BẢNG MỞ RỘNG VÀ THU HẸP ĐỀ TÀIChủ đề rộng Văn hóa Kpop và ảnh hưởng xã hộiChủ đề giới hạn Ảnh hưởng của Kpop đến giới trẻ Việt Nam Chủ đề thu hẹp/cụ thể Tác động tiêu cực củ Kpop trên Fa
MỞ BÀ
Lý do chọn đề tài
Sinh ra trong thời đại công nghệ và Internet bùng nổ cho nên giới trẻ hiện nay đã sớm được tiếp xúc với mạng xã hội và các sản phẩm công nghệ tân tiến. Một báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã chỉ ra có khoảng 82% trẻ em vị thành niên Việt Nam có sử dụng Internet Trong khi đó một nghiên cứu khác của Viện Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững cho biết độ tuổi trẻ bắt đầu tiếp xúc với môi trường mạng đang giảm dần xuống ở khoảng 6-7 tuổi (Quang, 2024) Chính vì sớm được tiếp xúc với không gian mạng nên những hiện tượng mạng cũng dễ dàng tiếp cận vào cuộc sống hằng ngày của các em Và sự bùng nổ mạnh mẽ của làn sóng văn hóa Hàn Quốc hay còn có tên gọi khác là văn hóa Kpop cũng không phải ngoại lệ Nền văn hóa công nghiệp âm nhạc này đã có tác động rất to lớn đến cách trẻ em và thanh thiếu niên tiếp thu và tiêu hóa âm nhạc, thời trang và cả phong cách sống Tuy nhiên vấn đề nào thì cũng có hai mặt của nó, sánh đôi với những ảnh hưởng tích cực như giúp giới trẻ cố gắng nỗ lực học thêm ngoại ngữ mới để có thể giao tiếp với idol thì cũng có rất nhiều tác động tiêu cực tới định hướng hình thành nhân cách, suy nghĩ của giới trẻ, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên Nhận thức được những vấn đề tồn tại xung quanh khía cạnh này tôi quyết định chọn đề tài “Tác động tiêu cực của văn hóa Kpop đến trẻ vị thành niên Việt Nam trên nền tảng Facebook” để có thể đưa tới cho mọi người cái nhìn khách quan, rõ nét hơn về những ảnh hưởng xấu của trào lưu Kpop đến trẻ vị thành niên đồng thời cũng đề xuất một số kiến nghị giải pháp để nhằm hạn chế tối thiểu những ảnh hưởng xấu này tới giới trẻ nói chung và nhất là những bạn nhỏ trẻ vị thành niên nói riêng.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu tác động tiêu cực của nền văn hóa âm nhạc Kpop đến hình thành tư tưởng và suy nghĩ của trẻ vị thành niên Việt Nam thông qua sử dụng nền tảng Facebook.
- Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến những tác động tiêu cực của nền văn hóa âm nhạc Kpop đến trẻ vị thành niên Việt Nam thông qua sử dụng nền tảng Facebook.
- Đánh giá tác động tiêu cực có thể phát sinh của trẻ vị thành niên Việt Nam khi sử dụng nền tảng Facebook để tiếp xúc với nền văn hóa âm nhạc Kpop.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ vị thành niên Việt Nam đang chịu tác động tiêu cực của văn hóa Kpop trên nền tảng Facebook
- Phạm vi nghiên cứu: Nền tảng Facebook
+ Về nội dung nghiên cứu: Tập trung đánh giá những tác động tiêu cực mà văn hóa Kpop có thể đem tới cho trẻ vị thành niên thông qua nền tảng Facebook đồng thời đưa ra những giải pháp giúp làm hạn chế tình trạng này. + Về đối tượng khảo sát: Trẻ vị thành niên Việt Nam
+ Về thời gian: Từ khi Kpop bắt đầu nổi tiếng ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại
Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi chủ đạo: Trẻ vị thành niên ở Việt Nam đang bị văn hóa Kpop tác động tiêu cực như thế nào trên Facebook?
- Mức độ tác động tiêu cực đến trẻ vị thành niên như thế nào?
- Giải pháp cho vấn đề này như thế nào để giới trẻ nhìn nhận vấn đề này thêm chân thực và khách quan?
Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo
Trẻ vị thành niên Việt Nam đang bị văn hóa Kpop tác động tiêu cực tới hành vi và tư duy trên mạng xã hội Facebook, từ đó hình thành nên những thái độ và hành vi không tốt như áp đặt chuẩn mực về vẻ đẹp tạo ra những áp lực tâm lý vô hình, sẵn sàng lấy hàng triệu đồng của bố mẹ để đu idol
Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ
- Yếu tố tuổi tác, giới tính, mức độ tiếp xúc với nền văn hóa Kpop, và sự ảnh hưởng của nhóm bạn bè trên mạng xã hội có thể tăng cường hoặc giảm những tác động tiêu cực của văn hóa Kpop đối với trẻ vị thành niên.
