1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Tự chứng nhận xuất xứ theo quy định của các FTA thế hệ mới và thách thức trong quá trình thực hiện tại Việt Nam

117 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tự chứng nhận xuất xứ theo quy định của các FTA thế hệ mới và thách thức trong quá trình thực hiện tại Việt Nam
Tác giả Le Minh Yen Chi
Người hướng dẫn TS. Nguyen Quynh Trang
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Quốc tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 60,12 MB

Cấu trúc

  • THE HE MOI (14)
  • KET LUẬN CHƯƠNG 1 (34)
    • CHUONG 2: QUY ĐỊNH VE TỰ CHUNG NHẬN XUÁT XU THEO QUY ĐỊNH CUA MOT SO QUOC GIA VÀ CAC FTA (35)
  • VIET NAM LA THANH VIEN (35)
  • KET LUẬN CHƯƠNG 2 (58)
    • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨC TRONG QUA TRINH ÁP DỤNG CƠ CHE TỰ CHUNG NHAN XUAT (59)
  • XU TAI VIET NAM HIEN NAY (59)
  • KET LUẬN CHUONG 3 (97)
  • KET LUẬN (98)
  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (99)
  • NHẬN XÉT (110)

Nội dung

FTAs thế hệ mới còn quy định cơ chế TCNXX, đây được coi là bước pháttriển lớn, thé hiện rõ tính tự do hóa cao trong các cam kết về thương mai hàng hóagiữa các quốc gia thành viên hiệp đị

THE HE MOI

1.1 Khái quát về Hiệp định thương mại tự do thé hệ mới 1.1.1 Khái niệm Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Khái niệm Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có thể được nghiên cứu và xây dựng trên hai khía cạnh cơ bản là “Hiệp định thương mại tự do” (FTAs) và “Thế hệ mới” (new-generation).

Thứ nhất, về khía cạnh “Hiệp định thương mại tự do”.

Hiệp định thương mại tự do, theo cách hiểu chung, là thoả thuận giữa hai hoặc nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ về việc xoá bỏ các rào cản hay hạn chế trong hoạt động thương mại giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ này Các rào cản hay hạn chế trong hoạt động thương mại được hiểu là các biện pháp tác động của chính phủ, tiền tệ hoặc phi tiền tệ, trực tiếp hoặc gián tiếp, đẫn đến ngăn chặn hoặc giảm số lượng hàng hoá, dịch vụ, dòng vốn dịch chuyển qua biên giới Đối tượng phải xoá bỏ hoặc cắt giảm tại các FTA thường bao gồm thuế quan, các biện pháp phi thuế quan hạn chế nhập khẩu, các điều kiện cung cấp dịch vụ, quy định về phạm vi cung cấp dich vụ đối với nhà đầu nước ngoài mà tạo ra sự phân biệt đối xử

Thứ hai, về khía cạnh “ thé hệ mới”.

“Thế hệ mới” là một khái niệm xuất hiện gần đây, khi xu hướng thương mại tự do ngày một lan rộng và mạnh mẽ Trước đó, trong một phạm vi tự do hoá thương mại hạn chế hơn, các FTA được ký kết được coi là các FTA “truyền thống”.

FTA truyền thống được hiểu là: “Một nhóm hai hoặc nhiều nước cùng nhau loại bỏ thuế quan và hầu hết các rào cản phi thuế quan gây tác động đến thương mại giữa các nước, trong khi đó mỗi nước van áp dung lộ trình thuế quan độc lập của riêng minh đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên”.!

