Chính những quy tắc ứng sử chung đó giúp kết nối các cá nhân có trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, tưtưởng văn hóa khác nhau vào một mục tiêu chung, góp phần làm gi
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÙI QUANG PHÚC
Chuyên ngành: Quản trị Công nghệ và Phát triển doanh nghiệp
Mã số: Chuyên ngành thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUAN TRI CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIEN DOANH NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS BÙI XUÂN PHONG
XÁC NHAN CỦA XÁC NHẬN CUA CHỦ TỊCH HD
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHAM LUẬN VĂN
Hà Nội - 2015
Trang 3LOI CAM KET
Tôi xin cam kêt luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện.
Các sô liệu (đê xuât) và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa
được công bô trong các nghiên cứu khác.
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sự cảm kích sâu sắc đếnPGD.TS Hoàng Văn Hải Giám đốc chương trình cùng tập thê những người thầy, cô
đã tận tình giảng dạy tôi trong quá trình học, nghiên cứu tại chương trình thạc sỹ
quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp
Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS Bùi Xuân Phong,
người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiệnluận văn tốt nghiệp
Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn ban Lãnh đạo công ty PVI cũng như tập thêcán bộ nhân viên nói chung đã hỗ trợ cung cấp thông tin trong quá trình tôi thu thập
tai liệu thực hiện luận văn nay.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè và đặc
biệt là cha mẹ va vợ tôi, những người luôn kip thời động viên và giúp đỡ tôi vượt
qua những khó khăn trong cuộc sống và có điều kiện tập trung chuyên tâm nghiên
cứu thực hiện luận văn.
Trang 5TOM TAT LUẬN VĂN
Tên luận văn: Văn hoá doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí
Việt Nam.
Tác giả: Bùi Quang Phúc
Giáo viên hướng dẫn: GS.TS Bùi Xuân Phong
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá và nhận định về thực trạng VHDN tại PVI, từ đó đề xuất các giả
pháp nhằm củng cé và phát triển VHDN, biến nó thành một nguồn lực góp phan
vào quá trình phát triển bền vững của Công ty
Trang 6MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TU VIET TẮTT -2-©2¿©2++2E2EE£2EEt2EE22EE271222122212712221 2 xe iDANH MỤC BIEU BANG cccssessesssessesssssessessssussssssessessusssessessessnssisssetsesssssesseeses iiDANH MỤC HINH 00 cccssscssessesssessesssessessessessssssessessessusssessessesssssessessessstsessesseeasen ivPHAN MỞ DAU A cescsscsssessessessssssessessssssessessssssessessvssusssessessessussustsessessessesiessesssesseeses 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE VAN HOÁ DOANH NGHIỆP VA XÂY
DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 2 5¿+2++2E£+2E£2EE2EEt2EEeEEeerrrre 11
1.2 Văn Hóa Doanh Nghiệp (VHHDN): - c1 2c SS S2 121 re, 12
1.2.1 Khái niệm 2-2 ++2E2EE2EE9EE22E2212212717112112111171211 2111116 12
1.2.2 Đặc điểm văn hoá doanh nghiỆp - - c St srritrierirrrkrrke 131.2.3 Biểu hiện của văn hoá doanh nghiỆP ác cSsssssseirerirererske 13
1.2.4 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh
1.2.5 Xây dung văn hoá doanh nghiép c ee eeesceeceeeseceeeeeseeeeteeeeeeseeeenes 24 1.2.6 Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiỆp ¿ -+c+-<s<52 31
1.2.7 Các dạng văn hóa doanh nghiỆp - 2 S222 *+sserrsessersserree 38
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU VHDN -2- 5©: 42
2.1 Cac buGe nghién CUU: 1n 42
"¡hoi aa.ẽ-'”.- 43
2.3 Thang do va bang 2n 44
2.3.1 Xây dựng thang ỔO ch ng Hàn HH 44
2.3.2 Thiết kế bang câu hOi oe ceccecccccesscsssessesseessessessessessessessesssesessesseeseeuees 45
2.4 Phương pháp tổng hợp và xử ly số liệu thu được - z2 46
CHƯƠNG 3: THUC TRẠNG VĂN HOA DOANH NGHIỆP TẠI TONG CÔNG
TY CO PHAN BẢO HIẾM DẦU KHÍ VIET NAM -:-55cccssccscce2 47
3.1 Tổng quan về Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam 47
3.1.1 voi 47
Trang 73.1.2 Lich st CONG ty dqggdađiđiadđdđdẦẢ 47
3.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty .eceecceccceseesessesseessessessessesssessesseeseeaees 48
3.1.4 Ngành nghề kinh doanh -22- 2 s+E+£E+E+2EE£EEeEE2EEzExerxerseee 533.1.5 Sản pha i.ccececcecccscsscssessessessessessssessessessessesscsuesuesessessessesuessesneseseseeseeees 533.1.6 Nguồn nhân lực tại PVIi oc eeeccecceccescesessessessessessessesessessesesssesnesseesssesseeees 54
3.1.7 Tình hình hoạt động kinh doanh những năm qua cua Công ty: 56
3.2 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Cô phần Bảo hiểm Dau
Khi Viet Namo ‹:‹1I 58
3.2.1 Mô hình văn hóa hiện có tại công ty: 5c s stress 58
3.2.2 Các hoạt động biểu chưng cho văn hóa doanh nghiệp Công ty: 593.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành va phát triển văn hóa của
00.12 UUIỶ 68
3.2.4 Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên Công ty về môi
truOng Van ha cla CONG ty? ST 3-3 72
3.2.5 Một số nhận xét và đánh giá văn hóa doanh nghiệp ma công ty đang
CHƯƠNG 4: DE XUẤT GIẢI PHÁP TIẾP TỤC DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIENVHDN TẠI TONG CÔNG TY CO PHAN BẢO HIEM DAU KHÍ VIỆT NAM 84
4.1 Các yếu tố thiết yếu cho việc xây dung văn hóa doanh nghiệp hiện nay của
CONG CY 017 84
4.1.1 Các yếu tố hữu hình: ¿52 + +s+SE9EEEEE2EE2E12E1212171 21112 844.1.2 Chat lượng ban lãnh đạo và nhân VIiENl ou eee eeeceseceseeeeteeeeeeeeeeees 844.1.3 Các quy định về văn hóa: - 2 22t+2E2EE2EEEEE2E221221 2121 re 85
4.1.4 Các quy ước bat thành văn: - 2-2 s22 2 EEEEE2E E22 88
4.2 Phương hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong tương lai mà công ty
đang theo đuỔi: - 5251 SE2E22E22E521521E7111211211211211 1111111111111 11 re 88
4.2.1 Phương châm xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo tư tưởng Hồ Chí
MUON? ooo eee :-1SS 88
4.2.2 Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại: - - 25s ++++E+Eezxrxees 89
Trang 84.2.3 Khai thác các giá trị tinh thần thích hợp cho xây dựng VHDN: 90
4.2.4 Các phương châm trong hoạt động kinh doanh của công ty: 90 4.2.5 Phương hướng kinh doanh: - - c5 32+ 3331 £+xsvEseeresererrsrrsse 90
4.2.6 Mục tiêu kinh doanh của Công ty: - + +2 S2 1s vseserrreeres 91
4.3 Một số giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty Bao hiểm
4.3.2 Khắc phục nhược điểm của mô hình văn hóa công ty đang theo đuồi:954.3.3 Ban thân lãnh đạo cần là tam gương về văn hóa doanh nghiệp: 954.3.4 Tạo ra hình mau một noi làm việc lý tưởng nhằm kích thích tinh thần
làm việc hăng say của nhân VIÊH: 6 c1 ng ng re 95
4.3.6 Chính sách tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực phải thé hiện được văn
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 CBCNV Can bộ công nhân viên
Trang 10DANH MỤC BIEU BANG
STT Bang Nội dung Trang
Cac phương pháp nghiên cứu được sử dung trong
1 Bang 2.1 44
luận van
2 Bang 2.2 | Noi dung bang hoi 46
3 | Bang 3.1 | Kết quả khảo sát Điều kiện làm việc văn phòng tốt 73
Kết quả khảo sát Môi trường làm việc năng động,
tâm dén doi sông nhân viên
Kết quả khảo sát Cơ hội học hỏi của nhân viên mới
7 Bảng 3.5 _ 74
tương đôi dê
Kết quả khảo sát Nhân viên công ty luôn có sự học
8 Bang 3.6 , 75
hỏi, trao đôi lan nhau
9 Bang 3.7 | Kết quả khảo sát Cơ hội thăng tiến tại công ty 75
Kết quả khảo sát Việc trả lương dựa vào thực lực
10 | Bảng3.8 75
nhân viên
Kết quả khảo sát Mức lương đáp ứng nguyện vọng
11 Bang 3.9 , ek 76
và xứng dang với sự công hiên
Kết quả khảo sát Thưởng phạt thăng chức minh
12 | Bang 3.10 76
bach rõ rang
13 | Bang 3.11 | Kết quả khảo sát Không có hiện tượng thiên vi trù dap 76
il
Trang 11Kết quả khảo sát Nhân viên được dao tao nâng cao
14 | Bang 3.12 ; 77
nghiệp vụ chuyên môn phù hợp
Kết quả khảo sát Nhân viên được đào tào nâng cao
15 | Bang 3.13 ; 77
nghiệp vụ chuyên môn phù hop
Kết quả khảo sát Ban giám đốc luôn khuyến khích
16 | Bảng 3.14 77
sự sáng tạo của nhân viên
Kết quả khảo sát sự tán đồng vê nhận biết các giá trị văn
17 | Bảng3.15 78
hóa hữu hình của công ty giữa lãnh đạo và nhân viên
Kết quả khảo sát sự tương đồng về nhận biết về các
18 | Bảng 3.16 | giá trị được tán đồng của công ty giữa lãnh đạo và 78
Trang 12DANH MỤC HÌNH
STT Hình Nội dung Trang
