1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát thực trạng lo âu trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú trước phẫu thuật tại khoa ngoại iv bệnh viện ung bướu nghệ an

56 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 648,5 KB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan chuyên đề “Khảo sát thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú trước phẫu thuật tại khoa Ngoại IV bệnh viện Ung Bướ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám hiệu, các quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy truyền đạt những kiến thức, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện chuyên đề.

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo khoa Ngoại IV, Ban Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An và các phòng ban có liên quan đã tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thiện chuyên đề.

Xin chân thành cảm ơn các bác sỹ, điều dưỡng làm việc tại Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.BSThầy đã dành nhiều thời gian quý báu để truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên môn và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp Điều dưỡng chuyên khoa cấp I

Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ tôi nhiệt

tìnhtrong quá trình học tập và nghiên cứu của mình Xin trân trọng cảm ơn !

Nam Định, ngàythángnăm 2023

Học viên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan chuyên đề “Khảo sát thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú trước phẫu thuật tại khoa Ngoại IV bệnh viện Ung Bướu Nghệ An” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả trong nghiên cứu này trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Nam Định, ngày thángnăm 2023

Người cam đoan

Trang 3

LỜI CẢM ƠN……… i

LỜI CAM ĐOAN……… ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……… iii

CHƯƠNG 2 MÔ TẢ CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 12

2.1 Giới thiệu khoa ngoại IV bệnh viện ung bướu Nghệ An 12

2.2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 12

2.3 Kết quả nghiên cứu 14

CHƯƠNG 3 BÀN LUẬN 24

3.1 Đặc điểm chung của người bệnh tham gia nghiên cứu 27

3.2 Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú trước phẫu thuật. 29

3.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu, trầm cảm 29

3.4 Mối liên quan giữa lo âu và một số yếu tố 29

3.5 Mối liên quan giữa trầm cảm và một số yếu tốError! Bookmark not defined KẾT LUẬN 34

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP……… ….35 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

Hospital Anxiety and Depression Scale (Thang đo mức độ

Lo âu và Trầm cảm tại Bệnh viện)

Medical outcome study (Nghiên cứu kết quả y tế) Nghiên cứu

Structural-Functional Social Support Scale (Thang đánh giá cấu trúc, chức năng của hỗ trợ xã hội)

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh 16

Bảng 2.2 Thông tin về tình trạng bệnh của người bệnh 17

Bảng 2.3 Tỷ lệ lo âu trầm cảm 17

Bảng 2.4 Phân bố những đối tượng mà người bệnh ung thư vú đã thảo luận về căn bệnh của mình theo thang SFSS 18 Bảng 2.5 Mức độ nhu cầu hỗ trợ hỗ trợ cảm xúc/ thông tin của người bệnh ung thư vú theo bảng mã MOS 18 Bảng 2.6 Mô tả mức độ nhu cầu hỗ trợ các hoạt động thiết thự của người bệnh ung thư vú theo bảng hỏi MOS 19 Bảng 2.7 Mô tả mức độ nhu cầu hỗ trợ tình cảm của người bệnh ung thư vú theo bảng hỏi MOS 20 Bảng 2.8 Mô tả nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú bằng cách tính điểm từ bảng hỏi MOS 20 Bảng 2.9 Mối liên quan giữa lo âu và các yếu tố nhân khẩu 21

Bảng 2.10 Mối liên quan giữa lo âu và tình trạng bệnh tật. 17

Bảng 2.11 Mối liên quan giữa trầm cảm và các yếu tố nhân khẩu 22

Bảng 2.12 Mối liên quan giữa trầm cảm và tình trạng bệnh tật 23

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ cả ở các nước phát triển và các nước đang phát triển Theo thống kê của ung thư toàn cầu 2020 (GLOBOCAN) Ung thư vú cũng đứng thứ 1 về số người bệnh (NB) mới mắc với 47,8 triệu ca và thứ 2 về số lượng tử vong với 13,6 triệu NB trong tổng số các loại ung thư ở cả 2 giới.1

Người phụ nữ khi được chẩn đoán mắc ung thư vú đã phải trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc như sốc, lo lắng, sợ hãi, từ chối điều trị Trong quá trình điều trị, bên cạnh những đau đớn về thể chất và các tác dụng không mong muốn do các phương pháp điều trị gây ra thì người bệnh ung thư vú thường phải đối mặt với những vấn đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm và gặp phải những những vấn đề về xã hội như các sự thay đổi trong mối quan hệ với gia đình, với bạn bè, với công việc Việc phải đối mặt với căn bệnh ung thư có lẽ là một trong những tình huống căng thẳng nhất mà NB ung thư vú

Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra những vấn đề tâm lý xã hội mà người bệnh ung thư vú gặp phải Nghiên cứu của Mehnert A và Koche U năm 2008 về tâm lý xã hội và chất lượng cuộc sống của NB ung thư vú đã cho thấy tỷ lệ NB lo âu là 38%, tỷ lệ trầm cảm là 22% và rối loạn căng thẳng là 12%, 46% phụ nữ cảm thấy chưa được cung cấp thông tin đầy đủ, chất lượng sống của họ bị giảm nhiều.3 Cùng với các phương pháp điều trị triệt để cho NB ung thư vú thì việc chăm sóc sức khỏe tinh thần và xã hội là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng cho họ Kết quả nghiên cứu của Karin M Stinesen Kollberg tại Thụy Điển năm 2014 cho thấy NB sau chẩn đoán ung thư vú có nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội rất lớn, họ mong muốn được tư vấn và cung cấp thông tin càng sớm càng tốt.4

Mặc dù hiện nay Y học đã có nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán sớm và điều trị giúp cho NB ung thư vú kéo dài cuộc sống, nhưng những người sống sót với ung thư thường phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc sống.

