1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Hàng rào phòng vệ thương mại và những vấn đề đặt ra đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới

85 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hàng rào phòng vệ thương mại và những vấn đề đặt ra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới
Tác giả Bùi Lê Thảo Linh
Người hướng dẫn Thạc sĩ Đỗ Thu Hương
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Thương mại Quốc tế
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 13,23 MB

Nội dung

Lam thé nao dé hoản thiện pháp luật về các biên pháp phòng vệthương mại nhằm tạo khung pháp luật phủ hợp để Việt Nam gia tăng việc áp dụng các biên pháp phòng vệ thương mại với ý nghĩa l

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

HỌ VÀ TÊN: BÙI LÊ THẢO LINH

MSSV: 453016

HÀNG RÀO PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI VÀ

NHỮNG VAN DE ĐẶT RA DOI VỚI HÀNG HOA

XUẤT KHAU CUA VIỆT NAM TRONG BOI

CANH THỰC THI CAC FTA THE HỆ MỚI

Ha Nội - 2024

Trang 2

BỘ TƯPHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌ VÀ TÊN: BÙI LÊ THẢO LINH

M§SSV: 453016

HÀNG RÀO PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI VÀ

NHỮNG VAN DE ĐẶT RA DOI VỚI HÀNG HOA

XUẤT KHẨU CUA VIỆT NAM TRONG BOI

CANH THỰC THI CAC FTA THE HỆ MỚI

Chuyén ngành: Luật Thong mai Quốc tế

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

THẠC SĨ ĐỒ THU HƯƠNG

Hà Nội - 2024

Trang 3

Xác nhận của

giảng viên hướng dẫn

LOI CAM DOAN

đôi xin cam đoan Gay là công trinh nghiên cum của

riêng tôi, các kết luận, số liệu trong khỏa luân tốt

nghiép là trung thực, đảm bdo độ tin cây./

Tác giả khóa luân tốt nghiép

(Ky và ghi rõ họ tên)

Trang 4

Hiệp định thương mại tự do

Hiệp định chung về thuê quan và thương mại

Quản lí ngoại thương

Hiệp định chong tro cap

Hiệp định tư vệ

Thương mại quc tế

TO chức thương mại thé giới

Trang 5

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa 4 Lời cam đoan ii

Danh mục các từ việt tất iii

Muc luc 1V,v,VI

1 Tính cap thiết của dé tài

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu để tài - cv v11 de 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU cọ HH hệ 5 3.1 Mục đích nghiên cứu

3.2 Nhiệm vu nghiên cứu + rerrike 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -ss t1 7

Ä'1 Đối tượng nghiễn COU cáccouiennh 0 tgĩ ngà gg Bàng ấn 13D 1354134611101ã0:648ã08040 7

4:2: HHam Vi nghiên CHU, sseerensocessesessecnesssoesnnsnsedsennensiesacesssessesvesensasoncens 7

5 Ý nghĩa khoa học vả thực tiễn của khóa luận cccccccccccrvccc.ev 8

6 Phương pháp nghiên cứu của để tôi, «c2 020 á 4044142442664 9 DRG lâu của đề tal cess sescusesveouesrseeavscasvesvsaveavatsevsssanaveanssnsavescvcesseaaseveccaveess 9

CHUONG 1: NHUNG VAN DE LY LUẬN VE PHONG VE THUONG MAL cessor 10

1.1 Khái quát chung về phòng vệ thương mại - ¿55c cccccccccccc 10

1.1.1 Khai niệm về phòng vệ thương mại 5c c5sccscczcvsrvecev 10

1.1.2 Đặc điểm về phòng về thương mại - cccccccccccvcccer 12

1.1.3 Tác động của phòng vệ thương ma coi 13

Trang 6

3.1 Một số biên pháp phòng vệ thương mại phổ biến -555c5555c 15 2.1.1 Biện pháp chống bán phá gia i cccsscssssssccssessssssessvessccnsssasssnsenns 15

3:12:Biêipntbtp:ciẳAng WẺ CẬN::aocscitodiinigtlitdiiitodilgintgsosead 17 251.3: Biên Pia CU VỆ: ¡csssscodiatiietdgedittlis301G0IE4L08305931581/48388888880408.8 18

CHUONG 2: PHAPLUAT VE PHÒNG VỆ THUONG MAIVA THỰC TIỀN TREN

THE GIỚI

3.1 PHAP LUAT VE PHONG VE THUONG MẠI - 21

2.1.1 Quy định WTO vệ các biên pháp phòng vệ thương mại 21

2.1.2 Quy định về các biện pháp phòng vệ thương mại trong mét số F TA 28

2.2 Tình hình áp dụng các biện pháp phỏng vệ thương mại trên thé giới 32

2.3 Tình hình phòng vệ thương mại của Việt Nam à c.cccece.cee 33 2.3.1 Tổng quan tình hình phòng vệ thương mại của Việt Nam 33

2.3.2 Nguyên nhân dẫn tới việc ap dụng các biên pháp phòng vệ thương mai 35 2.3.3 Một s6 vụ kiên về phòng vệ thương mại tiêu biểu tai Việt Nam 36

CHƯƠNG3: NHỮNG KHÓ KHAN VÀ GIẢIPHÁPHOÀN THIEN VE PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠIĐÓIHÀNG HOÁ XUẤT KHẢU CỦA VIỆT NAM

3.1 Những khó khăn liên quan phỏng vệ thương mại đối với hang hoá xuat khẩu của Việt Nam

3.1.1 Biên pháp chống bán phá giá -.2-56ccscveccvrrserreecree 42 3:1:9' Biên nhápciôNB Wợ'Ềftasscxssgsosiogogiostsygaisqaadaoszaoaagi 45

30105018 lenphẩp|ÏWUỂ nuautnbuaasip8sAdiksiiiddöidaiga48088á0áa0duả 48

3.2 Các kiến nghị giải quyết những khó khăn vẻ phòng vệ thương mai tại Việt

Trang 7

3.2.1 Các giải pháp trong thực tiễn áp dụng phòng vé thương mại tại Việt Nam

- 51

Trang 8

MO DAU

1 Tính cấp thiết cia đề tài

Trong thương mại quác tế hiện nay, các công cụ phòng vệ thương mai la méttrong các công cụ pháp lý mang tính bảo hộ mả nhiều nước áp dụng nhằm đối phó

với tinh trạng cạnh tranh không công bang trong điều kiên mở cửa va tự do hóa thương mại Các biện pháp phòng vệ thương mại đã được Hiệp định GATT nam 1947 gi nhận, và sau năm 1995, các biện pháp phòng vệ thương mại được WTO quy định trong các Hiệp định ADA, SCM va SA với ý nghĩa là các biện pháp bảo hộ hợp lý và chỉ được sử dụng khi đáp ứng các điều kiện với những thủ tục, quy trình ap dung khá phức tạp Dua trên nên tảng “luật chơi” của WTO, ngày nay, các biện pháp phòng vệ thương mai cũng đã được ghi nhận trong các FTA va FTA thé hệ mới như Hiệp định

CPTPP, EVF TA với những yêu cau cụ thể tùy theo đặc điểm của từng FTA Để thực

thi các cam kết quốc tế, xu hướng chung hiện nay 1a các nước phát triển (như Hoa

Ky, EU ) đã nội luật hóa các quy định trong các hiệp định của WTO vào các van bản quy phạm pháp luật về phòng vệ thương mai của nước minh nhằm tăng cường thực thi các biên pháp phòng vệ thương mai khi tham gia vào các quan hệ thương mại

quốc tế, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng nảy Tuy nhiên, trong thực tế,van dé này không đơn giản đối với Việt Nam cả vẻ lý luân, về pháp lý và trong thựctiến Bởi vi, Việt Nam là một nước đang phát triển với nhiêu nguồn lực hạn chế va

cũng chỉ mới gia nhập WTO chưa được 20 năm

Thực hiện Nghi quyết của Đảng Công sản Việt Nam về việc “chủ động tích cực hội nhập kinh tễ quốc tễ gắn liền với xây dung nền kinh tế độc lập tee chủ ”1, mặc

du là một nước di sau nhưng Việt Nam đã rat tích cực và chủ động tham gia vào tiêntrình tự do hóa thương mại ở phạm vi khu vực vả toàn câu Đối với Việt Nam, saugan 20 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã ký kết 16 FTA gôm: 8 FTA ký kết với tư

` NGhị quyết số 93/ NQ- CPngay 0507/2023 của Chinh BrivŠ ning cao hiệu quả hộirhập kinhté quốc tế, thúc diykahté phit trênriuuh và bin vững giai dom 2023 - 1030

Trang 9

cách la thành viên ASEAN (CEPT/AF TA và FTA với các đối tác: Trung Quốc, Hàn

Quốc, Nhật Bản, Án Độ, Úc và Niu Dilan, Hong Kông), 7 FTA ký kết với tư cách lamột bên độc lập (với các đôi tác: Chile, Nhật Bản, Han Quốc, Liên minh Kinh tê Á -

Âu, va Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiên bô xuyên Thái Bình Dương CPTPP)

Hiện nay, Việt Nam đang dam phán 3 FTA gém: FTA Việt Nam - EF TA (gồm các nước Thuy Si, Na Uy, Iceland, Liechtenstein), FTA ASEAN - Canada và FTA Việt

Nam - UAE Trong sô đó, có nhiêu FTA thé hệ mới, tiêu biểu phải kể tới FTA vớiNhật Ban; Liên minh châu Âu và CPTPP, RCEP? Việc tham gia các FTA thé hé mớinhư CPTPP, EVFTA có vai trò quan trong trong việc phát triển kinh tế - xã hội củaViệt Nam, khi ma hau hét hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có thuê suat bằng 0%nhưng cũng đặt ra các yêu câu cao hơn trong việc thực thi các cam kết quốc tế ViệtNam cũng không còn được hưởng các ưu đãi đặc thù cho giai đoạn chuyển đổi như

trước Tư do hóa thương mại và mở cửa thị trường đi đôi với những hình thức bảo hô tinh vi hơn thông qua việc các nước gia tăng áp dụng các rào cản kỹ thuật, nhất là các

biên pháp phòng vệ thương mai Nếu Việt Nam không có sự ứng phó thi sé chịu tácđộng tiêu cực đến thu hút đâu tư, đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng như đến sự pháttriển của các ngành sản xuất, kinh doanh, lao động, ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập,

đời sông của người dân

Liên quan đền các biên pháp phòng vé thương mai, để hoàn thiện các quy địnhcủa pháp luật về biện pháp phòng về thương mại trong giai đoạn mới, ngày 12/6/2017,

Quốc hội đã thông qua Luật QLTN?, trong đó ghi nhận về các biên pháp phòng vệ thương mại Mặc dù vay, trong thực tế từ năm 1995 đến tháng 12 năm 2023, hàng

hóa của Việt Nam khi xuat khẩu ra nước ngoài đã bị điều tra và áp dụng các biên phápphòng vệ thương mại trên 200 vụ, trong khi đó, Việt Nam mới tiến hảnh tổng cộng

17 vu điều tra về các biên pháp phòng vệ thương mại Hau hết các hang hóa của ViệtNam như thép, hoá chất, nhựa, điện tử, đô gia dung đã và đang là doi tượng bị áp

*Trmgtim VCCI, Tong hợp cúc FTA của Viet Nam tink đến tháng 08/2023, https /mmgtmm vito hop-cac-fta-cun-vist-rvme-tinh-den-thang: 112018 truy cáp ngày 15/2/2034

vivihong-ke/12055-tone-7 bit này được Quốc hoi thing qua ngày 12/6/2017, có hiệu hee từngay 01 thing 01 năm 2018.

