1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp: Pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong bối cảnh các FTA thế hệ mới

86 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌCTS TRÀN THỊ BẢO ÁNH

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

Xác nhận củaGiảng viên hướng dan

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây công trình nghiên cứu của riêngtôi, các kết luận, số liệu trong khóa luận tốt nghiệp làtrung thực, dam bao độ tin cậy.⁄.

Tác giả khóa luận tốt nghiệp

(Ky và ghi rõ họ tên)

Trang 4

ADB Ngân hang Phát triển Châu A

(Asian Development Bank)

APEC Dién dan Hop tac Kinh té Chau A - Thai Binh Duong

(Asia-Pacific Economic Cooperation)

ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam A (Association of Southeast Asian

ATO Cuc Thué Uc (Australian Taxation Office)

BHXH Bao hiểm xã hội

CPTPP Hiép dinh Đôi tac Toàn diện và Tién bộ xuyên Thái Bình Dương

(Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)DN Doanh nghiệp

DNNN Doanh nghiệp nhà nướcDNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

EU Liên minh Châu Âu (European Union)

EVFTA Hiệp định Thuong mại Tự do giữa Việt Nam va Liên minh Châu Au

(EU — VietNam Free Trade Agreement)FTA Hiệp định Thuong mai Tự do

(Free Trade Agreement)

GDP Tổng sản phẩm trong nước

(Gross Domestic Product)

ILO Tổ chức Lao động Quốc tế

(International Labour Organization)

JICA Co quan Hop tac Quéc té Nhat Ban

(Japan International Cooperation Agency)

KNST Khởi nghiệp sang tạoNN Nhà nước

SMEs Doanh nghiệp nhỏ và vừa(Small and Medium Enterprise)

TG Thé gidi

Trang 5

UBND Uy ban nhân dânUBTVQH Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

VCCI Liên đoàn Thuong mai va Công nghiệp Việt Nam(Vietnam Chamber of Commerce and Industry)

WB Ngan hang thé gidi

(World Bank)

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

(World Trade Organization)

Trang 6

1 Tính cấp thiết của dé tài - 1

2 Tóm tắt tình hình nghiên cứu đề tài - 2

3 Y nghĩa khoa học và thực tiễn - 3

4 Mục đích nghiên cứu - 3

5 Đối tượng và phạm vi nghiên ctru - 3

6 Phương pháp nghiên cttu - 4

7 Kết câu của khóa luận - 5

NOI DUNG 6Chương 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE PHÁP LUAT HO TRỢ DOANH NGHIỆPNHỎ VA VỪA TRONG BOI CẢNH CAC FTA THE HỆ MỚI 61.1 Ly luận chung về doanh nghiệp nhỏ va vừa trong bối cảnh các FTA thé hệ mới - 6

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa 61.1.1.1 Khái nệm 61.1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa 71.1.2 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh thực hiện các FTA thế hệ mới81.1.3 Hiệp định thương mai tự do thế hệ mới và cơ hội, thách thức cho doanh nghiệp nhỏvà vừa ở Việt Nam trong bối cảnh các FTA thế hệ mới 101.1.3.1 Khái niệm, đặc điểm hiệp định thương mại tự do thế hệ mới 101.1.3.1.1 Khai niệm hiệp định thương mại tự do thế hệ mới 101.1.3.1.2 Đặc điểm hiệp định thương mại tự do thế hệ mới 101.1.3.2 Cơ hội, thách thức cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh cácFTA thế hệ mới 111.1.3.2.1 Cơ hội - I11.1.3.2.2 Thách thức - 12

1.1.4 Khái niệm, đặc điểm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 13

Trang 7

1.1.4.1 Khái niệm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 13

1.1.4.2 Đặc điểm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 141.1.5 Tác động của các FTA thé hệ mới về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ va vừa - 151.2 Lý luận pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ va vừa trong bối cảnh thực hiện các FTAthế hệ mới 161.2.1 Khái niệm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 16

1.2.2.1 Khai nệm 17

1.2.2.2 Các nguồn luật điều chỉnh hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ va vừa trong bối cảnh thựchiện các FTA thế hệ mới 171.2.3 Nội dung pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh thực hiện cácFTA thế hệ mới 191.2.3.1 Quy định về nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 191.2.3.3 Quy định về các cơ quan, tô chức hỗ tro doanh nghiệp nhỏ va vừa với tráchnhiệm của các cơ quan tô chức này 20KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 21Chương 2: THUC TRẠNG PHAP LUẬT VE HO TRỢ PHÁT TRIEN DOANHNGHIỆP NHỎ VA VUA TẠI VIỆT NAM TRONG BOI CẢNH CÁC FTA THE HỆ

MỚI 22

2.1 Quy định pháp luật hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh các FTAthế hệ mới 222.1.1 Quy định về nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 222.1.2 Quy định về các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 252.1.2.1 Các quy định pháp luật về hỗ trợ tín dụng 262.1.2.2 Các quy định pháp luật về hỗ trợ về thuế và kế toán 282.1.2.3 Các quy định pháp luật về hỗ trợ mặt bằng sản xuất 3l2.1.2.4 Các quy định pháp luật về áp dụng công nghệ; hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ

thuật, khu làm việc chung 33

2.1.2.5 Các quy định pháp luật về hỗ trợ mở rộng thị trường 362.1.2.6 Các quy định pháp luật về hỗ trợ thông tin, tư van và pháp ly 372.1.2.7 Các quy định pháp luật về hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực 392.1.2.8 Các quy định pháp luật về hành vi bị cắm 40

Trang 8

2.1.3 Quy định về các cơ quan, tô chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa va trách nhiệmcủa các cơ quan tô chức này 412.2 Đánh giá chung về thực trang pháp luật hỗ trợ phat trién doanh nghiệp nhỏ và vừa trongbối cảnh các FTA thế hệ mới 4

2.2.1 Những kết qua chủ yếu về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong bồicảnh tham gia các FTA thế hệ mới 432.2.2 Những hạn chế, bất cập trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ViệtNam trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới 46KÉT LUẬN CHƯƠNG 2 49

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUÁ

HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM TRONG BOI CANHCÁC FTA THẺ HỆ MỚI 503.1 Giải pháp về hoàn thiện pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trongbối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới 503.1.1 Hệ thống pháp luật và cung cấp thông tin về FTA cho doanh nghiệp nhỏ và vừa,hợp tác quốc tế trong hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 503.1.2 Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thé chế và khuôn khổ pháp luật về hỗ trợ doanh

nghiệp nhỏ và vừa 51

3.1.2.1 Hoan thién thé ché 513.1.2.2 Hoàn thiện khuôn khô pháp luật 523.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnhtham gia các FTA thế hệ mới 563.2.1 Đây mạnh công tác tuyên truyền, phô biến pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ vavừa 563.2.2 Tăng cường vai trò và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thâm quyền trong

quá trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 58

3.2.3 Nang cao nang lực hoạt động của chính ban than các doanh nghiệp nhỏ và vừa -58

KÉT LUẬN CHƯƠNG 3 60KET LUẬN 61TAI LIEU THAM KHAO 62

PHU LUC 67

Trang 9

MỞ DAU1 Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế Việt Nam thời gian vừa qua đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng nhờ việcđây mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới Trải qua hơn 10 năm kê từ ngày chính thức gianhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, hiện nay Việt Nam đang đây mạnh quá trình hộinhập thông qua ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) thé hệ mới với các nềnkinh tế lớn trên thế giới, nổi bật nhất đó là 2 hiệp định CPTPP (tiền thân là TPP) và EVFTAký với Liên minh Châu Âu (EU) với mức độ tự do hóa cao hơn hắn các FTA thé hệ cũ Theothống kê, tính đến tháng 8/2023, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phan 19 FTA, trong đócó 16 hiệp định đã có hiệu lực và đang thực thi cam kết, 03 hiệp định đang đàm phan!.

Thông qua quá trình tự do hóa, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những là thế mới thúc đâylực lượng sản xuất phát triển, đây mạnh giao lưu kinh tế gia các nước, góp phần khai thác tốiđa lợi thể so sánh của các nước tham gia và nền kinh tế toàn cầu Tuy nhiên, điều đó cũngkhiến cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đặc biệt là các DN thuộc thành phần kinh tế tưnhân gặp phải những thách thức rất lớn Các DN này, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa(DNNVV) gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn trungvà dài hạn Các DNNVV không chỉ thiếu vốn mà còn thiếu mặt bằng dé sản xuất kinh doanh.Các cơ chế và chính sách của NN chỉ thực sự giải quyết được khó khăn mà các DN đang gặpphải trong việc huy động và sử dung các nguồn lực Hiện nay, môi trường kinh doanh còn

thiếu lành mạnh, cạnh tranh thiếu bình đăng, tồn tại nhiều hoạt động gian lận thương mại cũng

như tiêu cực do bộ máy quản lý yếu kém gây ra đã day khu vực tư nhân vào tình thé bat lợi.Ngoài ra, cơ chế chính sách phát triển kinh tế tư nhân còn thiếu đồng bộ và chưa nhất quán,quy định còn phức tạp và chống chéo gây khó khăn cho các DN trong sản xuất - kinh doanh.

Khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới, cùng với các đối tác của mình, Việt Nam hộinhập sâu hơn, mở cửa ở phạm vi rộng lớn hơn, thực hiện những cam kết ở nhiều lĩnh vực màViệt Nam chưa từng cam kết mở cửa trước đây Các FTA thé hệ mới với những cam kết sâurộng, toàn điện hơn so với các FTA truyền thống sẽ tác động đáng ké đến TT của các DN,ngoài những cơ hội, họ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh quyết liệt và gay gắt hơn với nhiềuđối thủ hơn trên bình diện rộng và sâu hơn ngay cả ở TT trong nước Các DN tư nhân chủ yêu

là các DNNVV, quy mô sản xuât còn hạn chê, ít có sự liên kêt với các nên kinh tê lớn, điêu

+ https://trungtamwto.vn/thong-ke/12065-tong-hop-cac-fta-cua-viet-nam-tinh-den-thang-112018

Trang 10

này khiến cho các DNNVV đã khó khăn lại càng khó khăn hơn FTA có nhiều cơ hội nhưngViệt Nam cũng phải đối mặt với không ít thách thức, dé tận dụng tốt các cơ hội, vượt qua đượcthách thức, đòi hỏi Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu và khả thi, những chính sáchhỗ trợ hợp lý đối với các DN tư nhân đặc biệt là các DNNVV.

Xuất phát từ thực tiễn đó, sinh viên nhận thấy việc hoàn thiện pháp luật hỗ trợ cho cácDNNVV trong bối cảnh Việt Nam bắt đầu thực thi các điều khoản đã ký kết của các hiệp địnhFTA thé hệ mới là hết sức cần thiết và phù hợp với yêu cầu khách quan của nên kinh tế Dođó sinh viên chọn đề tài “Pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong boicảnh các FTA thế hệ mới” làm chủ đề nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành

Luật thương mại.

2 Tóm tắt tình hình nghiên cứu đề tài

Về đề tài “Pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong bỗi cảnh cácFTA thé hệ mới” có một số công trình nghiên cứu và tài liệu đáng chú ý sau:

Sách chuyên khảo: “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh thựchiện các FTA thé hệ mới ”, TS Ngô Văn Vũ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2021 Cuốnsách này gồm ba chương dựa trên cơ sở nghiên cứu từ đề tài nghiên cứu cấp Bộ do Viện Hànlâm Khoa học xã hội Việt Nam quản lý, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì Cuốn sáchđưa ra những luận cứ vững chắc dé trên cơ sở đó phát hiện các van đề tồn tại trong sự pháttriển của DNNVV đã cản trở việc phát huy vai trò của DNNVV trong tăng trưởng của nềnkinh tế Bên cạnh đó, các tác giả đánh giá những tác động mà các FTA thế hệ mới mang lạicho các DNNVV Đồng thời, qua nghiên cứu này, các tác giả góp phần đề xuất các giải phápđể phát triển DNNVV Việt Nam trong giai đoạn tới.

Sách tham khảo: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa cua Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh

té quoc té”, Lê Xuân Ba, Trần Kim Hao, Nguyễn Hữu Thắng, NXB,Chính trị Quốc gia — Sự

thật, Hà Nội, năm 2006 Cuốn sách này gồm ba chương, được các tác giả phối hợp cùng ViệnQuản lý Kinh tế trung ương CIEM và Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển SIDA,tập trung nghiên cứu về những tác động, cơ hội, thách thức và yêu cầu đặt ra đối với cácDNNVV của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Trên cơ sở phân tích tình hìnhphát triển của các DNNVV, thực trạng kinh doanh, các tác gia đã nêu lên những quan điểm vàđề xuất các giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của DNNVV trong điều kiện hộinhập kinh tế quốc tế.

