Nghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vúNghiên cứu biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFNg của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vú
Trang 1ĐIÊU THỊ THÚY CHUYÊN
NGHIÊN CỨU BIỂU LỘ MỘT SỐ DẤU ẤN
MIỄN DỊCH VÀ CHỨC NĂNG TIẾT IFN-
CỦA TẾ BÀO NK MÁU NGOẠI VI Ở NGƯỜI BỆNH
UNG THƯ VÚ
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
HÀ NỘI - NĂM 2024
Trang 2ĐIÊU THỊ THÚY CHUYÊN
NGHIÊN CỨU BIỂU LỘ MỘT SỐ DẤU ẤN
MIỄN DỊCH VÀ CHỨC NĂNG TIẾT IFN-
CỦA TẾ BÀO NK MÁU NGOẠI VI Ở NGƯỜI BỆNH
UNG THƯ VÚ
Ngành: Khoa học Y sinh
Mã số: 9720101
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC P.CHỦ NHIỆM BỘ MÔN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS Đỗ Khắc Đại PGS TS Nguyễn Đặng Dũng
HÀ NỘI – NĂM 2024
Trang 3Tôi xin cam đoan số liệu trong đề tài luận án là công trình nghiên cứucủa riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả
Điêu Thị Thuý Chuyên
Trang 4Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tôi xin được gửi lòng biết
ơn tới:
Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Quân y,
Đảng uỷ, Ban Giám đốc Bệnh viện K,
Phòng Sau đại học - Học viện Quân y,
Bộ môn Miễn Dịch - Học viện Quân y,
Khoa Ngoại Vú, Trung tâm Giải Phẫu Bệnh-SHPT, Khoa HuyếtHọc-Vi Sinh, Khoa Sinh Hoá-Miễn Dịch, Bệnh viện K
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến những người bệnh và nhânviên y tế tại Bệnh viện K, cơ sở Tân Triều đã tham gia cộng tác cùngnghiên cứu này
Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn gửi tới ngườithầy hướng dẫn luận án: PGS.TS Nguyễn Đặng Dũng đã dành nhiều thờigian, công sức, trí tuệ và tình cảm để giúp đỡ tôi hoàn thành luận án
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè
và những người thân đã giúp tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này./
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Nghiên cứu sinh
Điêu Thị Thuý Chuyên
Trang 5Trang Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình ảnh
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Đại cương về ung thư vú 3
1.1.1 Dịch tễ học trong ung thư vú 3
1.1.2 Chẩn đoán ung thư vú 5
1.1.3 Điều trị ung thư vú 12
1.2 Tế bào giết tự nhiên (NK) 18
1.2.1 Khái niệm 18
1.2.2 Vai trò của tế bào NK trong ung thư 28
1.2.3 Đánh giá chức năng của tế bào NK thông qua chỉ số chế tiết cytokine IFN-γ31 1.2.4 Tình hình nghiên cứu về NK trong UTV ở trong và ngoài nước 32
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 38
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 38
2.1.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 39
2.2 Phương pháp nghiên cứu 39
2.2.1 Thiết kế, chỉ số nghiên cứu 39
Trang 62.2.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu 40
2.2.3 Địa điểm thực hiện các xét nghiệm 41
2.3 Các biến số/chỉ số trong nghiên cứu 42
2.3.1 Biến số 42
2.3.2 Chỉ số 42
2.4 Một số quy trình kỹ thuật trong nghiên cứu 43
2.4.1 Kỹ thuật nhuộm hematoxylin – eosin (HE) chẩn đoán mô bệnh học 43
2.4.2 Hoá mô miễn dịch 45
2.4.3 Tổng phân tích máu ngoại vi 50
2.4.4 Phân tích tế bào NK trên hệ thống máy đếm tế bào dòng chảy (Flow cytometry) xác định một số dấu ấn miễn dịch 51
2.4.5 Đánh giá chức năng chế tiết IFN-γ của tế bào NK máu ngoại vi 55
2.4.6 Đánh giá một số dấu ấn ung thư CEA, CA 15.3 58
2.5 Xử lý số liệu và kiểm soát sai số 59
2.5.1 Phương pháp xử lý số liệu 59
2.5.2 Khống chế sai số trong nghiên cứu 59
2.6 Đạo đức trong nghiên cứu 60
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62
3.1 Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 62
3.1.1 Đặc điểm về tuổi 62
3.1.2 Một số đặc điểm cơ năng và lâm sàng trên nhóm BN UTV 63
3.1.3 Đặc điểm giai đoạn bệnh theo giải phẫu bệnh (pTMN) của nhóm BN UTV 66
3.1.4 Đặc điểm mô bệnh học, độ mô học, phân nhóm phân tử của nhóm BN UTV 67
Trang 3.1.5 Đặc điểm tế bào bạch cầu trong máu ngoại vi của đối tượng nghiên cứu 72
Trang 73.1.7 Đặc điểm marker CEA, CA 15.3 huyết tương ở giá trị trên ngưỡng tham chiếu
75
3.2 Đặc điểm biểu lộ dấu ấn miễn dịch và chức năng chế tiết IFN-γ của tế bào NK máu ngoại vi 76
3.2.1 Đặc điểm biểu lộ dấu ấn miễn dịch tế bào NK máu ngoại vi 76
3.2.2 Đặc điểm chức năng chế tiết IFN-γ trong máu ngoại vi (NKA-IFN-γ) của các nhóm đối tượng nghiên cứu 84
3.3 Mối liên quan của nồng độ IFN-γ chế tiết bởi tế bào NK máu ngoại vi với một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 89
3.3.1 Mối liên quan của tuổi và nồng độ IFN-γ của tế bào NK 89
3.3.2 Mối tương quan giữa nồng độ IFN-γ của tế bào NK với tỷ lệ bạch cầu trung tính trên bạch cầu lympho máu ngoại vi (NLR) ở đối tượng nghiên cứu 91
3.3.3 Mối tương quan giữa các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng với NKA-IFN-γ 92 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 94
4.1 Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 94
4.1.1 Đặc điểm về tuổi 94
4.1.2 Một số đặc điểm cơ năng và lâm sàng trên nhóm BN UTV 95
4.1.3 Đặc điểm giai đoạn bệnh của nhóm BN UTV 97
4.1.4 Đặc điểm mô bệnh học, độ mô học, phân nhóm phân tử của nhóm BN UTV98 Trang 4.1.5 Đặc điểm tế bào bạch cầu trong máu ngoại vi của đối tượng nghiên cứu 102
4.1.6 Đặc điểm marker CEA, CA 15.3 huyết tương ở đối tượng nghiên cứu 104
4.1.7 Đặc điểm marker CEA, CA 15.3 huyết tương ở giá trị trên ngưỡng tham chiếu .104
Trang 8của tế bào NK máu ngoại vi 1054.2.1 Đặc điểm biểu lộ dấu ấn miễn dịch tế bào NK máu ngoại vi 1054.2.2 Đặc điểm chức năng chế tiết IFN-γ tế bào NK máu ngoại vi 112
4.3 Mối liên quan của nồng độ IFN-γ chế tiết bởi tế bào NK máungoại vi với một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 1164.3.1 Mối liên quan của tuổi và NKA-IFN-γ 1164.3.2 Mối tương quan giữa NKA-IFN-γ với tỷ lệ bạch cầu trung tính trên bạch cầu
lym pho máu ngoại vi (NLR) ở đối tượng nghiên cứu 1184.3.3 Mối tương quan giữa các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng với NKA-IFN-γ 119
KẾT LUẬN 122 KIẾN NGHỊ 124 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Trang 91 AJCC Hiệp hội ung thư Hoa kỳ
(American Joint Committee on Cancer)
Tumor necrosis factor-α
Natural Killer activity (Hoạt tính tế bào giết tự nhiên)Chức năng chế tiết IFN-γ của tế bào NK
Người bệnhMajor histocompatibility complex (Phức hợp hoà hợp
25 WHO World Health Organization (Tổ chức y tế Thế giới)
Trang 10Bảng Tên bảng Trang
1.1 Chẩn đoán giai đoạn theo AJCC năm 2017 phiên bản số 8 7
1.2 Phân loại mô bệnh học ung thư vú theo WHO 2019 10
1.3 So sánh kít xét nghiệm NK Vue với phương pháp xét nghiệm khác 31 2.1 Đánh giá độ mô học ung thư biểu mô vú xâm nhập 45
