1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại Công ty cổ phần ô tô Hải Phòng

75 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN MẠNH TRUNG

LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC

(Định hướng ứng dung)

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN MANH TRUNG

Chuyén nganh: Luat Kinh té

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của

riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, vi dụ và trích dẫn trong

Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã

hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tắt cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc

gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan nay dé nghị Trường Dai hoc Luật xem xét dé tôi có thé bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cam on!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Mạnh Trung

Trang 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE QUAN TRI CÔNG TY

CO PHAN VÀ MÔ HÌNH QUAN TRI CÔNG TY CO PHAN 5

1.1 Những vấn đề lý luận về quan trị công ty cỗ phan 5 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm công ty cổ phần 2- 252 s=s+zszez 5 1.1.2 Khái niệm quản trị công ty cô phần - 22222 s+zs+zxzse2 II 1.1.3 Vai trò của quan trị công ty C6 phần - 2-52 2+s2+s+£s+zsse2 13 1.2 Pháp luật về quản trị công ty cỗ phầhn 2-5 se =szc5z 15

1.2.2 Nội dung pháp luật về quan trị công ty cổ Phan - 15 1.3 M6 hình quản trị công ty cỗ phan eeeseseeseeseeeeeeees 16

1.3.1 Khái niệm mô hình quan trị công ty cỗ phần 1 16 1.3.2 Các mô hình quản trị công ty cô phần điển hình trên thé giới 17 Tiểu kết chương 1 2 2® St SE£2E2EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEE1211211 11111 xe 21

CHUONG 2: QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VE QUAN

2.1.1.2.1.2.2.1.3.

TRI CÔNG TY CO PHAN VÀ THUC TIEN THỰC HIỆN

TẠI CÔNG TY CO PHAN Ô TÔ HAI PHÒNG 22 Quy định của pháp luật về mô hình công ty cỗ phần có Ban

100 NA" + 22Đại hội đồng cô đông 2-2 2 S<SE EEEEE 2121122122121 2E re 22 Hội đồng quản tị - 2-5 ©5£+S2+E2EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrkerkee 30 Giám đốc/Tổng giám đỐc ¿2 2 s+2E+EE££E£EEE2EE2EEEEEerkerxerree 34

Trang 5

2.1.4 Ban kiểm soát cccccccrkrtrtrrrtrtrirrrrrirrrrrirreirrrrie 35 2.2 Quy định của pháp luật về mô hình công ty cỗ phần không có

Ban Ki€m 0 Nha 38 2.2.1 Tiêu chuẩn, điều kiện làm thành viên độc lập Hội đồng quan trị 39 2.2.2 Số lượng thành viên độc lập Hội đồng QUAN tTỊ - -«<<-«++ 40 2.2.3 Quyền và nghĩa vụ của thành viên độc lập Hội đồng quản trỊ 41 2.2.4 Thù lao cua thành viên độc lập Hội đồng quản tTỊ ‹- 43 2.2.5 Ủy ban kiểm toán ¿ 2- 2© £+E£+EE+EEEEEEEEEEEEEEEEE121122121 211cc 44 2.3 Thực tiễn thực hiện pháp luật về quản trị công ty tại Công ty

cỗ phần ô tô Hải Phòng - 2-6 + ềEEEEeEEEErEerkerkrreee 41 2.3.1 Tình hình thực hiện pháp luật về quản trị công ty tại Công ty cô

phan 6 tô Hải Phòng -2- 2 2 ©SSE+EE+EE2E£EESEEEEEEEEEEEEerkrrkrrree 41 2.3.2 Một số van đề bat cập trong quản tri Công ty cổ phan ô tô Hải Phong 54 Tiểu kết chương 2 2-2 5s+SE+SE2E2EE2112112715717111121121111 111111 xe 58 CHUONG 3: CAC GIAI PHAP HOAN THIEN PHAP LUAT VA

THUC HIEN PHAP LUAT VE QUAN TRI CONG TY CO

PHAN Ở VIỆT NAM HIEN NAY -2- 2 2ccsccscreerceee 59 3.1 _ Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty

cỗ phần ở Việt Nam hiện may 2 - s5 z+EcEerxerxerxez 59 3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật

về quan trị công ty cỗ phần ở Việt Nam hiện nay 63Tiểu kết chương 3 2-2 %SE+SE E211 2E12111217171121121121111 11111 cxe 65 KET LUAN 007 III 66 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 2-22 s2 22cxz+xesred 67

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

BGĐ Ban giám đốc BKS Ban kiêm soát

CTCP Công ty cô phần

CTTNHH | Công ty trách nhiệm hữu hạn

ĐHĐCĐ | Đại hội đồng cổ đông

Trang 7

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Luật Doanh nghiệp (LDN) năm 2020 ra đời dựa trên sự kế thừa và phát triển của LDN năm 2014, đã đánh dấu một sự thay đôi lớn trong pháp luật về công ty ở Việt Nam, đồng thời phản ánh được mục tiêu, tư tưởng của LDN năm 2020 là hình thành một khung pháp lý chung, bình đăng áp dụng thống nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (CTCP), công ty hợp danh Trong đó, so với các loại hình doanh nghiệp khác, loại hình CTCP đã nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu huy động vốn dé mở rộng quy mô kinh doanh Đặc biệt, đối với loại hình CTCP, vấn đề quản tri công ty có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên sự hài hòa các mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban giám đốc (BGD), các cô đông và các bên có quyền lợi liên quan trong công ty Quản trị nội bộ tốt sẽ thúc đây hoạt động và tăng cường khả năng tiếp cận của công ty với các nguồn vốn bên ngoài, góp phần tích cực vào việc gia tăng giá trị doanh nghiệp, thu hút đầu tư, phát triển bền vững cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung Do vậy, vấn đề quản trị CTCP được xem là mối quan tâm có tính chất quốc tế hiện nay Tại Việt Nam, dù được ghi nhận từ khá sớm và sau nhiều lần đổi mới thế nhưng hoạt động quản trị công ty ở Việt Nam vẫn còn nhiều điểm hạn chế và hiệu quả chưa cao.

Trên cơ sở đó, người viết lựa chọn đề tài luận văn: “Quan tri công ty cổ phan theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại Công ty cô phan 6 tô

Hải Phong” với mục đích làm rõ hơn các quy định của pháp luật Việt Nam về quản trị CTCP, đồng thời nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định này tại CTCP ô tô Hải Phòng, để từ đó đưa ra được những kiến nghị góp phần hoàn thiện nên một mô hình quản trị CTCP phù hợp nhất với điều kiện kinh tế - xã

hội tại nước ta.

Trang 8

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Pháp luật về CTCP nói chung và quản trị CTCP nói riêng là vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó có thể ké đến một số công

trình nghiên cứu sau:

- Luận văn thạc sĩ luật học, “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản trị công ty cổ phan — Góc nhìn từ kinh nghiệm của Nhật Bản” (2014) của Đào Thúy Anh Luận văn tập trung làm rõ các vấn đề lý luận về quản trị CTCP, đồng thời tiếp thu được một số kinh nghiệm từ quy định của pháp luật Nhật Bản về CTCP và đưa ra kiến nghị hoàn thiện đối với pháp luật Việt Nam.

- Luận văn thạc sĩ luật học, “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công ty cổ phan theo kinh nghiệm một số nước” (2013) của Đỗ Thị Khánh Huyền; Luận văn thạc sĩ luật học, “Quản frị nội bộ công ty cổ phan theo Luật Doanh nghiệp 2014” (2015) của Lưu Thị Dung; Luận văn thạc sĩ luật học, “Quản tri

nội bộ công ty cổ phân, những vấn đề lý luận và thực tiễn ” (2004) của Cao

Thi Kim Trinh

- Bài viết: “So sánh cau trúc quản trị công ty điển hình trên thé giới” của TS Pham Văn Tuyết, Tạp chí Khoa học pháp lý số 6/2006; “M6t số so sánh về công ty cổ phần theo Luật Công ty Nhật Bản và Luật Doanh nghiệp

Việt Nam” của Nguyễn Thị Lan Hương, Tạp chí Khoa học DHQGHN, Luật

học 25/2009; “Quy chế pháp lí quản trị công ty cổ phan tại Vương quốc Anh, Cộng hòa Liên bang Đức và kinh nghiệm cho Việt Nam” của Truong Quang Anh, Tạp chí Luật học số 2/2019

- Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp khoa, “M6 hình quản trị công ty cổ phân theo quy định pháp luật một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam ” của

Viện Luật so sánh, Đại học Luật Hà Nội.