Trang 11

Bài viết “Huong hoàn thiện chế định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” củaPGS.TS Nguyễn Viết Tý, Đại học Luật Hà Nội đăng trên Tạp chí Luật học số tháng 06 2017:Bài viết đã phân tích, đánh giá thực trạng DNNVV, thực trạng pháp luật hỗ trợ DN nói chung,DNNVV nói riêng ở Việt Nam Qua đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện chế định

hỗ trợ pháp lý cho DNNVV.

Những công trình nghiên cứu và tài liệu trên chỉ là những công trình nổi bật có liên quanđến van đề pháp luật hỗ trợ DNNVV trong bối cảnh các FTA thé hệ mới, bên cạnh rất nhiềucác công trình nghiên cứu hay tài liệu khác có liên quan trên thực tế Có thê thấy, cơ sở lý luậnvà thực tiễn về vấn đề vai trò của NN trong hỗ trợ sự phát triển của DNNVV trong bối cảnhhội nhập của nền kinh tế Việt Nam những năm gan đây đều đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, bàibản Tuy nhiên, trong bối cảnh một số biển chuyển mới của nền kinh tế TG cụ thé là các hiệpđịnh FTA thé hệ mới, đã đặt ra những van dé và thách thức mới cần phải giải quyết, đòi hỏisự thay đôi và hoàn thiện kip thời trong công tác xây dựng và thực thi pháp luật hỗ trợ các

3 Y nghĩa khoa hoc và thực tiễn

Về ý nghĩa khoa học, khóa luận tiến hành tổng hợp và phân tích một cách có hệ thống cácvan đề lý luận liên quan đến pháp luật hỗ trợ DNNVV tại Việt Nam, từ đó đóng góp một phầnvào các tài liệu tham khảo khi tiến hành nghiên cứu các vấn đề liên quan đến DNNVV, cáchiệp định FTA thế hệ mới hay vai trò của NN trong nền kinh tế TT định hướng xã hội chủnghĩa trong bối cảnh những bước phát triển tiếp theo của nền kinh tế trong nước và trên TG.

Về ý nghĩa thực tiễn, khóa luận kỳ vọng có thê chỉ ra được những mặt tích cực cũng nhưtồn tại cần phải hoàn thiện của công tác xây dựng và thực thi pháp luật hỗ trợ DNNVV củaViệt Nam, đóng góp một phần nhỏ giúp cho các nhà quản lý kinh tế, các nhà ban hành chínhsách, lập pháp có một cái nhìn tổng thé, từ đó có một định hướng đúng dan, bám sát thực tiễntrong van dé ban hành và thực thi pháp luật hé trợ DNNVV tại Việt Nam trong bối cảnh cáchiệp định FTA thế hệ mới.

4 Mục đích nghiên cứu

Đóng góp những giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật vềhỗ trợ hoạt động của DNNVV trong bối cảnh các FTA thé hệ mới ở Việt Nam trên cơ sở phântích thực tiễn, những tồn tại và bat cập của pháp luật hỗ trợ DNNVV trong bối cảnh mới này.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu5.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 12

Khoá luận có đối tượng nghiên cứu là hệ thống pháp luật hỗ trợ hoạt động của DNNVVtại Việt Nam trong bối cảnh các FTA thế hệ mới.

Về nội dung nghiên cứu của đề tài: đề tài nghiên cứu về hỗ trợ DNNVV đưới góc độ pháplý Đề tài tập trung nghiên cứu về các biện pháp hỗ trợ DNNVV theo quy định của pháp luậthiện hành và thực trạng thực hiện các quy định về các biện pháp hỗ trợ DNNVV trong bốicảnh tham gia FTA thế hệ mới.

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp phân tích, so sánh, lịch sử, logic sẽ được sử dụng dé làm rõ bản chất hỗ trợ

Phương pháp phân tích và tong hợp: Dữ liệu được thu thập từ các văn bản quy phạm phápluật, sách, giáo trình, các công trình khoa học, tạp chí chuyên ngành liên quan đến DNNVV,báo cáo hàng năm của Hiệp hội DNNVV, số liệu từ Tổng CỤC Thống kê và Cục Phát triển DN- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có giá trị trong việcđưa ra những dẫn chứng rõ ràng, đảm bảo tính logic, thuyết phục cho đề tài cũng như đáp ứng

tính thực tiễn.

Phương pháp thống kê: lấy nguồn từ các báo cáo của Bộ Công thương, báo cáo của Ủyban Kinh tế Trung ương, từ các văn kiện của Dang qua các ky đại hội XI và XII, các văn bảnLuật như Luật DN 2020, Luật hỗ trợ DNNVV 2017, Thống kê nhằm đánh giá thực trạngmột cách chỉ tiết và chân thực nhất, từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp phù hợp.

Trang 13

Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu phân tích pháp luật hỗ trợ cácDNNVV đặc biệt trong bối cảnh các FTA thế hệ mới.

7 Kết cầu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài có kếtcau gồm 3 chương:

Chương 1: Một số van đề lý luận về pháp luật hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừatrong bối cảnh các FTA thế hệ mới

Chương 2: Thực trạng pháp luật hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Namtrong bối cảnh các FTA thế hệ mới

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

và vừa tại Việt Nam trong bối cảnh các FTA thé hệ mới

Trang 14

Doanh nghiệp nhỏ va vừa (DNNVV) hay SMEs (Small and Medium Enterprises) nói

chung là loại doanh nghiệp (DN) có số lao động hay doanh số ở một giới hạn nào đó Kháiniệm DNNVV hay SMEs được dùng phố biến ở Hoa Kỳ, ở các nước thuộc Cộng đồng ChâuÂu và ở các tô chức quốc tế như Ngân hàng TG (World Bank), Liên Hiệp Quốc (UnitedNations), Tổ chức Thương mại TG (WTO),

Theo tiêu chí của Ngân hàng TG (World Bank), DN siêu nhỏ là DN có số lượng laođộng dưới 10 người, DN nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn DN vừa cótừ 50 đến 300 lao động Các nước thuộc Cộng đồng Châu Âu có cách định nghĩa riêng phùhợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia: Ví dụ ở Đức thì SMEs được định nghĩalà DN có số lao động dưới 500 người, trong khi đó ở Bi là 100 người Tuy nhiên hiện nay việcđịnh nghĩa về SMEs của Liên minh Châu Âu (EU) cụ thể, rõ ràng hơn DN có đưới 50 lao

động là DN nhỏ, ngược lại DN có trên 250 lao động được xác định là DN vừa Trong khi đóở Mỹ thì DN có dưới 100 lao động là DN nhỏ, DN dưới 500 lao động là DN vừa.

Ở Việt Nam khung pháp lý hỗ trợ DNNVV ngày càng được hoàn thiện theo thời gian,đặc biệt vào ngày 12/6/2017 Quốc hội đã thông qua Luật Hỗ trợ DNNVV nâng tầm giá trịpháp ly cho các văn bản pháp luật về hỗ trợ DNNVV Các tiêu chí xác định DNNVV đượcquy định tại Điều 4 của Luật Hỗ trợ DNNVV 2017 bao gồm: (1) DNNVV gồm DN siêu nhỏ,DN nhỏ và DN vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau day: (i) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;(ii) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng (2) DN siêu nhỏ, DN nhỏvà DN vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp vàxây dựng; thương mại và dịch vụ.

Trang 15

Như vậy, có thé nhận xét: Có nhiều quan điểm khác nhau về DNNVV phụ thuộc vàotừng điều kiện cụ thé của mỗi nước trên TG Khái niệm hay định nghĩa về DNNVV chỉ mangtính chất tương đối cả về thời gian lẫn không gian dé phù hợp với thực tiễn Vì vậy, các tiêuchí xác định DNNVV ở mỗi quốc gia có thê khác nhau Ngay ở một quốc gia, các tiêu chí xácđịnh DNNVV có thê thay đổi trong từng thời kỳ do sự biến đổi của tăng trưởng kinh tế, giá cảvà các mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế.

1.1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thứ nhất, DNNVV là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, ton tại dưới các hình thức

kinh doanh khác nhau.

DNNVV là cơ sở kinh doanh độc lập, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau do mộthoặc nhiều chủ thể đầu tư vốn thành lập Vị thế của DNNVV là một chủ thể có tư cách pháplý độc lập, được tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập, bình đẳng với các DN cóquy mô von lớn Mục dich của các DNNVV là thực hiện hoạt động kinh doanh hướng đến lợinhuận Đây cũng là động lực của tat cả các loại hình DN dé dam bảo sự tồn tại, phát triển vàcó vị thé cạnh tranh trên thương trường.

Theo pháp luật DN hiện hành của Việt Nam thì DNNVV là loại hình DN được tổ chứcdưới các hình thức tổ chức như DN tư nhân, công ty và vì thế, DNNVV có bản chất của DN:là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dich ôn định (trụ sở chính) đăng ký thành lậptheo quy định của pháp luật và thực hiện các hoạt động kinh doanh hướng đến lợi nhuận.

Thứ hai, DNNVV có quy mô nhỏ và số lượng lao động it.

DNNVV là những DN có quy mô vốn nhỏ; sử dụng ít lao động, doanh thu thấp, trìnhđộ quản lý DN và chất lượng nhân sự, người lao động của DN cũng như chỉ phí đào tạo laođộng không cao trong tương quan so sánh với các DN khác.

Tiêu chí quy mô nhỏ và số lượng lao động ít là những tiêu chí quan trọng dé nhận diện

đó có phải là DNNVV so với các DN không phải là DNNVV Tuy nhiên, tiêu chí quy mô hay

số lao động có thê thay đổi trong từng thời kỳ phụ thuộc vào sự biến động về giá và tài sản

trên thực tế Các tiêu chí này và ưu tiên lựa chọn tiêu chí vôn/doanh thu, lao động ở mỗi quốc

gia sẽ khác nhau phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Ở mỗi ngànhnghề, lĩnh vực kinh doanh cụ thể tiêu chí vốn/doanh thu, số lượng lao động có thé dao độngkhác nhau dé xác định DNNVV Ở một số nước có trình độ phát triển kinh tế thấp thì các chỉsố về lao động vốn dé phân loại DNNVV sẽ thấp hơn so với các nước phát triển Tính chatngành nghề: do đặc điểm của từng ngành, có ngành sử dụng nhiều lao động như dệt, may, có

Trang 16

ngành sử dụng ít lao động nhưng nhiều vốn như hoá chất, điện Do đó cần tính đến tính chấtnay dé có sự so sánh đổi chứng trong phân loại các SMEs giữa các ngành với nhau Trong cácnước APEC tiêu chí được sử dụng phổ biến nhất là số lao động Còn một số tiêu chí khác thìtuỳ thuộc vào điều kiện từng nước Có sự khác nhau như vậy là vì yêu cầu hoạt động kinh

doanh của mỗi lĩnh vực kinh doanh có đặc thù khác nhau.

Với đặc điểm quy mô vốn nhỏ, tổ chức quan lý DN đơn giản, gọn nhẹ, dé dàng thànhlập DN với số vốn nhỏ nên DNNVV dé dàng, năng động hon so với các DN lớn trong việcthay đôi hướng kinh doanh Mặt khác, DNNVV sẵn sàng mạo hiểm đầu tư vào các lĩnh vựcmới, mạo hiểm với rủi ro có thê xảy ra Bởi lẽ, nếu DNNVV that bại thì cũng chỉ chịu rủi rotrong phạm vi nguồn tài chính nhỏ và có thé khởi nghiệp từ đầu Với số lượng lao động ít nênmối quan hệ giữa người chủ DNNVV với các nhân sự trong DN có khả năng kiểm soát đượcnguy cơ dẫn đến mâu thuẫn Khác với DNNVV, các DN có quy mô lớn sẽ phải cân nhắc và ítdám mạo hiém dau tư thay đổi hoàn toàn định hướng kinh doanh; lợi ích kinh tế lớn là nguyênnhân dẫn đến sự xung đột, tranh giành quyền lực quản lý DN nhiều hơn.

Bên cạnh những điểm năng động, linh hoạt của DNNVV thì DNNVV cũng gặp nhữngkhó khăn từ đặc điểm về quy mô vốn nhỏ Do là khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốndé đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh; là khó khăn trong việc đổi mới công nghệ và nâng caonăng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập quốc tế Mặt khác, vì DNNVV có ít vốn nên khócạnh tranh với các DN lớn trong việc thu hút lao động có tay nghề cao, với nguồn kinh phí hạn

hẹp nên DNNVV khó có khả năng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.

Thực trạng đó đặt ra yêu cầu cần thiết phải có sự hỗ trợ đối với khu vực DNNVV.

1.1.2 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh thực hiện các FTA thế hệ mớiThứ nhất, DNNVV phát huy và tận dụng các nguồn lực địa phương, đóng góp tích cựcvào việc tăng trưởng kinh tế Ở bất cứ quốc gia nào trên TG, đặc biệt là những quốc gia đangphát triển, luôn có những vùng, những khu vực địa phương kém phát triển so với phần còn lại.

