1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sự đổ bộ mạnh mẽ của doanh nghiệp thái lan cùng làn sóng thâu tóm doanh nghiệp tại thị trường việt nam

99 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Đổ Bộ Mạnh Mẽ Của Doanh Nghiệp Thái Lan Cùng Làn Sóng Thâu Tóm Doanh Nghiệp Tại Thị Trường Việt Nam
Tác giả Huỳnh Mai Bảo, Trần Thị Kim Chi, Ôn Thị Thúy Nương, Trần Đức Phát, Nguyễn Văn Thanh
Người hướng dẫn TS. Trần Văn Thi
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Quản Trị Marketing Toàn Cầu
Thể loại Tiểu Luận Môn Học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Với những ý nghĩa đó, sau khi nghiên cứu các tài liệu về doanh nghiệp nước ngoài, phương thức thâm nhập thị trường và tìm hiểu môi trường kinh tế vĩ mô Việt Nam, đề tài “Sự trỗi dậy mạnh

Trang 1

SỰ ĐỔ BỘ MẠNH MẼ CỦA DOANH NGHIỆP THÁI LAN CÙNG LÀN SÓNG THÂU TÓM DOANH NGHIỆP TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 7/ 2022

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Lớp: CH QTKD K18 Nhóm:

1 Huỳnh Mai Bảo

2 Trần Thị Kim Chi

3 Ôn Thị Thúy Nương

4 Trần Đức Phát

5 Nguyễn Văn Thanh

TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING TOÀN CẦU

Trang 2

TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING TOÀN CẦU

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 7/ 2022

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Lớp: CH QTKD K18 Nhóm:

1 Huỳnh Mai Bảo

2 Trần Thị Kim Chi

3 Ôn Thị Thúy Nương

4 Trần Đức Phát

5 Nguyễn Văn Thanh

SỰ ĐỔ BỘ MẠNH MẼ CỦA DOANH NGHIỆP THÁI LAN CÙNG LÀN SÓNG THÂU TÓM DOANH NGHIỆP TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Hướng dẫn khoa học: TS Trần Văn Thi

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

- - -    - - -

Để hoàn thành tiểu luận này, nhóm chúng em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên TS Trần Văn Thi trong suốt quá trình giảng dạy bộ môn Quản Trị Marketing Toàn Cầu nói chung, cũng như các nội dung liên quan đến đề tài tiểu luận này nói riêng

Vì vậy, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy - Giảng viên TS Trần Văn Thi đã tạo điều kiện về mặt thời gian cũng như hỗ trợ nhiệt tình để nhóm em hoàn thành đề tài tiểu luận này một cách thuận lợi nhất

Trong phạm vi tiểu luận này, mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng vì thời gian có hạn, bản thân chúng em còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức, kinh nghiệm lý luận thực tiễn nên chắc chắn không tránh khỏi những điều thiếu sót Nhóm chúng em rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét và góp ý từ quý thầy cô cũng như các bạn để tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ vii

TÓM TẮT TIỂU LUẬN viii

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 3

1.1 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 3

1.1.1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 3

1.1.2 Sản xuất công nghiệp 4

1.1.3 Hoạt động bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6

1.1.4 Hoạt động của doanh nghiệp 8

1.1.4.1 Tình hình đăng ký doanh nghiệp 8

1.1.4.2 Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp 10

1.2 ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIẾM SOÁT LẠM PHÁT 11

1.2.1 Đầu tư phát triển 11

1.2.1.1 Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 11

1.2.1.2 Đầu tư của doanh nghiệp Thái Lan vào Việt Nam 14

1.2.2 Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát 16

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 17

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 19

2.1 THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 19

2.2 CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 19

Trang 5

2.2.1 Thâm nhập từ sản xuất trong nước 19

2.2.2 Thâm nhập từ sản xuất ở nước ngoài 21

2.2.3 Thâm nhập tại khu thương mại tự do 29

2.3 MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 29

2.4 MỘT SỐ LƯU Ý CẦN TRÁNH KHI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 30

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 31

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THÁI LAN 32

3.1 CÁC DOANH NGHIỆP THÁI LAN VÀ MỘT SỐ THƯƠNG VỤ ĐIỂN HÌNH TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 32

3.1.1 Lĩnh vực bán lẻ và tiêu dùng 32

3.1.1.1 Sơ lược Central Group 32

3.1.1.2 Sơ lược Central Retail Corporation 33

3.1.1.3 Thương vụ thâu tóm tiêu biểu của Central Retail tại Việt Nam 34

3.1.2 Lĩnh vực thực phẩm và đồ uống 37

3.1.2.1 Sơ lược Thai Beverage Public Company Limited (ThaiBev) 37

3.1.2.2 Thương vụ thâu tóm Sabeco Việt Nam 40

3.1.3 Lĩnh vực công nghiệp & sản xuất 41

3.1.3.1 Sơ lược về Siam Cement Group 41

3.1.3.2 Thương vụ thâu tóm của Siam Cement Group tại Việt Nam 41

3.2 PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THÁI LAN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 44

3.2.1 Khái niệm mua bán & sáp nhập 44

3.2.2 Đặc điểm hoạt động mua bán & sáp nhập 45

3.2.3 Ưu & nhược điểm của hoạt động mua bán & sáp nhập 49

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 50

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI KHÁC 51

Trang 6

4.1 THƯƠNG VỤ M&A CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI KHÁC

TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 51

4.1.1 Singapore - GIC Private Limited và thương vụ M&A Vinhomes 51

4.1.2 Nhật Bản - Dentsu và thương vụ M&A Công ty Sáng tạo kỹ thuật số Việt Nam 52

4.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A NÓI CHUNG TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 52

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 57

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 58

5.1 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN CỦA THƯƠNG VỤ THAIBEV & SABECO 58

5.1.1 Sơ lược về doanh nghiệp SABECO 58

5.1.2 Dự báo hoạt động M&A tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2022-2025 62

5.1.3 Cơ hội và thách thức trong hoạt động M&A tại Việt Nam 66

5.1.3.1 Cơ hội trong hoạt động M&A tại Việt Nam 66

5.1.3.2 Thách thức trong hoạt động M&A tại Việt Nam 70

5.2 KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG M&A TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN DOANH NGHIỆP SABECO 72

5.2.1 Giải pháp từ phía Nhà nước 72

5.2.2 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp Việt Nam 75

5.2.2.1 Đối với doanh nghiệp đi mua 75

5.2.2.2 Đối với doanh nghiệp là mục tiêu của họat động M&A 81

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 86

KẾT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 7

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

nội

tiếp của nước ngoài

mại Thế giởi

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Tốc độ tăng/giảm (%) chỉ số IIP 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước các năm 2018-2022 của một số ngành công nghiệp trọng điểm Biểu đồ 1.2 Tốc độ tăng/giảm (%) IIP 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương Bảng 1.3 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (Nghìn tỷ đồng) Biểu đồ 1.4 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm các năm 2018-2022

Bảng 1.5 Doanh nghiệp thành lập mới và giải thể 6 tháng đầu năm 2022 Biểu đồ 4.1 Số lượng và giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đến năm 2015 Bảng 4.2 10 quốc gia có thương vụ M&A nhiều nhất tại Việt Nam

Biểu đồ 5.1 Những quốc gia đầu tư lớn tại thị trường Việt Nam trong những năm tới Biểu đồ 5.2 Ngành đầu tư hấp dẫn trong những năm tới

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Hình 1.1 Tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2022

Hình 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chế biến,

chế tạo quý II năm 2022 Hình 1.3 Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành 6 tháng các năm

2018-2022 Hình 1.4 Tốc độ tăng/giảm vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành 6 tháng các năm giai đoạn 2018-2022 Hình 1.5 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng đầu năm các năm 2018-

2022 Hình 1.6 Vốn đầu từ đăng ký từ các quốc gia, vùng lãnh thổ vào Việt Nam năm 2020 Hình 1.7 Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 6, quý II và 6 tháng

các năm giai đoạn 2018-2022 (%) Hình 3.1 Một vài công ty con điển hình của Central Group, trong đó có Central Retail Hình 3.2 Thương hiệu Big C có mặt tại Việt Nam từ năm 1998

Hình 3.3 Big C được đổi tên GO! & Tops Market sau khi về tay CRC

Hình 3.6 ThaiBev phải thông qua 2 công ty được thành lập tại Việt Nam để gián tiếp sỡ

hữu Sabeco Hình 3.7 Tổng quan tình hình kinh doanh SCG 2019 & 2020

Hình 3.8 Tổng quan tình hình kinh doanh SCG – Mảng Kinh doanh Bao Bì 2019 &

2020

Trang 10

TÓM TẮT TIỂU LUẬN

Trước tiên, tiểu luận trình bày tóm lược thị trường kinh tế vĩ mô Việt Nam để từ đó

có nhìn nhận đánh giá tổng thể và tìm ra được nguyên nhân vì sao các doanh nghiệp Thái Lan đổ bộ mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây

Đồng thời từ cơ sở lý thuyết về thâm nhập thị trường, nhóm tác giả tiến hành phân tích một số tình huống doanh nghiệp Thái Lan thâu tóm doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam Từ các dẫn chứng trên, chúng tôi nhận thấy rằng mua bán và sáp nhập là phương thức thâm nhập thị trường chính mà các doanh nghiệp Thái Lan cũng như các doanh nghiệp nước ngoài khác nói chung ưu tiên sử dụng tại thị trường Việt Nam

Sau cùng với các thông tin về thực trạng hoạt động mua bán & sáp nhập tại Việt Nam cũng như các dự báo của hoạt động này trong thời gian tới, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp thích ứng nhằm thích ứng với hoạt động M&A tại Việt Nam nói chung

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ngày nay, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trên thương trường thì việc quan trọng và cần thiết nhất là phải hướng doanh nghiệp mình theo một chiến lược đúng đắn và phù hợp

Năm 2007, sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế Việt Nam Các cơ hội

do hội nhập kinh tế mang lại đã, đang và tiếp tục mở rộng tay chào đón các doanh nghiệp năng động, biết tìm kiếm và tận dụng cơ hội đầu tư Tuy nhiên, song hành bên cạnh các cơ hội luôn tồn tại những mối đe dọa và nguy cơ tiềm ẩn có thể đến bất cứ lúc nào khiến các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn nếu như không có sự chuẩn bị tốt và đầy đủ những giải pháp để đối phó Nếu doanh nghiệp không có chiến lược, định hướng rõ ràng của mình thì khó tồn tại cũng như chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này Các doanh nghiệp cần xác định

vị trí hiện tại của mình để biết mình đang đứng ở đâu, đồng thời phải xác định được thế mạnh của mình là gì, điểm yếu là gì để từ đó tiếp tục phát huy điểm mạnh và hạn chế hoặc dần loại bỏ điểm yếu Và muốn đạt hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp không những chỉ có các biện pháp sử dụng nguồn lực bên trong hiệu quả mà còn phải thường xuyên phân tích biến động của môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó phát hiện và tìm kiếm các

cơ hội trong kinh doanh của mình

Với những ý nghĩa đó, sau khi nghiên cứu các tài liệu về doanh nghiệp nước ngoài, phương thức thâm nhập thị trường và tìm hiểu môi trường kinh tế vĩ mô Việt Nam, đề tài

“Sự trỗi dậy mạnh mẽ của doanh nghiệp Thái Lan cùng làn sóng thâu tóm doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu

2 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài hai phần Mở đầu và Kết luận, tiểu luận này sẽ gồm năm chương

Chương 1: Tổng quan thị trường Việt Nam;

Trang 12

Chương 2: Cơ sở lý thuyết thâm nhập thị trường quốc tế;

Chương 3: Phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam của doanh nghiệp Thái Lan; Chương 4: Phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam của một số doanh nghiệp nước ngoài khác;

Chương 5: Đề xuất giải pháp

Trang 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

1.1 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

1.1.1 T ốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước1

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II năm 2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng

kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý II các năm trong giai đoạn 2011-20212 Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,02%, đóng góp 4,56% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,87%, đóng góp 46,85%; khu vực dịch vụ tăng 8,56%, đóng góp 48,59% Về sử dụng GDP quý II/2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,32% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 4,57%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 12,33%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,88%

GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu

năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,28%

và 6,98% của cùng kỳ năm 2018 và 2019 Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%, đóng góp 5,07%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,70%, đóng góp 48,33%; khu vực dịch vụ tăng 6,60%, đóng góp 46,60%

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 tăng 8,48% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,94 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 9,66%, thấp hơn mức tăng 11,3% và tương đương mức tăng 9,63% của cùng kỳ các năm 2018 và 2019, đóng góp 2,58 điểm phần trăm Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,1%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm Ngành khai khoáng tăng 2,28%, đóng góp 0,08 điểm phần trăm trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế Ngành xây dựng tăng 3,65%, đóng góp 0,25 điểm phần trăm

Trang 14

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,05%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,30%; khu vực dịch vụ chiếm 40,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,02%

Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,06% so với cùng

kỳ năm 2021; tích lũy tài sản tăng 3,92%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 9,10%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,41%

1.1.2 S ản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp trong quý II/2022 tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 9,87% so với cùng kỳ năm trước3 Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,48% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,66%

Chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm 2022 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước

Bảng 1.1 Tốc độ tăng/giảm (%) chỉ số IIP 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước

các năm 2018-2022 của một số ngành công nghiệp trọng điểm

Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu 14,6 -1,0 24,4 -3,7 17,5 Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 10,1 7,7 -4,1 15,1 13,1 Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn

Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính

Trang 15

Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh

Thoát nước và xử lý nước thải 6,6 -1,4 0,0 -0,6 -2,0 Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 3,0 14,8 1,4 5,0 -8,5 Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc,

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Biểu đồ 1.2 Tốc độ tăng/giảm (%) IIP 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước

của một số địa phương

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực 6 tháng đầu năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Linh kiện điện thoại tăng 22,2%; bia tăng 14,2%; phân u rê tăng 13,6%; thủy hải

sản chế biến tăng 12,2%; quần áo mặc thường tăng 12,1%; ô tô tăng 11,9%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 11,4%; than sạch tăng 9,9% Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng

kỳ năm trước: Ti vi giảm 18,3%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 9,7%; thức ăn cho thủy sản giảm 6,6%; điện thoại di động giảm 4,3%; phân hỗn hợp NPK giảm 3,8%; xe máy giảm 3,6%; sắt,

Bình Phước Sơn La Đắk

Lắk Kon Tum Bắc

Ninh Bạc Liêu

10 địa phương có tốc độ tăng IIP cao nhất

Giang Long An

Bà Rịa - Vũng Tàu

Bắc Kạn Nẵng Đà TP Hồ

Chí Minh

Bình Thuận Ninh Bình

Hà Tĩnh Vinh Trà

10 địa phương có tốc độ tăng IIP thấp nhất

Trang 16

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2022 giảm 1% so

với tháng trước và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước Tính chung 6 tháng đầu năm 2022,

chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,4% so với cùng kỳ năm

2021 (cùng kỳ năm 2021 tăng 9,2%)

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/6/2022 tăng 6,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 14,1% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 29,5%) Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 6 tháng đầu năm 2022 là 78% (bình quân 6 tháng đầu năm 2021 là 92%)

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/6/2022

tăng 1,3% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 5,8% so với cùng thời điểm năm trước Trong đó: Lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,2% và giảm 4,8%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,7% và giảm 0,3%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,6%

và tăng 6,9% Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 0,2% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 1,8% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 1,4% và tăng 6,2%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 0,1% và tăng 1,9%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,1% và tăng 4,1%

1.1.3 Ho ạt động bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Hoạt động thương mại và dịch vụ tháng Sáu tiếp tục đà phục hồi tích cực ở tất cả các ngành, đặc biệt là dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Sáu tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 27,3%

so cùng kỳ năm trước Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó quý I tăng 4,6% và quý II tăng 19,5%

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Sáu năm 2022 ước

đạt 471,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 27,3% so với cùng kỳ năm trước Trong quý II/2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.395,1 nghìn tỷ đồng, tăng 5,5% so với quý trước và tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

Trang 17

tiêu dùng ước đạt 2.717 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ

yếu tố giá tăng 7,9% (cùng kỳ năm 2021 tăng 1,9%)

Bảng 1.3 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (Nghìn tỷ đồng)

Ước tính tháng 6 năm

2022

Ước tính quý II năm

2022

Ước tính

6 tháng năm

2022

Tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước (%) Tháng

6 năm

Quý II năm

6 tháng năm Tổng số 471,8 1.395,1 2.717,0 27,3 19,5 11,7

Bán lẻ hàng 373,6 1.108,2 2.173,9 21,0 16,7 11,3 Dịch vụ lưu

mô cũng như tốc độ tăng cao hơn so với cùng kỳ trong vòng 5 năm lại đây và tăng 14,4% so với

6 tháng đầu năm 2019 - năm trước khi xảy ra dịch Covid-19

Biểu đồ 1.4 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

6 tháng đầu năm các năm 2018-2022

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2022 tăng 11,3% so với cùng kỳ năm