- Nhận thức về nguy cơ và những biện pháp bảo vệ sẽ ảnh hưởng đến cách mà trẻ vị thành niên tiếp nhận và phản ứng với nội dung văn hóa Kpop trên nền tảng Facebook.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát và phân tích nội dung: Theo dõi và quan sát các hoạt động, thảo luận và tương tác của cộng đồng trẻ vị thành niên trên các nhóm và trang Facebook liên quan đến văn hóa Kpop để phân tích cách họ tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tiến hành chắt lọc thông tin từ các bài báo, bài khảo sát, nghiên cứu, phỏng vấn trẻ vị thành niên để hiểu rõ hơn về trải nghiệm của chúng với văn hóa K-Pop và nhận diện các tác động tiêu cưc.
Cơ sở lý luận về những tác động tiêu cực của văn hóa Kpop đến trẻ vị thành niên Việt Nam trên nền tảng facebook
Giải thích các khái niệm
Facebook là một mạng xã hội trực tuyến được Mark Zuckerberg sáng lập khi đang là một sinh viên của trường đại học Harvard vào năm 2004 Cũng giống như Internet, Facebook được coi là một thế giới phẳng, là nơi mà khoảng cách địa lí không còn là vấn đề khi mà mọi người có thể thoải mái và dễ dàng chia sẻ các nội dung thông qua bài đăng, ảnh và video (H Thanh, 2020) Facebook có khả năng tương tác cao, với các tính năng như bình luận, thích và chia sẻ, giúp người dùng dễ dàng tương tác và giao tiếp với nhau Với sự phát triển nhanh chóng và sự lan rộng rãi trên toàn cầu, Facebook đã trở thành một trong những mạng xã hội phổ biến nhất và có ảnh hưởng lớn đến xã hội và cá nhân ngày nay.
Kể từ năm ra đời cho tới nay Facebook đã và đang sở hữu rất nhiều con số đáng nể như:
Doanh thu quý 4 năm 2023 là khoảng 42,7 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ trước đó
Lợi nhuận ròng quý 4 năm 2023 của Facebook là khoảng 16,6 tỷ USD
Tính đến tháng 12 năm 2023 Facebook có khoảng 2,91 tỷ người dùng hàng tháng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước (Park, 2024)
1.1.2 Định nghĩa Kpop và sự bùng nổ của làn sóng Hallyu ở Việt Nam
Kpop là một từ viết tắt của K-pop hoặc Korean pop, là một thể loại âm nhạc ra đời vào những năm 1990 tại Hàn Quốc Nó bao gồm các thể loại như pop, hip-hop, R&B và electronic dance Kpop không chỉ là một âm nhạc, mà còn là một ngành công nghiệp giải trí tổng hợp, với các nhóm nhạc, ca sĩ, diễn viên và nhiều hoạt động sản xuất liên quan khác Ban đầu, nó được bắt đầu với các nhóm nhạc nam trẻ tuổi như Seo Taiji and Boys, nhưng không thực sự lan rộng. Sau nhờ sự bùng nổ trong truyền thông của các nhóm nhạc đến từ các công ty giải trí như SM Entertainment, JYP Entertainment và YG Entertainment từ đó Kpop mới trở thành một hiện tượng văn hóa và âm nhạc toàn cầu, thu hút sự chú ý từ hàng triệu người hâm mộ trên khắp thế giới.
Nhờ sự gần gũi về mặt địa lý và nhiều nét tương đồng về văn hóa, làn sóngHallyu dễ dàng được đón nhận tại thị trường Việt Nam Vậy thuật ngữ Hallyu được bắt nguồn từ đâu? Trong tiếng Hàn, Hallyu được ghép từ chữ Hal “한국”có nghĩa là Hàn Quốc và llyu “류” có nghĩa là sóng, ghép lại sẽ tạo
Ra “làn sóng Hàn Quốc” ngụ ý chỉ sự xâm nhập của nền văn hóa Hàn quốc đến các nước khác qua nhiều các hình thức nghệ thuật khác nhau như phim ảnh, âm nhạc Hallyu phát triển mạnh vào khoảng cuối thể kỉ 20 và Việt Nam cũng không nằm ngoài số đó Cùng với sự bùng nổ của làn sóng Hallyu, năm 2008 văn hóa âm nhạc Kpop cũng được giới trẻ Việt Nam đón nhận đông đảo với những idol đời đầu như Big Bang, Super Junior, SNSD, T-Ara (P N Education, không ngày)
“Nhóm BigBang” Nguồn: Internet “Nhóm nhạc Super Jouior” Nguồn Internet
“Nhóm SNSD” Nguồn Internet “Nhóm nhạc T-Ara” Nguồn Internet
1.1.3 Như thế nào là tác động tiêu cực? Đầu tiên, tiêu cực là trạng thái hoặc tình huống mang tính tiêu cực, không tốt hoặc không mong muốn Đó có thể là những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi hoặc môi trường gây ra sự khó chịu, bất an hoặc căng thẳng Tiêu cực có thể xuất phát từ các yếu tố trong cuộc sống như công việc, mối quan hệ, sức khỏe, tài chính hoặc thậm chí cả bản thân chúng ta.