Trang 7

Sự hỗ trợ để giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội đem lại lợi ích rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị cho NB ung thư vú cũng như nâng cao chất lượng sống cho họ.2 Để hỗ trợ và chăm sóc NB ung thư vú đạt hiệu quả cao thì việc phát hiện một số vấn đề về tâm lý và đánh giá được nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của họ đóng vai trò trọng tâm Tuy nhiên, tại Việt Nam, những nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế Vì vậy, học viên thực hiện chuyên đề: “Khảo sát thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú trước phẫu thuật tại khoa Ngoại IV bệnh viện Ung Bướu Nghệ An” với mục tiêu sau:

1 Mô tả thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú trước phẫu thuật tại khoa Ngoại IV năm 2023.

2 Đề xuất một số giải pháp để cải thiện sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật ung thư vú tại khoa Ngoại IV bệnh viện Ung Bướu Nghệ An.

Trang 8

 Đặc điểm của lo âu

Lo âu là một trạng thái căng thẳng cảm xúc lan tỏa, hết sức khó chịu nhưng thường mơ hồ, bâng quơ kèm theo nhiều triệu chứng cơ thể như cảm giác trống rỗng ở thượng vị, siết chặt ở ngực, hồi hộp vã mồ hôi, đau đầu, run, khô miệng đau cơ, kèm sự bứt rứt bất an đứng ngồi không yên.5 Lo âu là một hiện tượng phản ứng cảm xúc tự nhiên tất yếu của con người trước những khó khăn, thử thách đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm ra các giải pháp để vượt qua, vươn tới, tồn tại.6 Lo âu trở thành lo âu lâm sàng khi nó xuất hiện không có liên quan tới một mối đe dọa rõ ràng nào, mức độ lo âu không cân xứng với bất kì một đe dọa nào để có thể tồn tại hoặc kéo dài Khi mức độ lo âu gây trở ngại rõ rệt các hoạt động, lúc đó được gọi là lo âu bệnh lý.7

Cần chú ý, lo âu cũng có thể là một biểu hiện hay gặp của nhiều rối loạn tâm thần và cơ thể khác Lo âu có thể là một thành phần của các bệnh này, có thể do sự điều trị hoặc xuất phát từ nhận định tiêu cực của người bệnh về tiên lượng bệnh của mình Rối loạn lo âu: Là rối loạn rối loạn đặc trưng bởi các cơn lo âu kéo dài, bao gồm:8

- Rối loạn lo âu đám đông.

- Rối loạn căng thẳng sau sang chấn - Rối loạn hoảng sợ.

- Chứng sợ khoảng trống - Rối loạn lo âu toàn thể - Rối loạn ám ảnh- cưỡng bức

1.1.1.2 Trầm cảm

Trang 9

 Đặc điểm của trầm cảm:

Trầm cảm là một rối loạn thuộc nhóm rối loạn khí sắc thể hiện sự ức chế của cảm xúc, tư duy và vận động.9 Theo ICD-10, một giai đoạn trầm cảm điển hình gồm các triệu chứng chính như khí sắc trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động, cùng với các triệu chứng phổ biến khác như giảm sút sự tập trung và chú ý, giảm sút tính tự trọng và lòng tin, những ý tưởng bị tội và không xứng đáng, nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan, ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn ít ngon miệng.10

Để chẩn đoán xác định trầm cảm cần phải có tối thiểu 2 trong các triệu chứng chính cộng thêm 2 trong số các triệu chứng phổ biến khác Phải có ít nhất 2 tuần để làm chẩn đoán và cũng có thể cần thời gian ngắn hơn nếu các triệu chứng nặng bất thường và khởi phát nhanh.

Phân biệt các mức độ trầm cảm nhẹ, vừa và nặng dựa vào một sự cân nhắc lâm sàng phức tạp Năng suất của các hoạt động xã hội nghề nghiệp là yếu tố chỉ điểm cho việc xác định các mức độ nặng, nhẹ vừa của trầm cảm.10

1.1.1.3 Các thang đo đánh giá tình trạng lo âu, trầm cảm ở người bệnh ungthư

Có nhiều thang điểm trắc nghiệm để đánh giá các mức độ rối loạn tâm lý ở NB, trong đó các trắc nghiệm của Beck và Zung, thường được sử dụng đặc trưng trên các NB rối loạn tâm thần:

Zung (1971) đề xuất, lấy thông tin trực tiếp từ người bệnh, là một test khách quan, định lượng hóa và chuẩn hóa, sử dụng nhanh, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thừa nhận là một test đánh giá trạng thái lo âu Test gồm 20 câu hỏi dành cho người bệnh tự đánh giá, đánh số thứ tự theo cột dọc từ 1 đến 20, cột ngang đánh giá 4 mức tần suất xuất hiện triệu chứng theo thời gian:

1 điểm: Không có hoặc ít thời gian 2 điểm : Đôi khi

Trang 10

3 điểm: Phần lớn thời gian

4 điểm: Hầu hết hoặc tất cả thời gian Kết quả được đánh giá theo 2 mức: T < 50% : Không có lo âu bệnh lý T > 50% : Có lo âu bệnh lý.11

 Thang tự đánh giá trầm cảm của Beck (Beck Depression Inventory): Được A.T Beck và cộng sự (1961) đề xuất, được gợi ý từ những quan sát

lâm sàng NB trầm cảm, nhất là từ liệu pháp tâm thần Công cụ này được Tổ chức y tế thế giới (WHO) thừa nhận để đánh giá trạng thái trầm cảm và hiệu quả của các phương pháp điều trị, được dung phổ biến tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần Quốc gia từ năm 1989 Công cụ bao gồm 21 câu hỏi, đánh số thứ tự từ 1 đến 21, mỗi câu có từ 4 đến 6 mục nhỏ, tổng cộng 95 mục nhỏ Mỗi mục đi sâu, khảo sát từng đặc điểm triệu trứng của trầm cảm ở các mức điểm 0, 1, 2, 3 Kết quả được

