MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5 1.1 Cơ sở lý thuyết về quản lý kho hàng 5 1.2 Tổng quan về trí tuệ nhân tạo 7 1.3 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc quản lý kho hàng 8 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG QUẢN LÝ KHO HÀNG CỦA ALIBABA 11 2.1 Tổng quan về Alibaba 11 2.2 Hoạt động ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý kho hàng của Alibaba 12 2.3 Đánh giá kết quả hoạt động ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý kho hàng của Alibaba 22 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO CHO CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG QUẢN LÝ KHO HÀNG 25 3.1 Tổng quan hoạt động quản lý kho hàng của các sàn thương mại điện tử Việt Nam 25 3.2 Những thách thức khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động quản lý kho hàng cho các sàn thương mại điện tử Việt Nam ..................................................... 27 3.3 Đề xuất ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động quản lý kho hàng cho các sàn thương mại điện tử Việt Nam ............................................................................ 29 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 32 2 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3 STT Họ và tên Mã sinh viên PCCV MỤC LỤC HÌNH Hình 1: Cấu trúc kho hàng truyền thống ........................................................................... 13 Hình 2: Cấu trúc lưu trữ hàng tự động hoá ...................................................................... 14 Hình 3: Sơ đồ khu vực hoạt động của O2M và G2M AGV ............................................... 16 Hình 4: Khu vực hoạt động của O2M và G2M AGV bên trong kho hàng thông minh của Alibaba ............................................................................................................................... 16 Hình 5: Cơ cấu lao động hoạt động trong ngành thương mại điện tử tại Việt Nam năm 2021 (Nguồn: Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM)) ................................... 28 3 LỜI MỞ ĐẦU Những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử ngày càng rộng mở với nhiều mô hình, chủ thể tham gia, các chuỗi cung ứng cũng đang dần thay đổi theo hướng hiện đại hơn khi có sự hỗ trợ từ số hóa và công nghệ thông tin. Tuy nhiên, song song với những cơ hội, các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng vấp phải nhiều khó khăn do tính chất phức tạp và quy mô của chuỗi cung ứng, đặc biệt là trong hoạt động quản lý kho hàng. Để tháo gỡ khó khăn đó, Alibaba một trong những tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu của Trung Quốc đã thực hiện rất nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào các kho hàng thông minh của mình. Sự cải tiến này đã giúp cho tập đoàn đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động quản lý kho bãi, từ đó góp phần tối ưu hóa chuỗi cung ứng và đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhận thấy nhiều giá trị và bài học từ cách thức Alibaba áp dụng AI vào hoạt động quản lý hàng dự trữ của mình, nhóm 3 chúng em quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động quản lý kho hàng của Alibaba”, với mục tiêu cung cấp một cái nhìn toàn diện về quy trình thực hiện, cũng như từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bài tiểu luận gồm ba phần chính: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Phân tích hoạt động ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý kho hàng của Alibaba Chương 3: Đề xuất ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho các sàn thương mại điện tử Việt Nam trong quản lý kho hàng Trong quá trình tìm hiểu, vì còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức nên khó tránh khỏi những thiếu sót, nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ cô để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng, nhóm 3 xin gửi lời cảm ơn đến Th.S Phạm Thị Hiền Minh đã giúp đỡ chúng em trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Cơ sở lý thuyết về quản lý kho hàng 1.1.1 Khái niệm kho hàng, chức năng và phân loại kho hàng Kho hàng hay kho bãi là nơi cất giữ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của chuỗi cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu giữ và vị trí của các hàng hóa được lưu kho. Chức năng của kho hàng •Tiếp nhận và phân phối hàng hóa: tiếp nhận hàng hóa từ nơi cung cấp, thực hiện lắp ráp và vận chuyển hàng hóa từ khu vực dự trữ đến nơi có nhu cầu sử dụng. •Bảo quản hàng hóa tránh khỏi hư hại, xuống cấp, hỏng hóc. •Lưu trữ kịp thời, đảm bảo không thiếu hụt hàng hóa và quá trình sản xuất được liên tục. Phân loại kho hàng: Có thể phân loại theo nhiều cách, song thông thường, kho hàng được phân loại thành những loại sau: •Kho bán lẻ: phân phối sản phẩm cho các nhà bán lẻ. Trong đó dòng vật tư phân phối thường rất lớn; đơn đặt hàng có thể được đặt trước; sản phẩm thay đổi theo thị hiếu của khách hàng hoặc kế hoạch marketing; và một số sản phẩm có thể được đẩy từ kho bán lẻ đến cửa hàng bán lẻ, trong trường hợp khi có chiến dịch quảng cáo hoặc marketing. •Kho bảo trì: dùng để lưu trữ và phân phối phụ tùng thường cho các thiết bị máy móc có giá trị lớn, bao gồm nhiều bộ phận, linh kiện như xe cộ, máy móc, thiết bị y tế, ... Chi phí lưu kho cao, thường khó dự báo nhu cầu. •Kho thương mại điện tử: kho hàng sử dụng cho các đơn đặt hàng nhỏ, nhưng tần suất lớn; đơn hàng cần được giao ngay, thời gian giao hàng linh hoạt. 5 •Kho cho thuê: Còn được gọi là kho bên thứ ba, được thuê từ nhà cung cấp dịch vụ kho bãi, thường được dùng khi công ty không có kho riêng hoặc bị quá tải tạm thời. •Kho hàng dễ hư hỏng: Dùng để lưu trữ các loại hàng hóa dễ hư hỏng như nông sản, thủy sản, ... hoặc hàng hóa có tính chất đặc thù cần bảo quản đặc biệt như vắcxin, ... Vì yêu cầu cao nên chi phí lưu kho của loại kho hàng này thường cao. 1.1.2 Quản lý kho hàng 1.1.2.1 Khái niệm quản lý kho hàng Quản lý kho hàng: là việc cân nhắc sử dụng không gian lưu trữ, thời gian lưu trữ và nhân lực nhằm giảm thiểu các nguồn lực này, từ đó giảm thiểu chi phí lưu kho. 1.1.2.2 Quy trình vận hành kho hàng (1)Nhận hàng (receiving): Hoạt động được thực hiện khi hàng hóa về đến kho, bao gồm các hoạt động: dỡ hàng; quét hàng, kiểm tra hàng hóa để ghi nhận các trường hợp bất thường như hư hỏng, không đúng loại hàng, số lượng; sắp xếp, cất hàng, đóng pallet để chuẩn bị lưu trữ. Hoạt động này chiếm khoảng 10% chi phí lưu kho. (2)Cất hàng (putaway): Còn gọi là hoạt động lưu kho: Bắt đầu khi bộ phận nhận hàng thông báo đã nhập hàng và xác định được vị trí lưu trữ phù hợp. Hoạt động này chiếm trung bình khoảng 15% tổng chi phí lưu kho. (3)Lấy hàng (orderpicking): hoạt động lấy hàng bắt đầu khi có đơn hàng của khách hàng, khi đó, người lấy hàng sẽ tiến hành kiểm tra trong kho xem có đủ hàng theo đơn yêu cầu hay không, và đưa ra danh sách lấy hàng. Có những trường hợp, một người lấy hàng sẽ lấy một nhóm đơn hàng gồm nhiều đơn hàng, khi đó sẽ mất thêm thời gian lấy hàng và phân loại hàng; nhưng cũng có trường hợp một đơn hàng được lấy bởi nhiều người. Hoạt động này chiếm phần lớn chi phí trong hoạt động quản lý kho hàng, trung bình khoảng 55% tổng chi phí. (4)Kiểm tra và đóng gói (Pack): Hàng hóa sau khi được lấy được chuyển vào đóng gói, sau đó được chuyển sang scan hàng hóa xác nhận hàng đã rời kho, làm vận đơn và cập nhật tình trạng hàng hóa cho kho cũng như cho khách hàng. 6 (5)Vận chuyển hàng (Shipping): vận chuyển hàng hóa, ngay khi giao xong cần cập nhật tình trạng hàng hóa là hàng đã rời kho và được giao cho khách hàng. (6)Một số hoạt động khác: •Hoạt dộng gia tăng giá trị: bao gồm các hoạt động như đánh dấu, đóng gói lại hàng hóa, lắp ráp các chi tiết cuối cùng, ... giúp làm tăng giá trị của hàng hóa. •Hoạt động xử lý hàng trả về: Thông thường diễn ra với tần suất nhỏ lẻ, chiếm khoảng 5% chi phí, tuy nhiên, riêng với các kho thương mại điện tử, chi phí có thể lên đến 2530%, gây lãng phí lớn. 1.2 Tổng quan về trí tuệ nhân tạo 1.2.1 Khái niệm trí tuệ nhân tạo (AI) Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) là một lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng của khoa học máy tính, kỹ thuật chế tạo máy móc thông minh, nhằm mô phỏng và mở rộng khả năng trí tuệ của con người. 