1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí: Báo điện tử với vấn đề bạo lực học đường (Khảo sát trên 2 báo điện tử Giáo dục & Thời đại và Tuổi trẻ từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2019)

155 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NOI

TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

Trang 2

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NOI

TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

NGUYEN DUC ANH

BAO DIEN TU VOI VAN DEBAO LUC HOC DUONG

(Khao sát trên 2 báo điện tu Giáo dục & Thời dai va Tuổi trẻtừ tháng 6/2018 đến tháng 12/2019)

Chuyên ngành: Báo chí họcMã số: 8320101.01

Chủ tịch Hội đồng cham luận văn Người hướng dẫn khoa học

thạc sĩ khoa học

PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền TS Phạm Hải Chung

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện

dưới sự hướng dẫn của TS Phạm Hải Chung.

Nội dung và các số liệu, những đánh giá, phân tích, nhận xét và nghiên cứunêu trong luận văn là hoan toàn trung thực và khách quan, chưa từng được công bốdưới bat cứ hình thức nào Các bài viết được khảo sát đúng với các tiêu chuan

không gian, thời gian.

Luận văn kế thừa có chọn lọc, các trích dẫn những công trình nghiên cứu liênquan đến đề tài.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình!

Học viên

Nguyễn Đức Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành luận văn này, tôi đã gặp không ít khó khăn trong việc khảosát, phỏng vấn, tài liệu nghiên cứu, nhưng tôi luôn có sự hướng dẫn tận tình của cácthầy cô, sự giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình của bạn bè, đồng nghiệp.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong Viện Đào tạo Báo

chí và Truyền thông, Trường Đại học KHXH&NV (Đại hoc Quốc gia Hà Nội) Các

thầy cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện

thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm

ơn sâu sắc đến TS Phạm Hải Chung, người đã trực tiếp hướng dẫn, động viên,khích lệ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn tốt nhất Cuối cùng, tôi xin

chân thành cảm ơn các anh, chi, em, bạn bẻ, đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi rất nhiềutrong quá trình học tập, nghiên cứu đề hoàn thành luận văn này.

Trong khoảng thời gian nghiên cứu hạn chế, chắc chắn luận văn vẫn cònnhững thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, bạn bè và đồng nghiệpdé dé tài ngày càng hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Nguyễn Đức Anh

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE BAO ĐIỆN TU VỚI VAN DE BAO LUCHOC DUONG.

1.1 Các Khai niỆm o- 5 5-< << E9 0000004808906 15

1.1.1 Truyền thông -2- 2222 2E+2EE2EE22EE221121121127112112711211 211211 221cc 15

II: ái 0n 221.1.3 Thong diép ba0 Chi oo 231.2 Bao lực học Au ON << << 5< 9 9.9.0.0 0.00000096609080 896 29

In 9ê 291.2.2 Phân loại bạo lực học đường - - - ¿5+ 3.13 + tr ri rrky 30

1.3 Vai trò của báo điện tử trong việc truyền tải thông điệp về vấn đề bạo lựcCHƯƠNG 2: THỰC TRANG BAO ĐIỆN TỬ VỚI VẤN DE BAO LUC HOCĐƯỜNG

2.1 Giới thiệu cơ quan báo chí khảo SAt - 0 G5 G5 S90 905 896.8 44

2.1.1 Bao vo on na 44

2.1.2 Báo tuổi trẻ 5-5 2222k 2x E1E211211211 271111 1112112111111 1111.111.111 452.1.3 Tiêu chí và số lượng tin, bài khảo sát 2 2 2+2z+£Ec£xtzEzExerxerseee 492.2 Vấn dé bạo lực học đường hiện nay trên báo Giáo dục & Thời đại và Tuổi

THỂ cọ có HH THỌ TH II Hi 0 000.00 00 49

2.2.1 Các thông điệp từ cơ quan quản lý giáo dục về vấn đề bạo lực học đường 49

2.2.2 Nạn nhân của bao lực học đường - 5 tk eikt 53

2.2.3 Cac nguyên nhân của bao lực hoc đường -. ccscsssssereeereses 59

Trang 6

2.2.4 Thông điệp từ các chuyên gia, diễn giả, người nổi tiếng trên báo điện tử vềvấn đề bạo lực học 501010177 Ầ 68

2.3 Phương thức truyền tải vấn đề bạo lực học đường trên hai báo giáo dục &thời đại và tuổi trẻ - - + 5c 1E Tv E11 11211 21211211011211 111101121111 tre 71

2.3.1 Về số lượng và cách đặt tiêu dé (tít) - 2c 5¿+c2+++£x+£xerxerxrrxererred 712.3.2 Thể loại -:- 5c 5c S1 21 E1 SE1E21121121121171121121121111 11111111112 111 ke 73

2.3.3 i60 nh 77

2.3.4 Thông tin “nhiỀu CỬa” - + tt x2 2112E1211211111211211 211111111 yee 77

2.4, Dam gid CHUNG 200.0 86

2.4.1 UU Gib -¿- 5+2 211221271 217112112111111711 2111111111111 .11 E1 cxe 862.4.2 Hạn ChE veccecceccccscesessesssessessessecsusssessessessessessssssessessussessecsusssessessessessesseesesseeeess 87

CHUONG 3: GIẢI PHAP VA KIÊN NGHỊ NANG CAO CHAT LƯỢNGTHONG TIN VE VAN DE BAO LUC HOC DUONG TREN BAO GIAO DUC& THỜI ĐẠI VA TUỔI TRE

3.1 Vấn đề đặt ra trong truyền tải thông tin, thông điệp về van đề bạo lực hoc

đường trên báo đÏỆN ty 0-55 sọ cọ 00060 060 893.2 Giải pháp) <5- << s G000 9609689 96 90

3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng nội dung bài viết và tiếp cận vấn đề 903.2.2 Giải pháp nguồn nhân lực 2-2 +¿+s£++£+E++E++ExtzxezEzxzreerxrrxerxee 923.3 $9 0 01177 94

3.3.1 Kiến nghị với cơ quan dang và quản lý nha nước - +: 943.3.2 Đối với học sinh, sinh viên, giáo viên, gia đình -. c+ccc+csscrsxee 953.3.3 Kiến nghị với ban biên tập - 2 ©+-©52+E2EE2EEEEEEEEEEE2E12E1 212kg 96

HKÊ IUAM 0 G5 G G50 5 9 9 9 0 0 0.009.000 000.000 0000998006 99Tài liệu tham KhhảO - << < 5< < 5< «s9 HH 0000006 101Phụ lụC 1 G5 5 5 9 9 000.000 00096 0 106PHU LUC 2 o- <5 cọ Họ Họ 0.0 0000000010009 004 111Phụ LUC 3 5 <5 (5< HH 0.00960006000400 404.00 124

PHU UC 4 - 5 <5 << TH HH 0000000 5008408080084 149

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIET TAT

HSSV Học sinh sinh viên

KHXH&NV Khoa hoc xã hội va nhân van

MN Mam non

NXB Nhà xuất banPVS Phỏng vấn sâuTH Tiểu học

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIÊU ĐÒ, SƠ ĐÒ

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ truyền thông 2 chiều của Shannon và Weaver năm 1948 17Sơ đồ 1.2 Sơ đồ miêu tả chu trình truyền thông . cc<< 2 20Biểu đồ 2.1: Biéu đồ số lượng bài báo có ảnh và không có ảnh trên hai báo 49Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ số bài viết về các nạn nhân của BLHĐ trên 2 báo Giáo dục &

Thời đại và Tuôi trẻ -.- c2 2101222211111 2255111111111 5 5111011111 kg 56Biểu đồ 2.3 Giới tính nạn nhân trên hai báo 58

Trang 9

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 2.1: Tỷ lệ % nguyên nhân của các vụ BLHĐ 62Bảng 2.2: Tỷ lệ % phân loại hành vi các vụ BLHĐ trên hai báo Giáo dục & Thời

đại và Tuổi tTẺ cece 2222221211111 111111111111 115 5151511111111 1 111k ky 67Bảng 2.3 Tỷ lệ cách rút tít bài báo trên Báo Giáo dục & Thời Đại và Tuổi trẻ 72Bảng 2.4 Tỷ lệ thé loại bài viết trên báo Giáo dục & Thời đại 73Bang 2.5 Tỷ lệ thể loại bài viết trên báo Tuôi trẻ ccc<<<<- 552 74Bảng 2.6 Tỷ lệ các hình thức được sử dụng tổ chức thông tin “nhiều cửa” trên BáoGiáo dục & Thời đại và Tuổi trẻ -c ¿c2 5222 221111111 2255111112 78Bang 2.7: Tỷ lệ số lượng anh sử dụng trong một bài báo -s+-: 79

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Miêu tả nạn nhân của BLHD và người gây ra BLHĐ 54

Hình 2.2: Hình vẽ được sử dung trong bai "Con bị cô giáo đánh, đòi bồi thường 100triệu đồng: Ứng xử sao cho hợp lý?” số ra ngày 24/2/2019 trên báo Tuổi trẻ 81

Hình 2.3: Hình vẽ được sử dụng trong bài “Đâu mới là nguyên nhân chính gây ra

bạo lực học đường?” SỐ Ta ngày 31/3/2019 trên báo Giáo dục & Thời đại 82

Hình 2.4: Hình ảnh được sử dụng trong bài “Bạo lực học đường: do thực thi luật

không nghiêm, gia đình thả nổi” số ra ngày 18/5/2019 trên báo Tuổi trẻ 83

Hình 2.5: Hình ảnh được sử dụng trong bai “Hoa hậu H’Hen Niê bất ngờ xuất hiện

trong "phiên tòa" phòng chống bạo lực học đường” số ra ngày 18/4/2019 trên báo

Giáo dục & ThỜi đại Q22 ng 83

Hình 2.6: Hình ảnh được sử dụng trong bài “Thém nữ sinh ở Quang Ninh bi ban

đánh trong lớp, quay clip lên Facebook” số ra ngày 1/4/2019 trên báo Tuôi trẻ 84

Hình 2.7: Hình ảnh được sử dụng trong bài “Thanh Hóa: Một nam sinh lớp 10 bị

đâm tử vong” số ra ngày 11/12/2019 trên báo Giáo dục & Thời đại 85

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Các bài báo về những bảo mẫu bạo hành trẻ nhỏ, dùng vật cứng đánh trẻ gây

thương tích, hành động dọa nạt học sinh, tạo áp lực khi học tập, học sinh đánh nhau,

hành vi dâm ô học sinh ngày càng xuất hiện nhiều trên báo chí Đã có nhữngvideo bị tung lên mạng từ đó gây ra nhiều tranh cãi cũng như sự phẫn nộ trong cộng

đồng Việc thích thể hiện bản thân khiến các em học sinh có những hành vi sai trái.Từ đó các video càng lan tỏa va càng thu hút, được chú ý bởi nhận thức còn han chế

của giới trẻ.