2143.7

2717.011.1

10.8

11.7

-2.00.02.04.06.08.010.012.014.0

Trang 18

trước4, chủ yếu do doanh thu cùng kỳ năm trước đạt thấp vì ảnh hưởng của dịch Covid-19

và giá bán hàng hóa tiếp tục tăng khi giá nhiên liệu tăng cao Trong đó, nhóm hàng xăng dầu tăng 22%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 16,3%; lương thực, thực phẩm tăng 13,7%; phương tiện đi lại tăng 5,3%; may mặc tăng 4%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 1% Doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như sau: Bình Dương tăng 12,9%; Quảng Ninh tăng 11,2%; Hải Phòng

và Khánh Hòa cùng tăng 10,6 %; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 10,1%, Hà Nội tăng 9,6%; Cần Thơ tăng 9,3%; Đà Nẵng tăng 5,0%

1.1.4 Ho ạt động của doanh nghiệp

1.1.4.1 Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, cả nước có 76,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 882,1 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký 514,8 nghìn lao động, tăng 13,6% về số doanh nghiệp, giảm 6,4% về vốn đăng ký và tăng 6,3%

về số lao động so với cùng kỳ năm trước Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 11,6 tỷ đồng, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm

2021 Nếu tính cả 1.847,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của gần 27 nghìn lượt doanh nghiệp tăng vốn, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm

2022 là 2.730 nghìn tỷ đồng, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm trước Bên cạnh đó, còn có gần 40,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 55,6% so với cùng kỳ năm 2021), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2022 lên 116,9 nghìn doanh nghiệp, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước Bình quân một tháng có 19,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động Theo khu vực kinh tế, 6 tháng đầu năm nay có 1.073 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước; 19,3 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng 6,3%; 55,8 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, tăng 16,8%

4 Quý I/2022 tăng 6,1%; quý II/2022 tăng 16,7%

Trang 19

Hình 1.1 Tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 (Nguồn: Tổng cục

Thống kê Việt Nam) Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn 50,9 nghìn doanh nghiệp, tăng 43,0% so với cùng kỳ năm trước; gần 24,1 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 2,4%; 8,6 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 13,6% Bình quân một tháng có 13,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Bảng 1.5 Doanh nghiệp thành lập mới và giải thể 6 tháng đầu năm 2022

Danh mục

Số lượng doanh nghiệp (Doanh nghiệp)

Tốc độ tăng/giảm so với cùng kỳ năm trước (%) Thành lập

mới Giải thể

Thành lập mới Giải thể

Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe

Trang 20

Xây dựng 8.510 701 1,3 -20,4

Sản xuất phân phối, điện, nước, gas 570 223 -25,3 10,9

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

1.1.4.2 Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II/2022 cho thấy: Có 42,1% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý I/2022; 36,3% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 21,6% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn5 Dự kiến quý III/2022, có 49,2% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý II/2022; 35,8%

số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 15,0% số doanh nghiệp

dự báo khó khăn hơn Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước lạc quan nhất với 85,5% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý III/2022 tốt hơn và giữ ổn định so với quý II/2022; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Nhà nước lần lượt là 84,3% và 82,4%

5 Chỉ số tương ứng của quý I/2021: Có 28,4% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn quý trước; 35,8% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 35,8% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn

Trang 21

Hình 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chế biến,

chế tạo quý II năm 2022 (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

1.2 ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIẾM SOÁT LẠM PHÁT

1.2.1 Đầu tư phát triển

1.2.1.1 T ổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong 6 tháng đầu năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 1.301,2 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt mức cao nhất so với 6 tháng đầu năm của các năm 2018-2022, đây là động lực quan trọng đóng góp cho tăng trưởng 6 tháng đầu năm và cả năm

Khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước

Nhu cầu thị trường trong nước thấp

Khó khăn về tài chính Thiếu nguyên nhiên, vật liệu Không tuyển dụng được lao động theo yêu cầu

Nhu cầu thị trường quốc tế thấp

Lãi suất vay vốn cao Tính cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu cao

Thiết bị công nghệ lạc hậu Chính sách pháp luật của Nhà nước

Không có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay

Thiếu năng lượng ảnh hưởng đến SXKD

Trang 22

Hình 1.3 Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành 6 tháng

các năm 2018-2022 (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam) Ước tính 6 tháng năm 2022, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành đạt 1.301,2 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 328,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,2% tổng vốn và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 739,3 nghìn tỷ đồng, bằng 56,8% và tăng 9,9%; khu

vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 233,5 nghìn tỷ đồng, bằng 18% và tăng 8,9%

Hình 1.4 Tốc độ tăng/giảm vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành 6 tháng các năm giai đoạn 2018-2022 (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam) Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước

Nghìn tỷ đồng

Trang 23

6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 192,2 nghìn tỷ đồng, bằng 35,3% kế hoạch năm và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 bằng 34,8% và tăng 11,9%) Theo cấp quản lý, vốn trung ương đạt 33,4 nghìn tỷ đồng, bằng 32,2% kế hoạch năm và tăng 14,6%

so với cùng kỳ năm trước; vốn địa phương đạt 158,8 nghìn tỷ đồng, bằng 36,1% và tăng 9,2% Trong vốn địa phương quản lý, vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 104,1 nghìn tỷ đồng, bằng 34,3% và tăng 4,9%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 47 nghìn tỷ đồng, bằng 39,3% và tăng 20,4%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 7,7 nghìn tỷ đồng, bằng 45% và tăng 8,2%

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam 6tính đến ngày 20/6/2022 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu

tư nước ngoài đạt 14,03 tỷ USD, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt

10,06 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua Trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 7,65 tỷ USD, chiếm 76,1% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 881,3 triệu USD, chiếm 8,8%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 823,2 triệu USD, chiếm 8,2%

Hình 1.5 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng đầu năm các năm

2018-2022 (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Trang 24

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2022 có 57 dự án được cấp

mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 300,9 triệu USD, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước7; có 14 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 44,9 triệu USD, giảm 88,9%8

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 345,8 triệu USD, giảm 36,8% so với cùng kỳ năm trước Trong đó: Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 207,2 triệu USD, chiếm 59,9% tổng vốn đầu tư; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 35,3 triệu USD, chiếm 10,2%; khai khoáng đạt 34,4 triệu USD, chiếm 9,9 %

Trong 6 tháng đầu năm 2022 có 19 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó: Lào là nước dẫn đầu với 65,9 triệu USD, chiếm 19,1% tổng vốn đầu tư; Xin-ga-po 41,1 triệu USD, chiếm 11,9%; Hoa Kỳ 37,8 triệu USD, chiếm 10,9%; Đức, Hà Lan, Pháp cùng đạt 34,7 triệu USD, cùng chiếm 10%

1.2.1.2 Đầu tư của doanh nghiệp Thái Lan vào Việt Nam 9

Quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước Việt Nam-Thái Lan đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên các lĩnh vực trong thời gian qua, đặc biệt là hợp tác kinh tế-thương mại-đầu

tư Về thương mại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Thái Lan, Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN Tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Thái Lan trong gian đoạn 2016 – 2019 chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch XNK của Việt Nam với tất cả các nước trong ASEAN Kim ngạch thương mại hai chiều trong năm 2018 đạt 17,2 tỷ USD, năm 2019 đạt 17,5 tỷ USD trong năm 2019 và 13,5 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2020

Thái Lan hiện là nhà đầu tư lớn thứ 9 trong số 132 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 549 dự án, tổng vốn đầu tư 10.80 tỷ USD Trong quý I/2020, nhà đầu tư

7 Vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới 6 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh so với cùng kỳ do có 5 dự án lớn mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là dự án Công ty cổ phần giải pháp năng lượng Vines sang Mỹ, Ca-na-da, Pháp, Đức,

Hà Lan với tổng vốn đầu tư mỗi dự án từ 34,7 triệu USD trở lên

8 Vốn đầu tư điều chỉnh giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022 do trong 6 tháng đầu năm 2021 có nhiều dự án lớn điều chỉnh tăng vốn: Dự án của Vingroup tại Hoa Kỳ điều chỉnh tăng 300 triệu USD; dự án Công ty TNHH Đầu tư và phát triển cao su Đông Dương tại Cam-pu-chia tăng 76 triệu USD và 01 dự án của Vinfast tại Đức tăng 32 triệu USD

9 Được truy lục từ 2020.html và https://vneconomy.vn/ngay-cang-nhieu-nha-dau-tu-thai-lan-quan-tam-toi-viet-nam.htm