Trang 10

dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ở các nước thành viên không chỉ của WTO

ma còn ở tại nhiều nước khác của WTO Điều này cho thay nhu câu áp dụng các biện

pháp phòng về thương mai để bảo vệ ngành sản xuất trong nước la rat cấp thiết Trongkhi đó, pháp luật về các biện pháp phòng về thương mại của Việt Nam chưa phát huy

được sứ mệnh 1a “van cứu sinh” (safety valve)* cho ngành sản xuât trong nước Liêu

tình trạng trên có phải vì các doanh nghiệp, cơ quan quản lý, các tổ chức, các ngànhsản xuất của Việt Nam chưa am hiểu về các biện pháp phòng vệ thương mại nênkhông muốn áp dụng? Hay vì các quy định của pháp luật Việt Nam về các biện pháp

phòng vệ thương mại còn nhiêu bắt cập khiến cho việc thực thí gặp nhiều khó khăn?

Và nếu do pháp luật còn nhiều bat cập thi đó là những bat cập nao? Đâu là giải phápcho van dé nay? Lam thé nao dé hoản thiện pháp luật về các biên pháp phòng vệthương mại nhằm tạo khung pháp luật phủ hợp để Việt Nam gia tăng việc áp dụng

các biên pháp phòng vệ thương mại với ý nghĩa là các biện pháp bảo hô hợp lý cho các ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh không lảnh mạnh của hàng hóa

nhập khẩu trong điều kiện mở cửa, tự do hóa thương mại và hôi nhập quốc tế nhưhiện nay? Dé co câu trả lời thỏa dang cho những câu hỏi trên, cần có sự nghiên van

thác va van dụng tót (03) ba biện pháp phòng vệ thương mại được WTO cho phép va

đã được nội luật hoa trong Luật QLNT 2017 Nhiéu doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt

là các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có sư hiểu biết day đủ về các biên pháp phòng

vệ thương mại nói chung và pháp luật về các biên pháp phòng vệ thương mại nói

riêng Vì vậy, sinh viên đã chon van dé “Hang rao phòng vệ thương mại va những

^ Guster Brink (2009) “National nearest in enti camping awestigntionsTM* 16 The Seth Afrxam Law Jounal (2009).

pp.318; Smdeepa Bhat B Safeguard Measures under the WTO Regine: An Analysis of the Dispute Settlement Body's

Respanse to the Debate on Unforeseen Developments, (2016-2017) 25 Sri Linke Joamalof itenuttional Law, pp.72

Trang 11

van dé đặt ra đối với hàng hóa xuất khâu của Việt Nam trong bôi cảnh thực thi các FTA thé hệ mới” làm dé tai cho khóa luận tốt nghiệp của minh.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Từ khi chuẩn bị cho quá trình dam phán gia nhập WTO va thực hiện chính sách chủ đông hội nhập kinh tế quốc tế cho đến nay, tại Việt Nam, liên quan đến dé

tai, đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu vả các dé tài chuyên khảo Cụ thể,

các sách do Phòng Thương mai và Công nghiệp Việt Nam (VCC]) phát hành, như cuỗn “Pháp luật về chong bán phá giá - Những điều can biết” do VCCI, với sự cộng tác của các Trọng tai viên Trung tâm Trong tai Quốc tế Việt Nam, xuất bản Day là

cuốn sách đầu tiên tại Việt Nam giới thiệu tương đôi day đủ những quy đình hiệnhành của WTO, Hoa Ky vả Liên minh Châu Âu về việc diéu tra và áp đặt thuế chongban phá gia đưới dang các câu hỏi và đáp ngắn gọn, cu thể và thiết thực Ngoài ra,

các ân phẩm khác của VCCI như “Kiện chong bán pha giá", "Tro cấp và thuế chong

trợ cấp”, “Biên pháp tự vệ trong thương mại quốc tế” cũng là những ấn phẩm bd íchtrong việc đem lại những kiến thức cơ bản cho người đọc trong việc tiếp cận các kháiniệm chung, các đặc điểm của các biện pháp phòng vệ thương mai

Hi đồng tư vấn vê phòng vệ thương mại (Hôi đông TRC) thuộc VCCI cũng

đã phát hành nhiều cudn sách về phòng vệ thương mại, như cuôn "Tranh chấp vàchong bản pha giả trong WTO" "Cẩm nang kháng kiên chỗng bản phá giá - chongtrợ cap tại Hoa Kj", cùng với các ân phẩm khác của Cục Quản lý Cạnh tranh, trực

thuộc Bộ Công thương như “Các văn bẩn pháp luật ve Biên pháp bảo đảm thương

mại công bằng trong thương mai quốc tế của Viet Nam" là những an phẩm đã đượcxuất bản rộng rãi, là tài liệu quen thuộc với các doanh nghiệp, các đối tượng muôntìm hiểu về pháp luật phòng vệ thương mai nói chung

Bên cạnh đó, không thể không kể đến rat nhiều công trình nghiên cứu, các luận

văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ về dé tai này Gan đây nhất có hai luận án của tác giả Bùi

Quang Hưng, Chống bán phá giá trong các Hiệp đinh thương mại tự do mà Viet Nam

đã tham gia - Thực tiễn và xu hướng phát triển, Khóa luận Thạc sĩ Luật hoc bảo vệ

Trang 12

năm 2017 tại Trường Dai hoc Luật Hà Nội và Nguyễn Tran Trúc Quỳnh, Phẩn tich biện pháp tirvé thương mai trong CPTPP RCEPvà kién nghi đành cho doanh nghiệp

Mật Nam, Khóa luận tot nghiệp bảo vệ năm 2023 tại Trường Đại học Kinh tế - Luật.Cũng nghiên cứu về dé tai nay còn có công trình nghiên cứu cấp tiền sĩ của tác giả.Đặng Thi Minh Ngọc, Pháp luật chéng trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Viet Namtrong điều kiện hội nhập kinh tô quốc tế, Luận án Tiên sĩ Luật hoc bảo vệ năm 2022tại Trường Đại học Luật Hà Nội củng nhiêu luận văn, luận án khác có liên quan hoặc

có dé cập, nghiên cứu một khía cạnh của dé tài Nhìn chung các công trình nay đã

nghiên cứu một cách khá sâu sắc vẻ pháp luật phòng vệ thương mại trên thé giới nói riêng cũng như pháp luật phòng vệ thương mai noi chung của Việt Nam đồng thời

cũng đưa ra một số kiến nghị đáng tham khảo Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa cócác nghiên cứu mang tính học thuật của nước ngoài về tác động của Pháp luật về cácbiên pháp phòng vệ thương mại của trong các FTA thé hé mới đối với hang hóa củaViệt Nam để từ đó dé xuất các định hướng, giải pháp thiết thực nhằm giúp Việt Nam

ứng phó hiệu quả với các vụ kiện phòng vệ thương mại ở bối cảnh các FTA thé hệ

mới

Với tiên dé nay, dé tai của sinh viên nghiên cứu sẽ tổng hợp va phân tích kỹ từngvan đê pháp lý cơ bản va quan trọng liên quan đến pháp luật về phòng vệ thương mạitrong WTO vả các FTA thé hệ mới mà Việt Nam lả thành viên nhằm xây dựng mộtbức tranh toàn cảnh về nguyên tắc bảo hô dau tư nảy Theo đó, căn cứ vảo thực tiễnứng dụng và thực tiễn pháp luật Việt Nam để từ do dé xuất những giải pháp, khuyếnnghị cụ thể, hướng tới hoàn thiện và củng co pháp luật Việt Nam về phòng vệ thươngmại đôi với hang hóa xuat khẩu của Việt Nam

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của dé tài la: Trên cơ sở lam rõ những van dé lý luận liên quan đến pháp luật về các biên pháp phòng vê thương mại, chỉ ra những bat cập của

Trang 13

pháp Việt Nam cùng những khó khăn, yêu kém trong quá trình áp dụng và xử lý các

vụ kiện về các biên pháp phòng vệ thương mại, đề tai luận giải cho các dé xuất vềđịnh hướng, giải pháp hoàn thiên pháp luật về các biên pháp phòng về thương mại vàcác kiến nghị tăng cường áp dung các biên pháp phòng vệ thương mại tại Việt Namtrong thời gian tới (đặc biệt khi các FTA thé hé mới có hiệu lực thi cũng đông nghĩa

Với Việc các nước sẽ gia tăng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với Việt

Nam bên cạnh việc cắt giảm sâu thuê quan)

Đề đạt được mục đích nêu trên, khoa luận có nhiệm vụ:

-Lam rõ cơ sở lý luận về phòng vệ thương mại như khái niệm, tác động của phòng vệ thương mại, phan tích đặc điểm của từng biên pháp phòng vệ thương mai,

qua do chỉ ra sự khác biệt về điều kiện, thủ tục, quy trình áp dụng của mỗi biện pháp

nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam tránh nhâm lẫn khi áp dụng trong thực tế,

- Làm rõ bản chat của các biên pháp phòng vệ thương mại và pháp luật về cácbiên pháp phòng vệ thương mai để thay rõ được su tat yêu của việc áp dụng các biênpháp phòng vệ thương mại với ý nghĩa la các công cu pháp ly quan trọng dé bảo hôhợp lý ngành sản xuất trong nước trong quá trình tự do hóa thương mại;

- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về các biện pháp phòng vệ thương mại thông qua việc so sánh với pháp luật của WTO và pháp luật của một sô

FTA nổi bật mà Việt Nam tham gia kí kết nhằm chỉ ra những bat cập trong các quy

định của pháp luật hiện hành va những khó khăn, yêu kém cùng nguyên nhân của yêu

kém trong việc thực thi pháp luật cũng như những khó khăn trong việc doanh nghiệp

Việt Nam giải quyết khi xảy ra các vụ kiên về các biên pháp phòng vệ thương mại,

- Xác định rõ định hướng và luận giải cho các giải pháp hoàn thiên pháp luật Việt Nam về các biện pháp phòng vê thương mại và kiến nghị để Việt Nam tăng

cường, chủ đông áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trong thời gian tới.

