1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Lào Cai - Thực trạng và giải pháp

96 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

THỰC THI QUYEN SỞ HỮU TRÍ TUỆ BANG BIEN PHAP KIEM SOÁT HANG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CUC HAI QUAN TINH LAO CAI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

PHÍ ĐÌNH MANH

THUC THI QUYEN SỞ HỮU TRÍ TUỆ BANG BIEN PHÁP KIEM SOÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CỤC

HAI QUAN TINH LAO CAI - THUC TRANG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Luật Dân sự va Tổ tụng Dan sự Mã số : 60380103

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYÊN NHƯ QUỲNH

HÀ NỘI 2014

Trang 3

Tôi - Phí Đình Mạnh - cam đoan Tác phẩm này là sản phẩm sáng tạo, nghiên cứu độc lập của tôi Kết quả nghiên cứu trong tác phâm chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác; các số liệu trích dan trong tác phâm này đảm bảo chính xác, tin cậy, trung thực.

Tác phẩm này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Như Quỳnh, sự hỗ trợ tích cực của Thay giáo công tác tại Cục Sở hữu trí tuệ; sự hỗ trợ của một số đồng nghiệp công tác tại Phòng Chống buôn lậu và Xử lý vi phạm, Chi cục Hải quan cửa khâu Lào Cai - Cục Hải quan tinh Lào Cai, Bà Hứa Thị Hồng — Đội Kiểm soát bảo vệ quyền SHTT Tác giả không thé có điều kiện dé học tập, nghiên cứu và hoàn thiện tác phẩm này nếu không có sự ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi của Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Lào Cai, Phòng Tổ chức cán bộ Tác giả xin chân thành cảm on!

Tác phẩm này viết về thực thi quyền SHTT tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai Đề hiểu rõ hơn về thực thi quyền SHTT nói chung, tại biên giới nói riêng, trước hết bạn đọc nên tìm hiểu về bản chat, điều kiện, nội dung, giới hạn của tài sản trí tuệ và quyền SHTT; khi đó chúng ta sẽ dé dang và hiểu rõ hơn khi nghiên cứu về thực thi quyền SHTT nói chung, tại biên giới nói riêng.

Dén nay, tôi van cho răng những phần kiến nghị hoàn thiện pháp luật của tác giả (Chương 3) thể hiện quan điểm nhút nhát, chưa thăng thắn và chưa thực sự tương thích với nội dung phân tích về hạn chế của các quy định trong pháp luật thực định (Chương 2) Tác giả đưa ra những đề xuất trên chỉ nhằm hướng đến sự thống nhất của hệ thống pháp luật thực định trong giai đoạn hiện nay mà chưa hướng đến những mục tiêu nên hướng tới mà TS Trần Lê Hồng đưa ra Có lẽ những nội dung đề xuất trên chỉ phù hợp với điều kiện đất nước ta trong giai đoạn sau này khi quyên tài sản của chủ thé quyền SHTT được mở rộng hơn và biện pháp kiểm soát biên giới về SHTT được tiến hành tương ứng với hàng hóa XK, quá cảnh phù hợp với độc quyền của chủ thé quyền SHTT.

Tuy nhiên theo quy định về kiểm soát hàng hóa XK, xử phạt hành chính hàng hóa xâm phạm quyền SHTT thì có lẽ những đề xuất nhằm hướng đến sự thống nhất trong hệ thông pháp luật thực định hiện nay, mặc dù hệ thống pháp luật thực định này có phần đi quá xa trong điều kiện kinh tế-xã hội Việt Nam hiện nay Tác giả đồng ý với nhận xét của các thành viên Hội đồng, đặc biệt là của Ts Trần Lê Hồng: tuy nhiên mọi đề xuất của tác giả đều có lý do của nó Theo bản chất dân sự, nguyên tắc cân băng lợi ích trong lĩnh vực SHTT và theo các quy định của pháp luật thực định trong giai đoạn hiện nay, tác giả cho rang không quan điểm nào có thé đứng vững, đúng tuyệt đối so với quan điểm kia hay quan điểm này hop lý hơn một cách rõ ràng so với quan điểm kia Mong bạn đọc nghiên cứu nghi kỹ hơn và tự cho mình một quan điểm riêng.

Tác giả hy vọng bạn đọc hãy đọc tác phẩm này theo hương phê phán nhiều hơn là khen nó Bởi vì tác phẩm này dù được khen nhiều thì chính bản thân tác giả cũng thấy tác phâm này còn

Trang 4

quyền SHTT tại biên giới hiện nay.

Moi công trình nghiên cứu nói chung, khoa học pháp lý nói riêng trước hết đều cần hướng đến mục đích phản anh sự vật, hiện tượng một cách khách quan, toàn diện (giới han trong phạm vi dé tài), trung thực và cụ thé (gan với không gian, giai đoạn lịch sử cụ thé), người nghiên cứu phải làm chủ việc nghiên cứu, không được phép hoặc hạn chế đưa ra những nhận định chủ quan, mang tính tình cảm cá nhân Có như vậy, các đề xuất, giải pháp mới khả thi, thuyết phục và có giá trị Trong Chương 2, tác giả phân tích tình hình thực thi quyền SHTT tại Cục Hải quan tinh Lao Cai chỉ duy nhất nhằm hướng đến các mục dich đó, với mong muốn nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT tại cơ quan hải quan.

Ban đọc nếu sử dung tác phẩm này hãy trích nguồn và tôn trọng quyền tác giả của Trường Đại học Luật Hà Nội, cá nhân tác giả và ý kiến nhận xét, phản biện của các thành viên trong Hội đồng./.

NGƯỜI CAM ĐOAN

Phí Đình Mạnh

Trang 5

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT: iv CHUONG 1 TONG QUAN VE THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE BANG BIEN PHAP KIEM SOAT HANG HOA XUAT KHAU, NHAP KHAU 5 1.1 KHAI NIEM THUC THI QUYEN SHTT BANG BIEN PHAP KIEM SOAT HANG HOA XK, 'NKK -° << 9E 9 499 9v 92 10 se 5 1.1.1 Khái niệm thực thi quyền SHTTT -¿- ¿2 + eEE+EE+E£EE2E£EE£EE+EeEEEErkerkrsers 5 1.1.2 Khái niệm thực thi quyền SHTT bằng biện pháp kiểm soát hàng hóa XK, NK 7 1.2 ĐẶC DIEM, VAI TRO CUA HOẠT ĐỘNG THUC THI QUYÈN SHTT BANG BIEN PHÁP KIEM SOÁT HANG HÓA XK, NK 5-2 se sese<sesscse 8 1.2.1 Đặc điểm của hoạt động thực thi quyền SHTT bằng biện pháp kiểm soát hàng hóa 1.4 PHÁP LUAT QUOC TE VE THUC THI QUYEN SHTT BANG BIEN PHAP KIEM SOÁT HANG HOA XK, 'NKK - <5 s5 6° S2 se 39s E2 4952 12 1.5 PHÁP LUAT VIỆT NAM VE THUC THI QUYEN SHTT BẰNG BIEN PHAP KIEM SOÁT HÀNG HOA XK, NK 2-5 £ ° << S2 E4 s2 se 16 1.5.1 Cơ sở pháp lý về thực thi quyền SHTT bang biện pháp kiểm soát hàng hoa XK, NK16 1.5.2 Quy định của pháp luật Việt Nam về thực thi quyền SHTT bằng biện pháp kiểm soát ¡5099.000.0117 18 1.5.2.1 Quy định về phạm vi hàng hóa thực hiện kiểm soát về SHTT 18 1.5.2.2 Quy định về quyên kiểm soát va xử hy hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT 20 1.5.2.3 Quy định về nội dung, quy trình kiểm soát hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT

CHUONG 2 TINH HÌNH THUC THI QUYEN SỞ HỮU TRÍ TUỆ BANG BIEN PHÁP

KIEM SOÁT HANG HÓA XUẤT KHẨU, NHAP KHẨU TẠI CUC HAI QUAN TINH LAO CAI 27

Trang 6

2.1 TINH HINH THUC THI QUYEN SHTT BANG BIEN PHAP KIEM SOAT

HÀNG HOA XK, NK TẠI CUC HAT QUAN TINH LAO CAI 27

2.1.1 Hoạt động XK, NK và tình hình xâm phạm quyền SHTT trên địa bàn tinh Lào s0 27 2.1.2 Tổ chức bộ máy kiểm sốt hàng hĩa XK, NK liên quan đến SHTT 31 2.1.3 Hoạt động kiểm sốt hàng hĩa XK, NK liên quan đến SHTT 34 2.1.3.1 Tiếp nhận đơn yêu câu kiểm tra, giảm sát và tạm dừng làm thủ tục hải quan 35 2.1.3.2 Triển khai kiểm sốt hàng hĩa XK, NK liên quan đến SHTT - 36 21 3.3 Hoạt động phối hop giữa Cục Hải quan tinh Lào Cai với các lực lượng thực thi QUVEN SHIT T ‹,.2s008nẼnn ố ằ 42 2.2 ĐÁNH GIA VE HOAT ĐỘNG KIEM SỐT HÀNG HOA XK, NK LIEN QUAN DEN SHTT TẠI CUC HAI QUAN TINH LAO CAI 5 2- 5° 5525 <<¿ 44 2.2.1 Những chuyền biến tích CUC c.eeceecesessessesessesscseseesescssesesscsseseseestsseseeseseeseees 44 2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân ¿- ¿+ SSE+E£EE£EE+E£EEEEEEEEEEEEerkrrered 45 2.2.2.1 ,./-3 /1, NI AHMAäà 45 sect NIMC PO VAIN hua sa gàng 00h gà 8U HÀNG RC SB A BA NR 47

CHUONG 3 MOT SO GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA THUC THI QUYEN SO

HỮU TRI TUỆ BANG BIEN PHAP KIEM SỐT HÀNG HĨA XUẤT KHẨU, NHAP KHẨU TẠI CỤC HAI QUAN TINH LAO CAI 58

3.1 MOT SO MỤC TIỂU MANG TÍNH ĐỊNH HUONG - -5 - 58

3.2 MOT SO GIẢI PHÁP CU THE .- 5° 252 s£ s£s2 s£s2 se s2 £seszesesse 58 3.2.1 Hồn thiện pháp luật về thực thi quyền quyền SHTT bằng biện pháp kiểm sốt hàng hĩa XK, NIKC 52-52522122 EE1E212212112112171711111211 1111111111111 11c 59 3.2.1.1 Hồn thiện quy định của pháp luật Hải quan về biện pháp kiểm sốt biên giới về ii 1 va Di Vi HÙNG NOG GO QUIS taaea tan tưannityNh nh tin ENGPDDDEISIE.ĐREVSAUEOIVLS10.78001000906856 59 3.2.1.2 Hồn thiện quy định về biện pháp kiểm sốt và xử ly hàng XK 60 3.2.1.3.Hồn thiện các quy định về quyên hành động mặc nhiên của cơ quan hải quan6 Ì 3.2.1.4 Sửa đổi quy định trong Nghị định 154/2005/NĐ-CP và Thơng tư

Trang 7

44/2011/TT-3.2.3 Kiện toàn tổ chức bộ máy va nâng cao năng lực thực thi cho đội ngũ công chức hai 3.2.4 Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, tăng cường hoạt động thu thập thông tin 64 3.2.5 Nâng cao hiệu qua phối hợp về kiểm soát hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT 65 3.2.5.1 Nâng cao hiệu quả phối họp giữa Cục Hải quan tỉnh Lào Cai với các cơ quan thực thi quyên SHTT trong tỉnh Lào CÁỉ - 2-2 2 2+E++E+EE+EE+EE+EE2E+Eerkerxerxee 65 3.2.5.2 Tích cực hop tác với chủ thể quyén 'SHTTT 2 + ©s+E++EE+E£EE+E+EeEzxeei 66 3.2.5.3 Phối hop giữa Cục Hải quan tinh Lào Cai với Cục ĐTCBL - 67 3.2.5.4 Triển khai họp tác quốc té trong kiểm soát hàng hóa XK, NK liên quan đến lgiađaiđdđdđdầdiiddddddiiiiÝẢẢẮẢ 67 KET LUẬN 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: vi

TOM TAT NHAN XET, CAU HOI CUA HOI DONG CHAM LUAN VAN VA Y KIEN,

TRA LOT CUA TÁC GIA TRONG BUOI BAO VỆ LUẬN VĂN NGÀY 17.6.2014 Xii

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT: Cục ĐTCBL: Cục Điều tra chống buôn lậu

