và những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực ứng phó với rào cản phi thuế quanđối với hàng hóa xuất khâu của một quốc gia.Sang chương 2, tác giả trình bày cụ thể về phương pháp nghiên cứu chí
Trang 1ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HOC KINH TE
CAO VAN CONG
RAO CAN PHI THUE QUAN DOI VOI
HANG HOA XUAT KHAU CUA
LUẬN VAN THẠC SĨ KINH TE QUOC TE
CHUONG TRINH DINH HUONG UNG DUNG
Hà Nội - 2022
Trang 2ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HOC KINH TE
CAO VAN CONG
Chuyên ngành : Kinh Tế Quốc Tế
Mã số : 8310106
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TE QUOC TE CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học : PGS TS : Hà Văn Hội
XÁC NHẬN CUA XÁC NHAN CUA CHỦ TỊCH HD
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHÁM LUẬN VĂN
Hà Nội - 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc si với đề tài “Rao cản phi thué quandoi với hang hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thi trường Nhật Ban” là dotôi thực hiện và không phạm luật sao chép của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.Moi thông tin, số liệu, bảng biểu và kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôitrực tiếp thu thập trên các trang mạng xã hội chính thống và có trích nguồn
dẫn rõ ràng, hoàn toàn trung thực.
Trong quá trình hoàn thành bài luận văn thạc sĩ, những nguồn tài liệutham khảo đều được tôi trích dẫn đầy đủ và chính xác Nếu có bất kỳ saiphạm nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc này
Tác giả luận văn
Cao Văn Công
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trải qua thời gian tìm hiểu và hoàn thành luận văn thạc sĩ bản thân tôi
đã rút ra được nhiều kinh nghiệm thực tiễn nhờ vào sự hướng dẫn tận tình củaPGS - TS Hà Văn Hội cùng ban cô van Trường đại học Kinh tế Vì thé tácgiả xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS - TS Hà Văn Hội cùngban cố vấn Trường dai học Kinh tế cùng toàn thé các anh chị đồng nghiệp đã
nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo và thông cảm những khó khăn khi tác giả thực hiện
luận văn thạc sĩ nay Đặc biệt, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các
tiễn sĩ đã tạo điều kiện hỗ trợ cung cấp, chia sẻ các số liệu, thông tin cần thiết
về tình hình rào cản phi thuế quan hiện nay để cho tác giả hoàn thành tốt bàiluận văn này Qua đây, kính chúc quý thầy, cô gặt hái được nhiều thành công!
Một lần nữa, tác giả xin chúc tất cả mọi người sức khỏe và thành côngtrong cuộc sống!
Tác giả luận văn
Cao Văn Công
Trang 5và những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực ứng phó với rào cản phi thuế quanđối với hàng hóa xuất khâu của một quốc gia.
Sang chương 2, tác giả trình bày cụ thể về phương pháp nghiên cứu
chính mà tác giả trong bài luận văn này, đó là phương pháp nghiên cứu vàphỏng vấn sâu một số chuyên gia để hiểu biết thêm về các rào cản phi thuế
quan tác động như thế nào đến việc xuất khâu của Việt Nam sang Nhật Bản
Tiếp đến chương 3, tác giả trình bày cụ thé thực trạng rào can phi thuếquan của Nhật Bản đối với xuất khâu hàng hóa của Việt Nam Chương này,
tác giả cung cấp thông tin về các rào cản phi thuế quan mà Nhật Bản đang áp
dụng đối với Việt Nam nói riêng và các nước khác nói chung và đánh giáchung về chính sách pháp lý mà Nhật Bản đang áp dụng
Chương 4 là chương mà tác giả đưa ra định hướng xuất khẩu hàng hóacủa Việt Nam sang Nhật Bản, đồng thời đề xuất các giải pháp giúp Việt Namvượt qua các rào cản phi thuế quan của Nhật dé tăng cường xuất khâu hànghóa, góp phần phát triển kinh tế nước nhà
Trang 6MỤC LỤC
DANH MUC TỪ VIET TẮTT 5- < s2 s 2s ss£seSs£seSeeseseesessesesse i
0980967005777 3
CHƯƠNG 1: TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CUU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VE RAO CAN PHI THUÊ QUAN TRONG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về rào cản phi thuế quan 71.1.1 Các công trình nghiên cứu về rào cản phi thuế quan trong thương
mại quốc T1 1m 7— ÔỎ 7
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về tác động của rào can phi thuế quan
đối với một số mặt hàng -5 < ss£ £ ss£s£ ss£sesEssesesesesesesee 8
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về rào cản phi thuế quan của Nhật Bảnđối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam 5 - 2 55s <s=seses 101.1.4 Khoảng trong nghiên €ỨU - 5-5-5 5 sse s2 ssesss=sesesessese 11
1.2 Cơ sở ly luận về các rao can phi thuế quan trong thương mại quốc tế
ÔÔÔÔÔÔÔỐÔỐỐố 12
1.2.1 Định nghĩa về rào cắn phi thuế quan - 2-5 5-2 s<s=sess=ses 121.2.2 Đặc điểm của các rào can phi thuế quan -.5 5-5-ss< << s2 131.2.4 Mục đích áp dụng các rào can phi thuế QU4I1 <5 << «+ 191.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực ứng phó với rào can phithuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia 221.2.6 Quy định trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam — Nhật Ban(VJEPA) liên quan tới các rào cản phi thuế quan 5 5-5-5-< 56
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU -s5- s2 25
2.1 Lý thuyết về phương pháp nghiên cứu định tính - 25
Trang 72.2 Các phương pháp nghiên cứu định tính cơ bản 25
2.3 Phương pháp phồng vấn sÂu 5 5s 2s =sesss£sesesssesesesess 25
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG RAO CAN PHI THUÊ QUAN CUA
NHẬT BẢN ĐÓI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM 363.1 Khái quát về tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật
BAM G0 HH 0 0 00 000 00 0000 000 80990 36
3.1.1 Quy mô, kim ngạch xuất khẫu ss° sss sesessesssessse 363.1.2 Cơ cau hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản 42
3.2 Các rào can phi thuế quan mà Nhật Bản hiện dang áp dụng 44
3.2.1 Nhóm rào can hạn chế định lượng 5 - 2 5s s2 ss=sesesss 44
3.2.2 Nhóm các biện pháp vệ sinh kiểm dịch và an toàn thực phẩm 48 3.2.3 Nhóm rào cản liên quan đến hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
3.3.1 Mặt hàng nông Sải1 (G5 55s 9 99 9 0v 03096080 60
3.3.2 Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ <5 5-5 cscsesesssesesesees 68
3.3.3 Mặt hàng thủy sảnn SH ng 0n 000956 70
CHƯƠNG 4 MỘT SO GIẢI PHAP DOI VỚI VIỆT NAM NHAM
VƯỢT RAO CAN PHI THUÊ QUAN CUA NHẬT BAN 73
Trang 84.1 Định hướng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản 734.1.1 Triển vọng phát triển thương mại song phương trong thời gian tới
ÔÔỐỐỐỐ 73
4.1.2 Định hướng phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sangNhật Bản giai đoạn sắp tới - 5-5-5 5s SeSsseeeEstsesesersesesessrsesesrre 744.2 Giải pháp vượt qua rào cản phi thuế quan của Nhật Bản nhằm tăngcường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam -. -5-5- 5 sessesessesess 75
4.2.1 Nhóm giải pháp mang tính vi ImÔ o5 <5 5 55 S55 5# 75
4.2.2 Nhóm giải pháp mang tinh vi IMÔ o5 <5 55s 5559 55 5e 83
„800/907 90TÀI LIEU LIEU THAM KHẢO -5- 2 5° 2s 25s ss£sessesessesess 91
Trang 9DANH MỤC TU VIET TAT
STT | Ky hiéu Nguyên nghĩa
] CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương
2 GATT Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
3 ILP Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khâu
4 NN&PTNT | Nông nghiệp và phát triên nông thôn
5 INTM Biện pháp phi thuế quan
6 NTB Rao can phi thué quan
7 OECD Tổ chức Hop tác và Phát trién kinh tế
8 |PECC Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương
9 RCPTQ Rào cản phi thuế quan
10 |RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực
II | SPS Biện pháp vệ sinh kiểm dịch động, thực vật
I2 |TBT Hàng rào kỹ thuật đỗi với thương mại
13 |UBND Uy ban nhân dân
14 | USTR Van phong Dai dién Thuong mai Hoa ky
15 |UNCTAD | Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hop Quốc
l6 |VJEPA Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam — Nhật Ban
17 | WTO Tô chức Thương mai Thế giới
Trang 10DANH MỤC BANG
STT | Bang Nội dung Trang
Các thi trường xuất khẩu chính của Việt Nam
Ban giai doan 2008-2015
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật
5 Bảng 3.5 , 4l
Ban giai doan 2015 dén nay
6 Bang 3.6 | Cơ cấu xuất khâu của Việt Nam sang Nhật Bản 43
Danh sách sản phẩm chịu hạn ngạch thuế quan
7 Bảng 3.7 46
của Nhật Bản
Một số nét đặc trưng riêng trong pháp luật trợ
8 Bang 3.8 | , ; h 54
cap va các biện pháp đôi kháng của Nhat Bản
Một số nét đặc trưng riêng trong pháp luật về các
9 Bảng 3.9 55
biện pháp tự vệ của Nhật Bản
ii
