1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ứng dụng mô hình kinh tế lượng trong phân tích các yếu tố Ảnh hưởng Đến chi tiêu hàng tháng cho việc mua sắm online trên nền tảng facebook marketplace của sinh viên trường Đại học kinh tế quốc dân

35 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng mô hình kinh tế lượng trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng cho việc mua sắm online trên nền tảng Facebook Marketplace của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tác giả Đỗ Ngọc Phương Anh, Lê Thị Lan Anh, Đỗ Đức Anh, Lê Ngọc Ánh, Hà Nguyễn Minh Chi
Người hướng dẫn ThS Vũ Thị Bích Ngọc
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế lượng
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 370,22 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU (5)
    • 1.1. Lí do chọn đề tài (5)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (5)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (5)
    • 1.4. Phạm vi - nguồn dữ liệu (5)
  • PHẦN II: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (6)
    • 2.1. Lí thuyết (6)
    • 2.2. Nghiên cứu tham khảo (7)
    • 2.3. Mô hình tổng quát và kì vọng dấu (8)
  • PHẦN III: DỮ LIỆU VÀ THIẾT KẾ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (9)
    • 3.1. Dữ liệu (9)
      • 3.1.1. Thống kê mô tả (9)
      • 3.1.2. Phân tích, nhận xét về các biến và tương quan (10)
    • 3.2. Kết quả ước lượng mô hình (11)
      • 3.2.1. Mô hình 1 (11)
      • 3.2.2. Mô hình 2 (14)
      • 3.2.3. Mô hình 3 (16)
    • 3.3. Đánh giá mô hình tốt nhất (19)
    • 3.4. Đối chiếu kết quả nghiên cứu (19)
    • 3.5. Khoảng tin cậy của các hệ số hồi quy (20)
  • PHẦN IV: TỔNG KẾT (21)
    • 4.1. Tóm tắt quá trình thực hiện (21)
    • 4.2. Trả lời câu hỏi nghiên cứu (23)
    • 4.3. Đề xuất giải pháp liên quan đến kết quả của mô hình (23)
      • 4.3.1. Về phía người bán (24)
      • 4.3.2. Về phía sinh viên (24)
    • 4.4. Hạn chế của mô hình (25)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (34)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNBÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: KINH TẾ LƯỢNG CHỦ ĐỀ: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG TRONG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU HÀNG TH

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

Lí do chọn đề tài

Đại dịch đã gây ra sự giảm tốc mạnh trong hoạt động kinh tế mà các nền kinh tế phần lớn không lường trước được, tuy nhiên thương mại điện tử đã trở nên thu hút do nhu cầu chuyển đổi hoạt động sang trực tuyến (United Nations Conference on Trade and

Development, 2021) Nhờ đó, hàng loạt sàn thương mại điện tử phát triển nhảy vọt có thể kể đến như Shopee, Lazada, Tiki, Amazon, eBay, AliExpress,… Nền tảng mạng xã hội lớn nhất hành tinh – Facebook, cũng có cho mình nền tảng mua sắm trực tuyến

Thế hệ Z, những người được sinh ra trong khoảng năm 1997 - 2012 theo Pew Research Center, là thế hệ đầu tiên được tiếp cận với quyền truy cập Internet và công nghệ kỹ thuật số di động từ bé Sinh viên hiện nay, những người thuộc thế hệ Z, là đối tượng tiếp cận với mua sắm trực tuyến rất nhanh và họ chính là đối tượng khách hàng rất quan trọng (Vũ Xuân Đoàn & Lưu Ngọc Anh, 2020).

Chính vì vậy, nhóm đã quyết định chọn đề tài “Ứng dụng mô hình kinh tế lượng trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng cho việc mua sắm online trên nền tảng Facebook Marketplace của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân”.

Mục tiêu nghiên cứu

Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của sinh viên NEU trên Facebook Marketplace trong những năm gần đây cung cấp cái nhìn toàn diện về thói quen tiêu dùng của nhóm đối tượng này Các yếu tố thu nhập, ưu đãi, thời gian sử dụng nền tảng và định hình cách mà sinh viên đưa ra quyết định chi tiêu hàng tháng cho việc mua sắm trực tuyến trên nền tảng này Nghiên cứu này không chỉ giúp hiểu rõ hơn về việc chi tiêu của sinh viên mà còn cung cấp thông tin quý giá cho các nhà tiếp thị và doanh nghiệp trong việc phát triển các chiến lược tiếp thị hiệu quả Việc nắm bắt và áp dụng các thông tin này có thể giúp tối ưu hóa sự tiếp cận, nâng cao trải nghiệm mua sắm, và tăng cường sự hài lòng của khách hàng trên Facebook Marketplace.

Câu hỏi nghiên cứu

1 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức chi tiêu hàng tháng cho việc mua sắm online trên Facebook Marketplace của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân?