Chính những điều trên, xuất phát từ cá nhân mỗi con người, suy nghĩ, độtuổi, sự trưởng thành hay là giới tính mà tác giả đặt ra các câu hỏi và rồi đưa racác quyết định để chắp bút cho luận văn này Các vấn đề xuất phát từ trong xã hội,các mối lo ngại đó được báo chí nêu ra và có những thông điệp cụ thể Với vai tròvà chức năng của mình báo chí đã truyền tai được rất nhiều thông điệp, cũng như tố

cáo được những hành vi trong vấn đề bạo lực học đường trong những năm gần đây.Theo một báo cáo mới đây do UNICEF công bố vào tháng 9/2018 tại websiteunicef.org, một nửa số học sinh từ 13 đến 15 trên toàn thế giới — ước tính khoảng150 triệu học sinh cho biết đã từng bị bạo lực bởi các bạn đồng trang lứa ngay trong

nhà trường và ở các khu vực xung quanh trường học.

Báo cáo nêu lên nhiều hình thức bạo lực mà học sinh phải đối mặt trong vaxung quanh trường học Theo số liệu mới nhất từ UNICEF (9/2018):

- _ Trên toàn cầu, cứ 3 em hoc sinh trong độ tuổi 13-15 thì có hơn 1 em từng bịbắt nạt, và tỷ lệ học sinh tham gia đánh nhau cũng gần như vậy.

- Ct 10 sinh viên tại 39 quốc gia công nghiệp thì có 3 em thừa nhận đã từngbắt nạt bạn.

Trang 12

- Nam 2017, đã có 396 vụ tan công tại trường học được ghi nhận hoặc được

xác nhận ở Cộng hòa Dân chủ Công-gô, 26 vu ở Nam Sudan, 67 vu tại Cộng

hòa Ả Rập Syria và 20 vụ tại Yemen.

- Gan 720 triệu trẻ em trong độ tuôi đi học sống ở các quốc gia noi mà trừngphat thân thé trong nhà trường không bị cam.

- Tuy trẻ em gái và bé trai có nguy cơ bị bắt nat như nhau, nhưng các bé gái cónhiều khả năng trở thành nạn nhân của các hình thức bắt nạt tâm lý hơn còn

các bé trai có nguy cơ bị bạo lực và đe dọa về thé chat.

Bao cao ghi nhan bao luc lién quan đến sử dụng vũ khí trong trường học,chăng hạn như dao và súng, vẫn tiếp tục xảy ra và cướp đi nhiều sinh mạng Báocáo cũng cho biết trong một thế giới kỹ thuật số ngày càng gia tăng, những kẻchuyên đi bat nat đang phổ biến nội dung bạo lực, gây tổn thương và xúc phạmngười khác chỉ với một cái “nhấp chuột”.

Cũng theo báo cáo ở nhiều khu vực của Campuchia, Indonesia, Nepal vàViệt Nam, nơi các học sinh mô tả trường học của mình là không an toàn, các yếu tốphổ biến nhất khiến các em đưa ra nhận định đó là do các em phải chịu ngôn ngữmang tính nhục mạ, đánh nhau và bị các học sinh khác quấy rỗi Số liệu cho thaybat nat là hình thức bao lực phô biến nhất trong nhà trường Bắt nạt và đánh nhau rõ

ràng là hiện tượng bạo lực giữa các bạn cùng trang lứa trong trường học đang trở

nên báo động.

Phân tích số liệu từ Ethiopia, An Độ, Peru va Việt Nam cho thay bao luctrong trường học - bao gồm cả xâm hại thé chất va lời nói của giáo viên va các họcsinh khác - là lý do phô biến nhất khiến trẻ em không thích đi hoc Và việc khôngthích đi học có tác động rất lớn dẫn tới điểm môn toán thấp hơn, tinh tự giác và lòng

Trang 13

(Khảo sát trên 2 báo điện tử Giáo dục & Thời đại và Tuổi trẻ từ tháng 6/2018 đến

tháng 12/2019)

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Các nghiên cứu liên quan tới bạo lực học đường (BLHĐ)

Cuốn sách “Cẩm Nang Phòng Chống Bạo Lực Học Đường Cho Học SinhTrung Học” — nhiều tác giả, NXB giáo dục (5/2018) đã nêu ra khái niệm bạo lựchọc đường là gì? Những năm gần đây cụm từ "Bạo lực học đường" xuất hiệnthường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, là nỗi lo lắng của các giađình, nhà trường và toàn xã hội Muốn biết BLHD là gì trước hết phải hiểu một kháiniệm liên quan trực tiếp đến nó, đó là hành vi bao lực Hành vi bạo lực là hệ thongxâu chuỗi những lời nói, hành động của một người (hoặc một nhóm người) nhămđến một (hoặc một nhóm) người khác, khiến cho họ tổn thương về tư tưởng, tìnhcảm, danh dự, nhân phẩm, gây sốc tâm lý hoặc làm tổn thương đến thân thé, sức

khỏe, thậm chí gây tử vong cho họ.

Cuốn sách “Bao luc học đường chuyện chưa kể: Tớ đáng sợ thế nào?” —Trudy Ludwig, Beth Adams, NXB thế giới (11/2017) nêu ra những câu chuyện thờithơ âu của tác giả về bao lực học đường, dé giúp trẻ em lựa chọn những điều tốt deptrong cuộc sống Nó cũng là lời cảnh tỉnh cho người lớn để chung tay tạo nên cuộcsống tốt đẹp cho những nạn nhân, nhân chứng và cả những em đi bắt nạt người

Cuốn sách “Marion, mãi mãi tuổi 13 - Nora Fraise, Jacqueline Remy, NXBthế giới (9/2017) có hơn 200 trang tái hiện lại một câu chuyện đầy hoang mang,phẫn uất của một học sinh 13 tuổi trong một vụ quấy rối học đường tại Pháp Sáchkhắc họa chỉ tiết nỗi đau của người mẹ khi chứng kiến cảnh con gái mình tự tử vìbạo hành tại trường học Những tháng ngày tác giả - mẹ của cô bé, cố gắng tìm câutrả lời cho cái chết của Marion, cũng là khoảng thời gian mà gia đình bà phải chịusự xa lánh của các gia đình khác và giáo viên trong trường Những tin đồn vô căn

cứ quanh cái chêt của cô bé 13 tuôi cứ đô vào gia đình ay Marion, mãi mãi tudi

9

Trang 14

13 không chỉ thể hiện sự bàng hoàng, nỗi đau mất con, mà còn là cuộc chiến củangười mẹ đi tìm lại công lý cho con mình Cuốn sách gây tiếng vang tại Pháp vàonăm 2015, mở ra cuộc đấu tranh của các phụ huynh có chung nỗi đau mất con vì

Luận văn: “Bao lực học đường cua học sinh THPT Huyện Kinh Môn TỉnhHải Dương” — Phạm Thị Xoan (2015), luận văn Thạc sĩ Tâm lý, Đại học Khoa học

xã hội và Nhân văn Luận văn đã đi sâu vào vấn đề tâm lý của học sinh khi bị

BLHĐ cũng như gây ra BLHD Cùng với đó tác giả đã nhìn nhận được sự việc trên

góc độ tâm lý, thể chất của cả học sinh giáo viên và cả từ gia đình Từ đó đưa rađược các giải pháp để nâng cao các kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề trong môi

trường giáo dục.

Luận văn: “Mot số yếu tổ tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đườngcủa học sinh Trung học phổ thông” — Lê Thị Lan Anh (2012), luận văn Thạc sĩTâm lý, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đề giải quyết triệt dé nhằm hạn chế

tình trạng BLHĐ ở học sinh thì việc tìm ra nguyên nhân là vô cùng quan trọng.

Luận văn phân tích các yếu tố tâm lý dẫn đến hành vi này chính là vạch ra giải phápcụ thể nhất Chính vì vậy, đề tài được thực hiện với mục đích phân tích yếu tố tâmly dẫn đến bạo lực học đường của học sinh Trung học phé thông Từ đó dé đề xuất

những kiến nghị phù hợp nhất.

Luận văn: “Nhận thức của hoc sinh Trường THPT Nguyễn Trường T6 (TPVinh — Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường” — Nguyễn Thị thùy Dung (2012),

luận văn Thạc sĩ Tâm lý, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đối tượng tìm hiểu

của dé tài là học sinh trường Trung học phô thông Nguyễn Trường tộ thuộc thànhphó Vinh Nghệ an Đề tài có hai nhiệm vụ nghiên cứu đó là nghiên cứu về mặt lý

10

Trang 15

luận và nghiên cứu thực tiễn Không chỉ tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề bạo lựchọc đường mà còn làm rõ một số khái niệm cơ bản dé chúng ta không hiểu lịch lạcvề vấn đề này Từ cơ sở lý thuyết để nghiên cứu thực tiễn, khảo sát thực trạng nhậnthức và đề xuất các kiến nghị nhằm ngăn chặn hiện tượng này.

Các nghiên cứu liên quan tới báo điện tử

Cuốn sách “Báo chí lương tâm” — Đỗ Đình Tân, NXB Trẻ (22/06/2016)Người viết giới thiệu và cung cấp một cái nhìn chung về thông tin và đạo đức trongthông tin, đưa ra những phân tích, lý giải, những cách giải quyết xoay quanh cuộctranh luận về đạo đức truyền thông Cuốn sách dành cho tất cả những ai quan tâmđến vấn đề đạo đức của các phương tiện truyền thông và ảnh hưởng của chúng đốivới xã hội, nhất là đối với các cư dan mạng thường vào facebook, những người giờđây đang cùng các nhà báo tạo ra thông tin và truyền tải thông tin.

