1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam

169 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hợp Đồng Vận Chuyển Hàng Hóa Quốc Tế Bằng Đường Biển Và Vấn Đề Hoàn Thiện Pháp Luật Việt Nam
Tác giả Hà Việt Hưng
Người hướng dẫn PGS. TS Đoàn Năng, PGS. TS Nụng Quốc Bính
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật quốc tế
Thể loại luận án
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 169
Dung lượng 38,06 MB

Nội dung

Trong thực tế Bộ luật Hàng hải Việt Nam đã được ban hành năm 2015 và có hiệu lực vào ngày 01/7/2017, tuy nhiên pháp luật Việt Nam trong điều chỉnh hoạt động vận tải hàng hóa quốc tế bằng

Trang 2

HÀ VIỆT HƯNG

HỢP DONG VẬN CHUYEN HÀNG HOÁ QUOC TE BANG DUONG BIEN VÀ VAN ĐÈ HOÀN THIỆN

PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật quốc tế

Mã số: 62 38 01 08

Người hướng dẫn khoa học: 1.PGS TS Đoàn Năng

2 PGS TS Nông Quốc Bình

Hà Nội 2017

Trang 3

Tôi xin cam đoan đáy là công trình nghiên cứu của riêng tôi Nội

dung cũng như các số liệu trình bày trong luận án hoàn toàn trungthực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bốtrông bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Hà Việt Hưng

Trang 4

Tổ chức Hàng hải quốc tếCác điều kiện thương mại quốc tế

Hiệp hội Trọng tài hàng hải London

Nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế

Phòng Trọng tài hàng hải Singapore

Tập quán thương mại quốc tếQuy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ

Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tếHội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triểnTrung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam

Tổ chức Thương mại Thé giới

Trang 5

CHUONG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIEN QUAN DEN2)189- 08007.900.907 81.1 Công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án . -«- 8

1.1.1 Công trình khoa học trong ƯỚC - - + + c1 3311113 5E EEEsrerereresee 8 1;].7 COng think khoa lige G6 TU cá cascctcsnsasasacencnnscnscnasnnsanann ciascnncen cincenccns 19

1.2 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ccccssssessssessessssesesssssessssesseesees 231.3 Những nội dung cơ bản cần giải quyết trong luận án .5 5 32KET LUẬN CHƯNG < 5< 5 <s° s s2 S22 Ese E332 EsEESESEsESEsEs s2 sxse 34CHƯƠNG 2: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE HOP DONG VẬN CHUYENHANG HOA QUOC TE BANG DUONG BIỂN 5- <5 5< scsescsese 352.1 Tổng quan về hop đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường bién 352.1.1 Khái niệm hợp đồng vận chuyền hàng hóa quốc tế bằng đường bién 352.1.2 Đặc điểm của hợp đồng vận chuyên hàng hóa quốc tế bằng đường bién 402.1.3 Phân loại hợp đồng vận chuyền hàng hóa bằng quốc tế đường biến 432.2 Lý luận về pháp luật hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằngh0 8010 0111177 472.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật hợp đồng vận chuyền hànghóa quốc tế bằng đường biỂn -¿- 2 S2 EEE‡EEE9E12E521211215112112111 111 te 482.2.2 Nguôn luật điều chỉnh hop đồng thuê tàu chợ - - 2 sec: 572.2.3 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thuê tàu chuyến 2-5 2-52: 65KET LUẬN CHƯNG 2 2- °5£ 5< se sES£EsEESEseEsESSEsEESESeEsESEseEsEsersrsee 69

Trang 6

2199)/68:1107023577.7 703.1 Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường bién 703.2 Chủ thé của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường bien 733.2.1 Người vận chuyên trong hợp đồng vận chuyên hàng hóa quốc tế bằngđường biÊN - 2-5 SsE22E9E12E5219112111112111211111111111111111111111 11111111 te 743.2.2 Người thuê vận chuyền trong hợp đồng vận chuyền hàng hóa bang đường

3.3 Nội dung của hợp đồng thuê tàu chuyến trong vận chuyển hàng hóa quốc tế00111000/15801).202227277 763.4 Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóaquốc tế bằng đường biến theo chứng từ vận chuyền -5 55c<<¿ 86

3.4.1 Nghĩa vu và trách nhiệm của người gửi hàng <5 5 +++<s+++s 86 3.4.2 Nghia vụ và trách nhiệm của người chuyên chở - -««++++<+ S9

3.5 Đặc thù giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằngAUONY DIEM 0111137 1103.5.1 Giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyền hàng hóa quốc tế bằng đườngbiển bằng toà án -¿- - S6 St SE 1E kE1111E112111111111111111 11111111111 111111111 re 1113.5.2 Giải quyết tranh chap hop đồng vận chuyền hàng hóa quốc tế bằng đườngbiển băng trọng tài hàng hải - - 52-5 SE 2E221E11217121121111 111 xe 112KET LUẬN CHƯNG 3 ccccssssssssscessssesossssessssessessssesssssssessssecsessssssssscsessssesoeenes 121CHUONG 4: QUAN DIEM VA GIAI PHAP HOAN THIEN PHAP LUATVIET NAM VE HOP DONG VAN CHUYEN HANG HOA QUOC TE BANGDUONG BIEN 002003757 1224.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hanghóa quốc tế bằng đường DIEM 2° 5£ s52 s£Ss se sEseEseEsesessessesersee 122

Trang 7

4.1.2 Thuận lợi, khó khăn trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợpđồng vận chuyền hàng hóa quốc tế băng đường biên 2-5-5 252 1274.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyền hànghóa quốc tế bằng đường DIEM - 5-2 5° 5° 5° s£Ssessessesseseesersersessessesee 1334.2.1 Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam để phù hợp vớithực tiễn và thông lệ quốc tẾ 2 - + 2 +E+EE+E£EE+EE+EEEEEEEEEEEE2E71111 1x tk 1334.2.2 Ký kết va gia nhập công ước quốc tế về chuyên chở hàng hóa bằng đườngDiGN coccecccceccccscescssescsscssescsssscsescsscssssvsevscsscsssscssvacsevassevsssacssvacsevsseecstessssvassecseeees 1384.2.3 Một số giải pháp khác góp phan đây mạnh va bao đảm hiệu quả thực thipháp luật vận chuyền hang hóa bang đường biển ở Việt Nam 141KET LUẬN CHƯNG 4 cccccssesssssssssessesoessesssssnssnssscsscsscssesusssssscsscesscancanceseeseese 147

50000025757 148DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ ĐÃ CÔNG BÓLIEN QUAN DEN LUẬN ÁN < 2 5< 5° se SsEssEssEssEsetsersersersersessrsee 151DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO -2- 52s ©ssessessecssese 152

PHỤ LỤC

Trang 8

1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu dé tài

Trong những năm gan đây Việt Nam đã day mạnh quá trình hội nhập kinh tếquốc tế, tích cực tham gia các cơ chế song phương và đa phương về hợp tác quốc tế,đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại Việt Nam là một nước có tiềm năng về vậntải biển rất lớn, với bờ biển trải dài hơn 3200 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, hiệnnay có tới trên 300 cảng biển với quy mô lớn nhỏ các loại Đánh giá được tầm quantrọng của kinh tế vận tải biển, Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách đúngdan dé khuyến khích các hoạt động kinh tế liên quan đến biển Nghị quyết số 09 —NQ/TW ngày 9/2/2007 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định mục tiêu là đưanước ta trở thành một quốc gia mạnh về biến, làm giàu từ biển, với mục tiêu cụ thể

là phan đấu để kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53- 55% tổng GDPcủa cả nước Điều đó cho thấy, cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng củathương mại quốc tế, kinh tế Việt Nam cũng đang trong quá trình hội nhập và pháttriển, trong đó ngành vận tải biển là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn được

đặc biệt chú trọng.

Chủ trương chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế được khang định trongnhiều văn kiện như Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 Bộ Chính trị về hộinhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 5/2/2007 của Ban chấp hànhtrung ương về một số chủ trương chính sách lớn dé nền kinh tế phát triển nhanh vàbền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệthống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết49-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghịquyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế

Trong những năm qua, vận chuyên hàng hóa bằng đường biển đã không ngừngphát triển và đóng vai trò quan trọng đối với nền hàng hải thế giới Ở Việt Nam, vậntải đường bién thực sự có ý nghĩa rất quan trọng Ước tính lượng hàng hóa quốc tế

Trang 9

phải có các quy định pháp luật điều chỉnh phù hợp Sự ra đời của Bộ luật Hàng hảiViệt Nam 2005 đánh dấu bước phát triển mới trong thị trường vận chuyên hàng hóaquốc tế bằng đường biển ở Việt Nam Trên cơ sở đó, các thương nhân Việt Nam đã

có cơ sở pháp lý đầy đủ hơn cho việc ký kết các hợp đồng vận chuyển hàng hóaquốc tế bang đường biển Trong thực tế Bộ luật Hàng hải Việt Nam đã được ban

hành năm 2015 và có hiệu lực vào ngày 01/7/2017, tuy nhiên pháp luật Việt Nam

trong điều chỉnh hoạt động vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển vẫn tôn tạinhững bat cập, còn có những quy định chưa rõ ràng, thống nhất, chưa phù hợp vớitình hình thực tiễn cũng như chưa phù hợp với các công ước quốc tế về vận tải biển.Thực tiễn thời gian qua cho thấy trong hầu hết các hợp đồng thương mại hànghải quốc tế giữa bên Việt Nam và các đối tác nước ngoài, các bên thường lựa chọn

cơ quan tài phán nước ngoài và luật áp dụng cũng phần lớn là áp dụng công ướcquốc tế về vận tải biển, pháp luật nước ngoài để điều chỉnh quan hệ hợp đồng cótính chất quốc tế Điều đó đã gây ra nhiều bất lợi cho các bên Việt Nam trong việcđàm phán thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển vớicác đối tác nước ngoài Do đó, Việt Nam cần thiết phải xây dựng một môi trườngpháp lý thống nhất, ồn định, an toàn, minh bạch, thuận lợi cho các giao dich hợpđồng vận chuyên hàng hoá bằng đường biển quốc tế phù hợp với yêu cầu hội nhậpquốc tế và chuẩn mực quốc tế theo hướng tiếp thu có chọn lọc các chuẩn mực pháp

lý quốc tế nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyên bằngđường biên

Hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thếgiới, yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam là cần phải tiếp tục sửa đôi, bổ sung, hoànthiện các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động dịch vụ vậnchuyên hàng hóa quốc tế bằng đường biển cho phù hợp hơn với các yêu cầu thựctiễn của Việt Nam và thực tiễn thương mại, hàng hải quốc tế Hoàn thiện pháp luậtViệt Nam về hợp đồng vận chuyền hang hoá quốc tế bang đường biển nhằm bảo vệcác quyền và lợi ích chính đáng cho các bên trong các giao dịch hợp đồng vận

Trang 10

van đề pháp ly về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế băng đường biển có ýnghĩa cấp thiết và mang tính thời sự trong giai đọan hiện nay Chính vì vậy tác giả