Các biéu trưng trực quan của văn hóa doanh
3 Hình 3.1 | SƠ đồ cơ cấu tổ chức của PVI 50
4 Hình 3.2 Nguồn nhân lực hiện tại của PVI 56
Biéu đô tăng trưởng doanh thu của PVI từ
2009-6 | Hình 3.3 2013 57
7 | Hình 3.4 | Logo biểu tượng của PVI 60
IV
Trang 13PHẢN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Trong quá trình hình thành và phát triển của bản thân mỗi doanh nghiệp đều tạo
dựng nên văn hóa riêng của doanh nghiệp mình Văn hóa doanh nghiệp lại tác động
ngược trở lại đến sự phát triển hiện tại và tương lai của doanh nghiệp đó Nó xác lập
một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận,
đề cao và ứng xử theo các giá trị đó Chính những quy tắc ứng sử chung đó giúp kết
nối các cá nhân có trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, tưtưởng văn hóa khác nhau vào một mục tiêu chung, góp phần làm gia tăng giá trị
nguồn lực của từng cá nhân trong công cuộc sáng tạo và thay đổi phù hợp với môi
trường kinh doanh luôn biến động và nhiều thách thức với mỗi doanh nghiệp
Do vậy, có thé khang định văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗidoanh nghiệp Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự chuyển đôi cơchế kinh doanh, các doanh nghiệp muốn đứng vững trong thị trường cạnh tranh gaygắt nhất thiết phải tiến hành xây dựng văn hóa doanh nghiệp Nhưng do đa phần các
doanh nghiệp Việt Nam đều có xuất phát điểm thấp cả về nguồn lực kinh tế và tưduy chiến lược Vì vậy, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quan tâm
đúng mức tới việc phát triển văn hóa doanh nghiệp, đại đa số doanh nghiệp chưavẫn chưa nhận thay vai tro quan trong của việc xây dựng ban sắc văn hoá doanhnghiệp, chưa nhìn nhận văn hoá doanh nghiệp như nên tảng, động lực phát triển của
doanh nghiệp.
Là một thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tổng công ty Cổphần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) đã có một thời gian dài kinh doanh trongmôi trường độc quyền đặc thù của ngành Vi thế, Tổng công ty không nằm ngoài
quỹ đạo chung của văn hóa doanh nghiệp nước ta nói chung Tuy nhiên đứng trước
thách thức tái cơ cấu và tổ chức lại bộ máy hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhànước, cùng với sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường khi nền kinh tế
nước nhà hội nhập ngày càng sâu với kinh tế thế giới, Tổng công ty Cé phan Bảo
Trang 14hiểm Dầu khí Việt Nam đang đứng trước yêu cầu của sự chuyền đổi và hội nhập.
Đề đổi mới và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và xu thé hội nhập
quốc tế, đồng thời hướng đến mục tiêu lâu dai, hơn bao giờ hết, ngay từ bây giờTổng công ty Cô phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam cần thiết phải xây dựng đượcvăn hóa doanh nghiệp có bản sắc riêng, thé hiện sự khác biệt vượt trội so với doanh
sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp để đạt được sự phát triển thành công trong
tương lai.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu:
- Văn hóa doanh nghiệp tại PVI được hình thành và phát triển như thế nào?
- Hiện trạng VHDN tại PVI ra sao?
- Các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng thé nào đếnviệc hình thành và phát triển trong tương lai của VHDN PVI?
- Tam ảnh hưởng của VHDN đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp?
- Định hướng phát triển VHDN của PVI trong tương lai?
2 Tong quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề văn hoá doanh nghiệp, hiện nay đang được các nhà nghiên cứu và
doanh nghiệp Việt nam quan tâm Văn hoá doanh nghiệp có vai trò quan trọng
không chỉ đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động toàn diện của doanh nghiệp, mà
nó là một trong những giải pháp quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, làmột nguồn lực quan trọng thúc day doanh nghiệp phát triển bền vững Nó địnhhướng cho hoạt động của doanh nghiệp, tạo ra sự nhất thé hoá trong lỗi sống và
Trang 15hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp là bản sắc
của doanh nghiệp, là cái phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác và có
tính di truyền nhiều thế hệ thành viên, tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệpphát triển Văn hoá doanh nghiệp có vai trò đặc biệt trong việc sáng tạo cái mới, bởi
văn hoá là sáng tạo.
Vấn đề văn hóa doanh nghiệp đã được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu,
rat quan tâm nghiên cứu Liên quan đến van dé này ở nước ta đã có nhiều công trình
nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ kinh tế đề cập và giải quyết Có thể nêu ra một
số công trình tiêu biểu sau:
TS Nguyễn Mạnh Quân — Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp NXB Lao động- xã hội, (2004) Đây là giáo trình giảng dạy và học tập của Trường
-Đại học Kinh tế Quốc dân Về văn hóa doanh nghiệp công trình này trình bày khái
niệm, biểu hiện, các dạng văn hóa doanh nghiệp, nhân tố tạo lập văn hóa doanh
nghiệp Ngoài ra công trình cũng đề cập đến vận dụng trong quan ly dé xây dựng và
phát triển văn hóa doanh nghiệp
PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân — Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp —
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, (2007) Công trình này là quá trình đúc rút nhữngkiến thức tích lũy trong những năm giảng dạy của tác giả Về van dé văn hóa doanhnghiệp, công trình hệ thong khái niệm văn hóa doanh nghiệp, biểu hiện của văn hóadoanh nghiệp, các dạng văn hóa doanh nghiệp; sau đó vận dung trong quan lý dé xâydựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
GS.TS Bùi Xuân Phong — Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp — NXB
Thông tin và truyền thông, (2006) Công trình này tác giả trình bày khái niệm, đặc
điểm, biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp, các nhân tố tạo lập văn hóa doanh nghiệp;nguyên tắc và quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp Ngoài ra công trình cũng
trình bày văn hóa trong các hoạt động kinh doanh như hoạt động marketing, văn hóa trong ứng xử, trong đàm phán và thương lượng
TS Đỗ Thị Phi Hoài — Văn hóa doanh nghiệp — NXB Tài chính, (2009) Công
trình này sau khi tổng quan về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp, trình bày các biểu
Trang 16hiện của văn hóa doanh nghiệp, phân loại văn hóa doanh nghiệp; nhận dạng văn hóa
doanh nghiệp Công trình này cũng đề cập đến văn hóa trong các hoạt động kinh
doanh.
PGS.TS Dương Thị Liễu — Văn hóa kinh doanh — NXB Đại học Kinh tế Quốcdân, 9201 1) Công trình này có đề cập đến khía cạnh văn hóa doanh nghiệp, bao gồmkhái niệm, các cấp độ văn hóa doanh nghiệp, tác động của văn hóa doanh nghiệp đến
hoạt động kinh doanh; các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp, giai đoạn
hình thành và cơ cấu thay đổi văn hóa doanh nghiệp; các dạng văn hóa doanh nghiệp
Về luận văn thạc sỹ hiện có một số đề cập đến văn hóa doanh nghiệp như
Pham Tran Cam Vân — Văn hóa doanh nghiệp Học viện công nghệ BCVT (2009)
Tran Thị Thu Hà — Văn hóa doanh nghiệp Công ty Vinaphone (2012)
Nguyễn Thị Hoa — Văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Bắc Giang (2012)
Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, GS.TS Bui Xuân Phong có công bố một sốbài viết trên ấn phẩm Khoa học công nghệ và Kinh tế bưu điện Tập đoàn BCVT Việt
Nam như
- Duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp nhăm phát triển bền vững và hộinhập quốc tế VNPT (3/2010)
- Bàn về quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp (4/2010)
- Duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp nhằm phát triển VNPT bền vững
và hội nhập quốc tế (6/2010)
Như vậy cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàndiện đến văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phan Bảo hiểm Dau khí ViệtNam Đề từ đó đưa ra biện pháp xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp cho
don vi.
3.Muc đích va nhiệm vu nghiên cứu:
Mục Đích
- Về mặt lý luận: Nghiên cứu, hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện một số
vẫn đề lý luận về văn hóa doanh nghiệp Cụ thể nghiên cứu trả lời câu hỏi: văn hóa
Trang 17và văn hóa doanh nghiệp là gì? Biéu hiên của văn hóa doanh nghiệp về trực quan và
phi trực quan; Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp?