Cuốn sách “Kẻ tran trở” — Lương Hoài Nam, NXB Thế giới (27/08/2015) làcuốn sách tập hợp rất nhiều bài viết đã được đăng trên các trang báo điện tử:VNExpress, Thanh niên, Tuổi trẻ, Giáo dục, báo Điện tử Chính phủ, VTC News Cuốn sách dé cập tới nhiều dé tài mang đậm tính thời sự nóng héi như giáo dục,giao thông, xã hội Bằng góc nhìn mới với những dé tài tưởng chừng đã cũ, tác giảcuốn sách đã thé hiện tư duy nhạy bén với những van dé dang hàng ngày hàng giờdiễn ra trong đời sống xã hội Đọc những bài viết về đề tài giáo dục, có thể nhậnthấy ngay tư duy của một doanh nhân hàng ngày phải vật lộn với sự khốc liệt củamôi trường cạnh tranh, nhưng vẫn luôn quan tâm, trăn trở tới van đề giáo dục quốcgia Trong nhiều bài viết như Người Việt có quan tâm đến "giáo dục thật" hay GửiBộ trưởng: Một lá thư ngỏ bàn về giáo dục , tác giả đã đưa ra những phân tích,đánh giá thấu đáo khi dựa trên những số liệu, tư liệu mang tính đối chiếu, so sánh

giữa giáo dục Việt Nam với nền giáo dục các quốc gia tiên tiến trên thế giới: Mỹ,

Anh, Singapore

Luận van: “Bao lực học đường qua báo chí” — Doan Văn Dinh (2012), luận

văn Thạc sĩ Xã hội học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đề tài tập trung

11

Trang 16

phân tích, đánh giá những nội dung liên quan đến chủ đề BLHĐ, đặc điểm, nguyên

nhân, hình thức, hậu quả cũng như những giải pháp ngăn chặn tình trạng BLHĐ.

Trong việc phục vụ nghiên cứu dé tài của mình, tác giả đã lựa chọn 7 trang báo điệntử làm khách thể nghiên cứu đề tài bao gồm: An ninh Thủ đô, Dân trí, Pháp luậtThành phố Hồ Chí Minh, Tuổi trẻ, Tiền phong, Vietnamnet và Vnexpress.

Các nghiên cứu về những báo cáo trên báo điện tử về BLHĐ dường như còn

hiếm ở cả trên Thế giới và Việt Nam Do đó, với thực trạng nói trên, có thé khang

định nghiên cứu “Báo điện tử với van dé bạo lực học đường” có tính cấp thiết vàthời sự cao Từ những kết quả của nghiên cứu này sẽ đưa ra được những cách nhìnvà những giải pháp ở góc độ thông tin để góp phần khắc phục một số khía cạnh tồnđọng của vấn đề BLHĐ.

3 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề BLHĐ dưới góc nhìn báođiện tử hệ thống hóa các vấn đề luận văn khảo sát Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao

chất lượng truyền tải thông điệp phòng chống BLHĐ.

3.2 Nội dung nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu như vậy thì luận văn cần giải quyết một số yêu cầu sau:

- _ Làm rõ các khái niệm, định nghĩa, cơ sở lý luận nghiên cứu liên quan đến vấnđề bạo lực học đường dưới góc nhìn báo điện tử.

- Khảo sát, đánh giá, phân tích dé chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của các bàiviết đã đăng tải về vấn đề bạo lực học đường.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khảo sát các bài viết liên quan và mang thông điệp về vấn đề bạo lực họcđường, phòng chống bạo lực học đường trên 2 báo điện tử: Giáo dục & Thời đại vàTuổi trẻ.

Thời gian khảo sát từ tháng 06/2018 đến tháng 12/2019.

5 Phương pháp nghiên cứu

12

Trang 17

Dé nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu côngcụ cơ bản, như: Phân tích và tổng hợp, so sánh, thống kê, nghiên cứu thứ cấp và

khảo sát thực tiễn.

Phương pháp phân tích nội dung: bao gồm phân tích nội dung 585 tin, bài vềvan dé bạo lực học đường Trong đó 305 tin, bài được đăng trên báo Giáo dục &Thời đại và 280 tin, bài được đăng trên báo Tuôi trẻ Các phân tích được thwujchiện trên một số khía cạnh như thông qua: cách thức mô tả, hình ảnh, ngôn ngữ sử

dụng trên hai tờ báo Về mặt định lượng, tác giả phân tích nội dung bằng cách lậpbảng mã (codebook) nhằm khảo sát tần suất xuất hiện van đề bao lực học đườngtrên các bài viết trong thời gian khảo sát

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc và tra cứu các tài liệu, văn bản, sách

báo trong và ngoài nước có liên quan đến van đề nghiên cứu.Phương pháp phỏng van sâu:

Phỏng vấn 2 người đại diện báo điện tử Giáo dục & Thời đại và Tuổi trẻ.

Phỏng van 3 phóng viên — nhà báo có những bài viết về van đề bạo lực họcđường, dé làm rõ hơn van đề nghiên cứu của dé tài luận văn.

Phỏng vấn 3 học sinh đã/đang là nạn nhân của bạo lực học đường6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Với dé tài này, luận văn góp phần bổ sung và phát triển hệ thống lý thuyết,thông điệp về phòng chống bạo lực học đường trên báo điện tử hiện nay Từ đó luận

13

Trang 18

văn sẽ tạo cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn sau này viết về bạo lực học đường.Thấy được vai trò thông tin của báo chí cụ thé là báo điện tử trong thời đại hiện nayvề việc cung cấp thông tin nhanh, thông tin sâu về van dé Từ đó dé ra giải pháp về

van đề truyền tải và cung cấp thông tin cho độc giả.

Trên cơ sở đó, luận văn không chỉ là một tài liệu tham khảo đối với cácphóng viên, nhà báo khi khác thác về dé tài này mà đây còn là tài liệu dé nhữngngười trong ngành giáo dục, các sinh viên sư phạm, các bạn trẻ, học sinh thấyđược vị thế vai trò của mình trong quá trình phát triển đất nước.

7 Bồ cục của luận văn

Đề giải quyết đề tài luận văn: “Báo điện tử với vấn đề bạo lực học đường”,ngoài phần mở đầu nêu lý do chọn đề tài, tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài,mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương phápnghiên cứu, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài, luận văn có 3 chương, gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận về báo điện tử với van dé bạo lực hoc đường.Chương 2: Thực trạng bao điện tử với vấn đề bạo lực học đường.

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị về kiến nghị về cách viết, truyền tải thôngđiệp, thông tin về vấn đề bạo lực học đường trên hai báo điện tử: Giáo dục & Thời

đại và Tuôi trẻ.

14

Trang 19

CHƯƠNG 1: CO SỞ LÝ LUẬN VE BAO ĐIỆN TỬ VỚI VAN DE BAOLỰC HỌC ĐƯỜNG

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Truyền thông

Khái niệm truyền thông: Truyền thông theo tiếng Anh là“Communication”, nghĩa là sự truyền đạt thông tin, thông báo, giao tiếp, trao đôi,liên lạc Thuật ngữ “truyền thông” có nguồn gốc từ tiếng Latin là “Communis” vớinghĩa là “làm cho phổ biến, công cộng” Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, conđường, phương tiện dé đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa cá nhân với cá nhân, cánhân với cộng đồng xã hội Nhờ truyền thông, giao tiếp con người tự nhiên trở

thành con người xã hội.

Hiện nay, trên thế giới, tùy theo góc độ tìm hiểu và nghiên cứu, các học giảđã đưa rất nhiều định nghĩa khác nhau về truyền thông Tác giả Phạm Hải Chung(2019), Lý thuyết truyền thông nâng cao, Nxb Thế Giới, đã liệt kê hàng loạt cáckhái niệm về truyền thông của nhiều nhà nghiên cứu trên thé giới, có thé kế đến mộtsố định nghĩa như sau:

Ordway Tead (1959) nhận định “7ruyễn thông là sự tổng hợp của thông tindua di và nhận lại về kiến thức kinh nghiệm nào đó nhằm thay đổi thái độ, kiến thứcvà kỹ năng, kéo theo đó là sự thay đổi về hành vi Nó gồm những nỗ lực lắng nghecủa các bên tham gia, sự giám sát liên tục các van dé của nguoi giao tiép và sự traođổi nhạy bén các quan điểm cá nhân nhằm đạt đến mức độ cao hơn của sự hiểu biết

chung và đạt được những mục tiêu chung ”.

Theo Gerald Miler (1966) cho rằng truyền thông quan tâm nhất đến tìnhhuống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người nhận với mụcđích tác động đến hành vi của họ Keith Davis (1967) định nghĩa truyền thông làquá trình truyền thông tin và sự hiểu biết từ người này sang người khác.

Hai tác giả William Newman va Charles Summer (1977) đưa ra khái niệm

truyền thông là sự trao đổi các ý tưởng, sự việc, quan điểm hay cảm xúc của haihoặc nhiều người Rodriques (1992) đã đưa ra nhận định truyền thông có thê được

15

Trang 20

định nghĩa là một sự trao đổi và sự sao chép chính xác những suy nghĩ, cảm xúc, sựviệc, niềm tin và ý tưởng giữa các cá nhân thông qua một hệ thống các biểu tượng

chung nhằm tạo ra những thay đổi trong hành vi.

Tác giả Duong Xuân Sơn cho răng: “Truyén thông là một quá trình liên tụctrao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, Kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lan nhau dé

dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức ” [36, tr.9] Ở định nghĩa này, tác giả

lưu ý đến hai khía cạnh:

Thứ nhất, truyền thông là một quá trình - có nghĩa nó không phải là một việclàm nhất thời, mà là quá trình mang tính liên tục Day là quá trình trao đổi hoặc chia

sẻ, có nghĩa là ít nhất phải có hai thực thé và không chỉ có một bên cho và một bênnhận mà cả hai bên đều cho và nhận.