đã chọn dé tài “Hợp đông vận chuyển hàng hóa quốc té bằng đường biển và van

đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam” làm luận án tiễn sĩ, với mong muốn nghiên cứuthành công đề tài này sẽ góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về hợp đồng vậnchuyên hàng hóa quốc tế băng dường biển, pháp luật về hợp đồng vận chuyên hànghóa quốc tế bằng đường biển cũng như đánh giá được thực tiễn áp dụng pháp vềhợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Việt Nam Trên cơ sở

đó, xác định quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vận chuyềnhàng hóa quốc tế ở Việt Nam

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

+ Đối tượng nghiên cứu:

- Quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyên hàng hóa quốc tếbăng đường biên trong mối tương quan với các quy định của pháp luật quốc tế

- So sánh quy định của pháp luật Việt Nam với các công ước quốc tế về vậntải biển và pháp luật một số nước trên thế giới về hợp đồng vận chuyên hàng hóaquốc tế băng đường biên

- Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng vậnchuyên hàng hóa quốc tế bằng đường biến

+ Phạm vi nghiên cứu:

Luận án tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về hợpđồng vận chuyên hàng hóa quốc tế bằng đường biển trong mối tương quan với cáccông ước quốc tế về vận tải biển và so sánh, đối chiếu với pháp luật của một sốquốc gia về hợp đồng vận chuyên hàng hóa quốc tế băng đường biển Luận ánkhông nghiên cứu các vấn đề liên quan đến vận tải đa phương thức quốc tế

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

+ Muc dich của luận án: làm rõ những vẫn đề lý luận về hợp đồng vận chuyênhàng hóa quốc tế bang đường biến, pháp luật về hợp đồng vận chuyên hàng hóaquốc tế bang đường biển cũng như đánh giá được thực tiễn áp dụng pháp luật về

Trang 11

hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam.

+ Nhiệm vụ nghiên cứu của luận an: Đề đạt được mục đích đã nêu trên nhiệm

vụ nghiên cứu của luận án là:

- Làm rõ khái niệm, đặc điểm của hợp đồng vận chuyên hàng hóa quốc tế băngđường biển

- Phân tích và đánh giá các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về hợpđồng vận chuyên hàng hóa quốc tế bằng đường biển trong mối tương quan với cácquy định của các công ước quốc tế về vận tải biển và so sánh với quy định pháp luậtcủa một số quốc gia trên thế giới Đồng thời, chỉ ra những điểm bat cập, hạn chế củapháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyên hàng hóa quốc tế bằng đường biển

- Trên cơ sở đánh giá thực tiễn áp dụng quy định về hợp đồng vận chuyểnhang hóa quốc tế bằng đường biển đưa ra quan điểm và đề xuất những giải pháp cụthé hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyên hang hóa quốc tế bangđường biên

4 Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của

chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền, quántriệt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về cải cách tư pháp vàhoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời kỳ hội nhập

Các phương pháp nghiên cứu: phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu, lịch sử,chứng minh, tổng hợp, quy nạp, kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn Trong đó,phân tích, thống kê, so sánh và chứng minh được xác định là những phương phápnghiên cứu chủ yếu của luận án Cụ thê như sau:

- Phương pháp diễn giải được áp dụng để nghiên cứu các vấn đề lý luận cơbản của hợp đồng vận chuyền hàng hóa quốc tế băng đường biển Thông qua việcphân tích các vấn đề lý luận cơ bản như khái niệm, đặc điểm, lịch sử hình và pháttriển của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hang hóa quốc tế bằng đường biển

nhăm luận giải ý nghĩa, sự cân thiệt của việc nghiên cứu.

Trang 12

lvận chuyên hàng hóa quốc tế băng đường biển nhăm làm 16 các ưu, nhược điểm

của các quy định này trong pháp luật thực định Qua đó đưa ra các bình luận, đánh

giá sự bất cập hay khiếm khuyết của pháp luật Việt Nam so với các quy định củaluật pháp quốc té

- Phương pháp so sánh luật học cũng được sử dụng để nghiên cứu các quyđịnh của pháp luật quốc tế, nghiên cứu các án lệ quốc tế, pháp luật một số nước và

so sánh với các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyên hàng hóaquốc tế bằng đường biển nhằm đánh giá sự tương thích, phù hợp, trên cơ sở đó đềxuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về van đề này

- Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp, kết hợp nghiên cứu lý luận và thựctiễn cũng được sử dụng nhằm khái quát hóa và rút ra các kết luận, đề xuất cơ bản vềnhững đóng góp mới của luận án với việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợpđồng vận chuyên hàng hóa quốc tế bằng đường biến

- Phương pháp tổng hợp, quy nạp được sử dụng chủ yếu trong việc đưa ranhững kết luận của từng chương và kết luận chung của luận án

5 Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

Luận án là công trình nghiên cứu một cách cơ bản và chuyên sâu có hệ thốngcác quy định của pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế về hợp đồng vậnchuyên hàng hóa quốc tế băng đường biển va vấn đề hoàn thiện pháp luật ViệtNam Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, luận án có những đóng góp khoa họcthé hiện qua các điểm mới của luận án, cụ thé như sau:

Thứ nhất, luận án là công trình khoa học độc lập đã đánh giá đúng, khách quantình hình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tàiluận án Trên cơ sở đó đề ra được mục đích và phạm vi nghiên cứu hợp ly nhằmgiải quyết tiếp những vấn đề pháp lý về hợp đồng vận chuyên hàng hóa quốc tếbăng đường biển mà các công trình đó chưa nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa sâu.Thứ hai, luận án làm rõ cơ sở khoa học cả về lý luận và thực tiễn về hợp đồngvận chuyên hàng hóa quốc tế bang đường biên va van đề hoàn thiện pháp luật Việt

Trang 13

chuyên hàng hóa quốc tế bằng đường biên Luận án cũng phân tích một cách có hệthống các loại nguồn luật có thể được áp dụng điều chỉnh về hợp đồng vận chuyềnhàng hóa quốc tế băng đường biển; mối quan hệ giữa các loại nguồn luật, đặc biệt làviệc nghiên cứu các xu thế phát triển hiện nay của pháp luật về hợp đồng vậnchuyên hàng hoá quốc tế bằng đường biên là xu thế hiện đại hoá, thông nhất hoá cácquy định pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyên hàng hoá quốc tế bằngđường biên.

Thứ ba, luận án tập trung nghiên cứu tông thé và đưa ra các phân tích, so sánh,đánh giá về thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế vềhợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển Trên cơ sở đó chi ranhững ưu điểm và hạn chế các quy định trong pháp luật Việt Nam về hợp đồng vậnchuyên hàng hóa quốc tế bằng đường biên

Thi tw, luận an phân tích, đánh giá một số vụ việc thực tế Qua đó rút ra một

số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình ký kết vàthực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, góp phan nângcao ý thức của cộng đồng doanh nghiệp trong các vụ việc giải quyết tranh chấpnhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Thứ năm, luận án cũng phân tích các yêu cầu, sự cần thiết phải hoàn thiện hệthống pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đườngbiển Trên cơ sở đó luận án đã phân tích, đề xuất các giải pháp cụ thể, có tính khảthi nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vận chuyên hàng hóa quốc tếbăng đường biên ở Việt Nam

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Từ việc tiếp cận, nghiên cứu và đánh giá pháp luật và thực tiễn về hợp đồngvận chuyền hàng hóa quốc tế bằng đường biên theo quy định của các công ước quốc

tế về vận tải biến, pháp luật Việt Nam, pháp luật của một SỐ quốc gia điển hình trênthế giới, có thể khăng định rằng luận án là một công trình khoa học độc lập, côngphu, nghiên cứu có hệ thống và toàn điện về hợp đồng vận chuyên hàng hóa quốc tế

Trang 14

nghiên cứu của luận án có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn trong xây dựng và hoànthiện pháp luật về hợp đồng vận chuyền hàng hóa quốc tế bằng đường biên ở Việt

Nam Luận án là tài liệu có giá trị phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên

cứu khoa học trong lĩnh vực pháp luật hợp đồng vận chuyền hàng hóa quốc tế bằngđường bién ở Việt Nam

7 Kết cầu của luận án

Luận án gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo.Nội dung được bố cục thành bốn chương Tên của các chương cụ thê như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.Chương 2: Những vấn đề lý luận về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tếbăng đường biển

Chương 3: Quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về hợpđồng vận chuyên hàng hóa quốc tế bằng đường biến

Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợpđồng vận chuyên hàng hóa quốc tế băng đường biên

Trang 15

LIEN QUAN DEN DE TÀI LUẬN ÁN

1.1 Công trình khoa học có liên quan đến dé tài luận án

1.1.1 Công trình khoa học trong nước

Sau một quá trình nghiên cứu công phu, có chọn lọc các công trình nghiên cứu

khoa học trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, tác giả đánh giá rằngchưa có một dé tai nào tiễn hành nghiên cứu một cách có hệ thống về hợp đồng vậnchuyên hàng hóa quốc tế băng đường biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật ViệtNam Tuy nhiên trong thực tiễn, hợp đồng vận chuyên hang hóa quốc tế bangđường biển cũng có nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu và đánh giá liên quanđến hợp đồng vận chuyên hàng hóa quốc tế bang đường biển Các công trình nghiêncứu khoa học bao gồm: sách tham khảo, luận án, bài viết đăng trên các tạp chí khoa

học và các hội thảo khoa học, v.v

Sách tham khảo

Các nghiên cứu liên quan đến hợp đồng vận chuyên hàng hóa quốc tế bằngđường biển đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứunhằm phân tích, luận giải dưới các góc độ, khía cạnh khác nhau Điển hình là các

tác giả sau đây :

TS Trịnh Thu Hương, Vận tdi và bảo hiểm trong ngoại thương, Nhà xuất banthông tin và truyền thông Hà Nội, năm 2011[49] Tác giả đã phân tích các van đềliên quan đến chuyên chở hàng hóa xuất nhập khâu bằng đường biển như vị trí, vaitrò của vận tải đường biển, tac dụng của vận tải biển đối với buôn bán quốc tế Tácgiả đã phân tích rõ hiện nay vận tải đường bién giữ vị trí số một trong chuyên chởhàng hóa trên thị trường thế giới, nó đảm nhận chuyên chở gần 80% tổng khốilượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế; vận tải đường biến thích hợp với chuyênchở trên cự ly dài, khối lượng lớn Ưu điểm nỗi bật của vận tải đường biến là giáthành thấp (bằng một phần mười so với đường hàng không) Chính vì vậy vận tải

đường biên là ngành vận tải chủ chôt so với các phương thức vận tải khác đê

Trang 16

phát triển Tác giả cuốn sách cũng giới thiệu phân tích các phương thức thuê tàuthông dụng trong hàng hải quốc tế Trách nhiệm của người vận chuyên và ngườithuê vận chuyển trong vận chuyền hàng hải quốc tế, các van dé cơ bản về vận donđường biến Tác giả đã phân tích được một số nội dung cơ bản liên quan đếnchuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.

