Trang 1 BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI---TIỂU LUẬNPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNHIỆU QUẢ TEAMWORK CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT HA
lOMoARcPSD|39459588 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TEAMWORK CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT HAUI Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Dương Vũ Thị Thùy Duyên Vũ Thị Lan Hương Nguyễn Thị Liên Chu Thị Hồng Nga Giáo viên hướng dẫn:Trần Thị Lan Anh Hà Nội-2023 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 TÓM TẮT 3 PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU 4 1.Lí do lựa chọn đề tài 4 2 Mục tiêu nghiên cứu .5 3 Đối tượng nghiên cứu 5 4 Phạm vi nghiên cứu 5 4.1 Phạm vi mẫu 5 4.2 Phạm vi nội dung 6 4.3 Phạm vi không gian .6 4.4 Phạm vi thời gian 6 5 Câu hỏi nghiên cứu 6 6 Kết cấu của bài nghiên cứu 6 PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG .6 I CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6 1 Tổng quan nghiên cứu đề tài 6 1.1 Một số đề tài về ảnh hưởng của hoat động teamwork của sinh viên 6 1.2 Một số đề tài về ảnh hưởng đến hoạt động teamwork của sinh viên năm nhất7 2 Cơ sở lý thuyết .8 II CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 1 Phương pháp nghiên cứu 10 1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 11 1.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 11 1.3 Phương pháp thống kê toán học 11 2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 11 2.1 Mô hình nghiên cứu 12 2.2 Giả thuyết nghiên cứu 12 III CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .13 1 Kết quả thống kê tần số 13 2 Kết quả thống kê mô tả các biến nghiên cứu .14 Ⅳ Chương 4: Thảo luận và hàm ý chính sách 18 1 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 1 Thảo luận 18 2 Hạn chế 18 3 Hàm ý chính sách .19 PHẦN 3: PHỤ LỤC 19 1 Tài liệu tham khảo 19 2 Bảng khảo sát .21 2 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã đưa môn học Phương pháp nguyên cứu khoa học vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn cô Trần Thị Lan Anh đã giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này Bộ môn là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỏ ngỏ Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả teamwork của sinh viên năm nhất trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong bối cảnh sau đại dịch Covid-19.Dữ liệu được thu thập từ khảo sát 100 sinh viên năm nhất đang học tập tại cơ sở 3 của trường-Tp Phủ Lý, Hà Nam Nghiên cứu sử dụng mô hình IPO về hiệu quả nhóm và phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS, đồng thời chọn lọc được 7 yếu tố đầu vào: Kiến thức và kỹ năng, Thái độ làm việc của các thành viên trong nhóm, Lãnh đạo, Mối quan hệ, Khoa học công nghệ, Sự hỗ trợ và Quá trình làm việc Thời gian khảo sát từ ngày 27/03/2023 đến ngày 10/06/2023, kết quả chỉ ra rằng hầu hết các yếu tố đều có tác động tích cực tới hoạt động teamwork Trong đó ba nhân tố tác động chính là Kiến thức và kỹ năng, Thái độ của các thành viên trong nhóm và Khoa học công nghệ Từ khóa: teamwork,hiệu quả, sinh viên, nhân tố, ảnh hưởng,nhân tố ảnh hưởng tới teamwork,Covid-19 3 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 PHẦN Ⅰ: LỜI MỞ ĐẦU 1 Lý do lựa chọn đề tài Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hôm nay đang đứng trước muôn vàn thời cơ và thách thức, điều này đề ra nhu cầu cấp thiết cho nền giáo dục Việt Nam đó là việc nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng nhân tài Song song với việc