Hiệp định TRIPS: Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí

WTO: Tổ chức Thương mại thé giới DANH MỤC CÁC BANG, HÌNH VE:

Bảng 2.1: Kim ngạch hàng hóa XK, NK, số lượng tờ khai và số lượt phương tiện vận tải XNC trên địa ban tỉnh Lao Cai giai đoạn 2007 - 2013

Bảng 2.2: Số lượng công chức kiêm nhiệm công tác thực thi quyền SHTT tại Cục HQLC trong các năm, giai đoạn 2005 - 2013

Bảng 2.3: Số lượng đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát có hiệu lực trong các năm tại Cục Hải quan tinh Lào Cai, giai đoạn 2007 - 2014

Hình vẽ 2.1: Sơ đồ khái quát tô chức bộ máy thực thi quyền SHTT tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai

Trang 9

trở lên có giá trị và là một công cụ chiến lược dé phát trién đối với mỗi doanh nghiệp Tuy nhiên, không giống tài sản hữu hình, tài sản trí tuệ mang bản chất vô hình, không thé nam giữ và có thé di chuyên tự do sau khi được công bó, bộc lộ công khai mà không bị phát hiện; “chủ thé quyền SHTT chỉ được bảo đảm về mặt pháp lý trong phạm vi lãnh thô quốc gia Quyền đối với tài sản trí tệ được bảo vệ trong quốc gia này sẽ không tự động được thừa nhận và có hiệu lực tại quốc gia

khác” Do đó, việc chiếm đoạt, sử dung trái phép quyền SHTT của người khác có thé mang lại lợi

nhuận lớn đồng thời khó bị phát hiện, xử lý khiến cho tình trạng sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền SHTT có thé diễn ra phô biến không chỉ trong mỗi quốc gia mà còn lan sang các quốc gia khác, gây thiệt hại cho chủ thé quyền SHTT Van dé bảo hộ, thực thi quyền SHTT không chi là van đề của riêng mỗi quốc gia mà còn là van dé chung mang tính toàn cau.

Sau gần 30 năm đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống pháp luật SHTT tương đối phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên, trong đó có quy định về thực thi quyền SHTT bằng biện pháp kiểm soát hàng hóa XK, NK Tuy nhiên, một hệ thống pháp luật dù đầy đủ, khả thi cũng sẽ tỏ ra không hiệu quả nếu các quy định đó không được thực hiện, được tôn trọng trên thực tế Từ khi gia nhập WTO đến nay Việt Nam luôn bị coi là quốc gia thực thi quyền SHTT chưa tốt, cần theo dõi hoặc ưu tiên theo dõi Năm 2013, Việt Nam tiếp tục bị xếp vào danh sách các nước cần phải theo doi về quyền SHTT (remains

on the Watch List)’.

Trong các biện pháp thực thi quyền SHTT, biện pháp kiểm soát hang hoa XK, NK liên quan đến SHTT có vai trò quan trong, được coi là biện pháp hiệu qua dé bảo đảm quyền SHTT trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Cục Hải quan tinh Lào Cai là cơ quan có chức năng kiểm soát hàng hóa XK, NK đồng thời có nhiệm vụ thực thi quyền SHTT tại biên giới tỉnh Lào Cai Tuy nhiên trong khi các cơ quan thực thi quyền SHTT trong nội địa như Chi cục quan lý thị trường tinh Lào Cai đã phát hiện, xử ly nhiều vụ buôn bán, vận chuyển hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền SHTT từ nước ngoài qua biên giới tỉnh Lào Cai vào thị trường tiêu thụ thì suốt từ năm 2005 đến nay Cục Hải quan tỉnh Lào Cai

' Arthur Wineburg Editor, (1991, $1.02).

? Xem: Hiệp hội sở hữu tri tuệ quốc tế, http://www iipa.com/countryreports.html#V

Trang 10

Cai trong suốt thời gian qua còn chưa hiệu quả, tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết Việc nghiên cứu thực trạng, phát hiện những những hạn chế đề hoàn thiện va nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền SHTT tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai là công việc cần thiết, cấp bách hiện nay Mặt khác, đến nay cũng chưa có một công trình nghiên cứu nào về hoạt động thực thi quyền SHTT bằng biện pháp kiểm soát hàng hóa XK, NK tại một địa phương cụ thể như Lào Cai Do đó, việc lựa chọn van dé: “Thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan tinh Lào Cai - Thực trang và giải pháp” làm dé tài luận văn thạc sỹ luật hoc mang ý nghĩa lý luận va thực tiễn.

2 Tình hình nghiên cứu dé tài

Vấn đề thực thi quyền SHTT đang là vấn đề mang tính thời sự, nhận được sự quan tâm từ phía chủ thê quyền SHTT, Chính phủ Việt Nam, cộng đồng quốc tế cũng như của các nhà khoa học Hiện nay có một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề thực thi quyền SHTT bằng biện pháp kiểm soát hàng hóa XK, NK như: “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan” của tác giả Hứa Thị Hồng, Luận văn thạc sỹ luật học (2012); “Thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới của cơ quan hải quan Việt Nam” của tác gia Trần Thị Thu Vân, Luận văn thạc sỹ luật học, 2011 M6t s6 bài nghiên cứu liên quan đến van đề trên cũng được công bồ trên các các tạp chí như: “Bao vệ và thực thi có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ của ngành hai quan — Điều kiện quan trọng dé Việt Nam gia nhập WTO” của tác giả Nguyễn Ngọc Sơn, Tap chí Luật học số 2/2005; “Thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Hải quan Việt Nam đối với hàng hóa xuất khâu, nhập khâu” của tác giả Nguyễn Thị Thương Huyền, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 5/2008

Theo tác giả, các công trình nghiên cứu, bài viết trên chỉ tập trung nghiên cứu việc bảo vệ quyền SHTT tại biên giới đối với một đối tượng cụ thê của quyền SHTT là nhãn hiệu hàng hóa hoặc chủ yếu nghiên cứu về mặt lý luận và những quy định của pháp luật vẻ thực thi quyền SHTT tại biên giới mà chưa đi sâu nghiên cứu về tình hình tô chức thực hiện tại cơ quan thực thi Chưa có công trình nghiên cứu về thực trạng triển khai các quy định của pháp luật về kiểm soát hàng hóa

Trang 11

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Trong phạm vi của dé tài, tác giả tập trung nghiên cứu tình hình thực thi quyền SHTT thông qua biện pháp kiểm soát hàng hóa XK, NK tại tỉnh Lào Cai được thực hiện bởi Cục Hải quan tỉnh Lào Cai mà không phân tích chỉ tiết quy định của pháp luật về lĩnh vực này; các thông tin, số liệu liên quan chủ yêu được nghiên cứu từ năm 2007 đến nay.

Tuy nhiên đây là một công trình nghiên cứu luật học; đồng thời pháp luật đóng vai trò quan trọng, chi phối hoạt động của các chủ thé liên quan trong quá trình thực thi quyền SHTT; hoạt động kiểm soát hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT dù diễn ra trong ngành Hải quan nói chung hay tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai cũng đều phải căn cứ và dựa theo quy định của pháp luật Do đó, việc phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về thực thi quyền SHTT băng biện pháp kiểm soát hàng hóa XK, NK (Chương 1) là công việc can thiết dé tac giả tập trung nghiên cứu thực trạng tô chức kiểm soát hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT, những chuyển biến tích cực, hạn chế và nguyên nhân; từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai.

4 Phương pháp nghiên cứu

Luan văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vat lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin dé nghiên cứu một cách khoa học, chỉ ra mối liên hệ giữa các yếu 16 liên quan đến hoạt động thực thi quyền SHTT tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai từ lý luận, quy định của pháp luật Việt Nam đến thực trạng tô chức thực hiện.

Trong đề tài, tác giả sử dung ba phương pháp nghiên cứu chính bao gồm phân tích, tổng hợp và so sánh, trong đó phương pháp phân tích và tông hợp được sử dung chủ yêu Bên cạnh đó, đề hỗ trợ việc nghiên cứu tác giả cũng sử dụng thong kê thông tin, số liệu Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu dé phân tích các van đề lý luận, quy định của pháp luật, tìm ra mối liên hệ từ quy định của pháp luật đến thực tiễn thực hiện tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai Trên cơ sở đó, phương pháp tong hợp giúp xác định, đưa ra các đánh giá, kết luận về những yêu t6, sự kiện liên quan đến van đề nghiên cứu Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu dé phát hiện những điểm giống và khác nhau trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, so sánh kết quả thực thi quyền SHTT

Trang 12

thông tin liên quan đến van đề nghiên cứu, qua đó phát hiện sự thay đổi trong quá trình thực thi quyền SHTT qua các giai đoạn khác nhau.

5 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Luận văn làm rõ được thực trạng tổ chức hoạt động thực thi quyền SHTT tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai, những chuyên biến tích cực, hạn chế và nguyên nhân; từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT bang biện pháp kiêm soát hàng hóa XK, NK tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai.

Đề đạt được mục đích trên, Luận văn phân tích một số van đề lý luận, các quy định của pháp luật liên quan làm cơ sở dé tác giả nghiên cứu thực trang tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về kiểm soát hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai, các vấn dé liên quan như: tổ chức bộ máy; phạm vi, nội dung và quy trình kiểm soát, thực trạng kiểm soát hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT; những chuyển biến tích cực, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó; từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai.

6 Cơ cầu của luận văn

Ngoài phần Mở dau, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phu lục, Luận văn được cơ câu thành ba Chương như sau:

Chương 1 Tổng quan về thực thi quyền SHTT bang biện pháp kiêm soát hàng hóa XK, NK Chương 2 Tình hình thực thi quyền SHTT bằng biện pháp kiểm soát hàng hóa XK, NK tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai

Chương 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT bang biện pháp kiêm soát hàng hóa XK, NK tại Cục Hải quan tỉnh Lao Cai.

Trang 13

BANG BIEN PHAP KIEM SOAT HANG HOA XUAT KHAU, NHAP KHAU 1.1 KHAI NIEM THUC THI QUYEN SHTT BANG BIEN PHAP KIEM SOAT HANG HOA XK, NK

1.1.1 Khái niệm thực thi quyền SHTT

Cho đến nay, pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam dù có quy định về thực thi quyền SHTT nhưng không có giải thích hay định nghĩa thế nào là thực thi quyền SHTT Theo Từ điển tiếng Việt, “thực thi” nghĩa là thi hành, thực hiện một nhiệm vụ hay bằng hoạt động làm cho nhiệm

vụ, quy định trở thành sự that’ Thuật ngữ “thực thi quyền SHTT” được dịch theo tiếng Anh là

“Enforcement of Intellectual Property Rights” Theo Từ điển Anh-Việt, từ “Enforcement” là danh

từ, nghia là “1 bắt buộc, cưỡng bách, áp ché, bat theo 2 Thi hành, thực thi” Như vậy, thực thi

quyền SHTT được hiểu là thực hiện, thi hành các quyền SHTT đã được pháp luật quy định, làm cho các quyền đó trở thành hiện thực.

WIPO giải thích thực thi quyền SHTT trong trường hợp khi một chủ thé quyền phát hiện quyền sở hữu trí tuệ của mình bị xâm phạm hoặc đang bị xâm phạm, họ sẽ tập trung đảm bảo rằng các quyền mà họ đạt được thông qua hệ thống sở hữu trí tuệ phải được tôn trọng Điều này bao gồm, ngoài những điều khác, yêu cầu dừng việc sử dung trái phép, ngăn chặn hành vi xâm phạm

trong tương lai, và yêu cầu bồi thường thiệt hại gây ra bởi hành vi xâm phạm.

Tuy nhiên, dựa theo quy định của Hiệp định TRIPs, có quan điểm cho răng thực thi quyền SHTT “được hiểu là hoạt động của cơ quan nhà nước có thâm quyền, thông qua các thủ tục và chế tài luật định dé ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT, bao đảm quyền SHTT có hiệu lực trên thực tế,

Theo Hiệp định TRIPS, thực thi quyền SHTT là một khía cạnh của hoạt động bao hộ quyền

SHTT Tại Chú thích 3 Hiệp định TRIPS, thuật ngữ “bảo hộ quyền SHTTT” được giải thích là “bảo hộ phải bao gồm các van dé ảnh hưởng đến kha năng đạt được, việc đạt được, phạm vi, việc duy trì

Trang 14

Do quyền SHTT được pháp luật thừa nhận là một loại quyền tài sản - Tài sản trí tuệ Do đó, về nguyên tắc, khi tài sản trí tuệ được pháp luật bảo hộ, chủ sở hữu phải tự thực thi để bảo đảm quyền, lợi ích của mình như các loại tài sản khác Tuy nhiên, do bản chất vô hình nên tài sản trí tuệ có thé dé dang bị người khác sao chép, chiêm doạt và sử dung trái phép, không có loại tài sản nào mà việc xác lập, sử dụng, thực hiện quyền sở hữu đối với chúng phải dựa nhiều vào pháp luật, hoạt động của cơ quan thực thi pháp luật như tai sản trí tuệ.

