangchan tâm ly cua các thành viên các tô nhóm tại cộng đồng là khá tốt Có sự khácbiệt giữa các nhóm khách thê theo các đặc điểm nhân khẩu.

Trang 13

- Tự đánh giá về kỹ năng thực hành của thành viên các tô nhóm tại cộng đồngở mức tương đối cao Có sự khác biệt giữa các nhóm khách thể theo các đặc điểmnhân khẩu.

9 Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau đây:

- Phương pháp Nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp Điều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp Thảo luận nhóm

- Phương pháp Xử lý số liệu thống kê toán học bằng phần mềm SPSS.

10 Cấu trúc luận văn

- Mở đầu

- Chương 1: Cơ sở lý luận về nhận thức về hỗ trợ tâm lý - xã hội cho nạn nhânbạo lực gia đình dựa trên hiểu biết về sang chấn tâm lý

- Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về nhận thức về hỗ trợ tâm lý - xã

hội cho nạn nhân bạo lực gia đình dựa trên hiểu biết về sang chan tam ly

- Kết luận và khuyến nghị

- Tài liệu tham khảo

- Phụ lục

Trang 14

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE NHAN THUC VE HỖ TRỢ TÂM LÝ

-XÃ HOI CHO NAN NHÂN BAO LUC GIA ĐÌNH DUA TREN HIẾU BIẾTVE SANG CHAN TAM LY

1.1 Tổng quan về đề tài nghiên cứu1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của WHO dựa trên đữ liệu từ năm 2000 đến năm 2018 cũng chỉ rarằng, bạo lực đối với phụ nữ ngày càng lan rộng ở các nước có thu nhập thấp và

trung bình thấp; có tới 37% phụ nữ sống ở các quốc gia nghèo nhất trên thế giới đãphải đối mặt với bạo lực từ chính chồng hoặc bạn trai; một số quốc gia, có tới 50%

phụ nữ phải trải qua tình trạng bạo lực Theo WHO, bạo lực từ bạn tình là “hìnhthức bạo lực phô biến nhất trên toàn cầu”, dé lại vết thương tâm ly cho ít nhất 641

triệu phụ nữ (World Health Organization, 2021).

Cac chuyén gia nhan thay, dai dich Covid-19 ở một khía cạnh nào do đã tac

động tới xu hướng bạo lực gia đình Ngày 7/5/2020, Tổ chức Y tế thế giới

(WHO) cho biết các dịch vụ trợ giúp khân cấp trên khắp châu Âu đã ghi nhận sốcuộc gọi liên quan tới bạo lực gia đình tăng đột biến trong bối cảnh các biệnpháp phong tỏa được áp đặt tại hầu khắp các nước trong châu lục (World Health

qua bạo lực gia đình ít nhất một lần trong đời— thường với những tốn thất nặng nềvề cá nhân, gia dinh-1 và xã hội (Charlene K Baker et al., 2010).

Nghiên cứu cho thấy bạo lực gia đình liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâmthần nghiêm trọng ở nạn nhân, đặc biệt là nhóm phụ nữ yếu thế (Natalie J Sokoloff

and Ida Dupont, 2005, Saltanat Childress, 2013, Danielle M Mitnick et al., 2021).

Trang 15

Do đó, nhiều chương trình hỗ trợ nạn nhân đặt mục tiêu trao quyền và phục hồi cơ

hội lựa chọn cho ho (Lisa A Goodman et al., 2015) Tuy nhiên, mức độ đạt được

mục tiêu này trong thực tế còn hạn chế (Shanti Kulkarni, 2019) Một số nghiên cứuchỉ ra rằng các chương trình đã chuyên từ định hướng thay đổi xã hội sang mô hìnhđịnh hướng dịch vụ, và thậm chí có thê tái tạo kiểu lạm dụng cưỡng bức đối với mộtsố nhóm nạn nhân (Katya Fels Smyth et al., 2006, Jill Davies and Eleanor Lyon,2013) Do đó, gần đây có xu hướng kêu gọi đổi mới các dich vụ theo hướng tậptrung vào nạn nhân, áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên hiểu biết về sang chấn

(TIC) để hỗ trợ tốt hơn nhu cầu sức khỏe tâm thần của họ (Shanti Kulkarni, 2019).

Nghiên cứu của Emilomo Ogbe và cộng sự (2020) đã cho thấy hầu hết cácnghiên cứu ổi trước đều mang đến sự cải thiện về hỗ trợ xã hội và/hoặc kết quả sức

khỏe tinh thần của nạn nhân, nhưng có ít bằng chứng về tác động của chúng đối với

việc giảm bạo lực hay tăng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe (Emilomo Ogbe etal., 2020).

Một nghiên cứu dài hạn đầu tiên về TIC của SAMSHA cho thấy những thân chủđược điều trị với TIC có những cải thiện nhỏ nhưng kha đáng kê về kết qua sức khỏetâm thần và triệu chứng sang chấn tâm lý so với cách trị liệu thông thường Tuy nhiên,nghiên cứu cũng cho thấy phương pháp này không có tác dụng với những người lạm

dụng chat gây nghiện (Allison J Taylor et al., 2011, SAMSHA, 2015).

Nghiên cứu của Wilson, Fauci va Goodman (2015) đã thực hiện những đánh

giá định tính khá tổng quan về áp dung TIC trong các chương trình hỗ trợ nạn nhân

bạo lực gia đình (Joshua M Wilson et al., 2015) Kết qua cho thấy, các nguyên tắcTIC áp dụng trong bối cảnh bạo lực gia đình cũng tương đối nhất quán với lý thuyết

về TIC ở các hệ thống dịch vụ hỗ trợ con người khác nhau (Denise E Elliott et al.,

2005) (SAMSHA, 2014).(Các chương trình về bạo lực gia đình áp dụng các nguyên

tắc TIC nhằm nhắc lại và làm sống động những cam kết lâu dài của các chươngtrình đối với hạnh phúc của thân chủ (Joshua M Wilson et al., 2015).

Nghiên cứu của Pamela Ponic và cộng sự (2018) cho thấy sự cần thiết của việcáp dụng phương pháp TIC dé giảm thiểu những nguy hại có thé xảy ra bao gồm cả

10

Trang 16

tái sang chấn với những nạn nhân trong quá trình nhận hỗ trợ (Pamela Ponic et al.,2016) Nghiên cứu cho thấy các tác động gây sang chấn của bạo lực có những ảnhhưởng lâu dai đối với nạn nhân, cho dù bạo lực đang diễn ra hay đã xảy ra trong quákhứ Trong quá trình các hệ thống hay cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ và tương tácvới nạn nhân mà thiếu sự hiểu biết về các tác động phức tạp và lâu dài của bạo lực

và sang chan tâm lý, họ có nguy cơ gây thêm tốn thương cho nạn nhân Điền hình là

ví dụ về việc nạn nhân, dù là người lớn hay trẻ em, phải kê lại câu chuyện của mìnhcho nhiều bên trong hệ thống dịch vụ hỗ trợ khác nhau sẽ bị nguy cơ tái sang chấntừ việc phải ké lại đó (Jodie Valpied et al., 2014) Các cách tiếp cận dựa trên hiểubiết về sang chấn và bạo lực là các chính sách và thực tiễn liên quan đến việc cungcấp dịch vụ và chương trình mà - đặc biệt khi chúng cũng dựa trên hiểu biết về bạo

lực - hoạt động dé giam thiểu tổn thương cho nạn nhân bạo lực, và hỗ trợ chữa lành

và mang lại công bang cho người bị hai (Pamela Ponic et al., 2016).