Tác động tiêu cực là hiện tượng khi các yếu tố bên ngoài xâm nhập vào cuộc sống của một cá nhân hoặc một nhóm người và gây ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển và trạng thái tâm lý của họ Đây là những yếu tố, những sự kiện hay thậm chí cả những thái độ tiêu cực có thể tác động xấu đến sức khỏe, tình cảm và mối quan hệ của cá nhân, tạo ra những khó khăn và bất hạnh trong cuộc sống hàng ngày.
Sự phổ biến của văn hóa Kpop trong cộng đồng giới trẻ Việt Nam
Sự phổ biến của văn hóa Kpop trong cộng đồng giới trẻ Việt Nam đã trở nên đáng kể trong những năm gần đây Với sự lan tỏa của internet và các nền tảng truyền thông xã hội, các nhóm nhạc Kpop, ca sĩ và các chương trình giải trí Hàn Quốc đã thu hút sự quan tâm lớn từ phía các bạn trẻ ở Việt Nam Đặc biệt, các nhóm nhạc nổi tiếng như BTS, Blackpink, EXO và TWICE đã có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, thu hút hàng triệu fan không chỉ ở Hàn Quốc mà còn trên toàn thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
Như VTV.vn từng nói: “Nếu bạn là một tín đồ yêu nhạc K-Pop chắc chắn bạn sẽ biết rằng sự nghiêm túc và “chịu chơi” củ văn hóa hâm mộ này đã lên đến một tầm cao mới” (Hà, 2022) Điều này có thể thấy rất rõ qua việc các fan thường xuyên tham gia vào các hoạt động như xem MV, tham gia các sự kiện trực tuyến và offline, sưu tầm đồ fan, và thậm chí cả việc học tiếng Hàn để hiểu rõ hơn về nghệ sĩ và âm nhạc Hàn Quốc Đồng thời, sự lan tỏa của văn hóa này cũng được thấy qua việc nhiều cửa hàng bán lẻ, nhà hàng và quán cà phê HànQuốc mọc lên tại các thành phố lớn ở Việt Nam, tạo ra một không gian văn hóa đặc biệt cho giới trẻ yêu thích K-Pop. Độ nổi tiếng của các nhóm nhạc thần tượng K-Pop trên nền tảng Facebook của Việt Nam được thể hiện rất rõ ràng qua số những thành viên hoặc lượt thích các trang về thần tượng K-Pop.
Hình ảnh của Fanpage chính thức của nhóm nhạc BLACKPINK trên Facebook
Những hội nhóm trên Facebook của nhóm nhạc BLACKPINK với số lượng lớn người tham gia
Hình ảnh Fanpage chính thức của nhóm nhạc BTS trên Facebook
Lượng tương tác lớn trên những bài đăng của nhóm nhạc BTS trên fanpage chính thức
Nhận dạng hiện trạng về tác động tiêu cực của văn hóa K-Pop đối với trẻ vị thành niên Việt Nam trên nền tảng Facebook
Tổng quan về sự phổ biến của nền tảng Facebook tại Việt Nam
Một bảng thống kê của Infographics đã chỉ ra rằng Việt Nam đứng thứ 7 trong số 20 quốc gia có lượng người dùng Facebook cao nhất thế giới với hơn 66 triệu người dùng tính đến tháng 1/2023 (Dư, 2023) Đây là con số ấn tượng,tương đương với hơn 66% dân số của Việt Nam Một thống kê khác lại chỉ ra rằng 80% người dùng Facebook tại Việt Nam thuộc vào độ tuổi từ 18 đến 44,nhưng hiện nay độ tuổi này đang có xu hướng trẻ hóa Số lượng người dùngFacebook tại Việt Nam tiếp tục tăng nhanh trong mỗi năm và đang có xu hướng gia tăng, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và tương tác giữa cá nhân,doanh nghiệp và cộng đồng trong nước. Để có được số lượng người dùng đạt tới mức “khủng” như thế thì phải nhắc tới các tính năng tiện lợi của Facebook Các nhóm và trang fanpage trên
Facebook cung cấp một không gian cho mọi người để thảo luận, chia sẻ ý kiến và kết nối với những người có sở thích tương tự Điều đặc biệt là Facebook không chỉ tồn tại trên máy tính mà còn có ứng dụng di động cho cả iOS và Android, giúp người dùng dễ dàng truy cập và sử dụng nền tảng này mọi lúc, mọi nơi Do đó rất dễ hiểu khi tại sao Facebook lại có được độ phủ sóng rộng rãi như thế tạiViệt Nam.