2.2 Đánh giá kết quả nhuộm hoá mô miễn dịch dấu ấn ER, PR, HER2, Ki-67 46
2.3 Phân nhóm phân tử UTV 47
3.1 Phân bố tuổi 62
3.2 Đặc điểm khối u nguyên phát 63
3.3 Kích thước u và tình trạng di căn hạch 65
3.4 Đặc điểm nhóm BN UTV phân loại theo giai đoạn bệnh 66
3.5 Đặc điểm mô bệnh học, độ mô học 67
3.6 Đặc điểm nhóm BN UTV phân nhóm phân tử 68
3.7 Số lượng tế bào bạch cầu trong máu ngoại vi 72
3.8 Tỷ lệ bạch cầu trung tính trên bạch cầu lympho máu ngoại vi (NLR) ở đối tượng nghiên cứu 73
3.9 Các marker CEA, CA15.3 so sánh ở đối tượng nghiên cứu 74
3.10 Đặc điểm CEA, CA 15.3 ở đối tượng nghiên cứu 75
3.11 Đặc điểm biểu lộ dấu ấn miễn dịch tế bào NK của đối tượng nghiên cứu 76
3.12 Đặc điểm biểu lộ dấu ấn miễn dịch của tế bào NK máu ngoại vi của nhóm BN UTV theo típ bộ ba âm tính (TNBC) và các típ khác 82
3.13 Đặc điểm biểu lộ dấu ấn miễn dịch tế bào NK máu ngoại vi ở các giai đoạn bệnh UTV 83
Trang 113.14 NKA-IFN-γ của các nhóm đối tượng nghiên cứu 84 3.15 NKA-IFN-γ của đối tượng nghiên cứu ở ngưỡng cut-off 85 3.16 NKA-IFN-γ ở các phân nhóm phân tử của nhóm BN UTV 86 3.17 NKA-IFN-γ ở các phân nhóm phân tử của nhóm BN UTV ở
ngưỡng cut-off 87 3.18 NKA-IFN-γ và các marker ung thư khác giữa nhóm bộ ba âm tính
(TNBC) so với típ phân tử khác 88 3.19 NKA-IFN-γ theo các giai đoạn bệnh ở nhóm BN UTV 89 3.20 NKA-IFN-γ giữa đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi 89 3.21 Đánh giá mức độ tương quan giữa NKA-IFN-γ và một số chỉ tiêu
miễn dịch, sinh hoá khác của đối tượng nghiên cứu 92
Trang 12Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
2.1 Hình minh họa phân tích tỷ lệ phần trăm quần thể tế bào NK trong
quần thể tế bào lympho 53
2.2 Hình minh họa phân tích mức độ biểu lộ NKG2A (%) của quần thể tế bào NK 54
2.3 Hình minh họa phân tích biểu lộ NKG2D (%, MFI) của quần thể tế bào NK 55
3.1 Vị trí ung thư vú 63
3.2 Đặc điểm triệu chứng lâm sàng u vú 64
3.3 NKA-IFN-γ ở các đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi 90
3.4 Biểu đồ đánh giá mối tương quan giữa NKA-IFN-γ và NLR ở nhóm BN UTV 91
Trang 13Hình Tên hình Trang
1.1 Tỷ lệ mắc và tử vong theo độ tuổi và khu vực đối với UTV 2020 3
1.2 Tỉ lệ mắc và tử vong UTV trên 100.000 người ở Việt Nam 4
1.3 Cơ chế tấn công tế bào ung thư của tế bào NK 20
1.4 Chức năng của các thụ thể ức chế ở các tế bào NK 23
1.5 Cơ chế tiếp cận tế bào đích của tế bào NK 28
2.1 Hình ảnh UTBM ống xâm nhập loại không đặc hiệu 48
2.2 Hình ảnh UTBM ống xâm nhập loại không đặc hiệu 49
2.3 Hình ảnh máy đếm tế bào dòng chảy Flow Cytometry model Novocyte ACEA 51
2.4 Quy trình thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng chế tiết IFN-γ của tế bào NK máu ngoại vi 55
3.1 Hình ảnh Carcinoma xâm nhập thể dị sản 69
3.2 Hình ảnh UTBM ống xâm nhập loại không đặc hiệu (NST) 70
3.3 Hình ảnh UTBM ống xâm nhập loại không đặc hiệu (NST) 71
3.4 Hình ảnh phân tích kết quả biểu lộ dấu ấn miễn dịch tế bào NK BN UTV: %NK (A), %NKG2A (B) trên máy đếm tế bào dòng chảy 78
3.5 Hình ảnh phân tích kết quả biểu lộ dấu ấn miễn dịch tế bào NK BN UTV: %NKG2D trên máy đếm tế bào dòng chảy 79
3.6 Hình ảnh phân tích kết quả biểu lộ dấu ấn miễn dịch tế bào NK ở người khoẻ mạnh: %NK (A), %NKG2A (B) trên máy đếm tế bào dòng chảy 80
3.7 Hình ảnh phân tích kết quả biểu lộ dấu ấn miễn dịch tế bào NK ở người khoẻ mạnh: %NKG2D trên máy đếm tế bào dòng chảy 81
Trang 15ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vú (UTV) là bệnh lý ác tính phổ biến và là nguyên nhân gây
tử vong đứng hàng đầu trên thế giới và Việt Nam Tỷ lệ mắc ung thư vú có
xu hướng tăng lên trong những năm gần đây tuy nhiên tỷ lệ tử vong lại giảm
đi nhờ có các phương pháp sàng lọc phát hiện sớm cũng như các tiến bộtrong điều trị Theo GLOBOCAN 2020, tổng số các trường mắc mới ung thư
là 19,3 triệu ca, với gần 10,0 triệu ca tử vong do mắc ung thư Trong đó, ungthư vú ở nữ giới đứng thứ năm với khoảng 2,3 triệu trường hợp mới mắc(chiếm 11,7% tổng số) và ước tính khoảng 685.000 người bệnh (NB) tửvong do mắc ung thư vú (chiếm 6,9%) [1] Tại Việt Nam, nghiên cứu bệnhung thư và chiến lược phòng chống ung thư quốc gia đến năm 2020 cho thấyung thư vú vẫn là bệnh có tỷ lệ mới mắc cao nhất trong số các ung thư ở nữgiới khoảng 22.612 ca [2]
Điều trị ung thư vú chủ yếu dựa trên các biện pháp như: phẫu thuật cắt
bỏ tuyến vú, có hoặc không có kết hợp với hóa xạ trị Việc tối ưu hoá các liệupháp điều trị đã cải thiện tốt thời gian sống thêm của bệnh nhân Tuy nhiên,trong các nhóm ung thư vú theo phân loại phân tử có khoảng 19% tổng sốbệnh nhân UTV thuộc nhóm típ dạng đáy hay còn gọi là nhóm bộ ba âm tính(Triple negative breast cancer-TNBC) [3] Các bệnh nhân nhóm này có tiênlượng xấu nhất do thiếu thụ thể nội tiết cũng như thụ thể yếu tố tăng trưởngbiểu bì 2, sự cần thiết tìm kiếm các phương pháp điều trị mới tốt hơn được đặt
ra trong đó hướng trị liệu miễn dịch sử dụng tế bào Natural Killer (NK) chonhóm người bệnh này [4], [5] Đồng thời, mở ra một hướng nghiên cứu mớiđược quan tâm
Các tế bào giết tự nhiên NK là thành phần của hệ miễn dịch tự nhiên cókhả năng nhận diện và tấn công tế bào ung thư bằng nhiều cơ chế khác nhau[6] Trong điều trị ung thư, truyền tế bào NK nuôi cấy tăng sinh ex vivo đã
Trang 16đưa đến một tiến bộ mới Các nghiên cứu hiện nay đã nhấn mạnh rằng: các tếbào NK có thể nhắm đích đến các tế bào gốc ung thư như hiệu quả của tế bào
NK khác gen cùng loài (đồng loài) đã được nghiên cứu, đánh giá rộng rãitrong điều trị các bệnh lý ung thư máu Trong trị liệu ung thư, cả tế bào NK tựthân và tế bào NK đồng loài đều có những hiệu quả tiềm năng [7]
Khả năng chế tiết interferon-gamma (IFN-) của tế bào NK máu ngoại
vi, đo bằng xét nghiệm NKA (Natural killer activity) được chứng minh là cóliên quan đến bệnh ung thư như trên nhóm ung thư tiền liệt tuyến, ung thư dạdày, ung thư phổi và một số ung thư khác [8], [9], [10], [11], [12] Tại ViệtNam, đã có một số nghiên cứu về NK trong ung thư phổi [13], [14] Tuynhiên, chưa có công bố nào về số liệu NK trên nhóm người bệnh UTV
Vấn đề đánh giá sự biến đổi quần thể tế bào NK trên những người bệnhUTV có những đặc điểm gì đáng lưu ý về khía cạnh số lượng Mặt khác, mức
độ hoạt hoá của tế bào NK và tình trạng một số thụ thể gồm thụ thể hoạt hoá,thụ thể ức chế của tế bào NK chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn
Câu hỏi đặt ra là trên người bệnh UTV chức năng chế tiết IFN- của
NK và đặc điểm thụ thể của tế bào NK có gì đặc biệt?