1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Chương 3 Pháp luật hội nhập kinh tế khu vực, Giáo trình Luật

Thuong mại quôc tê song ngữ (Trang 810), Nha xuât bản Thanh niên. truyền thống, bao gồm các quy định khu vực điều chỉnh đầu tư, cạnh tranh, môi trường va lao động Bên cạnh đó, các FTA thế hệ mới có thể là các thoả thuận giữa các quốc gia không nhất thiết nằm trong khu vực địa lý, với các thoả thuận xuyên lục địa, không chỉ bó hẹp trong nội bộ khu vực, ví dụ: EVFTA, NAFTA, so với các FTA

“truyền thống” được thiết lập thường xuyên giữa các nước có những điểm tương đồng nhất định về chế độ chính trị, trình độ phát triển, khu vực địa lý hoặc cơ cấu thị trường, Các nội dung mới được quy định trong các FTA “hiện đại” trước đây từng bị đưa ra khỏi vòng đàm phán giữa các quốc gia nhưng hiện nay lại được quan tâm do tác động và ảnh hưởng của nó đến vấn để thương mại quốc tế Các FTA thế hệ mới cũng có những quy định và chế tai cụ thể nhằm giải quyết một cách triệt dé hơn so với các FTA truyền thống về các vấn dé như quyên sở hữu trí tuệ, thương mại hàng hoá, các quy tắc xuất xứ, Vi dụ: FTAs thế hệ mới có mức độ cam kết rộng va sâu sắc hơn, có thể cam kết cắt giảm thuế gần như là về 0% với hầu hết các hàng hoá và dịch vụ mà không có loại trừ.?

Từ các phân tích trên, có thể định nghĩa như sau:

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs thế hệ mới) là thoả thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc các thực thể công khác như lãnh thé hải quan , trong đó các bên ký kết thỏa thuận và đưa ra những cam kết sâu rộng và toàn diện về tự do thương mại hàng hóa và dịch vụ ở mức độ sâu rộng, cam kết xoá bỏ các rào can thương mại và phi thương mại ở mức độ tối đa, mở rộng trong nhiều lĩnh vực mới (lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, minh bạch hóa ) va được bảo đảm thực hiện bởi cơ chế giám sát thực thi chặt chẽ.

Từ khái niệm cơ bản trên, có thể thấy, FTAs thế hệ mới có những đặc điểm cơ bản sau:

? https://moit.gov.vn/tin-tuce/thi-truong-nuoc-ngoai/so-tay-fta.html, Bộ Công thương Việt Nam, Số tay FTA, truy cập ngày 28/4/2022. kinh tế quốc tế hoặc liên kết kinh tế khu vực.

Các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ký kết dưới hình thức văn bản, tên gọi của các Hiệp định này phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên, nhưng phan lớn dựa theo mục đích ký kết Hiệp định và bao gồm tên các thành viên của Hiệp định Ví dụ: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu

Ngôn ngữ của Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thường được soạn thảo bằng tiếng Anh, nhưng cũng có thê có nhiều ngôn ngữ khác Ví dụ: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được soạn thảo với 03 ngôn ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp.

Tương tự như một điều ước quốc tế thông thường, phan nội dung của các FTA thế hệ mới cũng chứa đựng những nguyên tắc, quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên ký kết, và có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên Bên cạnh đó, tương tự như các FTA truyền thống, FTAs thế hệ mới cơ bản đều có các biểu cam kết thuế quan, cam kết mở cửa dịch vụ

Tuy nhiên, ngoài các nội dung nội dung của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chính là điểm khác biệt cơ bản nhất so với các Hiệp định thương mại tự do “truyền thống” bởi các đặc trưng sau:

+ Phạm vi cam kết rộng: ngoài việc đơn thuần quy định cam kết về cắt bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan các FTA thế hệ mới hướng tới nhiều đối trong khác như sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường, đấu thầu

+ Mức độ cam kết tự do hóa thương mại sâu: Các cam kết trong FTA thế hệ mới được quy định ở mức cao hơn so với các FTA truyền thống, ví dụ: Theo cam kết

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam — Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực ngày

01/10/2009 Việt Nam cam kết từ 2018, xóa bỏ 41,78% số dòng thuế trong Biểu thuế, số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

+ Cơ chế giám sát và thực thi chặt chẽ hơn: Hầu hết các chương của FTAs thế hệ mới đều có chế tài cụ thể Ví dụ: CPTPP yêu cầu xử lý hình sự đối với một số hành vi vi phạm quyên sở hữu trí tuệ.