GS.TS Hoang Văn Châu, Logistics và vận tai quốc tế, Nhà xuất ban thông tin

và truyền thông, Hà Nội 2009 [12] Tác giả đã giới thiệu khái quát chung vềLogistics, vận tải đường biển và thương mại quốc tế Tác giả cũng khang định vậntải biển đóng vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyền hàng hóa ngoại thương,chiếm tới 80% khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế do có những ưu điểmnổi bật như: Vận tải biển có năng lực vận chuyên lớn, thích hợp cho việc vậnchuyên hau hết các loại hàng hóa trong thương mại quốc tế; chi phí đầu tư xây dungcác tuyến đường hàng hải thấp và giá thành vận tải biển rất thấp đặc biệt là nhiềutiến bộ khoa học và kỹ thuật trong vận tải và thông tin được áp dụng nên giá thànhvận tải biển có xu hướng ngày càng hạ hơn Tác giả cũng đã giới thiệu phân tích cácphương thức thuê tàu trong hàng hải quốc tế đó là phương tức thuê tàu chợ vàphương thức thuê tàu chuyến trong hàng hải quốc tế Tác giả cũng đã phân tích kháiquát khái niêm đặc điểm từng loại hợp đồng về nội dung cơ bản, quyền và nghĩa vụcủa các bên trong hợp đồng vận chuyên, ngu6n luật điều chỉnh

GS.TS Hoàng Văn Châu, Công ước quốc tế về chuyên chở hàng hóa bằngđường biển và vấn dé gia nhập của Việt Nam, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội

2015 [13] Tác giả đã giới thiệu tong quan về Các công ước quốc tế và vận tải biển;Nội dung chính các công ước quốc tế về vận tải biển hiện hành; Những điểm khácbiệt của quy tắc Rotterdam so với quy tắc Hague, Quy tắc Hague - Visby và quy tắcHamburg 1978 Theo tác giả, Quy tắc Rotterdam là quy tắc tiên tiến, hiện đại theokịp với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, đảm bảo công băng giữa

chủ hàng và người chuyên chở.

Trang 17

Tác giả cũng phân tích tình hình phê chuẩn gia nhập các công ước quốc tế vềvận tải biến trên thế giới và tình hình tham gia công ước quốc tế về vận tải biển ởViệt Nam Tác giả cũng giới thiệu hệ thông pháp luật điều chỉnh vận tải biển ở ViệtNam; Quan điểm và sự cần thiết tham gia công ước quốc tế về vận tải biển của ViệtNam; Ảnh hưởng của việc Việt Nam tham gia công ước quốc tế về vận tải biển đếncác doanh nghiệp và đề xuất phương án tham gia công ước quốc tế về vận tải biển

của Việt Nam.

PGS.TS Hoàng Thế Liên chủ biên cuốn Hội nhập kinh tế quốc tế (tài liệu bồidưỡng của ngành Tư pháp) Nhà xuất bản Tư pháp năm 2006 [52] Tại chương IVcũng nêu ra một số vấn đề cơ bản liên quan đến hợp đồng vận chuyên hàng hóaquốc tế bằng đường biển Cuốn sách đã giới thiệu về hợp đồng chuyên chở hanghoá quốc tế bang đường biển, trong đó đề cập đến hai loại hợp đồng đó là hợp đồngvận tải bang tàu chuyến va hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khâu bang tàuchợ Trong đó tác giả có lý giải Tư pháp quốc tế điều chỉnh các quan hệ dân sự theonghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, trong đó bao gồm cả quan hệ hợp đồng vậnchuyên hàng hoá quốc tế bằng đường biển Tác giả đã lý giải tinh chất quốc tế củahợp đồng vận chuyên hàng hoá quốc tế bằng đường biển theo quan niệm Tư phápquốc tế được thê hiện qua các dấu hiệu:

Các bên chủ thé ky hợp đồng có quốc tịch khác nhau; hop đồng được ký kết ởnước ngoài; đối tượng của hợp đồng là hàng hoá mua bán quốc tế có yếu tố nướcngoài và việc thực hiện hợp đồng diễn ra giữa các cảng biển của quốc gia hay vùnglãnh thé này với các cảng biển của quốc gia hay vùng lãnh thổ khác Ngoài ra cuốnsách cũng giới thiệu những van đề cơ bản về chủ thé của hợp đồng; đối tượng củahợp đồng vận chuyên hàng hoá bằng đường biển và nội dung của hợp đồng, tác giảcũng phân tích các van đề pháp ly co bản của vận đơn đường bién và trách nhiệmcủa người vận chuyên trong hợp đồng vận chuyên hàng hoá quốc tế bằng đườngbiển

Bùi Gia Anh, ThS Phan Thế Nguyên và một số tác giả khác, Phân tích một số

Bộ luật, đạo luật, điều ước liên quan đến vận tải và bảo hiểm hàng hải, Nhà xuấtbản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2007 [1]

Trang 18

Theo các tác giả trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia thì pháp luật hànghải là một ngành luật có mối liên quan trực tiếp và chịu ảnh hưởng sâu sắc của phápluật quốc tế đồng thời là ngành luật có ảnh hưởng đến quá trình hội nhập và pháttriển Nội dung quốc sách đi sâu nghiên cứu các quy định, các khái niệm, các thuậtngữ có trong các quy tac Hague - Visby và quy tac Hamburg 1978 Cuốn sách đãgiới thiệu về sự ra đời của các quy tắc, ý nghĩa của các quy tắc; trách nhiệm pháp lýcủa người chuyên chở, trách nhiệm của người gửi hàng, chứng từ vận tải, khiếu nại

và kiện tụng v.v Cuốn sách đi sâu nghiên cứu giải thích các quy định và các tậpquán pháp luật theo cách thức nó đã được giải thích và áp dụng để giải quyết cáctranh chấp giữa các bên trong thực tiễn hàng hải quốc tế

TS LS Nguyễn Chúng, Kinh nghiệm thực tế giải quyết tranh chấp hợp dongthương mại- hàng hải Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, 2005 [19]

Theo tác giả thương mại và hàng hải quốc tế phát triển đòi hỏi phải có nhữngquy định chặt chẽ về trách nhiệm của người chuyên chở Trong các hoạt độngthương mại quốc tế việc thực hiện các hành vi giữa các chủ thể không tránh khỏinhững tranh chấp Cuốn sách giới thiệu một số nội dung cơ bản liên quan đến giảiquyết tranh chap hợp đồng trong thương mại hang hải như nguồn luật áp dụng,khiếu nại, kiện tụng trong giải quyết tranh chấp; Vấn đề kiện tụng thông qua trọngtài hoặc tòa án, giới thiệu về trọng tài quốc tế Cuốn sách cũng đã giới thiệu tóm tắtmột số vụ việc tranh chấp thực tế từ các hợp đồng thương mại hàng hải như: hủyhợp đồng vận chuyền vì hàng không sẵn sàng, chất xếp hàng không hợp lý, các vụtranh chấp liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm các bên trong hợp đồng Trên cơ sởphân tích một số vụ việc, tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanhnghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp và tô chức kinh tế trong nước không ngừngnâng cao hiệu quả kinh doanh, an toàn pháp lý, tránh xảy ra tranh chấp dẫn đến lãngphí không cần thiết

Hoàng Ngọc Thiết (2002), Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu-Án lệtrọng tài và kinh nghiệm, Nxb Chính trị quốc gia [72] Thông qua việc tập hợp các

vụ việc thực tiễn về tranh chấp hợp đồng xuất nhập khẩu, tác giả đã phân tích nội

Trang 19

dung các vụ việc và đưa ra các bình luận về pháp lý và những bài học kinh nghiệmcho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

Kỷ yếu hội thảo khoa học

Dự án EU- Việt Nam Mutrap III tổ chức, Hội thao đánh giá tác động của việcViệt Nam gia nhập các công ước quốc tế về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển,tháng 7/2011 tại Hà Nội Kỷ yếu hội thảo đã giới thiệu các công ước quốc tế liênquan đến vận chuyên hàng hoa bằng đường biển đó là Công ước Brussels1924;

Công ước Hamburg 1978 và Công ước Roterdam 2009 Các tác giả cũng đã giới

thiệu các quy định của pháp luật Việt Nam về vận chuyển hang hoá bằng đườngbiển và tác động về mặt pháp lý của các công ước quốc tế có liên quan Trên cơ sở

so sánh các công ước quốc tế tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt với các quyđịnh của pháp luật Việt Nam; Nội dung so sánh chủ yếu liên quan đến trách nhiệm

của người chuyên chở.

Các tác giả đã nhận xét đánh giá các nhà soạn thảo Bộ luật Hàng hải Việt Nam

đã tham khảo cả Quy tắc Hague-Visby và quy tắc Hamburg, về nội dung quy tắcRotterdam là đầy đủ và hiện đại nhất Các tác giả cho rằng Việt Nam nên nghiêncứu cân nhắc kỹ tham gia một trong các công ước quốc tế nêu trên đồng thời sửađổi bổ sung pháp luật hàng hải Việt Nam trên cơ sở tham khảo những ưu điểm củacác công ước Tài liệu đã gợi mở cho tác giả kiến nghị về việc gia nhập công ướcquốc tế về vận tải biển và hoàn thiện Bộ luật Hàng hải Việt Nam

Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tô chức Hội thảo Báo cáo rà soát

Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005, tháng 8/ 2011 tại Hà Nội [60] Kỷ yếu hội thảo đã

nhận xét việc xây dựng và ban hành Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 1990 là một

trong những thành tựu pháp lý sớm nhất và lớn nhất của hệ thống pháp luật hàng hảiViệt Nam so với nhiều quốc gia hàng hải khác trong khu vực, kế cả Trung Quốcmới có Bộ luật Hàng hải vào năm 1993 Bộ luật HHVN năm 2005 đánh dấu tiếpmột bước trưởng thành hơn và toàn diện hơn trong việc tiếp cận và chuẩn hóa cácđiều ước quốc tế về hàng hải vào hệ thống pháp luật hàng hải quốc gia Cả hai Bộluật HHVN năm 1990 và năm 2005 đều có tác động rất lớn, mạnh mẽ và tích cựcđến sự phát triển của ngành hàng hải Việt Nam, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý

Trang 20

nhà nước về hàng hải; Tạo được hành lang pháp lý chuyên ngành nhằm điều chỉnhcác quan hệ xã hội phát sinh từ các hoạt động hàng hải, góp phan thúc day sự pháttriển kinh tế - xã hội của của đất nước và bảo vệ chủ quyền của quốc gia Tuy nhiên,việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giớiWTO đặt ra yêu cau tất yếu cho mục tiêu hoàn thiện và chuẩn hóa các quy phạmpháp luật quốc gia phù hợp với các điều ước quốc tế, đặc biệt là pháp luật hàng hai-một trong những lĩnh vực thường xuyên và trực tiếp chịu sự tác động và ràng buộccủa các quy định pháp luật quốc tế Kết quả rà soát, tổng hợp sẽ là cơ sở pháp lýthực tiễn cho việc tiếp tục chính sửa, hoàn thiện Bộ luật Hàng hải Việt Nam, nhằmmục tiêu hoàn thiện và chuan hóa hệ thống pháp luật hang hải quốc gia, đảm bảonăng lực hội nhập sâu rộng và toàn diện của Việt Nam vào nên kinh tế thé gidi cũngnhư vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Thực tế hiện nay trong lĩnh vực vậnchuyền hàng hóa băng đường biển quốc tế đã có thêm Công ước Rotterdam Rules