Trang 11LOI MỞ DAU
1 Sự cần thiết nghiên cứu:
“Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Hội nghịLiên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển, xu hướng các quốc gia sử dụng
ngày càng nhiều các rào cản phi thuế quan trong hoạt động thương mại quốc
tế Vì đây là các rào cản ngoài thuế làm ảnh hưởng đến lưu chuyên hàng hóaquốc tế được các nước dựng lên nhằm duy trì và bảo hộ sản xuất cũng nhưngười tiêu dùng nội địa như: các biện pháp cấm, hạn ngạch về số lượng, giá
trị được phép xuất khâu hoặc nhập khâu trong một thời kỳ nhất định; hàng rào
kỹ thuật trong thương mại; các biện pháp vệ sinh dịch tế, kiểm dịch động
vật Tại Việt Nam có nhiều mặt hàng xuất khâu đã và đang phải chịu những
rào cản phi thuế quan khi xuất khẩu ra thị trường thế giới, đặc biệt là khi xuất
khẩu sang Nhật Bản Theo các chuyên gia kinh tế, rào cản phi thuế quan là
các rào cản ngoài thuế làm anh hưởng đến lưu chuyên hàng hóa quốc tế đượccác nước dựng lên nham duy trì và bảo hộ sản xuất cũng như người tiêu dùngnội địa Trong thời gian gần đây, bối cảnh tình hình khu vực đang có những
diễn biến phức tạp, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu (tránh phụ thuộc
quá nhiều vào quan hệ thương mại với Trung Quốc) là hết sức cần thiết, nhằmgiảm thiểu rủi ro không chi cho các doanh nghiệp xuất khâu mà cho cả nềnkinh tế Với tầm quan trọng ngày càng cao của quan hệ thương mại với NhậtBản, việc tăng cường kim ngạch xuất khâu sang thị trường này là một xuhướng tất yêu” (Minh Phương, 2019)
“Có thé thấy, nên kinh tế mở cửa tạo ra cơ hội cho hàng hóa xuất khâu
của các doanh nghiệp Việt Nam rất lớn Không chỉ các dòng thuế được đưa về0% (Việt Nam tham gia ký kết các FTA) mà nhiều lợi thế khác đến từ cácnước nhập khâu cũng dành cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều thời cơ
Trang 12xuất khẩu hàng hóa Tuy nhiên, hàng rào thuế quan được hạ xuống thì hàng
loạt các rào cản khác lại được dựng lên, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam
cần phải có sự chuẩn bị hết sức kỹ càng để có thể vượt qua những rào cản đó
Từ nhiều năm nay, Nhật Bản luôn nằm trong nhóm những thị trườngxuất khẩu hàng đầu của Việt Nam Trong kế hoạch tăng trưởng xuất khâu
hàng năm, thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường được khai thác
trọng điểm nhằm hoàn thành nhiệm vụ tăng cường xuất khâu, hạn chế nhậpsiêu của Đảng và Chính phủ đề ra Bên cạnh đó, Nhật Bản là một đất nước
đông dân với nhu cầu tiêu dùng lớn, có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng thếmạnh của Việt Nam như dệt may, thủy sản, nông sản ; trong khi tỷ trọng
hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổngkim ngạch nhập khâu của Nhật Bản hàng năm Vì vậy còn rất nhiều tiềm năngcho hàng hóa xuất khâu của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản” (Bích Thủy,
2020)
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản hiện nay vẫn chưađược như kỳ vọng khi tỷ trọng xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam trong tông
xuất nhập khẩu của Nhật Bản còn rất nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng
hợp tác kinh tế giữa hai nước Một trong những nguyên nhân chính là do hànghóa xuất khẩu Việt Nam chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của các rào cản phithuế quan của Nhật Bản, vốn là một trong những quốc gia có hàng rào phithuế quan cao nhất trên thế giới Do vậy, tác giả chọn đề tài tập trung nghiêncứu về “Rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Namsang thị trường Nhật Bản” cụ thê là hàng nông, lâm, thủy sản để từ đó đềxuất các kiến nghị giải pháp vượt rào cản, dé việc xuất khẩu của cộng đồng
doanh nghiệp Việt Nam được “xuôi chèo mát mái”, tránh được rào cản phi
thuế quan do Nhật Bản dựng lên Đây sẽ là một tài liệu hữu ích, góp phầngiúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập thành công thị
Trang 13trường Nhật Bản, thúc đây tăng trưởng kim ngạch xuất khâu hàng hóa củaViệt Nam sang Nhật Bản, củng cố và tăng cường mối quan hệ hợp tác thươngmại tốt đẹp giữa hai quốc gia.
2 Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu
Tác giả thực hiện đề tài này với mục tiêu là nghiên cứu một cách có hệthống và toàn diện những vấn đề lý luận liên quan đến rào cản phi thué quancủa Nhật Ban đối với hang hóa xuất khâu của Việt Nam với ba mặt hangchính là nông, lâm, thủy sản Từ đó đưa ra các kiến nghị, đề xuất một số giảipháp tăng cường xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Giới thiệu tổng quan về các rào cản phi thuế trong thương mại quốc tế nóichung và nghiên cứu các rào cản phi thuế mà Nhật Bản đang áp dụng;
- Đánh giá tác động của rào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với hàng hóaxuất khâu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản;
- Dé xuất các giải pháp vượt qua rào cản phi thuế quan của Nhật Ban, tăng
cường xuất khâu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của đề tài là các rào cản phi thuế quan của Nhật Bảnđối với hàng hóa xuất khâu của Việt Nam, cụ thê là hàng nông, lâm, thủy sản
Phạm vi nghiên cứuPham vi không gian: Nhat Bản và Việt Nam có sự gắn bó mật thiết về
kinh tế “Vương quốc Mặt Trời mọc” là nhà tài trợ nguồn vốn hỗ trợ pháttriển chính thức (ODA) lớn nhất, nhà đầu tư lớn thứ ba, đối tác du lịch lớn thứ
ba và đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam, theo Báo điện tứ Chínhphủ Nên đề tài chỉ tập trung và đi sâu phân tích, đánh giá định tính tác động
Trang 14của rào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với một số nhóm hàng xuất khâuchính của Việt Nam sang thị trường này (bao gồm: hàng thủy sản, hàng rau quả,mặt hàng gạo, gỗ và sản phẩm gỗ) Vì các loại hàng hóa này đang được ngườitiêu dùng Nhật Bản đón nhận tích cực nên tác giả muốn tìm hiểu thực trạng đểgiải quyết những khó khăn trong rào cản phi thuế quan giữa hai nước.
Pham vi thời gian: Thời tác giả thực hiện nghiên cứu từ ngày ngày
8/7/2022 đến ngày 30/10/2022, dữ liệu về rào cản phi thuế quan tác giả sử
dụng tổng hợp từ năm 2016 đến hiện tại Lý do tác giả sử dụng cột mốc này là
vì để làm rõ được qua từng thời kì, rào cản phi thuế quan có ảnh hưởng như
thé nào đến tình hình kinh tế, xuất khẩu của Việt Nam
4 Đóng góp của đề tài:
- Dự báo xu thế sử dụng các rào cản phi thuế quan trong hoạt động quản lýnhập khâu của Nhật Bản trong thời gian tới
- Đánh giá hệ thống hàng rào phi thuế quan của Nhật Bản đối với việc xuất
khâu của Việt Nam sang.
- Đề xuất phương hướng, luận chứng và các giải pháp có hiệu quả để hạn chế
các rào cản phi thuế quan của Nhật, thuận tiện cho việc xuất khẩu của Việt Nam.
5 Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được kết cau thành 4 chương
và các phần phụ lục, danh mục theo trình tự như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận về rào cảnphi thuế quan trong thương mại quốc tế
Chương 2 Phương pháp nghiên cứu
Chương 3 Thực trạng rào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam
Chương 4 Một số giải pháp đối với Việt Nam nhằm vượt qua rào cảnphi thuế quan của Nhật Bản
Trang 15CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LY
LUẬN VE RAO CAN PHI THUÊ QUAN TRONG THƯƠNG MAI
QUOC TE
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về rào can phi thuế quan
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về rào can phi thué quan trong thương
John H Jackson (1989) đã phan tích cụ thể một số vụ tranh chấp thương mại
liên quan đến các rào cản phi thuế quan Hoặc các báo cáo đánh giá chínhsách của một số nước (Hoa Kỳ, EU, ) liên quan đến các rào cản ph thuếquan của Nhật Bản Trong số này có “National Trade Estimate Report on
Foreign Trade Barriers” (Báo cáo quốc gia về các rào cản ngoại thương)của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa kỳ (USTR) Đây là bảo cáo thường
niên của USTR liệt kê một số biện pháp thuế quan và phi thuế quan của cácnước mà Hoa Kỳ cho rằng là rào cản hoặc có khả năng là rào cản đối với
thương mại của Hoa Kỳ EU cũng có một cơ sở dữ liệu về các rào cản phi
thuế quan của các nước, trong đó có Nhật Bản Nhìn chung, các báo cáo đánhgiá này cũng mới chỉ mang tính chất liệt kê, tập trung chủ yếu vào nhữngngành hàng mà nước tiến hành đánh giá có thế mạnh xuất khẩu, chưa đi sâu
vào phân tích các quy định cũng như không đưa ra các kiến nghị, giải pháptháo gỡ rào cản phù hợp với bôi cảnh, điêu kiện riêng của Việt Nam.