1.1.2 Nội dung cơ bản của các Hiệp định thương mại tự do thế hé mới điển hình mà Việt Nam là thành viên:

KET LUẬN CHƯƠNG 1

VIET NAM LA THANH VIEN

2.1 Quy định về tự chứng nhận xuất xứ theo các FTA Việt Nam là thành viên 21.1 Quy định về tự chứng nhận xuất xứ theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Au (EVFTA)

Trong Hiệp định EVFTA, TCNXX được quy định tai Nghị định thu 1 Quy định hàng hoá có xuất xứ và phương thức hợp tác quản lý hành chính của Hiệp định, đặc biệt quy định cụ thể từ Điều 19-22:

- Điều 19: Điều kiện TCNXX - Điều 20: Nhà xuất khẩu đủ điều kiện - Điều 21: Thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ - Điều 22: Nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ.

Hiện nay, TCNXX áp dụng cho hàng hoá như sau:

- Đối với hàng hoá nhập khẩu từ EU vào Việt Nam: Chứng từ CNXX được chấp thuận khi được phát hành bởi nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của Liên minh Châu Âu (EU) phát hành đối với lô hàng có trị giá bất kỳ; hoặc nhà xuất khẩu bất kỳ phát hành đối với lô hàng không quá 6.000 EUR.

Quy trình TCNXX đối với hang hoá theo Hiệp định EVFTA:

Bước 1: Doanh nghiệp TCNXX hoặc đăng ký để được cấp mã số TCNXX:

Dé thực hiện được bước này, trước tiên doanh nghiệp phải được coi là “nhà xuất khẩu đủ điều kiện”.

- Doanh nghiệp xuất khẩu, nhà sản xuất theo quy định của Hiệp định phải đáp ứng đủ điều kiện để được TCNXX:

+ Dap ứng các quy tắc về xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định:

+ Đáp ứng các điều kiện cụ thê về nhà xuất khẩu theo quy định pháp luật của các nước thành viên;

- Theo quy định của Liên minh Châu Âu (EU), doanh nghiệp phải đăng ký lên hệ thống xuất khẩu để được cấp mã số REX (Registered Export) REX là hệ thống Nhà xuất khẩu đã đăng ký, hay hệ thống chứng nhận xuất xứ hàng hóa dựa trên nguyên tắc tự chứng nhận Dé được quyền kê khai xuất xứ, doanh nghiệp phải được cơ quan có thẩm quyền đăng ký trong cơ sở dữ liệu và trở thành “nhà xuất khâu đã đăng ký”.

Hệ thống REX là thuật ngữ được sử dụng để chỉ toàn bộ hệ thống chứng nhận xuất xứ chứ không chỉ hệ thống công nghệ thông tin cơ bản được sử dụng để đăng ký nhà xuất khẩu Hiện tại, hệ thống REX được các nhà xuất khẩu EU sử dụng trong khuôn khổ một số FTA, trong khuôn khổ GSP của EU và trong khuôn khổ Quyết định của Hiệp hội Nước ngoài.

Khi đăng ký mã REX, doanh nghiệp cần cung cấp thông tin được yêu cầu theo quy định của pháp luật Liên minh Châu Âu EU.

Vi dụ: Khi đăng ky mã REX dé được hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), doanh nghiệp thuộc một quốc gia được hưởng GSP cần phải cung cấp thông tin được yêu cầu trong Phu lục 22-06 của Quy định thực thi (EU) 2015/2447. Đơn đăng ký tại EU có thể được thực hiện trên giấy hoặc điện tử thông qua Cổng giao dich REX: https://customs.ec.europa.eu/gtp/

Theo đó, doanh nghiệp nhập các thông tin co ban theo mẫu trên hệ thống.

