1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Vận Tải Biển Và Đầu Tư Phi Mã giai đoạn 2020-2022

106 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Vận Tải Biển Và Đầu Tư Phi Mã giai đoạn 2020-2022
Tác giả Nguyễn Việt Anh
Người hướng dẫn ThS. Trần Hoàng Kiên
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 27,78 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Mục tiêu nghiền cứu công trình nghiên cứu là nhằm phân tích và đánh giáthực trạng và kết quả thực hiện hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đườngbiển của Cổng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂNVIỆN THUONG MẠI VÀ KINH TE QUOC TE

THUC DAY HOẠT DONG GIAO NHAN HANG HÓA

XUAT KHAU BANG DUONG BIEN TAI CONG TY TNHH

VAN TAI BIEN VA DAU TU PHI MA (PEGASUS)

Sinh vién: Nguyén Viét Anh Chuyên ngành: Kinh Doanh Quốc Tế

HÀ NỘI - 12/2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂNVIỆN THUONG MẠI VÀ KINH TE QUOC TE

HÀ NỘI - 12/2022

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời cảm ơn đầu tiên em xin được gửi đến nhà trường cùng quý thầy cô trongviện Thương Mại và Kinh tế Quốc Tế vì đã tận tâm dạy dỗ, chỉ bảo cũng như tạođiều kiện thật tốt cho chúng em được học tập, tiếp thu được những kiến thức vàkinh nghiệm vô cùng quý giá để áp dụng vào công việc thực tiễn trong suốt khoảng

thời gian vừa qua.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Trần Hoàng Kiên giảng viên trực tiếp hướng dẫn, chỉnh sửa và đồng hành cùng em trong suốt thờigian vừa rồi, đã giúp đỡ em rất nhiều dé có thé hoàn thành thật tốt công trình nghiên

-cứu của mình như ngày hôm nay.

Cuối cùng, em xin trân trọng cảm ơn chi Đỗ Thị Kim Anh — Phó Tổng GiámĐốc của Công Ty TNHH Vận Tải Biên và Đầu Tư Phi Mã vì đã tiếp nhận thực tập

và cho em cơ hội trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp và mở mang

thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty Cùng với

đó, em cũng xin cảm ơn các anh chị và các bạn đồng nghiệp trong đã hỗ trợ em rấtnhiệt tình trong suốt quá trình thực tập của em tại công ty

Khoảng thời gian thực tập tại Công Ty TNHH Vận Tải Biển và Đầu Tư Phi

Mã là những bước đi đầu tiên trong thực tế của em, do còn hạn chế về kiến thức

và kinh nghiệm thực tiễn nên công trình nghiên cứu của em van còn những thiếusót nhất định Vì vậy, em rất mong nhận được những sự đóng góp ý kiến đến từquý thầy cô trong hội đồng dé em có thé học hỏi, tiếp thu và hoàn thiện chuyên đề

thực tập của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em tên là Nguyễn Việt Anh, sinh viên lớp Kinh Doanh Quốc Tế 61A Em xincam đoan chuyên đề thực tập này do chính em thực hiện dưới sự hướng dẫn củaThS Trần Hoàng Kiên Tắt cả các nội dung trong công trình nghiên cứu do bảnthân em tự đúc kết sau quá trình thực tập tại Công Ty TNHH Vận Tải Biển và Đầu

Tư Phi Mã Các số liệu và kết quả nghiên cứu của chuyên đề này được chính tácgiả thu thập từ các nguồn khác nhau được trích dẫn và có nguồn gốc rõ ràng Cácnguôn tài liệu khác chỉ mang tính chất tham khảo Nếu có bất cứ điều gì trái với

lời cam đoan nói trên, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà trường.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Việt Anh

Trang 5

MỤC LỤC

09099 1901007 ).) iLOT CAM DOAN uecscsssssssscssscssssnscsnscssscsscsnscssscssscnscenscssscsscenscsnscsscenscenscssceascenscess iiDANH MỤC TU VIET TẮTT se 2s se Ss£SsEs£ESs£Ss£EsEssSssessesserssss viDANH MỤC BẢNG - 5s se se vsevseEsstrsttstrseresresrtsrrssrssrssrrserssrsee viiDANH MỤC HÌNH 5£ 5£ 5£ s2 s2 ES£ se EseEsESsESEsEseEsersersersessese ix

0080006710075 1CHƯƠNG 1: NHUNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN CHUNG VE HOẠT DONGGIAO NHAN HANG HOA XUẤT KHẨU BANG DUONG BIEN 41.1 Téng quan về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biễn 4

1.1.1 Khái niệm về vận tải hàng hóa bằng đường biên, hoạt động giao nhận hànghóa quốc tế bang đường biển và người giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biên 51.1.3 Vai trò của người giao nhận và hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tếbằng đường biỂn - ¿- ¿St SE E2E21217107111211112111111111 111 re 7

1.1.4 Trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của người giao nhận hàng hóa

QUỐC ẨẾ 2-5252 SE2SEEE22EEEE1EE12112111717112112112717112111111111 21111111111 c6 91.2 Cơ sở lý luận về thúc đấy hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằngGUONY DIEM 001011019 11

1.2.1 Nội dung thực hiện hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khâu băngđường biỂN ¿52 2S SE EEE12112112112121711111211 1111111111111 c0 111.2.2 Su cần thiết của việc thúc đây hoạt động giao nhận hang hóa xuất khâubăng đường biển ở Việt Nam -2- ¿5+2 e+EEeEEEE2EEEEEEEEEEEEErkerrerree 201.3 Các nhân tố tác động đến hoạt động giao nhận hang hóa xuất khẩu bằngAUONY DIEM 00101177 22

1.3.1 Nhân t6 bên ngoài - ¿2£ +¿+++2E+£EEE2EE+2EEEEEEEEEverxrrrrerkrrrki 221.3.2 Nhân tố bên trOng -¿- + + E+E+E£EEEEEEEEE 121121121521 11 11111 xe 26CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆNHOẠT DONG GIAO NHAN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BANG DUONGBIEN TẠI CONG TY TNHH VAN TAI BIEN VA ĐẦU TU PHI MÃ GIAI

Trang 6

2.1.2 Dịch vụ cung cấp -¿-c2 5s 2k2 2 2 1521711211211 211 1121.211 etxe 312.1.3 BO 0 1 Đ 34

2.1.4 Tình hình kết quả kinh doanh của Cổng ty TNHH Vận Tải Biển Va

Đầu Tư Phi Mã trong giai đoạn từ 2020-2022 - ¿2-2 s+cs+cz+zzcez 362.2 Thực trạng thực hiện hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằngđường biển của Cóng ty TNHH Vận Tải Biển Và Đầu Tư Phi Mã trong giai

Goan 2020 — 2022 000390 - 60

2.3.1 Một số nhân tố bên ngoài ceceececsessessessessessesseseseeseesessesseesesseseseees 602.3.2 Một số nhân tố bên trong ¿ 2¿+¿++++++£x+x++zx+erxe+rxrrrxees 652.4 Một số biện pháp thúc day hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đườngbien của Công ty TNHH Vận Tải Biển Và Đầu Tư Phi Mã đã thực hiện 732.5 Đánh giá thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đườngbiển của Cổng ty TNHH Vận Tải Biển Và Đầu Tư Phi Mã trong giai đoạn

2/(J22()-22/(J2/2 5 << HH HH 0.0 0.00 000000 20 74

2.5.1 Những thành tựu dat đượỢC c1 Scn S3 re, 74

2.5.2 Những tồn tại, hạn chế ¿- - + t+x+x‡EEE+EEEEEEEEEEEEkrkerererxrrrreree 762.5.3 Nguyên nhân của những tôn tại, hạn chế - 5-2 z+cz+s2 77CHUONG 3: GIAI PHAP THUC DAY HOAT DONG GIAO NHAN HANGHOA XUAT KHAU BANG DUONG BIEN CUA CONG TY TNHH VAN TAIBIEN VA ĐẦU TƯ PHI MA GIAI DOAN 2020 — 2022 ° «- 84

3.1 Cơ hội và thách thức -s-scs<sscssexsetssrssresesserssrssrssrrsrrssrssrsee 84

3.1.1 CONG ecceeccccsesssesssesssesssessesssecssesssessesssesssessusssecssesssessesssesssecsseeseessessses 84 3.1.2 Thách thute ccecccscccsssessessesssesssessvessesssesssecsssssesssesssecsusssesssesssesseesseceses 85

3.2 Giải pháp dành cho Công ty TNHH Vận Tải Biển va Dau Tư Phi Mã

1379.105777 86

iv

Trang 7

3.2.1 Giải pháp đối với hoạt động tìm kiếm khách hang - 863.2.2 Giải pháp đối với hoạt động kiểm tra giá cước tàu biển va lịch tau 873.2.3 Giải pháp cho hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải nội địa đưa hàng từKho dén Cang NNẽ.ê 883.2.4 Giải pháp cho hoạt động cung cấp dich vu thông quan cho hàng hóa 88

3.2.5 Giải pháp cho hoạt động chăm sóc khách hang 89

3.3 Kiến nghị đến các cơ quan, ban ngành liên quan .-. .s s- 90

3.3.1 Day mạnh việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tận dụng

những ưu đãi từ các hiệp định tự do thương mại .- -+s-<+ 90 3.3.2 Cải thiện và đơn giản hóa các chính sách, thủ tục rườm tà 91

3.3.3 Dau tu nâng cao chat lượng cơ sở ha tang phục vu cho hoạt động giaonhận hàng hóa bang đường biỂn - ¿2 2 + ©£++£+££+£Ee£xzxezrxerxerxee 91

3.3.4 Dam bao tính lành mạnh trong sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIET TAT

Tên day du Từ viết tắt Ý nghĩa

Bill of Lading B/L Vận đơn đường biển

Certificate of Origin C/O Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Commercial Invoice cũ Hóa đơn thương mại

