1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Tiểu Luận) Báo Cáo Dự Án Thực Tế Đề Tài Quản Lý Hàng Hóa Bán Lẻ.pdf

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾKHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO DỰ ÁN THỰC TẾ

Tên Nhóm: Nhóm 8Lớp: 47K08.3

Sinh viên thực hiện: Trần Triệu Thanh Tuyền (Leader)Dương Thị Thanh Huế

Trần Thị Phương LinhĐặng Khánh LinhLê Thị Hiền ThảoGiảng viên hướng dẫn: Phan Thị Nhung

Đà Nẵng, tháng 3 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 1

II GIỚI THIỆU LOẠI HÌNH BÁN LẺ 1

1 Chủng loại hàng hóa 3

2 Quy mô (chiều rộng, chiều sâu) 4

III GIỚI THIỆU VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN LÝ ĐƯỢC PHỎNG VẤN 5

1 Thông tin cá nhân 5

1.1 Tên tuổi 5

1.2 Vị trí nghề nghiệp, nơi làm việc 5

2 Các nhiệm vụ công việc quản lý liên quan 6

2.1 Nhiệm vụ liên quan đến quản lý hàng hóa 6

2.2 Nhiệm vụ liên quan đến công tác mua hàng 8

2.3 Nhiệm vụ liên quan đến định giá bán lẻ 9

2.4 Nhiệm vụ liên quan đến xây dựng hỗn hợp truyền thông trong bán lẻ 10

IV TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI KẾT QUẢ KINH DOANH 11

V KHÓ KHĂN TẠI VỊ TRÍ QUẢN LÝ NGÀNH HÀNG 12

VI KINH NGHIỆM TRỞ THÀNH NHÀ QUẢN LÝ GIỎI 13

VII BÀI HỌC RÚT RA 14

DANH MỤC HÌNH ẢNHHình 1 Hai cơ sở của Happy Mart trên thành phố Đà Nẵng 2

Trang 3

I MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh của môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và đa dạng, ngànhbán lẻ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người tiêudùng Trong ngành này, các cửa hàng bán lẻ tổng hợp đóng vai trò quan trọng, đa dạngvà phản ánh nhu cầu đa dạng của thị trường.

Báo cáo nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu và phân tích cách quản lý hàng hóatrong loại hình cửa hàng bán lẻ tổng hợp Việc này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cácthách thức, cơ hội và chiến lược quản lý hàng hóa trong ngành bán lẻ tổng hợp.Mục tiêu của bài báo cáo này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về loại hình bán lẻ, vai tròcủa nhà quản lý, các nhiệm vụ cũng như kinh nghiệm thực tế mà một nhà quản lý cầnphải trải qua Đồng thời, thông qua việc tìm hiểu về Happy Mart - một cửa hàng bán lẻhoạt động 24/7 tại thành phố Đà Nẵng, chúng ta sẽ có cơ hội áp dụng những kiến thứcvà kinh nghiệm thu thập được vào thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể và hiệuquả nhằm tối ưu hóa quản lý hàng hóa trong môi trường cửa hàng bán lẻ tổng hợp.

II GIỚI THIỆU LOẠI HÌNH BÁN LẺ

- Tên địa điểm bán lẻ: Happy Mart

- Loại hình bán lẻ: Cửa hàng tiện lợi hoạt động 24/7

- Số lượng sản phẩm: Đa dạng các mặt hàng để phục vụ nhu cầu của người tiêu

dùng, bao gồm: đồ ăn nhanh, đồ uống, đồ đông lạnh, hàng tiêu dùng thiết yếu,hàng mỹ phẩm, thực phẩm khô, thực phẩm đóng hộp, gia vị, lương thực, đặcsản…

- Số lượng nhân viên: 6 nhân viên (bao gồm cả 2 cơ sở)

- Vị trí:

 Cơ sở 1: 29 An Thượng 2 Cơ sở 2: 59 Phan Tôn

1

Trang 4

Hình 1 Hai cơ sở của Happy Mart trên thành phố Đà Nẵng- Loại khách hàng: Khách hàng mục tiêu là khách du lịch đến Đà Nẵng.

- Nhu cầu của khách hàng: Nhu cầu mua sắm cần các mặt hàng thiết yếu, đặc

biệt có thể mua sắm 24/7, phù hợp với nhịp sống của người nước ngoài Ngoàira còn có nhu cầu mua sắm đặc sản địa phương.

- Tần suất đến cửa hàng: Tần suất tương đối thấp, chỉ ghé thăm cửa hàng 1-2

 Đội ngũ nhân viên được đánh giá rất nhiệt tình và chuyên nghiệp.