Trang 25

https://investvietnam.gov.vn/vi/tin-tuc.nd/thong-tin-ve-dau-tu-cua-thai-lan-vao-viet-nam-nam-Thái Lan đã rót 43,64 triệu USD vào Việt Nam cho hoạt động đầu tư, góp vốn mua cổ phần Việt Nam đang là điểm đến yêu thích của nhiều nhà đầu tư Thái Lan với vốn đầu tư tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, bất động sản và các thương vụ mua bán sáp nhập trong ngành bán lẻ, tiêu dùng

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam cho biết: doanh nghiệp Thái Lan đang tăng cường sự hiện diện tại thị trường Việt Nam Tập đoàn CP và SCG là những thương hiệu quen thuộc đối với người Việt Trong khi đó, Tập đoàn Central Group và TCC đang phát triển kinh doanh trong thị trường bán lẻ Các nhà đầu tư Thái Lan rất quan tâm đến các lĩnh vực bán lẻ, tiêu dùng nhanh, bất động sản đô thị - nghỉ dưỡng, năng lượng sạch, dược phẩm và viễn thông của Việt Nam Sở dĩ có sự quan tâm đầu tư như vậy vì Việt Nam đang đi theo con đường phát triển như Thái Lan trong vài thập niên trước, như tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và tầng lớp trung lưu ngày càng đông Việt Nam có thị trường tiêu dùng nội địa đang phát triển tốt, vị trí địa lý thuận lợi, chi phí sản xuất thấp, rất thích hợp để phát triển ngành sản xuất công nghiệp và xuất khẩu hàng hóa cho cả khu vực ASEAN Chưa kể đến các Hiệp định thương mại Việt Nam đã và sẽ ký với các khu vực thị trường lớn khác Cách thức đầu tư của doanh nghiệp Thái Lan là nhắm vào doanh nghiệp Việt Nam lớn, sẵn sàng trả giá cao để mua đứt doanh nghiệp/dự án Việt Nam mà họ thấy

có tiềm năng phát triển

Hình 1.6 Vốn đầu từ đăng ký từ các quốc gia, vùng lãnh thổ vào Việt Nam năm 2020

(Nguồn: Investvietnam)

Trang 26

Không chỉ đánh giá cao tiềm năng từ thị trường hơn 90 triệu dân của Việt Nam mà các yếu tố về tốc độ tăng trưởng, dân số trẻ, xu hướng tiêu dùng nội địa gia tăng và dung lượng thị trường ở hầu hết lĩnh vực còn rất lớn, cộng với những tương đồng về văn hóa xã hội giữa 2 nước là những điều kiện tốt khiến cho các nhà đầu tư Thái Lan quyết định chọn thị trường Việt Nam Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế Việt Nam cũng đã nhận định rõ về việc doanh nghiệp Thái Lan sẽ vừa cung cấp các sản phẩm cung cấp cho nông nghiệp, chăn nuôi để kiểm soát tận gốc nguồn nuôi trồng; vừa đầu tư để thâu tóm lĩnh vực phân phối; đồng thời đưa hàng Thái Lan vào phục vụ người Việt để thay thế hàng Trung Quốc Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Thái Lan cũng sẽ tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, đẩy mạnh sản xuất để xuất khẩu từ Việt Nam ra thị trường toàn cầu

1.2.2 Ch ỉ số giá tiêu dùng và lạm phát

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2022 tăng 0,69% so với tháng trước; tăng 3,18%

so với tháng 12/2021 và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước Giá xăng dầu trong nước liên tục tăng cao theo giá nhiên liệu thế giới; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển là những nguyên nhân chủ yếu làm CPI tháng Sáu tăng

CPI bình quân quý II/2022 tăng 2,96% so với quý II/2021 Bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,25%

Hình 1.7 Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 6, quý II và 6 tháng

các năm giai đoạn 2018-2022 (%) (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

1.41

-0.59

1.62

3.18 4.67

2.16

3.17

2.41

3.37 3.75

Trang 27

CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 2,44% so với bình quân cùng kỳ năm

2021 CPI 6 tháng đầu năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

(i) Giá xăng dầu trong nước tăng 51,83% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 1,87 điểm phần trăm); giá gas tăng 25,92% (làm CPI chung tăng 0,38 điểm phần trăm); (ii) Giá dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,3 điểm phần trăm) do dịch Covid-19 đã được kiểm soát, nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng;

(iii) Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 6 tháng tăng 7,95% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào (làm CPI chung tăng 0,16 điểm phần trăm);

(iv) Giá gạo tăng 1,09% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,03 điểm phần trăm) do giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp

và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng

Bên cạnh đó, có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI 6 tháng đầu năm 2022:

(i) Giá các mặt hàng thực phẩm giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung giảm 0,08 điểm phần trăm);

(ii) Giá dịch vụ giáo dục giảm 3,56% (làm CPI chung giảm 0,19 điểm phần trăm) do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-

2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19;

(iii) Giá bưu chính viễn thông giảm 0,55% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại

di động giảm

Bình quân 6 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,25% so với cùng kỳ năm

2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,44%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Kinh tế - xã hội nước ta 6 tháng đầu năm 2022 diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh

Trang 28

tế thế giới được dự báo giảm10 sau hai năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na Trong nước, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh

tế, tạo đà để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, bên cạnh đó, dịch Covid-19 được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở lại trạng thái bình thường như trước khi có dịch Sự kiện SEA Games 31 được tổ chức thành công tại Việt Nam đã góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại, du lịch, văn hoá sôi động hơn, tạo cú hích cho phục hồi kinh tế

Trên cơ sở đó, kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 của nước ta đã khởi sắc ở hầu hết các ngành, lĩnh vực Một số ngành đã có mức tăng cao hơn trước khi dịch Covid-19 xuất hiện như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; xuất khẩu hàng hóa

10 Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 tại thời điểm tháng 6/2022 giảm so với các dự báo đưa ra vào tháng 01/2022

Trang 29

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT THÂM NHẬP THỊ

TRƯỜNG QUỐC TẾ

2.1 T HÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Thâm nhập thị trường quốc tế là một tiến trình mà doanh nghiệp vận dụng toàn bộ các điều kiện tài nguyên của mình để khai thác những cơ hội trên thị trường thế giới Thâm nhập thị trường quốc tế được định nghĩa là một sự sắp xếp thể chế nhằm đưa sản phẩm, công nghệ, nhân lực hoặc các nguồn lực khác của một công ty ra nước ngoài

2.2 CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

2.2.1 Thâm nh ập từ sản xuất trong nước

Đây là phương thức phổ biến nhất được sử dụng Xuất khẩu là việc vận chuyển qua biên giới các sản phẩm được sản xuất tại thị trường nội địa, hoặc đôi khi sản xuất tại một quốc gia thứ 3, nhằm thực hiện các đơn đặt hàng từ nước ngoài Các lô hàng này có thể đếns trực tiếp người tiêu dùng cuối cùng, đến nhà phân phối hoặc các nhà bán buôn Phương thức thâm nhập xuất khẩu khác với phương thức hợp đồng và đầu tư ở chỗ những hoạt động

có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất Theo đó, xuất khẩu được chia thành xuất

khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp, tuỳ thuộc vào số lượng và các loại hình trung gian

Xuất khẩu gián tiếp (Bán cho người trung gian – Indirect Exporting)

Xuất khẩu gián tiếp là khi các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua một tổ chức độc lập tại nước ngoài Việxc bán hàng xuất khẩu gián tiếp không có sự khác biệt gì so với bán hàng trong nước thông thường, công ty không thật sự tham gia vào hoạt động marketing và bán hàng trên thị trường quốc tế, công việc này được thực hiện bởi công ty nước ngoài Xuất khẩu gián tiếp thường là cách nhanh nhất để một công ty đưa sản phẩm của mình

ra thị trường quốc tế Thông qua phương thức này, công ty thứ 3 sẽ xử lý toàn bộ quy trình, khâu bán hàng, mối quan hệ với khách hàng, … Cách tiếp cận này hữu ích cho những công

ty có mục tiêu mở rộng ra quốc tế nhưng bị hạn chế, đồng thời việc bán hàng này không được xem là nguồn lợi nhuận chính, chủ yếu với mục đích bán ra những sản lượng dư thừa

Có một số hình thức xuất khẩu gián tiếp như:

Trang 30

 Công ty quản lý xuất khẩu

 Công ty kinh doanh xuất khẩu

 Đại lý môi giới xuất khẩu

Ưu điểm của xuất khẩu gián tiếp

 Nguồn lực khi bị hạn chế và không yêu cầu cần sự đầu tư nhiều

 Mức độ đa dạng hoá thị trường cao khi công ty sử dụng khả năng quốc tế hoá của nhà xuất khẩu có kinh nghiệm trên thị trường

 Rất ít rủi ro (liên quan đến thị trường, chính trị)

 Không yêu cầu phải có kinh nghiệm xuất khẩu

Nhược điểm của xuất khẩu gián tiếp

 Không kiểm soát được các yếu tố Marketing và bán hàng

 Việc thêm một thành viên trong chuỗi phân phối này có thể làm gia tăng chi phí, từ đó làm giảm lợi nhuận cho nhà sản xuất

 Ít tiếp xúc trực tiếp với thị trường (không có kiến thức về thị trường)

 Kinh nghiệm các vấn đề về sản phẩm bị hạn chế đi (nhà phân phối chỉ tập trung vào vấn

đề thương mại)

 Nếu lựa chọn sai nhà phân phối, có thể tác động đến thị trường, tính hiệu quả, … từ đó cản trở khả năng hoạt động của công ty

Xuất khẩu trực tiếp (Bán cho người mua – Direct Exporting)

Xuất khẩu trực tiếp có nghĩa là doanh nghiệp có riêng bộ phận xuất khẩu, nhằm bán sản phẩm của mình thông qua một trung gian ở nước ngoài, có thể là đại lý trực tiếp hoặc nhà phân phối trực tiếp Loại hình xuất khẩu này cung cấp nhiều quyền kiểm soát hơn trong các hoạt động quốc tế so với loại hình xuất khẩu gián tiếp Vì vậy, loại hình này thường sẽ làm tăng khả năng bán hàng và gia tăng lợi nhuận Tuy vậy, rủi ro sẽ cao hơn, doanh nghiệp cần phải đầu tư nhiều hơn về khía cạnh tài chính và con người

Có sự khác biệt giữa đại lý trực tiếp và nhà phân phối trực tiếp Các đại lý nhập khẩu dựa vào cơ sở là tiền hoa hồng, trong khi nhà phân phối dựa vào mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán Các đại lý sẽ không định vị sản phẩm, không thanh toán, trong khi nhà phân phối sẽ thực hiện cả 2, ngoài ra nhà phân phối đôi khi còn cung cấp cho khách hàng

Trang 31

của họ các dịch vụ sau bán hàng Việc sử dụng đại lý hoặc nhà phân phối tuỳ thuộc vào chiến lược của doanh nghiệp xuất khẩu, tuy vậy cả 2 đều có lợi thế là họ có hiểu biết rõ về thị trường, phong tục tập quán, văn hoá và có những mối quan hệ kinh doanh

Ưu điểm của xuất khẩu trực tiếp

 Tiếp cận thị trường địa phương và khách hàng tiềm năng nhanh chóng

 Chuỗi phân phối sẽ ngắn hơn so với xuất khẩu giản tiếp

 Kiểm soát nhiều hơn đối với các chiến lược hỗn hợp marketing – 4P (đặc biệt với các đại lý)

 Được hỗ trợ bán hàng tại địa phương và các dịch vụ kèm theo của đại lý, nhà phân phối

Nhược điểm của xuất khẩu trực tiếp

 Ít kiểm soát được giá thị trường, hạn chế trong việc kiểm soát khả năng phân phối (đặc

Ít kiểm soát được giá thị trường, hạn chế trong việc kiểm soát khả năng phân phối (đặc biệt với các nhà phân phối)

 Cần đầu tư vào việc tổ chức bán hàng (doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tìm kiếm, liên hệ với đại lý, nhà phân phối thông qua đội ngũ bán hàng)

 Đôi khi có sự khác biệt văn hoá, dẫn đến các vấn đề liên lạc và thông tin có thể mâu thuẫn

 Các hạn chế về mặt thương mại có thể xảy ra

2.2.2 Thâm nh ập từ sản xuất ở nước ngoài

Là sự hợp tác, liên minh giữa công ty muốn thâm nhập thị trường quốc tế và công ty tại nước ngoài Có nhiều loại phương thức thâm nhập theo hợp đồng như thoả thuận kỹ thuật, hợp đồng dịch vụ, qsuản lý, hợp đồng sản xuất, … Các phươnhg thức thâm nhập theo hợp đồng được sử dụng nhiều nhất là cấp phép, nhượng quyền thương mại, chìa khoá trao tay

Cấp phép (Licensing)

Cấp phép liên quan đến việc cung cấp quyền sản phẩm hoặc phương pháp sản xuất cho đối tác, các quyền này thường được bảo vệ bởi bằng sáng chế, quyền sở hữu trí tuệ, … Dựa trên thoả thuận cấp phép, nhà xuất khẩu nhận được khoản chi phí 1 lần, phí bản quyền,

Trang 32

sử dụng và kinh doanh Người được cấp phép sẽ phải trả phíe bản quyền hoặc chỉ thanh toán 1 lần cho người cấp phép các tài sản như thương hiệu, công nghệ, bí quyết, bằng sáng chế, … Có thể thấy nội dung của thoả thuận cấp phép thường sẽ khá phức tạp, rộng và mang tính định kỳ cao

Không chỉ cấp phép cho các tài sản sở hữu trí tuệ, hợp đồng cấp phép đôi khi cũng có thể bao gồm những tài sản không được bảo vệ Trong trường hợp này, bên cấp phép sẽ cam kết cung cấp tất cả thông tin cho bên được cấp phép Tất nhiên, điều quan trọng và cốt lõi trong phương thức cấp phép chính là bằng sáng chế và các bí quyết sản phẩm, kinh doanh, thể hiện thông qua các hình thức như thương hiệu, mô hình tổ chức, bản quyền, bị quyết bán hàng, bí quyết marketing, quản lý, …

Như vậy, hợp đồng cấp phép sẽ được chia thành 3 loại cấp phép chính:

 Cấp phép sản phẩm: Đồng ý về quyền sử dụng, sản xuất hoặc tiếp thị toàn bộ sản phẩm, một phần sản phẩm, một thành phần hoặc đôi khi chỉ một cải tiến nhỏ của sản phẩm

 Cấp phép phương pháp: Đồng ý về quyền sử dụng một phương pháp sản xuất nhất định, một phần của phương pháp, hoặc đôi khi chỉ là quyền sử dụng mẫu mã, kiểu dáng

 Cấp phép đại diện: Tập trung vào việc giao dự án, ví dụ như liên quan đến hệ thống dự kiến, chia sẻ quy trình sản xuất, tiếp thị, …

Ưu điểm của cấp phép

 Khả năng thâm nhập đồng thời vào nhiều thị trường khác nhau bằng cách sử dụng nhiều bên cấp phép (hoặc một bên cấp phép, nhưng bên này có quyền tiếp cận thị trường một khu vực rộng lớn, ví dụ như Liên Minh Châu Âu)

 Có khả năng gia nhập vào những thị trường có rào cản cao

 Có thể kiếm được lợi nhuận nhanh chóng mà không cần phải đầu tư quá nhiều Công ty không chịu các chi phí và rủi ro liên quan với bên công ty được cấp phép ở thị trường nước ngoài

 Giúp tiết kiệm chi phí marketing và phân phối, những hoạt động này do bên được cấp phép thực hiện

 Giúp cho công ty cấp phép có được cái nhìn sâu sắc về kiến thức thị trường, quan hệ kinh doanh và lợi thế chi phí của công ty được cấp phép

Trang 33

 Giảm thiểu khả năng gặp phải những tình huống khó khăn như bất ổn kinh tế, chính trị

Nhược điểm của cấp phép

 Bên được cấp phép có thể sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh khi thời hạn của hợp đồng thoả thuận kết thúc, họ có thể sử dụng công nghệ và lấy đi khách hàng của bên cấp phép

 Không phải mọi công ty đều có thể sử dụng mô hình này, công ty phải có quyền sở hữu trí tuệ nào đó nhất định, hoặc thương hiệu và sản phẩm được các doanh nghiệp khác quan tâm

 Thu nhập của người cấp phép, cụ thể là tiền bản quyền sẽ không nhiều bằng so với việc

họ tự sản xuất và tiếp thị sản phẩm

 Có một rủi ro liên quan đến niềm tin, khi bên được cấp phép báo cáo doanh số bán hàng thấp hơn để giảm chi phí tiền bản quyền

Nhượng quyền thương mại (Franchising)