 Thang đánh giá lo âu trầm cảm trên NB tại bệnh viện: HADS Thang đánh giá lo âu trầm cảm tại bệnh viện (Hospital Anxiety and

Depression Scale - HADS) là thang đo thường được sử dụng để đánh giá trạng thái lo âu trầm cảm với NB bị mắc các bệnh chính khác, thường là các bệnh lý mạn tính điều trị tại bệnh viện Năm 1983, A.S Zigmond và

R.P Snaith đã phát triển công cụ này như là những câu hỏi sàng lọc tại phòng

khám ngoại trú y tế.14

HADS gồm 14 câu hỏi tự báo cáo những triệu chứng của chính người bệnh trong thời gian tuần kế trước, bao gồm 7 câu đánh giá lo âu (HADS - A) và 7 câu cho trầm cảm (HADS - D) Mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn theo các mức độ tương ứng với các số điểm từ 0 đến 3 Sau khi tính tổng điểm cho mỗi phần, một

Trang 11

điểm cắt từ 11 trở lên chỉ ra sự có mặt của một rối loạn lo âu hay trầm cảm thực sự, khoảng điểm từ 8 đến 10 được coi như một gợi ý có thể có triệu chứng của lo âu hay trầm cảm, từ 0 đến 7 điểm là bình thường.15

Theo I Bjelland và cộng sự (2002), ngưỡng điểm 11 được áp dụng rộng rãi ở những nghiên cứu về ung thư để chỉ ra sự có mặt của tình trạng lo âu hay trầm

này có ưu điểm ngắn gọn, dễ hiểu, dễ sử dụng, đánh giá đồng thời hai loại rối loạn tâm lý lo âu và trầm cảm, NB có thể tự đọc và trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn, hoặc trả lời gián tiếp qua phỏng vấn của người nghiên cứu trong vòng vài phút Đồng thời S Moorey và các cộng sự (1991) đã xác nhận rằng HADS là một công cụ hữu ích cho sự đánh giá lo âu, trầm cảm trên NB ung

gia về nghiên cứu giáo dục” tại Anh - cung cấp quy mô, biểu đồ ghi điểm số, hướng dẫn sử dụng với các bản dịch có sẵn cho những ngôn ngữ Ả rập, Nhật Bản, Trung Quốc, Urdu… và tất cả những ngôn ngữ khác nếu liên hệ với nhà

xuất bản.18 Tại Việt Nam, thang đo này đã được mua bản quyền và dịch sang tiếng Việt bởi Khoa nghiên cứu y học hành vi thuộc Trường Đại học New South Well, Úc.

1.1.1.4 Rối loạn lo âu, trầm cảm trên người bệnh ung thư vú, những thay đổi tâm lý ở người bệnh nói chung và người bệnh ung thư vú nói riêng

Đối với NB nói chung, bệnh tật làm thay đổi tâm lý người bệnh, có khi chỉ làm thay đổi nhẹ về cảm xúc, song cũng có khi gây biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc toàn bộ nhân cách người bệnh Bệnh càng nặng, càng kéo dài thì sự biến đổi tâm lý càng trầm trọng Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý người bệnh, như đặc điểm các giai đoạn phát triển và những dấu hiệu đặc trưng của bệnh, đặc điểm nhân cách, các yếu tố nhiễm trùng, nhiễm độc, các yếu tố môi trường…Các yếu tố này dẫn đến những biến đổi đặc biệt như: thay đổi hứng thú, tư duy; thay đổi tri giác đối với thế giới bên ngoài và bản thân; thay đổi sự chọn lọc quan hệ với người xung quanh; tập trung chú ý vào bệnh tật; giảm sút ý chí,

Trang 12

có khuynh hướng tự động ám thị; hồi tưởng nhiều về quá khứ, hay xúc động, thay đổi nét mặt, giọng nói…Các dấu hiệu biến đổi tập hợp thành hội chứng tâm lý không đặc hiệu của bệnh thực thể.19

Đối với người bệnh ung thư vú, những người mắc căn bệnh được cho là nan y, ngoài việc đối phó với những lo lắng và căng thẳng gây ra bởi chẩn đoán, NB ung thư và gia đình họ phải đối phó với những căng thẳng gây ra bởi thể chất, phương pháp điều trị cho căn bệnh, sự suy giảm sức khỏe lâu dài, tàn tật, mệt mỏi và có thể là đau đớn ngay cả khi không còn bất kỳ dấu hiệu của bệnh Những hiệu ứng này đóng góp vào cảm xúc buồn khổ và các vấn đề sức khỏe tâm thần ở NB ung thư, dẫn đến những vấn đề xã hội đáng kể như giảm hoặc không còn khả năng làm việc và làm giảm thu nhập Những căng thẳng về thể chất, tâm lý và xã hội thường gắn bó với nhau, và tác động qua lại theo hướng tiêu cực.20 Lo âu xảy ra nhiều ở những NB ung thư bởi những nguyên nhân từ việc nhận thông tin chẩn đoán, xung đột với gia đình hoặc nhân viên y tế, dự đoán kết quả kiểm tra, sợ tái phát, do kiểm soát đau kém hay thuốc điều trị ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh Mặc dù nguyên nhân chính xác của tình trạng trầm cảm trong ung thư nói chung là không rõ, nhưng một số yếu tố đã được đề nghị bao gồm tác động từ một chẩn đoán, tác dụng phụ của điều trị, tiến triển của bệnh, gián đoạn các mối quan hệ quan trọng, phụ thuộc, khuyết tật, biến dạng và cái chết gần kề.21

