1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học đề tài giá trị di tích lịch sử văn hóa văn miếu quốc tử giám thành phố hà nội

43 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giá trị di tích lịch sử văn hóa Văn Miếu Quốc Tử Giám, Thành phố Hà Nội
Tác giả Hoàng Việt Anh, Nguyễn Phương Bình, Nguyễn Thị Thùy Dương, Đồng Văn Đạt, Nguyễn Thu Hà, Triệu Thị Mỹ Lệ, Trịnh Đức Mạnh, Hoàng Lệ Quyên
Người hướng dẫn Cô Trần Thị Diệu Thúy
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản trị Nhân lực
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Ngoài ra, đây còn là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn du khách cả trong nước và nước ngoài, đang có những đóng góp tích cực trong việc phát triển về du lịch, chính vì vậy việc bảo tồn và phá

Trang 1

BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VĂN MIẾU

QUỐC TỬ GIÁM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn: Cô Trần Thị Diệu ThúySinh viên thực hiện : Nhóm 6Lớp : 2205QTNC

Hà Nội, 2023

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM

1 Hoàng Việt Anh 2205QTNC005

Trang 3

để phục vụ cho quá trình học tập kế tiếp và làm việc sau này của chúngem.

Bộ môn phương pháp nghiên cứu khoa học là bộ môn thú vị và

bổ ích Tuy nhiên, những kiến thức về bộ môn chúng em còn hạn chế Vìvậy, bài tiểu luận không tránh khỏi việc sai sót Kính mong, cô xem xét

và góp ý giúp bài tiểu luận của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn Nhóm em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan kết quả đạt được trong bài tiểu luận làsản phẩm của riêng chúng em và không có sự sao chép lại của ngườikhác Nội dung của bài tiểu luận, những điều trình bày là của từng cánhân trong nhóm hoặc được tổng hợp từ các nguồn tài liệu Tất cả tài liệutham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích xuất hợp pháp

Chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thựctrong nội dung đề tài của mình

Trang 5

Kiến trúc sưNhà xuất bảnPhó giáo sưTiến sĩ

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa củaLiên Hợp quốc

Văn hóa - Thể thao - Du lịchVăn miếu Quốc Tử Giám

Trang 6

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Lịch sử nghiên cứu

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6 Đóng góp của đề tài

7 Cấu trúc đề tài

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH

SỬ VĂN HÓA VÀ VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM, THÀNH PHỐ

HÀ NỘI

1.1 Những vấn đề chung về giá trị di tích lịch sử văn hóa

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Khái niệm về giá trị

1.1.1.2 Khái niệm về di tích

1.1.1.3 Khái niệm về lịch sử văn hóa và di tích lịch sử văn hóa

1.1.2 Nội dung giá trị di tích lịch sử văn hóa

1.2.4 Các khu tham quan

1.2.5 Vai trò giá trị di tích lịch sử văn hóa Văn Miếu Quốc Tử Giám đối với kinh tế, văn hóa, xã hội

Tiểu kết chương 1

Chương 2 THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM

2.1 Thực trạng công tác bảo tồn DT LSVH Văn Miếu Quốc Tử Giám2.1.1 Công tác bảo vệ di tích

Trang 7

3.2 Giải pháp phát huyTiểu kết chương 3

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc lưu giữ các

giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của các thế hệ Có thể khẳngđịnh rằng di tích lịch sử văn hóa không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc

mà còn là văn hóa của nhân loại Chính vì vậy việc hiểu rõ, bảo tồn vàphát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa không chỉ là công việc củariêng ai mà là công việc của chung tất cả chúng ta Chúng ta không chỉphát huy tốt các giá trị di tích mà còn góp phần sáng tạo vào mở rộnggiao lưu văn hóa quốc tế và đưa các di tích lịch sử của ta vươn ra thế giới