Tóm lại, theo nghĩa rộng, thực thi quyền SHTT có thê hiểu là hoạt động của chủ thể quyền SHTT, của cơ quan nhà nước và chủ thê khác có liên quan nhằm đảm bảo cho quyền SHTT được tôn trọng và thực hiện trên thực tế.

Theo nghĩa hẹp, thực thi quyền SHTT là hoạt động của cơ quan nhà nước có thầm quyền thông qua các biện pháp được pháp luật quy định đề phát hiện, xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT.

Trong hệ thống pháp luật SHTT hiện nay, bên cạnh khái niệm thực thi quyền SHTT còn có các khái niệm liên quan cũng được đề cập đó là bảo hộ quyền SHTT và bảo vệ quyền SHTT.

Bảo hộ quyền SHTT có thể hiểu là các hoạt động của Nhà nước từ việc xây dựng pháp luật quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục xác lập, nội dung, giới hạn, duy trì, bảo vệ quyền SHTT đến việc thiết lập cơ ché thực thi quyền SHTT.

Bảo vệ quyền SHTT được hiểu là các hoạt động của nhà nước, của chủ thể quyền SHTT và chủ thê khác liên quan trong việc sử dung các biện pháp không trái với quy định của pháp luật dé bảo đảm quyền SHTT, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT.

Trong Luận văn này, khái niệm “bảo vệ quyền SHTT” theo pháp luật Việt Nam hiện nay được hiểu đồng nhất, tương ứng với khái niệm “thực thi quyền SHTT” - Thuật ngữ được sử dụng chủ yếu trong pháp luật quốc tế Thực tế, trước khi ban hành Luật SHTT, một số văn bản pháp luật 'Việt Nam, văn bản hành chính và tài liệu nghiên cứu đã sử dụng thuật ngữ “thực thi quyền SHTT. “thực thi bảo hộ quyền ” hoặc “thi hành biện pháp kiểm soát biên giới” Tuy nhiên, đặt trong bối Ý xem: Điều 50 Nghị định 154/2005/NĐ-CP; Mục III Thông tư liên tịch số 58/2003/TTLT-BVHTT-BTC;

Thông tư liên tịch số 129/2004/TTLT/BTC-BKHCN.

Trang 15

đó, Luật SHTT hiện nay (Phần thứ Năm) đã thống nhất sử dụng cụm từ “Bảo vệ quyền SHTT” để thay cho các thuật ngữ được sử dụng trước đó Trong Luận văn này tác giả chọn sử dụng thuật ngữ “Thực thi quyền SHTT ” mà không sử dụng thuật ngữ “Bảo vệ quyền SHTT ” bởi biện pháp này gan liền với hoạt động dam bảo quyền SHTT giữa các quốc gia thông qua hoạt động XK, NK, đồng thời trong Luận văn tác giả cũng có đưa ra so sánh pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về van đề trên Do đó, dé đảm bảo cách tiếp cận rộng và phù hợp với pháp luật quốc tế nên tac giả sử dụng thuật ngữ “thực thi quyền SHTT”.

1.1.2 Khái niệm thực thi quyền SHTT bằng biện pháp kiểm soát hàng hóa XK, NK Theo Từ dién tiếng Việt, kiểm soát có nghĩa là xem xét dé phát hiện, ngăn chặn những gi trái

với quy định” Tông cục Hải quan cho rang: “Thực thi quyền SHTT trong lĩnh vực hai quan là việc

cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT theo quy định tài Điều 216, mục 2, chương XVIII, Luật SHTT; Mục 5, chương IIT Luật Hai quan và các

văn bản quy phạm pháp luật có liên quan” Quan điểm này xuất phát từ quy định của pháp luật

thực định, thê hiện chủ thể thực thi quyền SHTT duy nhất là cơ quan hải quan mà không đề cập đến sự tham gia của chủ thé quyền SHTT Tuy nhiên, có quan điểm khác cho rằng “thực thi quyền SHTT là việc chủ sở hữu (hoặc người được ủy quyền hợp pháp) thực hiện các quyền đối với tài sản trí tuệ theo quy định của Pháp luật ( đó là quyền nộp đơn và quyền yêu cầu tạm dừng làm thủ tục

hai quan)’”° Quan quan điểm này đề cập đến chủ thê duy nhất là chủ thé quyền SHTT mà không

có sự tham gia của cơ quan hải quan Dù vậy, cả hai quan điểm trên đều không nêu rõ được bản chat, vai trò của cả chủ thé quyền SHTT và cơ quan hải quan trong thực thi quyền SHTT.

Theo tác giả, thực thi quyền SHTT bằng biện pháp kiểm soát hàng hóa XK, NK có thê hiểu là biện pháp do chủ thê quyền SHTT, cơ quan hai quan thực hiện đối với hàng hóa XK, NK nhằm phát hiện, xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT, đảm bảo quyền SHTT được tôn trọng trên thực tÊ.

„ Viện Ngôn ngữ học, (2000, tr.523).

„Lông cục Hải quan, (2008), Quy trinh nghiệp vụ thực thi quyền SHTT trong lĩnh vực hải quan.

'° Cục Hải quan tinh Quảng Bình, (2011), V/v góp ý dự thảo Thông tư về chong hang giả và thực thi quyền SHTT

trong lĩnh vực hải quan.

Trang 16

1.2.1 Đặc điểm của hoạt động thực thi quyền SHTT bang biện pháp kiểm soát hàng hóa XK, NK

Thi’ nhát, chủ thé thực hiện bao gồm chủ thé quyền SHTT và cơ quan hai quan

Chủ thé quyền SHTT: Quyền SHTT là quyền dân sự nên về nguyên tắc chủ thé quyền SHTT phải là chủ thê làm phát sinh hoạt động kiêm soát hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT tại cơ quan hải quan dé thực thi quyền sở hữu đối với tai sản trí tuệ đó Họ có quyền tự thực thi hoặc yêu cau cơ quan hải quan kiêm soát hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT dé phát hiện và xử ly hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của mình “Quy định về biện pháp kiểm soát biên giới của Hiệp định TRIPS là Điều 51 với quy định đình chỉ tại cơ quan hải quan việc đưa hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc xâm phạm bản quyền vào lưu thông tự do Quy định này phải ngầm hiểu răng thủ tục đình chỉ thông quan phải được đề xuất bởi một chủ thé quyền.”"

Cơ quan hải quan là cơ quan có chức năng kiểm soát, thông quan hàng hóa XK, NK đồng thời có thâm quyền áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT Về nguyên tắc, cơ quan hải quan chỉ thực hiện biện pháp kiểm soát về SHTT đối với hàng hóa XK, NK khi chủ thé quyền SHTT có yêu cầu.

Thu? hai, cơ quan hải quan tiễn hành kiểm soát biên giới về SHTT tại các khu vực, địa bàn diễn ra hoạt động XK, NK

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế xuất hiện khái niệm mới là “lãnh thô kinh tế” Địa bàn diễn ra hoạt động kiểm soát hàng hóa XK, NK nói chung và hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT nói riêng của cơ quan hải quan không chỉ tại một số khu vực nằm trên đường biên giới quốc gia như cửa khẩu đường bộ, đường sông biên giới mà còn bao gồm một số khu vực trong lãnh thô quốc gia đó như khu chế xuất, khu công nghiệp, cảng hàng không Như vậy, địa bàn diễn ra hoạt động kiêm soát hàng hóa XK, NK, hàng hóa liên quan đến SHTT của cơ quan hải quan có thé bao gồm các khu vực: Cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biên, đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không, bưu điện quốc tế, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp, trụ sở doanh

!! Thomas Cottier, Pierre Véron, Thomas Dreier, Charles Gielen, Richard Hacon, (2008, tr.140).

Trang 17

hàng hóa được XK, NK, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh hoặc khu vực có hàng hóa, phương tiện vận tải chuyên tải, chuyển cửa khâu, quá cảnh đang trong quá trình làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan.

Tin? ba, hoạt động kiểm soát về SHTT của cơ quan hai quan thường có sự kết hợp giữa các quy định của pháp luật hành chính, dân sự hay hình sự

Về nguyên tắc dé thực thi các quyền dân sự nói chung (trong đó có quyền SHTT) các chủ thé pháp luật phải dựa vào quy định của pháp luật dân sự về các quyền đó Tuy nhiên hoạt động thực thi quyền SHTT tại biên giới gắn liền với hoạt động quan lý nhà nước về XK, NK của cơ quan hải quan với những quy định, thủ tục hành chính do cơ quan hải quan thực hiện Quá trình kiêm soát, xử lý hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT (như yêu câu, thực hiện yêu cầu kiểm soát, thông báo, tạm dừng làm thủ tục hải quan, xác minh, xử lý hành vi xâm phạm, bồi thường thiệt hại ) thường có sự áp dụng kết hợp các quy phạm pháp luật SHTT - Hành chính - Dân sự với sự tham gia của chủ thê quyền SHTT, cơ quan hải quan và người XK, NK.

Chủ thé quyền SHTT có thé yêu cầu xử lý hàng hóa xâm phạm quyền SHTT phát hiện trong quá trình thực thi quyền SHTT tại cơ quan hải quan theo các biện pháp hành chính, dân sự, hình sự một cách độc lập hoặc xử lý đồng thời theo các biện pháp: Hành chính - dân sự hoặc hình sự - dân sự Trong quá trình này, chủ thé quyền SHTT và người có hành vi xâm phạm quyền SHTT cũng có thé sử dung các nguyên tắc của pháp luật dân sự dé tự giải quyết vụ việc (như tự do thỏa thuận, hòa giải, rút hoặc không yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT), trừ trường hợp pháp luật quy định khác.

Tu ne, biện pháp thực thi quyền SHTT của cơ quan hải quan chỉ liên quan đến hàng hóa

Không phải mọi đối tượng quyền SHTT đều luôn được thê hiện dưới hình thức vật chất nhất định như hàng hóa, đồ vật để con người có thê đễ đàng phát hiện và kiểm soát sự lưu thông của chúng Ví dụ: Bí mật kinh doanh, sáng chế, kiêu dáng công nghiệp được lưu giữ trong trí nhớ của một người, hoạt động chuyển nhượng quyền SHTT Trong phạm vi chức năng kiểm soát hoạt động XK, NK, cơ quan hải quan chỉ có điều kiện kiểm soát đối với hàng hóa XK, NK chứa đựng

Trang 18

những yếu tó, dau hiệu, thông tin được bảo hộ quyền SHTT mà không kiểm soát đối với sự dich chuyển của đối tượng quyền SHTT từ chủ thé này sang chủ thê khác Nói cách khác, hoạt động thực thi quyền SHTT của cơ quan hải quan chỉ gồm “cdc hoạt động chức năng liên quan đến hàng hóa XK, NK mang tính chất SHTT mà không thê bao trùm toàn bộ các hoạt động bảo hộ

1.2.2 Vai trò của hoạt động thực thi quyền SHTT bằng biện pháp kiểm soát hàng hóa

XK, NK

Tine nhất, ngăn chặn, xử ly hành vi buôn bán, vận chuyên hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền SHTT qua biên giới theo cả chiều xuất và nhập.

Do chủ thể quyền SHTT chỉ được bảo hộ pháp lý trong phạm vi chủ quyền quốc gia nên biện pháp thực thi quyền SHTT của cơ quan hải quan có vai trò quan trọng đề phát hiện, ngăn chặn ngay tại biên giới hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền SHTT lưu thông từ quốc gia này sang quốc gia khác; đây “Tà biện pháp duy nhất đề bảo vệ chống lại các hành vi xâm phạm bên ngoài biên giới quốc gia, đảm bảo hàng hóa xâm phạm không thé xâm nhập vào trong quốc gia đó.”'”

