1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học đề tài quản lý di tích đền an sinh thị xã đông triều tỉnh quảng ninh

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý di tích Đền An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Tác giả Lê Thị Minh Nguyệt
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Quay phim truyền hình
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 658,09 KB

Nội dung

Là thị xã cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh, thị xã Đông Triều là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lưu giữ một hệ thống di tích và danh thắng phản ánh bề dày các lớp trầm tích văn hóa

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TIỂU LUẬN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH,THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU,

TỈNH QUẢNG NINH

Người thực hiện:

Lê Thị Minh Nguyệt

Lớp: Quay phim truyền hình – K42

Hà Nội, Tháng 9 năm 2023

MỤC LỤC

Trang 2

1 MỞ ĐẦU 2

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 2

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu 2

2.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5 Ý nghĩa của tiểu luận 3

1.5.1 Ý nghĩa khoa học 3

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

1.6 Bố cục của tiểu luận 3

2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH ĐỀN AN SINH: .5

2.1 Khái quát về di tích 5

2.1.1 Lịch sử của di tích 5

2.1.2 Kiến trúc của di tích 5

2.1.3 Giá trị của di tích 6

2.1.3.1 Giá trị lịch sử 6

2.1.3.2 Giá trị tâm linh 6

2.2 Lễ hội Đền An Sinh 6

2.2.1 Lịch sử hình thành 6

2.2.2 Các hoạt động văn hóa 7

2.2.2.1 Phần lễ 7

2.2.2.2 Phần hội 7

3 CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CỦA ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN AN SINH 9

3.1 Điều kiện của di tích 9

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 9

3.1.2 Điều kiện kinh tế 9

3.2 Tổ chức quản lý 9

3.3 Thực trạng quản lý 10

3.3.1 Công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích: 10

3.3.2 Công tác phát huy giá trị di tích: 12

3.3.3 Công tác quản lý lễ hội: 13

4 KẾT LUẬN 15

5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài:

Di tích lịch sử văn hoá là tài sản vô giá do ông cha để lại cho hậu thế, là những chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc trưng văn hoá, về cội nguồn và truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước hào hùng, vĩ đại của dân tộc Việt Nam Đó là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, là nội lực tiềm tàng của dân tộc qua bao thăng trầm của lịch sử Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển đồng bộ của kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đời sống vật chất tinh thần của con người được nâng lên rõ rệt Nhu cầu tìm hiểu, hưởng thụ văn hóa, đặc biệt là di tích lịch sử văn hóa gắn liền với địa phương nơi sinh sống ngày càng được đông đảo mọi người quan tâm Gìn giữ, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa như thế nào để vừa giữ được giá trị truyền thống ông cha để lại, vừa vận dụng sáng tạo những giá trị văn hóa mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đáp ứng nhu cầu của người dân là một vấn đề được ngành văn hóa luôn chú trọng

Là thị xã cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh, thị xã Đông Triều là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lưu giữ một hệ thống di tích và danh thắng phản ánh bề dày các lớp trầm tích văn hóa hàng nghìn năm lịch sử Với 120 di tích lịch sử và danh thắng, trong đó có 24 di tích đã được xếp hạng các cấp (01 khu di tích nhà Trần ở Đông Triều được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt; 06 di tích xếp hạng Quốc gia; 17 di tích xếp hạng cấp tỉnh); 96 di tích đã được kiểm kê, phân loại và UBND tỉnh đưa danh mục quản lý Đặc biệt, khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều gồm quần thể di tích rộng lớn với 14 cụm, điểm di tích đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Các di tích được phân bố trên địa bàn 4 xã (An Sinh, Bình Khê, Tràng An và Thủy An) của thị xã Đông Triều, phần lớn các di tích này hiện đều là những phế tích

Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý Di tích đền An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh” với hy vọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý di tích đền An Sinh thông qua việc đề xuất một

số giải pháp cơ bản, phù hợp

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục đích của bài tiểu luận nhằm nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản

lý di tích đền An Sinh, trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý của di tích đền An Sinh, thị xã Đông Triều , tỉnh Quảng Ninh