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu phân tích làm rõ một số khía cạnh pháp lý trong hoạt động quản trị CTCP, chưa đi sâu

Trang 9

nghiên cứu toàn diện những quy định của pháp luật, những hạn chế, bat cập trên cơ sở so sánh và tiếp thu kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới

về vấn đề quản trị CTCP.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của dé tài bao gồm các quan điểm khoa học, lý thuyết về quản trị công ty cô phan; các quy định pháp luật về quản trị công ty cô phan; các số liệu, vụ việc thực tiễn về quản trị công ty cỗ phần ở Việt Nam nói chung và tại Công ty cô phan 6 tô Hải Phòng nói riêng.

Pham vi nghiên cứu của dé tài tập trung vào một số van đề lý luận và thực tiễn pháp lý về quản trị CTCP theo LDN 2020, cụ thé như ban chất pháp lý của CTCP, các kiểu mô hình quản trị CTCP trên thế giới, quy định của pháp luật Việt Nam về cơ cấu bộ máy quản trị CTCP cũng như mối quan hệ

giữa các cơ quan trong bộ máy đó Ngoài ra, Luận văn còn tìm hiểu được các ưu, nhược điểm của hệ thống pháp luật các quốc gia trên thế giới về mô hình

quản trị CTCP, cũng như thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tại

CTCP ô tô Hải Phòng, từ đó rút ra một số kiến nghị giúp hoàn thiện quy định của pháp luật nước ta về van dé này.

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Luận văn có sự kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phương pháp phân tích và tổng hợp; đặc biệt, Luận văn rất chú trọng đến phương pháp so sánh pháp luật để giải quyết nội

dung của đề tài.

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của dé tài luận văn là làm rõ hơn và hệ thong hóacác vấn đề lý luận về quản trị CTCP, đánh giá thực trạng pháp luật về quản trị công ty cổ phan qua thực tiễn thực hiện tại CTCP ô tô Hải Phòng để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản trị công ty cổ phan.

Trang 10

Nhiệm vụ nghiên cứu của dé tài dé đạt được mục đích đã mô tả trên đây bao gồm:

- Khái quát một số van dé lý luận về CTCP và quản trị CTCP Trong đó, chỉ ra được khái niệm, đặc điểm của CTCP, khái niệm và các nội dung cơ bản của quản trị CTCP.

- Trình bày khái quát các kiêu mô hình quan trị CTCP trên thế giới.

- Phân tích, bình luận thực trạng các quy định của pháp luật Việt

Nam về quản trị CTCP, các loại mô hình quản trị CTCP tại Việt Nam, cơ cấu bộ máy hoạt động cũng như mối liên hệ giữa các co quan trong mỗi loại mô hình đó.

- Phân tích, đánh giá một số ưu điểm, hạn chế từ thực tiễn tại CTCP ô tô Hải Phòng và đề ra những phương hướng xây dựng mô hình quản trị CTCP phù hợp nhất với điều kiện của nước ta.

6 Kết cấu của Luận văn

Ngoài các phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có kết cấu chia thành ba chương sau đây:

Chương 1: Những van đề lý luận về quản trị công ty cổ phan và mô hình quản trị công ty cổ phan.

Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về quản trị công ty cỗ phan và thực tiễn thực hiện tại Công ty cổ phan ô tô Hải Phòng.

Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cô phan ở Việt Nam hiện nay.

Trang 11

CHƯƠNG 1

NHUNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE QUAN TRI CÔNG TY CO PHAN VÀ MO HINH QUAN TRI CONG TY CO PHAN

1.1 Những van đề lý luận về quan trị công ty cổ phần 1.1.1 Khái niệm và đặc diém công ty cỗ phan

Sự ra đời, tồn tại và phát triển của CTCP gắn liền với nền kinh tế thị trường Với tính chất là một hiện tượng kinh tế - xã hội, khái niệm CTCP nói riêng cũng như các loại hình công ty nói chung có thé được hiểu trên nhiều nghĩa khi tiếp cận từ các góc độ khác nhau, thể hiện ở cả thuật ngữ và nội

dung pháp lý.

- Trong cuốn Dai từ điển kinh tế thị trường của nước Cộng hòa nhân

dân Trung Hoa, CTCP được định nghĩa như sau:

CTCP (gọi là công ty hữu hạn cổ phần) là một loại hình công ty mà toàn bộ vốn chia thành các cô phần có mức băng nhau, cỗ phần phát hành công khai theo pháp luật bằng hình thức cổ phiếu va tự do chuyển nhượng Trong công ty hữu hạn cô phần, số cô đông rất nhiều, tài sản cá nhân tách riêng khỏi tài sản công ty, trách nhiệm đối với các món nợ của công ty hạn chế ở mức bỏ vốn của từng

người [13, tr.1947].

Từ điển bách khoa Việt Nam lại định nghĩa:

CTCP là những công ty được hình thành trên cơ sở liên hợp tư bản cá

nhân băng cách phát hành và bán cổ phan và lợi nhuận của công ty được phân phối giữa các cô đông theo số lượng cô phan [10, tr.593].

Định nghĩa này nhấn mạnh chủ yếu khía cạnh kinh tế, cụ thể là tính chất của việc phân phối lợi nhuận, tính chất hợp vốn của công ty Từ điển giải

thích thuật ngữ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra một định nghĩa

khá rõ ràng và cụ thể, theo đó thì CTCP là:

Trang 12

Công ty trong đó vén điều lệ được chia thành những phan nhỏ nhất và băng nhau gọi là cổ phần Người sở hữu cổ phan của công ty được gọi là cô đông Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trước nghĩa vu của công ty đến hết giá trị cé phần mà họ năm giữ Công ty có quyền phát hành chứng khoán dé công khai huy động vốn [1 1, tr.32].

Ngoài ra, khái niệm CTCP được Giáo sư tiến sĩ Vojo Belovski đưa ra trên Tap chí Journal of Process Management — New Technologies, International

(JPMNT) bang cách tiếp cận các đặc điểm thé hiện ban chất pháp lý của CTCP

như sau [27]:

+ CTCP là một tổ chức pháp nhân có phần tài sản vốn xác định được thê hiện bằng tiền.

+ Khoản tài sản vốn được chia thành các phần bằng nhau.

+ Tất cả cổ đông tham gia CTCP với một hay nhiều cô phan, với việc thanh toán cho những cô phần này thì quỹ vốn cơ bản được tạo ra.

+ Nghĩa vụ của CTCP được đảm bảo với tất cả tài sản của công ty.

Trách nhiệm của những người tham gia vào sự thành lập của công ty chung

quy là chi trả dựa trên số cổ phần mà mình sở hữu Các cô đông không phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ pháp lý của công ty đối với các bên thứ ba Chỉ công ty mới phải có trách nhiệm pháp lý, với tất cả tài sản của công ty đó.

- Không chỉ được nhìn nhận trên phương diện thuật ngữ hay quan điểm của các nhà nghiên cứu, khái niệm CTCP còn được ghi nhận ở hệ thống pháp luật của một số quốc gia trên thế giới Theo Luật Thương mại Đức, có hainhóm công ty là công ty đối nhân và công ty đối vốn Trong đó công ty đối nhân gồm hai loại hình cơ bản là công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản; công ty đối vốn gồm hai loại hình là CTTNHH và CTCP Theo đó, CTCP là mô hình công ty có tư cách pháp nhân sau khi tiến hành đăng ký kinh doanh; vốn điều lệ khi thành lập CTCP tối thiêu là 50.000 EUR và được

Trang 13

chia thành các cổ phần có mệnh giá thấp nhất là 1 EUR; cổ đông của CTCP có thé là cá nhân hoặc tô chức; các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm vé các khoản nợ của công ty trong phạm vi giá trị cô phần mà mình sở hữu; cổ phan của công ty được tự do chuyển nhượng và CTCP được phát hành các loại cổ phần khác nhau dé huy động vốn [2, tr.33].