1.1.2 Nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú

1.1.2.1 Những tác động của các vấn đề tâm lý xã hội trên người bệnh ung thư vú.

Mô hình khái niệm chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư: phạm vi tác động của một căn bệnh ung thư lên người bệnh đó là: sức khoẻ tâm thần, sức khoẻ thể chất, các triệu chứng hay tác dụng phụ của điều trị và các khía cạnh khác trong cuộc sống như mối quan hệ tương tác trong gia đình, mối quan hệ

động qua lại với nhau và làm cho chất lượng cuộc sống của các NB ung thư vú bị ảnh hưởng rõ rệt Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố tâm lý xã hội

Trang 13

có tác động làm tăng tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm như là cảm xúc hạnh phúc của người bệnh, thiếu một mối quan hệ thân thiết để tâm sự, tuổi trẻ, kinh nghiệm sống, lo lắng quá trình điều trị kéo dài, không được hỗ trợ bởi các nhóm hỗ trợ xã hội, sống độc thân, thu nhập thấp.23

Tác động của tâm lý xã hội cũng phải được hiểu trong một bối cảnh mà có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cách mà NB phản ứng, đối phó với bệnh tật cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cảm xúc hạnh phúc của NB ví dụ như: các yếu tố về kinh tế xã hội, yếu tố văn hoá, sự sẵn có của các nhóm hỗ trợ xã hội, khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, sự hiện diện của các bệnh mạn tính khác như tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch, hoặc những khủng hoảng khác trong

đã trải qua một số rối loạn về tâm thần hoặc về tâm lý xã hội kể từ lúc được chẩn đoán ung thư cho đến quá trình điều trị bệnh của họ Tuy nhiên mức độ gặp phải là khác nhau giữa các phụ nữ Sự căng thẳng quá mức (distress) của người bệnh ung thư vú ảnh hưởng đến sự thoải mái và chất lượng cuộc sống của họ, từ đó ảnh hưởng đến việc quyết định điều trị và quá trình điều trị của người bệnh Một nghiên cứu của Zabora và cộng sự năm 2001 đã sử dụng công cụ sàng lọc tâm lý để sàng lọc các vấn đề về tâm lý xã hội trên các NB ung thư cho kết quả là nếu tính trên tất cả các loại ung thư thì tỷ lệ NB có căng thẳng quá mức (distress) là 35,1%, nếu tính riêng cho

1.1.2.2 Một số công cụ đánh giá nhu cầu hỗ trợ xã hội

Thang đánh giá cấu trúc, chức năng của hỗ trợ xã hội SFSS (Structural- Functional Social Support Scale):

SFSS là một thang đo hỗ trợ xã hội đa chiều, đo lường cấu trúc (mạng xã hội) và chức năng về kinh nghiệm các mối quan hệ xã hội của NB mà bệnh nặng hay là các bệnh mãn tính ví dụ như bệnh ung thư NB được đánh giá sự tồn tại và số lượng những người hỗ trợ và sự hỗ trợ mà họ cảm thấy đã được nhận Đây là thước đo để so sánh 2 thang đo về giá trị và độ lớn của nhu cầu hỗ trợ xã hội

Trang 14

là MOS (Medical outcome study) và WCQ (Ways of Coping Questionaire) SFSS tập trung vào ba khía cạnh của mối quan hệ xã hội đó là: Sự tồn tại và số lượng nguồn hỗ trợ cụ thể; Số tiền nhận được từ các nguồn này; Liệu hỗ trợ này có tương ứng với sự mong đợi của NB không Bảng câu hỏi, những người tham gia được hỏi về đánh giá của họ có nhận được hay có thảo luận về căn bệnh của mình với những ai và số lượng bác

Thang đo mức độ hỗ trợ xã hội MOS (The MOS Social Support Survey):

MOS bao gồm 20 câu hỏi ngắn gọn áp dụng trên NB mãn tính là người lớn nhằm đánh giá những suy nghĩ gần đây về các khía cạnh khác nhau của hỗ trợ xã hội không phân biệt nguyên nhân Thang đo này được Sherbourne và Stewart xây dựng năm 1991 với hy vọng đo lường được bốn khía cạnh của chức năng xã hội đó là: cảm xúc/ thông tin, vấn đề hữu hình (thực hành), tình cảm và mối tương tác xã hội Hỗ trợ tình cảm được nhấn mạnh trong các loại hỗ trợ Bộ câu hỏi gồm 20 câu được chia làm ba nhóm nội dung: Nhóm nhu cầu hỗ trợ cảm xúc/ thông tin (12 câu hỏi), nhóm nhu cầu hỗ trợ các hoạt động thiết thực (4 câu hỏi) và nhóm nhu cầu hỗ trợ về tình cảm (4 câu hỏi) Với mỗi câu hỏi về nhu cầu hỗ trợ tương ứng với năm mức độ về thời gian mong muốn được hỗ trợ đó là: không bao giờ, đôi khi, thỉnh thoảng, phần lớn thời gian và tất cả thời gian.27

1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Trên thế giới

Năm 2013, Zainal và các các cộng sự đã có một nghiên cứu về tỷ lệ trầm cảm của NB ung thư vú tổng hợp từ 32 nghiên cứu mô tả cắt ngang trên thế giới Theo kết quả tổng hợp này, tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở NB ung thư vú của các nước trung bình là 22% (phạm vi từ 1%-56%), trong đó báo cáo của các nước phương Tây chỉ ra tỷ lệ trầm cảm trong khoảng từ 1%-56% trong khi nghiên cứu của các nước châu Á chỉ ra tỷ lệ trầm cảm từ 12,5%-31% Sử dụng thang tự đánh giá trầm cảm của Beck thì tỷ lệ trầm cảm trung bình được tính là 22% (phạm vi từ 17%-48%) Sử dụng thang đánh giá lo âu trầm cảm trên NB tại bệnh