Đặc điểm của trẻ vị thành niên Việt Nam
Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên”, còn căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự
2015 thì: “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi” Hiện nay trong pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể như thế nào là tuổi vị thành niên và chưa vị thành niên Chỉ có quy định về người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi và người thành niên là từ đủ 18 tuổi trở lên Tuy nhiên một thông tin có thể tham khảo là tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên (Trần, 2022).
Trẻ vị thành niên, hay còn được gọi là thanh thiếu niên, là những đối tượng nằm trong độ tuổi chuyển từ tuổi thiếu niên sang tuổi trưởng thành Đây là giai đoạn hình thành nhiều khả năng và phẩm chất quan trọng như tính tự lập, sự độc lập, phát triển về nhận thức của bản thân, xây dựng các mối quan hệ trong xã hội Vậy nên đây có thể coi là giai đoạn quan trọng nhất giúp định hình nên tính cách của mỗi con người bởi mỗi tác động trong giai đoạn này đều sẽ để lại hậu quả to lớn về sau.
Thực trạng về những tác động tiêu cực của văn hóa K-Pop đối với trẻ vị thành niên Việt Nam
2.2 Đặc điểm của trẻ vị thành niên Việt Nam
Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên”, còn căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự
2015 thì: “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi” Hiện nay trong pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể như thế nào là tuổi vị thành niên và chưa vị thành niên Chỉ có quy định về người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi và người thành niên là từ đủ 18 tuổi trở lên Tuy nhiên một thông tin có thể tham khảo là tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên (Trần, 2022).
Trẻ vị thành niên, hay còn được gọi là thanh thiếu niên, là những đối tượng nằm trong độ tuổi chuyển từ tuổi thiếu niên sang tuổi trưởng thành Đây là giai đoạn hình thành nhiều khả năng và phẩm chất quan trọng như tính tự lập, sự độc lập, phát triển về nhận thức của bản thân, xây dựng các mối quan hệ trong xã hội Vậy nên đây có thể coi là giai đoạn quan trọng nhất giúp định hình nên tính cách của mỗi con người bởi mỗi tác động trong giai đoạn này đều sẽ để lại hậu quả to lớn về sau.
2.3 Thực trạng về những tác động tiêu cực của văn hóa K-Pop đối với trẻ vị thành niên Việt Nam
Dù độ tuổi bắt đầu quan tâm và theo dõi các nghệ sĩ K-Pop hiện nay của giới trẻ khá đa dạng tuy nhiên thường là từ tuổi vị thành niên bởi lẽ ở lứa tuổi này
Một số nhận xét và giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của văn hóa K-Pop đối với trẻ vị thành niên Việt Nam
Nhận xét
Các giá trị về Chân – Thiện – Mỹ thường được coi là đích đến trong cuộc đời của mỗi người vậy nên nếu một người hoàn thiện cả về nhân cách và tài năng thì thường được coi là hình mẫu, là mục tiêu phân đấu của người khác Và văn hóa thần tượng cũng bắt nguồn từ ý nghĩa đó Vậy thì chắc chắn rằng lứa tuổi quan tâm và theo dõi văn hóa này cũng rất đa dạng nhưng tại sao những tác động tiêu cực của văn hóa K-Pop hay còn có tên gọi khác là “vấn đề thần tượng” lại thường chỉ xuất hiện ở lứa tuổi vị thành niên? Như TS Nguyễn Thị Thương giảng viên môn tâm lý, khoa Sư phạm của trường Đại học Hạ Long đã từng trả lời phỏng vấn thì vấn do: “Đây là giai đoạn mà thanh thiếu niên đang trong thời kỳ phát triển và định hình những giá trị nhân cách của riêng mình, họ có những khát khao trong quá trình khẳng định bản thân trước xã hội Trong quá trình khẳng định bản thân, giới trẻ còn đang thiếu kinh nghiệm sống, thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng nên chưa thể xác định được những giá trị sống phù hợp nhất với mình ngay từ đầu Dưới con mắt của giới trẻ, “thần tượng” là một phiên bản hoàn hảo, lung linh và trọn vẹn mà mình cần hướng tới, là mục tiêu phấn đấu của họ Giới trẻ thường xem “thần tượng” như mẫu hình lý tưởng vì thần tượng vốn có những phẩm chất nổi bật và đặc biệt trong lĩnh vực mà giới trẻ mong muốn đạt được Văn hóa thần tượng thường ít xuất hiện ở người trưởng thành vì người trưởng thành đã trải qua những năm tháng thăng trầm trong cuộc sống, những kết quả họ đạt được ngày hôm nay không phải tự nhiên mà có, đó là kết quả của cả quá trình rèn luyện và phấn đấu lâu dài, đôi khi thành công còn phải trả giá bằng máu, mồ hôi và nước mắt Do vậy, người trưởng thành sẽ nhìn nhận vấn đề cụ thể hơn, thực tiễn hơn và lý tín hơn” (Phan, 2023)
3.1.1 Nguyên nhân dẫn đến những tác động tiêu cực của làn sóng K-Pop đối với trẻ vị thành niên Việt Nam Đứng trước thực trạng văn hóa K-Pop có thể tác động mạnh mẽ vào suy nghĩ và định hình tính cách của giới trẻ PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc Hội từng trả lời trên cổng thông tin điện tử Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là có 3 lý do để dẫn tới thực trạng trên: “Thứ nhấtlà sức đề kháng của giới trẻ còn thấp, không đủ sức đối đầu hoặc thoát khỏi ảnh hưởng toàn diện của làn sóng văn hoá nước ngoài.
Thứ hailà khi không có lý tưởng, không có điểm tựa chính đáng về tinh thần, họ vẫn phải sống cuộc sống của người khác, khiến họ lệ thuộc ngày càng nhiều vào thần tượng.Thứ balà giới truyền thông góp phần không nhỏ vào việc thổi phồng thần tượng, ca ngợi lên mây các “ngôi sao”, “sáng tạo” ra những “ngôi sao ảo”.” Như vậy có thể thấy mặc dù văn hóa K-Pop đem lại niềm vui và sự hứng thú cho nhiều bạn trẻ, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng nó cũng đem theo một số tác động tiêu cực đối với nhận thức và hành vi của trẻ vị thành niên Việt Nam và những nguyên nhân để một số tác động tiêu cực này xảy ra cũng hết sức đa dạng (Thu, 2023)
Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc lan truyền và tiếp cận với văn hóa K-Pop Internet và các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, YouTube, và Instagram cung cấp cho người dùng một cửa sổ rộng mở để tiếp xúc và tiêu thụ nội dung liên quan đến văn hóa K-Pop một cách dễ dàng.
Tiếp đó, sự lan truyền của văn hóa K-Pop cũng có thể được coi là một phản ứng tự nhiên đối với sự phát triển của thị trường toàn cầu hóa và sự hòa nhập văn hóa Với việc mở cửa biên giới và sự tiếp xúc ngày càng tăng giữa các quốc gia và văn hóa, việc tiếp nhận và thúc đẩy văn hóa K-Pop có thể được coi là một phần của quá trình toàn cầu hóa văn hóa.
Cuối cùng, ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc lan truyền của văn hóa K-Pop Các công ty giải trí Hàn Quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào việc sản xuất và quảng bá nội dung K-Pop không chỉ để thu hút sự quan tâm của các fan trong nước mà còn để mở rộng thị trường quốc tế và tăng cường doanh số bán hàng Điều này đã tạo ra một nguồn cung cầu mạnh mẽ cho văn hóa K-Pop trên toàn cầu, bao gồm cả ở Việt Nam.
Một trong những nguyên nhân chủ quan chính là sở thích cá nhân của mỗi cá nhân Văn hóa K-Pop không chỉ là một thế mạnh nghệ thuật mà còn mang trong mình một sức hút đặc biệt đối với một phần của giới trẻ Sự kết hợp giữa âm nhạc, hình ảnh đẹp mắt, vũ đạo bắt mắt và các câu chuyện hấp dẫn của các nhóm nhạc và idol K-Pop thu hút sự chú ý và sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Điều này tạo ra một nhu cầu tìm kiếm và tiêu thụ các sản phẩm liên quan đến văn hóa K-Pop.