1.2.2 Một số ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) (1)Chatbot: Sự ra đời của ChatGPT là một ví dụ điển hình của Chatbot AI – với chức năng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng một cách nhanh chóng nhất. (2)Trong lĩnh vực nông nghiệp: AI được ứng dụng trong phân tích các kiểu thời tiết, đo lường các chỉ số của đất đai, dự báo các đợt sâu bệnh, từ đó đưa ra các giải pháp canh tác hiệu quả. (3)Trong lĩnh vực thương mại điện tử: Các công ty thường sử dụng AI để dự đoán xu hướng, phân tích hiệu suất, hỗ trợ quản lý hàng tồn kho. Với khả năng tổng hợp, xử lý thông tin nhanh chóng, có độ chính xác cao, AI còn là công cụ giúp các công ty chống gian lận thẻ tín dụng trong thanh toán trên sàn thương mại điện tử. (4)Lĩnh vực giáo dục: Ứng dụng của AI trong lĩnh vực này có thể dế dàng thấy được, thông qua các phần mềm, công cụ hỗ trợ giảng dạy và học tập trực tuyến. 7 (5)Lĩnh vực tài chính: Đây là lĩnh vực mà AI có thể được ứng dụng ở mọi khía cạnh. Từ phía khách hàng, ứng dụng của AI cho phép người dùng tự động hóa giao dịch, cung cấp các dịch vụ quản lý tài chính, ... Từ phía ngân hàng, AI thường được ứng dụng trong việc quản lý rủi ro tín dụng, đánh giá hồ sơ tài chính, phát hiện hành vi gian lận, chăm sóc khách hàng, ... (6)Lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe: Được ứng dụng trong việc phân tích, tổng hợp dữ liệu, hồ sơ, bệnh án; đưa ra các chẩn đoán, phương pháp điều trị, ... (7)Marketing và truyền thông: AI được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực này nhằm nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng tiềm năng từ nguồn dữ liệu khổng lồ (Big Data) có được từ các công cụ theo dõi hành vi của người dùng, từ đó đưa ra các dự báo nhu cầu, và các chiến lược marketing – truyền thông phù hợp. 1.3 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc quản lý kho hàng 1.3.1 Thực trạng áp dụng trí tuệ nhân tạo AI Theo báo cáo thường niên năm 2022 của MHI, chỉ có 14% doanh nghiệp được khảo sát hiện đang ứng dụng AI vào hoạt động quản lý kho hàng của mình. Tuy nhiên, với tình trạng khan hiếm lao động ngày càng tăng, sự gia tăng mua sắm trực tuyến và sự bùng nổ khoa học kỹ thuật, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo đang trở thành một trong những xu hướng phát triển chung của những tập đoàn lớn trên thế giới, trong đó có thể kể đến như: Amazon, Walmart, Zara và Alibaba. a. Amazon Amazon là một trong những tập đoàn đi đầu trong việc tích hợp AI vào hoạt động kho bãi của mình. Năm 2012, tập đoàn này đã mua lại công ty làm robot Kiva System với giá 775 triệu USD. Từ năm 2014 tới nay, Amazon đã đưa vào 100.000 robot vào 25; trên tổng số 149 nhà kho trên toàn thế giới. Trong khi những người công nhân phải mất khoảng 60 75 phút để hoàn thành thành vòng xoay nhận đơn và giao hàng thì hệ thống nhà kho có robot chỉ mất 15 phút, giúp cho quá trình lưu chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm nguồn lực. 8 b. Walmart Walmart, gã khổng lồ bán lẻ hàng đầu, đã tận dụng AI và học máy để quản lý mạng lưới kho hàng rộng lớn của mình một cách hiệu quả. Công ty sử dụng các mô hình dự báo nhu cầu dựa trên AI để phân tích dữ liệu bán hàng trước đây, hành vi của người tiêu dùng và các yếu tố bên ngoài để dự đoán nhu cầu trong tương lai. Điều này cho phép Walmart dự trữ đúng sản phẩm tại đúng địa điểm, giảm lượng hàng tồn kho dư thừa và giảm thiểu chi phí vận chuyển. c. Zara Nhà bán lẻ thời trang Zara triển khai công nghệ AI để tối ưu hóa quy trình quản lý hàng tồn kho của mình. Zara sử dụng hệ thống thị giác máy tính trong các cửa hàng và kho hàng của mình để theo dõi mức tồn kho theo thời gian thực. Camera hỗ trợ AI theo dõi chuyển động của các mặt hàng, cho phép công ty bổ sung sản phẩm kịp thời và duy trì các mặt hàng phổ biến trong kho. c. Alibaba Là công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, Alibaba cũng đã áp dụng AI vào nhiều hoạt động kinh doanh của mình. Trong hoạt động quản lý kho hàng, doanh nghiệp đã ứng dụng AI vào 3 mảng chính: good storing, order picking và order packing. Cùng với sự phối hợp của con người, năng suất lao động trong các kho hàng được gia tăng đáng kể, giúp cho tập đoàn này có thể xử lý lượng hàng hóa khổng lồ, đặc biệt trong những dịp sale lớn trong năm. 1.3.2 Lợi ích áp dụng trí tuệ nhân tạo AI Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt, việc tận dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong quản lý kho hàng có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, cắt giảm chi phí, dự báo chính xác được nhu cầu, tối ưu hóa mức tồn kho và hợp lý hóa quy trình chuỗi cung ứng của mình. Cụ thể, có thể kể đến một số lợi ích sau: Thứ nhất, nâng cao độ chính xác trong dự báo. Nếu như các phương pháp truyền thống chủ yếu dựa vào việc nhập dữ liệu thủ công và trực giác của con người, không khỏi
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Cơ sở lý thuyết về quản lý kho hàng
1.1.1 Khái niệm kho hàng, chức năng và phân loại kho hàng
- Kho hàng hay kho bãi là nơi cất giữ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của chuỗi cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu giữ và vị trí của các hàng hóa được lưu kho.
- Chức năng của kho hàng
• Tiếp nhận và phân phối hàng hóa: tiếp nhận hàng hóa từ nơi cung cấp, thực hiện lắp ráp và vận chuyển hàng hóa từ khu vực dự trữ đến nơi có nhu cầu sử dụng.
• Bảo quản hàng hóa tránh khỏi hư hại, xuống cấp, hỏng hóc.
• Lưu trữ kịp thời, đảm bảo không thiếu hụt hàng hóa và quá trình sản xuất được liên tục.
- Phân loại kho hàng: Có thể phân loại theo nhiều cách, song thông thường, kho hàng được phân loại thành những loại sau:
• Kho bán lẻ: phân phối sản phẩm cho các nhà bán lẻ Trong đó dòng vật tư phân phối thường rất lớn; đơn đặt hàng có thể được đặt trước; sản phẩm thay đổi theo thị hiếu của khách hàng hoặc kế hoạch marketing; và một số sản phẩm có thể được đẩy từ kho bán lẻ đến cửa hàng bán lẻ, trong trường hợp khi có chiến dịch quảng cáo hoặc marketing.
• Kho bảo trì: dùng để lưu trữ và phân phối phụ tùng thường cho các thiết bị máy móc có giá trị lớn, bao gồm nhiều bộ phận, linh kiện như xe cộ, máy móc, thiết bị y tế, Chi phí lưu kho cao, thường khó dự báo nhu cầu.
• Kho thương mại điện tử: kho hàng sử dụng cho các đơn đặt hàng nhỏ, nhưng tần suất lớn; đơn hàng cần được giao ngay, thời gian giao hàng linh hoạt.
• Kho cho thuê: Còn được gọi là kho bên thứ ba, được thuê từ nhà cung cấp dịch vụ kho bãi, thường được dùng khi công ty không có kho riêng hoặc bị quá tải tạm thời.