để tất cả mọi người đều biết đến Có lẽ chính vì điều đó mà mỗi quốc gia,mỗi dân tộc đều coi trọng việc bảo tồn và phát huy những giá trị di tíchlịch sử văn hóa ấy

Ở Việt Nam chúng ta, trong những năm gần đây việc bảo tồn và pháthuy giá trị di tích lịch sử văn hóa đã được Đảng và Nhà nước ta cực kỳquan tâm Nhờ đó, nhận thức về giá trị di tích lịch sử văn hóa nói chung

và việc bảo tồn giá trị nói riêng trong cộng đồng ngày nay ngày đượcnâng cao Chính vì thế từ nhiều năm gần đây các di tích, di sản của ViệtNam đã và đang trở thành một trong những tài nguyên du lịch quan trọng,được chú ý khai thác phục vụ sự phát triển đất nước

Văn Miếu là một trong những khu di tích lịch sử đang được chú ý vàquan tâm hiện nay Nơi đây là trường học đầu tiên ở Việt Nam đã đào tạo

ra nhiều thế hệ hiền tài, có nhiều sự đóng góp trong việc phát triển đấtnước Văn Miếu mang giá trị lịch sử vô cùng to lớn, nơi đây vẫn còn lưugiữ được rất nhiều hiện vật, tư liệu quý, có giá trị văn hóa, lịch sử và khoahọc Ngoài ra, đây còn là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn du khách cả trongnước và nước ngoài, đang có những đóng góp tích cực trong việc pháttriển về du lịch, chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch

sử văn hóa Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng là việc vô cùng cấp thiết Vậynên nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “ Tìm hiểu giá trị di tích lịch sử vănhóa Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho bàitiểu luận này

2 Lịch sử nghiên cứu

Từ trước đến nay đã có nhiều học giả quan tâm nghiên cứu những

di tích lịch sử văn hóa của thủ đô Hà Nội Có nhiều nghiên cứu được thựchiện nhằm tìm hiểu, xây dựng, phát huy và bảo tồn giá trị lịch sử văn hóadân tộc Vấn đề này đã được nghiên cứu ở một số công trình tài liệu như:Bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội của GS.TS Từ ThịLoan được xuất bản tạp chí Tuyên giáo; Vài suy nghĩ về vấn đề bảo tồn

và phát huy các di sản văn hóa ở Việt Nam của Trinh Thị Hòa; Luật Disản văn hóa (2001), NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nôi; Bảo tồn và pháthuy di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay của Đặng Thị Tuyết được xuất

Trang 9

bản trên tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam; Tiếp cận thực trạng công tácbảo vệ và phát huy giá trị di tích theo tinh thần của Luật di sản văn hóacủa TS Đặng Văn Bài được xuất bản trên Tạp chí Di sản văn hóa.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Tử Giám

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đưa ra những lý luận rõ hơn về các giá trị cũng như Văn Miếu;Phân tích lợi ích của việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích;Đưa ra các giải pháp thuyết phục trong việc bảo tồn và phát huy giátrị di tích

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Là phương pháp được sử dụng xuyết suốt trong quá trinh nghiên cứu Từ qua trình thu thập các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ sách, báo, tạp chí, các báo cáo, đề án, luận văn, để thu thập thông tin, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích thông tin nhằm định hình một cái nhìn toàn diện, khái quát về vấn đề nghiên cứu cũng như đối tượng nghiên cứu – Văn Miếu Quốc Tử Giám,

từ đó đưa ra những quan điểm, đánh giá, định hướng và giải pháp sát thựccho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa của địa danh này Phương pháp phân tích, tổng hợp: Căn cứ theo những dữ liệu thu thập được, đề tài sử dụng phương pháp này để đưa ra những đánh giá, nhận định trên cơ sở khung lý thuyết nghiên cứu đã có, để có một kết quả nghiên cứu xác thực

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Giá trị di tích lịch sử văn hóa Văn Miếu Quốc Tử Giám

Trang 10

Đề tài là công trình nghiên cứu hệ thống về giá trị DT LSVH VMQTG Đồng thời cũng là cơ sở để tham khảo, phục vụ hoạt động nghiêncứu về lịch sử văn hóa nói chung và VM QTG nói riêng.