Commodity CMDT Hàng hoá

Container Yard CY Bai Container

Estimated Time of Arrival ETA Thời gian dự kiến đến

Estimated/Expected Time of Departure ETD Thời gian khởi hành dự kiến

Forwarder FWD Người giao nhận

Full Container Load FCL Hang nguyén container

House Bill of Lading HBL Vận don thứ cấp

International Federation of Freight FIATA Liên đoàn các hiệp hội giao nhận

Forwarders Associations quoc té

Less than container LCL Hang lẻ

Letter of Credit LIC Thu tin dung

Master Bill of lading MBL Van don chu

Organization for Economic Cooperation OECD l ao,

and Development Tô chức hợp tác va phat triên kinh tê

Packing List P/L Phiếu đóng gói

Port of Discharge POD Cảng dỡ hang

Port of Loading POL Cảng bốc hàng

World Cargo Alliance WCA Liên minh hàng hóa thé giới

vi

Trang 9

DANH MỤC BANG

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Công ty Pegasus giai đoạn

2020 — 2022 000nẼẺhhẦẮẦẦẮẮ 36

Bảng 2.2 Co cấu doanh thu từ dich vụ giao nhận vận tai hàng hóa quốc tế của

Công ty Pegasus giai đoạn 2020 — 2022 - -c + s++skxssseessees 38

Bảng 2.3 Doanh thu từ hoạt động giao nhận vận tải hàng xuất khẩu chia theo

phương thức vận tải cua Công ty Pegasus 2020 — 2022 - 40

Bảng 2.4 Kết quả tìm kiếm khách hang và Cơ cấu các kênh công ty sử dụng dé

tìm kiếm khách hang (2020-2022) - 2 2+ 2+£++£++£E++£z+rxzrxez 43Bang 2.5 Tỷ lệ tiếp cận khách hàng tiềm năng của công ty 2020-2022 44

Bảng 2.6 Ty lệ khách hàng đặt booking sau khi nhận báo giá của công ty

2020-"2 ha (.( -44 47

Bảng 2.7 Số lượng booking xuất nhập khâu công ty Pegasus đã thực hiện trong

giai đoạn 2020-2022 - - - + 2s x19 HH ng HH ng 49

Bảng 2.8 Tỷ lệ đảm nhận làm dịch vụ vận tải nội địa cho đơn hang hàng xuất khẩu

công ty TNHH Vận tải biển và đầu tư Phi Mã giai đoạn 2020-2022 51

Bảng 2.9 Tỷ lệ đảm nhận làm dịch vụ thông quan hải quan cho đơn hàng hàng

xuất khâu công ty TNHH Vận tải biển và đầu tư Phi Mã giai đoạn

2020-ph, (d3 52

Bảng 2.10 Tỷ lệ khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ của công ty TNHH Vận tải

biển và đầu tư Phi Mã giai đoạn 2020 - 2-2 sz+cz+zs+zxersez 55Bảng 2.11 Kết quả thực hiện kế hoạch giao nhận vận tải hàng hóa xuất khẩu bằng

đường biên của Công ty TNHH vận tải và Dau tư Phi Mã giai đoạn 2020

Bảng 2.12 Cơ cấu một số mặt hàng xuất khẩu mà công ty Pegasus đã thực hiện

hoạt động giao hàng hóa xuất khâu bằng đường bién của Công ty TNHHvận tải và Đầu tư Phi Mã giai đoạn 2020 — 2022 : 57Bảng 2.13 Cơ cấu các thị trường mà công ty Pegasus đã thực hiện hoạt động giao

hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH vận tải và Dau

tư Phi Mã giai đoạn 2020 — 2022.00 ei eeessessesseeseeeeeeeceseeeeeseeseeneens 58

Bảng 2.14 Biến động thành phần nguồn vốn năm 2020-2022 - 66

vii

Trang 10

Bảng 2.15 Số lượng và chất lượng nhân sự liên quan đến hoạt động giao nhận

hàng hóa của công ty tính giai đoạn 2020-2022 -«+-«+ 68

Bảng 2.16 Số lượng nhân sự chia theo vị trí tại bộ phận kinh doanh dịch vụ Xuất

Nhập Khẩu của Công ty Pegasus giai đoạn 2020 — 2022 68Bảng 2.17 Thởi gian trung bình gắn bó với công ty Pegasus của các nhân viên tại

"550505 00 70

Bang 2.18 Cơ Sở Vật Chat, Kỹ Thuật và Công Nghệ Nồi Bật của Công ty Pegasus

tính đến năm 2022 - ¿©2222 2E tre 7IBảng 2.19: Số lượng trang thiết bị văn phòng công ty Pegasus 72Bảng 2.20: Số lượng trang thiết bị phục vu sinh hoạt tai Pegasus 72

viii

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Nội dung thực hiện hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng

AUONY DIED Re 12Hình 2.1 Logo Công ty TNHH Vận Tải Biển Và Dau Tu Phi Ma (PEGASUS) 30

Hình 2.2 Đội tàu của công ty PEGASS .- SH HH HH ey 34

Hình 2.3 Bộ máy tô chức của công ty Pegasus - 2-2 s+xczzs+rserxeee 34Hình 2.4 Nội dung thực hiện hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường

biển tại Công ty TNHH Vận Tải Biển Và Dau Tư Phi Mã 42

ix

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

1 Ly do lựa chọn dé tài

Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ trong nhữngnăm vừa qua, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã tích cực hưởng ứng băng cách tăngmức độ mở cửa của nền kinh tế đất nước thông qua việc ký kết nhiều Hiệp ĐịnhThương Mại Tự Do (FTA) mới và tham gia vào nhiều Tổ Chức Kinh Tế Quốc Tếkhác nhau Và Việt Nam chúng ta cũng không phải là ngoại lệ khi được biết đến làmột trong những quốc gia tích cực nhất trong việc hưởng ứng xu hướng này, khi màtính cho đến thời điểm hiện tại chúng ta đã tham gia và ký kết 15 FTA ở cả cấp độsong phương và nhiều bên, cùng với đó chúng ta còn là thành viên của nhiều TổChức Kinh Tế hang đầu trên thé giới như là WTO, APEC Có thé thấy răng ViệtNam đã và đang trên đà hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, từ đó

mở ra nhiều cơ hội mới cho quá trình giao thương và hoạt động kinh doanh quốc tếvới các nước, cụ thê hơn chính là hoạt động xuất Khẩu và nhập khẩu

Nhờ vào việc thiết lập được một mạng lưới các FTA rộng khắp đã giúp ViệtNam có cơ hội tốt dé trở thành cửa ngõ quan trọng của một khu vực kinh tế năngđộng, tiếp cận với các thị trường lớn của thế giới từ đó biến hoạt động Xuất NhậpKhẩu trở thành nguồn động lực quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước

ta Dẫn chứng rõ ràng cho việc này chính là thông qua những con số về hoạt độngkinh doanh Xuất Nhập Khẩu của Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Hải quan(2021), tổng kim ngạch xuất, nhập khâu hàng hóa của Việt Nam năm 2021 dat668,55 ty USD, tăng 22,6% so với năm 2020 Mặc dù trong năm 2021, nền kinh tếViệt Nam đã trải qua rất nhiều khó khăn khi mà đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tụcbùng phát, hoạt động thương mại quốc tế Việt Nam năm 2021 vẫn duy trì được

đà tăng trưởng dương Dé có được những thành tựu mà ngành xuất nhập khâuViệt Nam đạt được khi tận dụng tốt các cơ hới trong hội nhập kinh tế quốc tếtoàn cầu như hiện tại, thì khong thé khong nhắc đến vai trò của các cổng ty dịch

vụ giao nhận, công ty Logistics đã góp phan hoàn thiện các quy định và quy trìnhtrong kinh doanh quốc tế

Việt Nam có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi khi mà phan lớn lãnh thé tiếp giápvới biên, có đường bờ biên dài 3260 km cùng nhiều cảng biển lớn nhỏ khác nhau phù hợp dé trở thành điểm trung chuyền hàng hóa quốc tế Nhìn nhận được lợi thécũng như tiềm năng phát triển, Việt Nam ngày càng có nhiều các công ty được thành

lập và hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoa quốc tế băng đường biển,

Trang 13

trong đó có Công Ty TNHH Vận Tải Biển Và Dau Tư Phi Mã.

Cổng ty TNHH Vận Tải Biển Và Dau Tư Phi Mã là một công ty chuyền vềcác dịch vụ vận chuyền quốc tế và nội địa, dịch vụ kho bãi, logistics, Trong đó,dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển là một hoạt động chiếm đếnhơn 60% trong cơ cầu giá trị doanh thu của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhậpkhẩu Mặc dù gia nhập ngành chưa lâu nhưng Công Ty TNHH Vận Tải Biển VàĐầu Tư Phi Mã đang từng bước hoàn thiện và củng cố hoạt động kinh doanh cũngnhư tên tuôi

Tuy nhiên trong bối cảnh sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt trong ngànhnhư hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển thì công ty cần phải đáp ứng nhu cầukhách hàng sao cho tốt nhất, không phải chỉ là cung cấp dịch vụ với giá cả tốt màcòn phải làm cho khách hàng thực sự hài lòng và cảm thấy an tâm về chất lượngdịch vụ mà công ty cung cấp, và một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết địnhđánh giá về chất lượng dịch vụ của công ty chính là quy trình xử lý lô hàng XuấtKhau, nhập khâu Nhận thấy tam quan trọng của quy trình xử lý lô hàng cũng như

từ quá trình trải nghiệm, thực tập khách quan về hoạt động giao nhận hàng hóa xuấtkhẩu của cổng ty, em quyết định thực hiện dé tài “Thúc đấy hoạt dong giao nhanhàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Cong ty TNHH Van Tải Biển Va Dau

Tw Phi Mã giai đoạn 2020-2022” Qua đó, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động giao nhận hàng xuất khâu bằng đường biển của cổng ty trong giaiđoạn tiếp theo

2 Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu nghiền cứu công trình nghiên cứu là nhằm phân tích và đánh giáthực trạng và kết quả thực hiện hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đườngbiển của Cổng ty TNHH Vận Tải Biển Và Đầu Tư Phi Mã (PEGASUS) giai đoạn2020-2022 từ đó đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm thúc day hoạt động giao nhậnhàng hóa xuất khâu bằng đường biển trong tương lai của công ty

Trang 14

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài hoạt đóng giao nhận, vận tải hàng hóa xuất

khẩu bằng đường biển của Céng ty TNHH Vận Tải Biển Và Dau Tư Phi Mã

(PEGASUS).

3.2 Pham vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Tại Cổng ty TNHH Vận Tải Biển Và Dau Tư Phi Mã

(PEGASUS).

- Phạm vi thời gian: 03 năm nghiên cứu, giai đoạn 2020 — 2022.