Too long to read on your phone?

Save to read later on your computerSave to a Studylist

Trang 5

- Rau củ quả, trái cây

Hình 2 Chủng loại hàng hóa được bày bán tại cửa hàng

3

Trang 6

2 Quy mô (chiều rộng, chiều sâu)CHIỀU

RỘNG SẢN PHẨM

Bánh kẹo

-đồ ngọtĐồ uốngThựcphẩm khô

- đặc sảnThựcphẩmđóng hộp

Gia vị - lương

thựcHàng tiêu dùngThức ănchế biếnsẵn

CHIỀU SÂUSẢN PHẨM

Bánh kẹo:

bánh Chocopie, bánh quy bơDanisa, kẹo Oishi, bánh kẹo Bibica; Hải Hà…

Đồ ngọt:

kem, kẹo mút Chip Chip…

Nước khoáng:

Aquafina, Dasani, LaviNước ngọt: Coca, Pepsi,Mirinda Soda, Redbull, C2…

Bia rượu:

Saigon, Heineken

Sữa: TH

True Milk, Vinamilk,

Dalat Milk Thực phẩm khô: đậu

rang, mít sấy vinamit, mì gói HảoHảo, Omachi…

Đặc sản:

mè xửng Thiên Hương, cafe nescafe, trà Cozy, bánh Pía…

Thực phẩm đóng hộp:

thịt hộp, cáhộp,

Thực phẩm đóng hộp: thịt

hộp, cá hộp, phô mai hộp…

Gia vị: mì chính

ajinomoto, hạt nêm knorr, đường mía Biên Hoà…

Lương thực:

gạo thơm ST21, gạo Mai Tư

Hoảnh

Hàng thiết yếu:

kem đánh răng Colgate, sữa tắm Enchanteur, bàn chải PA, bột giặt OMO…

Mỹ phẩm: kem

dưỡng môi Nieva, kem chống nắng Skin Aqua, nước tẩy trang

Bioderma…Thứcăn chế biến sẵn:

cơm nắm, kim chi Hàn Quốc…

Thức ăn chế biến sẵn: cơm

nắm, kimchi Hàn Quốc…

càlátáth

Trang 8

III.GIỚI THIỆU VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN LÝ ĐƯỢC PHỎNG VẤN1 Thông tin cá nhân

1.1 Tên tuổi

Chị Nguyễn Thị Hồng Châu, 40 tuổi, quê ở Đà Nẵng Chị từng là kế toán tại một chuỗi siêu thị ở Đà Nẵng

1.2 Vị trí nghề nghiệp, nơi làm việc

Nhờ bén duyên với công việc kế toán ở siêu thị nên chị Hồng Châu cũng đã có kinh nghiệm quản lý tài chính cũng như cách tìm nguồn hàng hợp lý Hiện nay, chị đang là chủ của Happy Mart ở cả 2 cơ sở là 29 An Thượng 2 và 59 Phan Tôn Công việc chínhcủa chị là quản lý nhân viên, quản lý thu chi, nhập và kiểm hàng Chị là một nhà kinh doanh và là một người lãnh đạo nhân viên rất tận tụy

Hình 3 Phỏng vấn chị Nguyễn Thị Hồng Châu

5

Trang 9

2 Các nhiệm vụ công việc quản lý liên quan2.1 Nhiệm vụ liên quan đến quản lý hàng hóa

2.1.1 Phân bổ và sắp xếp hàng hóa:

Cửa hàng được chia thành 3 dãy chính, mỗi dãy kệ được chia thành 6 khu vực riêngbiệt để bày bán các loại sản phẩm khác nhau:

- Dãy kệ 1: Đồ uống

- Dãy kệ 2: Bánh kẹo - Sữa

- Dãy kệ 3: Thức ăn chế biến sẵn

Các nhà bán lẻ sử dụng các loại hệ thống lập kế hoạch hàng hóa khác nhau để quản lýcác loại mặt hàng khác nhau, bao gồm mặt hàng chủ lực và mặt hàng đặc sản Ở cửahàng tiện lợi của mình, chị Hồng Châu cũng trực tiếp là người sắp xếp Mặt hàng chủlực: những hàng hóa thiết yếu cơ bản, có nhu cầu liên tục trong thời gian dài Chị Châuđã sắp xếp những mặt hàng chủ lực ở những nơi dễ dàng nhìn thấy và dễ lấy Đặc biệt, đối tượng khách hàng mục tiêu của siêu thị là những khách du lịch nên chị đãđặt những mặt hàng đặc sản của Đà Nẵng ngay ở giữa siêu thị để khách hàng có thể dễdàng tìm kiếm Thêm vào đó, chị cũng đã nghiên cứu về hành vi di chuyển của ngườitiêu dùng khi tham quan cửa hàng để có thể đưa ra các cách bài trí thu hút sự chú ý, cụthể sẽ quan sát khi vừa bắt đầu vào cửa hàng thì khách hàng đi về phía bên trái hay bênphải trước.