Trang 15

viện HADS thì tỷ lệ trầm cảm trung bình tính được là 10% (phạm vi 1-22%) Nghiên cứu tổng hợp này cũng đã chỉ ra sự liên quan giữa trầm cảm với một số biến nhân khẩu học, xã hội, các yếu tố liên quan đến bệnh ung thư, các yếu tố liên quan đến điều trị bệnh, các yếu tố về tâm ý, lối sống sự hỗ trợ xã hội và chất lượng cuộc sống Nghiên cứu cũng đã khẳng định việc phát hiện ra các yếu tố liên quan đến trầm cảm trên NB ung thư vú là rất quan trọng trong thực hành lâm sàng.28

Nghiên cứu của Dansta và Buzlus sử dụng thang đo HADS trên những NB ung thư vú giai đoạn đầu (giai đoạn 1 và giai đoạn 2) ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2011 đã báo cáo là có 35,1% phụ nữ mắc ung thư vú có rối loạn lo âu và 17,1% phụ nữ mắc ung thư vú có rối loạn trầm cảm Yếu tố liên quan rất quan trọng đến lo âu đó là nhóm NB có thu nhập thấp Trong khi đó, yếu tố có tiền sử gia đình mắc ung thư vú và yếu tố phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú là những yếu tố làm tăng tỷ lệ trầm cảm.29

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra tầm quan trọng của việc hỗ trợ tâm lý xã hội cho người bệnh ung thư vú trong việc nâng cao hiệu quả điều trị cũng như chất lượng sống của người bệnh ung thư vú Kết quả điều trị sẽ tốt khi người bệnh thoải mái, hiểu rõ quá trình chữa bệnh, những kết quả đạt được và những tổn thất phải chấp nhận Những kết quả không mong muốn thường xảy ra

ở những người chán nản buồn bã, không hợp tác chữa bệnh, thay đổi phương án điều trị Việc thích nghi và đối phó với căn bệnh ung thư vú trong một liệu trình điều trị lâu dài đối với một số NB là rất khó khăn, họ cần phải được can thiệp hỗ trợ để vượt qua thời kỳ này Khi đánh giá một số yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn tâm thần là lo âu, trầm cảm, Lueboonthavachai đã đưa ra khuyến cáo về việc phát hiện sớm các phản ứng cảm xúc tiêu cực của NB và các rối loạn tâm thần tiềm tàng là điều cần thiết khi điều trị cho NB ung thư vú, nội dung nên tập trung chú ý trong điều trị là: làm giảm các triệu chứng khó chịu của NB, kiểm soát cơn đau và giảm các biến chứng của điều trị Hỗ trợ tốt nhất cho vấn đề này là phải thúc đẩy hỗ trợ xã hội đặc biệt là hỗ trợ từ gia đình người bệnh, nâng cao

Trang 16

kỹ năng đối phó với bệnh tật của NB, những hỗ trợ này có thể làm giảm các căng thẳng tâm lý và các bệnh lý về tâm thần cho NB ung thư vú.30

Một nghiên cứu khác về mối tương quan về các rối loạn tâm thần (lo âu, trầm cảm) với các hỗ trợ nhận thức xã hội tại Malaysia năm 2015 cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú và sự hỗ trợ nhận thức xã hội NB nữ trong nghiên cứu đã có chất lượng cuộc sống tốt hơn với mức độ lo âu, trầm cảm thấp Hỗ trợ xã hội là yếu tố quan trọng để chất lượng cuộc sống tốt hơn và giảm mức độ các sang chấn tâm lý mà NB ung thư vú gặp phải Điều này nói lên xu hướng nhu cầu hỗ trợ trong tương lai là tăng cường các hoạt động hỗ trợ và suy trì hệ thống hỗ trợ tâm lý xã hội cho NB ung thư vú Nghiên cứu đã sử dụng thang đánh giá HADS, thang đánh giá chất lượng cuộc sống QLQ- C30 và

1.1.2 Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Ngô Thị Kim Yến về tình hình rối loạn ở NB ung thư tại thành phố Đà Nẵng năm 2014 đã sử dụng thang đo DASS 21 với phân loại 5 mức độ lo âu, trầm cảm và stress Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ có rối loạn trầm cảm trên NB ung thư là 35% trong đó mức độ rối loạn nhẹ là 64,2%, mức độ rối loạn vừa là 35,4% và mức độ nặng chỉ có 0,4% Yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu này là trình độ văn hoá thấp và nơi ở của NB ung thư là

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Linh (2015) về tỷ lệ lo âu, trầm cảm trên các NB ung thư vú địa bàn Hà Nội cho thấy các NB có triệu chứng lo âu chiếm tỷ lệ 23,1%, có 28,8% NB có rối loạn thực sự Có 23,9% NB có triệu chứng trầm cảm và 15,9% trường hợp có rối loạn trầm cảm thực sự.33

Trang 17

CHƯƠNG 2

MÔ TẢ CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1 Giới thiệu khoa Ngoại IV bệnh viện Ung Bướu Nghệ An

Khoa Ngoại IV (Khoa Ngoại vú) tiền thân là khoa Ngoại vú – Phụ khoa Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân, ngày 01/03/2022 khoa Ngoại vú được tách ra từ khoa Ngoại Vú – Phụ khoa với chỉ tiêu 42 giường bệnh kế hoạch, 42 giường bệnh thực kê, số lượng người bệnh nội trú của khoa luôn đạt mức 42 – 45.

Chức năng và nhiệm vụ

Sàng lọc Ung thư vú tại cộng đồng.

Tổ chức khám phát hiện sớm, tư vấn, dự phòng và điều trị người bệnh ung thư, u lành vú …

Thực hiện triển khai các kỹ thuật chuyên môn tương đương tầm tuyến trung ương.

Tái tạo vú bằng vạt LD có hỗ trợ nội so.

Hoàn thiện và phát triển kỹ thuật tái tạo vú bằng vạt tự thân kết hợp túi độn.

Tăng cường sàng lọc điều trị cho NB vú phì đại và sa trễ ngực.

