1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - quản lý chất thải nguy hại - đề tài - Quản lý chất thải nguy hại tại Thái Lan: Tình hình hiện tại và triển vọng trong tương lai

34 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Đề tài :Quản lý chất thải nguy hại tại Thái Lan:

Tình hình hiện tại và triển vọng trong tương lai

Trang 2

Bài viết này đề cập đến tình hình của hoạt động quản lý chất thải ở Thái Lan hiện nay và đưa ra cái nhìn sâu sắc về viễn cảnh của nó trong tương lai

Bài viết này đề cập đến tình hình hoạt động quản lý chất thải ở Thái Lan hiện tại và đưa ra cái nhìn sâu sắc về viễn cảnh của nó trong tương lai.

 

Trang 3

Lời giới thiệu:

Trong suốt thập kỉ qua, chất thải rắn và chất thải nguy hại tăng đến mức đáng báo động và là vấn đề lớn về môi trường ở Thái Lan

Sự chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đã làm số lượng các ngành công nghiệp phát sinh chất thải nguy hại tăng với tốc độ

Trang 4

Các quy định và tiêu chuẩn hiện hành có thể không khả dụng hoặc không đủ để kiểm soát và quản lí chất thải nguy hại gây ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng

Tuy nhiên, các vấn đề và trở ngại của việc quản lí chất thải nguy hại ở Thái Lan có thể được khắc phục bởi sự nỗ lực của chính phủ và cộng đồng

Một chiến lược cho tương lai phải xây dựng trên cơ sở kết hợp công nghệ được phát triển trên nguyên tắc giảm thiểu chất thải, phát triển bền vững, cũng như có được sự hưởng ứng của cá nhân và cộng đồng.

Trang 5

Định nghĩa và phân loại chất thải nguy hại

Thực tế "chất thải nguy hại" là một thuật ngữ không được xác định rõ ở Thái Lan Chính vì vậy đã gây ra nhiều khó khăn trong việc quản lý

CTNH ở quốc gia này

Theo đạo luật chất nguy hiểm 1992, thuật ngữ "chất thải nguy hại"

được áp dụng cho các loại chất thải bị nhiễm bẩn, nguyên liệu độc hại, bao gồm cả các chất nổ, chất dễ cháy, các chất oxy hóa và peroxit, các chất độc hại, chất gây bệnh, các chất phóng xạ, chất gây đột biến, các chất ăn mòn, các chất kích thích, chất hóa học hay các chất có khả năng gây ra tổn hại cho con người, động vật, thực vật, của cải hoặc môi

trường Các loại chất thải nguy hại phát sinh từ công nghiệp và phi công nghiệp cũng được xác định và phân loại trong đạo luật này.

Trang 6

Sự phát sinh chất thải nguy hại tại Thái Lan

Theo Cục kiểm soát ô nhiểm Thái Lan: Năm 2001 tổng lượng phát sinh chất thải nguy hại tại Thái Lan là 1,65 triệu tấn, trong đó 1,29 triệu tấn (78%) được tạo ra bởi các ngành công nghiệp và 0,36 triệu tấn (22%) được tạo ra bởi các ngành phi công nghiệp (cộng đồng)

Bên cạnh các ngành công nghiệp và phi công nghiệp nói trên, không thể không nhắc tới một nguồn phát sinh chất thải nguy hại khác là vận chuyển chất thải nguy hại từ nước ngoài vào Thái Lan

Trang 7

Chất thải nguy hại công ngiệp

Các ước tính cho thấy rằng hơn 70% các chất thải nguy hại tạo ra ở Thái Lan dưới dạng bùn kim loại nặng và chất rắn

Các nhóm quan trọng khác của chất thải nguy hại phải kể đến là các loại dầu, chất thải acid, chất thải lây nhiễm, dung môi, và chất thải kiềm

Nó gián tiếp chỉ ra rằng các nhà máy lọc dầu, các ngành công nghiệp mạ điện, dệt, giấy và dược phẩm… chính là nguồn phát thải chủ yếu

chất thải nguy hại ở Thái Lan.

Trang 9

Chất thải nguy hại phi công nghiệp

Một lượng đáng kể các chất thải nguy hại tại Thái Lan được tạo ra từ các hoạt động hàng ngày chẳng hạn như các cửa hàng sửa chữa ô tô,

trạm xăng, bệnh viện, trang trại, hộ gia đình,…

Chất thải nguy hại phi công nghiệp (hoặc cộng đồng) chủ yếu là các loại dầu đã qua sử dụng, ăcquy axit chì và pin khô, hóa chất tẩy rửa,

thuốc trừ sâu, chất thải y tế, dung môi và nhiên liệu.