Những thông tin này bao gồm: Tên doanh nghiệp xuất khâu, địa chỉ, mã EORI hoặc mã TIN, số điện thoại, ngành nghề kinh doanh chính, mô tả chỉ dẫn hàng hóa đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế, bao gồm mã số hàng hoá, cam kết của nhà xuất khâu.

Tiếp đó, các cơ quan có thâm quyền kiểm tra các thông tin được cung cấp bởi doanh nghiệp điền trong mẫu đơn Nếu thông tin hợp lệ, co quan có thầm quyển sẽ cấp mã đăng ký cho doanh nghiệp, tuy nhiên theo quy định của EU, không có quy định cụ thé về thời gian dé các cơ quan có thẩm quyền cấp mã REX cho doanh nghiệp. nhưng về cơ bản các cơ quan sẽ “không được chậm trễ hay trì hoãn” Theo quy định hiện nay, mã REX bao gồm: Ma ISO của quốc gia (02 chữ cdi) + REX (3 chữ cdi) và một chuỗi tối da 30 ký tự chữ và số (chữ cái trongchữ hoa).

Cuối cùng, nhà xuất khẩu đã đăng ký trong EU có thể sử dụng mã REX đã được cấp của mình trong tất cả các Hiệp định thương mại tự do quy định cho phép việc áp dụng trong đó hệ thống TCNXX bằng mã REX.

Bước 2: Doanh nghiệp TCNXX trên chứng từ:

- Tại bước này doanh nghiệp sẽ thực hiện khai báo TCNXX trên hoá đơn thương mại hoặc phiếu đóng gói hàng hoá, hoặc chứng từ thương mại khác có đủ thông tin về hàng hoá.

- Việc khai báo có thể được đánh máy, hoặc viết tay, theo mẫu quy định tại Hiệp định Theo quy định của EVFTA, có 24 mẫu lời văn khai báo TCNXX theo phiên bản các ngôn ngữ khác nhau của các nước thành viên Hiệp định Ví dụ mẫu lời văn khai báo tiếng Anh: “The exporter of the products covered by this document

(Customs Autorization No (*) ) declares that, except where otherwise clearly indicated, these products are of (**) preferential origin’.

Phan “Customs Authorization No ” dành cho các doanh nghiệp khai mã

(*): Khi chứng từ TCNXX có chứa nội dung lời văn khai báo xuất xứ được phát hành bởi nhà xuất khâu đủ điều kiện, mã số REX của nhà xuất khâu đủ điều kiện phải được điền vào Phần “Customs Authorization No ” Theo quy định, tại khoản 4 Điều 19 Hiệp định EVFTA, trên chứng từ TCNXX phải có chữ ký viết tay của nhà xuất khẩu Tuy nhiên, nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của Liên minh Châu Âu EU khi xuất khẩu lô hàng có trị giá trên 6000 EUR từ EU vào Việt Nam, doanh nghiệp cần khai báo mã REX mà không cần chữ ký gốc của người xuất khẩu, nhưng phải cung cấp được cho cơ quan có thâm quyền văn ban cam kết rằng nhà xuất khâu chịu trách nhiệm về toàn bộ chứng từ CNXX hàng hoá.

(**): Nêu rõ xuất xứ của hàng hoá.

- Trên chứng từ TCNXX, khai báo rõ ngày tháng năm TCNXX.

21.2 Quy định về tự chứng nhận xuất xứ theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam — Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA)

Quy định về TCNXX theo Hiệp định UKVFTA tương tự như đối với EVFTA, cụ thé từ Điều 19 đến Điều 22:

- Điều 19: Điều kiện TCNXX - Điều 20: Nhà xuất khẩu đủ điều kiện - Điều 21: Thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ - Điều 22: Nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ

Tuy nhiên, khác với EVFTA, đoanh nghiệp khi thực hiện TCNXX cần cung cấp mã số REX trên chứng từ TCNXX, thì tại UKVFTA, doanh nghiệp xuất khâu hàng hoá có xuất xứ từ Anh quốc cần cung cấp mã EORI “Economic Operators Registration and identification”, đây là một loại số định danh của doanh nghiệp hoặc các cá nhân có hoạt động kinh doanh tại các nước châu Âu và được sử dụng trong mọi quy trình làm việc với hai quan ở moi quốc gia thuộc liên minh Đặc biệt sau hậu Brexit, khi Anh không còn là thành viên của EU và hiệp định EVFTA nữa, quốc gia này sử đụng mã EORI thay thế cho mã REX trong cơ chế TCNXX trong các hiệp định tự do (FTA) và hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Anh (UKVFTA) hay nói các khác, sử đụng cho hàng hoá có xuất xứ từ Anh nhập khẩu vào Việt Nam.

Quy trình đăng ký mã EORI:

Theo quy định của Anh, doanh nghiệp có thé cần số mã số định danh (số EORI) nếu thực hiện vận chuyền hàng hóa:

- Giữa Vương quốc Anh (Anh, Scotland và xứ Wales) hoặc Dao Man và bat kỳ quốc gia nào khác (bao gồm cả EU);

- Giữa Vương quốc Anh và Bắc Ireland;

- Giữa Vương quốc Anh và Quần đảo Channel;

- Giữa Bắc Ireland và các nước ngoài EU Đề đăng ký mã EORI, doanh nghiệp cân:

KET LUẬN CHƯƠNG 2

XU TAI VIET NAM HIEN NAY

3.1 Hệ thống các quy định pháp luật Việt Nam về tự chứng nhận xuất xứ

Kể từ khi Việt Nam bắt đầu tham gia quá trình đàm phán các FTA thế hệ mới, hệ thống chính sách và văn bản pháp luật trong nước dé thực hiện quản lý hoạt động ngoại thương đã liên tục được cải thiện, ban hành mới cũng như sửa đổi bổ sung dé phù hợp với quá trình hội nhập, trong đó có các quy định liên quan tới vấn dé TCNXX Cu thé:

3.1.1 Luật Quản lý ngoại thương có hiệu lực ngày 01/01/2018

Bao gồm 8 Chương 113 Điều quy định về biện pháp quản lý ngoại thương, phát triển hoạt động ngoại thương Trong đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật

Quản lý ngoại thương năm 2018:

“ Chứng từ CNXX hang hoá bao gồm: b) Chứng từ TCNXX hàng hoá.”:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Quản lý ngoại thương năm 2018:

“Bộ trưởng Bộ Công Thuong cấp hoặc ủy quyền cho tổ chức khác thực hiện việc cấp giấy chứng nhận xuất xử hàng hóa, Bộ trưởng Bộ Công Thương chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân TCNXX hàng hóa xuất khẩu".

Như vậy, lần đầu tiên, van dé TCNXX được quy dinh tại Luật Quản lý ngoại thương, vừa thể hiện chủ trương, quan điểm của nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khâu, hội nhập kinh tế quốc tế khi thể chế hoá các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đồng thời, các quy định của Luật Quản lý ngoại thương về chứng nhận xuất xứ hàng hoá nói chung và TCNXX hàng hoá nói riêng là cơ sở và nền tang dé cụ thé hoá vào hệ thống các văn bản dưới luật.

3.1.2 Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 quy định chỉ tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.

Căn cứ Điều 32 Luật Quản lý ngoại thương 2018, Nghị định số 3 1/2018/ND-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết Luật Quan lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa đã được ban hành, với mục tiêu chính nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý về xuất xứ hàng hóa minh bạch, đầy đủ hơn, phù hợp hơn với Luật Quan lý ngoại thương và các cam kết quốc tế Việt Nam mới ký kết Đồng thời, tạo thuận lợi tối đa cho thương nhân xuất khẩu, kiểm tra, giám sát hoạt động nhập khẩu, và quy định các chế tài xử lý nhằm hạn chế các hành vi gian lận xuất xứ Vấn đề TCNXX được quy định tại các Điều:

- Điều 3: Giải thích từ ngữ về TCNXX và Chứng từ TCNXX.