2009 là công ước tiễn bộ nhất hiện nay giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữacác bên liên quan trong hợp đồng vận chuyên hàng hóa bằng đường biên Việt Nam

có thể tham khảo công ước mới này cho mục tiêu sửa đôi và hoàn thiện Bộ luậtHàng hải Việt Nam Các tác giả cùng có quan điểm thống nhất là rà soát sửa đôi bổsung Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 càng cụ thé chi tiết cang tốt nhăm bao vệquyên và lợi ích chính đáng của các bên trong hoạt động hang hải

Các luận án, giáo trình

Do tính chất thời sự của chủ đề nghiên cứu, nhiều nghiên cứu sinh, học viêncao học đã tiếp cận nghiên cứu, tìm hiểu những van đề có liên quan đến hợp đồngvận chuyền hàng hóa quốc tế bằng đường biên :

Luận án tiến sĩ của Vũ Thị Minh Loan (2008), Hoan thiện quản lý nhà nướcnhằm nâng cao thị phan vận tải của đội tàu biển Việt Nam [53] Theo tác giả quan

lý hoạt động va phát triển đội tàu biển là một trong những nhu cầu thiết yếu củaquốc gia có biển Đối với nước ta hàng hóa xuất nhập khâu chủ yếu được vậnchuyên băng đường biển nhưng thị phan vận tải của đội tàu biển quốc gia trongnhững năm gần đây còn thấp Theo tác giả nhà nước với vai trò thiết lập khuôn khổpháp luật về kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thông qua các chính sách

và hệ thống pháp luật chuân mực, phù hợp sẽ có tác động quyết định đến sự phát

Trang 21

triển của hoạt động quyết định đến sự phát triển của hoạt động vận tải biên Trongluận án tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trò quản lý nhà nước, phân tíchthực trạng về quản lý nhà nước trong việc nâng cao thị phần vận tải đã đưa ra những

số liệu và phân tích về đội tàu biển quốc gia, chính sách phát triển tàu biển, cảngbiển từ đó đề xuất các giải pháp chính sách cơ bản nhằm nâng cao thị phan vận tảicủa đội tàu biên Việt Nam như phát triển cảng biển, phát triển đội tàu và phát triểndịch vụ hàng hải.

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Như Mai (2004), Những vấn dé lý luận

và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật hàng hải Việt Nam [54] Tác giả đã phântích tầm quan trọng của pháp luật hàng hải trong việc phát triển kinh tế xã hội củađất nước Mối quan hệ của pháp luật hàng hải Việt Nam với các ngành luật khácnhư Luật dân sự, Công pháp quốc tế, Tư pháp quốc tế, Luật tố tụng dân sự Tác

giả cũng đã phân tích thực trạng của pháp luật hàng hải Việt Nam đặc biệt là các

quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam 1990 đã bộc lộ những điểm chưa phù hợpcần phải sửa đổi bổ sung kịp thời đó là những nội dung không còn phù hợp; nhữngnội dung chưa rõ cần quy định cụ thé và những nội dung cần bổ sung dé phù hợpvới hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp luật hàng hải quốc tế Trên cơ sở thực tiễntác giả đã đưa ra các giải pháp kiến nghị hoàn thiện pháp luật hàng hải Việt Namnhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh củangành hàng hải Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế

Ngoài ra, Hợp đồng vận chuyền hàng hóa quốc tế bằng đường biển đã được đềcập trong một số giáo trình Luật Thương mại quốc tế Nội dung chủ yếu các giáotrình cung cấp các kiến thức lý luận cơ bản về hợp đồng vận chuyền hàng hóa quốc

tế bằng đường biến Ví dụ một số công trình tiêu biểu sau:

Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Đại học Luật Hà Nội (2011), PGS TSNông Quốc Bình (chủ biên), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Đại học quốc gia

Hà Nội (2013), PGS TS Nguyễn Bá Diễn (chủ biên), Giáo trình Luật Thương mạiquốc tế, ĐH Kinh tế quốc dân (2013), TS Nguyễn Văn Nam (chủ biên), Giáo trìnhLuật Thương mại quốc tế (Text book on international and Bussiness Law), năm

2011, thuộc dự án MUTRAP (song ngữ), TS Nguyễn Thanh Tâm (chủ biên)

Trang 22

Các công trình khoa học đăng trên tạp chí.

Các công trình đăng trên các tạp chí chuyên ngành có nội dung phong phú

đa dạng, nhiều công trình có liên quan đến hợp đồng vận chuyên hàng hóa quốc tếbằng đường biên, có thé kế đến một số công trình tiêu biểu như:

Về chiến lược kinh tế biển của Việt Nam, bài viết của tac giả PGS.TS TrầnĐình Thiên [73] Bài viết của tác giả phân tích kinh tế biển của Việt Nam phát triểnvới hai lợi thé quan trọng là tiềm năng tự nhiên và vị trí kinh tế nằm trên các tuyến

và các luồng giao thương quốc tế chủ yêu của thé giới Tác giả đưa ra một nhận xéttổng quát về sự phát triển kinh tế biển của Việt Nam với tư cách là một kết cấumang tính hệ thong rằng mặc dù tiềm năng tự nhiên và vị trí kinh tế cần cho sự pháttriển các ngành kinh tế biển là tốt, song các điều kiện đủ dé hiện thực hóa các thúcđây sự phát triển đó lại rất thiếu và yếu Trên cơ sở đó tác giả đã định hình chiếnlược kinh tế biên cần được thực hiện đồng thời là tổng thé ở các phương diện: khaithác vùng không gian biển, khai thác bờ biển và phát triển các lĩnh vực hậu cần chokinh tế biển Tác giả cho rang dé khang định chủ quyền thực sự, Việt Nam phải cócác hạm tàu lớn và có các doanh nghiệp kinh tế biên mạnh Muốn vậy, trong điềukiện hiện tại của Việt Nam cần phát triển ngành vận tải biển

Bàn về Hop đông vận chuyển hàng hoá bằng đường biển theo quy định của

Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005, bài viết của tác giả PGS.TS Nguyễn Như Tiến[71] Bài viết của tác giả phân tích khái niệm về hợp đồng vận chuyền hàng hoabăng đường biển trên cơ sở điều 70 của Bộ luật Hang hải Việt Nam 2005, hợp đồngvận chuyên hàng hoá bằng đường biên là văn bản cam kết giữa người vận chuyên

và người thuê vận chuyển Người vận chuyên cam kết sẽ vận chuyên hàng hoá từcảng này đến cảng khác theo yêu cầu của người thuê, còn người thuê vận chuyểncam kết sẽ thanh toán cước phí Tác giả đã phân loại hợp đồng vận chuyền hàng hoábăng đường biển thành hai loại theo quy định của điều 71 Bộ luật Hàng hải ViệtNam 2005 đó là hợp đồng vận chuyên theo chứng từ vận chuyển và hợp đồng vậnchuyền theo chuyền

Tác giả cũng nêu ra khái niệm và đặc điểm của từng loại hợp đồng và giớithiệu các quy định liên quan đến quyên, nghĩa vụ trách nhiệm của các bên trong Bộ

Trang 23

luật Hàng hải Việt Nam 2005 và nguồn luật dành riêng đề điều chỉnh hoạt động vậnchuyên hàng hoá theo vận đơn đường biển như Công ước Brussels 1924 và Công

ước Hambung 1978.

Về hop dong thuê tàu chuyến trong hang hải quốc té, bài viết của tác giả T.SNguyễn Vũ Hoàng, Th.S Hà Việt Hưng (tác giả luận án), Tạp chí Luật học, Trườngđại học Luật Hà Nội, số 3/2012 [43] Bài viết trong tạp chí phân tích những vấn đềpháp lý cơ bản của hợp đồng thuê tàu chuyến như khái niệm, phân loại, nguồn luậtđiều chỉnh Bài viết này phân tích rõ việc xác định được chủ thể của hợp đồng thuêtàu chuyến có vai trò đặc biệt quan trọng đối với khả năng thực hiện hợp đồng thuêtàu chuyến Bài viết trong tạp chí đã phân tích rõ các điều khoản quan trọng và tiêuchuẩn của hợp đồng thuê tàu chuyến Thực tế hang hai đã phát sinh nhiều tranh chap

từ hợp đồng thuê tàu chuyến liên quan đến các điều khoản của hợp đồng Vì vậy cácbên ky hợp đồng cần quy định rõ ràng cụ thé nhăm xác định rõ quyền và nghĩa vụ

và trách nhiệm của các bên Bài viết cũng đã giới thiệu một số hợp đồng mẫu thôngdụng về hợp đồng thuê tàu chuyến Bài viết trong tạp chí cũng nhận xét hợp đồngthuê tàu chuyến là loại hợp đồng phổ biến trong thương mại và hang hải quốc tếnhưng cũng là loại hợp đồng phức tạp liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau củathương mai và hàng hải Hiểu biết và nam bắt được các đặc điểm của hợp đồng nay

sẽ góp phan đáng ké vào việc nâng cao hiểu biết của cá nhân, tổ chức về luật hanghải quốc tế, từ đó giảm thiểu các tranh chấp hàng hải

Một số van dé cơ bản về giải quyết tranh chấp hàng hải quốc tế, bài viết củatác giả TS Nguyễn Vũ Hoàng, Th.S Hà Việt Hưng (tác giả luận án), Tạp chí Luậthọc, Trường đại học Luật Hà Nội số 9/2011 [42] Bài viết trong tạp chí phân tíchnhững vấn đề cơ bản về nguồn luật áp dụng, thời hạn khiếu nại, thời lượng khởikiện và các phương thức giải quyết tranh chấp hàng hải quốc tế Bài viết chỉ rõtranh chấp hàng hải quốc tế là tranh chấp đa dạng, phức tạp, thường xuyên nảy sinhtrong lĩnh vực hàng hải quốc tế Bài viết giới thiệu về thời hạn khiếu nại và khởikiện trong giải quyết tranh chấp hàng hải quốc tế được quy định khác nhau trong

các công ước quôc tê về hàng hải và trong pháp luật của các nước.