Trang 10

Loại chất thảiTổng lượng chất thải nguy hại phát sinh(tấn/năm)

Có tính Độc 147332183581213667244042274672

Dễ cháy 143221185241220419255836291462

Có khả năng truyền nhiễm

Dễ Phản ứng 13471795217025472928

Có tính ăn mòn 259345418491564

Có tính phóng xạ

Trang 11

Nguồn chất thải nguy hại xuyên biên giới:

Trong giai đoạn 1990-1993, ước tính có khoảng 4446 tấn chất thải nguy hại vào Thái Lan theo hình thức chất thải thô (các chất rắn, bùn, xỉ ) và các sản phẩm tiêu dùng chi tiêu (pin ) từ Úc, Anh, và Mỹ

Theo Cơ quan Nghiên cứu xuất nhập khẩu cảng Mỹ, Thái Lan đã nhận được khoảng 17,2 tấn chất thải nhựa từ Hoa Kỳ

 

Trang 12

 Thực tiễn quản lí chất thải nguy hại ở Thái Lan

o Quản lí chất thải công nghiệp

Số lượng lớn các chất thải nguy hại được tạo ra từ các nhà máy có quy mô nhỏ hiện đang được vận chuyển vào các tuyến đường thủy hoặc tập trung tại các khu đất thải, chúng đều bị lưu trữ mà ít hoặc không

được qua xử lí

Các nhà máy trung bình và lớn thường được trang bị các cơ sở xử lí nhưng hầu hết trong số đó không mang lại hiệu quả, không có khả năng xử lí chất thải nguy hại.

Trang 13

o Hệ thống xử lí và tiêu hủy chất thải nguy hại

Do các cơ sở xử lí chất thải nguy hại bị hạn chế, chỉ một phần hai

mươi đến một phần mười các chất thải phát sinh tại Thái Lan được xử lí, do đó các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ các ngành công nghiệp, đã thành lập hai trung tâm dịch vụ xử lý chất thải công nghiệp.

 Samae Dam, quận Bangkhuntian, BangkokCác phương pháp bao gồm:

-Xử lí bằng phương pháp lí hóa (chủ yếu là nước thải) -Ổn định hóa rắn và chôn lấp

Trang 14

 Nhà máy Map Ta Phut, tỉnh Rayong Phương pháp xử lí tại đây gồm 3 giai đoạn:

• Giai đoạn 1: Hóa học ổn định, hố chôn rác an toàn, pha trộn nhiên

liệu cho các lò nung xi măng.

• Giai đoạn 2: Xử lý Lí - Hóa học.

• Giai đoạn 3: Lò đốt hoặc xử lý nhiệt.

Tuy nhiên khả năng của các trung tâm vẫn còn hạn chế để xử lí tất cả lượng chất thải nguy hại hiện nay

Trang 15

o Tái chế chất thải

Hiện nay việc tái chế chất thải hoạt động trên quy mô nhỏ bao gồm công nghệ tinh lọc và truyền thống sử dụng kĩ thuật tách vật lí và thanh lọc vật liệu tái chế (ví dụ như thủy tinh, kim loại, các loại khác trong chất thải rắn đô thị)

Dầu bôi trơn đã qua sử dụng và chì từ pin thải cũng được tái chế, phương pháp tái chế làm sạch dung môi bằng cách sử dụng quá trình chưng cất ngày càng phát triển

Trang 16

o Xử lí ô nhiễm trên biển

Thái Lan đã không phê chuẩn MARPOL 73/78 (Công ước quốc tế về công tác phòng chống ô nhiễm từ tàu biển) Đây chính là thiếu sót của pháp luật về các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường

Nhưng vẫn có những nghi ngờ về việc buôn bán chất thải nguy hại trên vịnh biển Thái Lan giữa tàu địa phương và tàu nước ngoài đang diễn ra, tuy nhiên vẫn chưa được làm rõ

Trang 17

• Thuế ưu tiên cho lượng chất thải được xử lí.

• Hỗ trợ kinh phí và đặc quyền cho việc thành lập các cơ sở tái chế rác thải

• Thực hiện các chương trình nâng cao sự hiểu biết và nhận thức của nhà sản xuất về chất thải nguy hại.