Những khu vực này có vi trí dia lý không thuận lợi, tài nguyên nghèo nan Cac DN lớn thường

bỏ qua những khu vực này dé tập trung dau tư, kinh doanh vào những vùng có điều kiện phattriển thuận lợi, nhằm thu được nguồn lợi ích lớn hơn Điều này dẫn tới sự phát triển khôngđồng đều giữa các vùng của quốc gia và gây ra những thiệt hại tiềm ẩn cho nên kinh tế Đốivới các DNNVV, chi phi đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất so với lợi ích và đoanh thu đemlại là xứng đáng dé đầu tư vào những vùng này Trong bối cảnh các hiệp định FTA thé hệ mớiđược thực hiện, các DNNVV càng phải phát huy và tận dụng những nguồn lực của địa phương

Trang 17

dé tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm va đây mạnh xuất khẩu, tạo cơ hội cho những mặthàng truyền thống.

Thứ hai, DNNVV đóng góp tích cực vào việc thúc đây và tăng trưởng kinh tế Trêntoàn TG, DNNVV của các nền kinh tế chiếm khoảng 90% tông số DN, đóng góp tỷ trọng lớn,khoảng 40% GDP Tại một số nền kinh tế điển hình ở khu vực Đông Nam Á, như Malaysia,DNNVV hang năm đóng góp trung bình 32% GDP; Thái Lan chiếm 37,8% GDP; Singapoređóng góp vượt quá 50% GDP” Tại Việt Nam các DNNVV chiếm ty trọng khoảng 97,2% trêntong số các DN trong cả nước, đóng góp trung bình hàng năm khoảng 45% GDP và 31% tongsố thu ngân sách quốc gia’.

Thứ ba, DNNVV tao ra nhiều việc làm cho người lao động và đảm bảo nguồn thu nhậpcho một bộ phận dân cư, luôn là nơi thu hút các lao động đến làm việc Ở những nước pháttriển như Canada, giai đoạn từ năm 2002-2012, DNNVV đã tạo ra 77% số việc làm mới” Docác DNNVV phân bồ rải rác từ những vùng trung tâm phát triển đến vùng chưa phát triển kinhtế nên DNNVV có thé tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là đốivới những người lao động có trình độ, kỹ năng hay tay nghề thấp Nhờ vậy, các DNNVV cóthé giải quyết thay cho chính phủ bài toán việc làm và ôn định đời sống của người dân Tuynhiên, khi đi vào thực hiện cam kết của các hiệp định FTA thế hệ mới, các DNNVV sẽ phảiđối diện những thách thức trong quy định chặt chẽ hơn về lao động, như quyền thương lượngtập thê của người lao động và người sử dụng lao động, xoá bỏ lao động cưỡng bức và lao độngbắt buộc, cắm sử dụng lao động trẻ em

Thứ tu, DNNVV còn nâng tầm và tạo cơ hội phát triển cho các tài năng quan trị kinhdoanh và điều hành DN Đa phần các công ty tư nhân lớn nói chung như Tập đoàn Microsoftcủa ty phú Bill Gates, tập đoàn Amazon của tỷ phú Jeff Bezos hay Alphabet của hai nhà đồngsáng lập Sergey và Larry Page cũng đều có xuất phát điểm là một DN tư nhân nhỏ Nhữngngười sáng lập ra các tập đoàn danh tiếng này đều là những nhân tài trong lĩnh vực quản trịkinh doanh Những nhà điều hành này dám chấp nhận và đối mặt với rủi ro trong việc đầu tư,phát triển sản xuất kinh doanh với số vốn nhỏ, trong khi môi trường hoạt động chưa có nhiềuưu đãi phù hợp dé phát triển DNNVV Tuy nhiên, trong hoàn cảnh bat lợi cũng là môi trường

2 Nguyễn Dire Tam (2014), “Tiép cận nguồn vốn của DNNVV nhìn từ các nước phát triển trong khu vực Đông Nam A",

https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/597/3878/tiep-can-nguon-von-cua-doanh-nghiep-nho-va-vua-nhin-tu-cac-nuoc-phat-3 Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2019), “Cơ hội phát triển doanh nghiệp nhỏ và vita”,

4 Daniel Liberto (2019), “Small and Mid-size Enterprise (SME) ”.

Trang 18

dé tôi luyện ban thân của một nhà điều hành, quản lý DN bản lĩnh, biết cách chéo lái trụ vượtqua khó khăn dé vươn lên tầm cao mới thành những tập đoàn, DN lớn như hiện nay.

1.1.3 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và cơ hội, thách thức cho doanh nghiệpnhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh các FTA thế hệ mới

1.1.3.1 Khái niệm, đặc điểm hiệp định thương mai tự do thế hệ mới1.1.3.1.1 Khai nệm hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia hoặcvùng lãnh thé nhăm mục đích tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng bangviéc cat giam thué quan, có các quy định tao thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầutư giữa các thành viên bên cạnh việc tiếp tục duy trì chế độ thuế quan độc lập với hàng nhậpkhẩu từ các quốc gia bên ngoài FTA Các nội dung mà FTA đề cập đến thường gồm: quy địnhvề việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; quy định danh mục hàng hóa đưavào cắt giảm thuế quan; quy định lộ trình cắt giảm thuế quan và quy định về quy tắc xuất xứ.

Thuật ngữ “Hiệp định thương mai tự do (FTA) thé hệ mới” được sử dụng dé chỉ cácFTA với những cam kết sâu rộng và toàn diện, bao hàm những cam kết về tự do thương mạihàng hóa và dịch vụ như các “FTA truyền thống”; mức độ cam kết sâu nhất (cắt giảm thuếgần như về 0%, có thé có lộ trình); có cơ chế thực thi chặt chẽ và hơn thế, nó bao hàm cảnhững lĩnh vực được coi là “phi truyền thống” như: Lao động, môi trường, DNNN, mua sắmchính phủ, minh bạch hóa, cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư °

Việt Nam hiện nay đã tham gia một số FTA thế hệ mới, trong đó nổi bật là Hiệp địnhĐối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tựdo giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) — EVFTA.

1.1.3.1.2 Đặc điểm hiệp định thương mại tự do thé hệ mới

Su phát triển của FTA phan ánh quá trình thúc day ngày càng mạnh mẽ và đa dạng củaquá trình tự do hóa thương mai và liên kết sản xuất trên phạm vi toàn cầu Dé phân biệt FTAthé hệ mới, thường căn cứ vào các đặc điểm:

Thứ nhất, mức độ tự do hóa thương mại Các thỏa thuận trong FTA thế hệ mới thườngxóa bỏ phan lớn hàng rào thuế quan Nghia là khi tham gia FTA thế hệ mới, nền kinh tế củacác bên liên quan có độ mở cao, các sản phâm hàng hóa, dịch vụ cơ bản được tự do luânchuyên trong phạm vi không gian các quốc gia thành viên FTA.

3 Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI (2022), “Sổ tay Doanh nghiệp: Những điều can biết về các FTA của Việt Nam”, Nxb Dân

Trí, Hà Nội.

Trang 19

Thứ hai, phạm vi cam kết Các FTA thé hệ mới là những hiệp định toàn diện, khôngchỉ bó hẹp trong thương mại và đầu tư như các FTA truyền thống mà còn bao gồm các nộidung tuy không phải là thương mại trực tiếp nhưng có liên quan đến thương mại như đấu thầu,môi trường, sở hữu trí tuệ, lao động nhăm tạo môi trường kinh doanh minh bạch và cạnh tranhcông bằng giữa các thành viên.

Thứ ba, cam kết linh hoạt Nếu như trong FTA truyền thống lộ trình cắt giảm thuếthường kéo đài không quá 10 năm, thì các FTA thé hệ mới lộ trình được đây nhanh hơn Thôngthường lộ trình cắt bỏ hàng rào thuế quan được áp dụng trong vòng 5 - 10 năm, (trừ một sốmặt hàng nhạy cảm có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan).

Thứ tr, cơ chế giảm sát cua các FTA thế hệ mới có yêu cẩu cao hơn, chặt chẽ hơntrong quá trình thực thi Các thỏa thuận của FTA cho phép bên nhập khâu tạm ngừng ưu đãithuế quan nếu phát hiện có gian lận xuất xứ hoặc nước xuất khâu không hợp tác xác minh xuấtxứ một cách có hệ thông.

Thứ năm, các FTA thé hệ mới áp dung cơ chế pháp lý mới trong giải quyết các tranhchấp phát sinh Các FTA thế hệ mới nêu rất rõ quy chế giải quyết tranh chấp băng việc NNkiện NN hoặc nhà đầu tư kiện NN mà các FTA thế hệ cũ không có.

1.1.3.2 Cơ hội, thách thức cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bồi cảnh cácFTA thé hệ mới

1.1.3.2.1 Cơ hội

Thứ nhất, với việc các FTA thé hệ mới có hiệu lực sẽ tạo điều kiện cho các DN ViệtNam nói chung và DNNVV nói riêng tiếp cận với TT tiêu thụ rộng mở, đa dang, giúp tránhphụ thuộc quá nhiều vào một TT, nền kinh tế đối phó với những biến động TT TG.

Thứ hai, việc tham gia FTA thế hệ mới giúp nâng cao lợi nhuận từ hoạt động ngoạithương thông qua giảm thuế xuất nhập khẩu Bởi việc tham gia các hiệp định này giúp loại bỏphan lớn thuế quan, giảm thiêu các biện pháp phi thuế quan cho hàng hoá xuất khẩu Việt Namđi các TT đối tác, tạo nên cơ hội mở rộng TT xuất khâu cho các DN xuất khâu Việt Nam Vớiviệc xóa bỏ các hàng rào thuế quan, các FTA này cho phép hàng hóa (thiết bị, nguyên phụ liệuphục vụ sản xuất) từ các quốc gia đối tác nhập khẩu vào Việt Nam với giá thành rẻ, đa dạngvà cạnh tranh hơn, mang lại lợi ích cho DN sử dụng nguyên liệu, máy móc thiết bị nhập khâu.Thứ ba, các FTA thé hệ mới giúp thu hút đầu tư nước ngoài bởi tạo nên được các cơ sởnền tảng thống nhất, minh bạch, an toàn cho môi trường đầu tư, đồng thời tạo kết nỗi nền kinhtế Việt Nam với các đối tác quốc tế khác, từ đó tăng sức hút các nhà đầu tư tới Việt Nam tận

Trang 20

dụng cơ hội từ các hiệp định này” Bên cạnh đó, với việc mở rộng nội dung bao gồm các yêucầu về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền và lợi ích của người lao động, môi trường và tăngtrưởng bền vững giúp cải thiện môi trường đầu tư, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư

vào các DNNVV Việt Nam.

Thứ tr, các FTA thế hệ mới cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tao ra cácđiều chỉnh cơ cau tại Việt Nam theo hướng phát triển một nền kinh tế công bang, cân bằng,theo định hướng TT, và tạo ra một sân chơi bình đăng cho các thành phần kinh tế khác nhau.Việc thực thi các cam kết FTA thế hệ mới đã mang lại tác động tích cực đến cải cách hànhchính, luật pháp, thê chế của Việt Nam: (i) tạo nên sức ép, yêu cầu các cơ quan quản ly NNcủa Việt Nam cân phải điều chỉnh luật pháp liên quan, đơn giản hóa thủ tục hành chính về cấpgiấy phép đầu tư, giấy phép kinh doanh, thủ tục kinh doanh, xuất nhập khẩu, tạo điều kiệnthuận lợi cho hoạt động của DN và đảm bảo tính minh bạch với những yêu cầu về sở hữu trítuệ, bảo hộ quyên tài sản, đầu tư, môi trường, lao động (2) buộc Việt Nam cần phải có điềuchỉnh hệ thống chính sách pháp luật nội địa tương ứng và phù hợp với tiêu chuan quốc tế.

Thứ năm, các FTA thé hệ mới nhân mạnh tam quan trọng của DNNVV và sự cần thiếtphải tạo thuận lợi cho DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh dé tham gia vào chuỗi cung ứngkhu vực và toàn cầu “Đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một trong nhữngnguyên tắc của các FTA dành sự quan tâm tới các DNNVV, bởi họ là động lực của tăng trưởng,vừa là nguồn tạo việc làm quan trọng tại tat cả các nền kinh tế, nhất là các nền kinh tế dangphát triển Một số mục tiêu đàm phán dé hỗ trợ DNNVV là tạo điều kiện tiếp cận các nguồnvốn, giải quyết nhanh các tranh chấp thương mại để giảm chỉ phí, cải thiện tính minh bạch củamôi trường thé chế, bảo lãnh cho DNNVV tham gia dau thầu mua sắm chính phủ.