7
Trang 16Ở trong nước, đã có những công trình nghiên cứu khoa học (đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, luận án Tiến sỹ, luận văn Thạc
sỹ, kỷ yếu hội thảo quốc tế, trong nước ) đề cập đến luận cứ khoa học về cácrào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với các nhóm hàng xuất khâu củaViệt Nam, đặc biệt là mặt hàng thủy sản Có thé kể ra một số công trìnhnghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài nhóm tác giả đang triển khai như:
Cuốn sách “Đáp ứng rào cản phi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu bên vững
hàng thủy sản Việt Nam ”- GS, TS Đỗ Đức Bình và TS Bùi Huy Nhượng —
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2009; Luận văn “Rdo cản phi thué quan củaNhật Bản và tác động tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
nay” — Chu Lan Hương, Đại học Ngoại thương, 2011; Luận án “Các biện
pháp vượt rào cản phi thué quan trong thương mại quốc té nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam” — Dao Thi Thu Giang, Dai học ngoại
thương Hà Nội, 2009; Luận văn “Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản doi với
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam” — Bùi Thi Vân, Đại học Kinh tế quốc dân,
2012, v.v
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về tác động của rào cản phi thuế quan doivới một số mặt hàng
Nhiều băng chứng cho thấy tác động của rào cản phi thuế quan hoàn
toàn khác biệt giữa các nhóm hàng hóa “Trong đó, nông nghiệp luôn là lĩnh
vực nhạy cảm và chịu tác động lớn hơn từ việc áp đặt rào cản phi thuế quan
so với các nhóm ngành sản xuất khác Nghiên cứu của Moenius (2004) sửdụng mô hình trọng lực hấp dẫn dé đánh giá tác động của các tiêu chuẩn kỹthuật trong thương mại với bộ số liệu bao phủ 471 ngành theo phân loại SITC
ở cấp độ 4 chữ số trong dòng thương mại song phương của 12 nước phát triển.
Kết quả cho thấy các tiêu chuẩn chỉ áp dụng đối với hàng xuất khâu mang lạitác động tiêu cực cho hoạt động xuất khâu các sản phẩm phi sản xuất như
Trang 17thực phâm, đồ uống, nguyên nhiên liệu thô và khóang sản), ngược lại có tácđộng tích cực đối với nhập khẩu các nhóm hàng sản xuất như dau, hóa chất,máy móc thiết bị Theo tác giả, các tiêu chuẩn kỹ thuật giúp cung cấp cho nhàxuất khâu các thông tin hữu ích về thị hiếu thị trường, giảm các chi phí giaodịch ngay cả khi họ phải chi trả thêm các chi phí đáp ứng tiêu chuẩn Hơn nữa,đối với các ngành chuyên biệt (như ngành công nghệ cao), chi phí thông tin
thường cao hơn Do đó, tác động từ việc giảm chi phí thông tin sẽ vượt trội so
với tác động từ việc tăng chi phí đáp ứng tiêu chuẩn, vì vậy, tong giá trị
thương mại sẽ tăng lên”.
Nghiên cứu của Melo và cộng sự (2014) phân tích tác động của các
biện pháp SPS và TBT đến hoa quả nhập khẩu từ Chile “Trong đó tác giả đã
sử dụng biến đại diện cho hai biện pháp trên là chỉ số đo lường tính nghiêmngặt theo đánh giá của doanh nghiệp Chỉ số này được thu thập dựa trênphương pháp định tính gồm phỏng vấn sâu chuyên gia để xác định những
vướng mac của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các biện pháp nêu trên Kết
quả cho thấy việc tăng tính nghiêm ngặt trong áp dụng các quy định tiêu
chuẩn thuộc SPS và TBT sẽ có tác động tỉ lệ nghịch đối với giá trị xuất khẩu.
Nghiên cứu này không chỉ đánh giá tác động tổng thé của biện pháp SPS vàTBT theo chỉ số tổng hợp về tính nghiêm ngặt, mà còn chỉ ra tác động mộtcách đa chiều thông qua chỉ số giới hạn dư lượng tối đa (MRL), GAP, tiêuchuẩn chất lượng Kết qua cho thấy tac động từ các nước nhập khẩu là nướcphát triển lớn hơn nhiều so với các nước đang phát triển”
Trong nhiều nghiên cứu khác, biện pháp SPS và TBT được đưa vàođịnh lượng dựa trên số liệu về các lô hàng bị giữ lại hoặc từ chối của các nhà
xuất khâu như một biến giải thích (Grant và Anders, 2010) nhằm phân tích sự
định hướng lại trong thương mại thủy sản dựa trên các biện pháp kiểm dịch vệsinh khắt khe của Hoa Kỳ “Theo dòng nghiên cứu về tác động tiêu cực của
Trang 18RCPTQ đối với thủy sản xuất khâu, các nghiên cứu chủ yếu sử dụng mức giớihạn dư lượng tối đa của các chất là chỉ số đại diện cho mức độ khắt khe màcác biện pháp SPS áp đặt lên hàng thủy sản nhập khâu Theo TS Ngô XuânNam (2020), Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, các quy định về an
toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật (biện pháp SPS) nhằm hướng tới
mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người và động, thực vật khỏi những nguy cơ
lây nhiễm dịch bệnh qua đường thương mại quốc tế”
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về rào cản phi thué quan của Nhật Bản
đối với hang hóa xuất khẩu của Việt Nam
“Một nghiên cứu nổi bật của Dinh Văn Thanh (2006) về “Cac RCPTQđối với hàng nông sản trong thương mại Việt Nam và Nhật Bản” nghiên cứuviệc áp dụng RCPTQ để bảo hộ hàng nông sản Việt Nam cho phù hợp với
thông lệ Nhật Bản Nghiên cứu ủng hộ trường phái tự do hóa thương mại
nhưng bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện và có thời hạn, trên cơ sở rà soát quyđịnh của Nhật Bản về RCPTQ và các thông lệ quốc tế có thể sử dụng trong
việc bảo hộ hàng nông sản Đây là một công trình nghiên cứu công phu cóthành tựu trong việc rà soát các biện pháp phi thuế quan Việt Nam áp dụng
với hàng nông sản và đánh giá sự tương thích với các cam kết trong Hiệp định
nông nghiệp của Nhật Bản.
Theo góc độ nghiên cứu tác động của biện pháp phi thuế quan, nghiên
cứu Dao Thi Thu Giang (2008) đã đưa ra nhận định đánh giá các RCPTQ
đang hiện hành tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, từ đó đề
xuất hướng giải pháp vượt rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế
nhằm day mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam Tuy nhiên, nghiên cứu chưathể hiện rõ mối quan hệ giữa RCPTQ đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa củaViệt Nam sang Nhật Bản, cũng như đo lường tác động cụ thé của biện phápphi thuế quan
10
Trang 19Cũng theo hướng nghiên cứu đối với hoạt động xuất khâu, nghiên cứu
của nhóm tác giả Đỗ Đức Bình và Bùi Huy Nhượng (2009) về “Đáp ứng ràocan phi thuế 25 quan dé đây mạnh xuất khâu bền vững hàng thủy sản ViệtNam” đã đưa ra quan điểm về “rào cản phi thuế quan” và nhìn nhận từ góc độtiếp cận thị trường của hàng xuất khâu Việt Nam sang Nhật Bản, khả năngvượt qua được các rào cản phi thuế quan tại các thị trường Nhật Bản”
1.1.4 Khoảng trắng nghiên cứu
Qua quá trình tổng quan nghiên cứu trong nước va nước ngoài, tác giả
nhận thấy “các nghiên cứu về tác động của các RCPTQ đến thương mại được
đề cập một cách đa dạng với nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau Bên cạnh
đó, một số vấn đề chưa được đề cập đến như sau: Thứ nhất, nghiên cứu các
RCPTQ đang tôn tại chỉ chú trọng cho mục đích tiếp cận thị trường xuất khâu
từ góc độ nước đang phát triển Thực tiễn cho thấy, các nước phát triển như
Nhật Bản có thế mạnh và tinh vi hơn trong việc áp dung các biện pháp phithuế quan Ngược lại, Nhật Bản chủ yếu tập trung vào việc đáp ứng các ràocan phi thuế quan từ nước phát triển (các thị trường xuất khẩu chính)
Từ thực tiễn đến rà soát tổng quan nghiên cứu cho thấy cần thiết phảinghiên cứu vai trò của RCPTQ trong chính sách thương mại quốc tế của các
nước đang phát Nhật Bản Vai trò và mức độ áp dụng RCPTQ tại Nhật Bản
có tác động như thế nào đến dòng thương mại nói chung và có đem lại hiệu
quả trong việc quản lý xuất khẩu của Việt Nam nói riêng Nghiên cứu lựa
chọn trường hợp Việt Nam trong việc xây dựng các RCPTQ dé quản lý nhómhàng nông sản Bởi lẽ, nông sản là một hàng hóa nhạy cảm và có tốc độ tự do
hóa thương mại chậm hơn so với các nhóm hàng hóa sản xuất Hàng nông sảncũng là mặt hàng có lợi thế so sánh của Việt Nam và nhóm hàng xuất khâuchủ lực của Việt Nam trong cơ cấu hàng hóa xuất khâu Thực trạng cho thấy,hàng nông sản cũng phải chịu sức ép cạnh tranh vô cùng gay gắt trước dòng
11
Trang 20nhập khẩu Vì vậy, nghiên cứu lựa chon các mặt hàng nông sản dé đánh giákết quả tác động của RCPTQ đến nhóm hàng này và đưa ra giả thiết về sựkhác biệt trong tác động của RCPTQ đến các nhóm hàng nông sản khác nhau”.
