Trang 1 BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI---TIỂU LUẬNPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCĐề tài: Nghiên cứu về tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinhviên năm nh
lOMoARcPSD|39459588 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: Nghiên cứu về tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất Haui Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thu Hiền Nguyễn Thuỳ Mây Trần Thị Lan Hương Lê Thị Dịu Đinh Văn Hiếu GVHD: Trần Thị Lan Anh 1 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 Hà Nội, tháng 6/2023 2 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 LỜI CẢM ƠN Sau một khoảng thời gian học tập và triển khai nghiên cứu từng ngày thì cuối cùng chúng em đã hoàn thành được bài tiểu luận của nhóm mình một cách đầy đủ và toàn vẹn nhất Để đạt được điều này , chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đai Học Công Nghiệp Hà Nội đã đưa bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học” vào chương trình giảng dạy để chúng em có cơ hội tiếp thu những kiến thức quý giá này Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Trần Thị Lan Anh đã truyền đạt cho chúng em kiến thức bằng cả tất cả tâm huyết Mỗi bài nghiên cứu cô đều đưa ra những nhận xét, sự sửa đổi sao cho phù hợp và đúng đắn nhất Thời gian học bộ môn của cô là khoảng thời gian tuyệt vời vì chúng em không chỉ được học lý thuyết mà còn nắm bắt được những kinh nghiệm thực tế Bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học” không chỉ bổ ích mà còn có tính thực tế cao, giúp bọn em tiếp cận đến nhiều thế hệ sinh viên và hướng đến nhiều vấn đề trong xã hội một cách sâu sắc nhất Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù nhóm em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! 3 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 MỤC LỤC CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 5 1 Tính cấp thiết của đề tài 5 2 Mục tiêu nghiên cứu .5 3 Câu hỏi nghiên cứu 5 4 Đối tượng nghiên cứu .6 5 Phạm vi nghiên cứu 6 6 Kết cấu bài tiểu luận .6 CHƯƠNG II : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 6 1 Tổng quan công trình trong nước 6 2 Tổng quan công trình nước ngoài 7 CHƯƠNG III : KHUNG LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8 1 Khung Lý Thuyết 8 2 Phương pháp nghiên cứu 9 2.1 Phương pháp định lượng 9 2.2 Phương pháp định tính 9 2.3 Phương pháp phân tích tổng hợp 9 2.4 Phương pháp điều tra khảo sát .9 2.5 Phương pháp so sánh đối chiếu 9 3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 10 3.1 Mô hình nghiên cứu 10 3.2 Gỉa thuyết nghiên cứu 11 4 Thiết kế nghiên cứu 11 4.1 Phương pháp chọn mẫu 11 4.2 Nguồn thu thập dữ liệu .12 4.3 Phương pháp thu nhập dữ liệu cụ thể 12 4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu 13 4 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ THẢO LUẬN 13 1 Kết quả phân tích 13 2 Bàn luận .15 CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý GIẢI PHÁP 16 1 Kết luận 16 2 Hàm ý giải pháp 17 HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 PHỤ LỤC .19 5 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1 Tính cấp thiết của đề tài Theo báo Lao động và tuổi trẻ, đối tượng lao động tại Việt Nam hiện nay chiếm số lượng đông đảo những người trẻ ở độ tuổi 18 – 23 tuổi, nhất là đối tượng sinh viên theo học tại các trường Cao đẳng, Đại học trên toàn quốc Sinh viên được xem là lực lượng lao động vừa có sức khỏe tốt, vừa có tri thức và cả sức lao động chân tay, do đó các em có thể làm thêm bất cứ ngành nghề nào phù hợp Đây là cách để sinh viên vừa có thể kiếm thêm thu nhập để phục vụ nhu cầu thiết yếu của bản thân, giảm áp lực kinh tế cho gia đình vừa giúp các bạn sinh viên có thêmnhững kinh nghiệm làm việc, thực hành thực tế Tuy nhiên, nhóm tuổi sinh viên cũng được cho rằng phải dành thời gian cho việc học tập để phục vụ cho lực lượng lao động tri thức chất lượng cao của đất