Thứ hai, truyền thông phải dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau, yếu tố này cực kỳquan trọng đối với mục đích và hiệu quả của truyền thông Cuối cùng, truyền thôngphải đem lại sự thay đổi trong nhận thức và hành vi, nếu không mỗi việc làm sẽ trở

nên vô nghĩa.

Còn theo tác giả Tạ Ngọc Tan: “7ruyên thông là sự trao đổi thông điệp giữacác thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm dat được sự hiểu biết lannhau ” [39, tr.8] Quá trình truyền thông là quá trình hai chiều, người khởi xướng(nguồn) và người tiếp nhận đều phải tham gia vào trong hoạt động truyền thông.Người làm truyền thông không thé xem cái mình biết là cái cuối cùng, mà còn phải

chú ý tới phản ứng và sự trả lời của người tiếp nhận.

Mô hình truyền thông: Mô hình truyền thông là những bản vẽ, bảng, biểuđồ, lược đồ, sơ đồ, các hình tượng được sử dụng dé biểu đạt những ý kiến phức tạpdưới dạng đồ họa, từ đó cho phép chúng ta nhìn nhận sâu sắc hơn, ở nhiều góc độđa dạng hơn về một khái niệm rất phức tạp: truyền thông [10, tr.16] Hiệu quả cuatruyền thông là những vận động xã hội được hình thành dưới tác động của truyềnthông, là dòng chảy của thông điệp từ người nhận trở về nguồn phát Hiệu quả có

nhiêu tang nâc:

16

Trang 21

- Hiệu quả tiềm năng: có khả năng mang lại hiệu quả nào đó từ chất lượng

- Hiệu quả thực tế: những biến đồi trên thực tế của con người, xã hội dưới tác

động của truyền thông, còn được coi là hiệu ứng xã hội của truyền thông.

Quá trình truyền thông gồm những yếu tố cơ bản, như: Chủ thé truyền thông,Thông điệp, Phương tiện truyền thông, Người nhận, Hiệu quả và Nhiễu Quá trìnhnày được thê hiện trong mô hình truyền thông 2 chiều của Shannon và Weaver năm

Chủ thé truyền thông (hay nguồn hoặc đầu phát) là yếu tố thông tin tiềm

năng và khởi xướng thực hiện truyền thông, có thể đó là cá nhân nói, viết, vẽ hoặc

làm động tác Bên cạnh đó, chủ thé truyền thông cũng có thé là một nhóm ngườihoặc một tổ chức truyền thông như Đài phát thanh truyền hình, một tờ báo hay rạp

chiếu phim Đây là yếu tố đầu tiên quyết định hiệu quả của quá trình truyền thông.

17

Trang 22

Thông điệp (nội dung): là nội dung thông tin được trao đổi, chia sẻ từ nguồnphát đến đối tượng tiếp nhận Có thé bang tín hiệu, mã só, lời nói, cử chi, thái độ,

chữ viết hoặc bất cứ tín hiệu nào mà con người có thể hiểu được và trình bày mộtcách có nghĩa Nói cách khác, thông điệp được diễn tả bằng ngôn ngữ mà ngườicung cấp và người tiếp nhận có thể hiểu được.

Phương tiện truyền thông (kênh): là khả năng vận dụng các phương tiện cósẵn nhằm truyền tải thông điệp từ đầu phát đến người tiếp nhận hoặc từ nơi này đếnnơi khác Có rất nhiều phương tiện truyền thông được sử dụng hiện nay, như: báo

in, truyén hinh, radio, internet va mang xa hdi.

Người nhận (công chúng): là độc giả, khán thính gia dai chúng, là đối tượngcác phương tiện truyền thông muốn tiếp cận Đây là yếu tố cuối cùng trong quátrình truyền thông, cũng là khâu cuối cùng quyết định kết quả, biến mục đích truyềnthông từ khả năng thành hiện thực Đó là việc tạo ra thay đổi về nhận thức, dẫn tớithay đổi về hành vi của người tiếp nhận, phù hợp với qui mô, tính chất và khuynh

hướng của thông điệp.

Phản hồi: mỗi thông điệp có thé được hiểu và chấp nhận ở các mức độ khácnhau tùy theo kiến thức, thái độ của người tiếp nhận, đồng thời tùy thuộc vào ngườicung cấp thông điệp.

Mã hóa: là quá trình biến suy nghĩ được truyền tải trong thông điệp Chủ thêtruyền thông xác định cách người nhận sẽ nhận thông điệp và điều chỉnh sao chothông điệp được hiểu theo cách họ muốn.

Giải mã: người tiếp nhận thông điệp và giải thích thông điệp cho chính họ.Cách giải mã thông điệp có thể khác nhau ở mỗi người nhận thông điệp, hay nóicách khác, một thông điệp có thể được giải mã khác nhau ở những người nhận khác

Nhiễu: là yếu tố gây ra sự sai lệch không được dự tính trong quá trình truyềnthông (ví dụ như tiếng én, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật ), dẫn đến tình trạngthông tin, thông điệp bị hiểu sai Nhiễu ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình truyền

18

Trang 23

thông Thông điệp càng qua nhiều khâu chuyên tiếp thì càng có nguy cơ chịu ảnhhưởng của các yếu tố nhiễu.

Mô hình này cho thấy, thông tin được bắt đầu từ nguồn phát (chủ thé truyềnthông), sau khi thông điệp được mã hóa sẽ truyền tải các kênh truyền thông, thôngđiệp sẽ được giải mã và đến với người tiếp nhận thông điệp Ngoài những đặc điểmchung kế thừa từ mô hình truyền thông của Lasswell, mô hình Shannon và Weavercòn bổ sung thêm yếu tố “nhiễu” có thé gây ảnh hưởng tới tính rõ ràng, sự chínhxác của thông điệp hay làm giảm khả năng tiếp nhận thông điệp của người nhận Ởmô hình hai chiều, công chúng tiếp nhận đóng vai trò quyết định trong quá trìnhtruyền thông Sự quyết định của công chúng không chỉ dừng ở việc tự do lựa chonkênh truyền thông, tự do đón nhận thông điệp, mà công chúng còn tham gia trựctiếp (nếu họ muốn), trở thành một yếu tố trong mô hình truyền thông Lúc này, bảnthân công chúng trở thành một nguồn phát thông điệp Trong mô hình này, sự áp đặt

chủ quan của chủ thé thông điệp có ý nghĩa rất ít đối với quy trình truyền thông.

Với mô hình truyền thông đã trình bày, chúng tôi xác định vị trí của nghiêncứu trong mô hình này chỉ tập trung nghiên cứu yếu tố thông điệp (phân tích thôngđiệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên).

Môi trường truyền thông: Mọi quy trình truyền thông đều diễn ra trongnhững môi trường cụ thê Môi trường truyền thông có vai trò tác động đến năng lựcvà hiệu quả truyền thông, do đó việc nắm bắt, làm chủ và chi phối môi trường

truyền thông nhằm tạo được hiệu quả cao là một công việc cần thiết.

Môi trường truyền thông bao gồm hai loại yếu tố chính, gồm các yếu tố môitrường tự nhiên - kỹ thuật và các yếu tô môi trường tâm lý - xã hội.

Các yếu tô môi trường tự nhiên - kỹ thuật, như: địa hình, quang cảnh, môitrường xung quanh, phương tiện kỹ thuật truyền dẫn bảo đảm cho thông điệp

được truyền đến đối tượng một cách đầy đủ và trọn vẹn.

Các yếu tố môi trường tâm lý - xã hội, như: sự hưng phấn, cường độ của sựchú ý, sự nhiệt tình tham gia, tâm trạng, tâm lý có ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng truyền thông Do đó, nhà truyền thông cần cố gắng làm chủ môi trường

19

Trang 24

truyền thông, trước hết cần tập trung chuẩn bị nội dung thông điệp cho phù hợp vớinhóm công chúng đối tượng.

Trong truyền thông, một trong những nguyên lý quan trọng là sự tương tácgiữa chủ thé - khách thé càng nhiều bao nhiêu, càng bình đăng bao nhiêu và sự thamgia của đối tượng truyền thông càng tích cực bao nhiêu thì năng lực và hiệu quảtruyền thông càng cao bấy nhiêu [13, tr.42].

Chu trình truyền thông: Một chu trình truyền thông được thực hiện trọnvẹn, hiệu quả, người làm truyền thông cần chú ý thực hiện tốt 5 bước và 1 khâu:

Bước 1: Nghiên cứu ban dau về công chúng - nhóm đối tượngBước 2: Thiết kế thông điệp

Bước 3: Lựa chọn kênh truyền thông và thông điệpBước 4: Thực hiện chiến dịch truyền thông

Bước 5: Nghiên cứu phản hồi

Chu trình truyền thông bao gồm năm bước công việc cơ bản, phải được quakhâu giám sát, đánh giá và động viên Qua đó, giúp nhà quản lý biết được tiến độ vàkết quả đạt được qua từng khâu cũng như toàn bộ chu trình truyền thông.

——D Thiết kế thông

Nghiên cứu ban đâu về — điệp —> | - Chon kênh thông tin

công chúng/nhóm đôi - Chuân bị tài liệu

Nghiên cứu, phản hồi dịch truyền thông

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ miêu tả chu trình truyền thông

20

Trang 25

Bước 1: Nghiên cứu ban đầu về công chúng - nhóm đối tượng:

Như chúng ta đã biết trước khi gửi đi một thông điệp, hãy chắc rằng sẽ có aiđó “lắng nghe” hay “tiếp nhận”, hoặc đơn giản hon là “dé ý” tới nó Dé làm đượcđiều này, chúng ta cần làm rõ những đối tượng khách hàng mục tiêu của mình Bêncạnh những công thức xác định chân dung khách hàng truyền thống, bắt buộc nhưnghiên cứu nhân khẩu học giới tính, độ tuổi, hành vi, sở thích Việc “Khoanh vùng”chính xác đối tượng khách hàng chính là “chìa khóa”, nguồn cảm hứng để xây dựng

nội dung hiệu quả, có khả năng “ảnh hưởng” cao.