Khoản 1 Điều 1041 Luật Công ty Anh 2006 định nghĩa:

CTCP là một công ty có vốn cố định đã góp hoặc vốn trên danh nghĩa của tong số vốn có định được chia thành nhiều phan bang nhau gọi là cỗ phan, cũng số vốn cô định, hoặc nắm giữ và chuyển nhượng như chứng khoán, hoặc được chia và nắm giữ một phần bằng cách này và một phần băng cách khác; được thành lập trên nguyên tắc các thành viên sở hữu cô phần hoặc chứng khoán đó và

không có những người khác.

Đối với pháp luật Nhật Bản, theo khoản 1 Điều 2 Luật Công ty 2014 của Nhật Bản thì có bốn loại hình công ty cơ bản là CTCP, công ty hợp danh, công ty hợp vốn và CTTNHH Trong đó, công ty hợp danh, công ty hợp vốn và

CTTNHH được gọi chung là các công ty thị phần, qua đó có sự phân biệt rõ rệt với CTCP CTCP là mô hình công ty mà trong đó những cổ đông là những người góp vốn, sẽ tiễn hành việc kinh doanh và phân chia lợi nhuận theo quyền hạn và nghĩa vụ của mình dựa trên cổ phần minh đóng góp [1, tr.8].

Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc mô hình CTCP ở một số quốc gia trên thế giới, pháp luật Việt Nam, cụ thể là LDN 2020 đã đưa ra khái niệm về CTCP theo hướng tiếp cận các dấu hiệu pháp lý cơ bản dé nhận diện loại hình

doanh nghiệp này như sau:

CTCP là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phan bằng nhau gọi là cổ phần; Cô đông có thé là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

Trang 14

Cô đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyên nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này [8, Điều 111, Khoản 1].

Dưới góc độ so sánh có thể thấy răng, khái niệm về CTCP trong LDN 2020 đã ké thừa một cách đầy đủ, hoàn thiện so với quy định tại LDN 2014.

Như vậy, về bản chất của CTCP, pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới có cách hiểu khá tương đồng khi quan niệm đây là mô hình công ty đặc trưng của công ty đối vốn, với đặc điểm quan trọng là sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản của công ty và tài sản của các cô đông, trong đó các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp vào công ty; vốn cơ bản của công ty được chia thành các phần băng nhau gọi là cổ phan.

- Từ khái niệm về CTCP quy định tại Điều 111 LDN 2020, có thé rút ra một số đặc điểm cơ bản của CTCP sau đáy:

+ Về tư cách pháp lý

Với tư cách là một chủ thé kinh doanh phổ biến và cũng là loại hình công ty đối vốn điển hình, CTCP là doanh nghiệp, có tên riêng, có trụ sở giao dịch 6n định, có tài sản riêng dé tiến hành hoạt động kinh doanh nhăm mục đích kiếm lời CTCP có đủ điều kiện đề trở thành một pháp nhân, nên khoản 2 Điều 111 LDN 2020 thừa nhận CTCP có tư cách pháp nhân ké từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động, CTCP chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản bằng chính tài sản của minh, với tư cách chủ thé là pháp nhân thông qua người đại diện của mình theo quy định của pháp luật, công ty có thê trở thành nguyên đơn hoặc

bị đơn trong các vụ án dân sự.

Trang 15

+ Về vốn điều lệ

Khác với hầu hết các loại hình doanh nghiệp khác, ké cả CTTNHH, điểm đặc trưng về vốn điều lệ của CTCP là loại vốn này được chia thành nhiều phan bằng nhau gọi là cô phần [8, Điều 111, Khoản 1, Điểm a] Giá trị mỗi cô phan gọi là mệnh giá cô phan và được phan ánh trong cỗ phiếu Một cô phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hoặc nhiều cô phần Việc góp vốn vào CTCP của nhà đầu tư/cô đông được thực hiện bằng cách nhà đầu tư mua cô phiếu do CTCP phát hành trên thị trường chứng khoán, theo đó mỗi cổ đông có thé mua nhiều cổ phiếu tùy theo khả năng tài chính và mong muốn tham gia quản lý điều hành công ty ở mức độ nào LDN không hạn chế mỗi thành viên được mua tối đa bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ nhưng các thành viên có thé thỏa thuận trong điều lệ để giới hạn tối đa số cô phần mà mỗi thành viên có thé mua nhằm hạn chế việc một thành viên nào đó có thé nam quyên kiểm soát công ty.

+ Về cổ đông của công ty

Với tính chất là công ty đối vốn nên các thành viên của công ty thường chỉ quan tâm tới vấn đề năng lực tài chính mà không quan tâm nhiều đến vấn đề nhân thân như các loại hình doanh nghiệp khác Khi tham gia thành lập công ty hoặc kết nạp cô đông mới, thông thường các cổ đông chi quan tâm đối tượng có đủ khả năng và tài chính để tham gia vào công ty và trở thành cô đông của công ty hay không LDN 2020 không giới hạn số lượng cô đông tối đa của CTCP mà chỉ quy định số lượng cô đông tối thiêu là 03 (Điểm b khoản 1 Điều 111) Việc quy định số lượng thành viên tối thiểu phải có đã trở thành thông lệ quốc tế trong may trăm năm tôn tại của CTCP.

+ Về chế độ trách nhiệm

Giống với CTTNHH, các cô đông của CTCP chỉ chịu trách nhiệm hữu

Trang 16

hạn về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty Còn CTCP thì chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty bằng chính tài sản của công ty Có thê thấy rằng sự tách biệt rõ ràng về tài sản của công ty và tài sản của cô đông đã giúp cho các cổ đông của CTCP có thé hạn chế được rủi ro trong kinh doanh, đồng thời cũng giúp các nhà đầu tư mạnh dạn hơn khi đầu tư kinh doanh trong nên kinh tế thị trường.

Chính lợi thế này đã giúp các CTCP có khả năng huy động vốn rất lớn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Về chuyên nhượng vốn

Trên nguyên tắc, các cô đông của CTCP được tự do chuyên nhượng cô phiếu mình đang sở hữu cho người khác trên thị trường chứng khoán, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 LDN 2020 Đối với loại hình cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cô đông bị hạn chế quyền

chuyên nhượng cổ phiếu này cho người khác Ngoài ra, nếu Điều lệ công ty có quy định hạn chế quyền chuyển nhượng cô phiếu, hoặc đối với loại cổ phiếu phổ thông của sáng lập viên trong 03 năm đầu ké từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cô đông cũng có thé bị hạn chế chuyển nhượng tự do loại cổ phiếu này Quy định về hạn chế quyền chuyên nhượng cổ phiếu của cô đông sáng lập xuất phát từ vai trò quan trọng của các cô đông sáng lập đối với hoạt động kinh doanh của CTCP trong giai đoạn đầu thành lập và hoạt động Trong giai đoạn đầu, CTCP có hoạt động tốt hay không, có phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào vai trò của cỗ đông sáng lập Vì vậy, việc gắn lợi ích của cô đông sáng lập với lợi ích của công ty thông qua số cô phan tối thiêu mà các cô đông sáng lập phải nắm giữ (it nhất 20% cô phần phổ thông) va cơ chế chuyền nhượng vốn bị hạn chế sẽ đòi hỏi các cô đông sáng lập phải nỗ lực và tập trung cao độ trong khâu quản lý, điều hành, đặc biệt là khi công ty gặp khó khăn trong kinh doanh.

10

Trang 17

Việc LDN 2020 cho phép cổ đông được tự do chuyên nhượng cô phan đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư ở CTCP có khả năng nhanh nhậy, linh hoạt trong việc chuyền đổi hình thức đầu tư, chủ động hơn trong việc sử dụng nguôn vốn đầu tư của mình Điều này góp phan giúp họ nhanh chóng nắm bắt thời cơ tìm kiếm lợi nhuận thông qua chuyển nhượng cổ phan ở công ty này và cả đầu tư mua cổ phần ở một công ty khác Nhu vậy, cơ chế chuyền nhượng vốn của CTCP có phan thông thoáng hơn nhiều so với cơ chế chuyên nhượng vốn của thành viên CTTNHH.