2 Yếu tố nào có tác động lớn nhất đến quyết định chi tiêu cho mua sắm online trên Facebook Marketplace của sinh viên?

3 Mô hình kinh tế lượng nào phù hợp nhất để phân tích dữ liệu về chi tiêu mua sắm online của sinh viên trên Facebook Marketplace?

Phạm vi - nguồn dữ liệu

- Đối tượng nghiên cứu: chi tiêu hàng tháng cho việc mua sắm online trên nền tảng Facebook Marketplace

- Đối tượng khảo sát: Sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân

+ Không gian: Đại học Kinh tế Quốc dân

+ Nguồn dữ liệu: Dữ liệu được thu thập bằng cách điền form trực tuyến

CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Lí thuyết

● Lí thuyết liên quan đến câu hỏi nghiên cứu:

- Thu nhập: Thu nhập của người tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chi tiêu cho các sản phẩm trên Facebook Marketplace Theo thuyết nhu cầu của Maslow "A Theory of Human Motivation" (Lý thuyết về Động lực Con người) trên tạp chí Psychological Review (1943) ,khi các nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng đã được đáp ứng, họ sẽ tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ nâng cao giá trị cuộc sống Điều này dẫn đến sự gia tăng trong hành vi mua sắm khi người tiêu dùng không chỉ mua sắm để đáp ứng nhu cầu tồn tại mà còn để nâng cao chất lượng cuộc sống, khẳng định bản thân, và tự thể hiện

- Ưu đãi: Dịch vụ khách hàng tốt và các ưu đãi hấp dẫn như (các chương trình khuyến mãi, giảm giá và ưu đãi giao hàng miễn phí) là các yếu tố kích thích quyết định mua hàng nhanh nhất Người tiêu dùng thường quan tâm đến việc tiết kiệm tiền và có thể tạo ra trải nghiệm tích cực cho người tiêu dùng và khuyến khích họ quay lại mua sắm Theo mô hình SERVQUAL đánh giá chất lượng dịch vụ được phát triển bởi Parasuraman,

Zeithaml và Berry “chất lượng dịch vụ được định nghĩa là sự khác biệt giữa kỳ vọng của khách hàng và nhận thức của họ về dịch vụ thực tế”, vậy nên chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng.

- Thời gian sử dụng: Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) (Ajzen, 1991) cho rằng hành vi của con người, bao gồm hành vi tiêu dùng, bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính: thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan (những tác động xã hội mà cá nhân cảm nhận), và nhận thức kiểm soát hành vi (mức độ mà cá nhân cảm thấy có thể kiểm soát hành vi) Đối với mua sắm online, thời gian sử dụng nền tảng có thể làm tăng nhận thức và ảnh hưởng từ xã hội, từ đó ảnh hưởng đến quyết định mua sắm Người dùng thường xuyên sử dụng nền tảng này sẽ có khả năng chịu ảnh hưởng lớn hơn từ quảng cáo hoặc ý kiến từ mạng xã hội.

● Lí thuyết (ngắn gọn) về các yếu tố:

- Thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó.Thu nhập có thể gồm các khoản như tiền lương, tiền công, tiền cho thuê tài sản, lợi nhuận kinh doanh Thu nhập có thể có được từ nhiều nguồn khác nhau, có thể từ lao động, từ việc sở hữu những giấy tờ có giá trị, từ thừa kế, được tặng cho

Nghiên cứu tham khảo

- Nghiên cứu của Amar Cheema và Purushottam Papatla (2010) đã khảo sát hành vi tiêu dùng trên nền tảng mua sắm trực tuyến tại Mỹ, tập trung vào tác động của thu nhập, ưu đãi và thời gian sử dụng đến quyết định chi tiêu của người dùng, bao gồm cả sinh viên

Sử dụng dữ liệu từ 1,000 khách hàng trực tuyến, nghiên cứu phát hiện rằng người dùng có thu nhập cao (trên 50,000 USD/năm) chi tiêu trung bình 30% nhiều hơn những người có thu nhập thấp Các ưu đãi có tác động mạnh, đặc biệt là các chương trình giảm giá ngắn hạn, làm tăng chi tiêu trung bình lên đến 20% trong khoảng thời gian có khuyến mãi Thời gian sử dụng nền tảng từ 30 phút trở lên mỗi ngày cũng cho thấy mối liên hệ với việc gia tăng chi tiêu lên 15%, do hình thành thói quen mua sắm.

- Nghiên cứu của Wan-Ling Lai và Tung-Jung Wang (2015) tại Đài Loan đã khảo sát sự khác biệt về hành vi mua sắm online giữa sinh viên nam và nữ, với mẫu gồm 500 sinh viên từ các trường đại học Kết quả cho thấy sinh viên nữ chi tiêu trung bình nhiều hơn sinh viên nam khoảng 25% khi mua sắm online Đặc biệt, khi có khuyến mãi, 65% sinh viên nữ cho biết họ có khả năng chi tiêu cao hơn gấp đôi so với các kỳ không có khuyến mãi Thời gian sử dụng nền tảng trung bình của sinh viên nữ là 45 phút/ngày, cao hơn so với 30 phút/ngày của sinh viên nam, và điều này có xu hướng làm tăng chi tiêu online của họ.

