1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tại nhà hát tuổi trẻ thực trạng và giải pháp tiếp cận công chúng của nhà hát tuổi trẻ trong thời đại bùng nổ công nghệ giải trí kỹ thuật số

15 17 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Giải Pháp Tiếp Cận Công Chúng Của Nhà Hát Tuổi Trẻ Trong Thời Đại Bùng Nổ Công Nghệ Giải Trí Kỹ Thuật Số
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2018
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 32,6 KB

Nội dung

Qua 40 năm hoạt động, Nhà hát Tuổi trẻ đã gặt hái được nhiều thành tích, không những được khán giả và dư luận báo chí đánh giá cao mà ngay cả các đơn vị nghệ thuật trong cả nước cũng ghi

Trang 1

BÁO CÁO THỰC TẬP

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP CẬN CÔNG CHÚNG CỦA NHÀ HÁT TUỔI TRẺ TRONG THỜI ĐẠI BÙNG NỔ CÔNG NGHỆ

GIẢI TRÍ KỸ THUẬT SỐ

Đơn vị thực tập NHÀ HÁT KỊCH TUỔI TRẺ

Trang 2

MỞ ĐẦU

Căn cứ vào kế hoạch kiến tập của Ban giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đối với khối lý luận, theo nội dung và yêu cầu kế hoạch của đợt

thực tập, em đã được nhận về thực tập tại Nhà hát kịch Tuổi trẻ từ ngày 19 tháng 3 năm 2018 đến ngày 11tháng 5năm 2018, Tuy thời gian chỉ gần hai

tháng nhưng em hiểu đây là cơ hội trải nghiệm rất tốt để cho em gắn lý luận

và thực tiễn công việc nhất là lại được thực tập tại đơn vị có bề dầy lịch sử và tính chuyên nghiệp cao như Nhà hát kịch Tuổi trẻ Với thời gian được làm việc trong môi trường thực tế này em càng hiểu thêm những điều các thầy, cô giảng dạy trong nhà trường Xuất phát từ niềm tin đó nên em mạnh dạn

nghiên cứu vấn đề “Thực trạng và giải pháp tiếp cận công chúng của Nhà hát Tuổi trẻ trong thời đại bùng nổ công nghệ giải trí kỹ thuật số”

Qua đợt thực tập này em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Nhà hát Tuổi trẻ cùng các phòng ban và toàn thể nghệ sĩ, diễn viên, công nhân viên đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc hoàn thành tốt học phần thực tập này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng các thầy cô khoa tuyên truyền đã giúp đỡ, chỉ bảo để em tự tin hơn về kiến thức học được của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Phần 1 TỔNG QUAN VỀ NHÀ HÁT TUỔI TRẺ

1 Lịch sử hình thành

Nhà hát Tuổi trẻ thành lập tháng 4/1978 theo quyết định

số 20B/VH-QĐ của Bộ Văn hóa Thông tin, đến tháng 4 năm

2018 Nhà hát Tuổi trẻ tròn 40 tuổi Qua 40 năm hoạt động, Nhà hát Tuổi trẻ đã gặt hái được nhiều thành tích, không những được khán giả và dư luận báo chí đánh giá cao mà ngay cả các đơn vị nghệ thuật trong cả nước cũng ghi nhận Thương hiệu của Nhà hát Tuổi trẻ được đông đảo khán giả trong nước, Việt Kiều và các đơn vị nghệ thuật quốc tế biết đến Đó chính là thành quả lớn lao cho sự nỗ lực hoạt động của tập thể Nghệ sỹ, CBCNV Nhà hát Tuổi trẻ

Qua 40 năm hoạt động kể từ khi thành lập, Nhà hát Tuổi trẻ đã không ngừng tìm tòi sáng tạo trong mỗi bước đi của mình để luôn phù hợp với sự phát triển của xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, mang nhiều lợi ích đến cho xã hội, xứng đáng là những chiến sĩ trên mặt trận văn hoá nghệ thuật của Đảng và nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa

2 Chức năng nhiệm vụ

- Nhà hát Tuổi trẻ có chức năng xây dựng và biểu diễn nghệ thuật bao gồm các bộ môn: kịch nói; kịch hình thể; ca -múa - nhạc có nội dung phù hợp với thị hiếu, tâm lý của tuổi trẻ, góp phần giáo dục về chân - thiện - mỹ cho tuổi trẻ và nâng cao trình độ thưởng thức nghệ thuật cho lứa khán giả sẽ

là chủ xã hội trong tương lai

Trang 4

- Là thành viên của Hiệp hội sân khấu Thế giới dành cho tuổi trẻ (ASSITEJ), trung tâm ASSITEJ Việt Nam

- Sưu tầm, bảo tồn, nâng cao nghệ thuật thuộc các bộ môn: kịch nói; kịch hình thể; ca - múa - nhạc trong và ngoài nước, nhằm giới thiệu rộng rãi đến mọi tầng lớp khán giả (kể

cả khán giả là Việt kiều và quốc tế)

- Xây dựng tiết mục và biểu diễn nghệ thuật theo chức năng đề ra để phục vụ khán giả trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần và thẩm mỹ của người xem, đặc biệt là lớp trẻ

- Quản lý mọi mặt hoạt động của đơn vị theo phân cấp quản lý của bộ văn hoá, thể thao và du lịch

3 Cơ cấu tổ chức

1.Lãnh đạo nhà hát:

Giám đốc: NSƯT Phạm Chí Trung

Phó giám: Đạo diễn NSƯT Nguyễn Sĩ Tiến

Phó giám đốc: NSND Lê Khanh

Phó giám đốc: NSƯT Trọng Thủy

2 Ba phòng chức năng và 4 đoàn biểu diễn:

- Phòng hành chính tổng hợp;

- Phòng tổ chức biểu diễn;

- Phòng nghệ thuật;

- Đoàn kịch 1;

- Đoàn kịch 2;

- Đoàn ca múa nhạc

Trang 5

Phần 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP CẬN CÔNG CHÚNG CỦA NHÀ HÁT TUỔI TRẺ TRONG THỜI ĐẠI BÙNG NỔ CÔNG NGHỆ

GIẢI TRÍ KỸ THUẬT SỐ

1 Thực trạng

1.1 Thuận lợi

Trong suốt 40 năm hoạt động, Nhà hát Tuổi trẻ đã xây dựng gần 500 chương trình nghệ thuật phục vụ hàng triệu lượt khán giả thuộc mọi tầng lớp trên địa bàn cả nước và quốc

tế (có danh sách kịch mục kèm theo) Đặc biệt trong 5 năm gần đây, Nhà hát Tuổi trẻ đã dàn dựng mới trên 70 chương trình nghệ thuật lớn gồm các thể loại như: kịch nói; ca-múa-nhạc; kịch hát; kịch hình thể và nhiều chương trình phục vụ lễ hội du lịch của các tỉnh thành như Quảng Ninh, Điện Biên… các ngày lễ lớn của cả nước như kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chương trình Khai mạc Đại hội thể thao Đông Nam

Á, chương trình Đồng hồ đếm ngược, chương trình Lễ hội du lịch Quảng Ninh… bình quân mỗi năm xây dựng trên 10 chương trình lớn cùng rất nhiều chương trình đơn lẻ…

Là một nhà hát dành cho lứa tuổi trẻ nên các chương trình nghệ thuật của Nhà hát Tuổi trẻ có nội dung chủ yếu phục vụ đối tượng khán giả là thanh, thiếu nhi chiếm tỷ lệ khá cao trong toàn bộ kịch mục đã được dàn dựng Trong số đó có nhiều chương trình đã trở thành những kỷ niệm đẹp của không ít lứa khán giả nhỏ tuổi, đến nay đã trưởng thành vẫn còn nhớ mãi đó là các vở kịch nói: “Hoàng tử học nghề”;

“Hòn đá cháy”; “Tấm Cám”; “Đôrêmon”; “Dế mèn phiêu lưu ký”; “Hai cây phong”; “Hoa mã lan”; “Chàng hoàng tử dũng

Trang 6

cảm”; “I rít - mẹ sói”; “Chú ngựa gù”; “Trả lại em trang sách”;

“Kết bạn với thiên thần”… cùng nhiều chương trình ca nhạc kịch câm, trong đó đáng nhớ là các tiết mục: “Tình bạn”;