Từ các vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu biểu
lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFN- của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vú” với hai mục tiêu sau:
1 Khảo sát đặc điểm biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và chức năng tiết IFN- của tế bào NK máu ngoại vi ở người bệnh ung thư vú
2 Đánh giá mối liên quan của nồng độ IFN- chế tiết bởi tế bào NK máu ngoại vi với một số đặc điểm của người bệnh ung thư vú.
Trang 17CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Đại cương về ung thư vú
1.1.1 Dịch tễ học trong ung thư vú
1.1.1.1 Tình hình ung thư vú trên thế giới
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới.Theo GLOBOCAN 2020, ước tính 2,3 triệu ca mới được chẩn đoán, chiếm11,7% Đây là nguyên nhân đứng thứ năm gây tử vong do ung thư trên toànthế giới, với 685.000 ca tử vong UTV chiếm 1 trong 4 trường hợp ung thư và
1 trong 6 ca tử vong do ung thư, đứng đầu về tỷ lệ mắc ở đại đa số các quốcgia (159 trong số 185 quốc gia) và tỷ lệ tử vong ở 110 quốc gia
Tỷ lệ mắc bệnh ở các nước phát triển cao hơn 88% so với các nướcđang phát triển (lần lượt là 59,9 và 29,7 trên 100.000), với tỷ lệ mắc bệnh caonhất (>80 trên 100.000) ở Úc/New Zealand, Tây Âu (Bỉ có tỷ lệ mắc cao nhấtthế giới) và tỷ lệ thấp nhất (<40 trên 100.000) ở Trung Mỹ, Đông và TrungPhi, Nam Trung Á Tuy nhiên, phụ nữ sống ở các nước đang phát triển có tỷ
lệ tử vong cao hơn 17% so với phụ nữ ở các nước phát triển (lần lượt là 15,0
và 13,1 trên 100.000) (hình 1.1) [1]
Hình 1.1 Tỷ lệ mắc và tử vong theo độ tuổi và khu vực đối với UTV
2020
Trang 18* Nguồn: Theo Globocan (2020) [1]
1.1.1.2 Tình hình ung thư vú tại Việt Nam
Tại Việt Nam, UTV là một trong những ung thư thường gặp nhất, đứngthứ 3 ở cả hai giới và đứng thứ nhất ở nữ giới về tỷ lệ mắc mới là 34,2/100.000phụ nữ Mặt khác, ở Việt Nam, UTV cũng đứng thứ 3 về nguyên nhân gây tửvong do ung thư ở nữ giới với tỉ lệ 13,8/100.000 phụ nữ và chiếm 7,6% (hình1.2) [15] Theo tác giả Bùi Diệu và cs (2012), nghiên cứu gánh nặng bệnh ungthư và chiến lược phòng chống ung thư quốc gia đến năm 2020 cho thấy ung thư
vú vẫn là bệnh có tỷ lệ mới mắc cao nhất trong số các ung thư ở nữ giới [2]
Hình 1.2 Tỉ lệ mắc và tử vong UTV trên 100.000 người ở Việt Nam
* Nguồn: Theo Globocan (2020) [15]
Trang 191.1.2 Chẩn đoán ung thư vú
Khi một khối u ác tính phát triển ở vú nó có thể gây ra các dấu hiệu sau:
Một khối u thường là đơn độc nhưng cũng có khi là 2 hoặc 3 u, rắn,ranh giới không rõ ràng với tổ chức tuyến lành xung quanh, thường khônggây đau, một số bệnh nhân chỉ có cảm giác nhói ở một bên vú khi thăm khám
kỹ mới phát hiện tổn thương u
Tụt núm vú trên một tuyến vú bình thường trước đây Da lồi lên,biến dạng, có thể thấy sần như vỏ cam ở một phần của da tuyến vú hoặc cóthể lõm xuống ở một vùng nào đó Có thể chảy dịch đầu vú
Giai đoạn muộn hơn thấy hạch nách to lên, có thể có cả hạch thượng đòn.Giai đoạn muộn hơn đôi khi u tại vú vỡ loét, tiết dịch hôi hoặc thậm chí chảymáu [2]
Trang 20(2) Cận lâm sàng
Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ và sinh thiết chẩn đoán ung thư vú:
Chọc hút khối u, hạch nách bằng kim nhỏ hoặc lấy dịch tiết núm vútìm tế bào ác tính
Sinh thiết kim: giúp lấy bệnh phẩm để làm mô bệnh học, chẩn đoánxác định được loại mô bệnh học, xâm lấn hay không xâm lấn
Sinh thiết mở: chẩn đoán một tổn thương của vú Được tiến hành vớinhững tổn thương sờ thấy của tổ chức tuyến vú
Sinh thiết tức thì: đây là một phương pháp có độ nhạy cao, có tính ưuviệt giúp bệnh nhân không phải thêm một lần mổ [2]
Chụp X-quang tuyến vú (mammography):
Phát hiện những tổn thương bất thường trên phim chụp vú có thể là ungthư Từ đó chẩn đoán UTV ở giai đoạn sớm, làm giảm tỷ lệ tử vong do UTV [2]
Siêu âm tuyến vú:
Có giá trị để phân biệt những tổn thương là nang với những tổn thươngđặc của vú Một số phát hiện được các nốt vi vôi hoá [2]
Xét nghiệm dấu ấn ung thư (marker) sử dụng trong UTV gồm: carcinoembryonic antigen (CEA), carbohydrate antigen 15.3 (CA 15.3)
Nồng độ marker dùng trong chẩn đoán, theo dõi điều trị, phát hiện táiphát ung thư nếu áp dụng tiêu chuẩn trên giá trị bình thường thì mức thay đổinồng độ giữa hai lần xét nghiệm là 50%
CEA: giá trị tham chiếu < 5 ng/mL CEA là một glycoprotein và làmột trong các protein của ung thư bào thai CEA tăng trong một số ung thưbiểu mô tuyến trong đó có UTV, được sử dụng như marker trong theo dõi vàtiên lượng bệnh, trong chẩn đoán thường được dùng phối hợp với CA15.3tăng độ nhạy lên 10% Khi CEA > 50% bình thường là dấu hiệu tái phát
Trang 21 CA 15.3: giá trị tham chiếu < 30 U/mL CA15.3 là một glycoprotein và làmarker được lựa chọn đầu tiên trong UTV nhưng không đặc hiệu Khi CA15.3
> 50 U/mL là nghi ngờ có di căn Theo dõi UTV sau phẫu thuật 6 tháng/lầntrong 3 năm, khi CA 15.3 tăng > 50% bình thường có khả năng tái phát hoặc dicăn ung thư [16]
Một số xét nghiệm khác
Chụp X-quang phổi: phát hiện tổn thương di căn phổi
Cắt lớp vi tính: đánh giá tổn thương nguyên phát, thứ phát và theo dõikết quả đáp ứng Phát hiện di căn phổi, màng phổi, mức độ tràn dịch màngphổi
Chụp cộng hưởng từ: có độ nhạy cao hơn chụp cắt lớp trong chẩn đoán