Nghiên cứu khoa học, ứng dụng những tiến bộ mới của khoa học vào thực

Chuyển giao kỹ thuật cho một số bệnh viện tuyến dưới.

Tham gia đào tạo, giảng dạy sinh viên trường Đại học Y khoa Vinh Hoạt động chuyên môn

Phẫu thuật cắt u vú lành tính Phẫu thuật thu nhỏ vú phì đại.

Kĩ thuật sinh thiết vú có hỗ trợ thiết bị hút chân không VABB Phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú cải biên (Patey) do ung thư vú.

Trang 18

Phẫu thuật bảo tồn, vét hạch nách trong ung thư vú Phẫu thuật cắt ung thư vú, tiết kiệm da – tạo hình ngay.

Kĩ thuật sinh thiết hạch gác trong phẫu thuật điều trị ung thư vú 2.2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Tiêu chuẩn lựa chọn

Người bệnh đã được chẩn đoán xác định là ung thư vú bằng mô bệnh học.

Đang được điều trị tại khoa ngoại IV bệnh viện ung bướu Nghệ An Có chỉ định phẫu thuật.

Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu.

Ung thư vú tái phát NB dưới 18 tuổi

Được xác định không đủ thể lực và tinh thần để hoàn thành phỏng vấn bởi điều tra viên.

Phương pháp chọn mẫu

Chọn tất cả các người bệnh ung thư vú chưa phẫu thuật thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ đang điều trị tại khoa ngoại IV, bệnh viện Ung Bướu Nghệ An.

Cỡ mẫu nghiên cứu

Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho 1 tỷ lệ Trong đó :

n = Z2 x ((P x ( 1 – p)/ e2)

n : Kích thước mẫu cần xác định Z = 1,96

P : Tỷ lệ trầm cảm trong nghiên cứu của M.R.Hassan 0,22.31 e: Sai số cho phép Học viên chọn e = 0,1.

N= 65,9 Học viên thu thập được 96 người bệnh vào nghiên cứu.

Trang 19

Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu nghiên cứu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp người bệnh tham gia nghiên cứu trước phẫu thuật ung thư vú bao gồm các thông tin chung về nhân khẩu học, tiền sử bệnh tật, các đặc điểm có liên quan và bảng điểm đánh giá lo âu trầm cảm.

Các nghiên cứu viên được chia thành 2 nhóm: Nhóm thực hiện phỏng vấn NB và nhóm hỗ trợ lựa chọn NB Nghiên cứu viên của mỗi nhóm sẽ được

tập huấn các kiến thức và kỹ năng điều tra cần thiết Nhóm phỏng vấn NB sẽ được tập huấn kỹ năng giải thích cho NB trước khi trả lời câu hỏi, sử dụng bộ câu hỏi Nhóm hỗ trợ lựa chọn NB sẽ được tập huấn chủ yếu về mục tiêu và nội dung nghiên cứu, giới thiệu nghiên cứu và các tiêu chuẩn lựa chọn NB tham gia nghiên cứu NB sau khi được lựa chọn sẽ được mời tới một phòng riêng để trả lời câu hỏi nghiên cứu (xem bộ câu hỏi Phụ lục 1 và danh sách biến số Phụ lục

2) Chỉ số đo lường mức độ lo âu, trầm cảm dựa vào tiêu chí đánh giá HADS Nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội theo MOS.

 Bộ câu hỏi có sẵn được thiết kế dựa trên:

+ Nhóm biến số chỉ số và thang đo lường lo âu và trầm cảm tại bệnh viện (Hospital Anxiety and Depression - HADS) Thang đo này gồm có 14 câu trong đó 7 câu đánh giá về lo âu và 7 câu đánh giá về trầm cảm Các câu này tập trung vào các triệu chứng chủ yếu liên quan tới lo âu, trầm cảm NB cần cung cấp các thông tin liên quan tới các dấu hiệu này theo 4 mức độ từ 0 tới 3 điểm.

Kết quả được phân tích theo điểm trung bình của tổng điểm mỗi loại câu hỏi A (lo âu) hay D (trầm cảm), và theo các mức độ:

 Từ 0 đến 7 điểm: bình thường

 Từ 8 đến 10 điểm: gợi ý có thể có triệu chứng của lo âu hoặc trầm cảm  Từ 11 đến 21 điểm: lo âu hoặc trầm cảm (lo âu hay trầm cảm thực sự)

Social Support Scale): Thang đo có 9 câu hỏi về các đối tượng mà NB đã thảo luận về căn bệnh của mình Đánh giá các nội dung của thang đo này

Trang 20

chủ yếu bằng cách tính tỷ lệ %.

+ Thang đo MOS mức độ nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội (The MOS Social Support Survey): MOS bao gồm 20 câu hỏi được chia làm ba nhóm nội dung: Nhóm nhu cầu hỗ trợ cảm xúc/ thông tin (12 câu hỏi), nhóm nhu cầu hỗ trợ các hoạt động thiết thực (4 câu hỏi) và nhóm nhu cầu hỗ trợ về tình cảm (4 câu hỏi) Với mỗi câu hỏi về nhu cầu hỗ trợ tương ứng với năm mức độ về thời gian mong muốn được hỗ trợ đó là: không bao giờ, đôi khi, thỉnh thoảng, phần lớn thời gian và tất cả thời gian

Cách tính điểm từ thang đo này áp dụng trong nghiên cứu là: Không bao giờ: 1 điểm

Đôi khi: 2 điểm Thỉnh thoảng: 3 điểm Phần lớn thời gian: 4 điểm Tất cả thời gian: 5 điểm

Phân mức nhu cầu hỗ trợ sử dụng trong phân tích kết quả như sau:

Nhu cầu hỗ trợ trung bình: 60 < điểm ≤ 70 Nhu cầu hỗ trợ cao: 70 < điểm ≤ 100 2.3 Kết quả nghiên cứu

2.3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 2.3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh

Bảng 2.1 Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh

Trang 21

Tình trạng hôn nhân Sống chung với chồng/ 86 89,6 bạn tình

Nhận xét: Nhóm tuổi ≥ 60 và 40-49 chiếm 33,3%, 12,5% NB < 40 tuổi Tuổi

trung bình: 52,7 ± 8,2 Tỷ lệ sống chung với chồng/ bạn tình chiếm đa số với 89,6% Trình độ học vấn ≤ cấp 3 chiếm 82,3% Nghề nghiệp viên chức chiếm 11,4%, nông dân 36,5%.