Trang 24

Bài viết trong tạp chí cũng phân tích các phương thức phổ biến giải quyết cáctranh chấp hàng hải quốc tế là thông qua con đường toà án hoặc trọng tài Trongthực tế hiện nay không tổn tại toà án quốc tế chuyên biệt giải quyết các tranh chấphàng hải quốc tế vì vậy việc giải quyết tranh chấp hàng hải quốc tế thực tiễn đượcdiễn ra ở toà án quốc gia và có nét khác biệt ở các quốc gia khác nhau Bài viết cũnggiới thiệu các tranh chấp trong lĩnh vực hang hải có thé được đưa ra giải quyết tạicác Trung tâm trọng tài về hàng hải có uy tín trên thế giới như: Hiệp hội Trọng tàihàng hải London; Hiệp hội Trọng tài hàng hải Trung Quốc; Phòng Trọng tài hànghải Singapore Bài viết cũng giới thiệu ở Việt Nam, Bộ luật Hàng hải quy địnhtranh chấp hàng hải có thể được giải quyết bằng con đường thương lượng, thoảthuận hoặc khởi hiện tại trọng tài hoặc toà án có thầm quyền.

Pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển trong bồi cảnhhội nhập quốc tế, bài viết của Th.S Nguyễn Tiến Vinh, Tạp chí Khoa họcĐHQGHN, Luật học 27 (2011) [83] Bài viết trong tap chí phân tích hiện trạng va

xu hướng vận động của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đườngbién.Tac giả đã phân tích thực trạng về các công ước quốc tế quan trọng điều chỉnhhợp đồng vận tải hang hoá bang đường biển; Pháp luật Việt Nam về hợp đồng vanchuyên hang hoá bằng đường biển trong mối tương quan với quy định của pháp luậtquốc tế

Tác giả đã đi đến nhận xét các quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Namnăm 2005 hau như tiếp nhận các quy định của quy tắc Hague- Visby, một số cácquy định của quy tắc Hamburg 1978 Sự tiếp nhận có chọn lọc quy định của hai quytắc này dẫn đến hệ quả là các quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 hiệnhành có nhiều điểm thống nhất với các quy định hoặc của Quy tắc Hague-Visby,hoặc của quy tắc Hamburg Bên cạnh đó, cũng có những điểm mà Bộ luật Hàng hảiViệt Nam 2005 có sự khác biệt với hai quy tắc trên, đặc biệt với những phát triểnmới trong quy tắc Rotterdam

Những thay đổi căn bản của Công ước Rotterdam và hướng sửa đổi luậthàng hải Việt Nam, bai viết của TS Dương Văn Bạo, Tạp chí Khoa học Công nghệhàng hải số tháng 1/2011 [4] Bài viết trong tạp chí giới thiệu Công ước của liên

Trang 25

hợp quốc tế về vận chuyên hàng hoá quốc tế một phần hoặc toàn bộ bang đườngbiển được thông qua ngày 23/5/2009 tại Rotterdam Sự ra đời của công ước đượcnhiều quốc gia trông đợi và áp dụng cho phép thay thế các công ước hiện tại vẫnđược áp dụng rất khác nhau giữa các nước trong cả vận chuyên hàng hóa bằngđường biển và trong vận tải đa phương thức Những thay đổi đó đang tác động tớithị trường thé giới và Việt Nam Tác giả bài viết đánh giá những điểm bat lợi và lạchậu của các công ước quốc tế cũng như Bộ luật Hàng hải Việt Nam trên cơ sở xemxét những điểm mới, tiến bộ của Công ước Rotterdam Công ước Rotterdam đã mở

ra một cơ sở pháp lý cho sự phát triển của thương mại điện tử bao gồm các cácchứng từ và vận đơn điện tử trong vận tải đường biển mở đường cho các chuẩn giaodịch trong vận tải quốc tế Tác giả đưa ra kết luận Công ước Rotterdam không hoàntoàn xoá bỏ mà giữ lại những điểm tiến bộ của Hague- Visby và Hamburg đồng thời

bổ sung những điểm mới thích hợp với khuynh hướng phát triển của vận tải hiệnđại Bằng cách này, công ước đã tạo ra được một môi trường pháp lý công bằngbình dang trong lĩnh vực vận chuyên hàng hải quốc tế

Công ước Rotterdam 2009 va lợi ích của Việt Nam khi gia nhập công ước

nay, bài viết của ThS Hoàng Thị Doan Trang, Tạp chí kinh tế đối ngoại số 68

nhập khâu và cả nên kinh tê nói chung.

Trang 26

Nhận định của doanh nghiệp Việt Nam về Cong ước Rotterdam 2009, bàiviết của ThS Nguyễn Thị Yến, Tạp chí kinh tế đối ngoại số 61(01/2014) [84].

Bài viết trong tạp chí phân tích Công ước Rotterdam 2009 là một công ướctiên tiến, hiện đại, chuyên nghiệp hơn so với các công ước trước đó, nhưng đâycũng là một công ước khá phức tạp, đòi hỏi các quốc gia tham gia phải nghiên cứu

kỹ và chuẩn bị kỹ lưỡng thì việc tham gia mới mang lại nhiều lợi ich Bài viết đãgiới thiệu tổng quan về quy tắc Rotterdam 2009, những luận điểm ủng hộ quy tắcRotterdam 2009 và các luận điểm phê phán tính phức tạp của Công ước Tác giả

cũng đưa ra phân tích nhận định của doanh nghiệp Việt Nam Công ước Rotterdam

2009 được xem là có lợi hơn với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Do sự tiến bộcủa quy tắc Rotterdam đã khiến các doanh nghiệp kỳ vọng vào việc Việt Nam gianhập quy tắc này Quy tắc Rotterdam là một quy tắc mới trong vận chuyền hang hảiquốc tế được đánh giá và đón nhận nhiều bởi các chuyên gia và những người làmthực tiễn tại Việt Nam Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam nhận thứcchưa đầy đủ về quy tắc Rotterdam, mặc dù tỷ lệ biết đến quy tắc này khá cao Do

đó, việc phố biến pháp luật về vận tải quốc tế đến doanh nghiệp Việt Nam là yêucầu cấp thiết được đặt ra, cụ thé là phổ biến quy tắc Rotterdam 2009

Có thé thấy ở Việt Nam trong thời gian qua, mặc dù đã có một số công trìnhliên quan đến hợp đồng vận chuyên hàng hóa quốc tế bằng đường biên, tuy nhiên,

số lượng các công trình bài viết còn hạn chế, chưa đa dạng, chuyên sâu Các côngtrình chủ yếu tồn tại dưới hình thức là các giáo trình, sách chuyên khảo sử dụng chủyếu trong các trường đại học, đã có một số bài viết, đề tài nghiên cứu khoa học ởbậc đại học, thạc sĩ, nhưng chưa có công trình nghiên cứu bậc tiến sĩ về van đề này.Tác giả nhận thấy, vấn đề trên chưa được nghiên cứu sâu một cách có hệ thống tạiViệt Nam, phạm vi nghiên cứu còn mang tính chất khái quát chung, hoặc một sốkhía cạnh đơn lẻ mà chưa nghiên cứu tông hợp các nội dung cụ thể của vấn đề

1.1.2 Công trình khoa học nước ngoài

Tại nhiều nước trên thế giới, các van đề pháp lý trong điều chỉnh hoạt độngvận tải hàng hóa băng đường biển quốc tế đã được nghiên cứu một cách khá đầy đủ

và chi tiệt Tiêu biêu là các công trình sau day :

Trang 27

Cuốn sách “Carriage of Goods by Sea”của tác giả John F Wilson 2008[98] Cuốn sách dé cập đến các khía cạnh pháp luật liên quan đến vận tải hang hóabăng đường biển, đặc biệt tập trung vào các van đề liên quan đến hợp đồng thuê tàu

và vận đơn đường biên Cuốn sách đã giới thiệu hai loại hợp đồng thuê tàu theo tàuchuyến và hợp đồng thuê tàu chợ trong hàng hải quốc tế, phân tích những điểmkhác biệt cơ bản giữa hợp đồng thuê tàu chuyến và thuê tàu chợ, những nội dung,điều khoản cơ bản của hai loại hợp đồng này, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bêntrong hợp đồng Cuốn sách cũng giới thiệu các vấn đề pháp lý liên quan đến vậnđơn đường biển, phân tích sự khác biệt giữa các loại vận đơn đường biển, vai tròcủa vận đơn đường biên, vận đơn sử dụng trong vận tải đa phương thức Cuốn sáchcũng giới thiệu, phân tích một số vụ việc thực tiễn, các án lệ điển hình va van dégiải quyết tranh chấp liên quan đến vận chuyền hàng hóa bằng đường biên quốc tế

Cuốn sách Shipping law của Chorley and Giles’[90]

Nội dung chủ yếu của cuốn sách giới thiệu Luật hàng hải Anh và luật vậnchuyên đường biển của Anh như: các van đề pháp lý liên quan đến tàu biểu, vanchuyên hàng hóa băng đường biến, hợp đồng thuê tàu, nghĩa vụ, trách nhiệm củacác bên; vấn đề chuyên chở hành khách bằng đường biển, giới hạn trách nhiệm củachủ tàu; các vấn đề pháp lý liên quan đến vận don đường biển; các nguyên tắc củabảo hiểm hàng hải, hợp đồng bảo hiểm hàng hải.v.v Cuốn sách đã trang bị đượcnhững kiến thức cơ bản liên quan đến pháp luật về hàng hải và vận chuyển hàng hóa

và hành khách bằng đường biển của Anh

Cuốn sách: “Admiralty and Mariime Law” của Robert Force [103], tạichương II về Luật thương mai, tác giả đã giới thiệu về hợp đồng vận chuyển hànghóa bằng đường biển, trách nhiệm của người vận chuyên đối với hàng hóa, con tàu

và hành trình trên biển; Giới hạn trách nhiệm của người vận chuyên; Nghĩa vụchứng minh, thông báo tốn thất, bảo hiểm hang hải quốc tế, các van đề pháp lý vềtốn thất chung Tác giả đã chỉ ra các hình thức tài phán trong vận chuyền hàng hóabăng đường biển thông qua một số vụ việc thực tiễn liên quan đến hợp đồng vậnchuyên hang hóa bang đường biển

Trang 28

Trén thé giới nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này cũng đã được thực hiện nhưcác nghiên cứu của Giáo sư William Tettley, một chuyên gia nỗi tiếng về Luật hànghải với rất nhiều bài viết được đăng trên trang web của cá nhân ông, tập trung vàocác lĩnh vực như hợp đồng, bảo hiểm, vận đơn đường biên, tốn thất chung

Bài viết: Maritime Law as a Mixed Legal System (with Particular Reference

to the Distinctive Nature of American Maritime Law, Which Benefits from Both Its Civil and Common Law Heritages), cua William Tettley, TuLane Maritime Law