4 Kết cấu của đề tài

Ngoài phân mở đâu, phân kêt luận và danh mục các tài liệu tham khảo, đê tài

cơ bản gồm 3 chương, cu thé:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về hoạt đóng giao nhận, vận tải hàng hóaxuất khẩu bằng đường biển

- Trình bày những lý thuyết liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất

khâu bằng đường biển và trình bày nội dung tong quát dé thực hiện hoạt độnggiao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển

Chương 2: Thực trạng hoạt động giao nhận, vận tải hàng hóa xuất khâu bằng đườngbiển tại Cổng ty TNHH Vận Tải Biển Va Dau Tư Phi Mã giai đoạn 2020-2022

- _ Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Vận Tải Biển và Dau Tư Phi Mã

Cùng với đó là phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện hoạt động giao

nhận hang hóa xuất khâu bằng đường bién của công ty, từ đó nêu ra nhữngthành tựu và những hạn chế trong quá trình thực hiện hoạt động này

Chương 3: Giải pháp nhằm thúc đây hoạt động giao nhận, vận tải hàng hóa xuấtkhâu bang đường biển của Cổng ty TNHH Vận Tải Biển Và Đầu Tư Phi Mã trong

thời gian tới

- _ Đề xuất một số giải pháp dé khắc phục những hạn chế còn tồn tai trong việc

thực hiện hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khâu của Công ty TNHH VậnTải Biển và Dau Tư Phi Mã, cùng với một số kiến nghị dé thúc đây hơn nữa

hoạt động này của công ty.

Trang 15

CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE

HOAT DONG GIAO NHAN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU

BANG DUONG BIEN

1.1 Tổng quan về hoạt động giao nhận hang hóa xuất khẩu bằng đường bién1.1.1 Khái niệm về vận tải hàng hóa bằng đường biển, hoạt động giao nhận hanghóa quốc tế bằng đường biển và người giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển

Đầu tiên, “vận tải hang hóa đường biển được hiểu là một hình thức vận tải

có liên quan đến việc sử dụng kết cau hạ tang và phương tiện vận tải biển, sử dungcác cảng biển, các máy móc hỗ trợ bốc xếp trên cảng, và kết nối các tuyến vậnchuyên hàng hóa giữa các quốc gia trên biển dé phục vụ việc dịch chuyền hànghoá trên những tuyến đường biển” (Theo nội dung môn học Nghiệp vụ giao nhận

vận tải hàng hóa quốc té của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân).

Về hoạt động giao nhận hang hóa, theo quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệphội giao nhận quốc tế (FIATA) về dịch vụ giao nhận hàng hóa thì “dịch vụ giao nhậnhàng hóa được định nghĩa là những dịch vụ liên quan đến việc vận tải, xếp dỡ hànghóa, đóng gói, gom hàng, lưu kho hay phân phối hàng hóa, cùng với đó là các dịch

vụ về tư vấn có liên quan đến các dịch vụ nói trên như là địch vụ bảo hiểm, thủ tụchải quan, tập hợp chứng từ liên quan đến hàng hóa, tài chính và thanh toán”

Theo quy định của Luật Thương Mại Việt Nam (2005), thì dịch vu giao nhận

hàng hóa được định nghĩa là “hành vi thương mại, theo đó người làm dich vu giao

nhận, sẽ nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyền, lưu kho, lưubãi, làm các thủ tục, giây tờ và các dịch vụ khác có liên quan dé giao hàng cho người

nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận

khác” Mục tiêu của giao nhận hàng hóa chính là hoàn thành những yêu cầu của

khách hàng một cách đúng tiễn độ, đảm bảo số lượng, chất lượng và thu được hiệu

quả tối ưu, lâu đài, bền vững

Tóm lại, có thé hiểu một cách đơn giản rằng hoạt động giao nhận, vận tảihàng hóa là tập hợp các nghiệp vụ khác nhau có liên quan đến quá trình vận tải nhằm

thực hiện đưa hàng hoá từ nước người bán sang nước người mua, từ nơi gửi hàng

đến nơi nhận hàng Bản chất hoạt động giao nhận chính là việc tô chức quá trìnhchuyên chở và giải quyết các thủ tục liên quan đến quá trình chuyên chở đó

Như vậy, hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế băng đường biển có thể đượchiểu là hành vi thương mại mà trong đó người giao nhận sẽ nhận hang từ người gửi

Trang 16

hàng, tô chức thực hiện các công việc cần thiết dé đưa hàng hóa từ nước người bánđến nước người mua bằng phương thức vận tải hàng hóa băng đường biên Tiếp đó,dưới sự ủy thác của các công ty xuất nhập khẩu, hàng hóa sẽ được vận chuyền đếnnhững nơi cần thiết dé thực hiện việc lưu kho bãi, bảo quản hay các hoạt động liên

quan khác.

Về người kinh doanh dịch vụ giao nhận hay còn được gọi là người giao nhận(Forwarder) trước đây chỉ thường là các đại lý sẽ thực hiện một số công việc do các

công ty xuất nhập khâu ủy thác, chỉ định như lo liệu, thực hiện các thủ tục về giấy

tờ, chứng từ, thực hiện bốc xếp, dỡ hàng, tiến hành lưu kho lưu bãi hàng hóa, thựchiện thủ tục thanh toán cho hàng hóa, Tuy nhiên, trong xu hướng toàn cầu hóa củanên kinh tế thế giới, cùng với những tiễn bộ về mặt khoa học công nghệ của ngànhvận tải mà ngày nay dịch vụ giao nhận ngày càng được tiễn bộ hơn Vì thế, hiện naytrong hoạt động thương mại và hoạt động vận tải hàng hóa trên toàn thế giới, những

người kinh doanh dich vụ giao nhận hàng hóa đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng khi mà họ không còn chỉ làm các nhiệm vụ đơn lẻ thông thường như làm các

thủ tục Hải Quan, thuê phương tiện vận tải, xếp dỡ, mà còn cung cấp dịch vụ trọngói cho toàn bộ quá trình thực hiện xuất nhập khâu hay kinh doanh quốc tế

Về khái niệm cụ thé, theo quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhậnquốc tế (FIAT4) thì “Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyênchở theo hợp đồng ủy thác và hoạt động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân

anh ta không phải là người chuyên chở”.

Theo điều 233, Mục 4 của Luật Thương mại Việt Nam (2005) quy định về

Dịch vụ Logistics thì người giao nhận hay thương nhân kinh doanh dịch vu Logistics

được hiểu là: “Thuong nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm

nhận hàng, vận chuyền, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ

khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụkhác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hang dé hưởng thù lao”

Người giao nhận có thê chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp đỡ hàng hóa hay khohàng, những người giao nhận chuyên nghiệp hoặc bất kỳ người nào khác có giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận Nói tóm lại, người giao nhận chính là người kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động giao nhận vận tải quốc té bằng đường biển

Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển là hoạt động gắn liền

với vận tải quôc tê và thương mại quôc tê Do đó, nó có những đặc diém như sau:

Trang 17

Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc bằng đường biển không phải là một hoạtđộng đơn lẻ, ma bao gồm tông hợp một chuỗi các hoạt động bao trùm lênquá trình thực hiện việc đưa hàng hóa từ nhà xuất khâu (người bán) đến nhànhập khẩu (người mua) Điều này có nghĩa là hoạt động này đòi hỏi một khảnăng tổ chức chính xác cao, từ khâu gom hàng, xếp hang, vận chuyền đến

khâu giao hàng.

Do đặc trưng của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biểngắn liền với hoạt động thương mại quốc tế, vì thế nó đòi hỏi người thực hiệnhoạt động giao nhận hàng hóa phải có sự hiểu biết sâu sắc và kiến thức sâurộng không chỉ về nghiệp vụ mà còn là về pháp luật, tập quán trong nước vàquốc tế

Dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường bién là hoạt động kinh doanhcác sản phẩm vô hình, với đặc trưng đặc biệt là không dự trữ được Nhữngngười thực hiện hoạt động này phải kết hợp với các hãng tàu, hãng ô tô hoặc

tự bỏ tiền ra dé đầu tư Nhưng giá trị gia tăng chính của loại hình kinh doanhdịch vụ này chính là đến từ trình độ nghiệp vụ tốt và kinh nghiệm đúc kết sau

quá trình thực hiện các hoạt động trong quá trình giao nhận hang hóa.

Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển có phạm vi hoạtđộng về mặt địa lý rất rộng vì chủ yếu tuyến đường phục vụ cho phươngthức vận tải bằng đường biển phan lớn đều là tự nhiên, do đó sẽ ít gặp các

trở ngại hơn khi đi chuyền so với đường bộ Cùng với đó là không tốn nhiều

chi phí sữa chữa, nâng cấp hay bảo dưỡng, nhờ vậy chi phí cho hoạt độnggiao nhận hàng hóa cũng sẽ thấp hơn và tiết kiệm so với các phương thức

vận tải hàng hóa khác.

Với đặc trưng của phương thức vận tải bằng đường biển chính là có thé thựchiện vận chuyên đa số các đối tượng mặt hàng trong kinh doanh quốc tế kế

cả những mặt hàng có kích thước lón, trọng lượng lớn trên cự ly dài thì hoạt

động giao nhận hàng hóa bằng đường biển có những ưu thế nhất định so vớicác phương thức khác Tuy nhiên, tốc độ vận chuyền và thời gian vậnchuyền của phương thức này là khá chậm, cùng với đó là phụ thuộc vào

nhiều yếu tố như điều kiện thời tiêt, đường đi, khoảng cách địa lý giữa các

nước với nhau trên vùng biển Do đó, không thực sự phù hợp với nhữngmặt hàng số lượng nhỏ hay những mặt hàng yêu cầu độ chính xác cao về

mặt thời gian.