Tint hai, bảo vệ quyền, lợi ích của chủ thé quyền SHTT, nền sản xuất trong nước và khuyến khích sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ

Dé sản xuất ra một hàng hóa, dịch vụ mới được bảo hộ quyền SHTT, người sáng tạo hay chủ sở hữu chúng có thé đã phải đầu tư nhiều nguồn lực vật chat, thời gian, trí tuệ Tuy nhiên việc chiếm đoạt, sử dung trái phép những tài sản trí tuệ này rat dé dàng, nhanh chóng ngay khi tài sản trí tuệ đó được hình thành, xác lập, công khai hay định hình Do vậy, hoạt động thực thi quyền SHTT tại biên giới có thé phát hiện, ngăn chặn hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền SHTT di chuyên từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ nước ngoài xâm nhập nhập vao thị trường trong nước, tạo môi trường cạnh tranh bình đăng giữa các doanh nghiệp Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa được bảo hộ quyền SHTT có niềm tin vào pháp luật, môi trường đầu tr kinh doanh, giảm thiệt hai gây ra bởi hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền SHTT và có động lực dé tăng cường đầu tư, nghiên cứu sáng tạo, chuyển giao công nghé tạo ra những hàng hóa, dịch vụ mới có chất lượng, sức cạnh tranh cao hơn.

"2 Nguyễn Ngọc Sơn, (2005, tr 35).3 Arthur Wineburg Editor (1991, § 1.06).

Trang 19

Tu? ba, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cộng đồng xã hội

Nhiều quyền SHTT như nhãn hiệu, tên thương mại, chi dẫn địa ly có tính chỉ dan thương mại, giúp phân biệt, xác định nguồn góc, xuất xứ của hàng hóa mang dâu hiệu được bảo hộ quyền SHTT so với hàng hóa của các chủ thê khác “Nhãn hiệu chứa đựng những thông tin giúp người tiêu dùng có thé nhận ra những đặc điểm không nhìn thấy của của sản phẩm mang nhãn hiệu được bảo hộ” Do đó, người sản xuất, buôn bán, vận chuyên hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền SHTT không chỉ xâm phạm quyền, lợi ích của chủ thé quyền SHTT mà còn xâm phạm quyền và lợi ich hợp pháp của người tiêu dùng bởi họ đã lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc, xuất xứ và gián tiếp lừa dối về đặc tính, chất lượng, công dụng của hàng hóa chứa đựng yếu tố, dau hiệu được bảo hộ quyền SHTT.

Thực tế hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền SHTT thường có giá rẻ hơn so với hàng hóa thật bởi người sản xuất ra chúng đã ăn cắp thành quả sáng tạo của người khác Một bộ phận người tiêu dùng mặc dù có thể biết đó là hàng hóa giả mạo SHTT, xâm phạm quyền SHTT những vẫn lựa chọn vi giá của hàng hóa phù hợp với thu nhập của họ; và “có một thị trường đủ lớn với những

người tiêu dùng nhạy cảm với giá bán của hàng hóa được sản xuất bat hợp pháp” Tuy nhiên, xét ở moi phương điện, hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền SHTT thường gây những tác động tiêu cực đối với người tiêu dùng hơn là những giá trị chúng mang lại bởi những hàng hóa này thường có chất lượng thấp, được sản xuất lén lút, không rõ nguồn góc, xuất xứ Người tiêu dùng mua phải hàng hóa này sẽ rất khó dé bảo vệ quyên lợi chính đáng của mình, đặc biệt là các loại hàng hóa liên quan đến sức khỏe, an toàn cho con người như lương thực, thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh Do vậy, biện pháp kiểm soát biên giới về SHTT sẽ góp phần loại trừ hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền SHTT ra khỏi thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, lợi ích cộng đồng.

Tin’ tu, thúc đây hội nhập quốc tế

Hoạt động XK, NK là biểu hiện của quan hệ thương mại giữa các quốc gia Nan sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền SHTT không chỉ là mối lo ngại của cộng đồng doanh nghiệp, mỗi quốc gia mà còn là van đề mang tính toàn cầu Hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền SHTT gây suy giảm lòng tin của các nha đầu tư, trở thành rào can đối với hoạt động thương '* Economides, (1998), The Economics of Trade Marks, T.M.R.523, tr.526-527, trích trong: Nguyễn Như Quỳnh,

(2012, tr.86).

'S Jayashree Watal Centre for International Development (2001, tr 354).

Trang 20

mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia Do vậy, việc kiểm soát hiệu quả hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT sẽ hỗ trợ phát triển quan hệ thương mai, đầu tư, chuyên giao công nghệ giữa các quốc gia, thúc đây quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

1.3 NỘI DUNG BIEN PHAP KIEM SOÁT HANG HÓA XK, NK LIEN QUAN

DEN SHTT

Hoạt động trao đổi thương mại giữa các quốc gia thường được diễn ra tập trung tai các cửa khẩu biên giới và một số khu vực bên trong lãnh thé (gợi chung là biên giới), trong đó cơ quan hải quan có chức năng kiêm soát hàng hóa XK, NK nên họ có điều kiện dé phát hiện, ngăn chặn và xử lý hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền SHTT ngay khi hàng hóa đó tập kết tại biên giới để lưu thông theo chiều cả hai chiều xuất và nhập Bản chất, mục đích của của biện pháp kiểm soát biên giới về SHTT là dựng lên “hàng rào” kiểm soát của cơ quan hải quan dé kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi buôn bán, vận chuyên hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền SHTT qua biên giới Tuy nhiên nhiệm vụ thực thi quyền SHTT không phải là nhiệm vụ cơ bản của lực lượng hải quan Do đó, nhiệm vụ này được tiễn hành đồng thòi, gan liền với các hoạt động mang tính chức năng của cơ quan hải quan là kiểm soát, thong quan hàng hóa XK, NK Hoạt động thực thi quyền SHTT tại biên giới bao gồm một số hoạt động cơ bản sau: (i) Yêu cầu, tiếp nhận yêu cầu thực thi quyền SHTT của chủ thê quyền SHTT; (ii) Kiểm tra, giám sát hàng hóa XK, NK trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục thông quan dé phát hiện hàng hóa nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT; (iii) Dinh chỉ thông quan đối với hàng hóa XK, NK có dau hiệu xâm phạm quyền SHTT; (iv) Xác minh, thu thập chứng cứ xác định hàng hóa xâm phạm quyền SHTT; (v) Thu giữ, xử lý hàng hóa xâm phạm quyền SHTT, giám sát việc thực hiện khắc phục hậu quả do hành vi xâm phạm quyền SHTT gây ra; (vi) Thông quan hàng hóa sau khi đã khắc phục hậu quả do hành vi xâm phạm quyền SHTT.

1.4 PHÁP LUAT QUOC TE VE THỰC THI QUYEN SHTT BẰNG BIEN PHÁP KIEM SOÁT HANG HOA XK, NK

Quy định về thực thi quyền SHTT bang biện pháp kiểm soát hang hoa XK, NK là những quy định mới được ghi nhận trong các điều ước quốc tế vào cuối thé kỷ XIX Có thé khái quát các quy định của pháp luật quốc té về thực thi quyền SHTT băng biện pháp kiêm soát hàng hóa XK, NK trong một sô điêu ước quôc tê cơ bản sau:

Trang 21

Công uóc Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (Công ưóc Paris)

Điều 9 Công ước Paris quy định về thu giữ khi nhập khâu hàng hoá có gắn trái phép nhãn hiệu hàng hoá hay tên thương mại quy định: Việc thu giữ được thực hiện với tất cả hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá hoặc tên thương mại một cách bất hợp pháp nhập khâu vào những nước thành viên của Liên minh nơi nhãn hiệu hàng hoá hoặc tên thương mại đó được bảo hộ pháp lý Việc thu giữ hàng hoá cũng thực hiện tại nước nơi xảy ra việc gắn nhãn hiệu hàng hoá hoặc tên thương mại một cách trái phép hoặc tại nước nơi hàng hóa đã được nhập khẩu vào (Khoản 1, 2) Công ước Paris cũng đã quy định phạm vi kiểm soát hàng hóa lưu thông giữa các quốc gia liên quan đến quyền SHTT đối với nhãn hiệu, tên thương mại, theo đó các cơ quan có thâm quyền không bị bắt buộc phải thu giữ hàng hoá quá cảnh (Khoản 4).

Dù Công ước Paris còn một số hạn chế nhất định như không quy định rõ cơ quan ra quyết

định tịch thu, không quy định trình tự, thủ tục tịch thu và quyền, nghĩa vụ của tô chức, cá nhân khi

yêu cầu tịch thu; không quy định hình thức xử lý người và hàng hóa xâm phạm nhăm bảo đảm quyền của chủ thê quyền SHTT; tuy nhiên Công ước Paris là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên có quy định biện pháp thu giữ hàng hóa xâm phạm quyền SHTT từ quá trình sản xuất, lưu thông tại một nước đến khi hàng hóa đó nhập khâu vào nước khác Những quy định của Công ước Paris là cơ sở đề Hiệp định TRIPS sau này kế thừa và tiếp tục hoàn thiện biện pháp biên giới về SHTT.

Công uóc Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật (Công ưóc Berne)

Tại Điều 13 và Điều 16 Công ước Beme quy định việc tịch thu những ban sao tác phâm xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan khi nhập khâu vào quốc gia thành viên của Liên hiệp Cu thé: “Những bản sao được thực hiện theo khoản 1 và 2 của Điều này và được nhập cảng không có phép của các bên hữu quan vào một Quốc gia, nơi mà các bản sao như thế không được xem là hợp pháp, thì có thé tịch thu (Khoản 3 Điều 13)”; “những bản sao từ một quốc gia, nơi tác phâm không được bảo hộ hoặc đã ngừng được bảo hộ, được nhập khẩu vào những quốc gia là thành viên của Liên hiệp, nơi nguyên tác được hưởng sự bảo hộ của pháp luật, thì có thể bị tịch thư” (Khoản 1, 2 Điều

Nhìn chung trước khi Hiệp định TRIPS ra đời, một số điều ước quốc tế về SHTT đã quy định về tịch thu hàng hóa NK xâm phạm quyền SHTT Tuy nhiên các quy định này chiếm một phần nhỏ trong các Điều ước quốc tế đó, thiếu quy định cụ thể về biện pháp kiểm soát đề phát hiện

Trang 22

hàng hóa xâm phạm quyền SHTT, trình tụ, thủ tục, thầm quyền thu giữ, chế tài xử lý hành vi xâm phạm.

Hiệp định TRIPS

Đề tăng cường bảo hộ quyền SHTT trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, xây dựng một cơ chế pháp lý giải quyết hiệu quả vấn đề hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền SHTT đang diễn ra ngày càng phức tạp, trở thành rào cản đối với thương mại quốc tế hiện nay, các nước tham gia đàm phán thành lập WTO đã ký kết Hiệp định TRIPS ngày 15/4/1994 Hiệp định TRIPS ra đời tạo ra sự thay đổi căn bản trong sự phát triển của pháp luật quốc tế về lĩnh vực SHTT so với các điều ước quốc tế trước đó.

Liên quan đến hoạt động thực thi quyền SHTT tại biên giới, Mục 4 Phan II Hiệp định TRIPS (từ Điều 51 đến Điều 60) đã quy định về “các yêu cầu đặc biệt liên quan đến các biện pháp biên giới” Có thé khái quát các quy định trên như sau:

Thứ nhất, về phạm vi hàng hóa áp dụng biện pháp kiểm soát biên giới: Hiệp định TRIPS đặt ra những yêu cau cơ bản (standard), mang tính bắt buộc đối với các nước thành viên trong việc áp dụng biện pháp kiểm soát biên giới, theo đó mọi thành viên phải thực hiện “biện pháp biên giới” đối với hàng hóa NK giả mạo nhãn hiệu, hàng xâm phạm bản quyền Việc giới hạn phạm vi kiếm soát hàng hóa NK giả mạo nhãn hiệu, hàng xâm phạm bản quyền của Hiệp định TRIPS có thê xuất phát từ việc tình trạng hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu, bản quyền đã và đang diễn ra một cách phô biến, và mức độ xâm phạm thường cao hơn hàng hóa xâm phạm quyền SHTT khác Mặt khác, “việc phát hiện mạch tích hợp bán dẫn hoặc các sản phẩm chứa đựng những yếu tô xâm phạm quyền sáng chế hoặc quyên thiết kế có thé đặt ra những gánh nặng đối với cơ quan hải quan ở bat

cứ quốc gia nào, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triên ”.””