di căn gan Hoặc các trường hợp khối u không rõ trên lâm sàng, xác định sốlượng u trong phẫu thuật bảo tồn hoặc sàng lọc một số đối tượng nguy cơ cao
Xét nghiệm hóa mô miễn dịch đánh giá tình trạng thụ thể nội tiết:estrogen receptor (ER), progesterone receptor (PR), human epidermal growthfactor receptor 2 (HER2), Ki-67 [2]
1.1.2.2 Chẩn đoán giai đoạn
Trang 22Kích thước bất kỳ nhưng có sự lan tới thành ngực và/hoặc
da (loét hoặc đại thể có nốt), xâm nhập thượng bì đơn thuầnkhông xếp T4
T 4c Sự hiện diện của T 4a và T 4b
T 4d Ung thư biểu mô thể viêm
Vi di căn hoặc di căn 1-3 hạch; và/hoặc lâm sàng có hạch
vú trong âm tính, kèm sinh thiết hạch cửa có di căn trên vi thểhoặc đại thể
Trang 23* Nguồn: Theo Amin B.M và cs (2017) [17]
Phân loại giai đoạn:
Giai đoạn 0 TisN0M0
Giai đoạn IA T1N0M0
Giai đoạn IB T0N1mi M0, T1N1miM0
Giai đoạn IIA T2N0M0, T0N1M0, T1N1M0
Giai đoạn IIB T2N1M0, T3N0M0
Giai đoạn IIIA T0-2N2M0, T3N1-2M0
Giai đoạn IIIB T4N0-2M0
Giai đoạn IIIC Bất kỳ T, N3M0
Bảng 1.2 Phân loại mô bệnh học ung thư vú theo WHO 2019
Ung thư biểu mô ống xâm nhập loại không đặc hiệu NST (no
special type)
8500/3
UTBM tiểu thuỳ xâm nhập NOS (not otherwise specified) 8520/2UTBM tiểu thuỳ típ kinh điển
UTBM tiểu thuỳ típ đặc
UTBM tiểu thuỳ típ hốc
Trang 24UTBM tiểu thuỳ típ đa hình
UTBM ống-tiểu thuỳ
UTBM tiểu thuỳ hỗn hợp
Loại hiếm và các típ giống tuyến nước bọt
UTBM dạng tuyến nang
U thần kinh nội tiết NOS
UTBM tuyến nhú trong ống có xâm nhập
UTBM tiểu thuỳ tại chỗ NOS
UTBM tiểu thuỳ tại chỗ dày đặc
Một số loại khác
* Nguồn: Theo Nagtegaal D.I và cs (2019) [18]
1.1.2.4 Chẩn đoán các phân nhóm (típ) phân tử ung thư vú dựa trên hóa mô miễn dịch
Nhuộm hóa mô miễn dịch
Nhuộm hóa mô miễn dịch phát hiện các thụ thể nội tiết ER, PR trongnhân tế bào, xét nghiệm tình trạng HER2 và chỉ số tăng sinh Ki-67 giúp phânchia ung thư vú thành 4 nhóm lớn Đây là phân loại có ý nghĩa giúp các nhàlâm sàng lập kế hoạch điều trị và tiên lượng bệnh
Đặc điểm các phân nhóm phân tử ung thư vú
- Lòng ống A (luminal A): típ phân tử này chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng
Trang 2544%, gặp cả dạng đặc biệt hay không đặc biệt, thường có độ mô học thấp.Dạng đặc biệt hay gặp là ung thư biểu mô típ ống nhỏ, típ nhầy, típ mặt sàng,tiểu thuỳ dạng nang Về điều trị, típ này đáp ứng tốt và có thể chỉ cần điều trị
nội tiết đơn thuần Tuy nhiên, típ mô học này có tỷ lệ đột biến gen PIK3A cao
hơn so với các típ phân tử khác
- Lòng ống B (luminal B): gồm luminal HER2 âm tính và luminal
B-HER2 dương tính, chiếm khoảng 24%, biệt hoá vừa, bao gồm cả dạng đặc
biệt và không đặc biệt U hay di căn hạch, tiên lượng xấu hơn típ lòng ống A.Kém đáp ứng với điều trị nội tiết, đáp ứng tốt với điều trị hoá chất kết hợp vớinội tiết Khối u cũng đáp ứng tốt với điều trị kháng thể đơn dòng nếu HER2dương tính
- Típ HER2 (+): chiếm khoảng 11%, nhân độ cao, thường xếp độ mô
học 3 Típ này thường gặp ở người trẻ, chủ yếu gặp ở típ mô học không phảidạng đặc biệt Ki-67 thường cao, khối u tiến triển trên lâm sàng, tiên lượngxấu, đáp ứng tốt với điều trị kháng thể đơn dòng và hoá chất có anthracycline
và taxane, không đáp ứng với liệu pháp nội tiết
- Típ dạng đáy (típ bộ ba âm tính-TNBC): chiếm khoảng 19%, chủ yếu
gặp nhóm dị sản vảy và típ tuỷ theo phân loại cũ, UTV di truyền có đột biến
gen BRCA1 Khối u có chỉ số Ki-67 bộc lộ rất cao Típ này không đáp ứng với
điều trị nội tiết và kháng thể đơn dòng Khối u thường tiến triển trên lâm sàng,đáp ứng hoá chất anthracycline và taxane [3]
1.1.3 Điều trị ung thư vú
1.1.3.1 Các phương pháp điều trị hiện nay
Điều trị UTV là sự kết hợp điển hình đa mô thức bao gồm phẫu thuật,
xạ trị và các phương pháp điều trị toàn thân bao gồm hoá trị, nội tiết, điều trịđích Người bệnh UTV không những có thể được điều trị để kéo dài thời giansống thêm mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống
(1) Phẫu thuật
Trang 26* Phẫu thuật điều trị tại chỗ:
Gồm: phẫu thuật cắt tuyến vú, phẫu thuật bảo tồn, sinh thiết hạch cửa,tạo hình
* Phẫu thuật điều trị nội tiết:
Cắt buồng trứng trên người bệnh có thụ thể nội tiết dương tính
* Phẫu thuật triệu chứng:
Phẫu thuật sạch sẽ, phẫu thuật cầm máu, phẫu thuật giảm đau hoặcphẫu thuật cắt tuyến vú, buồng trứng dự phòng
* Phẫu thuật bảo tồn:
Là phẫu thuật cắt rộng u kèm theo vét hạch nách thay vì cắt toàn bộ tuyến
vú Xạ trị được chỉ định bắt buộc đối với các trường hợp phẫu thuật bảo tồn
* Phẫu thuật tạo hình:
Với nhu cầu về chất lượng cuộc sống hiện nay, vấn đề tạo hình lại sauphẫu thuật UTV đã tạo được thành tựu đáng kể, nâng cao thẩm mỹ, đảm bảo
an toàn cho người bệnh [2]
(2) Xạ trị
Xạ trị được coi là phương pháp điều trị hỗ trợ quan trọng cho ngườibệnh giai đoạn sớm, đặc biệt xạ trị là chỉ định bắt buộc đối với người bệnhphẫu thuật bảo tồn Ngoài ra, xạ trị còn đóng vai trò điều trị triệu chứng chongười bệnh giai đoạn muộn
Các chỉ định xạ trị bổ trợ bao gồm:
Người bệnh sau phẫu thuật bảo tồn
Sau phẫu thuật cắt tuyến vú được chỉ định cho các khối u vú T3, T4,hạch nách dương tính, diện cắt theo chiều sâu dương tính
Xạ trị trong UTV giai đoạn lan tràn tại chỗ: T3, T4, N2, N3 sau hoá trị
bổ trợ
Trang 27 Xạ trị trong UTV tái phát, trong điều trị triệu chứng, cắt buồng trứngtrong điều trị nội tiết.