Journal, Vol.23, 1999 [116] Tác giả cho rang Luật hang hải như là một hệ thốngpháp ly hỗn hợp, với liên hệ tới bản chat cá biệt của luật Hoa kỳ chịu chi phối cả từ

hệ thống dân luật và án lệ Việc xây dựng và phát triển của Luật hàng hải Hoa Kỳchịu sự chi phối ảnh hưởng của hệ thống Luật an lệ và hệ thống luật Châu Âu lụcđịa Những nội dung cơ bản liên quan đến Luật hàng hải Hoa Kỳ được xây dựngtrên nền tang của hệ thống dân luật đó là các van đề liên quan đến quy chế pháp lycủa tàu biển, hợp đồng vận chuyên hàng hoá băng đường biển, trách nhiệm của chủtàu, cứu hộ, bảo hiểm hàng hải, van dé tốn thất chung Mặt khác, các quy định đặcthù mang tính chuyên sâu xuất phát từ thực tiễn trong lĩnh vực hàng hải bắt nguồn

từ các án lệ trên cơ sở các quyết định của các thâm phán và từ thực tiễn phong phútrong lĩnh vực hàng hải Bài viết cũng phân tích sự ảnh hưởng của hệ thống luật án

lệ và hệ thống luật Châu Âu lục địa đến việc xây dựng các điều ước quốc tế liênquan đến vận chuyên hàng hóa bằng đường biên quốc tế và giá trị ưu tiên áp dụngcác quy định của điều ước quốc tế so với pháp luật quốc gia khi cùng điều chỉnhmột van dé Bài viết có nhiều thông tin quan trọng liên quan đến việc nghiên cứu về

sự hình thành và phát triển của pháp luật vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đườngbiển

Nhiều công trình nghiên cứu khác cũng có giá trị như bài viết “Risk shiftingagreements in maritime contracts” (Hartwell Law Office.LLP) [95] Bài viết củatác giả đi sâu phân tích các hợp đồng hang hải có chứa đựng các điều khoản chuyềndịch rủi ro từ một bên của hợp đồng cho bên khác Những dạng thức được đề cậpnhư điều khoản loại trừ trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm, miễn trừ trách nhiệm,

khước từ thê quyên, bảo hiém trách nhiệm Bài việt cũng di sâu làm rõ hơn việc

Trang 29

áp dụng quyền tài phán đối với các hợp đồng ban chất là hop đồng hang hai, cũngnhư đánh giá tính hiệu lực của các điều khoản chuyên dịch rủi ro.

Bài viết “Avoiding contract disputes and litigation: Lessons learned from

ship repair contracts” của RICHARD DINAPOLI, JR va ALBERT H BOWERS,

III [104] Trên co sở phân tích kinh nghiệm thực tiễn tranh chấp từ hop đồng sửachữa tàu biển, tác giả đã chỉ rõ những nguyên nhân của tranh chấp hợp đồng tronglĩnh vực hàng hải Do vậy tác giả nêu ra cách phòng tránh các tranh chấp đó là cácbên phải thỏa thuận cụ thể rõ ràng, chi tiết các điều khoản trong hợp đồng nhằmtrách các tranh chấp có thể xảy ra Mặt khác tác giả cũng phân tích hai phương thứcchủ yếu trong việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng trong lĩnh vực hàng hải đó làthông qua tòa án và trọng tai Trên cơ sở phân tích từng phương thức, tác giả đi đếnnhận xét giải quyết tranh chấp hợp đồng hàng hải thông qua phương thức trọng tài

có nhiều ưu điểm như giải quyết nhanh gọn, giữ được uy tin của các bên và chi phíthường ít tốn kém hơn

Bài viết “A comparative analysis of the Hague-Visby Rules, the Hamburg

Rules and the Rotterdam Rules”, của Francesco Berlingieri, CIM - Colloquium on the Rotterdam Rules, Rotterdam, September 21, 2009 [94] Tac gia nghiên cứu so

sánh các quy định của quy tắc Hague- Visby, quy tac Hamburg 1978 va quy tacRotterdam 2009 Nội dung chủ yếu bài viết so sánh các công ước liên quan đếntrách nhiệm của người chuyên chở, các trường hợp miễn trách nhiệm, giới hạn tráchnhiệm đối với trường hop hang hóa bị mat mát hư hỏng, thời han thông báo tốn that,

thời hiệu khởi kiện.

Trên cơ sở phân tích, tác giả đã chỉ ra những điểm tiến bộ của Công ướcRotterdam 2009 so với Quy tắc Hague-Visby và quy tắc Hamburg, các quy định củaquy tắc Rotterdam không chỉ đề cập đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằngđường biển mà còn đề cập đến hợp đồng vận tải đa phương thức quốc tế trong đó cómột phan vận tải bang đường biển Các quy định về nghĩa vụ trách nhiệm và cáctrường hợp miễn trách nhiệm của người chuyên chở và chủ hàng được quy định chitiết hơn nhiều so với các quy định tương ứng trong các quy tắc Hague- Visby vàHamburg, quy tac Rotterdam đã mở rộng phạm vi va tăng giới hạn trách nhiệm bồi

Trang 30

thường của người chuyên chở Hon nữa so với quy tac Hague- Visby va Hamburg,quy tac Rotterdam có những quy định mới chang hạn về chứng từ điện tử, về nghĩa

vụ và trách nhiệm của người thực hiện nghĩa vụ hàng hải, quy định về trả hàng, kéodài thời hiệu khởi kiện Về nội dung, quy định của quy tắc Rotterdam là đầy đủ vàhiện đại nhất

Mặc dù trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu lên quan đến hợpđồng vận chuyền hàng hóa quốc tế băng đường biển, nhưng hợp đồng vận chuyềnhàng hóa quốc tế bằng đường biến là một van đề chưa được chú trọng nghiên cứu cả

về lý luận cũng như thực tiễn tại Việt Nam

1.2 Đánh giá tong quan tình hình nghiên cứu

Nội dung của đề tài luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đếnhợp đồng vận chuyền hàng hóa quốc tế bang đường biến và vấn đề hoàn thiện phápluật Việt Nam Có thé thấy, đây là van đề mang tính thời sự, với nhiều dé tài nghiên

cứu ở các khía cạnh khác nhau Mặc dù, tên các công trình nghiên cứu không trùng

với tên đề tài luận án của nghiên cứu sinh nhưng có nhiều nội dung liên quan đến

luận án có giá trị tham khảo cho tác giả luận án.

1.2.1 Khái niệm, đặc điển của hop dong vận chuyển hàng hóa quốc tébằng đường biển

Đây là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng mà tác giả luận án muốntập trung giải quyết Vì hiện nay, các tác giả mới chỉ nêu một cách khái quát về hợpđồng vận chuyên hàng hóa bằng đường biển:

Theo tác giả Hoàng Thế Liên, chủ biên cuốn H6i nhập kinh tế quốc tế (tài liệubồi dưỡng của ngành Tư pháp) Nhà xuất bản Tư pháp năm 2006, cũng nêu ra một

số van dé cơ bản liên quan đến hợp đồng vận chuyên hàng hóa quốc tế bằng đườngbiển Tác giả đưa ra khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển làhợp đồng được giao kết giữa người vận chuyền và người thuê vận chuyền, theo đóngười vận chuyền thu tiền cước vận chuyên đo người thuê vận chuyền trả và dùngtàu biển vận chuyền hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng

Hợp đồng vận chuyền hang hóa bằng đường biển được ký kết theo hình thức

do các bên thỏa thuận, là cơ sở xác định quan hệ pháp luật giữa người vận chuyển

Trang 31

và người thuê vận chuyển Hợp đồng vận chuyên hàng hóa bằng đường biển baogồm hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển và hợp đồng vận chuyền theochuyền.

Tác giả Nguyễn Như Tiến, Bàn về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằngđường biển theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005, cũng phân tích hợpđồng vận chuyên hang hóa bằng đường biến trên cơ sở quy định của Bộ luật Hanghải Việt Nam năm 2005 Tác giả cũng chỉ ra các bên liên quan đến hợp đồng vậnchuyên hàng hóa bao gồm người vận chuyên, người thuê vận chuyên, người giaohàng, người nhận hàng Tác giả cũng nêu ra khái niệm và đặc điểm của từng loạihợp đồng và giới thiệu các quy định liên quan đến quyền, nghĩa vụ trách nhiệm của

các bên trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005.

Tác giả Hoàng Van Chau, Logistics và vận tải quốc tế, Nhà xuất bản thông tin

và truyền thông, Hà Nội 2009, cũng đưa ra khái niệm về vận đơn đường biển vàhợp đồng thuê tàu chuyến Theo đó hợp đồng thuê tàu chuyến là một văn bản, trong

đó chủ tàu hay người chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hóa từ một cảng nàyđến giao cho người nhận hàng tại một cảng khác, còn người thuê tàu cam kết trả

cước phí theo mức hai bên đã thỏa thuận Tác giả cũng đã phân tích khái quát khái

niệm đặc điểm từng loại hợp đồng về nội dung cơ bản, quyên lợi và nghĩa vụ củacác bên trong hợp đồng vận chuyền v.v

Cuốn sách “Carriage of Goods by Sea ”của tac giả John F Wilson 2008 đã đềcập đến các khía cạnh pháp luật liên quan đến vận tải hàng hóa bằng đường biển.Tác giả đã phân tích rõ nội dung của hợp đồng thuê tàu chợ trên cơ sở của vận đơnđường biển ràng buộc trách nhiệm của người vận chuyền và người thuê vận chuyên,đối với hợp đồng thuê tàu chuyến thường được các bên thỏa thuận ký kết công phu

và chi tiết quy định các điều khoản co bản nham ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụcủa các bên trong hợp đồng

Về vấn đề này, các tác giả mới chỉ phân tích một cách khái quát, các công

trình nghiên cứu hiện mới chỉ dừng lại ở các vân đê lý luận cơ bản chưa có sự

Trang 32

chuyên sâu, chưa chi rõ những điểm khác biệt cơ ban của hợp đồng van chuyểnhàng hóa băng đường bién so với các loại hợp đồng khác.

1.2.2 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hang hóa quốc tế bằngđường biển

Tác gia Hoàng Văn Châu, trong cuốn sách Logistics và vận tải quốc tế vàTrịnh Thu Hương, trong cuốn sách Vận rải va bảo hiểm trong ngoại thương, đãphân tích các nguồn luật liên quan đến thuê tàu chợ trên cơ sở của vận đơn đườngbiển bao gồm các công ước quốc tế về vận tải biển, pháp luật quốc gia (Bộ luậtHàng hải Việt Nam) và các tập quán thương mại hàng hải quốc tế Trong khi đónguồn luật điều chỉnh hợp đồng thuê tàu chuyến chủ yếu do pháp luật quốc gia vàcác tập quán thương mai hang hải quốc tế điều chỉnh Bên cạnh đó các chủ thé thamgia ký kết hợp đồng thuê tàu chuyến có thể tham khảo các hợp đồng mẫu trong hànghải quốc tế

Các tác giả đã giới thiệu những nội dung cơ bản nhất về nguồn luật điềuchỉnh các phương thức vận chuyên hàng hoá bằng đường biển đó là hợp đồng thuêtàu chợ và hợp đồng thê tàu chuyến nhưng chưa có sự phân tích và chỉ rõ sự khácbiệt về nguồn luật điều chỉnh giữa hai loại hợp đồng thuê tau chợ va tàu chuyếntrong hàng hải quốc tế Đồng thời các tác giả cũng chưa phân tích rõ xu hướng pháttriển của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biểntrong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.3 Nội dung hợp đông vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biểnMột số công trình nghiên cứu đã phân tích, nghiên cứu các vấn đề pháp lý cơbản của hợp đồng vận chuyền hàng hoá quốc tế bằng đường biển như chủ thé củahợp đồng, nội dung của hợp đồng quyên, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tronghợp đồng

Tác giả Hoàng Thế Liên chủ biên cuén Hoi nhập kinh tế quốc tế, đã giới thiệucác van đề pháp lý cơ bản về nội dung của hợp đồng thuê tàu chuyên như chủ théhợp đồng, điều khoản về tàu, điều khoản thời gian tàu đến cảng xếp hàng, điều

khoản hàng hóa, điêu khoản cước phí, điêu khoản về trách nhiệm của người vận

Trang 33

chuyên Ngoài ra tác giả cũng giới thiệu nội dung cơ bản về vận đơn đường biên,chức năng của vận đơn đường biên và trách nhiệm của người vận chuyền trong hợpđồng theo chứng từ vận chuyền.