nước trong tương lai và không nên làm thêm vì làm thêm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng tập trung của các em vào các hoạt động tiếp thu thêm tri thức chuyên ngành cần thiết trên lớp cũng như các thời gian tự trau dồi tri thức thêm tại nhà Sinh viên đại học Công Nghiệp Hà Nội từ trước đến nay vẫn được biết là những sinh viên giỏi, hoạt bát, năng động, dễ thích ứng với các môi trường làm việc khác nhau nên không khó để bắt gặp những bạn sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội vừa đi học, vừa đi làm trong trường Tuy nhiên, liệu việc cùng một lúc làm cả hai việc có ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như kết quả đầu ra của sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội Đây là vấn đề được rất nhiều các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất của trường quan tâm Đó là lý do thôi thúc nhóm nghiên cứu chọn đề tài “Tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội” Chúng tôi mong rằng đề tài nghiên cứu này có thể giúp các bạn khóa mới có thể tham khảo để đưa ra những quyết định sáng suốt để đạt được kết quả tốt nhất trong những năm Đại học đáng nhớ 2 Mục tiêu nghiên cứu Phân tích tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên Qua đó đề xuất giải pháp và kiến nghị để giúp cho sinh viên đi làm thêm cải thiện kết quả học tập của mình 6 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 3 Câu hỏi nghiên cứu - Công việc làm thêm có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ và học tập của sinh viên? - Những điểm giống và khác nhau giữa việc đi làm thêm và không đi làm thêm của sinh viên đến kết quả học tập? - Môi trường làm thêm có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp? 4 Đối tượng nghiên cứu Kết quả học tập của sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội 5 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian : từ 18/03/2023 – 13/05/2023 Phạm vi không gian : trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khách thể nghiên cứu : sinh viên năm nhất trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 6 Kết cấu bài tiểu luận Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Chương 2: Tổng quan nghiên cứu Chương 3: Khung lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả phân tích dữ liệu và bàn luận Chương 5: Kết luận và hàm ý giải pháp Hạn chế nghiên cứu Tài liệu tham khảo Phụ lục CHƯƠNG II : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1 Công trình nghiên cứu trong nước “ Tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học Cần Thơ” của nhóm nghiên cứu gồm các bạn Nguyễn Phạm Tuyết Anh , Châu Thị Lệ Duyên , Hoàng Minh Trí (thuộc khoa kinh tế và quản trị kinh 7 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 doanh ; khoa Khoa học tự nhiên của trường đại học Cần Thơ) Đề tài được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 664 sinh viên trong đó bao gồm 270 sinh viên có đi làm thêm và 394 sinh viên không có đi làm thêm thông qua bảng câu hỏi Và bằng phương pháp phân tích, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích ANOVA, kiểm định T với mẫu từng cặp, kiểm định T với mẫu độc lập và phân tích bảng chéo để kiểm định giả thuyết của nghiên cứu Qua việc khảo sát đối tượng sinh viên có đi làm thêm, nghiên cứu cũng đưa ra được những yếu tố của việc đi làm thêm tác động đến kết quả học tập như làm cho sinh viên không có nhiều thời gian học bao gồm cả việc học ở lớp, tự học và cả những giờ học bài Bên cạnh đó, việc đi làm thêm còn ảnh hưởng đến sức khỏe của phần lớn sinh viên Ngoài ra có một số sinh viên do đi làm thêm bởi tính chất của công việc và số giờ làm thêm gây cho sinh viên bị phân tâm, khó tập trung và đảm bảo được việc học Tuy nhiên, cũng có một số sinh viên cân đối được giữa việc học và việc làm thêm khá tốt Qua đó, đề tài cũng đã đưa ra một số giải pháp giúp cho sinh viên cải thiện được kết quả học tập của mình bằng cách phải nỗ lực tập trung