1.1.3.2.2 Thách thức

Thứ nhất, việc tham gia các FTA thế hệ mới đồng nghĩa với việc các quốc gia đối tácmở cửa TT cho Việt Nam và ngược lại Việt Nam mở cửa TT cho quốc gia đối tác Điều này

tạo ra sức ép cạnh tranh lớn trên TT trong nước, ảnh hưởng tác động không nhỏ tới các

DNNVV Đặc điểm của các DNNVV khác với các DN lớn là ở quy mô hoạt động chủ yếu tậptrung vào TT trong nước Bên cạnh đó, do không chịu thuế nhập khẩu nên hang hoá nướcngoài có chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh trực tiếp với các DN này Do đó, việc mở cửa TTtạo điều kiện cho các đối thủ cạnh tranh xuất hiện trên TT nội địa Phần lớn DNVVN mới chỉ

® Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI (2022), “Sổ tay Doanh nghiệp: Những điều cân biết vé các FTA của Việt Nam”, Nxb Dân

trí, Hà Nội.

Trang 21

tập trung vào cạnh tranh về giá với các đối thủ khác, tuy nhiên về lâu đài phải xem xét việc cảithiện năng lực cạnh tranh trên các phương diện khác đề nâng cao khả năng cạnh tranh của DN.Thứ hai, với nguồn lực hạn chế các DNNVV gặp nhiều khó khăn trong việc nghiêncứu, tìm kiếm TT, qua đó khó tận dụng được hết lợi ích từ các FTA đặc biệt là FTA thế hệmới Mặc dù mức độ hiểu biết của các DN’ về các FTA cũng tăng lên khi có 26,1% các DNcó hiểu biết khá rõ về các FTA (con số này tăng lên từ mức 12,6% năm 2016) Tuy vậy, mứcđộ hiểu biết này vẫn còn hạn chế và phân hóa giữa các loại hình DN Theo đó, mức độ hiểubiết về FTA giảm dan từ các DN FDI đến các DN Việt Nam (chủ yếu là các DNNVV).

Thứ ba, khi tham gia các FTA thế hệ mới, với việc cắt giảm, miễn hàng rào thuế quan,các quốc gia có xu hướng thay thé bằng cách dựng lên các rào cản kỹ thuật dé siết chặt hànghóa nhập khẩu từ nước ngoài thông qua việc kiêm định chất lượng hàng hoá, xuất xứ va giácả Do đó, dé hưởng được các lợi ích từ các FTA thé hệ mới, đòi hỏi các DN cần hiéu rõ nhữngquy định quy tắc về hang rao kỹ thuật cụ thé quy định trong các FTA này Trong khi đó, phần

lớn nguồn nguyên liệu của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ

Trung Quốc và các quốc gia trong ASEAN, nếu không thé đảm bảo được quy tắc về nguồngốc xuất xứ hàng hóa, thì hàng hóa xuất khâu của Việt Nam sang các TT đối tác chỉ đượchưởng mức thuế đãi ngộ tối huệ quốc, chứ không được hưởng mức thuế suất 0% Vì vậy, việcnâng cao nhận thức của các DNNVV về các rào cản kỹ thuật như trên là hết sức cần thiết.

Thứ tu, biện pháp phòng vệ thương mại được các quốc gia áp dụng nhằm bảo vệ ngànhsản xuất trong nước trong những trường hợp hàng hóa nhập khâu cạnh tranh không công bằng,gây thiệt hại cho sản xuất trong nước Các biện pháp phòng vệ thường được các quốc gia ápdụng là chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ Các DNNVV Việt Nam phải đối mặt vớicác nguy cơ bị điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của các quốc gia đối tác.1.1.4 Khái niệm, đặc điểm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.4.1 Khái niệm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trước hết, hỗ trợ được hiểu đơn giản là sự giúp đỡ nhau, giúp thêm vào Hỗ trợ thườngđược thực hiện khi đối tượng hỗ trợ yếu hoặc chưa đủ mạnh ở một góc độ nào đó Như vậy,có thé đem ra khái niệm về hỗ trợ của NN đối với DNNVV như sau: Hỗ tro của Nhà nước đốivới DNNVV được hiểu là Nhà nước thông qua hoạt động của các cơ quan có thẩm quyên từTrung ương đến địa phương thực hiện hỗ trợ DNNVV như xây dung chương trình kế hoạch7https://business gov.vn/cms/tin-tuc-su-kien/chi-tiet/128 1/fta-mang-lai-tac-dong-tich-cuc-voi-hon-85-doanh-nghiep

Trang 22

triển khai chương trình, kế hoạch hỗ trợ cho DNNVV thông qua việc áp dung các hình thức,nội dung hồ trợ hướng dân kiểm tra đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình kếhoạch hỗ trợ cho DN.

1.1.4.2 Đặc điểm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một là, chủ thé hỗ trợ DNNVV bao gồm nhiều chủ thể khác nhau trong do NN đóngvai trò là chủ thể hỗ trợ chính, đóng vai trò quan trọng nhất Cụ thé, chủ thể hỗ trợ DNNVVbao gồm NN và các tô chức khác như hiệp hội, tổ chức tư van, trợ giúp Tuy nhiên, NN, vớibản chất và nhiệm vụ quản lý, sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc thực hiện các hoạt động hỗtrợ cho DNNVV NN có trách nhiệm thiết lập khung pháp lý và quy định dé thúc day các hoạtđộng hỗ trợ cho DNNVV Sự can thiệp không đúng mục tiêu trong quá trình hỗ trợ có thê gâyảnh hưởng đến sự công bằng trong cạnh tranh trên TT Vì vậy, dé đảm bảo hiệu quả cho sựphát triển của DNNVV và dong thời duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, việc hỗ trợDNNVV phải tuân theo các nguyên tắc, đối tượng, thâm quyên, nội dung, trình tự và thủ tục

quy định bởi pháp luật.

Hai là, đỗi tượng được hưởng các biện pháp hỗ trợ là các DNNVV DNNVV là nhữngchủ thể cần đến sự hỗ trợ của NN và các tổ chức khác vì DNNVV là những DN có quy môvốn nhỏ, sử dụng ít lao động, doanh thu thấp Đặc biệt, trong thời đại 4.0, ý tưởng kinh doanhđược khơi nguồn từ sự năng động, dám thử thách mạo hiểm của các những nhà đầu tư trẻ tuôinhưng chưa có đủ vén dé thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình thì nếu họ được hỗ trợ khởinghiệp có thé tao ra những phát triển than kỳ cho nền kinh tế Vì những sáng tạo của con ngườilà vô cùng và những sáng tạo đó có thé thay đổi được TG Gan đây, Việt Nam bắt đầu khởixướng phong trào khởi nghiệp theo tinh thần một “quốc gia khởi nghiệp” Việt Nam quan tâmđến KNST trong những lĩnh vực có sản phẩm, dịch vụ, quy trình và công nghệ cùng khả nănghuy động von của họ cho các hoạt động tương lai Vì vậy, hỗ trợ cho các đối tượng trẻ KNSTvà các DN có quy mô vốn nhỏ và vừa sẽ là những đối tượng nằm trong chính sách và quy địnhcủa pháp luật dé thụ hưởng các biện pháp hỗ trợ của NN, của các tô chức, cá nhân khác.

Ba la, mục đích của hỗ trợ DNNVV là tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển củaDNNVV Mục dich của hỗ trợ DNNVV nhằm vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tạiphát triển của DNNVV Mục đích hỗ trợ DNNVV phải được xây dựng trên cơ sở khoa học vàthực tiễn về hiệu quả, vai trò và ưu, nhược điểm của DNNVV trong từng thời kỳ phát triểnkinh tế, xã hội của mỗi quốc gia khác nhau Có như vậy, mục đích hỗ trợ DNNVV mới chính

Trang 23

xác dé xác định được đúng, trúng các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể trong triển khai các quy địnhpháp luật về hỗ trợ DNNVV.

Bon là, hỗ trợ DNNVV được thực hiện theo các phương thức, hình thức và các biệnpháp hỗ trợ khác nhau Hỗ trợ DNNVV có thé thực hiện qua việc hỗ trợ từ góc độ chính sách,kế hoạch, chương trình quốc gia, hành động cho tới hỗ trợ bằng pháp luật Hỗ trợ DNNVVcũng có thé thực hiện theo hình thức trực tiếp đối với DNNVV thông qua việc DNNVV đượcthụ hưởng các chính sách, quy định pháp luật hoặc hỗ trợ theo hình thức gián tiếp thông quaviệc các tổ chức cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ.

Nội dung các biện pháp hỗ trợ DNNVV đa đạng có thể là các biện pháp như hỗ trợ vềtài chính, hỗ trợ về đất đai, hỗ trợ về đào tạo lao động, hỗ trợ về pháp lý, hỗ trợ về mở rộngTT, hỗ trợ về công nghệ hoặc các biện pháp hỗ trợ đối với nhóm các DNNVV hoạt độngtrong những ngành nghề có tính chất KNST, tạo ra chuỗi liên kết ngành, chuỗi giá trị 1.1.5 Tác động của các FTA thế hệ mới về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thứ nhất, việc mở cửa TT hàng hóa, dịch vụ và đầu tư Do được hưởng các ưu đãi vàxóa bỏ các rào cản thuế nên xét về nguyên tắc, các thành viên FTA được hưởng lợi từ sự giatăng quy mô TT Cũng có nghĩa nhu cầu và tính đa dạng TT tăng lên, mở ra các cơ hội với nhàsản xuất theo phương thức xây dựng và phát triển các DN, đồng thời xét từ góc độ quản lýNN, các quốc gia cũng phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện chosự phát triển các DN Đi liền với mở rộng TT là sự gia tăng cạnh tranh, mà cạnh tranh đượccoi là động lực phát triển và đó cũng là tác động lớn nhất của FTA Tham gia FTA đồng nghĩavới việc các DN trong các quốc gia thành viên không còn nhận được sự bảo hộ từ các công cụchính sách thương mại của NN Thách thức đối với họ chính là áp lực cạnh tranh với hàng hóagia rẻ, dịch vu chất lượng tốt từ các nước thành viên FTA trên chính TT nội địa.

Thứ hai, tạo sức ép dé các nhà sản xuất trong nước phải năm lấy cơ hội đôi mới hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, hạgiá thành sản phẩm Đó là con đường duy nhất dé thành công trong hội nhập đối với các DN.Ngoài việc tận dụng mọi cơ hội để liên kết, xuất khâu sang các TT thành viên, các DN trongnước cần tận dụng những lợi thế sẵn có đối với TT trong nước về thói quen tiêu dùng, thị hiếu,tập quán, phong tục dé không chi chú trọng vào xuất khâu mà còn cần có các giải pháp cạnhtranh để giữ và giành lại TT trong nước từ các đối thủ nước ngoài.

Thứ ba, còn hình thành sự lưu chuyền của các dòng vốn đầu tư Do các cam kết bảođảm lợi ích cao, và cạnh tranh bình đăng giữa các nhà đầu tư trong FTA thế hệ mới và nhiều

Trang 24

dịch vụ hỗ trợ đi kèm cùng các TT đầu tư mới xuất hiện, nên dòng von đầu tư lưu chuyềnmạnh hơn Điều này mở ra cơ hội với các nền kinh tế thành viên FTA, song cũng làm cho cạnhtranh đầu tư ngày càng quyết liệt.

Các tác động của FTA đối với các quốc gia thành viên còn tùy thuộc vào điều kiện cụthé mỗi quốc gia Tuy nhiên, những tác động đó sẽ làm cho quá trình tự do hóa thương mạiđược tăng cường, thúc đây thương mại hàng hóa và các lĩnh vực liên quan tạo điều kiện chotiến trình đàm phán tự do hóa thương mại đa phương.

Đối với Việt Nam, những tác động của FTA thế hệ mới là rất quan trọng, vừa góp phầntăng trưởng kinh tế, vừa ôn định vi mô Tuy nhiên, các hàng rào kỹ thuật; hệ thong vé sinh vakiểm dich thực vat khắt khe có thé là rào cản khiến hàng hóa Việt Nam khó vào TT các nướcđối tác FTA Ngoài ra, khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ nhưng các hàng rào kỹ thuật khônghiệu quả, Việt Nam lại trở thành TT tiêu thụ các sản phẩm chất lượng kém, ảnh hưởng tới sứckhỏe người tiêu dùng trong khi sản xuất trong nước không được bảo vệ Do vậy đề tối ưu hóalợi thế, hạn chế những bắt lợi từ FTA, cần thiết thực hiện những giải pháp đồng bộ giúp tạo ranăng lực sản xuất mới cho DN và tốc độ tăng trưởng GDP tốt hơn.

1.2 Lý luận pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh thực hiện cácFTA thế hệ mới

1.2.1 Khái niệm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Pháp luật là một khái niệm phức tap, trải qua các thời đại và ở các khu vực trên TG,

những vấn đề như bản chất, nguồn gốc, vai trò, phạm vi điều chỉnh của pháp luật được nhậnthức một cách khác nhau Nhưng nhìn chung, pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung donhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện dé điều chỉnh các quan hệ xã hội theomục đích, định hướng của NNŸ Từ định nghĩa có tính chất khái quát chung đó và dựa trênnhững nội dung đã phân tích về hỗ trợ của NN đối với DNNVV có thé đưa ra khái niệm nhưsau: Pháp luật về hỗ trợ DNNVV được hiểu là hệ thông các quy phạm pháp luật do NN banhành hoặc thừa nhận, và bảo đảm thực hiện, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trongquá trình hỗ trợ của Nhà nước đối với DNNVV, nhằm phát huy và nâng cao hiệu quả hoạtđộng của DNNVV trong nên kinh tế.