1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, tiểu luận đã đề ra những nhiệm vụ

cụ thể như sau:

Trang 4

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về di tích lịch sử và danh thắng, quản lý

di tích lịch sử - văn hoá, danh thắng,…

- Sưu tầm, tập hợp đầy đủ, hệ thống các tư liệu hiện có về di tích đền An Sinh

- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý di tích đền An Sinh

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản quản lý, phát huy giá trị di tích đền An Sinh

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Công tác quản lý đối với di tích lịch sử văn hoá đền An Sinh hiện nay 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian nghiên cứu : Khu di tích đền An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

- Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động của đền và công tác quản lý

từ 2013 đến nay

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Bài tiểu luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tiểu luận sử dụng phương pháp này nhằm thu thập những tài liệu, nội dung liên quan đến di tích đền An nhằm xác lập một khung nghiên cứu phù hợp

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: tiểu luận nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến văn kiện, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về quản lý,bảo tồn và phát huy DSVH Các công trình nghiên cứu về DSVH vật thể phi vật thể, từ đó chọn lọc để có thể có những nhận xét đánh giá về vấn đề nghiên cứu

1.5 Những đóng góp của tiểu luận:

1.5.1 Ý nghĩa khoa học:

Tiểu luận là công trình nghiên cứu có hệ thống và tương đối về công tác quản

lý di tích đền An Sinh góp phần cung cấp thêm tư liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục, quảng bá về các giá trị di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Tiểu luận là bài nghiên cứu có sự gắn kết giữa phân tích lý luận với tổng kết thực tiễn địa phương Vì vậy, nó có thể dùng làm tài liệu tham gia trong việc hoạch định các chủ trương , chính sách và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị

xã Đông Triều về công tác quản lý các di tích lịch sử, văn hoá trong năm tới, cũng như là nguồn tư liệu tham khảo cho những người nghiên cứu về công tác quản lý các di tích lịch sử văn hoá

1.6 Bố cục của tiểu luận:

Trang 5

- Chương I: TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH ĐỀN AN SINH

- Chương II: CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CỦA ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN AN SINH

Trang 6

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH ĐỀN AN SINH:

2.1 Khái quát về di tích:

Đền An Sinh thuộc thôn Trại Lốc, xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh Đền là ngôi điện thờ An Sinh Vương Trần Liễu và 8 vị tiên đế triều Trần, được xây dựng trên một địa thế đẹp có non bình, thủy tụ, là trung tâm của cả

Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều

2.1.1 Lịch sử của di tích:

Theo thư tịch, bia ký và ghi chép của sử cũ, đất An Sinh xưa, Đông Triều nay

là quê gốc của nhà Trần, sau dời xuống vùng Tức Mặc (Nam Định), Long Hưng (Thái Bình) sinh sống Mùa xuân năm Đinh Dậu 1237 vua đầu triều Trần là Thái Tông hoàng đế lấy vùng Yên Phụ (huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương), Yên Dương, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên Bang (nay là thị xã Đông Triều, TP Uông Bí tỉnh Quảng Ninh) phong cho Trần Liễu làm đất thang mộc và phong làm An sinh vương, đời đời ở đất An sinh trông coi mộ phần tổ tiên, lập điện thờ tông miếu nhà Trần

Đền An sinh được xây dựng vào thời Trần năm 1381 (thế kỷ thứ XIV), là nơi thờ ngũ vị Hoàng đế nhà Trần gồm Anh Tông hoàng đế, Minh Tông hoàng đế,

Dụ Tông hoàng đế, Nghệ Tông hoàng đế và Khâm Minh Thánh vũ hiển đạo An Sinh hoàng đế (An Sinh vương Trần Liễu) Đền được xây dựng tại làng An Sinh (Yên Sinh) nên được đặt tên theo dân làng.Vào thời Nguyễn, đền được xây dựng lại với kiến trúc gồm ba tòa nhà rộng 5 gian theo kiểu chữ “Tam” Lúc này trong đền thờ không chỉ 5 vị mà là 8 vị hoàng đế triều Trần Hai bên có các dãy nhà khách và dãy nhà cho người coi đền ở Ngoài ra, bên cạnh đền có hai miếu nhỏ, một thờ Bà Hoàng và một thờ Đức Thánh Khổng Tử Xung quanh có thành bao bọc rộng Phía trước cửa có bia nhỏ để “Hạ mã” và “Tiêu diệc”…