• Kho hàng dễ hư hỏng: Dùng để lưu trữ các loại hàng hóa dễ hư hỏng như nông sản, thủy sản, hoặc hàng hóa có tính chất đặc thù cần bảo quản đặc biệt như vắc-xin,
Vì yêu cầu cao nên chi phí lưu kho của loại kho hàng này thường cao.
1.1.2.1 Khái niệm quản lý kho hàng
Quản lý kho hàng: là việc cân nhắc sử dụng không gian lưu trữ, thời gian lưu trữ và nhân lực nhằm giảm thiểu các nguồn lực này, từ đó giảm thiểu chi phí lưu kho.
1.1.2.2 Quy trình vận hành kho hàng
(1) Nhận hàng (receiving): Hoạt động được thực hiện khi hàng hóa về đến kho, bao gồm các hoạt động: dỡ hàng; quét hàng, kiểm tra hàng hóa để ghi nhận các trường hợp bất thường như hư hỏng, không đúng loại hàng, số lượng; sắp xếp, cất hàng, đóng pallet để chuẩn bị lưu trữ Hoạt động này chiếm khoảng 10% chi phí lưu kho.
(2) Cất hàng (put-away): Còn gọi là hoạt động lưu kho: Bắt đầu khi bộ phận nhận hàng thông báo đã nhập hàng và xác định được vị trí lưu trữ phù hợp Hoạt động này chiếm trung bình khoảng 15% tổng chi phí lưu kho.
(3) Lấy hàng (order-picking): hoạt động lấy hàng bắt đầu khi có đơn hàng của khách hàng, khi đó, người lấy hàng sẽ tiến hành kiểm tra trong kho xem có đủ hàng theo đơn yêu cầu hay không, và đưa ra danh sách lấy hàng Có những trường hợp, một người lấy hàng sẽ lấy một nhóm đơn hàng gồm nhiều đơn hàng, khi đó sẽ mất thêm thời gian lấy hàng và phân loại hàng; nhưng cũng có trường hợp một đơn hàng được lấy bởi nhiều người Hoạt động này chiếm phần lớn chi phí trong hoạt động quản lý kho hàng, trung bình khoảng 55% tổng chi phí.
(4) Kiểm tra và đóng gói (Pack): Hàng hóa sau khi được lấy được chuyển vào đóng gói, sau đó được chuyển sang scan hàng hóa xác nhận hàng đã rời kho, làm vận đơn và cập nhật tình trạng hàng hóa cho kho cũng như cho khách hàng.
(5) Vận chuyển hàng (Shipping): vận chuyển hàng hóa, ngay khi giao xong cần cập nhật tình trạng hàng hóa là hàng đã rời kho và được giao cho khách hàng.
(6) Một số hoạt động khác:
• Hoạt dộng gia tăng giá trị: bao gồm các hoạt động như đánh dấu, đóng gói lại hàng hóa, lắp ráp các chi tiết cuối cùng, giúp làm tăng giá trị của hàng hóa.
• Hoạt động xử lý hàng trả về: Thông thường diễn ra với tần suất nhỏ lẻ, chiếm khoảng 5% chi phí, tuy nhiên, riêng với các kho thương mại điện tử, chi phí có thể lên đến 25-30%, gây lãng phí lớn.
Tổng quan về trí tuệ nhân tạo
1.2.1 Khái niệm trí tuệ nhân tạo (AI)
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) là một lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng của khoa học máy tính, kỹ thuật chế tạo máy móc thông minh, nhằm mô phỏng và mở rộng khả năng trí tuệ của con người.
1.2.2 Một số ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI)
(1) Chatbot: Sự ra đời của ChatGPT là một ví dụ điển hình của Chatbot AI – với chức năng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng một cách nhanh chóng nhất.
(2) Trong lĩnh vực nông nghiệp: AI được ứng dụng trong phân tích các kiểu thời tiết, đo lường các chỉ số của đất đai, dự báo các đợt sâu bệnh, từ đó đưa ra các giải pháp canh tác hiệu quả.
(3) Trong lĩnh vực thương mại điện tử: Các công ty thường sử dụng AI để dự đoán xu hướng, phân tích hiệu suất, hỗ trợ quản lý hàng tồn kho Với khả năng tổng hợp, xử lý thông tin nhanh chóng, có độ chính xác cao, AI còn là công cụ giúp các công ty chống gian lận thẻ tín dụng trong thanh toán trên sàn thương mại điện tử.
(4) Lĩnh vực giáo dục: Ứng dụng của AI trong lĩnh vực này có thể dế dàng thấy được, thông qua các phần mềm, công cụ hỗ trợ giảng dạy và học tập trực tuyến.
(5) Lĩnh vực tài chính: Đây là lĩnh vực mà AI có thể được ứng dụng ở mọi khía cạnh.
Từ phía khách hàng, ứng dụng của AI cho phép người dùng tự động hóa giao dịch, cung cấp các dịch vụ quản lý tài chính, Từ phía ngân hàng, AI thường được ứng dụng trong việc quản lý rủi ro tín dụng, đánh giá hồ sơ tài chính, phát hiện hành vi gian lận, chăm sóc khách hàng,
(6) Lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe: Được ứng dụng trong việc phân tích, tổng hợp dữ liệu, hồ sơ, bệnh án; đưa ra các chẩn đoán, phương pháp điều trị,
(7) Marketing và truyền thông: AI được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực này nhằm nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng tiềm năng từ nguồn dữ liệu khổng lồ(Big Data) có được từ các công cụ theo dõi hành vi của người dùng, từ đó đưa ra các dự báo nhu cầu, và các chiến lược marketing – truyền thông phù hợp.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc quản lý kho hàng
1.3.1 Thực trạng áp dụng trí tuệ nhân tạo AI
Theo báo cáo thường niên năm 2022 của MHI, chỉ có 14% doanh nghiệp được khảo sát hiện đang ứng dụng AI vào hoạt động quản lý kho hàng của mình Tuy nhiên, với tình trạng khan hiếm lao động ngày càng tăng, sự gia tăng mua sắm trực tuyến và sự bùng nổ khoa học kỹ thuật, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo đang trở thành một trong những xu hướng phát triển chung của những tập đoàn lớn trên thế giới, trong đó có thể kể đến như: Amazon, Walmart, Zara và Alibaba. a Amazon
Amazon là một trong những tập đoàn đi đầu trong việc tích hợp AI vào hoạt động kho bãi của mình Năm 2012, tập đoàn này đã mua lại công ty làm robot Kiva System với giá 775 triệu USD Từ năm 2014 tới nay, Amazon đã đưa vào 100.000 robot vào 25; trên tổng số 149 nhà kho trên toàn thế giới Trong khi những người công nhân phải mất khoảng 60 - 75 phút để hoàn thành thành vòng xoay nhận đơn và giao hàng thì hệ thống nhà kho có robot chỉ mất 15 phút, giúp cho quá trình lưu chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm nguồn lực. b Walmart
Walmart, gã khổng lồ bán lẻ hàng đầu, đã tận dụng AI và học máy để quản lý mạng lưới kho hàng rộng lớn của mình một cách hiệu quả Công ty sử dụng các mô hình dự báo nhu cầu dựa trên AI để phân tích dữ liệu bán hàng trước đây, hành vi của người tiêu dùng và các yếu tố bên ngoài để dự đoán nhu cầu trong tương lai Điều này cho phép Walmart dự trữ đúng sản phẩm tại đúng địa điểm, giảm lượng hàng tồn kho dư thừa và giảm thiểu chi phí vận chuyển. c Zara
Nhà bán lẻ thời trang Zara triển khai công nghệ AI để tối ưu hóa quy trình quản lý hàng tồn kho của mình Zara sử dụng hệ thống thị giác máy tính trong các cửa hàng và kho hàng của mình để theo dõi mức tồn kho theo thời gian thực Camera hỗ trợ AI theo dõi chuyển động của các mặt hàng, cho phép công ty bổ sung sản phẩm kịp thời và duy trì các mặt hàng phổ biến trong kho. c Alibaba
Là công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, Alibaba cũng đã áp dụng AI vào nhiều hoạt động kinh doanh của mình Trong hoạt động quản lý kho hàng, doanh nghiệp đã ứng dụng AI vào 3 mảng chính: good storing, order picking và order packing. Cùng với sự phối hợp của con người, năng suất lao động trong các kho hàng được gia tăng đáng kể, giúp cho tập đoàn này có thể xử lý lượng hàng hóa khổng lồ, đặc biệt trong những dịp sale lớn trong năm.