Trang 18

1.1.3 Vai trò của người giao nhận và hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằngđường biến

1.1.3.1 Vai trò của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển

Ngày nay, với xu thé mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng của nên kinh tếcác quốc gia, thương mại quốc tế ngày càng được chú trọng day mạnh và phát triểnkéo theo đó là sự phát triển của những lĩnh vực liên quan trong đó ngành vận tảinói chung và đặc biệt vận tải biển nói riêng Vì cho đến thời điểm hiện tại phươngthức vận tải bằng đường biển vẫn là phương thức vận tải đóng góp nhiều nhất chothương mại kinh tế thế giới nói chung, khi mà gần 80% tổng khối lượng hang hóaxuất nhập khẩu trên thế giới đều được vận tải bằng đường biển, do đó có thể nóiđây là phương thức vận tải hiệu quả nhất cho quá trình vận chuyên hàng hóa xuấtnhập khẩu giữa các quốc gia Di cùng với đó, không thé không ké đến vai trò củahoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển cũng đã và đang có nhữngđóng với thương mại quốc tế Cụ thể:

© Đối với nền kinh tế nói chung:

- _ Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế đóng vai trò là “cầu nối” thúc đây

hoạt động kinh doanh quốc tế Việc tổ chức thực hiện những nghiệp vụ cầnthiết cho quá trình vận chuyên hàng hóa trong hoạt động kinh doanh quốc

tế là vô cùng quan trọng Nếu quá trình này không được thực hiện tốt thìthương mại quốc tế khó có thé phát triển được

- Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển còn góp phần nâng

cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế của mỗi quốc gia Với sự mở cửa

hội nhập của nền kinh tế toàn cầu thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệpcủa các nước ngày càng trở nên gay gắt, việc thực hiện được hoạt động giaonhận hàng hóa một cách tối ưu sẽ đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế cácquốc gia từ đó giúp mỗi quốc có những ưu thế nhất định so với các nướckhác trên toàn cầu

- Ngoải ra, hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển còn góp

phan làm thay đổi cơ cau hàng hóa trên thị trường quốc tế nhờ đặc trưng vềkhả năng thực vận chuyền, xử lý nhiều mặt hàng khác nhau với khối lượnglớn, kích thước công kểnh

© Đối với các doanh nghiệp

- _ Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế được thực hiện tốt sẽ giúp doanh

nghiệp giảm thiểu chi phí, tránh lãng phí nguồn lực trong quá trình giao

thương, trao đôi hàng hóa quốc tế Cụ thé là khi hoạt động giao nhận hàng

Trang 19

hóa được hoàn thiện sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được những chi phí vềvận chuyền, nhân công, quản ly và một số chi phí khác trong quá trình luânchuyên hàng hóa từ đó khiến cho giá cả hàng hóa trên thị trường được giảmxuống, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế góp phần giúp các doanh nghiệp mởrộng thị trường quốc tế Vì chỉ khi có sự hỗ trợ cần thiết từ hoạt động giaonhận hàng hóa quốc tế thì doanh nghiệp mới có thê đưa hàng hóa của mìnhđến đúng thời gian và địa điểm tại đất nước của người mua (hgười nhập

khâu) từ đó họ mới có cơ hội xâm nhập vào những thị trường mới trên

trường quốc tế

Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế còn góp phần nâng cao hiệu quả vềmặt pháp lý nhờ vào việc hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ kinh doanhquốc tế Qua đó tối ưu được chi phí đầu vào, tăng cường giá trị kinh và nâng

cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường.

1.1.3.2 Vai trò của người giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển

© Đối với Nhà xuất khẩu

Tối ưu việc sử dụng nguồn lực cho quá trình giao nhận hàng hóa quốc tếcủa công ty khi mà lượng hàng hóa xuất khẩu của công ty còn chưa nhiều.Giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro về mặt pháp lý cho hàng hóa

và tôi ưu khoảng thời gian vận chuyền cho hàng hóa với phương thức vậntải bằng đường biển, khi mà doanh nghiệp xuất khẩu chưa có đủ kinhnghiệm và những kiến thức nghiệp vụ cần thiết cho việc tô chức quá trìnhđưa hàng hóa từ nước người bán đến nước người mua

Trong trường hợp hàng hóa phải chuyên tải qua một quốc gia khác ngoàinước xuất khâu hay nước nhập khẩu thì người giao nhận sẽ thay mặt nhàxuất khẩu chịu trách nhiệm tổ chức, xử lý hàng hóa một cách tối ưu nhất cóthê tại nước chuyên tải này

Công ty giao nhận sẽ cung cấp cho những nhà xuất khâu những chỉ phí, giácước tàu biên tối ưu nhất bởi vì họ đã có khoảng thời gian đài làm việc vớicác hãng tàu từ đó đúc rút ra những kinh nghiệm dé lựa chọn những hãngtàu có giá cả tốt nhất, lịch tàu đảm bảo nhất phù hợp với tuyến đường vàmặt hàng dé đảm bảo hàng hóa giao đến nơi an toàn, đúng thời hạn mà bênbán và bên mua đã quy định với nhau trong hợp đồng

Trang 20

© Đối với Nhà Nhập Khẩu

- _ Tối ưu việc sử dụng nguồn lực cho quá trình giao nhận hàng hóa quốc tế

của công ty khi mà lượng hàng hóa công ty nhập khâu còn ít

-_ Giúp doanh nghiệp tránh gặp phải những rủi ro có thê xảy ra trong quá trình

khi nhận hàng, đặc biệt là đối với những mặt hàng đặc biệt như thuốc, thiết

bị y tế, hóa chất, bột my, vi quá trình xử lý cho những mặt hàng này kháphức tạp Nếu nhà nhập khẩu không nắm rõ các nghiệp vụ đối với quá trình

xử lý những mặt hàng trên sẽ gây ra phát sinh nhiều tôn thất phát sinh vàchỉ phí không cần thiết

- _ Trong trường hợp những rủi ro, ton thất đã xảy ra do lỗi của hãng tau hay

cảng thì người giao nhận sẽ đứng ra đại diện cho nhà nhập khẩu thực hiệncác công đoạn cần thiết đề tiến hành khiếu nại lên hãng tàu hay cảng đã gây

ra tôn thất cho hàng hóa của họ

1.1.4 Trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của người giao nhận hàng hóa quốc té.1.1.4.1 Trách nhiệm của người giao nhận hàng hóa quốc tế

a, Khi người giao nhận dong vai tro là “Đại Lý”:

Khi người giao nhận làm việc trên danh nghĩa là đại lý cho doanh nghiệp

xuất nhập khẩu thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những sai sót trong quá trìnhgiao nhận hàng hóa của người làm thuê cho họ hay chính họ gây ra, cụ thể là:

- _ Trường hợp hàng hóa được giao không đúng với những chi dẫn trong hợp

đồng

- Sai sót hay sơ suất khi không mua bảo hiểm cho hàng hóa của khách hàng

trong khi đã nhận được yêu cầu từ họ

- _ Những lỗi lầm khi thực hiện thông quan cho hàng hóa

- Khong thực hiện thủ tục xin hoàn thuế cho 16 hàng tái xuất khâu

- Không vận chuyên hàng hóa đến đúng nơi quy định hay có thé là giao hàng

nhằm cho người không phải là người nhận

- - Thực hiện giao hàng cho người nhận trong khi chưa có sự cho phép của

người gửi vì họ chưa nhận được thanh toán từ người nhận hàng.

Ngoài ra, người giao nhận cũng phải chịu trách nhiệm đối với những ton thất

mà họ gây ra cho bên thứ ba trong quá trình tô chức hoạt động giao nhận hànghóa của mình Nhưng họ sẽ không phải chịu trách nhiệm về những thiếu sót,sai lầm của bên thứ ba nếu họ chứng minh được là họ đã thực hiện những hành

động phù họp.

Trang 21

b, Khi người giao nhận dong vai tro la “Người chuyên chớ ”:

Khi người giao nhận làm việc trên danh nghĩa là người chuyên chở cho

doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những sai sót của

những người chuyên chở khác hay những người làm dịch vụ liên quan khác mà

người giao nhận đã thuê để thực hiện hợp đồng cho họ vì những hành động đó sẽ

được quy cho chính người giao nhận đó.

Người giao nhận sẽ được miễn trách nhiệm đối với những trường hợp dưới đây:

- _ Lỗi xảy ra do chính khách hàng hay do người được khách hàng uỷ quyền

- _ Người giao nhận đã thực hiện đầy đủ những chỉ dẫn của khách hàng hoặc

của người được khách hàng uỷ thác

- _ Khách hàng đóng gói và ghi ky mã hiệu không đúng quy cach

- Do khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền thực hiện việc bốc

hàng và hạ hàng.

- Do bản chất bên trong của hàng hoá

- - Vì xảy ra biéu tình, chiến tranh, đình công

- Do những trường hợp bat kha kháng

- Người giao không chịu trách nhiệm về số tiền đáng ra khách hàng được

nhận do việc chậm trễ hoặc giao nhằm địa điểm mà không phải là trách

nhiệm của họ.

Ngoài ra, người giao nhận sẽ có quyền định đoạt đối với hàng hóa dé trongtrường đối với khách hàng vẫn còn những khoản nợ cần thanh toán, trong trườnghợp này, người giao nhận có nhiệm vụ phải thông báo ngay bằng văn bản chokhách hàng Nếu sau một thời gian nhất định ké từ ngày hang hóa được lưu giữ,khách hàng vẫn không thanh toán các khoản nợ thì người giao nhận có quyền quyếtđịnh bán, tiêu hủy hoặc sử dụng đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật

1.1.4.2 Giới hạn trách nhiệm của người giao nhận hàng hóa quốc té

Gidi hạn trách nhiệm của người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa được thé

hiện như sau:

- Trach nhiệm của người làm dịch vụ giao nhận hang hóa trong mọi trường

hợp không vượt quá giá trị hàng hóa, trừ khi các bên có thỏa thuận khác

trong hợp đồng

- _ Người làm dich vụ giao nhận hàng hóa không được miễn trách nhiệm nếu

không chứng minh được việc mất mát, hư hỏng hoặc giao hàng chậm

không phải do lỗi của mình gây ra.

10

Trang 22

- Tiền bồi thường được tính trên cơ sở giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn và

các khoản tiền khác có chứng từ hợp lệ Nếu trong hóa đơn mà không ghigiá trị hàng hóa thì tiền bồi thường tính theo giá thị trường của loại hàng

đó tại nơi và thời điểm mà hàng được giao cho khách hàng theo giá thịtrường, nếu không có giá thị trường thì tính theo giá thông thương củahàng cùng loại và cùng chất lượng

Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không chịu trách nhiệm trong các

trường hợp:

- — Người làm dich vụ giao nhận hàng hóa không nhận được thông báo về

khiếu nại trong thời hạn 14 ngày làm việc (không tính chủ nhật, ngày lễ)

kế từ ngày giao hàng.

- _ Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không nhận được thông báo bằng

văn bản về việc bị kiện tại trọng tài hoặc tòa án trong thời hạn 9 tháng, kế

khâu băng đường biên của người giao nhận có nội dung như sau:

11

Trang 23

Bước 1: Tiếp nhận yêu

khai báo hải quan.

Bước 7: Kiểm tra và

Trước hết, bộ phận kinh doanh của công ty giao nhận sẽ tiễn hành tìm kiếmkhách hàng bằng nhiều cách khác nhau Sau đó, khi kết nối được với đúng đốitượng khách hàng, nhân viên tiếp nhận khách hàng đó sẽ phải xin khách hàngnhững thông tin cần thiết về tuyến mà khách hàng dự định đi, sau đó kiểm tra giácước cho tuyến đó ở các hãng tàu đề báo lại cho khách hàng

Những thông tin mà doanh nghiệp xuất khâu cần cung cấp cho công ty giao

nhận đề thuê tàu bao gồm:

- Tén mặt hàng (COM — Commodity),

- Trọng lượng hàng hóa (GW — Gross Weight)

- _ Cảng bốc hang (POL - Port Of Loading): nơi mà hàng hóa của công ty

xuất khẩu được bốc lên tàu

- — Cảng dỡ hang (POD - Port Of Discharge): nơi mà hàng hóa được đưa

đến và dỡ xuống

- — Thời gian dự kiến tàu chạy (ETD): ngày mà tàu dự kiến sẽ xuất phát

theo lịch tàu của hãng tảu.