- Điều 25: TCNXX hàng hoá, theo đó “Bộ Công Thương quy định tiêu chí lựa chọn thương nhân, quy trình, thủ tục TCNXX; nghĩa vụ và trách nhiệm của thương nhân TCNXX; cơ chế kiểm tra, xác minh việc TCNXX hàng hóa xuất khẩu của thương nhân và chế tài xử lý vi phạm.”

- Điều 26: Chứng từ TCNXX hang hoá nhập khâu Theo đó quy định những trường hợp phải nộp Chứng từ TCNXX cho cơ quan hải quan VD: hang đang bi áp dụng các biện pháp chống bán phá giá; hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ được Việt Nam cho hưởng các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan theo quy định của pháp luật,

- Khoản 4, khoản 6 Điều 30: Quy định về lưu trữ chứng từ TCNXX hàng hoá, theo đó thời hạn tối thiểu thương nhân TCNXX phải thực hiện lưu trữ hàng hoá là 05 năm;

- Điều 31: Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Công thương trong việc quản lý, hướng dẫn cấp Giấy CNXX và TCNXX cho thương nhân.

3.1.3 Thông tư số 33/2023/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

Ngày 31/5/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 33/2023/TT-BTC quy định về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khâu, nhập khẩu Thông tư này có hiệu lực kê từ ngày 15/7/2023 và thay thé các Thông tư số 38/2018/TT-BTC, Thông tư số 62/2019/TT-BTC, Thông tư số 47/2020/TT-BTC và Thông tư số 07/2021/TT-BTC Thông tư 33/2023/TT-BTC có nhiều điểm mới hơn so với các Thông tư trước đây, khắc phục vướng mắc và bat cập trong việc khai và nộp chứng từ CNXX; nộp bổ sung C/O sau khi hàng hoá đã thông quan; nộp C/O đối với trường hop hàng hoá thay đổi mục đích sử dụng: quy định liên quan đến thời điểm nộp C/O: Đồng thời, hướng dẫn việc kiểm tra xuất xứ tại các FTA thế hệ mới, từ đó đây mạnh việc áp dụng các phương thức quản lý mới phù hợp với xu hướng tạo thuận lợi thương mại, sử dụng chứng từ điện tử thay thế cho chứng từ giấy, bảo lãnh cho hàng hóa nợ CNXX, thay đổi hình thức nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Bảng 3.1 So sánh một số điểm mới của Thông tư 33/2023/TT-BTC so với Thông tư 38/2018/TT-BTC sửa déi bé sung bởi Thông tư 62/2019/TT-BTC

BTC se Thông tư 33/2023/TT- TT Nội dung Sửa đôi bồ sung bởi

Quy dinh cu thé tai Diéu 5.

Vi du: a) Trường hop hang hoa xuất khẩu đáp ứng xuất xứ

Việt Nam theo quy định tại

Cách khai chứng từ CP ngày 08 tháng 3 năm

1 | chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu

Không quy định cụ thể 2018 và các văn bản hướng dẫn về xuất xứ hàng hóa: khai theo cấu trúc “mô ta hang hoat&VN”,; b) Truong hop hang hoa xuất khẩu có xuất xứ từ nước khác: khai theo cấu trúc “mô tả hàng hóatt& (mãi mước xudt xứ cua hang hóa) ”;

Cách khai báo chứng từ CNXXHH tại thời điểm làm thú tục hải quan và cách khai bé sung CNXXHH Điều 5 - Đối với tờ khai hải quan điện tử: người khai hải quan khai số tham chiếu và ngày cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan điện tử theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số

- Đối với tờ khai hải quan điện tử: tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan điện tử theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số

- Khi chậm nộp C/O, doanh nghiệp khai vào ô “Phần ghi chú” trên tờ khai với nội dung: “Nộp bé sung C/O” hoặc “Nợ C/O” Điều 11