1.3.2 Lợi ích áp dụng trí tuệ nhân tạo AI
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt, việc tận dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong quản lý kho hàng có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, cắt giảm chi phí, dự báo chính xác được nhu cầu, tối ưu hóa mức tồn kho và hợp lý hóa quy trình chuỗi cung ứng của mình Cụ thể, có thể kể đến một số lợi ích sau:
Thứ nhất, nâng cao độ chính xác trong dự báo Nếu như các phương pháp truyền thống chủ yếu dựa vào việc nhập dữ liệu thủ công và trực giác của con người, không khỏi dẫn đến sai sót hoặc thiếu chính xác, thì với việc áp dụng trí tuệ nhân tạo, các thuật toán
AI có khả năng theo dõi xu hướng thị trường và hành vi của khách hàng, tổng hợp và phân tích khối lượng lớn dữ liệu đó trong thời gian ngắn Qua đó giúp cho doanh nghiệp có thể nhanh chóng đưa ra dự báo và điều chỉnh mức tồn kho, tánh tình trạng hết hàng hoặc tồn kho quá mức.
Thứ hai , tối ưu hoạt động của kho hàng Bằng cách tự động hóa các tác vụ quản lý hàng tồn kho bằng công nghệ AI, có thể giảm đáng kể thời gian dành cho các quy trình mang tính thủ công như kiểm kê hàng hóa, hoặc bổ sung hàng tồn kho Các đơn hàng do đó mà được xử lý nhanh hơn, với độ chính xác cao hơn, rút ngắn lead time, đảm bảo được mức tồn kho chính xác và đẩy nhanh chu kỳ.
Thứ ba, gia tăng năng suất: Việc tự động hóa giúp cho các quy trình được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giảm bớt sự phụ thuộc vào lao động của con người, nhờ đó,doanh nghiệp có thể phân bổ nguồn lực sang các hoạt động khác Ngoài ra, với các thuật toán nâng cao, AI còn có thể giúp cho doanh nghiệp giám sát chặt chẽ quy trình vận hành kho, xác định những điểm còn chưa hiệu quả, chuyển sang tự động hóa các nhiệm vụ trùng lặp, nhờ đó nâng cao năng suất.
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
Tổng quan về Alibaba
2.1.1 Giới thiệu chung về tập đoàn Alibaba
Tập đoàn Alibaba được thành lập vào năm 1999 bởi Jack Ma và 17 cộng sự Trang web alibaba.com là cổng thông tin kinh doanh điện tử nhằm kết nối với các nhà sản xuất ở Trung Quốc với khách hàng quốc tế.
Theo Forbes Global 2000 thống kê dữ liệu tài chính trong 12 tháng gần nhất kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2022, Tập đoàn Alibaba xếp thứ 33 toàn cầu trong danh sách các công ty lớn nhất thế giới Forbes Global xếp hạng dựa trên 4 thước đo: doanh thu, lợi nhuận, tài sản và giá trị thị trường Alibaba đã nhiều lần đưa Jack Ma chạm tay tới danh hiệu tỷ phú số 1 châu Á.
Kể từ khi ra mắt trang web đầu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc bán hàng quốc tế, Alibaba trở thành công ty cổ phần của sáu tập đoàn kinh doanh lớn: Tập đoàn Taobao và Tmall, Tập đoàn thương mại kỹ thuật số quốc tế Alibaba, Tập đoàn trí tuệ đám mây, Tập đoàn dịch vụ địa phương, Cainiao Smart Logistics Network Limited, và Digital Media and Entertainment Group, cùng với nhiều doanh nghiệp khác.
Sứ mệnh: “To make it easy to do business anywhere” (Tạm dịch: Đơn giản hóa việc kinh doanh ở bất cứ đâu)
Tầm nhìn: Mong muốn thúc đẩy một thị trường mở, công bằng, nơi các doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới có thể đến với nhau Chúng tôi hình dung rằng khách hàng sẽ gặp gỡ, làm việc và sinh sống tại Alibaba.
2.1.3 Mô hình kinh doanh và kết quả kinh doanh
Mô hình kinh doanh của Alibaba tập trung nhiều vào B2B, nơi các nhà cung cấp bán sản phẩm với số lượng lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên khắp thế giới Bên canh Alibaba.com thì 1688.com cũng là một trang web tương tự trực thuộc tập đoàn Alibaba với mô hình B2B phục vụ cho các doanh nghiệp Trung Quốc.
Ngoài việc tập trung vào mô hình B2B, Alibaba còn hỗ trợ các hoạt động thương mại khác thông qua hệ thống trang Web thương mại điện tử Thành công của Alibaba thực sự bắt đầu khi hãng này mở rộng hoạt động kinh doanh bán lẻ trực tuyến Công ty đã ra mắt nền tảng bán lẻ C2C Taobao vào năm 2003 và nền tảng bán lẻ B2C Tmall vào năm 2008 Những nền tảng này nhanh chóng lấp đầy khoảng trống trên thị trường bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc và lợi nhuận của công ty đã tăng vọt kể từ đó.
6công ty con của Alibaba thực tế đều là những công ty lớn, hoạt động tốt và đem lại nguồn doanh thu lớn, giúp Alibaba trở thành một hệ sinh thái đa dạng, phong phú.
Doanh thu năm 2018, dựa trên báo cáo tài chính thường niên, nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc đã đạt được doanh thu 39,9 triệu USD Doanh thu có sự tăng trưởng vượt bậc với gần 109.5 triệu USD 2021 và 134.6 triệu USD vào năm 2022, gấp 2.4 lần doanh thu năm 2019 Nhìn chung, Alibaba giai đoạn 2018 – 2022 có tốc độ tăng trưởng nhanh với doanh thu tăng đều đặn qua các năm Đây là kết quả của chiến lược thông minh của công ty trong việc vận hành sàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc.
Hoạt động ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý kho hàng của Alibaba 12
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp về hàng hóa, Alibaba phải liên tục tăng số lượng SKU (Stock - Keeping Unit - đơn vị lưu kho) trong Kho thông minh(Smart Warehouse) của mình, từ 10 nghìn đến 30 nghìn SKU tính đến thời điểm hiện tại.Điều này tạo ra những yêu cầu cho Alibaba, khi số lượng SKU tăng lên, không gian lưu trữ đơn hàng phải được sử dụng hiệu quả và hữu ích hơn Bên cạnh đó cũng tạo ra những thách thức cho Alibaba trong việc quản lý, tuyển dụng nhân sự. Để giải quyết những thách thức này, đặc biệt là trong việc quản lý kho, Alibaba đã áp dụng trí tuệ nhân tạo AI bằng cách hợp tác với ALOG, một nhà cung cấp dịch vụ logistics với công nghệ vượt trội, và MEGVII - nhà phát triển giải pháp AI Trong suốt quá trình chuyển đổi liên tục kéo dài 4 năm, trung tâm xử lý đơn hàng của Alibaba đã áp dụng AI để cải thiện hiệu suất, hiệu quả của các hoạt động kinh doanh quan trọng.
Trong hoạt động quản lý kho hàng của Alibaba, công ty đã áp dụng trí tuệ nhân tạo
AI vào 3 các quy trình nghiệp vụ chính: goods storing, order picking và order packing (lưu trữ hàng hóa, lấy hàng và đóng gói đơn hàng).
2.2.1 Trong quy trình goods storing Ứng dụng AI dùng cho lưu trữ hàng hóa có tên gọi là Kho lưu trữ ba chiều tự động hóa (Automatization Tridimensional Storehouse - ATS) Sự khác biệt của ATS với các cấu trúc lưu kho truyền thống đó là, không giống như các cấu trúc truyền thống có lối đi rộng rãi để nhân viên và xe nâng xử lý hàng hóa, ATS sử dụng cả không gian mặt đất và không gian theo chiều dọc, tự động tiếp cận hàng hóa mà không cần sự can thiệp của con người và sắp xếp hàng hóa một cách hợp lí để tối đa hóa hiệu quả tiếp cận hàng.