Cùng với quy định trên, Hiệp định TRIPS cũng quy định các thành viên có thé lựa chọn mở rộng (Plus) phạm vi áp dụng biện pháp kiểm soát biên giới đối với cả hàng hóa NK xâm phạm các loại quyên SHTT khác, hàng hóa XK, hàng quá cảnh, hàng NK song song, hàng hóa phi thương mại với số lượng nhỏ chứa trong hành lý cá nhân hoặc hàng gửi với số lượng nhỏ Thực tế, nhiều quốc gia, khu vực đã mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp kiểm soát biên giới về SHTT Ví dụ: Liên minh Châu Âu đã thực hiện đã áp dụng biện pháp kiểm soát biên giới đối với cả hàng hóa '* Jayashree Watal Centre for International Development, (2001, tr.354).

Trang 23

XK, quá cảnh; các nước như Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan và Trung Quốc cũng đã thực hiện kiểm soát biên giới đối với hàng hóa XK; một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia không kiểm soát đối với hàng quá cảnh' ”.

Thu? hai, về nội dung biện pháp kiểm soát biên giới về SHTT: Hiệp định TRIPS quy định biện pháp kiêm soát biên giới qua việc cho phép chủ thể quyền SHTT được yêu cầu cơ quan hải quan đình chỉ việc đưa hàng hóa NK nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT vào lưu thông tự do Về chế tài xử lý đối với hành vi xâm phạm bị phát hiện khi áp dụng biện pháp đình chỉ thông quan, Hiệp định TRIPS quy định cơ quan có thâm quyền có quyên tiêu hủy hàng hóa xâm phạm mà không bồi thường hoặc xử lý ngoài kênh thương mại theo nguyên tắc tránh gây bắt cứ thiệt hại nào cho chủ thé quyền SHTT, ké cả nguyên liệu, phương tiện được sử dụng để sản xuất hàng hóa xâm phạm (Điều 59).

Tine ba, về điều kiện, thủ tục yêu cầu đình chi thông quan hàng hóa tại cơ quan hải quan: Hiệp định TRIPS quy định khi chủ thé quyền SHTT có thông tin, chứng cứ cụ thé, hiển nhiên về hàng hóa NK giả mạo nhãn hiệu hoặc xâm phạm bản quyền thì họ có quyền đệ đơn yêu cầu cơ cơ quan có thâm quyên yêu cầu đình chi thông quan Chủ thể quyền SHTT phải cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng cứ về hang hóa bị nghi ngờ xâm phạm đó dé cơ quan hải quan có thé dé dàng nhận biết hàng hóa đó (Điều 52) Thời hạn đình chỉ thông quan hàng hóa tại cơ quan hải quan là 10 ngày làm việc, và có thé gia hạn thêm 10 ngày (Điều 55) Dé tránh gay thiệt hại đến quyền lợi của người XK, NK, can trở hoạt động thương mai hợp pháp, Hiệp định TRIPS yêu cầu khi thực hiện quyền yêu cầu, chủ thé quyền SHTT phải nộp một khoản tiền bảo đảm phù hợp dé bảo vệ người XK, NK theo ủy thác hoặc chủ sở hữu hàng hóa nhăm ngăn ngừa sự lạm dụng của chủ thê quyền SHTT (Điều 52, Điều 56).

Tu? tr, về quyền hành động mặc nhiên (Ex Officio Action): Điều 58 Hiệp định TRIPS quy định: “Khi các nước thành yêu cầu cơ quan có thầm quyền chủ động hành động và đình chỉ thông quan những hàng hóa mà họ đã có chứng cứ hiền nhiên rằng quyền SHTT đang bị xâm phạm: Thì bat kỳ lúc nào, cơ quan có thâm quyền có thé yêu cầu chủ thé quyền cung cấp bat kỳ thông tin nào có thé hỗ trợ họ thực hiện các quyền này ” Tuy nhiên, Hiệp định TRIPS không giải thích thé nào là “hành động mặc nhiên” hay “chủ động hành động” gồm hành động gi? Quy định trên có thé gây

' Jayashree Watal Centre for International Development, (2001, tr 355, 357).

Trang 24

ra những cách hiểu khác nhau, như: (i) Chủ động trong hoạt động kiêm soát biên giới về SHTT, tự phát hiện và tự xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT mà không cần có yêu cầu của chủ thê quyền SHTT; (ii) Chủ động tiến hành hoạt động kiểm soát biên giới về SHTT nhưng chỉ xử lý xâm phạm quyền SHTT khi có yêu cau?; (iii) Kiểm soát biên giới về SHTT theo yêu cầu của chủ thé quyền SHTT, tuy nhiên nếu phát hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT thì có quyền chủ động tự xử lý mà không cần phải có yêu cau.

Có thé khang định Hiệp định TRIPS đã xây dựng chuẩn mực mới về bảo hộ quyền SHTT so

với các điều ước quốc tế trước đó; đã “đưa các tiêu chuân bảo hộ tại phần lớn các nước thành viên dang phát triển của WTO đến gan hơn với những tiêu chuẩn đang có tại các nước phát triển.”"Š

Nhìn chung các điều ước quốc tế trên có vai trò quan trọng trong việc đặt ra những chuẩn mực chung, thong nhất trong thực thi quyền SHTT tại biên giới giữa các quốc gia thành viên, tạo

thuận lợi cho hoạt động thương mại, đầu tư trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

1.5 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VE THUC THI QUYEN SHTT BẰNG BIEN PHÁP KIEM SOÁT HÀNG HÓA XK, NK

1.5.1 Cơ sở pháp lý về thực thi quyền SHTT bằng biện pháp kiểm soát hàng hóa XK, NK

Pháp luật Việt Nam về thực thi quyền SHTT bang biện pháp kiểm soát hàng hoa XK, NK hiện nay chủ yêu được quy định trong các văn bản pháp luật sau: Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đôi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (sau đây viết tắt chung là Luật SHTT); Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001, Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005 sửa đôi, bồ sung một số điều của Luật Hải quan (sau đây viết tắt chung là Luật Hải quan); Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan (viết tắt là Nghị định 154/2005/NĐ-CP); Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dan thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan; Nghị định số 85/2011/NĐ-CP 20/9/2011 của Chính phủ Sửa đổi, bố sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP; Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 Quy định chỉ tiết và hướng dẫn

'3 Jayashree Watal Centre for International Development, (2001, tr 2-3).

Trang 25

thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 của Chính phủ sửa đồi, bố sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP (viết tắt là Nghị định số 103/2006/NĐ-103/2006/NĐ-CP); Nghị định số 105/2006/NĐ-103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ Quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nha nước về sở hữu trí tuệ, Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 Sửa đổi, bố sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP (sau đây viết tắt chung là Nghị định 105/2006/NĐ-CP); Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16/8/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bô sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng; Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/08/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (viết tat là Nghị định 99/2013/NĐ-CP); Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật (viết tắt là Nghị định 114/2013/NĐ-CP); Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây viết tắt là Nghị định 131/2013/NĐ-CP); Quyết định số 42/2007/QĐ-BTC ngày 04/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phân công nhiệm vụ thực thi bảo về quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả trong lĩnh vực hải quan cho Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan; Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29/02/2008 của Tòa án Nhân dân Tối cao — Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao — Bộ Công an — Bộ Tư pháp hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Thông tư số 44/2011/TT- BTC ngày 01/4/ 2011 của Bộ Tài chính Hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan (viết tắt là Thông tu 44/201 1/TT-BTC);

Bên cạnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, hoạt động thực thi quyền SHTT băng biện pháp kiểm soát hàng hóa XK, NK của cơ quan hải quan từ năm 2006 đến nay còn được điều chỉnh bởi một số văn bản hành chính của TCHỌ như sau: Công văn số 1275/TCHQ-GSQL ngày 29/3/2006 V/v: Thực thi quyền SHTT trong lĩnh vực hải quan và Chương trình hành động 168 (viết tắt là Công văn số 1275/TCHQ-GSQL); Quyết định số 515/QD-TCHQ ngày 22/02/2008 Về việc phân công nhiệm vụ làm đầu mối, tham mưu cho lãnh

Trang 26

đạo Cục Hai quan tỉnh, thành phó về công tác thực thi quyền SHTT, chống hang giả trong lĩnh vực hải quan (viết tat là Quyết định số 515/QD-TCHQ); Công văn số 1343/TCHQ-ĐTCBL ngày 26/3/2008 V/v trién khai công tác thực thi quyền SHTT trong lĩnh vực hải quan (viết tắt Công văn số 1343/TCHQ-ĐTCBL); Công văn số 3796/TCHQ-ĐTCBL ngày 07/8/2008 của V/v chấn chỉnh và nâng cao chất lượng công tác thực thi bảo vệ quyền SHTT (viết tắt là Công văn số 3796/TCHQ-DTCBL).

Dù không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng các văn bản trên quy định, hướng dan về nội dung, biện pháp, tô chức trién khai hoạt động thực thi quyền SHTT trong Ngành Hải quan nhằm cụ thể hóa và triển khai thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT trong Ngành Hải quan.

1.5.2 Quy định của pháp luật Việt Nam về thực thi quyền SHTT bằng biện pháp kiểm soát hàng hóa XK, NK

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật trên, quy định về thực thi quyền SHTT băng biện pháp kiểm soát hàng hóa XK, NK chủ yếu được thé hiện như sau.

1.5.2.1 Quy định về phạm vi hàng hóa thực hiện kiểm soát về SHTT tại cơ quan hải

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, biện pháp kiểm soát về SHTT tại cơ quan hải quan được thực hiện với hàng hóa XK, NK, không chỉ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm bản quyền mà bao gồm hàng hóa xâm phạm quyền SHTT khác; tuy nhiên biện pháp này chỉ áp dụng với hàng hoa XK, NK thương mại mà không áp dụng đối với vat phâm không mang tính thương mại, hàng quá cảnh và hàng nhập khâu song song'”, trong đó:

Hàng hoá XK, NK không nhằm mục dich thương mại bao gom: Quà biéu, tặng của t6 chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho t6 chức, cá nhân Việt Nam, của tô chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tô chức, cá nhân ở nước ngoài; hàng hoá của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc té tại Việt Nam và những người làm viỆc tại các cơ quan, tổ chức này; hàng hoá viện trợ nhân đạo; hàng hoá tạm nhập khẩu, tạm xuất khâu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế: hàng mẫu không thanh toán; dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất tam nhập có thời hạn Của Cơ quan, tô chức, của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyền của tô chức, cá nhân; hành

'® Xem: Khoản 1, 3 Điều 57 Luật Hải quan; Điều 216, 217, Tiết b Khoản 2 Điều 125 Luật SHTT, Khoản 2 Điều 21

Nghị định sô 105/2006/NĐ-CP

Trang 27

lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hoá mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuân miễn thuế Hàng hoá XK, NK thương mại bao gồm: Hàng hoá XK, NK theo hợp đồng mua bán; hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất; hàng hoá kinh doanh chuyên khẩu; hàng hoá XK, NK theo loại hình nhập nguyên liệu dé sản xuất hàng XK; hàng hoá XK, NK dé thực hiện hop đồng gia công với thương nhân nước ngoài; hàng hoá XK, NK dé thực hiện dự án đầu tư; hàng hoá xuất nhập khâu qua biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới; hàng hoá XK, NK nhằm mục đích thương mại của tô chức, cá nhân không phải là thương nhân; hàng hoá XK, NK của doanh nghiệp chế xuất; hàng hoá đưa vào, đưa ra kho bảo thuế; hàng hóa tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập dự hội chợ, triển lãm; thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập-tái xuất, tạm

xuat-tai nhập dé sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm, nghiên cứu.”

Hàng quá cảnh là hàng hóa được vận chuyên từ một nước qua cửa khẩu vào lãnh thé Việt Nam dé đến một nước khác hoặc trở về nước đó Theo quy định của pháp luật Thương mại và Hải quan, hàng quá cảnh không được tiêu thụ trên lãnh thô Việt Nam, chịu sự giám sát của Hải quan Việt Nam trong suốt thời gian lưu chuyên trên lãnh thé Việt Nam; vào và ra khỏi Việt Nam theo đúng cửa khâu, tuyến đường quy định; lượng hàng xuất ra phải đúng bằng lượng hàng nhập vào, nguyên đai, nguyên kiện; việc kiểm tra hàng quá cảnh chỉ áp dụng trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật `

Hàng hóa nhập khẩu song song là hàng hóa gắn liền với hoạt động NK song song NK song song (Parallel imports) là hoạt động thương mại mà trong đó hàng hóa mang đối tượng quyền SHTT đã được lưu thông trên thị trường của một nước nhưng hàng hóa này lại được NK từ nước

khác vào chính nước này mà không được sự cho phép của chủ sở hữu đối tượng SHTT.”” Hiểu

như vậy thì hàng hóa NK song song là hàng hóa được NK vào một quốc gia song song với với kênh NK chính thức của chủ thê quyền SHTT sau khi hàng hóa này đã được đưa ra thị trường một cách hợp pháp, kể cả thị trường nước ngoài thông thường bởi chính chủ sở hữu quyên SHTT, người được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền SHTT, kể cả trường hợp chuyền giao quyền sử dung

ˆ'Điều 6 và Điều 69 Thông tư số 128/2013/TT-BTC _

?! Điều 242 Luật Thương mại 2005, Khoản 14 Điêu 4, Điêu 40 Luật Hải quan và Điêu 19 Nghị định

? Nguyễn Như Quỳnh (2006, tr 47),

Trang 28

quyền SHTT theo quyết định bắt buộc hoặc người có quyền sử dụng trước đối tượng SHTT, mặc dù không được sự đồng ý của chủ thê quyền SHTT.

