Trang 1 KHOA XÃ HỘI & NHÂN VĂNTIỂU LUẬNCHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌCPOS 351 FCHỦ ĐỀ: TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN, SINH VIÊN TRONGVIỆC CỦNG CỐ KHỐI LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP VÀ XÂY DỰNG KHỐ
Trang 1KHOA XÃ HỘI & NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
POS 351 F
CHỦ ĐỀ: TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN, SINH VIÊN TRONG VIỆC CỦNG CỐ KHỐI LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP VÀ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
VIỆT NAM HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Tấn Tài
Nhóm sinh viên thực hiện
NGUYỄN VĂN NAM (TN) 27212242166
TRẦN THỊ DIỄM HƯƠNG 27202243998
Đà Nẵng, ngày 28 tháng 3 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
A LỜI MỞ ĐẦU 2
B NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC CỦNG CỐ KHỐI LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP VÀ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC 3
1.1 Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về liên minh công - nông 3
1.2 Quan điểm của V.I.Lênin về liên minh công - nông 4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC CỦNG CỐ KHỐI LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP VÀ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC VIỆT NAM HIỆN NAY 6
2.1 Thực trạng về việc củng cố khối liên minh giai cấp, tầng lớp ở Việt Nam hiện nay 6
2.2 Thực trạng về việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam hiện nay 7
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN, PHÁT TRIỂN KHỐI LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP VÀ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC VIỆT NAM HIỆN NAY 9
3.1 Giải pháp để xây dựng, hoàn thiện, phát triển khối liên minh giai cấp, tầng lớp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam hiện nay 9
3.2 Trách nhiệm của thanh niên, sinh viên trong việc củng cố khối liên minh giai cấp, tầng lớp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam hiện nay 11
C KẾT LUẬN 13
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
E BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 14
Trang 3A LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của việc củng cố khối liên minh giai cấp, tầng lớp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam hiện nay
Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn cuộc đấu tranh giai cấp đã cho thấy tính tất yếu của liên minh giai cấp, tầng lớp Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thì sự ra đời và phát triển của vấn đề này với những thuận lợi và khó khăn đan xen trong
sự nghiệp của cách mạng Liên minh này có vai trò vô cùng to lớn và quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng như việc hội nhập quốc tế của nước ta và làm cơ sở cho khối đại đoàn kết cũng như xây dựng chủ nghĩa xã hội
Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Khi lựa chọn đề tài này, chúng em muốn tìm hiểu tầm quan trọng của việc liên minh giai cấp, tầng lớp ở Việt Nam để tìm ra những thuận lợi, thách thức và thực trạng của khối liên minh hiện nay Đồng thời bài báo cáo nghiên cứu và làm rõ khía cạnh liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Góp phần làm cơ sở hoạch định các chính sách
và biện pháp cũng như trách nhiệm của thanh niên, sinh viên trong vấn đề này
Phạm vi nghiên cứu
Bài báo cáo chỉ nghiên cứu những vấn đề liên quan đến khối liên minh giai cấp, tầng lớp và khối đại đoàn kết toàn dân Việt Nam hiện nay ở góc độ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học Trong đó tìm hiểu và dựa theo quan điểm của C.Mác, Ph.Ăng-ghen, V.I Lê-nin về liên minh giai cấp, tầng lớp
Phương pháp nghiên cứu
Bài báo cáo được thực hiện theo phương pháp kết hợp tìm hiểu, phân tích và tổng hợp Đặc biệt áp dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp kết hợp logic đi từ trừu tượng đến cụ thể
Trang 4Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, chúng em vẫn còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô giảng viên đóng góp ý kiến để bài tiểu luận này đạt được kết quả tốt hơn Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn
Trang 5B NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC CỦNG CỐ KHỐI LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP VÀ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI
ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
1.1 Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về liên minh công - nông
C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận bàn đến liên minh công - nông và đi đến kết luận rằng, những cuộc cách mạng sắp tới chỉ có thể thu được những thắng lợi nếu giai cấp nông dân ủng hộ những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, nếu không thì bài “đơn ca” cách mạng của giai cấp vô sản sẽ trở thành bài “ai điếu”
Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nói đến khả năng và sự cần thiết phải đoàn kết giai cấp vô sản với các tầng lớp trung gian Sau cách mạng 1848 - 1852 ở Tây Âu, các ông thấy rõ, vấn đề liên minh giữa giai cấp công nhân và các tầng lớp lao động khác trong xã hội, nhất là giai cấp nông dân trở thành vấn đề có tính sống còn đối với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của Công xã Pa-ri (năm 1871) cũng là do giai cấp công nhân không liên minh được với giai cấp nông dân