Trang 14

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đôi tượng nghiên cứu của dé tai là những van dé liên quan đến phòng vệ

thương mai, các biên pháp phòng vệ thương mại và pháp luật về biên pháp phòng vệ thương mại Vì Việt Nam đã gia nhập WTO và các “luật chơi" của WTO đã có hiệu

lực đối với Việt Nam, nên đối tương nghiên cứu của dé tai còn bao gồm các quy định

của WTO vệ các biên pháp phòng vệ thương mai Khóa luận tập trung nghiền cứu

pháp luật của WTO ve biện pháp phòng vệ thương mai nói chung, điều kiện, thủ tục

và quy trình áp dụng nói riêng nhằm đặt chúng trong môi quan hệ so sảnh với các quy dinh của pháp luật Việt Nam.

Liên quan đến các quy định của FTA về các biên pháp phòng vệ thương mai,

do giới hạn về dung lương trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, khóa luận

chỉ nghiên cứu một sô quy định chung nhất về các biện pháp phòng vệ thương mai

nói chung theo F TA, không đi sâu vào quy định của từng FTA cụ thể mà Việt Nam

mới gia nhập Sinh viên cũng coi đây là một trong những nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của bản thân trong tương lai, sau khi bảo vệ khóa luân tốt nghiệp, sẽ di sâu tim

hiểu vẻ từng biên pháp phòng vệ thương mai trong mỗi FTA thé hệ mới ma Việt Nam

đã gia nhập và đã có hiệu lực đối với Việt Nam.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung Trong thương mại quốc tế, các nước thường quy đính nhiêu

biên pháp phòng vệ thương mai với y nghiia la những công cụ pháp lý để bảo vê ngànhsản xuất trong nước trong điều kiện tự do hóa thương mại vả hôi nhập quốc tế Trong

phạm vi của luận an, sinh viên tập trung nghiên cứu 03 biện pháp phòng vệ thương mai lả: (i) Biện pháp chong bán phá giá; (ii) Biến pháp chống trợ cấp; (iii) Biên pháp tự vệ Day là ba biện pháp được WTO, FTA cũng như pháp luật của nhiều nước, trong đó có Việt Nam, thừa nhận là các biên pháp bao hộ hợp lý ngành sản xuất trong

nước Tuy nhiên, vì hai biện pháp chong ban pha giá và chống trợ cap có nhiêu quy

Trang 15

định giống nhau về điều kiên, quy trình, thủ tục áp dụng nên về bô cục luận án sé

để hai biên pháp phòng vệ thương mai này vào mét mục tai một sô pha để tránh sựtrùng lặp và cũng dé dé nhân biết những điểm khác nhau cơ bản giữa 2 biện pháp

phòng vệ thương mại nay.

- Về không gian: Ngoài việc phân tích các biên pháp phòng vệ thương mai

trong WTO dé từ đó đặt chúng trong môi quan hệ so sánh với các quy định của pháp

luật Việt Nam, thì Việt Nam đã gia nhập các FTA thé hệ mới như CPTPP, EVFTA

nhưng do giới hạn về dung lượng vả thời gian (như đã trình bảy tai trang 5) nên luận

án chỉ phân tích một số điểm chung quy định của FTA về các biên pháp phòng vệ

thương mại mà không phân tích sâu một biện pháp phòng vệ thương mại của một

FTA cụ thể nào

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khóa luận

Vệ phương diện khoa học, kết quả nghiên cứu của khóa luận có ý nghĩa thiết

thực trong việc góp phan xây dựng cơ sở lý luận vả luận giải vẻ sự cân thiết phải hoàn

thiên pháp luật vê các biện pháp phòng vệ thương mai Từ các kết quả nghiên cứu đạt được, khóa luận đã đóng góp thêm những định hướng trong việc zây dựng, thực hiện

và áp dụng những quy định pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại nói riêng

và pháp luật điêu chỉnh vao hoạt động ngoại thương nói chung Những định hướng

nay có giá trị khoa học cho các nha nghiên cứu, cơ quan lập pháp và cơ quan quan ly

nhả nước về các biện pháp phòng vệ thương mại

Về phương điện thực tiễn, kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ chỉ ra những

điểm hạn ché, bat cập trong các quy định pháp luật về các biên pháp phòng vệ thươngmại hiện nay Trên cơ sử đó, khóa luận có những kiến nghị hoàn thiên pháp luật ViệtNam vẻ các biên pháp phòng vệ thương mại nhằm một mặt tạo sự phù hợp dé ViệtNam thực thi các cam kết quốc tế, mặt khác giúp các doanh nghiệp Việt Nam có sự

thuận lợi khi gia tăng áp dung các biện pháp phòng vệ thương mại.

Trang 16

6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Dé dat được mục đích nghiên cứu ma dé tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu khoá luận đã sử dụng một s6 phương pháp nghiên cứu cơ bản được vận dụng linh

hoạt, cụ thể như sau:

- Phương pháp phân tích, dién giải, tổng hợp được vận dụng xuyên suốt để làm

rõ những van dé liên quan đến phòng vệ thương mai nói chung vả các biên pháp

phòng vệ thương mại nỏi riêng.

- Phương pháp đánh giá, so sảnh được vận dụng nhiêu nhất ở chương 2 để sosánh hướng tiếp cận của các hệ thong pháp luật về phòng về thương mai trong WTO

và trong các F TA nỗi bật để đưa ra những ý kiến, quan điểm, nhận xét và quy định

pháp luật Việt Nam hiện hành có đang hợp lý hay không.

- Phương pháp quy nạp, diễn dich vân dụng trong việc triển khai những vân déliên quan đến phòng vệ thương mại đặc biệt là những kiên nghị mang tính xây dựng

một cách khái quát, súc tích

1 Kết cầu của đề tài

Khoá luận được cơ cau bao gom Phân mở đâu, Phan kết luận, Danh mục tảiliệu tham khảo vả Phân nội dung với 03 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Những van dé ly luận về phòng vệ thương mại

Chương 2: Pháp luật về phòng vệ thương mại và thực tiễn trên thé giới.

Chương 3: Những các khó khăn vả giải pháp hoản thiện về phòng vệ thương mại đối

hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam

Trang 17

CHUONG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

11 Khái quát chung về phòng vệ throng mại

1111 Khái niệm về phòng vệ throng mại

Hôi nhập kinh tế quốc tế và tư do hóa thương mai là một xu thé lớn của thégiới hiện dai, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tê và đời sông của timg quốc gia.Các quốc gia đã tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khá sớm bằng việcthành lập, tham gia tỏ chức WTO và ky kết các FTA Khi các quốc gia tham gia kikết các FTA, các quóc gia buôc phải thực hiện các cam kết, trong đó chủ yếu la việccắt giảm, tiến tới loại bỏ hang rao thuế quan, phi thuế quan, không được có sự phân

biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài Sự xuất hiện của những cơ hội nay đã mở đường cho sự tăng trưởng của nên kinh tế trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất hang hóa.

Tuy nhiên, song hành cùng với những thuận lợi của các FTA khi tân dung loi thê so sánh dé gia tăng hiệu quả sản xuất, các quốc gia cũng đối mặt không ít thách

thức đối với mục tiêu phát triển bên vững Do là, quá trình mở cửa dit theo lộ trình,với các đôi tác thương mại lớn cỏ thể khiến một số ngành sản xuất trong nước khôngthích ứng kịp với dién biến cạnh tranh phức tạp, thậm chí không lành mạnh (như bánphá giá, nhân trợ cap) của hang hóa nhập khẩu từ nước ngoài Ngoài ra, việc dé dangnhập khẩu hang hóa vào thị trường trong nước tao môi trường thuận lợi cho hoạt độngnhập khẩu dẫn đến lượng hàng hóa tràn vao 6 at bất thường Điều nay có thé dẫn đến

thiệt hai kinh tế cho doanh nghiệp và người tiêu dùng do chính sách giá cả không

công bằng hoặc trợ cấp bat hợp pháp của chính phủ cho các nha xuât khẩu Dé đáp

lại, các doanh nghiệp và nước nhập khẩu phải thực hiện các biện pháp phòng thủ dé

bảo vệ ngành sản xuất trong nước va tự bảo vệ mình:

Trên cơ sở đó, hệ thông GATT/ WTO đã thiết lập một khuôn khổ quy định toản

diện, thường được gọi là hệ thông "phòng vệ thương mại” (trade remedies), trong đó

nêu ra các biện pháp có thể được thực hiên để giải quyết thiệt hai gây ra Các biênpháp nay bao các biện pháp như CBPG, CTC và các biện pháp tư về nhằm hạn chế

Trang 18

hoặc ngăn chặn việc nhập khẩu hang hóa từ nước ngoài dé bảo vê các ngành công

nghiệp trong nước khỏi các hoạt động thương mại không công bằng khỏi mọi tác hại

tiêm tang do các nhà nhập khẩu nước ngoài gây ra Những hanh đông nảy phải phùhợp với các quy định do WTO đặt ra và bat ky FTA nao mà quốc gia đó là thành viên

Theo cách hiểu phổ biến, phòng vệ thương mại có thể hiểu là các biện phápphòng ngừa vả han ché (chẳng han như thuê bổ sung vả quy định hạn ngạch) đượcnước nhập khẩu thực hiện đối với hàng hóa được xuất khâu từ nước khác Một nghiêncứu khác cũng cho rằng, biện pháp phòng vệ thương mại được hiểu là những biênpháp phi thuê quan ma các quốc gia nhập khẩu có thể áp dụng mét cách hợp pháptrong những trường hợp hang hóa nhập khẩu vao nước mình có những diễn biển batthường có thể gây thiết hai tới nganh sản xuất nội địa nước nhập khẩu đó? Hoặc theoWTO, “phòng vệ thương mại chính là một phân trong chính sách thương mại quôc tếcủa mỗi quốc gia, bao gồm việc sử dụng các biện pháp: Chong ban phá giá, chống

tro cấp và tự vệ"

Tong hợp thực tiễn nghiên cứu có thể hiểu, phòng vệ thương mại lở việc theehiện các biên pháp như chống bản phá giá chong tro cấp và các biên pháp tự vệ

nhằm hạn chế hoặc ngăn chặn việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài nhằm bảo vệ

các ngành công nghiệp trong nước khỏi các hoạt đông thương mat không công bằng

và giảm thiểu mọi tác hại tii tàng do các nhà nhập khẩu nước ngoài gay ra Nhữnghành động này phải phải hợp với các quy dinh do Tổ chức Thương mai Thế giới(WHO) đặt ra và bat kỳ Hiệp đinh Thương mai Tự do (FTA) nào mà quốc gia a là

thành: viên.

Phòng vệ thương mại bao gôm 3 biện pháp chính la chông bán phá giá, chong

tro cấp và tự vệ Ngoai ra, các nước có thể áp dụng biên pháp chồng lần tránh phòng

vệ thương mại khi chứng minh được hang hóa, nguyên liệu từ nước dang bi áp thuếđược xuất khẩu, gia công thêm ở một nước thứ ba với giá trị gia tăng không đáng kể

2 Phòng Threng mai và Céngnghiip Việt Nam (2019) “Hirdng din thax thú các cam kết về phòng về throngmaiva giải quyết trah chấp, https /bvretnn seo vaenšvun/12928-cana-xvee:tmong:(lsyav -đu: Truy cập reày 20/1/2024.