1.2.2 Nguồn luật điều chỉnh hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh thực hiện cácFTA thế hệ mới

a Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật”, Nxb Tư pháp, 2022.

Trang 25

1.2.2.1 Khải niệm

Nguồn của pháp luật là tất cả các yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lý đểcác chủ thé thực hiện hành vi thực tế Nói cách khác, nguồn của pháp luật là tat cả các yếu tốchứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lý cho hoạt động của cơ quan NN, nhà chức trách cóthâm quyền cũng như các chủ thê khác trong xã hội Từ đó có thé hiểu: nguôn luật điều chỉnhhỗ trợ DNNVV trong bối cảnh thực hiện các FTA thé hệ mới là các tài liệu và quy định pháply đặc biệt được thiết lập để hướng dan và điều chỉnh cách DNNVV tham gia và tận dụng cáccơ hội và lợi ích mà FTA mang lại Các nguồn luật điều chỉnh này được thiết lập để đảm bảorằng DNNVV có được sự bảo vệ và hỗ trợ can thiết dé tham gia vào thương mại quốc té vàcạnh tranh trên TT quốc tế.

1.2.2.2 Các nguồn luật điều chỉnh hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh thực hiệncác FTA thế hệ mới

Ở nhiều quốc gia, DNNVV đều chiếm tỷ lệ cao trong tổng số DN (từ 97-99%) và đượcxác định là "động lực tăng trưởng", là "xương sống" của nền kinh tế Các nước đã phát triểnnhư Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, EU và các nước đang phát triển trong khu vựcnhư Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, An Độ đều coi trọng vai trò của khu vực DNNVVđặc biệt trong bối cảnh thực hiện các FTA thế hệ mới Do đó, công tác hỗ trợ DNNVV đượcxem như một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển của các quốc gia vađã được các quốc gia này luật hóa từ nhiều thập kỷ trước thông qua việc sớm ban hành cácĐạo luật cơ bản về hỗ trợ DNNVV hoặc DN nhỏ nham thúc đây khu vực DN này phát triểnvà đổi mới sáng tạo, đóng góp ngày càng cao trong nền kinh tế.

Hau hết các quốc gia đã thé chế hoá hỗ trợ DNNVV dưới hình thức đạo luật hoặc luật(Nhật Bản, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan) Thậm chí ở một SỐ quốc Ø1a, VIỆCbảo vệ, hỗ trợ DNNVV được quy định trong Hiến pháp như Hàn Quốc, Đài Loan Một số

quốc gia (Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia ) ban hành dưới hình thức là luật khung, luật cơ

bản về hỗ trợ DNNVV, tạo cơ sở ban hành các luật Hỗ trợ DNNVV cụ thê khác như luật Hỗtrợ tài chính; luật Bảo lãnh tín dụng, luật Thúc đây hợp tác liên kết giữa các DNNVV và DNlớn; luật Khuyến khích đầu tư, giảm thuế cho DNNVV; luật Đổi mới sáng tạo trong DN nhỏ,mua sắm chính phủ đối với sản phẩm của DNNVV hoặc quy định hệ thong cac chinh sach,biện pháp hỗ trợ cụ thé cho DNNVV Một số quốc gia khác ban hành dưới hình thức là luậtchi tiết (Mỹ, EU ), trong đó quy định các chính sách, biện pháp cụ thé hỗ trợ DNNVV Cácluật hỗ trợ DNNVV ở các quốc gia thường được điều chỉnh, sửa đổi phù hợp với ưu tiên phát

Trang 26

triển kinh tế-xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tập trung giải quyết các thách thức đối vớisự phát triển của các DNNVV Bên cạnh đó, các luật này cũng quy định hệ thống cơ quanchính phủ đầu mối về hỗ trợ DNNVV với vai trò điều phối triển khai thực hiện hỗ trợ DNNVV.Các đạo luật cũng thể hiện rõ trách nhiệm của Chính phủ trong việc đảm bảo các nguồn lựcdé tô chức thực hiện hỗ trợ DNNVV?.

Ở Việt Nam, pháp luật về hỗ trợ DNNVV trong bối cảnh thực hiện các FTA thế hệ mớiđặc biệt được thê hiện ở việc xây dựng và ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017 Đây làmột bước tiễn quan trong trong tiến trình xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về DN tạiViệt Nam Cùng với Luật DN (sửa đổi), Luật đầu tư (sửa đổi) năm 2020 và hệ thong pháp luậtliên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nói chung, lần đầu tiên Việt Nam có mộtkhung pháp luật áp dụng thống nhất cho các DNNVV thuộc mọi thành phan kinh tế, đặc biệtlà khu vực kinh tế tư nhân.

Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017 đã quy định toàn diện về nguyên tắc, nội dung nguồnlực hỗ trợ DNNVV, trách nhiệm của cơ quan tô chức và cá nhân liên quan đến hỗ trợ DNNVVCó hiệu lực từ ngày 01/01/2018, Luật Hỗ trợ DNNVV đã nhiều lần được bố sung bởi các luậtchuyên ngành như Luật Dau thầu, Luật Dau tư theo phương thức đổi tác công tư Hệ thốngcác văn bản hướng dẫn thi hành quy định chi tiết Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017 cũng đãđược ban hành tương đối day đủ cụ thé là Nghị định số 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý choDNNVV, Nghị định số 39/2019/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển DNNVV,Nghị định số 80/2021/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Hỗ trợ DNNVV, Thông tư 52/2023/TT-BTC hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí ngân sách NN chi thường xuyên hỗ trợ DNNVV

theo quy định tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, Thông tư

số 06/2022/TT-BKHDT của Bộ Kế hoạch và Dau tư: Hướng dẫn một số điều của Nghị địnhsố 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng danthi hành một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV, Nghị định số 38/2018/NĐ-CP quy định chitiết về đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, Nghị định số 34/2018/NĐ-CP về thành lập,tô chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV,Thông tư 45/2018/TT-NHNNHướng dẫn các tô chức tín dụng trong cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng theoquy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về việcthành lập, tô chức và hoạt động của Quy bảo lãnh tin dụng cho DNNVV

2 Bộ Kế hoạch va Đầu tư, “Báo cáo thuyết mình chỉ tiết về Dự án Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa ”,

http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_ LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=1196& Tabl ndex=2

Trang 27

Có thể khang dinh rang su xuất hiện của Luật Hỗ trợ DNNVV đã mang lại nhiều thuậnlợi cho DNNVV tại Việt Nam Mặc dù vậy, hệ thống chính sách về hỗ trợ của NN đối vớiDNNVV vẫn còn một số hạn chế cho việc sửa đôi, bố sung để hoàn thiện hơn trong tương lai.Các nguồn luật điều chỉnh này là quan trọng dé đảm bao rang DNNVV có thé tận dụngcơ hội và đối phó với thách thức trong quá trình thực hiện các FTA thế hệ mới Đồng thời cũnggiúp xây dựng một môi trường pháp lý ôn định va dự đoán, giúp kích thích sự phát triển vàcạnh tranh của các DNNVV trong bối cảnh kinh doanh quốc tế ngày càng phức tạp.

1.2.3 Nội dung pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh thực hiệncác FTA thé hệ mới

1.2.3.1 Quy định về nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nguyên tắc của pháp luật là những tư tưởng chi đạo cơ bản dé thực hiện các hoạt độngthực hiện, áp dụng pháp luật theo những định hướng cụ thé, thống nhất, bắt buộc phải tuânthủ Quy định về nguyên tắc hỗ trợ DNNVV sẽ đảm bao cho hoạt động hỗ trợ DNNVV cóhiệu quả, tôn trọng quy luật TT, đảm bảo sự khách quan, bình đẳng.

Châu Âu đã hình thành Luật khung về DNNVV năm 2008 đã đề ra 10 nguyên tắc màcác nước thành viên can tuân thủ dé tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho DNNVV"®,trong đó có nguyên tắc quan trọng là tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi thúc đây khởinghiệp; dam bảo hệ thống hỗ trợ của chính phủ đáp ứng yêu cầu của DNNVV

Ở Việt Nam, các nguyên tắc hỗ trợ DNNVV được thiết kế nhằm hướng tới hỗ trợ đồngbộ, có chọn lọc trên cơ sở nguồn lực hiện có của NN, huy động von của các tô chức, cá nhântrong và ngoài nước đề hỗ trợ DNNVV Do nguồn lực hỗ trợ của NN có hạn và phương thứcchuyên từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp thông qua các tô chức, cá nhân cung cấp dịchvụ hỗ trợ Đồng thời, hỗ trợ của NN là hỗ trợ có điều kiện, nghĩa là DNNVV phải đáp ứngđiều kiện của từng nội dung, chương trình hỗ trợ quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV!! Cácnguyên tắc hỗ trợ DNNVV được quy định tại Điều 5 luật này.

1.2.3.2 Quy định về các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Xuất phát từ đặc điểm của DNNVV nội dung hỗ trợ phat triên DNNVV của các FTAthế hệ mới tập trung ở các chế định: 1) Trợ cấp, hỗ trợ dành cho DNNVV; ii) Mua sắm công;ii) Doanh nghiệp NN và doanh nghiệp độc quyền chỉ định; iv) Hải quan và tạo thuận lợi

19 Chính phủ, “Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vita”,

http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_ LUAT/View_ Detail.aspx?ItemID=1 196&/Tablndex=2

ao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, “Báo cáo thuyết mình chỉ tiết về Dự án Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa ”,

http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_ LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=1 196&/Tablndex=2

Trang 28

thương mại; v) Thương mại điện tử; vi) Lao động: vii) Cung cấp thông tin; ix) Phòng, chốngtham nhũng: x) Pháp luật; xi) Hợp tác quốc tế hỗ trợ chung cho DNNVV Cu thé ở Việt Namquy định về các biện pháp hỗ trợ pháp luật bao gồm:

- Những biện pháp hỗ trợ chung như: Hỗ trợ tiếp cận tín dụng: Hỗ trợ về thuế, kế toán;Hỗ trợ mặt bằng sản xuất; Hỗ trợ về công nghệ; hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làmviệc chung; Hỗ trợ về mở rộng TT cho các DNNVV; Hỗ trợ thông tin, tư van và pháp lý choDNNVV; Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV.

- Hỗ trợ đối với một số đối tượng cụ thể như: Hỗ trợ DNNVV chuyên đổi từ hộ kinhdoanh; KNST, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.

Các biện pháp hỗ trợ này tiếp cận dựa trên các khía cạnh và lĩnh vực cụ thé ma NN hỗtrợ DNNVV trong bối cảnh tham gia vào các FTA thế hệ mới Điều này giúp tập trung nguồnlực vào các lĩnh vực cần thiết và cung cấp giải pháp thích hợp cho các khó khăn mà DNNVVđang gặp phải Từ đó, việc cải thiện và điều chỉnh quy định pháp luật có thể thực hiện dựa trêntình hình thực tế của DNNVV và tác động của FTA thé hệ mới.

1.2.3.3 Quy định về các cơ quan, tô chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa với trách nhiệmcủa các cơ quan tổ chức này

Quốc gia khởi đầu về luật hoá chính sách hỗ trợ DNNVV có thê ké đến là Mỹ LuậtHỗ trợ DNNVV của Mỹ lần đầu tiên được ban hành vào năm 1953 quy định thành lập cơ quanhỗ trợ DNNVV của My (SBA) dé thực hiện các hoạt động hỗ trợ DNNVV Nhiều nước quyđịnh thành lập Hội đồng phát triển DNNVV trong luật, đặc biệt là các nước trong ASEAN.Trong Luật cho DNNVV của Phillipine (1991) có quy định thành lập cơ quan Hội đồng Pháttriển DNNVV (SMEDC) va Cơ quan Tài chính và bảo lãnh tín dụng cho DNNVV (SBGEC).Luật DNNVV của Thái Lan quy định thành lập hai cơ quan thực hiện hỗ trợ và phát triểnDNNVV là Văn phòng Xúc tiến DNNVV trực thuộc Thủ tướng (OSMEP) và Hội đồng Xúctiến DNNVV (SMEPC))2.

Trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào các FTA thế hệ mới thì xây dựng, phát triểnmô hình cơ quan quản lý giám sát hoạt động của DNNVV là một vấn đề quan trọng Theopháp luật hiện hành về hỗ trợ DNNVV thì các cơ quan thực hiện hoạt động hỗ trợ DNNVVthuộc về Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, các Bộ, ngành có liên quan; CụcPhát triển DN trước đây có tên là Cục Phát triên DNNVV (ASMED) thuộc Bộ Kế hoạch và

12 Chính phủ, “Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”,

http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_ LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=1 196&/Tablndex=2

Trang 29

Đầu tư là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện điều phối và thực thi chính sách phát triểnDNNVV Ngoài ra còn có các tô chức xã hội, tổ chức xã hội- nghé nghiệp, t6 chức cung cấpdịch vụ hỗ trợ DNNVV thực hiện các hoạt động hỗ trợ DNNVV Các chủ thể đó có tráchnhiệm kiểm tra, giám sát và đánh giá việc hỗ trợ DNNVV Tổ chức, cá nhân vi phạm quy địnhvề hỗ trợ DNNVV sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Mỗi một quốc gia có quy định khác nhau về các cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV Tùythuộc vào điều kiện thể chế chính trị, hệ thống pháp luật, mục tiêu phát triển kinh tế, vẫn đề ansinh xã hội, mỗi quốc gia sẽ chon cho mình một mô hình cơ quan, tô chức thực hiện hoạt động

quản lý, giám sát việc hỗ trợ DNNVV.

KET LUẬN CHUONG 1

Chương 1| đã trình bay những van dé lý luận cơ bản liên quan đến chủ dé pháp luật hỗtrợ DNNVV trong bối cảnh các FTA thế hệ mới.

Đầu tiên, chương | đã làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của DNNVV trong nền kinhtế DNNVV được định nghĩa là những DN có quy mô nhỏ, vốn ít, số lao động sử dụng hạnchế DNNVV có đặc điểm linh hoạt, dé thích ứng với thay đổi TT nhưng cũng gặp nhiều khókhăn do sức cạnh tranh yếu DNNVV có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo việclàm, thúc day cạnh tranh và đổi mới sáng tạo Chương | cũng phân tích các khái niệm, đặcđiểm và mục đích của hoạt động hỗ trợ DNNVV từ phía NN Bên cạnh đó, các Hiệp địnhThương mại Tự do (FTA) thế hệ mới được làm rõ về khái niệm, đặc điểm và tác động tới hỗtrợ DNNVV FTA thé hệ mới có phạm vi cam kết rộng, mức độ tự do hóa cao và tác động sâurộng tới các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Tiếp đến, chương 1 đã khái quát hoá khái niệm pháp luật về hỗ trợ DNNVV; phân tíchcác nguồn luật chính điều chỉnh hoạt động này như Luật Hỗ trợ DNNVV và các FTA mới màViệt Nam tham gia; đồng thời làm rõ những nội dung then chốt của pháp luật về hỗ trợ

Như vậy, có thé thay Chương 1 đã cung cap những hiểu biết tổng quan, có hệ thống vềcơ sở lý luận và pháp lý liên quan đến vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở nền tảng lý luận và pháplý này, các chương tiếp theo sẽ nêu thực trạng và tập trung phân tích, đánh giá và đưa ra cácgiải pháp, kiến nghị cụ thể nhăm hoàn thiện công tác hỗ trợ DNNVV của Việt Nam trong bốicảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thông qua các FTA thế hệ mới.

Trang 30

CHƯƠNG 2:

THUC TRANG PHÁP LUẬT VE HO TRỢ PHAT TRIEN DOANH NGHIỆP NHỎVÀ VỪA TẠI VIỆT NAM TRONG BOI CANH CÁC FTA THE HỆ MỚI2.1 Quy định pháp luật hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh cácFTA thế hệ mới

2.1.1 Quy định về nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Xác định và dam bảo thực hiện các nguyên tắc hỗ trợ DNNVV là một yêu cau cấp thiết.Các nguyên tắc hỗ trợ DNNVV được thiết kế nhằm hướng tới hỗ trợ đồng bộ, có chọn lọc trênCƠ SỞ nguồn lực hiện có của NN, huy động nguồn lực của các tô chức, cá nhân trong và ngoàinước đề hỗ trợ DNNVV Do nguồn lực hỗ trợ của NN có hạn và phương thức hỗ trợ chuyểntừ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp thông qua các cơ quan, tô chức, cá nhân cung cấp dịchvụ hỗ trợ Đồng thời, hỗ trợ của NN là hỗ trợ có điều kiện, nghĩa là DNNVV phải đáp ứngđiều kiện của từng nội dung chương trình hỗ trợ quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV'3 Từ đócó thé rút ra: nguyên tắc hỗ trợ DNNVV là những tư tưởng chủ dao, có tính bắt buộc chungthé hiện quan điểm có tính định hướng cua Nhà nước trong việc hồ trợ DNNVV được quy địnhtrong pháp luật về doanh nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan.

Việc hỗ trợ DNNVV được thực hiện theo các nguyên tắc nhất định Những nguyên tắclà kim chỉ nam cho hoạt động hỗ trợ DN trên các phương diện pháp luật, kinh tế, xã hội theoquy định tại Điều 5 Luật Hỗ trợ DNNVV Nguyên tắc hỗ trợ DNNVV bao gồm:

Thứ nhất, nguyên tắc hỗ trợ DNNVV tôn trọng quy luật TT phù hợp với điều ước quốcté mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên Trong điều kiện nền kinh tếTT và quá trình toàn cầu hóa hiện nay đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia cácFTA thế hệ mới, yêu cầu đặt ra đối với pháp luật là phải tác động tích cực giúp DN và nội tại

nên kinh tế đất nước phát triển các DN đều được cạnh tranh bình đăng Nền kinh tế vận hành

theo cơ chế TT đòi hỏi mỗi DN, cá nhân kinh doanh trong hoạt động của mình phải tính toànchặt chẽ những điều kiện khách quan và hiệu quả kinh tế Khi đời sống kinh tế - xã hội đã vàđang có những chuyên biên lớn, thì quan hệ giữa các DN với nhau không thê chỉ là “mối quanhệ như con người trực tiếp, cảm tinh, chủ yếu vẫn bị chi phối bởi những nguyên tắc và chuẩnmực của sự phát triển ưu trội về đạo đức” như trước đây, mà nó cần được bố sung những chuẩnmực, những giá trị mới, như tỉnh kinh tế, tính hiệu quả, tính cạnh tranh trong khuôn khô pháp

13 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), “Báo cáo Tổng kết Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phú về trợ giúp doanh nghiệp nhỏ

và vừa ”.

Trang 31

ly'“.H6 trợ của NN đối với DNNVV dựa trên những nền tảng pháp lý, các quy định của phápluật quốc gia, đồng thời tuân thủ các cam kết quốc tế trong các hiệp định đa phương songphương mà Việt Nam là thành viên Việc hỗ trợ trên nguyên tắc này sẽ đảm bảo không tạo ranhững rào cản pháp lý hay sự phân biệt đối xử giữa các DN.

Thứ hai, nguyên tắc sự bình dang giữa các chủ thé kinh doanh Trong xây dựng chínhsách pháp luật về kinh tế, một nguyên tắc mang tính chủ chốt là các chủ thể kinh doanh đượchưởng sự bình đăng không phân biệt đối xử Nhằm xác lập môi trường cạnh tranh lành mạnh,bình đắng, CPTPP và EVFTA có các quy định nhằm xác lập sự bình dang giữa DN thuộc cácthành phần kinh tế về địa vị pháp lý cũng như quyền được tham gia vào các hoạt động thươngmại Nguyên tắc không phân biệt đối xử bao gồm nguyên tắc Tối huệ quốc (MEN) là nguyêntắc pháp lý quan trọng nhất của WTO và nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT) được hiểu là dựatrên cam kết thương mại, một nước sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nướckhác những ưu đãi không kém hon so với ưu đãi mà nước đó đang và sẽ dành cho sản phẩm,dich vụ, nhà cung cấp của nước mình Nguyên tắc Đối xử quốc gia bảo đảm sự bình dang giữaDN có vốn đầu tư nước ngoài với các DN trong nước Các DN thương mại NN phải hoạt độngtheo cơ chế TT; không được có hành vi phản cạnh tranh khi có vị trí độc quyền, gây ảnh hưởngđến thương mại và đầu tư NN không trợ cấp quá mức cho các DN thương mại NN đến mứcgây ảnh hưởng lớn đến lợi ích của nước khác Hỗ trợ NN không được tạo ra sự thiên vị dành

cho DNNVV mà chi tạo ra sự bình đăng về cơ hội, cạnh tranh giúp các DNNVV khắc phục

được điểm yếu của mình đề cạnh tranh song phẳng với các DN lớn.

Thứ ba, nguyên tắc hỗ trợ DNNVV phải dam bảo công khai, minh bạch về nội dung,

đối tượng, trình tự, thủ tục, nguôn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực hiện CPTPP và EVFTA

chứa đựng rất nhiều quy định điều chỉnh chính sách thương mại trong nước của các quốc giathành viên Mục đích nhằm tạo dựng môi trường thương mại minh bạch, cạnh tranh, bìnhđăng: bảo đảm giá trị của các thỏa thuận tự do thương mại không bị suy giảm bởi các biệnpháp bảo hộ được thiết lập nên tại TT nội địa Minh bạch là yêu cầu xuyên suốt mọi lĩnh vựccủa CPTPP và EVFTA Hầu hết các chương hiệp định đều có điều khoản về minh bạch: côngbố thông tin, cập nhật thông tin trên các trang mạng chính thống, quyền tiếp cận thông tin củaDN, của xã hội Qua đó, các DN và xã hội năm được các chủ trương, chính sách, có cơ hội

14 Nguyễn Văn Kích — Người viết báo cáo tổng hợp (2016), “Báo cáo Tổng hợp kết quả Hội thảo góp ý Dự thảo Luật hỗ trợdoanh nghiệp nhỏ và vừa (Dự thảo lần thứ 4-30/5/2016) ”, http://doanhtri.net/tin-ba o-ca o-to-ng-ho-p-ket-qua -hoi-thao-go

p-y -du-tha-o-luat-ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vu-du-thao-la-n-thu -4-30-5-2016-d46946.html.

Trang 32

tham gia bày tỏ quan điểm và giám sát việc thực thi Vì vậy, một trong những yêu cầu củapháp luật trong hỗ trợ DNNVV là cần phải minh bạch, công khai về nội dung đối tượng trìnhtự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ Đồng thời dé đảm bảo hiệu quả của việc hỗ trợ cần tô chứctổng kết, đánh giá những mặt đã làm được, những van đề còn tồn tại, yếu kém Trên cơ sở đótiếp tục đề xuất, thực hiện những biện pháp cho các giai đoạn tiếp theo.

Thứ tư, nguyên tac hỗ trợ DNNVV có trọng tâm có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗtrợ và khả năng cân đối nguồn lực Nguyên tắc chỉ ra rang việc hỗ trợ đôi với DNNVV khôngmang tính chất dàn trải hay cào bằng mà cần phải thực hiện có trọng tâm, trọng điểm có thờihạn nhất định Trong đó cần có sự ưu tiên hỗ trợ đổi với loại DNNVV trong từng lĩnh vực kinhdoanh cụ thê dựa trên cơ sở thực hiện các mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài Tuy nhiên,sự hỗ trợ đó cần đặt trong điều kiện nguồn kinh phí hỗ trợ nguồn lực cụ thê để hạn chế sự mắtcân đối nền kinh tế quốc dân.

Thứ năm, nguyên tắc hỗ trợ DNNVV sử dụng nguôn lực ngoài nhà nước do các tổ chức,cá nhân đóng góp, thực hiện NN khuyên khích các tô chức cá nhân trong và ngoài nước cóthé hỗ trợ DNNVV trên các phương diện nội dung và hình thước khác nhau Tuy nhiên, sự hỗtrợ từ phía các tô chức cá nhân cần phải được thực hiện trong khuôn khô pháp luật hạn chế tôiđa các hoạt động hỗ trợ đi ngược lại lợi ích của DN của NN và các chủ thể khác NN sẽ ápdụng các chế tài cần thiết đối với những hành vi hỗ trợ DNNVV trái quy định của pháp luật

Thứ sáu, nguyên tac hỗ trợ doanh nghiệp trên cơ sở lựa chọn của doanh nghiệp.DNNVV nhận được hỗ trợ từ phía NN cần đáp ứng các điều kiện nhất định về quy mô về laođộng về mục dich, Trong trường hợp có nhiều DNNVV đồng thời đáp ứng điều kiện của các

mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ theo quy định của pháp luật thì DN được

lựa chọn mức hỗ trợ có lợi nhất.