- Nghiên cứu của Aaron Smith và Monica Anderson (2018) tập trung vào hành vi chi tiêu của thanh niên từ 18 đến 24 tuổi trên các nền tảng xã hội như Facebook Marketplace Với mẫu khảo sát 1,200 người, nghiên cứu phát hiện rằng người dùng có thu nhập trên 30,000 USD/năm chi tiêu trực tuyến trung bình 150 USD/tháng, trong khi người có thu nhập dưới mức này chỉ chi tiêu 80 USD/tháng Người dùng dành hơn 1 giờ mỗi ngày trên các nền tảng xã hội chi tiêu nhiều hơn trung bình 20% do tiếp xúc liên tục với các quảng cáo và sản phẩm, làm tăng nhu cầu mua sắm.

- Nghiên cứu của Phan Thị Bích và Nguyễn Vân Hạnh (2020) được thực hiện trên 600 sinh viên từ các trường đại học lớn ở Hà Nội, bao gồm Đại học Kinh tế Quốc dân, đã đánh giá tác động của ưu đãi và thời gian sử dụng đến quyết định chi tiêu online Nghiên cứu chỉ ra rằng 72% sinh viên bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các chương trình khuyến mãi, với mức chi tiêu tăng trung bình 40% khi có ưu đãi Sinh viên dành hơn 1 giờ mỗi ngày trên Facebook Marketplace có xu hướng chi tiêu nhiều hơn 25% so với những người sử dụng ít hơn 30 phút/ngày Điều này cho thấy sự tiếp xúc với quảng cáo và sản phẩm thúc đẩy quyết định chi tiêu ngoài dự tính ban đầu.

- Nghiên cứu của Youn-Kyung Lee và Li-Ting Huang (2022) tại Hàn Quốc, khảo sát 800 sinh viên tại Seoul, tập trung vào sự khác biệt về giới tính và tác động của khuyến mãi đến chi tiêu online Kết quả cho thấy sinh viên nữ chi tiêu trung bình 100 USD/tháng, nhiều hơn 30% so với sinh viên nam Các chương trình khuyến mãi ảnh hưởng mạnh đến nữ giới, với 80% sinh viên nữ cho biết họ dễ dàng tăng chi tiêu khi thấy các ưu đãi Thời gian sử dụng nền tảng trung bình là 1.5 giờ/ngày đối với nữ và 1 giờ/ngày đối với nam, cho thấy nữ giới có xu hướng dành nhiều thời gian hơn và nhạy cảm hơn với các ưu đãi, từ đó tăng mức chi tiêu online.

Mô hình tổng quát và kì vọng dấu

Từ đó, nhóm đưa ra một số mô hình tổng quát sau:

(1) CT = β 1+ β 2*TN + β 3*TG + β 4*UD + β 5*GT+ μ

THỜI GIAN ƯU ĐÃI GIỚI TÍNH

STT Tên biến Kí hiệu Đơn vị Giải thích ý nghĩa Kì vọng dấu

1 Chi tiêu CT Triệu đồng/Tháng

Chi tiêu trung bình trên nền tảng FM của sinh viên NEU mỗi tháng

2 Thu nhập TN Triệu đồng/Tháng

Thu nhập bình quân của sinh viên NEU mỗi tháng

TG Giờ/Ngày Thời gian sử dụng trung bình của sinh viên NEU trên nền tảng FM trong ngày

4 Ưu đãi UD % Khuyến mãi, giảm giá trung bình trên từng sản phẩm

5 Giới tính GT Giới tính: Nam nhận giá trị

1, Giới tính: Nữ nhận giá trị

DỮ LIỆU VÀ THIẾT KẾ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Dữ liệu

TN CT TG UD GT

Bảng 3.1 Thống kê mô tả dữ liệu

CT TN TG UD GT

Bảng 3.2 Hệ số tương quan

3.1.2 Phân tích, nhận xét về các biến và tương quan

- Thu nhập : Trung bình 3.541 cho thấy mức thu nhập khá ổn định đối với sinh viên cùng với độ lệch chuẩn 1.513 Độ nghiêng dương rất nhẹ (0.019) chỉ ra rằng có ít người có mức thu nhập rất cao so với mặt bằng chung, nhưng mức độ thu nhập này không đạt đến mức độ phân tán độ cao.

- Chi tiêu : Trung bình 1.143 phản ánh mức chi tiêu trung bình hơi cao, độ lệch chuẩn 0.511 không phân tán quá xa , độ nghiêng dương nhẹ (0.214) cho thấy mặc dù có sự khác biệt về chi tiêu nhưng phân phối này lại tương đối đồng đều.