Các tiến bộ trong tia xạ điều biến liều, xạ trị một phần tuyến vú, xạ trịproton đã mang đến thành tựu mới trong điều trị UTV [2]
(3) Hoá trị
Hoá chất có thể được dùng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc nội tiếthoặc kháng thể đơn dòng trong nhiều thử nghiệm lâm sàng Hoá chất tân bổtrợ ban đầu được áp dụng cho những khối u vú ở giai đoạn lan tràn tại chỗkhông phẫu thuật được, sau điều trị hoá chất tân bổ trợ có thể biến đổi cáckhối u này sang giai đoạn mổ được và cải thiện đáng kể thời gian sống thêm,những năm gần đây chỉ định của hoá chất tân bổ trợ cũng rộng rãi hơn, ápdụng cho những bệnh nhân ở giai đoạn sớm hơn với mục tiêu làm hạ thấp giaiđoạn, tăng tỷ lệ phẫu thuật bảo tồn
Khuyến cáo điều trị theo St Gallen 2013:
Luminal A: chủ yếu điều trị nội tiết đơn thuần, có thể hoá trị bổ trợcho những bệnh nhân nguy cơ cao khi phân tích 21 gen và 70 gen, độ mô họckhối u cao, các trường hợp hạch nách dương tính
Luminal B: Luminal B-HER2 âm tính phác đồ điều trị là nội tiết kếthợp với hoá trị Luminal B-HER2 dương tính: hoá trị kết hợp với kháng thểđơn dòng và điều trị nội tiết
HER2 dương tính: hoá trị kết hợp thuốc kháng HER2
Nhóm típ dạng đáy (bộ ba âm tính-TNBC): chỉ định điều trị hệ thống
là hoá trị Nhóm này thường có tiên lượng xấu hơn [2]
* Phác đồ hóa trị bổ trợ UTV
Doxorubicin/cyclophosphamide (AC), cyclophosphamide/doxorubicin(CAF)/5FU, 4AC + 4 paclitaxel, 4AC + 4 docetaxel, 4AC + 12 tuầnpaclitaxel, 3 fluorouracil/epirubicin/cyclophosphamide (FEC) + 3 doxetacel (D),docetaxel/cyclophosphamide (TC) cho người bệnh yếu tố nguy cơ thấp hoặc
Trang 28người bệnh có chống chỉ định với anthracyclin Hoá trị được phối hợp với khángthể đơn dòng trastruzumab, pertuzumab khi có HER2 dương tính, phác đồ phốihợp có thể AC-docetaxel/trastuzumab (TH) hoặc docetaxel/carboplatin/trastuzumab (TCH) hoặc TC hoặc paclitaxel hàng tuần [2].
* Hoá trị kết hợp các thuốc điều trị đích
Cùng với hoá trị cơ bản, sự phát hiện ra thuốc điều trị đích đã mang lạinhiều cơ hội mới cho người bệnh ung thư trong điều trị bổ trợ Sử dụngtrastruzumab kết hợp pertuzumab trong điều trị bổ trợ cho nhóm HER2 dương tính
Đối với những người bệnh UTV bộ ba âm tính (TNBC) là nhóm bệnh
có độ ác tính cao, tiên lượng rất xấu, các nghiên cứu hiện tại cũng chưa tìm rathuốc điều trị hiệu quả [2]
1.1.3.2 Các phương pháp điều trị mới được áp dụng
(1) Điều trị bằng kháng thể đơn dòng
Điều trị UTV phát triển mạnh mẽ trong vài thập kỷ qua Một số thuốcđiều trị đích ra đời đã tạo ra một bước đột phá quan trọng trong điều trị ngườibệnh UTV Các thuốc điều trị đích đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụnggồm: trastuzumab, pertuzumab, ado-trastruzumab emtansin (T-DM1),lapatinib và một số thuốc khác cho thể UTV bộ ba âm tính Trong số cácthuốc điều trị đích trên, trastuzumab được ứng dụng nhiều nhất, chỉ định chobệnh nhân có HER2 dương tính [2]
(2) Điều trị kết hợp nhiều phương pháp
Ngoài liệu pháp kháng HER2 và nội tiết, một số thuốc điều trị đíchkhác đã được nghiên cứu và ứng dụng trong UTV bao gồm bevacizumab,thuốc ức chế mTOR, thuốc ức chế PARP, ức chế CDK4/6 và gần đây là cácthuốc điều trị miễn dịch
(3) Sử dụng hệ miễn dịch điều trị UTV
Những mối liên quan của các tế bào lympho thâm nhiễm khối u (tumourinfiltrating lymphocytes-TILs) với việc cải thiện thời gian sống thêm và đáp ứng
Trang 29với liệu pháp điều trị UTV, cũng như mối liên quan của TCD8+ và biểu lộ L1 (phối tử 1-chết tế bào theo chương trình) với khả năng đáp ứng điều trị bằngliệu pháp giải phóng chốt chặn PD-L1/PD-1 đã giúp các nhà lâm sàng quan tâmhơn việc sử dụng hệ miễn dịch tấn công ung thư.
PD Liệu pháp giải phóng chốt chặn PDPD 1 trong UTV: sử dụng đơn liệu vớipembrolizumab được nghiên cứu sử dụng cho những người bệnh TNBC vàUTV có ER dương tính/HER2 âm tính cho kết quả khả quan, hiện đang đượcđánh giá trong pha 2 và 3 đối với TNBC
- Kháng PD-L1 trong UTV: atezolizumab là một kháng thể đơn dòngđang được đánh giá pha Ib cùng nab-paclitaxel ở nhóm người bệnh TNBC dicăn không có biểu lộ PD-L1
- Ức chế LAG-3 (gen 3 hoạt hoá tế bào lympho): phân tử protein
LAG-3-Ig tái tổ hợp dạng hoà tan (IMP321) có ái lực cao đối với MHC lớp II, nhờ đótạo ra sự trưởng thành của tế bào có tua và kéo dài đáp ứng của tế bàoTCD8+ Phân tích dấu ấn sinh học cho thấy sự tăng liên tục trong các tế bàotrình diện kháng nguyên (APC) và tăng cao tỷ lệ phần trăm NK và các tế bàoTCD8+ nhớ IMP321 khi kết hợp paclitaxel hàng tuần đang được thử nghiệmtrên lâm sàng ở pha 2b (ngẫu nhiên, mù đôi, có nhóm chứng giả dược) trongngười bệnh UTV ER+/PR+ di căn
- Vaccin UTV: được thiết kế để tạo ra hoặc nhân lên một quần thể tế bào
T đặc hiệu khối u, có thể nhận diện và ly giải tế bào ung thư Một số vaccinđang được thử nghiệm như: HER2 peptide trastuzumab, vaccin chứa peptid từphân tử HER2 E75 (nelipepomuts) kèm GM-CFS (granulocyte-macrophagecolony-stimulating factor)…[19]
1.1.3.3 Điều trị UTV bộ ba âm tính
Điều trị UTV BBAT là điều trị đa mô thức bao gồm phẫu thuật, hoá trị,
xạ trị, sinh học… với mục đích làm giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến UTV.Tuy nhiên, đây là thể bệnh tiên lượng chung xấu, với thời gian sống thêmkhông bệnh và thời gian sống thêm toàn bộ kém hơn các nhóm UTV khác nênviệc tìm kiếm các phương pháp điều trị mới còn nhiều hứa hẹn với liệu pháp
Trang 30điều trị miễn dịch.