Nhượng quyền thương mại về bản chất cũng là một hình thức cấp phép, thường được

sử dụng làm phương tiện thâm nhập thị trường cho các ngành dịch vụ như thức ăn nhanh, các ngành B2B và B2C Nhượng quyền thương mại phần nào giống hình thức cấp phép, theo đó bên nhượng quyền cho bên nhận quyền sử dụng thương hiệu, bí quyết, nhãn hiệu,

… Tuy vậy, nhượng quyền thương mại không chỉ b bao gồm việc nhượng quyền các sản phẩm (giống như cấp phép) mà nó còn bao gồm toàn bộ hoạt động kinh doanh, bao gồm sản phẩm, nhà cung cấp, bí quyết công nghệ, thậm chí hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp Thông thường thời gian cho một thoả thuận nhượng quyền là 10 năm, trong đó thoả thuận có thể có hoặc không bao gồm hướng dẫn vận hành, kế hoạch tiếp thị, đào tạo và giám sát chất lượng

Ý tưởng chính của nhượng quyền thương mại là tất cả các bên sử dụng chung 1 mô

Trang 34

công ty nhượng quyền Trên thực tế, khách hàng đang giao dịch với nhiều công ty độc lập khác nhau, thậm chí có nhiều chủ sở hữu khác nhau Thoả thuận nhượng quyền thường bao gồm đào tạo, cung cấp các dịch vụ quản lý, các hoạt động này được thực hiện theo hướng dẫn của bên nhượng quyền Có thể nói, nhượng quyền giúp lan toả thương hiệu đến rộng khắp khu vực, sự đồng nhất trong phong cách bán hàng, thương hiệu, chất lượng dịch vụ là rất quan trọng

Có nhiều cách thức khác nhau về các khoản thanh toán cho bên nhượng quyền Thông thường, khi công ty tham gia vào chuỗi nhượng quyền, họ sẽ phải trả phí gia nhập 1 lần Khi tiếp tục hoạt động, bên nhận quyền thanh toán các phí dịch vụ liên quan, thông thường dựa trên doanh số bán hàng của công ty nhận quyền

Ưu điểm của nhượng quyền thương mại

 Bao gồm các ưu điểm của phương thức cấp phép

 Bên nhượng quyền có kiến thức về thị trường địa phương

 Với việc mở rộng nhanh chóng ra thị trường nước ngoài với chi phí đầu tư thấp, mọi hoạt động được tiêu chuẩn hoá, thì các đơn vị nhượng quyền có động lực và chấp nhận rủi ro chính trị thấp

Nhược điểm của nhượng quyền thương mại

 Bao gồm các nhược điểm của phương thức cấp phép

 Ban đầu nhượng quyền sẽ đòi hỏi nhiều vốn hơn, vì vậy sẽ phù hợp với các công ty lớn, lâu đời, có hình ảnh thương hiệu tốt Chính vì vậy, các doanh nghiệp nhỏ sẽ thường gặp vấn đề khi sử dụng phương thức thâm nhập này

 Doanh nghiệp nhượng quyền không có quyền kiểm soát hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp nhận quyền ở nước ngoài Vì vậy sẽ có những rủi ro liên quan đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ không mong muốn

 Có nhiều trách nhiệm hơn, phức tạp hơn và sự cam kết cũng lớn hơn so với các phương thức cấp phép hoặc xuất khẩu

Hợp đồng quản trị (Management Contracting)

Hợp đồng quản trị là một hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài, theo đó một doanh nghiệp sẽ cung cấp cho một doanh nghiệp khác các kinh nghiệm chuyên môn về

Trang 35

quản lý trong một thời gian xác định Người cung cấp chuyên môn thường được trả thù lao dưới hình thức khoản tiền trả một lần hay trả phí thường xuyên dựa trên tổng doanh thu bán hàng

Phương thức này thường phổ biến trong các ngành dịch vụ công cộng ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển Yếu tố được chuyển giao qua hợp đồng quản trị bao gồm kiến thức chuyên môn đặc biệt của các nhà kỹ thuật và kỹ năng quản lý – kinh doanh của các nhà quản trị nói chung

Ưu điểm của hợp đồng quản trị

 Thông qua hợp đồng quản trị, doanh nghiệp có thể khai thác được các cơ hội kinh doanh quốc tế mà không cần phải đầu tư đáng kể nguồn lực của mình ở nước ngoài

 Doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín của mình thông qua công việc quản lý ở nước sở tại

 Nếu phương pháp quản trị của doanh nghiệp thành công, điều này sẽ tạo ra tiếng tăm của doanh nghiệp trên thị trường nước sở tại

 Hợp đồng quản trị là phương thức thâm nhập rất phù hợp vào những nước có nhu cầu cao trong việc nâng cấp, phát triển khu vực dịch vụ công cộng nhưng lại thiếu hụt kinh phí tài chính

 Hợp đồng quản trị còn có thể giúp nước sở tại phát triển kỹ năng, trình độ của đội ngũ công nhân và các nhà quản trị địa phương

Nhược điểm của hợp đồng quản trị

 Mặc dù hợp đồng quản trị không yêu cầu phải đầu tư tài sản vật chất nhưng nó đòi hỏi doanh nghiệp phải phân bố lại nguồn nhân lực trong một khoảng thời gian nhất định

 Điều này có thể gây ảnh hưởng đến cả hoạt động của doanh nghiệp lẫn cá nhân các chuyên gia quản lý được cử ra nước ngoài

 Mặt khác, doanh nghiệp có thể góp phần nuôi dưỡng đối thủ cạnh tranh trong tương lai

 Sau khi học được cách làm thế nào để tiến hành một số công việc nhất định, đối tác nước ngoài có thể học hỏi được những kỹ năng, kinh nghiệm cho phép họ cạnh tranh lại với chính doanh nghiệp đã giúp họ

Trang 36

Liên doanh là một thỏa thuận theo hợp đồng, theo đó một thực thể riêng biệt được tạo

ra để tự mình thực hiện thương mại hoặc kinh doanh, tách biệt với hoạt động kinh doanh cốt lõi của những người tham gia Liên doanh xảy ra khi các tổ chức mới được thành lập, thuộc sở hữu chung của cả hai đối tác Ít nhất một trong những đối tác này phải đến từ một quốc gia khác so với những quốc gia còn lại và địa điểm của công ty phải nằm ngoài quốc gia cư trú của ít nhất một bên

Thông thường, một công ty thành lập liên doanh thường sẽ hợp tác với một trong những khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối hoặc thậm chí là một trong những đối thủ cạnh tranh của họ Các doanh nghiệp này đồng ý trao đổi các nguồn lực, chia sẻ rủi ro và phân chia lợi nhuận từ một doanh nghiệp chung, thường được đặt tại một trong các khu vực pháp lý của đối tác

Sự đóng góp của các đối tác liên doanh thường khác nhau: Đối tác liên doanh địa phương sẽ cung cấp thị trường, các kênh phân phối, nguồn cung cấp, kiến thức và thông tin thực tế Đối tác còn lại sẽ cung cấp tiền mặt, nhân viên tiếp thị chủ chốt, một số nhân sự điều hành nhất định và quyền sở hữu trí tuệ

Liên doanh là một phương thức nhập vốn chủ sở hữu Quyền sở hữu liên doanh có thể

là 50% cho mỗi bên, hoặc có thể là tỷ lệ khác với một bên nắm giữ cổ phần đa số Để liên doanh duy trì thành công lâu dài, cần phải có sự sẵn sàng và lập kế hoạch trước cẩn thận của cả hai bên để đàm phán lại các điều khoản liên doanh càng sớm càng tốt

Ưu điểm của liên doanh

 Liên doanh giúp tiếp cận thị trường nước ngoài nhanh hơn Đối tác địa phương của liên doanh có thể đã phát triển thị trưởng, có mối quen hệ với chính phủ, nắm rõ các vấn đề liên quan đến hạn mức tín dụng, phê duyệt quy định, nguồn cung cấp và tiện ích, đồng thời có đội ngũ nhân viên có trình độ và kiến thức văn hóa Sau khi thành lập, đối tác liên doanh có thể tiếp cận với các mối quan hệ được thiết lập sẵn của đối tác địa phương nói trên

 Khi chi phí gia tăng, dẫn đến việc rủi ro khi mở thị trường nước ngoài cũng tăng cao theo, một công ty có thể thu được lợi nhuận bằng cách chia sẻ những chi phí hoặc rủi

Trang 37

ro này với một đối tác trong nước Ở nhiều quốc gia, những vấn đề liên quan đến chính trị khiến liên doanh trở thành phương thức gia nhập khả thi duy nhất

 Danh tiếng của đối tác liên doanh mang lại uy tín cho liên doanh trên thị trường địa phương, đặc biệt là với các nhà cung cấp và khách hàng quan trọng đã có sẵn