- Về mặt thực tiễn: Đánh giá đúng thực trạng văn hóa doanh nghiệp củaTổng công ty Cô phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam, trên cơ sở đó nghiên cứu déxuất một số giải pháp khắc phục những hạn chế và phát huy ưu điểm nhằm duy trì
và phát triển văn hóa doanh nghiệp của Tổng công ty trong thời gian tới Cụ thê
nghiên cứu trả lời câu hỏi: Văn hóa doanh nghiệp của Tổng công ty Cé phan Bảo
hiểm Dầu khí Việt Nam hiện tại như thế nào? Tổng Công ty cần làm gì và làm nhưthé nao dé duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp
Phân tích, đánh giá văn hóa doanh nghiệp tại công ty cô phần PVI, đề xuấtmột số giải pháp nhằm nâng cao VHDN tại PVI, biến VHDN thành nội lực trongquá trình phát triển bền vững của Công ty
Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa, xác lập các cơ sở lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp và xây
dựng VHDN.
- Đánh giá VHDN hiện có tại PVI
- Lựa chọn những mặt của VHDN có sự tác động tích cực tới sự phát triển bền
vững của Công ty trong tương lai để duy trì và phát huy, thông quá đó cũng cảithiện và hạn chế những điểm chưa tích cực trong VHDN của PVI
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Mặc dù hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều loại hình kinh doanh cùng tn tại nhưngtrong phạm vi nghiên cứu khoa học này, tôi xin đề cập cụ thể tới văn hóa doanhnghiệp trong một doanh nghiệp cụ thé, đó là doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm vớitên đề tài là: “Văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khíViệt Nam” qua đó nêu lên thực trạng văn hóa Doanh nghiệp và đề cập một số giảipháp nhằm duy trì phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần Bảohiểm Dầu khí Việt Nam với hy vọng công ty sẽ dùng sức mạnh VHDN làm độnglực phát triển trong tương lai
Trang 185 Những đóng góp của luận văn:
Luận văn giúp hệ thống hóa, xác lập các cơ sở lý thuyết, làm rõ các yếu tố cauthành và tác động tới việc xây dựng và phát triển VHDN tại PVI Đi sâu phân tích,đánh giá về thực trạng VHDN hiện có tại PVI làm cơ sở đề xuất các biện pháp duytrì và phát triển nền văn hóa có yếu tố tích cực tới quá trình hoạt động và kinh
doanh của Công ty.
6 Kết cấu luận văn
Lận văn bao gồm phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và đượckết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp
Chương 2 - Phương pháp nghiên cứu VHDN
Chương 3: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm
Dâu
Chương 4 - Đề xuất giải pháp tiếp tục duy trì và phát triển VHDN tại Tong công ty
10
Trang 19CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE VAN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ XÂY
DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1 Văn Hóa
Văn hoá khái niệm có nhiều cách hiểu tuỳ vào cách tiếp cận của người
nghiên cứu, liên quan đến mọi mặt đời sông vật chất và tinh thần của cuộc song La
một lĩnh vực đa dang và phức tạp vi vậy khó có thé thống nhất được một khái niệm
đầy đủ và chính xác về văn hoá Năm 1958 , Kroeber và Kluckolm đã siêu tập đượchơn 160 định nghĩa khac nhau về văn hóa Nên việc cùng tồn tại nhiều khái niệmvăn hoá khác nhau càng làm van đề được hiéu biết một cách phong phú và toàn diện
hơn.
Khái niệm văn hoá do Tổng thư ký UNESCO Federico Mayor nêu ra nhân lễ
phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá (1988 - 1997): “Văn hoá là tổng thêsống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ
và hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống cácgiá trị, các truyền thống va thị hiếu - những yếu tô xác định đặc tính riêng của từng
dân tộc ”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất vàtỉnh thần do loài người tạo ra trong lịch sử của mình trong mối quan hệ với con
người, với tự nhiên và với xã hội”.
Các nhà xã hội học chia văn hóa thành hai dạng: Văn hóa cá nhân và văn hóa
cộng đồng Văn hóa cá nhân là toàn bộ vốn chi thức, kinh nghiệm tích lũy được của
mỗi cá nhân được biéu hiện qua quan niệm sống, cách hành sử của cá nhân ấy trong
thực tiễn Văn hóa cộng đồng là văn hóa của một nhóm người, của nhóm xã hội, nókhông đơn thuần là phép công của văn hóa cá nhân
Một cách khái quát thì văn hoá là toàn bộ những hoạt động vật chất và tinhthần mà loài người đã sáng tạo ra trong lich sử của minh trong quan hệ với con
người, với tự nhiên và với xã hội, được đúc kết lại thành hệ giá trị và chuẩn mực xã
hội Nói tới
11
Trang 20văn hoá là nói tới con người, nói tới việc phát huy những năng lực bản chất của conngười, nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội.
1.2 Văn Hóa Doanh Nghiệp (VHDN):
1.2.1 Khái niệm
Xã hội có một nền văn hóa rộng lớn Là một bộ phận của xã hội, mỗi doanh
nghiệp cũng hình thành cho mình một văn hóa doanh nghiệp theo lịch sử hình thành
và phát triển của bản thân Cũng như VH nói chung, VHDN cũng có rất nhiều định
nghĩa và cách hiểu khác nhau Các khái niệm đó sẽ giúp ta hiểu một cách toàn diệnhơn về văn hóa doanh nghiệp
Một định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãi do chuyên gia nghiên
cứu các tổ chức Edgar Schein đưa ra: “VHDN là tổng hợp các quan niệm chung màcác thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ
và xử lý các vẫn đề với môi trường xung quanh”
Theo Edward Taylor: “ Văn hóa là tổng thé các truyền thống của cấu trúc và
các bí quyết kinh doanh xác lập quy tắc ứng xử nội tại, gắn bó các thành viên vớinhau trong một doanh nghiệp Nó bao gồm toàn bộ phương thức tiến hành kinh
doanh, quản lý kinh doanh, đàm phán với đối tác, giải quyết các nhiệm vụ xuất hiện
trong quá trình kinh doanh như tổ chức doanh nghiệp, hình thành quan hệ giữa
người sử dụng lao động với người lao động trong doanh nghiệp”.
Trong Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp của trường Đại
học Kinh tế Quốc dân có viết : Văn hoá doanh nghiệp được định nghĩa là một hệthong các ỷ nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được
mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng
đến cách thức hành động của các thành viên.Văn hoá kinh doanh thê hiện sự đồngthuận về quan điểm, sự thống nhất trong cách tiếp cận và trong hành vi của các
thành viên một doanh nghiệp Nó có tác dụng giúp phân biệt giữa doanh nghiệp này
với các doanh nghiệp khác Chúng được mọi thành viên trong doanh nghiệp chấpthuận có ảnh hưởng trực tiếp, hàng ngày đến hành động và việc ra quyết định củatừng người và được hướng dẫn cho những thành viên mới để tôn trọng và làm theo
12
Trang 21Chính vì vậy chúng còn được gọi là “bản sắc riêng” hay “bản sắc văn hoá” của một
doanh nghiệp mà mọi người có thể xác định được và thông qua đó có thé nhận ra
được quan điểm và triết lý đạo đức của một doanh nghiệp
Như vậy VHDN không phải là thứ được các doanh nghiệp tự nhiên nghĩ ra,
mà nó được hình thành và phát triển theo lịch sử của doanh nghiệp đó Hay nói cáchkhác thì VHDN là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trìnhtồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tậpquán, truyền thông ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và chi phối tinh cảm, nếpsuy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuôi vàthực hiện các mục đích chung Thông qua VHDN ta có thé biết được ban chat, cách
hoạt động, cũng như nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp đó Nó thê hiện cái tôi cá
nhân của mỗi doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh, sản xuất nói chung
Tuy những khái niệm về VHDN ở trên chưa phải là tất cả song đó cũng là nhữngnét chung và tương đối day đủ về VHDN xét theo phạm vi nghiên cứu của luận văn này.1.2.2 Đặc điểm văn hoá doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp có một số đặc điểm
Thứ nhất, văn hoá doanh nghiệp liên quan đến nhận thức Các cá nhân nhận
thức được văn hoá của doanh nghiệp thông qua những gì họ nhìn thấy, nghe đượctrong phạm vi doanh nghiệp Cho dù các thành viên có thể có trình độ hiểu biếtkhác nhau, vị trí công tác khác nhau, họ vẫn luôn có xu thế mô tả văn hoá doanhnghiệp theo cách tương tự Đó chính là “sự chia sẻ” về văn hoá doanh nghiệp
Thứ hai, văn hoá doanh nghiệp có tính thực chứng Văn hoá doanh nghiệp đề
cập đến cách thức các thành viên nhận thức về doanh nghiệp Có nghĩa là, chúng
mô tả chứ không đánh giá hệ thống các ý nghĩa và giá trị của doanh nghiệp
1.2.3 Biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp
1.2.3.1 Các biểu hiện trực quan:
Văn hoá doanh nghiệp của một doanh nghiệp được thé hiện bằng những biéutrưng trực quan điển hình là (a) đặc điểm kiến trúc, (b) nghỉ lễ, (c) giai thoại, (d)biểu tượng, (e) ngôn ngữ, (f) ấn phẩm điền hình
13
Trang 22quen, thiện chí trong công ty.