cho việc học, giải quyết vấn đề về thời gian và cố gắng tìm kiếm những công việc phù hợp với chuyên ngành đang theo học THEO NGHIÊN CỨU CỦA THẠC SỸ NGUYỄN VĂN NIÊN: “Tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên khối ngành kinh tế khu vực thành phố Hồ Chí Minh” ( kỷ yếu hội nghị khoa học của cán bộ, giảng viên trẻ và người học sau đại học trường đại học kinh tế - luật năm 2019 ) Với phương pháp ước lượng, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến, với ước lượng theo phương pháp OLS Dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng bảng câu hỏi được phát trực tiếp cho các sinh viên khối ngành kinh tế đang học tập tại các trường trong địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và được khảo sát thông qua thư điện tử Thời gian khảo sát từ ngày 16/01/2019 đến 01/03/2019 với các câu hỏi được thiết kế để thu thập các dữ liệu phù hợp với các biến trong mô hình nghiên cứu Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đi làm thêm đã có những tác động tiêu cực nhất định đến kết quả học tập của sinh viên Việc khai thác triệt để các lợi ích từ việc đi làm thêm sẽ là tiền đề cho sinh viên nói chung và sinh viên khối ngành Kinh tế nói riêng có cơ hội rèn luyện và nâng cao tiềm năng phát triển, giá trị của bản thân để từ đó cải thiện chất lượng học tập và cuộc sống 8 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 2 Công trình nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu “Part-time Job and Students Academic Achievement” (việc làm bán thời gian và thành tích học tập của sinh viên) của tác giả Safrul Muluk (T9.2017) Bài nghiên cứu khảo sát của các sinh viên khoa tiếng anh, tại khoa giảng dạy và đào tạo giáo viên, Đại học Ar-Raniry State Islamic University (UIN), Banda Aceh, Indonesia, đang làm công việc bán thời gian bên ngoài khuôn viên trường Phương pháp tiếp cận định tính được sử dụng để phân tích các tác động của công việc bán thời gian đối với thành tích học tập của sinh viên 30 sinh viên được chọn là mẫu của nghiên cứu này một cách có chủ đích Nghiên cứu xem xét kỹ lưỡng các yếu tố: Kết quả học tập của sinh viên dưới dạng điểm trung bình Lượng thời gian dành cho công việc bán thời gian Cũng như các loại công việc mà sinh viên tham gia để làm rõ mối quan hệ giữa công việc bán thời gian và kết quả học tập của họ Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù dành thời gian cho công việc bán thời gian, nhưng điểm trung bình của sinh viên vẫn trên mức trung bình Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thời gian cần thiết để kết thúc việc học của họ lâu hơn so với những người không có công việc bán thời gian CHƯƠNG III : KHUNG LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.Khung lý thuyết Việc làm thêm Theo Duy, V Q., Hằng, T T T., Diễm, N H., & Hậu, L L (2015) việc làm thêm (part-time job) là một dạng hợp đồng được thực hiện vài giờ trên tuần ít hơn so với làm việc toàn thời gian Người đi làm được xem như người làm việc bán thời gian nếu họ thường làm việc ít hơn 32 hay 35 giờ hằng tuần ( ILO – tổ chức lao động quốc tế ) Theo ILO, số lượng người làm việc bán thời gian đang gia tăng từ 1/4 đến 1/2 trong hơn 25 năm vừa qua ở hầu hết các quốc gia phát triển, trừ nước Mỹ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đi làm bán thời gian, bao gồm sở thích làm thêm, công nhân muốn giảm thời 9 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 gian làm việc và không tìm được việc làm chọn thời gian Việc làm theo tổ chức lao động quốc tế (2003), công việc bán thời gian là một hình thức việc làm có số giờ làm việc mỗi tuần ít hơn so với công việc toàn thời gian (Muluk, 2017) Kết quả học tập của sinh viên Kết quả học tập của sinh viên bao gồm các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà người học có được trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường (An, N T T., Thu, N T N., Oanh, D T K & Van Thanh, N., 2016) Kết quả học tập là bằng chứng cho sự thành công của sinh viên về kiến thức, kỹ năng, năng lực và thái độ đã được đặt ra trong mục tiêu giáo dục (Robinson, 1999) Xét trên khía cạnh quản lý, kết quả học tập được thể hiện bằng điểm số trung bình cộng của sinh viên trong suốt quá trình học tập, xét trên khía cạnh lĩnh hội thì kết quả học tập là tất cả những kiến thức mà sinh viên tiếp thu và tích trữ được trong quá trình học tập (Muluk, 2017) 2.Phương pháp nghiên cứu 2.