“Vòng quay cuộc đời”; Trong lớp học”; “Biển đắng”; “Thi sĩ hủi”; “Cùng bay nào cho trái đất quay”; “Ông trăng ơi xuống đây chơi"; “Ngôi nhà tuổi thơ”; “Ngôi nhà của bé”; “Vầng trăng mơ ước”; “Cô gái lọ lem”; “Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn”; “Con sói và ba chú lợn con”; “Ông trăng ơi xuống đây chơi”; “Giọt nắng đầu hè”…

Các vở kịch dành cho học sinh, sinh viên và thanh niên

đã trở thành hiện tượng sân khấu ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội, phải kể đến là các vở kịch: “Tin ở hoa hồng”; “Đứa con tôi"; “Vườn quỳnh”; “Cuộc đời tôi”; “Bến bờ

xa lắc”; “Mùa hạ cay đắng”; “Đỉnh cao mơ ước”; “Giũ áo mù xa” … các vở diễn này đã được biểu diễn hàng trăm buổi phục

vụ hàng vạn lượt người xem và sau nhiều năm vẫn được khán giả trẻ nhớ mãi

Mặc dù không phải là nhà hát của Quân đội, nhưng Nhà hát Tuổi trẻ đã dàn dựng thành công các vở diễn về đề tài Quân đội để phục vụ các chiến sĩ, đó là các vở: “Lời thề thứ chín”; “Điều không thể mất”… và những vở diễn này không chỉ các chiến sĩ hoan nghênh hưởng ứng mà các đối tượng khán giả khác cũng nồng nhiệt đón nhận

Song song với các chương trình phản ảnh đời sống xã hội trong nước, Nhà hát Tuổi trẻ đã dàn dựng thành công nhiều

vở kịch kinh điển của thế giới nhằm giới thiệu tinh hoa nghệ thuật nhân loại với khán giả Việt Nam, đó là các vở: “Rômêô

và Juliet”; “Ôtellô”; “Trưởng giả học làm sang”; “Người tốt

Trang 7

thành Tứ Xuyên”; “Lôi Vũ”; “Macbet”; “Con cáo và chùm nho”; “Nhà búp bê”; “Âm mưu và tình yêu”… cùng các vở kịch kinh điển của Việt Nam như các vở “Rừng trúc”; “Vũ Như Tô”… và giành được nhiều huy chương vàng tại các kỳ hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc hoặc giành giải cao tại các kỳ liên hoan sân khấu quốc tế

Năm 2006, được sự ủng hộ của Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam, Bộ Văn Hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao

và Du lịch) đã quyết định cho Nhà hát Tuổi trẻ thành lập Đoàn kịch hình thể Ngay từ những ngày đầu thành lập, Đoàn kịch hình thể đã cho ra mắt khán giả hai chương trình gây sự chú ý đặc biệt đối với công chúng và trong giới nghệ thuật, đó là vở:

“100 phút cuối cùng của Hàn Mặc Tử” và “Vườn thiên đàng”, trong đó vở “100 phút cuối cùng của Hàn Mặc Tử” tham gia Liên hoan sân khấu quốc tế do Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam tổ chức được ban tổ chức và bè bạn quốc tế đánh giá cao

Kể từ khi thành lập cho đến nay, nhìn chung tốc độ và chất lượng dàn dựng tiết mục ở Nhà hát Tuổi trẻ luôn được duy trì đều đặn ở mức cao Ngay cả trong giai đoạn từ năm

1986 đến năm 1995 là thời kỳ chuyển đổi cơ chế quản lý kinh

tế, tình hình hoạt động sân khấu nói chung bị khủng hoảng thì Nhà hát Tuổi trẻ vẫn dàn dựng đều đặn các chương trình nghệ thuật có chất lượng; vẫn biểu diễn với số buổi và lượt người xem vượt mức kế hoạch đề ra Đặc biệt từ năm 1993 đến nay, mỗi năm Nhà hát Tuổi trẻ biểu diễn từ 400 đến gần 700 buổi, phục vụ hàng triệu lượt người xem Đó là kết quả mà khó có đơn vị nghệ thuật trực thuộc Bộ có thể đạt được

Trang 8

Cái tên Nhà hát Tuổi trẻ không những được khán giả khắp mọi miền yêu quí mà ngay các đơn vị nghệ thuật, các đồng nghiệp cũng phải ngợi khen thành tích Nhà hát Tuổi trẻ