Kiến trúc ngoại thất như mặt tiền trụ SỞ, kiến trúc công ra vào, cách bố Cục phần lớn các công ty đều muốn gây ấn tượng với mọi người ngay từ cái nhìn đầutiên về sự độc đáo, sức mạnh và thành công của doanh nghiệp mình bằng nhữngcông trình kiến trúc đặc biệt và đồ sộ Các công trình kiến trúc này được sử dụngnhư biểu tượng về hình anh cho doanh nghiệp, khang định sự khác biệt của họ vớidoanh nghiệp khác Đôi khi yếu tố ngoại thất của doanh nghiệp còn được xây dựnggắn kết trực tiếp với hình ảnh nhãn hiệu độc quyền của công ty
Không chỉ những kiến trúc bên ngoài mà những kiến trúc nội thất bên trongcũng được các công ty, tổ chức quan tâm Từ những yếu tố về màu sắc sản phẩm,
bao bì, quy các đóng gói, tới các chỉ tiết về thiết kế không gian văn phòng, cách bố
trí, trang trí các phòng làm việc, không gian đi lại, thiết kế đồng phục tất cả đều
14
Trang 23được sử dụng nhàm mục đích tạo sự thân quen, thiện chí và thu hút sự quan tâm của
mọi người với tổ chức mình
Thiết kế kiến trúc được các doanh nghiệp rất quan tâm là vì những lý do sau:
e©_ Kiến trúc ngoại that có thé có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi con người
về phương diện cách thức giao tiếp, phản ứng và thực hiện công việc
e Công trình kiến trúc có thé được coi là một linh vật biểu thị một ý nghĩa,
giá trị nào đó của một doanh nghiệp.
e© Kiểu dáng kết cấu có thé được coi là biểu tượng cho phương châm chiến
lược của doanh nghiệp.
e_ Công trình kiến trúc trở thành một bộ phận hữu cơ trong các sản phẩm của
doanh nghiệp.
e Trong mỗi công trình kiến trúc đều chứa đựng những giá trị lịch sử gắn liền
với sự ra đời và trưởng thành của doanh nghiệp, các thế hệ nhân viên
b) Nghỉ lễ, lễ hội:
Nghỉ lễ hay các lễ hội là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và chuẩn
bị kỹ lưỡng dưới hình thức các hoạt động, sự kiện văn hoá — xã hội chính thức,
nghiêm trang, tình cảm được thực hiện định kỳ hoặc bat thuong nhằm that chặt mối
quan hệ tô chức và thường được tô chức vì lợi ích của những người tham dự Nhữngngười quản lý có thể sử dụng lễ nghỉ như một cơ hội quan trọng dé giới thiệu vềnhững giá trị được tô chức coi trọng Đó cũng là dip đặc biệt dé nhấn mạnh nhữnggiá trị riêng của tô chức, tạo cơ hội cho mọi thành viên cùng chia sẻ cách nhận thức
về những sự kiện trọng đại, dé nêu gương và khen tặng những tắm gương điển hình
đại biểu cho những niềm tin và cách thức hành động cần tôn trọng của tô chức
Có bốn loại nghi lễ cơ bản:
+ Chuyên giao (như các lễ khai mạc, giới thiệu thành viên mới, lễ ra mắt )+ Củng cố (như lễ phat phần thưởng)
+ Nhắc nhở (như sinh hoạt văn hoá, chuyên môn )+ Liên kết (như lễ hội, liên hoan )
* Giai thoại, truyền thuyết
15
Trang 24Các giai thoại thường được thêu dệt, hư cấu từ những câu chuyện, nhân vật có
thật được các thành viên cùng chia sẻ và nhắc truyền lại cho các nhân viên mới
Nhiều mau chuyện kể về các nhân vật được coi là anh hùng của doanh nghiệp nhưnhững hình mẫu lý tưởng đại diện cho VHDN của tô chức mình Chúng có tác dụngduy trì sự sống cho các giá trị mà doanh nghiệp đã tạo lập được qua lịch sử pháttriển của mình
Các nhân vật hình mẫu là hiện thân của các giá trị và sức mạnh trường tồncủa doanh nghiệp Đây là những nhân vật nòng cốt của doanh nghiệp góp phần tạonên hình ảnh khác biệt của doanh nghiệp, làm cho các kết quả xuất sắc trở nên bình
dị, thúc đây nhiều lớp nhân viên noi theo nhờ đó củng có, thúc đây môi trường văn
hoá trong doanh nghiệp.
c) Các biểu tượng, logo
Biểu tượng là một thứ gì đó không phải là chính nó và có tác dụng giúp moi
người nhận ra hay hiểu được thứ ma nó biểu thị Nói cách khác biểu tượng là sự
biểu trưng những giá trị, những ý nghĩa tiềm ân bên trong của tô chức thông qua cácbiểu tượng vật chất cụ thể Những đặc trưng của biểu tượng đều được chứa đựngtrong các công trình kiến trúc, lễ nghỉ, giai thoại, khẩu hiệu Bởi lẽ thông qua nhữnggiá trị vật chất cụ thể, hữu hình, các biểu trưng này đều muốn truyền đạt những giátrị, ý nghĩa tiềm ân bên trong cho những người tiếp nhận theo các cách thức khác
nhau.
Theo quan điểm truyền thông của Hiệp hội Marketing Hoa Ky: Thương hiệu
là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp
tat cả các yếu tố ké trên nhằm xác định một sản phâm hay dich vụ của người bán,
phân biệt các sản phẩm dịch vụ đó với các đối thủ cạnh tranh Như vậy, theo quanđiểm nay, quan trọng nhất trong việc tạo ra một thương hiệu là chọn tên, logo, biểutượng, thiết kế mẫu mã bao bì và các thuộc tính khác nhau nhận dang một sản phẩm
và phân biệt chính nó với các hàng hoá khác Thuật ngữ thương hiệu được dùng
không chi đơn thuần là chỉ các dấu hiệu phân biệt hàng hoá, dich vụ mà cao hon
nhiều đó là hình ảnh về hàng hoá hoặc hình tượng về doanh nghiệp trong tâm trí của
16
Trang 25khách hàng, nó gắn liền với chất lượng hàng hoá và phong cách kinh doanh, phục
vụ của doanh nghiệp Như vậy, thương hiệu về bản chất là uy tín, danh tiếng của
sản phẩm hàng hoá, dịch vụ hoặc của doanh nghiệp mà khách hàng nhận biết, nhớđến thông qua nhãn hiệu hàng hoá và những yếu tố ân chứa bên trong nhãn hiệu đó.d) Ngôn ngữ, khẩu hiệu
Những doanh nghiệp đã sử dụng những câu chữ đặc biệt, khẩu hiệu vi von
hoặc một sắc thái ngôn từ dé truyén tải một ý nghĩa cụ thể đến nhân viên của mình
và những người có liên quan Như công ty IBM sử dụng cách nói ân dụ “vịt trời” đểthé hiện quan điểm tôn trong tinh sáng tạo của nhân viên; 4 chữ YEGA (Your
Employment Guaranteed Always: Công việc của bạn được đảm bảo mãi mãi).
Khẩu hiệu (slogan) là hình thức dễ nhập tâm và được cả nhân viên của doanhnghiệp, các khách hàng và những người khác trích dẫn Khâu hiệu thường rất ngắn
gọn, cô đọng, xúc tích, thường sử dụng các câu từ đơn giản, dễ nhớ đôi khi còn hơi
“sáo rỗng” về hình thức Khẩu hiệu là cách diễn đạt cô đọng nhất của triết lý hànhđộng, kinh doanh của một tô chức, một doanh nghiệp Vì vậy, chúng cần được liên
hệ với bản tuyên bố sứ mệnh của tô chức dé hiểu được ý nghĩa tiềm của chúng.Chang hạn như Slogan của Vinaphone là “ Không ngừng vươn xa”; “Khoi nguồn
sáng tạo” của cafe Trung Nguyên.
e) Ấn phẩm điển hình
Đây là những tư liệu chính thức có thể giúp những người có liên quan có thénhận thấy được rõ hơn về cấu trúc văn hoá của một doanh nghiệp Chúng có thê làbản tuyên bố str mệnh, báo cáo thường niên, tài liệu giới thiệu về tổ chức, công ty,
ấn phâm định kỳ, tài liệu quảng cáo giới thiệu sản phẩm và công ty (trang Web) Những tài liệu này giúp làm rõ mục tiêu của tổ chức, phương châm hành động,niềm tin và giá trị chủ đạo, triết lý quản lý, thái độ đối với lao động, người tiêu
Trang 26về doanh nghiệp, số vàng truyền thống, ấn phẩm định kỳ hay đặc biệt, tài liệu quảngcáo giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp, các tài liệu, hồ sơ hướng dẫn sử dụng bảo
hành
Những tài liệu này có thể giúp làm rõ mục tiêu của doanh nghiệp, phươngchâm hành động, niềm tin và giá trị chủ đạo, triết lý quản lý, thái độ đối với lao
động, doanh nghiệp, người tiêu dùng, xã hội Chúng cũng giúp những người nghiên
cứu so sánh, đối chiếu sự đồng nhất giữa những biện pháp được áp dụng với những
triết lý được tô chức tôn trọng Đối với những đối tượng hữu quan bên ngoài, đâychính là những căn cứ để xác định tính khả thi và hiệu lực của văn hoá doanhnghiệp; đối với những người hữu quan bên trong đây là những căn cứ dé nhận biết
và thực thi văn hoá doanh nghiệp.