Dưới các thời Lê, Nguyễn, dân An Sinh được coi là dân hộ nhi, được trừ các khoản thuế, phu dịch để phụng sự các lăng tẩm, điện miếu nhà Trần tại Đông Triều Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, điện An sinh đã nhiều lần được tu bổ, tôn tạo lại nên di tích đã không còn nguyên gốc nữa Đến thời Nguyễn, dân làng An Sinh vẫn duy trì thực hiện việc tế tự, vẫn mở hội làng, kết giao hương hỏa với các làng Triều khê, Bình Lục (xã Hồng Phong) trong vùng Trong giai đoạn 1958-1975 khu vực điện An sinh trở thành trường học của học sinh miền nam tập kết ra bắc trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước và sau này

là trường Sư phạm Quảng Ninh tiếp quản

2.1.2 Kiến trúc của di tích:

Khu lăng mộ An Sinh thờ các vị vua Trần Thái Tông (1225-1258), Trần Thánh Tông (1258-1278), Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông, Giản Định Đế Trong bán kính 4km là rải rác các lăng mộ, có 175 đời nhà Trần và 8 đời vua Trần

Trang 7

Khu vực đền có diện tích khá rộng, khoảng 80.000 m² Cổng đền có những hàng nhãn cổ thụ làm cho cảnh quan đền thêm cổ kính Quanh đền có 14 cây đại thụ, biểu hiện cho 14 đời vua nhà Trần Trước đền có tám cây vạn tuế biểu hiện cho tám vị vua được thờ ở đây

Khuôn viên đền, thời gian từ năm 1959 đến 1975 là trường đào tạo cán bộ miền nam ở miền bắc Việt Nam Trong khuôn viên đền có một tấm bia bằng đá granit được các cựu học sinh miền nam mang ra từ Bình Định

2.1.3 Giá trị của di tích:

2.1.3.1 Giá trị lịch sử:

Trong quá trình nghiên cứu, tổng hợp tư liệu kết hợp với khảo sát thực tế, tác

giả nhận thấy một trong những giá trị nổi bật nhất của di tích đền An Sinh đó chính là giá trị về lịch sử Trong các tư liệu đã tìm hiểu, đáng chú ý là tấm văn bia tại đền An Sinh được ông Hoàng Giáp, Viện Nghiên cứu Hán Nôm sưu tầm

và dịch thì Ngũ vị hoàng đế triều Trần được thờ tại Điện An Sinh gồm có: Anh Tông hoàng đế, Minh Tông hoàng đế, Dụ Tông hoàng đế, Nghệ Tông hoàng đế, Khâm minh Thánh vũ hiển đạo An Sinh hoàng đế Trong đó, đáng chú ý là có một nhân vật dù chưa nắm giữ ngôi vị lần nào nhưng theo sử sách vẫn được tôn làm hoàng đế, đó là Trần Liễu (An Sinh vương) cũng được thờ cúng tại đây.Đền

An Sinh là một DTLS-VH, nơi lưu giữ những dấu tích đậm nét của triều đại nhà Trần Những giá trị lịch sử vô cùng quý báu của đền An Sinh là mạch nguồn nuôi dưỡng lòng tự hào cho thế hệ hiện tại đồng thời là trực quan giáo dục truyền thống lịch sử cho các thế hệ mai sau