Trong cuốn Retraumatization của Melanie và cộng sự, các tác giả cho rằng

trong quá trình cung cấp trị liệu cho các cá nhân trải qua sang chấn tâm lý, nếu

không cần trọng có thé có các kích hoạt xuất phat từ các sang chan tâm lý trong quakhứ khiến họ bị tái sang chấn tâm lý (Melanie P Duckworth and Victoria MFollette, 2012) Việc kiểm soát các kích hoạt này cần có sự hiểu biết về những sang

chân tâm lý mà khách hàng đã trải qua (Kirsten Wright and Nicola Laurent, 2021)

1.1.2 Các nghién cứu trong nước

Kết quả điều tra quốc gia về Bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019cho thấy có khoảng 62,9% phụ nữ từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực thé xác,tinh dục, tinh thần, kinh tế hay kiểm soát hành vi do chồng/bạn tình gây ra trong

đời; tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực trong 12 tháng qua là 31,6%; hơn một nửa phụ nữ có

chồng/bạn tình (52,9%) đã phải chịu đựng ít nhất một hình thức bạo lực thể xác,

tình duc và/hoặc tinh thần do chồng/bạn tình hiện tại hoặc trước đây gây ra Trong

số 62,9% phụ nữ từng chịu bạo lực gia đình, có đến 76% thường bị đe dọa nguy

hiểm, 79% thường bị đá, kéo lê, đánh đập nhiều lần, 75% nhiều lần bị chồng ép

quan hệ tình dục, 86% thường bị xúc phạm Theo kết quả điều tra quốc gia năm

11

Trang 17

2021, 32% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục; 90,4% phụ nữ bịchồng bạo lực thé xác hoặc tinh dục không tìm kiếm sự giúp đỡ; chỉ 4,83% tim kiếmsự giúp đỡ của công an (Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội, 2019), (Vụ Thống

kê Xã hội và Môi trường, 2010).

Tại Việt Nam, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực từ tháng7.2008, sửa đổi b6 sung trong năm 2022 và hiệu lực 1/7/2023 thé hiện mức độ quantâm của nhà nước dé ngăn chặn và giải quyết van đề này (Quốc hội CHXHCN ViệtNam, 2022) Nhìn vào các con số, có thé thấy số vụ bạo lực gia đình được báo cáo

có giảm qua các năm, ví dụ: số vụ bạo lực gia đình giảm dần qua các năm: năm2009 là 53.206 vụ, 2015: 20.108 vụ va 2019: 8.176 vụ (Vụ Thống kê Xã hội và

Môi trường, 2010, Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội, 2019)

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hồng dưới góc độ công tác xã hội11/2019 về địa chỉ tin cậy ở thành phố Hải Phòng cho thấy thành phố Hải Phòng có

tới 3822 “Dia chi tin cậy” ở cộng đồng, 500 nhóm va 110 mô hình câu lạc bộ

phòng, chống bạo lực gia đình tại 100% xã, phường, thị tran (Nguyễn Thị ThúyHồng, 2018) Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, dù các vụ bạo lực có giảm đi,

song số nạn nhân đến với dia chỉ rat ít do hoạt động của “Dia chỉ tin cậy” chưa hiệuquả, chưa đáp ứng được nhu cầu của nạn nhân, gia đình và cộng đồng Cách tiếp

cận, can thiệp của “Dia chỉ tin cậy” chỉ dừng lai ở biện pháp ngăn chặn tạm thời mà

chưa có cách tiếp cận tham vấn cho gia đình, trị liệu gia đình trong phòng, chống

bạo lực gia đình, chưa có biện pháp trợ giúp, hỗ trợ nạn nhân, gia đình và cộng

đồng trong phòng, chống bạo lực Bên cạnh đó, chính quyền địa phương chưa thựcsự chú trọng đến hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình trong đó có hoạt động

của “Dia chỉ tin cậy” Công tác lãnh đạo, chi đạo hoạt động “Dia chỉ tin cậy” còn

yêu Điều này thê hiện qua việc hàng năm không có báo cáo, tổng kết đánh giá hoạtđộng, và các chủ địa chỉ không nhận được hỗ trợ năng lực Một hạn chế là nhânviên hoạt động dựa trên kinh nghiệm cá nhân chứ không được tập huấn kiến thức vàkỹ năng về phòng chống bạo lực gia đình Do thiếu hiểu biết về pháp luật, kiến thức

và kỹ năng tư vân, xử ly các vụ việc của các chủ địa chỉ còn hạn chê Do đó, nan

12

Trang 18

nhân đến địa chỉ tin cậy chưa được tư vấn đầy đủ kiến thức pháp luật và kỹ năngphòng chống bạo lực gia đình (Nguyễn Thị Thúy Hong, 2018).

Tại Yên Bái, trong những năm trước, Hội phụ nữ đã đồng loạt triển khai địa

chỉ tin cậy tới tất cả các xã phường thị trấn Địa điểm có thể là UBND xã, CA xãhoặc gia đình của một cán bộ HPN tại địa bàn Tuy nhiên, với nguồn lực hạn hẹp

nên việc duy tri các địa chỉ tin cậy còn gặp nhiều khó khăn: “HPN nỗ lực trang bicác kiến thức về pháp luật cũng như một số kỹ năng cơ bản thông qua các câu lạc

bộ để truyền đạt tới các thành viên trong công tác hỗ trợ nạn nhân, chị em phụ nữbị bạo lực gia đình có thể đến để tìm nơi tạm lánh trong lúc khẩn cấp Tuy nhiên,cũng khó khăn là địa chỉ ở đó chị em biết thì người gây bạo lực cũng biết và họ cóthé đến gây phiên hà cho chính gia đình đang cưu mang người bị bạo luc.” (Chị

Phương, HPN Tỉnh) Cũng chính vì vậy, cùng chương trình mục tiêu của hội phụ

nữ, trong đó có một phần hỗ trợ của tổ chức HI, Tỉnh Yên Bái đã thành lập được186 tô phản ứng nhanh để hỗ trợ các trường hợp bị bạo lực đến được nơi tạm lánh

an toàn hơn Thành viên của tổ phản ứng nhanh chủ yếu vẫn là các thành viên trong

ban 138 bao gồm lãnh đạo các ban ngành đoàn thé ở cấp xã và họ cũng tham gia tôhòa giải ở thôn bản Các thành viên của các tô nhóm này là đại diện của thôn bảnnhư các thành viên ban phát triển thôn, các đoàn thé và đóng vai trò ở tổ hòa giải.

Thực tế, với các dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp còn rất hạn chế hoặc không có sẵn ở

cấp cơ sở, việc phát huy vai trò của các tô nhóm tại cộng đồng vẫn là điều cần thiết.

Nếu tra cứu trên google với cụm từ “bạo lực gia đình” + “tổn thương tâm lý”sẽ có khoảng 12.000 kết quả hiện ra; tuy nhiên, nếu lựa chon “sang chan tâm lý” +

“bạo lực gia đình” + “tái sang chan”, kết quả tới thang 11/2023 chi ra được 8 kếtquả bao gồm cả bạo lực học đường và có một nghiên cứu của Lưu Thị Lịch và TrầnThu Hương có tiêu đề “Tiếp cận dựa trên hiểu biết về sang chan tâm lý của nan

nhân bị mua bán trong các vụ án mua bán người” năm 2021 cùng với một bài báo

của Trần Thu Hương cùng tiêu đề “Tiếp cận dựa trên hiểu biết về sang chan tâm lý

của nạn nhân bị mua bán trong các vụ án mua bán người” đã được đăng trên Tạp chí

Khoa học Kiểm sát số chuyên dé 02 (49/2021 Chỉ có một số ít các tài liệu, bai báo

đê cập tới các vân đê có thê gây tái sang chân cho những nạn nhân bị bạo lực gia

13

Trang 19

đình, ví dụ như tổ chức Blue Dragon tại Việt Nam, với tài liệu truyền thông “V]SAO NAN NHÂN SANG CHAN TÂM LY KHONG NÊN TIẾP XÚC VỚITRUYEN THONG” dang tai trén trang web cua tô chức dé cập tới việc trẻ bị bạolực có thé bị tái sang chấn khi phải kể lại hoặc nghe lại câu chuyện của mình (LưuThị Lịch & Tran Thu Hương, 2021).

Nếu tra cứu “hỗ trợ dựa trên hiểu biết về sang chấn”, có 249 kết quả chủ yếulà các bài báo về các hội thảo từ 2018-2019 trở lại đây và hầu hết là có sự tô chức,tham gia hoặc liên quan tới sự chia sẻ từ tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam Năm

2019, Hagar Việt Nam đã tham gia tô chức diễn đàn “Hàn gắn cộng đồng qua cáchhỗ trợ dựa trên hiểu biết về Sang chấn” diễn ra tại Trường Đại học KHXH&NV

Theo Từ điển của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA Dictionary), nhận thức

là “tất cả các hình thức hiéu biết và nhận thức, chăng hạn như nhận diện, hình dung,

ghi nhớ, lý luận, phán đoán, tưởng tượng và giải quyết vấn đề Cùng với cảm xúc(affect) và sự kết hợp (conation), nó là một trong ba thành phần được xác định theotruyền thống của tâm trí.”