1.2 Cơ sở lý luận về các rào can phi thuế quan trong thương mại quốc tế
1.2.1 Định nghĩa về rào can phi thuế quan
“Đối với rào cản phi thué quan, cho dén nay vẫn chưa có một địnhnghĩa chính thức về rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế Địnhnghĩa cũng như phạm vi áp dụng của nó phụ thuộc vào quan điểm riêng của
các nhà nghiên cứu, từng quốc gia hay từng tổ chức Các rào cản phi thuếquan đôi khi cũng được gọi là các biện pháp phi thuế quan do sự khác biệttrong cách nhìn của từng quốc gia Trong giao dịch thương mại quốc tế, mộtquốc gia có thé áp dung các chính sách, biện pháp khác nhau nhằm mục dichquản lý hoạt động nhập khâu va bảo vệ các lợi ích được coi là chính đáng,trong đó có các biện pháp phi thuế quan (NTM - non tariff measures) Tuynhiên, các nước xuất khẩu coi các biện pháp phi thuế quan này là các rào cản
ph thuế quan (NTB — non tariff barriers) vì nó gây ra những khó khăn chohàng hóa xuất khâu của họ thâm nhập vào thị trường nước nhập khâu”
Từ giác độ ảnh hưởng tới nền kinh tế trong nước, Hội đồng Hợp tácKinh tế Thái Bình Dương (PECC) định nghĩa “các biện pháp phi thuế quan là
mọi công cụ phi thuế quan nhằm can thiệp vào thương mai, bằng cách làm
biến dạng sản xuất trong nước”
Có thé thay rằng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về biện pháp phithuế quan Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (UNCTAD) do
một Nhóm chuyên gia phụ trách đã định nghĩa năm 2010 như sau: “Các biện
pháp phi thuế quan là các biện pháp chính sách không phải là thuế quan thôngthường và có khả năng tạo ra các tác động về mặt kinh tế đối với thương mạihàng hóa quốc tế, làm thay đôi khối lượng giao dịch thương mại hoặc thay đổi
giá cả hoặc cả hai”.
12
Trang 21Trong khuôn khổ của luận văn này, đối tượng nghiên cứu là các biệnpháp phi thuế quan gây ra cản trở cho hoạt động xuất khâu hàng hóa của ViệtNam sang Nhật Bản Do vậy, nhóm nghiên cứu thống nhất việc sử dụng thuậtngữ “rào cản phi thuế quan” cho toàn bộ đề tài, trên quan điểm của nước xuấtkhẩu hàng hóa.
1.2.2 Đặc điểm của các rào can phi thuế quan
Theo Mỹ Nhung (2021), rào cản phi thuế quan có một số đặc điểm
như sau:
“ Các rào cản phi thuế quan rất đa dạng, phong phú về hình thức, có
nhiều minh chứng cho thấy rằng từ một rào cản có thể áp dụng cho nhiều mụctiêu khác nhau và đem lại hiệu quả rat cao.
Hình thức thé hiện của rào cản phi thuế quan rất phong phú nên nhiềurào cản phi thuế quan hiện nay chưa phải chịu sự điều chỉnh của các quy tắcthương mại Việc dự đoán và nhận biết các rào cản phi thuế quan là rất khókhăn, vì trên thực té các rào cản này được áp dụng trên cơ sở dự đoán chủquan, đôi khi tùy ý của cơ quan quản lý chịu trách nhiệm về sản xuất và nhucầu tiêu thụ trong nước
Mục đích chính áp dụng các rào cản phi thuế quan là nhằm hạn chếnhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước cho nên hầu như không đem lại nguồnthu tài chính trực tiếp cho Chính phủ mà thường có xu hướng tạo ra lợi thếcho một số doanh nghiệp hoặc ngành nhất định được bảo hộ hoặc hưởng ưu
đãi đặc quyền như phân bồ hạn ngạch, được chỉ định làm đầu mối nhập khẩu, v.v Điều này sẽ dẫn đến những sự bất bình đăng nhất định giữa các doanh
nghiệp trong nội bộ nền kinh tế”
1.2.3 Phân loại các rào củn phỉ thuế quan
Theo Gia Huệ (2020), rào cản phi thuế quan gồm những nhóm sau:
13
Trang 221.2.3.1 Nhóm rào cản hạn chế định lượng
“WTO quy định ngoài thuế quan, thuế nội địa và các loại phí khác, cácthành viên không được duy trì áp dụng các rào cản như hạn ngạch, giấy phéphay các biện pháp khác nhằm hạn chế số lượng nhập khâu từ những thànhviên khác, hay hạn chế số lượng xuất khẩu hoặc bán để xuất khẩu tới cácthành viên khác” Có thê liệt kê ra các rào cản hạn chế định lượng sau:
> Cấm xuất khẩu, nhập khẩu
> Hạn ngạch
> Hạn ngạch thuế quan
> Giấy phép nhập khâu
1.2.3.2 Nhóm rào cản về kiểm soát giá, phí, lệ phí
Các biện pháp kiểm soát giá được áp dụng nhằm hỗ trợ giá trong nướckhi giá của hàng nhập khẩu thấp hơn giá trong nước, ôn định giá trong nướctrong bối cảnh giá trong nước hoặc giá trên thị trường thé giới biến động, đối
phó lại những thiệt hại xuất phát từ những hành vi thương mại quốc tế “không
lành mạnh” Các biện pháp kiểm soát giá được chia thành những nhóm sau:
> Các biện pháp quản lý giá mang tính chất hành chính
> Định giá xuất khẩu tự nguyện
> Thuế và lệ phí biến thiên
> Phí, lệ phí, thuế nội địa và các biện pháp có tác dụng tương đương thuế quan1.2.3.3 Nhóm rào cản vệ sinh kiểm dịch và an toàn thực phẩm
“Các biện pháp vệ sinh kiểm dich và an toàn thực pham (SPS — sanitary
& phytosanitari measures) được định nghĩa là bất kỳ biện pháp nào được ápdụng nhằm bảo vệ cuộc sống của con người hoặc sức khỏe của động — thựcvật khỏi nguy cơ xâm nhập, lây lan của sâu bệnh; nguy cơ lây truyền các bệnh
do động vật, thực vật; nguy cơ phát sinh từ các chất phụ gia trong thực phẩm,
”
V.V
14
Trang 23Tùy theo nội hàm của các biện pháp vệ sinh kiểm dịch và an toàn thựcphẩm, có thé chia nhỏ chúng thành các nhóm sau:
> Cấm nhập khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu một sản phẩm hoặc một chất
vì lý do liên quan đến vệ sinh kiểm dịch và an toàn thực phẩm
> Giới hạn tồn dư cho phép và hạn chế sử dụng một số loại hóa chất
> Các yêu cầu về dán nhãn, ký mã hiệu và đóng gói
> Các yêu cầu về vệ sinh thực phẩm
> Các yêu cầu xử lý để loại trừ sâu bệnh và các sinh vật mang mầm bệnhđối với vật nuôi, cây trồng
> Những yêu cầu khác về xử lý trong quá trình nuôi trồng, chế biến vàsau chế biến:
> Các biện pháp liên quan đến việc đánh giá tuân thủ về vệ sinh kiểm
dịch
1.2.3.4 Nhóm rào cản liên quan đến hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
Tùy theo nội hàm của các hàng rào kỹ thuật, có thé chia nhỏ các rào cản
kỹ thuật đối với thương mại thành những nhóm sau:
> Cấm nhập khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu một sản phẩm hoặc một chất
vì ly do liên quan đến hàng rào kỹ thuật
> Giới hạn tồn dư được phép và hạn chế sử dụng một số loại hóa chất
> Các yêu cầu về dán nhãn, ký mã hiệu và đóng gói
> Các yêu cầu liên quan chất lượng và tính năng của sản phẩm
1.2.3.5 Nhóm các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời
a) Các biện pháp chống bán phá giá:
“Trong thương mại quốc tế, bán phá giá được coi là một hành vi cạnhtranh không lành mạnh, khi mà hàng hóa nhập khâu được bán với giá thấphon giá ban thông thường nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần của hàng sảnxuất trong nước Do vậy, khi nghi ngờ một mặt hàng nhập khẩu đang được
15
Trang 24bán phá giá, nước nhập khẩu có thé áp dụng một số biện pháp chống bán phágiá nhằm đưa giá hàng hóa nhập khẩu đó về đúng với giá bán thông thường
của nó”.