đào tạo những kiến thức chuyên môn thì sinh viên cũng cần trang bị cho mình những kĩ năng mềm để đáp ứng nhu cầu xã hội Ngày nay, kĩ năng teamwork gần như không thể tách rời với sinh viên, nó có thể coi như hành trang mang theo khi sinh viên ra trường để có thể sống và làm việc trong các tổ chức một cách hiệu quả.Ví dụ như các trường đại học Úc thường coi “tinh thần đồng đội” là một thuộc tính tốt nghiệp và là một phần không thể thiếu trong tập hợp các kỹ năng linh hoạt và có thể chuyển đổi phù hợp với các loại công việc khác nhau Mặc dù hiện nay, hầu hết sinh viên đại học nói chung và sinh viên Đại học Công Nghiệp nói riêng cũng phần nào tiếp cận với phương pháp học đầy hiệu quả này, tuy nhiên kết quả khảo sát trong nghiên cứu “Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội” được thực hiện vào năm 2018 của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, có tới 78% sinh viên thừa nhận rằng mình hoạt động nhóm chưa hiệu quả (Nguyễn Hiếu và cộng sự, 2018) Đặc biệt đối với đa phần các sinh viên từ bậc trung học phổ thông lên bậc Đại học đều không thích ứng kịp với cách học và làm việc nhóm Một số khác tuy tham gia làm việc nhóm nhưng không tìm thấy sự thích thú trong công việc dẫn đến làm việc kém hiệu quả Trong bốn năm trở lại đây, sau bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đã có tác động lớn lên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục Việc chuyển hình thức học tập từ học truyền thống sang học trực tuyến cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến các thay đổi trong phương thức học tập và tương tác của học sinh, trong đó có hoạt động làm việc nhóm của học sinh, sinh viên Theo đó vấn đề được đặt ra là làm thế nào để phương pháp học tập này được thực hiện rộng rãi và phát huy được hiệu quả trong sinh viên, đặc biệt đối với sinh viên năm nhất giúp sinh viên nhanh chóng lĩnh hội kiến thức, nhóm nghiên cứu đã 4 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 chọn đề tài:“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả teamwork của sinh viên năm nhất.” 2 Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quan: Nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động nhóm của sinh viên năm nhất, từ đó tìm ra những nhân tố và mức độ làm ảnh hưởng đến quá trình và kết quả của hoạt động nhóm của sinh viên năm nhất - Mục tiêu cụ thể: + Tìm hiểu yếu tố thuận lợi và khó khăn trong làm việc nhóm của sinh viên năm nhất qua đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả hoạt động teamwork + Đề ra những giải pháp hợp lý nhằm giải quyết những vấn đề ảnh hưởng tới hoạt động nhóm và đưa ra một số đề suất nhằm nâng cao kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên 3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng tập trung nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả teamwork của sinh viên năm nhất với khách thể nghiên cứu là sinh viên năm nhất Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 4 Phạm vi nghiên cứu 4.1 Phạm vi mẫu: Sinh viên năm nhất Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 4.2 Phạm vi nội dung: -Một số khái niệm có liên quan đến đề tài “ Nhân tố làm ảnh hưởng đến hoạt động teamwork của sinh viên năm nhất” như: Khái niệm về nhóm Khái niệm về teamwork ( làm việc theo nhóm ) Khái niệm về sinh viên Khái niệm về lòng tin Khái niệm về khả năng lãnh đạo 5 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 Khái niệm về đại dịch Covid-19 - Vai trò của hoạt động teamwork Thực trạng hoạt động teamwork hiện nay của sinh viên năm nhất - Các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình teamwork của sinh viên năm nhất - Đề ra biện pháp khắc phục 4.3 Phạm vi không gian: Cơ sở 3 Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội, nơi học tập và sinh hoạt của sinh viên năm nhất Đại học 4.4 Phạm vi thời gian: Từ 18/03/2023 đến 10/06/2023 5 Câu hỏi nghiên cứu - Kỹ năng làm việc nhóm đem lại những lợi ích như thế nào đối với sinh viên? Có giúp ích cho sinh viên trong thực tiễn đời sống hay không? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động teamwork và mức độ ảnh hưởng của nó? - Kết quả của việc hoạt động nhóm có ảnh hưởng như thế nào tới GPA của sinh viên? PHẦN Ⅱ : PHẦN NỘI DUNG Ⅰ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.Tổng quan nghiên cứu đề tài 1.1.Một số đề tài về ảnh hưởng của hoạt động teamwork của sinh viên + Trong nước: Trong một nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hưng và các tác giả với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Việt Nam” Thông qua mô hình IPO (từ nghiên cứu về hiệu quả đội nhóm của tác giả Hackman, 1983) Mô hình IPO mô tả làm việc đội bằng ba giai đoạn: (i) Đầu vào: dung nạp nguồn lực; (ii) Quá trình vận hành: thực hiện hoạt động tương tác; (iii) Đầu ra: tạo ra hiệu quả Từ đó chỉ ra có sáu nhân tố đầu vào tác động tích cực tới hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên gồm: kiến thức và kĩ năng, thái 6 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 độ làm việc, lãnh đạo, mối quan hệ, khoa học công nghệ, sự hỗ trợ Ngoài ra, quá trình làm việc đóng vai trò quan trọng để đạt được kết quả tốt + Nước ngoài: Theo Min-Ho Joo & Vanessa P Dennen các yếu tố này bao gồm nỗ lực, sáng kiến (sự bày tỏ ý kiến của thành viên), trách nhiệm và hành vi hỗ trợ David W Johnson và Roger T Johnson lại cho rằng 5 yếu tố chính để hợp tác nhóm tốt hơn đó là sự phụ thuộc tích cực (Positive Interdependence), trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhóm (Individual Accountability), sự tương tác, hỗ trợ giữa các thành viên (Social Skills), kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm (Social Skills), và cuối cùng là đánh giá trong nhóm (Group Processing) Hay theo S.Mubaraz, J.Heikkila, L.Bellotti, A Kimberley(2021) “Students’ assessment of factors affecting team structure & fundaments of good teamwork” dựa trên đánh giá của sinh viên, 'giao tiếp' được xác định là yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc nhóm nhiều hơn đáng kể so với ' chuẩn mực nhóm' và ' sự phân công công việc' Các sinh viên nữ đánh giá các tiêu chuẩn của nhóm có tác động lớn hơn đến cấu trúc nhóm so với các sinh viên nam Những học sinh có trước kinh nghiệm coi cả 'giao tiếp' và 'phân công công việc' ảnh hưởng nhiều hơn đến nhóm cơ cấu so với sinh viên chưa có kinh nghiệm Ngoài ra, những người trả lời cũng được yêu cầu xếp hạng tầm quan trọng của các biến được chọn là cơ bản để đạt được tinh thần đồng đội tốt Các biến đã cho là 'giao tiếp nhanh', 'tương tác hiệu quả', 'sự hỗ trợ của các thành viên', 'mục tiêu cuối cùng (chính) mà nhóm hướng tới' và ' việc đưa ra quyết định tập thể' Phân tích cho thấy biến “tương tác hiệu quả” được đánh giá có tầm quan trọng lớn nhất trong việc đạt được tinh thần đồng đội tốt Phân tích sâu hơn về dữ liệu cho thấy rằng, khi so sánh về giới tính,những người được hỏi là nữ đánh giá 'ra quyết định tập thể' là một biến số quan trọng hơn của tinh thần đồng đội hơn so với các sinh viên nam 1.2.Một số đề tài về ảnh hưởng đến hoạt động teamwork của sinh viên năm nhất Theo Phan Thị Hồng Hà “Thực trạng nguyên nhân