Trang 18

Loại chất thải Tổng số lượng ước tính

Tái sử dụng Xử lý với MSW

Đốt / lò đốt chất thải y tế

Từ môi trường

Qua thoát nước

Khác

Chất thải hữu cơ dễ bắt lửa

Dầu thải tái chế 98974338610838446841624159488214490316151744713446223

Dầu thải không thể tái chế

Chất thải rắn, axit, kiềm

Chất thải lỏng, axit, kiềm

Chất thải rắn, kim loại nặng

1.954.472787.582986.44563447.12713.525119.160

Chất thải lỏng, kim loại nặng

11190566–40972835246274299639854053693316

Trang 19

o Phương thức quản lý chất thải nguy hại phi công nghi p ệp (do c ng đồng tạo ra)ộng đồng tạo ra)

Theo báo cáo của Cục kiểm soát ô nhiễm Thái Lan hiện nay chỉ có một số ít quy định về việc kiểm soát sự tạo ra chất thải nguy hại của cộng đồng trên cả nước

Việc quản lý loại chất thải nguy hại từ cộng đồng được áp dụng bằng cách chia nhỏ theo loại chất thải và nguồn gốc phát sinh.

Các dữ liệu nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 85% chất thải cộng đồng được lưu trữ trong một số loại thùng chứa trước khi đem thải bỏ, chỉ có 2% chất thải là được xử lý

Trang 20

Một số loại chất thải có thể được tái sử dụng, đặc biệt là các loại dầu thải, pin chì-axit, và kim loại.

Theo kết quả khảo sát, hầu hết việc tái sử dụng chất thải đều kéo theo việc đốt để tận thu năng lượng

Mặc dù các phương pháp đốt nhìn chung là thích hợp hơn đối với những hoạt động xử lý rác thường được thấy ở Thái Lan nhưng nó vẫn có thể tạo ra lượng khí thải độc hại tùy thuộc vào các thành phần của chất thải và các phương pháp thiêu hủy

Trang 21

Vấn đề và thách thức đối với quản lý chất thải nguy hại ở Thái lan

Thái Lan – cũng như các quốc gia đang chuyển từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế công nghiệp phát triển dựa trên công nghệ, họ đang phải đối mặt với các vấn đề và thách thức trong việc quản lý cả tài nguyên lẫn chất thải.

Các vấn đề chính ở Thái Lan trong quản lý chất thải nguy hại là những vấn đề tác động tới môi trường như: chất thải không được kiểm soát, rác thải bừa bãi, phân loại và lưu trữ rác thải không đúng cách, thực tiễn xử lý không đạt tiêu chuẩn và không có sẵn các cơ sở xử lý

Vấn đề có ảnh hưởng nhất là sự khan hiếm nguồn lực trong nước (con người cũng như ngân sách)

Trang 22

Hệ thống phân loại, lưu trữ, thu gom và vận chuyển chưa được thành lập, không có quy định riêng đối với chất thải nguy hại phát sinh từ các ngành công nghiệp và phi công nghiệp

Những chất thải phải được xử lý một cách thích hợp, nếu không sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm nguồn nước ngầm gây ra mối nguy hiểm cho sức khỏe của cộng đồng – những người đang hằng ngày sử dụng nguồn nước ngầm là nguồn nước chính cung cấp cho sinh hoạt và tưới tiêu.

Trang 23

o Các thể chế và pháp luật.

Cục Kiểm soát ô nhiễm (thuộc sở Khoa học công nghệ và Môi

trường) và sở Công nghiệp là 2 tổ chức cấp quốc gia về quản lí việc xử lí chất thải Những tổ chức này quy định việc quản lí hiệu quả phát sinh chất thải nguy hại từ các ngành công nghiệp và phi công nghiệp.

Việc thực thi các quy định hiện hành về chất thải nguy hại tại Thái Lan là rất yếu Nguyên nhân là do sự hợp tác kém hiệu quả của các cơ quan chính phủ, sự chồng chéo và đôi khi trùng lặp của các quyền hạn và trách nhiệm pháp lí.

Mặc dù nhiều quy định về quản lí chất thải đã được bổ và phát triển ở Thái Lan nhưng pháp luật hiện hành vẫn chưa thực sự chặt chẽ để đảm bảo cho việc tuân thủ và thực hiện.

Trang 24

Cách hiệu quả nhất để kiểm soát chất thải nguy hại tại các khu vực bị ô nhiễm như khu dân cư là củng cố các cơ quan ở địa phương

Tuy nhiên vì các ràng buộc khác nhau như: thiếu nhân lực lành nghề, thiếu chuyên môn, kinh phí, cơ quan ở địa phương không có khả năng đi đầu trong việc quản lý xử lý chất thải

Quản lý chất thải nguy hại không thể hiệu quả nếu chính phủ không tiên phong thực hiện.

Trang 25

Nguồn lực, kinh phí, sự tham gia của công chúng.

Tại Thái Lan, một vấn đề cụ thể trong việc thiết lập hệ thống cảnh báo môi trường là làm thế nào để tìm ra các nguồn lực (nhân sự, công nghệ…) và làm thế nào để hỗ trợ cho sự hoạt động, phát triển của các cơ sở xử lí và tiêu hủy

Đây là một sự thiếu sót các nguồn lực thích hợp (đào tạo nhân viên, kĩ thuật có tay nghề và kinh phí) trong giám sát, quản lí, xử lí chất thải một cách phù hợp hiệu quả.