Trang 19

Các biện pháp này được áp dụng theo mét quy trình điều tra phải dap ứng ba điều

kiên cụ thể: (i) Có hiện tượng ban phá giá hoặc bán hang có trợ cấp hoặc nhập khẩu

6 at, (ii) ngành sản xuất nội địa của nước nhập khâu chứng minh được thiệt hại; (iii)

có mồi quan hệ nhân quả giữa hành vi bán pha giá, bán hang trợ cấp hay nhập khẩu

6 ạt tới ngành hang sản xuất trong nước của nước nhập khẩu Về cơ bản, nội dung

phòng vệ thương mai trong các FTA déu dựa trên các Hiệp định tương ứng trong

khuôn khổ WTO Do vậy, chúng được coi la công cụ bảo vệ pháp lý của các nướcnhập khẩu trước các tác động tiêu cực của hang hóa xuât khẩu cũng như bảo vệ ngànhsản xuất của nước nội địa

Bên canh đó, có một so quan điểm cho rằng việc thực hiện các biện pháp phòng

vệ thương mại có thể gây tác đông hạn chế thương mại va đặt ra thách thức đổi vớitiến trình tự do hóa thương mại Điều nay là do các quốc gia sử dụng các biện phápnhư thuế quan va phi thuê quan dé can trở dòng hang hóa xuyên biên giới, trong khi

WTO cô gang tao ra một môi trường tự do hóa thương mại Minh chứng cho điều

này, Alan Macek, khi thảo luận về lý do căn bản đằng sau việc các quốc gia thành

viên sử dung các công cụ phòng vệ thương mại, đã tuyên bồ rằng việc sử dụng những công cu đó mâu thuẫn với các nguyên tắc thương mai tự do toản cau® Ngoài ra, vị thé của một quốc gia trên trường quốc tế đóng một vai trò quan trong vì quốc gia nay

có thể phải doi mặt với các hảnh đông trả đũa từ các nước xuất khẩu

1.1.2 Đặc điểm về phòng vệ thương mại

Thứ nhât, các biện pháp phòng vệ thương mai là mét bô phận quan trong trong

chính sách thương mại quốc tế của mỗi quóc gia

Thử hai, mục đích của việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại lả nhằm

hỗ trơ, tạo điều kiện các ngành sản xuất trong nước có đủ thời gian cạnh tranh lành

mạnh với hang hóa nhập khẩu hoặc giải quyết các trường hợp cạnh tranh không lành

mạnh có nguôn góc từ nước ngoải Các biện pháp này nhằm mục đích loại bỏ sự cạnh

© Alen Macek (2003), “The polinical Argument for safeguard Measures", wrororaloun aceke com ,tr.39-41

Trang 20

tranh không lanh mạnh bang cách vô hiệu hóa một số lợi thé nhất định ma doanh

nghiệp từ các nước xuất khâu được hưởng Tuy nhiên, việc thực hién các biện phápnày có thể đặt các ngành sản xuất trong nước, trước đây được bảo vệ bởi chính sáchthuê cao, vào tình thé bap bênh khi phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoải Điềunay có thé dẫn đến sự thiéu hiệu quả, chẳng hạn như giảm doanh thu hoặc loi nhuận

Thy ba, tính hai mặt của các biện pháp phòng vệ thương mại Khi các biện pháp phòng vệ thương mại được thực hiện đúng mục đích đã định, chúng sẽ hoan

toàn phủ hợp với mục tiêu chung là thúc day tự do hóa thương mại Tuy nhiên, néu

các biện pháp nay bị lam dung va trở thành công cụ trừng phạt các ngành công nghiệp

trong nước thì chúng sẽ mâu thuẫn với các nguyên tắc thương mại tự do Đây chínhxác là lý do tại sao WTO đã thiết lập các hướng dẫn thủ tục nghiêm ngặt để dam baorằng việc áp dung các biên pháp phòng vệ thương mại được thực hiện trong mộtkhuôn khỗ cu thể, từ đó lam giảm khả năng lạm dụng

11.3 Tác động cửa phòng vệ thương mai

a Tác động tích cực:

Công cu hiệu quả bảo vệ ngành sản xuất trong nước: Thực tê cho thay các

biên pháp phòng vệ thương mại đã được áp dụng déu dem lại hiệu quả tích cực cho các ngành sản xuất trong nước, giúp ngành khắc phục thiệt hại do sự gia tăng của

hàng nhập khẩu gây ra, giữ vững và từng bước phát triển các ngành sản xuất trong

nước liên quan Theo đánh gia của Cục Phòng vệ thương mại, các biên pháp phòng

vệ thương mại đã áp dụng với hàng nhập khẩu hiện đang bảo vệ các ngành sản xuất trong nước chiếm khoảng 9,5% GDP của Việt Nam (ước tính theo GDP năm 2022

và công ăn việc làm của hàng triệu người lao động trong các lĩnh vực sản xuất trong nước”,

? Bảo Thoa, Phong về thương mai của Viet Nam thực kiến công Đứng, công Huai, mink bạch, Trang Thing tin Đối Ngpai,

trtps /Rtdoanhhnebiip vnúnehien-cuntrao- doi/Ðy-hunvinx-tèrVpbong:ve-tÌrieng.mai-cua-v tran thc

hier-cong-bang-cong-khaim nh-bach-91233 , tray cạp ngày 10/2/2023

Trang 21

Tạo lập lại môi trường canh tranh binh đẳng: Nhờ việc áp dụng biên pháp

phòng vệ thương mại hợp lý, phù hợp với cam kết quốc tế, các ngành sản xuất trong nước được bảo vệ trước những hành vi cạnh tranh không bình dang của hàng nhập

khẩu, từ đó tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước phát triển, tạo thêm việc làm

và giả trị gia tăng cho nên kinh tế.

Tăng ngudn thu cho ngân sách nhà nước : Các biên pháp phòng vé thương mại

đã áp dung đóng góp hang nghìn tỷ đồng tiên thuê thu được vảo ngân sách nha nước.

Ở góc đô tiêu dùng, các biện pháp phòng vệ thương mại trong đải hạn giúp cho nênkinh tế không bi phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu, đem lại sự ồn định va chốngchịu tốt hơn trước các tác đông và cú sốc từ bên ngoai

b Tác động tiéu cực:

Đối điện với nguy co bi điều tra áp dung các biên pháp phòng vệ thương mạiCác doanh nghiệp có năng lực xuât khẩu lớn của nước xuất khẩu cũng sẽ phải đốimặt với nguy cơ nguy cơ bị các nước đối tác FTA điều tra, áp dung các biên phápphòng vệ thương mại nhiều hon Thong kê cho thay, trong năm 2023, hàng hóa xuấtkhẩu của Việt Nam là đôi tượng của 13 vụ việc điều tra mới, bên cạnh 22 vụ việcđang tiếp tục được điều tra va các vụ việc ra soát hang năm, ra soát cuôi kỳ Š

Gia tăng nghĩa vụ khủ điều tra áp dung các biên pháp phòng vệ thương mại:

Hiện nay, một so FTA thé hệ mới có nhiều quy định chặt chế hơn trong việc điều tra,

áp dung biện pháp phòng vệ thương mại đôi với đôi tác FTA (các điều khoản cao hon

so với quy định WTO) Chính vì vay, bên cạnh việc phải dam bảo có một hệ thống

văn bản pháp luật tương thích và phủ hợp, các quốc gia còn phải tuân thủ các nghĩa

vụ bat buộc trong các FTA với các đôi tác Như doi với Việt Nam, quy định về nguyêntắc thuế thap hơn, lợi ích công cộng, gia tăng các nghĩa vu thông báo, tham van, cung

*Lam Gimg, Diy: xanh phỏng về throng mai wham dio về sim xuất trong aiớc, Báo Ba Nộimới, bps /vnom

oimyoho-r-ruơng:cục-phơng-ve-tiuxme.1aa-bo-cơng-fuxme: dur-thang-trng-dry-m anh-phong-ve-thong-marnham Xat:rangypioc-657619 iba] truy cập ngày 14/2/2024.

Trang 22

-bao-ve-san-cấp các thông tin, chế độ bảo mật thông tin trong từng FTA là các nghĩa vụ tăng

thêm buộc Việt Nam phải tuân thủ thực hiện?

Doanh nghiệp tại nước vuất khẩu chua sử dung hoặc ứng phó với các biên

pháp phòng vệ thương mai một cách hiệu gud: Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp xuất

khẩu còn bị đông, chưa thực sư nhân thức rõ rảng về nguy cơ xảy ra các vụ việc điều

tra phòng vệ thương mại cũng như hệ qua bat lợi của các vụ việc này đối với hoạt

động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp còn có tâm lý nétránh, sơ kiện tụng, điều tra, không tham gia hoặc tham gia không đây đủ vảo côngtác ứng phó khi bi nước thành viên FTA điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thươngmai dẫn tới kết quả bat lợi doi với các doanh nghiệp

2.1 Một số biện pháp phòng vệ thương mại phổ biến

Trong TMQT, các biên pháp phòng vệ thương mai chính dang nhìn chung bao

gôm các biên pháp tự vệ, chông ban phá giá và chong trợ cap

2.1.1 Biện pháp chống bán phá giá

Một trong những nôi dung quan trong nhật được GATT đưa ra đó là về van déchong ban phá giá, cu thể được dé cập đến trong Điều VỊ Khái niệm “chéng bán phagiá” đã được dé cap đến trước đó, lân đâu tiên trong Đạo luật Chong bán phá giá của

Canada năm 1904, luật chúng ban pha giá của Newzealand 1905, Ức năm 1906, Nam

Phi năm 1014, sau đó đến đạo luật của Mỹ va Anh năm 1916 và 1921 Tuy nhiên phải

đến GATT năm 1947, các đạo luật về chong ban phá giá mới có giá trị pháp lý chung

cho nhiêu quốc gia, điều chỉnh chung cho thương mại các nước thành viên Nó là cơ

sở dé hàng loạt các văn bản pháp luật của các nước về chồng ban phá giá được ra đời.Điều VI trong GATT năm 1994 là điều khoản hiện hành điều chỉnh các van để liênquan đến chong ban pha gia, kèm theo đó là Hiệp định về việc thi hành Điều VI GATT

1994 (ADA) điêu chỉnh kỹ hơn các quy tắc, điều kiện, trình tự thủ tục kiện và cách

2 Công thông tin chin tirtinh An Gang, Biến pháp phông về thương mat tong môi trưởng thực thi các FTA thé hệ mới.

Ap:lfBmei angiang gov vwbien-phap-phong-ve-thnong-mai-trong-mot-trnong-thnc-thi-cac fta-the-he-moi-7547 haul tray: cap ngiy 107372024

Trang 23

thức áp dụng biên pháp chong bán phá giá Các biện pháp chóng bán phá giá được áp

dụng khi có hành vi bán phá giá của nước xuất khẩu Theo ADA 1994, Điều 2 quyđịnh rằng “Một sản phẩm được coi là bán phá giá tức là được đưa vào lưm thông

thương mại của một nước khác thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó hoặc

néu nine giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước nà) sang một nướckhác thấp hơn mức giá có thé so sánh được của sản phẩm tương tự được tiên đùngtại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường”

Hiểu một cách đơn giản thì, nếu mức giá xuất khẩu X của một hang hóa từ

nước A sang nước B cao hơn giá của sản phẩm đó là Y bán tại thi trường nước A

(Y¥<X thi sản phẩm đó được xem là bán pha giá từ nước A sang nước B Tuy nhiên,việc xác định việc một sản phẩm có phá giá hay không là vẫn đê khó khăn và phức

tạp ở nhiều phương diện.