2.1.3.1 Giá trị tâm linh:

Di tích đền An Sinh là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của đông đảo nhân dân trong vùng nói riêng và khách thập phương nói chung Lễ hội đền An Sinh

là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của địa phương thị xã Đông Triều Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, việc thờ phụng các vị vua nhà Trần đã trở thành một nét đẹp văn hóa, một phong tục không thể thiếu đối với cộng đồng cư dân nơi đây cũng như cư dân các khu vực xung quanh Lễ hội đền An Sinh là hoạt động truyền thống mang đầy giá trị nhân văn sâu sắc,với ý nghĩa hướng về cội nguồn, là dịp để nhân dân và du khách thập phương dâng hương, thưởng ngoạn, bày tỏ lòng thành kính tri ân các đức vua Trần và các bậc tiền nhân thời Trần đã

có công gây dựng đất nước Đây cũng là dịp để các thế hệ sau cùng ôn lại những truyền thống quý báu của dân tộc, nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ về việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc

2.2 Lễ hội Đền An Sinh:

2.2.1 Lịch sử hình thành:

Theo tư liệu lịch sử và phả tộc họ Trần, vùng Đông Triều chính là đất tụ cư đầu tiên của họ Trần ở nước ta Sau khi lên ngôi, vua Trần Thái Tông đã phong cho anh trai của mình là Trần Liễu làm An Sinh vương và ban cho vùng đất Yên

Trang 8

Sinh làm ấp thang mộc và thờ cúng tổ tiên Năm 1381, với đạo lý truyền thống

"lá rụng về cội" và để tránh giặc nạn Chiêm Thành đánh phá vùng đất Long Hưng - Thái Bình, triều đình nhà Trần cho xây dựng điện An Sinh để đưa thần

vị và lăng mộ của các vị tiên đế về đây thờ cúng Chính vì vậy, nơi đây luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các vua nhà Trần Đông Triều đất thiêng, bởi là nơi trở về cuối cùng của các vua Trần, đặc biệt là Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông

Nhằm phát huy những giá trị lịch sử, truyền thống văn hoá và những chứng tích lịch sử hào hùng của dân tộc, Lễ hội đền An Sinh được Thị xã Đông Triều

tổ chức từ ngày 20 đến hết 22/8 âm lịch hằng năm (trùng với Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc ở TX Chí Linh, Hải Dương) Đó cũng chính là ngày giỗ của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, mà dân gian đã tôn là Đức thánh Trần Qua mỗi năm các nghi lễ có sự thay phù hợp với truyền thống, phong tục địa phương nhưng vẫn giữ được bản sắc, giá trị văn hóa dân tộc

2.2.2 Các hoạt động văn hóa:

Lễ hội truyền thống đền An Sinh năm 2018, được thực hiện đầy đủ các nội dung theo nghi lễ truyền thống cổ xưa, bao gồm: Lễ mộc dục; Lễ cáo yết đền An Sinh, cáo yết các lăng mộ vua Trần; tổ chức khai mạc lễ hội và lễ Tạ

2.2.2.1 Phần lễ:

Lễ hội đền An Sinh được diễn ra trong 3 ngày Khai mạc Lễ hội bao gồm các hoạt động như: Mở đầu là nghi thức múa Tứ Quý của đội múa xã An Sinh (Đông Triều) Tiếp sau đó là đọc bài chúc văn và gióng trống khai mạc Sau phần lễ, diễn ra các nghi lễ tế nam quan, tế nữ quan của các đội tế Ban chấp hành họ Trần các tỉnh, thành: Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Ninh và đội tế các xã, phường trên địa bàn xã An Sinh

2.2.2.2 Phần hội:

Trong các ngày diễn ra Lễ hô Ži truyền thống Đền An Sinh, các hoạt đô Žng văn nghê Ž, thể dục thể thao, trò chơi dân gian được tổ chức tại lễ hô Ži đã thu hút sự tham gia hưởng ứng nhiê Žt tình của đông đảo nhân dân và du khách thâ Žp phương Giải thể thao và các trò chơi dân gian tại lễ hội truyền thống Đền An Sinh được

tổ chức nhằm duy trì phong trào thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn, đặc biệt là các môn thể thao dân tộc và các trò chơi dân gian, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, tạo không khí vui tươi lành mạnh trọng lễ hội, thu hút đông đảo lực lượng tham gia góp phần vào thành công chung của lễ hội truyền thống đền An Sinh