b) Các biện pháp chống trợ cấp:
“Các biện pháp chống trợ cấp là các biện pháp được nước nhập khẩu sửdụng dé đối phó lại với những khoản trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp mà chínhquyền của nước xuất khâu cấp cho hàng hóa của xuất khẩu của họ Tương tựnhư các biện pháp chống bán phá giá, các biện pháp chống trợ cấp có thé
được thực hiện dưới hình thức điều tra chống trợ cấp, áp dụng thuế chống trợ
cấp hoặc một thỏa thuận nâng giá giữa hai bên Theo đó, áp dụng thuế chốngtrợ cấp (hay còn gọi là thuế đối kháng) là biện pháp được sử dụng phổ biếnnhất, được áp dụng khi sản phẩm bị điều tra và bị kết luận là được nhận trợ
cấp không được phép từ chính phủ nước xuất khâu và gây ra thiệt hại cho
ngành sản xuất nước nhập khâu”
c) Các biện pháp tự vệ:
“Biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khâu đối với một hoặcmột số loại hàng hóa khi việc nhập khâu chúng tăng nhanh gây ra hoặc de doagây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước Biện pháp tự vệchỉ được áp dụng đối với hàng hóa, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay
sở hữu trí tuệ”.
1.2.3.6 Nhóm các rào cản khác
a) Yêu cầu về giám định trước khi xếp hàng và các yêu cau thủ tục khác:Trong nhóm rào cản này, giám định trước khi xếp hàng là rào cản phổbiến nhất, theo đó cơ quan có thầm quyền của nước nhập khẩu chỉ định một
cơ quan giám định độc lập tiễn hành kiểm tra về số lượng, chất lượng và giá
cả của hàng hóa trước khi hàng được xếp lên tàu ở nước xuất khâu Bên cạnh
đó, còn có các yêu câu về thủ tục khác như việc quy định hàng hóa phải được
16
Trang 25vận chuyên trực tiếp đến nước nhập khẩu, không được tạm nhập tái xuất hay
quá cảnh một nước thứ ba (quy định này thường áp dụng đối với các mặt hàng
được hưởng ưu đãi để tránh gian lận thương mai), chỉ định cảng nhập khẩu,
giám sát nhập khẩu thông qua việc cấp phép nhập khâu tự động
b) Quy tắc xuất xứ:
Quy tắc xuất xứ bao gồm các tất cả các luật, quy định và quyết định
hành chính do các cơ quan có thầm quyền của chính phủ ban hành nhằm xác
định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa Các quy tắc xuất xứ này không đượcliên quan tới các chế độ thương mại liên minh hay tự trị dẫn đến việc chohưởng các ưu đãi thuế quan vượt quá đối xử MEN
c) Các biện pháp liên quan đến tài chính:
Các biện pháp tài chính thường được sử dụng để điều chỉnh khả năngtiếp cận ngoại tệ trong các giao dịch xuất nhập khẩu, xác lập các phương thứcthanh toán Những biện pháp này có thé gây ra tac động làm tăng chi phí xuấtnhập khẩu tương tự như các biện pháp thuế quan
- Yêu câu thanh toán trước:
Yêu cầu thanh toán trước liên quan đến trị giá giao dịch nhập khẩu
hoặc thuế nhập khẩu Việc thanh toán được thực hiện tại thời điểm nộp hồ
sơ hoặc thời điểm cấp giấy phép nhập khẩu Nước nhập khâu có thé quyđịnh nhà nhập khẩu phải đặt cọc một tỷ lệ phần trăm giá trị giao dịch trướckhi nhận hàng hoặc ký quỹ bằng ngoại tệ toàn bộ hoặc một phần giá trị hợpđồng tại ngân hàng thương mại trước khi tiến hành mở L/C Thuế nhập
khẩu có thể bị yêu cầu phải trả trước khi hàng về cảng mà không được
hưởng lãi suất Đối với những mặt hàng có thể gây ra tác động xấu đến môitrường, nhà nhập khẩu có thể bị yêu cầu phải đặt cọc một khoản tiền đểđảm bảo sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm khi hết giá trị sử dụng sẽ được
đưa vào hệ thống tái chế rác thải.
17
Trang 26- Quy định về phân bồ ngoại tệ đối với các giao dịch xuất nhập khẩu:
Nước nhập khẩu có thể không cho phép sử dụng ngoại tệ của hệ thốngngân hàng dé thanh toán giao dịch xuất nhập khẩu hoặc yêu cau việc thanhtoán bằng ngoại tệ phải được sự đồng ý của ngân hàng trung ương
- Quy định nhiều chế độ tỷ giá:
Nước nhập khâu có thé áp dụng các ty giá hối đoái khác nhau đối với
các mặt hàng nhập khẩu khác nhau, khiến cho chi phí nhập khẩu gia tăng.
d) Các biện pháp phản cạnh tranh:
Đây là các biện pháp dành những đặc quyền ưu tiên, ưu đãi cho mộtngười hoặc một nhóm lợi ích nào đó Các biện pháp này bao gồm việc chỉđịnh một công ty hoặc một nhóm công ty được phép độc quyền nhập khâu
một mặt hàng nao đó (thông thường là các công ty do nhà nước sở hữu hoặc
kiểm soát), chỉ định công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm hoặc vận tải hàng hóa
e) Các biện pháp liên quan đến dau tư:
Nước nhập khâu có thể yêu cầu các nhà xuất khâu phải sử dụng một tỷ
lệ nhất định nguyên liệu, linh kiện trong nước để sản xuất (tỷ lệ nội địa hóa
bắt buộc) hoặc hạn chế giá tri, khói lượng nhập khẩu ở một tỷ lệ tương ứng
với giá trị, khối lượng sản phẩm xuất khẩu do công ty đó sản xuất ra
f) Hạn chế về phân phối:
Hàng nhập khẩu có thé bi hạn chế chi được phân phối tại một số khu
vực nhất định tại nước nhập khẩu, hoặc không cho phép hàng nhập khẩu được
mua di ban lại.
g) Han ché lién quan đến dich vụ sau bán hàng:
Nước nhập khâu có thé yêu cầu hàng nhập khâu phải có cơ sở bảo hànhchính hãng tại nước nhập khâu
h) Hạn chế liên quan sở hữu tri tuệ:
Nước nhập khẩu có thê yêu cầu hàng nhập khẩu phải có đầy đủ các hồ
sơ, chứng từ chứng minh về sở hữu trí tuệ.
18
Trang 27i) Hạn chế liên quan đến mua sắm chính phú:
Nước nhập khẩu có thể yêu cầu hàng hóa và dịch vụ do các cơ quanchính phủ mua sắm phải có nguồn gốc trong nước hoặc đưa ra những tiêu chí
có lợi cho hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước
J) Các biện pháp don phương:
Một số nước (đặc biệt là Hoa Kỳ) đôi khi sử dụng các biện pháp đơnphương dé hạn chế nhập khẩu của thành viên khác khi có những bất đồng về
chính tri hoặc thương mai.