* Điều trị phẫu thuật
Điều trị tại chỗ tại vùng trong UTV có BBAT tương tự như điều trị cácUTV xâm lấn khác, bệnh nhân có thể được phẫu thuật cắt vú triệt căn biến đổihoặc bằng phẫu thuật bảo tồn vú tiếp theo bởi xạ trị gọi là liệu pháp bảo tồn
vú Phẫu thuật bảo tồn vú vẫn là điều trị tiêu chuẩn trong UTV BBAT có kíchthước u nhỏ (T1,T2); phẫu thuật cắt vú triệt để được chỉ định cho các khối ulớn, khối u đa ổ hoặc tổn thương lan tỏa và ở những bệnh nhân sau khi đượcphẫu thuật bảo tồn có diện cắt dương tính Bệnh nhân ung thư vú bộ ba thụthể âm tính có khối u lớn, có thể đạt được đáp ứng hoàn toàn sau hóa trị tân
bổ trợ, và cho phép thực hiện phẫu thuật bảo tồn [20].
* Hóa trị
Hóa trị phối hợp
Sự kết hợp các hóa chất gây độc tế bào trong hóa trị áp dụng liều dàyđặc hoặc theo chu kỳ điều trị vẫn là điều trị chuẩn cho ung thư vú có bộ bathụ thể âm tính giai đoạn sớm
Các platinum
Các platinum đã nổi lên như là loại thuốc ưa thích để điều trị ung thư
vú có bộ ba thụ thể âm tính Một thử nghiệm điều trị 28 phụ nữ ung thư vú có
bộ ba âm tính ở giai đoạn II và III với bốn chu kỳ cisplatin tân bổ trợ cho kếtquả tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn 22% [21]
Các chất ức chế poly (ADP-ribose) polymerase (PARP)
Các chất ức chế PARP vẫn đang được đánh giá trong các thử nghiệm
lâm sàng đối với bệnh nhân bị đột biến gen BRCA và trong ung thư vú có bộ
ba thụ thể âm tính PARPs là một tổ hợp của các enzym tham gia vào các chutrình tế bào phức tạp, bao gồm sửa chữa DNA [22]
* Điều trị nội tiết
Bệnh nhân UTV BBAT không có chỉ định điều trị nội tiết bổ trợ
* Điều trị miễn dịch
Trang 31Cùng với sự phát triển hiểu biết về sinh học của UTV, một số thuốctrong điều trị đích UTV đã được đưa vào sử dụng như trastuzumab, lapatinib,pertuzumab trong đó trastuzumab được sử dụng rộng rãi trong điều trị bổtrợ UTV trước và sau phẫu thuật hoặc điều trị giai đoạn di căn ở bệnh nhân cóHER2/neu dương tính làm tăng thời gian sống thêm không bệnh và sống thêmtoàn bộ Tuy nhiên, do không có sự khuếch đại yếu tố phát triển biểu bì(HER2/neu (-)), các thuốc này không được chỉ định trong UTV BBAT
Những năm gần đây với những tiến bộ trong điều trị miễn dịch, nhiềuloại ung thư đã được áp dụng phương pháp điều trị này Lấy ví dụ, liệu phápmiễn dịch đề kháng trục tín hiệu PD-L1/PD-1 (pembrolizumab) kết hợp vớihóa trị đã chứng minh hiệu quả đối với UTV thể BBAT, đặc biệt đối vớiviệc sử dụng bước đầu điều trị bất chấp mức độ biểu lộ PD-L1 [23], [24].Nhiều liệu pháp miễn dịch khác cũng đang trong quá trình nghiên cứunhằm đạt được kết quả tốt nhất cho nhóm UTV BBAT Nghiên cứu của tácgiả Chen Z (2021) đã giới thiệu một phương pháp đơn giản để sản xuấtApEn-NK (aptamer-engineered natural killer cells) cho liệu pháp miễn dịchnhắm mục tiêu và cũng chứng minh một cách tiếp cận độc đáo để nhắm mụctiêu TNBC bằng aptamer dựa trên các đặc điểm bệnh lý của tế bào khối
u Nghiên cứu tiền lâm sàng đã chứng minh rằng liệu pháp miễn dịch nhắmmục tiêu bằng ApEn-NK đã ức chế sự di căn phổi mà không gây độc tính phụcho các mô bình thường ở chuột được điều trị Những phát hiện của nhóm tácgiả kể trên đã làm sáng tỏ sự phát triển của liệu pháp nhắm mục tiêu mới đểđiều trị TNBC [25] Liệu pháp miễn dịch sử dụng tế bào NK trong điều trịUTV nhóm BBAT đang mở ra một hướng đi mới mà hiện tại chưa có nhiềunghiên cứu
1.2 Tế bào giết tự nhiên (NK)
1.2.1 Khái niệm
Các tế bào giết tự nhiên là một nhóm các tế bào lympho NK thuộc miễndịch tự nhiên, đáp ứng chống lại các tế bào ung thư hoặc tế bào nhiễm vi rúttrong cơ thể bằng hoạt tính gây độc Bên cạnh đó, tế bào NK hoạt hoá có khả
Trang 32năng chế tiết các cytokine như IFN-γ (interferon-γ), TNF-α (tumor necrosisfactor-α), GM-CSF (granulocyte-macrophage colony-stimulating factor) thamgia vào các quá trình miễn dịch thích ứng [6].
1.2.1.1 Đặc điểm của tế bào NK
Tế bào NK được mô tả lần đầu năm 1976, khi người ta nhận thấy một số
tế bào thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư mà không cần có sự cảm ứngtrước đó với tế bào hoặc kháng nguyên ung thư
Ở người, tế bào NK là một tiểu quần thể tế bào dạng lympho, chiếm từ 15% tổng số tế bào lympho máu ngoại vi Các tế bào này có chứa các hạt lớn ởtrong bào tương và có các dấu ấn đặc biệt trên bề mặt [6]
5-Chức năng tế bào NK:
* Tiêu diệt khối u trực tiếp bằng gây độc qua tế bào NK (hình 1.3)
Ở bệnh nhân ung thư, biểu hiện MHC-I bề mặt trên tế bào khối uthường giảm hoặc mất đi để tránh bị tế bào T kháng u nhận diện Cùng với
đó, những stress tế bào và tổn thương DNA dẫn đến sự biểu hiện tăng điềuhòa của các phối tử trên tế bào khối u đối với các thụ thể kích hoạt tế bào
NK Các tế bào khối u người đã tự mất biểu hiện MHC-I hoặc mang cácprotein cảm ứng stress “tự thay đổi” là mục tiêu lý tưởng của tế bào NK, vì
tế bào NK được kích hoạt bằng cách nhận ra một số tín hiệu “stress” hoặc
Tế bào NK cũng có thể tiêu diệt một số tế bào khối u biểu hiện đủ
MHC-I bằng cách phát hiện các phối tử tự gây ra stress thông qua các thụ thể hoạt
Trang 33hóa của chúng Biểu hiện MIC-A/B (major histocompatibility complex class Ichain-related peptide A/B) rõ ràng đã được phát hiện trên các khối u biểu mô,
u hắc tố, ung thư biểu mô gan … đại diện cho một biện pháp chống lại sựphát triển của khối u bởi hệ thống miễn dịch [26], [30], [31], [32]
* Miễn dịch chống u gián tiếp qua tế bào NK (hình 1.3)