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xem xét sự khác nhau về kết quả học tập thông qua điểm trung bình học kỳ của 2 đối tượng sinh viên bao gồm sinh viên có đi làm thêm và sinh viên không đi làm thêm Song song đó, nghiên cứu còn xem xét sự khác nhau giữa kết quả học tập thông qua điểm trung bình học kỳ của nhóm đối tượng sinh viên đi làm thêm ở 2 thời kỳ là trước và sau khi đi làm Đồng thời xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập từ việc đi làm thêm như số giờ sinh viên dành cho việc làm thêm sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập như thế nào? 2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính Là nghiên cứu được những đặc trưng bởi mục đích của nghiên cứu và phương pháp được tiến hành để nghiên cứu, với mục đích là nghiên cứu những mặt, những vấn đề của cuộc sống, xã hội, quan tâm đến ý nghĩa của các hiên tượng, tình huống, sự việc Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu khám phá: nghiên cứu các tài liệu thứ cấp và thảo luận nhóm với đối 10 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 tượng sinh viên có đi làm thêm để khám phá các yếu tố ảnh hưởng của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên Từ kết quả đó thiết lập bảng câu hỏi chính thức phục vụ cho nghiên cứu định lượng 2.3 Phương pháp phân tích tổng hợp Được sử dụng để tìm ra vấn đề nghiên cứu và rút ra những kết luận cần thiết về cơ sở lý thuyết thông qua việc tìm hiểu các tư liệu, giáo trình, các bài nghiên cứu thuộc lĩnh vực có liên quan đến phạm vi đề tài 2.4 Phương pháp điều tra khảo sát Là phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu phổ biến nhất dựa trên các bảng hỏi Đặc điểm chính của phương pháp điều chính của phương pháp điều tra khảo sát là được sử dụng trong phương pháp điều biết Được vận dụng dưới dạng phát phiếu điều tra cho các sinh viên trường đại học Công Nghiệp Hà Nội để nắm bắt được ảnh hưởng của việc làm thê đến kết quả học tập 2.5 Phương pháp thống kê Dùng để xử lí các số liêu thu nhập được trong quá trình khảo sát , bổ trơ trong các phương pháp phân tích tổng hợp nhằm đạt kết luận chính xác , khách quan 2.6 Phương pháp so sánh đối chiếu Được sử dụng để só sánh kết quả học tập , thời gian rảnh … giữa sinh viên đi làm thêm và sinh viên không đi làm thêm ảnh hưởng của việc làm thêm 3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 3.1 Mô hình nghiên cứu Thời gian làm thêm Theo Muluk (2017), sinh viên dành càng nhiều thời gian đi làm thêm càng ảnh hưởng đến kết quả học tập do sức khỏe giảm sút Theo Went, M., & YU, W.C (2010) và An, N T T., Thu, N T N., Oanh thời gian đi làm them phù hợp với lịch sinh hoạt giúp sinh viên không bị ảnh 11 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 hưởng tiêu cực, thời gian nghỉ ngơi được đảm bảo Thời gian làm them lưu động nên không trùng với lịch học trên trường của sinh viên Theo Duy (2016), Trang (2019) và Duy, V Q, Hằng, T T T., Diễm, N H., L L (2015) sinh viên xin được việc làm them có thời gian phù hợp không ảnh hưởng đến việc thời gian tự học thì việc học vẫn được đảm bảo Mục đích đi làm thêm Theo Muluk (2017) và Tessema, M T., Ready, K.J., & Astani, M (2014) sinh viên đi làm them thật nhiều vì muốn kiếm them thu nhập trang trải học phí và sinh hoạt Theo Went, M., & Yu, W.C (2010) sinh viên đi làm thêm với mục đích cải thiện kỹ năng mềm hay kiến thức chuyên ngành cần được khuyến khích Một số sinh viên đi làm them chỉ để giết thời gian rảnh Tính chất công