k) Các biện pháp khác:
Hiện nay, các thành viên WTO, đặc biệt là các nước phát triển, saunhiều nỗ lực đã cố áp đặt những biện pháp liên quan đến môi trường vàothương mại quốc tế nhằm ngăn cản hàng xuất khâu
1.2.4 Mục đích áp dụng các rào can phi thuế quan
Mặc dù ủng hộ tự do hóa thương mại, nhưng các nước vẫn áp dụng các
rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế So với trước đây chỉ áp dụngđối với thương mại hàng hóa, hiện nay rào cản phi thuế được áp dụng cả trong
thương mại dịch vụ, thương mại điện tử và sở hữu trí tuệ v.v Các rào cản
ngày càng được mở rộng về phạm vi và đa dạng, phức tạp hơn về hình thức sovới trước kia chủ yếu áp dung các rào cản về thủ tục hành chính (cắm xuấtnhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu) Nguyên nhân của tình trạng này
là do sự khác biệt trong mục đích áp dụng các rào cản phi thuế quan của từngquốc gia
a) Vấn đề chính trị:
“Một số nước phát triển có tiềm lực về kinh tế thường có xu hướng sử
dụng các biện pháp kinh tế dé dat được những mong muốn về chính trị Vì
mục đích chính trị, họ có thé cắm vận một phần hoặc toàn diện đối với hoạt
động thương mại quôc tê của một nước khác, hoặc ngược lại họ có thê dành
19
Trang 28ưu đãi đặc biệt về kinh tế cho một nước nào đó Ví dụ như, ngày 01/12/2015,Nga công bố danh sách các mặt hang của Thổ Nhĩ Kỳ bị cắm hoặc hạn chếnhập khâu vào Nga từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 bao gồm: cà chua, hành
tây và hẹ tây, súp lơ, bông cải xanh, dưa chuột và dưa chuột bé kornishon,
cam, quýt, nho, táo, lê, mơ, đào, mận, dâu tây và dâu đắt, gà và gà tây, muối
(kế cả muối ăn và muối chế biến), hoa cam chướng Đây là động thái nhằmđáp trả của Nga đối với Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ phi cơ ném bom Su-24 bị máy bayThổ Nhĩ Ky ban rơi ngày 24 tháng 11 năm 2015”
b) Vấn dé an ninh quốc gia:
Tầm quan trọng tối thượng của an ninh quốc gia đòi hỏi phải áp dụngbiện pháp cắm nhập khẩu đối với các hàng hóa nhạy cảm như vũ khí, chấtcháy nỗ hay hàng hóa liên quan đến an ninh quốc phòng, hoặc kiểm soátnghiêm ngặt việc nhập khâu một số loại hàng hóa như máy móc thiết bịchuyên dụng cho việc in tiền, thiết bị thu phát tín hiệu vệ tinh hoặc sản phẩm
sử dụng trong một số ngành sản xuất khác
c) Van dé lao động - việc làm:
“Nhăm mục tiêu ổn định tình hình kinh tế - xã hội, đặc biệt là nhằmmục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp và tạo việc làm cho người lao động trongnước, chính phủ có thé sử dụng nhiều biện pháp khác nhau dé hạn chế nhậpkhâu, thậm chí là cả hạn chế nhập khẩu lao động Các biện pháp thường được
áp dụng như sử dụng hạn ngạch; hay áp dụng các loại thuế đặc biệt như thuếthời vụ, thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá”
d) Van dé bảo vệ người tiêu dùng:
“Kinh tế càng phát triển thì người tiêu dùng càng có yêu cầu cao hơn vềchất lượng hàng hóa và dịch vụ Họ thường quan tâm đến vấn đề an toàn vàsức khỏe hơn là giá cả Đối với các chính phủ, khi xuất hiện một nguy cơ gây
ảnh hưởng đên sức khỏe con người, sự sông của động vật, thực vật thì biện
20
Trang 29pháp cam nhập khâu một loại sản phâm nào đó, hoặc từ nước nào đó, sẽ được
áp dụng”.
e) Khuyến khích các lợi ích quốc gia:
Nhằm mục đích tạo thuận lợi cho chiến lược phát triển ngành sảnxuất nội địa, chính phủ có thể đưa ra các biện pháp đối với doanh nghiệpnước ngoài dé giúp doanh nghiệp trong nước giành được nhiều ưu tiên hơn
Do tầm quan trọng của an ninh lương thực, và vấn đề đảm bảo việc làmtrong ngành nông nghiệp, ngành sản xuất nông nghiệp thường là ngành
được bảo hộ lớn nhất.
f) Trả đũa các hành động thương mại không bình đăng:
Sẽ là bất bình đăng nếu một quốc gia thúc day cho phép tự do hóathương mại trong khi các nước khác tích cực bảo hộ nền sản xuất của mình.Một chính phủ có thé đe dọa hoặc tiến hành các biện pháp “trả đũa” nếu họcho rằng một nước khác đang có “những hoạt động thương mại không bình
đăng”, cho đến khi hai bên đạt được những thỏa thuận nhất định.
g) Van dé bảo vệ môi trường:
“Bảo vệ môi trường là vấn đề được toàn thế giới quan tâm tuy với mức
độ và các biện pháp đưa ra là khác nhau tùy từng nước Các biện pháp liên
quan đến bảo vệ môi trường được chia thành ba nhóm: (i) Các quy định vềbảo vệ môi trường bên ngoài lãnh thổ biên giới, ví dụ như quy định cắm nhậpkhẩu tôm và cá trích được đánh băng lưới quét để ngăn ngừa nguy cơ làmtuyệt chủng rùa biển; (ii) Các quy định liên quan trực tiếp tới môi trường, ví
dụ như quy định về bao bì và phế thải bao bì, quy định về nhãn hiệu cho thực
phẩm có nguồn gốc hữu cơ, v.v ; (iii) Các quy định liên quan gián tiếp đến
môi trường nhưng liên quan trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm, ví dụ
như quy định về hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa có trong sản phẩm
nông nghiệp”.
21
Trang 301.2.5 Những nhân tô ảnh hưởng tới năng lực ứng phó với rào can phi thuếquan đối với hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia
“Có rất nhiều nhân tố có khả năng tác động đến năng lực ứng phó vớirào cản phi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia, bao gồm:
trách nhiệm của chính quyền, chính sách minh bạch, cơ sở hạ tầng, phương
pháp sản xuất, chuỗi cung ứng, hậu cần và chuyên trở, mức độ tham nhũng.
Về cơ bản, các nhân tố này có thể được phân thành ba nhóm: năng lực doanh
nghiệp, năng lực quản lý của nhà nước và năng lực liên kết Nhà nước — doanh
nghiệp — hiệp hội Cụ thể:
- Năng lực doanh nghiệp: Doanh nghiệp là chủ thê trực tiếp đối mặt với hàngrào phi thuế quan, vì vậy doanh nghiệp cần phải chủ động tìm mọi giải phápứng phó với van đề này Nguồn lực nội tại của doanh nghiệp là nhân tố có ảnhhưởng trực tiếp đến năng lực ứng phó với hàng rào phi thuế quan đối với hànghóa xuất khẩu, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra được những giải pháp ứng phókịp thời trước hàng rào phi thuế quan, đảm bảo khả năng cạnh tranh trong dài
hạn nói chung của các doanh nghiệp.
- Năng lực quản lý của nhà nước: Đây là một trong những yếu tố quan trọng
tác động đến khả năng ứng phó với hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa
xuất khẩu của một đất nước, năng lực quản lý của nhà nước được phản ánhqua: Khuôn khổ luật pháp, thé chế, chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ,khuyến khích các doanh nghiệp ứng phó với rào cản phi thuế quan, đây mạnhxuất khâu; Khả năng hội nhập quốc tế và khu vực trên cả hai bình diện song
phương và đa phương, tham gia các hiệp định tự do thương mại, các công ước,
điều ước quốc tế để mở rộng điều kiện tiếp cận thị trường cho hàng hóa xuấtkhẩu và tạo cơ sở pháp lý cho việc ngăn chặn, ứng phó với rào cản phi thuếquan của nước nhập khẩu; Trình độ chuyên môn của bộ máy quản lý các cấp,năng lực tổ chức vận hành bộ máy quản lý và trình độ trang thiết bị kỹ thuật,
thông tin của quản lý,
22
Trang 31- Năng lực liên kết Nhà nước — Hiệp hội - Doanh nghiệp: Day được xem lànhân tố quan trọng bậc nhất, có ý nghĩa lớn trong việc ứng phó với hàng ràophi thuế quan đối với hàng hóa xuất khâu của một quốc gia, đặc biệt là đối vớicác quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay Doanh nghiệp là chủ théchịu tác động trực tiếp từ hàng rào phi thuế quan của thị trường nhập khẩu,tuy nhiên các doanh nghiệp không thê tự mình ứng phó với mọi rào cản phithuế quan, họ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường chính sách của nhà nước và
sự hỗ trợ của các hiệp hội ngành nghề Nhà nước xây dựng thê chế chính sách,
tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp ứng
phó với hàng rào phi thuế quan Các hiệp hội có thể hỗ trợ doanh nghiệpquảng bá thương hiệu, sản phẩm; đào tạo nhân lực; hỗ trợ các van đề pháp lý,các thông tin liên quan đến các thị trường xuất khâu và là chỗ dựa vững chắccho các doanh nghiệp khi phải đối mặt với hàng rào phi thuế quan Sự liên kếtgiữa Nhà nước — Hiệp hội — Doanh nghiệp sẽ làm tăng sức mạnh, giảm thiêunhững khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khâu trong việc ứng phó với ràocan phi thuế quan”
1.2.6 Quy định trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - NhậtBản (AJCEP) liên quan tới các rào cản phi thuế quan
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện (AJCEP) giữa ASEAN và NhậtBản được ký kết vào tháng 4/2008 Đây là thoả thuận toàn diện trong nhiềulĩnh vực, bao gồm thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và các hình thức hợptác kinh tế khác Hiệp định AJCEP hỗ trợ liên kết kinh tế giữa ASEAN vàNhật Bản và tạo ra một thị trường lớn hơn, hiệu quả hơn với nhiều cơ hội hơn
trong khu vực Thỏa thuận này có hiệu lực từ ngày 01/12/2008.