Khi “vu kiên” chong bán phá giá thành công, có ba mức áp dung biện phápchồng bán phá giá được quy định trong ADA Thứ nhất, Chính phủ có thể áp dụngcác biện pháp tạm thời Đó là sau khi cơ quan điều tra sơ bộ khẳng định về thiệt haigây ra cho ngành sản xuất nội địa, nước nhập khẩu có thể áp dụng môt mức thuếchông ban pha giá tam thời Mức thứ hai co thể được áp dung đó lả cam kết về giá,nhà xuất khẩu phải cam kết điều chỉnh lại giá bán trong tương lai sao cho mức giánay không thể gây tổn that cho nên sản xuất nội dia nước nhập khẩu và được nướcnhập khâu chap nhận Sau khi đã có quyết định chính thức về hành vi chong bán phágiá, nước nhập khâu có thé tiến hanh áp dụng các biên pháp chóng bán phá giá chínhthức, gồm có thể đánh thuê chúng bán phá giá, áp dụng hạn ngạch nhập khẩu hoặckết hợp cả hai biện pháp nảy Với việc ap dung thuế chúng ban phá giá, mức thuếchong ban phá giá được xác định riêng biệt cho từng nhà xuất khẩu hoặc nha sảnxuất, lượng thuế phải nộp thay đổi theo biên độ pha giá xác định rõ rang cho từng

Trang 24

2.1.2 Biện pháp chống trợ cấp

Giống như chống ban phá giá, chong trợ cap cũng được nhắc tới trong GATT

1947 tại diéu khoản sô XVI Qua các vòng dam phán Tokyo, va vòng dam phan

Uruguay, một hiệp định về chong trợ cap và các biên pháp đối kháng được hình thànhvào năm 1979 và sửa đôi thành Hiệp định mới vào năm 1994 (SCM) lam rổ các quyđịnh trong diéu XVI GATT 1994 Tuy nhiên, Hiệp định SCM chi áp dụng giải quyết

về các loại tro cấp, quy tac và điều kiên cho từng loại, cùng cách thức ap dụng đôi

với các mặt hàng công nghiệp Còn đối với các mặt hàng nông sản, SCM không quy

định ma phải xem xét chong trợ cap thông qua Hiệp định Nông nghiệp của WTO

Nếu như các biện pháp chống ban phá giá la để giảm thiểu các tác động từ hành vi ban hang hóa với gia thành thập gây thiệt hai sản xuất trong nước thì các biện

pháp chồng trợ cấp (Subsidies and Countervailing measures) được áp dụng nhằm đôi

phó với những ảnh hưởng tiêu cực cho ngành sản xuất nội địa gây ra bởi hoạt động

trợ cap của Chính phủ Hoạt động trợ cấp nay, nói một cách đơn giản, là hoạt động

của Chính phủ các nước xuat khâu khi có những chính sách tạo lợi thé cho mét sốloại hang hóa nhất định khi tién hành xuat khẩu sang nước khác, có thể là trợ cap vềgiá, về chính sách xuat khẩu hay kiểm định, thủ tục giây tờ, từ đó khiến các ngànhsản xuất các mặt hàng tương tự trong nước khó có thể cạnh tranh được Hiệp định

SCM ra đời mang theo quy định vé trợ cấp tại Điều 1 của Hiệp định SCM, theo do:

trợ cấp (subsidy) được dink nghĩa nhục một khoản đóng góp tài chính trực tiếp hoặcgiản tiếp của chính pìm (hoặc tô chức nhà nước/công) của một nước thành viên mà

khoản đóng góp dé dem lại lợi ích cho ngành (hoặc DOANH NGHIEP) được nhận

trợ cấp Định nghia này gồm ba ý quan trọng: (i) một khoản đóng góp tai chính (ii)

của một chính phủ (hoặc bat kỳ một tổ chức nhà nước/công nao) của một nước thành

viên, và (iii) dem lại lợi ích cho ngành hoặc DOANH NGHIEP được nhận trợ cấp.

Trợ cập chỉ tôn tại khi cả ba yéu to nảy cùng được thoả man

Trợ cap trong WTO là một hoạt động không bị cam nhưng được đặt ra những

giới han nhất định mà theo đó, hoạt đông trợ cấp được chia lam 2 mức: đèn đỏ (những

Trang 25

hoạt đông trợ cấp bị cam và đèn vàng (hoạt động đủ không bi cam nhưng van có thể

bị kiên) Sau khi vụ kiện chống trợ cấp được hoàn thành vả kết quả được đưa rachứng minh rang có hành vi trợ cấp bi cam hoặc gây thiệt hai cho sản xuất trongnước, thuê chống trợ cấp (thuế đối kháng) sẽ được các nước nhập khẩu sử dụng cho

mặt hàng của riêng doanh nghiệp đó Day lả khoản thuế bỏ sung, ngoài thuế nhập

khẩu thông thường, đánh vao các mặt hang vi phạm

Những biện pháp CTC có thể nói lả con dao hai lưỡi, bởi, mặc dù các biệnpháp CTC có thể bảo vệ trật tự TMQT nhưng néu chúng bị lam dụng quá mức, các

biên pháp đó sẽ trở thành hang rao hạn ché nhập khẩu.

2.13 Biện pháp tự vệ

Về các biện pháp tự vệ, các quy định liên quan được nhắc đến tại Điều XIX

của GATT 1947 và sau đó là Điều XIX GATT 1994 Tuy nhiên, trong Điều XIX, córất nhiều điểm chưa được lam 16 gây khó khăn trong việc áp dụng, trong đó phải ké

đến khái niệm và điều kiện áp dụng của biện pháp tư vệ Do vay, bên cạnh việc sử

dụng điều XIX GATT 1994, Hiệp định về các biện pháp tự vệ (SG) được các bên đưa

ra vả dong ý thực hiện Nội dung cơ bản của Hiệp định nêu ra những điều kiện cơ bản

để các cơ quan điêu tra xem xét xác định xem liêu phân nhập khẩu tăng lên có gây rathiệt hại nghĩ êm trong cho sản xuất nôi địa hay không cùng với những yêu cau về thủtục cơ bản để tiến hành điều tra nhằm dam bảo đem lại cho nha cung cấp va Chínhphủ nước ngoài cơ hội thích đáng dé đưa ra bằng chứng bảo vệ lợi ích của ho

Khi tham gia vảo WTO, cũng như khi kí kết các hiệp định TPP, FTA, với cam kết mở rộng thi trường và đưa vào sử dụng các chính sách tự do hóa thương mai,

một nước sé phải đồi mặt với vân dé nghiém trọng đó là sự cạnh tranh gay gat từ cácdoanh nghiệp nước ngoai, bat kể đó có phải sự cạnh tranh công bằng hay khong Việcnhập khẩu hang hóa gia tăng với số lượng lớn gây thiệt hai hoặc de doa gây thiệt hai

cho những ngành chuyên sản xuất các mặt hang tương tự về chức năng, công dung,

đặc điểm kĩ thuật hay thuộc tính cơ bản trong nước Các ngành sản xuất trong nước

có thể yêu câu cơ quan có thâm quyên thi hành các biên pháp tự vệ thương mại khi

Trang 26

họ nhận thay đang gặp phải nhiều khó khăn cũng như suy yêu nghiêm trong, nhằm dam bảo họ thích nghi được với sự cạnh tranh Biên pháp tu vệ được các nước coi

như một “van an toản” khi tiền hành hôi nhập vào kinh tế thé giới Như vay, theo

VCCI 2010), * Biên pháp tự vệ là việc tạm thời hạn ché nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hóa khi việc nhập khẩu ching tăng nhanh gây ra hoặc de doa gay

thiệt hại nghiêm trong ngành sản xuất trong nước ” Các biên pháp này chỉ được giới

han áp dụng đôi với thương mại hàng hóa mà không áp dụng với dich vụ, dau tư hay

sử hữu trí tuê Có thể thay, biện pháp tự vê không đôi phó với các hành vi cạnh tranh

không lành mạnh hay vi phạm pháp luật, nó có tác dụng với cả hành vi kinh doanh

chính đáng néu nó ảnh hưởng lớn đền sản xuất trong nước Bởi vay nên, tuy các biênpháp tự vệ được WTO công nhân, với những điều khoản áp dụng rat chặt chế, nhưngviệc lam của nó vẫn được coi là đi ngược lại chính sách tự do hóa thương mại củaWTO Do vay, trong thực tế, các biện pháp tự vệ rat ít khi được áp dung Được thừa

nhận trong TMQT nhưng lại đi ngược lại mục tiêu “tự do hoá thương mại”, biên pháp

tự vé la mét công cu “phai trả tiên "10,

**VCCL, Biện pháp tự về tong thương mai quốc 12, https IEnstgtroatrto

snAtploadfiesiefol4-cac-biep-däbco-DaV1-3 trøc pết trưy cập ngày 10/snAtploadfiesiefol4-cac-biep-däbco-DaV1-3/2024

Trang 27

KÉT LUẬN CHƯƠNG I

Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thông các khái niêm về phòng vệ thương

mai va cu thể hơn là về các biên pháp CBPG, CTC và tự vê, mục đích của chương Imuốn khái quát rõ được ý nghĩa, vai trò của các công cu phòng vệ thương mại trong

môi trường thương mại toản câu đang tích cực sử dụng nhằm vừa tiền tới hôi nhập

kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại nhưng cũng dé bảo vệ các quốc gia khỏinhững tác động tiêu cực của quả trình hội nhập Kết quả nghiên cứu mở ra góc nhìnxuyên suốt va sâu sắc hơn về van dé nghiên cứu cũng như tác đông của nó đến đời

sông toản câu trong mục tiêu đa phương hoá quan hệ thương mại.

Từ vân dé mang tinh lý luận trên về các công cụ phòng vệ thương mại, mụctiêu của khóa luận sẽ phân tích cu thể về quy định pháp luật cũng như tinh hình áp

dụng công cụ phòng vệ thương mại trên thé giới và của Việt Nam thông qua lăng kính

của WTO và các FTA điển hình ở các Chương II từ đó là cơ sở quan trọng dé đưa ranhững đê xuất, kiến nghị sau khi đã tổng kết về thực tiễn áp dụng các biên pháp nảy

đối với các doanh nghiệp trong hoạt động thương mại (Chương III).