Các biểu trưng trực quan luôn chứa đựng những giá trị tiềm ân mà doanh
nghiệp muốn truyền đạt cho những người hữu quan bên trong và bên ngoài Nhữngbiểu trưng bên ngoài này cô làm nổi bật những giá trị tiềm ân về văn hoá Chính vivậy, những người quản lý thường sử dụng những biểu trưng này dé thé hiện nhữnggiá trị tiềm an trong việc phục vụ khách hàng và sự quan tâm dành cho nhân viên
1.2.3.2 Các biểu trưng phi trực quan của VHDN
Những biểu trưng phi trực quan của văn hoá doanh nghiệp về cơ bản có thểphân thành ba nhóm: (a) lý tưởng, (b) niềm tin, giá trị chủ đạo và thái độ, (c) lich sửphát triển và truyền thống văn hoá
18
Trang 27Lý tưởng với ý nghĩa là sự vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, VHDN được
hiểu theo hướng này là muốn nhấn mạnh những động lực, ý nghĩa, giá trị cao cả,căn bản, sâu sắc giúp con người cảm thông, chia sẻ và dẫn dắt con người trong nhận
thức, cảm nhận và xúc động trước sự vật, hiện tượng Lý tưởng hình thành một cách
tự nhiên và khó giải thích được một cách rõ ràng Lý tưởng được hình thành từ niềm
tin, từ những giá trị và cảm xúc của con người Như “Vinamilk mong muốn trởthành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ Vì thế chúng tôi tâm niệm
chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành, xem khách hàng là trung tâm vàcam kết vì nhu cầu của khách hàng”
Như vậy lý tưởng đã nảy mầm trong tư duy, tình cảm của con người trước
khi người đó ý thức được điều này Vì vậy chúng là trạng thái tình cảm rất phức tạp
và không thé mang ra dé đối chứng nhau
19
Trang 28b) Giá trị, niềm tin và thái độ
Về bản chất, giá trị là khái niệm liên quan đến chuẩn mực đạo đức và cho biết
con người cho rằng họ cần phải làm gì Những cá nhân và doanh nghiệp đánh giá
cao tính trung thực, nhất quán và sự cởi mở cho rằng họ cần hành động một cách
thật thà, kiên định và thăng thắn
Niềm tin là khái niệm đề cập đến việc mọi người cho rằng thế nào là đúng, thénao là sai Ví dụ nhiều doanh nghiệp tin vào việc tăng chi phí cho quảng cáo sẽ dẫnđến tăng doanh thu, hay việc trả lương theo sản pham sẽ kích thích được người laođộng tăng năng suất
Trong thực tế, khó tách rời được hai khái niệm này bởi trong niềm tin luônchứa đựng những giá trị Ví dụ những người coi trọng tính trung thực, nhất quán và
cởi mở luôn tin tưởng rằng chỉ có thể hành động một cách thật thà, kiên định và
thắng thắn mới có thé làm cho doanh nghiệp hoạt động một cách có kết quả Gia tricòn được coi là những niềm tin vững chắc về một cách thức hành động hay trạngthái nhất định
Niềm tin của những người lãnh đạo dan dan được chuyên hoá thành niềm tin
của tập thé thông qua những giá trị Tuy nhiên, có thé sẽ xuất hiện những khó khăn
do những trở ngại về thông tin Khi phải đương đầu với một vấn đề (ví dụ lợi nhuận
bị giảm sút), người lãnh đạo sẽ đưa ra một đề nghị về cách giải quyết van dé, ví dụnhư “cần phải tăng năng suất” vì tin rang “tăng năng suất chính là cách dé nâng caolợi nhuận” Những thành viên khác của doanh nghiệp lại có thể nhìn nhận niềm tinnày của người lãnh đạo như những giá trị cần tôn trọng, tức là họ phải tìm cách tăng
năng suất khi thấy có một vấn đề xuất hiện Nếu giải pháp đó (không) may mắn
được chứng tỏ là đúng đắn trong việc giải quyết vấn đề (nâng cao lợi nhuận), mọingười sẽ dần dần chấp nhận giá trị này như một quy tắc về sự vân động của thé giới.Một khi cách hành động này trở thành thói quen và tỏ ra hữu hiệu, chúng sẽ chuyểnhoá dần thành niềm tin không phải bàn cãi; dần dần chúng có thể trở thành mộtphần lý tưởng của những người trong doanh nghiệp này
20
Trang 29Thái độ là chất gắn kết niềm tin với giá trị thông qua tình cảm Thái độ được
định nghĩa là một thói quen tư duy theo kinh nghiệm để phản ứng theo một cách
thức nhất quán mong muốn hoặc không mong muốn đối với sự vật, hiên tượng Nhưvậy thái độ luôn cần đến những phán xét dựa trên cảm giác, tình cảm Ví dụ, nếungười lãnh đạo tin rằng “nhóm chất lượng” có khả năng củng cô sự nhiệt tình củangười lao động và vì thế sẽ làm tăng năng suất và chất lượng Khi đánh giá tác dụngcủa “nhóm chất lượng” , những người lãnh đạo nhận thấy những dấu hiệu gia tăng
về lòng nhiệt tình, năng suất và chất lượng, họ có thể yêu cầu mọi người có thái độtích cực, ủng hộ đối với “nhóm chất lượng” Ngược lại những người quản lý trunggian có thé cho rằng “nhóm chất lượng” chỉ là những buổi họp hành tốn thời gian,
thảo luận vô bổ, có nguy cơ dẫn đến mâu thuẫn và làm ho mat dần quyền lực Khi
đó những người quản lý trung gian có thé có thái độ tiêu cực, không ủng hộ “nhómchất lượng” Thái độ được định hình theo thời gian từ những phán xét và những
khuôn mau điền hình, thay vì từ những sự kiện cụ thể; thái độ của con người là
tương đối ồn định và có những ảnh hưởng lâu dài đến động cơ của người lao động.c) Lịch sử phát triển và truyền thống văn hoá
Lịch sử và truyền thống văn hoá có trước và tồn tại bất chấp mong muốn và
quan điểm thiết kế của người quản lý hôm nay Theo hướng tích cực thì các giá trịtruyền thống này sẽ trở thành những động lực làm việc, những điều tốt đẹp vànhững bài học quý báu dé các nhân viên lớp sau noi theo Và cũng có khi nhữngtruyền thống đó có thể trở thành rào cản cho việc sáng tạo, mở rộng những quanđiểm sản xuất Vì đó là những giá trị cứng nhắc, máy móc, ngại thay đối gây kìm
hãm việc phát triển sản xuất của doanh nghiệp
Đây là biểu hiện rất gần gũi và luôn được các thế hệ đi theo sau tiếp thu vàkhông ngừng phát huy những truyền thống quý báu và vô cùng ý nghĩa của từng
doanh nghiệp.
1.2.4 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp
Thứ nhất, văn hóa doanh nghiệp là một nguồn lực và cách thức phát triển
kinh doanh lâu dài, bên vững Giữa văn hóa và văn hóa doanh nghiệp có môi quan
21
Trang 30hệ biện chứng và hữu cơ với nhau, là mối quan hệ giữa nhân tố văn hóa với hệ
thống kinh doanh Nhân tố văn hóa có thể mạnh, yếu, nhiều hay ít trong kinh doanh
là tùy thuộc vào các chủ thé kinh doanh cụ thé, tùy thuộc vào sự nhận thức của họ
về vai trò quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển của hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh được thúc day bằng những động cơ khác nhau, trong
đó kiếm được nhiều lợi nhuận là động cơ quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất Tuy
nhiên, sẽ là đơn giản nếu chúng ta khẳng định mọi cuộc kinh doanh đều bị thúc đây,
dẫn dắt chỉ băng lợi nhuận và nhà kinh doanh nào cũng chỉ hoạt động vi sự giàu cóích kỷ cho bản thân Động cơ kiếm lời không chỉ là nhu cầu sinh lý, bản năng màcòn là các nhu cầu có tính văn hóa như muốn được xã hội tôn trọng, muốn được tựthể hiện bản thân và sang tạo Trong thực tế có nhiều nhà kinh doanh, tổ chức kinhdoanh đóng góp từ thiện, lập các quỹ phát triển khoa học, văn hóa, công nghệ màkhông vì mục đích tự quảng cáo Bên cạnh lợi nhuận còn có sự điều chỉnh của pháp
luật và văn hóa, cho nên có những hoạt động kinh doanh hứa hẹn mức lợi nhuận
cao, thậm chí là siêu lợi nhuận nhưng phần lớn các nhà kinh doanh đều không muốntham gia như buôn bán ma túy, buôn hàng lậu, hàng giả kém chất lượng
Nếu muốn hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, người kinh doanh chỉ
có cách duy nhất là kinh doanh có văn hóa Chỉ có kinh doanh một cách chân chính,
trung thực giữ vững chữ tín với khách hàng và xã hội mới giúp doanh nghiệp đứng
vững trong môi trường cạnh tranh hiện nay.