Hay trong từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê năm 2003 định nghĩa“Nhận thức là một quá trình hoặc kết quả của sự phản ánh và tái hiện hiện thực và

trong tư duy, là quá trình con người nhận biết, hiểu biết về thế giới quan hoặc kết

quả của quá trình đó”.

Thông qua nhận thức, con người nhận biết về cuộc sống và hiểu biết về thếgiới, từ đó con người lam chủ được thiên nhiên, xã hội va tác động vao thế giới mộtcách phù hợp nhất, dé đem lại hiệu quả cao nhất dé tôn tại và liên tục phát triển.

14

Trang 20

Tuy thuộc vào mục đích nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đưa ra cách định

nghĩa khác nhau về khái niệm nhận thức Nhưng tất cả khái niệm nhận thức đều đềcập đến khả năng phản ánh các sự vật, sự việc của con người một cách tích cực,

khách quan thông qua các hoạt động thực tiễn.

1.2.2 Hỗ trợ tâm lý - xã hội

Theo Từ điển APA, thuật ngữ “tâm lý - xã hội” mô tả sự giao thoa và tương

tac của các ảnh hưởng xã hội, văn hóa và môi trường lên tâm trí và hành vi.

Tâm lý - xã hội được định nghĩa là “mối quan hệ năng động tôn tại giữa cáctác động tâm lý và xã hội, mỗi tác động liên tục tương tác và ảnh hưởng đến tác

động khác” (Save the Children, 2005).

Trong cuốn Psychosocial interventions A Handbook, thuật ngữ “tâm lý - xã

hội” dùng để chỉ mối quan hệ năng động giữa khía cạnh tâm lý của một con ngườivà khía cạnh xã hội của con người Khía cạnh tâm lý bao gồm các quá trình nội tâm,cảm xúc và suy nghĩ, cảm xúc và phản ứng, và khía cạnh xã hội bao gồm các mốiquan hệ, mạng lưới gia đình và cộng đồng, các giá trị xã hội và thực hành văn hóa.Do đó, “Hỗ trợ tâm lý - xã hội” đề cập đến các hành động nhằm giải quyết cả nhu

cầu tâm lý và xã hội của cá nhân, gia đình và cộng đồng (The International RedCross and Red Crescent, 2021).

“Khung tâm lý - xã hội năm 2005 - 2007” của Liên đoàn Chữ thập đỏ quốc tế

(IFRC) định nghĩa hỗ trợ tâm lý - xã hội là “một quá trình tạo điều kiện cho khả

năng phục hồi của các cá nhân, gia đình và cộng đồng”, giúp các gia đình phục hồisau tác động của khủng hoảng và đối phó với những sự kiện như vậy trong tươnglai Bằng cách tôn trọng sự độc lập, nhân phâm và cơ chế ứng phó của các cá nhânvà cộng đồng, hỗ trợ tâm lý - xã hội sẽ thúc đây việc khôi phục sự gắn kết và cơ sởhạ tầng xã hội (The International Red Cross and Red Crescent, 2021).

Nói cách khác, hỗ trợ tâm lý - xã hội giúp mọi người phục hồi sau khi khủnghoảng làm gián đoạn cuộc sống của họ Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ đã

thực hiện các can thiệp hỗ trợ tâm lý - xã hội dựa vào cộng đồng, tập trung vao việc

tăng cường môi liên kêt xã hội của người dân trong các cộng đông bị ảnh hưởng,

15

Trang 21

băng cách cải thiện phúc lợi tâm lý - xã hội của các cá nhân và của cộng đồng nóichung Cách tiếp cận này dựa trên ý tưởng rằng nếu mọi người được trao quyền déchăm sóc bản thân và lẫn nhau, thì sự tự tin và nguồn lực của cá nhân và cộng đồngsẽ được cải thiện Ngược lại, điều này sẽ khuyến khích sự phục hồi tích cực vả tăng

cường khả năng của họ để đối phó với những thách thức trong tương lai (The

International Red Cross and Red Crescent, 2021).

Hỗ trợ tâm lý - xã hội vừa mang tính phòng ngừa, vừa mang tính can thiệp.

Tính phòng ngừa của hỗ trợ tâm lý - xã hội thé hiện ở khả năng làm giảm nguy cơ

phát triển các vấn đề về sức khỏe tâm thần Tính can thiệp giúp các cá nhân và cộngđồng khắc phục và giải quyết các van dé tâm lý - xã hội có thé nảy sinh do cú sốc và

ảnh hưởng của khủng hoảng Hai khía cạnh hỗ trợ tâm lý - xã hội này góp phần xâydựng khả năng phục hồi khi đối mặt với những khủng hoảng mới hoặc những hoàncảnh sống đầy thử thách khác (The International Red Cross and Red Crescent,

Hướng dẫn của Bộ Y tế New Zealand (2007) về cung cấp hỗ trợ tâm lý - xãhội sau các sự kiện khẩn cấp nêu ra các nguyên tắc được xác định từ việc xem xéttài liệu để mô tả các phản ứng có thể xảy ra nhất của các cá nhân và cộng đồngtrong các sự kiện khân cấp, đồng thời cung cấp hướng dẫn về mức độ can thiệp đãđược chứng minh là hữu ích nhất cho những người gặp phải các phản ứng namngoài phạm vi dự kiến, về cường độ hoặc thời gian (Ministry of Health - NewZealand, 2007) Những nguyên tắc này bao gồm:

1 Hầu hết mọi người sẽ trải qua một số phản ứng tâm lý - xã hội, thường là

trong phạm vi có thể kiểm soát được Một số có thể biểu hiện những phản ứng cực

đoan hơn trong ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn.

2 Hầu hết mọi nguoi Sẽ hồi phục sau một sự kiện khẩn cấp nếu có thời gian vàsự hỗ trợ cơ bản.

3 Có mối liên hệ giữa yếu tố tâm lý - xã hội của quá trình phục hồi và các yếutố phục hồi khác.

16

Trang 22

4 Hỗ trợ trong trường hợp khân cấp phải hướng tới việc đáp ứng các nhu cầu

cơ bản.

5 Cần cung cấp sự liên tục từ tự lực đến các hình thức hỗ trợ chuyên sâu hơn

trong khuôn khô giới thiệu và đánh giá rõ ràng.

6 Những người có nguy cơ cao trong trường hợp khan cấp có thé được xácđịnh và cung cấp các dịch vụ tiếp theo do các nhà cung cấp cấp cộng đồng được đào

tạo và phê duyệt cung cấp.

7 Các chương trình tiếp cận, sàng lọc và can thiệp đối với sang chấn hoặc cácvân đề liên quan phải phù hợp với thực tiễn và tiêu chuẩn đạo đức hiện hành.

8 Các hoạt động có sẵn là một phần quan trọng trong việc lập kế hoạch phục

hồi tâm lý - xã hội hiệu quả.

9 Mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan, việc lập kế hoạch và thông nhất hợp

lý về các chức năng phục hồi và ứng phó tâm lý - xã hội là rất quan trọng.

¢ MEALTW CARE+

a "Ro, wer’ ¿ø& EcTive enviROTM att bare À :

-Se 2 SMÔI TRƯỜNG BẢO Yin #= = ==

+ “——_——

Hình 1 Khung ly thuyết hỗ trợ tâm ly - xã hội và điều trị sức khỏe tâm than (The

International Red Cross and Red Crescent Movement’s Mental Health and

Psychosocial Support Framework - Psychosocial Support IFRC (pscentre.org))

(The International Red Cross and Red Crescent, 2021)

17

Trang 23

1.2.3 Bao lực gia đình và bạo lực gia đình doi với phụ nữ

Bạo lực gia đình có thé được hiểu là việc một người trưởng thành lạm dụng

quyền lực trong mối quan hệ nhằm kiểm soát người khác, là việc thiết lập sự kiểm

soát và sợ hãi trong một mối quan hệ thông qua bạo lực và các hình thức lạm dụng

khác Bạo lực gia đình có thể thông qua các hình thức tấn công thể chất, lạm dụng

tâm lý, lạm dụng xã hội, lạm dụng tài chính hoặc tấn công tỉnh dục.