+ Về quyền phát hành chứng khoán là cé phiếu

Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, CTCP là chủ thé duy nhất có quyền phát hành chứng khoán là cổ phiếu ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán nhằm huy động vốn (trừ trường hợp đặc biệt là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là nhà nước được phát hành cô phiếu dé cổ phần hóa theo chính sách cô phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ) Điều này thé hiện kha năng huy động vốn lớn và rộng rãi trong công chúng của CTCP Nhờ quyền phát hành chứng khoán là cô phiếu, CTCP có thé chủ động mỗi khi cần nguồn vốn lớn để tham gia vào các dự án nhờ khả năng huy động vốn linh hoạt Sự chủ động về vốn là một yếu tố quan trọng hàng đầu góp phan vào sự thành công của doanh nghiệp Tuy nhiên, khả năng huy động vốn lớn và rộng rãi ra công chúng cũng kéo theo nguy cơ đem lại rủi ro trong công chúng của CTCP cũng rất cao Bởi vậy, CTCP phải chịu nhiều quy chế pháp lý khắt khe hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.

1.1.2 Khái niệm quản trị công ty cỗ phân

Mặc dù các công ty nói chung hay CTCP nói riêng đã được pháp luật Việt Nam ghi nhận từ rất lâu và ngoài ra, LDN 2020 cũng đã có nhiều chế định cụ thể, rõ ràng về quản trị, điều hành công ty nhưng cho đến nay, khái

niệm “quản trị công ty” ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ và chưa được ghi nhận trên bât cứ văn bản pháp luật nào.

11

Trang 18

Nói đến quản trị công ty là nói đến mối liên hệ giữa các bộ phận trong công ty Cụ thê hơn, đối với CTCP, quản trị công ty thể hiện mối liên hệ giữa các cô đông với nhau và cổ đông với công ty, cũng như mối quan hệ giữa các cơ quan quan trị công ty (DHDCD; HĐQT; BKS ) với cơ quan điều hành của công ty (BGD điều hành) trong việc quyết định đường lối và triển khai thực hiện các hoạt động của công ty.

Về phương điện lý thuyết, có thể bàn luận một số khái niệm về quản trị công ty nói chung đã được các nhà nghiên cứu và các tô chức quốc tế đưa ra như sau:

- Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), quản trị công ty

(corporate governance) là các thủ tục và quy trình mà theo đó công ty được

chỉ đạo và kiểm soát Cấu trúc quản trị công ty chỉ rõ sự phân phối quyền và trách nhiệm giữa những người tham gia khác nhau trong công ty (Hội đồng quản tri, Ban giám đốc, cô đông và các bên liên quan khác) và đưa ra các quy tắc, thủ tục để ra quyết định [29].

- Theo Adrian Cadbury ở “Diễn đàn quản trị công ty toàn cầu”, Ngân hàng thế giới thì:

Quản trị công ty đề cập đến việc giữ cân băng giữa các mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội, giữa các mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung Khung quản tri công ty nhằm khuyến khích việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực và yêu cầu trách nhiệm giải trình trên cương vị quản lý những nguồn lực đó Mục đích là cân bang giữa lợi ích

của các cá nhân, công ty và xã hội [28].

- Theo Ngân hang phát triển Châu A (ADB), quản trị nội bộ công ty bao gồm một hệ thống các quy chế xác định rõ mối quan hệ giữa các cổ đông, các chức danh quản lý, các chủ nợ, Chính phủ và những người có quyên, lợi ích liên quan khác và một hệ thống các cơ chế để đảm bảo cho các quy chế nói trên được thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp [9, tr.7].

12

Trang 19

Từ việc đơn cử một số ví dụ trên đây về khái niệm quản trị công ty, tác giả luận văn cho rằng có thé đưa ra khái niệm về quản trị CTCP như sau: “Quản trị CTCP là hệ thống các thiết chế, theo đó việc quan tri công ty được thực hiện trên cơ sở phân định rõ ràng về quyên, nghĩa vụ của các chủ sở hữu, người quản lý, những người có lợi ích liên quan, và các phương pháp áp dụng

theo một trình tự, thủ tục nhằm đảm bảo tô chức và hoạt động của công ty một cách hiệu quả nhất ”.

Tóm lại, một cách khái quát, có thể nhận định rằng việc quản trị CTCP bao gồm rất nhiều nội dung, trong đó bao gồm nhưng không giới hạn ở các nội dung cơ bản sau: (i) Cơ cấu bộ máy quản lý nội bộ của CTCP (các thiết chế quản trị công ty cô phan); (ii) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy quan lý nội bộ CTCP; (iii) Nguyên tắc hoạt động va thủ tục thông qua các quyết định trong quá trình quản trị công ty cổ phan.

1.1.3 Vai trò của quản trị công ty cỗ phan

Không thể phủ nhận rằng quản trị CTCP có vai trò rất quan trọng đối với sự ôn định phát triển của công ty Việc hiểu rõ về quản trị công ty giúp công ty hiểu rõ lợi thế cạnh tranh của họ Việc quản trị CTCP không những được các cổ đông công ty quan tâm mà nó còn được sự quan tâm lớn của xã hội, với những người có quyền lợi liên quan.

Quan trị công ty là yếu tố then chốt dé đây mạnh hiệu qua thị trường, phát triển kinh tế cũng như tăng cường lòng tin của nhà đầu tư Điều này giúp

doanh nghiệp dễ dàng thu hút vốn của các nhà đầu tư tiềm năng.

Ngoài ra, quản trị CTCP liên quan đến mối quan hệ giữa BGD, HĐQT, cô đông và các bên có quyền lợi liên quan khác Việc quản trị tốt mỗi quan hệ này, giúp cho tô chức bộ máy của công ty chặt chẽ hơn Quản trị công ty tốt cần tạo được sự khuyến khích đối với HĐQT và BGD trong việc thực hiện mục tiêu lợi nhuận và phát triển công ty.

13

Trang 20

Một cách khái quát, có thể hình dung vai trò của quản trị công ty nói chung hay CTCP nói riêng được thể hiện ở những mặt sau:

Thứ nhất, quản trị công ty cô phần góp phần thúc đây hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong nên kinh tế thị trường.

Theo Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), quản trị công ty hiệu quả có thể giúp cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Việc cải tiễn cách thức quản trị công ty sẽ mang lại một hệ thống giải trình tốt hơn, giảm thiểu rủi ro liên quan đến các vụ gian lận hoặc các giao dịch nhằm mục đích vụ lợi của các cán bộ quản lý Bên cạnh đó, việc áp dụng những cách thức quản trị công ty có hiệu qua sẽ góp phan cải thiện và nâng cao hiệu quả ra quyết định của doanh nghiệp Ngoài ra, một hệ thống quản trị công ty hiệu quả cũng đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chế, quyền lợi và nghĩa vụ

của tất cả các đối tượng liên quan.

Thứ hai, quản trị công ty cổ phần giúp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn cho chính công ty cô phần, đồng thời cũng là giải pháp thúc day

thị trường chứng khoán hoạt động ồn định, an toàn và hiệu quả.

Cách thức quản trị công ty có thể quyết định việc vông ty dé dang tiếp cận các nguồn vốn nhiều hay ít Những công ty được quản trị tốt thường gây được thiện cảm đối với cổ đông và các nhà đầu tư, tao dựng được niềm tin lớn hơn của công chúng vào việc công ty có khả năng sinh lời mà không xâm phạm tới quyền lợi của cổ đông.

Thứ ba, quan trị CTCP giúp giảm chi phí vốn và tăng giá trị tài sản: Chi phí vốn phụ thuộc vào mức độ rủi ro của công ty theo cảm nhận của các nhà đầu tư, nghĩa là rủi ro càng cao thì chi phí vốn càng cao Vì vậy, việc áp dụng hệ thống quản trị công ty tốt sẽ giúp công ty trả lãi suất thấp hơn và có được

những khoản tín dụng có kỳ hạn dai hơn.

14

Trang 21

Thứ tu, quản trị CTCP góp phan nâng cao uy tín của công ty.