Thứ hai, áp lực từ bạn bè và cộng đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự quan tâm và tiếp xúc với văn hóa K-Pop Trong một môi trường xã hội mạnh mẽ như hiện nay, việc tham gia vào các trào lưu và sở thích chung của nhóm bạn có thể là một yếu tố khích lệ nhiều bạn trẻ tiếp xúc và yêu thích văn hóa K-Pop.
Cuối cùng, ảnh hưởng từ các phương tiện truyền thông và quảng cáo cũng góp phần tăng cường sự lan truyền của văn hóa K-Pop Các công ty giải trí Hàn Quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào việc quảng bá và tiếp thị các nhóm nhạc và idol K- Pop thông qua các kênh truyền thông truyền thống và các nền tảng trực tuyến như Facebook, YouTube, và Instagram Qua đó, họ đã tạo ra một hình ảnh hấp dẫn và đưa văn hóa K-Pop đến gần hơn với các fan hâm mộ, kích thích sự quan tâm và tiêu thụ của giới trẻ.
3.1.2 Hậu quả của những tác động tiêu cực của làn sóng K-Pop đối với trẻ vị thành niên Việt Nam
3.1.2.1 Tác động đến xã hội
Làn sóng văn hóa Kpop đã gây tác động xã hội đáng kể đến trẻ vị thành niên Việt Nam trên nền tảng Facebook Một tác động xã hội phổ biến của Kpop là gây ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống Sự xuất hiện của những nhóm nhạc Kpop đã thay đổi cách trẻ em và thanh thiếu niên tiếp thu và tiêu hóa âm nhạc, thời trang và phong cách sống Điều này đã dẫn đến sự mất dần các giá trị và truyền thống văn hóa truyền thống của Việt Nam Hơn nữa, làn sóng Kpop đã tạo ra sự chia rẽ trong cộng đồng trẻ Trên Facebook, những fan hâm mộ Kpop thường xuyên tranh cãi và gây xung đột với những người không quan tâm đến Kpop. Điều này gây ra một phân chia sâu rộng giữa những người ủng hộ và chống đối Kpop, gây ra mất đoàn kết và sự đo lường trong cộng đồng trẻ Việt Nam Cuối cùng, Kpop đặt áp lực về hình ảnh và thẩm mỹ lên các bạn trẻ Qua những nỗ lực không ngừng của các ngôi sao Kpop về thẩm mỹ, trẻ em và thanh thiếu niên bị tác động mạnh về ý kiến của mình về ngoại hình và cảm giác tự tin của mình Điều này có thể dẫn đến việc tái tạo hình ảnh cá nhân và tạo áp lực không cần thiết trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn thẩm mỹ xã hội.
Gây ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống:Không thể phủ nhận khi thông qua văn hóa thần tượng K-Pop hàn Quốc đã rất thành công trong việc quảng bá văn hóa truyền thống của nước nhà Với việc tiếp xúc ngày càng nhiều với văn hóa K-pop qua các trang và các hội nhóm trên mạng xã hội Facebook, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên đang dần quên mất giá trị và truyền thống văn hóa của đất nước mình Những yếu tố truyền thống như phong tục, tập tục, và giá trị gia đình dần bị lãng quên hoặc không được đánh giá cao như trước.
Bình luận so sánh văn hóa nước nhà với nền văn hóa Hàn Quốc
Tạo ra sự chia rẽ trong cộng đồng trẻ:Hiện tượng idol K-pop đã gây ra sự chia rẽ trong cộng đồng giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là giữa những người ủng hộ và những người không ủng hộ văn hóa này Mặc dù có một phần đông người trẻ thích thú và hâm mộ các idol K-pop với sự sáng tạo và sức hút của họ, nhưng cũng có một phần khác cảm thấy lo ngại về tác động tiêu cực của văn hóa này.
Bình luận dưới bài thảo luận “Xin được chia sẻ cảm nhận về một idol có visual được ca ngợi rất nhiều nhưng mình không thấy vậy Đây chỉ là những cảm nhận cá nhân của mình thôi nhé.”
Ngoài ra, văn hóa idol K-pop cũng gây ra sự chia rẽ về quan điểm và giá trị. Một số người cho rằng idol K-pop đem lại niềm vui và cảm hứng cho các fan, trong khi những người khác cho rằng sự tôn thờ quá mức này có thể dẫn đến sự mất cân bằng và không ổn định trong tư duy và hành vi của các fan trẻ.
Gây áp lực về hình ảnh và thẩm mỹ:Tác động của văn hóa Kpop đến hình ảnh cá nhân của giới trẻ là rất đáng kể Giới trẻ thường hâm mộ và theo dõi sự nghiệp của các ngôi sao Kpop, và thậm chí tự mình đóng vai trò như những fan hâm mộ chân chính Họ quan tâm đến việc tạo dựng hình ảnh cá nhân để phù hợp với gu thời trang và cái nhìn mà văn hóa Kpop đại diện.