Như vậy, phạm vi kiểm soát về SHTT tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam mở rộng hơn so với những quy định bắt buộc của Hiệp định TRIPS khi cho phép chủ thé quyền SHTT yêu cầu kiểm soát về SHTT đối với cả hàng hóa XK va NK, hàng hóa giả mạo về SHTT và hàng hóa xâm phạm các quyền SHTT được pháp luật bảo hộ.

1.5.2.2 Quy định về quyền kiểm soát và xử ly hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT a VỀ quyền kiểm soáf

Theo quy định của pháp luật hải quan, hoạt động kiểm soát hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng hóa qua biên giới nói chung và kiểm soát về SHTT nói riêng không chỉ do Chi cục Hải quan mà còn do các lực lượng chuyên trách chống buôn lậu (gọi là lực lượng kiểm soát hải quan) thực hiện, trong đó: Các hoạt động kiểm soát về SHTT trong quy trình thủ tục hải quan do các Chỉ cục Hải quan thực hiện như tiếp nhận hồ sơ hải quan do người XK, NK nộp, kiểm tra, giám sát, thu thuế, thông quan, hàng hóa XK, NK Các biện pháp kiểm soát về SHTT ngoài quy trình thủ tục hải quan chủ yêu do lực lượng kiểm soát hai quan thực hiện như thu thập thông tin, tuân tra kiểm soát, trực tiếp phát hiện, đấu tranh, bắt giữ và xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyên trái phép hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền SHTT qua biên giới, nghĩa là trường hợp chủ sở hữu, người vận chuyển không khai báo và nộp hồ sơ hai quan, không thực hiện thủ tục hai quan theo quy định mà thực hiện việc buôn bán, vận chuyển trái phép hang hóa qua biên giới dé tránh sự kiểm tra, kiểm soát và xử lý của cơ quan hải quan) Về bản chất hoạt động kiểm soát về SHTT do lực lượng kiêm soát hai quan thực hiện không phải là nội dung kiểm soát mới về SHTT ma là các biện pháp nghiệp vụ của cơ quan hải quan dé phát hiện, ngăn chặn hành vi buôn bán, vận chuyên trái phép hàng hoa giả mạo, xâm phạm quyền SHTT qua biên giới”.

b Quyên xử {ý hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT

Khác với hầu hết các nước trên thế giới, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia quy định cơ quan hải quan vừa có thâm quyền áp dụng biện pháp kiểm soát biên giới về SHTT đồng thời có quyền áp dụng các biện pháp hành chính dé xác minh, xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT phát hiện khi thực hiện các biện pháp trên (xử phạt, tịch thu, tiêu hủy hàng hóa xâm phạm ) Việt Nam

” Xem: Khoản 4 Điều 200 Luật SHTT, Khoản 2 Điều 50 Nghị định 154/2005/NĐ-CP, Điều 12 Thông tư

44/2011/TT-BTC và Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004.

Trang 29

và Trung Quốc giữ nguyên quan điểm thực thi quyền SHTT bằng biện pháp hành chính thông qua

một hệ thống các cơ quan có thâm quyền xử lý hành chính hành vi xâm phạm quyền SHTT””.

Khi phát hiện hàng hóa xâm phạm quyền SHTT trong hoạt động kiểm soát về SHTT, cơ quan hải quan có quyền xử phạt vi phạm hành chính theo yêu cầu của chủ thé quyền SHTT (cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính) và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh và tiêu hủy yếu tố vi phạm; buộc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý kế cả nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yêu dé sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó sau khi đã loại bỏ yếu tô vi phạm trên hàng hóa với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHTT; buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý và tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm gan trên tang vật, phương tiện vi phạm đó

Ngoài ra, cơ quan hải quan có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính về SHTT như: tạm giữ người; áp giải người vi phạm; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang

vật, phương tiện vi phạm hành chính”.

Về quyên hành động mặc nhiên: Khoản 4 Điều 216 Luật SHTT quy định về quyền hành động mặc nhiên của cơ quan hải quan trong việc xử lý hàng hóa gia mạo SHTT Theo đó: trong quá trình thực hiện biện pháp kiểm tra, giám sát và tạm dừng làm thủ tục hải quan theo yêu cầu của chủ thể quyền SHTT nếu phát hiện hàng hoá giả mạo về SHTT thì cơ quan hải quan có quyền và có trách nhiệm áp dụng biện pháp hành chính dé xử ly Tuy nhiên quy định này và quy định trong Nghị định 99/2013/NĐ-CP, Thông tư 44/2011/TT-BTC chưa có sự thống nhất Nội dung này sẽ được phân tích cụ thé tại Điểm 2.2.2.2.a (Th năm).

1.5.2.3 Quy định về nội dung, quy trình kiểm soát hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT a Nội dung kiểm soat

* Kiều Thị Thanh, (2013, tr: 324 -345).

? Xem các Điều: 21, 22, 42 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các Điêu: 3, 15 và 19 Nghị định

99/2013/NĐ-CP

Trang 30

Dé kịp thời phát hiện và xử ly hang hóa xâm phạm quyền SHTT tai biên giới, pháp luật Việt Nam quy định các biện pháp kiêm soát bao gồm: Kiểm tra, giám sát dé phát hiện hàng hóa có dau hiệu xâm phạm quyền SHTT (viết tắt là kiểm tra, giám sát); tạm đừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghỉ ngờ xâm phạm quyền SHTT (viết tắt là tạm đừng làm thủ tục hải quan); xác minh, thu thập chứng cứ xác định hành vi xâm phạm; xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT; giám sát khắc phục hậu quả do hành vi xâm phạm quyền SHTT; thông quan.

Kiểm tra, giám sát dé phát hiện hàng hoá có dau hiệu xâm phạm quyền SHTT là biện pháp được tiễn hành theo đề nghị của chủ thê quyền SHTT nham thu thập thông tin dé thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm đừng làm thủ tục hải quan.

Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thé quyền SHTT nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng dé chủ thé quyền SHTT thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm và yêu cau áp dụng các biện pháp khan cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo dam xử phạt hành chính.

Về cơ bản, các quy định của pháp luật quốc tế về thực thi quyền SHTT tại biên giới đã được pháp luật Việt Nam điều chỉnh: tuy nhiên, hiện nay pháp luật Việt Nam chủ yêu điều chỉnh ở hai biện pháp cơ bản là kiểm tra, giám sát và tạm dừng làm thủ tục hải quan.

Đề yêu cầu kiểm tra, giám sát và tạm đừng làm thủ tục hai quan chủ thé quyền SHTT có các nghĩa vụ sau:

Nộp đơn yêu cầu kiểm soát về SHTT;

Chứng minh là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông qua các chứng cứ, tài liệu như: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn băng bảo hộ; bản trích lục Số đăng ký quốc gia về quyên tac giả, quyền liên quan, Số đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, SỐ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ; chứng cứ can thiết dé chứng minh căn cứ phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan trong trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyên liên quan; chứng cứ cần thiết dé chứng minh quyền đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu nỗi tiếng; bản sao hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong trường hợp quyền sử dụng được chuyên giao theo hợp đồng.

Trang 31

Cung cấp day đủ thông tin dé xác định hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc dé phát hiện hang hoá có dau hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như: Bản mô tả chỉ tiết hàng hoá xâm phạm quyền SHTT, bao gồm ảnh chụp (nếu có), tài liệu về xuất xứ của hàng thật, các đặc diém phân biệt hang thật với hàng xâm phạm; danh sách người XK, NK hợp pháp hàng hoá có yêu cầu giám sát và người có khả năng XK, NK hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; phương thức XK, NK và những thông tin khác liên quan đến việc XK, NK hang hoá xâm phạm quyền (nếu có); thông tin dự đoán về thời gian va địa điểm làm thủ tục XK, NK; kết quả giám định

của tô chức giám định về sở hữu trí tuệ: danh mục hàng hóa yêu cầu bảo hộ kèm theo mã số hàng hóa (đây không là yêu cầu bắt buộc).

Bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí phát sinh cho người bị áp dụng biện pháp kiểm soát trong trường hợp hàng hoá bị kiểm soát không xâm phạm quyền SHTT thông qua việc nộp khoản bảo đảm bằng một trong các hình thức sau: Khoản tiền bằng 20% giá trị lô hàng cần áp dụng biện pháp tạm đừng làm thủ tục hải quan hoặc tối thiểu hai mươi triệu đồng nếu không thê xác định được giá trị lô hàng đó hoặc chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tô chức tín dụng khác.

b Hoạt động kiểm soát SHTT gan liền với quy trình, thi tục thông quan hàng hóa XK,

Trường hợp don đề nghị kiểm tra, giám sát được cơ quan hai quan có thầm quyền chấp nhận thì căn cứ các thông tin do chủ thể quyền cung cấp, Chi cục Hải quan tô chức triển khai việc kiếm tra, giám sát phát hiện hàng hoá giả mạo, xâm phạm quyền SHTT trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK, NK theo khai báo của người XK, NK tại hồ sơ hải quan Khi phát hiện lô hàng nghi ngờ giả mạo, xâm phạm quyền SHTT, Chi cục trưởng Hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan và thông báo ngay bằng văn bản cho người nộp đơn, đồng thời yêu cầu trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, ké từ ngày ra thông báo phải nộp tiền tạm ứng hoặc chứng từ bảo lãnh (nêu chưa nộp) Trong thời hạn trên, nêu người đề nghị không yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng bị phát hiện và cơ quan hai quan không quyết định xem xét việc áp dụng biện pháp xử ly hành chính thì cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng.

°° Xem: Khoản 3 Điều 48 Nghi định 154/2005/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 15 Thông tư 44/2011/TT-BTC.

Trang 32

Đối với đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan (kể cả trường hợp yêu cầu tạm dừng độc lập mà trước đó chưa yêu cầu kiểm tra, giám sát), khi chủ thé quyền SHTT đã thực hiện các nghĩa vụ quy đỉnh thi Chi cục hai quan tiền hành tạm dừng làm thủ tục hai quan đối với lô hàng và gửi ngay quyết định này cho các bên liên quan (Điều 219 Luật SHTT và Khoản 2 Điều 50 Nghị định

Thời han tạm dừng làm thủ tục hải quan là 10 ngày làm việc, ké từ ngày người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan nhận được thông báo của cơ quan hải quan về việc tạm đừng làm thủ tục hải quan Trong trường hợp người yêu cầu tạm dừng có lý do chính đáng thì thời hạn này có thể kéo dài, nhưng không được quá hai mươi ngày làm việc với điều kiện người yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan phải nộp thêm khoản bảo đảm.