Trang 28

CHƯƠNG2: PHAPLUAT VE PHÒNG VE THƯƠNGMẠIVÀ THỰC TIẾN TREN THE

GIỚI

2.1 PHAP LUẬT VE PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

2.1.1 Quy định WTO về các biện pháp phòng vệ thương mại.

21.11 Biện pháp chống bán phá giá

* Điều kiện áp dung các biện pháp chong bản phá giá

Căn cứ Điều VỊ của GATT 1994 và Điêu 1 của Hiệp dinh ADA, chỉ khi có sự

tôn tại đồng thời của cả 3 điều kiên sau đây thì mới được áp dụng các biên phápCBPG, bao gồm:

a Xác định phá giá: Các nguyên tắc cơ ban trong việc xác đình việc ban phagiá được quy định tại Điều 2 Hiệp định ADA Cot lối của việc xác định bán pha giá

là dựa vào tính toán chênh lệch giữa giá xuất khẩu với giá thông thường của sản phẩm

tại nước xuất khẩu - tức biên dé bán phá giá Biên đô phá gia được tính toán theo

cBPG"

b Xác đinh thiệt hại: Điều 3 của Hiệp định ADA đưa ra quy tắc trong việc xác

định thiệt hại nghiêm trong do hang hóa nhập khẩu ban phá giá gây ra Thiét hai củangành sản xuất nội dia chỉ được tính đến néu đó là thiệt hai đáng kể Thiệt hại dang

kể có thể tôn tại dưới một trong 3 dạng, bao gồm: (i) thiệt hại thực tế cho ngành sản

xuất nội địa, (ii) nguy cơ gây thiệt hai cho ngành sản xuất nội dia và (iii) thiệt hai thé

hiện ở việc ngăn cản đáng kể sự hình thành của một ngành sản zuất trong nước nhập

!! Cục Phùng vệ thương mại Điển bam phả giá, hep //tnmgtamosto vnÁpiaadffleslito/-cac-lizn¬in-co-Dan/1~

J danphagia pử/truy cáp ngày 12/3/2024

Trang 29

khẩu Các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ sở phân tích tat cả các yêu tổ có liên

quan đến thực trang của ngành sản xuất nôi địa được liệt kê tai Điều 3,4 của Hiệp

định ADA như: lợi nhuận, sản lượng, các nhân tó ảnh hưởng đến giá trong nước, đôlớn của biên độ bán phá giá; công ăn việc làm, tiên lương, tăng trưởng, khả năng huyđộng von hoặc nguôn dau tu

€ Xác định mỗi quan hệ nhân quả: Việc xác định mỗi quan hệ nhân quả mang

một ý nghia then chốt khi trở thành điều kiện đủ gắn kết hai điều kiện về xác địnhbán phá giá và xác định thiệt hại trong một vụ việc điều tra vẻ CBPG Bởi, hang hoanhập khẩu bán phá giá phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hoặc đe doa gây ra thiệthai đáng kể cho ngành sản xuất hang hóa tương tự thì các quốc gia mới có day đủ lý

do chính dang dé áp dụng các biện pháp CBPG Căn cứ theo Diéu 3.5 Hiệp địnhADA, cơ quan có thẩm quyên phải tiễn hành điều tra các nhân tố khác đông thời gâythiệt hại đến ngành sản xuất trong nước và phân biệt rổ ràng với thiệt hại được gây ra

bởi hàng hóa bản phá giả

* Quy trình điều tra áp dụng biên pháp chỗng bán pha giáQuy trình điều tra một vụ kiên CBPG cơ bản gồm 4 giai đoạn:

Thẩm dinh hé sơ và ra quyết định điều tra: Trước tiên, ngành sản xuất nội địanước nhập khẩu sẽ nộp đơn kiện (kèm theo chứng cứ ban đâu) đến cơ quan có thẩmquyền của nước mình Sau khi nhận được đơn kiên, cơ quan có thẩm quyên sẽ thẩmđịnh hô sơ cũng như các chứng cứ có liên quan vả ra quyết định khởi xưởng điều trahoặc từ chối đơn kiện

Điều tra sơ bô và kết luận sơ bô: Cơ quan có thẩm quyên tiền hành điều tra sơ

bộ về việc ban pha giá va về thiệt hai (qua bảng câu hỏi gửi cho các bên liên quan, thu thập, xác minh thông tin, thông tin do các bên tu cung cap) Kết thúc quả trình

điều tra sơ bộ, cơ quan điều tra sé ra kết luân sơ bô về việc có ban phá giá hay không

Điều tra cuỗi cùng và ra két luận cudi cùng: Cơ quan có thẩm quyên tiếp tục

điều tra về việc bán pha giá va về thiệt hại (có thể bao gồm điều tra thực địa tại nướcxuất khâu) và ra kết luận cuối cùng

Trang 30

Ap dung biện pháp CBPG và tiến hành rà soát: Nêu kết luận khẳng đình vụviệc có bán phá giá gây thiệt hại, đáp ứng đây đủ 3 điều kiện theo Hiệp định ADA thìquốc gia nhập khẩu có thé ban hành quyết định áp dung biên pháp CBPG Trong thờigian 5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế CBPG hoặc rà soát lại, cơ quan điều tra

sẽ tiền hanh “Ra soát hoảng hôn" (điều tra lại để xem xét cham dứt việc ap thuế hay

tiếp tục áp thuế thêm 5 năm nữa).

21.1.2 Biện pháp chống trợ cấp.

* Điều kiện áp dung biện pháp CTC Khi hang hóa được trợ cap nhập khẩu vào nước nhập khâu gây thiệt hại hoặc

de doa gây thiệt hai cho ngành sản xuất trong nước, Chính phủ nước nhập khẩu muôn

áp dụng biện pháp CTC phải dap ứng được 03 điều kiện sau đây:

a Xác dinh có tro cấp và mức tro cấp cu thé (“xác đinh trợ cap")

Dé có cơ sử điều tra vả áp dụng biện pháp CTC, pháp luật CTC hang hóa nhập

khẩu của các nước can đưa ra quy định dé nhận diện trợ cấp và phân loại trợ cap phủhợp với quy định của WTO Bên cạnh đỏ, theo SCM, trợ cap hang hóa nhập khẩu bi

áp dụng biên pháp CTC phải có tính riêng biệt theo điều 1.2 Hiệp định SCM Ngoai

ra, SCM đã quy định việc tính toán biên độ trợ cập, là phân trăm mức trợ cấp trên giá

trị hang hóa (ad valorem) Bằng cách nay, có thể kết luận là mức trợ cap có đáng kểhay không do được thể hiện ở dang giá trị % Mức trợ cáp được coi là không đáng kể(de minimis) nếu biên dé trợ cấp trợ cáp dưới 1% (đôi với nước phát triển)12, 2% (đối

với nước đang phát triển), 3% (đôi với nước kém phát triển)

b Ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa tương te trong nước nhập khẩu bithiệt hại một cách đáng ké hoặc bị de doa gây thiệt hai ruột cách đáng ké (“xác dink

thiệt hai")

Thiệt hai nay ton tại đưới dang (i) thiết hai vật chat thực té, (ii) de doa gây ra

thiệt hai vật chat, hoặc (iii) gây chậm trễ việc hình thành ngành Theo Điều 15.7 Hiệp

‘= Điều 119 Hộp đph SCM

© Điều 27.10 Eiệp dm SCM

!4 Điều 27.11 Hiệp đĩa SCM

Trang 31

định SCM, khi xác định sự tôn tại của nguy cơ gây thiệt hại vat chat đối với ngành

sản xuất trong nước, cơ quan điều tra của nước nhập khẩu phải xem xét các yếu tônhư Mức độ tăng nhập khẩu của hang được nước ngoài trợ cấp cho thay có nhiềukhả năng nhập khâu sẽ tăng manh, Tac động giảm giá, ép giá hoặc kìm chế sự tănggiả tại thị trường nước nhập khẩu do sự xuất hiện của hảng nhập khẩu với mức giáđược trợ cấp gây ra co khả năng làm gia tăng nhu cau đối với hang nhập khẩu hơn

giữa khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cập với tổng khối lượng nhập khâu sản

phẩm liên quan từ tat cả các nguồn, với sản lương sản xuất vả tiêu dùng trong nướctheo thời gian Theo Điều 11.9 Hiệp định SCM, nước nhập khẩu sé châm dứt tiềntrinh điều tra để đánh thuế CTC nếu lương hang nhập khâu được trợ cấp thực té haytiểm tảng ở mức không đáng kể (thấp hơn 1% giá trị của sản phẩm),

* Quy trình điều tra áp dung biện pháp chong tro cap

Cơ ban, thủ tục, trình tự kiện CTC gần tương tự với thủ tục, trình tự kiên CBPG

bao gồm các bước:

Khởi kiện: Việc điều tra được tiễn hành trên cơ sở đề nghị bằng văn bản củangành sản xuất sản phẩm tương tự tại nước nhập khẩu, hoặc của một nhóm các nha

sản xuất đại diện cho ngành đó, trong một sô trường hợp đặc biết, cơ quan điều tra

của nước nhập khẩu có thể tự quyết định bat đâu tiền hanh điều tra

Trang 32

Điều tra sơ bộ: Điều tra qua bảng câu hỏi gửi cho các bên liên quan, thu thập,

xác minh thông tin, thông tin do các bên tự cung cấp Bản câu hỏi điều tra thườngbao gam các yêu câu về: thông tin chung về doanh nghiệp; mô tả sản phẩm liên quan,

số liệu thông kê (về sản lượng, doanh số, doanh thu ròng, năng lực sản xuất, công

suất, tôn kho/dự trữ, số lượng nhân công, giá trị đầu tư, v.v), thông tin về xuất khẩu

sản phẩm liên quan sang nước nhập khẩu; thông tin về chương trình, biên pháp trợcấp

Kết luận sơ bộ: Nêu kết luận sơ bộ cho thay rằng có tôn tại tro cấp vả thiệt haiđối với ngành sản xuất trong nước la do hàng nhập khẩu được trợ cấp gây ra, Co quanđiều tra có thể áp dụng các biên pháp tạm thời, chap nhân cam kết tự nguyên củaChính phủ nước xuât khẩu hoặc nhà xuất khẩu, hoặc quyết định đánh thuế CTC chínhthức và thu thuế

Tiếp tuc điều tra Cơ quan điều tra có thể tiền hành các chuyến điều tra tại lãnhthổ nước xuất khẩu nêu cân thiết, nhưng phải thông báo trước một khoảng thời gianhợp lý cho Chính phủ nước xuất khẩu và không gặp phải sự phản đối của Chính phủ

này

Kết luận cuỗi cùng: Nêu điều tra đã thực hiện theo đúng thủ tục va trình tự

quy định và di đến két luận rằng các điều kiện dé đánh thuế CTC đã hôi đủ, cơ quanđiều tra sẽ xác định mức thuê CTC cân thiết và ra quyết định đánh thuê CTC chính

thức!