Giải pháp cho những tác động của văn hóa K-Pop đối với trẻ vị thành niên Việt
3.2.1 Tăng cường giáo dục văn hóa và giá trị truyền thống
Tăng cường giáo dục văn hóa là một nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển một xã hội văn minh nói chung và ngăn chặn những tác động tiêu cực của làn sóng K-Pop đối với thế hệ trẻ Việt nam nói riêng Để đạt được mục tiêu này, cần tiến hành phát triển nhận thức văn hóa của con người từ nhỏ Việc truyền đạt kiến thức văn hóa và giáo dục trong gia đình, trường học và cộng đồng là điểm khởi đầu quan trọng để xây dựng nền văn hóa mạnh mẽ Đồng thời, cần đổi mới phương pháp giảng dạy văn hóa để thu hút sự quan tâm và tham gia của học sinh, từ đó tạo ra môi trường giáo dục văn hóa thú vị và tiếp thu kiến thức hiệu quả Giới trẻ cảm thấy nền văn hóa Hàn Quốc thú vị, có nhiều nét đặc trưng là do được phổ cập kiến thức dần từ nền văn hóa thần tượng Điều này là do các em thiếu kiến thức thực tế về nền văn hóa nước nhà Vậy nên cần tăng cường việc truyền đạt và giáo dục về những khía cạnh văn hóa cơ bản như ngôn ngữ, truyền thống, tập quán và lịch sử Ngoài ra, cần khuyến khích sự tham gia vào các hoạt động văn hóa và nghệ thuật để học sinh có cơ hội trải nghiệm và thể hiện bản thân qua việc thực hành, có vậy các em mới có cái nhìn khác về nền văn hóa truyền thống của nước nhà.
3.2.2 Xây dựng ý thức sử dụng công nghệ và mạng xã hội
Việc tạo ra một sân chơi trực tuyến lành mạnh, nơi mọi người có thể chia sẻ thông tin và ý kiến một cách tích cực về văn hóa K-Pop, có thể giúp giảm thiểu sự cạnh tranh và xung đột giữa các fan Ngoài ra, việc tăng cường giáo dục và tạo ra các chiến dịch thông tin về những tác động tiêu cực của văn hóa K-Pop cũng là một phương tiện quan trọng để nâng cao ý thức cho các bạn trẻ.
Hơn nữa, việc tăng cường sự giám sát và hỗ trợ từ phía gia đình và cộng đồng cũng rất quan trọng Gia đình có thể thúc đẩy việc sử dụng công nghệ một cách có ý thức và cân nhắc, đồng thời tạo ra không gian mở để trò chuyện về những ảnh hưởng của văn hóa K-Pop đối với cuộc sống hàng ngày của các thành viên trong gia đình Cộng đồng cũng có thể hỗ trợ bằng cách cung cấp các hoạt động và sự kiện thay thế lành mạnh và mang tính giáo dục, từ đó tạo ra một môi trường xã hội tích cực cho giới trẻ phát triển.
3.2.3 Khuyến khích sự đa dạng và sáng tạo trong giải trí
Thay vì tập trung quá nhiều vào văn hóa K-Pop, chúng ta có thể khuyến khích giới trẻ tham gia vào các hoạt động giải trí đa dạng khác nhau, như thể thao, nghệ thuật, âm nhạc địa phương, và văn hóa truyền thống Bằng cách này, họ sẽ có cơ hội khám phá và phát triển sở thích riêng của mình, đồng thời tạo ra một sân chơi giải trí lành mạnh và đa dạng hơn.
Ngoài ra, việc khuyến khích sự sáng tạo trong giải trí cũng giúp giới trẻ phát triển kỹ năng sáng tạo và tự tin trong bản thân Thay vì chỉ là người tiêu thụ nội dung, họ có thể trở thành những người sáng tạo, đóng góp vào việc tạo ra nội dung giải trí mới mẻ và độc đáo Điều này không chỉ giúp họ tránh xa khỏi ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa K-Pop mà còn khuyến khích họ phát triển khả năng sáng tạo và cá nhân hóa trong môi trường giải trí.