Thông tư mới quy định rõ ràng hơn về cách khai báo chứng từ CNXXHH cho các

Hiệp định thương mại tự do đồng thời không dé cập đến việc yêu cầu DN khai chậm nộp chứng từ CNXXHH trên tờ khai hải quan

- Trường hop nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai số tham chiếu và ngày cấp của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc mã nhà xuất khẩu da điều kiện cấp chúng tù TCNXX hàng hóa (mã REX theo Hiệp định EVFTA, mã EORI theo Hiệp định URVFTA, mã CE theo Hiệp định ATIGA hoặc

RCEP) tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan điện tử theo mẫu số 02 Phụ lục II hoặc ô “Chứng từ đi kèm” trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC

Bãi bỏ quy định từ chối CNXXH trong trường DN không khai số tham chiếu trên tờ khai hải không hợp quan hoặc khai nội dung xin bồ sung từ CNXXHH chứng Điều 22: Trường hợp có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nhưng người khai hải quan không khai số tham chiếu, ngày cấp hoặc trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nhưng người khai hải quan không khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu theo quy định Cơ quan hải quan tử chối chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định. Điều 11:

Văn bản mới quy định rõ DN được quyén khai sửa, hoặc khai bổ sung thông tin về CTCNXXH trong trường hợp chưa khai thông tin hoặc khai chưa đúng Việc khai bổ sung thực hiện theo quy định tại Thông tư số

Chấp nhận văn bản Thông báo kết quả xác định trước xuất xứ

KET LUẬN CHUONG 3

Thông qua các số liệu thực tế, qua các đánh giá và phân tích của học viên đối với thực trạng thực hiện TCNXX tại Việt Nam, có thể thấy, những đối tượng chính mà cơ chế TCNXX hướng tới là doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước có thâm quyền cần nhận định một cách nghiêm túc về tầm quan trọng của việc áp dụng cơ chế này theo các cam kết của Việt Nam với các quốc gia thành viên FTAs thế hệ mới và nỗ lực hành động quyết liệt dé hạn chế các rào cản mang tính chủ quan như kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, Bên cạnh đó, việc khắc phục những thiếu xót mang tính khách quan thuộc về hành lang pháp lý, việc ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định vấn đề TCNXX cần thống nhất, chặt chẽ Từ đó, đây mạnh quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá với các đối tác nước ngoài nói riêng và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung mang lại nhiều hiệu quả hơn.

KET LUẬN

Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Việc này không chỉ giúp giảm rủi ro thương mại va tang cường minh bach ma còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường quốc tế Trong ngữ cảnh Việt Nam, quá trình thực hiện cơ chế này đối mặt với nhiều thách thức như sự thiếu hiểu biết về quy trình, yêu cầu kỹ thuật, và công bằng trong quản lý Dé vượt qua những thách thức này, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, đoanh nghiệp và các bên liên quan khác dé xây dựng hệ thống tự chứng nhận xuất xứ đồng nhất và hiệu quả.

Ngoài ra, cần tạo ra các cơ chế giáo dục và đào tạo để nâng cao nhận thức và kỹ năng của các bên liên quan về quy trình tự chứng nhận xuất xứ Sự hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ và doanh nghiệp là chìa khóa dé vượt qua những thách thức nay, từ việc xây dựng cơ sở đữ liệu đồng nhất đến việc thúc đây sự tuân thủ và công bằng trong quá trình quản lý.

Cuối cùng, thông qua các nội dung của luận văn, tác giả nhắn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, không chỉ trong việc thúc đây xuất khẩu mà còn trong việc xây đựng uy tín và danh tiếng của hàng hoá Việt Nam trên trình trường quốc tế Những nỗ lực này không chỉ đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế mà còn mở ra cơ hội mới và sự đổi mới trong ngữ cảnh toàn câu hóa hiện nay.

NHẬN XÉT

nhằm thúc day việ ach có hiệu

Ngày đăng: 02/09/2024, 14:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w