Từ việc sắp xếp theo giá trị hàng hóa, theo sự tương tác nên đã tối đa hóa được khônggian cửa hàng một cách hiệu quả nhất bằng cách tối ưu hóa sự sắp xếp, trưng bày hànghóa và luôn lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng về sắp xếp hàng hóa để điềuchỉnh và cải thiện trải nghiệm mua sắm.

6

Trang 10

Hình 4 Cách phân bổ và xếp hàng hóa tại cửa hàng

2.1.2 Quản lý hàng tồn kho:

Báo cáo quản lý hàng tồn kho cung cấp thông tin về việc quản lý hàng tồn kho chomột danh mục các mặt hàng Báo cáo chỉ ra các biến số quyết định do người mua đặtra, chẳng hạn như tính sẵn có của sản phẩm, lượng hàng tồn kho dự phòng cần thiết đểcung cấp tính sẵn có của sản phẩm, điểm đặt hàng và số lượng, cùng với các biện phápthực hiện như vòng quay hàng tồn kho thực tế và theo kế hoạch, tốc độ hoặc tốc độbán hàng hiện tại, dự báo doanh số bán hàng, tình trạng sẵn có của hàng tồn kho và sốlượng đặt hàng

Chị Hồng Châu chia sẻ: “Chị thường dự đoán nhu cầu tiêu dùng của khách hàng để đặthàng một cách hợp lý Việc dự báo tương đối chính xác giúp tránh tình trạng hàng tồnkho cao hoặc thiếu hụt hàng.” Vào những tháng du lịch rơi vào độ tháng 5, 6, 7 sẽ tậptrung nhập nhiều mặt hàng để có thể kịp thời cung cấp cho khách hàng, còn nhữngtháng không cao điểm thì sẽ nhập vừa phải, hợp lý hơn Từ đó, sẽ tránh được rủi rohàng tồn đọng quá nhiều Vì nếu những tháng vắng khách nhập hàng quá nhiều cũngdẫn đến tình trạng hàng sẽ nhanh chóng cận hạn sử dụng.

Bên cạnh đó, cũng cần thường xuyên theo dõi lượng tồn kho của từng mặt hàng để cócái nhìn tổng quan về tình hình tồn kho Đánh giá các yếu tố như doanh số bán hàng,tốc độ quay vòng tồn kho và hạn sử dụng giúp hạn chế tình trạng lãng phí chi phí đầuvào Ngoài ra cần phân loại hàng tồn kho theo các tiêu chí như tần suất bán, giá trị vàtình trạng (như hàng mới, hàng cũ, hàng sắp hết hạn) Điều này giúp quản lý và ưu tiênviệc bán hàng trong kho một cách hiệu quả hơn.

7

Trang 11

Cửa hàng cũng sẽ gặp các trường hợp hàng cận date thì chị sẽ ưu tiên để bán trước,tránh tình trạng hàng tồn lâu dẫn đến hỏng hóc hoặc không thể sử dụng Thay vào đó,cửa hàng sẽ thực hiện các chương trình giảm giá hoặc khuyến mãi để kích thích việctiêu thụ của khách hàng và giảm thiểu tồn kho dài hạn.

Để quản lý tốt hàng tồn kho cần sự theo dõi và đánh giá thường xuyên về tình trạnghàng tồn, để cửa hàng có thể phản ứng kịp thời và áp dụng các biện pháp phù hợp đểgiảm thiểu tổn thất và tối ưu hóa việc quản lý hàng tồn kho.

2.2 Nhiệm vụ liên quan đến công tác mua hàng

2.2.1 Xây dựng kế hoạch đặt hàng và mua hàng (quản lý quy trình muahàng)

Việc đặt hàng sẽ tùy thuộc vào lượng bán ra hằng tuần, hằng tháng, lượng khách hàngnhiều hay ít trong tháng, tháng bán được số lượng hàng nhiều thì sẽ đặt hàng nhiều lần,tháng bán ít thì sẽ đặt hàng ít hơn, chứ không có tần suất nhất định Mỗi lần đặt hàngđều đặt với số lượng không quá nhiều và phù hợp với lượng bán ra vào tháng đó đểtránh trường hợp tồn kho, hết hạn sử dụng.