KẾT LUẬN
Tóm lại, văn hóa Kpop có ảnh hưởng đáng kể đến giới trẻ Việt Nam thông qua mạng xã hội Facebook Mặc dù mang lại niềm vui và sự hứng thú,nhưng cũng có những tác động tiêu cực đáng lo ngại Cụ thể, văn hóa Kpop có thể tạo ra một áp lực tài chính không nhỏ đối với các fan thông qua việc mua sắm các sản phẩm liên quan đến idol của mình Đồng thời, nó cũng thúc đẩy sự tiêu xài không kiểm soát và ảnh hưởng đến khả năng quản lý tài chính của giới trẻ Để giải quyết vấn đề này, cần phải tăng cường nhận thức về tài chính cá nhân và khuyến khích sự tiết kiệm thông minh trong cộng đồng fan.
THẢO LUẬN
Hiện nay độ tuổi trẻ nhỏ tiếp xúc với mạng Internet đang dần nhỏ lại nên khả năng bị những thông tin độc hại tác động tiêu cực cũng lớn hơn Tuy nhiên không vì thế mà ngăn cản trẻ sớm tiếp xúc với Internet bởi theo ông Vũ Ngọc Sơn – Giám đốc công nghê công ty Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam cho rằng vì Internet có rất nhiều nội dung hay, trực quan và hấp dẫn có thể cho trẻ tiếp xúc, điều quan trọng nhất là cần cha mẹ giám sát và đồng hành trong khuôn khổ cùng trẻ (Lê, 2024)
Như làn sóng văn hóa K-Pop, tuy còn tồn tại một vài những thực trạng đáng suy nghĩ nhưng không thể phủ nhận rằng, nếu tiếp cận với nền văn hóa này một cách đúng đắn trẻ nhỏ sẽ có những bước phát triển vượt bậc Thực tế thì hiện tượng học tiếng Hàn vì thần tượng K-Pop là rất phổ biến trong cộng đồng fan nói chung và fan Việt nói riêng Trương Thị Hạnh, một sinh viên đang theo học tại ngành ngôn ngữ và văn hóa Hàn tại Trường Đại học ngoại ngữ Đại họcQuốc gia Hà Nội từng chia sẻ trên HALO Education: “Nhìn các bạn cùng trang lứa được đi chơi mà mình thèm Từ khi các bạn trẻ cuồng Kpop hay phim Hàn,nhiều người tìm đến mình, thuê mình làm gia sư Vừa làm phiên dịch cho ngườiHàn, vừa làm gia sư lắm lúc mình cảm tưởng không còn thời gian để thở” (H.Education, 2023) Nhìn theo góc độ tích cực thì văn hóa K-Pop vừa giúp cho các bạn trẻ có động lực học thêm ngoại ngữ mới , mở ra nhiều cơ hội mới đồng thời cũng giúp tạo thêm thu nhập cho cộng đồng những người đã và đang theo học ngôn ngữ tiếng Hàn Ngoài ra một trong những tác động tích cực đáng kể nữa của K-Pop là sự lan tỏa của niềm đam mê và tinh thần sáng tạo K-pop không chỉ là một dạng giải trí mà còn là nguồn động viên lớn cho các fan, giúp họ trở nên tự tin hơn trong bản thân và khích lệ họ phấn đấu hướng tới ước mơ của mình Không chỉ vậy, với các yếu tố nghệ thuật phong phú như âm nhạc, nhảy múa và thời trang đa dạng, văn hóa K-pop cũng góp phần tạo ra một không khí vui tươi và sôi động, tạo nên một cộng đồng yêu văn hóa năng động và sáng tạo Do đó, thay vì cấm cản các em nhỏ sớm tiếp xúc với nền văn hóa này thì các bậc phụ huynh nên quan tâm đồng hành cùng con để các em có được không gian phát triển tốt nhất.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo trong nước:
1 Digital, V (2023).Cố “đi đu idol” khi thu nhập chưa cho phép, fan đối mặt nợ nần.
2 Dư, V A (2023).Việt Nam vào top 20 nước đông người dùng Facebook nhất.
3 Education, H (2023).TRÀO LƯU HỌC TIẾNG HÀN TRONG GIỚI TRẺ VIỆT NAM.
4 Education, P N (không ngày).Làn sóng Hallyu và sự ảnh hưởng của nó tại Việt Nam.
5 Hà, L (2022).Văn hóa hâm mộ K-Pop và sự phát triển đáng kinh ngạc qua từng thế hệ.
6 Hoàng, T (2016).Giới trẻ Việt và hội chứng hâm mộ sao Hàn.
7 Lê, M (2024).Không nên cho trẻ tiếp xúc Internet quá muộn, quan trọng là bố mẹ phải đồng hành.
8 Mi, V (2023).Blackpink thu hơn 264 triệu USD từ tour diễn toàn cầu, lập kỷ lục ấn tượng.
9 Phan, H (2023).PGS.TS - ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: CẦN TẠO DỰNG VĂN HOÁ