- Thời gian sử dụng : Trung bình 1.392 cho thấy thời gian sử dụng ở mức độ vừa phải Cùng với đó độ lệch chuẩn (0.502) tương đối ổn định và độ nghiêng dương có chút lệch về bên phải, nhưng không quá đáng kể (0.180)

- Ưu đãi : Trung bình 26.750 là một mức ưu đãi khá hấp hẫn với người mua cùng với độ lệch chuẩn khá cao (11.04 ) cho thấy ưu đãi có sự phân tán lớn Phân phối lệch phải với độ nghiêng (0.854) cho thấy một số ít ưu đãi cực cao nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.

- TN có tương quan dương mạnh với CT (0.897) , nhưng tương quan dương trung bình với TG

(0.616) và UD (0.472) Điều này cho thấy được rằng mối liên hệ giữa TN và CT khá chặt chẽ, còn với TG và UD thì không có tác động đáng kể tới TN

- CT có tương quan dương trung bình với TG (0.621) cho thấy có mối quan hệ tuyến tính nhưng không chặt chẽ giữa CT và TG

- TG có tương quan dương ở mức tương đối với UD (0.432) và UD có tương quan trung bình với CT (0.617) ,ta có thể thấy rằng thời gian sử dụng có ảnh hưởng đến ưu đãi và ưu đãi gần như có ảnh hưởng tới mức chi tiêu ở một mức độ nhất định.

Kết quả ước lượng mô hình

Qua quá trình chạy phần mềm Eviews, ta có kết quả ước lượng mô hình hồi qui của các mô hình trên được thể hiện trong bảng sau:

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob

R-squared 0.867812 Mean dependent var 1.143333 Adjusted R-squared 0.858198 S.D dependent var 0.511683 S.E of regression 0.192682 Akaike info criterion -0.375893 Sum squared resid 2.041955 Schwarz criterion -0.201365 Log likelihood 16.27680 F-statistic 90.26839 Durbin-Watson stat 1.719619 Prob(F-statistic) 0.000000

=> Mô hình hồi quy tổng quát (1):

CT = -0,335547 + 0,217149*TN + 0,207404*TG + 0,011803*UD + 0,170981*GT

Từ phần mềm Eviews ta có đánh giá chung về mô hình:

R 2 R 2 Hiệu chỉnh F-statistc Pvalue Obs

- β 1 = −0.335547: Khi thu nhập (TN) , thời gian sử dụng (TG) và mức ưu đãi (UD) đều bằng 0 thì chi tiêu trung bình mua sắm online trên nền tảng Facebook Marketplace là bằng

- β 2 = 0.217149 cho thấy khi thu nhập tăng 1 triệu, thời gian sử dụng không đổi, mức ưu đãi không đổi thì chi tiêu hàng tháng cho mua sắm online trên nền tảng Facebook Marketplace tăng trung bình 0.217149 triệu đồng

- β 3 = 0.207404: Khi thời gian sử dụng tăng 1 , thu nhập không đổi, mức ưu đãi không đổi, chi tiêu hàng tháng cho mua sắm online trên nền tảng Facebook Marketplace tăng trung bình 0.207404 triệu đồng

- β 4 = 0.011803 Khi mức ưu đãi tăng 1%, thu nhập không đổi , thời gian sử dụng không đổi, chi tiêu hàng tháng cho mua sắm online trên nền tảng Facebook Marketplace tăng 0.011803 triệu đồng

- β 5= 0,170981 cho thấy khi giới tính là nam, chi tiêu trung bình tăng thêm 0,170981 đơn vị so với nữ giới, các yếu tố khác không đổi cho thấy nam giới có xu hướng chi tiêu nhiều hơn nữ giới trên Facebook Marketplace trong mẫu nghiên cứu.

- Hệ số xác định R² = 0.867812 cho thấy 86.7812% sự thay đổi của biến phụ thuộc chi tiêu được giải thích bởi các biến độc lập: thu nhập, thời gian sử dụng, giới tính và mức ưu đãi.

● Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy

Kiểm định giả thiết H 0 : mô hình hồi quy phù hợp với mức ý nghĩa α = 0,05

H 1 : mô hình hồi quy không phù hợp

=> Chấp nhận H 0, mô hình hồi quy là phù hợp

● Kiểm định Redundant Variables ( Kiểm định bớt biến)

Với mức α = 5%, ta có thể thấy P value ở biến:

=> Cả 4 biến này đều có ý nghĩa thồng kê

=> Mô hình hồi quy không cần bớt biến

Kiểm định giả thiết H 0 : mô hình có dạng hàm đúng với mức ý nghĩa α = 0,05

H 1 : mô hình có dạng hàm sai

Từ kết quả trên, ta thấy Prob = 0.995821 > α = 0.05

Kết luận: Chấp nhận H 0, mô hình hồi quy có dạng xác định hàm đúng, không thiếu biến quan trọng.