Thứ bảy, nguyên tắc hỗ trợ DNNVV do phụ nữ làm chủ DNNVV sử dụng nhiễu laođộng nữ Nguyên tắc này được quy định tại Điều 23.4 Chương 23 CPTPP: “Các Bên ghi nhậnrằng việc tạo thêm cơ hội cho phụ nữ trên lãnh thổ các Bên, bao gồm cả người lao động vàchủ DN, được tham gia vào nền kinh tế quốc gia và toàn cầu cũng góp phần vào sự phát triểnkinh tế Các Bên cũng ghi nhận lợi ích của việc các bên chia sẻ kinh nghiệm đa dạng của mìnhtrong việc thiết kế, thực thi và củng có các chương trình nhằm khuyến khích sự tham gia củaphụ nữ ” Hiệp định cũng quan tâm tới vai trò của nữ giới trong sự phát triển kinh tế, tạo điềukiện thúc đây khả năng của phụ nữ đề họ có thể tiếp cận các lợi ích và cơ hội mà CPTPP manglại, bao gồm các hoạt động đào tạo, trao đôi NN cũng khuyến khích các DNNVV do phụ nữ

Trang 33

làm chủ sở hữu hoặc DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ Với trường hợp nhiều DNNVVcùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định của pháp luật thì ưu tiên lựa chọn DNNVV dophụ nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ hơn Như vậy đối với DNNVV có sửdụng nhiều lao động nữ được xác định trên cơ sở tỷ lệ sử dụng về giới trong DN đối với lĩnhvực kinh doanh về nông nghiệp thủy san hay thương mại dịch vu !5

Thứ tám, nguyên tắc hỗ trợ DNNVV trên cơ sở doanh nghiệp đã thực hiện day du quyđịnh của pháp luật Nguyên tắc này xác định rõ việc hỗ trợ không phải áp dụng cho tat cả cácDNNVV mà chỉ áp dụng hỗ trợ khi DN đó đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trước hết đó làcác nghĩa vụ về thuế hay nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việc thực hiện nguyêntắc này nhăm đảm bảo tránh những tư tưởng trông chờ vào hỗ trợ của NN.

Tóm lại, những nguyên tắc trên chỉ rõ hỗ trợ từ phía NN không tạo ra sự phân biệt đốixử, không tạo ra những “vùng cắm” nhưng không hoàn toàn cứng nhắc Hỗ trợ của NN đốivới DNNVV không mang tính cứng nhắc mà thể hiện sự linh hoạt mềm dẻo gắn liền với đốitượng mức độ, phương thức phù hợp với sự phát triển hiệu quả của các DNNVV trong từnggiai đoạn từng thời kỳ và có trọng tâm, trọng điểm.

2.1.2 Quy định về các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các FTA thé hệ mới đều có cam kết về hỗ trợ DNNVV, chia thành hai nhóm chính: (i)nhóm các cam kết trực tiếp ghi nhận quyền dành trợ cấp ưu đãi cho DNNVV, áp dụng chungcho tất cả các nước thành viên; (ii) nhóm cam kết về quyền ưu đãi, hỗ trợ DNNVV mà ViệtNam bảo lưu riêng Tại Phụ lục II CPTPP quy định về biểu cam kết của Việt Nam đối với cácbiện pháp hỗ trợ khác: bảo lưu quyền áp dụng và duy trì các biện pháp ưu tiên dành riêng choDNNVV trong tat cả các ngành vẻ: (i) lựa chọn địa điểm sản xuất và các van đề pháp lý liênquan; (ii) đào tạo nguôn nhân lực; (iii) nghiên cứu và cung cấp thông tin về công nghệ và trangthiết bi; (iv) trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tiếp thị và (v) cung cấp thông tin xúc tiến TT.

Thực tế hiện tại cho thấy Việt Nam đã xây dung một hệ thông chính sách, pháp luật về

hỗ trợ DNNVV với các biện pháp ưu đãi, trợ cấp, hỗ trợ ở các khía cạnh khác nhau cho

DNNVV, bao gồm những chính sách, quy định được áp dụng 6n định hoặc tạm thời/một lầncho các DNNVV Các hình thức hỗ trợ này bao gồm: i) Hỗ trợ tin dụng: ii) Hỗ trợ về thuế vàchứng khoán; iii) Hỗ trợ mặt băng sản xuất; iv) Hỗ trợ áp dụng khoa học, công nghệ; v) Hỗtrợ mở rộng TT; vi) Hỗ trợ thông tin, tư vấn pháp lý; vii) Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.

15 Ta Minh Thảo, Lê Hương Linh (2020), “Ung dung thương mại điện tử trong doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do nữ làm chủ tiếpcận với TT quốc tế Việt Nam ”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 10.

Trang 34

Các biện pháp hỗ trợ phù hợp với các cam kết về quyền ưu đãi DNNVV được phép theo cácFTA thế hệ mới Có thê thấy pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này đã tận dụng không gian đượcphép trong cam kết theo các FTA thế hệ mới đề thực hiện mục tiêu hỗ trợ cho DNNVV.2.1.2.1 Các quy định pháp luật về hỗ trợ tín dung

Một là, hỗ trợ tín dụng của các ngân hàng/ tổ chức tín dung

Trên cơ sở bám sát các Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ, NHNN Việt Nam đã ban hành, triển khai nhiều chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạtđộng ngân hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV tiếp cận Theo đó, NHNN điềuhành lãi suất phù hợp với diễn biến TT dé 6n định TT tiền tệ, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăngtrưởng hợp lý, đồng thời tạo điều kiện tiết giảm chi phí cho DN, người dan; quy định lãi suấtcho vay ngắn han bằng Việt Nam đồng (VNĐ) đối với các lĩnh vực ưu tiên phát triển (trongđó có DNNVV) thấp hơn 1-2%/năm so với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường.

Mới đây vào ngày 14/3/2023'°, NHNN đã điều chỉnh giảm 0,5% mức lãi suất này đểhỗ trợ giảm chi phí vay vốn cho khách hàng (hiện còn 5%/năm) Việc điều hành chính sáchtín dụng phù hợp với diễn biến thực tế, chỉ đạo TCTD nâng cao chất lượng tín dụng, tạo điềukiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng cho DN và người dân, trong năm 2022, NHNN đãquyết định điều chỉnh chỉ tiêu tin đụng thêm khoảng 1,5-2% cho toàn hệ thống các TCTD décung ứng vốn cho nên kinh tế.

Tại các Chỉ thị về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng vàcác văn bản chỉ đạo điều hành về hoạt động tín dụng, NHNN đã chỉ đạo các TCTD tập trungvốn cho vay đối với DNNVV, triển khai các chương trình tín dụng đặc thù đối với nganh/linhvực với nhiều cơ chế ưu đãi về lãi suất, ưu đãi về tài sản bảo đảm, cơ chế xử lý nợ đặc thù,như: Chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP,Nghị định số 116/2018/NĐ-CP; Chính sách hỗ trợ giảm tôn thất trong nông nghiệp theo Quyếtđịnh 68/2013/QĐ-TTg; Chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách NN theo Chươngtrình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP

Bên cạnh đó, NHNN chỉ đạo các TCTD triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khókhăn cho DNNVV tiếp cận vốn Trong đó, tích cực hợp tác với các tổ chức quốc tế (ADB,JICA, WB ) triển khai các chương trình cho vay với lãi suất thấp cho DNNVV Dé hỗ trợDNNVV tang khả năng tiếp cận vốn tín dụng, thực hiện Luật Hỗ trợ DNNVV, NHNN đã ban

#8 Ngân hang nhà nước Việt Nam, “Tăng khả năng tiếp cận vốn tin dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi, phát triển sảnxuất kinh doanh”, 2023.

Trang 35

hành Thông tư số 45/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 hướng dẫn các TCTD phối hợp với

Quỹ bảo lãnh tín dụng trong cho vay DNNVV có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng tại các

địa phương; chi đạo các TCTD phối hợp Quy Phát triển DNNVV dé cho vay DNNVV từnguồn vốn của Quỹ.

Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã triển khai nhiều chính sách cho vay ưuđãi lãi suất đôi với DNNVV như: Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn 0% dé trả lươngngừng việc cho người lao động do anh hưởng dịch Covid-19; cho vay đối với DN tại vùng khókhăn (lãi suất 9%); cho vay lãi suất ưu đãi DN sử dụng lao động là người khuyết tật, ngườidân tộc thiểu số, cho vay hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách NN theo Chương trình phục hồi vàphát triển kinh tế - xã hội theo Nghị định 36/2022/NĐ-CP

Vì vậy hiện nay hầu hết các TCTD đã tham gia cho vay đối với khu vực DNNVV, bìnhquân giai đoạn 2018-2022, dư nợ tín dụng đối với DNNVV tăng 14,17%, cao hơn bình quânchung toàn nền kinh tế Đến cuối năm 2022, dư nợ tín dụng đối với DNNVV tăng 8,28% sovới cuối năm 2021, chiếm khoảng gần 19% tổng dư nợ tín dụng chung toàn nên kinh tế.

Hai là, hỗ trợ tín dung qua hoạt động bao lãnh tín dụng DNNVV

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Luật Hỗ trợ DNNVV, ngày 8/3/2018, Chính phủ đã

ban hành Nghị định số 34/2018/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảolãnh tín dụng cho DNNVV; phối hợp với các Hiệp hội ngành nghề trong việc trao đổi thôngtin, hỗ trợ các DNNVV có nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh; tích cực và chủ độngtriển khai các chương trình, chính sách hỗ trợ DNNVV của các địa phương (nếu có).

Sau khi Nghị định 34/2018/NĐ-CP được ban hành, một SỐ Quỹ bảo lãnh tín dụng đượcthành lập trước đó đã tô chức kiện toàn, cơ cau lại hoạt động của quỹ đảm bảo đúng quy định

tại Nghị định 34/2018/NĐ-CP Các Quỹ bảo lãnh tín dụng đã được thành lập trước đó vẫn

đang triển khai hoạt động bảo lãnh cho DNNVV (Ninh Thuận, Thanh Hóa, Bắc Ninh,v.v.).Trong năm 2018, tỉnh Đồng Tháp đã có thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng và một số địaphương khác đang nghiên cứu, xây dựng Dé án thành lập thành lập quỹ'7

Bên cạnh đó, để triển khai hướng dẫn Nghị định số 34/2018/NĐ-CP, NHNN đã banhành Thông tư số 45 2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 hướng dẫn các TCTD phối hợp vớiQuỹ bảo lãnh tín dụng địa phương trong việc cho vay có bảo lãnh của Quỹ Bộ Tài chính ban

“ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, “Báo cáo 01 năm tình hình triển khai Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

Trang 36

hành Thông tư 57/2019/TT-BTC ngày 26/08/2019 về việc hướng dẫn cơ chế xử lý rủi ro của

Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV.

Trong thời gian qua, quy định pháp luật về hỗ trợ DNNVV đã thé hiện nhiều điểm tiếnbộ so với các quy định trước đây về hỗ trợ tín dụng cho DNNVV, tuy nhiên từ thực tiễn cũngnhận thấy các quy định pháp luật này còn một số hạn chế:

- Vay vốn tại ngân hàng đòi hỏi nhiều thủ tục, tiêu tốn thời gian, công sức, chi phí vàthậm chí vượt quá năng lực của DNNVV, chang hạn như các quy định về yêu cầu phương ánsản xuất kinh doanh của DN, trong khi đây là điểm yếu của DNNVV Bên cạnh đó, thủ tụchành chính còn phức tạp, gây phiền hà cho DN trong quá trình hoạt động kinh doanh như thủtục đất đai, BHXH, đăng ký kinh doanh/đầu tư.

- Yêu cầu về tài sản thế chấp cho các khoản vay hay hạn mức tín dụng của DN NhiềuDNNVV có tai sản nhưng không có đủ giấy tờ hợp pháp dé làm các thủ tục thé chấp như DNđược giao đất sử dụng nhưng chưa được cấp giấy tờ chứng minh quyên sử dụng đất, hay DNcó hợp đồng thuê dat trả tiền hàng năm nhưng lại không được thé chấp đất đai dé vay vốn ngânhàng Bên cạnh đó, một số tài sản vô hình của DN chưa có cơ chế hướng dẫn cụ thé cho phépđược sử dụng làm tài sản thé chap vay vốn ngân hàng như nhãn hiệu tài sản sở hữu trí tuệ.

- Bất bình đăng trong cạnh tranh, hỗ trợ giữa DNNVV với DNNN Tỷ lệ tín dụng củakhu vực DNNN và khách hàng cá nhân chiếm ty trọng cao, lan at khu vực DN tư nhân CácDNNN thường dễ tiếp cận vốn, tín dụng ưu đãi và đất đai do được NN bảo lãnh Trong khi

đó, nhiều DNNN lại làm ăn kém hiệu quả Đáng nói hơn là nguồn lực kinh tế vẫn chưa dịch

chuyền tích cực sang khu vực tư nhân, khu vực DN này khó tiếp cận nguồn vốn ODA.2.1.2.2 Các quy định pháp luật vê hỗ trợ về thuế và k toán

Thứ nhất, các quy định hỗ trợ về thuế

Luật Hỗ trợ DNNVV số 04/2017/QH14 đã quy định: “DNNVV được áp dụng có thờihạn mức thuế suất thuế thu nhập DN thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dung cho DNtheo quy định của pháp luật về thuế thu nhập DN” Ngoài ra, có quy định về chính sách hỗ trợDNNVV chuyên đổi từ hộ kinh doanh như sau: “Miễn, giảm thuế thu nhập DN có thời hantheo quy định của pháp luật về thuế thu nhập DN” Trên thực tế, kế từ năm 2016, tat cả cácDN áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập DN là 20%, không phân biệt doanh thu trên hay dưới20 tỷ đồng theo quy định tại Luật Sửa đổi, bỗ sung một số điều của Luật Thuê thu nhập DN.