Việc thiếu vốn cản trở trong việc thực hiện và thực thi Mặc dù có nguồn ngân sách cho vấn đề này nhưng không đủ để thành lập các cơ sở xử lí tập trung

Trang 26

Việc thiếu gần như hoàn sự tham gia của cộng đồng trong phát triển các dự án gây ra những vấn đề lớn trong việc thực hiện

Các vấn đề cơ bản nằm trong khâu tuyên truyền thông tin và chiến dịch nâng cao nhận thức con người.

Trang 27

Chiến lược trong tương lai đối với xử lý và quản lý chất thải nguy hại ở Thái Lan.

Mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề về quản lý chất thải nguy hại ở Thái Lan, song các vấn đề này có thể được giảm thiểu đến mức tối đa bởi việc phân tích tình hình hiện tại cùng hoạt động quản lý và thay đổi phương hướng trong tương lai (nếu cần thiết)

Do đó cần tăng cường ngăn chặn ô nhiễm, đảm bảo sức khỏe con người và xây dựng xã hội bền vững.

Trang 28

o Pháp luật, quy định và những tiêu chuẩn.

Thái Lan cần đến sự phối hợp giữa việc thi hành các luật định và các tiêu chuẩn giữa những cơ quan quản lý, để tránh sự trùng lặp, chồng

chéo, mâu thuẫn, không nhất quán trong những chính sách của chính phủ về quản lý chất thải

Các quy định hiện hành cũng cần sửa đổi bổ sung, bao gồm:

- Sửa đổi và làm sáng tỏ những quy định về quản lý chất thải bao gồm: thu gom, phân loại, lưu trữ, vận chuyển, xử lý chất thải.

- Thực thi các quy định kê khai hàng hóa để kiểm soát sự biến động của chất thải nguy hại.

- Tiến hành phân loại các thành phần nguy hại từ chất thải đô thị, thúc đẩy việc thành lập trung tâm xuất sắc (có thể hiểu TTXS là một mô hình tổ chức, tụ họp các cá nhân và nhóm nghiên cứu có thực lực nhất nhằm thực hiện những hoạt động phù hợp với mục tiêu chiến lược khoa học công nghệ của quốc gia)

Trang 29

o Việc xử lý và chế biến và tiêu hủy và các phương pháp tích

hợp trong quản lý chất thải nguy hại

Việc giảm thiểu phát thải bao gồm việc giảm thiểu tại nguồn, tái sử dụng và tái chế

Các hoạt động tái sử dụng và tái chế trong việc quản lý chất thải sinh hoạt nguy hại cần phải được đẩy mạnh và mở rộng tại nhiều khu vực khác nhau

Các chiến lược tương lai phải nhấn mạnh công nghệ “không phát thải” thay vì công nghệ “xử lý cuối đường ống” đối với chất thải công nghiệp nguy hại.

Trang 30

Việc thực hiện các hoạt động giảm thiểu và tái chế ở Thái Lan chỉ ra tầm quan trọng đối với sự tham gia của cộng đồng

Tuy nhiên chương trình nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm thiểu và quản lý chất thải thích hợp cần được thực hiện một cách có hiệu quả

Sự tham gia của cộng đồng cần phải được xem như là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển tương lai.

Trang 31

Sự hỗ trợ của chính

phủ

Khu vực kinh tế tư nhân và sự

kiểm soát chiphí

Cộng đồng liên quan trong hoạch định và

thi hànhQuản lý

chất thải bền vững

Mô hình khái niệm cho sự kết hợp các phương pháp tiếp cận trong quản lý chất thải nguy hại.

Trang 33

Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe bài thuyết trình của nhóm

Ngày đăng: 30/06/2024, 03:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. Số lượng chất thải nguy hại các tỉnh ven biển phía Đông. - Tiểu luận - quản lý chất thải nguy hại - đề tài - Quản lý chất thải nguy hại tại Thái Lan:  Tình hình hiện tại và triển vọng trong tương lai
Bảng 2. Số lượng chất thải nguy hại các tỉnh ven biển phía Đông (Trang 8)
Bảng 3: Lượng rác thải nguy hại phát sinh do cộng đồng (phi  công nghiệp) ở Thái Lan, theo loại: - Tiểu luận - quản lý chất thải nguy hại - đề tài - Quản lý chất thải nguy hại tại Thái Lan:  Tình hình hiện tại và triển vọng trong tương lai
Bảng 3 Lượng rác thải nguy hại phát sinh do cộng đồng (phi công nghiệp) ở Thái Lan, theo loại: (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w