- Mot số thông tin khác: loại container, số container sử dụng, nhiệt độ, độ

thông gió (Trong trường hợp sử dụng container hàng lạnh),

12

Trang 24

Bước 2: Đặt lịch tàu (booking tàu)

Sau khi gửi báo giá cho khách hàng, nhân viên tiếp nhận sẽ cần phải tư vấn,

hỗ trợ tư vấn thêm đề giải đáp những thắc mắc của khách hàng Nếu khách hànghàng cảm thấy phù hợp và xác nhận muốn đặt tàu thì nhân viên tiếp nhận dưới sự

ủy thác của nhà Xuất Khẩu và những thông tin mà nhà Xuất Khau cung cấp sẽ tiễnhành đặt chỗ trên tàu với hãng tàu.

Tiếp đó, sau khi đặt chỗ thành công với hãng tàu thì công ty giao nhận sẽgửi lại thông tin xác nhận booking của hãng tàu cho nhà Xuất Khâu kiểm tra lạimột lần nữa Sau khi khách hàng kiểm tra tất cả những thông tin trên booking tàu,nếu còn có những điểm sai sót Công ty giao nhận sẽ yêu cầu bên hãng tàu chỉnhsửa, sau đó tiếp tục gửi lại cho công ty xuất khẩu kiểm tra và chỉnh sửa (nếu cần)cho đến khi đạt yêu cầu Ví dụ về một số thông tin khách hàng cần chú ý khi kiêm

tra như:

- _ Loại container cần sử dụng đã đúng hay chưa: Hàng sử dụng container

hàng khô hay container hàng lạnh; Sử dụng loại container 20 feet hay 40 feet,

- Cảng Xếp Hàng, Cảng Dé Hàng, Cảng Chuyên Tải: Xem xét lại xem là

đã đúng yêu cầu ban đầu công ty xuất khâu đưa chưa, đây là yếu tố vôcùng quan trọng tác động đến cả quá trình của lô hàng

- — Ngoài ra còn là Số Booking, Tên Tàu, Ngày Dự Kiến Tàu Chay (ETD),

VGM Cut-Off, CY Cut-Off,

Bước 3: Theo dõi tiến trình chuẩn bị hàng của nhà Xuất Khẩu, nhắc nhở

khách hàng các thông tin can chú ý:

Sau khi các thông tin trên xác nhận booking đạt yêu cầu của nhà Xuất Khâuthì công ty giao nhận sẽ xác nhận lại với phía hãng tàu Đồng thời, công ty giaonhận cũng cần chú ý đến các thông tin về thời gian tàu cắt máng (Cut-off time) déthông báo nhắc nhở khách hàng đóng hàng, hạ hàng hay nộp các tài liệu, chứng từtrước mốc thời gian cắt máng ghi trên booking Cụ thé:

- Cut off S/: Trong Xuất Nhập Khẩu S/1 là tên viết tắt của cụm từ Shipping

Instruction Đây là một trong những tài liệu cốt yếu mà người xuất khâucần chuẩn bị dé gửi cho phía hãng tàu dé họ tiến hành phát hành Vận Don(B/L) cho người Xuất Khâu Trong trường hợp nếu không gửi đúng hẹn

sẽ không thể làm kịp Vận Đơn (B/L) và hậu quả nghiêm trọng là lô làng

13

Trang 25

sẽ không được vận chuyển.

- Cut off VGM: Cụm từ này dùng dé chỉ thời hạn cuối cùng mà đơn vị

Xuất Khẩu cần phải gửi phiếu cân container về cho hãng tàu Cũng tương

tự như Cut off S/I, nêu không gửi đúng hẹn giấy tờ này thi sẽ không thé

làm kịp Vận Đơn (B/L) và hậu quả là lô hàng cũng sẽ không được vận

chuyền

- Cut off C/Y hay Cut off bãi: Đây là thời hạn cuối cùng ma nhà Xuất

Khâu phải giao hàng đến nơi hạ container hàng theo đúng với quy định.Nhân viên hiện trường chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan cần hoànthiện “vào số tàu” khâu cuối cùng của việc thông quan hải quan hàng xuất.Cũng tương tự như các loại trên, nêu không hoàn thành thủ tục thì hàng

liệu, chứng từ như sau:

- _ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

- Hop đồng mua bán giữa bên xuất khẩu và bên nhập khâu (Sale

Contract)

- Phiéu đóng gói (Packing List)

- Giây phép Xuất Khau

- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hang hóa (C/O)

- Cac chứng từ khác (nếu có)Bước 5: Thực hiện các thủ tục thông quan hàng hóa Xuất Khẩu

Trường hợp: Tién hành thực hiện thủ tục hải quan trực tuyến:

Sau khi nhận đầy đủ các chứng từ cần thiết từ nhà xuất khâu, công ty giaonhận sẽ tiến hành việc khai báo hải quan Với việc ứng dụng tiếp bộ khoa học côngnghệ vào trong quy trình làm việc thì giờ đây các doanh nghiệp đã có thể thực hiệnviệc khai báo hải quan theo trực tuyến Trong đó, doanh nghiệp cần hết sức chú ýphải sử dụng chữ ký số khi đăng nhập và truyền tờ khai bằng phần mềm khai hảiquan điện tử ngoài các loại giấy tờ nhận từ doanh nghiệp xuất khẩu

14

Trang 26

Tiếp đó, khi việc kiểm tra, rà soát bộ chứng từ được hoàn tất, bộ phậnthực hiệnthủ tục quan của công ty giao nhận sẽ tiễn hành truyền tờ khai hai quan điện tử bangphần mềm khai báo hải quan theo đúng quy định Sau đó, Cơ quan hải quan sẽ tiếpnhận và thực hiện xử lý các đữ liệu có trong tờ khai hải quan từ đó cấp số và phânluồng thông quan thông qua hệ thống Khi đã khai báo và truyền tờ khai thành công,

hệ thống tiếp nhận hải quan điện tử rồi trả lại kết quả phản hồi cho doanh nghiệp sốtiếp nhận điện tử Sau đó, công ty giao nhận sẽ nhận được thông tin về kết quả xử lý

tờ khai từ hệ thống do cơ quan hải quan phản hồi, bao gồm như sau:

- §6 tờ khai chính thức

- Két quả phân ludng tờ khai, được phân thành 3 luồng (xanh, vàng, đỏ),Trường hợp: Tiễn hành thực hiện thủ tục hải quan trực tiếp tại cảng:

Công ty giao nhận sẽ đến trực tiếp Chi Cục Hải Quan dé tiến hành thực hiện

thủ tục thông quan cho hàng hóa Tại đây, bộ phận làm thủ tục hải quan của công

ty giao nhận sẽ tiễn hành nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ như trên tại cửa tiếpnhận tương ứng dé thực hiện đăng ký tờ khai Sau đó, bộ phận làm thủ tục hải quancủa công ty giao nhận sẽ tiến hành thông báo về số thuế phải nộp cho nhà xuấtkhẩu đề họ tiến hành đóng thuế hoặc dưới sự ủy thác của nhà xuất khẩu tiền hànhđóng thuế, cùng với đó là họ sẽ phải nộp thêm các chi phí phát sinh hay các giấy

tờ cần thiết khác Cuối cùng, ngoài nhũng công đoạn nêu trên, người thực hiện thủtục thông quan hàng hóa còn cần chú ý đến kết quả phân luồng của hàng hóa débiết được hàng hóa có phải kiếm tra thực tế hay không

+ Đối với luéng xanh: Doanh nghiệp sẽ được miễn hoàn toàn việc

kiểm tra chỉ tiết hồ sơ và việc kiểm tra thực tế hàng hóa+ Đối với luỗng vàng: Doanh nghiệp sẽ được miễn kiểm tra thực tế

hàng hóa, nhưng sẽ phải chịu kiểm tra chỉ tiết về hồ sơ

+ Đối với luông đỏ: Doanh nghiệp sẽ bi cơ quan Hải quan tiến hành

kiểm tra chỉ tiết về bộ hồ sơ và tiến hành kiểm tra chỉ tiết thực tế

hàng hóa của lô hàng.

Bước 6: Phát hành vận đơn

Tuy thuộc vào yêu câu đên từ nha Xuât Khâu mà người giao nhận hoặc hãng tàu sẽ thực hiện việc phát hành vận đơn cho khách hàng.

- Néu nhà Xuất Khẩu yêu cau lấy Vận đơn chủ (Master Bill of Lading —

MBL) thì hãng tàu sẽ là bên phát hành vận đơn này cho nhà Xuất Khẩu

15

Trang 27

- _ Nếu nhà Xuất Khẩu yêu cau lay Vận đơn phụ ( House Bill of Lading —

HBL) thì công ty giao nhận sẽ là bên phát hành vận đơn nay cho nhà

từ cho khách hang (Nhà Xuất Khẩu) dé xác nhận lại một lần nữa rằng bộ chứng từ

đã hợp lệ và đầy đủ

Sau cùng khi bộ chứng từ đã được kiểm tra và xác nhận thì người giao nhận

sẽ giao lại toàn bộ các chứng từ liên quan của lô hang cho nhà xuất khâu dé họ tiếnhành gửi chứng từ sang cho đối tac là nhà nhập khẩu dé họ kịp thời nhận hàng

Bước 8: Lập chứng từ kế toán và lưu trữ những dữ liệu cần thiết

Sau khi người giao nhận thực hiện xong hoạt động giao nhận cho hàng hóa

xuất khẩu bằng với kết qua là đưa hàng đến đúng nơi người nhận theo chỉ dẫn củanhà xuất khẩu, thì bộ tài liệu, những chứng từ liên quan đến quá trình giao nhậnhàng hóa sẽ được chuyên cho phòng kế toán dé thực hiện hạch toán và lên hóa đơncho nhà xuất khâu dé họ tiến hành thanh toán, cùng với đó những chứng từ liênquan sẽ được lưu trữ nhằm mục đích xuất trình cho cơ quan thuế sau này nếu cầnthiết Bên cạnh đó, nhân viên bộ phận chứng từ sẽ tiễn hành sao lưu chứng từ thànhbản sao nhằm phục vụ trong việc lưu trữ và theo dõi các dữ liệu về khách hàng

Bước 9: Chăm sóc khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ

Sau khi hoàn tất quá trình của hoạt động giao nhận xuất khâu, bộ phận chămsóc khách hàng của công ty giao nhận sẽ phải chủ động liên hệ với nhà xuất khẩutiếp nhận những ý kiến, thắc mắc của khách hàng về dịch vụ mà khách hàng đã sửdụng, cùng với đó là tiến hành giải quyết những van dé mà khách hàng gặp dé làm

sao mà khách hàng hai lòng nhất có thé.