Hình 1: Cấu trúc kho hàng truyền thống
Hình 2: Cấu trúc lưu trữ hàng tự động hoá
Cụ thể, hàng hóa tại kho được xếp vào pallet và gửi đến ATS thông qua băng chuyền Với cảm biến trọng lượng, cảm biến nhận dạng hình ảnh và máy quét mã vạch được lắp đặt, thì tổng trọng lượng, kích thước ba chiều và pallet sẽ được xác định và cập nhật ngay lập tức dưới dạng dữ liệu còn hàng trong hệ thống quản lý kho (WMS - Warehouse Management System) Hệ thống quản lý kho (WMS) là phần mềm được sử dụng để quản lý tất cả các khía cạnh của hoạt động kho, chẳng hạn như quản lý hàng tồn kho và lập kế hoạch hiệu quả cho quy trình làm việc và phân tích thống kê Một WMS tốt cũng sẽ cung cấp phân tích theo thời gian thực về mọi khía cạnh của hoạt động kho hàng, bao gồm nhận và vận chuyển, kiểm kê và thực hiện đơn hàng, lập kế hoạch sử dụng lao động cũng như chi phí vận hành.
Bằng cách dự đoán nhu cầu hàng hóa, WMS có thể xác định nhu cầu cần bổ sung và đưa ra hướng dẫn cho Hệ thống kiểm soát kho hàng (WCS) Hệ thống này điều phối các thành phần phụ ở cấp thực thi như hệ thống băng tải, băng chuyền, trạm cân và thiết bị phân loại Tại mỗi thời điểm, WCS xác định luồng sản phẩm hiệu quả nhất và truyền các chỉ thị đến các thành phần thực thi để đạt được kết quả tốt như mong muốn WMS và WCS cùng kết hợp để hướng dẫn ATS trong việc lưu trữ và bổ sung hàng hóa để đảm bảo quá trình lấy đơn hàng diễn ra suôn sẻ.
2.2.2 Trong quy trình order picking
Các ứng dụng AI quan trọng nhất trong quy trình order picking là AGV (Automated Guided Vehicles – Phương tiện tự hành) AGV có thể được lập trình để đi theo một đường đi được xác định trước Các phương tiện này được sử dụng trong kho để vận chuyển hàng hóa, sản phẩm từ một vị trí sang vị trí khác AGV sử dụng cảm biến và laser để quét xung quanh, cho phép chúng di chuyển xung quanh các vật cản mà không cần sự can thiệp của con người Lợi ích chính của AGV là tăng năng suất AGV cho phép các công ty vận chuyển nhiều sản phẩm hơn qua chuỗi cung ứng mỗi ngày với số lượng nhân viên ít hơn cần thiết tại chỗ Tại Alibaba, AGV được sử dụng cụ thể là AGV “Order to Man” (O2M), AGV “Goods to Man” (G2M), và Xe nâng AGV Ngay sau khi nhận được đơn đặt hàng, WMS sẽ xác định hộp đóng gói phù hợp dựa trên dữ liệu tồn kho và thuật toán đóng gói Sau đó, công nhân sẽ bốc hộp theo cách thủ công, gắn mã vạch và đặt nó lên giá đỡ được giữ bởi O2M AGV.
Một O2M được miêu tả giống một robot khổng lồ có WiFi và khả năng tự sạc Nó có thể vận chuyển những vật nặng tới 500kg với tốc độ 1.5 mét mỗi giây Mỗi giá đỡ có thể chứa tối đa 12 hộp đơn hàng cùng một lúc Khi robot chọn xong đơn đặt hàng cho tất cả, chúng được chuyển đến khu vực đóng gói Các robot được gắn tia lasers để tránh va chạm với nhau Các robot rất nhanh nhẹn và có thể xoay 360 độ Chúng có thể tự động sạc khi pin yếu.
O2M hoạt động ở khu vực đầu tiên - nơi chứa những sản phẩm phổ biến được xếp trên kệ sao cho những hàng hóa thường xuyên mua cùng nhau sẽ được cất giữ gần nhau Điều này làm giảm đáng kể khoảng cách mà con người phải di chuyển Các hộp đặt hàng sau đó được chuyển đến khu vực thứ hai, nơi sử dụng AGV G2M G2M xử lý các hộp hàng khác nhau cùng một lúc Khi robot O2M yêu cầu một vật phẩm ở khu vực thứ 2, robot
G2M sẽ lấy hộp lưu trữ chứa vật phẩm đó và chuyển nó cho công nhân, người này sau đó sẽ chọn vật phẩm đó và đặt nó vào hộp đặt hàng.
Hình 3: Sơ đồ khu vực hoạt động của O2M và G2M AGV
Hình 4: Khu vực hoạt động của O2M và G2M AGV bên trong kho hàng thông minh của Alibaba
2.2.3 Trong quy trình order packing
Trong quy trình này tại Alibaba, các hộp đơn hàng chứa các mặt hàng đã chọn sẽ được kiểm tra và đóng gói Nhân viên sẽ quét mã vạch của từng hộp đơn hàng và tất cả các mặt hàng bên trong để WMS tự động so sánh và kiểm tra Hệ thống sẽ cảnh báo cho nhân viên về một lỗi tiềm ẩn khi phát hiện thấy lỗi không khớp, lỗi có thể khắc phục một cách thủ công Sau khi kiểm tra xem đơn hàng có hợp lệ hay không, công nhân sẽ đóng gói vào hộp đơn hàng theo hướng dẫn của thuật toán đóng gói 3D Điều này giúp đảm bảo rằng mọi thứ được đóng gói đúng cách và không gian hộp đó được sử dụng hiệu quả.
Ví dụ, thuật toán đảm bảo những đồ vật có khả năng bị rò rỉ được đặt ở phía dưới, trong khi những đồ dễ vỡ được đặt lên trên Các hộp đóng gói sau đó được đặt trên băng chuyền để giao hàng đi.
Bảng so sánh các 3 quy trình Goods storing, Order picking và Order packing
Quy Goods storing Order picking Order packing trình
Thu thập hàng tồn Lấy hàng đã đặt từ kho lưu trữ Kiểm tra hàng đã
Mô tả kho, tối ưu hóa địa một cách chính xác và nhanh chọn cho mỗi đơn điểm lưu trữ hàng chóng hàng và đóng gói an hóa toàn.
Lịch sử bán hàng, Lịch sử bán hàng, dữ liệu đơn đặt Dữ liệu đặt hàng, dữ
Data dữ liệu tồn kho hàng theo thời gian thực, dữ liệu liệu tồn kho theo thời gian thực tồn kho, thời gian thực hoạt động…
Dự báo bán hàng, Dự báo bán hàng, vị trí đề xuất, Đóng gói 3D
Thuật vị trí đề xuất đóng gói 3D, lấy hàng đặt theo đợt, lập kế hoạch cho robot, điều toán khiển chuyển động robot
Hệ WMS, WCS WMS, WCS WMS thống AGV
ATS, cảm biến và máy quét “Order to Man” AGV
2.2.4 Sự tương tác giữa khả năng của AI và khả năng của con người trong việc quản lý kho hàng tại Alibaba
Theo nhà quản lý trung tâm của Tmall giải thích quan điểm của họ về mối quan hệAI-con người, rằng: “Theo quan điểm của chúng tôi, con người và AI bổ sung cho nhau trong việc hoàn thành cả nhiệm vụ nhận thức và thể chất Tại trung tâm xử lý đơn hàng của chúng tôi, họ làm việc cộng sinh để bổ sung và nâng cao năng lực của nhau.” Điều này đã chứng minh được sự kết hợp, kết nối, hỗ trợ giữa AI và công nhân trong quá trình quản lý kho hàng của Alibaba.
Cụ thể, trong quá trình goods storing, ATS được hỗ trợ bởi AI được sử dụng để thay thế kho hàng truyền thống Quy trình này trong kho lưu trữ truyền thống đòi hỏi nguồn nhân lực lớn, công nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm sắp xếp hàng hóa đã nhận trong kho cũng như xử lý chúng một cách thủ công để lưu trữ và lấy hàng ra cho đơn hàng tiếp theo Tuy nhiên, trong Smart Warehouse, AI có khả năng nhận thức thời gian thực, khả năng phân tích và dự báo cũng như khả năng lập kế hoạch, những chức năng này của AI kết hợp với nhau, cải thiện được khả năng sắp xếp kho hàng của con người.