làm việc nhóm kém hiệu quả của sinh viên năm thứ nhất trường đại học Đồng Nai” Có 3 nguyên nhân khiến việc làm việc nhóm kém hiệu quả của sinh viên năm nhất là: Nguyên nhân thứ nhất là do nhận thức về nhóm chưa đúng và đầy đủ Chỉ có 49,2% sinh viên được khảo sát nhận thức đúng về khái niệm nhóm Chính vì nhận thức chưa đúng về khái niệm 7 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 nhóm nên khi tiến hành làm việc nhóm, sinh viên năm thứ nhất chưa có thái độ và hành vi tự giác, tích cực, chủ động Thứ hai là nguyên nhân chủ quan về phía sinh viên như: Thái độ và hành vi làm việc nhóm chưa tích cực (thiếu tinh thần trách nhiệm khi làm việc nhóm, không hợp tác, lười biếng, thụ động) là nguyên nhân cơ bản, cốt lõi dẫn đến làm việc nhóm kém hiệu quả Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân khách quan như: nhóm không đưa ra các nguyên tắc khi làm việc theo nhóm; không có sự phân công công việc rõ ràng; nhóm trưởng làm việc theo phong cách áp đặt ý kiến Các nghiên cứu trên đều phân tích, chỉ ra những nhân tố trong hoạt động làm việc nhóm có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả làm việc nhóm của người học Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng những nhân tố trong hoạt động làm việc nhóm có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập của người học thông qua hiệu quả làm việc nhóm, đặc biệt là sau bối cảnh dịch bệnh Covid 19 Nhận thấy được xu hướng đó, đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm sẽ chỉ ra những nhân tố của hoạt động làm việc nhóm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó Đồng thời đưa ra các đề xuất về các biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên năm nhất Đại học Công nghiệp Hà Nội Với vấn đề nghiên cứu nhóm nghiên cứa đã tiếp cận hoạt động làm việc nhóm thông qua kết quả học tập của sinh viên năm nhất trong bối cảnh sau dịch bệnh Covid-19 Vì đây là đối tượng được trải nghiệm hoạt động làm việc nhóm ở cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến nên sẽ có sự đánh giá khách quan hơn Trên cơ sở đó, kết hợp với quá trình nghiên cứu tham khảo các tài liệu liên quan, nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng bảng khảo sát thành 4 phần, cụ thể là: Các nhân tố ảnh hưởng; Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; Hiệu quả của hoạt động làm việc nhóm; và Kết quả học tập Việc lựa chọn 4 nội dung trên là hoàn toàn phù hợp với xu hướng, mối quan tâm của các bạn trẻ về việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng cần thiết trong hoạt động làm việc nhóm Nghiên cứu cũng có thể giúp người học tìm ra phương pháp học tập và làm việc nhóm phù hợp, hiệu quả để sinh viên phát huy được những năng lực của bản thân Từ đó làm nền tảng giúp sinh viên có kỹ năng tốt để làm việc nhóm trong các tổ chức trong và ngoài nước, góp phần phát triển hội nhập kinh tế quốc tế 2.Cơ sở lí thuyết 8 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 Nhóm là một tập hợp gồm nhiều người từ 2 đến 3 người trở lên với trình độ, chuyên môn, năng lực,… khác nhau hợp tác hỗ trợ nhau vì mục tiêu chung nào đó Bổ trợ nhau, phụ thuộc thông tin, công việc của nhau để thực hiện phần việc của mình Mục tiêu cá nhân khó hoặc không có khả năng làm được lúc này nhóm sẽ hình thành Nhóm sẽ giải quyết các vấn đề đòi hỏi nhiều kỹ năng Một người không thể giỏi cùng một lúc nhiều việc Chỉ có tập thể mới đảm nhận được điều đó Nhóm là lựa chọn tốt nhất đối với mục tiêu phức tạp Teamwork (Làm việc theo nhóm) là nỗ lực hợp tác của một nhóm để đạt được một mục tiêu chung hoặc