đã đạt được

Hiệu quả xã hội

Các mặt hoạt động của Nhà hát Tuổi trẻ trong suốt 40 năm qua đã đem lại nhiều hiệu quả tốt đẹp cho xã hội Trong giai đoạn hiện nay, điều kiện vui chơi của trẻ em còn hạn hẹp thì Nhà hát Tuổi trẻ chính là ngôi nhà dành cho các em đến vui chơi và xem nghệ thuật, để rồi thông qua các chương trình nghệ thuật các em sẽ phân biệt được thiện - ác; phải - trái; việc nên làm và không nên làm; hướng dẫn và giáo dục tính thẩm mỹ cho các em, thu hút các em đến với các sinh hoạt lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, góp phần bồi dưỡng nhân cách để sau này các em trở thành những công dân tốt

có ích cho xã hội: Nhà hát Tuổi trẻ đã thực sự trở thành người bạn của tuổi trẻ cả nước

Đối với trẻ em bị thiệt thòi vì khuyết tật hay mồ côi cha

mẹ, Nhà hát Tuổi trẻ đã phân công nghệ sỹ đến giúp các em tập luyện văn nghệ, tham gia hội diễn trẻ em thiệt thòi và đạt kết quả rất tốt về mặt tinh thần Đây chính là liều thuốc rất hữu hiệu chữa trị những mặc cảm của các em với xã hội, đưa các em hoà nhập với cộng đồng riêng năm 2007, Nhà hát Tuổi trẻ đã biểu diễn miễn phí trên 100 buổi cho các em thuộc đối tượng trẻ em thiệt thòi và những em ở những vùng khó có điều kiện đến nhà hát thưởng thức nghệ thuật

Cũng thông qua các chương trình nghệ thuật, Nhà hát Tuổi trẻ đã đưa đường lối chính sách của đảng và nhà nước

Trang 9

đến với tuổi trẻ nói riêng và đến với khán giả mọi tầng lớp nói chung Các tệ nạn xã hội, các hiện tượng tiêu cực được nêu ra

và bị lên án; các gương người tốt việc tốt được ca ngợi thông qua xây dựng các hình tượng nhân vật tích cực, góp phần đào tạo ra những con người có tài, có đức làm chủ xã hội trong tương lai

Các đợt biểu diễn phục vụ đồng bào miền núi, bộ đội nơi biên giới - hải đảo… chính là món ăn tinh thần mà hiệu quả không thể tính bằng giá trị vật chất đưa được ánh sáng văn hoá của Đảng và nhà nước đến với đồng bào vùng sâu vùng

xa để đồng bào hiểu được cái hay, cái đẹp, cái đúng của con đường mình đang đi là nhiệm vụ khó khăn nhưng đầy vinh quang và là niềm hạnh phúc của các nghệ sỹ Nhà hát Tuổi trẻ

Các đợt biểu diễn của Nhà hát Tuổi trẻ ở nước ngoài một mặt nhằm giao lưu, giới thiệu văn hoá của Việt Nam ra các nước trên thế giới, mặt khác tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới để phục vụ khán giả trong nước Bên cạnh đó là biểu diễn phục vụ bà con Việt kiều được xem các chương trình nghệ thuật đặc sắc của Nhà hát Tuổi trẻ để qua đó hiểu hơn về cuộc sống của đồng bào trong nước, sự đổi mới không ngừng của tổ quốc và ngày càng tin tưởng, yêu mến cội nguồn của mình… đó chính là hiệu quả không nhỏ đối với xã hội

Đối với công tác phong trào, Nhà hát Tuổi trẻ luôn sẵn sàng cử cán bộ đến với các cơ quan, xí nghiệp, trường học, công ty… để giúp các cơ sở phong trào văn hoá nghệ thuật, góp phần nâng cao đời sống văn hoá cơ sở cho người dân, đẩy

Trang 10

mạnh phong trào văn hoá quần chúng qua các phong trào này đã góp phần thúc đẩy phong trào thi đua và tuyên truyền nhằm đẩy mạnh các hoạt động sản xuất