Tế bào NK hoạt động như tế bào điều hòa khi tương tác qua lại với tếbào đuôi gai, đại thực bào, tế bào T và tế bào nội mô bằng cách sản xuất cáccytokine khác nhau: IFN-γ, TNF-α, interleukin-10 (IL-10) cũng như cácchemokine và các yếu tố tăng trưởng [33], [34] Bằng cách sản xuất IFN-γ,các tế bào NK được kích hoạt sẽ cảm ứng các tế bào TCD8+ trở thành tế bàolympho T gây độc tế bào (CTL) và cũng giúp biệt hóa các tế bào TCD4+ theohướng đáp ứng Th1 để thúc đẩy sự biệt hóa tế bào T gây độc Các cytokinebắt nguồn từ tế bào NK cũng có thể điều hòa việc sản xuất kháng thể khángkhối u của tế bào B Ngoài ra, các tế bào ung thư bị giết bởi tế bào NK có thểcung cấp kháng nguyên khối u cho các tế bào đuôi gai, khiến chúng biểu hiệnkháng nguyên Bằng cách ly giải các tế bào đuôi gai xung quanh đã thực bào
và xử lý các kháng nguyên ngoại lai, các tế bào NK được hoạt hóa cũng cóthể cung cấp thêm các mảnh vụn tế bào kháng nguyên cho các tế bào đuôi gaikhác Do đó, các tế bào NK được kích hoạt thúc đẩy khả năng miễn dịchchống khối u bằng cách điều chỉnh sự hoạt hóa và trưởng thành của tế bàođuôi gai Vì các tế bào đuôi gai này có thể dễ dàng tạo ra các đáp ứng tế bàolympho gây độc đặc hiệu với kháng nguyên thông qua khả năng biểu hiện cáckháng nguyên đặc hiệu của khối u (có nguồn gốc từ quá trình ly giải khối uqua trung gian tế bào NK) thành tế bào TCD8+ [26], [35], [36], [37]
Trang 34Hình 1.3 Cơ chế tấn công tế bào ung thư của tế bào NK
*Nguồn: Theo Nawen Du và cs (2021) [38]
1.2.1.2 Các thụ thể của tế bào NK
Các tế bào NK có các thụ thể dành cho các phân tử có trên bề mặt của các
tế bào túc chủ Trong số các thụ thể này, thụ thể có tác dụng hoạt hóa nhưnatural cytotoxicity receptors (NCR), natural killer group 2D receptor (NKG2D)
…; thụ thể có tác dụng ức chế là như natural killer cell protein group 2Areceptor (NKG2A), killer-cell immunoglobulin-like receptor (KIR), lymphocyte-activation gene 3 (LAG-3), toll interleukin-1 receptor 8 (IL1R8) [39]
Các thụ thể hoạt hoá là các thụ thể nhận diện các phân tử ở trên bề mặtcủa tế bào-thường thấy trên bề mặt các tế bào của túc chủ/ hoặc xuất hiện khi
tế bào ác tính hoá hoặc bị nhiễm vi-rút Về mặt lý thuyết thì các phân tử này
có tác dụng hoạt hoá các tế bào NK giết các tế bào bình thường của cơ thể.Tuy nhiên, điều này thường lại không xảy ra vì các tế bào NK còn có thụ thể
ức chế có khả năng nhận ra tế bào bình thường của cơ thể thông qua một sốphân tử như MHC lớp I và ức chế hoạt hoá tế bào NK [6]
Các tế bào NK đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại vi-rút vàkiểm soát sự phát triển và di căn của khối u Việc điều chỉnh chức năng của
tế bào NK được thực hiện qua trung gian dựa vào các thụ thể hoạt hoá hoặc
Trang 35ức chế Ở người, các thụ thể hoạt hoá chính liên quan đến việc tiêu diệt tếbào đích là các thụ thể gây độc tế bào tự nhiên (NCR) và NKG2D Các thụthể kích hoạt nhận ra các phối tử được biểu hiện quá mức hoặc biểuhiện mới tế bào bị thay đổi, nhiễm vi-rút hoặc biến đổi khối u Các thụ thể
ức chế chức năng tế bào NK nhận diện MHC-lớp I (KIR) và CD94/NKG2Anhận ra HLA-E lớp I đóng vai trò ức chế tế bào NK tiêu diệt các tế bào bìnhthường của cơ thể
Gần đây, NKG2A được biết đến là một trạm kiểm soát quan trọng kiểmsoát cả kích hoạt tế bào NK và tế bào T Vì hầu hết các khối u biểu hiệnHLA-E, mAbs nhắm mục tiêu NKG2A đã được sử dụng đơn trị liệu hoặc kếthợp với các mAbs trị liệu khác nhắm mục tiêu PD-1 hoặc kháng nguyên khối
u, với kết quả đáng ghi nhận [39]
* Thụ thể ức chế NKG2A (hình 1.4)
Các tế bào NK của người thể hiện hai loại thụ thể ức chế đặc hiệu HLAlớp I khác nhau: các thành viên của họ KIR/CD158 và dị vòng CD94/NKG2A(CD94/CD159a) [40] KIR là thụ thể xuyên màng loại I đặc hiệu cho các phân
tử HLA-A, B và C đa hình, trong khi NKG2A là thụ thể xuyên màng loại IInhận biết HLA-E, một phân tử HLA không cổ điển được đặc trưng bởi đahình hạn chế [41], [42]
MHC lớp I là phối tử của các thụ thể ức chế trên tế bào NK; khi thụ thể
ức chế được hoạt hóa sẽ hoạt hóa gốc ITIM nội bào, từ đó hoạt hóa các phân
tử phosphatase tyrosine có chức năng ức chế các gốc ITAM nội bào có mặttrên thụ thể hoạt hóa của tế bào NK Vì thế, con đường tín hiệu ức chế nàychống hoạt hóa các con đường tín hiệu hoạt hóa trên tế bào NK
Do đó, khi các thụ thể ức chế của tế bào NK gặp phân tử MHC của chính
nó trên tế bào chủ bình thường, tế bào NK sẽ ngừng hoạt động Nhiều loại rút đã phát triển các cơ chế để ngăn chặn sự biểu hiện của các phân tử MHClớp I trong các tế bào bị nhiễm bệnh, điều này cho phép chúng tránh bị tiêu
Trang 36vi-diệt bởi các CD8+ CTL (cytolinic T lymphocyte) dành riêng cho vi-rút Khiđiều này xảy ra, các thụ thể ức chế tế bào NK không hoạt động và nếu vi rútgây ra biểu hiện kích hoạt các phối tử cùng lúc, các tế bào NK sẽ được kíchhoạt và loại bỏ các tế bào bị nhiễm vi rút.
Vai trò của các tế bào NK và CTL trong đáp ứng miễn dịch cho thấycách vật chủ và vi khuẩn tham gia vào một cuộc đấu tranh liên tục để sinh tồn.Vật chủ sử dụng CTL để nhận ra các kháng nguyên vi-rút do MHC biểu hiện,vi-rút ức chế biểu hiện MHC để trốn tránh việc tiêu diệt các tế bào bị nhiễmbởi CTL và các tế bào NK có thể bù đắp cho phản ứng CTL bị lỗi vì các tếbào NK hiệu quả hơn khi không có các phân tử MHC Người chiến thắngtrong cuộc đấu tranh này, vật chủ hoặc vi khuẩn, quyết định kết quả của sựlây nhiễm Các nguyên tắc tương tự có thể áp dụng cho các chức năng của tếbào NK trong việc tiêu diệt khối u, nhiều tế bào trong số đó cũng cố gắngthoát khỏi sự tiêu diệt qua trung gian CTL bằng cách giảm biểu hiện của cácphân tử MHC lớp I
Trang 37Hình 1.4 Chức năng của các thụ thể ức chế ở các tế bào NK.
(A) Tế bào bình thường biểu lộ phối tử hoạt hóa và ức chế chức năng
tế bào NK vì thế tế bào NK không thực thi việc giết tế bào bình thường
(B) Tế bào nhiễm vi-rút giảm biểu lộ phân tử MHC lớp I vốn là phối tử
ức chế chức năng tế bào NK, vì thế tế bào NK không bị ức chế và thực thi việc giết tế bào bị nhiễm vi-rút.