Kiểm định giả thiết H 0 : phương sai sai số đồng đều với mức ý nghĩa α = 0,05

H 1 : phương sai sai số thay đổi

Từ kết quả trên ta thấy P value = 0.320687 > 0.05

Kết luận: Chấp nhận H 0, tức mô hình hồi quy có phương sai sai số đồng đều

Kiểm định giả thiết H 0 : phần dư phân phối chuẩn với mức ý nghĩa α = 0,05

H 1 : phần dư không phân phối chuẩn

Từ kết quả trên ta thấy P value = 0.066953 > α = 0,05

Kết luận: Chấp nhận H 0, tức phần dư của mô hình hồi quy có phân phối chuẩn.

3.2.2 Mô hình 2 Ở mô hình 2, nhóm xây dựng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là CT, biến độc lập là TN,

UD, TG Qua quá trình chạy phần mềm Eviews, ta có kết quả ước lượng mô hình hồi quy của các mô hình trên được thể hiện trong bảng sau:

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob

R-squared 0.855310 Mean dependent var 1.143333 Adjusted R-squared 0.847559 S.D dependent var 0.511683 S.E of regression 0.199780 Akaike info criterion -0.318859 Sum squared resid 2.235077 Schwarz criterion -0.179236 Log likelihood 13.56576 F-statistic 110.3447 Durbin-Watson stat 1.666693 Prob(F-statistic) 0.000000

=> Mô hình hồi quy tổng quát (2):

- Hệ số xác định R² = 0.855310 cho thấy 85,53% sự thay đổi của biến phụ thuộc chi tiêu được giải thích bởi các biến độc lập: thu nhập, thời gian sử dụng và mức ưu đãi.

● Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Kiểm định giả thiết H 0 : mô hình hồi quy phù hợp với mức ý nghĩa α = 0,05

H 1 : mô hình hồi quy không phù hợp

=> Chấp nhận H 0 => Mô hình hồi quy phù hợp

Kiểm định giả thiết H 0 : Mô hình không thiếu biến GT với mức ý nghĩa α = 0,05

H 1 : Mô hình thiếu biến GT

=> Bác bỏ H 0, chấp nhận H 1 => Mô hình cần bổ sung biến GT

Kiểm định giả thiết H 0 : mô hình có dạng hàm đúng với mức ý nghĩa α = 0,05

H 1 : mô hình có dạng hàm sai

Từ kết quả trên, ta thấy Prob = 0.739931 > α = 0.05

Kết luận: Chấp nhận H 0, mô hình hồi quy có dạng xác định hàm đúng

Kiểm định giả thiết H 0 : phương sai sai số đồng đều với mức ý nghĩa α = 0,05

H 1 : phương sai sai số thay đổi

Từ kết quả trên ta thấy P value = 0.360290 > α = 0.05

Kết luận: Chấp nhận H 0, tức mô hình hồi quy có phương sai sai số đồng đều

Kiểm định giả thiết H 0 : phần dư phân phối chuẩn với mức ý nghĩa α = 0,05

H 1 : phần dư không phân phối chuẩn

Từ kết quả trên ta thấy P value = 0,018956 < α = 0,05

Kết luận: Bác bỏ H 0, chấp nhận H 1 tức phần dư của mô hình hồi quy không có phân phối chuẩn.

3.2.3 Mô hình 3 Ở mô hình 3, nhóm xây dựng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là CT, biến độc lập là TN,

UD, GT Qua quá trình chạy phần mềm Eviews, ta có kết quả ước lượng mô hình hồi quy của các mô hình trên được thể hiện trong bảng sau:

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob

R-squared 0.855672 Mean dependent var 1.143333 Adjusted R-squared 0.847940 S.D dependent var 0.511683 S.E of regression 0.199530 Akaike info criterion -0.321363 Sum squared resid 2.229485 Schwarz criterion -0.181741 Log likelihood 13.64090 F-statistic 110.6682 Durbin-Watson stat 1.674235 Prob(F-statistic) 0.000000

=> Mô hình hồi quy tổng quát (3):

- Hệ số xác định R² = 0,855672 cho thấy 85,56% sự thay đổi của biến phụ thuộc chi tiêu được giải thích bởi các biến độc lập: thu nhập, thời gian sử dụng và mức ưu đãi.

● Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Kiểm định giả thiết H 0 : mô hình hồi quy phù hợp với mức ý nghĩa α = 0,05

H 1 : mô hình hồi quy không phù hợp

=> Chấp nhận H 0 => Mô hình hồi quy phù hợp

Kiểm định giả thiết H 0 : Mô hình không thiếu biến TG với mức ý nghĩa α = 0,05

H 1 : Mô hình thiếu biến TG

=> Bác bỏ H 0, chấp nhận H 1 => Cần bổ sung biến

F-statistic 0.214616 Probability 0.645001 Log likelihood ratio 0.233671 Probability 0.628815

Kiểm định giả thiết H 0 : mô hình có dạng hàm đúng với mức ý nghĩa α = 0,05

H 1 : mô hình có dạng hàm sai

Từ kết quả trên, ta thấy Prob = 0,645001 > α = 0.05

Kết luận: Chấp nhận H 0, mô hình hồi quy có dạng xác định hàm đúng, không thiếu biến quan trọng.