Liên quan đến việc xây dựng giải pháp để hỗ trợ nhóm đối tượng DNNVV nhăm triểnkhai Luật Hỗ trợ DNNVV, trong năm 2019 và năm 2020, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường

Trang 37

vụ Quốc hội (UBTVQH) về dự án Nghị quyết về một số chính sách thuế thu nhập DN nhằmhỗ trợ, phát triển DN nhỏ và siêu nhỏ, trong đó đề xuất áp dụng mức thuế suất 15% đối vớiDN siêu nhỏ và 17% đối với DN nhỏ Tuy nhiên, theo ý kiến của UBTVQH, cần đề nghị đưanội dung này khi sửa Luật Thuế thu nhập DN.

Đối với dự án Luật Thuế thu nhập DN sửa đôi, thực hiện Quyết định số 21 14/ QD-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chínhtrị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, BộTài chính đang thực hiện nghiên cứu, rà soát, đánh giá tông thê các luật thuế, trong đó có LuậtThuế thu nhập DN dé báo cáo Chính phủ, UBTVQH xem xét sửa đồi, bồ sung vào thời điểmthích hợp đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như thông lệquốc tế và tính thông nhất của hệ thống chính sách thuế, trong đó có các chính sách thuế liênquan đến DNNVV.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đã trình Quốc hội, UBTVQH giảm thuế thu nhập DN năm2020 (Nghị quyết số 116/2020/QH14) và năm 2021 (Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15) đểhỗ trợ DN chịu tác động của dịch Covid-19, đối tượng được áp dụng đã bao gồm tất cả nhómDNNVV, đồng thời mức giảm 30% số thuế phải nộp là trong đương với mức thuế suất khoảng14% (bằng 70% của mức thuế suất hiện hành là 20%), ưu đãi hơn so với đề xuất áp dụng mứcthuế suất 15%, 17% cho nhóm DN này Š.

Thứ hai, các quy định hồ trợ về kế toán

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC vào ngày 26/8/2016 hướng dẫn

chế độ kế toán DNNVV'? Thông tư này áp dụng đối với các DNNVV (bao gồm ca DN siêunhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ DNNVVtrừ DNNN, DN do NN sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của phápluật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.DN có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứngkhoán đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.Theo quy định của Thông tư 133/2016/TT-BTC thì DNNVV có thé lựa chọn Chế độ kế toán

áp dụng cho DN ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, và phải thông báo cho cơ quan

thuế quản lý DN Trường hợp trong năm tài chính DNNVV có sự thay đổi dẫn đến không đáp

18 ThS, Lê Hữu Trí, “Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, Tạp chí

Công thương điện tử, 2023.

19h ttps://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/I/chi-tiet-tin-ttplte?dDocName=MOFUCM089286

Trang 38

ứng các tiêu chí là DNNVV thi được áp dụng Chế độ kế toán theo Thông tư này cho đến hếtnăm tài chính đó và phải áp dụng chế độ kế toán phù hợp cho năm tài chính kế tiếp.

Đến ngày 28/12/2018 thì Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 132/2018/TT-BTC hướngdẫn chế độ kế toán cho DN siêu nhỏ Thông tư 132/2018 TT-BTC quy định, đối với DN siêunhỏ nộp thuế theo ty lệ ôn định trên doanh thu thì không cần lập số sách kế toán, không bắtbuộc lập báo cáo tài chính Quy định này đã đơn giản hóa chế độ kế toán phù hợp với DN siêunhỏ, DN mới chuyên đổi từ hộ kinh doanh lên DN Điều 8 của Thông tư 32/2018/TT- BTCquy định DN siêu nhỏ được bé trí người phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải có kế toántrưởng Bên cạnh đó, các DN siêu nhỏ có thê thuê các công ty dịch vụ kế toán, kê cả thuê kếtoán trưởng Ngoài ra còn có việc áp dụng hóa đơn điện tử cũng đã hỗ trợ tốt đối với cácDNNVV Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn điện tử được Chính phủ ban hành ngày

19/10/2020 giúp cho DN, cơ quan thuế và toàn xã hội tiết kiệm được chỉ phí.

Theo đó, Thông tư 132/2018 TT-BTC đã thé hiện những điểm rat tiến bộ về chế độ kếtoán từ xưa đến nay Tuy nhiên, đối tượng áp dụng lại quá hẹp: chỉ áp dụng cho DN siêu nhỏ.Trong tương lai, những điểm mới mang tính tiễn bộ của Thông tư 132/2018/TT-BTC cần được

mở rộng áp dụng cho cả các DNNVV (nói chung), chứ không nên chỉ dừng lai ở DN siêu nhỏ.

Những chính sách này cũng cần được áp dụng với những ngoại lệ, như các công ty con trongtập đoàn hoặc tông công ty, công ty có vén đầu tư nước ngoài, những ngành nghé đặc biệt,

Mặt khác, cũng cần xem xét xóa bỏ chế độ báo cáo tài chính và chế độ kế toán trườngvới tất cả các DNNVV Trong một nền kinh tế TT báo cáo tài chính giữ vai trò cung cấp thôngtin tài chính và hoạt động kinh doanh cho nhiều đối tượng khác nhau để ra quyết định kinh tế,tài chính, đầu tư của mình Những người đó bao gồm người quản lý/điều hành DN, cơ quanquản ly NN, chủ nợ, người cho vay, nhà cung cấp, khách hàng người lao động cô đông và nhàđầu tu, Vì vậy, báo cáo tài chính chủ yêu có ý nghĩa thực tế ở những DNNN và những DNlớn đặc biệt là các công ty cô phần đại chúng Đây là những đối tượng phải tuân thủ quy định

về công khai minh bạch thông tin chặt chẽ nhất, trong đó quan trọng nhất là việc lập và công

bố báo cáo tài chính.

Ngược lại, đối với DNNVV, báo cáo tài chính không có nhiều ý nghĩa, nhưng lại gâythêm tốn kém cho DN Xu thế chung trên TG là bộ quy định về báo cáo tài chính đối với DN,nhất là DN nhỏ Ở Úc, trừ một số ngoại lệ, DNNVV ở nước này chỉ làm quyết toán thuế vớicơ quan thuế (ATO) và không bắt buộc phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan chức năng.Việc lập báo cáo tài chính là tùy chọn, dựa trên nhu cầu của DN.

Trang 39

2.1.2.3 Các quy định pháp luật về hỗ trợ mặt bằng sản xuấtMột là, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất

Có thé nói đất cho sản xuất vẫn là khó khăn của DNNVV hiện nay Trên thực tế, phầnlớn đất đai ở vị trí thuận lợi đã được giao cho các dự án, lập các khu, cum công nghiệp, giá đấtcao, chi phí san lấp, xây dựng kết cấu ha tầng lớn, nên các DNNVV không thé thuê lại mặtbằng ở các khu cụm công nghiệp được Mặt khác, giao đất cho DNNVV ở những vùng lẫndân cư là không được, đặc biệt là những DN làng nghề vì việc sản xuất gây ra 6 nhiễm môitrường Vì vậy, dé giải quyết mặt bằng cho các DNNVV hiện nay cần có chính sách trợ giúpvề sử dụng kết cấu hạ tầng và giải quyết môi trường cho DN dé có thé thuê mặt bằng ở cáckhu, cụm công nghiệp đã có hoặc NN đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho làngnghề, chịu chi phí xây dựng kết cau hạ tang dé DNNVV có thể thuê đất với giá thấp.

Tại Nghị quyết số 35/NQ-CP đã giao nhiệm vụ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ

trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ: “Nghiên cứu đề xuất cơ chế

chính sách hỗ trợ DN tiếp cận đất sản xuất trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vàcho phép áp dụng thời hạn thanh toán tiền thuê đất linh hoạt, phù hợp với nhu cầu sử dụng củaDNNVV” nham tạo dựng môi trường thuận loi hỗ trợ DN khởi nghiệp, DN đối mới sảng tạo.Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP đã giao trách nhiệm cho Bộ Tài nguyên và Môi trường:“Hoàn thành sửa đổi quy định về thủ tục hành chính trong đăng ky Dé xuất giải pháp côngkhai hóa quỹ đất chưa sử dụng, đất chưa cho thuê, cho thuê lại tại các khu công nghiệp, cụmcông nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, quỹ đất được NN giao, cho thuê nhưng chậm đưa đấtvào sử dụng Tạo thuận lợi cho các DN, nhất là DNNVV tiếp cận đất đai.”

Luật Hỗ trợ DNNVV quy định: “Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định

của pháp luật về dat đai” (Khoản 2 Điều 16) Điều 15 Luật Dau tư 2020 quy định hình thứcưu đãi đầu tư, trong đó có ưu đãi về “miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụngđất” đối với các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư bao gồm “Đầu tư kinh doanh chuỗi phânphối sản phẩm của DNNVV; dau tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ DNNVV, cơ sở ươm taoDNNVV; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo theoquy định của pháp luật về hỗ trợ DNNVV” (Khoản 2 Điều 15) Như vậy, quan điểm, địnhhướng chính sách của Dang va NN đã quan tâm đến vấn đề đất đai của các DNNVV.

Đồng thời, Luật Hỗ trợ DNNVV tiếp tục đưa ra một loạt những ưu đãi cụ thể, chủ yếuthông qua cơ chế nhằm khuyến khích các DN, tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh hạ tầng khu,cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao dành quỹ đất cho DNNVV

Trang 40

thuê Đồng thời, cũng quy định hỗ trợ cho các DNNVV sản xuất, kinh doanh trong các khunày (ngoại trừ các khu chế xuất vì có thể vi phạm cam kết quốc tế liên quan đến hỗ trợ xuấtkhau ), cụ thé:

- Doanh nghiệp, tô chức dau tư kinh doanh phát triển ha tang các khu công nghiệp, khucông nghệ cao, khu kinh tế, cụm công nghiệp dé cho DNNVV thuê làm mặt bang sản xuấtđược miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của Chính phủ.

- Doanh nghiệp, tô chức dau tư kinh doanh phát triển ha tang các khu công nghiệp, khucông nghệ cao, khu kinh tế cho DNNVV thuê trên 30% diện tích đất công nghiệp thì ngoàiviệc được hưởng ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật thuế thu nhập DN và tiền thuê đất(nếu có), còn được giảm 50% số thuế thu nhập DN đối với phần doanh thu cho DNNVV thuê.- Doanh nghiệp, tô chức đầu tư kinh doanh phát triển hạ tầng cụm công nghiệp choDNNVV thuê trên 50% diện tích dat công nghiệp thì ngoài việc được hưởng ưu đãi thuế theoquy định của pháp luật thuế thu nhập DN và tiền thu đất (nếu có), còn được giảm 50% số thuếthu nhập doanh nghiệp đối với phần doanh thu cho DNNVV thuê.

- Doanh nghiệp, tô chức đầu tư kinh doanh phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khucông nghệ cao, khu kinh tế, cụm công nghiệp công khai thông tin về tỷ lệ lấp đầy, giả thuê,thời hạn thuê trên công thông tin điện tử của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh.

Quyền được hỗ trợ về mặt băng của các DNNVV yêu cầu phải đảm bảo quyền đượccông bằng, bình đăng trong việc khai thác, sử dụng đất đai so với các chủ thê thuộc các thànhphan kinh tế?0.

Trải qua nhiều giai đoạn sửa đôi và hoàn thiện chính sách, việc tiếp cận đất đai và đăng

ký đất đai của các DN tại Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, nhất là đối với cácDNNVV sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ.

- Các tinh/thanh phô hầu như không có chính sách riêng đối với đôi tượng là DNNVV,chủ yếu dành nguồn lực cho các dự án lớn, các DN FDI.

- Thực tế, việc thuê lại trong các khu, cụm công nghiệp của DNNVV còn hạn chế vìquy mô các khu đất cho thuê theo quy hoạch xây dung chi tiết khu, cum công nghiệp thườngkhông phù hợp với khả năng chỉ trả của các DNNVV Điều này dẫn đến tình trạng một số dựán đầu tư thuộc diện thu hồi đất phải chờ NN bỏ ra chi phí lớn dé thực hiện việc thu hỏi dat,giải phóng mặt bang, tạo quỹ đất sạch dé giao, cho thuê đất đối với nhà đầu tư; trong khi nhà

20 Nguyễn Thị Ly, “ Tiép cận đất dai đối với doanh nghiệp nhỏ va vừa - Những vấn dé đặt ra trong hoàn thiện chính sách datđai ”, Tạp chí Môi trường, số 8/ 2023.

Ngày đăng: 11/07/2024, 15:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w