việc Theo Muluk (2017) công việc không cố định thời gian phù hợp với lịch học tập trên trường của sinh viên Sinh viên tham gia các công việc liên quan đến chuyên ngành học sẽ giúp họ tích lũy kinh nghiệm, vận dụng cho việc học và sau này (theo Tessema và các cộng sự) Theo Robinson (1999) và Anh, N P T., Trí, H M., & Hoa, T T T (2013) công việc tay chân như bếp núc, công nhân sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của sinh viên, ngược lại với các công việc nhẹ nhàng, phù hợp với khả năng làm sinh viên thoải mái, không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe Công việc liên quan đến chuyên môn, sinh viên tích lũy được nhiều kiến thức hơn Môi trường làm thêm Theo Tessema, M T., Ready, K J., & Astani, M (2014) môi trường làm việc cởi mở giúp sinh viên dễ dàng chia sẻ kiến thức với bạn bè, đồng nghiệp Môi trường làm việc chuyên nghiệp sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm chuyên môn và kỹ năng mềm Trong môi trường năng động sẽ giúp sinh viên làm quen được nhiều đồng nghiệp, mở rộng mạng lưới hiểu biết Và cuối cùng, Ở môi trường đa ngôn ngữ vốn ngoại ngữ của người đi làm được cải thiện rõ rệt 12 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 Theo Anh, N P T., Trí, H M., & Hoa, T T T (2013) môi trường làm việc căng thẳng sẽ giúp sinh viên làm quen và rèn luyện được sức chịu đựng căng thẳng Kế thừa các nghiên cứu trước đây để xây dựng nên mô hình nghiên cứu sau: Mô hình nghiên cứu tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thời gian Mục đích Kếất qủa học tập của sinh viến Tính chấtấ trường Đại Học Công Nghiệp Môi trường 3.2 Giả thuyết nghiên cứu - Giả thuyết 1: thời gian đi làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả học tập - của sinh viên trường đại công nghiệp - Giả thuyết 2: mục đích đi làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học công nghiệp - Giả thuyết 3: tính chất công việc làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học công nghiệp - Giả thuyết 4: môi trường làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học công nghiệp 4 Thiết kế nghiên cứu 4.1 Phương pháp chọn mẫu: 13 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 Chọn mẫu ngẫu nhiên: Tiến hành điều tra khảo sát với sinh viên năm nhất Haui Và phát phiếu điều tra với số lượng định sẵn để có kết quả chung nhất về các tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên Chọn mẫu phi ngẫu nhiên: dùng phương pháp chọn mẫu định mức Chọn 100 sinh viên (cả nam và nữ), khóa K17 thuộc tất cả các ngành học: Kế toán – Kiểm toán, Marketing, Quản trị nhân lực,…… trong năm học 2022-2023 trên tổng gần 7200 sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội Cỡ mẫu: 100 Quy trình tiến hành trên thực tế: - Phỏng vấn online một số bạn sinh viên để xác định những tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên - Thiết lập bảng hỏi điều tra định tính và định lượng, sử dụng Google Form tạo phiếu điều tra online với lượng câu hỏi phù hợp để khảo sát 4.2 Nguồn thu thập dữ liệu Xác định nguồn thu nhập dữ liệu thứ cấp qua giáo trình, mạng Internet Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp nhóm đã thiết kế bảng hỏi khảo sát trực tuyến bằng Google Form để thu thập dữ liệu 4.3 Phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể Phương pháp nghiên cứu định tính: Nhóm nghiên cứu sử dụng công cụ phỏng vấn với mục đích thu thập thông tin ý kiến về tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên Haui - Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nhóm sử dụng Google Form để thiết kế phiếu điều tra khảo sát online Phiếu điều tra khảo sát gồm 3 phần: Phần 1: Thông tin, quan điểm cá nhân của sinh viên về quyết định sử dụng phương tiện đến trường: tình trạng học tập hiện tại, lý do đi làm thêm đó,thời gian di chuyển 14 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 Phần 2: Thông tin về sự ảnh hưởng của các tác động của việc đi làm thêm thông