Kiểm định giả thiết H 0 : phương sai sai số đồng đều với mức ý nghĩa α = 0,05

H 1 : phương sai sai số thay đổi

Từ kết quả trên ta thấy P value = 0,284821 > α = 0,05

Kết luận: Chấp nhận H 0, tức mô hình hồi quy có phương sai sai số đồng đều

Kiểm định giả thiết H 0 : phần dư phân phối chuẩn với mức ý nghĩa α = 0,05

H 1 : phần dư không phân phối chuẩn

Từ kết quả trên ta thấy P value = 0,098488 > α = 0,05

Kết luận: Chấp nhận H 0 tức phần dư của mô hình hồi quy có phân phối chuẩn.

Đánh giá mô hình tốt nhất

Khi so sánh ba mô hình trên, ta thấy được mô hình (1) là phù hợp nhất và tốt nhất do giải thích tốt được sự biến động của dữ liệu và có mức sai số thấp hơn Cụ thể, R-squared (1) = 0,867812, cao nhất trong ba mô hình, mô hình đã giải thích được 86,78% sự biến động của biến phụ thuộc, tăng khả năng dự báo chính xác Ngoài ra, Adjusted R-squared (1) = 0,858198 cao nhất, cho thấy mô hình này ổn định hơn và không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi số lượng biến độc lập Hơn nữa, mô hình (1) có MAPE = 15,70717, thấp nhất, chứng tỏ mức độ sai lệch giữa giá trị dự báo và thực tế của mô hình này là thấp hơn so với mô hình (2) và (3), với các giá trị MAPE lần lượt là 17,16395 và 17,76858.

Đối chiếu kết quả nghiên cứu

Biến Kỳ vọng mô hình Kết quả nghiên cứu Hệ số hồi quy

Ghi chú: **,*** hệ số có ý nghĩa thống kê lần lượt tại mức ý nghĩa 5% và 1%

- Từ bảng kết quả trên ta có thể kết luận có 3 yếu tố có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng cho việc mua sắm online trên nền tảng Facebook Marketplace của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân gồm :

- Thời gian sử dụng trung bình Facebook Marketplace để mua sắm online (TG)

- Phần trăm trung bình (%) mức ưu đãi thường gặp khi mua sắm trên Facebook Marketplace (UD)

- Thu nhập trung bình hàng tháng của sinh viên (bao gồm tiền được chu cấp, tiền lương đi làm thêm…) (TN)

=> Các yếu tố có ý nghĩa thống kê đều có ảnh hưởng cùng chiều đến biến phụ thuộc chi tiêu (CT) ,đạt được kỳ vọng của mô hình ban đầu.

Khoảng tin cậy của các hệ số hồi quy

Với mức ý nghĩa 5%, ta có t 0,025 55 ≈ 1,96

- Khoảng tin cậy của hệ số chặn ^ β 1 là:

- Tương tự với ^ β 2, ^ β 3, ^ β 4, ^ β 5 , ta có:

- Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi tất cả các biến độc lập bằng 0 thì chi tiêu của sinh viên NEU trên nền tảng Facebook Marketplace nằm trong khoảng (- 0,57384576; -0,09724824) Điều này cho thấy khi không có yếu tố nào khác ảnh hưởng, sinh viên NEU sẽ không mua sắm trên Facebook Marketplace

- Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi thu nhập tăng 1 triệu đồng thì chi tiêu của sinh viên NEU cho việc mua sắm online trên FM nằm trong khoảng

- Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi thời gian sử dụng tăng 1 giờ thì chi tiêu của sinh viên NEU cho việc mua sắm online trên FM nằm trong khoảng (0,02652932; 0,38827868)

- Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi ưu đãi tăng 1% thì chi tiêu của sinh viên NEU cho việc mua sắm online trên FM nằm trong khoảng (0,00006609; 0,016997)

- Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, sinh viên nam chi tiêu nhiều hơn sinh viên nữ trong khoảng (0,02404372; 0,317791282) Khoảng tin cậy không chứa giá trị

0, cho thấy rằng sinh nam có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê đến mức chi tiêu của sinh viên NEU trên Facebook Marketplace

TỔNG KẾT

Tóm tắt quá trình thực hiện

STT Hoạt động Bắt đầu Hoàn thành Kết quả đầu ra

1 Tìm kiếm các chủ đề dự kiến và thảo luận nhóm

12/08/2024 20/08/2024 Đưa ra 2 chủ đề dự kiến

2 Thảo luận và chốt chủ đề chính thức

2.1 Thống nhất tên đề tài 31/08/2024 02/09/2024 Đưa ra được tên đề tài

2.2 Đề xuất các biến sử dụng cho nghiên cứu

03/09/2024 08/09/2024 Tổng cộng 5 biến trong đó có 1 biến phụ thuộc và 4 biến độc lập.