Đạo luật Bảo vệ Phụ nữ khỏi Bạo lực Gia đình năm 2005 quy định rằng bắt kỳhành động, hành vi cố ý hay vô tinh nào gây tồn hại/thương tích hoặc có khả năng

gây tôn hại/thương tích sẽ bị pháp luật coi là bạo lực gia đình Ở Việt Nam, theoKhoản 2, Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật số 13/2022/QH15 năm

2022, Bao lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tốn hại hoặccó khả năng gây ton hại về thé chat, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác tronggia đình Hành vi bạo lực gia đình cũng được áp dụng đối với thành viên gia đìnhcủa vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống vớinhau như vợ chồng (Quốc hội CHXHCN Việt Nam, 2022).

Hiện nay, chưa có định nghĩa nào được chấp nhận rộng rãi về bạo lực đối vớiphụ nữ Một số nhà hoạt động nhân quyền thường định nghĩa một cách bao quát

hơn về bạo lực gia đình đối với phụ nữ, gồm “bạo lực mang tính cơ cấu” như nghèo

đói và khả năng tiếp cận y tế và giáo dục không bình đăng Một số chuyên gia thuộccác lĩnh vực khác lại lập luận về một định nghĩa hẹp hơn dé không làm mất đi khảnăng mô tả thực sự của thuật ngữ này Do đó, nhu cầu phát triển các định nghĩa cụthể đã được thừa nhận để nghiên cứu và giám sát, ứng dụng đa văn hóa hiệu quả

Tuyên bố của Liên hợp quốc về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (The United

Nations Declaration on the Elimination of Violence against Women) năm 1993 đã

định nghĩa bao lực đối với phụ nữ là “bat ky hành vi bao lực trên cơ sở giới nào dẫn

đến hoặc có khả năng dẫn đến tôn hại/đau khổ về thé chat, tình dục, tâm lý cho phụ

nữ, bao gồm cả việc đe dọa những điều đó, hành vi ép buộc hoặc tước đoạt tự do

18

Trang 24

một cách tùy tiện, dù xảy ra ở nơi công cộng hay trong đời sống riêng tư” (Lars

Adam Rehof, 2021).

Định nghĩa này dé cập đến nguồn gốc bao lực dựa trên giới, thừa nhận rang

“bạo lực đối với phụ nữ là một trong những cơ chế xã hội quan trọng mà qua đó phụnữ bị buộc phải vao vi trí phụ thuộc so với nam giới” Nó mở rộng định nghĩa về

bạo lực băng cách bao hàm cả những tôn hại về thé chất và tâm lý đối với phụ nữ,cũng như các hành vi trong đời sống riêng tư và công cộng Tuyên bố của Liên hợp

quốc cũng định nghĩa bạo lực đối với phụ nữ bao gồm nhưng không giới hạn ở ba

lĩnh vực: bạo lực xảy ra trong gia đình, trong cộng đồng nói chung và bạo lực do

Nhà nước gây ra hoặc dung túng.

Bạo lực gia đình, như được định nghĩa trong Tuyên bố này, bao gồm bạo lựcdo bạn tinh và các thành viên khác trong gia đình gây ra và được biểu hiện thông

- Bao hành thé xác như tát, đánh đập, vặn tay, dam, bóp cô, thiêu, đá, đe dọabằng đồ vật hoặc vũ khí, giết người Nó cũng bao gồm các tập tục truyềnthống có hại cho phụ nữ như cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ và thừa kế vợ (tập tụcchuyên một góa phụ và tài sản của cô ấy cho anh/em trai của người chồng đã

- Lam dụng tinh dục như ép buộc quan hệ tinh dục thông qua de dọa, ham dọahoặc dùng vũ lực, ép buộc có hành vi tình dục không mong muốn hoặc ép

buộc quan hệ tình dục với người khác.

- Lam dụng tâm lý bao gồm hành vi nhằm mục đích đe đọa và ngược đãi, dướihình thức đe dọa bỏ rơi hoặc lạm dụng, nhốt trong nhà, giám sát, đe dọa tước

quyền nuôi con, phá hủy đồ vật, cô lập, gây hắn bằng lời nói và thường xuyênsỉ nhục.

- Lam dụng kinh tế bao gồm các hành vi như từ chối cấp vốn, từ chối đóng góptài chính, từ chối cung cấp thực phẩm và các nhu cầu cơ bản, kiểm soát khả

năng tiêp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, việc làm, v.v.

19

Trang 25

Tuyên bố của Liên hợp quốc về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ cũng khắngđịnh: “Bao lực đối với phụ nữ là biéu hiện của mối quan hệ quyền lực bất bình đăngmang tính lịch sử trong mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới, dẫn đến sự thống trịvà phân biệt đối xử của nam giới đối với nữ giới và ngăn chặn quyền được tiến bộ

hoản toàn của phụ nữ ”

Theo Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, “Bạo lực đối vớiphụ nữ là van nạn ở moi quốc gia và nền văn hóa, dé lại những vết sẹo khó lành đối

với hàng triệu phụ nữ và gia đình của họ”.

1.2.4 Sang chấn tâm lý và tái sang chan tâm lý

Trong ngôn ngữ hàng ngày, “sang chấn” thường được sử dụng để chỉ một sựkiện gây sốc hoặc gây căng thăng Tuy nhiên, trong bối cảnh khoa học tâm lý, cần

phải hiểu rằng “sang chan” dé cập đến sự căng thắng cực độ lấn at khả năng ứng

phó của một cá nhân Các chuyên gia trong lĩnh vực này định nghĩa sang chấn tâm

lý theo những cách khác nhau.

Theo hiệp hội Tâm lý học Hoa kỳ APA, sang chan tâm lý là một dạng tônthương về mặt tâm trí do người bệnh đã phải trải qua một sự kiện đau thương nào

đó trong quá khứ không thé xóa bỏ Tình trạng này kéo dài làm anh hưởng đến chất

lượng đời sống và tinh thần người bệnh tram trong, thậm chi có thể diễn tiễn suốt cảcuộc đời nêu không được điều trị đúng cách (Cris M Sullivan et al., 2018).

Sang chắn tâm lý là trải nghiệm độc nhất của cá nhân về một sự kiện hoặc tình

trạng lâu dài, trong đó: Khả năng nhận thức trải nghiệm cảm xúc của cá nhân bị suy

giảm, hoặc Cá nhân trải qua (một cách chủ quan) một mối đe đọa đối với tính mạng,tính toàn ven của cơ thé hoặc sự tỉnh táo (Laurie Anne Pearlman and Paula S Mac

lan, 1995).

Do đó, một sự kiện hoặc tình huống đau thương tạo ra sang chấn tâm lý khi nó

lấn át khả năng ứng phó của cá nhân và khiến người đó lo sợ về cái chết, sự hủydiệt, bị cắt xẻo hoặc rối loan tâm than Cá nhân có thé cảm thấy choáng ngợp về mặtcảm xúc, nhận thức và thé chất Các tình huống của sự kiện thường bao gồm lạmdụng quyền lực, phản bội lòng tin, bi mắc bay, bat lực, đau đớn và/hoặc mat mát

20

Trang 26

Định nghĩa về sang chan này khá rộng Nó bao gồm các phan ứng đối với cácsự cố nghiêm trọng xảy ra một lần như tai nạn, thiên tai, tội phạm, phẫu thuật, tửvong và các sự kiện bạo lực khác, đồng thời cũng bao gồm các phản ứng đối với

những trải nghiệm thường xuyên hoặc lặp đi lặp lại như lạm dụng trẻ em, bỏ bê, bạo

lực, đỗ vỡ/mất đi các mối quan hệ Tuy nhiên, định nghĩa này không cho phépchúng ta xác định liệu một sự kiện cụ thể có gây sang chấn hay không điều đó tùythuộc vào mỗi cá nhân trải qua sự kiện Định nghĩa này cung cấp kim chỉ nam cho

chúng ta về trải nghiệm của một cá nhân về các sự kiện và điều kiện trong cuộc

sông của họ.