2.3.1.2 Thông tin về tình trạng bệnh của người bệnh

Bảng 2.2 Thông tin về tình trạng bệnh của người bệnh

Nhận xét: Số NB đã điều trị dẫn đầu chiếm 16,7%, 83,3% trường hợp chưa điều

trị gì trước đó Giai đoạn II chiếm 64,6%, giai đoạn I chiếm 14,6%, giai đoạn III chiếm 20,8%.

2.3.2 Mô tả tình trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của

Trang 22

người bệnh ung thư vú trước phẫu thuật.

2.2.2.1 Tình trạng lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Tỷ lệ NB có triệu chứng của lo âu là 27,1%, 17,7% trường hợp có rối

loạn lo âu thực sự, điểm HADS lo âu trung bình là 7,1 ± 4,1.Tỷ lệ NB có triệu chứng trầm cảm là 22,9%, có 15,6% NB có rối loạn trầm cảm thực sự Điểm HADS trầm cảm trung bình là 6,2 ± 3,9.

2.2.2.2 Nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của đối tượng nghiên cứu Những đối tượng mà người bệnh ung thư vú đã thảo luận về căn bệnh của mình theo thang SFSS

Bảng 2.4 Phân bố những đối tượng mà người bệnh ung thư vú đã thảo luận về căn bệnh của mình theo thang SFSS

Những đối tượng người bệnh đã thảo luận Số lượng % Thảo luận với ít nhất một người thân/ bạn bè 96 100

Các thành viên sống trong gia đình NB ( bố mẹ, 93 96,9 anh chị em, cô, dì, chú bác )

Không thảo luận với một ai trong số người 86 89,6

Trang 23

thân/bạn bè/ người quen/ người cùng mắc ung thư

Nhận xét: 100% NB đều thảo luận với người thân hoặc bạn bè, có 82,3% NB thảo luận với người quen, 89,6% thảo luận với người bạn đời của NB.

Mức độ nhu cầu hỗ trợ các vấn đề về tâm lý xã hội theo bảng hỏi MOS Bảng 2.5 Mức độ nhu cầu hỗ trợ hỗ trợ cảm xúc/ thông tin của người

bệnh ung thư vú theo bảng mã MOS

1 Muốn có người đưa cho BN thông 4,1 4 52,1 tin giúp BN hiểu rõ hơn về tình trạng

của mình

khuyên mà BN thật sự mong muốn

Muốn có người cho BN lời khuyên trong 3,5 3 42,7 thời kỳ khủng hoảng tinh thần

Muốn ai đó làm những việc giúp BN 3,2 3 42,7

Muốn có người lắng nghe BN nói chuyện 3,1 3 38,5

quyết vấn đề cá nhân của BN

BN muốn tâm sự với ai đó về các 3,1 3 36,5

Trang 24

vấn đề của chính mình

Muốn có người hiểu các vấn đề của BN 3,3 3 35,4 11,4

yêu thích với ai đó

Nhận xét: có 52,1% NB muốn có người đưa cho BN thông tin giúp BN hiểu rõ hơn về tình trạng của mình, chỉ có 30,2% người muốn làm những công việc yêu thích với ai đó

Mức độ nhu cầu hỗ trợ các hoạt động thiết thực của người bệnh ung thư vú theo bảng hỏi MOS.

Bảng 2.6 Mô tả mức độ nhu cầu hỗ trợ các hoạt động thiết thự của người bệnh ung thư vú theo bảng hỏi MOS.

Điểm hỗ Điểm hỗ

nội dung)

phải nằm liệt giường

gặp bác sỹ nếu BN cần

ăn cho BN nếu BN khổng thể làm được việc đó

việc hàng ngày khi BN ốm

Nhận xét: Có 60,4% NB muốn có người giúp nếu họ phải nằm liệt giường, 53,1%

NB muốn có người đưa họ đến gặp bác sỹ nếu cần trong phần lớn thời gian Mức độ nhu cầu hỗ trợ tình cảm của người bệnh ung thư vú theo bảng hỏi MOS.

Trang 25

Bảng 2.7 Mô tả mức độ nhu cầu hỗ trợ tình cảm của người bệnh ung thư vú

theo bảng hỏi MOS nội dung) điểm)

và tính yêu cho BN

cho BN ngả vào

Nhận xét: Có 33,3% NB muốn có ai đó nhẹ nhàng với họ, chỉ có 11,5% trường

hợp được hỏi muốn có người ôm họ trong phần lớn thời gian.

Nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú bằng cách tính điểm từ bảng hỏi MOS.

Bảng 2.8 Mô tả nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú bằng cách tính điểm từ bảng hỏi MOS.

Nhận xét: 100% NB đều mong muốn nhận được sự hỗ trợ về mặt tâm lý và xã hội

Trong đó 52,1% là muốn nhu cầu hỗ trợ cao, 27,1% có nhu cầu hỗ trợ trung

Trang 26

bình Số NB có nhu cầu hỗ trợ thấp là 20,8%.

2.3.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú

2.3.3.1 Mối liên quan giữa lo âu và một số yếu tố Mối liên quan giữa lo âu với các yếu tố nhân khẩu

Bảng 2.9 Mối liên quan giữa lo âu và các yếu tố nhân khẩu

Nhận xét: NB có trình độ ≤ cấp 3 có tỷ lệ lo âu cao hơn so với nhóm > cấp 3 với

p = 0,03 Không có sự khác biệt về tỷ lệ lo âu theo tuổi, tình trạng hôn nhân và nghề nghiệp.