Qua các quy định trên có thê thay biện pháp kiểm tra, giám sát và biện pháp tạm dựng làm thủ tục hai quan thường có mối liên hệ chặt chẽ về mặt trình tự với nhau Qua hoạt động kiêm tra, giám sát hàng hóa XK, NK cơ quan hải quan có điều kiện dé phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT từ đó chủ thê quyền SHTT có thê xác minh thêm thông tin, chứng cứ và yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan Tuy nhiên, hai biện pháp trên cũng có thê áp dụng độc lập với nhau Chủ thê quyền SHTT có thê chỉ yêu cầu kiểm tra, giám sát mà không yêu cầu tạm đừng làm thủ tục hải quan hoặc trước đó không yêu cầu kiểm tra, giám sát nhưng vẫn có quyền yêu cầu cơ quan hải quan đang giải quyết thủ tục cho lô hàng đó tạm dừng làm thủ tục hải quan dé xác minh, bảo vệ quyền lợi của mình Tuy nhiên theo Điều 9 va Mẫu đơn yêu cầu tạm đừng làm thủ tục hải quan duy nhất (Mau 02 -SHTT) được ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BTC không quy định về trường hợp này Theo Mẫu don này, nghĩa là chủ thé quyền SHTT phải nộp đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát thì mới có thé yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan Cụ thé: Tại phần Căn cứ của Mau 02 -SHTT nêu rõ:

“Căn cứ văn bản (s6/ngay) của (cơ quan Hải quan) về việc chấp nhận bảo hộ hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT theo Don yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT (số/ngày) do (tên của người nộp don)

Trên cơ sở khoản bảo đảm đã nộp cho cơ quan Hải quan theo (giấy nộp tiền )

Người ký tên dưới đây yêu cầu cơ quan Hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hang theo (thông báo số: ngày tháng năm của cơ quan Hải quan) ”

Trang 33

Chi cục Hai quan tiếp tục làm thủ tục hải quan đối với hang hoá bi tam dừng làm thủ tục hai quan đối với các trường hợp: Kết thúc thời hạn tạm dừng mà Chi cục Hải quan không nhận được đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT của người nộp đơn hoặc văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền hoặc toà án xác nhận đã tiếp nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về xâm phạm quyền SHTT liên quan đến lô hàng bị tạm dừng làm thủ tục hải quan; kết quả xác định tình trạng pháp lý về SHTT khang định rằng lô hang bị tạm dừng làm thủ tục hải quan không xâm phạm quyền SHTT; quyết định của các cơ quan có thâm quyên giải

quyết tranh chấp về quyền SHTT, trong đó khang định lô hàng bị tạm dừng thủ tục hai quan không

phải là hàng xâm phạm quyền SHTT; quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan bị đình chỉ hoặc thu hồi theo quyết định giải quyết khiếu nại; hoặc người nộp đơn rút đơn yêu cầu tạm đừng làm thủ tục hải quan.

Đồng thời với việc tiếp tục làm thủ tục hải quan, Chi cục Hai quan ra quyết định buộc người nộp don phải thanh toán các khoản chi phí và thiệt hai phát sinh cho chủ lô hàng do việc tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng gay ra (chi phí phát sinh bao gồm phí lưu kho bãi, xếp đỡ, bảo quản hàng hoá; thiệt hại từ việc tạm dừng làm thủ tục hải quan do hai bên thoả thuận hoặc được xác định theo thủ tục tố tụng dân sự) và hoàn trả các khoản tiền bảo đảm đã nộp vào tài khoản tạm gửi của co quan hải quan hoặc chứng từ bảo lãnh của 16 chức tín dụng cho người nộp đơn sau khi người nộp đơn đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán các chỉ phí và thiệt hại phát sinh theo quyết định của cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thâm quyền (Điều 52 Nghị định 154/2005/NĐ-CP).

c Hoạt động kiểm soát.SHTT ngoài quy trình thủ tục hải quan

Lực lượng kiểm soát hải quan áp biện pháp nghiệp vu dé thu thập thông tin, đấu tranh, bat giữ những những hành vi buôn bán, vận chuyên trái phép hàng hóa qua biên giới, trong đó có hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền SHTT qua biên giới Khi thực hiện nhiệm vụ, lực lượng kiểm soát hải quan được quyên yêu cầu các tô chức, cá nhân liên quan, đơn vị hai quan các cấp cung cấp hồ

so, tài liệu, phối hợp, tạo điều kiện dé thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Khi tiếp nhận hoặc phát hiện thông tin về hàng hoá xâm phạm quyền SHTT, thì thông báo cho chủ thé quyền SHTT dé phối hợp, xác minh, có thé trực tiếp kiểm tra hoặc phối hợp với Chi cục hai quan làm thủ tục dé kiểm tra Đối chiếu với các quy định pháp luật liên quan va thực tế hang hoá nếu có căn cứ đề xác định hàng hoá vi phạm thì ra quyết định tạm giữ hàng hoá.

Trang 34

Tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ, kiểm tra, đối chiếu, đánh giá các thông tin được cung cấp liên quan đến hàng giả mạo, xâm phạm quyền SHTT với thực tế hàng hoá đang bị tạm giữ, tạm dừng, làm việc với người nhập khau, chủ thé quyên, tô chức cho các bên lay mẫu giám định dé xác định tình trạng pháp lý của hàng hóa, làm cơ sở xác định hàng hoá vi phạm và xử lý theo quy

Như vậy, so với yêu cầu bắt buộc tại Hiệp định TRIPS, các biện pháp kiểm soát biên giới

quy định trong pháp luật Việt Nam có phạm vi mở rộng hơn Trong khi Hiệp định TRIPS (Điều 51 và 52) quy định chủ thé quyền SHTT chỉ được đệ đơn yêu cau đình chỉ thông quan trong trường hợp cụ thé khi có chứng cứ xâm phạm rõ ràng, hiển nhién (prima facie) thì pháp luật Việt Nam quy định chủ thể quyền SHTT có quyền yêu câu tạm dừng làm thủ tục hải quan trong cả trường hợp cụ thé và có quyền yêu cầu tat cả các Chi cục hải quan thuộc các Cục Hải quan địa phương trong cả nước thực hiện kiểm tra, giám sát về SHTT trong thời hạn ít nhất 01 năm khi họ chưa có chứng cứ, thông tin day đủ, cụ thé về hang hóa xâm phạm quyền SHTT Một số thông tin, chứng cứ về hàng hóa xâm phạm mà pháp luật Việt Nam yêu cầu chủ thê quyền SHTT phải cung cấp khi họ yêu cầu cơ quan hải quan kiểm soát hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT mang tính chung chung, không

cụ thé như: “ (nếu có)”, “người có khả năng ”, “thông tin dự đoán ”, “không bắt buộc”””

Những quy dinh này không nâng cao nghĩa vụ chủ động trong thu thập thông tin, chứng cứ của chủ thé quyền SHTT mà day trách nhiệm mang đậm tính bao cấp sang cho cơ quan hải quan.

*7 Khoản 3 Điều 48 Nghị định 154/2005/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 15 Thông tu 44/2011/TT-BTC.

Trang 35

Chuong 2

TINH HINH THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE

BANG BIEN PHAP KIEM SOAT HANG HOA XUAT KHAU, NHAP KHAU TẠI CỤC HAI QUAN TINH LAO CAI

2.1 TINH HÌNH THUC THI QUYEN SHTT BANG BIEN PHÁP KIEM SOÁT

HÀNG HOA XK, NK TẠI CUC HAI QUAN TINH LAO CAI

2.1.1 Hoạt động XK, NK va tình hình xâm phạm quyền SHTT trên địa ban tỉnh Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới thuộc Tây Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 375 km theo đường bộ: phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp tỉnh Son La và Lai Châu, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái và phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203,5 km đường biên giới (59 km đường biên giới đất liền và 144 km đường sông).

Lào Cai là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dao, có nhiều địa điểm du lịch nôi tiếng cả nước Khu vực cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu năm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hải Phòng, là cửa ngõ lớn và thuận lợi nhất dé phát triển thương mại, du lịch giữa Việt Nam với vùng Tây Nam - Trung Quốc (gồm 11 tỉnh, thành phó, điện tích hơn 5 triệu km2 và dân số hơn 380 triệu người); là con đường ngắn nhất, thuận tiện nhất từ tỉnh Vân Nam, vùng Tây Nam - Trung Quốc ra cảng Hải Phòng và nói với vùng Đông Nam A Khu cửa khẩu quốc tế Lao Cai hội tụ đủ các loại hình vận tải: đường sắt, đường bộ, đường sông Là cửa khâu quốc tế duy nhất của Việt Nam có vị trí nằm ngay trong thành phó, có hệ thống hạ tầng và dich vụ khá phát triển và đủ điều kiện trở thành nơi trung chuyên hàng hoá lớn giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN, từng bước chuẩn bị cho khu vực mậu dich tự do ASEAN — Trung Quốc.” Với vi trí địa ly và điều kiện tự nhiên thuận lợi, Lào Cai là tỉnh có nhiều lợi thế đề phát triển thương mại, công nghiệp, du lịch và dịch vụ, đặc biệt là kinh tế cửa khâu.

Trong những năm qua, quan hệ thương mại, đầu tur, du lịch giữa Việt Nam-Trung Quốc qua địa bàn tỉnh Lào Cai có sự phát triển mạnh mẽ Hoạt động XK, NK hàng hóa, xuất nhập cảnh của người và phương tiện vận tải qua các cửa khâu tỉnh Lào Cai có sự tăng trưởng nhanh, tạo điều kiện

*8Http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cactinhvathanhpho/tinhlaocai/thongtintinhthanh? view=introdu

ction&provinceld=1364

Trang 36

cho phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương Chi tính riêng từ năm 2001 đến năm 2010, kim ngạch XK, NK qua tinh Lao Cai tăng bình quân 10%/nam; thu ngân sách nhà nước qua hoạt động XK, NK tăng bình quân trên 20%/năm và thường chiếm hon 40% số thu ngân sách nhà nước toàn

tỉnh” Sự tăng trưởng của hoạt động XNK và XNC trên dia bàn tỉnh Lào Cai thé hiện qua Bảng sau:

Bang 2.1: Kim ngach XK, NK, sỐ lượng tờ khai và số lượt phương tiện vận tải XNC trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2007-2013:

Kim ngạch XK, NK Số lươn Số lượt phương - (PVT: Triệu USD) cà 00 VỢNE | tién van tai XNC

Nam TÑng tờ khai TRE hóa (tàu và ôtô) Neuon: Cục Hải quan tinh Lào Cai Qua Bang 2.1 trên có thé thay hoạt động XK, NK, XNC qua các cửa khẩu tinh Lao Cai có sự tăng trưởng nhanh Nếu như năm 2007 tông kim ngạch XK, NK mới chỉ đừng lai ở mức 954.8 triệu USD thì đến năm 2013 đã tăng lên 2,115 triệu USD (tăng hơn 2,2 lần); từ năm 2007 đến năm 2013, tổng kim ngạch XK, NK dat gần 8 ty USD Tuy nhiên sự tăng trưởng không đều qua mỗi năm Nếu như năm 2007 kim ngạch XK, NK đạt 954.8 triệu USD, phương tiện vận tải (chở hàng hóa XK, NK) XNC tương ứng đạt 94,548 lượt thì các năm 2008, 2009 và 2010 hoạt động XK, NKhàng hóa và XNC của phương tiện vận tải lại suy giảm do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra từ năm 2008 Năm 2011 kim ngạch XK, NK tăng trưởng gấp gần hai lần so với 2010 nhưng đến năm 2012 lại giảm và đến năm 2013 kim ngạch XK, NK lại tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh Giá trị hàng hóa XK so với hàng hóa NK không cân bằng qua từng năm, trong ” Cục Hải quan tinh Lào Cai, (2010), Hải quan Lào Cai 55 năm xây dựng và phát triển, tr 9-10.

Trang 37

cả giai đoạn trên tổng giá trị hàng hóa NK lớn hơn giá trị hàng hóa XK và Việt Nam nhập siêu qua địa bàn Lao Cai gan 1.3 tỷ USD.

Cơ cấu, chủng loại mặt hàng XK, NK qua địa bàn tỉnh Lào Cai rất đa dạng Theo Cục Hải quan tỉnh Lào Cai, hàng xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản (quặng sắt, kẽm, chì, đồng), hạt điều, cà phê, thủ công mỹ nghệ, cao su, đường, bánh kẹo, giày, đép, các mặt hàng nông sản như sắn, gạo, dưa, chuối hàng nhập khâu chủ yếu là than, phân bón, điện, hóa chat, máy móc, thiết bi, hang điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, hàng tiêu dùng và vật liệu xây dựng khác như: Quần áo, giày, dép,

vải, bát, đĩa, cốc, chén, gach men, thức ăn chăn nuôi, rau, củ, quả V.V.