Bùi Gia Anh, Phan Thế Nguyên và một số tác giả khác, Phân tích một số Bộluật, đạo luật, điều ước liên quan đến vận tải và bảo hiểm hàng hải Các tắc giả đãphân tích các quy định pháp lý của các công ước quốc tế về vận tải biển liên quanđến đối tượng của hợp đồng, chủ thé của hợp đồng, các nội dung pháp lý liên quanđến quyên, nghĩa vụ, trách nhiệm của người vận chuyền và người thuê vận chuyềntrong hợp đồng Đặc biệt các tác giả đã phân tích về cơ sở trách nhiệm, thời hạntrách nhiệm và giới hạn trách nhiệm trong các công ước quốc tế Tuy nhiên các tácgiả cũng chưa có được sự phân tích, so sánh các công ước quốc tế với các quy địnhhiện hành của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyền hàng hóa quốc tế bằngđường biên

Bài viết của Francesco Berlingieri, A comparative analysis of the

Hague-Visby Rules, the Hamburg Rules and the Rotterdam Rules, CIM — Colloquium on the Rotterdam Rules, Rotterdam, september 21, 2009 Tac gia nghiên cứu so sánh

các quy định của quy tắc Hague- Visby, quy tac Hamburg va quy tac Rotterdam

2009 liên quan đến trách nhiệm của người vận chuyền Tác giả phân tích các nộidung pháp lý quan trọng liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của ngườithuê vận chuyên và người chuyên chở Bài viết đã phân tích so sánh các nội dungliên quan đến cơ sở trách nhiệm, là những trường hợp mà người chuyên chở phảichịu trách nhiệm đối với hàng hóa và những trường hợp họ được miễn trách nhiệm;

Thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở và giới hạn trách nhiệm của người

chuyên chở đối với hàng hóa trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằngđường biển Trên cơ sở phân tích, so sánh nội dung các công ước, tác giả đã chỉ ranhững điểm tiễn bộ, hoàn thiện của Công ước Rotterdam năm 2009 nhằm cân băngquyền và nghĩa vụ giữa người chuyên chở và người thuê chở trong hợp đồng vậnchuyên hàng hóa quốc tế bằng đường biển

Trang 34

Nội dung này đã có một số tác giả đề cập đến nhưng chưa có số phân tíchchuyên sâu, đặc biệt các tác giả chưa chỉ rõ những điểm bắt cập phát sinh trong thựctiễn ký kết và thực hiện hợp đồng vận chuyên hang hóa quốc tế bằng đường biển.

1.2.4 Giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóaquốc tế bằng đường biển

Các tác giả đã giới thiệu, phân tích các phương thức giải quyết tranh chấp

như thương lượng, hòa giải, toà án và trọng tài.

Tác giả Nguyễn Chúng, Kinh nghiệm thực tế giải quyết tranh chấp hợp dongthương mại- hàng hải, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, 2005 Tác giả đãgiới thiệu một số nội dung cơ bản liên quan đến giải quyết tranh chấp trong đó cóhợp đồng vận chuyên hang hóa quốc tế bằng đường biển Tác giả đã đưa ra một số

vụ việc thực tế từ các hợp đồng thương mại hàng hải giải quyết tranh chấp thôngqua cơ quan tòa án và trọng tài Trên cơ sở các vụ việc thực tiễn tác giả đã chỉ ranhững ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp hàng hải bang trong tài.Tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp nhằm giúp cácdoanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và an toàn về mặt pháp

lý Trên cơ sở đó các bên chủ thé có thé ngăn ngừa tranh chấp hang hải xảy ra vàgiải quyết tranh chấp hàng hải một cách hiệu quả nhất nhằm bảo vệ các quyền và lợi

ích chính đáng của các bên.

Tác giả Nguyễn Như Tiến, Tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh từhợp dong thuê tàu chuyến, theo tác giả, trong buôn bán quốc tế, thuê tàu dé chuyênchở hàng hóa là lĩnh vực khá phức tạp Chính vì vậy trong thuê tàu chuyến, đặc biệttrong quá trình thực hiện hợp đồng thường xuyên phát sinh những tranh chấp Chonên dé hạn chế những tranh chấp hoặc giải quyết như thé nào dé giảm bớt thiệt hạixảy ra khi có tranh chấp thì hiểu và nam vững phương thức thuê tàu chuyến và hopđồng thuê tàu chuyến là điều hết sức cần thiết cho các doanh nghiệp có liên quan.Tác giả cũng làm rõ các tranh chấp thường phát sinh trong quá trình thực hiệnhợp đồng thuê tàu chuyến như tranh chấp về chủ thể hợp đồng, tàu chuyên chở,tranh chấp về hàng hóa chuyên chở, tranh chấp về thời gian xếp dỡ, thưởng phạt

Trang 35

xếp dỡ, tranh chấp về van dé trọng tài và luật xét xử v.v Trên cơ sở các vụ việcthực tế, tác giả đã đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế và giải quyết tranh chấp phátsinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thuê tàu chuyến Các biện pháp cụ thê làtìm hiểu và lựa chọn đối tác tin cậy để ký hợp đồng, chọn mẫu hợp đồng khi ký kết

và lưu ý bố sung sửa đổi những vấn dé cần thiết Các quy định hợp đồng phải day

đủ, cụ thê rõ ràng, lưu ý đặc biệt các điều khoản trọng tài và luật áp dụng v.v Tácgiả cũng khuyến cáo các bên nên giải quyết tranh chấp băng phương thức hòa giải,hạn chế đưa ra trọng tài hay tòa án Van đề đặt ra là làm thé nào để tránh tranh chấp

và khi có tranh chấp xảy ra thì phải có những giải pháp thích hợp, đó là vẫn đề thiếtthực đối với các nhà kinh doanh hàng hải quốc tế hiện nay

Các tác giả phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp nhưng chưa làm rõđược đặc thù của việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng vận chuyênhàng hóa bang đường biển quốc tế Các tác giả cũng chưa làm rõ những khó khăn,khúc mắc và những điểm quy định của pháp luật chưa phù hợp nhằm giúp các chủthể, xem xét kinh nghiệm trong quá trình đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồngvận chuyên hàng hoá quốc tế bằng đường biên

1.2.5 Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồngvận chuyến hàng hóa quốc tế bằng đường biển

Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tô chức Hội thảo Báo cáo rà soát

Bộ luật Hang hải Việt Nam 2005, tháng 8/ 2011 tại Hà Nội Trong kỷ yếu hội thảo,các tác giả đã nhận xét: Bộ luật Hàng hải Việt Nam đã thừa kế có chọn lọc các quyđịnh trong các công ước quốc tế về vận tải biển Trong giai đoạn hiện nay Việt Namcần tiếp tục chỉnh sửa, bố sung Bộ luật Hang hải Việt Nam cho phù hợp với chuẩnmực quốc tế đặc biệt là công ước tiên tiến hiện đại về vận tải biển Vấn đề đặt ravới Việt Nam là cần sửa đổi bố sung Bộ luật Hàng hải Việt Nam cho phù hop vớithực tiễn của Việt Nam và chuẩn mực của Công ước Rotterdam mà trong tương laiViệt Nam sẽ tham gia Chính vì vậy các tác giả cho rằng Việt Nam cần sửa đôi bổsung Bộ luật Hàng hải Việt Nam trên cơ sở của Công ước Rotterdam nhằm cânbăng lợi ích giữa các bên trong hợp đồng vận chuyền hàng hóa quốc tế bằng đường

biên.

Trang 36

Tác giả Dương Văn Bạo, Những thay đổi căn bản của Công ước Rotterdam vàhướng sửa doi luật hang hải Việt Nam, Tạp chí Khoa học Công nghệ hang hải sốtháng 1/2011 Tác giả cho rằng Việt Nam cần bé sung, hoàn thiện Bộ luật Hàng hải

Việt Nam trên cơ sở Công ước Rotterdam Bởi vì Công ước Rotterdam 2009 ra đời

trên cơ sở kế thừa và hoàn thiện các công ước trước đây về vận tải biển Hơn nữaCông ước đã quy định các van dé liên quan đến sự phát triển của thương mại điện tửbao gồm các chứng từ và vận đơn điện tử trong vận tải đường biển phù hợp với sựphát trién của thương mai hàng hải trong xu thế hội nhập quốc tế

Theo tác giả Công ước đã quy định rõ ràng, cụ thể và cân bằng hơn quyền lợi

và trách nhiệm của các bên của các bên trong hợp đồng vận chuyên hàng hóa quốc

tế bằng đường biển Ngoài ra Công ước còn quy định các van đề liên quan đến vậntải đa phương thức phù hợp với khuynh hướng phát triển của vận tải hiện đại Theotác giả kinh tế Việt Nam nói chung và ngành hang hải nói riêng đang trong tiếntrình hội nhập quốc tế, việc chủ động rà soát những quy định còn bắt cập qua đó đềxuất sửa đôi và bố sung những quy định hợp lý theo Quy tắc Rotterdam là một việclàm cần thiết dé đưa ngành hàng hải Việt Nam tiến kip với khu vực và thế giới

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu từ khía cạnh pháp luật nhằm hoànthiện pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đườngbiển còn chung chung chưa đưa ra các giải pháp một cách tông thé và các giải pháp

cụ thé trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyền hàng hóaquốc tế băng đường biên

1.2.6 Kiến nghị Việt Nam gia nhập công ước quốc tế về vận chuyển hànghóa bằng đường biển

Các tác giả đã phân tích vai trò, tầm quan trọng của các công ước quốc tế vềvận tải biển trong hàng hải quốc tế nhằm hướng tới sự cần thiết dé Việt Nam thamgia công ước quốc tế về vận tải biển và nội luật hoá các quy định của công ước

trong quá trình xây dựng và hoan thiện pháp luật Việt Nam.