Tuy nhiên, sự cần thiết của liên minh công - nông không chỉ từ phía giai cấp công nhân, mà còn từ phía giai cấp nông dân Giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác cũng không thể thoát khỏi ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, không thể được giải phóng một cách thực sự và triệt để nếu không liên minh với giai cấp công nhân, không trở thành người bạn đồng minh của giai cấp công nhân C.Mác khẳng định: “Đứng trước giai cấp tư sản phản cách mạng đã liên minh lại thì dĩ nhiên là những phần tử đã được cách mạng hóa của giai cấp tiểu tư sản và của nông dân, phải liên minh với người đại biểu
Trang 6C.Mác khẳng định: “Látxan thuộc làu cuốn “Tuyên ngôn cộng sản”, cũng như các tiến đồ của ông ta thuộc những thánh thư do ông ta viết ra Sở dĩ ông ta xuyên tạc cuốn “Tuyên ngôn” một cách thô bỉ như thế vì đó chỉ là để biện hộ cho sự liên minh của ông ta với những kẻ thù chuyên chế và phong kiến chống giai cấp tư sản” C.Mác lý giải phái Látxan cho rằng: “Việc giải phóng lao động phải là sự nghiệp của giai cấp công nhân, đối với giai cấp công nhân tất cả các giai cấp khác chỉ gộp thành một khối phản động” thì đó là một điều phi lý
C.Mác phê phán phái Látxan đưa ra yêu sách: Tổ chức những “Hợp tác
xã sản xuất” của công nhân do nhà nước giúp đỡ C.Mác cho rằng: Đề ra yêu sách này mục đích làm cho phong trào công nhân quay về hoạt động bè phái, thay thế đấu tranh giai cấp bằng những hoạt động bè phái, làm cho phong trào công nhân đi vào thế cô lập trước mặt kẻ thù giai cấp
1.2 Quan điểm của V.I.Lênin về liên minh công - nông
Kế thừa, bổ sung và phát triển quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về
vị trí, vai trò của liên minh công - nông, V.I.Lênin cho rằng, liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức là nguyên tắc tối cao của chuyên chính vô sản
Theo luận điểm này, V.I.Lênin chỉ ra: Xét về nguyên tắc tập hợp lực lượng cách mạng của chuyên chính vô sản thì khối liên minh này đã tập hợp được những giai cấp và tầng lớp xã hội đông đảo và mạnh nhất trong các giai tầng xã hội, trong đó giai cấp công nhân là tiên tiến nhất Xét về nguyên tắc lãnh đạo xã hội, thì người lãnh đạo cao nhất và duy nhất chỉ là giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Tuy nhiên, vai trò đó chỉ được giữ vững khi đảng tổ chức và lãnh đạo được khối liên minh Xét về lợi ích cơ bản thì nguyên tắc cao nhất và mục tiêu của chuyên chính vô sản là
vì lợi ích toàn thể nhân dân lao động Như vậy, sức mạnh và độ bền vững của khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là thể hiện sức mạnh của Đảng, Nhà nước và tính hiện thực quyền làm chủ
xã hội của nhân dân lao động, đó là những yếu tố cơ bản của chuyên chính vô sản
Trang 7Về thái độ đối với nông dân và tư tưởng liên minh công - nông do giai cấp công nhân lãnh đạo, trong tác phẩm “Những người bạn dân” là thế nào và
họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao?”, V.I.Lênin cho rằng,
do quan niệm không đúng, nên Plêkhanốp đã đoạn tuyệt với nông dân,
V.I.Lênin đã luận chứng vai trò của nông dân, đưa ra tư tưởng liên minh công - nông và yêu cầu cần phải ủng hộ yêu sách của họ
Như vậy, theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức không chỉ là nhu cầu nội tại của cách mạng xã hội chủ nghĩa, mà nó còn xuất phát từ những cơ sở khách quan khác, cụ thể: Thứ nhất, liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là điều kiện đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, là điều kiện quyết định thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và công cuộc cải tạo và xây dựng xã hội mới Thứ hai, liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là mối liên hệ tự nhiên gắn bó và sự thống nhất lợi ích cơ bản của tất cả các giai cấp, tầng lớp Bởi vì hiện nay, cơ cấu xã hội - giai cấp ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã thay đổi Nhiều nước tỷ lệ dân cư là nông dân đã giảm xuống tuyệt đối; hơn nữa, quá trình trí thức hóa công nhân, công nhân hóa nông dân cũng đang diễn ra mạnh mẽ Vậy, phải căn cứ vào điều kiện lịch sử - cụ thể của từng quốc gia, dân tộc để xác định liên minh giai cấp và các tầng lớp cho đúng…
Trang 8CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC CỦNG CỐ KHỐI LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP VÀ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
VIỆT NAM HIỆN NAY
Nam hiện nay
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã vận dụng đúng đắn và sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về liên minh giai cấp Hiê ̣n nay, vấn đề liên minh công nông đã được mở rộng thành liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và trở thành nòng cốt của khối đại đoàn kết dân tộc Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định phải “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo”, để lực lượng này thực sự trở thành nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc
Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn khẳng định vai trò lãnh đạo của GCCN đối với cách mạng Việt Nam Hội nghị Trung ương 6 khóa X đã khẳng định “Giai cấp công nhân nước ta có sứ mê ̣nh lịch sử to lớn: Là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đô ̣i tiền phong là Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam; ; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đô ̣i ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng”
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ không trở thành hiện thực, nếu không có nền nông nghiệp phát triển ổn định, vững chắc làm cơ