Điều 18 của Hiệp định quy định mỗi bên ký kết không được phép xâydựng hoặc duy trì bất kỳ rào cản phi thuế quan nào bao gồm các hạn chế địnhlượng đối với hoạt động nhập khẩu bất kỳ hàng hóa nào của các bên khác
23
Trang 32hoặc đối với hoạt động nhập khẩu hoặc bán dé xuất khâu bat kỳ hàng hóa nào
sang một bên khác, trừ các biện pháp tương tự các biện pháp được phép áp
dụng theo Hiệp định WTO Đồng thời các thành viên phải đảm bảo tính minhbạch của các rào cản phi thuế quan mà họ được phép áp dụng Các bên đồng
thời là thành viên của WTO phải bao đảm sự tuân thủ hoan toàn các nghĩa vụ
theo Hiệp định WTO nhằm giảm thiêu tối da khả năng chệch hướng có thé có
đối với thương mại.
Điều 20 của Hiệp định khang định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên ký
kết đối với việc áp dụng các biện pháp tự vệ được quy định trong khuôn khổ
WTO Bên cạnh đó, các bên ký kết có quyền áp dung các biện pháp tự vệ bổsung đối với những tốn thất nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước dotác động của các cam kết giảm thuế theo Hiệp định Mỗi biện pháp tự vệ cóthé áp dụng trong vòng 3 năm và có thé gia hạn thêm 1 năm
Chương 4 và chương 5 của Hiệp định quy định chỉ tiết việc áp dụng các
rào cản vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) cũng
như các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp
(TBT) Các bên phải đảm bảo việc tuân thủ các quy định về SPS và TBT như
trong quy định của Hiệp định WTO.Dé thực hiện các quy định một cách cóhiệu quả, các tiêu ban về SPS và TBT được thành lập với thành viên là đại
diện Chính phủ các bên và do một đại diện của Chính phủ Nhật Bản cùng với
một đại diện của một quốc gia ASEAN đồng chủ trì
24
Trang 33CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Lý thuyết về phương pháp nghiên cứu định tính
Theo Hà Chi (2021): “Nghiên cứu định tính là một phương pháp điềutra nhằm thu thập sự hiểu biết sâu sắc về hành vi con người và những lý doảnh hưởng đến hành vi này Phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng khánhiều trong các lĩnh vực khoa học khác nhau, không chỉ là khoa học truyềnthống mà còn cả nghiên cứu thị trường”
“Các phương pháp nghiên cứu định tính không chỉ trả lời cho câu hỏi
cái gì, ở đâu, khi nào mà còn trả lời cho câu hỏi lý do tại sao và làm thé nao
Do đó, các mẫu nhỏ tập trung thường được sử dụng nhiều hơn hàng loạt mẫu lớn” (Ngọc Anh, 2022)
2.2 Các phương pháp nghiên cứu định tính cơ bản
Phỏng vẫn sâu:
“Phỏng vấn sâu là một trong những phương pháp nghiên cứu định tính
được sử dụng nhiều nhất Đây là một phương pháp thu thập thông tin được
đánh giá là hiệu quả nhất trong việc cần lay ý kién cá nhân hiện nay
Với phương pháp này, các bạn làm nghiên cứu khoa học sẽ lấy được ýkiến, quan điểm, kinh nghiệm của người được phỏng van dé khai thác, phân
tích thông tin này.
Trước khi bắt đầu phương pháp này, người thực hiện nghiên cứu cầnlập cho mình một bộ danh sách câu hỏi hướng dẫn người thực hiện phỏng vấnvới những câu hỏi “mở” đề thu thập thông tin cần thiết nhất
Phương pháp phỏng vẫn có các dạng: Phỏng vẫn có cấu trúc; Phỏngvấn bán cấu trúc; Phỏng vấn tự do”
Phóng van có cấu trúc
Là phương pháp phỏng vấn tất cả các đối tượng những câu hỏi nhưnhau Thông tin thu được bằng phương pháp này có thể bao gồm cả các con
25
Trang 34số và các dữ liệu có thể đo đếm được Các phương pháp này được coi là một
bộ phận trong nghiên cứu định tính vì chúng giúp cho việc mô tả và phân tích
các đặc điểm văn hóa và hành vi của đối tượng nghiên cứu
Các phương pháp này nhằm phát hiện và xác định rõ các phạm trù vănhóa thông qua sự tìm hiểu “những quy luật văn hóa” trong suy nghĩ của cánhân, tìm hiểu xem họ nghĩ và biết gì về thế giới xung quan họ và cách họ tổchức các thông tin này như thế nào
Liệt kê tự doTách biệt và xác định các phạm trù cụ thể NCV yêu cầu đối tượng liệt
kê mọi thông tin mà họ có thé nghĩ tới trong một phạm trù cụ thé Ví dụ, khitìm hiểu kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục ta có thể yêucầu đối tượng liệt kê tên của các bệnh đó hoặc liệt kê các con đường lây
nhiễm HIV
Phân hạng sử dụng thang điểm
Là phương pháp rất phổ biến trong khoa học xã hội Các thang điểmthường được sử dung dé phân hạng các khoản mục trong một phạm tri nào đó.Thang điểm có thé là một day số có thé là đồ thị
Phân loại nhom
Phương pháp này tìm hiểu kiến thức của đối tượng về các phạm trùkhác nhau và mối liên hệ giữa chúng
Phỏng van bán cấu trúcPhỏng van bán cấu trúc là PV dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các
chủ dé cần dé cập đến Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thê tuy thuộc vào
ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng PV Các loại phỏng vấn bán cấu trúc gồm:
Phỏng vấn sâu
Được sử dụng để tìm hiểu thật sâu một chủ đề cụ thể, nhằm thu thậpđến mức tối đa thông tin về chủ đề đang nghiên cứu PVS sử dụng bản hướng
26
Trang 35dẫn bán cấu trúc trên cơ sở những phỏng vấn thăm dò trước đó về chủ đềnghiên cứu dé có thé biết được câu hỏi nào là phù hợp.
Nghiên cứu trường hợp
Nhăm thu thập thông tin toàn diện, có hệ thống và sâu về các trườnghợp đang quan tâm “Một trường hợp” ở đây có thể là một cá nhân, một sự
kiện, một giai đoạn bệnh, một chương trình hay một cộng đồng Nghiên cứu
trường hợp đặc biệt cần thiết khi nghiên cứu viên cần có hiểu biết sâu về một
số người, van dé và tình huống cụ thể, cũng như khi các trường hợp có nhiềuthông tin hay mà có thể đem lại một cách nhìn sâu sắc về hiẹn tượng đang
quan tâm.
Lịch sử đời sống.
Thông tin về lịch sử đời sống của cá nhân thường được thu thập qua rất
nhiều cuộc phỏng van kéo dai (thường là phỏng van bán cấu trúc và không
cau trúc)
Ưu điểm của PV bán cấu trúc
- Sử dung bản hướng dẫn phỏng van sẽ tiết kiệm thời gian phỏng van
- Danh mục các câu hỏi giúp xác định rõ những vấn đề cần thu thậpthông tin nhưng vẫn cho phép độ linh hoạt cần thiết dé thảo luận các van dé
mới nảy sinh.
- Dễ dàng hệ thống hoá và phân tích các thông tin thu đượcNhược điểm:
Cần phải có thời gian để thăm đò trước chủ đề quan tâm để xác định
chủ đề nghiên cứu và thiết kế câu hỏi phù hợp
Phương pháp thảo luận nhóm (phương pháp phỏng vẫn nhóm):
Thảo luận nhóm được xem là một trong những phương pháp nghiên
cứu khoa học nói chung và trong nghiên cứu định tính nói chung Phương
27
Trang 36pháp này cho phép người tham gia phỏng van thé hiện ý kiến của họ và thảoluận một cách tích cực dé đưa ra ý kiến thong nhất với van đề đặt ra.
Một nhóm tập trung thường bao gồm từ 6 đến 8 người có chung một sốđặc điểm nhất định phù hợp với chủ đề cuộc thảo luận, ví dụ cùng một trình
độ học van, cùng một độ tuôi, cùng một giới tính Thảo luận nhóm tập trung
thường được sử dung dé đánh giá các nhu cầu, các biện pháp can thiệp, thử
nghiệm các ý tưởng hoặc chương trình mới, cải thiện chương trình hiện tại và
thu thập các thông tin về một chủ đề nào đó phục vụ cho việc xây dựng bộ
câu hỏi có cấu trúc
Ưu điểm của phương pháp
- Cung cấp một khối lượng thông tin đáng kế một cách nhanh chóng và rẻ hơn
- Kết quả TLNTT thường khó phân tích hơn so với phỏng van cá nhân
- Số lượng vấn đề đặt ra trong TLNTT có thê ít hơn so với PV cá nhân
- Việc chi chép lại thông tin và chi tiết của cuộc thảo luận nhóm tập trung rấtkhó, nhất là việc gỡ băng ghi âm
So với phương pháp phỏng vấn chuyên sâu lấy ý kiến đánh giá từ cá
nhân thì thảo luận nhóm lại có thé thu được kết quả mang tính đa chiều dưới
nhiều góc độ tập thể, nhóm”.