Thứ hai, văn hóa doanh nghiệp tạo ra sự đồng tâm, thống nhất của mọi thànhviên trong doanh nghiệp Doanh nghiệp là sự tập hợp của nhiều cá nhân với nhữngnhân cách khác nhau Tính đồng nhất, thống nhất của doanh nghiệp chỉ có được khimọi thành viên của doanh nghiệp đều tự giác chấp nhận một bảng các giá trị chung
của văn hóa doanh nghiệp do nhà lãnh đạo tạo ra Với chức năng định hướng hoạt
động một cách tự giác và rộng khắp, văn hóa doanh nghiệp có thé dẫn dắt các thànhviên có suy nghĩ, hành vi ứng xử phù hợp và hoạt động có hiệu quả mà không cầnphải có quá nhiều quy chế và mệnh lệnh chỉ tiết, thường nhật từ cấp trên đưa xuống
22
Trang 31Thứ ba, văn hóa doanh nghiệp là bản sắc của mỗi doanh nghiệp, là đặc tính
để giúp khách hàng phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác Một doanh
nghiệp trong giai đoạn khởi sự chưa thể có một văn hóa doanh nghiệp ôn định, mộtbản sắc văn hóa doanh nghiệp đầy đủ Trong quá trình tồn tại và phát triển doanh
nghiệp, cũng là quá trình chọn lọc và tạo lập văn hóa của nó thì vai trò của người
lãnh đạo sẽ được “xã hội hóa” trong môi trường nhân văn của doanh nghiệp thắm
sâu vào từng thành viên và dần định hình nền văn hóa của doanh nghiệp đó Vậy
nên, văn hóa doanh nghiệp bao giờ cũng in đậm dấu ấn nhân cách cá nhân của
những người lãnh đạo và phong cách của họ Hoạt động kinh doanh của các nhà
quản trị khác nhau là nguồn gốc của tính đặc thủ trong văn hóa doanh nghiệp Một
khi văn hóa của doanh nghiệp được tạo ra thì nó sẽ được “di truyền”, bảo tồn qua
nhiều thé hệ thành viên, tạo khả năng phát triển bền vững cho doanh nghiệp Có thể
ví văn hóa doanh nghiệp như một “bộ gen” của doanh nghiệp “ cho nên thách thức
đối với những người sáng lập và tạo dựng các doanh nghiệp chính là khả năng sángtạo ra “ bộ gen” tốt cho doanh nghiệp của mình” ( Vĩnh Thịnh 1999)
Nếu doanh nghiệp nào có khả năng phát triển bền vững thì sẽ có khả năng
bảo tồn và di truyền bản sắc Bởi vậy trách nhiệm của những người sáng lập và lãnh
đạo doanh nghiệp không chỉ làm việc kiếm lợi nhuận mà còn là tạo lập một nền vănhóa đậm đà màu sắc nhân văn và phù hợp với các giá trị của văn hóa dân tộc và loài
người nói chung Làm như vậy, doanh nghiệp sẽ thu hút được người có tài, có đức
khiến mọi người đoàn kết một lòng tập trung trí tuệ, sức lực va thời gian cho sự ton tại
và phát trién của doanh nghiệp, khiến mọi thành viên đồng cam cộng khổ vượt mọi khó
khăn mà vẫn giữ được lòng trung thành với một lý tưởng cao cả Vì vậy mà văn hóa
doanh nghiệp được di truyền cho các thế hệ thành viên, thậm chí cho sức sông của
doanh nghiệp còn lâu dài hơn cuộc đời của những nhà sáng lập và lãnh đạo nó.
Thứ tư, đưa văn hóa vào doanh nghiệp sẽ làm gia tăng giá trị sản phẩm, giúpcác nhà kinh doanh tạo ra công nghệ và cách thức kinh doanh phù hợp Có thé giátăng được giá trị sản pham nếu người kinh doanh biết thổi các hồn văn hóa vào
trong nó.
23
Trang 32Ví dụ: đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân đã tạo ra những sản phẩm
truyền thống, những tác phẩm nghệ thuật day tinh sáng tạo và tinh tế có thé thuyếtphục bat kỳ ai khi nhìn nó, thâm chí còn được khách hàng trả giá cao ngoài mongđợi Như các bức tranh thêu tay, đồ thủ công mỹ nghệ Nhận thức được tầm quan
trọng của văn hóa trong kinh doanh và giá trị to lớn do nó mang lại, các nhà kinh
doanh luôn sáng tạo cho ra đời những công nghệ sản xuất kinh doanh tiên tiến, phù
hợp với nhu cầu khách hàng Ví dụ sử dụng các công nghệ hiện đại trong sản xuất
dé tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, giảm chat thải gây ô nhiễm môi trường; hay sảnxuất rau sạch; du lịch sinh thái kết hợp bệnh viện khách sạn nhăm nâng cao chấtlượng cuộc sông con người, đó chính là giá trị nhân văn cao cả nhất
1.2.5 Xáy dựng văn hoá doanh nghiệp
1.2.5.1 Quan điểm chủ yếu xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp Nhưtrên đã nói, văn hoá doanh nghiệp là bản sắc siêng, là bộ gen được duy trì, kế thừa
và trường tồn qua nhiều thé hệ thành viên, nó là tai sản tinh thần, chất keo kết dínhcác thành viên lại với nhau Vì vậy, doanh nghiệp nào biết chú trọng xây dựng nềnvăn hoá doanh nghiệp thực sự thì doanh nghiệp ấy phát triển bền vững Trong quátrình xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp, cần có nhận thức rõ ràng về một
số quan điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, người chủ (người sáng lập) hay nhà quản trị cấp cao nhất doanhnghiệp đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp Bên
cạnh đó, sự chia sẻ đồng thuận và cùng nhau thực hiện của mọi thành viên trong
doanh nghiệp cũng là yếu tố không thê thiếu
Văn hoá doanh nghiệp chỉ có thê tạo lập khi người chủ hay nhà quản trị cấpcao nhất doanh nghiệp có đủ sức, đủ tài để sáng tạo ra hệ thống giá trị, xác lập ý nghĩahoạt động của doanh nghiệp Họ phải là người khởi xướng, cô vũ, bênh vực và lantruyền các giá trị văn hoá trong khắp các doanh nghiệp Người chủ trước hết phải hiểu
thấu đáo và sâu sắc các giá trị mà họ khởi xướng, sau đó phải gương mẫu và thực hiện
nghiêm túc những tập tục, thói quen và tuân thủ những chuẩn mực chung.
24
Trang 33Thứ hai, văn hoá doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, không
thé muốn mà xây dựng được ngay trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi một quá
trình phan đấu bền bi, gian khổ, hình thành nên những những quan niệm giá trị, xuhướng tâm lý và sắc thái văn hoá chung của doanh nghiệp Điều đó đòi hỏi phải có
sự tổng kết thực tiễn, phát hiện những hành vi tiêu biểu, những giá trị caodep khuyén khích mọi người làm theo, thực hiện duy trì và nuôi đưỡng lâu bền détrở thành truyền thống, tập tục và những thói quen không gi thay đôi được
Thứ ba, văn hoá doanh nghiệp gan liền với văn hoá dân tộc và văn hoá kinhdoanh Không doanh nghiệp nào xây dựng được nền văn hoá mạnh nếu nó đứngngoài tác động của văn hoá xã hội Vì thế, khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp phảitính đến những dấu ấn, truyền thống, tập quán, giá trị chung của văn hoá dân tộc
và văn hoá kinh doanh Chăng hạn như truyền thống quý báu của văn hoá Việt Nam
là “tinh thần yêu nước nồng nàn và khả năng sáng tạo đồi dào”
Thứ tw, văn hoá doanh nghiệp do toàn thé các thành viên trong doanhnghiệp tạo nên Vì thế, xây dựng văn hoá doanh nghiệp đòi hỏi phải giáo dục văn
hoá cho các thành viên trong doanh nghiệp, nâng cao tri thức, trình độ đạo đức,
thâm mỹ làm cho họ hiểu và thấm nhuan những chuan mục và giá trị cơ bản củavăn hoá doanh nghiệp Chỉ khi nào các thảnh viên hiểu rõ được các giá trỊ, các
chuẩn mựa, truyền thống, tập tuc trong nền văn hoá doanh nghiệp của mình, thừa
nhận nó và tự giác tuân thủ thì khi đó doanh nghiệp mới thành công trong việc xây
dựng cho mình một nền văn hoá thực sự
Thứ năm, văn hoá doanh nghiệp phải được tiếp cận như là một bộ phận cầu
thành của hệ thống quản trị doanh nghiệp, có nghĩa là văn hoá doanh nghiệp phải
được xây dựng trong sự gắn bó chặt chẽ với hệ thống quản trị doanh nghiệp Khôngthé có một nền văn hoá doanh nghiệp thực sự nếu như các yếu tố khác của hệ thốngquản trị doanh nghiệp không được xác lập phù hợp như cơ cấu tổ chức, sứ mệnh vàmực tiêu của doanh nghiệp, hệ thống quản trị nhân sự, công tác kiểm soát
Thứ sáu, văn hoá doanh nghiệp là cái phù hợp, 6n định và cần thiết đối với
doanh nghiệp này có thé trở nên bat hợp lý, không phù hợp với doanh nghiệp khác
25
Trang 34Vì vậy, khi nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm xây dựng văn hoá doanh nghiệp
không được tuỳ tiện áp dụng (bắt chước) các triết lý, giá trị, chuẩn mực, hành vi
ứng xử của nền văn hoá khác hay của tổ chức (doanh nghiệp) khác trong doanh
nghiệp của mình.