- Quy trình đặt và mua hàng:

 Nhà quản lý sẽ dự báo doanh số bán hàng theo danh mục hàng (xem mặthàng nào được bán ra nhiều, mặt hàng nào ít được ưa chuộng)

 Kiểm hàng tồn trong kho và xác định số lượng

 Tiến hành đặt hàng với số lượng vừa phải tránh gây tăng số lượng hàng tồn  Sau khi nhận được hàng sẽ phân bổ hàng hóa đến cửa hàng

 Dự báo doanh số bán hàng theo từng danh mục hàng hoá Theo dõi, đánh giá hiệu quả hoạt động và đưa ra giải pháp điều chỉnhNhìn chung, vì nằm tại trung tâm phố du lịch An Thượng nên lượng khách cũng khôngchênh lệch quá nhiều giữa các tháng, có chăng thì mùa nắng/ mùa du lịch thì số lượnghàng hóa bán ra sẽ nhiều hơn mùa mưa, bão.

8

Trang 12

2.2.2 Chiến lược quan hệ với nhà cung cấp (giải quyết các tranh chấp,đánh giá nhà cung cấp, đàm phán, thương lượng giá cả, duy trì mốiquan hệ)

- Tiêu chí chọn nhà cung cấp:

 Hàng đầu là chất lượng phải có chứng từ đầy đủ chứng minh xuất xứ vànguồn gốc rõ ràng của hàng hóa, bên cạnh đó cần phải là nhà phân phốichính thức của hãng

 Giá cả tốt, nhập với giá tốt sẽ làm cho lợi nhuận tốt Hóa đơn chứng từ mỗi khi giao dịch đầy đủ

 Có các chính sách đổi trả với hàng hoá bị lỗi (hạn sử dụng cận ngày, nhầmhàng hoá, thiếu hụt )

 Nhà phân phối có uy tín, làm việc với nhiều thương hiệu tốt

Đa số các nhà cung cấp sẽ đến chào hàng, cửa hàng sẽ được giới thiệu và thươnglượng về chính sách mua hàng với nhà cung cấp đó, điều quan trọng là nhà quản lýcũng phải rất cẩn thận và tìm hiểu kỹ khi bắt tay với bất kỳ nhà cung cấp nào, vì hiệnnay lừa đảo nhiều nên cần phải cẩn trọng để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng cũngnhư sự uy tín của cửa hàng.

Đối với mỗi mặt hàng, mỗi thương hiệu sản phẩm sẽ có nhà cung cấp khác nhau Hiệntại cửa hàng đang làm việc với khoảng 100 nhà cung cấp

Ví dụ:

 Sản phẩm sữa của nhà phân phối Vinamilk, TH true milk,

 Sản phẩm nước giải khát của nhà phân phối Pepsico, Coca cola, URCVietnam,

 Sản phẩm tiêu dùng của nhà phân phối của Unilever…

Khi làm việc với các nhà cung cấp, không thể tránh khỏi có các tranh chấp về giá, chấtlượng.

9

Trang 13

có bất kỳ thiếu sót hay hết hạn sử dụng, cận hạn sử dụng thì phải lập tức liên hệcho nhà cung cấp để giải quyết kịp thời để duy trì được mối quan hệ làm ăn vớinhau.

2.3 Nhiệm vụ liên quan đến định giá bán lẻ2.3.1 Chiến lược định giá hàng hóa

Chiến lược định giá cao thấp được Happy Mart sử dụng để giảm giá các mặt hàng banđầu thông qua các chương trình khuyến mãi: chiến lược này diễn ra hằng ngày, hằngtuần đối với sản phẩm có hạn sử dụng ngắn như: cơm nắm, trái cây, rau củ quả, tráicây,

Điều này tạo ra một cảm giác phấn khích và sự hứng thú từ phía khách hàng, khi họbiết rằng họ có thể mua được các sản phẩm tiêu dùng cần thiết với giá thấp hơn Đồngthời, những khách hàng không quan trọng với giá cả có thể chọn mua ngay với giá caoban đầu, giúp cửa hàng tăng lợi nhuận từ phần lớn khách hàng.

Ngoài ra, cửa hàng còn sử dụng định giá ổn định cho những mặt hàng mỹ phẩm, mặthàng thiết yếu.