Sự tăng trưởng của hoạt động XK, NK trên có sự đóng góp lớn của các đơn vi, công chức thuộc Cục Hải quan tỉnh Lào Cai với chức năng là cơ quan kiểm soát hàng hóa XK, NK tại biên giới Trong suốt thời gian trên, Cục Hải quan tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận, kiểm tra, giám sát và giải quyết thủ tục hai quan cho 93,61 1 tờ khai và hàng hóa XK, NK, hơn 719,500 lượt phương tiện vận tải (vận chuyển hàng hóa) XNC va đã tô chức thu thuế dat hon 7,155.2 tỷ đồng Tờ khai hàng hóa XK, NK (hay còn gọi là hồ sơ hải quan) theo quy định của pháp luật hải quan gồm các tài liệu như: Tờ khai, hợp đồng mua bán, hóa đơn, bảng kê chỉ tiết hàng hoá, giấy phép, vận don, giấy chứng

nhận xuất xứ ” Trong những tai liệu này chứa đựng những thông tin về hàng hóa như tên, địa

chi, của người bán, người mua (người XK, NK), tên và đặc điểm của hàng hóa, mã số hàng hóa, số lượng, xuất xứ, trị giá hàng hóa, số thuế phải nộp, cam kết của người XK, NK Những thông tin này là cơ sở ban đầu đề cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra (hỗ sơ và hàng hóa), giám sát và giải quyết thủ tục hai quan đối với hàng hóa đó, trong đó có kiểm soát hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT.

Tuy nhiên, cùng với sự phat triển của hoạt động XK, NK, XNC, tình hình sản xuất, buôn bán, vận chuyền qua biên giới hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền SHTT trên địa bàn tinh Lào Cai cũng ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp Hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền SHTT có nguồn gốc chủ yếu từ nước ngoài được vận chuyền vào Lào Cai qua biên giới theo cả đường chính ngạch và tiểu ngạch tại các cửa khẩu, lỗi mở hoặc được nhập lậu qua các đường mòn, sông, suối biên giới với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi dé che dau sự kiểm soát của cơ quan chức năng Sau khi được vận chuyền qua biên giới, hàng gia mạo, xâm phạm quyền SHTT được tập kết tại các kho, 30 Điều 12 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.

Trang 38

bãi chứa hàng, tại nơi cư trú của một số hộ đân giáp khu vực biên giới hoặc một số khu vực trong thành phó Sau đó, hàng tiếp tục được chia lẻ, gan nhãn hiệu, tên thương mai, chi dẫn địa lý giả mạo SHTT và phân phối, lưu thông, được bày bán tại các cửa hàng, chợ, trung tâm thương mại thuộc các xã, phường và khu vực biên giới Lào Cai hoặc thâm nhập sâu trong thị trường nội địa tiêu thụ.

Theo Chi cục quan lý thị trường tỉnh Lao Cai, cơ quan kiểm soát thị trường trong tỉnh Lao Cai, tính từ năm 2011 đến 2013, cơ quan này đã tiến hành 216 cuộc kiêm tra và đã xử lý 60 vụ sản xuất, buôn bán, kinh doanh hàng hóa giả, xâm phạm quyền SHTT, phạt tiền 156 triệu đồng, tổng trị giá hàng hóa vi phạm hơn 250 triệu đồng; đã phối hợp với các cơ quan khác (Công an, Sở Khoa học và Công nghệ) xử lý 02 vụ, phạt tiền 8 triệu đồng và tịch thu hàng hóa giả mạo SHTT có trị giá hon 9 triệu đồng Tang vật thu giữ chủ yêu gồm: 260 kg mỳ chính Ajinomoto giả, 872 đơn vị là quan áo, giầy, tất, balo gia nhãn hiệu The North Face; 400 bao thuốc lá Marlboro; 985 hộp dầu xe máy, 411 chiếc sim xe máy SRC giả, 325 chiếc mũ bảo hiểm, 518 chiếc phụ tùng xe máy giả nhãn hiệu Honda các loại, 26 kg vỏ túi nilon với các nhãn hiệu Ajnomoto, Miwon, Orsan sẻ

Số vụ buôn bán, vận chuyển, kinh doanh hang gia, xâm phạm quyền SHTT được Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lào Cai, phát hiện ngày càng gia tăng Nếu như năm 201 1, phát hiện, xử lý 16 vụ, trị giá hàng hóa tịch thu hơn 50 triệu đồng, xử phạt 46.6 triệu đồng, thì đến năm 2013 lên tới 29 vụ, trị giá hàng hóa tịch thu là 138 triệu đồng, số tiền phạt: 80 triệu đồng (tăng hơn 200% cả về số vụ lẫn giá tri) Hầu hết hàng gia, hàng xâm phạm quyền SHTT bị xử ly trên đều có nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc đưa vào Lào Cai qua các khu vực biên giới tỉnh Lào Cai Đáng lưu ý là trong số hàng giả mạo nhãn hiệu bị xử lý trên thì nhiều chủ thé quyền SHTT đối với các nhãn hiệu này đã đăng ký, yêu cầu kiểm soát SHTT tại tất cả các Cục Hải quan trong cả nước (gồm cả Cục Hải quan tinh Lao Cai) mà cơ quan hai quan không phát hiện như: Honda, The North Face, Marlboro Một số vụ việc điển hình về xử lý hàng hóa giả mạo SHTT có nguồn gốc từ Trung Quốc do Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lào Cai phát hiện, xử lý:

Các ngày 08, 09 và 17 tháng 10/2012, phát hiện ba vụ vận chuyên hàng hóa mang dau hiệu SRC và hình (giả mạo nhãn hiệu của Công ty CP Cao su Sao Vàng Việt Nam), tịch thu 411 chiếc sim xe máy, trị giá 20,550,000 đồng, phạt tiền 6,000,000 đồng, tịch thu và tiêu hủy tang vật trên.

3' Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai, Báo cáo tổng kết công tác quan lý thị trường năm 2011, 2012, 2013

Trang 39

Ngày 13/6/2013, kiểm tra tại chợ trung tâm thi tran Sapa Huyện Sapa phát hiện 02 hộ buôn bán, kinh doanh quan áo giầy dép, ba lô, tat, bot, mũ lưỡi trai giả mạo nhãn hiệu The North Face, cụ thé: Hộ Nguyễn Văn Mạnh (28 D.Tué Tĩnh) số lượng: 121 sản phâm; Hộ Nguyễn Thị Lý dia chỉ số 022,024 D Tuệ Tĩnh, số lượng 86 sản phẩm Đã xử phat hai đối tượng trên với tong số tiền phat 10,000,000 đồng và tịch thu toàn bộ các sản phẩm nêu trên; trị giá hàng hóa 16,070,000 đồng.

Ngày 02/7/2013, tại khu phó 2 thị tran Phố Lu, huyện Bảo Thang, phát hiện quả tang ông Nguyễn Xuân Thân dang sản xuất hàng mỳ chính giả mạo nhãn hiệu Ajnomoto, đã phạt: 10.000.000 đồng, tịch thu toàn bộ tang vật gồm 80 kg mỳ chính loại Ikg/gói và 01 máy đóng gói mỳ chính Cùng ngày và cùng thuộc khu vực trên, phát hiện, thu giữ lô hàng gồm 145 kg mỳ chính

và 26 kg vỏ túi nilon gan các nhãn hiệu Ajnomoto, Miwon, Orsan, không xác định được chu sở

hữu, đã thu giữ, xử lý toàn bộ tang vật trên.

2.1.2 Tổ chức bộ máy kiểm soát hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT

Dé công tác thực thi quyền SHTT được triển khai đồng bộ, thống nhất trong ca nước, từ khi Luật Hải quan được sửa đổi, bồ sung năm 2005 và Luật SHTT được ban hành, TCHQ đã ban hành một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về tô chức lực lượng, nội dung triển khai công tác thực thi quyền SHTT trong lĩnh vực hải quan như: Công văn số 1275/TCHQ-GSQL VW: Thực thi quyền SHTT trong lĩnh vực hải quan và Chương trình hành động 168; Quyết định số 515/QD-TCHQ Về việc phân công nhiệm vụ làm đầu mối, tham mưu cho lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố về công tác thực thi quyền SHTT, chống hàng giả trong lĩnh vực hải quan; Công văn số 1343/TCHQ-ĐTCBL VW triển khai công tác thực thi quyền SHTT trong lĩnh vực hải quan Trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn của TCHQ, hoạt động thực thi quyền SHTT tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai hiện nay được tổ chức thành hai cấp sau:

Tại cấp trên (cấp tham mưu, chỉ đạo nghiệp vụ), cơ quan tham mưu giúp Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lào Cai trong chỉ đạo, tô chức triển khai công tac thực thi quyền SHTT, chống buôn lậu, hàng giả.

Tại cấp CƠ SỞ, cấp trực tiếp triển khai biện pháp thực thi, gom 04 Chi cục Hai quan va 01 Đội Kiém soat Hai quan Trong do:

Các chi cục Hải quan trực tiếp áp dụng biện pháp kiểm soát hang hoa XK, NK thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, giải quyết thủ tục hai quan đối với hang hóa XK, NK, bao gồm: Chi

Trang 40

cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai, Chỉ cục Hải quan Ga đường sắt quốc tế Lào Cai, Chỉ cục Hải quan Mường Khương va Chi cục Hải quan Bát Xát Cac Chi cục Hải quan này hoạt động tại 04 cửa khâu, địa điểm tương ứng thuộc dia bàn hoạt động hải quan do Cục Hải quan tinh Lao Cai quan ly, bao gồm: Cửa khâu quốc tế Lào Cai với hai điểm tiếp nhận, giải quyết thủ tục thông quan hàng hóa XK, NK là Cầu đường bộ số I Lào Cai và Cầu đường bộ số II tại Khu Thương mại-Công nghiệp Kim Thành (đều thuộc TP Lào Cai); Ga đường sắt liên vận quốc tế Lào Cai (thuộc TP Lào Cai); Cửa khâu Xín Tẻn (huyện Mường Khương) và lỗi mở Bản Vược (thuộc Huyện Bát Xát — Lào Cai).

Đồng thời với hoạt động của các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan tiễn hành kiểm soát về SHTT thông qua áp dụng các biện pháp nghiệp vụ riêng ngoài quy trình thủ tục hải quan.

Từ năm 2005 Lãnh đạo Cục Hải quan tinh Lao Cai đã xác định công tác thực thi, bảo vệ quyền SHTT là một trong những nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Lào Cai và đã bố tri, phân công

02 công chức kiêm nhiệm công tác SHTT tại Chỉ cục Hải quan cửa khâu quốc tế Lao Cai”.

Bảng 2.2: Số lượng công chức kiêm nhiệm công tác thực thi quyền SHTT tại Cục Hải quan tỉnh Lao Cai, giai đoạn 2005-2013

Tại 04 Chi cục Hải | 02 02 0 12 02 02 25 06 04quan va Doi Kiém

soat Hai quan

Nguôn: Cục Hải quan tinh Lào Cai Qua bảng trên cho thấy số lượng công chức kiêm nhiệm về công tác SHTT có xu hướng tăng; tuy nhiên thường xuyên có sự biến động lớn, tăng giảm thất thường qua các năm mà không có sự 6n định cần thiết, cụ thé: Tại cấp Cục Hải quan tỉnh Lào Cai, Phòng CBL không cử công

chức phụ trách về SHTT từ suốt 2005 đến cho đến năm 2008, năm 2009 bắt đầu cử công chức phụ

trách SHTT tuy nhiên số công chức lại tăng giảm thất thường trong năm 2011, 2012 và 2013 Tại 5 đơn vị cơ sở, mặc dù năm 2005 đã có 2 công chức phụ trách về SHTT Tuy nhiên đến năm 2007 Theo Công văn số 1672/TCHQ/TCCB ngày 19/4/2005 của Tổng cục Hải quan V/v bố trí cán bộ kiêm nhiệm

công tác SHTT; Công văn sô 2275/TCHQ/TCCB ngày 14/6/2005 V/v duyệt danh sách cán bộ kiêm nhiệm công tácSHTT

Ngày đăng: 29/04/2024, 17:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Số lượng công chức kiêm nhiệm công tác thực thi quyền SHTT tại Cục Hải quan - Luận văn thạc sĩ luật học: Thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Lào Cai - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.2 Số lượng công chức kiêm nhiệm công tác thực thi quyền SHTT tại Cục Hải quan (Trang 40)
Hình vẽ số 2.1: Sơ đồ tô chức bộ máy thực thi quyền SHTT tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai TONG CUC HAI QUAN - Luận văn thạc sĩ luật học: Thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Lào Cai - Thực trạng và giải pháp
Hình v ẽ số 2.1: Sơ đồ tô chức bộ máy thực thi quyền SHTT tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai TONG CUC HAI QUAN (Trang 42)
Bảng 23: Số lượng đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát có hiệu lực trong các năm tại Cục Hải - Luận văn thạc sĩ luật học: Thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Lào Cai - Thực trạng và giải pháp
Bảng 23 Số lượng đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát có hiệu lực trong các năm tại Cục Hải (Trang 43)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w