Mối liên quan giữa lo âu và tình trạng bệnh tật.

Trang 27

Bảng 2.10 Mối liên quan giữa lo âu và tình trạng bệnh tật.

Nhận xét: NB có điều trị tân bổ trợ có tỷ lệ lo âu cao hơn so với nhóm chưa điều trị trước phẫu thuật với p = 0,04 Không có sự khác biệt về mức độ lo âu theo giai đoạn bệnh.

2.3.3.1 Mối liên quan giữa trầm cảm và một số yếu tố

Mối liên quan giữa trầm cảm với các yếu tố nhân khẩu

Bảng 2.11 Mối liên quan giữa trầm cảm và các yếu tố nhân khẩu

Trang 28

Nhận xét: NB có trình độ văn hóa ≤ cấp 3 có tỷ lệ trầm cảm cao hơn so với nhóm >cấp 3 với p = 0,02 Không có sự khác biệt về tỷ lệ trầm cảm theo nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân và nghề nghiệp.

Mối liên quan giữa trầm cảm và tình trạng bệnh tật.

Bảng 2.12 Mối liên quan giữa trầm cảm và tình trạng bệnh tật.

Nhận xét: NB có điều trị tân bổ trợ trước phẫu thuật có tỷ lệ trầm cảm cao hơn so với nhóm chưa điều trị trước đó với p = 0,009 Không có sự khác biệt về tỷ lệ lo âu theo giai đoạn bệnh.

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh - khảo sát thực trạng lo âu trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú trước phẫu thuật tại khoa ngoại iv bệnh viện ung bướu nghệ an
Bảng 2.1. Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh (Trang 20)
Bảng 2.2. Thông tin về tình trạng bệnh của người bệnh - khảo sát thực trạng lo âu trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú trước phẫu thuật tại khoa ngoại iv bệnh viện ung bướu nghệ an
Bảng 2.2. Thông tin về tình trạng bệnh của người bệnh (Trang 21)
Bảng 2.4. Phân bố những đối tượng mà người bệnh ung thư vú đã thảo luận về căn bệnh của mình theo thang SFSS - khảo sát thực trạng lo âu trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú trước phẫu thuật tại khoa ngoại iv bệnh viện ung bướu nghệ an
Bảng 2.4. Phân bố những đối tượng mà người bệnh ung thư vú đã thảo luận về căn bệnh của mình theo thang SFSS (Trang 22)
Bảng 2.5. Mức độ nhu cầu hỗ trợ hỗ trợ cảm xúc/ thông tin của người bệnh ung thư vú theo bảng mã MOS - khảo sát thực trạng lo âu trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú trước phẫu thuật tại khoa ngoại iv bệnh viện ung bướu nghệ an
Bảng 2.5. Mức độ nhu cầu hỗ trợ hỗ trợ cảm xúc/ thông tin của người bệnh ung thư vú theo bảng mã MOS (Trang 23)
Bảng 2.6. Mô tả mức độ nhu cầu hỗ trợ các hoạt động thiết thự của người bệnh ung thư vú theo bảng hỏi MOS. - khảo sát thực trạng lo âu trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú trước phẫu thuật tại khoa ngoại iv bệnh viện ung bướu nghệ an
Bảng 2.6. Mô tả mức độ nhu cầu hỗ trợ các hoạt động thiết thự của người bệnh ung thư vú theo bảng hỏi MOS (Trang 24)
Bảng 2.7. Mô tả mức độ nhu cầu hỗ trợ tình cảm của người bệnh ung thư vú theo bảng hỏi MOS. - khảo sát thực trạng lo âu trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú trước phẫu thuật tại khoa ngoại iv bệnh viện ung bướu nghệ an
Bảng 2.7. Mô tả mức độ nhu cầu hỗ trợ tình cảm của người bệnh ung thư vú theo bảng hỏi MOS (Trang 25)
Bảng 2.8. Mô tả nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú bằng cách tính điểm từ bảng hỏi MOS. - khảo sát thực trạng lo âu trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú trước phẫu thuật tại khoa ngoại iv bệnh viện ung bướu nghệ an
Bảng 2.8. Mô tả nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú bằng cách tính điểm từ bảng hỏi MOS (Trang 25)
Bảng 2.9. Mối liên quan giữa lo âu và các yếu tố nhân khẩu - khảo sát thực trạng lo âu trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú trước phẫu thuật tại khoa ngoại iv bệnh viện ung bướu nghệ an
Bảng 2.9. Mối liên quan giữa lo âu và các yếu tố nhân khẩu (Trang 26)
Bảng 2.10. Mối liên quan giữa lo âu và tình trạng bệnh tật. - khảo sát thực trạng lo âu trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú trước phẫu thuật tại khoa ngoại iv bệnh viện ung bướu nghệ an
Bảng 2.10. Mối liên quan giữa lo âu và tình trạng bệnh tật (Trang 27)
Bảng 2.11. Mối liên quan giữa trầm cảm và các yếu tố nhân khẩu - khảo sát thực trạng lo âu trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú trước phẫu thuật tại khoa ngoại iv bệnh viện ung bướu nghệ an
Bảng 2.11. Mối liên quan giữa trầm cảm và các yếu tố nhân khẩu (Trang 27)
Bảng 2.12. Mối liên quan giữa trầm cảm và tình trạng bệnh tật. - khảo sát thực trạng lo âu trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú trước phẫu thuật tại khoa ngoại iv bệnh viện ung bướu nghệ an
Bảng 2.12. Mối liên quan giữa trầm cảm và tình trạng bệnh tật (Trang 28)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w