Bước 2: Thiết kế thông điệp:

“Content is King” nói đến xây dựng nội dung, chắc chan phải trích dẫn lại câu nóinổi tiếng này của Bill Gates Thật sự là vậy, mọi những yếu tố khác sẽ trở nên vônghĩa nếu như bạn mang đến cho khách hàng những thông điệp mà nội dung khôngrõ ràng hay sáo rong Lựa chọn phong cách phù hợp kết hợp xây dựng nội dungthông điệp sáng tạo, độc đáo chính là cách tốt nhất để định hình tiếng nói thương

hiệu của bạn.

Bước 3: Lựa chọn kênh truyền thông và thông điệp:

Có rất nhiều kênh dé có thé truyền tải thông tin, những hãy tận dụng những kết

quả phân tích công chúng/nhóm đối tượng sau đó lựa chọn một hoặc hơn một kênh

phù hợp với đa số tệp khách hàng.

Bước 4: Thực hiện chiến dịch truyền thông:

Thực hiện theo đúng những gi trong kế hoạch truyền thông, tránh sai sót vàkhủng hoảng truyền thông.

Bước 5: Nghiên cứu phản hồi

Sẽ có những công cụ đo lường vô cùng chính xác hiện nay về tính hiệu hiệuquả Cùng với đó là lang nghe ý kiến khách hàng dé điều chỉnh, cân nhắc chiến lượctruyền thông cho phù hợp Hãy chắc chắn rằng bạn luôn theo sát chiến dịch truyềnthông để kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh, thực hiện đánh giá chiến lượcđịnh kì theo kế hoạch.

21

Trang 26

Mỗi thông điệp truyền thông được phát trên kênh truyền đến người tiếp nhậnlà một quá trình chuyền từ thông tin tiềm năng sang thông tin hiện thực Vì thế, hiệuquả của hoạt động báo chí cần được xem xét từ quan điểm thông tin, thé hiện mốiquan hệ giữa thông tin tiềm năng và thông tin hiện thực.

1.1.2 Báo điện tử

Trên thế giới hay ở Việt Nam tồn tại nhiều cách gọi gọi khác nhau với loại hình báo

chí này như: Báo điện tử, báo mạng, báo online, báo Internet.

Báo online (báo trực tuyến): đây là khái niệm được sử dụng đầu tiê ở Mỹ vàsau đó trở thành cách gọi Quốc tế Thuật ngữ “online” trong các từ điển tin họcđược dùng để chỉ trạng thái của một máy tính khi đã kết nối với mạng và sẵn sànghoạt động Hiện nay thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhấtlà truyền thông, nhằm chỉ các khái niệm có cùng đặc tính như: xuất bản trực tuyến,phương tiện truyền thông trực tuyến, nhà báo trực tuyến, phát thanh trực tuyến,truyền hình trục tuyến Tuy nhiên cách gọi này gắn liền với tin học nhiều hơn và

chưa được việt hóa.

Báo mạng là cách gọi chưa mang tính khoa học vì nó không rõ nghĩa, không

day du, dễ gây hiểu nhầm bản chất của thuật ngữ Bởi “mạng” có thé là Internet,cũng có thể là mạng nội bộ công ty, tổ chức, chính phủ Như vậy nó đã không xác

định được ranh giới của khái niệm.

Báo Internet cũng được dùng rộng rãi, thậm chí còn được suer dụng trong

một số đề tài khoa học, hội thảo khoa học về vai trò của công nghệ thông tin với vớiloại hình báo chí mới này Báo Internet xuất hiện đưới một địa chỉ website, không

gian của Internet như một xa lộ thông tin, các thông tin gói gọn trong không gian

đó Tuy nhiên thuật nữa này cũng có thé gây nhằm lẫn rang, tat cả các trang websiteđều là báo Internet — đúng là một tờ báo phát hành trên mang là một website, thé

nhưng không phải website nào cũng là tờ báo.

Với bản chất tính đa phương tiện, tính tương tác cao, tính tức thời, tính phiđịnh kỳ, khả năng truyền tải thông tin không hạn chế, cách lưu trữ thông tin dướidạng siêu văn ban, khả năng lien kết, các trang báo được tổ chức thành từng lớp, cơ

22

Trang 27

chế mở ra không hạn chế người làm báo phải có khả năng chuyên môn cao, trìnhđộ kỹ thuật nhất định Như vậy dé thỏa mãn tính Việt hóa được tên gọi gọi, xác định

ranh giới của loại hình báo chí, tác giả đưa ra định nghĩa như sau: “Báo điện tử là

một loại hình báo chi, được xây dung dưới hình thức của một trang website, pháthành trên mang Internet, với kha năng thông tin nhanh, tương tác tức thì với công

chúng, truyền tải thông tin đa phương tiện Ngoài ra còn khả năng nồi bật là tìmkiếm thông tin và lưu trữ thông tin ”

1.1.3 Thông điệp báo chíKhái niệm thông điệp

Hai tác giả Jeff Ansell và Jeffrey Leeson (2010), đã định nghĩa thông điệp

dưới góc độ doanh nghiệp hoặc quan hệ công chúng: “7hông điệp là một hình thức

truyền thông có chủ đích dé đưa thông tin đã được trù tính đến với đối tượng khán

giả định sẵn” [48, tr.122] Các thông điệp này có thé dùng dé đưa van dé này vàođúng ngữ cảnh, tạo dựng sự nhận biết về thương hiệu, kiểm soát hình ảnh, tác độngđến quan điểm hoặc phát triển quan hệ khách hàng.

Tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng định nghĩa: “Thông điệp lànội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận Thông điệpchính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, đòi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm

sống, tri thức khoa học - kỹ thuật được mã hóa theo một hệ thống ký hiệu nào đó.

Hệ thong này phải được cả bên phát và bên nhận cùng chấp nhận và có chung cáchhiểu - tức là có khả năng giải mã Tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo, hình ảnh,cử chỉ biểu đạt của con người duoc sử dụng để chuyển tai thông điệp ” [13, tr.13].

Như vậy, thông điệp là một hệ thống ký hiệu hàm chứa nội dung thông tin cụthé Hệ thống ký hiệu nay là quy ước giữa đầu phát và đầu nhận, nói cách khác, hệthống ký hiệu ấy phải được giải mã bởi đầu nhận Trong truyền thông, thông điệpđược hiểu là một phát ngôn hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức dành cho mộtnhóm đối tượng trong hoàn cảnh cụ thé nhăm hướng tới mục tiêu của chiến dịchtruyền thông Hay thông điệp truyền thông có thé hiểu cụ thé hơn là tập hợp nhữngthông tin biểu hiện qua chữ viết, hình anh, âm thanh Mà các nhà chiến lược muốn

23

Trang 28

truyền tải, lưu lại trong tâm trí công chúng và duy trì được mối quan hệ với côngchúng Dé công chúng có thể hiểu và nắm rõ thì những thông điệp phải dễ hiểu, dễnhớ Vậy nên mà những câu khẩu hiệu, slogan vẫn luôn đi song song cùng với cácthương hiệu mà chúng ta thường thấy.

Phân loại thông điệp

Tác giả Jeff Ansell và Jeffrey Leeson trong cuốn “Khi bạn trở thành tâmđiểm của truyền thông, bí quyết kiém soát truyền thông”, đã phân loại thông điệp

truyền thông gồm 7 loại, gồm:

- Thông điệp tin trong cuộc: Thông điệp này phải được đưa ra từ góc nhìn

của bạn chứ không phải của người khác; đồng thời, thông điệp phải đi vào trọngtâm của sự việc và cung cấp được thông tin, góc nhìn hoặc cảm xúc mà bạn muốn

người ta có được khi nghe tin hoặc xem tin.

Thông điệp lược thuật: Các bản tin thường trích dẫn khoảng 3 câu nói từ

người phát ngôn; thông điệp thường cô đọng nhưng thé hiện được các ý chính của

SỰ VIỆC.

Thông điệp đối tác: Thông điệp này xác định được tác động của bản tin đốivới người khác, cụ thê là thông tin này có ý nghĩa, thú vị và hữu ích ra sao? Thôngđiệp đó tác động đến cuộc sống người khác như thế nào.

Thông điệp dữ liệu: Thông điệp này là những con sé, dữ liệu thống kê, ngàytháng và tỷ lệ phan trăm Dữ liệu có tác dụng thuyết phục mọi người nhìn một vandé cụ thé theo góc độc khác; nhìn nhận một vấn đề chính xác, không thiên vi.

Thông điệp sắc thái: Thông điệp loại này được soạn ra nhằm làm rõ thôngđiệp dữ liệu, nó mang nội dung diễn dịch các số liệu và bày to sự quan ngại vớinhững ai đang chịu sự tác động Ngoài ra, thông điệp sắc thái còn dé liên kết số liệu

với các giá tri và giúp minh họa các khái niệm phức tạp hoặc xa lạ Tác giả chia

thông điệp sắc thái thành bốn loại, gồm:

Thông điệp sắc thái ngữ cảnh: Diễn dịch và giải thích ý nghĩa của số liệu.

Thông điệp sắc thái quan ngại: Bộc lộ cho mọi người biết sự quan tâm của

24

Trang 29

Thông điệp sắc thái tuyệt đối nhằm đáp lại lời công kích mạnh mẽ hoặc đề

cao các giá trỊ.

Thông điệp sắc thái tượng hình: Tạo ra một hình tượng ngôn từ và đơn giản

hóa một thông điệp phúc tạp.

Theo tác gia Đỗ Thị Thu Hang, Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản(2012), có nhiều loại thông điệp truyền thông nhưng tựu chung có 4 loại cơ bản như

- Thông điệp đích là thông điệp của cả chiến dịch truyền thông hướng tới.

- Thông điệp cụ thể (có thể gọi là thông điệp bộ phận) là thông điệp cấuthành thông điệp đích của chiến dịch truyền thông.

- Thông điệp tài liệu là loại thông điệp ân chứa trong các tài liệu, dữ liệu loại thông điệp này dễ nhận biết vì nó biểu hiện cụ thé, có thể nhìn thay bằng trực

- Thông điệp an là loại thông điệp mà nhận biết nó cần phải tư duy tích cực,năng lực trừu tượng hóa, cảm nhận tinh tế và thậm chí sự liên tưởng với những vấnđề kinh tế, văn hóa- xã hội đã và đang đặt ra.