sở, và điều đó không thể tách rời vai trò của GCND Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là một thách thức đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cùng với quá trình đổi mới, quá trình công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa đất nước, “giai cấp công nhân nước ta đã có những chuyển biến quan trọng, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên, đã hình thành ngày càng đông đảo bô ̣ phâ ̣n công nhân trí thức; đang tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đô ̣i tiền phong là Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hô ̣i của đất nước, viê ̣c làm và đời sống của giai cấp công nhân ngày càng được cải
Trang 9thiê ̣n” Tuy nhiên, vấn đề phát triển GCCN ở nước ta trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập Trình độ học vấn có xu hướng tăng, nhưng so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thì vẫn chưa theo kịp
hiện nay
Trong công cuộc đổi mới đất nước, đường lối, chủ trương của Ðảng, Nhà nước về ĐĐK toàn dân tộc ngày càng được hoàn thiện và thể chế hóa bằng các chính sách, pháp luật Các tầng lớp nhân dân đã nỗ lực chung sức, chung lòng cùng Ðảng, Nhà nước vượt qua khó khăn, thử thách, giữ vững sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và tiếp tục nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
Lửa thử vàng, gian nan thử sức Chính trong cơn hoạn nạn vì đại dịch, tính nhân văn của người Việt Nam được lan tỏa rộng khắp và ĐĐK dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục được phát huy Nhờ sự huy động kịp thời,
sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, việc thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã diễn ra ở quy
mô chưa có tiền lệ và đạt được những kết quả tích cực Kết quả đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân không thể phủ nhận đó là tinh thần đoàn kết của cả dân tộc
Để phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII xác định cần phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong xây dựng khối ĐĐK toàn dân tộc Sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng là điều kiện tiên quyết để Đảng
ta thực sự xứng đáng là hạt nhân đoàn kết của toàn xã hội Sự lãnh đạo của Đảng chính là ngọn cờ tập hợp, quy tụ sức mạnh của khối ĐĐK toàn dân tộc
Để thực hiện mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", Đảng ta xác định, cần giải quyết tốt các mối quan hệ, thu hẹp những khác biệt giữa các bộ phận xã hội trong xây dựng khối ĐĐK toàn dân tộc Giải quyết tốt vấn đề này không chỉ trực tiếp góp phần củng cố sức mạnh của khối ĐĐK toàn dân tộc mà còn là cơ sở để đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch hòng chống phá khối ĐĐK dân tộc ở nước ta
Trang 10Để tiếp tục phát huy sức mạnh ĐĐK toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị, các cấp, các ngành toàn xã hội đối với việc xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh ĐĐK toàn dân tộc trong tình hình mới Muốn vậy, phải tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nhất quán quan điểm: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; ĐĐK toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các tầng lớp, giai cấp và các thành phần trong xã hội, trong
đó đặc biệt chú trọng việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
Với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng", cấp ủy, chính quyền và đoàn thể các cấp cần quan tâm chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của nhân dân; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và
có trách nhiệm với nhân dân”, muốn vậy phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe, tiếp thu, tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc, bức xúc, nguyện vọng chính đáng của người dân
Trang 11CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN, PHÁT TRIỂN KHỐI LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP VÀ KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT
TOÀN DÂN TỘC VIỆT NAM HIỆN NAY
tầng lớp và khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam hiện nay
Đại đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hình thành từ trong xuyên suốt quý trình dựng nước và giữ nước, là nguồn sức mạnh , nguồn động lực lớn của sự nghiệp cách mạng Việt Nam Đồng thời, cũng là mục tiêu chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch thông qua chiến lược “Diễn biến hòa bình” nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Vì vậy, nghiên cứu giải pháp tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề cấp thiết hiện nay
Trong bối cảnh tình hình trên, để tiếp tục tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:
Trước hết, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để các cấp, ngành, lực lượng
nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Đoàn kết là một truyền thống cực
kỳ quý báu của Đảng và của dân ta Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”; “Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự
do Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi ” Công tác tuyên truyền cần phải làm cho nhân dân thấm nhuần lời dạy của Người Cùng với đó, cần quán triệt, thực hiện quan điểm của Đảng: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực
to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo”
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và tiếp
tục thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với việc tăng
cường, củng cố, phát huy vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Đảng lãnh đạo thông qua đường lối, chính sách, Nhà nước quản lý thông qua hệ thống pháp luật, nhằm tạo cơ sở cho sự thống nhất các lợi ích, thống nhất về ý chí và hành động của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là giữa giai cấp công