2.3.2 Công cụ phân tích để định giá

Happy Mart sử dụng phương pháp định giá dựa trên đối thủ cạnh tranh trên thị trường.Cửa hàng phải xác định các chi phí liên quan đến việc sản xuất hoặc mua hàng hóa.Điều này bao gồm chi phí mua hàng hóa từ nhà cung cấp, chi phí vận chuyển, và cácchi phí khác như lương nhân viên cửa hàng, chi phí vận hành cửa hàng, chi phímarketing, chi phí bảo trì, và các chi phí khác Người quản lý sẽ phải tính toán tất cảcác chi phí, sau đó dựa vào giá bán của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường để quyếtđịnh mức giá phù hợp

2.4 Nhiệm vụ liên quan đến xây dựng hỗn hợp truyền thông trong bán lẻ

Xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trìvà phát triển thương hiệu, là một trong những yếu tố bắt buộc để có thể thu hút và giữchân khách hàng

Cửa hàng tiện lợi Happy Mart đã làm tốt trong việc xác định tệp khách hàng mục tiêulà khách du lịch Từ đó, tạo ra những khác biệt về sự tiện lợi, nhanh chóng, đa dịch vụnhằm tăng doanh số bán hàng Nhưng chính vì khách du lịch là khách hàng mục tiêu,

10

Trang 14

có nhu cầu mua sắm ngắn hạn và tạm thời, tần suất quay lại tương đối thấp nên cửahàng không đầu tư nhiều ngân sách cho chiến lược truyền thông

Cửa hàng sử dụng phương tiện truyền thông truyền thống và phương tiện truyền thôngmới

2.4.1 Phương tiện truyền thông truyền thống

Phương tiện truyền thông truyền thống bao gồm:

- Truyền thông đại chúng: biển hiệu chữ nổi mica, biển quảng cáo điện tử, biển

quảng cáo màn hình led tại cửa hàng

Hình 5 Các biển quảng cáo tại cửa hàng

 Giảm giá 20% khi khai trương cửa hàng, chi nhánh mới

 Giảm giá cuối ngày lên đến 50% đối với các mặt hàng thức ăn chế biến sẵn(cơm nắm, cơm cuộn, sushi ), trái cây, rau xanh

11

Trang 15

2.4.2 Phương tiện truyền thông mới

- Truyền thông xã hội: Hình ảnh cửa hàng, các mặt hàng mới về hoặc giảm giá

sẽ được chủ cửa hàng cập nhật thường xuyên trên nền tảng mạng xã hộiFacebook

- Truyền thông trực tuyến: Dự định trong tương lai sẽ bán hàng trên ứng dụng,

trang web riêng của cửa hàng để bắt kịp xu hướng mua hàng hóa online của đasố khách hàng hiện nay.

IV.TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI KẾT QUẢ KINH DOANH

Mục tiêu doanh thu của cửa hàng sẽ được nhà quản lý đặt ra hằng tuần, dựa vào sốlượng khách, chi tiêu bình quân của mỗi khách hàng, thời điểm để đạt được mục tiêuđề ra Những yếu tố là tiền đề cho sự phát triển này chính là thái độ phục vụ của nhânviên, giá cả hợp lý đi kèm chất lượng Ngoài ra, cửa hàng còn có dịch vụ hỗ trợ kháchdu lịch là người nước ngoài như đăng ký sim điện thoại, nạp thẻ điện thoại, chuyểntiền, thanh toán hóa đơn

Trong kinh doanh, việc doanh thu ngày cao thấp xen lẫn là chuyện hoàn toàn bìnhthường Đứng trước những ngày doanh thu thấp, không đạt chỉ tiêu đề ra thì tráchnhiệm của chủ cửa hàng như sau:

- Xác định nguyên nhân dẫn đến việc không đạt được doanh thu mongmuốn: Điều này có thể bao gồm nhiều yếu tố như giá cả không cạnh tranh, thái

độ nhân viên hoặc dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.- Thực hiện biện pháp sửa đổi: Dựa trên việc xác định nguyên nhân, chủ cửa

hàng cần phải thực hiện các biện pháp cần thiết để cải thiện tình hình Chẳnghạn như cải thiện chất lượng các mặt hàng bày bán, giá cả phải chăng, đào tạolại đội ngũ nhân viên

- Quản lý tài chính: Chủ cửa hàng cần phải xem xét lại ngân sách, giảm thiểu

chi phí không cần thiết và tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh để tăng trưởngdoanh thu.

- Đánh giá và điều chỉnh liên tục: Dựa vào phản hồi của khách hàng và các chỉ

số kinh doanh Chủ cửa hàng cần phải linh hoạt và sẵn lòng thích nghi với môitrường kinh doanh ngày càng biến động.

12

Ngày đăng: 04/06/2024, 15:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w