Các yếu tố tạo nên thông điệp báo chí hiệu quả

Trong thực tế, tùy theo điều kiện hình thành và phát triển lịch sử - văn hóacủa mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng hay nhóm công chúng - nhóm đối tượng, có sắcthái nhận thức khác nhau về lý trí và tình cảm khác Vì vậy, nhiệm vụ của truyềnthông báo chí là phải nghiên cứu nắm bắt đặc thù tâm lý tiếp nhận của từng nhómđối tượng cụ thé nhằm thiết kế thông điệp phù hợp Trong cuốn “Truyên thông lýthuyết và kỹ năng cơ ban” (2012), tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hangcho rằng thông điệp có thé tác động đến đối tượng tiếp nhận dù thông qua conđường tình cảm hay lý trí nhưng cuối cùng cũng phải tác động được tới quá trìnhnhận thức- lý trí, khi đó cơ sở nhận thức của hành vi mới mang tính bền vững.

Dựa vào tác động của nhận thức, hai tác giả chia ra 5 giai đoạn của thông

- Làm cho nhóm đối tượng nhận biết thông điệp

25

Trang 30

- Nhóm đối tượng nhận thức, hiểu biết thông điệp- Nhóm đối tượng chấp nhận thông điệp

- Làm cho đối tượng tin tưởng thông điệp

- Đối tượng hành động theo mục đích, yêu cầu của thông điệp

Hai tác giả cũng đã nêu các luận điểm thiết kế thông điệp nhằm vào nhậnthức lý trí và tình cảm Theo đó, một thông điệp nhằm vào nhận thức lý trí cần chúý tính logic của lập luận; những luận điểm, luận cứ, luận chứng phải rõ ràng Bêncạnh đó, ngôn ngữ, các khái niệm phải chuẩn xác; các dữ liệu chứng minh phải xácthực và thuyết phục Bố cục thông điệp rành mạch, rõ ràng nham giúp đối tượngtiếp nhận dễ tiếp thu Còn thông điệp nhằm vào tình cảm thì cần chú trọng đến tìnhhuống, hoàn cảnh, ngoại cảnh truyền thông; lời lẽ, ngôn từ và cách thức diễn đạt

gần gũi, thân thuộc, phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Trong hoạt động báo chí - truyền thông, hình thức thể loại phù hợp với nhómcông chúng đối tượng và vấn đề thông tin cũng cần được chú ý Điển hình như vớinhóm công chúng là giới trẻ, hình thức thê loại, sự sáng tạo, linh hoạt trong truyềntải thông điệp khá quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu tâm lý tiếp nhận, nhận thứccủa thanh niên Đối với nhóm công chúng này cần thiết kế thông điệp linh hoạt, hấpdẫn, ngắn gon va dé hiểu nhằm giúp nhóm đối tượng hướng đến dễ tiếp nhận.

Tác giả Đỗ Thị Thu Hằng đưa ra những yêu cầu tối thiểu của thông điệptrong truyền thông cá nhân có hiệu quả là:

Nội dung thông điệp phải rõ ràng, cụ thé và chính xác Nghia là thông điệpphải thật cụ thể, không nên nêu chung chung hoặc lý thuyết suông, mơ hồ, mà cầnphản ánh đúng van đề, đảm bảo nguồn tin và nội dung thông tin chính xác.

Nội dung thông điệp phải liên quan đến nhu cầu của đối tượng Cụ thể làthông điệp phải thu hút sự quan tâm của đối tượng tiếp nhận vì nội dung thông điệpgần gũi với những mong đợi, nhu cầu thường trực của họ Đồng thời, phải thỏa mãnnhu cầu thiết thực của nhóm đối tượng (ví dụ nhu cầu về cơ hội học tập hỗ trợ khởinghiệp; tình yêu - tình bạn của thanh niên ); phải góp phần hình thành nhu cầu cho

26

Trang 31

đối tượng (ví dụ, sau khi được tư vấn, phụ nữ có nhu cầu khẳng định vị trí bình

đăng giới trong gia đình, cộng đồng).

Tạo ra sự tin cậy và tin tưởng cho người phát thông điệp Nghĩa là nội dung

thông điệp phải nhất quán, có cơ sở vững chắc cả về logic lập luận và tình cảm; cónguôn tin đáng tin cậy dé người tiếp nhận thông tin tin tưởng vào nguồn phát thông

Tạo sự trao đổi các thông điệp trong truyền thông cá nhân Hiểu một cáchđơn giản thông điệp chính là “tin” - tức là cái dé nói - thì “tin” phải là những điềumà người này nói ra trong khi người kia chưa biết hoặc đang cần biết Vì vậy, thôngđiệp đưa ra phải mang nội dung thăm dò, khơi gợi nhu cầu về “tin” để đưa ra cácthông điệp tiếp theo, cũng như gợi ý để được nhận các thông điệp có ích cho mình.

Tác giả Đỗ Thi Thu Hằng, “Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản”(2012), đã nêu ra 6 yêu cầu của thông điệp là:

Thứ nhất, thông điệp phải phù hợp công chúng - nhóm đối tượng và thé hiệnrõ mục tiêu của chiến dịch truyền thông Điểm quan trọng nhất là sự hài hòa giữamục tiêu của chủ thé chuyên tải thông điệp đến công chúng và thông điệp có đápứng nhu cầu, mong đợi của công chúng - nhóm đối tượng hay không Vì vậy, trướckhi xây dựng thông điệp cần tiến hành nghiên cứu nhóm đối tượng.

Đối với công chúng - nhóm đối tượng, thông điệp cần tập trung hướng tới sựthay đôi nhận thức, hành vi và thái độ của họ đối với van đề truyền thông Sự thayđối này thường thé hiện qua các cấp độ: chấp nhận, hưởng ứng, tán thành và tintưởng thông điệp Từ đó dẫn đến sự thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi phù hợpvới mục đích chiến dịch truyền thông cho thông điệp nêu ra.

Đối với người làm truyền thông, thông điệp hướng tới việc nâng cao nhậnthức và hiểu biết, hình thành ý chí quyết tâm và phương pháp, kỹ năng dé thực hiện

có hiệu quả chiến dịch truyền thông.

Thứ hai, thông điệp phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách pháp luật của Nhà nước Đây là yêu cầu có tính nguyên tắc đối với tất cả các

thông điệp.

27

Trang 32

Thứ ba, thông điệp phải phù hợp với chuẩn mực văn hóa - xã hội, quy tắc vàgiá trị xã hội Nếu thông điệp sai lệch về những chuẩn mực văn hóa của dân tộchoặc không phù hợp với nhóm đối tượng hướng đến, có thể gây hệ quả ngoài ýmuốn, tạo sự hiểu nhằm về ý nghĩa của thông điệp ma chủ thé muốn chuyên tải.

Thứ tw, thông điệp phải phù hợp với tâm lý, tâm trạng và thể hiện lợi ích củacông chúng - nhóm đối tượng Do đó, cần là thế nào dé nhóm đối tượng biết được

rằng, thực hiện theo thông điệp thì họ có lợi ích.

Thứ năm, thông điệp phải phù hợp với các kênh truyền thông Do thông điệpcó thé thay đổi linh hoạt phù hợp với tâm lý của nhóm đối tượng và bối cảnh giaotiếp Kênh truyền thông này đòi hỏi khả năng nắm bắt trực tiếp tâm lý, tâm trạng,thái độ của đối tượng tác động dé điều chỉnh thông điệp cho phù hợp.

Đối với báo in và các ấn phẩm in an, thông điệp chú ý tính chặt chẽ, logic vàgợi cảm thông qua nghệ thuật sử dụng ngôn từ, hình ảnh, màu sắc nhằm khơi gợi

tình cảm và hướng mạnh vào nhận thức, lý trí của nhóm đối tượng Đối với phátthanh thì chất liệu chính là lời nói, tiếng động và âm nhạc để tái hiện bức tranh hiện

thực sinh động Đối với truyền hình, thế mạnh vượt trội nhờ sự kết hợp hài hòa giữa

màu sắc, hình ảnh (tĩnh và động) tạo nên cảm giác tiếp xúc trực tiếp Tuy nhiên,việc sản xuất thông điệp phải tiến hành công phu, tốn kém hơn.

Thứ sáu, thông điệp phải ngắn gon, hàm súc, sinh động, dễ nhớ, dé hiểu vàdễ làm theo.

Sau khi xác định được mục tiêu, đối tượng, thông điệp phải được thiết kếngay khi lập kế hoạch Các sản phẩm truyền thông được sản xuất dựa vào thôngđiệp chính Trong lĩnh vực truyền thông, thông điệp chính là một phát ngôn hoànchỉnh dành cho một nhóm đối tượng cụ thể, trong một hoàn cảnh nhất định nhằmdat tới mục tiêu thay đôi nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng Trong trườnghợp này, thông điệp chính là co sở dé xây dựng thông điệp cụ thé Một thông điệpđạt hiệu quả cần phải rõ ràng, dễ nhớ, chính xác, thích hợp và thúc day hành động,đồng thời thúc đây sự tham gia chuyên tải thông điệp theo cơ chế lan tỏa thông tin.

28

Trang 33

Một thông điệp truyền đạt tốt phải thu hút trí tuệ và cảm xúc của người tiếpnhận và cần được liên kết với phong cách và hình ảnh tổ chức; có liên hệ với cuộcsong, đặc biệt là lợi ích của người tiếp nhận thông tin; chỉ hướng vào một vấn déhoặc một nét đặc trưng chính Bên cạnh đó, mỗi thông điệp đều phải có sự khác biệtso với các thông điệp khác và làm cho người tiếp nhận thông tin tin tưởng những

thông điệp.

Thiết kế thông điệp là sự thể hiện rõ nhất năng lực năm bắt nhóm đối tượngvà bao quát mục tiêu chiến dịch truyền thông Đây vừa là khoa học, vừa là nghệthuật, đòi hỏi năng lực sáng tạo và yêu tố năng khiếu, sự tinh tế và khả năng thuyếtphục của nhà truyền thông.