7 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được tổ chức thành 3chương Cụ thể như sau:

Chương 1: Những vấn đề chung về giá trị di tích lịch sử văn hóa

và Văn Miếu Quốc Tử Giám, thành phố Hà Nội

Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát triển giá trị di tích lịch sử

văn hóa Văn Miếu Quốc Tử Giám, thành phố Hà Nội

Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị DT LSVH Văn

Miếu Quốc Tử Giám, thành phố Hà Nội

Trang 11

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH

SỬ VĂN HÓA VÀ VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM, THÀNH PHỐ

HÀ NỘI

1.1 Những vấn đề chung về giá trị di tích lịch sử văn hóa

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Khái niệm về giá trị

Giá trị là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của conngười về tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những cái gì là cần, là tốt,

là hay, là đẹp; nói cách khác, đó chính là những cái được con người cho

là chân, thiện, mỹ

Giá trị lịch sử là giá trị trên hết của mỗi di tích Những thông tinlịch sử là đối tượng cần nâng niu nhất, cần giữ lại nhất cho di tích tronglịch sử

Giá trị văn hóa là một hình thái của đời sống tinh thần, được phảnánh và kết tinh đời sống văn hóa của con người, giúp điều tiết hành vi vàđịnh hướng sự phát triển tới chân - thiện - mỹ, góp phần tạo cơ sở cho sựphát triển bền vững của các quốc gia - dân tộc trên thế giới, trong đó cóViệt Nam

Lịch sử văn hóa kết hợp các cách tiếp cận của nhân học và lịch

thuật về vật chất trong quá khứ, bao gồm sự liên tục của các sự kiện (xảy

ra liên tiếp và dẫn từ quá khứ đến hiện tại và thậm chí đến tương lai) cóliên quan đến một nền văn hóa

Lịch sử văn hóa ghi lại và diễn giải các sự kiện trong quá khứ liênquan đến con người thông qua môi trường xã hội văn hóa, và chínhtrị hoặc liên quan đến nghệ thuật và cách cư xử mà một nhóm ưa

một môn nghiên cứu Lịch sử văn hóa nghiên cứu và giải thích hồ sơcủa các xã hội loài người bằng cách biểu thị các cách sống khác biệt đượcxây dựng bởi một nhóm người đang xem xét Lịch sử văn hóa liên quanđến tổng hợp các hoạt động văn hóa trong quá khứ, như nghi lễ, các giaicấp trong thực tiễn và sự tương tác với các nhóm địa phương

Trang 12

* Di tích lịch sử văn hóa:

Nước ta sau bao năm qua nhiều giai đoạn lịch sử thì những giá trịđọng lại chính là những giá trị lịch sử ngàn năm ghi dấu những công lao,lòng yêu nước của quân và dân ta Đó cũng coi như những nhân chứngsống cho sự tàn bạo của những thế lực thù địch

Theo quy định của Luật di sản văn hóa thì “Di tích lịch sử – vănhóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốcgia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”.Theo đó, di tích lịch sử văn hóa chính là những giá trị công trìnhxây dựng, kiến trúc nghệ thuật, các địa điểm và các di vật, khảo vật, cổvật, bảo vật quốc gia được xây dựng tại các thời kỳ trước đây và còn lưulại đến bây giờ thuộc công trình, địa điểm mang giá trị lịch sử văn hóa từ

xa xưa cho đến hiện nay Và hiện này tùy thuộc vào gí trị, ý nghĩa lịch sử

mà chia thành di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địaphương; di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia; di tíchquốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.1.1.2 Nội dung giá trị di tích lịch sử văn hoá