Những biện pháp quản trị công ty hiệu quả sẽ góp phần làm nên và nâng cao uy tín của công ty Lý do là để thực hiện quản trị công ty tốt, các doanh nghiệp luôn phải tôn trọng quyên lợi của các cổ đông và các chủ nợ và việc đảm bảo tính minh bạch về tài chính sẽ được xem như là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giành được niềm tin cho nhà đầu tư, từ đó

nâng cao hình ảnh, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.

1.2 Pháp luật về quản trị công ty cô phần

1.2.1 Khát niệm

Để tìm hiểu khái niệm pháp luật về quan trị CTCP, ta dựa trên khái niệm về quản trị CTCP Như vậy pháp luật về quan trị CTCP chính là tong thé các văn bản quy phạm của pháp luật điều chỉnh về việc vận hành và kiêm

soát CTCP.

1.2.2 Nội dung pháp luật về quản trị công ty cỗ phan

Quan trị CTCP là van đề xác định quyền han và trách nhiệm giữa các

nhóm lợi ích, các thành viên khác nhau trong CTCP Các nhóm lợi ích này là

các cô đông, HĐQT, ban điều hành, BKS và những người liên quan khác của CTCP như người lao động, người cung cấp Việc quản trị CTCP là tổ chức hình thành nên các nguyên tắc và quy trình, thủ tục ra quyết định trong công ty, qua đó ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và chức vụ, giảm thiểu những rủi ro liên quan đến hoặc có nguồn gốc từ những giao dịch với các bên có liên quan, những xung đột lợi ích tiềm năng và từ việc không có tiêu chuẩn rõ ràng hoặc không tuân thủ các quy định về công bố thông tin và không minh bạch Việc quản trị CTCP còn là mối quan hệ giữa ban giám đốc công ty,

HĐQT, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan, từ đó tạo nên định

hướng và sự kiêm soát công ty.

15

Trang 22

1.3 Mô hình quản trị công ty cỗ phần

1.3.1 Khái niệm mô hình quản trị công ty cỗ phan

Cho đến nay, chưa có văn bản nào định nghĩa cụ thể mô hình quản trị công ty là gì Tuy nhiên, thực tiễn sử dụng cụm từ này cho thấy, có thé hiểu mô hình quản trị công ty là hình mẫu thực hiện quản trị công ty trong một tổ chức kinh tế nhất định, trong đó bao gồm cấu trúc các mối quan hệ trong công ty và nguyên tắc thiết lập, hoạt động của cấu trúc đó Mô hình quản trị công ty thé hiện rõ sự phân chia và kiểm soát quyền lực trong một công ty, qua đó đánh giá được mức độ đảm bảo lợi ích của công ty, của cô đông và các bên có quyền lợi liên quan khác.

Cấu trúc các mối quan hệ trong công ty thường đề cập về bộ máy điều hành, kiểm soát công ty: bao gồm những vi trí nào cùng với quyén lợi và trách nhiệm tương ứng Cấu trúc này không loại trừ vai trò của các cỗ đông va các bên có quyền lợi liên quan khác.

Nguyên tắc thiết lập và hoạt động đề cập tới các cơ chế như: cơ chế hình thành các vị trí trong bộ máy điều hành; cơ chế hoạt động cũng như giám sát lẫn nhau giữa các vị trí; cơ chế đảm bảo các quyền lợi của công ty, cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan Các cơ chế này thường được xây dựng dưới dạng các quy định về thủ tục, điều kiện liên quan đến quản lý các hoạt động năng lực hoặc các chế độ báo cáo khác nhau.

Van đề xây dựng một mô hình quản trị công ty như thế nào phụ thuộc vào bối cảnh lớn hơn trong đó công ty hoạt động, bao gồm các chính sách kinh tế vĩ mô, mức độ cạnh tranh trong thị trường sản phẩm và thị trường tư liệu sản xuất Mô hình quản trị công ty như thế nào cũng phụ thuộc vào môi trường pháp lý, quan lý và tổ chức mỗi quốc gia Ngoài ra, các yêu tổ như đạo đức, kinh doanh và ý thức của công ty về lợi ích môi trường và xã hội của cộng đồng nơi công ty hoạt động cũng ảnh hưởng tới các đặc điểm nhất định

16

Trang 23

trong mô hình quản trị công ty ở mỗi quốc gia khác nhau Do đó, như Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD đã khăng định: “Không có mô hình quản trị công ty tốt duy nhất” mà sự tối ưu của một mô hình quản trị chỉ được xem xét khi đặt trong bối cảnh và áp dụng cho nền kinh tế quốc gia cụ thê.

1.3.2 Các mô hình quản trị công ty cỗ phan điển hình trên thế giới

Đề CTCP hoạt động trên thực tế, cần có một bộ máy quản lý hiệu quả Đề nhận biết và phân loại các hệ thống quan trị công ty, các nhà nghiên cứu trên thế giới thường dựa vào mục đích của việc quan tri công ty hoặc theo cầu

trúc quản lý nội bộ của công ty theo luật định.

Thứ nhất, nêu căn cứ vào mục đích của việc quản trị công ty, các mô hình quản trị CTCP thường được phân chia thành mô hình quản tri hướng tới cô đông và mô hình quản trị hướng tới lợi ích của tất cả các bên có quyền lợi liên quan đến công ty Bên có quyền lợi liên quan đến công ty có thé hiểu là cá nhân, tổ chức có mối quan hệ liên quan đến quá trình quan trị, điều hành, kiểm soát công ty hoặc là những chủ thé bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của công ty hay quyết định của công ty thông qua các cơ

quan trong bộ máy quản lý.

Mục đích của việc quản trị CTCP có sự khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới Nếu như mô hình quản trị công ty ở Nhật Bản, Đức thường đề cao tới lợi ích của các bên có quyên lợi liên quan thì các nhà quản lý công ty của Mỹ, Anh, Úc thường cô gang tối da hóa lợi nhuận, vi lợi ích của các cô đông, và ở những quốc gia này, cô đông trao cho HĐQT rất nhiều quyền lực.

Thứ hai, căn cứ theo cau trúc quản tri nội bộ của công ty theo luật định, hiện nay, trên thế giới tồn tại chủ yếu hai mô hình cơ bản: (i) mô hình hội đồng đơn — hay còn gọi là hội đồng một tang (unitary board hay one - tier board model), và (ii) mô hình hội đồng kép — hay còn gọi là hội đồng hai tang

(dual board hay two — tier board model) [30].

17

Trang 24

- Cầu trúc hội đồng một tầng: Cấu trúc hội đồng một tầng có trong pháp luật công ty của hầu hết các nước thuộc hệ thống thông luật (common law) như Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, Canada ; cũng như không ít các nước thuộc dòng họ luật thành văn (civil law) Cấu trúc hội đồng đơn, về cơ bản, được xây dựng theo mô hình luật công ty theo kiểu Anglo — American, ma luật công ty Hoa Ky là điển hình Theo luật công ty Anh — Mỹ, cấu trúc quan trị của một CTCP gồm có: DHDCD và HĐQT Bộ phận quản trị - điều hành của CTCP chi do một cơ quan đảm nhiệm là HĐQT DHDCD sẽ bầu chon các thành viên của HĐQT (thường có từ ba đến hai chục thành viên), được gọi là các “directors” Mọi quyền lực và các van dé của công ty được pháp luật đặt vào tay của HĐQT Luật công ty của các nước thuộc dòng họ Anglo — American thường có một quy định rất quan trọng răng: công việc kinh doanh

của công ty được quản lý bởi, hay dưới sự chỉ đạo của HĐỌT Sự phân chia quyén lực này khác với việc phân chia quyền lực giữa các cơ quan của bộ máy quản lý nội bộ CTCP vẫn thường thấy trong luật công ty của các nước châu Âu lục địa, Trung Quốc và Việt Nam Cũng vì thế, HĐQT của các công ty theo mô hình Anh — Mỹ có rất nhiều quyền lực, hơn rất nhiều so với những người đồng nghiệp của họ trong HĐQT công ty của các nước châu Âu lục địa, Nhật Bản hay Việt Nam Bên cạnh đó, ở một số nước, HĐQT có một quyền khá đặc biệt, đó là việc HĐQT — những người làm thuê, lại quyết định việc chia cô tức cho các cổ đông — những ông bà chủ Theo đó, HĐQT bổ nhiệm các thành viên của mình hoặc người khác đảm nhiệm các công việc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty Người đứng đầu của bộ phận điều hành là TGĐ Pháp luật công ty của các nước Anh — Mỹ không có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của TGD như trong pháp luật công ty Việt Nam hay Nhật Bản Quyền lực của TGD sẽ do HĐQT quyết định trên cơ sở ủy

nhiệm, vì thế, không phải các TGD đều có quyén lực như nhau Tuy nhiên,

18

Trang 25

trên thực tế, TGD trong mô hình quan trị của Hoa Ky được coi là mô hình TGD mạnh, nhất là khi Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm luôn chức vụ TGD, hoặc HĐQT ủy quyền mạnh cho TGD Nếu như Chủ tịch HĐQT các công ty lớn ở

Anh ít kiêm nhiệm chức TGD, thì đồng nghiệp Hoa Ky của họ lại hay kiêm

nhiệm hai chức danh này.