Trước đây, nhân viên lưu trữ kho hàng sắp xếp hàng hóa dựa trên ước tính về kích thước và trọng lượng của hàng hóa, sắp xếp hàng ngẫu nhiên hoặc dựa trên kinh nghiệm của mình Giờ đây, AI đem đến sự hiệu quả trong sắp xếp hàng hóa trong kho lưu trữ vì nó dựa trên dữ liệu tổng hợp cũng như sự phân tích chính xác và chặt chẽ Ngoài ra, AI còn có thể dự đoán xác suất lấy hàng và từ đó lên kế hoạch bố trí hàng hóa cũng như truy xuất hàng hóa trong tương lai để tăng hiệu quả và tiết kiệm thời gian Hơn nữa, ATS còn sử dụng khả năng xử lí thông tin của mình để thay thế hoàn toàn khả năng xử lý của con người nhằm đạt được tự động hóa trong quy trình này Một người quản lý trung tâm từ Tmall cho biết, do xem xét đến an toàn lao động, tất cả công nhân đều bị loại khỏi khu vực lưu trữ hàng hóa Trong ATS, máy móc được điều khiển bởi AI, sẽ thay thế hoàn toàn công nhân trong việc xử lý hàng tồn kho.
Trong quá trình order picking, hệ thống AI và hơn 500 robot được sử dụng để tăng cường quy trình lấy hàng tại trung tâm xử lý đơn hàng Trước đây, con người kéo các kệ di động có chứa các hộp đặt hàng để tìm các mặt hàng đã được đặt và đặt chúng vào hộp.
Họ đi đi lại lại trong khu vực lấy hàng để đặt đầy các đơn hàng trên kệ của mình và lặp lại quy trình làm việc này trong hàng giờ Với sự trợ giúp của AI, một chế độ làm việc mới đã được phát triển và triển khai trong quy trình này, tập trung vào sự kết hợp giữa con người và robot Khả năng AI được tạo ra (tức là khả năng phân tích, dự báo và lập kế hoạch) nhằm tối ưu hóa khả năng sắp xếp của con người để bố trí hàng hóa một cách hiệu quả, hợp lý trong 3 phân khu vực dựa trên phân loại hàng hóa. Để lấy hàng theo các đơn đặt hàng, khả năng AI được phát triển thông qua việc điều phối tài nguyên bao gồm khả năng quyết định chọn kích thước hộp đựng phù hợp, cũng như khả năng tổ chức và kiểm soát để thực hiện các hoạt động lấy hàng, bao gồm hoạt động của robot và sự cộng tác giữa các robot và con người.
Đánh giá kết quả hoạt động ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý kho hàng của Alibaba
2.3.1 Ưu điểm của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý kho hàng của Alibaba
2.3.1.1 Nâng cao năng suất và hiệu quả quản lý kho hàng
Nhà kho thông minh của Alibaba được trang bị 60 robot, gọi là 'Zhu Que', những robot này có nhiệm vụ thực hiện 70% quy trình của nhà kho (Pickering, 2017) Nhờ được kết nối với hệ thống chỉ dẫn bằng wifi với thiết kế đường di chuyển tối ưu và công nghệ phát hiện tia laser tránh va chạm trong nhà kho, những robot này phối hợp hoạt động rất mượt mà, không gây ra tình trạng hỗn loạn, thiếu linh hoạt Theo Pickering (2017), việc áp dụng công nghệ này đã giúp năng suất xử lý đơn hàng của Alibaba tăng gấp 3 lần so với phương pháp sử dụng sức lao động của con người như trước đó.
Thứ nhất, trong quá trình goods storing, AI tự động hóa quá trình lưu trữ Quá trình đưa và lấy hàng được thực hiện hoàn toàn tự động, không có sự tham gia của con người.
Do đó, không gian của kho có thể được tận dụng tối đa để lưu trữ, các xe nâng cũng được bố trí hiệu quả và hợp lý hơn.Với khả năng phân tích dữ liệu theo thời gian thực, dự báo và lập kế hoạch thông minh, AI giúp cải thiện đáng kể hiệu quả sắp xếp kho hàng của con người (Zhang, 2021) Trước đó, nhân viên lưu trữ sắp xếp hàng hóa một cách ngẫu nhiên hoặc dựa vào ước tính về kích thước, trọng lượng hàng hóa và kinh nghiệm làm việc Giờ đây, mặc dù AI hoạt động vẫn dựa trên những kinh nghiệm được con người cung cấp nhưng hiệu quả hơn, tối ưu hóa không gian kho nhờ dựa trên dữ liệu tổng hợp cùng khả năng phân tích chặt chẽ.
Thứ hai, trong quá trình order picking, thay vì giao trách nhiệm chung cho công nhân lấy hàng, AI thu hẹp đáng kể phạm vi làm việc và hướng dẫn họ chọn các mặt hàng cụ thể cho đơn hàng, điều này cũng làm giảm tỷ lệ lỗi của nguồn nhân lực, cải thiện khả năng xử lý của con người, giúp quá trình vận hành và quản lý mượt mà hơn.
Thứ ba, trong quá trình order packing, AI thay đổi đáng kể quy trình đóng gói tại kho.
AI-WMS giúp người vận hành trung tâm xử lý đơn hàng xác định các sai sót và họ có thể giải quyết các vấn đề ngay lập tức để đảm bảo quy trình được hoạt động trơn tru Hơn nữa, việc dữ liệu lỗi được tổng hợp và báo cáo liên tục, lần lượt giúp tối ưu hóa và cải thiện tài nguyên thuật toán, tài nguyên hệ thống,…, giúp trung tâm xử lý đơn hàng trở nên thông minh, cải tiến và hiệu quả hơn.
2.3.1.2 Nâng cao tính an toàn của môi trường làm việc
Với bản chất và đặc điểm của quy trình quản lý kho hàng, tai nạn thường có khả năng xảy ra, dẫn đến những chấn thương cho nhân công cũng như hư hại đến hàng hóa (Richards, 2018) An toàn trong quá trình vận hành kho hàng là một vấn đề khá phức tạp và được chia thành 3 mảng chính bao gồm: an toàn lao động, an toàn nơi làm việc và an toàn phòng cháy chữa cháy (Vukicevic, 1995) Chính vì vậy, đảm bảo an toàn môi trường làm việc là vấn đề được nhiều nhà quản lý kho hàng quan tâm “Tính an toàn” trong quản lý kho hàng không chỉ bao gồm việc hạn chế những tai nạn vật lý, đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho sức khỏe mà còn liên quan đến văn hóa môi trường làm việc không gây áp lực nặng nề ảnh hưởng đến tinh thần người lao động (Hofstra và cộng sự, 2018).
Việc sử dụng kho hàng thông minh với hầu hết nghiệp vụ vận hành được thực hiện bởi robot thay vì nhân công là con người giúp cho Alibaba tối thiểu hóa nguy cơ xảy ra tai nạn lao động Trong quy trình dự trữ hàng, hệ thống tự động quản lý kho hàng giúp giảm nguy cơ chấn thương với nhân công và có thể tận dụng tối đa không gian bằng thông qua việc tối ưu các giá lưu trữ (Zhang và cộng sự, 2021) Ngoài ra, AI giúp giảm thiểu khả năng xảy ra lỗi của con người, giúp nhân viên giảm bớt áp lực trong công việc và có tinh thần làm việc thoải mái hơn, cải thiện chất lượng môi trường làm việc.
2.3.1.3 Phát triển khả năng của con người
Một trong những quy trình thâm dụng lao động nhất là quy trình lấy hàng (De Koster,
2007) với tỷ lệ nghỉ việc cao và các nhân viên thường xuyên phàn nàn về khối lượng công việc nặng Việc sử dụng hệ thống AI giúp người lao động được giải phóng khỏi những công việc lặp đi lặp lại, đồng thời đưa họ lên những vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị với những nhiệm vụ phức tạp hơn (Borges và cộng sự, 2020) Trong các khu phân loại hàng hóa, khả năng sắp xếp của con người cũng được tối ưu nhờ sự hỗ trợ của AI.