Nhược điểm của liên doanh

 Quyền sở hữu chung có thể dẫn đến xung đột và tranh giành quyền kiểm soát nếu mục đích và mục tiêu khác nhau

 Liên doanh có thể tạo ra các cơ hội thâm nhập thị trường nước ngoài khác

 Liên doanh thường có thời hạn hữu hạn và thiếu tính lâu dài Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo có đủ năng lực tài chính để thực hiện

 Một bất lợi tiềm ẩn khác của việc liên doanh là một công ty tham gia liên doanh có nguy

cơ trao quyền kiểm soát công nghệ của mình cho đối tác của mình và có khả năng biến đối tác liên doanh của mình thành đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên, mối nguy hiểm này có thể được cải thiện bởi các điều khoản, các điều kiện bảo mật trong thỏa thuận liên doanh

Liên minh chiến lược (Strategic Alliances)

Liên minh chiến lược là sự phối hợp giữa lập kế hoạch và quản lý chiến lược cho phép hai hoặc nhiều tổ chức điều chỉnh các mục tiêu dài hạn của họ vì lợi ích của mỗi tổ chức (các tổ chức vẫn độc lập với nhau) Liên minh chiến lược là những mối quan hệ hợp tác ở các cấp độ khác nhau trong tổ chức Nói cách khác, liên minh chiến lược có thể được mô

tả như là sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với mục đích đạt được các mục tiêu chung, đồng thời giảm thiểu rủi ro, tối đa hóa đòn bẩy và hưởng lợi từ những khía cạnh hoạt động bổ sung cho nhau

Nói chung, mỗi công ty tham gia vào liên minh chiến lược sẽ được hưởng lợi khi làm việc cùng nhau Thỏa thuận mà họ tham gia có thể không chính thức như một thỏa thuận liên doanh Các liên minh thường được thực hiện bằng một hợp đồng bằng văn bản, thường với các điểm kết thúc đã thỏa thuận, và không dẫn đến việc thành lập một tổ chức kinh doanh độc lập Mục tiêu của liên minh chiến lược là đạt được lợi thế cạnh tranh đối với vị trí chiến lược của công ty Phương thức liên minh chiến lược đã tăng lên rất nhiều kể từ

Trang 38

Có nhiều loại liên minh chiến lược khác nhau:

 Liên minh tiếp thị trong đó các công ty cùng tiếp thị các sản phẩm được sản xuất bổ sung bởi một hoặc cả hai công ty

 Liên minh khuyến mại đề cập đến sự hợp tác trong đó một công ty đồng ý tham gia quảng bá cho các sản phẩm của công ty kia

 Liên minh hậu cần là một loại hình hợp tác nữa trong đó một công ty cung cấp cho một công ty khác các dịch vụ phân phối sản phẩm của họ

 Hợp tác giữa các doanh nghiệp phát sinh khi các công ty không có năng lực hoặc phương tiện tài chính để phát triển công nghệ mới

Ưu điểm của liên minh chiến lược

 Tăng đòn bẩy: Các liên minh chiến lược giúp cho việc đạt được kết quả lớn hơn từ Tăng đòn bẩy: Các liên minh chiến lược giúp cho việc đạt được kết quả lớn hơn từ những điểm mạnh cốt lõi của công ty

 Chia sẻ rủi ro: Liên minh chiến lược với một công ty quốc tế sẽ giúp bù đắp mức độ tiếp xúc thị trường và cho phép cùng nhau khai thác các cơ hội mới

 Cơ hội để phát triển: Các liên minh chiến lược có thể tạo ra các phương tiện để các công

ty nhỏ có thể phát triển Ví dụ, bằng cách kết hợp sản phẩm của công ty với sự phân phối của công ty khác, hoặc R&D của công ty với kỹ năng sản xuất của đối tác, chúng

ta có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra nước ngoài nhanh hơn và rẻ hơn

so với các phương thức khác

 Khả năng đáp ứng cao hơn: Bằng cách cho phép tập trung vào việc phát triển các điểm mạnh cốt lõi của mình, các liên minh chiến lược cung cấp khả năng phản ứng nhanh hơn với các thay đổi và phát hiện ra cơ hội

Nhược điểm của liên minh chiến lược

 Cam kết cao – thời gian, tiền bạc, con người

 Khó khăn trong việc xác định một đối tác phù hợp

 Tiềm ẩn xung đột giữa các đối tác

 Một công ty nhỏ có nguy cơ bị thay thế bởi một đối tác lớn hơn

 Các ưu tiên chiến lược hay bị thay đổi theo thời gian

Trang 39

 Rủi ro chính trị tại quốc gia nơi liên minh chiến lược đặt trụ sở

 Nếu mối quan hệ tan vỡ, chi phí, quyền sở hữu thông tin thị trường, trí tuệ thị trường và các sản phẩm cùng phát triển có thể là một vấn đề gây khó xử

Mua lại (Acquisitions)

Mua lại là một phương thức thâm nhập rất tốn kém, trong đó công ty mua lại một công

ty đã tồn tại ở thị trường nước ngoài

Mua lại là một cách để thâm nhập thị trường bằng cách mua một thương hiệu đã có sẵn thay vì cố gắng cạnh tranh và tung sản phẩm của công ty ra thị trường Mặc dù vậy, mua lại là một giải pháp thâm nhập rủi ro, bởi vì văn hóa của công ty khó có thể chuyển giao cho công ty bị mua lại Quan trọng nhất, đây là là một phương thức thâm nhập rất tốn kém

Ưu điểm của mua lại

 Nhanh chóng thực hiện

 Việc mua lại cho phép các công ty vượt lên trước các đối thủ cạnh tranh của họ

 Các nhà quản lý tin rằng các thương vụ mua lại ít rủi ro hơn so phương thức liên doanh

N hược điểm của mua lại

 Các công ty mua lại thường trả quá cao cho tài sản của công ty bị mua lại

 Có thể có sự xung đột giữa các nền văn hóa của công ty mua lại và công ty bị mua lại

 Thường sẽ mất thời gian để hoà nhập, áp dụng các văn hoá tổ chức lên công ty được mua lại

 Không có sự sàng lọc, xem xét đầy đủ trước khi tiến hành mua lại

2.2.3 Thâm nh ập tại khu thương mại tự do

Ngoài các 2 phương thức chính thâm nhập thị trường quốc tế trên, các doanh nghiệp xuất khẩu còn có thể thâm nhập thị trường thông qua các hình thức sau:

 Đặc khu kinh tế (Special Economic Zone)

 Khu chế xuất (Export Processing Zone)

 Khu thương mại tự do (Free Trade Zone)

2.3 MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG

QUỐC TẾ

Trang 40

Ðặc điểm của thị trường

Đặc điểm tổng quát của thị trường mục tiêu là điều chính yếu cần xem xét khi xây dựng cách thức thâm nhập vì môi trường cạnh tranh kinh tế-xã hội, chính trị, luật pháp ở các nước thường không giống nhau

Ðặc điểm của sản phẩm

Tính thương phẩm của hàng hóa Những hàng hóa dễ hư hỏng đòi hỏi mua bán trực tiếp nhanh, tổ chức phân phối nhanh; những sản phẩm có giá trị cao, cần kỹ thuật cao cấp đòi hỏi phải tiếp xúc trực tiếp, giải thích phẩm chất của sản phẩm, yêu cầu dịch vụ sau bán hàng Những sản phẩm cồng kềnh đòi hỏi giảm thiểu đoạn đường chuyên chở

Ðặc điểm của khách hàng

Số lượng khách hàng, sự phân tán theo vùng, lợi tức tập quán mua hàng, môi trường văn hóa mà họ chịu ảnh hưởng

Ðặc điểm của hệ thống trung gian

Thường thì các nhà trung gian chỉ chọn lựa những sản phẩm có nhãn hiệu bán chạy, hoa hồng cao và đây là một điều trở ngại lớn cho các nhà sản xuất nào muốn thâm nhập thị trường mới với sản phẩm mới

Tiềm lực các doanh nghiệp

Là nhân tố chủ quan nói lên khả năng và điều kiện của doanh nghiệp trong tiến trình thâm nhập thị trường

Ðối với các công ty đa quốc gia trên thế giới có tiềm lực mạnh, có thể thực hiện chiến lược thâm nhập từng thị trường khác nhau trên cơ sở chủ động lựa chọn các phương thức thâm nhập theo khả năng của doanh nghiệp, nhưng đối với các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, trung bình, trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng tài chính hạn chế không nên lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường bằng việc tổ chức sản xuất ở nước ngoài Trong trường hợp này những doanh nghiệp đó phải lựa chọn phương thức duy nhất là xuất khẩu sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp ra thị trường nước ngoài