Mô hình quản trị CTCP theo cấu trúc hội đồng đơn kiểu Anh — Mỹ

không có một cơ quan chuyên trách làm nhiệm vụ giám sát những người quản

lý — điều hành công ty như BKS trong LDN Việt Nam và luật công ty Nhật Bản hay như BKS trong mô hình hội đồng hai tầng của Đức.

- Cấu trúc hội đồng hai tầng: Cấu trúc hội đồng hai tầng/hội đồng kép có nguồn gốc từ nước Đức, xứ sở của dòng họ luật German civil law Cau trúc hội đồng kép với sự tham gia của người lao động trong các CTCP đã từng được cho là trái tim của nền dân chủ công nghiệp Đức Theo mô hình này, sự tham gia của người lao động vào cấu trúc quản trị CTCP theo luật Đức thê hiện ý niệm về mô hình quản trị công ty hướng về những người có quyên lợi liên quan, khác với mô hình quản trị kiểu Anh — Mỹ nhằm hướng tới lợi ích của các cô đông.

Cấu trúc hội đồng kép theo Luật công ty Đức có hai đặc điểm quan trọng nhất: (i) cấu trúc quản tri - điều hành có hai hội đồng theo thứ bậc, và (ii) có thé có sự tham gia nhất định của đại diện người lao động vào hội đồng phía trên Cấu trúc quản tri nội bộ của CTCP theo luật Đức gom co: DHDCD, BKS và Ban điều hành Theo luật Đức, việc quan lý — điều hành CTCP được phân chia cho hai cơ quan là: BKS và Ban điều hành, như một thiết chế hai

tang mà ở đó BKS nam ở tang trên.

Về nguyên tắc, DHDCD sẽ bau chọn thành viên của BKS Song, người lao động cũng có quyền lựa chọn thành viên của BKS Theo đó, tỷ lệ số thành viên của BKS do người lao động bầu chọn và cô đông bầu chọn sẽ phụ thuộc

19

Trang 26

vào số lao động của công ty Đại diện do phía người lao động và cổ đông bầu chọn trong BKS đều có quyền và nghĩa vụ như nhau Đối với các CTCP sử dụng trên 500 lao động, một phần ba tổng số thành viên của BKS sẽ do phía người lao động bầu chọn Nếu công ty sử dụng trên 2000 lao động, thì một nửa số thành viên của BKS phải là đại diện do người lao động và công đoàn bau chọn BKS có thắm quyền chọn, bổ nhiệm, cách chức các thành viên của Ban điều hành Không những thế, BKS còn tham gia trực tiếp vào việc đưa ra các quyết định quan trọng trong việc quản trị công ty và giám sát các hoạt động của Ban điều hành Ban điều hành thực hiện chức năng điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty Các thành viên của Ban điều hành cùng nhau chịu trách nhiệm về việc điều hành, phát triển chiến lược kinh doanh của công ty trong mối liên hệ thường xuyên và báo cáo với BKS [30].

20

Trang 27

Tiểu kết chương 1

Như vậy, hầu hết các quan điểm hiện nay đều thống nhất rằng quản trị công ty là hệ thống các mối quan hệ được xác định bởi các cơ cấu và quy trình nhằm định hướng và kiểm soát công ty với mục đích phân chia quyền lợi và trách nhiệm một cách phù hợp, qua đó làm gia tăng giá trị lâu dài của các cô đông Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với quản trị CTCP là tất yếu xuất phát từ đặc thù về quy mô và quản lý của CTCP nhằm đảm bảo lợi ích cho đa số cô đông Pháp luật điều chỉnh quản trị công ty theo phương pháp tối thiêu,

theo đó một mặt đảm bảo khung pháp lý cơ bản cho quản trị ở mỗi công ty,

mặt khác không hạn chế mức độ can thiệp của mỗi công ty vào mô hình quản trị của chính nó Pháp luật quản trị công ty hợp thành từ ba bộ phận, bao gồm: Các nguyên tắc quản trị công ty; quy định về các thiết chế hợp thành mô hình quản trị công ty và quy định về cơ chế, cách thức vận hành, hoạt động của mô hình quản tri công ty.

Trên thế giới, mô hình hội đồng đơn theo pháp luật Anh - Mỹ và mô hình hội đồng kép bắt nguồn của pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức là hai mô hình quản trị công ty truyền thống và điển hình Tuy nhiên, thông lệ quản trị trên thế giới đang phát triển theo xu hướng cho phép các công ty lựa chọn mô hình linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, điều kiện từng công ty.

Mô hình quản trị CTCP hiện nay tại Việt Nam được xem là sự pha trộn

giữa hai mô hình quản trị truyền thống này, thể hiện những điểm tiến bộ nhất định trong cau trúc quản trị.

21

Trang 28

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VE QUAN TRI CONG TY CO PHAN VÀ THỰC TIEN THỰC HIỆN TẠI

CÔNG TY CO PHAN O TÔ HAI PHÒNG

2.1 Quy định của pháp luật về mô hình công ty cỗ phần có Ban kiểm soát

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 137 LDN 2020 thì mô hình CTCP có BKS bao gồm: ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS và GD hoặc TGD Trường hợp CTCP có dưới 11 cô đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50%

tổng số cô phần của công ty thì không bắt buộc phải có BKS Sơ đồ mô hình

CTCP có BKS:

2.1.1 Đại hội đồng cỗ đông

- Quyển và nghĩa vụ của ĐHĐCĐ

Kế thừa quy định của LDN 2014, LDN 2020 vẫn quy định ĐHĐCĐ có một số quyền và nghĩa vụ cơ bản mang tính hoạch định của công ty như: (i) Thông qua định hướng phát triển của công ty; (ii) Quyết định loại cổ

22

Trang 29

phan và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cô tức hằng năm của từng loại cổ phần; (iii) Bau, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, KSV; (iv) Quyết định sửa đổi, bố sung Điều lệ công ty; (v) Thông qua báo cáo tài chính hăng năm; (vi) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty

Tuy nhiên, LDN 2020 đã bồ sung thêm 03 quyền mới cho DHDCD, bao gồm: (i) Quyền quyết định ngân sách hoặc tông mức thù lao, thưởng và

lợi ích khác cho HĐQT, BKS; (ii) Quyền phê duyệt quy chế quan trị nội bộ; quy chế hoạt động HĐQT, BKS; (iii) Quyền phê duyệt danh sach công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty; bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết Đây là các quyền có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quyền và lợi ích của

chính các cô đông nên theo thông lệ quản trị công ty tốt, thì cổ đông phải có quyền tham gia thảo luận và quyết định về những vấn đề như: Quyết định kiểm toán độc lập, quyết định thù lao và ngân sách hoạt động cho HĐQT, BKS Việc sửa đổi này cũng nhằm mục tiêu bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích của

cô đông, hạn chế tình trạng cô đông lớn lạm dụng quyền hạn để chèn ép, chiếm đoạt lợi ích của cổ đông nhỏ.