để hoàn thành một nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất Khái niệm này được hiểu trong khuôn khổ lớn hơn của nhóm , đó là một nhóm các cá nhân phụ thuộc lẫn nhau làm việc cùng nhau hướng tới một mục tiêu nhất định Quy mô nhóm có thể thay đổi tùy theo mục tiêu Một đội phải bao gồm ít nhất 2 thành viên trở lên và hầu hết các đội có quy mô từ 2 đến 100 Thường có quy mô cố định dựa trên các quy tắc đã đặt và các nhóm làm việc có thể thay đổi quy mô tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ phức tạp của mục tiêu Các nhóm cần có khả năng tận dụng các nguồn lực để làm việc hiệu quả (tức là sân chơi hoặc không gian họp, thời gian lên kế hoạch cho việc lập kế hoạch , hướng dẫn từ huấn luyện viên hoặc người giám sát, hỗ trợ từ tổ chức, ) và xác định rõ vai trò trong nhóm để mọi người đều có lợi phải có mục đích rõ ràng Làm việc theo nhóm hiện diện trong bất kỳ bối cảnh nào mà một nhóm người đang làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung Sinh viên chủ yếu là những người đăng ký vào trường hoặc cơ sở giáo dục khác tham gia các lớp học trong khóa học để đạt được mức độ thành thạo môn học theo hướng dẫn của người hướng dẫn, và dành thời gian bên ngoài lớp để thực hiện bất kỳ hoạt động nào mà giảng viên chỉ định là cần thiết cho việc chuẩn bị lớp học hoặc để gửi bằng chứng về sự tiến bộ đối với sự thành thạo đó Theo nghĩa rộng hơn, sinh viên là bất kỳ ai đăng ký chính mình để được tham gia các khóa học trí tuệ chuyên sâu với một số chủ đề cần thiết để làm chủ nó như là một phần của một số vấn đề ngoài thực tế trong đó việc làm chủ các kiến thức như vậy đóng vai trò cơ bản hoặc quyết định 9 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 nhiều và tác động rất nhiều và qua 2 mức độ: đồng ý và không đồng ý Trên cơ sở dữ liệu thu thấp được, đề tài phân tích và xác nhận các yếu tố tác động đến kết quả học tập và từ đó đưa ra các giải pháp 1.3 Phương pháp thống kê toán học: Nhóm đã sử dụng phần mềm Excel để lọc và mã hóa dữ liệu thu thập được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đồng thời nhóm sử dụng công cụ phân tích dữ liệu SPSS 20 để phân tích, xử lý các dữ liệu 2 Mô hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu 2.1 Mô hình nghiên cứu Dựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết, tổng quan nghiên cứu, các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động teamwork được xác định là: (1) Kiến thức và kỹ năng, (2)Thái độ làm việc, (3) Lãnh đạo, (4) Mối quan hệ, (5) Khoa học công nghệ,(6) Sự hỗ trợ Trên cơ sở nêu trên, mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau Kiếnế thức và kỹỹ năng Cá nhân Thái độ làm việc Tập thể Lãnh đạo Quá trình làm Hiệu quả nhóm Mốếi quan hệ việc Khoa học cống nghệ Bến ngoài Sự hốỹ trợ 12 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu Biến phụ thuộc: Hiệu quả nhóm Biến độc lập: Kiến thức và kỹ năng, thái độ làm việc, lãnh đạo, mối quan hệ, khoa học công nghệ, sự hỗ trợ 2.2 Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết H1: Kỹ năng làm việc nhóm rèn luyện lại những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống cho sinh viên giúp ích trong việc học tập, công việc và cả trong đời sống thường nhật Giả thuyết H2: Yếu tố của cá nhân, sự lười biếng của từng thành viên là yếu tố có sự ảnh hưởng lớn nhất đối với quá trình teamwork của nhóm Giả thuyết H3: Hiệu quả làm việc nhóm có tác động lớn đến GPA ⅡⅠ CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1 Kết quả thống kê tần số Nghiên cứu được tiến hành khảo sát 93 sinh viên năm nhất trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và thu về được 93 phiếu khảo sát Trong số người tham gia khảo sát có 66,7% là nữ và 33,3% là nam 13 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 Các bạn sinh viên tham gia khảo sát đang học các chuyên ngành khác nhau Trong đó, sinh viên ngành kiểm toán chiếm tỉ lệ cao nhất 28,3%, các bạn còn lại rải rác ở các ngành kế toán, công nghệ thông tin, điện tử, quản trị kinh doanh Khi được hỏi về những khó khăn gặp phải trong quá trình hoạt động teamwork, chúng tôi nhận được rất nhiều câu trả lời của các bạn sinh viên cho rằng hoạt động teamwork kém hiệu quả là do: Tương tác kém thiếu kết nối (có tới 61,7% bạn lựa chọn câu trả lời này; Có cá nhân lười biếng, ỉ lại vào người khác (53,2%) và (38,3%) bạn chọn Ngại đưa ra ý kiến, quan điểm của bản thân Khó khăn mà các bạn ít gặp phải nhất là Nhóm trưởng làm việc theo phong cách áp đặt ý kiến (10,6%) và một số lí do khác (6,4%) Kết quả khảo sát cho thấy, hoạt động teamwork có tác động nhiều tới GPA của các bạn sinh viên năm nhất, tỷ lệ này chiếm 14 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 34,8% trong tổng số Ngoài ra, có 28,3% các bạn cho rằng làm việc nhóm tác động ít hoặc trung bình tới GPA của bản thân Cuối cùng, đều có 4,3% các bạn bình chọn cho tác động rất nhiều và hoàn toàn không tác động Kết quả thống kê tác động của hoạt động teamwork tới GPA của sinh viên 2.Ảnh hưởng của bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đến hiệu quả làm việc nhóm Theo kết quả điều tra của bảng khảo sát, chúng tôi thấy rằng cả 5 nhận định được đưa ra làm khảo sát đều có 2 luồng ý kiến (Đồng ý và Không đồng ý); trong đó với các nhận định Các thành viên trong nhóm ít giao tiếp trực tiếp với nhau, các thiết bị kết nối để giao tiếp đôi khi còn gặp trục trặc và không gian thảo luận nhóm bị ảnh hưởng bởi các tác nhân, yếu tố bên ngoài trong quá trình làm việc trực tuyến có tỷ lệ đồng ý cao hơn (71,43%); bên cạnh đó, đối với nhận định “các thành viên trong nhóm ít giao tiếp với nhau trên nền tảng trực tuyến” thu được kết quả gần như bằng nhau với ý kiến Đồng ý chiếm 49% và Không đồng ý là 51%; nhận dinh Hoạt động nhóm không mang lại kết quả cao có tỷ lệ Trong bài khảo sát này, chúng tôi đưa ra là các tác động tiêu cực của đại dịch Covid- 19, và dựa theo kết quả điều tra thì có thể thấy rằng mọi người tham gia khảo sát có tỷ lệ đồng ý khá lớn so với không đồng ý 3 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu STT Thang đo Ký hiệu KK Ⅰ Yếu tố kiến thức và kỹ năng KK1 KK2 1 Thành viên có kiến thức chuyên môn tốt KK3 KK4 2 Thành viên có nhiều ý tưởng sáng tạo 3 Thành viên đã có kinh nghiệm làm việc 4 Thành viên có kỹ năng chuyên môn tốt 15 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 5 Thành viên có kĩ năng mềm tốt KK5 Ⅱ Yếu tố thái độ làm việc của các thành viên trong nhóm TĐ 1 Thành viên có thái độ tích cực TĐ1 2 Thành viên có tinh thần trách nhiệm cao TĐ2 3 Thành viên cư xử đúng mực tôn trọng mọi người TĐ3 4 Thành viên liên tục trau dồi phát triển bản thân TĐ4 Ⅲ Yếu tố lãnh đạo LĐ 1 Leader có kinh nghiệm dẫn dắt đội nhóm lĐ1 2 Leader quyết đoán, thống nhất được các vấn đề quan trọng lĐ2 3 Leader phát huy được lợi thế của các thành viên lĐ3 4 Leader tôn trọng, tiếp thu ý kiến của các thành viên lĐ4 5 Leader được mn tôn trọng, tin tưởng lĐ5 Ⅳ Yếu tố mối quan hệ QH 1 Các thành viên là bạn thân của nhau QH1 2 Các thành viên đã làm việc với nhau trước đó QH2 3 Các thành viên thường xuyên tương tác với nhau QH3 4 Các thành viên quan tâm giúp đỡ nhau QH4 