Jon Allen (1995) cho rang có hai thành phan tạo nên trải nghiệm sang chan,bao gồm khách quan và chủ quan: “Chính trải nghiệm chủ quan về các sự kiện

khách quan đã cấu thành nên sang chấn Bạn càng tin rằng mình đang gặp nguy

hiểm thì bạn dễ bị sang chan Vé mat tam ly, điểm mau chốt của sang chan là cảmxúc dâng trào và cảm giác hoàn toàn bat lực Có thé có hoặc không có tôn thươngcơ thé, nhưng sang chan tâm ly đi đôi với biến đôi về sinh lý đóng vai trò chủ đạo

trong tác động dài hạn” (Jon G Allen, 1995).

Nói cách khác, sang chấn được xác định bởi trải nghiệm của cá nhân Haingười có thể trải qua cùng một sự kiện độc hại và một người có thể bị sang chan

trong khi người kia vẫn tương đối bình yên Không thé đưa ra những khái quátchung chung như “sự kiện X gây sang chấn cho tất cả những ai trải qua nó” hoặc“sự kiện Y không gây chan thương vì không có ai bị ton thương về thé chất” Ngoàira, các khía cạnh cụ thể của một sự kiện gây sang chấn sẽ khác nhau ở mỗi cá nhân.

Không thể cho rằng các chỉ tiết hoặc ý nghĩa của một sự kiện, chăng hạn như một

vụ tấn công bạo lực hoặc cưỡng hiếp, gây đau khổ nhất cho một người cũng sẽgiống như vậy đối với một người khác(Jon G Allen, 1995).

Sang chấn có nhiều dạng và có sự khác biệt lớn giữa những người trải quasang chấn Tuy nhiên vẫn có những điểm tương đồng về các yếu tô gây căng thăngcũng như kiểu phản ứng của cá nhân.

Có thé nói rang số người đã từng bị sang chan chắc chắn là đa số Chang hạn

như ở Việt Nam, chỉ với riêng bạo lực gia đình, đã có tới 62,9% phụ nữ báo cáo đã

21

Trang 27

từng ít nhất 1 lần trải qua bạo lực trong đời (Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường,2010, Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội, 2019), trong khi tại Mỹ, tỷ lệ phổbiến trong suốt cuộc đời do tiếp xúc với một sự kiện đau thương được ước tính là

50-89% dân số Mỹ (Dean G Kilpatrick et al., 2013) Một nghiên cứu quốc gia ởCanada cho thấy một nửa số phụ nữ Canada đã từng trải qua ít nhất một lần bạo lựcthé chất hoặc tình dục ở tuổi 16 (Pamela Ponic et al., 2016) O Ontario, khoang

31% nam và 21% nữ bi lạm dụng thân thé thời tho ấu và 13% nữ và 4% nam bị lamdụng tình duc (Harriet L MacMillan et al., 1997) Với tiền sử sang chan tâm lý, họ

thường sẽ tiếp cận với hệ thống chăm sóc sức khỏe (Kathleen A Martin Ginis et al.,2010)và xã hội dịch vụ (Heather Larkin and Jihyun Park, 2012) Do đó, các nhàcung cấp dịch vụ xã hội, chăm sóc sức khỏe và sức khỏe tâm thần phải có sự nhậnbiết, nhạy cảm về sang chấn (Sandra L Bloom and Brian Farragher, 2010).

Trong cuốn “Trauma-Informed Care in Behavioral Health Services củaSAMHSA, các tac động của sang chan tâm lý được dé cập như sau:

Sang chấn dẫn đến sự thay đôi về sinh lý thần kinh: gia tăng hoạt động củahạch hạnh nhân và các hormone căng thắng Những thay đổi sinh hoc này liên quanchặt chẽ đến rối loạn căng thăng sau sang chấn, rối loạn sử dụng chất gây nghiện vàcác bệnh tâm thần khác

Trong não bộ, hoạt động của hạch hạnh nhân gia tăng - cá nhân có thể bị mắckẹt trong trạng thái “chiến hay biến” Trạng thái này sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năngsuy nghĩ sáng suốt và kĩ càng, do vậy dé dẫn đến các hành vi không không mongmuốn Hồi hải mã với nhiệm vụ chuyền đổi trí nhớ ngắn hạn sang dài hạn có thé bịnhỏ lại, có thé khiến cho cá nhân đó gặp van đề về trí nhớ (Kevin M Sherin et al.,

2022), (SAMSHA, 2014).

Sang chan dé lai nỗi sợ hãi, do đó cá nhân đó trở nên rất nhạy cảm với cáckích thích bên ngoài, dễ căng thắng và bất an nhiều hơn, dé nhìn nhận một sự việc

mang tính đe dọa với bản thân hơn người khác (Wiktoria Kozlowska, 2020).

Khi “phan cứng” của não bộ bị thay đồi, các chức năng xã hội va tâm thần của

cá nhân sẽ bị ảnh hưởng Điêu này có thê gây ra các vân đê vê sức khỏe, các khó

22

Trang 28

khăn trong học tập, các kĩ năng giao tiếp và khả năng quản lý bản thân, cảm giác

thấp kém về giá trị bản thân, v.v.

Bên cạnh sang chấn, những nha cung cấp dich vụ hỗ trợ cũng cần có hiểu biết

về tái sang chấn Một thách thức lớn trong phân tích về “tái sang chân” là thuật ngữnày thiểu một định nghĩa nhất quán cũng như tính giá trị về mặt lâm sàng và thiếutính cấu trúc đối với bat kỳ định nghĩa được dé xuất nào (Melanie P Duckworth and

Victoria M Follette, 2012), (Sonja V Batten and James A Naifeh, 2012) Bản sửa

đổi của ấn ban lần thứ năm của Cam nang Chân đoán và Thống kê Rối loan Tamthần - cuốn sách được coi là hướng dẫn tham khảo chính cho các bác sĩ, nhà tâm lýhọc, nhân viên công tác xã hội trong việc xác định và điều trị các vẫn đề sức khỏetâm than - không hé dé cập đến “tái sang chấn”.

Các tài liệu chuyên ngành khoa học chính trị đã sử dụng định nghĩa về tái sangchấn là việc “tái kích hoạt” căng thắng Sau sang chấn do việc kế lại hoặc gắn kếtcảm xúc với câu chuyện về sang chấn trong quá khứ Theo định nghĩa này, sangchan trong quá khứ được hiểu theo nghĩa rộng: vi dụ, mọi người có thé bị ton

thương do chứng kiến, thực hiện hoặc trải qua bạo lực Leshner và Foy mô tả hiện

tượng này liên quan đến các sự kiện liên tiếp trong cuộc sống: “thuật ngữ sang chấn

đề cập đến hiện tượng tâm lý liên quan đến một trải nghiệm bat ngo, de doa tinh

mang hoặc mang tính kinh hoàng, thường kéo theo những ký ức và phản ứng gây

khó chịu Khi các cá nhân trải qua sang chấn hoặc sang chấn tâm lý nhiều lần,

người ta có thê nói rằng họ đã bị tái sang chân” (Anna F Leshner et al., 2012).

Follette và Duckworth (2012), trong cuốn sách về tái sang chan, cũng là cuốn

sách học thuật duy nhất về tái sang chân, định nghĩa nó là “các phản ứng, đáp ứngvà triệu chứng căng thăng sau sang chấn xảy ra do tiếp xúc nhiều lần với các sựkiện sang chan về thé chat, tâm lý hoặc cả hai”(Melanie P Duckworth and VictoriaM Follette, 2012) Ho chi ra rằng các sự kiện gây sang chan có thé bao gồm hành

hung, lạm dụng, tai nạn, hoặc thực hiện hoặc chịu các hành vi bạo lực Họ chỉ rõ

rang họ không sử dụng thuật ngữ “nỗi đau khổ xảy ra khi ké lại câu chuyện về chan

23

Trang 29

thương” - tức là quá trình tái kích hoạt mà Leshner và các cộng sự nói đến (Anna F

Leshner et al., 2012).

Alexander (2012) khang định tái sang chan xảy ra khi một người trải nghiệmlại một sự kiện gây sang chấn tâm lý trước đó, có thể là có ý thức hoặc vô thức.Điều này có thé được gây ra bởi các yếu tô gây căng thang giống với môi trường

hoặc hoàn cảnh của tổn thương ban đầu, chăng hạn như mùi, không gian vật lý, ánh

sáng, hình ảnh, ký ức, hoặc thậm chí một mối quan hệ mới mô phỏng một mối quanhệ gây sang chan tâm lý trước đây (Pamela C Alexander, 2012).