2.113 Biện pháp tự vệ

*Điều kiên áp dung biện pháp tự vệ

Theo quy định của điều XIX GATT 1994 va Điều 2.1, diéu 4.2 Hiệp định SA,quốc gia chỉ được áp dụng biện pháp tư vệ đôi với hàng hóa nhập khẩu sau quá trìnhđiều tra và chứng minh được trên thực tế có sự tôn tai đồng thời của ba yếu td:

a Ste gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối vào thi trường nội địa

!* Điều 12.6 Hộp dh SCM

!° Đều 19.1 Hộp đưa SCM:

Trang 33

Diễn giải về điều kiện xác định co sự gia tăng nhập khẩu tuyệt đồi hoặc tươngđối một mặt hang nhất định vào thị trường một quốc gia thành viên, Điều 4.2 a Hiệpđịnh SA yêu cau cơ quan có thẩm quyên chứng minh hai van dé quan trong để xácđịnh có hay không sự gia tăng nhập khâu: tóc độ va số lượng trong mỗi tương quanvới hang nội dia Sự gia tăng nhập khẩu tuyết đối so với hang nội địa diễn ra khi trong

một khoảng thời gian nhật định, sản lượng hàng sản xuất trong nước không tăng

nhưng hang nhập khẩu tăng mạnh, hoặc lượng hang nhập khẩu không tăng nhưnglượng hảng sản xuất trong nước giảm mạnh Sự gia tăng nhập khẩu tương đối đượcghi nhận khi lượng nhập khẩu vả lượng sản xuất trong nước cùng tăng trong một thờiđiểm (nhưng số lượng hàng nhập vẫn cao hơn hàng sản xuất trong nước)

b Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hỏa

đó bi thiét hại hoặc de doa thiệt hai nghiém trong

Một trong các điều kiện dé có thé áp dung biện pháp tự vệ la phải điều tra

chứng minh được rằng ngành sản xuất nội địa phải chịu thiệt hai nghiêm trọng từ việc

hàng nhập khẩu tăng 6 at Khi đưa ra tiêu chí xác định “thiệt hai nghiêm trọng” va

“de doa gây ra thiệt hại nghiêm trọng", Hiệp định có định nghĩa và cung cap một số

yêu tô cơ bản" dé co quan điều tra đánh giá thiệt hai tại Điều 4 Yêu cau của Hiệp

định về thiệt hại phải là “suy giảm toàn diện đáng kể đến vi trí của ngành công nghiệpnội địa", vả hoàn toàn phải do sự gia tăng nhập khâu gây ra!”

€- Mỗi quan hệ nhân quả giữa sự gia tăng nhập khẩu với những thiệt hai của

nganh công nghiép nội dia

Không phải bắt kỳ su thiệt hai nao của ngành công nghiệp nội địa hoặc bat cứ

su gia tăng nhập khẩu nào đêu được ghi nhân như điều kiện để áp dụng biên pháp tự

vệ Chỉ khi sự gia tăng nhập khẩu la nguyên nhân gây nên thiệt hại mới đặt ra yêu câu

phải áp dụng biện pháp tự về Môi liên hệ nhân quả nay phải được chứng minh trên

thực tế bằng những chứng cứ khách quan và thể hiện rổ trong báo cáo điều tra vụviệc Dù vậy, theo quy định của từng quốc gia cu thể, biện pháp tu vê có thể không

'' Điều 4.1 Hiệp đph SA.

Trang 34

được áp dụng dù đã hôi tu day đủ ba điều kiện trên néu việc áp dụng biên pháp tự vệ

đó được nhìn nhận sẽ dẫn đến thiệt hai chung cho nên kinh tế - xã hôi của quốc gianhập khâu, hoặc thiệt hai cho lợi ich của da số các nhà tiêu dùng hàng hóa đó

* On trình điều tra áp dung biên pháp tự vệ Trên thực tế, một vụ điều tra áp dụng biên pháp tu vệ thường theo trình tự sau:

N6ép đơn và cưng cắp hỗ sơ: Khi yêu cầu áp dụng các biên pháp tự về, bên yêucâu phải nộp đơn yêu cau cùng các bản báo cáo và cung cập thông tin cân thiết có

liên quan làm cơ sở cho các yêu cau của minh Trong đơn yêu cầu áp dụng biện pháp

tự vệ cần nêu rõ những nội dung sau: (1) hỗi lượng sản xuất nội dia của người có yêu

câu; (ii) Tinh trang của ngành hang bi thiệt hại nghiêm trọng hay bị de doa thiệt hại, (iii) Thong tin chứng minh thiệt hại nêu trên và nguyên nhân của thiệt hại và (iv) Thông

tin về lượng hàng nhap khẩu quá mức và không thể lường trước được vào thị trường

nội địa

Quyết đinh điều tra và thara vẫn các bên có liên quan: Ngay sau Khi nhân được

hô sơ yêu cau đây đủ va hợp lệ cơ quan có thẩm quyền phải chỉ định mét bộ phânchuyên trách điều tra Việc ap dụng biện pháp tư vê phải được tiền hành trên cơ sởđiều tra có sư tham van của các bên có liên quan theo Điều 3 khoản 1, Hiệp định SA

Trước đó, cơ quan điều tra phải thông báo cho Chính phủ của nước cung cấp loại

hang hoá thuôc đôi tượng điều tra về việc tiếp nhận ho sơ yêu cau áp dụng bién pháp

tu vệ Ngay sau khi ra quyết định điều tra, cơ quan điều tra phải gửi toàn bộ hô sơđơn từ chính thức cho nước xuất khẩu và tham khảo ý kiến nước nay sau khi chấp

nhận đơn kiến nghị.

Thực hiện kết luân điều tra: Quyết định cuôi cùng của cơ quan quản lý về ap

dụng biện pháp tự về chính thức phải được thông báo ngay cho các bên liên quan.

Quốc gia nhập khẩu có trách nhiệm thông báo ngay lap tức cho Ủy ban về các biên

pháp tự vệ của WTO vẻ pháp luật và thủ tục hành chính của mình liên quan đến biện

pháp tư vệ đó và những sửa đổi néu có

Trang 35

2.1.2 Quy định về các biện pháp phòng vệ thương mại trong một số FTA.

FTA đã trở thành một trảo lưu chung trên thé giới trong xu thé toản cau hóa kinh

tế FTA được hiểu không chỉ là các Hiệp định thương mại tự do, mả bao gôm cả các

Hiệp định thương mại khu vực (RTA), các Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), bản

chat là các hiệp định chỉ danh ưu dai thương mại cho các nước thanh viên Vì những

ưu đãi và lợi ích ma các FTA mang lại ma số lượng FTA cùng với sư tham gia của

các nước trên thé giới tăng một cách nhanh chóng Kể từ năm 195 trên 300 hiệp địnhthương mại đã được ban hành Š Với việc tham gia các FTA, phân lớn các dong thuếnhập khẩu giữa các đối lác FTA đã được xóa bỏ Tuy nhiên, xu thế báo hộ có xu

hướng gia tăng, xung đột thương mại giữa các nên kinh tế lớn diễn biển phức tạp đã

và đang tạo nguy cơ tiém an, tác đông trực tiếp cũng như gián tiếp đến các ngànhhàng xuất khẩu nội địa Việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại khi tham giaFTA nhằm dam bảo rằng các nước có công cu dé bảo vệ chính mình trước những hệquả chưa lường trước được Minh chứng cho điều này, theo VCCI, 5 năm qua số vụ

kiên phòng vệ thương mại trên thé giới tăng rất nhanh, chiếm khoảng 27% tổng số

vụ việc từ trước đến nay theo thong kê của WTO!®

Xuất phát từ lý do đó, việc tìm hiểu vẫn dé pháp luật về phòng vệ thương mạitrong WTO và các FTA cu thể là trong CPTPP và EVFTA - hai hiệp định với mứccam kết cũng sâu réng và day đủ nhất mà Việt Nam tham gia kí kết, là hết sức canthiết nhằm dam bảo các quy định mang tính lợi ích từ các hiệp định thương mại đếnđược với cộng đông các doanh nghiệp dé thúc day tăng trưởng và xuất khẩu bên vững,tránh bị áp thuế phòng về thương mại vả tăng năng lực ứng phó với các vụ điều tra

phòng vệ thương mại của doanh nghiệp xuat khẩu

`* Sở Lông tưng th Ninh Bìh, Tổng quan về các Hiép đmh dink thương mai nr do (FTA)

]ytos./bbxrtitrsftn nntbih gov mveppptong-aun truy cập ngày 12/3/2024

'?VCCI Gia ting số vụ việc phông ve throng tai, Lttos /tragtene vito ma/daryen-de/2380S can:

tang:so-vuviec-Tlvng:7e-dnuong-mai tray capngry 15/3/2024

Trang 36

2.1.2.1 Quy định các biện pháp phòng vệ thương mại của trong EVFTA

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVF TA)

được ký kết vào ngày 30/6/2019 vả chính thức có hiệu lực vao ngày 1/8/2020 Hiệp định được đánh giá là FTA toàn điện nhất va tham vọng nhật giữa EU với một nước

dang phát triển EVFTA gôm 17 chương, trong đó có một chương riêng về phòng vệ

thương mại (chương 3).

a Biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp

Trong Hiệp định EVFTA, Chương phòng vệ thương mại (Chương 3) nhân mạnh

việc tuân thủ các nguyên tắc vả yêu câu trong WTO về các biện pháp này, đông thời

bổ sung một số cam kết mới, dang chú ý như:

Thứ nhật, về nguyên tắc thé thấp hon (lesser duty ruìe)?® EVFTA quy định

việc áp dụng quy tắc lựa chon mức thué thập hon, theo đó khi Việt Nam hoặc EU áp dụng biên pháp CBPG hoặc CTC thì mức thuế được áp dụng phải căn cứ vào biên độ

pha giá hoặc biên đô trợ cap (tủy thuộc vào biên độ nào là thap hơn) va chỉ ở mức đủ

để loại bỏ thiệt hại Theo đánh giá của EU, trong gan một nửa sô trường hợp, các biênpháp CBPG do EU áp dụng đối với nha xuất khẩu riêng lẻ được đặt ở biến đô thiệt

hại thay vì biên độ phá giá cao hơn Qua đó cho thay mức thuế mà EU đưa ra sé

không nhằm mục đích trừng phạt ma chỉ ở mức tôi thiểu can thi ét nhằm khôi phục laimột sân chơi bình đẳng cho các ngành công nghiệp của EU

Thứ hai, về lợi ich công công: Theo cam kết EVFTA, Việt Nam và EU sẽ không

áp dụng các biện pháp CBPG, CTC nếu việc này không phù hợp với lợi ích công

công Nói cách khác, điều kiên để áp dung các biên pháp nảy sẽ không chỉ bao gom

3 yếu tổ như trong WTO (có ban pha giá, có thiệt hai đáng kể, có môi quan hé nhânquả) mả còn có thêm yếu tô không ảnh hưởng tới lợi ích công công Điều khoản nảyxuất phat từ yêu cau “Kiểm tra lợi ích của EU” (EU interest test), theo đó quy định