1.2 Bạo lực học đường

1.2.1 Khái niệm

Theo Furlong & Morrison, đến năm 1992, khái niệm “BLHD” mới được sửdụng rộng rãi như một thuật ngữ để mô tả những hành động bạo lực và căng thăngtrong trường học Thuật ngữ BLHĐ (School Violence) được hiểu là “khái niệm gồmnhiều khía cạnh liên quan đến thủ phạm gây ra bạo lực và nạn nhân bị bạo lực, từcác hành vi chống đối xã hội đến cả hành vi phạm tội va gây han trong trường họcngăn cản sự phát triển và học tập, cũng như làm ảnh hưởng đến môi trường họcđường, bao gồm cả sự khiếp sợ/ lo lắng, sợ hãi, kỉ luật/ môi trường học đường và

các khía cạnh khác” [47; tr 71-82].

Theo tổ chức Y Tế Thế giới (WHO), BLHD có thé hiểu là việc cố ý sử dụngvũ lực hoặc quyền lực, bị đe dọa hoặc thực tế, chống lại người khác hoặc chống lại

một nhóm hoặc cộng đồng, dẫn đến hoặc có khả năng cao dẫn đến thương tích, tử

vong, tôn thương tâm ly, ảnh hưởng đến sự phát triển của họ hoặc gây ra các ảnh

hưởng khác.

Theo Điều 2, Nghị quyết số 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáodục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống BLHĐ: “BLHĐ là hành vi hànhhạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thé, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự,

29

Trang 34

nhân pham; cô lập, xua đuôi và các hành vi cô ý khác gây tôn hại về thé chất, tinhthần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập”.

Theo Phan Thi Mai Hương: “BLHĐ là thuật ngữ dùng dé chỉ những hành vibạo lực trong môi trường học đường hoặc những hành vi bạo lực của lứa tuổi họcđường, bao gồm hàng loạt các hành vi bạo lực với các mức độ khác nhau, từ khônglời đến có lời, từ hành động đơn giản đến những hành động thù địch, gây han, pháphách, gây ton thương tâm lí, thậm chí tổn hại đến thé chất của người khác” [19; tr

Theo Huỳnh Văn Sơn: “BLHĐ là một thuật ngữ dùng dé chỉ các hành độnglàm tồn hại đến thé chất, tinh thần và vật chất của người khác dưới những hình thức

khác nhau diễn ra trong môi trường học đường” [37; tr 60-65].

Còn theo Nguyễn Văn Tường: “BLHD là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vimang tính miệt thị, de doa, khủng bố người khác” [40; tr568-575]

Nguyễn Văn Lượt: “Hành vi BLHĐ được coi là những hành vi lệch chuẩnbởi nó vi phạm các quy tắc, chuẩn mực dao đức xã hội, nội quy của nhà trường nơi

mà các em là thành viên” [31; tr 322-355].

Như vậy chúng ta có thé kết luận chung BLHD: là những hành vi thô bạo,ngang ngược, trái công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tốnthương về tinh than và thé xác diễn ra trong phạm vi trường học BLHĐ bao gomcác hành vi bạo lực về thể chất, gốm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hìnhphạt thé chất của nhà trường; bạo lực tỉnh than, bao gồm cả việc tan công bằng lờinói; bạo lực tình dục, bao gốm hiếp đâm va quấy rồi tình dục, dâm ô; Các dạng bắtnat bạn học; và mang vũ khí đến trường.

1.2.2 Phân loại bạo lực học đường

BLHĐ không phải là một vấn đề mới, nhưng càng ngày, mức độ và tính chấtcủa hành vi càng nguy hiểm, phức tạp hơn Hoặc nói cách khác, càng ngày, nhữnghành vi BLHĐ càng được nhìn thấy nhiều hơn ở ngoài đời và được lan truyền

nhanh trên mạng xã hội.

30

Trang 35

Hiện nay vẫn còn sự hiéu lầm rằng chỉ những hành vi như xích mich bạo lựcthân thé như đánh, dam, tát dé lại vết thương trên cơ thé hoặc la mắng, chửi ruanhau trong phạm vi trường hoc mới được xem là BLHĐ Thực chất, khi trẻ kêu gọitây chay bạn bè, hùa nhau nói xấu bạn trên mạng xã hội, lan truyền thông tin sai

lệch, và lặp lại những hành vi tương tự trong một khoảng thời gian dài, tức là trẻđang thực hiện hành vi BLHD.

Việc nhận dạng được các loại BLHĐ sẽ giúp chúng ta ngăn chặn sự ton tại vàphát triển của BLHĐ Về cơ bản theo như UNICEF chúng ta có thé phân loại

BLHĐ như sau:

- BỊ bạo lực do miỆt thị bang lời nói (ngôn ngữ)

- Bi bạo lực thân thé, thé chất: bao gồm các hành vi như: cào, cau, đánh, tancông bằng vũ khí

- BỊ bạo lực xã hội (tâm lý)

- Bị bạo lực do tan công bang tình dục (hiếp dâm, dâm 6, quấy rối tình dục)- BỊ bạo lực bằng các hành động khác

Bị bạo lực do miệt thị bằng lời nói (ngôn ngữ)

Là hành vi dùng lời nói dùng từ ngữ tàn nhẫn, có tính chất xúc phạm, miệtthị, bao gồm: trêu chọc, sỉ nhục, đặt biệt danh, đe dọa, bình phẩm thiếu tôn trọng vềngười khác (vẻ ngoài, tôn giáo, dân tộc, người khuyết tật, giới tính, gia đình đơnthân, nghề nghiệp cha mẹ, hoàn cảnh gia đình ) Việc bao lực băng lời nói có thébắt đầu mà không gây tổn thương, nhưng về lâu dai sức ảnh hưởng của bạo lực lờinói cũng tiêu cực không kém các loại bạo lực khác (Ví dụ: Sao bạn mập vậy, đồcon nhà nghèo, mày là loại học dốt ) Trên báo Giáo duc & Thời đại có bai “Namsinh uống thuốc trừ sâu tự tử vì bị bạn cùng lóp chế giéu 'nhà nghéo'” ngày27/11/2019 có nói về cậu bé Shijie người Trung Quốc đã uống thuốc trừ sâu dé tựtử do bị bạn bè chế giéu vì nhà nghèo Người cha tội nghiệp của Shijie tới trường dénói chuyện với các bạn cùng lớp của Shijie, và bị sốc khi biết con trai quá cỗ củaanh thường xuyên bị bạn bè bắt nạt Một số người bạn thậm chí trêu chọc Shijie vìnhà em nghèo và hành động bắt nạt này đã diễn ra trong cả học kỳ Những đứa trẻ

31

Trang 36

bắt nạt cười nhạo quần áo của Shijie và trêu chọc bạn khi ông của em tới đón embằng xe ba bánh Nhóm bạn này cũng gán những biệt danh khủng khiếp cho cácthành viên gia đình Shijie để khiêu khích cậu bé Khi giáo viên tới thăm Shijie trong

bệnh viện, nam sinh cũng bị kích động.

Vi dụ như trong phiếu PVS có đoạn “Em may mắn khi học trong một ngôitrường không qua nhiều hiện tượng hay vụ việc mang tính chất bạo lực học đườnglớn xảy ra Nhưng cũng có một số vụ bạo lực nhỏ, như việc e bị bạn la và quát khimà dang chơi với nhau, có lan thì bị may bạn chửi nữa Lúc đó e vẫn chưa biết đấylà BLHD Giờ thì em hiểu thêm được nhiều khi mà đọc các thông tin trên mang .

những vụ BLHD đã cướp di tính mạng của nạn nhân.

Như ngày 13/4/2019 trên báo Giáo dục & Thời đại có bài “Nưm sinh ở An

Giang bị hơn 20 bạn đánh hội đồng” Em Nguyễn Hữu Thọ nạn nhân của vụ

BLHĐ chia sẻ: "12h30’, con đi lên lớp bị các bạn chụp lại và đánh con Sau đó, con

đi về lớp của con, mấy bạn kêu con ra nói chuyện nữa, các bạn đè ra đánh con nữa.Con đau cái đầu và sau lưng, hai cánh tay giơ lên cũng đau, ăn không được vì cáimiệng bị tét rất đau" Ông Nguyễn Hữu Tri, 38 tuổi, trú tại phường Mỹ Thới, TPLong Xuyên, tỉnh An Giang là cha của em Nguyễn Hữu Thọ cho biết, khoảng 16h

ngay 11/4, gia đình nhận được tin báo từ giáo viên nhà trường là em Tho bi các bạn

đánh Khi gia đình đến nơi thì thấy cháu bị chan thương nhiều chỗ, gia đình đã đưaThọ vào bệnh viện cấp cứu.

Chia sẻ về tình trạng sức khoẻ của Thọ, ông Nguyễn Hữu Tri cho biết: "Bé bị phầnđầu, phan toàn thân bị ê 4m; đưa lên bệnh viện chụp hình thì chi đưa ra chi phí thôi,

nhưng chưa có kết quả, hiện nay bé rất là ê âm 9h sáng 12/4, tôi có điện cho cô

32

Trang 37

giáo chủ nhiệm nói về sự việc hôm qua Thọ bị đánh như vậy nhà trường có haychưa Cô giáo chủ nhiệm nói là nhà trường có biết rồi nhưng mà từ sáng đến giờ,phía nhà trường chưa có điện hỏi thăm Tôi rất là bức xúc Tôi cũng đang rất làhoang mang, mong là vấn đề này phải giải quyết triệt để".

Hay như bai đăng ngày 30/03/2019 trên báo Tuổi trẻ có bài “Nit sinh lớp 9 bịbạn đánh hội dong dã man phải nhập viện”, bài báo có đưa tin về một clip ghi lạihình ảnh nữ sinh lớp 9 Trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi, Hưng Yên bị 5 họcsinh khác đánh da man lan truyền trên mạng tối 29-3 gây bức xúc dư luận Theohình ảnh trong clip, nữ sinh này bị bạn lột hết quần áo, đạp đầu, giật tóc ngay tại lớptrước sự chứng kiến của các bạn học khác nhưng không ai can ngăn Sự việc xảy ravào ngày 22-3 nhưng một tuần sau mới bị lộ Ông Nguyễn Văn Phê - giám đốc SởGD-ĐT Hưng Yên - xác nhận sự việc trong clip xảy ra ở Trường THCS Phù Ung.Phòng GD-ĐT Ân Thi, Sở GD-ĐT Hưng Yên và chính quyền đã biết và đang xử lý

sự việc Theo đó đã yêu cầu giải trình, kỷ luật học sinh đánh bạn, bồi thường cho

em nữ sinh bị đánh Nhưng việc xử lý này chưa thỏa đáng nên đang được tiếp tụcxem xét Ngày 30-3, lãnh đạo Sở GD-ĐT làm việc trực tiếp làm việc tại trường vềsự việc này Theo ông Nguyên Văn Thanh - chủ tịch xã Phù Ủng, công an đã vàocuộc điều tra Được biết nữ sinh bị đánh sau đó đã nghỉ học và phải nhập viện vìhoảng loạn tinh than.