Di tích từ lâu đã là “tiếng vang” của quá khứ, khi giá trị cuộc sốngngày càng được nâng cao, con người dần sống vì lợi ích cá nhân mà quên

đi những truyền thống lịch sử, những tinh thần đoàn kết thì những giá trị

di tích lịch sử lại càng phải được nâng cao hơn

Một dân tộc hào hùng của nước ta chỉ được thể hiện qua những ditích mà từ đó các bạn bè quốc tế cũng như những thế lực âm mưu muốnchiếm nước ta một lần nữa phải nhận ra lịch sử ta trong quá khứ đã là mộtdân tộc, cộng đồng dân cư yêu nước, có tinh thần đoàn kết cao, là nhữngminh chứng lịch sử cho một dân tộc hào hùng, nhìn vào một di tích lịch

sử văn hóa người ta có thể nhận thấy trình độ phát triển trong quá khứ củamột dân tộc, cộng đồng dân cư, tìm thấy những giá trị lịch sử của dân tộc,sau hàng trăm năm hay ngàn năm thì những giá trị này vẫn mãi lưu giữ,không phải ngày càng bị phai nhạt Cũng vì nhận thức được những giá trị

mà di tích lịch sử văn hóa mang lại Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương,chính sách đầu tư nguồn lực để dốc lòng bảo vệ, gìn giữ trên khắp cảnước

Một di tích lịch sử văn hóa không thể đem ra so sánh hay quy đổithành tiền hay tài sản khác Chúng ta không thể lấy con mắt thời này đểnhìn xem giá trị này có còn giá trị hay không được, không thể dùng tiềnbạc hay cho rằng công nghệ hiện nay hiện đại có thể làm ra được hàngtrăm những công trình, hay sáng tác ra được những bài ca, hát hay nhữngchiếc áo dài đẹp, hấp dẫn, lôi cuốn hơn gấp trăm lần

Trong bối cảnh phát triển như hiện nay, thế giới ngày càng

“phẳng”, còn người dân chạy theo những thứ gọi là “thời thượng”, “gu”của thế giới mà dần quên đi hoặc thay đổi, thậm chí là đánh mất đi những

Trang 23

2.2.3 Chất lượng dịch vụ du lịch của Văn Miếu

Để khách du lịch có một chuyến đi thật vui vẻ và đầy ý nghĩa thìtrước tiên người ta phải chú ý đến chất lượng dịch vụ của các khu du lịch.Những nơi được đầu tư phát triển các dịch vụ như nghỉ ngơi, ăn uống, vệsinh, thì sẽ thu hút được rất nhiều khách du lịch và ngược lại

Biểu đồ 3: Chất lượng dịch vụ du lịch

Ngành du lịch có một đặc điểm rất hay đó là muốn phát triển thìcần phải có nguồn vốn đầu tư Đặc biệt là loại hình du lịch di tích lịch sửthì cần phải có rất nhiều vốn đầu tư để sửa sang, tu bổ lại nhưng vẫn giữđược những vẻ đẹp vốn có của nó Văn Miếu Quốc Tử Giám là một khu

di tích được đưa vào khai thác đã lâu cho nên các cơ quan quản lý cũngchưa tìm vốn đầu tư cho khu di tích Nhìn chung trong biểu đồ ở trên thì

ta có thể thấy được các dịch vụ du lịch đã được đầu tư đầy đủ song vẫncòn khá đơn sơ, ít những dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh, Do đó,cần đầu tư thêm để phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa, cóthế thì ngành du lịch của Hà Nội nói chung cũng như Văn Miếu nói riêngmới vươn lên và phát triển

2.3 Một số mặt hạn chế và nguyên nhân

2.3.1 Hạn chế

Trang 24

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tổ chức, bảo vệ và pháthuy giá trị di tích lịch sử văn hóa của VM QTG còn nhiều hạn chế cầnkhắc phục như:

- Khu vực xung quanh khu di tích trở thành một địa điểm thươngmại, rao bán những món đồ với giá cả đắt đỏ, những hành động xả rácbừa bãi làm ảnh hưởng đến khu Di tích bên trong

- Biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di tích vẫn còn nhiềuthiếu sót Nhiều người dân và du khách đến tham quan Văn Miếu khônghiểu hết được giá trị thật sự của Di tích Cũng chính vì thế mà xảy ra cáchành vi phá hoại như khắc chữ, sờ tay lên đầu rùa, bia đá, gây mất cảnhquan khu Di tích, cũng đồng thời phá hoại Văn Miếu và vẻ đẹp trước đó

- Các dự án xây dựng mới gây ra tình trạng ô nhiễm, xâm phạm disản văn hóa

- Thiếu sự phối hợp giữa quản lý, bảo tồn di tích lịch sử và pháttriển kinh tế

- Hạn chế trong quy hoạch và phát triển không gian xung quanh

- Phát sinh các vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự và an toàn chokhách tham quan

- Thiếu thông tin và truyền thông giữa các đơn vị quản lý di tích

- Chất lượng dịch vụ hướng dẫn viên không đảm bảo Thiếu nănglực và kỹ năng của các nhân viên trong việc quản lý di tích

Trang 25

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2 của đề tài đề cập và trình bày những vấn đề liênquan đến thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóaVăn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội Ngoài những nội dung bảo tồn vàphát huy thì còn đề cập đến việc bảo vệ vệ sinh khu di tích và liệt kê đượcnhững hạn chế, nguyên nhân và một số hành động sai trái của khách dulịch khi đến tham quan khu di tích Từ đó mong những cá nhân cũng nhưtập thể có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng bảo tồn và phát triển ditích lịch sử văn hóa theo hướng tích cực, dần loại bỏ những mặt khó khăn

và hạn chế

Trang 26

Chương 3 GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DT LSVH VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1 Giải pháp bảo tồn

Việc bảo tồn, tôn tạo di tích đã được Trung tâm hoạt động văn hoá,khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám thực hiện một số hạng mục như:Dựng nhà che bia, giải toả một phần không gian hồ Văn, cải tạo sânvườn, hệ thống thoát nước, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, mở rộng đường

đi nội bộ, tường bao, sửa mái điện Đại Thành, xây dựng Nhà Thái Họctrên nền cũ của trường Quốc Tử Giám… theo đúng các nguyên tắc vềphục hồi di tích kiến trúc

Để bảo vệ những tấm bia đá, GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính-Ủyviên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia cho rằng, nên sử dụng vách kínhchống nứt vỡ cao khoảng 80-100cm, với những trụ cọc bằng kim loại sơnphủ màu đen hoặc màu ghi Làm các bảng giới thiệu lịch sử, nội dung vàgiá trị các tấm bia, bản quyết định của UNESCO công nhận di sản tư liệubằng các chất liệu quý, bền, đặt ở những chỗ dễ tiếp cận và không cản trở

sự quan sát chung của khách tham quan

Đồng ý kiến với KTS Hoàng Đạo Kính, Tiến sĩ Đặng Kim Ngọc –nguyên Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu –Quốc Tử Giám cho rằng nên sử dụng kính chịu lực để bảo vệ các tấm bia.Như vậy, khách tham quan không sờ, xoa tay vào đầu rùa Giải pháp thứ

2 mà Tiến sĩ Đặng Kim Ngọc nêu ra là nên làm lan can bằng gỗ caokhoảng 1m, quây quanh nhà bia

Về việc bảo tồn và phát huy giá trị, PGS TS Nguyễn Quốc Hùng,Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hoá (Bộ VHTTDL), cho rằng cần đẩymạnh công tác nghiên cứu về quá trình xuống cấp của các tấm bia đábằng các phương tiện khoa học hiện đại và có các biện pháp cụ thể, hiệuquả để ngăn chặn hoàn toàn việc du khách tác động trực tiếp vào các tấm

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w