2.3.2 Hạn chế của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý kho hàng của Alibaba
2.3.2.1 Khó nhận diện mặt hàng mới chính xác
Hệ thống quản lý kho hàng sử dụng robot đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng có những hạn chế nhất định Mặc dù các robot có thể dễ dàng thực hiện công việc di chuyển các hộp hàng và các mặt hàng, khả năng nhận diện và phân biệt chính xác mặt hàng cụ thể vẫn còn gặp nhiều khó khăn và gây tốn kém Trong khi đó, con người có thể xác định chính xác các mặt hàng một cách dễ dàng và kiểm tra robot đã đưa đến đúng loại hàng hay chưa trước khi đặt chúng vào hộp Nếu thiếu sự phối hợp và kiểm soát của con người, hoạt động chọn và lấy hàng của robot không thể đảm bảo đủ tinh tế hay hoàn toàn chuẩn xác (Zhang, 2021) Đó cũng là lý do nhiều quyết định AI đưa ra gây khó hiểu với con người và để chắc chắn công việc được thực hiện như ý muốn, sự can thiệp của con người vẫn không thể bị loại bỏ.
2.3.2.2 Ảnh hưởng bởi nguồn dữ liệu đầu vào
Bên cạnh đó, nguồn dữ liệu đầu vào để đào tạo AI là kinh nghiệm của nhân viên vận hành kho hàng của Alibaba Những kinh nghiệm được tích lũy qua quá trình làm việc của con người khó tránh khỏi sự cảm tính, cách đưa ra quyết định mang tính ngẫu nhiên hay thiên vị Điều đó có thể mang lại rủi ro những phân tích của AI bị ảnh hưởng bởi nguồn thông tin được cung cấp chưa đủ tiêu chuẩn Hệ thống AI cũng gặp hạn chế khi đối diện với những tình huống không hệ thống hay chưa được lập trình trước nên có thể đưa ra cách giải quyết thiếu chính xác với vấn đề phức tạp hoặc không dự đoán được.
ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO CHO CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG QUẢN LÝ KHO HÀNG
Tổng quan hoạt động quản lý kho hàng của các sàn thương mại điện tử Việt
Nhìn chung, lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ Theo đánh giá của bộ Công thương, quy mô thị trường TMĐT bán lẻ Việt Nam năm
2022 đạt 16,4 tỷ USD, trong đó có khoảng 57 - 60 triệu người Việt mua sắm trực tuyến với giá trị mua sắm bình quân đầu người 260 - 285 USD trong năm 2022 Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới Tuy nhiên, đi ngược lại với sự bùng nổ về nhu cầu mua sắm trực tuyến, các sàn TMĐT cũng vấp phải không ít khó khăn, đặc biệt là trong hoạt động quản lý kho hàng Nhìn chung, các hệ thống kho hàng tại Việt Nam còn gặp phải tình trạng quá tải, thiếu nguồn lực và hoạt động vận hành chưa được trơn tru Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kể trên:
Thứ nhất, diện tích kho hàng nhỏ trong khi số lượng hàng hóa lớn Hiện nay, tại
Việt Nam có rất nhiều những đơn vị vận chuyển khác nhau Thế nhưng, chỉ có một vài đơn vị vận chuyển là đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng đồng nghĩa với nó là số lượng hàng hóa trở nên quá tải Điều này làm cho các đơn vị vận chuyển không đủ sức để giải quyết số lượng hàng tồn kho.
Thứ hai, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc kiểm tra hàng hóa Kho hàng của các sàn TMĐT sẽ bao gồm nhiều loại hàng hóa khác nhau Đồng thời, trong quá trình kiểm tra hàng hóa, các thông tin về tình trạng hàng hóa trong kho bãi sẽ được khi vào sổ hoặc các phần mềm quản lý hàng hóa Quá trình này sẽ tốn rất nhiều thời gian và sai sót nếu nhân viên thiếu kinh nghiệm.
Thứ ba, quá trình sắp xếp hàng tại kho Đa phần các kho hàng ở Việt Nam đều gặp phải tình trạng hàng hóa để lộn xộn, không thống nhất Điều này gây khó khăn trong quá trình kiểm soát hàng hóa và di chuyển Khi hàng hóa không được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình xuất kho, nhập kho và kiểm tra hàng hóa. Để khắc phục những khó khăn kể trên, rất nhiều biện pháp đã được thực hiện Mặc dù chưa thể áp dụng những công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến như Alibaba, song trên thực tế, đã có một số sàn TMĐT tại Việt Nam bước đầu sử dụng công nghệ tự động hóa và nghiên cứu ứng dụng AI vào hoạt động kho bãi của mình, trong đó không thể không kể đến Shopee.
Tại thị trường Việt Nam, Shopee được biết đến là thương hiệu uy tín nhất đối với người tiêu dùng Việt khi số lượng lựa chọn của thương hiệu này chiếm khoảng 40% (Đặng Thông,
2020) Tương tự như Alibaba, Shopee cũng thực hiện mô hình ký gửi bằng cách nhận hàng từ người bán và lưu trữ trong kho của mình, khi có khách đặt hàng, doanh nghiệp sẽ tiến hành đóng gói để chuyển hàng cho khách nhanh chóng Đối với quy trình lưu trữ hàng hóa (Good storing), Shopee bố trí kho hàng với các khu vực riêng biệt gồm khu hàng giá trị cao, khu hàng dễ vỡ, khu hàng cần kiểm soát nhiệt độ với các kệ hàng có gắn biển chỉ dẫn mã hàng, loại hàng cụ thể Các lối đi trong kho hàng của Shopee được thiết kế rộng và thoáng để thuận tiện cho các xe nâng hàng, dỡ hàng do người điều khiển di chuyển trong kho Ngoài ra, kho hàng cũng được trang bị hệ thống cảnh bảo bổ sung hàng, theo dõi số lượng hàng dự trữ theo thời gian thực đề phòng tình trạng thiếu hàng, hết hàng Với quy trình lấy hàng (Picking), kho hàng của Shopee được tích hợp hệ thống phân tích vị trí hàng hóa hiện đại để khi người mua đặt hàng, nhân viên có thể xác định vị trí hàng cần lấy một cách nhanh chóng, đưa hàng đến khâu tiếp theo Cuối cùng, trong quy trình đóng gói (Packing), hàng hóa được đưa đến khu vực đóng gói, các nhân viên của Shopee sẽ trực tiếp kiểm tra hàng và gói hàng, dán nhãn theo tiêu chuẩn của đơn hàng.
Các kho hoàn tất đơn hàng của Shopee được tổ chức theo quy mô phức tạp và vận hành với tốc độ cao Ngoài việc dự trữ hàng của người bán, Shopee còn thực hiện nhiệm vụ chọn hàng, lắp ráp, đóng gói, dán nhãn trước khi chuyển cho các đơn vị vận chuyển.Đối với sàn thương mại điện tử có hoạt động kinh doanh phát triển như Shopee, rủi ro và thách thức đối với hoạt động quản lý hàng hóa lớn vì kiểm soát mọi khâu tại kho hoàn tất đơn hàng sẽ khó khăn hơn Tuy đã áp dụng công nghệ, hệ thống tự động hóa trong việc quản lý vị trí, phân chia hàng hóa vào các khu vực chuyên biệt nhưng hầu hết các hoạt 26
Những thách thức khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động quản lý kho hàng cho các sàn thương mại điện tử Việt Nam
hàng cho các sàn thương mại điện tử Việt Nam
Từ việc phân tích ứng dụng trí tuệ nhân tạo của Alibaba trong hoạt động quản lý kho hàng cũng như đánh giá những thuận lợi đạt được khi áp dụng trí tuệ nhân tạo bao gồm: nâng cao hiệu suất, giảm chi phí cũng như thời gian các bên đối tác - nhà cung cấp, khách hàng, và nền tảng TMĐT Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những thách thức cản trở quá trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động quản lý kho hàng của các sàn TMĐT tại Việt Nam, bao gồm các vấn đề về dữ liệu và thuật toán AI Dưới đây là một số khó khăn khi áp dụng AI đối với các sàn TMĐT tại Việt Nam:
Thứ nhất, thiếu hụt nguồn thông tin: Thị trường Việt Nam vẫn còn chưa đủ lớn so với thị trường như Trung Quốc, dẫn đến nguồn thông tin khách hàng không đủ để giúp
AI thử nghiệm, kiểm tra độ hiệu quả Theo Tạ và Tô (2021), đầu vào nhiều dữ liệu hơn thường dẫn đến hiệu suất tốt hơn Chính vì vậy, chức năng dự đoán của AI về dự trữ hàng hóa không chính xác bằng Alibaba.