Bạo lực xã hội (tâm lý)

Là một dang bat nat dé dàng che giấu, có thé diễn ra sau lưng người bi baolực, nhằm ngăn cản sự hoà đồng với bạn bè chung lớp hoặc một số nhóm, hội trongtrường học Dạng bạo lực này không dễ nhận ra, tuy nhiên lại có thể làm nạn nhânbị xấu hồ, cảm thấy tui thân và nghiêm trọng hơn là tổn thương tâm lý, gây tự kỷ.

Các hành vi sau có thể được xem là bạo lực xã hội: nói xấu sau lưng và lantruyền về những tin tức bia đặt, những cử chi bằng mặt hoặc cơ thé tỏ vẻ khinh bi,đe dọa, làm người khác xấu hỗ và cảm thấy tủi nhục, nhại giọng, bắt chước một

cách thiếu tôn trọng, kết bè phái nhằm xa lánh, cô lập người khác, nói xấu, dựng

chuyện người khác.

33

Trang 38

Bài đăng vào ngày 14/03/2019 trên báo Tuổôi trẻ có tiêu đề “Cô giáo khônggiảng bài' ở TP.HCM lại bị đình chỉ”, sự việc được cho là cô giáo Trần Thị MinhChâu được đặt biệt danh "cô giáo không giảng bài" vào đầu năm 2018 khi lên lớpdạy nhưng không giảng bài suốt mấy tháng liền tại một lớp thuộc khối 12 TrườngTHPT Long Thới Từ đó làm cho nhiều học sinh có tâm lý không thoải mái khi họctiết học của cô, cũng như áp lực tâm lý với môn học này Mặc dù đã chịu khiểntrách, kiểm điểm của trường nhưng cô giáo vẫn tiếp tục hành vi đó gây phẫn nộ

trong môi trường giáo dục.

Ví dụ như chia sẻ tại phiếu PVS số 7 có đoạn “Mới đây nhất là em bị mấyban trong lóp nói là béo và xấu, xong còn chê cách ăn mặc của em là quê Chính vithé mà khi học mọi người cũng không thích em vào nhóm hoc chung hay là đi chơicùng Nghe giải thích xong thì e thấy em giống bị cô lập Nhưng mà cũng quen roia, em chỉ mong học xong sớm rồi ra trường dé đi lam” [trích câu 1, phiếu PVS số

Bị bạo lực do tấn công bằng tình dục (hiếp dâm, dâm ô, quấy rối tình

Bạo lực do tấn công bằng tình dục được biểu hiện bằng các hành vi trái thuần

phong mĩ tục giữa giáo viên — học sinh, học sinh — học sinh Những hành vi này sẽ

gây tôn thương cả tinh thần lẫn thé chất cho nạn nhân Đặc biệt các nạn nhân rấtngại khi phải chia sẻ về vấn đề này do các đặc thù hành động bạo lực tấn công vàonhững nơi nhậy cảm Các hành vi như: ép quan hệ tình dục, bắt nạn nhân động —chạm vào vùng nhậy cảm, nhắn tin gạ tình, lời nói khiếm nhã Hiện nay số lượngcác vụ tấn công bằng tình dục có dấu hiệu gia tăng, chính vì vậy tuyên truyền giáodục về giới trong nhà trường dang cần thiết được bổ sung dé phòng ngừa các vụ tancông bằng tình dục.

Bài đăng ngày 04/03/2019 trên báo Giáo dục & Thời đại có tiêu đề “Thaygiáo nghỉ dam 6 học sinh thừa nhận hành vi thiếu chuẩn mực”, Bài viết cho biếtđầu năm học 2018-2019, thầy giáo tên Minh được phân công chủ nhiệm lớp 5a vớitổng số 39 học sinh Do lo lắng cho chất lượng của lớp cuối cấp, tận dụng thời gian

34

Trang 39

rảnh rỗi, thầy giáo này đã phụ đạo cho một số học sinh vào buổi chiều và thừa nhậnđã có những hành động như véo mũi, véo tai, vỗ vai, vỗ mông học sinh Hay nhưbai đăng ngày 17/12/2018 trên báo Tuổi trẻ có bài “Rang minh lời to cáo hiệu

trưởng ép hàng loạt nam sinh quan hệ tình dục”, Người bị cáo buộc là ông Dinh

Bằng My - hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Thanh Sơn,thị trấn huyện Thanh Sơn, Phú Thọ Ông này đã bị công an Phú Thọ khởi tố, bắt

tạm giam để điều tra về hành vi dâm ô với người dưới 16 tuổi Những học sinh tốcáo cho biết trong quá trình theo học ở trường nội trú thường xuyên bị thầy hiệutrưởng gọi lên ép quan hệ tình dục bằng tay, miệng Các em không chấp hành theoyêu cầu của hiệu trưởng sẽ bị phạt "Em bị thầy My ép lên phòng làm việc của thầyhai lần Thầy hỏi học lớp may rồi vào trong phòng bat em cởi quan ra , thầy cònbắt em cởi quần thầy nữa Nghịch xong thầy bảo đi về lớp học", em L.V.T kể.

"Thay dặn về không được nói với ai, 'nói với ai chết day’ Lần thứ hai thầy bắtở lại gần 1 tiếng mới cho về Tối em ngồi học thầy tiếp tục gọi em lên xong em sợquá không dám lên nữa Có hôm thay còn gọi cho cô giáo bao em lên nhưng em vankhông lên " T nói thêm Tương tự, T V H ké: "Em dang học thì thầy gọi điệnthoại bảo lên phòng rồi bắt vào giường Thay bắt quan hệ tinh dục, không làm thì đedọa bắt phải làm Không làm cho thay thì bị phạt, doa đánh Bạn của em bị phạt rồi,bị đứng dưới sân trường" "Em bị thầy ép quan hệ bốn năm lần, em biết vậy là sainhưng không có cách nào khác, cũng không dám nói với ai Những lần em từ chốithầy ấy vẫn gọi cho người khác ép lên bằng được Rồi thầy bắt cởi hết quần áo làm

cho thay Sau những lần như vậy em mệt lắm, tâm trí bị đảo lộn", H ké tiếp.Bị bạo lực bằng các hành động khác

BỊ bạo lực bang các hành động khác như BLHD trên internet, mạng xã hộihay còn gọi là bạo lực trên môi trường mạng, có thể hiểu là những hành vi gây hạicô ý, được lặp lại, thông qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, và các

mạng xã hội, email, diễn đàn, website, nền tảng trực tuyến BLHĐ trên internet có

thé diễn ra công khai hoặc trong phạm vi cá nhân, có thé thấy ngay trước mắt hoặcdiễn ra lặng thầm sau lưng nạn nhân BLHĐ trên Internet, mạng xã hội có thé diễn

35

Trang 40

ra bat cứ lúc nào, thậm chí có thé diễn ra liên tục với khả năng lan truyền nhanhchóng, có thê cắt ghép chỉnh sửa không kiểm soát.

Một vài hành vi BLHD trên internet: gửi những tin nhắn, hình ảnh, video bàiviết nhằm gây tôn thương, tra tan tinh thần người khác Có chủ ý cô lập, lan truyềntin đồn sai lệch một cách tục tiu trên mạng xã hội Giả danh làm người khác trênnên tảng trực tuyến hoặc mạng xã hội.

Bài đăng ngày 24/11/2019 trên báo Tuổi trẻ có tiêu đề “Nit hiệu trưởng pháttán ‘anh nóng) của ông hiệu phó”, Bà Nguyễn Thị Hồng Thảo hiệu trưởng TrườngTHCS - THPT Thanh Thang đã được giám đốc Sở GD&DT TP Cần Thơ cũng xácđịnh bà là người chịu trách nhiệm chính và cũng là người trực tiếp phát tán hình ảnhcá nhân của ông Tr - hiệu phó nhà trường Cụ thé, kết luận thanh tra cho thấy hìnhảnh ông Tr không đăng tải ở bất cứ đâu Trong lúc sử dụng email nhà trường, dohạn chế nhận thức và công nghệ nên ông Tr đã đồng bộ hóa hình ảnh nhạy cảm cánhân lên hệ thống Google ảnh Khi phát hiện sự việc, bà Thảo không mời ông Tr.lên để làm việc, yêu cầu giải trình mà tự ý gửi cho nhiều người, nhiều cơ quan,trong đó có cả công an Thậm chí, bà Thảo cũng tự ý kết luận ông Tr sai phạmtrong khi chưa có kết quả điều tra từ cơ quan thẩm quyền Bà cũng loại ông Tr rakhỏi cuộc họp bình bầu thi đua, xét loại công chức, viên chức năm học 2018-2019.

Qua khảo sát cũng như đọc tài liệu từ hai báo tác giả đã nhận thấy trường họcphải là một không gian an toàn cho học sinh học tập và phát triển, cho giáo viêntruyền thụ kiến thức Nơi đó dạy làm người thế nhưng đối với một nửa thanh thiếuniên trên thé giới, đã chứng kiến BLHĐ xảy ra Một dẫn chứng từ UNICEF cho biếthàng triệu học sinh bạo lực, bắt nạt và đe dọa trong và xung quanh lớp học, điều nàycó thé ảnh hưởng suốt đời đến sức khỏe thé chat va tinh thần của các em Dé bảo vệđiều này và thế hệ tương lai của trẻ em, chúng ta cần cùng nhau yêu cau thay đổi déchấm dứt bạo lực trong trường học Tác giả thong kê lại dữ liệu từ thông tin củaUNICEF (2018) và thay rằng:

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w