1.2.5.2 Nhân to ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp
a) Văn hoá dân tộc
VHDN là một nền tiểu văn hoá nam trong văn hoá dân tộc vì vậy sự phảnchiếu văn hoá dân tộc vào VHDN là điều tất yếu Mỗi cá nhân trong một doanh
nghiệp mang trong mình những nét văn hoá cho doanh nghiệp đó cũng chính là nét
văn hoá của dân tộc Vì bất cứ cá nhân nào thuộc một doanh nghiệp nào đó thì họcũng thuộc một dân tộc nhất định, mang theo phần nào giá trị văn hoá dân tộc vào
trong doanh nghiệp mà họ làm việc Tổng hợp những nét nhân cách đó làm nên một
phan nhân cách của doanh nghiệp, đó là các giá trị văn hoá dân tộc không thé phủ
nhận được.
Có bốn van dé chính tôn tại trong tất cả các nền văn hoá dân tộc cũng nhưcác nền VHDN khác nhau:
- Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thé: trong nền văn hoá mà
chủ nghĩa cá nhân được coi trọng, quan niệm cá nhân hành động vì lợi ích của bản thân
hoặc của những người thân trong gia đình rất phô biến Còn nền văn hoá mà ở đó chủnghĩa tập thể được coi trọng thì quan niệm con người theo quan hệ huyết thống haynghề nghiệp thuộc về một tô chức có liên kết chặt chẽ với nhau, trong đó tô chức chăm
lo lợi ích của các cá nhân, còn các cá nhân phải hành động và ứng xử theo lợi ích của tô chức
- Sự phân cấp quyên lực: đây cũng là một thực tế tất yếu bởi trong xã hội
không thé có các cá nhân giống nhau hoàn toàn về thê chat, trí tuệ và năng lực Biéuhiện rõ nhất của sự phân cấp quyền lực trong một quốc gia là sự chênh lệch về thu
nhập giữa các cá nhân, mức độ phụ thuộc giữa các mối quan hệ cơ bản trong xã hội
như quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa thầy và trò, giữa lãnh đạo và nhân viên Còn trong một công ty, ngoài các biểu hiện như trên thì có thể nhận biết sự phâncấp quyền lực thông qua các biểu tượng của địa vị, việc gặp gỡ lãnh đạo cấp cao dé
26
Trang 35hay khó
Đi đôi với sự phân cấp quyền lực là sự phân chia trách nhiệm giữa các cánhân Sự phân cấp quyền lực càng cao thì phạm vi quyền lợi và trách nhiệm củatừng chức vụ được quy định càng rõ ràng, cụ thê
- Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền: khi nam quyền được đề cao
trong xã hội, vai trò của giới tính rất được coi trọng Nền văn hoá chịu sự chỉ phối của các giá trị nam tính truyền thong nhu su thanh dat, quyén luc, tinh quyét doan,
tham vong, Trong nền văn hoá bị chi phối bởi các giá trị nữ quyền thì nhữngđiều trên lại có xu hướng bị đảo ngược
- Tinh can trọng: phản ánh mức độ mà thành viên của những nền văn hoákhác nhau chấp nhận các tình thế rối ren hoặc sự bất ôn Một trong những biểu hiện
rõ nét của tính cân trọng là cách suy xét dé đưa ra quyết định Tư duy của người
phương Tây mang tính phân tích hon, trừu tượng hơn, giàu tính tưởng tượng hơn.
Trong khi đó cách tư duy của người phương Đông lại tổng hợp hơn, cụ thể hơn,thực tế hơn Trong các công ty, tính can trọng thé hiện rõ ở phong cách làm việc.Những nước có tính cần trọng càng cao thì họ có rất nhiều nguyên tắc thành văn,
chú trọng xây dựng cơ cấu hoạt động hon, rất chú trọng tính cụ thé hoá, có tính
chuẩn hoá rất cao và rất ít biển đổi, không muốn chấp nhận rủi ro và có cách cư xử
quan liêu hơn.
b) Người lãnh đạo
Người lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp Đó là
người chèo lái cho doanh nghiệp tiến bước ra thị trường rộng lớn song cũng đầycạnh tranh và thử thách Không những là người quyết định cuối cùng cho các vấn đềquan trọng, vấn đề mang tính chiến lược của doanh nghiệp mà còn góp phần đáng
kể vào quá trình hình thành và phát triển các giá trị văn hoá của doanh nghiệp như
cơ cấu tô chức, công nghệ, các niềm tin, nghi lễ, giai thoại của doanh nghiệp Va
để có được các giá trị này thì không phải trong ngày một ngày hai mà nó cần một
quá trình lâu dài.
Tuy nhiên trong cùng một doanh nghiệp, các thế hệ lãnh đạo khác nhau cũng
27
Trang 36sẽ tạo ra những giá trị VHDN khác nhau Hai đối tượng lãnh đạo ảnh hưởng đến sự
hình thành VHDN đó là sáng lập viên của doanh nghiệp và nhà lãnh đạo kế cận
- Sáng lập viên, người quyết định việc hình thành hệ thống giá trị văn hoácăn ban của doanh nghiệp Là người ghi dau ấn đậm nét nhất lên VHDN đồng thờitạo nên nét đặc thù của VHDN Trong thời kỳ đầu thành lập doanh nghiệp, ngườisáng lập phải lựa chọn hướng đi phù hợp với xu thế phát triển của thị trường, môi
trường hoạt động và các thành viên tham gia vào doanh nghiệp mình, Những sự
lựa chọn nay tất yếu sẽ phản ánh kinh nghiệm, tài năng, phẩm chat, triết lý kinh
doanh của nhà lãnh đạo cho doanh nghiệp mà họ lập ra
- Các nhà lãnh đạo kế cận và sự thay đổi VHDN: mỗi một cá nhân mang
trong mình những quan điểm khác nhau về cách song, vi vậy mà khi một lãnh dao
mới lên thay thì cho du phương án kinh doanh của người này có không thay đổi thì
bản thân họ cũng sẽ tạo ra những giá trị văn hoá mới vì VHDN chính là tắm gươngphản chiếu tài năng, cá tính và triết lý kinh doanh của người chủ doanh nghiệp
c) Đặc điểm ngành nghề
Đặc điểm ngành nghề cũng ảnh hưởng không nhỏ đến VHDN Với đặc thùcủa mỗi ngành nghề mà hình thành những nét đặc trưng của VHDN Và những đặctrưng đó có thé trở thành biéu tượng của doanh nghiệp, thành đặc điểm khiến mọingười dé nhận và nhớ đến nhất Chang hạn như trong lĩnh vực thời trang thì phong
cách của những công ty kinh doanh thời trang thường có những nét phá cách, không
năm trong một khuôn khổ cứng nhắc nào cả, ở đó thường chiếm số đông là nhữngngười trẻ tuổi, với đầy nhiệt huyết, sức sáng tạo Những logo, ấn phẩm của các công
ty thời trang cũng có những nét nổi bật, bắt mắt
d) Nhận thức và sự học hỏi các giá trị của văn hoá doanh nghiệp khác
Sự nhận thức và sự học hỏi này được hình thành vô thức hoặc có ý thức.