- Cuộc họp DHDCPD

+ Về loại hình và thâm quyền triệu tập hop DHDCD

Điều 139 LDN 2020 phân loại ĐHĐCĐ thành hai loại là DHDCD thường niên và DHDCD bat thường ĐHĐCĐ phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng ké từ ngày kết thúc năm tài chính, thảo luận và thông qua các van dé: (i) Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; (ii) Báo cáo tài chính hang năm; (iii) Báo cáo của HĐQT về quản trị và kết quả hoạt động của HĐQT và từng thành viên HĐQT; Báo cáo của BKS về kết quả kinh doanh của công ty, về kết quả hoạt động của HĐQT, GD hoặc TGD; Bao cáo tự

23

Trang 30

đánh giá kết quả hoạt động của BKS và của từng KSV; (iv) Mức cô tức đối với mỗi cô phan của từng loại; (v) Các van đề khác thuộc thâm quyền.

ĐHĐCPĐ hop bắt thường do HĐQT triệu tập trong các trường hợp: (i) HĐQT xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty; (ii) Số thành viên HĐQT, BKS còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật; (iii) Theo yêu cầu của cô đông hoặc nhóm cô đông năm từ 5% tổng số cô phan phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; (iv) Theo yêu cầu của BKS; (v) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật va Điều lệ công ty Nếu HĐQT không triệu tập họp ĐHĐCĐ như quy định thì Chủ tịch HDQT và các thành viên HDQT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh đối với công ty Nếu HĐQT không triệu tập họp bất thường thì trong vòng 30 ngày tiếp theo, BKS thay thế HĐQT triệu tập Nếu BKS không làm thì cổ đông hoặc nhóm cô đông nắm từ 5% tổng số cô phan phổ thông trở lên (hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty) đã yêu cầu có quyền thay thế HĐQT, BKS triệu tập họp PHDCD và có thé đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh giám sát việc triệu tập và tiễn hành họp nếu thấy cần thiết Quy định này là một cách bảo vệ triệt dé cô đông ít vốn.

Như vậy, nói tóm lại, thâm quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ theo LDN 2020 được sắp xếp theo thứ tự như sau: HĐQT, BKS, cé đông Cụ thé, trong trường hợp HĐQT không triệu tập họp thi BKS có quyên triệu tập hop và cô đông có quyền yêu cầu BKS triệu tập họp; trường hợp BKS lại không triệu tập họp thì những cô đông hoặc nhóm cô đông đáp ứng đủ điều kiện có quyền triệu tập họp.

+ Về điều kiện tổ chức cuộc họp DHDCD

Về điều kiện tiến hành họp DHDCD, cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cô đông dự họp đại diện trên 50% tông số phiếu biểu quyết

24

Trang 31

(thay đổi từ ít nhất 51% theo quy định tai LDN 2014); tỷ lệ cụ thé do Điều lệ công ty quy định.

Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định nêu trên thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày, ké từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác Cuộc họp của DHDCD triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cô đông dự hop đại điện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên (thay đổi từ ít nhất 33% theo quy định tại LDN 2014 và giảm 18% so với tỷ lệ quy định tại LDN 2005); tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiễn hành theo quy định nêu trên thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày, kế từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác Trường hợp này, cuộc họp của ĐHĐCĐ được tiền hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cô đông dự họp.

Quy định nói trên về điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ nhằm bảo đảm “hiện thực hóa” được quyền yêu cầu triệu tập họp hoặc triệu tap họp ĐHĐCĐ của cô đông thiêu số trong trường hợp cần thiết Cơ chế đó, nếu được sử dụng hợp lý, sẽ buộc cô đông đa số phải tính đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của cổ đông thiêu số, giúp cô đông thiểu số có cơ hội ảnh hưởng đến các quyết định của công ty; qua đó, cân bằng được mối quan hệ lợi ích với cổ đông da số, bảo vệ hợp lý các quyên và lợi ích của cổ đông thiểu số.

+ Về việc triệu tập họp ĐHĐCĐ

Theo LDN 2020 quy định: “Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ dong phải gửi thông báo mời hop đến tat cả cô đông trong danh sách cổ đông có

quyên dự họp chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điêu lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn” [8, Điều 143, Khoản 1] Như vậy, so với quy định tại LDN 2014 thì thời gian gửi thông báo mời họp đến các cô đông tăng từ 10 ngày (Khoản 1 Điều 139 LDN 2014) lên 21 ngày.

25

Trang 32

Ngoài ra, quy định về mẫu chỉ định đại diện theo ủy quyền dự họp tại điểm c khoản 3 Điều 139 LDN 2014 đã được bãi bỏ Lý do LDN 2020 không quy định vấn đề này là do có nhiều CTCP lạm dụng quy định về ban hành và gửi mẫu chỉ định đại diện ủy quyền cho cô đông, dé nhằm hạn chế quyền dự họp của cổ đông bằng các cách thức như thường xuyên thay đổi, gửi mẫu dự họp sát thời gian họp gây khó khăn hoặc thậm chí khiến cho cổ đông, đặc biệt là cổ đông nước ngoài, không kip đủ thời gian dé ủy quyền cho người khác dự họp, vì các thủ tục hành chính như ủy quyền, hợp pháp hóa lãnh sự. Điều 143 LDN 2020 không còn quy định về mẫu chỉ định đại diện do công ty phát hành dé cho các cổ đông CTCP có quyên thực hiện ủy quyền theo hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật dân sự Cách tiếp cận này hướng đến một trong những mục tiêu quan trọng của LDN 2020 là nhằm bảo vệ tốt hơn quyền loi của cổ đông.

+ Về việc thực hiện quyền tham dự cuộc họp DHDCD

LDN 2020 có một số quy định mới so với LDN 2014 liên quan đến quyền dự họp ĐHĐCĐ, cụ thé:

Quy định về quyền ủy quyền của cô đông, người đại diện theo ủy quyền của cô đông là t6 chức cho cá nhân, tổ chức khác tham gia cuộc họp DHDCD (Khoản 1 Điều 144 LDN 2020): Nếu như LDN 2014 không đề cập đến người đại diện theo ủy quyền của cô đông là tô chức (một đối tượng khá điển hình có quyền dự họp DHDCD) thì LDN 2020 đã đề cập đến đối tượng này nhằm đảm bảo sự phù hợp với thực tế Bên cạnh đó LDN 2020 đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cổ đông khi cho phép cổ đông được quyền ủy quyền cho một số cá nhân, tô chức tham gia cuộc họp DHDCD- điều mà trước đây các cô đông không thé thực hiện được do khoản 1 Điều 1 140 LDN 2014 quy định: “Cổ đông có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyên bằng văn bản cho một người khác dự hop”.

26

Trang 33

Về hình thức của văn ban ủy quyên cho người đại diện dự họp ĐHĐCĐ (Khoản 2 Điều 144 LDN 2020): Do LDN 2020 không còn quy định về mẫu chỉ định đại diện theo ủy quyền dự họp nên đã bổ sung quy định tại LDN 2020, theo đó:

Việc ủy quyên cho cá nhân, tổ chức đại diện dự họp DHDCD phải lập thành văn bản Văn bản ủy quyền được lập theo quy định của pháp luật về dân sự và phải nêu rõ tên cá nhân, tổ chức được ủy quyền và số lượng cô phần được ủy quyền Cá nhân, tổ chức được ủy quyền dự họp ĐHĐCĐ phải xuất trình văn bản ủy quyền khi

đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp [8, Điều 144, Khoản 2] + Về việc thông qua quyết định của DHDCD

Về hình thức thông qua quyết định: DHDCD thông qua các quyết định bang cách biểu quyết tại cuộc họp hoặc lay ý kiến bằng văn bản Trường hop Điều lệ công ty không quy định thì nghị quyết của DHDCD về các van đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc hop: (i) Sửa đối, bổ sung Điều lệ công ty; (ii) Thông qua định hướng phát triển công ty; (iii) Quyết định loại cổ phần và tổng số cô phan của từng loại được quyền chào ban; (iv) Bau, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và BKS; (v) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác; (vi) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm; (vii) Tổ chức lại, giải thê công ty.