Các loại chứng từ có liên quan đên giao nhận, vận chuyên hàng hóa Xuât Khâu

bang đường biển:

16

Trang 28

(1) Hóa đơn thương mai (CI)

Day là chứng từ cơ bản để thanh toán và chỉ ra rõ tổng số tiền mà nhà nhậpkhẩu phải trả cho nhà xuất khâu Cùng với đó, hóa đơn còn chứa tất cả các thông

số kỹ thuật của sản pham, don giá, tổng giá trị, cảng đến, tên của người xuất khẩu

và người nhập khâu

Tùy theo yêu cầu về đặc điểm, đơn giá, tổng trị giá hàng hóa; các điều kiện và

cơ sở giao hàng; phương thức thanh toán, vận chuyên hang hóa ma CI có thể đượclập thành nhiều bản dé có thé dùng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm: xuấttrình cho hải quan dé xác định thuế, xuất trình cho ngân hàng dé tiến hành thanhtoán và trình bày với nhà cung cấp bảo hiểm dé xác định phí bảo hiểm Cụ thể, hóa

đơn thương mại phân loại thành:

- Hoa đơn tạm tính (Provisional invoice)

- Hoa đơn chính thức (Final Invoice)

- Hoda don chỉ tiết (Detailed invoice)

- Hoa don trung lap (Neutral invoice)

- Hoá đơn chiếu lệ (Proforma invoice)

- Hoa đơn xác nhận (Certified invoice)

(2) Phiếu đóng gói (P/L)

Nhà Xuất Khẩu sẽ phải tiễn hành lập và khai báo số lượng, số khối và mô tả

của các mặt hàng được đóng gói trong túi, hộp và pallet Dựa vào đó, phía hãng

tàu sẽ tạo một bảng kê khai, đưa ra những phương án điều động xe và và lên sơ đồdựa trên phiếu đóng gói của hàng hóa

Thông tin của Packing List bao gồm:

- _ Tên mặt hàng, mã hiệu, số bao kiện, số khối,

- _ Số hợp đồng ngoại thương

- _ Thông tin của nhận hang (Consignee)

- _ Thông tin của gửi hang (Shipper)

- _ Thông tin về cảng bốc hang và cảng dỡ hàng(3) Van đơn đường biên (B/L)

Sau khi hàng đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hang dé xếp thì hãng tàuhoặc người giao nhận sẽ thực hiện việc phát hành vận đơn cho nhà xuất khẩu, đây

17

Trang 29

là chứng từ vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện chuyên chở, vận tải hàng

hóa bang đường biến Với vai trò điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi hang(Shipper), người nhận hàng (Consignee), nhà vận chuyền (Carrier) và người giaonhận (Forwarder) đã khiến chứng từ này trở thành tài liệu quan trọng nhất trong

hồ sơ

Theo Điều 81 của Luật hàng hải Việt Nam, vận đơn có các chức năng:

- Tht nhất, vận đơn “là bằng chứng về việc người chuyên chở đã nhận

lên tàu số hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trongvận đơn đề vận chuyền đến nơi trả hàng”

- Thứ hai, vận đơn “là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng”

- _ Thứ ba, vận đơn “xác nhận mối quan hệ pháp luật giữa người vận chuyển

và người giao nhận hàng hóa”.

Ngoài ra, còn tùy thuộc vào người phát hành vận đơn là bên nào mà sẽ có hai

loại vận đơn chính thường được sử dụng trong giao nhận, vận tải hàng hóa băngđường biển là:

- Vận đơn phụ (House Bill of Lading): Là vận đơn mà công ty giao nhận

phát hành cho khách hàng thực tế, đôi khi còn được gọi là vận đơn đại

lý Loại vận đơn này chỉ có giá trị xuất trình cho công ty giao nhận,

không phải cho hãng tau, trừ khi trong vận đơn và manifest của hãng tau

có quy định cụ thê nào khác trong ô người nhận hàng “TO ORDER OF

THE HOLDER OF ORIGINAL HBL NO ” (Theo lệnh của người giữ

HBL số gốc )

- - Vận đơn chính (Master Bill of Lading): là vận đơn do hãng tau phát

hành, sẽ cấp cho các cá nhân đặt chỗ trên tàu làm băng chứng rằng hànghóa đã được nhận đề bốc hoặc đã được đặt an toàn trên tàu

(4) Chứng thư bảo hiểm

Chứng thư bảo hiểm là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cung cấp cho ngườiđược bảo hiểm ở đây là nhà xuất khâu hoặc nhà nhập khẩu dé hợp thức hóa hợpđồng bảo hiểm và nhằm dé điều chỉnh mối quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và ngườiđược bảo hiểm Trong mối quan hệ này, t6 chức bảo hiểm sẽ nhận bồi thường chonhững tốn thất xảy ra vì những rủi ro mà được quy định rõ ràng trong hợp đồngbảo hiểm được thỏa thuận giữa hai bên, còn người được bảo hiểm phải nộp chongười bảo hiểm một số tiền nhất định gọi là chi phí bảo hiểm

18

Trang 30

(5) Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin — CO)

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hay còn được kí hiệu là C/O tiếng anh

là Certificate of Origin đây là một loại giấy tờ, chứng từ rất quan trọng trong lĩnhvực Xuất Nhập Khâu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cung cấp cho chúng tabiết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thé, quốc gia nào

của nước nước nhập khâu theo quy tac xuât xứ.

Mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp vềthuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất Nhập Khâu của cả hai nước:Nhập khẩu và Xuất Khẩu (hiểu nôm na rằng là đó không phải hàng lậu hay hàngtrôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng) Cùng với đó, dựa vào giấy chứng nhậnxuất xứ hàng hóa ma nhà Xuất Khau cũng như nhà nhập khẩu có thể hưởng đượcnhững ưu đãi đặc biệt về thuế quan và phi thuế quan giữa các nước nhờ tận dụng

các hiệp định tự do thương mại

(6) Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng, trọng lượng (Certificate of

Quantity — Quality and Weight.)

Giấy chứng nhận số lượng, chat lượng, trọng lượng theo tập quan hay đượcgọi là C/Q Được hiểu là chứng từ do một bên thứ ba cấp, đó thường là một công

ty kiểm định độc lập có uy tin được bên Xuất Khẩu và bên nhập khâu cùng đồng

ý lựa chọn trong hợp đồng thương mại đề chỉ định họ làm công việc kiểm định về

số lượng, chất lượng, trọng lượng của hàng hóa Với mục đích của nó là dé kết

luận một lô hàng sau khi sản xuất có phù hợp với những tiêu chuẩn dé xuất khẩu

và điều khoản chất lượng/số lượng/trọng lượng cam kết trong hợp đồng hay không

(7) Tờ khai Hải Quan

Tờ khai hải quan là tài liệu mà ở đó, nhà xuất khâu sẽ kê khai đầy đủ thôngtin chỉ tiết về lô hàng xuất khâu với mục đích dung dé trình cho cơ quan Hải Quankhi hàng hóa được đưa đến cảng bốc hàng dé tiến hành xuất khẩu ra nước ngoài

19

Trang 31

1.2.2 Sự cần thiết của việc thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩubằng đường biển ở Việt Nam

1.2.2.1 Những lợi thé trong việc thúc day hoạt động giao nhận hàng hoá Xuất

Khẩu bằng đường biển ở Việt Nam

Việt Nam chúng ta được thiên nhiên ưu đãi khi có vị trí năm giữa khu vựcThái Bình Dương - vùng kinh tế sôi động bậc nhất thế giới, điều này giúp ViệtNam trở thành một quốc gia có vi tri địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi dé pháttriển tất cả loại hình vận tải hàng hóa, đặc biệt là vận tải bằng đường biên Cu théhon, phan lớn lãnh thé nước ta tiếp giáp với biên, với đường bờ biên dai 3260 kmcùng hệ thống cảng biên lớn nhỏ khác nhau và đặc biệt là Việt Nam nằm ngay cạnhbiển Đông — một “cầu nối” thương mại đặc biệt quan trọng trên bản đồ hàng hảithé giới Có thé nói đây là lợi thế vô cùng to lớn bởi vì cho đến hiện tại trong 39tuyến đường hàng hải hiện đang hoạt động trên thế giới thì có 29 tuyến đi qua địaphận biên Đông Trong 10 tuyến hàng hải lớn nhất thế giới thì khu vực biên Đông

có 1 tuyến đi qua và 5 tuyến có liên quan Trung bình mỗi ngày có 250-300 lượttàu biển vận chuyển qua biển Đông, trong đó, có hơn 50% tau có trọng tải trên5.000DWT, khoảng 15-20% tàu có trọng tải từ 30.000DWT trở lên, chiếm 25%lưu lượng tàu hoạt động trên các vùng biên của thé giới Từ đó, có thé thay vận tải

đường biên của Việt Nam có tiêm năng phát triên rât lớn.

Bên cạnh đó, trong những năm vừa qua Việt Nam đã tích cực tham gia vào

xu hướng mở cửa nền kinh tế, hội nhập với nền kinh tế toàn thông qua việc pháttriển các mối quan hệ thương mại với rất nhiều quốc gia trên thế giới băng cách kýkết các hiệp định tự do thương mại và tham gia các tô chức kinh tế lớn trên thếgiới Trong đó phải kể đến những hiệp định tự do thương mại (FTA) thé hệ mớinhư là: Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP),FTA giữa Việt Nam - EU (EVFTA), FTA giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốcAnh và Bắc Ai-len (UKVFTA); và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực(RCEP) Chính những FTA này đã tạo cơ sở vững chắc cho việc tăng cường hộinhập kinh tế quốc tế trong khu vực và trên toàn cầu, đặc biệt là tăng cường và thúcđây trao đôi thương mại - đầu tư song phương Qua đó, có thé thay rằng hiện tạiViệt Nam chúng ta đang có rất nhiều lợi thế trong hoạt động giao nhận hàng hoáhàng hóa quốc tế nói chung, cũng như hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế bằng

đường biên nói riêng.