Đă Žc biê Žt, một trong những chương trình tạo điểm nhấn và mang lại không khí vui tươi cho Lễ hội truyền thống Đền An Sinh đó là Liên hoan văn nghệ các làng - khu phố văn hóa thị xã Đông Triều Trong 03 đêm diễn ra chung kết Liên hoan, sân khấu trước cổng Đền An Sinh luôn chật cứng người dân và du khách thập phương đến xem và cổ vũ Các diễn viên không chuyên của các làng, khu

Trang 9

phố đến tham dự và cả những người dân đến xem và cổ vũ cho Liên hoan mỗi người có một cảm xúc khác nhau nhưng đều có điểm chung đó là vui tươi, phấn khởi chào mừng Lễ hội truyền thống lớn của địa phương

Trang 10

CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CỦA ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI DI

TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN AN SINH 3.1 Điều kiện của di tích:

3.1.1 Điều kiện tự nhiên:

Đền An Sinh nằm trên một ngọn đồi nhỏ hình con rùa quay theo hướng chính nam Phía trước đền là một khoảng không, xưa kia gọi là cánh đồng Sinh, xa xa

là dãy An Phụ được coi như bức án quanh năm mây phủ che chắn, bảo vệ cho Đền An Sinh, xung quanh là những dãy núi có dáng hình tứ linh: long - ly - quy

- phượng chầu vào đền An Sinh tạo linh khí cho ngôi đền Đằng sau đền là đồi thông quanh năm xanh tốt tạo sự mát mẻ cho đền Sau đồi thông là Hồ Sư Phạm, đây là nơi tổ chức giải đua thuyền tại lễ hội đền An Sinh hàng năm

3.1.2 Điều kiện kinh tế:

- Đường giao thông đến điểm du lịch: Cung đường đi xuất phát từ trung tâm thị xã Đông Triều đến đền An Sinh khoảng 5km, mất khoảng 8 phút

di chuyển bằng ô tô Tuyến đường được đổ bê tông, mặt đường rộng 9m với chất lượng tốt, hai bên đường có hệ thống điện chiếu sáng, có biển chỉ dẫn vào đền An Sinh thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân địa phương, khách du lịch

- Bãi đỗ xe: Tại khu vực đền An Sinh có bãi đỗ xe rộng 0,79ha

- Vệ sinh công cộng: có 02 nhà vệ sinh dành riêng cho nam và nữ đảm bảo phục vụ khách du lịch

- Phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước, thông tin liên lạc: Có hệ thống phòng cháy chữa cháy với 16 bình chữa cháy, cấp thoát nước, thông tin liên lạc đảm bảo phục vụ khách du lịch

- Các dịch vụ khác đáp ứng yêu cầu của khách du lịch: Tại đền An Sinh luôn có cán bộ chuyên viên của phòng Văn hóa và Thông tin thường trực

để đón tiếp hướng dẫn thuyết minh phục vụ khách

- Lượng khách du lịch đến đền An Sinh: 69.431 (năm 2015)

Từ thực tế trên, điểm du lịch đền An Sinh có đủ tiêu chí của điểm du lịch địa phương: là điểm tham quan hấp dẫn du khách và có kết cấu hạ tầng đảm bảo phục vụ trên 10.000 lượt khách hằng năm; đồng thời để công tác quản lý, đầu tư nâng cấp thường xuyên đi vào nề nếp cũng như đảm bảo môi trường, an ninh trật tự, và an toàn cho du khách, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đến tham quan tại đền An Sinh

3.2 Tổ chức quản lý:

Quản lý DTLS-VH không phải là trách nhiệm của riêng ngành văn hóa, mà nó cần có sự tham gia vào cuộc của nhiều cấp, ngành Để thực hiện tốt chức năng quản lý trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị DTLS&VH, danh lam thắng cảnh trên địa bàn, các chủ thể quản lý luôn có sự phối hợp chặt chẽ, gắn kết với nhau Đối với cấp tỉnh, UBND tỉnh Quảng Ninh là cơ quan chịu trách nhiệm cao

Ngày đăng: 21/04/2024, 22:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w