* Nguồn: Theo Abbas A.K và cs (2019) [43]
Một số thụ thể ức chế NKG2A với cấu trúc phân tử khác nhau có mặt trênmàng tế bào NK mang tính đặc hiệu với các allele khác nhau của MHC lớp I,trong đó đóng vai trò quan trọng là nhóm thụ thể killer immunoglobulin-likereceptors (KIR) Thụ thể này, khi tương tác với phân tử MHC lớp I tương ứng,
sẽ tạo tín hiệu ức chế tế bào NK, làm cho tế bào NK không có khả năng gây độc
tế bào Khi một tế bào phát triển theo hướng ung thư hóa hoặc bị nhiễm vi-rút,
Trang 38thường có sự giảm biểu lộ một hoặc nhiều allele của phức hợp MHC lớp I; chỉcần thiếu vắng 1 allele của MHC lớp I trên tế bào đích cũng đủ để hoạt hóa tếbào NK (do giảm/ mất tín hiệu ức chế tế bào NK) dẫn đến hiệu ứng gây độc tếbào đích, sau khi tế bào NK đã tiếp cận tế bào đích [43].
* Thụ thể hoạt hoá NKG2D
NKG2D được mã hoá bởi gen KLRK1, là một thụ thể bề mặt tế bào kích
hoạt chủ yếu được biểu hiện trên các tế bào miễn dịch gây độc tế bào Ởngười, phối tử của NKG2D là MIC-A, MIC-B NKG2D chủ yếu làm trunggian cho độc tính tế bào trực tiếp để các phối tử phản ứng khi gặp tế bào đích
Nó đã được chứng minh là làm trung gian cho các phản ứng miễn dịch chốnglại khối u
NKG2D là một thụ thể hoạt hoá chủ yếu được biểu hiện trên các tế bàocủa nhánh gây độc tế bào của hệ thống miễn dịch Sự tham gia của NKG2Dkích thích sản xuất các cytokine và các chất gây độc tế bào Trong quá trìnhphát triển tế bào NK, sự tham gia của NKG2D có tác động lâu dài đến sự biểuhiện của các thụ thể tế bào NK và khả năng đáp ứng của chúng với các tínhiệu ngoại bào NKG2D có thể làm trung gian cho cả tín hiệu ức chế và kíchhoạt, điều này phụ thuộc vào cường độ và thời gian tham gia phối tử NKG2Dthể hiện vai trò miễn dịch thông qua việc phát hiện các tín hiệu tế bào và đểđáp ứng, đặt ngưỡng kích hoạt thích hợp cho một số lượng lớn các thụ thểmiễn dịch, nó có tầm quan trọng đặc biệt đối với các liệu pháp trong tương lainhằm khai thác tín hiệu NKG2D để chống lại khối u hoặc nhiễm trùng [44].Thụ thể NKG2D là một trong những phân tử quan trọng nhất liên quanđến việc kích hoạt và điều hòa các tế bào NK Tác dụng gây độc tế bào tự
nhiên của các tế bào NK có thể bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi gen KLRK1,
cũng cho thấy một số mối liên hệ với sự phát triển của các bệnh khác nhau vàkết quả điều trị Do liên kết cụ thể của nó với các phối tử biểu hiện trên các tếbào bị nhiễm bệnh, tân sinh hoặc “stress”, NKG2D xuất hiện như một tác
Trang 39nhân trị liệu tiềm năng trong điều trị ung thư, các bệnh tự miễn dịch và rút Như nhiều nghiên cứu đã xác nhận, đa hình gen NKG2D có liên quan đếntính nhạy cảm miễn dịch đối với các loại ung thư cụ thể và các bệnh tự miễndịch hoặc do vi-rút gây ra
vi-Việc áp dụng các đặc tính kích hoạt của NKG2D có thể được thực hiệnbằng cách tăng cường hoạt động của nó, dẫn đến tăng độc tính tế bào của tếbào NK hoặc mặt khác, ức chế kích hoạt NK có thể được sử dụng để tạo điềukiện thuận lợi cho việc điều trị các bệnh tự miễn dịch Do đó, kiểm soát đầy
đủ sự cân bằng giữa kích hoạt và ức chế tế bào NK dường như là một khíacạnh quan trọng Liệu pháp tế bào CAR-NK hiện đang được quan tâm nhưmột hình thức mới Dòng tế bào NK-92 được đặc biệt quan tâm Có nhiều thửnghiệm lâm sàng tập trung vào liệu pháp CAR-NK nhắm vào các khối u rắncũng như các khối u ác tính về huyết học Các phương pháp mới để cải thiệnhiệu quả và tăng cường sự xâm nhập của tế bào NK vào khối u đã được thựchiện, bao gồm chỉnh sửa gen (biểu hiện thụ thể IL-8 hoặc ức chế enzymCD37) của khối u [45], [46], [47]
Hoạt tính của tế bào NK thể hiện sự cân bằng giữa hoạt động của nhómthụ thể ức chế và thụ thể hoạt hóa; nói cách khác, đó là sự cân bằng giữa cáctín hiệu ức chế và hoạt hóa mà tế bào NK nhận được trong quá trình nhậndiện và tương tác với tế bào đích
1.2.1.3 Chế tiết cytokine của tế bào NK
Tế bào NK có chức năng rất quan trọng là chế tiết cytokine để tham giađáp ứng miễn dịch chống khối u và điều hòa miễn dịch trong cơ thể Có một
số cytokine đặc trưng được tế bào NK chế tiết như interferon gamma (IFN-γ),tumour necrosis factor α (TNF-α), granulocyte-macrophage colony-stimulating factor (GM-CSF) [38], [48], [49]
Trang 40IFN-γ: là IFN loại II, được biết đến như một cytokine có chức năng miễndịch chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài như vi-rút, vi khuẩn và tế bàokhối u Được chế tiết chủ yếu từ các tế bào của hệ miễn dịch tự nhiên như tếbào NK, NKT và một số tế bào của hệ miễn dịch thích ứng như T h1, TCD8+[50], [51], [52] Có rất nhiều cytokine có khả năng kích thích tế bào NK chếtiết IFN-γ như IL-12, IL-15, IL-18 (được tiết ra bởi các tế bào như đại thựcbào) IFN-γ là một cytokine quan trọng đối với đáp ứng miễn dịch tự nhiên vàthích ứng.Về con đường dẫn truyền tín hiệu, IFN-γ liên kết với các thụ thểdành cho IFN-γ như the interferon-gamma receptor (IFNGR1/2) từ hoạt hóacon đường tín hiệu nội bào janus kinase and signal transducer and activator oftranscription (JAK1/2 - STAT1), để hoạt hóa biểu lộ một số gen đích có liênquan IFN-γ đóng vai trò chống vi-rút, đề kháng ung thư và điều hòa miễndịch IFN-γ có tác dụng kích thích chính hoạt động của tế bào NK; IFN-γ kíchthích đại thực bào nhằm tăng khả năng thực bào, tăng khả năng trình diệnkháng nguyên; IFN-γ hoạt hóa tế bào B tăng cường sản xuất kháng thể IgG;IFN-γ tăng cường bộ máy xử lý và trình diện kháng nguyên thông qua phứchợp MHC lớp I/II; IFN-γ có khả năng tăng cường biệt hóa tế bào T trinh(Th0) thành tế bào T hỗ trợ nhóm 1 (Th1)
TNF-α: là một cytokine có tác dụng như một tín hiệu tế bào liên quanđếm phản ứng viêm và là một pyrogen nội sinh, thành phần hình thành nêncác phản ứng như sốt, chết tế bào theo chương trình, suy nhược, viêm, ức chế
sự hình thành khối u và tiêu hủy một số tế bào khối u, ức chế khả năng saochép nhân lên của vi-rút cũng như đáp ứng với nhiễm trùng huyết Ngoài rachúng còn có vai trò điều hòa các tế bào miễn dịch Chúng được chế tiết từmột số loại tế bào như tế bào NK, tế bào bạch cầu trung tính, tế bào ái toan, [53], [54]