Thứ hai, khó tích hợp với hệ thống hiện tại: Hệ thống tích hợp AI của các sàn
TMĐT Việt Nam đang sử dụng với các hệ thống quản lý kho hàng khác nhau Ví dụ, Shopee sử dụng phần mềm quản lý kho được cung cấp bởi VietFul “Quản lý tồn kho Shopee” Trong khi đó, Lazada sử dụng phần mềm quản lý kho - Salework Kho Vận. Điều này gây khó khăn trong việc tổng hợp thông tin trên trung tâm dữ liệu nhằm đưa ra dự đoán chính xác, quản lý tồn kho hiệu quả đối với các sàn TMĐT Ngoài ra, các quyết định AI tăng sự phức tạp của hệ thống, dẫn tới sai sót trong quản lý kho hàng, điều mà sẽ ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp.
Thứ ba, khó đáp ứng được về nguồn nhân lực: Theo Báo cáo Chỉ số TMĐT Việt
Nam năm 2021 của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM), trong nhiều năm liền, nguồn nhân lực cho TMĐT và đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là vấn đề lớn gây cản trở cho quá trình phát triển TMĐT trong nước Xét về lao động chuyên trách TMĐT phân theo lĩnh vực kinh doanh, vận tải và kho bãi có tỷ lệ lao động chuyên trách chiếm 22% (Hình vẽ) Do đó, việc ứng dụng AI trong quản lý kho hàng yêu cầu doanh nghiệp phải đào tạo và nâng cao năng lực cho người lao động.
Hình 5: Cơ cấu lao động hoạt động trong ngành thương mại điện tử tại Việt Nam năm 2021 (Nguồn: Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM))
Thứ tư, vấn đề bảo mật: AI cần thu thập thông tin người dùng, bao gồm nhà cung cấp trong bước đặt hàng, khách hàng trong dự đoán cung và cầu của kho đặt hàng, điều sẽ gây khó khăn trong việc thúc đẩy quá trình chia sẻ thông tin giữa các bên Vì AI có thể truy cập vào thông tin khách hàng, có thể gây bất lợi cho người dùng và tạo ra trải nghiệm mua hàng không tốt, tính bảo mật và bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng là một thách thức quan trọng cần giải quyết.
Đề xuất ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động quản lý kho hàng cho các sàn thương mại điện tử Việt Nam
thương mại điện tử Việt Nam
Trong tương lai, ứng dụng trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành xu hướng cho hệ thống quản lý kho hàng Từ những khó khăn mà các sàn TMĐT Việt Nam phải đối mặt khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động quản lý kho hàng, nhóm đề xuất một số giải pháp cho việc thúc đẩy tích hợp AI trong hệ thống:
Thứ nhất là , cung cấp nguồn dữ liệu đủ lớn cho AI: Cần có một nguồn đủ lớn và chất lượng để AI hoạt động hiệu quả, đưa ra quyết định chính xác Theo Anh Quân
(2022), trung tâm dữ liệu được sử dụng để lưu trữ thông tin người dùng và nhiều tập đoàn công nghệ lớn có thể tính tới việc đặt hạ tầng này tại Việt Nam Đây được cho là động thái mới trong việc đáp ứng các yêu cầu về bảo mật và cơ sở dữ liệu do chính phủ Việt Nam đặt ra đối với doanh nghiệp đang hoạt động trên toàn quốc Có thể thấy rằng, xây dựng trung tâm dữ liệu đang trở thành xu hướng ngày nay, giúp đóng góp đáng kể tới việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho các sàn TMĐT, bao gồm hệ thống quản lý kho hàng.
Thứ hai là , đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: Đặng (2021) cho rằng, doanh nghiệp TMĐT cũng như chính phủ cần phải hành động nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quá trình tích hợp AI vào hệ thống quản lý kho hàng Đối với Nhà nước, cần phải rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật nhằm thúc đẩy, khuyến khích các hoạt động ứng dụng TMĐT và các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ số Ngoài ra, cơ quản quản lý cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về quản lý hoạt động kinh doanh TMĐT, bổ sung các quy định về quản lý hoạt động TMĐT xuyên biên giới nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong TMĐT Về phía doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên, khai thác và tận dụng hiệu quả các tiềm năng về cơ sở vật chất, con người, chuyên môn trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về TMĐT Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tăng cường việc tạo điều kiện để các cán bộ chuyên về TMĐT tham gia các khóa tập huấn đào tạo thêm về các lĩnh vực liên quan như: quản trị hệ thống, quản trị kinh doanh, marketing, thương mại, pháp luật quốc tế, để phục vụ hiệu quả cho doanh nghiệp. Shopee chú trọng tuyển dụng, đào tạo mới nhiều cấp độ với chương trình như Global Leaders Program nhằm chọn lọc các ứng cử viên ưu tú vào đội ngũ các nhà lãnh đạo kế thừa của Shopee Đối với nguồn nhân sự chung, Shopee đào tạo nhân viên mới, tổ chức các khóa rèn luyện kỹ năng mới để giúp nâng cao kỹ năng mềm lẫn nâng cao kỹ năng chuyên môn Các “tân binh” sẽ được tham gia một ngày đào tạo định hướng.
Thứ ba là, cải thiện tính bảo mật của AI: Quyền riêng tư và bảo mật được xem là một rào cản chính đối với các dự án AI (Tạ và Tô, 2021) Các nhà quản lý cần kiểm tra nhận thức của nhân viên để đảm bảo không tiết lộ cách AI làm khi được thêm vào ứng dụng kinh doanh Ngoài ra, doanh nghiệp cần so sánh chất lượng của quyết định của các thuật toán trong các tình huống tương tự với khi không sử dụng chúng Trước khi triển khai các sản phẩm trên quy mô lớn cần cẩn thận loại bỏ sản phẩm chưa qua thử nghiệm.Doanh nghiệp nên xem xét thử nghiệm chúng ở thị trường hạn chế để hiểu rõ hơn về độ chính xác của chúng và hành vi khi có nhiều yếu tố khác nhau, như khi dữ liệu từ các nguồn khác nhau, hoặc môi trường thay đổi Ví dụ, Shopee thử nghiệm ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở các kho có quy mô nhỏ hơn so với kho tổng Cuối cùng, doanh nghiệp nên thường xuyên giám sát, đo lường và kiểm tra các chương trình có các công cụ bảo trì phòng ngừa rủi ro trong sản xuất hay trong lĩnh vực an ninh mạng.
Có thể thấy, việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào quản lý kho hàng của Alibaba đã tạo ra một bước tiến đáng kể trong giải quyết các vấn đề về quản lý hàng dự trữ và chuỗi cung ứng Sự tận dụng triệt để AI vào hoạt động good storing, order picking, và order packing đã giúp tập đoàn đi đầu về thương mại điện tử này nâng cao hiệu quả và hiệu suất quản lý, nâng cao tính an toàn của môi trường làm việc và gia tăng khả năng phối hợp chặt chẽ giữa máy móc và con người Mặc dù giải pháp này trên thực tế vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định, song với nỗ lực không ngừng cải tiến, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ mới sẽ giúp Alibaba khắc phục nhược điểm và tối ưu hóa kho hàng của mình trong tương lai. Đối với lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam hiện nay, sự bùng nổ về quy mô và nhu cầu thị trường đã khiến việc quản lý kho hàng trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi sự chính xác cao và khả năng phản ứng nhanh chóng đối với thay đổi trong nhu cầu của khách hàng.Thông qua việc nghiên cứu về tiềm năng của trí tuệ nhân tạo (AI) và những thành tựu màAlibaba đạt được, có thể thấy thấy việc áp dụng AI vào hệ thống kho bãi sẽ là một giải pháp thay thế cho các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam trong việc tháo gỡ khó khăn và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Do đó, các sàn thương mại điện tử Việt Nam cần không ngừng đổi mới, đầu tư vào khoa học và công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo, để tạo nên sự khác biệt và vượt trội trong thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt này.