Khái niệm tái sang chấn được trình bày trong tài liệu tập huấn về TIC củaHagar Tái sang chan có thé xảy ra khi cá nhân gợi nhớ lại sự kiện trong quá khứ,

gây ra việc trải nghiệm lại sang chấn như lần đầu Tái sang chấn có thê bị kích hoạt

bởi một tinh huống, một thái độ hoặc một cảm giác mất quyền lực, mất kiểm soát và

mat an toàn (Hagar International, 2019) Đối với một số người, tái sang chan có thé

mạnh mẽ như lần đầu tiên họ trải qua sự kiện đó, với nhiều người khác tái trải

nghiệm có thé ở cấp độ nhẹ hơn Những yếu tô kích hoạt tái sang chấn với mỗi cánhân đều khác nhau vì trải nghiệm sang chan và yếu t6 hàn gắn với mỗi người là đadang Đối với một 36 người, chứng kiến những sự kiện tương tự, đọc về chúng trênbáo, hay xem trên tivi, phim ảnh có thể dẫn đến sự tái sang chấn (Pamela CAlexander, 2012) Đối với một số khác, trải qua các quy trình pháp lý hình sự có thé

gây kích hoạt mạnh, đặc biệt khi họ phải làm việc với những nhân viên thực hành

luật không hiểu về sang chấn (Leila Ostad-Hashemi, 2017) Tái sang chấn có thểgây ra sự căng thăng nghiêm trọng dẫn tới cản trở quá trình hồi phục lâu dài Do đóphòng ngừa tái sang chấn là rất quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu quả của quá

trình trợ giúp (Melanie P Duckworth and Victoria M Follette, 2012, Anna F

Trang 30

sàng lọc và đánh giá sang chan tâm lý phố quát, giảm thiểu tái sang chấn trong môi

trường dịch vụ va dao tạo các nha cung cấp dịch vụ về bản chất và tác động tâm

sinh lý của sang chấn tâm lý (Maxine Harris and Roger D Fallot, 2001) Sau đó, vớiđánh giá của SAMSHA năm 2014, TIC thành một phương thức tiếp cận nỗi bật đốivới các hệ thống dịch vụ hỗ trợ về Sang chan tâm lý.

Harris và Fallot nhấn mạnh răng TIC không phải để điều trị triệu chứng hay

hội chứng mà là cung cấp dịch vụ theo cách phù hợp với nhu cầu riêng của từng nạn

nhân bị sang chấn tâm lý Họ so sánh TIC tập trung vào tương tác hàng ngày với

các mô hình điều trị cụ thể giải quyết triệu chứng sang chấn (Maxine Harris andRoger D Fallot, 2001).

Các dịch vụ hỗ trợ dựa trên hiểu biết về sang chấn là những dịch vụ kết hợp sự

hiểu biết về tác động của bạo lực và sang chấn tâm lý trong cuộc sống của thân chủ

trong các dịch vụ sức khỏe tâm thần, chăm sóc sức khỏe và xã hội.

TIC tiếp cận nhu cầu chăm sóc sức khỏe theo cách có tính đến bất kỳ sang

chan tâm lý nào mà thân chủ/bệnh nhân có thé đã trải qua Mục tiêu chính là ngănchặn bất kỳ tái sang chấn nào có thê khiến khách hàng dừng việc tiếp tục tri liệu.

Các chuyên gia thực hành TIC cố gang hiểu day đủ ảnh hưởng của sang chanvà đưa ra kế hoạch điều trị dé hỗ trợ hồi phục Họ kiểm tra các chính sách và thựchành của minh dé cải thiện việc thực hiện chăm sóc dựa trên hiểu biết về Sang chấn.Trong toàn bộ tổ chức thực hành TIC, các chuyên gia có thể xác định các triệu

chứng của sang chan tâm ly ở bệnh nhân (Joshua M Wilson et al., 2015, Kathryn ABecker-Blease, 2017, Shanti Kulkarni, 2019).

Năm 2005, SAMSHA thành lập Trung tâm quốc gia về Hỗ trợ dựa trên hiểubiết về sang chấn (National Center for Trauma-Informed Care- NCTIC) va TICđược coi là “một sự thay đổi văn hóa” quan trọng không chỉ trong cách tiếp cận trịliệu chữa lành và bảo đảm công bằng cho những người bị sang chấn tâm lý mà còn

cả với văn hóa làm việc của tổ chức Một số cơ quan kiểm duyệt còn đưa TIC vào

các tiêu chuẩn yêu cầu SAMSHA ưu tiên phát triển “phương pháp tiếp cận sức

khỏe cộng đồng toàn điện đối với sang chan tâm lý” thông qua xác định TIC là sự

chuyên đổi cần thiết dé tat cả các hệ thống dịch vụ sức khỏe tâm thần phải áp dung

(SAMSHA, 2015).

25

Trang 31

TIC tiếp tục được áp dụng và mở rộng với các thực hành lâm sàng và nghiêncứu mới, được trải rộng từ các hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ như các đơn vị hỗ

trợ an sinh trẻ em va trường học, tới các nhà tạm lánh cho những người vô gia cư

(Elizabeth K Hopper et al., 2010, Lisa Conradi et al., 2011), mỗi nơi lại có một thực

hành TIC của mình (Trauma-Informed Practice- TIP) là những áp dụng thực tế cụthé TIC trong các chương trình hỗ trợ nạn nhân Tuy vậy, tập hợp lại các hướng dẫn

về thực hành áp dụng TIC ở các cơ quan khác nhau, SAMSHA đã phát triển bao

gồm các nguyên tắc cơ bản của Harris và Fallot (Maxine Harris and Roger D Fallot,

2001, Maxine Ed Harris and Roger D Fallot, 2001, SAMSHA, 2015) và những bé

sung sau này qua WCDVS (Denise E Elliott et al., 2005, Gregory J McHugo et al.,

2005) cùng các bổ sung mới liên quan tới áp lực xã hội và ban sắc, các nguyên tắc

hướng dẫn thực hành TIC đã bao gồm: thiết lập một môi trường an toàn; phát triển

sự tin cậy và minh bạch; cung cấp các hệ thống hỗ trợ đồng đăng: thúc đây sự hợp

tác và tương hỗ giữa nhân viên và người tham gia; hỗ trợ trao quyền, tiếng nói và sự

lựa chọn của nạn nhân; va quan tâm đến các vấn đề văn hóa, giới tính và lịch sử

(SAMSHA, 2015).

The Four Rs of Trauma-lnformed Care

Ạ Ngăn ngừaNhận tái sang

biét chan

Nhận biết tác

cảm lông

Nhận diện các dấu Nhạy cám lồng XS nu sát on

6 ủ wa yen , - h Ngăn ngừa tái

one và hiện được hiệu và triệu chứng ghép các kien thức sang chan cho tréñ ¬ sang chân ở khác về sang chân vào các em và người lớn Its

cac phuong cach ha ia đình, đồ oe ` a gườihục hồi tid : ang, gla định, dong chinh sach, quy trinh những người

Pave no uem ; nghiệp và các hệ và thực hành ' chăm sóc nạn

năng thống liên quan khác s nhân

This figure is adapted from: Substance Abuse and Mental Hieasth Services ñcninistrateon (2014) SAMHSA’: concept of trauma andGuidance for a trauma-informed approach HHS publication no (SMA) 14-4884 Rockville, MD: Substance Abuse and Mental HealthServices Actministration

Hình 2 Khung lý thuyết 4R của hỗ trợ dựa trên hiểu biết về sang chan

26

Trang 32

- Nhận biết (R1: Realize) các tác động của sang chan và hiểu được các phươngcách phục hồi tiềm năng Việc nhận biết các tác động của sang chấn ngắn hạn và dài hạn.

- Nhận diện (R2: Recognize) các dấu hiệu và triệu chứng sang chấn ở kháchàng, gia đình, đồng nghiệp và các hệ thống liên quan khác

- Nhay cảm lồng ghép (R3: response) các kiến thức về sang chấn vào các

chính sách, quy trình và thực hành

- Ngăn ngừa tái sang chan (R4: Resist) cho trẻ em và người lớn những người

chăm sóc nạn nhân.