Hình thức của những giá trị học hỏi được cũng rất phong phú:
- Những kinh nghiệm tập thé của doanh nghiệp
- Những giá trị được học hỏi từ các doanh nghiệp khác
- Những giá trị văn hoá được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền văn hoá khác
28
Trang 37- Những giá trị do một hay nhiều thành viên mới đến mang lại
- Những xu hướng hoặc trào lưu xã hội
e) Lịch sử hình thành doanh nghiệp
Đây cũng là một ảnh hưởng không nhỏ đến VHDN Lịch sử hình thànhdoanh nghiệp là cả một quá trình lâu dai của sự nỗ lực xây dựng và vun đắp chodoanh nghiệp Đó sẽ là niềm tự hào cho các thành viên trong doanh nghiệp và trởthành những giai thoại còn sống mãi cùng sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Ngoài ra còn có rất nhiều các nhân tô ảnh hưởng tới sự hình thành VHDNnhư khách hàng và đối tác, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp; hệ thống đánh giáthành tích, chế độ đãi ngộ, hệ thong quan ly và chia sẻ thông tin; các nguồn lực:nguôồn nhân lực, nguyên nhiên liệu, công nghệ và sản phẩm của doanh nghiệp ;Thẻ chế xã hội
VHDN bao gồm các yếu tố pháp luật và đạo đức VHDN không thể hình thành
một cách tự phát mà phải được hình thành thông qua nhiều hoạt độngcủa bản thânmỗi doanh nghiệp, mỗi doanh nhân, Nhà nước và các tổ chức xã hội Thực tế chothấy hệ thống thé chế, đặc biệt là thể chế chính trị, thé chế kinh tế, thể chế hành
chính, thể chế văn hoá tác động rất sâu sắc đến việc hình thành và hoàn thiện
đất nước Xoá bỏ quan niệm cho kinh doanh là xấu, coi thường thương mại, chỉ
coi trọng quan chức, không coi trọng thậm chi đố ky, dé bửu doanh nhân Xoá bỏtâm lý y lại, dựa vào bao cấp của Nhà nước, dé cao những nhân tố mới trong kinhdoanh, những ý tưởng sáng tạo, sáng kiến tăng năng suất lao động, tăng khả năng
cạnh tranh của hàng hoá Tôn vinh những doanh nhân năng động, sáng tạo, kinh
doanh đạt hiệu quả cao, có ý chí vươn lên, làm rạng danh thương hiệu Việt Nam
trên thị trường thế giới
29
Trang 38Trong thực tế, trải qua những năm đổi mới, nhân dân ta đã thấy rõ việc
chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung sang thé chế kinh tế thị trường là tất yếu;
thái độ của dân chúng đối với kinh tế thị trường là thiện cảm Vấn đề còn lại là các
cơ quan Nhà nước phải tiếp tục thay đổi tư duy quản ly, đề xuất những chủ trương,chính sách quản lý đủ mạnh dé khuyến khích hơn nữa tinh thần kinh doanh trongcác thành phần kinh tế tạo môi trường thuận lợi về thê chế và tâm lý xã hội cho sựphát triển kinh tế tư nhân, xoá bỏ sự phân biệt đối xử đối với kinh tế tư nhân kê cảtrong tư duy cũng như trong các chủ trương, chính sách cụ thê
Hai là, Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thể chế kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo lập đồng bộ các yếu tổ thị trường, từngbước hình thành thể chế kinh tế thị trường phù hợp với đặc điểm nước ta.Thực tế
cho thấy thể chế kinh tế có tác động lớn đến việc hình thành VHDN Do đó, cần
nhấn mạnh rang thể chế kinh tế phải đủ sức khuyến khích doanh nhân phát huytruyền thống văn hoá trong kinh doanh của cha ông, bổ sung những nhân tô mới
trong VHDN của thời đại, kết hợp chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại, bảo đảm
cho kinh tế thị trường triển khai lành mạnh, đạt hiệu quả cao, VHDN được hìnhthành với những đặc điểm của nước ta
Thẻ chế đó phải chú trọng khuyến khích doanh nghiệp xác định đúng đắn chiếnlược kinh doanh, có mục tiêu phấn đấu lâu dài nâng cao sức cạnh tranh, có chươngtrình làm ăn căn cơ theo định hướng quy hoạch, kế hoạch chuyên đổi cơ cấu củanên kinh tế, không những phải thành công trong nước mà còn vươn ra thé giới, dathiệu quả cao trong hội nhập kinh tế quốc tế
Thé chế đó cũng phải khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các biện pháp hợp
pháp trong việc mưu cầu lợi ích cá nhân, đạt lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và
doanh nhân, đương nhiên có sự kết hợp hài hoà với lợi ích toàn xã hội nhưng
không vì thế mà đi đến triệt tiêu lợi ích cá nhân cũng tức là triệt tiêu động lực kinhdoanh Đồng thời, phải ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, gian lậnthương mại, những kiểu làm ăn phi văn hoá, chạy chọt cửa sau, loi dụng các quan
hệ không lành mạnh dé kiếm lời Doanh nghiệp phải tôn trọng, đặc biệt là giữ chữ
30
Trang 39tín đối với khách hàng và đối tác kinh doanh.
Thẻ chế đó phải khuyến khích mọi thành phan kinh tế, khắc phục phân biệt đối
xử, bảo đảm cho các thành phan kinh tế hợp tác và cạnh tranh bình dang trong khuônkhổ luật pháp; khắc phục tình trạng biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanhnghiệp, tạo ra cạnh tranh không bình dang, những khoản lợi nhuận không do tài năngkinh doanh của doanh nghiệp mà do vi thế độc quyền mang lại, những điểm dẫn đến triệt
tiêu VHDN Điều cấp bách là Nhà nước phải có các quy phạm pháp luật về khuyến
khích cạnh tranh hợp pháp, kiểm soát và hạn chế độc quyền
Thể chế đó cũng phải chú trọng nhân tố con người, phát triển con người, đặc biệtcoi trọng việc bồi đưỡng nhân tài, đãi ngộ xứng đáng, tôn vinh doanh nhân giỏi Trong
doanh nghiệp, đó là đảm bảo thu nhập hợp pháp của chủ doanh nghiệp tư nhân là tôn
trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đối xử bình đẳng, tạo ra môi trường
hòa thuận, chung sức chung lòng tập trung vào việc thực hiện mục tiêu kinh doanh, vì sự
phát triển bền vững của doanh nghiệp và lợi ích của mỗi thành viên trong doanh nghiệp
Ba là, việc hình thành VHDN cũng đòi hỏi đây mạnh cuộc cải cách hành
chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại hóa Đây là một
yêu cầu hết sức bức xúc đối với toàn bộ sự phát triển kinh tế đất nước cũng như
đối với việc hình thành VHDN nước ta hiện nay Phải sắp xếp lại bộ máy tinh gọn,khắc phục chồng chéo, quan liêu, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy hànhchính trong quản lý điều hành Việc lành mạnh hóa cán bộ, công chức là rất cầnthiết để khắc phục tình trạng một số công chức do kém năng lực và pham chấtkhông những đã làm sai lệch những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước
gây trở ngại, phiền hà đối với doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, mà không
ít trường hợp đã câu kết, tiếp tay cho những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luậtcủa doanh nghiệp, làm xấu VHDN
1.2.6 Quy trình xáy dựng văn hóa doanh nghiệp
1.2.6.1 Xây dựng triết lý kinh doanh
Triết lý kinh doanh là nội dung cốt lõi, nền tảng của văn hóa doanh nghiệp,thường được phát biểu trong những nội dung hết sức cô đọng Nội dung của nó
31
Trang 40thường hàm chứa ba bộ phận cơ bản: Mục đích kinh doanh, phương châm hành động, cách ứng xử trong quan hệ nội bộ và với bên ngoài.
- Mục dich kinh doanh: Đây không phải là mục tiêu doanh nghiệp đặt ra cho
một giai đoạn cụ thể nào mà muốn nói tới sứ mệnh, lý tưởng hay ý nghĩa hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Nói cách khác, nó trả lời câu hỏi “doanh nghiệp
tồn tại để làm gì?” Mục đích kinh doanh muốn nói tới lẽ sinh tồn của doanh nghiệp
Vi vậy, phát biéu về điều này các doanh nghiệp không đặt ra mục tiêu là không phải
kiếm nhiều tiền hay tối đa hóa lợi nhuận mà thường là những lý tưởng cao đẹp,chăng hạn mục đích là đem lại giá trị và những tiện ích thực sự cho xã hội Điều nàycũng giống như lẽ sống của mỗi cá nhân, tiền là phương tiện quan trọng của cuộcsông nhưng không phải là mục đích của cuộc sống Tuy nhiên, còn tùy thuộc vàoquan điểm của người sáng lập, ban lãnh đạo mà mục đích kinh doanh của các doanhnghiệp được phát biéu theo nhiều cách khác nhau
- Phương châm hành động: Đây là phần nội dung tiếp theo rất quan trọng củatriết lý kinh doanh, nó trả lời câu hỏi”Doanh nghiệp sẽ thực hiện mục tiêu, sứ mệnh củaminh theo những phương châm cơ bản như thế nào?” Các doanh nghiệp thường nhắn
mạnh tính đạo đức và hợp pháp trong phương châm hành động của họ Phương châm
hành động của mỗi doanh nghiệp có tính đặc thù cao phụ thuộc vào đặc điểm kinhdoanh, thị trường, môi trường kinh doanh cũng như triết lý quản trị của người lãnh đạodoanh nghiệp Nội dung của phương châm hành động thường được thé hiện dưới dangcác giá trị được đúc kết, thừa nhận và chia sẻ trong nội bộ doanh nghiệp Nó là tư
tưởng chỉ đạo cơ bản trong hành động hay là các quy phạm cơ bản, điều tiết rất có hiệu
quả hành vi và thái độ của các thành viên Các quan niệm giá trị nêu lên trong phương
châm hành động thường gắn chặt với hệ thống quản trị doanh nghiệp, có khi còn đượcgọi là các triết lý quản trị doanh nghiệp Các mục tiêu, sứ mệnh của doanh nghiệp làmột phần của hệ thống quản lý doanh nghiệp, phương thức quản lý doanh nghiệp sẽ
quyết định doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu và sứ mạng của nó như thế nào và như
vậy sẽ quy định các giá trị trong phương châm hành động mà nó muốn đưa vào trong
nội bộ doanh nghiệp Chính vì vậy mà việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần được
32