20

Trang 32

1.2.2.2 Sự can thiết phải thúc day hoạt giao nhận hàng hoá xuất khẩu bằng đườngbiển của Việt Nam.

Thực tế hiện tại cho thấy, vận tải biển đang đóng vai trò cực kỳ quan trọng

trong việc kết nối hàng hóa giao thương giữa các nước thé giới Gần 80% sản lượnghang hóa thương mại trên thé giới được vận tải băng đường biển Và như đã trìnhbày ở trên thì Việt Nam chúng ta hoàn toàn đủ cơ sở, lợi thế dé có thé tận dụngloại hình vận tải này dé phát triển về lĩnh vực thương mại quốc tế hay giao nhậnhàng hóa xuất nhập khẩu tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại mà khiếnchúng ta chưa hoàn toàn tận dụng được lợi thế của mình

Nguyên nhân là vì đa phần các doanh nghiệp ở Việt Nam đều là doanhnghiệp có quy mô nhỏ và vừa, họ vẫn chưa thực sự nắm rõ được kiến thức về quytrình thực hiện hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khâu băng đường biển và nhữngquy định xung quanh, từ đó dẫn tới việc lãng phí nguồn lực, không tận dụng đượctối đa những lợi thế và ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan trong các hiệp địnhthương mại Trong khi tiềm năng phát triển thương mại quốc tế của Việt Nam làcực kỳ lớn mà chúng ta lại không tận dụng được thì quả là sự phí phạm đáng tiếc

Nhận thay được những van dé trên thì trong những năm vừa qua đã có rấtnhiều doanh nghiệp, công ty cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằngđường biển ra đời để giúp các doanh nghiệp Xuất Nhập Khẩu với quy mô nhỏ vàvừa hoạt động một cách tối ưu hơn, thế nhưng chỉ một số ít các công ty trong đó

đã có hoạt động hiệu quả rõ rệt, còn lại nhìn chung, các công ty giao nhận vẫn chưa

có được kết quả tối ưu trong hoạt động của mình Nguyên nhân sâu xa khiến cácdoanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biên hoạt

động vẫn chưa thực sự hiệu quả chính là quy trình thực hiện hoạt động giao nhận

hàng hóa quốc tế bang đường biển của những công ty giao nhận chưa được tối ưu.Chủ yếu họ vẫn chỉ là những doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ nhỏ lẻ cho quátrình xuất khâu hàng hóa, hay là những công ty cung cấp dịch vụ rất tốt nhưng lạichỉ tiếp cận được với rất ít khách hàng thực sự có nhu cầu do chưa thực sự đầu tưvào hoạt động tiếp thị, Mà trong thời kỳ mở cửa, hội nhập kinh tế toàn cầu nhưhiện nay, việc thực hiện hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế một cách hiệu quảđóng vai trò vô cùng quan trọng đối vào nền kinh tế của các quốc gia nói chung vavới quá trình kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khâu nói riêng

Vì thế việc hoàn thiện quy trình để thúc giao nhận hàng hoá xuất băngđường biển của Việt Nam là vô cùng cần thiết Từ việc thúc đây hoạt động giao

21

Trang 33

nhận hàng hóa nói chung và hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khâu bằng đườngbiển nói riêng, chúng ta có thé từng bước nâng cao trình độ và kỹ năng của nhữngcông ty, những người đang hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa bằngđường biển Nhờ đó, tạo điều kiện thuận lợi dé hỗ trợ thúc day quá trình tham giavào thương mại quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trở nên tối ưu hơn

và hiệu quả hơn Không những thế, khi những công ty cung cấp dịch vụ giao nhậnhàng hóa quốc tế cải thiện được quy trình thực hiện hoạt động giao nhận hànghóa dé hoạt động nay trở nên tốt hơn họ cũng sẽ đóng góp được ngân sách NhàNước một nguồn thu không hề nhỏ, qua đó góp phan thúc day nền kinh tế của đất

nước ta.

1.3 Các nhân tố tác động đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bangđường biển

1.3.1 Nhân tổ bên ngoài

1.3.1.1 Nhân tổ thuộc môi trường vĩ mô

- Boi cảnh kinh tê quốc tê

Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khâu gắn liền với hoạt động kinh doanhquốc tế Vì vậy, nó cũng chịu tác động rất lớn khi nền kinh tế xảy ra những sự thayđổi, biến động, cu thé là nhu cầu về hoạt động vận tải biển toàn cầu cũng sẽ đượcgia tăng tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển nền kinh tế Có thê thấy rõ điều này thôngqua việc sau khi các quốc gia tích cực tham gia vào xu hướng hội nhập kinh tếquốc tế bằng cách tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế lớn như Tổ ChứcThương Mại Thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD),Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) cùng với việc liên

tục ký kết những hiệp định thương mại mới đã mở ra những cơ hội tiềm năng mới

cho những doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đi cùng với đó là tạo sự thúc đây chohoạt động giao nhận hàng hóa Cụ thé, khi mà những rao cản kinh tế về thuế quancũng như phi thuế quan dần được gỡ bỏ nhờ những hiệp định thương mại quốc tế,nền kinh tế các nước cũng tăng trưởng nhanh hơn dẫn tơi sự mở rộng quy mô về

sản xuất, tăng khối lượng hàng hóa cần luân chuyên tạo điều kiện vô cùng thuận

lợi cho hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế cũng phát triển theo

Bên cạnh đó, hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế còn chịu tác động từnhững yếu tô khác của nền kinh tế quốc tế như: ty lệ lạm phát, ty giá ngoại tệ, giánhiên liệu đều là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giao nhận hàng

hóa quôc tê.

22

Trang 34

- _ Yếu tổ chính trị, pháp luật và chính phủ

Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bang đường biến với đặc thù là liênquan đến nhiều đất nước khác nhau dẫn đến việc chịu kiểm soát bởi những côngước quốc tế và những yếu tô pháp luật không chỉ của quốc gia xuất khâu hàng hóa

mà còn của những nước mà hàng hóa được đưa đến và đi qua Khi có những sựthay đôi hay điều chỉnh đối với những yếu tố pháp luật nói trên thì hoạt động giaonhận hàng hóa quốc tế cũng sẽ phải chịu những tác động nhất định, có thể là sựhạn chế cũng có thé là sự thúc day Chang hạn là về mức thuế tại mỗi quốc gia,chính sách đưa ra dé cấm một mặt hàng bat kỳ lưu hành tại quốc gia đó, Để cóthê thực hiện tốt quá trình hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế, người giao nhậncần phải có những sự hiểu biết nhất định về các bộ luật của các quốc gia và nhữngcông ước quốc tế áp dụng cho phương thức vận tải bằng đường biên

Bên cạnh yếu tố pháp luật thì bối cảnh chính trị của mỗi quốc gia cũng cóảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện hoạt động giao nhận Cụ thể, đối vớinhững quốc gia có bối cảnh chính trị ôn định, việc diễn ra của hoạt động giao nhậnvận tải hàng hóa sẽ diễn ra một cách đơn giản và thuận lợi Tuy nhiên, đối vớinhững quốc gia xảy ra sự bất ôn về chính trị, thường xuyên xảy ra những cuộc biểu

tình, đình công hay thậm chí là xung đột vũ trang thì hoạt động giao nhận hàng sẽ

không thê diễn ra trong những trường hợp bat kha kháng đó

Ngoài ra, còn có một yếu tố quan trọng không kém, chính là sự tác độngđến từ chính phủ quốc gia Họ chính là những người trực tiếp đưa ra các chính sáchnhằm hỗ trợ hay hạn chế đối với những hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu hay là các công ty giao nhận

- Yéu tô về môi trường tự nhiên

Hoạt động giao nhận hang hóa quốc tế bang đường biển chịu tác động rấtlớn từ điều kiện tự nhiên Cụ thể là những yếu tố về biến động thời tiết và vị trí địa

lý giữa những nơi cần vận chuyền hàng hóa Đặc trưng của hoạt động giao nhậnhàng hóa băng phương thức vận tải biển chính là việc vận chuyên hàng hóa giữahai nước khác nhau bằng đường biển, thông thường khoảng cách vận chuyền sẽkhá lớn, do đó trong khoảng thời gian vận chuyền hàng hóa khó tránh khỏi nhữngtác động đến từ môi trường xung quanh, cụ thé chính là thời tiết Bởi vì sự biếnđộng của thời tiết có thé diễn ra bat chợt, khó có thé dự đoán trước hoàn toàn, nếukhông có những sự chuẩn bị sẵn sàng kịp thời thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến

tiến độ thực hiện giao nhận hàng hóa và chất lượng của hàng hóa Chăng hạn như

23

Trang 35

khi di chuyên trên biên, nếu xảy ra mưa to, gió mạnh va sóng lớn sẽ khiến tàu phảiđiều chỉnh giảm tốc độ đề có thé di chuyên một cách an toàn Khi đó, thời hạn giaonhận hàng sẽ không thé hoàn toàn đúng như dự kiến ban đầu mà sẽ phải mat nhiềuthời gian hơn, cùng với đó là sự gia tăng của các chi phí về xăng dầu, nhiên liệu,nhân công, Hay trong trường hợp thời tiết nắng nóng kéo dài, nếu việc bảo quảnhàng hóa không được thực hiện tốt, chuẩn bị thích nghi cho điều kiện thời tiết nàythi rat dé xảy ra hỏng hóc hàng hóa gây ra tốn thất không đáng có cho các bên.

1.3.1.2 Nhân tổ thuộc môi trường ngành

- - Khách hàng

Khách hàng của các doanh nghiệp hoạt đông trong lĩnh vực giao nhận, vận

tải hàng hóa chính là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh

quốc tế, xuất nhập khẩu Họ là những trực tiếp sử dụng dịch vụ do người giao nhậncung cấp, họ là người chi phối trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của những ngườigiao nhận Cụ thé là những yêu tô như quy mô của các doanh nghiệp khách hàng,của đơn hàng giao nhận, tần suất của các đơn hàng, đặc điểm của từng mặt hàng

ký kết, mối quan hệ làm ăn lâu dài hay không, sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trìnhđàm phán về giá cả giữa hai bên

- _ Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay với sự phat triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế đã tạo điềukiện cho sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực giao nhậnvận tai hàng hóa quốc tế bằng đường biển xuất hiện Sự cạnh tranh cũng vì thé màcũng diễn ra ngày càng gay gắt khi mà cung dần lớn hơn cầu buộc những ngườigiao nhận phải chiến đấu với nhau dé dành được khách hàng và có một chỗ đứng

trên thị trường.