1.2.5.2 Các nguyên tac cot lõi của Hỗ trợ dựa trên hiểu biết về sang chan

Các dịch vụ hỗ trợ cá nhân được đánh giá là hỗ trợ dựa trên hiểu biết về sangchan tâm lý đã áp dụng 6 nguyên tắc cụ thé: an toàn; đáng tin cậy và minh bạch; hỗtrợ ngang hàng; cộng tác và tương hỗ; trao quyền, tiếng nói và sự lựa chọn; và các

van đề văn hóa (SAMSHA, 2015) Những nguyên tắc này giúp các tổ chức xây

dựng các quy trình và hệ thống tập trung vào việc chăm sóc bệnh nhân và nhân viênbằng cách xác định lại các quy trình và hệ thống của tô chức.

5 Sự trao quyền, Tiếng m

và Lựa chọn/ Empowerment,

Voice, and Choice

Hop tác và trao déi/

collaboration and Mutuality

Hình 3 Khung tiêu chuẩn thực hành Hỗ trợ dựa trên hiểu biết Sang chan của

27

Trang 33

6 nguyên tắc cốt lõi (SAMHSA's trauma-informed approach (Lang và cộng sự,2015) bao gồm:

1) An toàn: Trong toàn bộ tổ chức, nhân viên và khách hàng/ thân chủ mà họ

phục vụ cảm thấy an toàn về thé chất và tâm lý.

2) Độ tin cậy và tính minh bạch: Các hoạt động và quyết định của tô chức

được thực hiện với tính minh bạch và mục tiêu xây dựng và duy trì lòng tin giữanhân viên, khách hàng và thành viên gia đình của những người nhận dịch vụ.

3) Hỗ trợ đồng đăng: Đây là những yếu tố không thể thiếu đối với cách tiếp

cận tô chức và cung cấp dich vụ và được hiểu là phương tiện quan trọng dé xây

dựng lòng tin, thiết lập an toàn và trao quyền.

4) Hợp tác và tương hỗ: Có sự công nhận rằng sự hàn gắn xảy ra trong các

mỗi quan hệ và trong việc chia sẻ quyền lực và ra quyết định có ý nghĩa Tổ chứccông nhận răng mọi người đều có vai trò trong cách tiếp cận được thông báo về tonthương Người ta không cần phải là một nhà trị liệu dé được trị liệu.

5) Trao quyền, tiếng nói và sự lựa chọn Tổ chức nhằm mục đích tăng cường

trải nghiệm lựa chọn của nhân viên, khách hàng và các thành viên gia đình và công

nhận rằng trải nghiệm của mỗi người là duy nhất và yêu cầu một cách tiếp cận cánhân hóa Điều này được xây dựng dựa trên những gì khách hàng, nhân viên và

cộng đồng phải cung cấp, thay vì phản ứng với những thâm hụt đã nhận thức được.6) Nhay cảm về văn hóa, lịch sử và giới: Tổ chức tích cực thay đổi các địnhkiến và thành kiến văn hóa trong quá khứ, cung cấp các dịch vụ đáp ứng về mặt vănhóa, tận dụng giá trị hàn gắn của các kết nối văn hóa truyền thống, nhận biết và giải

quyết các sang chan lịch sử.

1.2.6 Nhận thức về hỗ trợ tâm lý - xã hội cho nạn nhân bạo lực gia đình dựa

trên hiểu biết về sang chan tâm lý

Hỗ trợ tâm lý - xã hội cho những nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm các

hoạt động sau:

- Tư van tâm lý: Giúp nạn nhân giải tỏa căng thang, xử lý sang chan tâm ly,

phục hôi niêm tin vào bản thân và con người.

28

Trang 34

- Tư van pháp lý: Tư van về quyền loi và giúp đỡ pháp lý như làm đơn tố cáo,

yêu cầu bảo vệ tạm thời, ly hôn

- Hỗ trợy tế: Khám sức khỏe, điều trị thương tích, chăm sóc sức khỏe tinh thần.

- Hỗ trợ tài chính: Hỗ trợ chỉ phí ăn ở, đi lại, chi phí tố tụng cho những hoàn

cho người được hỗ trợ, bao gồm:

- Tao môi trường an toàn, tin cậy để nạn nhân cảm thấy thoải mái chia sẻ Ví

dụ: hỗ trợ riêng tư, bảo mật thông tin, không gây áp lực.

- Lang nghe chia sẻ với sự cảm thông, không phán xét Khích lệ nạn nhân nói

về cảm xúc, suy nghĩ của họ.

- _ Cung cấp thông tin về các phản ứng sang chan thường gặp dé nạn nhân hiểunhững gi họ đang trải qua là bình thường, không bị đồ lỗi.

- _ Hỗ trợ nhu cầu cơ bản như tư vấn pháp lý, y tế, tài chính, nhà ở, thực phẩm

giúp ôn định cuộc sông.

- Kết nối đến các dịch vụ hỗ trợ chuyên môn như tư van tâm lý, nhóm hỗ trợ,

đường dây nóng giúp can thiệp sâu hơn.

- H6 trợ nhóm đồng cảnh ngộ dé chia sẻ kinh nghiệm vượt qua Giúp nạn nhânthấy không cô đơn, có động lực vươn lên.

Như vậy, nhận thức về hỗ trợ tâm ly - xã hội cho nạn nhân bạo lực gia đìnhdựa trên hiểu biết về sang chan là việc áp dung các nguyên tắc TIC một cách xuyênsuốt quá trình hỗ trợ chữa lành và phục hồi Cụ thé, việc tiếp cận chuyển từ câu hỏi

“bạn đã bị làm sao?” thành “chuyện gì đã xảy ra với bạn?”; “nạn nhân” được nhìn

nhận là “người đã trải qua” là một trong những cách thức cần thực hiện góp phần

giảm nguy cơ tái sang chân hoặc nạn nhân hóa sau này.

29

Trang 35

Tiểu kết chương 1

Hỗ trợ tâm lý - xã hội là quá trình tạo điều kiện cho khả năng phục hồi của cáccá nhân, gia đình và cộng đồng, vừa mang tính phòng ngừa, vừa mang tính canthiệp Bạo lực gia đình được hiểu là việc một người trưởng thành lạm dụng quyềnlực trong mối quan hệ nhằm kiểm soát người khác, có thể thông qua các hình thứctấn công thể chất, lạm dụng tâm lý, lạm dụng xã hội, lạm dụng tài chính hoặc tấn

công tình dục Trong đó, bạo lực gia đình đối với phụ nữ là bat ky hanh vi bao luc

trên cơ sở giới nào dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến tốn hại/đau khô về thê chat,tình dục, tâm lý cho phụ nữ, bao gồm cả việc đe dọa những điều đó, hành vi ép buộc

hoặc tước đoạt tự do một cách tùy tiện, dù xảy ra ở nơi công cộng hay trong đời

sống riêng tư Các dịch vụ hỗ trợ dựa trên hiểu biết về sang chan 1a những dich vu

kết hợp sự hiểu biết về tác động của bao lực và sang chan tâm lý trong cuộc sốngcủa thân chủ trong các dịch vụ sức khỏe tâm thần, chăm sóc sức khỏe và xã hội.

Hỗ trợ tâm lý - xã hội cho nạn nhân bạo lực gia đình dựa trên hiéu biết về sang

chấn là việc áp dụng các nguyên tắc TIC một cách xuyên suốt quá trình hỗ trợ chữalành và phục hồi.

Trên thé giới đã có những nghiên cứu về thực hành hỗ trợ dựa trên hiéu biết về

sang chấn tâm lý (TIC) và cho thấy nhiều kết quả tích cực, giúp cho những người

trải qua bạo lực có thể cải thiện sức khỏe tâm thần và tránh tái sang chấn tâm lýtrong quá trình nhận hỗ trợ trị liệu Tuy nhiên, do bối cảnh, điều kiện khác nhau,

các nghiên cứu quốc tế đang chủ yếu ở các trung tâm chuyên về hỗ trợ nhữngngười trải qua sang chan tâm lý, có chuyên môn Việc áp dụng TIC với các nhóm

hỗ trợ “nghiệp dư” và “tại cộng đồng” chưa có nghiên cứu nào dé đánh giá hiệu qua

thực tế.