2.3 Tìm kiếm các bài 09/09/2024 13/09/2024 Chọn ra được 4 bài báo, nghiên cứu tham khảo liên báo tham khảo quan đến chủ đề nghiên cứu.

2.4 Tìm kiếm nguồn số liệu dự kiến sẽ thu thập

Dự kiến thu thập dữ liệu từ form khảo sát sinh viên NEU

3.1 Thiết kế bảng hỏi cho form khảo sát online

14/09/2024 16/09/2024 Form khảo sát gồm 5 câu hỏi liên quan đến đề tài.

3.2 Tiến hành khảo sát 17/09/2024 19/09/2024 Thu về dữ liệu từ sinh viên điền khảo sát

3.3 Chọn lọc và tổng hợp số liệu phục vụ nghiên cứu

19/09/2024 20/09/2024 Bảng số liệu gồm 60 quan sát

4 Chạy dữ liệu bằng phần mềm Eviews

4.1 Xây dựng các mô hình dự kiến

4.2 Thực hiện kiểm định các hiện tượng để đưa ra mô hình tốt

23/09/2024 30/09/2024 Chọn ra được 1 mô hình tốt nhất cho nghiên cứu. nhất

4.3 Phân tích kết quả mô hình

01/10/2024 10/10/2024 Chỉ ra tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc

5 Viết báo cáo 11/10/2024 09/11/2024 Báo cáo hoàn chỉnh

Trả lời câu hỏi nghiên cứu

1 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức chi tiêu hàng tháng cho việc mua sắm online trên Facebook Marketplace của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân?

- Những yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu hàng tháng cho việc mua sắm online trên Facebook Marketplace của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân là: thời gian sử dụng trung bình Facebook Marketplace để mua sắm online , khuyến mãi và giảm giá trung bình trên từng sản phẩm trên Facebook Marketplace, thu nhập trung bình hàng tháng của sinh viên (bao gồm tiền được chu cấp, tiền lương đi làm thêm…)

2 Yếu tố nào có tác động lớn nhất đến quyết định chi tiêu cho mua sắm online trên Facebook Marketplace của sinh viên?

- Yếu tố có tác động lớn nhất đến quyết định chi tiêu cho mua sắm online trên Facebook Marketplace của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân là yếu tố thu nhập Cụ thể, khi thu nhập tăng 1 triệu, các yếu tố khác không đổi thì chi tiêu hàng tháng cho mua sắm trực tuyến tăng trung bình 0.217149

3 Mô hình kinh tế lượng nào phù hợp nhất để phân tích dữ liệu về chi tiêu mua sắm online của sinh viên trên Facebook Marketplace?

- Mô hình kinh tế lượng phù hợp nhất để phân tích dữ liệu về chi tiêu mua sắm online của sinh viên trên Facebook Marketplace là : Mô hình hồi quy tuyến tính (OLS)

Đề xuất giải pháp liên quan đến kết quả của mô hình

Từ việc thực hiện nghiên cứu về đề tài “Ứng dụng mô hình kinh tế lượng trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng cho việc mua sắm online trên nền tảng Facebook Marketplace của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân” Nhóm chúng tôi đã rút ra một số giải pháp cho cả

2 nhóm đối tượng là người bán và sinh viên:

4.3.1 Về phía người bán Để phát triển việc mua sắm trực tuyến trên Facebook Marketplace, người bán có thể phát triển các chiến lược kinh doanh nhằm tối ưu hóa doanh thu bằng cách điều chỉnh các chương trình khuyến mãi, quảng cáo và tiếp cận khách hàng phù hợp với nhóm sinh viên Cụ thể:

- Thiết kế các chương trình khuyến mãi linh hoạt và tập trung vào mức giảm giá hợp lý, vừa đủ để thu hút sự chú ý của sinh viên nhưng không quá lớn để đảm bảo lợi nhuận cho người bán Khuyến mãi quá thường xuyên có thể làm giảm giá trị sản phẩm trong mắt người tiêu dùng

- Tận dụng dữ liệu từ hành vi tiêu dùng của sinh viên như tần suất sử dụng ứng dụng, thời gian mua sắm, và thu nhập để xây dựng các chiến dịch quảng cáo cá nhân hóa Việc nhắm đến khách hàng dựa trên các yếu tố này sẽ giúp người bán tối ưu hóa ngân sách quảng cáo và tăng khả năng tiếp cận đúng đối tượng.