Điều này khiến các công ty giao nhận chịu áp lực rất lớn vì phải cạnh tranh

về giá cước, giá dich vụ với những đối thủ cùng ngành, dé có thể tồn tại đượcnhững người giao nhận phải cô gang đưa ra mức giá hợp lý cho khách hàng dé duytrì mối quan hệ lâu dài với họ Đây có thể coi là một điểm tích cực khi sự cạnhtranh tạo ra sự thúc đây các công ty phải ngày càng hoàn thiện dịch vụ của mìnhhơn Tuy nhiên, xét trên khía cạnh nao đó, việc sé lượng các đối thủ cạnh tranh giatăng, trong đó có các công ty giao nhận đã gây dựng được tên tuổi trên thị trường

sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu của công ty, thậm chí có trường hợp công ty còn

phá sản.

24

Trang 36

- Mang lưới các công ty giao nhận trên thế giới

Mạng lưới đối tác các công ty giao nhận trên thế giới sẽ ảnh hưởng đếnphạm vi hoạt động của một công ty giao nhận hàng hóa quốc tế Yếu tố này đặcbiệt quan trọng đối với những công ty giao nhận với quy mô vừa và nhỏ không cóchi nhánh, đại lý trực tiếp tại nước ngoài bởi vì với đặc thù là thực hiện hoạt độnggiao nhận, vận chuyền hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác nếu không cócho mình một chi nhánh, đại lý tại quốc gia mà hang hóa cần giao nhận đến thitrong những trường hợp khách hàng yêu cầu dịch vụ giao hàng từ cửa đến cửa(Door to door) công ty sẽ không thé thực hiện được Hay là trong một vài trườnghợp khi có những van dé phát sinh tại nơi giao hàng đến mà công ty giao nhận củangười xuất khâu chịu trách nhiệm giải quyết, nếu không có chi nhánh hay vănphòng đại diện tại nước ngoài thì công ty sẽ không thé giải quyết được những van

đề đã xảy ra đó

Vì vậy, việc có cho mình một mạng lưới đối tác với phạm vi trên toan thếgiới có thể giúp công ty dé dang đáp ứng nhu cầu của khách hàng hơn với đa dangcác dịch vụ hơn Cùng với đó là việc có thê giải quyết những vấn đề phát sinh trong

quá trình giao nhận hang hóa tại nước ngoai nơi mà công ty không có chi nhánh hay văn phòng đại diện.

- Dac diém của hàng hóa can giao nhận

Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bang đường biến với ưu thế đặc trưng

là có thể phù hợp với đa dạng các mặt hàng cả về số lượng, chủng loại, kíchcỡ, Tuy nhiên, đây cũng là một yếu tố mà khiến các doanh nghiệp giao nhận cầnđặc biệt quan tâm Bởi vì, mỗi mặt hàng sẽ đều có những đặc điểm, thuộc tính khácnhau, dé đảm bao được việc giao nhận hàng hóa được diễn ra một cách hiệu quả,chính xác thì người giao nhận phải chú ý đến quá trình xử lý đối với từng loại hànghóa Ví dụ như đối với hang thủy sản, can đảm bảo duy trì nhiệt độ và độ thônggió phù hợp dé bam đảm chất lượng của hàng hóa không thay đổi Hay đối vớinhững mặt hàng nông sản, lâm sản trước khi xuất khâu đi các nước sẽ phải có côngđoạn tiến hành hun trùng hàng hóa thì hàng hóa mới đủ tiêu chuân dé xuất khâu đi

các nước.

- Tinh thời vụ

Day là một yếu tô đặc thù trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế quốc

tê băng đường biên Thời diém được coi là mùa vụ của hoạt động giao nhận vận

25

Trang 37

tải hàng hóa quốc tế bằng được bién chính là vào dip cuối năm, cu thé là tháng 10,

11 và 12 Vào lúc này những nhiều mặt hàng như hàng may mặc, thực phẩm, đồgia dung, sẽ được các nước nhập khẩu nhiều dé đáp ứng chon nhu cầu sử dụngcho các dip lễ vào cuối năm va đầu năm, vi thế những nhà xuất khâu thường tậndụng thời điểm này dé đây mạnh hoạt động kinh doanh của mình, nhờ đó mà thịtrường giao nhận hàng hóa quốc tế trở nên sôi động hơn Với những thời điểm cònlại trong năm, lượng hang hóa sẽ ở mức 6n định và tùy thuộc vào từng thời điểm

và sự kiện diễn ra trong năm và sẽ có những mặt hàng có nhu câu tăng đột xuất.

1.3.2 Nhân tô bên trong

- _ Nguồn nhân lực

Việc thực hiện hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển làmột quá trình vô cùng phức tạp, nó là tập hợp của rất nhiều nghiệp vụ khác nhau

để tổ chức việc xử lý hàng hóa, đưa hàng hóa từ nơi người bán đến nơi người mua

Có thé nói nguồn nhân lực chính là yếu tổ thiết yếu, quyết định sự thành bại củaquá trình này bởi vì họ chính là những người tham gia trực tiếp vào hoạt động giaonhận hàng hóa, và dé quá trình của hoạt động này được diễn ra trơn tru thì đòi hỏinguồn nhân lực của người giao nhận phải có sự am hiểu về kiến thức chuyên môn,nghiệp vụ, cùng với đó là những kinh nghiệm đối với việc xử lý những lô hàng

tương tự, ngoài ra là những kỹ năng khác như kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng đàm

phán, thuyết phục, Vận dụng tat cả các yếu tố đó họ sẽ giúp người giao nhận đưa

ra được phương án tôi ưu dé tổ chức quá trình giao nhận hàng hóa một cách hiệuquả, đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian, giảm thiêu các chi phí và tránh gặp rủi rokhông cần thiết từ đó tạo được sự tin tưởng đối với những khách hàng của công ty

giao nhận.

- _ Cơ sở vật chat, kỹ thuật và công nghệ

Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ của người giao nhận hàng hóa có thểbao gồm: văn phòng làm việc, kho hàng, phương tiện vận tải, phương tiện bốc đỡhàng hóa, công nghệ bảo quản và lưu kho, các thiết bị công nghệ thông tin khác Nếu thiếu các cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cần thiết thì hoạt động giao nhận hànghóa của những người giao nhận khó có thể diễn ra một cách hoàn toàn trơn truđược Khi có đầy đủ trang thiết bị sẽ thuận lợi hơn trong việc gom hàng, làm hàng,chuẩn bị và kiểm tra hàng, giúp chủ động về thời gian và chỉ phí, từ đó có đượcchi phí thấp trong khâu làm hàng giúp cho việc chao giá khách hàng trở nên dễdàng hơn Đồng thời, với sự phát triển của công nghệ thông tin, những người giao

26

Trang 38

nhận có thê dễ dàng hơn trong việc kiểm soát việc thực hiện hoạt động của mình

và thông tin khách hàng, hàng hóa thông qua các hệ thống máy tính Từ đó, tạođiều kiện cho họ có thé gây dựng và duy trì được mối quan hệ bền chặt hơn với

khách hàng.

Bên cạnh đó, sự đầu tư cơ sở vật chất cho quá trình làm việc của các nhânviên tại công ty cũng rất quan trọng Bởi vì thực tế đã cho thấy nếu có sự đầu tưday đủ dé tạo ra môi trường làm việc tích cực cho nhân viên tai công ty thì năng

suất và hiệu quả làm việc của họ cũng sẽ cao hơn, từ đó nâng cao kết quả hoạt

động kinh doanh của công ty.

- Kha năng về tài chính

Tiềm lực tài chính thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp thông qua số vốndoanh nghiệp có thé huy động dé kinh doanh, kha năng phân bé (dau tư) hiệu qua

các nguôn vôn và khả năng quản lý hiệu quả các nguôn vôn.

Với khả năng tài chính vững mạnh thì người giao nhận sẽ tạo dựng niềm tinđối với khách hàng và đây mạnh các hoạt động trong quy trình giao nhận hàng hóabăng đường biên Cu thé hơn là khi doanh nghiệp có đủ vốn dé đầu tư các cơ sởvật cất cần thiết cho việc giao nhận hàng hóa có thê giúp hoạt động giao nhận hànghóa trở nên dễ dàng hơn và tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với việc thuê ngoài.Ngoài ra, một số hãng tàu còn yêu cầu trả trước tiền cước và thu tiền của kháchhàng sau, khi đó đòi hỏi công ty phải có đủ vốn để mở rộng hoạt động giao nhậnhàng hóa Lúc này, một công ty có khả năng tài chính cũng là một lợi thế cạnhtranh rất lớn

- Mối quan hệ với các đối tác thực hiện dịch vụ trong hoạt động giao

công ty ty làm dịch vụ thông quan hàng hóa, Khi doanh nghiệp giao nhận có được môi quan hệ với các đôi tác này thì mức giá họ nhận lại mới có sự ưu đãi

27

Trang 39

nhất định, cùng với đó là sự nhiệt tình hơn trong công việc của đối tác Mà giá cảchính là một trong những yếu tô quyết định đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệptrên thị trường, dựa vào đó mà khách hàng có thé quyết định có sử dụng dịch vụtại công ty giao nhận hay không Qua đó có thể thấy việc gây dựng mối quan hệ

tot đẹp, bên chac với các đôi tác của người giao nhận là cực ky quan trọng.

28

Trang 40

KET LUẬN CHUONG 1

Chương | đưa ra cái nhìn lý thuyết tong quan về hoạt động giao nhận hanghóa xuất khâu bằng đường bién thông qua việc trình bay các khái niệm, đặc điểm

và vai trò của người giao nhận và hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằngđường bién Tiếp đó, tác giả đã đi sâu hơn về nội dung thực hiện hoạt động giaonhận hàng hóa và tính cấp thiết của việc thúc đây hoạt động giao nhận hàng hóaxuất khẩu bằng đường biển ở Việt Nam Bên cạnh đó là đánh giá các nhân tô ảnhhưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa tại Việt Nam Từ đó, có thé thay rằng déđưa ra được giải pháp phù hợp dé hoàn thiện, thúc đây quy trình thực hiện hoạt

động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biến hiệu quả thì trước tiên cần

nam rõ nền tảng kiến thức trên dé có thé đánh giá hoạt động giao nhận hang hóahiện tại của doanh nghiệp Việc đánh giá này được đánh giá qua nhiều nguồn khácnhau và cực kì quan trọng đối với nâng cao, phát triển hoạt động giao nhận hàng

hóa của công ty.

Các kiến thức cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đườngbiển ở chương | chính là cơ sở để phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện hoạtđộng giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Vận TảiBiển và Đầu Tư Phi Mã (PEGASUS) trong chương 2 tiếp theo

29

Ngày đăng: 30/05/2024, 14:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w