Về tỷ lệ biểu quyết trong cuộc họp cô đông, nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tông số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành (LDN 2014 quy định là ít nhất 65%, LDN 2005 quy định tỷ lệ là 75%); tỷ lệ cụ thé do Điều lệ công ty quy định: Loại cổ phan và tong số cô phan của từng loại; thay đôi

27

Trang 34

ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh; thay đổi cơ cau quản trị công ty; dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá tri tai sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ, giá trị khác do Điều lệ công ty quy định; tô chức lại, giải thể công ty; các vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.

Các nghị quyết khác được thông qua khi được số cổ đông sở hữu trên 50% tông số phiếu biéu quyết của tat cả cổ đông dự họp tán thành (LDN 2014 quy định là ít nhất 51%, LDN 2005 quy định tỷ lệ là 65%), trừ trường hợp quy định nêu trên và trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác; tỷ lệ cụ thé do Điều lệ công ty quy định.

Trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết của DHDCD được thông qua nếu được số cổ đông đại diện trên 50% tông số phiếu biểu quyết tán thành; ty lệ cụ thé do Điều lệ công ty quy định LDN 2020 đã tạo thuận lợi cho việc tiến hành họp ĐHĐCĐ bằng việc thừa nhận tính hợp pháp của thê thức tham dự họp và biểu quyết thông

qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác; Gửi

phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử Quy định này cũng phù hợp với pháp luật một số quốc gia trên thế giới Cổ đông tham gia họp ĐHĐCĐ bằng hình thức thông qua phương tiện điện tử như truyền hình trực tiếp, kết nối hai chiều, cho phép cổ đông biểu quyết trước hoặc trong khi họp ĐHĐCĐ mà không cần có mặt.

Ngoài ra, một điểm mới của LDN 2020 so với LDN 2014 là quy định đối với nghị quyết ĐHĐCĐ về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cô đông sở hữu cô phần ưu đãi, theo đó thì nghị quyết về nội dung này chỉ được thông qua nếu được số cô đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tong số cô phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành hoặc được các cô đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tông sô cô phân ưu đãi loại đó

28

Trang 35

trở lên tán thành trong trường hợp thông qua nghị quyết đưới hình thức lay ý kiến bằng văn ban Quy định này có thé được xem như một cách thức dé bảo vệ quyền lợi đối với nhóm cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi khi ho gặp bắt lợi trong công ty.

Có thé khang định rằng, thông qua các quy định về thực hiện quyền của cô đông trong DHDCD, LDN 2020 đã thiết lập được các cơ chế giám sát nội bộ để cổ đông nói chung giám sát được những người quản lý, và cô đông thiểu số giám sát được đối với cổ đông đa SỐ; qua đó, bảo vệ được những lợi

ích hợp pháp của mình Cụ thể là:

- Tất cả các cô đông đều có quyền tham gia thảo luận và quyết định về các vấn đề quan trọng của công ty, nhất là định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển và bầu, bãi miễn thành viên HĐQT và BKS Đảm bảo công ty phát triển và được quản lý theo mong muốn và kỳ vọng của cô đông;

- Các tỷ lệ sở hữu cần thiết dé tiến hành họp DHDCD và thông qua các quyết định được quy định đã tạo cho các cô đông, nhất là các cô đông thiểu số, có được ảnh hưởng thực sự đến các quyết định tai DHDCD Quy định nói trên tạo điều kiện và khuyến khích các cô đông tham gia tích cực và có hiệu lực vào quá trình ra quyết định ở công ty; có được ảnh hưởng thực sự vào nội dung các quyết định quan trọng của công ty; qua đó, làm tăng hiệu lực giám sát bảo vệ quyên và lợi ích của cô đông Điều này là rất cần thiết và có ý nghĩa trong điều kiện hiện nay ở nước ta, khi các cơ chế kiểm soát bên ngoài chưa có đủ điều kiện để phát huy tác dụng, đặc biệt vai trò của Tòa án còn rất hạn chế trong việc bảo vệ có hiệu quả, công bằng lợi ích của cổ đông và các bên liên quan Trong điều kiện nói trên, chính những tỷ lệ cần thiết để thông qua các quyết định của DHDCD như trình bày trên đây sẽ góp phần cân bang quyền và lợi ích giữa các cô đông đa số và cổ đông thiểu số đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi dé công ty hoạt động kinh doanh ồn định và phát triển.

29

Trang 36

2.1.2 Hội đồng quản trị

Theo định nghĩa của LDN 2020: “Hoi đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyên nhân danh công fy để quyết định, thực hiện các quyén và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyên và nghĩa vụ thuộc thẩm quyên của Đại hội dong cô đông” [8, Điều 153, Khoản 1].

Do sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường nói chung và sự phát triển của CTCP nói riêng, thiết chế HĐQT có quyền lực ngày càng to lớn với vai trò trọng yếu và giữ vị trí trung tâm, then chốt trong cơ cau tô chức quản trị CTCP Di đôi với sự xác lập địa vi trung tâm của HĐỌT trong cơ cầu quản lý là sự banh trướng quyền lực của nó, tăng nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi của DHDCD Trước thực trạng này, pháp luật của các nước đã không ngừng tìm kiếm cách thức tăng cường cơ chế giám sát đối với HĐQT Điều này thể hiện ở một số quy định cơ bản sau đây:

Thứ nhất, quy định về tiêu chuẩn, số lượng thành viên và nhiệm kỳ của thành viên HDQT.

- Về tiêu chuẩn thành viên HĐQT: LDN 2005 đã quy định tiêu chuẩn của các thành viên HĐQT áp dụng thống nhất cho bốn loại hình cơ bản của doanh nghiệp Tuy nhiên, LDN 2014 và LDN 2020 có một số điểm đổi mới so với LDN 2005 Cu thé, tại khoản 1 Điều 155 LDN 2020 quy định tiêu

chuẩn của thành viên HĐQT bao gồm: (i) Không thuộc đối tượng không được

thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của LDN; (11) Có trình độ

chuyên môn, kinh nghiệm trong quản tri kinh doanh hoặc trong lĩnh vực,

ngành, nghề kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác; (iii) Thành viên HĐQT công ty có thé đồng thời là thành viên HĐQT của công ty khác; (iv)

30

Trang 37

Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tong số cô phần có quyền biểu quyết (trừ doanh nghiệp do Nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ) và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định

cua LDN thì thành viên HĐQT không được là người có quan hệ gia đình cuaGD, TGD và người quản lý khác của công ty; của người quản lý, người có thâm quyền bổ nhiệm người quan lý công ty me Như vậy, kế thừa quy định của LDN 2014, LDN 2020 đã bỏ quy định thành viên HĐQT phải là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cô phần phổ thông như LDN 2005.

LDN 2020 chỉ ghi nhận quyền bầu ra Chủ tịch HĐQT thuộc về chính HĐQT, theo đó thì HĐQT bầu một thành viên của HĐQT làm Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐQT có thể kiêm GD hoặc TGD công ty trừ trường hợp công ty đại chúng và CTCP do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

- Về số lượng thành viên HĐQT: Theo khoản 1 Điều 154 LDN 2020 quy định số thành viên tối thiểu trong HĐQT là 03 thành viên và giới hạn số lượng thành viên tối đa là 11 thành viên Điều lệ công ty sẽ quy định số lượng thành viên cụ thể của HĐQT Như vậy, so với LDN 2005 quy định HĐQT có không ít hơn 3 thành viên và không quá 11 thành viên nếu Điều lệ công ty

không có quy định khác thì LDN 2020 đã quy định chặt chẽ hơn và phù hợp

hơn với thông lệ quốc tế Điều lệ công ty chỉ quy định số lượng thành viên HĐQT cu thé trong khoảng giới hạn mà Luật đã quy định Như vậy, có thé thấy số lượng thành viên HĐQT của các CTCP ở nước ta là không lớn, có trình độ chuyên môn không cao, đa số chưa phải là những người quản lý chuyên nghiệp (phần lớn vừa là chủ sở hữu vừa là người quản lý công ty) Đại đa số thành viên HĐQT đều là cổ đông lớn, hoặc đại diện của cô đông lớn,

trực tiếp năm giữ các chức danh quản lý khác nhau trong công ty.

31

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:42

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w