2.4 MỘT SỐ LƯU Ý CẦN TRÁNH KHI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

 Dung lượng thị trường tiềm năng & thị phần doanh nghiệp mong muốn, độ phức tạp của thị trường;

Ngày đăng: 05/07/2024, 10:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bản tin cạnh tranh và người tiêu dùng, số 35 – 2012, cục quản lý cạnh tranh [2] Hogan. W, 2004, “Management of Financial Institutions”, 2nd ed Sách, tạp chí
Tiêu đề: Management of Financial Institutions
[3] Bùi Thanh Lam, “M&A trong lĩnh vực ngân hàng: thực trạng và xu hướng”, Tạp chí Tài chính số 4-2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: M&A trong lĩnh vực ngân hàng: thực trạng và xu hướng
[4] “Stages of the M&A Process”, The Technology M&A Guidebook, http://media. wiley.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Stages of the M&A Process
[11] Đ.Thắng. (2022, 3 26). Thị trường mua bán và sáp nhập Việt Nam "giữ chân" nhà đầu tư ngoại. Được truy lục từ https://cand.com.vn/Thi-truong/thi-truong-mua-ban-va-sap-nhap-viet-nam-giu-chan-nha-dau-tu-ngoai-i648245/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: giữ chân
[5] Tổng Cục Thống kê Việt Nam https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/06/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-ii-va-6-thang-dau-nam-2022/ Link
[6] Central Group https://www.centralgroup.com/en/about-us/major-subsidiaries [7] Central Retail Corporation https://www.centralretail.com/en/what-we-do/our-businesses Link
[8] Thai Beverage https://www.thaibev.com/ir.html & https://www.thaibev.com/en08/aboutus.aspx?sublv1gID=132 Link
[9] SCG https://www.scg.com/en/01corporate_profile/02_scg_vision.html [10] Sabeco https://www.sabeco.com.vn/ Link
[12] HL. (2022, 7 15). Ghi nhận 25.000 thương vụ M&A 6 tháng đầu năm 2022, PwC dự báo xu hướng M&A sắp tới Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1  Tốc độ tăng/giảm (%) chỉ số IIP 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm - sự đổ bộ mạnh mẽ của doanh nghiệp thái lan cùng làn sóng thâu tóm doanh nghiệp tại thị trường việt nam
Bảng 1.1 Tốc độ tăng/giảm (%) chỉ số IIP 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm (Trang 8)
Bảng 1.1 Tốc độ tăng/giảm (%) chỉ số IIP 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước - sự đổ bộ mạnh mẽ của doanh nghiệp thái lan cùng làn sóng thâu tóm doanh nghiệp tại thị trường việt nam
Bảng 1.1 Tốc độ tăng/giảm (%) chỉ số IIP 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước (Trang 14)
Hình 1.1 Tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 (Nguồn: Tổng cục - sự đổ bộ mạnh mẽ của doanh nghiệp thái lan cùng làn sóng thâu tóm doanh nghiệp tại thị trường việt nam
Hình 1.1 Tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 (Nguồn: Tổng cục (Trang 19)
Bảng 1.5 Doanh nghiệp thành lập mới và giải thể 6 tháng đầu năm 2022 - sự đổ bộ mạnh mẽ của doanh nghiệp thái lan cùng làn sóng thâu tóm doanh nghiệp tại thị trường việt nam
Bảng 1.5 Doanh nghiệp thành lập mới và giải thể 6 tháng đầu năm 2022 (Trang 19)
Hình 1.2  Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chế biến, - sự đổ bộ mạnh mẽ của doanh nghiệp thái lan cùng làn sóng thâu tóm doanh nghiệp tại thị trường việt nam
Hình 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chế biến, (Trang 21)
Hình 1.3 Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành 6 tháng - sự đổ bộ mạnh mẽ của doanh nghiệp thái lan cùng làn sóng thâu tóm doanh nghiệp tại thị trường việt nam
Hình 1.3 Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành 6 tháng (Trang 22)
Hình 1.4 Tốc độ tăng/giảm vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội  theo giá hiện hành 6  tháng các năm giai đoạn 2018-2022 (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)  Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước - sự đổ bộ mạnh mẽ của doanh nghiệp thái lan cùng làn sóng thâu tóm doanh nghiệp tại thị trường việt nam
Hình 1.4 Tốc độ tăng/giảm vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành 6 tháng các năm giai đoạn 2018-2022 (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam) Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước (Trang 22)
Hình 1.6 Vốn đầu từ đăng ký từ các quốc gia, vùng lãnh thổ vào Việt Nam năm 2020 - sự đổ bộ mạnh mẽ của doanh nghiệp thái lan cùng làn sóng thâu tóm doanh nghiệp tại thị trường việt nam
Hình 1.6 Vốn đầu từ đăng ký từ các quốc gia, vùng lãnh thổ vào Việt Nam năm 2020 (Trang 25)
Hình 1.7 Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 6, quý II và 6 tháng   các năm giai đoạn 2018-2022 (%) (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam) - sự đổ bộ mạnh mẽ của doanh nghiệp thái lan cùng làn sóng thâu tóm doanh nghiệp tại thị trường việt nam
Hình 1.7 Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 6, quý II và 6 tháng các năm giai đoạn 2018-2022 (%) (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam) (Trang 26)
HÌNH TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM - sự đổ bộ mạnh mẽ của doanh nghiệp thái lan cùng làn sóng thâu tóm doanh nghiệp tại thị trường việt nam
HÌNH TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 42)
Hình 3.2 Thương hiệu Big C có mặt tại Việt Nam từ năm 1998 (Nguồn: - sự đổ bộ mạnh mẽ của doanh nghiệp thái lan cùng làn sóng thâu tóm doanh nghiệp tại thị trường việt nam
Hình 3.2 Thương hiệu Big C có mặt tại Việt Nam từ năm 1998 (Nguồn: (Trang 45)
Hình 3.3 Big C được đổi tên GO! & Tops Market sau khi về tay CRC (Nguồn: Internet) - sự đổ bộ mạnh mẽ của doanh nghiệp thái lan cùng làn sóng thâu tóm doanh nghiệp tại thị trường việt nam
Hình 3.3 Big C được đổi tên GO! & Tops Market sau khi về tay CRC (Nguồn: Internet) (Trang 47)
Hình 3.4 ThaiBev Sales Volume 2020-2021 (Nguồn: ThaiBev) - sự đổ bộ mạnh mẽ của doanh nghiệp thái lan cùng làn sóng thâu tóm doanh nghiệp tại thị trường việt nam
Hình 3.4 ThaiBev Sales Volume 2020-2021 (Nguồn: ThaiBev) (Trang 49)
Hình 3.5 ThaiBev Net Profit 2017-2021 (Nguồn: ThaiBev) - sự đổ bộ mạnh mẽ của doanh nghiệp thái lan cùng làn sóng thâu tóm doanh nghiệp tại thị trường việt nam
Hình 3.5 ThaiBev Net Profit 2017-2021 (Nguồn: ThaiBev) (Trang 49)
Hình 3.6 ThaiBev phải thông qua 2 công ty được thành lập tại Việt Nam để gián tiếp sỡ - sự đổ bộ mạnh mẽ của doanh nghiệp thái lan cùng làn sóng thâu tóm doanh nghiệp tại thị trường việt nam
Hình 3.6 ThaiBev phải thông qua 2 công ty được thành lập tại Việt Nam để gián tiếp sỡ (Trang 50)
Hình 3.7  Tổng quan tình hình kinh doanh - sự đổ bộ mạnh mẽ của doanh nghiệp thái lan cùng làn sóng thâu tóm doanh nghiệp tại thị trường việt nam
Hình 3.7 Tổng quan tình hình kinh doanh (Trang 51)
Sơ đồ minh họa - sự đổ bộ mạnh mẽ của doanh nghiệp thái lan cùng làn sóng thâu tóm doanh nghiệp tại thị trường việt nam
Sơ đồ minh họa (Trang 56)
Bảng 4.2 10 quốc gia có thương vụ M&A nhiều nhất tại Việt Nam (Nguồn: MAF) - sự đổ bộ mạnh mẽ của doanh nghiệp thái lan cùng làn sóng thâu tóm doanh nghiệp tại thị trường việt nam
Bảng 4.2 10 quốc gia có thương vụ M&A nhiều nhất tại Việt Nam (Nguồn: MAF) (Trang 65)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w