- Cung cấp, xây dựng các gói khuyến mãi, giảm giá và ưu đãi đặc biệt vào các dịp lễ, Tết hoặc khi có sự kiện đặc biệt Miễn phí vận chuyển, giảm giá cho khách hàng mới , hoặc khuyến mãi số lượng lớn để thu hút thêm nhiều khách hàng Điều này sẽ thu hút sự chú ý của người mua và tạo động lực cho họ mua sắm Các ưu đãi có thể được cung cấp cho những sinh viên sử dụng thường xuyên, giúp giữ chân khách hàng và nâng cao giá trị lâu dài

- Bên cạnh đó người bán cũng nên cập nhật thông tin cá nhân, ảnh đại diện và các thông tin liên quan đến cửa hàng để người mua cảm thấy tin tưởng Mô tả sản phẩm rõ ràng, chi tiết và đầy đủ các đặc điểm kỹ thuật, tình trạng của sản phẩm để khách hàng có thể dễ dàng đánh giá chất lượng sản phẩm.

Sinh viên cần có nhận thức rõ ràng hơn về việc quản lý chi tiêu của mình, đặc biệt trong bối cảnh mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến và các chương trình khuyến mãi thường xuyên xuất hiện. Để tránh lãng phí và kiểm soát tài chính, sinh viên nên:

- Lên kế hoạch chi tiêu cụ thể hàng tháng, bao gồm việc xác định ngân sách rõ ràng ,xác định các khoản cần mua và hạn chế mua sắm bốc đồng khi thấy có khuyến mãi Điều này sẽ giúp sinh viên quản lý ngân sách cá nhân tốt hơn, tránh tình trạng tiêu quá số tiền dự tính.

- Tận dụng khuyến mãi một cách thông minh, chỉ mua các sản phẩm thực sự cần thiết và có giá trị sử dụng lâu dài thay vì bị thu hút bởi mức giảm giá lớn mà không tính đến tính cần thiết của sản phẩm.

- Trước khi quyết định mua, nên so sánh giá sản phẩm với các nơi khác hoặc các nền tảng khác để đảm bảo giá hợp lý Kiểm tra thông tin sản phẩm, các đánh giá của người bán và lựa chọn người bán có chính sách đổi trả rõ ràng để bảo vệ quyền lợi nếu sản phẩm không như mô tả

- Theo dõi thời gian sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử để kiểm soát thói quen mua sắm, tránh việc bị cuốn vào các chương trình quảng cáo, giảm giá liên tục và không cần thiết.

Hạn chế của mô hình

Mặc dù đề tài đã giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tuy nhiên bài nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như sau :

- Do hạn chế về mặt thời gian, nghiên cứu chỉ được thực hiện thu thập dữ liệu với phương pháp lấy mẫu thuận tiện,do đó kết quả nghiên cứu chưa mang tính khái quát, tính đại diện cao Điều ảnh có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của nghiên cứu

- Cỡ mẫu mà bài nghiên cứu sử dụng còn hạn chế, do đó kết quả chưa thể phản ánh đầy đủ và chính xác toàn bộ hành vi chi tiêu của sinh viên trên địa bàn Đại học Kinh tế Quốc dân, ảnh hưởng đến tính khái quát của các kết luận đưa ra.

- Nhóm nghiên cứu chưa có điều kiện để mở rộng phân tích thêm các yếu tố khác có khả năng tác động đến chi tiêu của sinh viên, điều này giới hạn phạm vi của nghiên cứu và có thể bỏ sót những khía cạnh tiềm năng trong hành vi tiêu dùng trực tuyến của đối tượng khảo sát.

PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI KHẢO SÁT

1 Giới tính của bạn là? (Chọn 1 nếu bạn là Nam, chọn 0 nếu bạn là Nữ)

2 Thu nhập hàng tháng của bạn là? (đơn vị: triệu đồng)

3 Bạn dành ra bao nhiêu thời gian để mua sắm online trên nền tảng FM? (đơn vị: giờ)

4 FM thường cho bạn ưu đãi ở mức bao nhiêu %?

5 Bạn chi bao nhiêu tiền cho việc mua sắm trên FM? (đơn vị: triệu đồng)

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ EVIEWS

Bảng 1.1 Thống kê mô tả

Bảng 1.2 Hệ số tương quan

Bảng 1.3 Kết quả hồi quy mô hình (1)

Bảng 1.4 Kiểm định Ramsey 1 biến mô hình (1)

Bảng 1.5 Kiểm định White mô hình (1)

Bảng 1.6 Kiểm định Jarque-Bera

Bảng 2.1 Kết quả hồi quy mô hình (2)

Bảng 2.2 Kiểm định bỏ sót biến GT mô hình (2)

Bảng 2.3 Kiểm định White mô hình (2)

Bảng 2.4 Kiểm định Ramsey mô hình (2)

Bảng 2.5 Kiểm định Jarque-Bera mô hình (2)

Bảng 3.1 Kết quả hồi quy mô hình (3)

Bảng 3.2 Kiểm định bỏ sót biến TG mô hình (3)

Bảng 3.3 Kiểm định White mô hình (3)

Bảng 3.4 Kiểm định Ramsey mô hình (3)

Bảng 3.5 Kiểm định Jarque-Bera mô hình (3)

Ngày đăng: 20/11/2024, 20:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w