qua các biến nghiên cứu với thang đo likert 5 cấp độ 1 Hoàn toàn không đồng ý 2 Không đồng ý 3 Trung lập 4 Đồng ý 5 Hoàn toàn đồng ý Phần 3: Phần thông tin cá nhân của sinh viên: bao gồm lớp học, giới tính 4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu Bằng phương pháp thống kê mô tả, và phân tích hồi quy Binary Logistic bằng phần mềm thống kê IBM SPSS 20.0 và Excel được sử dụng Nhóm nghiên cứu chọn lọc tất cả các kết quả điều tra được để đưa đến 1 kết quả khái quát nhất về các tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất Haui Bảng 1: Điểm trung bình học kì của sinh viên ở giai đoạn trước và sau khi đi làm thêm(n=30) Chỉ tiêu Điểm trung Độ lệch chuẩn bình Điểm trung bình của sinh viên trước khi đi 7,75 0,67 làm thêm Điểm trung bình của sinh viên sau khi đi 7,26 0,62 làm thêm CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ THẢO LUẬN 1 Kết quả phân tích: Nghiên cứu được tiến hành khảo sát 100 sinh viên năm nhất trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và thu về được 100 phiếu khảo sát Các bạn sinh viên tham gia khảo sát 15 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 đang học các chuyên ngành khác nhau Như ngành kế toán, công nghệ thông tin, điện tử, quản trị kinh doanh… Kết quả khảo sát cho thấy, nếu đi làm thêm thì các bạn dành cho việc học, nhiều nhất là hơn 2 giờ (43,5%), (31,9%) là các bạn dành khoảng 2 giờ đồng hồ cho việc học Ngoài ra cũng có các bạn dành khoảng 1 giờ (15,9%) Cuối cùng, có (8,7%) là các bạn chọn không có thời gian dành cho việc học Theo thống kê kết quả học tập kì 1 năm nhất, số lượng sinh viên đạt khá chiếm tỷ lệ cao nhất (62,9%), tiếp đến là sinh viên đạt loại giỏi chiếm (20%), thứ 3 là (8,6%) sinh 16 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 viên đạt 17 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 Khi được hỏi về việc làm thêm thì kinh nghiệm việc làm thêm càng nhiều càng cải thiện đến kết quả học tập của bạn, chúng tôi đã nhận được nhiều câu lời khác nhau thì trong đó: cho rằng ý kiến trên là đúng chiếm nhiều nhất (65,7%), và cũng có (25,7%) sinh viên cho rằng ý kiến trên là sai Ngoài ra cũng có vài ý kiến khác đó là kinh nghiệm việc làm thêm càng nhiều không liên quan đến học tập nói chung, tùy theo cách mỗi người học tập hay tùy ngành mình làm thêm Bảng 2: Tác động từ việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên(n=30) TT Tác động đến việc học khi sinh viên đi làm Tỉ lệ (%) thêm 26,7% 1 Không đảm bảo lịch học 16,7% 2 Giảm thời gian đến lớp 86,7% 3 Giảm thời gian tự học 46,7% 4 Không có thời gian học bài 46,7% 5 Phân tâm trong việc học Qua phiếu khảo sát từ các sinh viên trên ta thấy việc giảm thời gian tự học chiếm tỉ lệ cao nhất (86,7%), tiếp đến là không có thời gian học bài cùng với sự xao nhãng, phân tâm trong việc học chiếm (46,7%), bên cạnh đó là việc sinh viên không đảm bảo lịch học chiếm đến (26,7%) Cuối cùng là tỷ lệ thấp nhất (16,7%) là sinh viên giảm thời gian đến lớp 2 Bài luận Thông qua bước nghiên cứu định lượng bằng cách xử lý 100 mẫu dữ liệu thu thấp từ sinh viên Công nghiệp HN hỏi bằng mô hình kinh tế định lượng kết hợp nghiên cứu định tính bới công đoạn tổng hợp các cơ sở lí thuyết các công trình nghiên cứu liên quan và phỏng vấn trực tiếp sinh viên các vấn đề được rút ra là: Thứ nhất qua kết quả thống kê mô tả cho thấy quyết định đi làm thêm ngày càng ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên cụ thể là 65,7 % 18 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 Thứ hai , qua nghiên cứu định lượng nhiều yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên đi làm thêm , trong đó mỗi yếu tố khác nhau sẽ có mức độ tác động nhất định đúng như kì vọng của nghiên cứu cụ thể như sau : Một là , sự liên kết giữa việc làm thêm và nghành học đóng vai trò quan trọng đến kết quả học tập Thực tế không phải sinh viên nào cũng cân bằng được việc học tập và việc mình đang làm thêm , trong số