Đối với khán giả cả nước, Nhà hát Tuổi trẻ luôn lấy tinh thần phục vụ nghệ thuật cho nhân dân lao động là chủ yếu, không chạy theo xu hướng thương mại hoá nghệ thuật, vì vậy

đã thu hút được nhiều lượt người xem, thậm chí có những buổi biểu diễn phục vụ hàng vạn khán giả

Không chỉ làm tốt công tác chuyên môn, các công tác

xã hội khác cũng được Nhà hát Tuổi trẻ thực hiện rất tốt Đó

là những phong trào thi đua gìn giữ vệ sinh môi trường; giữ gìn trật tự an toàn xã hội; tham gia các phong trào phòng chống tệ nạn xã hội; thường xuyên quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiên tai; trong phong trào đền ơn đáp nghĩa, Nhà hát Tuổi trẻ đặc biệt quan tâm đến chính sách người có công với cách mạng nên đã đóng góp kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Kim của Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và thường xuyên tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho mẹ Ngoài ra, trong các đợt đi biểu diễn ở các địa bàn trên cả nước, các đoàn thường trích tiền doanh thu để ủng hộ trẻ em bị chất độc màu da cam và trẻ em bị khuyết tật của địa phương Trong suốt 40 năm qua, Nhà hát Tuổi trẻ đã đóng góp hàng trăm triệu cho công tác từ thiện và qua các đợt phát động này một mặt góp phần giúp đỡ những con người có hoàn cảnh khó khăn, mặt khác có tác dụng giáo dục tình thương yêu con người cho mỗi cán bộ, nghệ sỹ Nhà hát Tuổi trẻ

Với mục đích: nghệ thuật cho tuổi trẻ, vì tuổi trẻ, Nhà hát Tuổi trẻ đã đem đến cho con người nói chung và đặc biệt

Trang 11

là lứa tuổi trẻ những món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống, góp phần không nhỏ trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam, những chủ nhân tương lai của đất nước

1.2 Khó khăn

Trước cơn lốc của truyền thông kỹ thuật số, các phương tiện giải trí nghe nhìn ra đời khiến cho khán giả có rất nhiều lựa chọn giải trí khác nhau, nhất là giới trẻ, do đó vắng khán giả" là một vấn đề nổi trội của hoạt động sân khấu nghệ thuật Do bối cảnh kinh tế phát triển, nhu cầu, đối tượng khán giả và lý tưởng thẩm mỹ ngày nay đã đổi thay nhiều qua thời gian Như Nghệ sĩ Chí Trung chia sẻ “Sân khấu ở trong chúng tôi vẫn

huy hoàng và đầy đam mê như thế Nhưng bây giờ, chỉ với chiếc smatphone, chiếc tivi, khán giả có thể mang cả thế giới về nhà, đủ các loại hình giải trí Người ta không có nhu cầu đến nhà hát xem kịch nữa” Các nhà hát giờ đây

sống lay lắt nhờ ngân sách Nhưng cũng còn lý do nữa từ chính những người làm nghệ thuật, Giai đoạn từ 1986 đến nay, xã hội bắt đầu có định hướng mới - cải tổ

hệ thống xã hội, đổi mới phương thức quản lý và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ý nghĩa này có tầm quan trọng quyết định đến vận mệnh quốc gia Nằm trong công cuộc đổi mới - văn nghệ sĩ nói chung, những người làm sân khấu nói riêng được “cởi trói” Thời gian đầu, một loạt các tác phẩm gây xôn xao dư luận ra đời, mang những yếu tố tích cực thúc đẩy xã hội, góp phần làm trong sạch xã hội Nhưng ngay sau đó sân khấu bắt đầu sa sút, thiếu vắng những tác phẩm sâu sắc về mặt nội dung, đẹp đẽ về mặt nghệ thuật Phần lớn những vở được dàn dựng những năm gần đây nhanh chóng bị nhàm chán, công chúng không xem, ý nghĩa phục vụ cũng chẳng đáng là bao Bên cạnh nhiều lý do khác, một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến tình trạng khủng hoảng của sân khấu,làm cho sân khấu thiếu vắng khán giả là: Sự hội nhập với cộng đồng quốc tế, với khu vực đang phát triển theo khuynh hướng không đồng

Ngày đăng: 02/05/2024, 15:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w