2° ThS Lâm Thi Quỳnh Anh, Thre ưng sit dung công cụ phòng về durong mại của BU vit một số vấn để căn hưu ÿ Fai thrc thi FTA, Tap chi Cổng Thuơng, hitps /tepchicongsnong mubai-vetiiuc-trmg-su-ding-cong-cxphang-72-thang-m aici:

avvamot-so-varde-can-bu-y-idutax-thufta-vistaum 21-8140 1 truy cáo ngày 15/2/1034

Trang 37

các biên pháp phòng vệ thương mại chỉ có thể được thực hiên nêu chúng không trái

với lợi ích chung của EU

b Biện pháp tự vệ

Giống như CPTPP quy định các bên tiếp tục tuân thủ các quy định của WTO

về biên pháp tự về (gọi la biện pháp tự vệ toàn câu), EVFTA đồng thời bỏ sung thêm

các cam kết sau°!: (4) Bên Khởi xướng điều tra/chuẩn bị áp dụng biên pháp tư vệ phảithông báo bằng văn bản tat cả các thông tin cơ bản và các căn cử ra quyết định trong

vụ việc tự vệ theo yêu câu của Bên kia (ii) Phải tạo điều kiện để trao đổi song phươnggiữa hai B én về biên pháp tự vệ và chỉ được áp dụng chính thức biện pháp tự vệ sau

30 ngay kể từ khi trao doi song phương that bại

Bên cạnh biện pháp tu vệ toàn câu theo WTO (biện pháp tự về áp dung chungcho hang hóa từ tat cả các nguồn), theo Chương nay, Việt Nam va EU có thé ap dụngbiên pháp tu vệ song phương (chi áp dung cho hang hóa tir đôi tác mà không ap dụngchung cho hang hóa từ các nguôn xuất khẩu khác)?2 Biện pháp tự vệ song phương

nay chỉ được áp dụng trong 10 năm đầu tiên Hiệp định có hiệu lực, ngoài khoảng nay, việc áp dung phải được sự dong ý của Bên bị áp dụng Biên pháp tự vệ song phương

chỉ có thé ap dụng dưới các hình thức (i) tạm ngừng cắt giảm thuế quan theo cam kếttại Hiệp định; (ii) tạm tăng thuế trở lại bằng mức MFN tại thời điểm liên quan hoặcbang mức thuế cơ sở đảm phan ban dau

21.2.2 Quy định về các biện pháp phòng vệ thương mại trong CPTPP

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiền bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được

ký kết với sự tham gia của 11 nước, gồm: Việt Nam, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore Hiệp định CPTPP đã

được 7 nước thành viên phê chuẩn, bao gôm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico,

?!Trmgtần VCCI Clic cam tet XVFTA vế phỏng vẻ thường mại ( chống ban pha gid, chống trợ cấp via tự vế)

iies /immgbruuto vnAi-pnơng iucf]

Trang 38

Singapore, New Zealand, Việt Nam va có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 Phòng vệ thương mại (phòng vệ thương mại) là nội dung thuôc Chương 6 của Hiệp định CPTPP

gồm 2 phân chính: các quy định về biện pháp tự vệ và các quy định về CBPG va

CTC

a Biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp

Đôi với các quy định về CBPG và CTC (quy định tại Điều 6.8 Hiệp định

CPTPP), CPTPP không có cam kết về cơ chế nao mới ma chỉ khẳng định lại cácnguyên tắc của các Hiệp định ADA và Hiệp định SCM của WTO là chủ yếu Vi vậy,

CPTPP sẽ không ảnh hưởng va cũng không bỏ sung thêm bat kỳ quyên lợi và nghĩa

vụ nao theo quy định của WTO liên quan đến CBPG và CTC

Ngoài ra, CPTPP bỏ sung một số cam kết mới về ghi nhận một số thông lê ttnhằm tăng sự minh bạch nhằm dam bảo nước bị điều tra được hưởng những quy địnhcông bằng minh bạch hơn CPTPP quy định về Thông lệ liên quan đến thủ tục CBPG

và thuê đôi kháng tại Phu lục 6-A của Hiệp định” cu thể như: (¡)Thời han thông baokhi nhận hỗ sơ hợp 1ế*, (ii) Nghĩa vụ duy trì hồ sơ công khai và danh sách các tảiliệu dé có thể xem xét va sao chép trong giờ làm việc?5 Các thông lệ nay mang tínhkhuyến nghị vả nếu nước nao không tuân thủ thì các nước khác cũng không thể kiêntheo Cơ chế giải quyết tranh chap cap Nhà nước của CPTPP

b Biện pháp tự vệ

Bên cạnh các nghĩa vu về tự vệ mà các thành viên CPTPP phải tuân thủ theo Hiệpđịnh về biên pháp tự vệ của WTO và Điều XIX Hiệp định chung về thuê quan vàthương mai 1994, CPTPP còn bổ sung thêm môt quy trình tự vệ mới Các biên pháp

tự vệ mà các thanh viên CPTPP có thể sử dụng bao gom tu vệ toàn cau (1a biện pháp

tự về áp dụng với tat cả thành viên WTO) và tự vê trong thời gian chuyển đổi (tự vệ

riêng của CPTPP)

>> Ngọc Satin, Clic Miệi phip phóng vệ đương mai rong CPTPP tà những hưu ÿ' củo DOANHNGETEP Vist Nam, Công

thông tin điện tử Sở Tw phúp Tay Nuk, }ttos /Sơttsrbap tre: gov drfbo-tro.pivo-l/-cho-dowrinelip-rho-za-rga(c-c-bš:

TrbltD-ttnecv-fttreze-štrene-cptpp-v-sivne he-cho-domh-nghip-7it-1m.93) hia] truy cáp ngày 24/3/2024

3+ Nix a By bx 6A: Không qua 7 ngũ: ước hi Khởi xuống điều tra

* Moc c Bim he 6À.

Trang 39

Tư vệ toàn câu: Tự vệ toàn câu là biện pháp tu vê phải được áp dung đối với tat cả các nước thành viên WTO không loại trừ nước nào Khi sử dung biện pháp tự

vệ toản câu, các bên không được ap dung hoặc duy tri đông thời các biện pháp sauđối với cùng một loại hàng hóa, vào củng một thời điểm: biện pháp tự vệ trong thời

gian chuyển tiếp; biến pháp tự về theo quy định của WTO; biên pháp tự vệ được quy

định tại Phụ lục B trong Biểu Phụ lục 2-D (Các cam kết thuê quan), một hành độngkhẩn cap theo Chương 4 của CPTPP vẻ hang hóa dệt may và phụ kiện

Tư về trong thời gian chuyển tiếp: CPTPP cho phép một nước thanh viên tiềnhành điều tra và áp dung biện pháp tư vệ chỉ đối với hang hoa của một hoặc nhiềunước thành viên CPTPP khác trong thời gian chuyển đổi (1a khoảng thời gian 3 năm

kể từ khi Hiệp định có hiệu lực hoặc dai hơn tuỷ thuộc vào lô trình cắt giảm thuế của

hang hoa bi áp dung) Các biện pháp tự vệ có ap dung trong trường hợp nay là i)

Ngừng cắt giảm thuê quan theo lộ trình cắt giảm thuế quan đổi với sản phẩm bị ápdụng, hoặc ii) Tăng thuê quan của sản phẩm bi áp dụng lên mức thuế MEN Thời gian

áp dụng biện pháp tư vệ nay là không quá 02 năm, có thể được gia han thêm 01 năm

trong trường hợp cân thiết

2.2 Tình hình áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới.

Với việc tham gia các FTA, phân lớn các dòng thuế nhập khẩu giữa các đối lac

FTA đã được xóa bỏ Tuy nhiên, xu thé báo hô có xu hướng gia tăng, xung đột thương

mại giữa các nên kinh tế lớn diễn biến phức tap đã và đang tao nguy cơ tiêm an, tác

động trực tiếp cũng như gián tiếp đến các ngành hàng nội địa Việc sử dụng các công

cu phòng vệ thương mai khi tham gia FTA nhằm đảm bảo rằng các nước có công cu

để bảo vệ chính mình trước những hệ quả chưa lường trước được Minh chứng chođiều nay, theo VCCI, 5 năm qua số vu kiện phòng vệ thương mại trên thé giới tăngrất nhanh, chiếm khoảng 27% tổng số vụ việc từ trước đến nay theo thông kê củaWTO* Theo số liệu thông kê của WTO, kể từ khi thành lap (năm 1995) đến hết

3£VECT, Gia từng số vaviic phòng vệ thương mại, Ìtos //tnmgtam vito

mvdlaryan-de/23905-gin-tang-so-vu-viec-phong-ve-thung mai

Trang 40

tháng 12 năm 2022, trên toàn thể giới có 7.665 vụ việc phòng vệ thương mại được

khởi xướng điều tra, tuy nhiên chỉ có 5.074 vụ điều tra dẫn đến áp dụng biên phápphòng vệ thương mại?” Một so ngành hang là đôi tượng bi điều tra phòng về thươngmại của các thành viên WTO có thể kể đến như: động vật sóng, nông san; mỡ, dâu

và sáp đông thực vat; thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống, rượu mạnh, giám và thuốc

lá, sản phẩm khoáng, sản phẩm hóa chất, các sản phẩm nhựa, plastic, cao su; gỗ vacác sản phẩm gỗ, giây, bia; sản phẩm dệt may, các sản phẩm bằng đá, thạch cao, sảnphẩm gom, sứ, thủy tinh; sản phẩm kim loại, máy móc va thiết bi điện, xe cô, maybay và tàu thuyền và các mặt hàng khác

2.3 Tình hình phòng vệ thương mại của Việt Nam

2.3.1 Tông quan tình hình phòng vệ thương mại của Việt Nam

Việt Nam la một thành viên tích cực của Tổ chức thương mại thé giới (WTO),

có quan hệ thương mại với 55 đối tác thông qua việc tham gia 17 Hiệp định thương

mai tự do (FTA) Với 15 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) đã được ký kết, Việt Nam đã và đang mở cửa manh thị trường nội địa cho hang hóa từ hơn 50 nước đổi tác FTA Điều nảy biến Việt Nam trở thành một thi trường sôi động và hap dẫn trong

con mắt các nha xuất khẩu nước ngoài Xu hướng bảo hộ thương mại ở nhiêu thitrường lớn trên thê giới cũng khiến luồng hang xuất khẩu chuyển hướng đến nhữngnên kinh tế mới, có tiêm năng tăng trưởng tốt như Việt Nam Theo đó, nên kinh tế

nước ta đã hội nhập rat sâu, rộng vảo kinh tế khu vực và toàn cau khi trong 7 thang

năm 2022, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước có FTA đêu đạt mứctăng trưởng cao Xuất khẩu sang Canada đạt 5,3 tỷ USD, tăng 20,8% so với nămtrước; xuat khẩu sang Mexico đạt 4,6 ty USD, tăng 44,5%, xuất khẩu sang Peru đạt

560 triệu USD, tăng 84,4% Đây déu la những nước củng tham gia Hiệp định CPTPP

~ Cục Phòng vé tong mại - Bộ Công Thương, Báo cáo Phòng vệ thong mainim 2022

Ngày đăng: 08/11/2024, 02:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w