Ⅴ Về khoa học công nghệ CN 1 Thiết bị điện tử giúp công việc thực hiện dễ dàng CN1 2 Mạng internet cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết CN2 3 Mạng xã hội giúp kết nối và chia sẽ thông tin thuận tiện CN3 4 Các ứng dụng giao lưu trực tuyến CN4 Ⅵ Về sự hỗ trợ HT 1 Nhóm được hướng dẫn từ các thầy cô giáo HT1 16 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 2 Nhóm được góp ý, hỗ trợ từ các chuyên gia, người có kinh HT2 nghiệm 3 Nhóm nhận được sự hợp tác, ủng hộ của mn khi tiến hành HT3 phỏng vấn, khảo sát Ⅶ Về quá trình làm việc QT 1 Nhóm xây được kế hoạch định hướng QT1 2 Các thành viên hiếm khi xảy ra xích mích QT2 3 Các thành viên nỗ lực về mục tiêu chung QT3 4 Nhóm linh hoạt giải quyết vấn đề phát sinh QT4 5 Các thành viên được phân công nhiệm vụ phù hợp QT5 Ⅷ Về tác động của làm việc nhóm tới GPA của sinh viên HD 17 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 Bảng 1.2: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu Từ bảng 1.2 có thể thấy các khái niệm nghiên cứu được đánh giá ở mức tác động cao (giá trị trung bình của các biến đo lường khái niệm nghiên cứu từ 4.04 – 4.37).Riêng biến QH1( Các thành viên là bạn thân của nhau) được đánh giá ở mức trung lập ( với giá trị trung bình của biến là 3.82) 18 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com) lOMoARcPSD|39459588 Ⅳ Chương 4: Thảo luận và hàm ý chính sách 1 Thảo luận Nghiên cứu đã đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố trong hoạt động teamwork của sinh viên năm nhất trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Kết quả cho thấy hoạt động teamwork có tác động nhiều tới GPA của các bạn sinh viên,trung bình 3,67 trên thang likert 5 mức độ Đồng thời, ba yếu tố có ảnh hưởng chính tới hoạt động nhóm đó là: Kiến thức và kỹ năng, Thái độ làm việc của các thành viên trong nhóm và Khoa học công nghệ Trong đó, yếu tố Mạng internet cung cấp thông tin tài liệu được bình chọn là có ảnh hưởng tích cực nhất tới hoạt động làm việc nhóm(trung bình 4,45/5 trên thang đo) Ngược lại, các yếu tố về mối quan hệ không có nhiều ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc nhóm của các bạn sinh viên Điều này cho thấy, khi tiến hành hoạt động nhóm, cần chú trọng các yếu tố về kiến thức và kỹ năng, tận dụng tối đa các yếu tố về công nghệ để hỗ trợ cho bài làm và thái độ làm việc của các thành viên cũng rất quan trọng 2 Hạn chế Thứ nhất, số lượng sinh viên thực hiện khảo sát chỉ có 93 sinh viên, còn ít so với một nghiên cứu định lượng Đồng thời, nghiên cứu chưa thực hiện đa dạng hoá đối tượng nghiên cứu, nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát sinh viên năm nhất của đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) Thứ hai, do vấn đề thời gian, tiền bạc và chưa có kinh nghiệm trong việc tạo bảng khảo sát, quy trình nghiên cứu chưa kỹ càng, còn nhiều thiếu sót Bảng khảo sát không có chú thích để sinh viên thực hiện khảo sát có thể hiểu rõ kỹ càng, cụ thể nhất Một số đánh giá chưa được khách quan, một vài đánh giá sai sót với câu hỏi Ngoài ra, còn nhiều hạn chế khác, chúng tôi sẽ cố gắng rút kinh nghiệm và sửa sai vào lần sau Thứ ba, đề tài nghiên cứu chỉ quay quanh những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả teamwork của sinh viên năm nhất đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI), chưa đi sâu phân tích nguyên nhân của từng yếu tố để có cái nhìn sâu sắc, cụ thể hơn, giúp cho việc đưa ra những giải pháp mang tính thực tiễn cao hơn Do đó, những gợi ý giải pháp 19 Downloaded by NHIM NHIM (nhimbien2@gmail.com)