28
Trang 37án lệ; khả năng kiểm định, giám định sản phẩm còn hạn chế và giá thành kiểmđịnh, giám định cao khiến cho sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam gặpnhiều khó khăn trong việc vượt qua các rào cản kỹ thuật.
Mặc dù số lượng các vụ điều tra liên quan đến phòng vệ thương mạitrên thế giới ngày càng giảm, song đối với hàng hóa Việt Nam lại có xuhướng gia tăng Thuế phòng vệ thương mại là thuế nhập khâu bổ sung Do đó,
việc bị áp thuế sẽ dẫn tới giá xuất khâu hàng hóa bị áp thuế từ Việt Nam tăng
lên đáng kê, làm giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu từ Việt Nam so vớihàng hóa nhập khẩu từ các thị trường không bị áp thuế khác Hệ quả là cácnhà nhập khâu ở nước áp thuế có thể sẽ chuyên hướng nhập khẩu từ các nướckhông bị áp thuế khác, dẫn tới kim ngạch xuất khâu của Việt Nam bị giảmsút, thị phần bị thu hẹp và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đối mặt với rủi
ro có thé mat thị trường xuất khẩu Thậm chi, ngay cả khi vụ, việc chưa dẫnđến kết luận áp thuế (mới chỉ ở giai đoạn khởi xướng điều tra), các nhà nhậpkhẩu có thể có tâm lý e ngại khi nhập khâu hàng từ Việt Nam khiến cho các
đơn hàng bị giảm sút Trong trường hợp khả quan, khi bị áp dụng biện pháp
phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp vẫn có thể giảm chi phí sản xuất, từ
29
Trang 38đó giảm giá xuất khẩu nhằm tiếp tục xuất khâu vào nước nhập khâu (tự điều
chung rất cao 63,88% và áp mức thuế cho bị đơn tự nguyện ở mức 47,02%
(giai đoạn 2002 - 2005), khiến xuất khâu cá basa lao đao, giá cá giảm mạnh,
nhiều hộ dân bỏ nuôi ca basa Tuy những năm gần đây, xuất khâu cá basa đã
phục hồi trở lại, nhưng nhiều hộ dân vẫn không quay trở lại sản xuất dokhông còn vốn, do thiếu niềm tin vào thị trường, vào sự hỗ trợ của các bênliên quan, như Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản, chính quyền địaphương, các doanh nghiệp xuất khâu
- Việc tham gia giải quyết các vụ kiện bảo hộ thương mại làm tăng chỉ phí
xuất khẩu của doanh nghiệp.
Một số biện pháp phòng vệ thương mại kéo dài hàng chục năm, kéotheo chi phí theo đuôi vụ việc tốn kém Với thời gian kéo dai, thực tiễn các vụkiện phòng vệ thương mại cho thấy, doanh nghiệp chịu nhiều chi phí và thiệt
hại về thời gian Việc theo đuổi các vụ kiện thương mại trong thời gian dài
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định trong sản xuất, xuất khâu của
DN Về lâu dài, DN khó có thể đưa ra một chiến lược xuất khẩu dài hạn.Trước mắt, làm ảnh hưởng đến nguồn lực của DN, gia tăng chi phí, bất 6ntrong sản xuất, xuất khẩu Ngay khi vụ, việc phòng vệ thương mại được khởixướng, các DN xuất khẩu Việt Nam đã phải đối mặt với việc đảo lộn và thay
đôi kế hoạch kinh doanh, đầu tư sản xuất, chiến lược mặt hàng của DN mình
dé đáp ứng với những thay đổi mới của thị trường xuất khâu Trong bối cảnh
đó, việc chuyên sang thị trường xuất khâu khác cũng sẽ gặp khó khăn hơn vì
30
Trang 39các khách hàng tại thị trường xuất khẩu mới có thé lợi dụng vụ việc điều traphòng vệ thương mại để ép giá hoặc áp đặt những điều khoản, điều kiện
không có lợi cho các DN xuất khẩu Việt Nam.
Thông thường một vụ, việc điều tra thương mại thường kéo dài trungbình 12 tháng và có thé gia hạn tới 18 tháng, sau đó DN còn phải đối phó vớinhiều lần rà soát thuế và thời gian áp thuế trừng phạt có thé kéo dai 5 năm, 10năm, thậm chí đến 20 năm Như vậy, chi phi va nguồn lực ma DN phải bỏ ra
dé theo đuôi vụ việc, như 1- Chi phi dich thuật tài liệu: Tổ chức Thuong mạithế giới (WTO) không có quy định về ngôn ngữ chung, bắt buộc sử dụngtrong các vụ, viéc điều tra thương mại mà phụ thuộc vào quyền định đoạt củamỗi quốc gia Cac DN sẽ phải mat thời gian, chi phí dé dịch các tài liệu mà cơquan điều tra gửi từ ngôn ngữ gốc sang tiếng Việt và ngược lại Thông thường
các nước ưu tiên sử dụng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của nước sở tại; 2- Chỉ phí
thuê luật sư tư vấn: Thông thường dé vụ, việc đạt được hiệu quả, DN được
khuyến nghị nên thuê luật sư tư van đề hỗ trợ việc kháng kiện Luật sư thường
sẽ năm rõ quy định, thủ tục và thông lệ điều tra của nước nhập khẩu, cách
thức thu thập số liệu theo yêu cầu của cơ quan điều tra, xây dựng lập luận
phản biện Điều này hỗ trợ đáng kế đối với kết quả của vụ việc, góp phần
giảm thiểu mức thuế hoặc giúp DN thóat khỏi vụ, việc mà không bị áp thuế.
Tuy nhiên, chi phí này thường kha cao và chiếm phan lớn trong chi phí xử lý
vụ, việc của DN Đặc biệt, đối với các DN vừa và nhỏ, thường ít khi dự trùsan một khoản kinh phí riêng dành cho các vụ, việc khiếu kiện thương mại; 3-
Các chi phí định tính, chỉ phí đánh đổi của DN: khó có thé lượng hóa hết
được, như chi phí tập trung xử lý vụ, việc làm giảm hiệu suất hoạt động, việc
DN nam trong đối tượng bị điều tra có thé dẫn tới việc các đơn hàng của DNgiảm sút do nhà nhập khâu e ngại về khả năng DN bị áp thuế
Hiện nay, với xu thế bảo hộ đang gia tăng, một số nước đang tăng
31
Trang 40cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật, như tự khởi xướng điều tra, thay đổiphương pháp tính toán, thay đổi thông lệ điều tra để bảo hộ ở mức cao chocác ngành sản xuất trong nước, dẫn tới nhiều diễn biến khó lường Đối vớihàng hóa đã bị áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp, thành viên
áp dụng biện pháp có thé sẽ theo dõi xu hướng dịch chuyên sản xuất và
thương mại sang các nước lân cận dé ngăn chặn các hành vi lần tránh
- San phẩm xuất khẩu của Việt Nam có khả năng bị kiện 6 at theo hiệu ứng
dây chuyên
Hiện nay, số lượng các biện pháp bảo hộ thương mại thực hiện trêntoàn cầu đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 2010 Một dự báo khác đáng chú ý làcác vụ kiện thương mại đối với Việt Nam tại các thị trường có truyền thống
ưa chuộng sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại, như EU, Nhật Bản cóchiều hướng giảm đi hoặc giữ nguyên trong khi các tranh chấp thương mại
như vậy có xu hướng gia tăng tại các nước đang phát triển, như Bra-xin, lai-xi-a, Thái Lan, Ấn Độ, Ai Cập, do xuất khâu của Việt Nam có tốc độtăng trưởng khá cao (khoảng 20%/năm), xếp hạng 39/260 nước xuất khâunhiều nhất thế giới; có tính tập trung cao về thị trường
Ma-Tình hình điều tra các vụ, việc phòng vệ thương mại trong năm 2019 và
dự báo các năm tiếp theo có thé vẫn diễn biến phức tạp và có nguy cơ gia
tăng, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khâu Phạm vi sản phẩm có thểkhông bị giới hạn mà mở rộng ra nhiều sản phẩm cùng một vụ, việc; Phạm vicác nước/vùng lãnh thé bị ảnh hưởng có thé bị mở rộng trong cùng một vu,
việc; Tăng cường sử dụng các biện pháp phi truyền thống, biện pháp mang
tính bảo hộ khác ngoài phòng vệ thương mại; Thay đổi trong cách thức,
phương pháp điều tra vụ, việc phòng vệ thương mại theo hướng khó khăn,
phức tạp hơn Nghị viện châu Âu sẽ tăng cường rà soát chính sách của Ủyban châu Âu liên quan tới phòng vệ thương mại Tóm lại, thách thức với
32