những sinh viên làm thêm được khảo sát thì có đến 86,7% số sinh viên bị giảm thời gian tự học , không có thời gian học bài và bị phân tâm xao nhãng cũng chiếm đến 46,7% , bên cạnh đó việc sinh viên không đảm bảo lịch học chiếm đến 26,7% Cuối cùng là tỷ lệ thấp nhất 16,7% là sinh viên giảm thời gian đến lớp Hai là , thời gian dành ra cho công việc làm thêm cũng tương tự như khoảng cách đến nơi làm và mức lương tác động tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên Theo kết quả thu được , số lượng sinh viên đạt khá chiếm tỷ lệ cao nhất (62,9%), tiếp đến là sinh viên đạt loại giỏi chiếm (20%), thứ 3 là (8,6%) sinh viên đạt xuất sắc Ngoài ra chiếm tỷ lệ rất nhỏ sinh viên đạt trung bình và yếu Việc quan trọng để tận dụng ích lợi từ việc làm thêm là quản lí quỹ thời gian một cách hợp lí hiệu quả và hợp lí nhất , đảm bảo sức khoẻ để luôn tỉnh táo đón nhận những kiến thức từ làm thêm Nếu sinh viên biết tự ý thức tự cân đối đánh giá để có lịch làm việc phù hợp thì thời gian làm việc sẽ không là yếu tố làm giảm kết quả học tập của sinh viên Thứ ba , việc làm thêm cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của sinh viên , cụ thể là 100% sinh viên tham gia khảo sát đều cho thấy rằng bản thân bị mất tập trung và xao nhãng , mệt mỏi nghiệm trọng khi đi làm thêm liên tục và thường xuyên Thậm chí tình trạng này xảy ra liên tục và gây ra các bệnh lí Đa số các sinh viên cũng thấy rằng đi làm thêm ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của họ , bên cạnh đó cũng có một số cho rằng đó không phải là vấn đề nếu họ biết sắp xếp hợp lí thời gian làm thêm và nghỉ ngơi đầy đủ CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý GIẢI PHÁP 1 Kết luận 19 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 Qua các kết quả nghiên cứu đã được khảo sát ở trên , nhóm nghiên cứu đã trả lời được những câu hỏi nghiên cứu đã đề ra trước đó: - Công việc làm thêm có ảnh hưởng tương đối đến sức khỏe và kết quả học tập của sinh viên tùy theo từng mức độ công việc - Có sự khác biệt về kết quả học tập giữa sinh viên đi làm thêm và sinh viên không đi làm thêm - Môi trường làm thêm tác động một phần vừa phải đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất Haui Qua việc khảo sát đối tượng sinh viên có đi làm thêm, nghiên cứu cũng đưa ra được những yếu tố của việc đi làm thêm tác động đến kết quả học tập như làm cho sinh viên không có nhiều thời gian học bao gồm cả việc học ở lớp, tự học và cả những giờ học bài Bên cạnh đó, việc đi làm thêm còn ảnh hưởng đến sức khỏe của phần lớn sinh viên Ngoài ra có một số sinh viên do đi làm thêm bởi tính chất của công việc và số giờ làm thêm gây cho sinh viên bị phân tâm, khó tập trung và đảm bảo được việc học Tuy nhiên, cũng có một số sinh viên cân đối được giữa việc học và việc làm thêm khá tốt Điều này giúp sinh viên vừa kiếm thêm thu nhập, nâng cao các kỹ năng mềm , phát triền bản thân và mở rộng được các mối quan hệ Vì vậy, để cân bằng được 2 viêc một cách hiêu quả, đề tài cũng đã đưa ra một số giải pháp giúp cho sinh viên cải thiện được kết quả học tập của mình bằng cách phải nỗ lực tập trung cho việc học, giải quyết vấn đề về thời gian và cố gắng tìm kiếm những công việc phù hợp với chuyên ngành đang theo học Song song đó, sinh viên cũng cần áp dụng một số giải pháp khác như cần xây dựng phương pháp học tập hợp lý, tham gia học nhóm, thực hiện đầy đủ những việc cần phải làm trước và trong khi học ở lớp và xây dựng thời khóa biểu thật cụ thể cho việc học và việc làm thêm 2 Hàm ý giải pháp Với kết quả nghiên cứu đã đạt được cùng sự bàn luận thông qua phiếu khảo sát, đa số các bạn sinh viên năm nhất đều đã hoặc đang đi làm thêm, và số giờ làm thêm có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên theo mức độ tăng dần Vậy để giúp sinh viên đạt được kết quả học tập tốt khi đang đi làm, một số khuyến nghị đã được đặt ra: 20 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com)