Dự án EU- Việt Nam Mutrap III tổ chức, Hội thảo đánh giá tác động của việcViệt Nam gia nhập các công ước quốc tế về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển,tháng 7/2011 tại Hà Nội Trong kỷ yếu hội thảo các tác giả đã giới thiệu các công

Trang 37

ước quốc tê về vận tải biển hiện hành; Các quy định của pháp luật Việt Nam về vậnchuyên hang hóa quốc tế bằng đường biển Tác giả đã có sự so sánh các công ướcquốc tế, tim ra những điểm tương đồng, khác biệt với các quy định của Bộ luật

Hàng hải Việt Nam Trên cơ sở đó tác giả đã chỉ ra những lợi ích của Việt Nam khi

tham gia Công ước Rotterdam 2009 Điều đó được thê hiện việc hoàn thiện các quyđịnh của pháp luật hàng hải Việt Nam phù hợp với thực tiễn hàng hải quốc tế hiệnđại, có được khung pháp lý khá đầy đủ điều chỉnh hợp đồng vận tải quốc tế bằngđường biển hay đa phương thức Trên cơ sở đó sẽ tăng cường sự tin tưởng của đối

tác thương mại và hàng hải của Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Tiến Vinh, Pháp luật về hợp đông vận chuyển hàng hoá bằngđường biển trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí Khoa học DHQGHN, Luậthọc 27 (2011) Theo tác giả, Bộ luật Hàng hải Việt Nam đã có sự tiếp thu mang tínhchọn lọc của các điều ước quốc tế Sự tiếp thu chủ yếu các quy định từ Quy tắcHague-Visby của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 dẫn đến nhiều quy địnhđiều chỉnh hợp đồng vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển của Việt Nam đã lạchậu, không bắt kịp được sự phát triển của pháp luật quốc tế về vận tải biển Mặtkhác những quy định liên quan đến xác định nghĩa vụ, trách nhiệm và các trườnghợp miễn trách nhiệm của người chuyên chở thể hiện sự thiên vị của Bộ luật trongviệc bảo vệ quyền lợi của người chuyên chở so với việc bảo vệ quyền lợi của chủhàng Theo tác giả trong thời gian tới Việt Nam nên tham gia Quy tắc Rotterdam

2009 bởi vì các quy định của Quy tắc Rotterdam đảm bảo tính hiện đại, bảo vệ hàihòa lợi ích của cả người vận chuyển và chủ hàng Thách thức quan trọng nhất củaViệt Nam khi tham gia Công ước Rotterdam là việc sửa đổi, hoàn thiện các quy

định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

Tác gia Hoang Thi Doan Trang, Công ước Rotterdam 2009 và lợi ich cua Việt Nam khi gia nhập công ước này, theo tac giả, Việt Nam chưa gia nhập công

ước quốc tế nào về vận tải biển mà chỉ áp dụng một phần nội dung các công ướcquốc tế thông qua Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 Trong bối cảnh các côngước quốc tế về vận tải biển còn nhiều mâu thuẫn và bất cập, Công ước Rotterdam

2009 đã ra đời Công ước Rotterdam 2009 đã giải quyết được nhiều khía cạnh khácnhau và là Công ước thích ứng nhất với thương mại hàng hải hiện đại Công ước đã

Trang 38

cập nhật đầy đủ và công bằng hơn, nghĩa vụ và trách nhiệm của cả chủ hàng vàngười chuyên chở cho phi hợp với xu thé phát triển chung của thương mại hàng hảiquốc tế Và quan trọng nhất là Công ước đã xây dựng cơ sở pháp lý cho thương mạiđiện tử phát triển, với những quy định về chứng từ điện tử, đặc biệt là vận đơn điện

tử trong vận tải hàng hóa bằng đường biển Tác giả đã đi đến kết luận: việc tham giacông ước Rottendam 2009 của Việt Nam là phù hợp với xu thé phát triển chung củathương mại hàng hải trên thế giới và đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp Việt

Nam.

Tác giả Nguyễn Thị Yến, Nhận định của doanh nghiệp Việt Nam về Công

ước Rotterdam 2009, Theo tác giả việc gia nhập Công ước Rotterdam 2009 sẽ có lợi

cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam Bởi vì sự ra đời của quy tắcRottendam tạo bước ngoặt lớn cho ngành vận tải hàng hải thế giới với những hyvọng về việc thống nhất pháp luật hàng hải, tạo môi trường phát triển rộng mở vàcạnh tranh lành mạnh cho tất cả các nước trên thế giới Quy tắc Rottendam đượcxem là bản Quy tắc hiện đại nhất so với các quy tắc hiện hành khi chọn lọc những

xu hướng mới của ngành vận tải Tuy nhiên trong thực tế, việc nhận thức của doanhnghiệp Việt Nam về Quy tắc Rotterdam là chưa đầy đủ nhưng lại ủng hộ việc gianhập công ước nay Tác giả cho rang trong thời gian tới việc phổ biến pháp luật vềvận tải quốc tế đến doanh nghiệp Việt Nam là yêu cầu cấp thiết đặt ra, cụ thé là phốbiến Quy tắc Rotterdam 2009

Kết luận : Những công trình trên đây đã khai thác ở các góc độ khác nhau vềcác khía cạnh của vận tải đường biển quốc tế và hợp đồng vận chuyên hàng hóaquốc tế bằng đường biên như chỉ ra thực trang của vận chuyên đường biên của ViệtNam, thực trạng pháp luật về hợp đồng hàng hải quốc tế, trong đó có hợp đồng vậnchuyên hàng hóa quốc tế băng đường biến, kiến nghị hoàn thiện pháp luật hàng hảiViệt Nam Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào,

cũng chưa có một công trình khoa hoc nao nghiên cứu một cách toàn diện, bao quát

về hợp đồng vận chuyền hàng hóa quốc tế bằng đường biển Đặc biệt ở trình độ tiến

sĩ chưa có công trình nào kết hợp nghiên cứu cả khía cạnh lý luận và thực tiễn củahợp đồng vận chuyền hàng hóa quốc tế bang đường biến và van đề hoàn thiện phápluật Việt Nam Chính vì vậy luận án là một công trình khoa học đầu tiên đặt vẫn đề

Trang 39

nghiên cứu một cach chuyên sâu, toàn diện, bao quát VỀ co SỞ lý luận và thực tiễncủa hợp đồng vận chuyên hàng hóa quốc tế bằng đường biến va vấn đề hoàn thiện

pháp luật Việt Nam.

1.3 Những nội dung cơ bản cần giải quyết trong luận án

Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan tình hình trên thé giới và tại Việt Nam vềhợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển quốc tế, có thê thấy chođến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về Hợp đồng vậnchuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và van đề hoàn thiện pháp luật ViệtNam cả trên phương diện lý luận, thực trạng pháp luật cũng như trong thực tiễn ápdụng thực thi các quy định có liên quan Do vậy, mục tiêu của luận án cần chỉ rõnhững van đề còn tồn tại và tiếp tục nghiên cứu giải quyết, cụ thé là:

Thứ nhất, luận án tiếp tục tập trung nghiên cứu một cách toàn diện vachuyên sâu van dé lý luận cơ bản về hợp đồng vận chuyền hàng hóa quốc tế bằngđường biên Trong phan đầu nội dung của luận án, tác giả tập trung nghiên cứu vàlàm rõ khái niệm và các đặc điểm của hợp đồng vận chuyên hàng hoá quốc tế bằngđường biên Tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các đặc điểm nổi bật của hợp đồng vậnchuyên hang hoá quốc tế bằng đường biên, những điểm khác biệt cơ bản so với cácloại hợp đồng khác

Thứ hai, luận án phân tích các nguồn luật điều chỉnh các loại hợp đồng vậnchuyên hàng hoá quốc tế băng đường biến, phân tích và chi rõ sự khác biệt vềnguồn luật điều chỉnh giữa hai loại hợp đồng thuê tàu chợ và hợp đồng thuê tàu tàuchuyền trong hàng hải quốc tế Đồng thời tác giả phân tích xu hướng phát triển củapháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển trong bốicảnh hội nhập kinh tế quốc tế Đây là cơ sở để Việt Nam gia nhập và tham gia kýkết các công ước quốc tế về vận chuyên hang hoá băng đường biên

Thứ ba, luận án tập trung nghiên cứu chuyên sâu các van đề pháp lý cơ bảncủa hợp đồng vận chuyên hàng hoá quốc tế băng đường biển như: Đối tượng củahợp đồng, chủ thể của hợp đồng, nội dung của hợp đồng, các quyên, nghĩa vụ, tráchnhiệm của các bên trong hợp đồng Tác giả sẽ phân tích, so sánh và chỉ ra nhữngđiểm còn bất cập về thực trạng quy định cũng như trong thực tiễn áp dụng hợp đồngvận chuyên hàng hóa quốc tế băng đường biển ở Việt Nam Đây cũng là cơ sở để

Trang 40

tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vậnchuyên hàng hóa quốc tế bằng đường biển.

Thứ tư, tác giả phân tích đặc thù của việc giải quyết tranh chấp trong lĩnhvực vận chuyên hang hoá quốc tế bang đường biển, thông qua việc phân tích cácphương thức giải quyết tranh chấp như thương lượng, hòa giải, toà án và trọng tải.Tác giả cũng phân tích rõ ở một số nước phát triển có nền hàng hải phát triển đã cónhững cơ quan toà án và trọng tài chuyên trách để giải quyết tranh chấp hàng hảiquốc tế Trên cơ sở phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp, tác giả chỉ ra nhữngkhó khăn, khúc mắc và những điểm quy định của pháp luật chưa phù hợp nhằmgiúp các chủ thé xem xét kinh nghiệm trong quá trình đàm phán ký kết và thực hiệnhợp đồng vận chuyền hang hoá quốc tế bằng đường biển Đồng thời đây cũng là cơ

sở để tác giả kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực chuyên hàng hóa quốc tếbăng đường biên

Thứ năm, từ những vấn đề được giải quyết, tác giả luận án sẽ trình bày giảipháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyền hàng hoá quốc tế bằngđường biển Cụ thé là hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam liênquan đến hợp đồng vận chuyên hàng hóa quốc tế bằng đường bién dé phù hợp vớihoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam trước yêu cầu của hội nhập quốc tế và một số giảipháp khác góp phần đây mạnh và bảo đảm hiệu quả thực thi pháp luật vận chuyểnhàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam

Thứ sáu, tác giả phân tích, đánh giá tác động của các công ước quốc tế vềvận chuyên hàng hoá bằng đường biển đến việc xây dựng và hoàn thiện pháp luậtViệt Nam về hợp đồng vận chuyền hang hoá quốc tế bằng đường biển Trên cơ sởphân tích vai trò, tầm quan trọng của các công ước quốc tế về vận chuyên hàng hóabăng đường biến trong hàng hải quốc tế nhằm hướng tới sự cần thiết để Việt Nam

ký kết và gia nhập công ước quốc tế về vận chuyên hàng hóa băng đường biển và

nội luật hoá các quy định của công ước trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

Ngày đăng: 29/04/2024, 12:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w