Van đề hỗ trợ tâm lý - xã hội cho nạn nhân bạo lực gia đình và phương pháphỗ trợ dựa trên hiểu biết về sang chan tâm lý là một vấn đề mới ở Việt Nam, đượcHagar International tiếp cận và giới thiệu tới các tô chức và đối tác ở Việt Nammới chỉ từ 2018 trở lại đây và cũng chưa có nhiều nghiên cứu về van dé này tại

Việt Nam.

30

Trang 36

CHƯƠNG 2: TÔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.1.1 Địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu đã triển khai tại 7 xã thuộc huyện Y, tỉnh X Y là huyện có nhiều

đồng bao dân tộc thiểu số như Cao Lan, Tay, Nùng sống xen kẽ trong các thôn ban

cùng dân tộc Kinh, có địa bàn nằm quanh vùng hồ thủy điện, không quá xa trungtâm của tỉnh và có đường quốc lộ đi qua nên điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin

dễ dàng hơn với một số huyện vùng cao khác của tỉnh miền núi phía Bắc này 7 xãđược lựa chọn có dân số khoảng 30,000 người trong số khoảng 115,000 người của

cả huyện, là các xã đã và đang thực hiện các hoạt động liên quan tới an sinh trẻ em,

trong đó có công tác bảo vệ trẻ em và các hoạt động về phòng chống bạo lực trong

khuôn khổ chương trình phát triển do một tổ chức INGO tài trợ.

Bảng 2.1 Phân bố khách thể theo địa bàn nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu (xã) Số lượng (n) Tỷ lệ %

Xã BH 14 12,7Xã BA 17 15,5Xã PA 6 5,5Xa TH 18 16,4

Xã TN 21 19,1

Xã VL 19 17,3Xa YT 15 13,6

Trang 37

Bảng 2.2 Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu

n | TyDac diém

(N=110) (%)Nam 38 34,5Giới tinh

Nữ 72 65,518-30 19 17,3 31-40 42 38,2

Nhóm tuôi

41 - 50 29 26.4

>50 20 18,2Kinh 44 40,0Tày 20 18,2

Dan tộc Dao 29 26,4

Cao Lan 7 6,4Các dân tộc khác 10 9,1

Tiéu hoc 0 0,0

THCS 27 24,5

Trinh độ học vấn | THPT 56 50,9Trung cap, Cao đăng 2 1,8

Hoàn toàn làm nông 52 47,3

Nghề nghiệp Nghỉ hưu, hưởng lương hưu 5 4,5

Buôn bán nhỏ/dịch vụ tại địa phương 12 10,9

32

Trang 38

oe Cán bộ địa phương tham gia công tác

tượng nghiên cứu - 21 19,1

ho trợ nan nhân bi bao lực gia đình

Ban hòa giải co sở 34 30,9

Hội Phụ nữ 27 24,5Hội Nông dân 14 12,7Tham gia nhóm „

- Hội Cựu chiên binh 1 0,9đoàn thé xã hội

Đoàn Thanh niên 12 10,9

Ban Phát triển thôn 16 14,5

2.2.1 Tổ chức nghiên cứu ly luận

Từ tháng 5 /2022 đến tháng 8/2022, tiến hành xác định van đề nghiên cứu, xây

dựng đề cương nghiên cứu và tiến hành thu thập các tài liệu tham khảo, tài liệu có

liên quan phục vụ cho nội dung nghiên cứu.

2.2.2 Tổ chức nghiên cứu thực tiễn

Tiến hành từ tháng 8/2022 đến tháng 10/2023, với các bước cụ thê như sau:

33

Trang 39

- Giai đoạn chuẩn bị khảo sát: Từ tháng 7/2022 đến tháng 6/2023, thiết kế bộcông cụ điều tra thực tiễn.

- Giai đoạn điều tra chính thức: Từ thang 7/2023 đến tháng 10/2023,.

- Giai đoạn xử lý số liệu và hoàn thiện luận văn: Từ tháng 10/2023 đến tháng11/2023, sử dụng các thuật toán thong kê trong nghiên cứu xã hội học với sự hỗ trợ

của phần mềm SPSS 24.0 để xử lý số liệu, sau đó tiến hành phân tích thực trạng,

bàn luận, đề xuất kiến nghị và hoàn thiện luận văn.

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Mục đích:

+ Xác định hướng nghiên cứu cụ thể của đề tài.

+ Tổng quan tình hình nghiên cứu của các tác giả về van đề nghiên cứu.

+ Xây dựng các khái niệm công cụ

+ Xây dựng cơ sở lý luận khoa học cho vấn đề nghiên cứu

Nội dung:

+ Từ việc nghiên cứu, phân tích, tông hợp và đánh giá những nghiên cứu của

các tác giả khác dé phát hiện ra những van dé còn tôn tại hoặc chưa được đê cập đên

trong các nghiên cứu đó đê ti€p tục tiên hành nghiên cứu trong đê tài nay.

+ Xây dựng hệ thông khái niệm công cụ làm cơ sở cho việc nghiên cứu.

+ Xác định các nội dung nghiên cứu trong thực tiễn cần tiễn hành.

- Cách tiến hành: Đọc tìm hiểu các tài liệu liên quan tới dé tài Nghiên cứu,phân tích, tổng hợp và đánh giá các tài liệu.

2.3.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Mục đích: Khảo sát mức độ và sự hiểu biết của các thành viên các tổ nhóm

tại cộng đồng như thành viên Ban công tác mặt trận, Tổ hòa giải, tô phản ứng

nhanh/ Ban phát triển thôn ban, về hỗ trợ dựa trên hiéu biết về sang chan tâm lý.- Nội dung: Phiếu thu thập thông tin bao gồm các câu hỏi xoay quanh các vẫn

đề về biểu hiện sự hiểu biết của các thành viên các tổ nhóm tại cộng đồng về hỗ trợ

dựa trên hiéu biết vê sang chân tâm lý.

34

Trang 40

- Công cụ nghiên cứu: Thang đo nhận thức và năng lực về hỗ trợ dựa trên hiểubiết về sang chấn tâm lý.

- Xử lý số liệu: Các số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm MS-Excel

2010 và phần mềm thống kê toán học thường được dùng trong nghiên cứu khoa học

xã hội SPSS phiên bản 24.0.

- Cách tiến hành:

+ Chuẩn bị Phiếu thu thập thông tin

+ Sử dụng phiếu thu thập thông tin về nhận thức về bạo lực gia đình và một sỐ

vân đê giới liên quan tới bạo lực gia đình phô biên ở cộng dong.

+ Điều tra tra viên hướng dẫn điền vào phiếu điều tra, sau đó người nghiêncứu thu lại, rà soát các mục thông tin, bố sung và làm sạch số liệu trước khi rời địa

bàn khảo sát.

+ Các số liệu nghiên cứu được nhập vào phần mềm thống kê toán học dùngtrong nghiên cứu khoa học xã hội SPSS phiên bản 24.0 sau đó, các tập được kiểmđịnh lại lỗi nhập sai và thiếu dé bổ sung và thống kê mô tả được thực hiện đầu tiênnhằm đánh giá mức độ hiểu biết, các biến số được xem xét thông qua việc so sánhgiá trị trung bình: theo số lượng các tong thé mẫu, nhóm nghiên cứu Điểm điểm

trung bình của thang đo Likert được phân mức như sau: 1,0-2,4 (Kém), 2,5-3,4

(Trung bình) và 3,5-5,0 (Tốt) (I Elaine Allen and Christopher A Seaman, 2007).

Những phân tích thống kê mô tả được thực hiện dau tiên nhằm đánh nhận thứcvà năng lực của thành viên nhóm hỗ trợ dựa trên hiểu biết về sang chan tâm lý Tiếptheo, các mối quan hệ giữa các biến số được xem xét thông qua việc so sánh giá trịtrung bình: theo số lượng các tông thé mẫu, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng các kiểmđịnh Independent Sample T Test đối với hai nhóm độc lập, One-way ANOVA đốivới nhiều hơn hai nhóm độc lập.

- Mô tả bang hỏi: Bang hỏi dành cho cá nhân trong ban giải quyết các van đềcông tác xã hội ở cấp xã và các thôn bản là bảng hỏi tự thiết kế, bao gồm 4 phan.

Phần A: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu bao gồm: tuổi, giới, trìnhđộ học vấn, tình trạng hôn nhân, các nhóm/cơ chế hòa giải đang tham gia.

35

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w